Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam

pdf 99 trang ngocly 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_cong_cu_xac_dinh_rung_co_gia_tri_bao_ton_cao_viet_nam.pdf

Nội dung text: Bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam

  1. Bộ Công Cụ Xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam
  2. Cơ quan xuất bản: Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên - WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Qui định sao chép: Có thể sao chép, trích dẫn cuốn sách này nhằm phục vụ hoạt động giáo dục hoặc vì các mục đích phi thương mại khác mà không cần xin phép WWF- Chương trình Việt Nam. Tuy nhiên cần ghi rõ nguồn tài liệu khi sao chép hay trích dẫn. Trích dẫn: WWF Chương trình Việt Nam. 2008. Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam. Hà Nội, WWF Chương trình Việt Nam. Xuất bản lần đầu: 2008 Địa chỉ liên hệ: Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên Nhiên (WWF)- Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 43 7193049 Fax: +84 43 7193048 Email: Public@wwfgreatermekong.org Website: www.panda.org/greatermekong IBSN 12 - 382 Mã số 01 - 12 Giấy phép xuất bản số: 1097-2008/CXB/12-382/LĐXH In 500 cuốn Khổ: 20,5 x 29,5cm In tại Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh, tháng 11/2008
  3. QUỸ QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN - WWF CHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM BỘ CÔNG CỤ XÁC ĐỊNH RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO VIỆT NAM HÀ NỘI - 2008
  4. Mục lục Trang Lời cảm ơn iii Các từ viết tắt iv Thuật ngữ v 1. Giới thiệu 1 1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao là gì? 1 1.1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao và quy hoạch cảnh quan 2 1.1.2 Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Đông Nam Á và Việt Nam 2 1.2 Bộ công cụ 2 1.3 Xây dựng Bộ công cụ HCVF cho Việt Nam 3 1.4 Sử dụng Bộ công cụ HCVF Việt Nam 4 1.4.1 Nguồn lực 6 1.4.2 Phương pháp tiếp cận phòng ngừa 6 2. Xác định các giá trị bảo tồn cao (HCV) 7 2.1 Giá trị HCV 1. Rừng chưa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, 7 khu vực, toàn cầu 2.2 Giá trị HCV 2. Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn 12 cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên 2.3 Giá trị HCV 3. Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe 13 dọa hoặc nguy cấp. 2.4 Giá trị HCV 4. Rừng cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình 15 huống quan trọng. 2.5 Giá trị HCV 5. Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ 18 bản của cộng đồng địa phương. 2.6 Giá trị HCV 6. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền 23 thống của cộng đồng địa phương. 3. Quản lý rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) tại Việt Nam 26 4. Giám sát rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) tại Việt Nam 31 5. Tài liệu tham khảo 33 6. Phụ lục 35 Phụ lục A. Những thành viên tham gia xây dựng dự thảo Bộ Công cụ 35 Phụ lục B. Danh lục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm 37 Phụ lục C. Danh lục các loài động vật và phân hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 40 Phụ lục D. Danh lục các loài thực vật và phân hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 56 Phụ lục E. Danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng đến năm 2010 71 Phụ lục F. Các vùng IBA, EBA và FLMEC của Việt Nam 73 Phụ lục G. Phương pháp xác định, quản lý và giám sát HCV5 74 Phụ lục H. Bản đồ 84 i
  5. Biểu Trang Biểu 1. Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF tại Việt Nam 3 Biểu 2. Phân loại các hệ sinh thái bị đe doạ hoặc nhạy cảm 14 Biểu 3. Danh mục các nhu cầu cơ bản và ngưỡng 20 Biểu 4. Nét văn hoá và ngưỡng 25 Biểu 5. Ví dụ về mối đe doạ và các chiến lược quản lý HCVF trong rừng sản xuất 29 Ảnh Trang Hình 1. HCV và ngưỡng 5 Hình 2. Rừng tự nhiên tại Công ty lâm nghiệp Hà Nừng 8 Hình 3. Cây kim tuyến (Anoectochilus acalcaratus Aver.1996) - trong danh mục sách đỏ 9 Việt Nam- được tìm thấy nhiều tại rừng thuộc công ty lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai và đang bị khai thác trái phép mạnh Hình 4. Cây Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874) 10 Hình 5. Một số bức ảnh về mẫu loài Rùa hộp ba vạch 11 Hình 6. Rừng tự nhiên ở Sơ Pai (tỉnh Gia Lai) với chức năng bảo vệ nguồn nước 15 Hình 7. Rừng tự nhiên tại Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) có chức năng bảo vệ hồ thủy lợi Vĩnh Sơn 16 Hình 8. Ngôi nhà truyền thống của người Bana (tại Sơ Pai) được làm gần như hoàn toàn 19 bằng vật liệu từ rừng Hình 9. Nhà gươl của người Cơ Tu ở Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam 19 Hình 10. Củi dự trữ của người Bana 21 Hình 11. Nhà làm theo kiểu truyền thống của người Cơ Tu, Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam 22 Hình 12. Người phụ nữ Bana và chiếc gùi- một vật dụng truyền thống không thể thay thế 22 được trong cuộc sống hàng ngày Hình 13. Người Bana trong trang phục dân tộc tại nhà rông 23 Hình 14. Những lời kêu gọi đầy ý nghĩa nhằm bảo vệ và phát triển rừng 29 ii
  6. Lời cảm ơn Nhằm thúc đẩy quản lý tài nguyên rừng trên thế giới một cách bền vững về mặt môi trường, xã hội và kinh tế, Hội đồng Quản trị rừng (FSC) đã đưa ra 10 nguyên tắc cần thiết đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng. Trong 10 nguyên tắc đó, nguyên tắc thứ 9 đề cập đến việc ‘Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao’ như là một yêu cầu bắt buộc để tiến tới cấp chứng chỉ rừng. Năm 2004, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng với sự trợ giúp của ProForest đã phát triển phiên bản thứ nhất của Bộ công cụ đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao cho Việt Nam. Từ năm 2005 đến 2006, các phiên bản đầu từ 1.1 đến 1.3 đã được đưa vào thử nghiệm ở các đơn vị quản lý rừng với mục tiêu chứng chỉ rừng. Kết quả thử nghiệm ở hiện trường cho thấy phiên bản 1.3 của Bộ công cụ chưa thực sự hoàn chỉnh để đưa vào sử dụng trên diện rộng. Năm 2008, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) cùng Tổ chức bảo tồn tự nhiên (TNC) đã chỉnh sửa nâng cấp Bộ Công cụ (Phiên bản 1.4) và đưa vào thử nghiệm tại các công ty Lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng tại tỉnh Gia Lai, tại công ty lâm nghiệp Bến Hải tại tỉnh Quảng Trị. Vào ngày 26 tháng 8 năm 2008, WWF và TNC tổ chức hội thảo tại Hà Nội nhằm trình bày các kết quả đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao tại hiện trường và công bố phiên bản cuối của Bộ công cụ. WWF xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia đã đóng góp các ý kiến xây dựng quí báu, đến những người làm việc trên các lĩnh vực khác nhau và ở hiện trường đã sẵn lòng chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, đến các nhà tài trợ và các tổ chức, đơn vị đã hỗ trợ tài chính, khích lệ và giúp đỡ nhiều mặt khác cho việc hoàn thành phiên bản cuối của Bộ công cụ. Đặc biệt xin được cảm ơn Dự án RAFT (Chương trình lâm nghiệp và thương mại có trách nhiệm châu Á) thuộc TNC, nhất là Tiến sĩ Cole Genge, người đã tài trợ và khuyến khích WWF thực hiện việc xem xét các phiên bản trước của Bộ Công cụ, thử nghiệm Bộ Công cụ tại hiện trường, hướng dẫn tập huấn và công bố rộng rãi phiên bản cuối của Bộ công cụ. Chúng tôi cũng biết ơn nhóm tư vấn đã tham gia trực tiếp đánh giá thử nghiệm tại hiện trường và chỉnh sửa hoàn thiện Bộ Công cụ. Trong số đó, đặc biệt cảm ơn Ông Eward Pollard và Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Biên đã biên tập tổng hợp. Lời cám ơn sâu sắc cũng xin được gửi đến Công ty lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng tại Gia Lai cũng như Công ty lâm nghiệp Bến Hải tại Quảng trị cho các hỗ trợ về tổ chức, hậu cần trong các chuyến đi thực địa. Với ấn phẩm này, chúng tôi xin hân hạnh được giới thiệu phiên bản cuối của Bộ Công cụ đánh giá rừng có giá trị bảo tồn cao và chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng của đọc giả. Chương trình lâm nghiệp WWF Chương trình Việt Nam iii
  7. Các từ viết tắt EBA Vùng chim đặc hữu FLMEC Rừng thuộc tổ hợp vùng sinh thái Hạ Mê Kông FSC Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới HCV Giá trị bảo tồn cao HCVF Rừng có giá trị bảo tồn cao IBA Vùng chim quan trọng (những điểm có tầm quan trọng quốc tế về bảo tồn chim) IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBA Vùng đa dạng sinh học quan trọng MARD Bộ Nông nghiệp và PTNT NTFP Lâm sản ngoài gỗ PITC Liên hiệp quản lý rừng bang Perak (Malaysia) PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia RAFT Chương trình lâm nghiệp và thương mại có trách nhiệm châu Á RRA Đánh giá nhanh nông thôn TFT Quỹ Rừng Nhiệt đới (một tổ chức phi chính phủ) TNC Tổ chức bảo tồn tự nhiên WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên iv
  8. Thuật ngữ Bên liên quan Bất kỳ một người, một nhóm hay cơ quan có lợi ích liên quan đến một khu rừng, ví dụ: các cơ quan của chính phủ, cộng đồng địa phương, tổ chức phi chính phủ. Đa dạng sinh học Sự đa dạng của tất cả các loài sinh vật thuộc về các hệ sinh thái trên mặt đất, biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và các tổ hợp sinh thái mà các sinh vật là một thành phần; bao gồm sự đa dạng về loài và hệ sinh thái. Global 200 Danh sách vùng đa dạng sinh học quan trọng nhất trên toàn cầu được WWF xác định. Hành lang xanh Dải rừng liên kết giữa hai khu rừng nơi các loài động vật hoang dã có thể di chuyển. Loài đặc hữu Những loài chỉ phân bố tự nhiên trong giới hạn địa lý một hay nhiều khu vực, lớn hoặc nhỏ (loài đặc hữu trong tài liệu này được xác định là các loài đặc hữu của Việt Nam và tiểu vùng Đông Dương). Loài trọng điểm Những loài mà nhu cầu của chúng có thể bao trùm nhu cầu của một số loài khác. Nhu cầu cơ bản Nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại về mặt kinh tế hoặc tâm sinh lý của một cá thể hoặc một nhóm Nhu cầu nền tảng Nhu cầu có được từ nguồn tài nguyên rừng: đáp ứng từ 15 – 20% thu nhập hộ gia đình hoặc nhu cầu thực phẩm hàng ngày mà khó có những nguồn thay thế khác; sự mất đi hay xuống cấp của nguồn tài nguyên này sẽ gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ và điều kiện sống của người dân địa phương. ProForest Công ty tư vấn lâm nghiệp của Anh (đưa ra bộ công cụ chung đầu tiên để xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao) Rừng đặc dụng Rừng được xác định chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia; nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường (bao gồm các Vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng cảnh quan và rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học). Rừng phòng hộ Rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, góp phần hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường. Rừng sản xuất Rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. Rừng trồng Rừng nhân tạo thường được trồng với những loài mọc nhanh, ví dụ loài thông, keo, bạch đàn. Rừng tự nhiên Khu rừng được hình thành bởi những loài cây bản địa mà không phải do con người trồng. Chúng có thể bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn được coi là mang tính tự nhiên (nếu so với rừng trồng). v
  9. Sách đỏ/Danh lục đỏ Danh sách những loài hiếm, đang bị đe doạ và nguy cấp do chính phủ các nước hoặc IUCN quy định. SmartWood Một tổ chức của Mỹ thực hiện đánh giá cấp chứng chỉ FSC Trung tâm đa dạng Khu vực được IUCN xác định là nơi tập trung của các loài thực vật có tầm thực vật quan trọng toàn cầu. Vùng chim đặc hữu Vùng tập trung những loài chim đặc hữu, là những vùng cụ thể có chứa đựng hai hay nhiều hơn “các loài trong phạm vi hạn chế” (những loài trong phạm vi dưới 50.000 km2) Vùng đệm Vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng. Vùng sinh thái Vùng rộng lớn có khí hậu tương đối đồng nhất, là nơi cư trú của các loài và quần thể sinh thái. vi
  10. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 1. GIỚI THIỆU 1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao là gì? Khái niệm về Rừng có giá trị bảo tồn cao được hình thành ban đầu trong bối cảnh chứng chỉ rừng. Nguyên tắc 9 trong số các nguyên tắc và tiêu chí cấp chứng chỉ rừng của Hội đồng Quản trị Rừng Thế giới được dùng để nhận biết riêng các loại rừng có giá trị bảo tồn cao và cần được bảo vệ đặc biệt do một hoặc một số đặc trưng có liên quan đến thuộc tính của hệ sinh thái, các dịch vụ môi trường và các giá trị xã hội của chúng. Nguyên tắc #9: Duy trì Rừng có giá trị bảo tồn cao Các hoạt động quản lý Rừng có giá trị bảo tồn cao sẽ bảo tồn hoặc nâng cao những thuộc tính xác định đối với loại hình rừng đó. Các quyết định liên quan về Rừng có giá trị bảo tồn cao sẽ luôn được cân nhắc trong khuôn khổ của phương pháp tiếp cận phòng ngừa. 9.1 Hoạt động đánh giá nhằm quyết định sự hiện hữu của các thuộc tính đi kèm với Rừng có giá trị bảo tồn cao phải được hoàn tất, phù hợp với quy mô và cường độ của hoạt động quản lý rừng. 9.2 Các hoạt động tư vấn trong quá trình đánh giá cấp chứng chỉ phải chú trọng vào các thuộc tính bảo tồn được xác định và các giải pháp duy trì đưa ra từ đó 9.3 Kế hoạch quản lý sẽ phải bao gồm và thực hiện những biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo việc duy trì và/hoặc tăng cường các thuộc tính bảo tồn thích ứng với phương pháp tiếp cận phòng ngừa. Những biện pháp này sẽ được bao gồm cụ thể trong bản tóm tắt kế hoạch quản lý công khai sẵn có. 9.4 Hoạt động giám sát đánh giá hàng năm sẽ được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp được triển khai nhằm duy trì hoặc cải thiện các thuộc tính bảo tồn. (FSC 2004) Nhằm đưa ra những hướng dẫn chi tiết hơn cho các nhà quản lý rừng, FSC đi xa hơn trong việc định nghĩa Rừng có giá trị bảo tồn cao như là những loại rừng có một hay nhiều thuộc tính sau: HCV 1 Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu (ví dụ: các loài đặc hữu, bị đe dọa, loài di trú) HCV 2 Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên. HCV 3 Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp. HCV 4 Rừng cung cấp những dịch vụ tự nhiên cơ bản trong những tình huống quan trọng (ví dụ: phòng hộ đầu nguồn, kiểm soát xói mòn). HCV 5 Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương (ví dụ sinh kế, sức khỏe) HCV 6 Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương (khu vực có ý nghĩa văn hóa, sinh thái, kinh tế hoặc tôn giáo được nhận biết qua hợp tác với các cộng đồng địa phương đó). Như vậy, rừng được coi là một HCVF nếu nó chứa đựng một hay nhiều giá trị được nêu ở trên. Vấn đề mấu chốt ở đây chính là quan niệm về các giá trị. HCVF không liên quan đến việc bảo 1
  11. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam tồn một loài hiếm đơn lẻ hay các quyền của cộng đồng. Khái niệm này tổng quát hơn và vì vậy cũng khó định nghĩa hơn. Các giá trị có liên quan nhiều hơn đến chức năng của một khu rừng ở quy mô địa phương, khu vực hay toàn cầu. Đó có thể là những chức năng rõ ràng như phòng hộ đầu nguồn hoặc duy trì nguồn thực phẩm cho người dân địa phương. Tuy nhiên nó cũng bao gồm những yếu tố mang tính tự có hơn như: một quần thể loài đặc hữu có thể không có giá trị kinh tế rõ ràng nhưng có tầm quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng của sự sống. Việc xác định các HCVF có những ảnh hưởng nhất định đối với các giải pháp quản lý. Mục tiêu của hoạt động quản lý phải duy trì hoặc tăng cường giá trị chứ không phải để bảo toàn nó. Vì vậy, việc khai thác gỗ chẳng hạn có thể được phép ở khu vực đầu nguồn xung yếu khi nó được thực hiện với phương thức không làm ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát nước trong khu vực đó. Tương tự, các hoạt động có thể tiếp diễn trong các khu vực có giá trị xã hội nhưng hoạt động quản lý không được gây tác động tiêu cực đến các giá trị được cho là thiết yếu đối với các cộng đồng địa phương. Các ý tưởng được đưa ra trong HCVF không phải là mới. Có nhiều công cụ khác được dùng để xếp hạng ưu tiên đất theo mức độ quan trọng về bảo tồn hoặc xã hội, nhưng một trong những lý do HCVF trở nên phổ biến chính là vì nó kết hợp cả yếu tố môi trường lẫn xã hội trong một khái niệm tương đối giản đơn. 1.1.1 Rừng có giá trị bảo tồn cao và quy hoạch cảnh quan Mặc dù ban đầu được quy định như là yêu cầu đối với quá trình cấp chứng chỉ rừng, HCVF hiện cũng được sử dụng rộng rãi như là một công cụ để quy hoạch bảo tồn. Các giá trị được sử dụng để xác định các HCVF trong rừng sản xuất cũng thích hợp cho việc xác định các khu rừng quan trọng về bảo tồn ở cấp độ cảnh quan. Để hỗ trợ cho công tác quy hoạch bảo tồn ở cấp độ cảnh quan, ProForest đưa ra các hướng dẫn nhận biết HCVF dùng cho các nhà hoạt động bảo tồn (tham khảo ProForest 2004a, 2004b). 1.1.2 Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Đông Nam Á và Việt Nam Cho đến nay chỉ có một số nước trong khu vực như Indonesia và Lào đang tiến hành xây dựng bộ công cụ HCVF quốc gia. Ngoài ra, việc đánh giá HCVF cũng được thực hiện trong đơn vị quản lý rừng PITC tại Malaysia, nhưng được tiến hành độc lập với bộ công cụ của ProForest. HCVF rất phù hợp với bối cảnh sinh thái, môi trường và xã hội của Việt Nam vì các hoạt động quản lý, sử dụng rừng đang diễn ra trong hầu hết các khu rừng có thể chứa đựng các giá trị bảo tồn cao. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam. Bộ công cụ này được thiết kế nhằm giúp các bên liên quan xác định xem liệu HCVF có hiện hữu hay không, và cung cấp một số hướng dẫn quản lý và giám sát những khu vực này. 1.2 Bộ công cụ Bộ công cụ HCVF Việt Nam là tài liệu hướng dẫn đơn giản nhưng thiết thực để xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Việt Nam, bao gồm những nội dung chính sau đây: • Giới thiệu giá trị bảo tồn cao (HCV) và rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVF) • Xác định các HCV • Quản lý các HCV • Giám sát các HCV Ngoài ra, phần Phụ lục bổ sung một số thông tin cho người sử dụng. Riêng Phụ lục C chỉ giới thiệu danh lục NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP. 2
  12. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Bộ công cụ này có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau bởi các tổ chức/cá nhân khác nhau quan tâm tới việc xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao tại khu vực cụ thể: 1. Dùng cho các nhà quản lý, cơ quan cấp chứng chỉ và người thu mua gỗ Các nhà quản lý có thể tiến hành đánh giá các khu rừng để quyết định xem có HCV nào hiện hữu trong khu vực rừng sản xuất của họ không nhằm lồng ghép quản lý các HCV này vào kế hoạch và hoạt động quản lý rừng tổng thể của mình. Các cơ quan cấp chứng chỉ sẽ sử dụng bộ công cụ HCV quốc gia khi đánh giá việc tuân thủ các yêu cầu cấp chứng chỉ tại các đơn vị quản lý rừng cụ thể. Người thu mua gỗ đang thực hiện các chính sách HCVF có thể sử dụng thông tin về sự hiện diện của HCV ở cấp đơn vị quản lý và cấp cảnh quan để đưa ra biện pháp phòng ngừa trong thu mua gỗ. 2. Dùng cho những người làm công tác quy hoạch cảnh quan Bộ Công cụ HCVF có thể được sử dụng cho quy hoạch cảnh quan và xây dựng bản đồ HCVF thực tế và tiềm năng. Những bản đồ này sẽ được sử dụng cho mục đích thông tin và xếp hạng ưu tiên trong quy hoạch sử dụng đất và công tác bảo tồn. 3. Dùng cho các nhà đầu tư và tài trợ Các nhà đầu tư và tài trợ ngày càng quan tâm đến các biện pháp nhằm đảm bảo rằng những khoản đầu tư và tài trợ của họ không khuyến khích những hành động thiếu trách nhiệm về mặt xã hội và môi trường từ phía các nhóm hưởng lợi. Bộ Công cụ HCVF hỗ trợ các nhà tài trợ và đầu tư thực hiện đầy đủ các chính sách về môi trường và xã hội trong các hoạt động đầu tư và tài trợ trong lĩnh vực lâm nghiệp. 4. Xây dựng chính sách Khái niệm về rừng có giá trị bảo tồn cao có thể giúp định hướng các chính sách trong công tác quy hoạch sử dụng đất hoặc lâm nghiệp. Bộ Công cụ HCVF đưa ra hướng dẫn đơn giản nhưng thiết thực cho quy hoạch tài nguyên rừng. 1.3 Xây dựng Bộ công cụ HCVF cho Việt Nam Bộ công cụ HCVF của ProForest (2003) đưa ra 2 cách tiếp cận xây dựng tiêu chuẩn quốc gia: “Dựa trên đồng thuận, nhiều bên liên quan” và “Điều chỉnh kỹ thuật”. Cách thứ nhất là một quá trình theo chiều sâu được thiết kế nhằm xây dựng một tiêu chuẩn xác định với sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cách thứ hai là một phương pháp tiếp cận nhanh, sử dụng nhóm đại diện nhỏ hơn để đưa ra một tiêu chuẩn mang tính thực tiễn, nhưng chưa được coi là một tiêu chuẩn quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, điều chỉnh kỹ thuật được coi là cách tiếp cận phù hợp. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn quốc gia sẽ được hình thành và hoàn thiện. Hội thảo xây dựng Bộ công cụ đã được tổ chức ở Hà nội từ ngày 15 đến 18/11/2004. Bộ công cụ HCVF Việt Nam chủ yếu dựa vào Bộ công cụ chung của ProForest (2003), có tham khảo thêm các Bộ công cụ HCVF của các nước như: Indonesia, Lào, Papua New Guinea, Ghana và Mozambique (xem Tài liệu tham khảo). Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam được tóm lược tại Biểu 1. Biểu 1. Tiến trình xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam Năm Hoạt động Kết quả 1998 Việt Nam tiếp cận Chứng chỉ rừng FSC Dự thảo Bộ Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV 2004 WWF (cùng với TFT) khởi xướng xây dựng Bộ công cụ 3
  13. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Năm Hoạt động Kết quả HCVF cho Việt Nam: - Hội thảo xây dựng Bộ Công cụ HCVF Việt Nam (15 - Dự thảo Bộ Công cụ 1.0 18/11/2004 tại Hà nội); (Anh, Việt) - Lấy ý kiến các bên liên quan. Dự thảo 1.1 (Anh, Việt) 2005 Thử nghiệm Dự thảo 1.1 tại hiện trường: - Lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng, Gia Lai: 09-14/5/2005 Dự thảo 1.2 (Anh, Việt) 2006 Thử nghiệm Dự thảo 1.2 tại hiện trường: - Lâm trường Trường Sơn, Quảng Bình: 19-23/6/2006 - BQL RPH A Vương và Sông Kôn, Quảng Nam: 24- Dự thảo 1.3 (Việt) 28/7/2006 Thử nghiệm Dự thảo 1.3 tại hiện trường: - Lâm trường Sông Kôn, Bình Định: 18-23/12/2006 2008 Hoàn thiện Bộ công cụ: - Hội thảo bàn tròn ngày 27/7/2008 Dự thảo 1.4a (Việt) Thử nghiệm Dự thảo 1.4a tại hiện trường: Dự thảo 1.4b (Việt) - Công ty LN Sơ Pai và Hà Nừng, Gia Lai: 05-11/8/2008 - Công ty LN Bến Hải, Quảng Trị: 16-19/8/2008 Hội thảo Phổ biến Bộ Công cụ ngày 26/8/2008 tại Hà Nội Dự thảo 1.4 (Anh, Việt) Lấy ý kiến chuyên gia Hoàn chỉnh Bộ Công cụ Bản hoàn chỉnh 1.4 Sử dụng Bộ công cụ HCVF Việt Nam Bộ công cụ được thiết kế để áp dụng cho một khu vực cảnh quan hoặc khu rừng bất kỳ ở Việt Nam, dựa trên hiện trạng sinh học và xã hội mà không bị giới hạn bởi thang phân loại đất hiện nay. Nó có thể được áp dụng cho các loại rừng khác nhau (rừng sản xuất, phỏng hộ và đặc dụng) với quy mô bất kỳ. Giai đoạn đầu trong bất kỳ một phân tích HCVF nào cũng phải xác định được quy mô công việc. Nếu bộ công cụ này được sử dụng để xác định HCVF trong một lâm trường/công ty lâm nghiệp cho mục đích của Nguyên tắc FSC thứ 9 thì nhiệm vụ này tương đối dễ dàng. Quy mô đánh giá là một lâm trường/công ty lâm nghiệp, khu vực tiếp giáp và các cộng đồng sinh sống trong các khu vực kế cận. Bước đánh giá sẽ xác định các giá trị bảo tồn cao nào hiện hữu tại rừng của lâm trường/công ty lâm nghiệp . Tuy nhiên, nếu bộ công cụ được sử dụng như là một công cụ phân tích cảnh quan thì việc xác định quy mô và sử dụng bộ công cụ này có thể phức tạp hơn. Quy mô cảnh quan có thể được xác định bởi tổ hợp các khu rừng, hoặc bởi các ranh giới hành chính và phải được làm rõ trước khi bắt đầu đánh giá. Các bản đồ khu cảnh quan phải được chuẩn bị sẵn và phải bao gồm thông tin về địa hình, địa vật, hiện trạng rừng và sử dụng đất. Khi tiến hành đánh giá HCVF ở cấp cảnh quan phải đưa ra những câu hỏi được nêu dưới đây về toàn bộ khu vực, sau đó nêu chi tiết các giá trị bảo tồn cao nào hiện hữu bên trong khu vực cảnh quan. Công việc này có thể gồm cả việc đánh giá HCVF trong mỗi khoảnh rừng thuộc khu vực cảnh quan. 4
  14. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Trong những phần tiếp theo, từng giá trị trong 6 HCV được trình bày chi tiết hơn, bao gồm mô tả về giá trị đó cùng với lý giải tại sao nó được coi là quan trọng. Đối với mỗi giá trị có một loạt câu hỏi cần được người sử dụng Bộ Công cụ đặt ra khi đánh giá liệu HCVF có tồn tại hay không. Các câu hỏi ‘có/không’ giúp người sử dụng quyết định xem liệu các ngưỡng đưa ra đã đạt được hay chưa. Các ngưỡng này chính là điểm mốc để nhận dạng HCV (xem Hình 1). Hình 1: HCV và ngưỡng Bộ công cụ HCVF của ProForest đưa ra 2 cách đánh giá HCVF: đánh giá sơ bộ để biết được liệu HCV có thể hiện hữu hay không, và đánh giá đầy đủ để xác định chính xác HCV nào hiện hữu và ở đâu. Để giúp xác định các HCV cụ thể và đưa ra các chiến lược quản lý chúng cho phù hợp với Nguyên tắc 9 của FSC, Bộ công cụ HCVF Việt Nam tập trung vào hướng “đánh giá đầy đủ”. HCV 1 và HCV 4 được cụ thể hóa thành các yếu tố. Một khu rừng có ít nhất một trong số yếu tố đó được coi là HCVF. Các giá trị 5 và 6 thường khó xác định hơn. Sự đa dạng về các nhóm dân tộc và điều kiện sinh kế ở Việt Nam khó có thể giúp đưa ra được các ngưỡng cụ thể chung cho mọi trường hợp. Để xác định các giá trị này, phương pháp chủ yếu là tham vấn với các cộng đồng địa phương. Trong quá trình xác định các HCV, cần thống nhất một số điểm sau đây: • Kết quả đánh giá các yếu tố được thừa nhận là HCV cần được thể hiện chi tiết trên bản đồ HCVF và đưa vào kế hoạch quản lý và giám sát các HCV. Riêng đối với HCV 5, khi thông tin từ các nguồn giúp khẳng định rằng có một hoặc một vài nhu cầu cơ bản được đáp ứng từ một khu rừng một cách bền vững mà không có nguồn thay thế sẵn có nào khác, toàn bộ hay một phần khu rừng đó sẽ được coi là HCVF. • Hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong phần hướng dẫn sử dụng được dùng để định hướng cho người sử dụng trong quá trình đánh giá HCV tại hiện trường và xây dựng báo cáo đánh giá sau này. Tuy nhiên, thông tin cụ thể dùng để đánh giá có thể được thu nhận từ các nguồn khác nhau bằng các phương pháp/công cụ khác nhau, tùy thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người sử dụng về các phương pháp/công cụ đó. Bộ công cụ này chỉ giới thiệu mà không đi sâu trình bày chi tiết các phương pháp/công cụ đã đề cập. • Trong một số trường hợp, một vài HCV có thể không tồn tại. Điều đó không có nghĩa là người đánh giá sẽ bỏ qua không đánh giá chi tiết các HCV này. Trái lại, người đánh giá phải trả lời tất cả các nhóm câu hỏi liên quan đến từng HCV và luôn luôn vận dụng cách tiếp cận phòng ngừa. Phần cuối của Bộ công cụ này đề cập đến công tác quản lý và giám sát các HCVF. Tuy nhiên Bộ công cụ này không đưa ra hướng dẫn chi tiết làm thế nào để quản lý và giám sát các HCVF mà 5
  15. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam chủ yếu cung cấp một số thông tin chung về cách tiếp cận quản lý cũng như căn cứ để thiết lập các chương trình giám sát. 1.4.1 Nguồn lực Các nguồn lực cần thiết để hoàn tất đợt đánh giá thường tương đối khiêm tốn và có thể tùy thuộc vào quy mô của khu vực. Tuy nhiên, một số nguồn lực sau đây thực sự cần thiết cho tất cả các phân tích: Nhóm tư vấn bao gồm các nhà khoa học sinh thái và xã hội, có hiểu biết chuyên môn về khu vực rừng cần đánh giá. Đặc biệt, các nhà khoa học xã hội cần có kinh nghiệm về các phương pháp tham vấn có sự tham gia. Nhóm này cũng cần có đại diện của chủ rừng hoặc những đơn vị có rừng đang được đánh giá như cán bộ lâm trường/công ty lâm nghiệp, cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, v.v. Một số chuyên gia bản đồ/GIS và thủy lợi có thể được bổ sung tuy không phải là bắt buộc. Thời gian cần thiết tùy thuộc vào quy mô của khu vực, số lượng làng bản, lượng thông tin/dữ liệu đã có và mức độ chính xác cần đạt được. Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý như: i) phải dành thời gian để giải thích quy trình và tóm tắt kết quả cho các bên liên quan khi bắt đầu và kết thúc bất kỳ một công việc nào; ii) các chuyên gia sinh thái học sẽ cần dành thời gian tại hiện trường để tìm kiếm các giá trị, nhưng phần lớn các thông tin này có thể tham khảo từ các nguồn thứ cấp; iii) các chuyên gia xã hội học cần đến thăm từng cộng đồng có thể đang sử dụng khu rừng. Tham vấn một thôn/làng phải cần ít nhất một ngày để thu thập lượng thông tin cần thiết. Các nguồn lực khác: Tiếp cận các nguồn tư liệu dạng văn bản hoặc trực tuyến sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình chuẩn bị và hoàn tất một phân tích HCVF bất kỳ. Bản đồ địa hình, sử dụng đất, làng bản, cơ sở hạ tầng, địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa - xã hội cũng vô cùng hữu ích. 1.4.2 Phương pháp tiếp cận phòng ngừa Một công cụ quan trọng trong việc xác định, quản lý và giám sát HCVF là phương pháp tiếp cận phòng ngừa. HCVF theo định nghĩa là những khu rừng quan trọng nhất từ góc độ bảo tồn hoặc xã hội (phụ thuộc vào các giá trị bảo tồn cao được xác định). Vì vậy, điều quan trọng là các giá trị đã được xác định không bị mất đi. Tuy nhiên, với mức độ hiểu biết hiện nay về rừng và chức năng của chúng thì khó có thể đảm bảo chắc chắn rằng hoạt động quản lý cụ thể có thể giúp duy trì các HCV hay không. Vì vậy, cần phải sử dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa đối với HCVF. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa được vận dụng trong cả hai trường hợp khi xác định các HCV và khi quản lý, giám sát chúng: • Đánh giá sự hiện hữu của HCVF: khi có sự nghi vấn liệu một thuộc tính hay một tập hợp các thuộc tính đã đủ để xác định HCV hay chưa, các thuộc tính đó phải được đối xử như là các HCV cho đến khi có đủ thông tin chứng minh điều ngược lại. Điều này xảy ra khi các chuyên gia đánh giá thiếu thông tin đầy đủ để có thể đưa ra phán quyết thỏa đáng. • Quản lý và giám sát các HCV: Khi có nghi ngờ liệu một giải pháp quản lý bất kỳ có giúp duy trì hay tăng cường các HCV đã xác định hay không, bảo vệ các HCV sẽ là một giải pháp được ưu tiên; hoặc khi không khẳng định được liệu một hoạt động cụ thể có thể gây ra tác động tiêu cực cho một HCV hay không, cần phải giả định là tác động tiêu cực sẽ xuất hiện cho đến khi có đủ thông tin để chứng minh ngược lại. 6
  16. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 2. XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCV) 2.1 Giá trị HCV 1. Rừng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu Khái niệm Giá trị này liên quan đến việc duy trì đa dạng sinh học ở mức độ loài. Tuy nhiên, để đạt chất lượng như HCVF, một khu rừng phải có mức độ đa dạng sinh học cao hơn bình thường. Do việc đánh giá loài nào đang hiện hữu và liệu nó có đóng góp vào mức độ đa dạng sinh học hay không thường tốn kém về mặt thời gian và kinh phí, một số yếu tố cụ thể (HCV 1.1 - 1.4) được xác định như là các chỉ số đánh giá các mức độ giá trị đa dạng sinh học cao. HCV 1.1: Các khu rừng đặc dụng Tại phần lớn các quốc gia, các khu bảo vệ1 được thiết lập nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, hệ thống các khu rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên)2 cũng có vai trò sống còn đối với việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học. Một diện tích rừng liền kề và ở trong một điều kiện tương tự với khu rừng đặc dụng, có nhiều khả năng cũng chứa đựng các giá trị đa dạng sinh học tương tự được tìm thấy tại khu rừng đặc dụng đó. HCV 1.2: Các loài bị đe dọa và nguy cấp Những khu rừng có các loài bị đe dọa và nguy cấp thường được coi là có giá trị đa dạng sinh học cao. Rừng có nhiều loài như vậy có thể được sử dụng như một chỉ báo về mức độ đa dạng sinh học. Trong một vài hoàn cảnh, sự hiện hữu của một loài đơn lẻ cũng đủ để hình thành nên giá trị. Đó là những loài cực kỳ nguy cấp và việc bảo tồn những loài này có tầm quan trọng sống còn. HCV 1.3: Các loài đặc hữu Các loài đặc hữu là những loài chỉ phân bố tự nhiên trong giới hạn địa lý nhất định (ví dụ: một dãy núi, một hải đảo hoặc một quốc gia). Việc bảo tồn các loài đặc hữu là một phần quan trọng của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Sự xuất hiện thường xuyên của các loài đặc hữu hình thành nên một giá trị bảo tồn cao. Trong nhiều trường hợp khi chưa có danh lục chi tiết của tất cả các loài, các chỉ báo như vùng chim đặc hữu (xem Phụ lục F) có thể được sử dụng. Một số khu vực của Việt Nam được ghi nhận là có mức độ đặc hữu cao. Sự hiện hữu của một loài đặc hữu đơn lẻ đã được phát hiện có thể là một chỉ báo cho thấy có thể còn nhiều loài đặc hữu khác đang hiện hữu trong khu vực nhưng chưa được ghi nhận. Một số loài không phải là đặc hữu hoàn toàn đối với Việt Nam, mà có thể sinh sống cả ở các nước láng giềng. Ví dụ, Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) được tìm thấy chủ yếu ở Việt Nam nhưng cũng có một số quần thể sinh sống tại Lào gần khu vực biên giới với Việt Nam. Những loài này quan trọng ngang nhau như những loài đặc hữu cấp quốc gia. Vì vậy, chúng được gọi là “cận đặc hữu”. HCV 1.4: Công dụng quan trọng theo thời gian Nhiều loài di cư sống phụ thuộc vào những địa điểm hoặc môi trường sống cụ thể trong những giai đoạn nhất định của chu kỳ sống. Việc bảo tồn những địa điểm này rất quan trọng để bảo tồn những loài kể trên. Những địa điểm có tầm quan trọng đối với một quần xã di cư là HCVF. Nếu những địa điểm này bị biến mất sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sự tồn tại của những loài đó về mặt khu vực cũng như toàn cầu. 1 Tiếng Anh là protected area. 2 Rừng đặc dụng gồm rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.không được tính trong trường hợp này mà sẽ được xem xét khi xác định HCV 5 hoặc HCV 6. 7
  17. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Các địa điểm là nơi tập trung của những loài chim di cư như Sếu đầu đỏ (Grus antigone) hay loài Cò thìa (Platalea minor), hoặc những quần thể động vật có vú di cư như Voi (Elephas maximus) là các ví dụ phổ biến nhất của HCV này. Hướng dẫn sử dụng 1.1. Các khu rừng đặc dụng Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 1.1.1: Khu rừng này có Có Đây là một HCVF. Khái niệm và tổ chức quản lý rừng phải là rừng đặc dụng đã đặc dụng được trình bày trong Luật Bảo vệ và Phát triển công nhận hoặc được đề rừng 2004, Nghị định 23/2006/NĐ-CP, Quyết định xuất hay không? 186/2006/QĐ-TTg. Thông tin từ Cục Kiểm lâm, UBND các tỉnh, các tổ chức quốc tế về bảo tồn, các chủ rừng, bản đồ và kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg. Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.1.2 1.1.2: Khu rừng này có liền Có Thông tin từ các bản đồ và các báo cáo về hiện trạng kề với rừng đặc dụng rừng. Chuyển đến câu hỏi 1.1.3. không? Không Yếu tố này không hiện hữu, 1.1.3: Khu rừng này có tính Có Đây là một HCVF. Thông tin từ các báo cáo điều tra, chất, đặc điểm tương tự quy hoạch rừng, từ các nghiên cứu, tham vấn với chủ như khu rừng đặc dụng liền rừng, với các nhà khoa học. kề không? Không Yếu tố này không hiện hữu. Hình 2: Rừng tự nhiên tại Công ty lâm nghiệp Hà Nừng (Ảnh: WWF- 2008) 8
  18. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 1.2. Các loài bị đe dọa và nguy cấp Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 1.2.1: Có nhiều loài được Có Rừng này là HCVF. Đây là đối tượng rừng sản xuất liệt kê trong danh sách các nên cần giới hạn các loài bị đe dọa, nguy cấp và cực loài bị đe dọa và nguy cấp kỳ nguy cấp được quy định trong Sách đỏ Việt Nam của Việt Nam được tìm thấy 2007, trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. trong khu rừng này không? Mức “nhiều” có thể tùy thuộc vào từng khu vực và được tính cụ thể là ít nhất 1 loài cực kỳ nguy cấp hoặc 1% số loài nguy cấp, bị đe đọa được phát hiện tại khu vực so với tổng số loài được quy định trong Sách đỏ và Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.2.2 1.2.2: Tại thời điểm này, khu Có Chẳng hạn rừng tự nhiên phục hồi, với mức độ tác rừng có được đánh giá là có động hay manh mún thấp. Thông tin từ các tổ chức tầm quan trọng về đa dạng quốc tế về bảo tồn, các báo cáo khoa học, số liệu điều sinh học không? tra rừng, chủ rừng. Rừng này là HCVF. Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.2.3 1.2.3: Rừng này có nằm Có Rừng này là HCVF. Thông tin từ các báo cáo khoa trong khu vực trước đây học trước đây, từ chủ rừng, từ các tổ chức quốc tế về được ghi nhận là có tầm quan bảo tồn (chú ý xem xét các khu vực đó có phải là IBA, trọng về đa dạng sinh học KBA và FLMEC hay không?). 3 không? Không Yếu tố này không hiện hữu. Hình 3. Cây kim tuyến (Anoectochilus acalcaratus Aver.1996) - trong danh mục sách đỏ Việt Nam- được tìm thấy nhiều tại rừng thuộc công ty lâm nghiệp Sơ Pai và Hà Nừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai và đang bị khai thác trái phép mạnh (Ảnh: WWF-2008) 3 Xem Phụ lục F và H. 9
  19. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Hình 4. Cây Giáng Hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz, 1874)- trong danh lục Sách đỏ Việt Nam, được tìm thấy ở Công ty lâm nghiệp Sơ Pai, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai. (Ảnh WWF-2008) 10
  20. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Hình 5: Một số bức ảnh về mẫu loài Rùa hộp ba vạch (Cuora trifasciata Bell, 1825) (chụp tại thôn K3, xã Vĩnh Sơn, Công ty Lâm nghiệp Sông Kon, huyện Vĩnh Thạch, tỉnh Bình Định. Ảnh: Lê Thiện Đức/WWF-2006) 1.3. Các loài đặc hữu Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 1.3.1: Có một loài đặc hữu hoặc cận Có Nếu Có thì khu rừng này là HCVF. Thông tin đặc hữu bị đe dọa nào được ghi nhận từ các báo cáo đánh giá đa dạng sinh học, các ở khu rừng này không? tổ chức quốc tế về bảo tồn, chủ rừng hoặc tham vấn thợ săn. Không Yếu tố này không hiện hữu, chuyển đến câu hỏi 1.3.2 1.3.2: Khu rừng này có nằm trong Có Đây là HCVF. Thông tin từ các cơ quan quản vùng trước đây được nhận biết là có lý nhà nước, các tổ chức quốc tế về bảo tồn, tính đặc hữu cao không? các chủ rừng. Tuy nhiên cũng cần tiến hành các nghiên cứu bổ sung để khẳng định sự hiện hữu của các loài đặc hữu này. Tham khảo thêm từ Schmidt (1989) và Phụ lục F. Không Yếu tố này không hiện hữu. 1.4. Công dụng quan trọng theo thời gian Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 1.4.1: Có các nguồn thức ăn/ khu đất Có Nếu “Có”, chuyển đến câu hỏi 1.4.2. Thông tin ngập nước/các quần xã di cư hiện có thể thu nhận từ người dân địa phương, cán hữu trong khu rừng này vào một số bộ/nhân viên và những báo cáo điều tra trước thời điểm hay thời gian nào không? đây. Không Yếu tố này không hiện hữu. 1.4.2: Có phải những tài nguyên này Có Đây là HCVF. Để xác minh vấn đề này cần rất quan trọng đối với sự tồn tại của phải tham vấn với các chuyên gia. quần thể hay quần xã sinh học Không Yếu tố này không hiện hữu. Chuyển đến câu không? hỏi 1.4.3 1.4.3: Khu rừng này có phải nằm Có Đây là HCVF. Các nguồn thông tin từ các cơ trong khu được đề xuất vào các phân quan quản lý nhà nước, các Ban quản lý rừng, hạng khác (đất ngập nước, bảo tồn các tổ chức quốc tế về bảo tồn. biển, ) trong hệ thống bảo tồn hay Không Yếu tố này không hiện hữu. không? 11
  21. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 2.2 Giá trị HCV 2. Rừng cấp cảnh quan lớn có ý nghĩa quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, nằm trong, hoặc bao gồm đơn vị quản lý rừng, nơi mà nhiều quần xã của hầu hết nếu không phải là tất cả các loài xuất hiện tự nhiên tồn tại trong những mẫu chuẩn tự nhiên. Khái niệm Giá trị này ít liên quan đến các loài mà liên quan nhiều hơn đến rừng có quy mô lớn. Tình trạng manh mún và phá rừng hiện nay tại Đông Nam Á cho thấy những khu rừng cấp cảnh quan ngày càng trở nên hiếm. Giá trị này không những dùng để nhận biết và duy trì những khu rừng lớn là nơi có thể chứa đựng các quần xã của tất cả (hay hầu hết) các loài, mà còn nhằm duy trì hệ sinh thái rừng. Những khu rừng này còn ít bị tác động bởi các hoạt động của con người như trồng trọt, khai thác gỗ công nghiệp, khai hoang và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong rừng nhiệt đới gần như khó có thể biết được liệu một khu vực nào đó có đủ lớn để hỗ trợ cho các quần thể sống của các loài hay không. Hiện quần thể của những loài như Hổ cũng gần như rất ít được biết đến, huống hồ là các loài ẩn náu như ốc sên hay nấm. Để xác định đâu là HCVF, hai đặc tính sau đây cần được xem xét: diện tích rừng thực tế, và sự hiện hữu của những loài trọng yếu. Đây là những loài sống phụ thuộc vào những khu rừng lớn ít bị tác động và vì vậy chính là các chỉ báo về rừng cấp cảnh quan. Có hai điều quan trọng cần lưu ý là: • Rừng cấp cảnh quan không được xác định bởi ranh giới hành chính hay chính trị mà bởi độ che phủ rừng. Khi tìm kiếm rừng cảnh quan không nên giới hạn trong phạm vi phân tích ở một lâm trường/công ty lâm nghiệp hay một quốc gia. • Xuyên suốt Việt Nam, rừng cấp cảnh quan liên quan đến tổ hợp các kiểu rừng tự nhiên. Ví dụ, rừng khộp với nhiều dải rừng thường xanh dọc theo các đường phân thủy cần được nhìn nhận đồng thời như là các hợp phần gắn kết của rừng cấp cảnh quan. Hướng dẫn sử dụng Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 2.1: Khu rừng này có phải là một Có Chuyển đến câu hỏi 2.2. Thông tin về độ che phần của dải rừng liên tục không? phủ rừng có thể thu thập từ bản đồ, hoặc ảnh viễn thám. Không Giá trị này không hiện hữu. 2.2: Toàn bộ khu rừng này có phải Có Chuyển đến câu hỏi 2.3. Thông tin mang hàm đang trong tình trạng gần như chưa bị ý mức độ tác động thấp từ khai thác gỗ, canh tác động không? tác nông nghiệp hoặc chất độc gây rụng lá. Rừng tương đối không bị manh mún so với các khu rừng khác trong khu vực. Tổ hợp rừng là toàn bộ rừng tự nhiên. Không Giá trị này không hiện hữu. 2.3: Toàn bộ tổ hợp rừng có rộng hơn Có Chuyển đến câu hỏi 2.4. Thông tin về khu rừng 10.000 ha không? có thể thu thập từ bản đồ hoặc từ ảnh viễn thám. Không Giá trị này không hiện hữu 12
  22. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 2.4: Có một quần thể loài trọng yếu Có Nếu Có thì đây là HCVF. Thông tin về các nào ở đó hay không? loài loài trọng yếu và sự hiện hữu của chúng có thể được tìm hiểu từ các chuyên gia, các báo cáo điều tra trước đây, hoặc từ kiến thức bản địa. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa phải được sử dụng khi đánh giá sự hiện hữu của các loài này. Phải lý giải được tại sao loài này được coi là trọng yếu trên địa bàn đó, và chứng cứ hiện hữu của chúng. Xem ‘Các câu hỏi bổ sung’ ở bên dưới. Không Giá trị này không hiện hữu. Các câu hỏi bổ sung Nếu đây là HCVF, người sử dụng bộ công cụ này phải bổ sung thêm một số câu hỏi khác. Những câu hỏi này sẽ không làm thay đổi HCVF nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chương trình quản lý và giám sát. 1. Khu rừng này có cắt ngang đường biên giới quốc gia không? Nếu có, có thể cần phải xây dựng chiến lược/chương trình hợp tác xuyên biên giới để duy trì giá trị này. 2. Có phải khu rừng đang được xem xét là một phần hoặc toàn bộ rừng cấp cảnh quan không? Ví dụ, nhiều lâm trường/công ty lâm nghiệp có diện tích nhỏ hơn 10,000 ha. Bản thân chúng không chứa đựng giá trị này nhưng lại có thể là một phần của dải rừng lớn hơn. Các chiến lược quản lý cần cân nhắc điều này. 3. Nếu là một phần của dải rừng lớn hơn thì nó chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong toàn bộ dải rừng đó? 2.3 Giá trị HCV 3. Rừng thuộc về hoặc bao gồm những hệ sinh thái hiếm, đang bị đe dọa hoặc nguy cấp. Khái niệm Giá trị này liên quan đến các hệ sinh thái. Nó không xem xét sự hiện hữu của từng loài cụ thể hay quy mô của khu rừng mà được thiết kế để đảm bảo rằng những hệ sinh thái hiếm và bị đe dọa được bảo tồn thỏa đáng, ngay cả khi bản thân chúng không chứa đựng nhiều loài hiếm, hoặc đang ở quy mô cảnh quan. Có 2 khía cạnh cần được xem xét và làm rõ: • Hệ sinh thái hiếm về mặt tự nhiên, nhưng không nhất thiết là đang bị đe dọa, chẳng hạn rừng mây mù nằm trên các đỉnh núi cao. Những khu vực này có thể chỉ giới hạn trong phạm vi một vài đỉnh núi cao nhất Việt Nam. • Hệ sinh thái đang bị đe doạ nghiêm trọng ở cấp độ quốc tế, khu vực hoặc quốc gia. Đây là những khu rừng bị đe dọa bởi nạn phá rừng nhưng có lẽ đã từng có thời kỳ là vùng rừng rất rộng lớn. Các khu rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Đông Nam Á chẳng hạn đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử 13
  23. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam dụng một cách không bền vững. Rừng núi đá vôi tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng bị đe dọa ở mức độ không cao. Tuy nhiên, rừng núi đá vôi trên toàn cầu đang trong tình trạng không ổn và trong một số trường hợp đang bị đe dọa bởi nạn khai thác đá và lửa tự nhiên. Nhiều loại rừng khác nhau đã được phát hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam, thay vì đi xem xét các hệ sinh thái hiếm và nguy cấp để đánh giá HCV 3, có thể xem xét các hệ sinh thái nhạy cảm. Đó là các hệ sinh thái đặc trưng của một khu vực nhất định, nếu bị hủy hoại thì rất khó có thể phục hồi như: các hệ sinh thái trên núi đá vôi, hệ sinh thái rừng khộp (đặc trưng cho khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Căm Pu Chia), hay hệ sinh thái rừng ngập nước, v.v Hướng dẫn sử dụng Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 3.1: Có kiểu rừng nào liệt kê dưới Có Xem danh lục bên dưới (Biểu 2). Thông tin về đây được tìm thấy tại khu rừng này các kiểu rừng có thể thu nhận từ bản đồ, các số không? liệu điều tra trước đây, hoặc tham vấn với chủ rừng. Chuyển đến câu hỏi 3.2. Không Giá trị không hiện hữu. 3.2: Kiểu rừng này có đặc trưng cho Có Nếu Có, đây là HCVF. Tham khảo thông tin khu vực không? từ các cơ quan quản lý lâm nghiệp, các chủ rừng và các chuyên gia khác. Sai Giá trị không hiện hữu. Biểu 2. Phân loại các hệ sinh thái bị đe doạ hoặc nhạy cảm 1. Rừng lá kim thuần loài tự nhiên 2. Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tự nhiên 3. Rừng trên núi đá vôi 4. Hệ sinh thái đất ngập nước, đầm lầy nước ngọt 5. Rừng ngập mặn 6. Rừng thường xanh trên vùng đất thấp 7. Rừng khộp 8. Rừng bán thường xanh (nửa rụng lá) 9. Rừng chuyển tiếp rừng thường xanh và rừng bán thường xanh 10. Rừng lùn trên đỉnh núi 11. Rú gai hoặc chuông gai khô hạn 12. Rừng rêu Các phân loại này dựa vào hai tiêu chí: kiểu rừng phụ thuộc vào khí hậu, địa chất và độ cao của khu vực; ngược lại, trạng thái rừng được xác định bởi diện tích bao trùm và mức độ tác động. Đối với một khu vực được coi là HCVF, điều kiện rừng phải được đánh giá thông qua các dữ liệu về trạng thái rừng. Ví dụ, rừng thường xanh trên núi đất thấp tại Việt Nam được coi là đủ hiếm đến mức toàn bộ kiểu rừng này đều là HCVF với giả định rằng đó là một phần của dải rừng đủ lớn và ít bị tác động để vẫn còn đảm bảo về tính sinh thái. Mặt khác, rừng thường xanh trên núi cao lại tương đối phổ biến và không bị đe dọa. Vì vậy để cân nhắc xem có phải là HCVF hay không thì rừng phải còn trong điều kiện khá tốt. 14
  24. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 2.4 Giá trị HCV 4. Rừng cung cấp các dịch vụ cơ bản của tự nhiên trong những tình huống quan trọng. Khái niệm Giá trị này liên quan đến các dịch vụ môi trường của rừng, vai trò của chúng trong việc điều hòa khí hậu, dòng chảy và các dịch vụ thiết yếu khác của tự nhiên. Khác với các HCV 1 - 3 chỉ có thể áp dụng cho rừng tự nhiên, HCV 4 có thể áp dụng cho cả đối tượng rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ. Để nhận biết các chức năng về dịch vụ môi trường của rừng, HCV 4 được chia thành một số yếu tố (HCV 4.1 - 4.2). Các yếu tố này cần được đánh giá cụ thể để xem một khu vực có phải là HCVF hay không. Hình 6. Rừng tự nhiên ở Sơ Pai (tỉnh Gia Lai) với chức năng bảo vệ nguồn nước (Ảnh WWF-2008) HCV 4.1: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng chảy và nguồn sinh thủy, có thể trên một phạm vi rộng lớn, tại đó toàn bộ các thung lũng và lưu vực điều tiết các dòng chảy vào hệ thống sông ngòi. Tuy nhiên yếu tố này cũng có thể được nhìn nhận trên một phạm vi nhỏ, tại đó một khu rừng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt duy nhất cho cộng đồng. Việc mất đi độ che phủ rừng có thể gây ra thiệt hại không sửa chữa được cho nguồn cung cấp nước. Một khu vực chỉ được coi là HCVF nếu nguồn sinh thủy hoặc lưu vực có vai trò thiết yếu. Mất nguồn sinh thủy sẽ có tác động to lớn đến một hoặc nhiều cộng đồng. Trong một số hoàn cảnh, yếu tố này cũng được coi là giá trị bảo tồn cao số 5 (HCV5), khi đánh giá khả năng tiếp cận nguồn 15
  25. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam nước sinh hoạt của cộng đồng. HCV4 sẽ được cân nhắc nhiều hơn nếu nguồn nước được sử dụng cho mục đích thuỷ lợi. Hình 7. Rừng tự nhiên tại Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) có chức năng bảo vệ hồ thủy lợi Vĩnh Sơn (Ảnh WWF- 2008) HCV 4.2: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống sạt lở đất, lũ quét, xói mòn, gió bão, bồi lắng và phòng hộ ven biển. Rừng có vai trò cố định đất. Thảm thực vật có thể làm giảm xói mòn trực tiếp do mưa; rễ cây liên kết nhau có thể bảo vệ đất khỏi bị sạt lở. Có 2 cấp độ cần xem xét là: i) ở phạm vi rộng, xói mòn đất và bồi lắng lòng sông, hồ thủy điện và hệ thống thuỷ lợi có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp, ngư nghiệp và hệ sinh thái biển; ii) ở phạm vi địa phương, độ che phủ rừng có thể ngăn ngừa sạt lở và xói mòn đất canh tác hoặc đất thổ cư, tắc nghẽn giao thông, sự cố đường điện, điện thoại hoặc bồi lấp hệ thống thủy điện, thuỷ lợi. Đối với việc phòng hộ ven biển, rừng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của bão, cát bay, sóng biển và sóng thần. Rừng có vai trò, chức năng quan trọng trong những trường hợp trên đều được coi là một HCVF. Hướng dẫn sử dụng 4.1: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu. Các căn cứ và nguồn thông tin: • Quy mô, tính chất của khu vực đánh giá (địa hình, diện tích, lưu vực, hệ thống sông ngòi, v.v); 16
  26. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam • Vị trí và cấp phòng hộ của khu rừng (đầu nguồn/cuối nguồn, rất xung yếu/xung yếu/ít xung yếu, diện tích); • Vị trí và đặc điểm khu dân cư (số hộ, số khẩu, diện tích canh tác, loài cây trồng, số vụ trong năm, v.v); Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 4.1.1: Khu vực này có được xác định Có Tất cả rừng phòng hộ đều là HCVF. Khái niệm là rừng phòng hộ ở Việt Nam hay và tổ chức quản lý rừng phòng hộ được trình không? bày trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Nghị định 23/2006/NĐ-CP, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg. Sử dụng kết quả rà soát 3 loại rừng của các địa phương theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTG, đồng thời sử dụng bản đồ hiện trạng rừng/ảnh vệ tinh và thông tin từ các chủ rừng để xác minh. Không Yếu tố này không hiện hữu. Chuyển đến câu hỏi 4.1.2. 4.1.2: Có tiểu khu nào trong phạm vi Có Tất cả tiểu khu rừng phòng hộ đều là HCVF. của lâm trường/công ty lâm nghiệp Thông tin từ kết quả rà soát 3 loại rừng của địa được quy định là rừng phòng hộ phương theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTG, bản đồ không? hiện trạng rừng/ảnh vệ tinh và chủ rừng. Không Yếu tố này không hiện hữu. Chuyển đến câu hỏi 4.1.3. 4.1.3: Thôn/làng hoặc cộng đồng sinh Có Rừng bao quanh nguồn nước hoặc suối nước là sống gần khu rừng có sử dụng trên HCVF. Thông tin có thể thu nhận từ tham vấn 90% nhu cầu nước cho sinh hoạt, tưới với cộng đồng địa phương, kết hợp quan sát và tiêu từ một hoặc vài nguồn trong khu sử dụng bản đồ. rừng hay không? Không Yếu tố này không hiện hữu. Trong một vài trường hợp, có thể đơn giản hóa cách thức xác định HCV 4.1 bằng cách tìm hiểu các thông tin như: % số hộ có đủ nước cho sinh hoạt/tưới tiêu, % số diện tích được tưới 1 vụ, 2 vụ, v.v từ các chủ rừng và cộng đồng địa phương. Nếu cần, cách tiếp cận phòng ngừa sẽ được áp dụng. 4.2: Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống sạt lở đất, lũ quét, xói mòn, gió bão, bồi lắng và phòng hộ ven biển. Các căn cứ/nguồn thông tin: • Đặc điểm của khu vực (địa hình, độ dốc, độ cao, lượng mưa và phân bố, hệ thống sông suối, ); • Tính chất đất (thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, ); • Vị trí và đặc điểm của khu rừng (diện tích, độ tàn che [≥ 0,6], kiểu rừng, trạng thái rừng, v.v ); • Thực trạng về thiên tai tại khu vực (tần suất, thời điểm và vị trí xuất hiện lũ, lũ quét, sạt lở đất, sóng biển dâng, cát bay, ; mức độ thiệt hại, tác động lâu dài). Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 4.2.1: Diện tích rừng có được cộng Có Đây là một HCV. Thông tin được thu thập từ đồng quy định là rừng phòng hộ báo cáo quy hoạch rừng của địa phương, từ hoặc được cộng đồng bảo vệ hay bản đồ hiện trạng rừng/ảnh vệ tinh, từ các chủ không? rừng và cộng đồng địa phương. Không Chuyển đến câu hỏi 4.2.2. 17
  27. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 4.2.2: Diện tích rừng này có nằm Có Đây là một HCV. Thông tin được thu thập từ trong khu vực hay xảy ra thiên tai các báo cáo của địa phương, các nghiên cứu (lũ, lũ quét, sạt lở đất, bão, sóng trước đây, từ các chủ rừng và cộng đồng địa biển dâng, cát bay, ) không? phương. Không Chuyển đến câu hỏi 4.2.3. 4.2.3: Thiên tai xảy ra tại khu vực có Có Khu rừng này là HCVF. Thông tin từ báo cáo diện tích rừng có nghiêm trọng của Chính phủ và các địa phương, từ tham không? vấn các nhà khoa học và cộng đồng địa phương. Không Yếu tố này không hiện hữu. Trong một vài trường hợp, nếu các căn cứ, thông tin và nguồn thông tin không đủ độ tin cậy để xác định HCV 4.2 thì cách tiếp cận phòng ngừa sẽ được áp dụng. 2.5 Giá trị HCV 5. Rừng đóng vai trò nền tảng trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương. Khái niệm HCV5 chỉ áp dụng cho các nhu cầu cơ bản. Ví dụ, đối với một cộng đồng mà phần lớn nhu cầu chất đạm (protein) được đáp ứng từ các hoạt động săn bắn và đánh bắt cá tại những khu rừng mà không có nguồn cung thay thế nào khác, thì khu rừng đó được coi là có HCV. Nếu tại khu rừng khác, người dân chủ yếu săn bắn với mục đích giải trí (thậm chí cả khi họ ăn những thứ săn được) và cuộc sống của họ không phụ thuộc vào việc săn bắn, thì khu rừng đó chưa được coi là một HCV. Một khu rừng có thể có HCV nếu cộng đồng địa phương sử dụng chất đốt, thực phẩm, thức ăn gia súc, dược liệu, hoặc vật liệu xây dựng cần thiết từ rừng mà không có các nguồn thay thế sẵn có khác. Trong những trường hợp như vậy, giá trị bảo tồn cao được nhận biết cụ thể từ một hoặc nhiều nhu cầu cơ bản này. Các HCV không xem xét những hoạt động khai thác quá mức, kể cả khi cộng đồng địa phương đang phụ thuộc về mặt kinh tế vào nó, hoặc không bao gồm việc áp dụng quá mức các tập quán truyền thống, một khi chúng làm xuống cấp hoặc huỷ hoại rừng và các giá trị hiện có của rừng. Những đối tượng sau đây không được coi là HCVs: • Rừng cung cấp những tài nguyên có tầm quan trọng thứ yếu đối với cộng đồng địa phương. • Rừng cung cấp những tài nguyên có thể được thay thế hoặc thu nhận được từ nơi khác. • Rừng cung cấp những tài nguyên đang bị cộng đồng địa phương khai thác không bền vững. • Rừng cung cấp những tài nguyên chỉ có thể thu nhận được theo cách thức đe dọa việc duy trì các giá trị bảo tồn cao khác. HCV5 được xác định thông qua sự phụ thuộc thực sự của cộng đồng vào rừng (thậm chí cả khi sự phụ thuộc này chỉ đôi khi xảy ra, như trường hợp rừng cung cấp thực phẩm cho người dân trong lúc giáp hạt). Ở Việt Nam, những cộng đồng sinh sống trong và xung quanh các khu rừng thường có mức độ phụ thuộc khác nhau vào tài nguyên rừng tuỳ theo nguồn gốc, truyền thống lịch sử, ảnh hưởng các nhóm từ bên ngoài như các thương nhân, công ty hoặc chính phủ, cũng như khả năng tiếp cận thị trường và kỹ thuật nông nghiệp của họ. Các cộng đồng bản địa sống trong những khu cách biệt thường có mức độ phụ thuộc cao vào rừng. Tuy nhiên, ngay cả những cộng đồng di cư có thể trở 18
  28. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam nên phụ thuộc vào rừng nếu họ khai thác gỗ hoặc lâm sản ngoài gỗ để đem lại một phần sinh kế chẳng hạn. Hình 8. Ngôi nhà truyền thống của người Bana (tại Sơ Pai) được làm gần như hoàn toàn bằng vật liệu từ rừng (Ảnh WWF-2008) Hình 9. Nhà gươl của người Cơ Tu ở Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam (Ảnh WWF-2006) 19
  29. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Hướng dẫn sử dụng Nhận biết giá trị này khác với những giá trị trước ở chỗ nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc tham vấn với cộng đồng địa phương và các chuyên gia khác. Để đi đến kết luận cuối cùng xem HCV 5 có hiện hữu hay không, có thể sử dụng bảng câu hỏi đánh giá sau: Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 5.1: Có các cộng đồng sinh sống Có Chuyển đến câu hỏi 5.2. Hướng dẫn cho câu trả lời bên trong hoặc gần một khu rừng này có thể tìm thấy từ các bản đồ, kiến thức bản không? địa, báo cáo của các địa phương, số liệu thống kê, các tổ chức phi chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Không Giá trị này không hiện hữu 5.2: Những cộng đồng này có sử Có Chuyển đến câu hỏi 5.3. Danh lục “nhu cầu cơ dụng rừng để đáp ứng các nhu bản” và các giá trị ngưỡng tương ứng được trình cầu cơ bản4 của họ không? bày tại Biểu 3. Thông tin được thu thập từ các báo cáo điều tra kinh tế-xã hội tại khu vực, phương án sản xuất/kinh doanh của đơn vị quản lý rừng, văn kiện các dự án triển khai trên địa bàn và tham vấn với các cộng đồng địa phương cũng như các chuyên gia xã hội học và dân tộc học.5 Không Giá trị này không hiện hữu 5.3: Những nhu cầu cơ bản có là Có Khu rừng này được coi là HCVF. Các công cụ nền tảng6 đối với những cộng đánh giá được giới thiệu ở bên dưới. Cần tham vấn đồng địa phương không? với các đơn vị quản lý rừng, chính quyền địa phương và các chuyên gia xã hội học/dân tộc học. Không Giá trị này không hiện hữu Biểu 3. Danh lục các nhu cầu cơ bản và ngưỡng Nhu cầu cơ bản Ngưỡng Cách xác minh Thực phẩm, lương > 30% từ rừng Có thể phỏng vấn người dân để biết được cơ cấu (%) từng loại thực (rau, củ, quả, theo nguồn, từ đó xác định tỷ lệ bình quân chung. Có thể tính tỷ lệ thịt, cá, gia vị, ) % theo giá trị nếu thông tin về số lượng và giá thực phẩm đầy đủ. Dược liệu > 80% từ rừng Có thể ước tính thông qua: số lần chữa bệnh bằng dược liệu từ rừng trong tổng số lần chữa bệnh, hoặc số bệnh thông thường có thể chữa bằng dược liệu từ rừng trong tổng số các bệnh thường mắc phải, vv Nhiên liệu (củi, nhựa 100 % từ rừng Củi được sử dụng cho nấu nướng, sưởi ấm, sấy khô, Nhựa thắp sáng, ) được dùng để thắp sáng trong nhà và đi lại trong đêm và không thể thay thế. 4 "Nhu cầu cơ bản" được FSC diễn giải như là những đòi hỏi cần cho sự tồn tại của một cá nhân hay nhóm người về mặt kinh tế hoặc tâm sinh lý. 5 Trong trường hợp thông tin từ các báo cáo điều tra kinh tế xã hội đã quá cũ hoặc không đủ tin cậy để giúp làm rõ sự hiện hữu của HCV5, nhóm đánh giá cần tiến hành điều tra kinh tế-xã hội bổ sung đối với các thôn/bản có thể đang phụ thuộc vào rừng về sinh kế. 6 “Nhu cầu nền tảng” được FSC diễn giải như là một công dụng của rừng đóng góp từ 15-20% vào kinh tế tiền tệ cộng đồng hoặc thực phẩm thường ngày của cộng đồng mà không thể thay thế được dễ dàng. Nó cũng có thể là công dụng biểu trưng hoặc thẩm mỹ mà việc mất công dụng này đi sẽ có tác động nghiêm trọng đến sự nhận diện văn hoá của các cộng đồng sử dụng rừng. 20
  30. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Nhu cầu cơ bản Ngưỡng Cách xác minh Vật liệu xây dựng > 80% từ rừng Vật liệu xây dựng (gỗ, song mây, lá cây, vỏ cây, nhựa cây, ) được dùng để làm nhà, chuồng trại, đồ dùng gia đình, công cụ lao động, Kết hợp quan sát để hỏi người dân vật liệu xây dựng có được từ đâu, dùng cho mục đích gì? Dùng các mức khác nhau (ví dụ: hầu hết = 81 - 100%; phần lớn = 51 – 80%; một phần = 21 – 50%; ít = 40 % từ những Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, có thể ước tính từ các hạng mục nguồn bền vững trên nếu có đủ thông tin về khối lượng và giá cả. Tuy nhiên, có thể sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để xác định riêng cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình theo nguồn thu nhập. Kết quả có thể được dùng để kiểm tra chéo giá trị các nhu cầu cơ bản ở trên. Nguồn bền vững từ rừng có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo phần thu nhập từ những nguồn này luôn ổn định, ngay cả khi các nguồn khác bị giảm sút. Hình 10: Củi dự trữ của người Bana (Ảnh WWF-2006) Việc thu thập thông tin để đánh giá tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với các nhu cầu cơ bản có thể được tiến hành thông qua một số phương pháp/công cụ sau đây: - Tham khảo, kế thừa các số liệu thống kê, các báo cáo điều tra kinh tế-xã hội tại khu vực; - Tham khảo Phương pháp xác định, quản lý và giám sát HCV5 (xem Phụ lục G). Phương pháp này đã được SmartWood thử nghiệm tại Indonesia; - Một số công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) hoặc Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) như: lược sử thôn bản, xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất, lịch thời vụ, phỏng vấn hộ gia đình, v/v ; - Phương pháp điều tra xã hội học. 21
  31. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Khi những thông tin không đầy đủ hoặc chưa đủ sức thuyết phục để giúp kết luận rằng đó là một HCV thì phương pháp tiếp cận phòng ngừa sẽ được áp dụng. Hình 11. Nhà làm theo kiểu truyền thống của người Cơ Tu, Sông Kôn, tỉnh Quảng Nam (Ảnh WWF-2006) Hình 12. Người phụ nữ Bana và chiếc gùi- một vật dụng truyền thống không thể thay thế được trong cuộc sống hàng ngày (Ảnh WWF-2008) 22
  32. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 2.6 Giá trị HCV 6. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương. Khái niệm Cũng thiết yếu như đối với sinh kế và sự tồn tại của người dân bản địa, rừng có thể rất quan trọng trong việc nhận diện văn hoá của các cộng đồng địa phương. Giá trị này được thiết kế nhằm bảo vệ văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương nơi mà rừng có vai trò quan trọng đối với nhận dạng văn hoá, nhờ đó góp phần duy trì tính nhất quán về văn hoá của cộng đồng. Một khu rừng có thể được coi là HCVF nếu nó chứa đựng hoặc cung cấp các giá trị mà nếu thiếu nó thì cộng đồng địa phương sẽ phải gánh chịu sự biến đổi văn hoá không chấp nhận được và để thay thế nó cộng đồng không có lựa chọn nào khác (ProForest 2003). Giá trị này liên quan tới cả người dân sinh sống trong rừng và những người sống gần rừng cũng như những nhóm người thường xuyên ghé thăm rừng. Hình 13. Người Bana trong trang phục dân tộc tại nhà rông (Ảnh WWF-2008) 23
  33. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Hướng dẫn sử dụng Nhận biết HCV 6 phụ thuộc vào việc tham vấn với cộng đồng và các bên liên quan khác. Sự tham vấn cần xác định được nét văn hoá và sau đó xác định xem liệu khu rừng có đóng vai trò quan trọng trong việc nhận dạng nét văn hóa này hay không. Sự khác biệt giữa ‘có ý nghĩa trong việc nhận dạng văn hoá’ và ‘đóng vai trò quan trọng’ thường khó phác họa và tương tự việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản ở trên. Suy cho cùng, chỉ có tham vấn với cộng đồng thì mới có thể giải quyết được câu hỏi liệu một khu rừng bất kỳ có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng văn hóa của họ hay không. Một số nhóm trong cộng đồng có thể không sẵn sàng để tham vấn, vì lý do khó tiếp cận, hoặc vì họ từ chối tiếp xúc những người bên ngoài. Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng rừng có thể có ý nghĩa văn hoá đối với những cộng đồng địa phương, nhưng không thể lấy ý kiến tham vấn của họ, thì phương pháp tiếp cận phòng ngừa đưa đến giả định rằng đó là một HCV. Câu hỏi Trả lời Hướng dẫn 6.1: Có cộng đồng nào sinh sống bên Có Chuyển đến câu hỏi 6.2. Hướng dẫn cho câu trong hoặc gần khu rừng hay không? trả lời này có thể tìm thấy từ các bản đồ, kiến thức bản địa, báo cáo của các địa phương, số liệu thống kê, các tổ chức phi chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Không Giá trị này không hiện hữu 6.2: Những cộng đồng này có sử Có Chuyển đến câu hỏi 6.3. Danh lục các đặc dụng rừng cho mục đích nhận dạng điểm văn hoá được đưa ra dưới đây. Các nét văn hoá của họ hay không? văn hóa và ngưỡng kèm theo được trình bày tại Biểu 4. Không Giá trị này không hiện hữu 6.3: Khu rừng này có vai trò quan Có Khu rừng có những tài nguyên là HCVF. trọng trong việc nhận dạng văn hóa Không Giá trị này không hiện hữu hay không? Đặc điểm văn hoá có thể là: Văn hóa vật thể: • Các địa điểm hoặc đồ vật có tầm quan trọng về mặt lịch sử và tinh thần (ví dụ: đền thờ, miếu mạo, nghĩa địa, nhà mồ, dấu tích khảo cổ, cây cổ thụ, núi/đồi linh thiêng, ); • Công trình kiến trúc (nhà ở, nhà cộng đồng), đồ đạc, trang phục thể hiện bản sắc dân tộc làm bằng các vật liệu từ rừng. Văn hóa phi vật thể: • Các sự kiện/ lễ hội văn hoá/ tôn giáo trong rừng; • Các hoạt động văn hoá có sử dụng tài nguyên rừng (lễ cúng thần linh, lễ hội văn hóa, ); • Các giá trị phi vật thể liên quan đến rừng: thơ, trường ca, bài hát, truyền thuyết, các điệu múa, luật tục truyền thống, v.v.; • Kiến thức bản địa về rừng. 24
  34. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Biểu 4. Nét văn hoá và ngưỡng Nét văn hoá Ngưỡng Những khu rừng quan trọng có thể bao gồm: Nếu khu rừng được coi là đóng - Khu rừng được hình thành tốt và được chấp nhận là rừng vai trò quan trọng đối với văn phòng hộ cộng đồng; hoá cộng đồng và khi những - Rừng nguyên sinh/chưa khai phá mà không có khu nào có thay đổi đối với một khu rừng thể thay thế được; cụ thể có thể gây ra sự thay đổi - Những khu rừng cụ thể được coi là linh thiêng hoặc được không đảo ngược được đối với nhìn nhận là có mối liên hệ tinh thần/ siêu nhiên, như bàn văn hoá, thì khu rừng đó sẽ thờ hay khu mộ được bảo vệ; được coi là HCVF. - Những khu rừng cụ thể được quản lý và điều hành tích cực theo dòng lịch sử; - Những khu rừng cụ thể có dấu vết của quá khứ kết nối với việc nhận diện của một nhóm dân tộc, như các bức tượng, hóa thạch, đền thờ, khu mộ, v.v. Những khu rừng không quan trọng có thể bao gồm: Khi rừng có tầm quan trọng về - Khu rừng thiêng và được bảo vệ mới hình thành (dưới 2 thế mặt văn hoá đối với cộng đồng hệ hoặc 15 năm); địa phương, nhưng những khu - Khu rừng sử dụng bởi những ngôi làng mới được hình thành rừng cụ thể lại được coi là (dưới 2 thế hệ) hoặc cộng đồng thường xuyên di cư sau khi không đóng vai trò quan trọng, đất canh tác bị bạc màu. những khu rừng đó sẽ không được coi là HCVF. 25
  35. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 3. QUẢN LÝ RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVF) TẠI VIỆT NAM Việc xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao chỉ là bước đầu của quá trình. Công tác quản lý HCVF còn quan trọng hơn nhiều. Tuy nhiên, việc đi sâu chi tiết vào các chiến lược quản lý phù hợp lại nằm ngoài phạm vi bộ công cụ này do đây là một chủ đề rộng và khá phức tạp. Một số thông tin và hướng dẫn về các bước mà người sử dụng cần thực hiện nhằm xây dựng và thực hiện quản lý thích hợp HCVF tại Việt Nam sẽ được nêu dưới đây. Một số hướng dẫn chi tiết hơn được nêu trong bộ công cụ ProForest (2003, phần 3) và các Bộ công cụ quốc gia của Indonesia, Lào, Papua New Guinea, Ghana and Mozambique có thể được tham khảo cho quản lý HCVF tại Việt Nam. Yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế các chiến lược quản lý HCVF là chúng phải cải thiện hay duy trì được các giá trị. Vì vậy, điều quan trọng sống còn là phải hiểu được bản chất của các giá trị hiện hữu, các hoàn cảnh hiện tại của chúng, những mối đe dọa (thực tế và tiềm năng), và thiết kế cơ chế quản lý để giải quyết những vấn đề này. Các giá trị phải luôn được tham chiếu khi hình thành kế hoạch quản lý chúng. Ví dụ, nếu giá trị HCV 4 hiện hữu và khu vực đang quan tâm là một lưu vực sông quan trọng, công tác quản lý đơn thuần là phải duy trì hoặc cải thiện vùng đầu nguồn. Trong quá trình xây dựng một kế hoạch quản lý HCVF bất kỳ, cần tuân thủ một số bước chung như sau: • Nhận biết các giá trị bảo tồn cao (HCV) • Đánh giá hiện trạng của các HCV • Đánh giá các mối đe dọa đối với các HCV • Xây dựng chiến lược quản lý các HCV • Lồng ghép quản lý HCV vào kế hoạch quản lý chung • Đào tạo và tập huấn 1. Nhận biết các giá trị bảo tồn cao (HCV) Bước thứ nhất có thể bao gồm các nội dung sau: i) Xác định toàn bộ các HCV tại khu vực bằng các phương pháp xác định HCV 1 - 6 (đã giới thiệu ở trên); ii) Ghi chép toàn bộ thông tin đánh giá chi tiết liên quan tới HCV đã xác định; iii) Xây dựng bản đồ HCV của khu vực bằng các kỹ thuật GPS/GIS nếu có thể (xem Phụ lục H). Đối với mỗi HCV, ví dụ về loại thông tin cần thiết có thể bao gồm: • HCV1 : Những loài nào đang hiện hữu tạo nên mức độ đa dạng sinh học? Chúng sinh sống ở đâu? • HCV2 : Khu rừng này rộng bao nhiêu? Đường ranh giới dài bao nhiêu? Xây dựng bản đồ rừng cấp cảnh quan. • HCV3 : Hệ sinh thái hiếm nào đang hiện hữu? Ở đâu? • HCV4 : Đâu là vùng đầu nguồn xung yếu? Có bao nhiêu người phụ thuộc vào chúng? • HCV5 : Nguồn tài nguyên nào được thu hái? Từ đâu? Bởi ai? • HCV6 : Mối liên hệ văn hoá nào tồn tại? Cho ai? 26
  36. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 2. Đánh giá hiện trạng của các HCV Bước công việc này nhằm hiểu rõ thực trạng của các HCV đã được xác định, bao gồm những nội dung sau: - Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết có liên quan tới quản lý, bảo tồn các HCV; - Hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng liên quan tới các HCV đã xác định; - Các hoạt động quản lý, sử dụng tài nguyên rừng hiện nay và tác động liên quan tới các HCV đã xác định. Ví dụ về thông tin đánh giá hiện trạng các HCV có thể bao gồm: • HCV1 : Mất loài, thay đổi quần xã • HCV2 : Mất rừng, tình trạng manh mún • HCV3 : Mất rừng, thay đổi cấu trúc rừng • HCV4 : Tăng độ lắng đọng trầm tích, tần suất hạn hán nhiều hơn • HCV5 : Sản lượng lâm sản ngoài gỗ giảm sút • HCV6 : Mất đi những địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa/tinh thần. Một khi biết được điều gì đang xảy ra đối với một giá trị thì việc xây dựng các bước giải pháp sẽ dễ dàng hơn. 3. Đánh giá các mối đe dọa đối với các HCV Bước tiếp theo nhằm tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng hoặc làm thay đổi hiện trạng hay sự xuống cấp của các HCV. Thông thường, các mối đe dọa chủ yếu là do con người tạo ra. Các mối đe dọa này có thể thực tế (hiện tại) hoặc tiềm năng (tương lai), trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc xác định rõ các mối đe dọa hiện nay và trong tương lai sẽ giúp xây dựng được chiến lược quản lý các HCV một cách hiệu quả. Ví dụ về các mối đe dọa đối với các HCV bao gồm: • HCV1 : Săn bắn để lấy thức ăn và trao đổi • HCV2 : Xây dựng đường sá • HCV3 : Khai hoang cho mục đích nông nghiệp. • HCV4 : Khai hoang cho mục đích nông nghiệp, khai thác mỏ • HCV5 : Thiệt hại do khai thác gỗ • HCV6 : Di cư đi 4. Xây dựng chiến lược quản lý các HCV Bước hành động tiếp theo là cần xây dựng một kế hoạch quản lý chi tiết các HCV. Kế hoạch này cần đưa ra được các biện pháp cần thiết và cách thức triển khai. Nếu có thể, các chiến lược quản lý cần được dựa trên hệ thống đã được biết đến và thử nghiệm trước đây mà không nhất thiết phải hình thành các chiến lược mới và khác biệt. Có nhiều chiến lược đã biết có thể được áp dụng đối với các giá trị và tình huống đang quan tâm. Các loại hình tuỳ chọn về chiến lược quản lý bao gồm: 27
  37. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam • Bảo vệ khu vực thông qua thiết lập khu dự trữ, vùng đệm, xác định ranh giới và kiểm soát các hoạt động làm mất đi các HCV (ví dụ: săn bắn các loài thú hiếm). Các giá trị sinh thái hoặc xã hội có thể được duy trì bằng cách bảo vệ những khu vực là nơi các giá trị được tìm thấy. • Điều chỉnh quản lý: Mọi đe dọa đối với các HCV do các hoạt động tại rừng tạo ra cần được nhận biết và ghi chép lại. Việc phân tích cần làm rõ toàn bộ các tác động tiềm năng, cả trực tiếp (ví dụ: hoạt động khai thác gỗ hoặc sử dụng hóa chất) và gián tiếp (ví dụ: tăng cường săn bắn do có thể tiếp cận dễ dàng hơn theo các tuyến đường khai thác). Ví dụ về điều chỉnh chế độ quản lý rừng có thể bao gồm việc áp dụng chu kỳ khai thác bền vững hay các biện pháp khai thác tác động thấp. • Phục hồi: hoạt động này rất cần thiết ở những khu vực nhất định nhằm khôi phục các chức năng sinh thái và văn hóa quan trọng của rừng. Trong nhiều trường hợp một chiến lược đơn lẻ có thể giúp giảm thiểu nhiều mối đe doạ và duy trì nhiều giá trị. Các chiến lược cần được xây dựng để quản lý đồng thời nhiều giá trị. Mặt khác, việc duy trì một giá trị có thể đòi hỏi phải kết hợp nhiều chiến lược với các nội dung bảo vệ, điều chỉnh quản lý và phục hồi. 5. Lồng ghép quản lý HCV vào kế hoạch quản lý chung Để thực hiện thành công và hiệu quả, kế hoạch quản lý các HCV cần được lồng ghép với các kế hoạch quản lý khác sao cho mọi xung đột về chiến lược quản lý phải được giải quyết. Việc quản lý HCVF cần trở thành một bộ phận cấu thành của công tác quản lý chung về rừng. Đối với các lâm trường/công ty lâm nghiệp đang hướng tới chứng chỉ FSC, việc mô tả từng HCV cũng như các hoạt động quản lý nhằm duy trì và tăng cường chúng phải được công khai đưa vào kế hoạch điều chế rừng. 6. Đào tạo và tập huấn Nhằm hỗ trợ việc triển khai hiệu quả các chiến lược quản lý mới, cán bộ lâm trường/công ty lâm nghiệp và các bên liên quan cần được đào tạo và tập huấn về HCVF. Họ cần nắm được các thông tin như: giá trị nào đang hiện hữu trong các khu rừng đang được xem xét? Tại sao chúng lại quan trọng? Các chiến lược quản lý mới là gì? Ví dụ minh họa về những mối đe doạ đến HCVF và các chiến lược tiềm năng được đưa ra trong Biểu 5 bên dưới. Các biểu tương tự như vậy có thể được xây dựng và đưa vào trong các kế hoạch quản lý HCVF. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa và công tác quản lý Cách tiếp cận phòng ngừa được kết hợp với phương pháp xác định các giá trị bảo tồn cao HCV và phải là cơ sở quan trọng cho quản lý và giám sát. Trong quản lý HCVF, phương pháp tiếp cận phòng ngừa được thể hiện như sau: - Khi có nghi ngờ liệu một giải pháp quản lý bất kỳ có giúp duy trì hay tăng cường các HCV đã xác định hay không, bảo vệ sẽ là một giải pháp được ưu tiên; - Khi không khẳng định được liệu một hoạt động cụ thể có thể gây ra tác động tiêu cực cho một HCV hay không, cần phải giả định là tác động tiêu cực sẽ xuất hiện cho đến khi có đủ thông tin để chứng minh ngược lại. 28
  38. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Hình 14. Những lời kêu gọi đầy ý nghĩa nhằm bảo vệ và phát triển rừng (Ảnh Lê Thiện Đức/WWF- 2008) Biểu 5. Ví dụ về mối đe doạ và các chiến lược quản lý HCVF trong rừng sản xuất Hiện trạng Giá trị Mối đe doạ Mục tiêu Các chiến lược tiềm năng giá trị HCV1 • Mất loài • Săn bắn • Bảo tồn quần xã • Thực hiện nghiêm quy định cấm các Mức độ đa • Các quần • Đánh bắt các loài hiếm, hình thức săn bắn. dạng sinh học xã nhỏ cá hủy bị đe doạ, nguy • Tăng cường nhận thức về môi hơn diệt cấp và đặc hữu. trường nhằm khuyến khích cộng • Xây dựng • Bảo tồn toàn bộ đồng địa phương không săn bắn đường sá cấp độ đa dạng những loài được bảo tồn • Chặt hạ và sinh học cao • Tiếp tục cải tiến kỹ thuật khai thác vận xuất gỗ tác động thấp gỗ • Các khu vực quản lý đặc biệt, không có hoạt động tỉa thưa hay thâm canh khác • Vùng bảo tồn đại diện bao gồm các ví dụ về tất cả các hệ sinh thái HCV2 • Tình trạng • Khai • Bảo tồn những • Vùng bảo tồn được thiết kế chuẩn Rừng cấp cảnh manh mún hoang vùng đất thấp nằm giáp ranh khu bảo tồn quan • Các con quy mô lớn • Làm việc với đối tác nhằm xây đường • Duy trì sự kết dựng một kế hoạch quản lý cấp nối giữa khu cảnh quan đảm bảo duy trì độ che rừng với các phủ rừng tự nhiên. khu rừng lớn khác HCV3 • Thay đổi • Khai • Bảo tồn rừng • Cải thiện kỹ thuật khai thác gỗ tác Các hệ sinh cấu trúc hoang thường xanh đất động thấp và vận xuất trên không thái hiếm, lâm phần. • Khai thác thấp nhằm giảm thiểu tác động môi đang bị đe doạ • Phá rừng mỏ • Bảo tồn rừng trường và nguy cấp • Hoạt động trên đỉnh núi. • Vùng bảo tồn đại diện bao gồm các khai thác ví dụ về tất cả các hệ sinh thái. gỗ HCV4 • Hạn hán • Xây dựng • Duy trì giá trị • Cải thiện kỹ thuật khai thác gỗ tác Các dịch vụ cơ trong mùa đường sá phòng hộ đầu động thấp bản khô • Khai nguồn của các • Vùng bảo tồn được thiết kế chuẩn 29
  39. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Hiện trạng Giá trị Mối đe doạ Mục tiêu Các chiến lược tiềm năng giá trị hoang lưu vực sông nằm giáp ranh khu bảo tồn thành đất chính. canh tác HCV5 • Ít thực • Khai thác • Cung cấp bền • Tiếp tục tham vấn với các thôn/làng Các nhu cầu phẩm hơn quá mức vững các nhu • Xây dựng bản đồ sử dụng tài cơ bản của • Ít cây • Phá rừng cầu cơ bản: nguyên thiên nhiên với sự tham gia cộng đồng thuốc hơn • Thiệt hại protein, dược của cộng đồng địa phương do khai liệu, hoa quả, • Xác lập các khu vực và quy ước sử thác gỗ. nhiên liệu dụng tài nguyên của thôn/làng với • Cung cấp bền sự tham gia của người dân. vững thu nhập • Giải quyết xung đột. bằng tiền. HCV6 • Những • Di cư đến • Duy trì các giá • Tiếp tục tham vấn từ các ngôi làng Nhận diện văn người trẻ • Hoạt động trị văn hoá. • Xây dựng bản đồ sử dụng tài hoá tuổi thương nguyên thiên nhiên với sự tham gia không còn mại của cộng đồng địa phương quan tâm • Xác lập các khu vực và quy ước sử đến văn dụng tài nguyên của thôn/làng với hoá truyền sự tham gia của người dân. thống. 30
  40. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 4. GIÁM SÁT RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVF) TẠI VIỆT NAM Giám sát HCVF là một hoạt động quan trọng của chủ rừng và các bên liên quan. Tương tự như phần quản lý HCVF, Bộ công cụ này không đi sâu hướng dẫn chi tiết về công tác giám sát HCVF. Phần 3 Bộ công cụ ProForest (2003) cung cấp một số hướng dẫn chung về giám sát cũng như một số yêu cầu cụ thể đối với từng HCV.7 Mối liên quan giữa quản lý và giám sát được làm rõ thông qua các yêu cầu của FSC đối với HCVF tại Nguyên tắc 9 (Tiêu chí 9.4) như sau: Giám sát hàng năm phải được tiến hành để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp được áp dụng nhằm duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính bảo tồn phù hợp. Tiêu chí 9.4 của FSC Như vậy, giám sát từng HCV cần được triển khai để đảm bảo rằng HCV đó được duy trì và tăng cường. Ngoài ra, giám sát các biện pháp và hoạt động theo kế hoạch quản lý cũng được tiến hành để đảm bảo rằng chúng được thực hiện đúng yêu cầu. Cả hai loại hình giám sát này đều cần thiết đối với HCVF. Giám sát các HCV chủ yếu liên quan tới hoạt động tiến hành trong ranh giới lâm trường/công ty lâm nghiệp. Tuy nhiên một số hoạt động giám sát có thể xảy ra bên ngoài phạm vi đơn vị quản lý rừng do một số yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các HCV đã xác định (ví dụ: thay đổi về tình trạng bảo tồn của các kiểu hệ sinh thái, hay xuất hiện nguồn cung cấp nước uống thay thế cho cộng đồng địa phương). Các bên liên quan khác như các chuyên gia quy hoạch sử dụng đất có thể cần phải giám sát HCV ở cấp cảnh quan. Các kết quả của quá trình giám sát HCVs thường được dùng để điều chỉnh các chiến lược quản lý chúng. Một số ví dụ sau đây được dùng để minh họa: • Ảnh vệ tinh cho thấy những khu vực xung quanh và bên trong khu rừng đang bị phát quang. Các bên liên quan có thể phải điều chỉnh mối quan hệ về quản lý với những chủ thể sử dụng đất lân cận. • Dữ liệu ô định vị so với những thông tin về khai thác cho thấy sự tái sinh chậm hơn yêu cầu đặt ra tại những khu vực có cường độ khai thác lớn hơn X cây/ha. Để đảm bảo tái sinh rừng, cường độ khai thác phải thấp hơn X. • Tuyến đường đi của động vật hoang dã trong một hành lang xanh chỉ ra rằng những loài thú lớn không sử dụng hành lang này. Cần tạo một hành lang mới ở một vị trí khác. • Kết quả so sánh lượng bồi lắng ở các con sông với mật độ đường lâm nghiệp cho thấy lượng bồi lắng là quá cao khi mật độ đường vượt quá mức độ nhất định. Công tác quy hoạch phải được triển khai nhằm giảm thiểu mật độ đường vận xuất, vận chuyển. • Giám sát nguồn lâm sản ngoài gỗ của cộng đồng cho thấy sự giảm sút nhanh về số lượng. Các bên liên quan và người dân cần phải quyết định tại sao nguồn tài nguyên bị giảm sút và làm thế nào thay đổi chiến lược khai thác nguồn tài nguyên hoặc công tác quản lý rừng. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa và công tác giám sát Kế hoạch giám sát (nằm trong kế hoạch quản lý) phải kiểm tra được những giả định đối với các quyết định quản lý được đưa ra cũng như trạng thái các thuộc tính của HCVF và phải cụ thể theo địa điểm. Khi một giả định không được hỗ trợ trong quá trình giám sát, cách tiếp cận phòng 7 Tham khảo thêm Mục 5. Giám sát HCVs của Bộ công cụ ProForest 2003, Phần 3. 31
  41. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam ngừa đòi hỏi phải có một hệ thống “quản lý thích nghi” nhằm tạm ngừng hoặc điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến những giả định này cho đến khi một đánh giá đầy đủ hơn được tiến hành. Công tác giám sát của cơ quan cấp chứng chỉ cần bao quát mọi khía cạnh của kế hoạch quản lý, bao gồm chất lượng và phản hồi của kế hoạch giám sát cũng như chất lượng của công tác “quản lý thích nghi” (Nguyên tắc 9 Hội đồng tư vấn FSC, 2000). 32
  42. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO Forest Stewardship Council (2001). Principle 9 Advisory Panel Recommendation Report, Version 1.1. FSC, Oaxaca, Mexico. Forest Stewardship Council (2004). FSC Principles and Criteria for Forest Stewardship. Forest Stewardship Council, Berlin, Germany. Lê Thiện Đức và Hồ Văn Cử (2006). Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Lâm trường Trường Sơn- Công ty Lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình. TFT Chương trình Đông Dương, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Biên, Lê Thiện Đức và Hồ Văn Cử (2006). Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Ban Quản lý rừng phòng hộ A Vương, WWF Chương trình Greater Mekong, Hà Nội. Nguyễn Nghĩa Biên, Lê Thiện Đức và Hồ Văn Cử (2006). Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Kôn, WWF Chương trình Greater Mekong, Hà Nội. Nguyễn Văn Sản, Lê Thiện Đức, Mai Kỳ Vinh và Lê Khắc Côi (2006). Đánh giá Rừng có giá trị bảo tồn cao tại Lâ trường Sông Kôn, huyện Vĩnh Thạch, tỉnh Bình Định.WWF Chương trình Greater Mekong, Hà Nội. Olsen D. M. and E. Dinerstein (1998). The Global 200: a representation approach to conserving the Earth’s most biologically valuable ecoregions. Conservation Biology 12 pp 502-515. Papua New Guinea Forest Stewardship Council Incorporated (2006). High Conservation Value Forest Toolkit for PNG, Boroko, Papua New Guinea. Pollard, E. (2004-2005). Toolkit for the Identification of High Conservation Value Forest in Viet Nam, WWF Greater Mekong Programme, Hanoi Pollard, E. and colleagues (2005). Preliminary High Conservation Value Forest Assessment for Ha Nung State Forest Enterprise, WWF Greater Mekong Programme, Hanoi Pollard, E. and colleagues (2005). Prrelinminary High Conservation Value Forest Assessment for So Pai State Forest Enterprise, WWF Greater Mekong Programme, Hanoi ProForest (2003). The High Conservation Value Forest Toolkit, (Edn 1). Part 1: Introduction. ProForest, Oxford. ProForest (2003). The High Conservation Value Forest Toolkit, (Edn 1). Part 2: Defining High Conservation Values at a national level: a practical guide. ProForest, Oxford. ProForest (2003). The High Conservation Value Forest Toolkit, (Edn 1). Part 3: Identifying and managing High Conservation Values Forests: a guide for forest managers. ProForest, Oxford. ProForest (2003). The High Conservation Value Toolkit. Vol. 1 & 2. ProForest, Oxford. ProForest (2004a). HCVF for conservation practioners. ProForest, Oxford. ProForest (2004b). A Sourcebook for Landscape analysis of High Conservation Value Forest. ProForest, Oxford. 33
  43. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam ProForest (2007). Use of the HCV framework in Mozambique: A summary of workshop Outputs. ProForest, Oxford. Rainforest Alliance and ProForest (2003). Identifying, Managing, and Monitoring High Conservation Value Forests in Indonesia: A Toolkit for Forest Managers and other Stakeholders, SmartWood, Jakarta, Indonesia. Schmid, M. (1989) Vietnam, Kampuchea and Laos. Pp 83-90 in D. G. Campbell and Hammond, H. D. eds. Floristic inventory of tropical countries. New York: The New York Botanical GardenWWF-WARPO (2006). An Interpretation of Global HCVF Toolkit for use in Ghana, WWF-WARPO, Accra. 34
  44. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam 6. PHỤ LỤC Phụ lục A. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA XÂY DỰNG DỰ THẢO BỘ CÔNG CỤ TT Họ và tên Cơ quan/ Địa chỉ liên lạc 1 Đinh Trọng Thu Viện Xã hội học Tầng 7, tòa nhà số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Mobile: +84 912516980 Email: dinhtrongthu2003@yahoo.com 2 Edward Pollard* Tư vấn HCVF WCS Cambodia Program 21, Street 21, Phnom Penh Mail: IPO 1620, Phnom Penh Cambodia Mobile: +855 12 820189 Email: epollard@wcs.org 3 Hồ Văn Cử* TFT Mobile: +84 915558872 h.vancu@tropicalforesttrust.com 4 Lê Công Uẩn WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội 5 Lê Khắc Côi* WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội Email: Coi.lekhac@wwfgreatermekong.org 6 Lê Thị Lộc WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội Email: Loc.lethi@wwfgreatermekong.org 7 Lê Thiện Đức* WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội Email: duc.lethien@wwfgreatermekong.org 8 Lê Thủy Anh* WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diêu, Tây Hồ, Hà Nội Email: Anh.lethuy@wwfgreatermekong.org 9 Mai Kỳ Vinh* WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội Email: vinh.maiky@wwfgreatermekong.org 10 Maurits Servaas Dự án NTFP Email: mauritsservaas@yahoo.com 11 Nguyễn Bích Hằng WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội 12 Nguyễn Hữu Dũng Cục Kiểm lâm, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Ngọc Hà, Hà Nội, Việt Nam Email: parc@hn.vnn.vn 35
  45. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 13 Nguyễn Lâm Thành Ủy ban Dân tộc 80 Phan Đình Phùng, Hà Nội, Việt Nam 14 Nguyễn Nghĩa Biên* Vụ Kế hoạch, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Ngọc Hà, Hà Nội, Việt Nam Email: bienforest@gmail.com 15 Nguyễn Quốc Dựng* Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam Email: dungfipi@gmail.com 16 Nguyễn Văn Sản* Innogreen Biệt thự 28 - Khu Biệt thự Hồ Tây - Số 10 Đặng Thai Mai - Tây Hồ -Hà Nội, Việt Nam Email: nguyenvansan@ innovgreen.cc 17 Phạm Quốc Tuấn Chương trình Lâm nghiệp Việt Đức GTZ 16 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Email: phamtuan.fp@gtz-vietnam.com.vn 18 Phạm Văn Điển Trường Đại Học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Nội, Việt Nam Email: vdien100@mail.ru 19 Phùng Văn Khoa* Trường đại học Lâm nghiệp Xuân Mai, Hà Nội, Việt Nam Email: khoaduongfuv@yahoo.com 20 Sebastian Schrader* WWF - Chương trình Việt Nam 39 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam Email: Sebastian.schrader@wwfgreatermekong.org 21 Sumiko Morino TFT Email: s.morino@tropicalforesttrust.com 22 Vũ Văn Dũng Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam Email: vvdung@fpt.vn Ghi chú: *Những người trực tiếp tham gia đánh giá thử nghiệm Bộ Công cụ tại hiện trường. Các chuyên gia khác TT Họ và tên Tổ chức 1 Tim Dawson Chương trình hỗ trợ ngành LN 2 Fergus MacDonald WWF - Chương trình Việt Nam 3 Barney Long WWF - Chương trình Việt Nam 4 Chris Dickinson WWF - Chương trình Việt Nam 5 Benjamin Hodgeson WWF - Lào 6 Dr Ramesh Boonratana Tư vấn độc lập 7 Marc Hiller Yale FES 8 Dr James Jarvie Tư vấn độc lập 36
  46. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam Phụ lục B. DANH LỤC THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM (Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ) ___ NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại I A. Thực vật rừng TT Tên Việt Nam Tên khoa học NGÀNH THÔNG PINOPHYTA 1 Hoàng đàn Cupressus torulosa 2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides 3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis 4 Vân Sam Phan xi păng Abies delavayi fansipanensis 5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis 6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana) 7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA Lớp mộc lan Magnoliopsida 8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae 9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana 10 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii 11 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia tonkinensis 12 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis 13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta Lớp hành Liliopsida 14 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp. 15 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp. I B. Động vật rừng TT Tên Việt Nam Tên khoa học LỚP THÚ MAMMALIA Bộ cánh da Dermoptera 1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus Bộ khỉ hầu Primates 2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang) 3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus 37
  47. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học 4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea 5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus 6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes 7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus 8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei) 9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri 10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi 11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis 12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus 13 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus (T. cristatus) 14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor 15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae 16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys 17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus Bộ thú ăn thịt Carnivora 18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus 19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malayanus 20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus 21 Rái cá thường Lutra lutra 22 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana 23 Rái cá lông mượt Lutrogale (Lutra) perspicillata 24 Rái cá vuốt bé Amblonyx (Aonyx) cinereus (A. cinerea) 25 Chồn mực (Cầy đen) Arctictis binturong 26 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma (Felis) temminckii 27 Mèo ri Felis chaus 28 Mèo gấm Pardofelis (Felis) marmorata 29 Mèo rừng Prionailurus (Felis) bengalensis 30 Mèo cá Prionailurus (Felis) viverrina 31 Báo gấm Neofelis nebulosa 32 Báo hoa mai Panthera pardus 33 Hổ Panthera tigris Bộ có vòi Proboscidea 34 Voi Elephas maximus Bộ móng guốc ngón lẻ Perissodactyla 35 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus Bộ móng guốc ngón chẵn Artiodactyla 36 Hươu vàng Axis (Cervus) porcinus 37 Nai cà tong Cervus eldii 38
  48. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên khoa học 38 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis 39 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis 40 Hươu xạ Moschus berezovskii 41 Bò tót Bos gaurus 42 Bò rừng Bos javanicus 43 Bò xám Bos sauveli 44 Trâu rừng Bubalus arnee 45 Sơn dương Naemorhedus (Capricornis) sumatraensis 46 Sao la Pseudoryx nghetinhensis Bộ thỏ rừng Lagomorpha 47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi LỚP CHIM AVES Bộ bồ nông Pelecaniformess 48 Gìa đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus 49 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni 50 Cò thìa Platalea minor Bộ sếu Gruiformes 51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone Bộ gà Galiformes 52 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum 53 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini 54 Trĩ sao Rheinardia ocellata 55 Công Pavo muticus 56 Gà lôi hồng tía Lophura diardi 57 Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi 58 Gà lôi Hà Tĩnh Lophura hatinhensis 59 Gà lôi mào đen Lophura imperialis 60 Gà lôi trắng Lophura nycthemera LỚP BÒ SÁT REPTILIA Bộ có vẩy Squamata 61 Hổ mang chúa Ophiophagus hannah Bộ rùa Testudinata 62 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata 39
  49. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam Phụ lục C. DANH LỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT VÀ PHÂN HẠNG TRONG SÁCH ĐỎ VIỆT NAM (theo tiêu chuẩn của IUCN) TT Tên loài động vật Tên Việt Nam Bậc phân hạng I. Thú 1. Dermoptera 1. Bộ Cánh da Cynocephalidae Họ Chồn dơi 1 Cynocephalus variegatus (Audebert,1799) Chồn dơi (Chồn bay) EN A1cC1 2. Chiroptera 2. Bộ Dơi Pteropdidae Họ Dơi quả 2 Cynopterus brachyotis (Muller, 1838) Dơi chó tai ngắn VU A1c,d B2a,e Rhinolophidae Họ Dơi lá mũi 3 Rhinolophus paradoxolophus (Bourret, 1951) Dơi lá quạt VU D1 4 Rhinolophus thomasi (Andersen, 1905) Dơi lá toma VU B2a Vespertilionidae Họ Dơi muỗi 5 Harpiocephalus harpia (Temminck, 1840) Dơi mũi ống cánh lông VU A1cD1 6 Ia io (Thomas, 1902) Dơi iô VU A1c,d B2b,c,e 7 Myotis ricketti (Thomas, 1894) Dơi muỗi chân lớn DD 8 Myotis siligorensis (Horsfield, 1855) Dơi tai sọ cao LR nt 3. Primates Bộ Linh trưởng Loricidae Họ Culi 9 Nycticebus bengalensis (Lacepede, 1800) Culi lớn VU A1c,d 10 Nycticebus pygmaeus Bonhote, 1907 Culi nhỏ VU A1c,d Cercopithecidae Họ Khỉ 11 Macaca arctoides (Geoffroy, 1831) Khỉ mặt đỏ VU A1c,d B1+2b,c 12 Macaca assamensis M'clelland, 1839 Khỉ mốc VU A1c,d 13 Macaca fascicularis (Rafles, 1821) Khỉ đuôi dài LR nt 14 Macaca mulatta (Zimmermann, 1780) Khỉ vàng LR nt 15 Macaca leonina (Blyth,1863) Khỉ đuôi lợn VU A1 c,d 16 Pygathrix nemaeus cinerea ( Nadler, 1997) Chà vá chân xám CR A1c B2b D 17 Pygathrix nemaeus nemaeus (Linnaeus, 1771) Chà vá chân nâu EN A1a,c,d B2b 18 Pygathrix nemaeus nigripes (Milne-Edwards, 1871) Chà vá chân đen EN A1a,c,d B2b 19 Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912 Voọc mũi hếch CR B a,b,c C1 20 Trachypithecus villosus (Schelegel,1876) Voọc bạc VU A1c,d 21 Trachypithecus delacouri (Osgood, 1932) Voọc mông trắng CR A1c,d C1+2a 22 Trachypithecus francoisi (Poursargues, 1898) Voọc đen má trắng EN A1 c,d C2a 23 Trachypithecus hatinhensis Dao, 1970 Voọc gáy trắng EN A1c,d 24 Trachypithecus francoisi poliocephalus (Trouessart, Voọc đầu trắng CR A1c,d C1+2b 1911) 25 Trachypithecus barbei (Anderson, 1879) Voọc xám VU A1c,d Hylobatidae Họ Vượn 26 Nomascus concolor (Harlan, 1826) Vượn đen EN A1c, d C2a 27 Nomascus gabriellae Thomas, 1909 Vượn đen má vàng EN A1c, d C2a 28 Nomascus leucogenys leucogenys (Ogiby, 1840) Vượn đen má trắng EN A1c, d C2a 40
  50. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam TT Tên loài động vật Tên Việt Nam Bậc phân hạng 29 Nomascus leucogenys siki (Delacour, 1951) Vượn đen má hung EN A1c,d C2a 4. Carnivora 4. Bộ Ăn thịt Canidae Họ Chó 30 Canis aureus Linnaeus, 1758 Chó rừng DD 31 Cuon alpinus (Pallas, 1811) Sói đỏ EN A1c,d C1+2a 32 Vulpes vulpes (Linnaeus, 1758) Cáo lửa DD Ursidae Họ Gấu 33 Ursus malayanus (Raffles, 1821) Gấu chó EN A1c,d C1 + 2a 34 Ursus thibetanus (G. Cuvier, 1823) Gấu ngựa EN A1c,d C1 +2a Mustelidae Họ Chồn 35 Aonyx cinerea (Illiger, 1815) Rái cá vuốt bé VU A1c,d C1 + 2a 36 Lutra lutra (Linnaeus, 1758) Rái cá thường VU A1c,d C1 + 2a 37 Lutrogale perspicillata (Geoffroy, St. Hilaire 1826) Rái cá lông mượt EN A1c, d C1 38 Lutra sumatrana (Gray, 1865) Rái cá lông mũi EN A1c, d C1 Viverridae Họ Cầy 39 Arctictis binturong ( Raffles, 1821) Cầy mực EN A1c, d C1 40 Arctogalidia strivirgata (Gray, 1832) Cầy tai trắng LR nt 41 Cynogale lowei Pocock, 1933 Cầy rái cá EX 42 Hemigalus owstoni Thomas, 1912 Cầy vằn bắc VU A1 c, d C1 43 Hemigalus derbyanus (Gray, 1837) Cầy vằn nam DD 44 Prionodon pardicolor Hodgson, 1842 Cầy gấm VU A1 c, d 45 Viverra megaspila Blyth, 1862 Cầy giông sọc VU A1c,d C1 46 Viverra tainguensis Socolov, Rozhenov, Pham Cầy giông Tây Nguyên VU A1c, d Trong Anh, 1997 Felidae Họ Mèo 47 Catopuma temmincki (Vigorr et Horsfield, 1827) Báo lửa EN A1c, d C1 +2a 48 Felis chaus Guldenstaedt, 1776 Mèo ri DD 49 Prionailurus viverrina (Bennett 1833) Mèo cá EN A1c, d C1 +2a 50 Panthera pardus (Linnaeus, 1758) Báo hoa mai CR A1d C1 +2a 51 Panthera tigris corbetti Mazak, 1968. Hổ Đông Dương CR A1d C1 +2a 52 Pardofelis marmorata (Martin, 1817) Mèo gấm VU A1c,d C1 53 Pardofelis nebulosa (Griffith, 1821) Báo gấm EN A1c,d C1 +2a 5. Proboscidea 5. Bộ Có vòi Elephantidae Họ Voi 54 Elephas maximus Linnaeus, 1758 Voi CR A1cB1+2b, c, e C1 +2a 6. Perissodatyla 6. Bộ Móng guốc ngón lẻ Tapiridae Họ Heo vòi 55 Tapirus indicus Desmarest, 1829 Heo vòi EX Rhinocerotidae Họ Tê giác 56 Dicerorhinus sumatrensis (Fischer, 1819) Tê giác hai sừng EX 57 Rhinoceros sondaicus Desmarest, 1822 Tê giác một sừng CR A1c B2a,b C1+2bD 7. Artiodactyla 7. Bộ Móng guốc ngón chẵn Tragulidae Họ Cheo cheo 41
  51. Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên – WWF Chương trình Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam TT Tên loài động vật Tên Việt Nam Bậc phân hạng 58 Tragulus javanicus (Osbeck,1765) Cheo Nam Dương VU A1a, d C1 59 Tragulus napu (Cuver, 1822) Cheo napu DD Cervidae Họ Hươu Nai 60 Cervus eldi M’clelland, 1842 Nai cà tông EN A1c,d Ba,b,c C1+2a 61 Cervus nippon Temminck, 1838 Hươu sao EW 62 Cervus porcinus Zimmermann, 1777 Hươu vàng EN A1c,d B2a,b,e 63 Cervus unicolor Keer, 1792 Nai VU A1c, d B1+2a,b 64 Megamuntiacus vuquangensis Do Tuoc, Vu Van Mang lớn VU A1c,d C1 Dung, Shantini Dawson, Peter Arctander et John Mackinnon, 1994. 65 Moschus berezovski Flerob, 1929 Hươu xạ CR A1d + 2d 66 Muntiacus muntjak annamensis Kloss, 1928 Hoẵng nam bộ VU A1c,d C1 67 Muntiacus truongsonensis Pham Mong Giao, Do Mang Trường Sơn DD Tuoc, Vu Van Dung, E.D. Wikramanayake, G. Amato, P.A. Arctander et J. R. Mackinnon, 1998 Bovidae Họ Trâu bò 68 Bos gaurus Smith, 1827 Bò tót EN A1c,d B1+ 2aC1+2a 69 Bos javanicus S’Alton, 1823 Bò rừng EN A1c, d B2a 70 Bos sauveli Urbain, 1937 Bò xám EX 71 Bubalus bubalis (Linnaeus, 1758) Trâu rừng CR B2a,b C1+2a 72 Capricornis sumatraensis (Bechstein, 1799) Sơn dương EN A1c,d B1+2a,b C2a 73 Pseudoryx nghetinhensis Vu Van Dung, Peter Sao la EN A1c,d B1+2a,b Arctander, John Mackinnon, Do Tuoc, Nguyen C1+2a Ngoc Chinh, Pham Mong Giao, 1993 8. Pholidota 8. Bộ Tê tê Manidae Họ Tê tê 74 Manis javanica Desmarest, 1822 Tê tê gia va EN A1c,d C1+2a 75 Manis pentadactyla Linnaeus, 1758 Tê tê vàng EN A1c,d C1+2a 9. Rodentia 9. Bộ Gậm nhấm Pteromyidae Họ Sóc bay 76 Belomys pearsoni (Gray, 1842) Sóc bay lông tai CR A1 +2c, d C1+2a 77 Hylopetes alboniger (Hodgson, 1836) Sóc bay đen trắng VU A1cB1+2b,c 78 Hylopetes lepidus (Horsfield, 1822) Sóc bay Côn Đảo VU D1 79 Hylopetes phayrei Blyth, 1859 Sóc bay nhỏ VU A1c B2b,c 80 Petaurista elegans (Muller,1839) Sóc bay sao EN A1cB1+2aC2a 81 Petaurista petaurista (Pallas, 1766) Sóc bay trâu VU A1c Sciuridae Họ Sóc cây 82 Callosciurus finlaysoni (Horsfield,1823) Sóc đỏ LR nt 83 Ratufa bicolor (Sparrmann, 1778) Sóc đen VU A1a,c,d. 10. Lagomorpha 10. Bộ Thỏ Leporidae Họ Thỏ rừng 84 Lepus sinensis Gray, 1832. Thỏ rừng Trung Hoa EN A1c, d B2a,b,c +3a,b, c, d 85 Nesolagus timinsi Averianov, Abramov, Tikhonov, Thỏ vằn EN B1a +2aD 2000 42
  52. Bộ công cụ xác định Rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam TT Tên loài động vật Tên Việt Nam Bậc phân hạng 11. Cetacea 11. Bộ Cá voi Delphinidae Họ Cá heo 86 Lagenodelphis hosei Fraer, 1956 Cá heo bụng trắng VU C1 87 Pseudorca crassidens (Owen, 1846) Cá ông chuông DD 88 Sousa chinensis (Osbeck, 1765) Cá heo trắng Trung EN A1c C2a Hoa 89 Stenella longirostris (Gray, 1828) Cá heo mõm dài VU A1cD1 12. Sirenia 12. Bộ Hải ngưu Dugongidae Họ Cá cúi 90 Dugong dugon (Muller, 1776) Bò biển CR A1c,d D II. Chim 1. Pelecaniformes 1. Bộ Bồ nông Pelecanidae Họ Bồ nông 91 Pelecanus philippensis Gmelin, 1789. Bồ nông chân xám EN A1c,d B 2 b, c, e + 3 b, d Phalacrocoracidae Họ Cốc 92 Phalacrocorax carbo sinensis (Linnaeus, 1758) Cốc đế EN A1c,d B 2b+3b Anhingidae Họ Cổ rắn 93 Anhinga melanogaster Pennant, 1769. Cổ rắn VU A1c,d B1+3c 2. Ciconiiformes 2. Bộ Hạc Ardeidae Họ Diệc 94 Egretta eulophotes Swinhoe,1860 Cò trắng Trung Quốc VU A1c,e B 2 c,d + 3 a D2 95 Gorsachius magnificus (Olilvie-Grant, 1899) Vạc hoa CR A1a,c C2a D Ciconiidae Họ Vạc 96 Anastomus oscitans (Boddaert, 1783) Cò nhạn VU A1a,c,d,e C2a 97 Ciconia episcopus (Boddaert,1783) Hạc cổ trắng VU A1c,e C2a 98 Ephippiorhynchus asiaticus (Latham, 1790) Hạc cổ đen DD 99 Leptoptilos dubius (Gmelin,1789) Già đẫy lớn DD 100 Leptoptilos javanicus (Horsfield, 1821) Già đẫy nhỏ VU A1c,e B 2a +3b C 2 a 101 Mycteria cinerea (Raffles, 1922) Cò lạo xám DD 102 Mycteria leucocephala Pennant, 1769. Cò lạo Ấn Độ VU A1c B1+2d Threskiornithidae Họ Cò quăm 103 Platalea minor Temmincki & Schlegel, 1849 Cò mỏ thìa EN A1 a, c D 104 Pseudibis davisoni (Hume, 1875) Quắm cánh xanh CR A1a,c,d C2a D 105 Pseudibis gigantea (Oustalet, 1877) Quắm lớn DD 106 Threskiornis melanocephalus (Latham, 1790) Cò quăm đẫu đen VU A1c,e B1+ 2b 3. Anseriformes 3. Bộ Ngỗng Anatidae Họ Vịt 107 Aythya baeri (Radde,1863) Vịt đầu đen DD 108 Cairina scutulata (Muller, 1842) Ngan cánh trắng CR A1a,c,d 109 Mergus squamatus Gould, 1864 Vịt mỏ nhọn DD 110 Nettapus coromandelianus (Gmelin, 1789) Le khoang cổ EN C2a D 111 Sarkidiornis melanotos (Pennant, 1769) Vịt mồng LR nt 4. Falconiformes 4. Bộ Cắt 43