Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng

pdf 87 trang ngocly 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_cong_cu_quan_ly_va_giam_sat_du_lich_cong_dong.pdf

Nội dung text: Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng

  1. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Bộ Công Cụ Quản lý và Giám sát Du lịch Cộng đồng 1
  2. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng. Phối hợp xuất bản và phân phối bởi: Mạng lưới Du lịch Bền vững vì Người Nghèo SNV Việt Nam và Đại học Tổng hợp Hawaii, Trường Đào tạo Quản lý Du lịch Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV là một tổ chức phi chính quốc tế có trụ sở chính tại Hà Lan chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về xây dựng năng lực cho hơn 1.800 khách hàng tại 33 quốc gia thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Ban Căng. Tại Châu Á, SNV cung cấp các dịch vụ xây dựng năng lực cho các cơ quan chính phủ, phi chính phủ và tư nhân tại Nê-pan, Việt Nam, Butan, Lào, Cam-pu-chia và Bang-la-đét cũng như một số các tổ chức và mạng lưới trong khu vực. 150 cố vấn của chúng tôi tại Châu Á làm việc với các đối tác địa phương, chủ yếu là ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan này để có thể thực hiện công tác giảm nghèo và quản lý điều hành một các hiệu quả. Trường Đào tạo Quản lý Du lịch (TIM) đóng tại trụ sở Manoa của trường Đại học Tổng hợp Hawaii trên đảo Oahu. Đây là trường đào tạo chuyên môn hàng đầu về phát triển và truyền bá kiến thức về các lĩnh vực thuộc ngành du lịch tại Châu Á-Thái Bình Dương. Trường nổi tiếng với khoa đào tạo đa ngành và được biết đến một cách rộng rãi, trường cũng tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và dịch vụ ngoài công tác đào tạo. Trường tập trung vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, tuy nhiên sinh viên và giảng viên của trường đến từ khắp nơi trên thế giới. Bản sao báo cáo này được đăng tải trên trang chủ của trường TIM, Đại học Tổng hợp Hawaii (www.tim.hawaii.edu) và của SNV (www.snvworld.org). Trong một số trường hợp, có thể sẽ thu phí in ấn và cước bưu điện. Xin vui lòng tham khảo các trang web nói trên. Người biên tập thay mặt cho SNV Douglas Hainsworth, SNV, Hà Nội, Việt Nam Người biên tập thay mặt cho Đại học Tổng hợp Hawaii: Walter Jamieson, Steve Noakes & Sheena Day (Úc) Bản quyền © SNV và Đại học Tổng hợp Hawaii Mọi quyền đã được bảo vệ. Ngoài các hoạt động cho mục đích học tập, nghiên cứu, phê bình hoặc đánh giá được Luật Bản Quyền của Hoa Kỳ cho phép, không được sao chép bất kỳ phần nào của cuốn sách này dưới bất cứ hình thức nào nếu không được phép bằng văn bản của cơ quan phát hành. Mọi thắc mắc xin được gửi đến Steve Noakes, steve@pacificasiatourism.org 2
  3. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Các ảnh do SNV, Sheena Day and Suzanne Noakes cung cấp NỘI DUNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 LỜI NÓI ĐẦU 6 CƠ Sở 7 CHƯƠNG 1 8 GIỚI THIỆU 8 MụC ĐÍCH CủA Bộ CÔNG Cụ 8 CÁC KHÁI NIệM CHÍNH 8 NHữNG CHủ Đề CHÍNH TRONG CBT 10 CHƯƠNG 2 21 GIÁM SÁT TỪNG BƯỚC 21 BƯỚC 1: LậP Kế HOạCH GIÁM SÁT 21 BƯỚC 2: XÁC ĐịNH PHạM VI CÁC VấN Đề CHÍNH 26 BƯỚC 3: XÂY DựNG CÁC CHỉ TIÊU 29 BƯỚC 4: THU THậP Dữ LIệU 34 BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ KếT QUả 41 BƯỚC 6: LậP Kế HOạCH ĐốI PHÓ 44 BƯỚC 7: THÔNG TIN Về KếT QUả 47 BƯỚC 8: KIểM TRA VÀ ĐIềU CHỉNH 49 KếT LUậN 51 TÁI BÚT 51 CHƯƠNG 3 53 CÁC VÍ DỤ THỰC TẾ 53 HƯớNG DẫN Về VÍ Dụ THựC Tế 53 VÍ Dụ 1: PHILIPIN 54 VÍ DỤ 2: VIệT NAM 57 VÍ DỤ 3: THÁI LAN 59 VÍ DỤ 4: NÊ-PAN 61 VÍ DỤ 5: LÀO 64 VÍ DỤ 6: IN-ĐÔ-NÊ-XIA 66 CHƯƠNG 4 68 CÁC NGUỒN LỰC BỔ SUNG 68 GIớI THIệU Về CÁC NGUồN LựC Bổ SUNG 68 DANH SÁCH CHỉ TIÊU 68 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Các bước xây dựng một chương trình giám sát 19 Hình 2: Lập kế hoạch hoạt động 21 Hình 3: Quá trình xác định 26 Hình 4: Quy trình xây dựng chỉ tiêu 29 Hình 5: Các vấn đề cần cân nhắc khi sàng lọc chỉ tiêu 30 3
  4. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Hình 6: Kế hoạch thực hiện 44 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: 8 bước giám sát dự án CBT 19 Bảng 2: Ví dụ Mục đích và Mục tiêu Dự án 22 Bảng 3: Ví dụ về các mục đích và mục tiêu giám sát 23 Bảng 4: Ví dụ về các vấn đề chính 27 Bảng 5: Các ví dụ về những vấn đề chính và chỉ tiêu tiềm năng 31 Bảng 6: Bảng tổng hợp các kỹ thuật thu thập dữ liệu chỉ tiêu môi trường 35 Bảng 7 Ví dụ về tờ chỉ tiêu 39 Bảng 8: Diễn giải các chỉ tiêu du lịch bền vững Samoa 42 Bảng 9: Ví dụ về các biện pháp đối phó trong quản lý 45 DANH MỤC HỘP Hộp 1: Giám sát là gì? 8 Hộp 2: Các chỉ tiêu là gì? 8 Hộp 3: Nghèo là gì? 9 Hộp 4: Du lịch vì Người Nghèo là gì? 9 Hộp 5: Du lịch cộng đồng là gì? 9 Hộp 6: Các khuyến nghị của UNWTO đối với Du lịch vì Người Nghèo 11 Hộp 8 Các loại chỉ tiêu của UNWTO 18 Hộp 9: Du lịch kinh doanh và du lịch bền vững 22 Hộp 10: Mục đích và mục tiêu cụ thể 22 Hộp 11: Ví dụ Tổng quan Dự án 24 Hộp 12: Có bao nhiêu Chỉ tiêu? 30 Hộp 13: Ví dụ về kế hoạch khảo sát 36 Hộp 14: Các loại câu hỏi để sử dụng trong hỏi đáp điều tra 37 Hộp 15: Lời khuyên cho việc đặt ngưỡng chuẩn 42 Hộp 16: Ví dụ về nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém 44 Hộp 17: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của một Chương trình Giám sát 51 Lưu trú Du lịch Cộng đồng, In-đô-nê-xia 4
  5. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á APEC Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APPA Lập Kế hoạch và Hành động có Sự Tham gia và Tán thành CBT Du lịch Cộng Đồng CBT M+M Quản lý và Giám sát Du lịch Cộng đồng CIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada CO Tổ chức Cộng đồng DDC Các Ủy ban Phát triển Quận, Huyện DIFD Cơ quan Phát triển Quốc tế Anh DNPWC Cơ quan Bảo tồn Vườn Quốc gia và Động vật Hoang dã EIA Đánh giá Tác động Môi trường GDP Tổng Sản Phẩm Quốc Nội GTZ Cơ Quan Hỗ trợ Đức ICRT Trung tâm Quốc tế về Du lịch Có Trách nhiệm IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế M+M Quản lý và Giám sát MoCTCA Bộ Văn hoá, Du lịch và Hàng Không Dân Dụng MTDP Dự án Phát triển Du lịch vùng Sông Mê Kông MSME Các Doanh nghiệp Siêu nhỏ, Nhỏ và Vừa NATTA Hiệp hội các Cơ quan Lữ hành và Du lịch NATHM Học viện Quốc gia về Quản lý Du lịch và Dịch vụ Khách sạn Nhà hàng NGO Tổ chức Phi Chính Phủ NMA Hiệp Hội Leo Núi Nê-pan NTB Tổng Cục Du lịch Nê-pan NZ Niu-Zilân ODI Viện Phát triển Hải Ngoại OECD Cơ quan Hợp tác và Phát triển Kinh tế PIDWWO Tổ chức Chăm sóc Cá heo và Cá Voi Đảo Pamilacan PPST Du lịch Bền vững vì Người Nghèo PPT Du lịch vì Người Nghèo SMART Cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được,thực tế và có thời hạn SMEs Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa SNV Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV STCRC Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu Du lịch Bền vững STDC Ủy ban Phát triển Du lịch Bền vững STDS Ban Phát triển Du lịch Bền vững STDU Phòng Phát triển Du lịch Bền vững TAAN Hiệp hội các Cơ quan Lữ hành Nêpal TEAP Chương trình Nâng cao Nhận thức về Dulịch và Môi trường TOMM Mô hình Quản lý Tối ưu hóa Du lịch TRAP Chương trình Du lịch và Giảm nghèo Nông thôn UN Liên hiệp Quốc UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp Quốc UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc UNESCO Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc USP Đại học Tổnh Hợp Nam Thái Bình Dương WCPA Ủy ban Thế giới về các Khu Bảo tồn VDC Ban Phát triển Làng 5
  6. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng LỜI NÓI ĐẦU Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tích cực tham gia vào cộng tác hỗ trợ phát triển du lịch bền vững từ giữa những năm 1990 và hiện đang là cơ quan hàng đầu trong việc sử dụng du lịch như một công cụ phục vụ phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo. SNV quyết định đưa Du lịch Bền vững thành một lĩnh vực hoạt động toàn cầu nhằm hỗ trợ các dự án du lịch tại 25 trong tổng số 33 quốc gia nơi SNV đang hoạt động. Tại Châu Á, SNV có các chương trình du lịch tại Nê-pan, Bu-tan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. SNV cũng thành lập Mạng lưới Du lịch Bền vững vì Người Nghèo nhằm mục đích phát triển kiến thức để phục vụ lĩnh vực hoạt động này của tổ chức. Mạng lưới này đã lựa chọn Bộ Công cụ Giám sát và Đánh giá Du lịch Cộng đồng làm sản phẩm tri thức quan trọng để phát triển. Tháng 7 năm 2004, mạng lưới PPST đã đề nghị tư vấn xây dựng báo cáo về việc phát triển một bộ công cụ quản lý và theo dõi CBT. Dựa trên công việc được thực hiện năm 2005, Mạng lưới PPST đã giao cho Trường Đào tạo Quản lý Ngành Du lịch (TIM – thuộc Đại học Tổng hợp Hawaii) cùng phối hợp xây dựng một “Bộ Cộng Cụ Quản lý và Giám sát Du lịch Cộng đồng”. Chương trình hợp tác này được xây dựng dựa trên các công việc đã được Mạng lưới PPST của SNV và TIM thực hiện. Bản thảo Bộ Công cụ được soạn xong vào tháng 12 năm 2005 và gửi cho các Cố vấn Du lịch và Đối tác của SNV để lấy ý kiến. Bộ Công cụ hoàn chỉnh này là kết quả sự nỗ lực của Louise Twining-Ward với sự hỗ trợ thông tin và biên soạn của Walter Jamieson, Đại học Tổng hợp Hawaii, Steve Noakes và Sheena Day, Úc. Andy Wehkamp Tháng 12 năm 2007 6
  7. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Cơ sở Không có gì đứng yên tại chỗ. Thị trường và các điểm đến du lịch ở trạng thái luôn thay đổi. Việc giám sát từ cấp dự án tới cấp quốc gia là công cụ hết sức cần thiết để đánh giá và quản lý sự thay đổi. Đối với du lịch cộng đồng, công tác giám sát giúp nâng cao hiểu biết về tác động của du lịch đối với cộng đồng, và những đóng góp của du lịch cho mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng. Giám sát cũng giúp phát hiện những lĩnh vực cần được cải thiện và những nơi đang diễn ra sự thay đổi. Theo cách đó, giám sát và quản lý được thể hiện như hai yếu tố vừa liên quan vừa phụ thuộc lẫn nhau. Du lịch là ngành có tính cạnh tranh cao. Các dự án Du lịch cộng đồng (CBT), như bất kỳ ngành kinh doanh nhỏ nào, đều cần phải có sự kiểm soát cẩn thận về mọi mặt của công việc kinh doanh – nắm bắt và phản hồi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và quản lý các vấn đề tài chính, các hoạt động nội bộ, nguồn nhân lực và mối quan hệ với các nhà cung cấp và các đối tượng liên quan bên ngoài. Trong các trường hợp vấn đề đáng quan tâm nhất là xóa đói giảm nghèo và sự bền về môi trường, giám sát có thể giúp các nhà quản lý dự án tìm hiểu xem liệu dự án hiện có được thực hiện như mong muốn hay không, và giúp họ đưa ra những điều chỉnh để cải thiện hoạt động khi cần thiết. Giám sát gồm lựa chọn kỹ và thử nghiệm các chỉ tiêu, trình bày và thực hiện dựa trên kết quả. Xây dựng một khung giám sát đòi hỏi phải mất thời gian, nhưng có thể giúp một dự án CBT thành công hơn. Những lợi ích chính của việc giám sát CBT bao gồm: • Đánh giá tình hình hoạt động dự án theo thời gian • Điều chỉnh các hoạt động dự án dựa trên các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình giám sát • Sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án trong tương lai dựa trên các vấn đề cần thiết nhất • Cải thiện công tác quy hoạch, phát triển và quản lý dự án • Đảm bảo mọi thành phần xã hội (kể cả người dân tộc thiểu số, thanh niên và phụ nữ) đều có thể hưởng lợi từ CBT • Cải thiện công tác xây dựng chính sách • Nâng cao sự tin cậy của các nhà tài trợ • Nâng cao tính tập trung của hoạt động hỗ trợ • Nâng cao sự hiểu biết của các thành phần liên quan về du lịch bền vững Bộ Công cụ này được thiết kế để cung cấp cho độc giả những kiến thức về xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát cho một dự án du lịch cộng đồng. Bộ Công cụ này đưa ra hướng dẫn từng bước, được hỗ trợ bằng nhiều ví dụ thực tế, giúp độc giả có thể bắt đầu một dự án giám sát. Trong quá trình xây dựng Bộ Công cụ này, chúng tôi đã dựa vào các kinh nghiệm quản lý các dự án giám sát du lịch trên khắp thế giới, cũng như các nguồn thông tin được cập nhật về chủ đề này. Trong khi đa số các tài liệu này đều mang tính kỹ thuật, với Bộ Công cụ này chúng tôi cố gắng xây dựng một quy trình đơn giản, thực tế và dễ sử dụng nhất. Bộ Công cụ này gồm 4 phần chính: Chương 1: Giới thiệu về Giám sát Chương 2: Giám sát từng bước Chương 3: Các ví dụ cụ thể Chương 4: Các nguồn bổ sung Có thể áp dụng Bộ Công cụ cho bất kỳ đối tượng nào liên quan tới tài trợ, lập kế hoạch hoặc quản lý một dự án du lịch cộng đồng: nhà chức trách địa phương, các nhà hoạch định du lịch, các nhà tư vấn phát triển, cơ quan tài trợ và các nhóm cộng đồng. Nó giới thiệu về công tác giám sát và cơ sở vững chắc cho việc học hỏi dựa trên thực tế về sau này. Bộ Công cụ nhằm mục tiêu tháo gỡ rào cản đối với việc tham gia tích cực của công chúng vào giám sát du lịch, giúp cộng đồng thiết kế và thực hiện các chương trình giám sát du lịch của mình. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả về Bộ Công cụ này và kết quả mà quý vị đạt được qua sử dụng Bộ Công cụ. Nếu quý vị có câu hỏi, nhận xét và ý kiến đóng góp nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại steve@pacificasiatourism.org 7
  8. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Chương 1 GIỚI THIỆU Mục đích của Bộ Công cụ Mục đích của Bộ Công cụ này là cung cấp các phương tiện và thông tin cần thiết cho độc giả để họ có thể xây dựng các chương trình giám sát du lịch cộng đồng (CBT). Bộ Công cụ cung cấp phương pháp tiếp cận thích hợp về giám sát và quản lý du lịch cộng đồng, trong đó tập trung đặc biệt tới phương thức giám sát tính hiệu quả của các dự án CBT về xóa đói giảm nghèo. Bộ Công cụ cung cấp các hướng dẫn từng bước, các ví dụ và các bảng xây dựng chỉ tiêu và và hướng dẫn cách chuyển đổi từ việc xây dựng chỉ tiêu sang thực hiện một chương trình giám sát hiệu quả. Bộ Công cụ được xây dựng nhằm giúp các nhà chức trách và cộng đồng địa phương: • Phát triển mới hoặc làm rõ các dự án CBT hiện có và các mục tiêu giám sát • Xác định các chỉ tiêu dễ sử dụng để giám sát một dự án CBT • Đảm bảo các dự án CBT đóng góp cho xóa đói giảm nghèo, đặc biệt đối với người nghèo • Thu thập thông tin giám sát với độ chính xác khoa học hợp lý • Sử dụng các kết quả giám sát để nâng cao năng lực thực hiện dự án • Chia sẻ kết quả giám sát với phương thức minh bạch và có sự tham gia của người dân • Quản lý và thực hiện một chương trình giám sát một cách thường xuyên Mục tiêu của phần đầu tiên này của Bộ Công cụ là giới thiệu với độc giả các khái niệm chính và những nội dung cần giám sát để lập kế hoạch giám sát CBT. Các khái niệm chính Một số khái niệm chính được nêu trong Bộ Công cụ này gồm: giám sát, chỉ tiêu, nghèo, chiến lược vì lợi ích người nghèo, bình đẳng giới và du lịch cộng đồng. Các nội dung này được giải thích dưới đây với các thuật ngữ không mang tính kỹ thuật. Để được giải thích một cách kỹ thuật hơn, hãy truy cập vào các trang web được cung cấp dưới đây. Hộp 1: Giám sát là gì? Giám sát là quá trình đo lường thường xuyên một thứ gì đó, thường là thông qua sử dụng các chỉ số, để hiểu rõ hơn tình hình hiện tại cũng như một phần xu hướng trong quá trình thực hiện. Ví dụ, giám sát việc tiêu thụ nước hàng tháng cho chúng ta biết lượng nước sử dụng hiện tại, có thể so sánh với khối lượng sử dụng trong các tháng trước đó. Các chỉ số riêng lẻ chỉ cho ta biết các thông tin một phần, nhưng khi kết hợp thành từng nhóm thì các chỉ số có thể cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin về nhiều tác động của du lịch đến môi trường và xã hội cũng như toàn bộ tình hình hoạt động của một dự án du lịch cộng đồng. Đường dẫn internet: WCPA Hướng dẫn Lập Kế hoạch và Quản lý các Khu vực Bảo tồn Hộp 2: Các chỉ tiêu là gì? Chỉ tiêu là một công cụ được dùng trong giám sát và đánh giá. Các chỉ tiêu giúp đơn giản hóa thông tin phức tạp bằng cách lựa chọn và đo lường một yếu tố như sự “biểu thị” tình trạng một vấn đề cụ thể nào đó. Các chỉ tiêu du lịch truyền thống như số lượng khách đến, thời gian lưu trú và khối lượng chi tiêu lâu nay vẫn được sử dụng để giám sát tình hình hoạt động của điểm du lịch. Các chỉ tiêu về du lịch bền vững khác với các chỉ tiêu truyền thống ở mối liên kết giữa du lịch và các vấn đề bền vững trong cộng đồng. 8
  9. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Ví dụ, một chỉ tiêu du lịch truyền thống có thể là “số lượt người ngoài địa phương đến một điểm du lịch hàng năm”. Đây là một chỉ tiêu đơn giản dễ đo lường. Chỉ tiêu này tốt nhưng không cho ta thấy điều gì về việc du khách có thể gây ảnh hưởng tới cộng đồng hoặc thay đổi bản chất của điểm du lịch như thế nào. Một chỉ tiêu du lịch bền vững về cùng một vấn đề như vậy sẽ kết hợp số lượt đến với sự bền vững. Ví dụ, “tỷ lệ du khách tính trên số cư dân vào ngày cao điểm”. Đường dẫn internet: Cộng đồng sáng suốt đo lường sự phát triển bền vững Hộp 3: Nghèo là gì? Nghèo, trong bối cảnh của Bộ Công cụ này, được định nghĩa là những người không có khả năng tiếp cận những điều kiện sống được xã hội chấp nhận. Thuật ngữ “những điều kiện sống được xã hội chấp nhận” kết hợp giữa các nhu cầu thiết yếu như thu nhập, lương thực, trang phục và nơi ở với các lợi ích về sinh lý và xã hội như y tế, dinh dưỡng, giáo dục và cơ hội việc làm. Tuyệt đối nghèo là thiếu khả năng tiếp cận các nhu cầu thiết yếu đối với sự sinh tồn của con người. Tương đối nghèo là so sánh giữa điều kiện sống của những người thuộc bộ phận thấp thấp trong dân cư với những người thuộc tầng lớp cao nhất. Các Mục tiêu Thiên niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc định nghĩa cực nghèo là sinh sống với mức thu nhập ít hơn 1 đô la Mỹ một ngày. Đường dẫn internet: SEPED Tuyển tập các khái niệm về nghèo Hộp 4: Du lịch vì Người Nghèo là gì? Du lịch vì Người Nghèo (PPT) là một phương thức tiếp cận mới về lập kế hoạch và quản lý du lịch trong đó những người sống trong điều kiện nghèo được đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Các chiến lược PPT về giảm thiểu cả tình trạng tuyệt đối nghèo lẫn tương đối nghèo bằng cách tạo ra các cơ hội tạo thu nhập liên quan đến du lịch cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Cần tiến hành công tác giám sát để đánh giá xem các chiến lược đó có hiệu quả hay không Đường dẫn internet: Chương trình Hợp tác Du lịch vì Người Nghèo, một sáng kiến nghiên cứu giữa Trung tâm Quốc tế về Du lịch Có trách nhiệm (ICRT), Học viện Môi trường và Phát triển Quốc tế, và Viện Phát triển Hải Ngoại (ODI). Hộp 5: Du lịch cộng đồng là gì? Du lịch cộng đồng (CBT) là mội loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến CBT nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến CBT còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên. Có một số mô hình dự án CBT. Một số được thực hiện và quản lý bởi một hoặc nhiều hộ kinh doanh sử dụng lao động là người địa phương, và bằng cách đó phân chia lợi ích kinh tế cho toàn cộng đồng. Các mô hình khác có thể được quản lý và vận hành bởi hợp tác xã hoặc nhóm cộng đồng, có thể với sự hỗ trợ của một cơ quan tài trợ hoặc một tổ chức phi chính phủ (NGO). Thông thường, các dự án CBT phát triển một hệ thống tái phân chia thu nhập từ du lịch cho cộng đồng thông qua các dự án giáo dục hoặc y tế. Đường dẫn internet Báo cáo của APEC về đặc điểm của du lịch cộng đồng www.earthisland.org/map/downloads/CBT_Handbook.pdf Cẩm nang về Du lịch cộng đồng, Du lịch Sinh thái có trách nhiệm-REST 9
  10. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Những chủ đề chính trong CBT Tuy mỗi điểm du lịch hay mỗi dự án đều có những đặc thù riêng, trong du lịch cộng đồng lại có những chủ đề chung cần được kiểm nghiệm trong phần giới thiệu này. Bốn chủ đề đã được lựa chọn để tiếp tục thảo luận ở đây vì chúng phù hợp với mối quan tâm chính của SNV tại Khu vực Châu Á. Đó là các vấn đề: bình đẳng giới, giảm nghèo, kinh doanh bền vững, và phát triển năng lực địa phương. Các trang dưới đây sẽ trình bày tổng quan về các chủ đề chính này dựa trên Sách Hướng Dẫn Chỉ tiêu của Tổ Chức Du lịch Thế giới (2004). CHỦ ĐỀ 1: Giám sát bình đẳng giới và tham gia xã hội Du lịch có thể mang lại tác động tích cực đối với đói nghèo nhờ mở rộng các cơ hội tạo thu nhập cho phụ nữ có thu nhập thấp, những người có hoàn cảnh khó khăn như người dân tộc thiểu số và thanh niên không có tay nghề. Phụ nữ, ngay cả trong những xã hội bảo thủ và truyền thống cũng thường được coi là những đối tượng có tiềm năng về cung cấp dịch vụ du lịch. Do phụ nữ thường là những người chăm lo chính trong gia đình, thu nhập từ du lịch có thể tác động trực tiếp tới thu nhập và chất lượng cuộc sống gia đình. Du lịch đặc biệt thuận lợi đối với phụ nữ, là ngành thường tuyển nhiều phụ nữ hơn nam giới. Tuy nhiên, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là việc phụ nữ có được việc làm trong ngành du lịch mà còn về vấn đề đảm nhiệm vị trí cao, các cơ hội đào tạo, tỷ lệ làm việc toàn bộ thời gian hay bán thời gian và khả năng phát triển. Ở những xã hội truyền thống, vấn đề phụ nữ và nam giới có bình đẳng trong việc tiếp cận tín dụng và vay vốn mua đất hay không có thể là một trở ngại chính để phụ nữ trở thành nhà kinh doanh du lịch. Một vấn đề khác cần xem xét là du lịch tác động khác nhau như thế nào đối với đời sống của nam giới và nữ giới. Ví dụ, phụ nữ thường là người đầu tiên cảm nhận được tình trạng thất thoát tài nguyên thiên nhiên, nhưng đồng thời họ cũng có thể là những người đầu tiên được hưởng lợi từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng thường đi kèm với việc phát triển du lịch như cấp nước và điện. Một số vấn đề chính cần quan tâm về bình đẳng giới và phát triển du lịch liên quan đến hạnh phúc gia đình, cơ hội việc làm bình đẳng, vai trò của giới trong các xã hội truyền thống, tiếp cận vốn vay và tín dụng, kiểm soát lợi ích ví dụ như thu nhập. Hạnh phúc gia đình Đối với nhiều người tại các quốc gia đang phát triển, cả nam giới cũng như phụ nữ, du lịch có thể mang lại cơ hội đầu tiên để có việc làm chính thức. Nhưng đi đôi với lợi ích về kinh tế, việc làm trong ngành du lịch còn mang lại những hậu quả tiêu cực đối với hạnh phúc gia đình, như thời gian làm việc dài và sức ép do nhu cầu làm việc theo ca. Các lĩnh vực cần xem xét bao gồm: • Hậu quả của làm việc trong ngành du lịch đối với mối liên kết gia đình, khối lượng công việc của phụ nữ, sức ép và sức khỏe sinh sản • Những khó khăn mà phụ nữ nuôi con nhỏ gặp phải • Sự an toàn của phụ nữ đối với các công việc nguy hiểm, quấy rối tình dục, đường đi từ nhà đến nơi làm việc và làm ca. Các cơ hội bình đẳng để có việc làm chính thức Thu nhập thường là động cơ quan trọng nhất để phụ nữ cũng như nam giới tham gia vào ngành du lịch, vì du lịch đem lại cơ hội cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là ở những vùng nông thôn và đảo nhỏ. Các lĩnh vực cần kiểm tra gồm: • Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động chính thức và không chính thức trong ngành du lịch; tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí cao so với những người đồng nhiệm là nam giới; chế độ lương thưởng cho phụ nữ • Những người phụ nữ đã phấn đấu trở thành doanh nhân và chủ doanh nghiệp 10
  11. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng • Các cơ hội đào tạo cho nhân viên nam/nữ Vai trò của giới trong cộng đồng truyền thống Vai trò của giới trong cộng đồng truyền thống thường mang tính văn hóa và một chương trình giám sát vấn đề giới không nhất thiết phải được thiết kế để tạo nên sự thay đổi. Nhưng nó có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề, giúp mọi người có thái độ tôn trọng và chấp nhận hơn đối với những người nam giới và phụ nữ phá bỏ các chuẩn mực và chủ động dấn thân vào tham gia kinh doanh du lịch. Các lĩnh vực cần kiểm tra gồm: • Vai trò của nam giới và nữ giới trong cộng đồng truyền thống cung cấp các dịch vụ du lịch • Tỷ lệ phụ nữ tham gia quá trình ra quyết định về du lịch • Cơ cấu lương/thưởng cho nam giới/phụ nữ làm việc trong các doanh nghiệp du lịch cộng đồng Tiếp cận và quản lý đất, tín dụng và các nguồn lực khác Do đất là nguồn lực chủ yếu đối với du lịch, việc quản lý đất và tiếp cận tín dụng hoặc vốn vay để phát triển đất xác định ai là người đóng vai trò chủ đạo trong phát triển du lịch. Các vấn đề chính cần xem xét bao gồm: • Ai có thể tiếp cận và quản lý đất ở những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch • Những trở ngại đối với cả nam giới và phụ nữ trong việc tiếp cận tín dụng và vốn vay để phát triển du lịch. Công nhận sự cần thiết của bình đẳng giới trong giám sát du lịch có thể chỉ đơn giản như việc quan tâm tới vấn đề giới khi thu thập dữ liệu bằng cách phân tách các câu trả lời của nam và nữ giới. Ví dụ khi kiểm tra mức độ hài lòng của địa phương về du lịch, hãy ghi chú câu trả lời của nam giới hay nữ giới. Các bảng dưới đây cho ví dụ về các chỉ tiêu về giới có thể sử dụng trong CBT. Nguồn: lấy từ Twining-Ward 2004 tại UNWTO (2004) CHỦ ĐỀ 2: Giảm nghèo Du lịch, khi được phát triển một cách thận trọng, có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến xóa đói giảm nghèo. Du lịch cộng đồng thường có hiệu quả cao hơn về giảm nghèo so với phát triển quy mô lớn vì nó đòi hỏi ít đầu tư, ít kỹ năng kinh doanh và ít hàng hóa nhập khẩu hơn so với các dự án du lịch quy mô lớn. Do đó, tác động trực tiếp và gián tiếp từ các hoạt động phục kinh doanh có thể vừa rộng và sâu. Hơn nữa, cộng đồng nghèo tại các địa phương vùng nông thôn hẻo lánh thường có lợi thế so sánh về phát triển du lịch vì họ thường có di sản thiên nhiên và văn hóa phong phú. Tuy nhiên, vẫn còn có một số trở ngại để bộ phận nghèo nhất của cộng đồng có thể tham gia vào phát triển du lịch. Điều kiện dinh dưỡng và trình độ giáo dục kém làm giảm năng suất và động cơ làm việc của người lao động. Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về du lịch và du khách dẫn đến những quan niệm sai lệch và sự hoài nghi. Giám sát tác động của phát triển du lịch về xóa đói giảm nghèo trong một cộng đồng có thể hỗ trợ các nhà quản lý dự án tích cực nhận biết và tháo gỡ những trở ngại để mọi thành phần tham gia hoàn toàn vào du lịch. Ấn phẩm của UNWTO “Du lịch và xóa đói giảm nghèo: Các khuyến nghị hành động” xác định 7 cách để giúp người nghèo hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ du lịch. Hộp 6: Các khuyến nghị của UNWTO đối với Du lịch vì Người Nghèo 1. Tuyển người nghèo làm việc cho các doanh nghiệp du lịch; 2. Cung cấp cho các cơ sở kinh doanh du lịch hàng hóa và dịch vụ từ người nghèo hoặc các doanh nghiệp sử dụng lao động nghèo; 3. Bán trực tiếp hàng hóa và dịch vụ của người nghèo (khu vực kinh tế không chính thống) cho du khách; 4. cho người nghèo thành lập và vận hành các doanh nghiệp du lịch siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) hoặc các doanh nghiệp cộng đồng (khu vực kinh tế không chính thống); 11
  12. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng 5. Đánh thuế thu nhập hay lợi nhuận từ du lịch và phân chia tiền thuế thu được cho người nghèo; 6. Tự nguyện cho tặng/hỗ trợ từ doanh nghiệp du lịch hoặc du khách; 7. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng xuất phát từ nhu cầu du lịch cũng mang lại lợi ích cho người nghèo tại địa phương, một cách trực tiếp hay thông qua hỗ trợ các ngành khác. LINK Nguồn:UNWTO (2004) Các lĩnh vực cần đánh giá về xóa đói giảm nghèo là thu nhập, việc làm, doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống. Lợi ích việc làm Các lĩnh vực liên quan đến xóa đói giảm nghèo và việc làm cần kiểm tra bao gồm: • Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp do CBT tạo ra • Tỷ lệ người địa phương so với người ngoài địa phương tham gia vào du lịch trong cộng đồng • Tỷ lệ cơ hội việc làm truyền thống so với cơ hội việc làm trong ngành du lịch • Tỷ lệ người địa phương làm du lịch có thu nhập thấp, trung bình, cao từ du lịch • Số lượng cơ hội kinh doanh trong cung cấp do du lịch mang lại Các lợi ích kinh tế Thu nhập cần được xem xét không chỉ ở góc độ tổng thu nhập cho cộng đồng, mà còn qua việc thu nhập đó được phân phối như thế nào cho các thành viên của cộng đồng. Các vấn đề chính cần xem xét bao gồm: • Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ du lịch trong cộng đồng • Số lượng và loại hình kinh doanh đang hoạt động trong cộng đồng • Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ cung cấp dịch vụ du lịch • Tỷ lệ các hộ thu nhập thấp được hưởng lợi ích kinh tế từ du lịch • Tỷ lệ thu nhập từ du lịch của cư dân có thu nhập thấp, trung bình và cao Chất lượng cuộc sống Các hộ nghèo nhất thường không có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nhưng vẫn có thể hưởng lợi từ du lịch nhờ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cộng đồng được cải thiện. Các lĩnh vực cần quan tâm gồm có: • Các hộ đã cải thiện kết cấu nhà ở trong năm vừa qua • Các hộ được cải thiện điều kiện cung cấp tiện ích sinh hoạt Giám sát tác động của các hoạt động du lịch đối với xóa đói giảm nghèo không chỉ giúp xác định những nơi đang diễn ra thay đổi tích cực mà còn giúp xác định các cơ hội cải thiện. Phần 4 sẽ đưa ra những ví dụ về các chỉ tiêu tập trung vào vấn đề nghèo có thể sử dụng trong CBT. CHỦ ĐỀ 3: Tính bền vững của công việc kinh doanh Sự bền vững của công việc kinh doanh hết sức quan trọng để một dự án CBT có thể đóng góp vào xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng. Một trong những trở ngại đối với sự thành công của một doanh nghiệp CBT chính là xu hướng chung của các dự án CBT là quá chạy theo cung. Các doanh nghiệp định hướng cung được thiết kế xoay quanh nhu cầu của cộng đồng, các sản phẩm và nguồn lực mà điểm du lịch hoặc cộng đồng có sẵn. Về nguyên tắc thì điều này có vẻ tốt, nhưng nó lại bỏ qua một thực tế là sự thành công trong kinh doanh du lịch cũng dựa vào khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách một cách cạnh tranh và thường xuyên. Rõ ràng là có cần phải có sự cân bằng giữa cung và cầu trong công tác giám sát và quản lý CBT. 12
  13. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Trong Bộ Công cụ này, chúng tôi đưa ra khuyến nghị giám sát hoạt động tình hình hoạt động kinh doanh nội bộ và sự bền vững của cộng đồng bên ngoài. Điều đó sẽ giúp cân bằng các mục tiêu cả về kinh doanh thành công cũng như sự bền vững của cộng đồng. Giám sát doanh nghiệp kinh doanh đòi hỏi cân nhắc rất nhiều vấn đề. Những vấn đề cần nhấn mạnh ở đây bao gồm khả năng hoạt động của doanh nghiệp, tính cạnh tranh, sự hài lòng của du khách và tiếp thị. Khả năng hoạt động của doanh nghiệp Một hoặc nhiều doanh nghiệp du lịch thành công là cốt lõi của bất kỳ dự án CBT nào. Đo năng lực của doanh nghiệp và tính bền vững của ngành sẽ cho ta thấy sự bền vững của dự án CBT. Các vấn đề chính cần kiểm tra bao gồm: • Số doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp • Tuổi thọ của các doanh nghiệp du lịch • Tỷ lệ thay đổi nhân viên • Tăng trưởng về doanh thu • Trị giá đầu tư và cải tạo Tính cạnh tranh Không như nhiều vấn đề về du lịch bền vững khác, tính cạnh tranh là một chỉ tiêu đo lường có tính tương đối. Nó xác định xem một điểm du lịch làm tốt như thế nào so với các điểm khác. Nếu du lịch là bền vững thì không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà nó còn phải cạnh tranh thành công với các điểm du lịch khác ở địa phương, trong nước và ở khu vực về giá, tính cạnh tranh của chiến lược sản phẩm và tiếp thị. Các lĩnh vực cần kiểm tra về tính cạnh tranh bao gồm: • Tỷ lệ chi phí/giá lưu trú, các điểm tham quan, các gói tour so với mức chuẩn của ngành hoặc tỷ lệ các sản phẩm tương tự ở các điểm du lịch khác. • Các điểm độc đáo của điểm du lịch • Đánh giá của du khách về giá trị/giá • Lai lịch du khách và thời gian lưu trú so với các điểm khác Sự hài lòng của du khách Sự hài lòng cùa du khách là một yếu tố quan trọng đối với sự bền vững của doanh nghiệp. Các khách hàng hài lòng sẽ lưu lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn và khi trở về nhà họ sẽ giới thiệu điểm du lịch cho bạn bè của mình. Sự hài lòng của du khách là kết quả của sự kết hợp phức tạp giữa các yếu tố bao gồm kinh nghiệm có từ trước và kỳ vọng, cũng như kinh nghiệm thực tế hiện có. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến sự hài lòng của du khách có thể giám sát trong dự án CBT bao gồm: • Mức độ hài lòng chung của du khách tính theo quốc tịch và mục đích chuyến thăm • Cảm giác của du khách về giá trị đồng tiền họ bỏ ra có xứng đáng hay không • Đánh giá của du khách về mức độ hấp dẫn chung của điểm du lịch • Thay đổi về số lượng du khách quay trở lại điểm du lịch • Số du khách có lý do chính đến thăm điểm du lịch là được “bạn bè hoặc người than giới thiệu” Tiếp thị Tiếp thị có vai trò quan trọng đối với sự bền vững của doanh nghiệp vì nó có trách nhiệm chính trong việc tạo dựng hình ảnh của điểm du lịch và thu hút du khách tới dự án CBT. Sức mạnh của hình ảnh tiếp thị có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng lực hoạt động của điểm du lịch. Các lĩnh vực cần quan tâm trong giám sát tính hiệu quả của các hoạt động marketing bao gồm: • Chi phí tiếp thị quy cho một du khách tính trên điểm du lịch và trên toàn doanh nghiệp • Chi phí tiếp thị cho các dự án hợp tác • Ngân sách của chính quyền chi cho công tác tiếp thị điểm du lịch • Du khách “đọc về điểm du lịch trong tài liệu quảng cáo hoặc trang web” 13
  14. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Phần 4 đưa ra các ví dụ về chỉ tiêu kinh doanh du lịch khác có thể sử dụng trong công tác giám sát tính bền vững của hoạt động của doanh nghiệp. 14
  15. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng CHỦ ĐỀ 4: Phát triển Năng lực Địa phương Một trong những khác biệt chủ yếu giữa du lịch cộng đồng và các loại hình du lịch khác là sự tập trung vào việc trao cho cộng đồng địa phương quyền thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch của riêng mình. Phát triển năng lực địa phương thông qua nâng cao nhận thức, tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo du lịch và hỗ trợ tư vấn kinh doanh có thể giúp nâng cao tính tự tin, kiến thức và năng lực của cộng đồng địa phương trong việc kiểm soát và quản lý quá trình phát triển của mình. Từ đó, dần dần nâng cao tính tự tôn của người dân, tăng cường hợp tác giữa các thành viên cộng đồng và cải thiện năng lực quản lý và điều hành của địa phương. Việc phát triển năng lực địa phương trong việc quản lý và giám sát các dự án CBT thường là một quá trình dài và chậm chạp, bắt đầu từ trường học và tiếp tục suốt cuộc đời học tập của người dân cộng đồng. Các lĩnh vực chính cần quan tâm là nhận thức về du lịch, đào tạo kinh doanh du lịch, địa phương kiểm soát các hoạt động du lịch, và sự tham gia vào quản lý và điều hành ở địa phương. Du lịch Nhận thức về du lịch là bước đầu tiên trong quá trình nâng cao năng lực địa phương tham gia vào CBT. Nó bao gồm phát triển các chương trình nhằm vào các nhóm mục tiêu cụ thể như học sinh phổ thông, người dân cộng đồng, các quan chức địa phương và doanh nghiệp. Các chương trình nâng cao nhận thức thường gồm có giải thích du lịch là gì, chi phí và lợi ích của việc phát triển du lịch đối với cộng đồng so với các loại hình kinh doanh khác. Để đưa mục tiêu vào các chương trình nhận thức trước hết cần tiến hành một nghiên cứu nhỏ về các vấn đề sau: • Quan niệm của người dân về du lịch và tại sao lại có du lịch • Những quan niệm sai lệch chung về du lịch Cần giám sát các vấn đề sau: • Học sinh phổ thông tham gia vào các chương trình nhận thức du lịch • Các hộ gia đình có một hoặc nhiều thành viên tham gia chương trình nâng cao nhận thức • Mức độ hài lòng của những người tham gia chương trình nâng cao nhận thức Đào tạo kinh doanh du lịch Đào tạo kinh doanh du lịch có thể tiến hành ở các cấp khác nhau: chủ doanh nghiệp, cấp giám sát và nhân viên. Đối với các chủ doanh nghiệp, các lĩnh vực có thể có nhu cầu đào tạo cao nhất là các lĩnh vực kinh doanh liên quan cụ thể tới du lịch như marketing, dịch vụ đặt trước, liên lạc với các doanh nghiệp và chiến lược giá. Đối với cấp giám sát, hỗ trợ đào tạo nhân viên và quản lý khách hàng có thể là những lĩnh vực đào tạo thích hợp. Đối với nhân viên làm công, đào tạo kỹ năng là bổ ích nhất, có thể là về hướng dẫn du lịch, chuẩn bị đồ ăn thức uống hoặc về đạo đức nghề nghiệp. Các vấn đề cần giám sát bao gồm: • Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện đào tạo • Số chủ doanh nghiệp được tư vấn trực tiếp về kinh doanh • Số doanh nghiệp đã gửi nhân viên tham dự các khóa đào tạo • Nhân viên du lịch có thể tiếp cận các cơ hội đào tạo • Các đối tượng tham gia đào tạo (nam, nữ, thanh niên, người dân tộc, v.v ) Quản lý của địa phương Kết quả chính của sự phát triển năng lực địa phương thành công là khả năng địa phương quản lý được các hoạt động du lịch. Có thể giám sát những vấn đề sau: • Tỷ lệ người địa phương tham gia các doanh nghiệp bên ngoài • Số tiền đầu tư do địa phương đóng góp so với các nguồn từ bên ngoài • Tỷ lệ doanh nghiệp do người địa phương quản lý • Tỷ lệ nhân viên làm trong ngành du lịch là người địa phương 15
  16. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Quản lý và điều hành Ngoài các hoạt động kinh doanh thành công, năng lực địa phương được nâng cao có thể được thể hiện ở sự tham gia vào công tác quản lý và điều hành cộng đồng, khả năng và quá trình ra quyết định của địa phương. Một số lĩnh vực có thể theo dõi bao gồm: • Sự đa dạng của các thành phần tham gia các cơ quan quản lý du lịch • Có kế hoạch du lịch hay không • Đóng góp của địa phương vào quá trình lập kế hoạch du lịch • Các thành viên cộng đồng hài lòng với các nhà đại diện ngành du lịch địa phương • Các thành viên cộng đồng có cảm tưởng rằng cộng đồng mình có tiếng nói quan trọng trong công tác quản lý và điều hành ở địa phương. Phần 4 cho ví dụ về các chỉ tiêu khác có thể sử dụng trong công tác giám sát quá trình phát triển năng lực địa phương với tiêu đề “các chỉ tiêu xã hội và văn hóa” và “quản lý du lịch”. Các vấn đề chính về giám sát Trước khi kiểm tra các bước thực tế trong quá trình xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ bộ về các vấn đề chính cần giám sát như sau: • Kiểm tra lý do vì sao phải giám sát • Quyết định xem ai cần tiến hành giám sát • Thảo luận xem cần giám sát những gì • Cân nhắc về loại chỉ tiêu cần sử dụng • Xem xét lại nguồn nhân lực và tài chính có sẵn dành cho giám sát • Cân nhắc phương pháp thông báo về kết quả giám sát cho các bên liên quan Kiểm tra lý do tiến hành giám sát Xây dựng và thực hiện một chương trình giám sát có thể mất thời gian và nhiều khi còn tốn kém nữa. Giám sát hiệu quả đòi hỏi phải có sự cam kết thường xuyên từ tất cả các thành phần tham gia. Cần hiểu rõ tầm quan trọng của giám sát và giá trị của thông tin đối với các nhóm cụ thể trước khi bắt đầu, nếu chương trình cần sự ủng hộ của các bên để đạt được thành công. Có một số lý do mà các thành phần liên quan khác có thể hỗ trợ dự án CBT: • Thành viên cộng đồng với đóng góp tài chính cho dự án sẽ muốn biết dự án hoạt động như thế nào và có thể làm gì để cải thiện hoạt động. • Các nhà tài trợ cho dự án có thể quan tâm đặc biệt đến tác động của dự án lên tối tượng mục tiêu • Các tổ chức phi chính phủ có thể quan tâm đến tác động của dự án đối với khu vực cụ thể nào đó, ví dụ như tình trạng biết chữ của người lớn, tái tạo đất ướt hay bảo vệ cây đước • Chính quyền địa phương sẽ muốn biết dự án được thực hiện như thế nào và có thể làm gì để thành công hơn nữa và tránh được thất bại ở những nơi khác. • Chính quyền địa phương có thể quan tâm đến việc nêu gương điển hình về du lịch cộng đồng thành công, thông qua các giải thưởng và công nhận quốc tế. Nhìn chung, việc xác định xem một dự án hiện có được thực hiện như kỳ vọng hay không, và nó hoạt động tốt hơn hoặc kém hơn mong đợi ở những lĩnh vực nào sẽ giúp các thành phần liên quan đến dự án, giúp giải trình về việc cấp thêm tài trợ và giúp đưa ra những thay đổi một các hiệu quả. Tiếp cận được các thông tin cập nhật cho phép các nhà quản lý dự án điều chỉnh công tác quản lý của mình cho phù hợp với hoàn cảnh đang thay đổi, thí điểm các phương pháp tiếp cận mới và rút ra bài học kinh nghiệm từ kết quả đạt được. Khi mọi việc tiến triển kém đi, giám sát có thể cung cấp hệ thống cảnh báo sớm, cho phép các nhà quản lý sửa chữa sai sót ở những khu vực cụ thể trước khi quá muộn. Do vậy, giám sát các dự án CBT rất quan trọng đối với sự thành công lâu dài. Quyết định xem ai thực hiện công tác giám sát “các yêu cầu quan trọng nhất đối với tạo dựng một cộng đồng bền vững là huy động được sự tham gia của mọi thành viên của cộng đồng vào quá trình này. Những ý tưởng lớn nhất trên thế giới sẽ không thành công nếu chỉ một phần nhỏ cộng đồng được đại diện.” Hart (1999: 130) 16
  17. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Có nhiều cơ hội để các bên tham gia vào mỗi công đoạn của chu kỳ phát triển và thực hiện giám sát. Sự tham gia của các bên càng đa dạng thì càng có nhiều kết quả để học hỏi: • Trong giai đoạn lập kế hoạch, các thành phần tham gia chính có thể là quan chức địa phương, các nhà hoạch định chính sách, tư vấn phát triển và các cơ quan tài trợ làm việc chặt chẽ với các nhóm cộng đồng. • Trong giai đoạn phát triển, có nhiều cơ hội để cộng đồng tham gia rộng rãi hơn khi các vấn đề cốt yếu được đánh giá và các chỉ tiêu đã được lựa chọn. • Trong giai đoạn thu thập dữ liệu, các thành viên cộng đồng và đại diện ngành du lịch có thể được đào tạo về thu thập dữ liệu (như số lượng và các loại chim gặp trên đường đi và sự hài lòng của du khách) • Trong giai đoạn thực hiện, nên thành lập nhóm công tác nhỏ bao gồm các bên liên quan để bao quát công tác giám sát và phân tích kết quả. Việc đó sẽ tạo ra sự độc lập - ở mức độ nào đó- đối với nhà chức trách và giúp tránh được tình trạng mâu thuẫn lợi ích và diễn giải kết quả một cách không thống nhất. Bước 1 đưa ra thảo luận thêm về vai trò của các bên liên quan. Hộp 7 cho danh sách các thành phần tham gia có thể cân nhắc Hộp 7: Giám sát các bên tham gia Khối nhà nước • Nhà chức trách thành phố • Nhà chức trách khu vực • Các cơ quan quốc gia, bang, tỉnh và các bộ ngành phụ trách du lịch • Các bộ và cơ quan khác trong các khu vực ảnh hưởng đến du lịch (VD: môi trường, sức khỏe) • Các cơ quan quan tâm đến quy hoạch hoặc duy tu các điểm thu hút du lịch cụ thể Khối tư nhân • Các chủ doanh nghiệp và người lao động tư nhân • Các công ty du lịch và lữ hành • Các cơ sở lưu trú, nhà hàng và các điểm du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí • Các dịch vụ vận tải hàng không, đường bộ, đường sông và đường biển • Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch, các nhà cung cấp thông tin và cung cấp trang thiết bị • Các nhà cung cấp cho ngành • Các tổ chức du lịch và thương mại • Các tổ chức phát triển kinh doanh Các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác • Các nhóm môi trường và bảo tồn • Các nhóm sở thích khác (đi săn, câu cá, và các hiệp hội du lịch/mạo hiểm) • Các cộng đồng và nhóm cộng đồng địa phương • Các nhóm bản địa và văn hóa • Các nhà lãnh đạo theo truyền thống • Du khách và các tổ chức đại diện cho du khách ở nước xuất xứ • Các cơ quan du lịch quốc tế Nguồn: trích từ Miller và Twining-Ward (2004) Thảo luận về những vấn đề cần giám sát Không thể giám sát từng nội dung trong một dự án CBT, và trong một số trường hợp, có quá nhiều thông tin cũng không tốt như chẳng có thông tin nào. Do vậy, xác định được các nội dung cần giám sát là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng một chương trình giám sát. Bộ Công cụ này thảo luận về 2 phương pháp tiếp cận. 17
  18. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Phương pháp tiếp cận thứ nhất là “phương pháp tiếp cận năng lực hoạt động kinh doanh”. Nó bao gồm quá trình giám sát trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh CBT. Đây là những mục tiêu sẽ được phát triển từ khi khởi đầu, ví dụ sẽ thu được US$5000 doanh thu cho một dự án cộng đồng hoặc tạo được 10 việc làm chính thức. Phương pháp thứ hai là “phương pháp tiếp cận năng lực hoạt động bền vững”. Nó bao gồm quá trình giám sát trong bối cảnh các vấn đề chính về phát triển bền vững hoặc liên quan đến nghèo mà cộng đồng đang phải đối phó. Đó có thể là các vấn đề như nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch, tăng tỷ lệ hộ gia đình có một hoặc nhiều thành viên có việc làm chính thức, hoặc tăng số hộ thu gom rác. Công việc của các chỉ tiêu du lịch bền vững là cho thấy tác động của du lịch đối với các mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng. Các tổ chức khác nhau có thể ưa thích phương thức này hơn phương thức kia. Các nhà quản lý dự án có thể ưa chuộng phương thức tiếp cận kinh doanh hơn, để kiểm tra xem các cơ sở kinh doanh hoạt động như thế nào so với mức chuẩn. Các tổ chức Phi Chính phủ có thể ưa thích phương thức tiếp cận các vấn đề chính, để họ có thể nắm bắt tổng quan đóng góp của dự án cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Cả hai đều quan trọng đối với sự bền vững và sẽ được thảo luận tiếp trong Bước 4. Cân nhắc về loại chỉ tiêu cần sử dụng Có 3 loại chỉ tiêu chính: định tính, định lượng và quy chuẩn. • Các chỉ tiêu định tính phụ thuộc vào các đánh giá dựa vào giá trị (người ta nghĩ thế nào) của tình trạng một vấn đề cụ thể nào đó như quan điểm của người dân về du lịch, mức độ hài lòng của du khách, hoặc sự mô tả của chuyên gia về tình trạng của hệ thống sinh thái cụ thể. • Các chỉ tiêu định lượng tập trung vào các sự kiện cụ thể và đo lường được. Nó bao gồm đếm các sự kiện cụ thể một cách khoa học. Công việc này thông thường được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (20% số hướng dẫn viên du lịch có chứng chỉ), tỷ lệ (VD: Tỷ lệ số dân so với số du khách), hoặc là dữ liệu thô (VD: 900 lít nước sử dụng bởi mỗi du khách mỗi đêm). • Các chỉ tiêu quy chuẩn được dùng để đo sự tồn tại hoặc không tồn tại của một số một số yếu tố, ví dụ như kế hoạch du lịch hoặc chính sách môi trường. Những chỉ tiêu này không có tác dụng lớn về góc độ bền vững, trừ phi chúng được gắn với các chỉ tiêu khác để đo xem các kế hoạch hoặc chính sách này hiệu quả như thế nào. Ngoài những nội dung này, UNWTO đã nhấn mạnh các loại chỉ tiêu sau: Hộp 8 Các loại chỉ tiêu của UNWTO • Chỉ tiêu cảnh báo sớm (VD: giảm số lượng du khách quay trở lại) • Chỉ tiêu về sức ép hệ thống (VD: thiếu nước, tỷ lệ tội phạm) • Đo tình trạng hiện tại của ngành (VD: tỷ lệ nghề nghiệp, số nhân viên) • Đo tác động của phát triển du lịch đối với môi trường sinh lý và kinh tế-xã hội (VD: mức độ ô nhiễm, ùn tắc giao thông, mất di sản văn hóa, thu nhập của cộng đồng địa phương) • Đo khả năng đáp ứng của cấp quản lý (VD: số lượng chương trình nâng cao nhận thức du lịch đã thực hiện, số lượng hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, các điểm văn hoá được khôi phục) Nguồn: Trích từ UNWTO (2004) Quyết định về loại chỉ tiêu cần sử dụng được tác động bởi phạm vi dự án sẽ được giám sát, nhu cầu của các bên tham gia và nguồn nhân lực và tài chính dành cho dự án. Xem xét lại nguồn nhân lực và tài chính dành cho giám sát Việc thu thập dữ liệu có thể tốn kém và mất thời gian. Nên cân nhắc kỹ nguồn lực cần thiết để thực hiện giám sát trước khi bắt tay vào quá trình thiết kế. Điều đó sẽ giúp khuyến khích các giải pháp giám sát thực tế và hiệu quả. Cần lưu ý rằng các chỉ tiêu dễ đo lường không phải lúc nào cũng là những chỉ tiêu dễ hiểu nhất. Trong mỗi dự án giám sát, cần tạo mối cân bằng giữa nhu cầu giám sát 18
  19. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng chất lượng cao, sự tham gia của các thành phần khác nhau, và nhu cầu tạo ra các chỉ tiêu hiệu quả về chi phí và có thể đạt được trong một khỏang thời gian hợp lý. Chi phí của một dự án giám sát sẽ liên quan tới quy mô của dự án hoặc địa điểm mà dự án cần giám giát. Một nguyên tắc đơn giản là 2-3% chi phí dự án cần được dành cho công tác giám sát ngay từ khi bắt đầu dự án. Theo cách đó, dự án du lịch càng lớn và càng phức tạp thì quá trình giám sát càng có phạm vi rộng và tốn kém. Một chương trình trị giá US$100,000 cần dành khoảng US$2-3000 mỗi năm cho công tác giám sát. Người ta thường ngại chi tiền cho việc giám sát, vì việc đó có vẻ như đem tiền ra khỏi các hoạt động của chương trình. Đây là một cách nhìn nhận không đúng đắn bởi vì giám sát có giá trị to lớn trong việc mang lại hiệu quả cho các hoạt động dự án. Nguồn nhân lực cần thiết cho giám sát phụ thuộc vào quy mô chương trình và tần suất thu thập dữ liệu. Thiết lập một chương trình giám sát là một quá trình cần nhiều nhân công và có thể cần hai hoặc nhiều người hơn nữa trong vài tháng, tuy nhiên khi chương trình đã đâu vào đó, thì một người có thể đảm đương việc thu thập thông tin trong thời gian một tháng với tần suất một hoặc hai lần mỗi năm. Quy trình xây dựng một chương trình giám sát Có rất nhiều quy trình có thể sử dụng để phát triển một chương trình giám sát. Bộ Công cụ này giải thích quy trình giám sát theo 3 giai đoạn: i) lập kế hoạch và phát triển (Bước 1-3) ii) giám sát và phân tích (4-5) và iii) thực hiện và kiểm tra (bước 6-8). Có thể áp dụng quy trình này cho hầu hết các điểm du lịch và có thể điều chỉnh nó cho phù hợp với điều kiện địa phương. Trong giai đọan lập kế hoạch và phát triển, cần đưa ra các quyết định chính về các mục tiêu của chương trình: ai sẽ thực hiện giám sát, ranh giới khu vực giám sát là gì, và đâu là khung thời gian mà chương trình phải thực hiện theo. Giai đoạn giám sát và đánh giá gồm thu thập các tài liệu giám sát, phân tích kết quả và xây dựng các ngưỡng chỉ tiêu. Giai đọan thực hiện và kiểm tra bao gốm quyết định các hành động cần thiết để điều chỉnh những việc làm chưa tốt, thông tin liên lạc với các bên liên quan, kiểm tra và cải thiện chương trình giám sát trước khi giám sát lại. Bộ Công cụ này kiểm tra cả 3 giai đoạn được chia làm 8 bước nêu trong Hình 1 dưới đây. Mỗi bước được giải thích chi tiết trong Phần 2 của Bộ Công cụ. Bước8 Bước1 Kiểm tra và điều Lập kế hoạch chỉnh giám sát Bước 7 Thông tin liên lạc về Bước2 kết quả Xác định các vấn Chu trình đề chính Giám sát Bước 6 Lập kế hoạch đối CBT Bước 3 phó Xây dựng chỉ tiêu Bước5 Đánh giá kết quả Bước4 CollectThu th ập Datadữ li ệu Hình 1: Các bước xây dựng một chương trình giám sát Bảng 1: 8 bước giám sát dự án CBT BƯỚC QUY TRÌNH 1. Lập kế hoạch • Thảo luận và lập kế hoạch giám sát sơ bộ với cộng đồng giám sát • Lập mục tiêu giám sát • Thảo luận các vấn đề thực thế chung như ai sẽ tham gia, ranh giới khu vực 19
  20. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng nghiên cứu, các nguồn lực cần thiết và thời gian dành cho giám sát 2. Xác định • Nghiên cứu các vấn đề chính mà ngành kinh doanh CBT và cộng đồng đang phạm vi các đối phó vấn đề chính • Tổ chức cuộc họp cộng đồng để rà soát và sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề • Lấy ý kiến đóng góp từ nhóm công tác giám sát để hoàn tất danh sách 3. Xây dựng các • Rà soát danh sách dài các chỉ tiêu hiện có cho phù hợp với các vấn đề chính chỉ tiêu • Thảo luận theo từng nhóm nhỏ để tìm ra các chỉ tiêu mới phù hợp với các vấn đề • Sàng lọc các chỉ tiêu tiềm năng với các câu hỏi nhanh đơn giản • Kết hợp hài hòa các chỉ tiêu với chuyên môn kỹ thuật khi cần thiết 4. Thu thập dữ • Xác định nguồn dữ liệu liệu • Thiết kế phương pháp thu thập dữ liệu như khảo sát và câu hỏi • Thiết kế một cơ sở dữ liệu để giữ kết quả 5. Đánh giá kết • Thiết lập các điểm mốc năm đầu tiên quả • Xác định các ngưỡng thích hợp để đưa ra biện pháp đối phó về quản lý 6. Lập kế hoạch • Xác định những lĩnh vực thực hiện chưa tốt đối phó • Nghiên cứu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thực hiện kém • Quyết định về biện pháp đối phó trong quản lý • Vạch kế hoạch hành động 7. Thông báo về • Thiết kế các biện pháp thông tin liên lạc cho các nhóm liên quan khác nhau kết quả • Xuất bản các kết quả đạt được và cập nhật thường xuyên 8. Rà soát và • Rà soát lại các mục tiêu và vấn đề chính điều chỉnh • Rà soát lại các chỉ tiêu và thu thập thông tin • Rà soát biện pháp đối phó về quản lý Các tài liệu đọc thêm: -tc-guide.pdf Hướng dẫn về phát triển vùng nông thôn và bảo vệ thiên nhiên - GTZ Du lịch bền vững như một lựa chọn phát triển. Hướng dẫn thực tế cho các nhà quy hoạch địa phương, các chuyên gia phát triển và nhà chức trách – SNV DF2319136D11/0/canterburyregionoutcomeindicators180705.pdf các chỉ tiêu giám sát kết quả cộng đồng: Phương pháp và Quy trình phát triển các chỉ tiêu - Canterbury (NZ) 20
  21. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Chương 2 GIÁM SÁT TỪNG BƯỚC BƯỚC 1: Lập kế hoạch giám sát Lập kế hoạch là bước quan trọng đầu tiên trong việc phát triển bất kỳ một chương trình giám sát nào. Nó bao gồm ý tưởng giám sát với cộng đồng, xây dựng mục tiêu giám sát, và giải quyết các vấn đề thực tế chung như ai sẽ tham gia, đâu là ranh giới khu vực giám sát, cần có những nguồn lực gì và khung thời gian dành cho giám sát là gì. Kiểm tra, Lập kế hoạch điềuchỉnh và tổ chức Thông tin Xác định Chu trình v.đề chính Giám sát Lập KH đối phó Xây dựng chỉ tiêu Đ.giá kết thu dữ quả Collect Dataliệu Tham gia của Xây dựng mục Thu xếp thực cộng đồng tiêu tế Hình 2: Lập kế hoạch hoạt động Huy động hỗ trợ từ cộng đồng Ý tưởng về giám sát cần được thảo luận với các thành viên cộng đồng ngay từ sớm khi dự án còn đang ở giai đoạn lập kế hoạch và cần được thể hiện như một phần quan trọng trong kinh doanh CBT. Một trong những cách thức tốt nhất để thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lập kế hoạch là tổ chức một cuộc họp cộng đồng để thảo luận chương trình giám sát. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng cộng đồng có đầy đủ đại diện, ví dụ như bà con dân tộc thiểu số, phụ nữ và các thành phần xã hội khác được mời và có thể tham gia. Cuộc họp có thể ôn lại các khái niệm chính về giám sát đã được giải thích trong phần trước: tại sao giám sát lại quan trọng, ai có thể tham gia vào công tác giám sát, ranh giới của khu vực giám sát là gì, nguồn nhân lực và tài chính dành cho dự án là gì. Điều đó sẽ mang lại cho các thành phần liên quan cơ hội tác động đến đường hướng của chương trình ngay từ ban đầu và sẽ mang lại cho họ cảm giác có quyền chủ động – một yếu tố quan trọng đối với sự thành công lâu dài của dự án. Có hai lý do chính để giám sát dự án du lịch cộng đồng và các lý do này cần được giải thích rõ cho các thành phần liên quan ngay từ ban đầu: • Thứ nhất, để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh của một dự án dựa trên các mục tiêu kinh doanh cụ thể. • Thứ hai, để đánh giá sự đóng góp của dự án cho các mục tiêu phát triển và bền vững của cộng đồng. Tùy thuộc vào việc ai là người khởi xướng dự án giám sát, khía cạnh này hoặc khía cạnh kia như nêu ở trên sẽ chiếm ưu thế. Đối với các thành viên của cộng đồng, năng lực thực hiện kinh doanh có thể là mối quan tâm hàng đầu. Các nhà tài trợ và các cơ quan phi chính phủ liên quan đến dự án có thể tập trung hơn vào năng lực thực hiện có tính bền vững. Trong cả hai trường hợp, thông tin được cung cấp có thể giúp cải thiện dự án, làm cho người dân địa phương nhận thức về cách thức dự án vận hành như 21
  22. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng thế nào, và giúp các vấn đề được phát hiện kịp thời trước khi chúng trở nên quá trầm trọng. Hộp dưới đây giải thích về sự khác nhau giữa các mục tiêu bền vững và các mục tiêu thực hiện kinh doanh. Hộp 9: Du lịch kinh doanh và du lịch bền vững Năng lực thực hiện kinh doanh Các mục tiêu thực hiện công việc kinh doanh phụ thuộc vào loại hình kinh doanh đang được phát triển. Đối với một nhà trọ sinh thái thì mục tiêu có thể bao gồm ước tính số lượng khách nghỉ tại đó hàng năm, tổng doanh thu và mức độ hài lòng của du khách. Cần xác định các mục tiêu này ngay tại giai đoạn lập kế hoạch và phát triển dự án CBT. Nếu chưa được xác định hoặc cần phải đổi mới thì nên tổ chức một cuộc họp với tất cả các thành phần tham gia chính của dự án CBT để rà soát lại dự án và làm rõ các mục tiêu tổng thể và cụ thể của dự án. Năng lực thực hiện bền vững Các mục đích và mục tiêu bền vững có phạm vi rộng hơn và khó xây dựng hơn. Chúng xác định tầm nhìn của cộng đồng về sự bền vững và những đóng góp mà du lịch dự kiến có thể mang lại. Các mục tiêu này có thể liên quan tới nhu cầu tạo một số lượng việc làm nhất định, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội khác cho cộng đồng, hoặc giải quyết các vấn đề cụ thể về môi tường. Xác định các mục tiêu và mục đích của du lịch bền vững mang lại cho các thành phần tham gia một cơ hội để xác định xem kỳ vọng của họ từ du lịch là gì, và cân nhắc xem làm thế nào để đạt được những kỳ vọng đó. Tốt nhất là nên xác định mục đích và mục tiêu thông qua một hội thảo cộng đồng hoặc nhiều cuộc họp tại làng. Đặt mục tiêu Sau khi thảo luận với cộng đồng về lý do giám sát và sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh với hoạt động bền vững, cần xem lại mục đích của dự án và đặt ra các mục tiêu giám sát cụ thể. Các mục tiêu quan trọng vì chúng giúp xác định mục đích và phạm vi chương trình giám sát. Hộp dưới đây sẽ làm rõ mục đích và mục tiêu cụ thể là như thế nào. Hộp 10: Mục đích và mục tiêu cụ thể Mục đích xác định trên phạm vi rộng những gì mà dự án hy vọng sẽ đạt được, VD:“ góp phần xóa đói giảm nghèo tại làng Ma-lin”, hoặc “nâng cao lợi ích kinh tế từ khu bảo tồn sinh thái Lam Sơn’’. Một dự án CBT chỉ cần từ hai đến năm mục đích là đủ. Mục tiêu cụ thể hơn mục đích. Chúng giải đáp câu hỏi: “làm thế nào?”. Ví dụ, “làm thế nào dự án có thể góp phần vào xóa đói giảm nghèo?”, “làm thế nào để nâng cao lợi ích kinh tế từ khu bảo tồn sinh thái?”. Trong trường hợp này các mục tiêu có thể là “giảm tỷ lệ dân cư sống dưới mức nghèo”, hoặc “tăng doanh thu tính trên mỗi du khách từ Khu Bảo tồn Sinh thái”. Có khoảng từ sáu đến mười hai mục tiêu cụ thể cho bất kỳ dự án nào. Một số dự án sẽ tập trung vào vấn đề kinh doanh và một số khác lại tập trung vào vấn đề bền vững. Hầu hết các dự án CBT sẽ có sẵn mục đích và mục tiêu xác định rõ những gì mà dự án cần đạt được. Chúng sẽ được xây dựng ngay từ khi khởi đầu dự án nhưng có thể không được kiểm tra từ khi đó. Xây dựng một dự án giám sát tạo cơ hội tốt để kiểm nghiệm các mục đích CBT, đảm bảo rằng chúng vẫn còn hiệu lực, và làm việc với các bên liên quan để cải thiện các mục đich này nếu chưa rõ ràng. Bảng dưới đây đưa ra một số ví dụ về mục đích và mục tiêu dự án. Hai mục đích đầu tiên tập trung vào kinh doanh và ba mục tiêu sau liên quan đến các vấn đề cộng đồng. Bảng 2: Ví dụ Mục đích và Mục tiêu Dự án Loại Mục đích Mục tiêu KINH DOANH DOANH KINH HO Phát triển các cơ sở lưu trú • Có ít nhất 5 cơ sở lưu trú khai trương kinh doanh vào năm Ạ du lịch sinh thái ở Làng thứ hai T Ma-lin • Ít nhất 4 người được đào tạo về quản gia và hai người về quản lý vào năm thứ hai ĐỘ Cơ sở lưu trú hoạt động tốt • Có ít nhất 50% số phòng trọ được cho thuê vào năm thứ ba NG • Đạt tỷ lệ 75% du khách hài lòng vào năm thứ tư • Hoạt động vượt công suất vào năm thứ năm 22
  23. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Góp phần vào xóa đói giảm • Giảm tỷ lệ người dân sống dưới mức nghèo xuống dưới 10% nghèo tại làng Ma-lin vào năm thứ năm HO • Tăng 25% số người được tuyển dụng vào ngành du lịch vào cuối năm thứ ba Ạ T • Đảm bảo 100% số hộ gia đình có khả năng tiếp cận nguồn ĐỘ nước chảy vào năm thứ hai NG B Khuyến khích sự tham gia • Tăng số lượng vào thành phần cộng đồng tham gia vào các rộng rãi của người dân địa cuộc họp lập kế hoạch Ề phương vào du lịch cộng N V • Tăng cơ hội để các bên liên quan được tham gia vào quá trình đồng lập kế hoạch CBT Ữ Nâng cao vị thế của phụ nữ NG • Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào quy hoạch du lịch lên tới 50% ở làng Ma-lin hoặc hơn số dân địa phương tham gia • Tăng số doanh nghiệp nữ làm việc trong ngành du lịch • Tăng tỷ lệ phụ nữ nắm giữ các vị trí giám sát lên đến 25% hoặc hơn Ngoài các mục đích của dự án, cũng cần làm rõ các mục đích và mục tiêu giám sát. Chúng cho biết giám sát cần đạt được những gì và làm thế nào để thực hiện được được việc đó. Bảng 3: Ví dụ về các mục đích và mục tiêu giám sát Mục đích Mục tiêu Giám sát năng lực thực hiện dự • Xây dựng 10-20 chỉ tiêu giám sát án CBT Ma-lin • Giám sát các chỉ tiêu một năm hai lần Đánh giá sự đóng góp của du lịch • Đánh giá các kết quả giám sát dựa trên các mục tiêu cộng đồng vào các mục tiêu bền vững của bền vững cộng đồng Chia sẻ các thông tin giám sát với • Công bố kết quả giám sát một năm hai lần các bên liên quan • Tổ chức cuộc họp cộng đồng hàng năm để thảo luận các kết quả giám sát Sử dụng các kết quả giám sát để • Xây dựng các biện pháp đối phó và thực hiện kế hoạch hành nâng cao khả năng thực hiện dự động dự án án Nên lưu ý rằng hầu hết tất cả các mục tiêu ở bảng trên đều là mục tiêu SMART, có nghĩa là Cụ thể (Specific), Có thể Đo lường (Measurable), Thực tế (Realistic) và có Thời hạn (Time-bound). Nếu dự án ở ngay năm đầu hoạt động thì khó có thể xác định các mục tiêu thực tế ngay từ đầu. Nếu như vậy, việc tăng các tỷ lệ cụ thể có thể tạm bỏ ra ngoài và đưa vào sau này, dựa trên kết quả của đợt giám sát đầu tiên. Thu hút sự tham gia của cộng đồng Mỗi dự án đều khác biệt và, như đã giải thích từ trước, các giai đoạn khác nhau trong quá trình giám sát tạo nhiều cơ hội để các nhóm liên quan khác nhau có thể tham gia. Các nhóm liên quan thông thường có thể gồm: • Các nhà tổ chức • Người tham gia • Cán bộ trong ngành • Người quan sát Vai trò tổ chức giám sát du lịch thường do một cơ quan tài trợ hay một tổ chức phi chính phủ bố trí. Đôi khi chuyên gia tư vấn cũng được đề nghị thực hiện giám sát hoặc đánh giá năng lực hoạt động của một dự án cộng đồng. Các dự án thường được tổ chức bởi một nhóm công tác nhỏ bao gồm các đại 23
  24. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng diện của cộng đồng và các tổ chức liên quan. Đây có thể là một đơn vị nằm dưới ban dự án có từ trước. Mọi thành viên khác của cộng đồng đều có thể đảm nhận vai trò người tham gia. Các đối tượng quan tâm nên tham gia ngay từ đầu giai đọan lập kế hoạch và thảo luận các vấn đề chính, và sau này có thể hỗ trợ công tác thu thập dữ liệu. Một số thành viên sẽ có kiến thức chuyên môn trong những lĩnh vực cụ thể như hướng dẫn du lịch hay quản lý nước và có thể hỗ trợ xây dựng chỉ tiêu và phân tích kết quả. Các cán bộ ngành du lịch thường là những người ở vị trí thích hợp nhất trong việc lấy ý kiến phản hồi của du khách và cũng có thể tham gia vào các hoạt động thu thập dữ liệu. Các công ty lữ hành và công ty vận tải đưa du khách đến điểm du lịch CBT có thể có cơ hội tốt để giám sát sự hài lòng của du khách, và những nhà cung cấp dịch vụ lưu trú cũng như vậy. Hướng dẫn viên du lịch có thể giúp đếm động vật hoang dã và đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào các chuyến du lịch. Giữ liên lạc với hiệp hội ngành du lịch địa phương hoặc vùng có thể giúp tổ chức sự tham gia của ngành. Những người đóng vai trò của người quan sát có thể là quan chức địa phương, các nhà nghiên cứu, cộng đồng lân cận, du khách hoặc bất cứ ai khác quan tâm đến kết quả dự án. Các nhà quan sát được duy trì mối quan tâm thông qua thông tin liên lạc thường xuyên về tiến độ và kết quả dự án. Giám sát ranh giới Trong một số dự án việc giám sát ranh giới sẽ rõ ràng như rìa làng, đảo hay bán đảo. Đối với các dự án khác, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, cần xác định một số “khu vực mẫu” là những nơi có hoạt động giám sát. Ví dụ, nếu dự án gồm 27 làng trong một vùng thì có thể giám sát khoảng 6 làng. Khi quyết định nên chọn làng nào, cần lưu ý: • Lấy mẫu địa lý rộng của khu vực (VD: bờ biển, sông, đất ướt, núi); • Bất kỳ khu vực ưu tiên nào trong vùng cần quan tâm đặc biệt; và • Một loạt các khu vực có mật độ du lịch cao và mật độ thấp/không có du lịch Thời gian dự án Lý tưởng nhất là nên bắt đầu hoạt động giám sát ngay từ đầu dự án du lịch. Tuy nhiên, nếu dự án đã được triển khai thì nên bắt đầu chương trình giám sát càng sớm càng tốt. Các hoạt động giám sát cần diễn ra thường xuyên, tùy vào khả năng tham gia của các cán bộ giám sát. Thu thập dữ liệu hàng tháng hoặc thậm chí hàng tuần có thể thực hiện được đối với các dự án nhỏ, trong khi đối với các dự án lớn thì giám sát một năm hai lần có lẽ thích hợp hơn. Khả năng cung cấp các nguồn lực Cộng đồng nên kiểm tra xem các trang thiết bị và nguồn nhân lực nào đã có sẵn cho dự án và có thể sử dụng cho công tác giám sát dự án được không. Nếu nhân sự hiện có đã làm việc hết công suất thì có thể cần phải tuyển thêm nhân viên làm việc vài ngày mỗi tháng, và cần có kinh phí để trang trải các chi phí cần thiết (xem thảo luận thêm trong phần giới thiệu). Hộp dưới đây cho ví dụ về các vấn đề về giám sát cần giải quyết vào cuối Bước 1. Hộp 11: Ví dụ Tổng quan Dự án Tên: Dự án Du lịch Sinh thái làng Ma-lin Lý do giám sát: • Đánh giá khả năng thực hiện dự án dựa trên mục đích đã đặt ra • Đưa ra những biện pháp cải thiện dự án dựa trên kết quả • Trình bày tác động của dự án đối với kinh tế làng để giải trình cho việc cấp kinh phí tiếp theo Ai sẽ tham gia? Nhân viên, nhà tài trợ, hội đồng làng, các thành viên hiệp hội ngành du lịch, khách mời, nhóm phụ nữ, thành viên cộng đồng. Trách nhiệm cuối cùng sẽ thuộc về Hội đồng làng Ma-lin. 24
  25. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Ranh giới giám sát: Ranh giới địa lý của cộng đồng Thời gian: Giám sát mỗi năm hai lần và báo cáo cho cộng đồng Nguồn lực có sẵn dành cho giám sát: Hai ngày công mỗi tháng, máy vi tính, tài liệu, máy in, phòng họp. US$500 kinh phí mỗi năm. Các tài liệu đọc thêm: -tc-guide.pdf Hướng dẫn của GTZ về phát triển nông thôn và bảo tồn thiên nhiên trong khu vực Du lịch bền vững – một phương án phát triển. Hướng dẫn thực tế cho các nhà quy hoạch, nhà phát triển và chức trách địa phương DF2319136D11/0/canterburyregionoutcomeindicators180705.pdf Các chỉ tiêu dành cho kết quả giám sát cộng đồng: Phương pháp và Quy trình xây dựng các chỉ tiêu - Canterbury (NZ) Thủ công mỹ nghệ địa phương 25
  26. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng BƯỚC 2: Xác định phạm vi các vấn đề chính Xác định phạm vi các vấn đề chính có lẽ là bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển một chương trình giám sát. Xác định phạm vi là một quá trình phát hiện một số các vấn đề ưu tiên (tốt nhất là dưới 20 hạng mục) để tập trung trong số rất nhiều lĩnh vực tiềm năng đã được xác định trong mục tiêu dự án. Các vấn đề chính là những vấn đề mà cộng đồng quan tâm nhất liên quan đến sự phồn thịnh của mình về mặt xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế. Giống như các mục tiêu khác, các vấn đề chính có thể liên quan đến năng lực hoạt động kinh doanh cũng như bền vững. Các vấn đề chính được xây dựng một cách tốt nhất thông qua sử dụng một số chiến lược: nghiên cứu, họp cộng đồng và ý kiến đóng góp của nhóm công tác. Kiểm tra Lập KH và tổ điều chỉnh chức Thông tin Xác định Chu trình v.đề chính giám sát Lập KH đối phó Xây dựng chỉ tiêu Đánh giá Thu kết quả Collect thập Data dữ liệu Xác định phạm vi các vấn đề chính có lẽ là bước quan trọng nhất trong quá trình phát triển một chương trình giám sát. Xác định phạm vi là một quá trình phát hiện một số các vấn đề ưu tiên (tốt nhất là dưới 20 hạng mục) để tập trung trong số rất nhiều lĩnh vực tiềm năng đã được xác định trong mục tiêu dự án. Các vấn đề chính là những vấn đề mà cộng đồng quan tâm nhất liên quan đến hạnh phúc của mình về mặt xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế. Giống như các mục tiêu khác, các vấn đề chính có thể liên quan đến năng lực hoạt động kinh doanh cũng như bền vững. Các vấn đề chính được xây dựng một cách tốt nhất thông qua sử dụng một số chiến lược: nghiên cứu, họp cộng đồng và ý kiến đóng góp của nhóm công tác. Nghiên cứu Họp Cộng Ý kiến đóng vấn đề chính đồng góp của nhóm công tác Hình 3: Quá trình xác định Nghiên cứu các vấn đề chính Nhà tổ chức dự án và nhóm công tác cần khởi xướng việc nghiên cứu các vấn đề chính bằng cách khảo sát các mục đích dự án trước đó, thực hiện phỏng vấn không chính thức các hộ gia đình và gặp gỡ các thành phần tham gia dự án như nhân viên, cán bộ quản lý và các thành phần liên quan. Trong các cuộc họp này cần lập danh sách các vấn đề về xã hội, văn hóa, môi trường và kinh tế được đưa ra thảo luận. Các vấn đề chính về sáng kiến du lịch bền vững có thể bao gồm: • Tăng cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo • Cung cấp các chương trình đào tạo và xây dựng năng lực • Cải thiện vấn đề bình đẳng giới và tham gia xã hội cho người bản địa và dân tộc thiểu số (xem phần 4 thảo luận rộng về các vấn đề giới) • Nâng cao nhận thức của bên liên quan chính để hỗ trợ du lịch vì người nghèo • Cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản và cơ sở vật chất du lịch để hỗ trợ phát triển du lịch ở địa phương • Mở rộng cơ hội tạo thu nhập cho phụ nữ nghèo và các bộ phận ngoài lề xã hội như người dân tộc thiểu số và thanh niên không có tay nghề 26
  27. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng • Giới thiệu các chương trình tín dụng nhỏ • Nâng cao khả năng tiếp cận các dự án du lịch Tổ chức các cuộc họp cộng đồng Một khi đã có danh sách sơ bộ, có thể tổ chức một cuộc họp cộng đồng để xem xét lại các vấn đề được liệt kê trong danh sách, bổ sung thêm những vấn đề mới, loại bỏ những nội dung khác và chọn 5 vấn đề ưu tiên hàng đầu được cho là quan trọng nhất trong từng lĩnh vực. • Nếu có 12 thành viên hoặc nhiều hơn thế, cần chia ra thành các nhóm nhỏ để mỗi nhóm có thể thảo luận được một trong các vấn đề. • Đối với các nhóm có thành phần xã hội đa dạng, cũng có thể chia ra thành từng nhóm nhỏ để tất cả mọi người đều có thể tham gia tối đa. • Mỗi nhóm nên chỉ định một người phát ngôn là người có thể trình bày trước toàn thể nhóm vào cuối buổi họp. • Trong quá trình thảo luận toàn thể nhóm, các thành viên khác có thể muốn đưa ra ý kiến nhận xét về các lĩnh vực mà họ chưa thảo luận. • Vào cuối buổi họp, cần đi đến một sự thống nhất ý kiến về 5 vấn đề trong mỗi lĩnh vực. Có thể sử dụng Bảng ghi chép công việc 1 trong Phần 4 để hỗ trợ quá trình này. Họp nhóm công tác Việc lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên cuối cùng cho các vấn đề chính cần được thực hiện bởi nhóm chuyên trách về chỉ tiêu hoặc các nhóm nhỏ gồm những người tổ chức giám sát. Có thể đối phó với các vấn đề nhỏ dễ hơn các vấn đề lớn. Khi có thể, cần sắp xếp thứ tự ưu tiên và kết hợp các vấn đề chính. Bảng sau đưa ra một vài ví dụ về các vấn đề chính dưới 4 chủ đề khác nhau. Đây chưa phải là một danh sách hoàn chính vì các vấn đề chính ở đây đặc trưng cho các dự án và điểm du lịch cụ thể. Trong khi môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế liên quan đến các mục đích bên ngoài của dự án, việc quản lý CBT lại liên quan đến năng lực thực hiện kinh doanh của dự án. Bảng 4: Ví dụ về các vấn đề chính Loại Lĩnh vực Các vấn đề chính HI Lợi ích của kinh doanh CBT N Năng lực Ệ Ă N KINH DOANH DOANH N KINH NG L thực hiện Đầu tư để cải thiện CBT Sự hài lòng của du khách về trải nghiệm CBT Ự C TH Luồng du khách và nhu cầu về CBT Mức độ đào tạo du lịch trong số nhân viên du lịch Ự C Tiếp thị dự án CBT Sự tham gia của cộng đồng vào lập kế hoạch và quản lý du lịch N Môi Quản lý và xử lý chất thải rắn Ă NG L trường Nâng cao chất lượng cung cấp nước theo đường ống Thảo luận về các khu vực thiên nhiên như công viên, khu bảo tồn Ự C TH Tăng cường phòng chống lũ lụt và lở đất Thay đổi khả năng cung cấp đất nông nghiệp Ự C HI Thay đổi diện tích rừng nguyên sinh Ệ Nhận thức của người dân cộng đồng về môi trường N B N Kinh tế Lợi nhuận kinh tế từ du khách Cải thiện điều kiện cung cấp điện Nâng cao thu nhập gia đình, tách riêng thu nhập nam giới/phụ nữ và các Ề N V nhóm có hoàn cảnh khó khăn Ữ Tăng số lượng các doanh nghiệp địa phương NG Các công ty lữ hành sử dụng các sản phẩm địa phương Tăng cơ hội cho phụ nữ tham gia vào kinh doanh 27
  28. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ trong cộng đồng Số lượng việc làm mới được tạo thêm trong cộng đồng Xã hội và Tỷ lệ tội phạm văn hóa Phát triển và quản lý các điểm di tích văn hóa Khối lượng công việc của nam giới và phụ nữ Thay đổi về truyền thống, văn hóa hay trang phục Thay đổi về chất lượng trình diễn nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ Cải thiện điều kiện dịch vụ y tế Nâng cao cơ hội giáo dục sau phổ thông Theo dõi sát nhận thức của người dân về du lịch Số thanh niên rời bỏ cộng đồng Các cơ hội cho các nhóm ngoài lề xã hội được tham gia vào du lịch GỢI Ý NHỎ: Hãy cố gắng tạo ra các vấn đề có tính chất trung tính. Nên tránh các từ tiêu cực như “thiếu” hoặc “lập kế hoạch kém”. Tập trung vào vấn đề chứ KHÔNG vào khó khăn Một vấn đề có thể là một lĩnh vực quan tâm, một thách thức hay một nhu cầu. Ngoài ra, hãy cố gắng đi vào cụ thể. Ví dụ, “,Cải thiện điều kiện cung cấp điện ” tốt hơn là “cải thiện cơ sở hạ tầng như đường xá, điện v.v ” Tài liệu đọc thêm: Học viện Quốc tế về Phát triển Bền vững Các chiến lược Giám sát Du lịch trong kinh tế cộng đồng của bạn, Đại học Tổng hợp Arizona Tác động của du lịch về sinh kế nông thôn tại Namibia, Viện Phát triển Hải Ngoại 28
  29. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng BƯỚC 3: Xây dựng các chỉ tiêu Sau khi đã xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững và kinh doanh trong cộng đồng của bạn và chuyển các vấn đề đó thành những mục tiêu sơ bộ, bạn đã sẵn sàng xây dựng các chỉ tiêu để theo dõi việc thực hiện các mục tiêu này. Các chỉ tiêu là công cụ mà bạn có thể sử dụng để theo dõi sự thay đổi. Ví dụ, nếu dự định là để tạo cơ hội cho phụ nữ trẻ trong cộng đồng thỉ chỉ tiêu cần phài cho ta thấy liệu số lượng các cơ hội cho phụ nữ trẻ tăng lên hay giảm xuống và với tốc độ như thế nào. Mặc dù có một số phương pháp xây dựng chỉ tiêu, quy trình đơn giản gồm 4 bước được mô tả ở đây: rà soát lại các chỉ tiêu hiện có, nghĩ ra các chỉ tiêu mới, sàng lọc chỉ tiêu, và cuối cùng, kết hợp hài hòa các chỉ tiêu. Kiểm tra và Lâp KH và điềuchỉnh tổ chức Thông tin Xác định Chu trình v.đề chính giám sát Lập KH đối phó Xây dựng các chỉ tiêu Đánh giá Thu dữ kết quả Collect Dataliệu Rà sóat lại chỉ Nghĩ ra các chỉ sàng lọc chỉ kết hợp các chỉ tiêu tiêu mới tiêu tiêu. Hình 4: Quy trình xây dựng chỉ tiêu Xem xét lại các chỉ tiêu hiện có Thay vì phát minh thêm quy trình mới, nên xem lại danh sách dài các chỉ tiêu từ các nguồn thông tin thứ cấp. Các nguồn thông tin hữu ích gồm có Sách hướng dẫn Tiêu chí của Tổ chức Du lịch Thế giới, Sức ép OECD, Trạng thái, Chỉ tiêu đáp ứng, Chỉ tiêu môi trường của UNEP, và Chỉ tiêu về quản lý nguồn lực của IUCN. Để đơn giản hóa các vấn đề, chúng tôi đã lập một danh sách các chỉ tiêu môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế và du lịch có thể có sử dụng. Danh sách này có thể tìm thấy tại phần 4 của Bộ Công cụ. Bằng cách so sánh các chỉ tiêu này với các vấn đề chính của mình, bạn có thể tìm thấy các chỉ tiêu để “thử và kiểm chứng” phù hợp với nhu cầu của bạn. Nghĩ ra các chỉ tiêu mới Đối với các lĩnh vực mà bạn không thể tìm được các chỉ tiêu phù hợp, bạn cần phải nghĩ ra những chỉ tiêu hoàn toàn mới. Suy nghĩ bao gồm tổ chức một cuộc họp nhóm nhỏ để các thành viên được khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt về một chủ đề cụ thể. Danh sách các vấn đề chính là điểm khởi đầu để nghĩ ra các chỉ tiêu. Ví dụ, nếu vấn đề chính là “Tỷ lệ tội phạm” thì chỉ tiêu của bạn có thể là “số lượng các vụ phạm tội được báo cáo hàng tháng” hoặc “Tỷ lệ công an so với dân số”. Ở giai đọan này, nên có nhiều chỉ tiêu, do vậy bạn đừng lo nếu cuối cùng bạn có ba hoặc bốn phương án lựa chọn để giám sát cùng một vấn đề. Chúng sẽ được sàng lọc vào giai đoạn tiếp theo. Một số các vấn đề chính cần quan tâm trong việc phát triển các chỉ tiêu được trình bày trong biểu dưới đây. 29
  30. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Hộp 12: Có bao nhiêu Chỉ tiêu? Rõ ràng là không có số lượng chỉ tiêu lý tưởng nào. Nếu chỉ cố gắng bao quát mọi khía cạnh của du lịch bền vững với một vài chỉ tiêu thôi thì sẽ không thực tế, một danh sách với hơn 100 chỉ tiêu thì sẽ vừa không thực tế vừa làm giảm tầm quan trọng của từng chỉ tiêu. Thách thức ở đây là phải đối phó được tất cả các vấn đề cốt yếu mà điểm du lịch đang phải đối mặt với một lượng chỉ tiêu ít nhất. Nếu chỉ lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế thì các chỉ tiêu xã hội và môi trường có thể bị bỏ qua. Nếu chỉ tiêu lại chủ yếu là về môi trường thì các vấn đề mặt xã hội và kinh tế lại có thể ít được quan tâm. Số chỉ tiêu sẽ tùy thuộc vào quy mô của điểm du lịch, số lượng các vấn đề then chốt, sự quan tâm của nhóm người sử dụng và các nguồn lực có sẵn để theo dõi và báo cáo về chỉ tiêu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà hoạt động đều nhất trí rằng 12 đến 24 chỉ tiêu là tối ưu, và khó khăn chủ yếu trong quá trình xây dựng chỉ tiêu là đạt được sự thống nhất về danh sách ngắn này mà không có sự chênh lệch quá lớn. Nguồn: trích từ Twining-Ward (2004) Availability of Existing Data Ease of Reliability of Data Collection Existing Data Ease of Training Ease of Analysis Local People in Data Collection Cost and Time for Obtaining the Data Hình 5: Các vấn đề cần cân nhắc khi sàng lọc chỉ tiêu Sàng lọc chỉ tiêu Một khi bạn có danh sách dài về các khả năng có thể xảy ra thì đó là thời điểm để bạn sàng lọc chỉ tiêu. Sàng lọc chỉ tiêu cơ bản không đòi hỏi phải được đào đạo đặc biệt về giám sát. Công việc này có thể thực hiện bởi một nhóm lớn các thành viên cộng đồng hoặc nhóm công tác giám sát nhỏ. Nếu bạn có một số lượng lớn chỉ tiêu tiềm năng và nhiều thành viên tham gia thì có thể chia các thành viên thành các nhóm nhỏ and tập trung vào từ 5 đến 10 chỉ tiêu mỗi nhóm. Ví dụ: • Nhóm 1 sàng lọc các chỉ tiêu môi trường, • Nhóm 2 các chỉ tiêu văn hóa xã hội, • Nhóm 3 các chỉ tiêu kinh tế, • Nhóm 4 các chỉ tiêu dự án CBT Trưởng nhóm cần đọc lần lượt từng chỉ tiêu và đặt các câu hỏi sau cho từng nhóm: • Chỉ tiêu có phù hợp với vấn đề chính và mục tiêu mà nó cần theo dõi hay không? • Chỉ tiêu có dễ đo lường với nguồn nhân lực và tài chính sẵn có của cộng đồng hay không? Đôi lúc cần tuyển chuyên gia từ bên ngoài để đánh giá. • Chỉ tiêu có đơn giản và dễ hiểu không? 30
  31. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng • Có rõ về định hướng kết quả nào được mong muốn hay không? (ví dụ, có rõ về việc giảm số nhà được xây dựng theo kiểu truyền thống làm ảnh hưởng tốt hay xấu đối với sự bền vững của cộng đồng hay không?) • Chỉ tiêu có thể trở thành phổ biến đối với người dân cộng đồng hay không? Chỉ tiêu mà mọi người có thể liên quan tới sẽ giúp đem lại thành công cho dự án. Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là “không” thì nhóm có thể thử điều chỉnh và hoàn thiện chỉ tiêu. Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số này là “?” thì có thể cần khảo sát thêm chỉ tiêu trước khi nó được xếp hạng. Những chỉ tiêu có câu trả lời đồng loạt là “có” thì cần được xếp theo thứ tự ưu tiên. Vào cuối buổi họp tất cả mọi chỉ tiêu cần phải được rà soát lại và xếp theo thứ tự ưu tiên nếu có thể được. Sau đó những người tổ chức cuộc họp phải lên danh sách “sạch” trong đó chỉ bao gồm hai chỉ tiêu hàng đầu đối với mỗi vấn đề chính. Danh sách ngắn không nên vượt quá 25 chỉ tiêu vào thời điểm này. Trong phần 4 bạn sẽ thấy Bảng ghi chép số 2 mà bạn có thể sử dụng làm mẫu để sàng lọc chỉ tiêu. Bảng dưới đây cho thấy mối liên quan giữa các vấn đề chính và các chỉ tiêu tiềm năng, trong đó sử dụng chỉ tiêu mẫu về môi trường, văn hóa xã hội, kinh tế và kinh doanh du lịch. Bảng này được thiết kế để có thể đưa ra ý tưởng về việc làm thế nào để sàng lọc chỉ tiêu với 5 câu hỏi nêu trên. Ví dụ, tất cả chỉ tiêu kinh tế đều có vẻ phù hợp, khả thi và dễ hiểu nhưng xu hướng thì có thể lại không rõ ràng. Bảng 5: Các ví dụ về những vấn đề chính và chỉ tiêu tiềm năng Xu Lựa hướ chọn Phù Khả ng Vấn đề chính Chỉ tiêu tiềm năng Dễ hiểu của hợp thi rõ người ràn dân g NƯỚC THẢI • % cơ sở du lịch được kết nối với hệ thống xử lý hiệu quả (cấp hai/cấp ba)/tổng số cơ 9 9 8 9 8 sở du lịch. • % cơ sở kinh doanh du lịch được thanh tra hàng năm về xử lý nước đúng quy 9 8 9 9 8 cách trong toàn bộ doanh nghiệp du lịch • % hộ gia đình có nhà vệ sinh 9 9 9 9 9 CHẤT THẢI • Lượng rác thải tính trên mỗi du khách/rác 9 8 9 9 9 RẮN thải địa phương • Lượng rác thải phát sinh hàng năm, tính 9 8 9 9 8 theo đầu du khách và theo loại rác • Số khách sạn phân loại phân trộn/tái chế 9 9 9 9 8 25% hoặc hơn lượng rác thải QUAN ĐIỂM • Sự hài lòng của người dân địa phương về 9 9 9 9 9 CỦA NGƯỜI du lịch (khảo sát ý kiến của người dân) DÂN VỀ DU • % người dân địa phương muốn số lượng 9 9 9 9 9 LịCH du lịch ít đi • % người dân địa phương tin rằng du lịch đã giúp cải thiện điều kiện dịch vụ và cơ 9 9 8 9 9 sở hạ tầng • Tỷ lệ du khách/cơ sở lưu trú, trung 9 9 8 8 8 bình/ngày cao điểm • % người dân địa phương hài lòng với mức độ tham gia vào các cuộc thảo luận 9 9 9 9 9 kế hoạch du lịch 31
  32. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Xu Lựa hướ chọn Phù Khả ng Vấn đề chính Chỉ tiêu tiềm năng Dễ hiểu của hợp thi rõ người ràn dân g VĂN HÓA • Thay đổi về chất lượng hàng thủ công mỹ TRUYỀN nghệ địa phương theo quan điểm của 9 9 9 9 9 THỐNG ĐỊA những người lãnh đạo cộng đồng PHƯƠNG • Thay đổi hành vi của thanh niên theo quan điểm của những người lãnh đạo 9 9 8 9 9 cộng đồng • % thế hệ mới so với thế hệ trước ở lại 9 9 9 9 9 cộng đồng sau khi học xong phổ thông • % nhà được xây dựng theo kiểu truyền 9 9 9 8 8 thống XÓA ĐÓI • % người thất nghiệp trong cộng đồng 9 8 9 9 9 GIẢM NGHÈO • % hộ có thu nhập thấp tham gia vào các 9 9 9 9 9 cuộc họp xây dựng kế hoạch du lịch • % hộ có thu nhập thấp có một hoặc nhiều 9 9 9 9 8 thành viên tham gia vào du lịch • Số lượng các doanh nghiệp liên quan đến du lịch do các hộ có thu nhập thấp điều 9 9 9 9 8 hành BÌNH ĐẲNG • % nhân viên du lịch là phụ nữ GIỚI VÀ - Làm việc toàn bộ thời gian hay bán 9 9 9 9 9 THAM GIA XÃ thời gian 9 9 9 8 8 HỘI - các vị trí quản lý 9 9 9 9 8 • % nhân viên du lịch thuộc các nhóm có hoàn cảnh khó khăn hoặc sống ngoài lề xã hội 9 9 9 9 9 - Làm việc toàn bộ hoặc bán thời gian 9 9 9 8 8 - các vị trí quản lý 9 9 9 9 8 TẠO DOANH • Chi phí hàng ngày tính theo loại du khách 9 9 9 9 9 THU • Chi phí trung bình tính trên số khách nghỉ 9 9 9 9 8 đêm và theo loại du khách • Tỷ lệ phòng được thuê ở các cơ sở lưu trú 9 9 9 9 9 có giấy phép mỗi tháng • Sự gia tăng số khách lưu đêm tại các cơ 9 9 9 8 8 sở lưu trú thương mại NĂNG LỰC • Chi phí tiếp thị trên mỗi du khách 9 9 9 8 8 HOẠT ĐỘNG • % tổng doanh thu chi cho công tác cải KINH DOANH 9 9 9 9 9 thiện và nâng cấp • % tăng tổng doanh thu hàng năm 9 9 9 8 9 • % thay đổi số lượng việc làm cả ngày 9 9 9 9 9 Phối hợp các chỉ tiêu Dù một quy trình sàng lọc có kỹ lưỡng tới đâu, vẫn có thể phát sinh những chỉ tiêu chưa chuẩn về mặt kỹ thuật. Điều đó đặc biệt đúng với các chỉ tiêu môi trường và kinh tế bởi vì về kỹ thuật, chúng thường phức tạp hơn các chỉ tiêu khác. 32
  33. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Do đó, cần yêu cầu ai đó có kiến thức chuyên môn về môi trường kiểm tra lại các chỉ tiêu môi trường để xem có hợp lý về kỹ thuật và có khả thi hay không. Đó có thể là một cán bộ môi trường địa phương, một nhà quản lý công viên hoặc một chuyên gia tư vấn. Những người mà bạn có thể hỗ trợ bao gồm: • Cơ quan quản lý nước • Cơ quan quản lý y tế cộng đồng • Sở giáo dục • Sở Công an • Hiệp hội khách sạn hoặc du lịch • Trường đào tạo khách sạn • Cán bộ quản lý hiện trường (rừng, điểm du lịch) • Ngư dân, người đi săn, cán bộ lâm nghiệp địa phương • Khách du lịch và khách tham quan địa phương Các loại câu hỏi mà bạn có thể cần sử dụng để hỏi những đối tượng trên gồm: • Những biến số nào có thể đo được? • Những thông tin /dữ liệu nào đã có trong các biến số này? • Dữ liệu sẽ được lấy từ đâu? • Ai là người hiểu rõ nhất về dữ liệu này? • Họ cho rằng làm thế nào để thu thập dữ liệu một cách tốt nhất? • Mô tả kỹ thuật chính xác nhất của dữ liệu này là gì? • Tất cả các thuật ngữ trong mô tả chỉ tiêu thực ra có nghĩa gì? • Câu chữ về chỉ tiêu có đủ rõ để không bị hiểu sai đi không? Định nghĩa thuật ngữ sử dụng trong các chỉ tiêu là phần quan trọng của khâu “phối hợp” cuối cùng này. Ví dụ, Nếu chỉ tiêu đề ra liên quan đến “% khách sạn xử lý nước thải trước khi xả”, thì từ “xử lý” cần được định nghĩa một cách rõ ràng để nó có thể được diễn giải đúng mỗi khi chỉ tiêu được theo dõi. Thậm chí từ “khách sạn” có thể cũng cần phải định nghĩa một cách rõ ràng là bao gồm tất cả mọi cơ sở lưu trú hay chỉ những cơ sở đạt tiêu chuẩn khách sạn hay không. Sàng lọc kỹ thuật và kết hợp có thể là một quá trình lâu dài với mỗi chỉ tiêu trở thành một dự án nghiên cứu nhỏ. Thời gian và sự kiên trì trong giai đọan này có thể sẽ được đền đáp bằng những chỉ tiêu hữu ích hơn về sau này. Vào cuối giai đoạn kết hợp, cần thu thập rất nhiều thông tin cơ sở hữu ích về từng chỉ tiêu. Các thông tin này cần được ghi chép thành tài liệu một cách cẩn thận để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu. Bảng tính 3 trong Phần 4 có thể hỗ trợ bạn trong việc xây dựng tài liệu này. GỢI Ý: Bạn huy động càng nhiều người tham gia trong giai đọan này thì kết quả học tập trong quá trình giám sát càng cao, và càng dễ thu thập dữ liệu. Các tài liệu đọc thêm: Khung khái niệm để đo kết quả giảm nghèo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Canada Evaluations/Noteindictor_eng_Apr04_doc.pdf Lựa chọn Chỉ tiêu, Ngân hàng Thế giới 20191410~menuPK:435489~pagePK:148956~piPK:216618~theSitePK:384263,00.html Lựa chọn Chỉ tiêu, Mạng lưới Nghèo Ngân hàng Thế giới 33
  34. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng Evaluations/Noteindictor_eng_Apr04_doc.pdf Hướng dẫn giám sát chỉ tiêu nghèo, Ngân hàng Thế giới BƯỚC 4: Thu thập dữ liệu Một khi chỉ tiêu được đưa vào danh sách ngắn, bạn đã sẵn sàng thu thập lượt dữ liệu đầu tiên. Thu thập dữ liệu ban đầu có thể tăng gấp đôi như một quá trình thí điểm cho các chỉ tiêu mới của bạn. Dù cho việc sàng lọc của bạn có tốt đến đâu chăng nữa, sẽ luôn có một số chỉ tiêu không thể sử dụng được hoặc quá tốn thời gian trong thực tế. Nếu một chỉ tiêu chắc chắn không thể dùng được, hãy xây dựng lại và thay thế nó bằng một chỉ tiêu khác có trong danh sách dài ban đầu của bạn. Kiểm tra và Lập kế hoạch điều chỉnh và tổ chức Thông báo Xác định Chu trình v.đề chính Giám sát Lập KH đối phó Xây dựng chỉ tiêu Đánh giá kết quả TCollecthu th ập dữ liệu Data Các vấn đề chính cần lưu ý trong bước thu thập dữ liệu bao gồm: • Xác định dữ liệu nào cần thiết cho mỗi chỉ tiêu • Tìm hiểu xem lấy dữ liệu này ở đâu • Thu xếp người thu thập dữ liệu • Thiết kế các phương pháp thu thập dữ liệu • Xây dựng phương thức quản lý dữ liệu Yêu cầu về dữ liệu Bạn nên có sẵn ý tưởng về loại dữ liệu nào mà bạn cần cho mỗi chỉ tiêu sau khi xong quá trình kết hợp. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ cần nhiều hơn một loại dữ liệu cho mỗi chỉ tiêu. Ví dụ, để đo mức độ nhận thức của người dân về du lịch, bạn sẽ cần phải tìm ra “% thành viên cộng đồng nhìn nhận về du lịch một cách tích cực”, cũng như “tổng số người dân cộng đồng”. Để đánh giá sự bình đẳng giới trong ngành du lịch bạn sẽ cần phải biết “tổng số người được tuyển dụng vào làm việc trong ngành du lịch tính theo loại công việc (làm việc toàn bộ hay bán thời gian)” cũng như “bao nhiêu trong số này là phụ nữ”. Trong giai đoạn này, hãy coi mỗi chỉ tiêu là một dự án riêng lẻ. Hãy tạo một hồ sơ (giấy hoặc điện tử) cho mỗi chỉ tiêu và sử dụng nó để lưu giữ và sắp xếp thông tin mà bạn thu thập được. Các nguồn dữ liệu Các nguồn dữ liệu thứ cấp (báo cáo và thông tin hiện có) hầu như luôn được ưa chuộng hơn các nguồn dữ thiệu sơ cấp và không đòi hỏi nghiên cứu mới. Các nguồn thứ cấp cần quan tâm ở đây gồm các kết quả khảo sát của chính quyền địa phương (các sở y tế, nước và giáo dục), hoặc dữ liệu do các khu bảo tồn hay công viên cung cấp. Khảo sát sơ cấp nói chung tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn so với khảo sát thứ cấp. Do đó, nên tận dụng hết các nguồn thông tin thứ cấp trước khi tiến hành khảo sát thứ cấp. Một cách nâng cao hiệu 34
  35. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng quả thu thập dữ liệu là kết hợp một số khảo sát sơ cấp vào thành một. Ví dụ, nếu cần tiến hành một câu hỏi điều tra du khách cho một chỉ tiêu nào đó như mức độ hài lòng của du khách, bạn cũng có thể sử dụng câu hỏi này để thu thập thông tin về đánh giá của du khách về mức độ dịch vụ trong các khách sạn. Nếu bạn thu thập thông tin cho mỗi chỉ tiêu, hãy chắc chắn rằng bạn lưu thông tin này một cách cẩn thận vào đúng hồ sơ dành cho chỉ tiêu đó. Bảng tồng hợp có thể là một phương tiện hữu hiệu cho công việc giám sát quá trình thu thập dữ liệu. Dưới đây là một ví dụ: Bảng 6: Bảng tổng hợp các kỹ thuật thu thập dữ liệu chỉ tiêu môi trường VẤN ĐỀ PHƯƠNG CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG DỮ LIỆU LIÊN HỆ CHÍNH PHÁP Lượng rác phát sinh hàng Lượng chất thải phát sinh mỗi năm. Y tế công năm/công suất còn lại của bãi san Thứ cấp CHẤT Công suất còn lại của bãi cộng lấp rác THẢI san lấp rác RẮN Số lượng xe chở rác vào mùa du Số liệu về xe tải hàng Y tế công lịch / Số lượng xe chở rác vào Thứ cấp tháng cộng trái mùa du lịch Cơ quan % hộ gia đình dựa vào hố phân tự Số hộ Thứ cấp quản lý CHẤT hoại Số hộ có hố xí tự hoại nước THẢI Số lượng cơ sở du lịch có thể tiếp Số cơ sở du lịch Cơ quan LỎNG cận xử lý chất thải cấp ba/tất cả Số cơ sở du lịch kết nối Thứ cấp quản lý các cơ sở với nhà máy cấp ba nước CHẤT % cơ sở thử nước ven biển có Số cơ sở Cơ quan LƯỢNG nồng độ vi khuẩn cao hơn mức Số cơ sở không có Thứ cấp quản lý NƯỚC quy định phương tiện thử vi khuẩn nước VEN BIỂN Số trạm Cơ quan % cơ sở giám sát đá ngầm có hơn Mức tảo che phủ tại mỗi Thứ cấp phụ trách đá 50% tảo che phủ DẢI trạm ngầm NGẦM Số cơ sở cung cấp dịch % người địa phương nhận thấy Cơ quan SAN HÔ vụ lặn sự suy giảm chất lượng đá san hô Thứ cấp phụ trách đá Số cơ sở nhận thấy sự ngầm trong các năm qua ngầm suy giảm chất lượng Sơ cấp- Số người mỗi giờ và quy mô khảo sát nhóm trung bình trên đường mòn Số người mỗi giờ Sở Môi ĐƯỜNG đường mòn phổ biến nhất/sức tải đường mòn Sức tải mỗi giờ trường MÒN có người mỗi giờ RỪNG dẫn Số người đến thăm thác Argyll Số khách mỗi ngày Thứ cấp Sở Du lịch mỗi ngày Nguồn: Dự án Tobago SMART , Twining-Ward (2006) Người thu thập dữ liệu Trong khi thiết kế một chương trình giám sát đánh giá, điều quan trọng là phải xác định xem ai sẽ thu thập số liệu: • Các thành viên của cộng đồng có định hướng và lời khuyên từ cán bộ nhà nước hoặc chuyên gia tư vấn • Quan chức chính phủ • Cán bộ ngành du lịch • Các giáo sư và sinh viên các trường đại học và cao đẳng lân cận 35
  36. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng • Tại một số cộng đồng, học sinh phổ thông cũng có thể giám sát một số yếu tố như chất lượng nước sau khi các em và các thầy cô giáo được chuyên gia đào tạo. Điều đó giúp các em học sinh có cơ hội học hỏi về các vấn đề môi trường và về sự tham gia vào cộng đồng, đồng thời cung cấp cho các em những kỹ năng quý giá • Tất cả những thành phần nêu trên. Khi có thể, các thành viên cộng đồng nên tham gia xây dựng các công cụ thu thập dữ liệu và giám sát các chỉ tiêu. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo việc lựa chọn các chỉ tiêu và thu thập số liệu chỉ tiêu được thực hiện bởi các cá nhân và nhóm được coi là hợp pháp, không thiên vị và có kinh nghiệm. Độ tin cậy của các số liệu thu thập được sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc ai thu thập và thực hiện việc đó như thế nào. Ví dụ, khu Bảo tồn Rừng Tự nhiên Iguazu ở Braxin sử dụng các hướng dẫn viên du lịch để nhận biết hoạt động của động vật và các chỉ tiêu khác về tình trạng của động thực vật. Một khi hướng dẫn viên du lịch được đào tạo thì lợi ích rất rõ ràng, thể hiện qua việc họ có thể cung cấp nhiều thông tin hơn cho du lịch và khuyến khích du khách có thái độ tốt hơn. Tương tự như vậy, để các chủ khách sạn tham gia công tác giám sát việc thải rác và các vấn đề quan trọng khác có thể giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề bền vững. Thiết kế các phương pháp thu thập dữ liệu Khi quyết định sử dụng phương pháp nào để thu thập dữ liệu, nên quan tâm tới các vấn đề sau: • Dễ sử dụng: một người không chuyên có thể sử dụng kỹ thuật này để thu thập dữ liệu hay không? • Tính tin cậy: kỹ thuật này có mang lại các kết quả như dự kiến hay không? • Chi phí: để thu thập số liệu này thường xuyên thì chi phí là bao nhiêu? • Thời gian: để thu thập số liệu bằng kỹ thuật này thì mất bao nhiêu lâu? Về các số liệu sơ cấp, cần thiết lập các đầu mối liên lạc. Nếu thông tin mang tính nhạy cảm (ví dụ số liệu doanh thu nội địa, đăng ký công ty, hoặc mức lương trung bình), đôi khi sẽ cần xây dựng một “liên minh dữ liệu”. Đây là sự thống nhất giữa cơ quan giám sát và những người cung cấp thông tin để bảo mật và đôi khi vì các lợi ích khác đối với việc chia sẻ thông tin. Một số kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp là: sử dụng các cuộc khảo sát cộng đồng của địa phương, các cuộc họp nhóm tập trung, phỏng vấn nhân viên du lịch, phỏng vấn trực tiếp các cơ sở lữ hành, khảo sát hiện trường, chụp ảnh trên không, lấy mẫu nước và giám sát đá ngầm san hô. Việc sử dụng một cuốn sách cho du khách và điều tra ý kiến du khách bằng các câu hỏi mở được thấy là khá hiệu quả trong việc đánh giá mức độ hài lòng độc lập hoặc bổ sung cho công tác khảo sát hiện tại. Đối với mỗi cuộc khảo sát sơ cấp, cần xây dựng kế hoạch khảo sát. Dưới đây là tóm tắt một kế hoạch khảo sát du lịch nội địa. Hộp 13: Ví dụ về kế hoạch khảo sát Tên cuộc khảo sát: Khảo sát du lịch trong nước Mục tiêu: Tìm hiểu thêm về các loại chi phí và thái độ của du khách trong nước Phương pháp: Đơn giản, câu hỏi cấu trúc tự hoàn chỉnh do các nhân viên thống kê Sở Lu lịch thực hiện tại sân bay hoặc bến phà Thời gian: 4 đến 5 tháng Kế hoạch: Đầu tháng 6 Thu thập dữ liệu: 36
  37. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng 6 tuần (2 tuần vào mỗi tháng 6, tháng 7 và tháng 8) Phân tích dữ liệu: Tháng 7 và tháng 8 Tiến độ cho đến nay: 802 câu hỏi đã được điền Đang thực hiện phân tích Ở cấp cộng đồng các kỹ thuật thu thập dữ liệu cần đơn giản dễ hiểu và khả thi về kinh tế trong việc sử dụng nguồn lực. Các phương pháp kỹ thuật sau đây được xem xét: các câu hỏi điều tra và phỏng vấn, sổ ghi chép cho du khách, quan sát và các cuộc họp nhóm tập trung. Câu hỏi điều tra/phỏng vấn Câu hỏi điều tra và phỏng vấn là các phương pháp kỹ thuật hữu ích nhất để nắm được thông tin chi tiết về ý kiến và hành động của con người. Chúng đặc biệt hữu ích trong cộng đồng có trình độ học vấn và tỷ lệ biết chữ cao và là nơi người dân đã có kinh nghiệm tham gia các dự án phát triển. Ở các cộng đồng có tỷ lệ biết chữ thấp, câu hỏi điều tra cần phải được thực hiện bởi các cán bộ dự án hoặc sẽ phải sử dụng một phương pháp phỏng vấn. Có một số phương pháp tiếp cận khác nhau trong xây dựng câu hỏi và khảo sát. Cán bộ nhà nước và/hoặc chuyên gia tư vấn sẽ hướng dẫn cộng đồng thiết kế đúng loại công cụ cần thiết. Trong một số trường hợp, có thể lấy mẫu toàn bộ dân cư. Trong những trường hợp khác lại phải sử dụng khung lấy mẫu. Mẫu cần đại diện cho toàn thể dân cư càng nhiều càng tốt về các vấn đề như giới, tình hình thu nhập, nhóm dân tộc và hoạt động. Các thành viên tham gia có thể được lựa chọn hoặc ngẫu nhiên (ví dụ, mỗi hộ thứ 3 nằm dọc đường) hoặc dựa trên đặc điểm của họ (ví dụ, tất cả phụ nữ làm việc tại một khách sạn cụ thể nào đó). Để đạt được kết quả có giá trị về mặt thống kê, cần có một người nào đó có chuyên môn về nghiên cứu tham gia vào việc xây dựng mẫu. Dù câu hỏi điều tra và khảo sát có tính chất thế nào đi chăng nữa, cần lưu ý những vấn đề sau: • Các câu hỏi phải đơn giản để tất cả đối tường được phỏng vấn và điều tra đều hiểu câu hỏi như nhau • Có 3 loại câu trả lời chính: i) có/không là câu trả lời gần như dễ phân tích nhất, ii) câu trả lời gợi mở là loại khó phân tích nhưng có thể cho thông tin rất quan trọng; và iii) câu trả lời theo mức độ yêu cầu người đáp phải xếp loại câu trả lời của mình theo cấp độ, ví dụ 1=xuất sắc 5=kém. Ví dụ về 3 loại câu hỏi này được trình bày dưới đây. Hộp 14: Các loại câu hỏi để sử dụng trong điều tra Loại Câu hỏi mẫu Câu trả lời KHÔNG/ Bạn có kinh nghiệm làm việc với khách du lịch bao giờ chưa? Có/không CÓ MỞ Bạn nghĩ gì về tác động của du lịch đối với cộng đồng của bạn? Hãy giải thích Cho điểm từ 1-3 Bạn đánh giá sự tham gia của bạn vào công tác lập kế hoạch du lịch 1 = Thấp Xếp hạng trong cộng đồng của mình như thế nào? 2 = Trung bình 3 = Cao Dưới đây là một số gợi ý về tiến hành điều tra bằng câu hỏi • Hãy cẩn thận đừng dẫn dắt người trả lời. Ví dụ, “Bạn có muốn thấy nhiều du khách đến cộng đồng mình không?” Câu hỏi này sẽ khuyến khích người được hỏi trả lời “có” bằng cách thêm từ “nhiều 37
  38. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng hơn”. Và hãy chú ý tránh dùng các câu hỏi mập mờ. Ví dụ, “Bạn muốn thấy nhiều hay ít du khách đến cộng đồng mình hơn? KHÔNG/CÓ” • Thử nghiệm câu hỏi điều tra thường là một ý tưởng tốt. Hãy thử câu hỏi với các thành phần xã hội khác nhau. Thử nghiệm câu hỏi cho phép các cán bộ điều tra phát hiện và cải thiện các câu hỏi không được hiểu đúng hoặc không đem lại những thông tin cần thiết. Nó cũng giúp hiểu xem trên thực tế càn bao nhiêu thời gian để trả lời các câu hỏi. • Một khi các câu hỏi đã sẵn sàng, có thể phân phát chúng bằng đường bưu điện hoặc chuyển tay đến nhà hoặc cơ quan của người được hỏi hoặc phát tại các cuộc họp hay tụ tập nhóm. Sổ ghi chép cho du khách Đặt một cuốn sổ và một cây bút cho du khách ở cửa ra khu du lịch hoặc tại tiền sảnh của một khách sạn có thể là phương pháp hữu ích và tiết kiệm để thu thập số liệu về du khách và kinh nghiệm của họ. Hãy cân nhắc cẩn thận thông tin mà bạn cần từ du khách và và lập một bảng gồm các cột yêu cầu điền thông tin. Hãy làm cuốn sổ thật hấp dẫn để du khách sẵn sàng mở nó ra. Bạn có thể đưa vài cột thông tin sau: • Tên du khách • Nước cư trú • Số đêm nghỉ tại làng/khu vực • Cho điểm tổng số về kinh nghiệm có được từ chuyến đi (1-5, 5 là điểm cao nhất) • Chúng tôi đã làm gì tốt nhất? • Những lĩnh vực nào chúng tôi có thể cải thiện hơn nữa? Quan sát Đối với một số chỉ tiêu thì các kỹ thuật quan sát đơn giản có thể cũng đủ để thu được những thông tin rất tốt để đánh giá được thành công hay thất bại. Quan sát có thể là một công cụ nhanh và dễ dàng để có thể bao quát được tình hình. Các ví dụ về bối cảnh có thể áp dụng phương pháp quan sát như một lựa chọn hữu ích là các chỉ tiêu liên quan tới sự cải thiện rõ nét về mức sống. Nó có thể gồm quan sát sự nâng cấp nhà cửa, cải thiện cơ sở hạ tầng nói chung hoặc quan sát các phương tiên giao thông (VD:ô tô, xe máy). Có thể thực hiện phương pháp này một cách chính thức với nhiều bức ảnh “trước và sau” hoặc chỉ đơn giản sử dụng việc quan sát không chính thức. Các kết quả thu được cần được trình bày cho các thành viên tham gia và đông đảo cộng đồng để xác nhận tính chính xác. Khi sử dụng quan sát như một phương pháp thu thập số liệu: • Điều quan trọng là phải có một người nắm được những gì cần quan sát • Cần có một kế hoạch để ghi chép các hành vi và mô hình khác nhau. • Người quan sát cần làm theo kế hoạch, ghi chép và báo cáo về những gì quan sát được Các cuộc họp nhóm tập trung Trong một số trường hợp, đặc biệt là trong các cộng đồng nhỏ, các cuộc họp nhóm tập trung có thể rất hiệu quả trong việc thu thập thông tin phản hồi về điều kiện chung và tác động của du lịch. Hãy cố gắng duy trì hình thức cuộc họp càng đơn giản và đi thẳng vào đề càng tốt. Cộng đồng thường rất hay có các cơ chế riêng để thu thập thông tin phản hồi. Để đảm bảo đại diện bình đẳng và sự tham gia cởi mở vào các cuộc họp này, nên tổ chức các cuộc họp riêng cho các nhóm riêng lẻ trong cộng đồng. Cần tổ chức các cuộc họp này sao cho có thể tạo ra một môi trường an toàn cho việc thảo luận và đưa thông tin phản hồi. Quản lý dữ liệu Giám sát chỉ tiêu du lịch bền vững giúp tích lũy được một khối lượng lớn thông tin theo thời gian. Do đó, quan tâm chu đáo đến công tác quản lý dữ liệu cũng là một việc quan trọng trong giai đọan đầu thu thập dữ liệu. Một cơ sở dữ liệu đơn giản được vi tính hoá hoặc một bảng tính thường là phương pháp hiệu quả 38
  39. Công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng và dễ tiếp cận nhất trong việc lưu trữ và phân tích số liệu. Hệ thống càng đơn giản thì càng dễ tiếp cận đối với nhiều bên liên quan. Một hệ thống đơn giản tiết kiệm chi phí vào số liệu và cập nhật số liệu để phản ánh các thay đổi và cải thiện theo thời gian. Các loại thông tin có thể đưa vào cơ sở dữ liệu gồm: • Chỉ tiêu • Định nghĩa các khái niệm dùng trong chỉ tiêu • Các yêu cầu về dữ liệu • Nguồn dữ liệu • Các kỹ thuật thu thập dữ liệu • Kết quả Bảng dưới đây là ví dụ về mẫu có thể sử dụng trong cơ sở dữ liệu vi tính hóa. Ví dụ này lấy từ dự án giám sát du lịch bền vững Samoa và được xây dựng trên phần mềm Microsoft Excel. Mỗi chỉ tiêu được cấp một “tờ” trong cơ sở dữ liệu để đơn giản hóa bố cục. Bảng 7 Ví dụ về tờ chỉ tiêu Tỷ lệ cơ sở lưu trú du lịch có sử dụng hệ thống xử lý nước thải được chấp TÊN CHỈ TIÊU nhận Các cơ sở lưu trú: các cơ sở cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm cho du khách Hệ thống xử lý nước thải được chấp nhận: là các cơ sở được xếp là cơ sở xử lý cấp hai và cấp ba ĐỊNH NGHĨA Xử lý cấp hai: giảm thiểu về sinh học lượng chất thải sử dụng vi sinh vật khí và kỵ khí. VD: nhà vệ sinh com-pốt Xử lý cấp ba: sử dụng các công nghệ tiên tiến có thể làm phân hủy các thành phần của nước thải và bùn nhờ sử dụng bộ lọc và/hoặc lớp UV YÊU CẦU VỀ DỮ 1. Danh sách các cơ sở lưu trú du lịch LIỆU 2. số liệu về loại hệ thống nước thải mỗi cơ sở lưu trú sử dụng SVB có thể cập nhật danh sách cơ sở lưu trú du lịch. Liên hệ Giám đốc Kế hoạch NGUỒN DỮ LIỆU và Phát triển Sở Du lịch 1. Gửi thư đến tất cả các cơ sở lưu trú vào đầu tháng 11 và gọi điện để thu xếp phỏng vấn CÁC KỸ THUẬT 2. Tiến hành phỏng vấn, sử dụng các câu hỏi chuẩn trong Sách hướng dẫn về chỉ THU THẬP DỮ tiêu LIỆU 3. Đưa kết quả vào Cơ sở Dữ liệu Chỉ tiêu và đánh giá trên cơ sử dữ liệu từ các năm trước ghi chép những thay đổi về dân số hoặc quy mô chuẩn 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 KẾT QUẢ 5% 7% 10% 10% 15% 15% 18% c BIỂU ĐỒ KẾT Ngưỡng chuẩn Đượ QUẢ QUA CÁC GIAI ĐOẠN, SO c ợ VỚI NGƯỠNG ư CHUẨN đ Không 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 39