Bình luận khoa học - Bộ luật Tố tụng hình sự (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bình luận khoa học - Bộ luật Tố tụng hình sự (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
binh_luan_khoa_hoc_bo_luat_to_tung_hinh_su_phan_2.pdf
Nội dung text: Bình luận khoa học - Bộ luật Tố tụng hình sự (Phần 2)
- Ch•ơng XIII khám nghiệm hiện tr•ờng, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định Điều 150. Khám nghiệm hiện tr•ờng 1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. 2. Khám nghiệm hiện tr•ờng có thể tiến hành tr•ớc khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi tr•ờng hợp, tr•ớc khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện tr•ờng. Khi khám nghiệm, phải có ng•ời chứng kiến; có thể để cho bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. 3. Khi khám nghiệm hiện tr•ờng, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện tr•ờng, đo đạc, dựng mô hình, thu l•ợm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện tr•ờng. Trong tr•ờng hợp không thể xem xét ngay đ•ợc thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải đ•ợc bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đ•a về nơi tiến hành điều tra. Bình luận 1. Khám nghiệm hiện tr•ờng là hoạt động điều tra đ•ợc tiến hành trực tiếp tại hiện tr•ờng do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Chính vì vậy, nên việc khám nghiệm hiện tr•ờng có thể tiến hành tr•ớc khi khởi tố vụ án hình sự. 2. Trong mọi tr•ờng hợp, tr•ớc khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên bắt buộc 317
- phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện tr•ờng. Khi khám nghiệm, phải có ng•ời chứng kiến (đại diện cơ quan, chính quyền, ng•ời láng giềng ). Có thể để cho bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng đ•ợc tham dự khám nghiệm hiện tr•ờng nếu Điều tra viên thấy cần hỏi họ về một số vấn đề cần điều tra. 3. Điều tra viên cũng có thể mời các nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm hiện tr•ờng. Đây là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật cần thiết nh•: bác sĩ pháp y để khám nghiệm tử thi, chuyên gia về súng, đạn để giám định súng, đạn mà ng•ời phạm tội sử dụng 4. Khi khám nghiệm hiện tr•ờng, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện tr•ờng, đo đạc, dựng mô hình, thu l•ợm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện tr•ờng. Trong tr•ờng hợp không thể xem xét ngay đ•ợc thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải đ•ợc bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đ•a về nơi tiến hành điều tra. 5. Những ng•ời chứng kiến tham gia khám nghiệm hiện tr•ờng phải ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm và có thể nêu những ý kiến cá nhân. Những ý kiến này đ•ợc ghi vào biên bản khám nghiệm (xem bình luận Điều 123). Điều 151. Khám nghiệm tử thi Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có ng•ời chứng kiến. Trong tr•ờng hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết tr•ớc khi tiến hành. Việc khai quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia. Khi cần thiết có thể triệu tập ng•ời giám định và phải có ng•ời chứng kiến. Trong mọi tr•ờng hợp, việc khám nghiệm tử thi phải đ•ợc thông báo tr•ớc cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. 318
- Bình luận 1. Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể ng•ời chết. Việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành và có thể khám nghiệm tử thi mới đ•ợc phát hiện hoặc tử thi đ•ợc khai quật, tử thi có thể đ•ợc mổ để khám xét. 2. Khi Điều tra viên khám nghiệm tử thi hoặc khai quật tử thi phải có bác sĩ pháp y tham gia và phải có ng•ời chứng kiến. Bác sĩ pháp y giúp đỡ Điều tra viên phát hiện các vết tích đáng nghi trên tử thi, tình trạng tử thi Khi cần thiết phải giám định, Điều tra viên phải tr•ng cầu Bác sĩ pháp y làm ng•ời giám định hoặc tr•ng cầu Hội đồng giám định. 3. Việc khai quật tử thi phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải đ•ợc thông báo cho gia đình nạn nhân biết tr•ớc khi tiến hành. Nếu họ không đồng ý thì vẫn có quyền khai quật tử thi để khám nghiệm. 4. Viện kiểm sát phải đ•ợc thông báo tr•ớc về việc khám nghiệm tử thi trong mọi tr•ờng hợp. Điều luật bắt buộc Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Điều 152. Xem xét dấu vết trên thân thể 1. Điều tra viên tiến hành xem xét thân thể ng•ời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng để phát hiện trên ng•ời họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong tr•ờng hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra tr•ng cầu giám định pháp y. 2. Việc xem xét thân thể phải do ng•ời cùng giới tiến hành và phải có ng•ời cùng giới chứng kiến. Trong tr•ờng hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia. Không đ•ợc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của ng•ời bị xem xét thân thể. Bình luận 1. Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể ng•ời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do 319
- hành vi phạm tội gây ra nh•: vết đâm, chém, vết bầm, vết x•ớc trên ng•ời những đối t•ợng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án nh• vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo 2. Trong tr•ờng hợp cần thiết nh• việc xem xét dấu vết trên thân thể đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về y học thì Cơ quan điều tra phải mời bác sĩ pháp y tham gia hoặc tr•ng cầu giám định pháp y theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 3. Ng•ời tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể phải là ng•ời cùng giới và phải có ng•ời cùng giới chứng kiến. Không đ•ợc xâm phạm nhân phẩm hoặc sức khoẻ của ng•ời bị xem xét tức là phải xem xét ở chỗ kín đáo, những ng•ời không có nhiệm vụ không đ•ợc tham dự và không đ•ợc bình phẩm về thân thể của ng•ời bị xem xét. Điều 153. Thực nghiệm điều tra 1. Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng lại hiện tr•ờng, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ. 2. Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có ng•ời chứng kiến. Trong tr•ờng hợp cần thiết, ng•ời bị tạm giữ, bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng cũng có thể tham gia. Không đ•ợc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh h•ởng đến sức khỏe của những ng•ời tham gia việc thực nghiệm điều tra. 3. Trong tr•ờng hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra đ•ợc tiến hành theo quy định tại Điều này. Bình luận 1. Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra và trong tr•ờng hợp cần thiết do Viện kiểm sát tiến hành bằng cách cho dựng lại hiện tr•ờng, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một 320
- sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết nhằm kiểm tra và xác minh những tài liệu, tình tiết có ý nghĩa của vụ án. Ví dụ: kiểm tra xem với t• thế bị can đâm nạn nhân có phù hợp với vết đâm trên cơ thể nạn nhân không; kiểm tra xem những hành vi của bị can đã thực hiện khi giết ng•ời có phù hợp với hiện tr•ờng không 2. Khi thực nghiệm điều tra, cần phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ và phải có ng•ời chứng kiến. Khi cần thiết, có thể mời các nhà chuyên môn tham gia. Kiểm sát viên có quyền tham gia việc thực nghiệm điều tra và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thực nghiệm điều tra. 3. Trong tr•ờng hợp cần thiết, ng•ời bị tạm giữ, bị can, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng cũng có thể tham gia thực nghiệm điều tra. Đó là những tr•ờng hợp nh•: bị can phải diễn lại hành vi phạm tội; ng•ời bị hại hoặc ng•ời làm chứng mô tả trên hiện tr•ờng nơi mình có mặt về những gì mà họ đã biết. 4. Trong khi thực nghiệm điều tra, không đ•ợc xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh h•ởng đến sức khỏe của những ng•ời tham gia việc thực nghiệm điều tra. Ví dụ: không đ•ợc yêu cầu ng•ời tham gia thực nghiệm điều tra phải cởi áo, quần để diễn lại hành vi có tính chất dâm ô; không để cho bị can diễn lại hành vi phạm tội mà lại ảnh h•ởng đến sức khoẻ của nạn nhân Điều 154. Biên bản khám nghiệm hiện tr•ờng, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra Khi tiến hành khám nghiệm hiện tr•ờng, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này. Bình luận 1. Việc lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này khi tiến hành khám nghiệm hiện tr•ờng, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể và thực nghiệm điều tra là để ghi nhận kết quả của 321
- những việc đã nêu và có tính chất bắt buộc. Nếu không có biên bản theo đúng quy định thì các hoạt động đã nêu không đ•ợc công nhận là hoạt động tố tụng và không có giá trị pháp lý. 2. Biên bản phải đ•ợc lập đầy đủ, chính xác, khách quan. Những ng•ời tham gia, tham dự khám xét, khám nghiệm đều ký vào biên bản. Điều 155. Tr•ng cầu giám định 1. Khi có những vấn đề cần đ•ợc xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tr•ng cầu giám định. 2. Quyết định tr•ng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên ng•ời đ•ợc tr•ng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của ng•ời giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. 3. Bắt buộc phải tr•ng cầu giám định khi cần xác định: a) Nguyên nhân chết ng•ời, tính chất th•ơng tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động; b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong tr•ờng hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; c) Tình trạng tâm thần của ng•ời làm chứng hoặc ng•ời bị hại trong tr•ờng hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án; d) Tuổi của bị can, bị cáo, ng•ời bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó; đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả. Bình luận 1. Giám định là việc sử dụng những kiến thức, ph•ơng pháp, ph•ơng tiện khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn để kết luận những vấn đề thực tiễn liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài những tr•ờng hợp bắt buộc tr•ng cầu giám định đ•ợc quy định tại khoản 3 322
- của điều này và trong những tr•ờng hợp cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tr•ng cầu giám định. 2. Việc tr•ng cầu giám định do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định. Trong quyết định giám định phải ghi rõ yêu cầu giám định về vấn đề gì (nh•: thời điểm chết, nguyên nhân chết, chữ ký ). Đồng thời phải ghi rõ: họ tên ng•ời đ•ợc tr•ng cầu hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; quyền và nghĩa vụ của ng•ời giám định; loại, số l•ợng, ký hiệu, đặc điểm, đặc tr•ng của dấu vết, tài liệu, đồ vật đ•ợc giám định; các tài liệu, đồ vật mẫu để so sánh. Cơ quan tố tụng ra quyết định tr•ng cầu giám định gửi cho ng•ời giám định hoặc cơ quan giám định quyết định tr•ng cầu giám định cùng với những đồ vật, tài liệu cần giám định. 3. Ng•ời giám định hoặc cơ quan giám định phải là ng•ời hoặc tổ chức có đủ trình độ giám định. Ng•ời giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi trong những tr•ờng hợp quy định tại khoản 4 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự (xem bình luận Điều 42 và Điều 60). Việc thay đổi ng•ời giám định do cơ quan tr•ng cầu giám định quyết định. 4. Đối với những tr•ờng hợp đ•ợc quy định tại khoản 3 của Điều này việc tr•ng cầu giám định là bắt buộc vì khi không có kết luận giám định thì không thể xử lý vụ án đ•ợc chính xác. Điều 156. Việc tiến hành giám định 1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định tr•ng cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nh•ng phải báo tr•ớc cho ng•ời giám định biết. 2. Trong tr•ờng hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan tr•ng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc ng•ời giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã tr•ng cầu giám định biết. Bình luận 323
- 1. Việc tiến hành giám định có thể đ•ợc thực hiện tại nơi làm việc, phòng thí nghiệm hoặc tại hiện tr•ờng vụ án, tại nơi khám xét và phải tiến hành ngay sau khi có quyết định tr•ng cầu giám định. 2. Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nh•ng phải báo tr•ớc cho ng•ời giám định biết. Khi tham dự việc giám định, Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể cho ng•ời giám định biết rõ hơn những tình tiết có liên quan đến đối t•ợng giám định, mô tả kỹ hơn các dấu vết, đồ vật đã thu đ•ợc và có thể đề xuất ý kiến về sử dụng ph•ơng tiện hoặc ph•ơng pháp giám định. Tuy nhiên, khi tham gia ý kiến, Điều tra viên, Kiểm sát viên không đ•ợc áp đặt hoặc h•ớng giám định viên theo những ý kiến chủ quan của mình. Qua việc tham gia giám định, Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể sớm biết những nhận định (mặc dù ch•a chính thức) của giám định để xem xét tổng hợp với các chứng cứ khác để có h•ớng điều tra và kiểm sát điều tra tiếp theo. 3. Trong tr•ờng hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan tr•ng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc ng•ời giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã tr•ng cầu giám định biết. Điều 157. Nội dung kết luận giám định 1. Nội dung kết luận giám định phải ghi rõ: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của ng•ời giám định; những ng•ời tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã đ•ợc giám định, những ph•ơng pháp đ•ợc áp dụng và giải đáp những vấn đề đã đ•ợc đặt ra có căn cứ cụ thể. 2. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan tr•ng cầu giám định có thể hỏi thêm ng•ời giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Bình luận 1. Trong bản kết luận giám định sau khi nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của ng•ời 324
- giám định; những ng•ời tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã đ•ợc giám định, những ph•ơng pháp đ- •ợc áp dụng ng•ời giám định phải trình bày khái quát và có hệ thống toàn bộ quá trình, nội dung ph•ơng pháp, ph•ơng tiện, kết quả giám định, trả lời chính xác, rõ ràng từng câu hỏi và yêu cầu đã ghi ở quyết định tr•ng cầu giám định. 2. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, cơ quan tr•ng cầu giám định có thể hỏi thêm ng•ời giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Điều 158. Quyền của bị can và những ng•ời tham gia tố tụng đối với kết luận giám định 1. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những ng•ời tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã tr•ng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định. Bị can, những ng•ời tham gia tố tụng khác đ•ợc trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này đ•ợc ghi vào biên bản. 2. Trong tr•ờng hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những ng•ời tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết. Bình luận 1. Để bảo đảm cho bị can và những ng•ời tham gia tố tụng khác góp phần làm cho việc giám định đ•ợc đầy đủ, chính xác và thể hiện tính chất dân chủ, công khai trong tố tụng; sau khi tiến hành giám định, nếu bị can, những ng•ời tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã tr•ng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định. 2. Sau khi đ•ợc thông báo nội dung kết luận giám định, Bị can và những ng•ời tham gia tố tụng khác đ•ợc trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những ý kiến và yêu cầu của bị can và những ng•ời tham gia tố tụng khác phải đ•ợc 325
- ghi vào biên bản. Cơ quan điều tra phải xem xét một cách nghiêm túc. Trong tr•ờng hợp không chấp nhận yêu cầu của bị can và những ng•ời tham gia tố tụng khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải nêu rõ lý do và báo cho họ biết. Điều 159. Giám định bổ sung hoặc giám định lại 1. Việc giám định bổ sung đ•ợc tiến hành trong tr•ờng hợp nội dung kết luận giám định ch•a rõ, ch•a đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã đ•ợc kết luận tr•ớc đó. 2. Việc giám định lại đ•ợc tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do ng•ời giám định khác tiến hành. 3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại đ•ợc tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các Điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật này. Bình luận 1. Trong tr•ờng hợp nội dung kết luận giám định ch•a rõ, ch•a đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã đ•ợc kết luận tr•ớc đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tr•ng cầu giám định bổ sung. Để giám định bổ sung, cơ quan tr•ng cầu giám định có quyền tr•ng cầu ng•ời giám định cũ hoặc có thể tr•ng cầu ng•ời giám định khác phù hợp với yêu cầu giám định bổ sung hoặc việc giám định thuộc ngành chuyên môn khác. 2. Khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sẽ tr•ng cầu giám định lại. Để giám định lại, cơ quan tr•ng cầu giám định lại có thể yêu cầu cơ quan giám định khác giám định lại. Ng•ời đã giám định lần tr•ớc không đ•ợc giám định lại và phải giao nộp đầy đủ tài liệu có liên quan cho ng•ời giám định lại. 3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại đ•ợc tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật này. 326
- Ch•ơng XIV Tạm đình chỉ điều tra và Kết thúc điều tra Điều 160. Tạm đình chỉ điều tra 1. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể tạm đình chỉ điều tra tr•ớc khi hết hạn điều tra. Trong tr•ờng hợp ch•a xác định đ•ợc bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra. Trong tr•ờng hợp đã tr•ng cầu giám định nh•ng ch•a có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra và việc giám định vẫn tiếp tục đ•ợc tiến hành cho đến khi có kết quả. Trong tr•ờng hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Nếu không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã tr•ớc khi tạm đình chỉ điều tra. 2. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, ng•ời bị hại. Bình luận 1. Tạm đình chỉ điều tra là việc tạm ngừng tiến hành các hoạt động điều tra đối với vụ án hoặc đối với bị can vì những lý do nhất định. Tạm đình chỉ điều tra là một giai đoạn điều tra, mà do những lý do khách quan cơ quan điều tra phải tạm dừng các hoạt động điều tra, nh•ng ch•a đ•a ra những kết luận cuối cùng về kết quả điều tra, ch•a khẳng định về việc tiếp tục điều tra hay không. 2. ý nghĩa của việc quy định về tạm đình chỉ điều tra là nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết, đồng thời khắc phục việc lạm dụng thời hạn điều tra. 327
- Quy định về tạm đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục hiện t•ợng quá tải, tồn động án ở khâu điều tra khi có những yếu tố bất khả kháng, để giảm bớt nhu cầu sử dụng lực l•ợng điều tra và giảm tối đa những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động tố tụng này. Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra trong thực tiễn điều tra. Việc tạm đình chỉ điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra giảm bớt khả năng phải xin gia hạn điều tra, khi không cần thiết phải kéo dài thời hạn chờ đợi để tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết. 3. Điều luật quy định những tr•ờng hợp tạm đình chỉ điều tra, những điều kiện để tạm đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ vào những quy định trong Điều luật thì tạm đình chỉ điều tra đ•ợc thực hiện khi có một trong hai tr•ờng hợp sau đây: - Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác - Trong tr•ờng hợp ch•a xác định đ•ợc bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu mà đã hết thời hạn điều tra. 4. Điều luật quy định các điều kiện cụ thể cho từng tr•ờng hợp tạm đình chỉ điều tra - Đối với tr•ờng hợp tạm đình chỉ điều tra khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì luật quy định phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Trong tr•ờng hợp này, việc tạm đình chỉ điều tra có thể đ•ợc thực hiện ở bất cứ thời điểm nào. - Theo quy định của Điều luật thì việc tạm đình chỉ là quyền của cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ. Các cơ quan đó có thể không tạm đình chỉ nếu xét thấy, tình tiết bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác không cản trở việc làm sáng tỏ chân lý về vụ án. Tuy nhiên, nếu quyết định tạm đình chỉ vì lý do bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì phải tr•ng cầu giám định và phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y. Hội đồng giám định y khoa đ•ợc nói trong điều luật là cơ quan đ•ợc cơ quan điều tra tr•ng cầu giám định. Khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: khi có những vấn đề cần đ•ợc xác định (theo quy định tại 328
- khoản 3 điều này), hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định tr•ng cầu giám định. Theo điểm b, khoản 3, Điều 155, bắt buộc phải tr•ng cầu giám định khi cần xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong tr•ờng hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Nh• vậy, trong tr•ờng hợp này việc tr•ng cầu giám định và ý kiến xác nhận của Hội đồng giám định y khoa là nhằm làm rõ tình trạng bệnh tâm thần của bị can xem bị can có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay không và bệnh hiểm nghèo khác của bị can có khả năng ảnh h•ởng đến kết quả của các hoạt động điều tra hay không. Trong tr•ờng hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có ảnh h•ởng đến hoạt động điều tra thì cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra cho đến khi tình trạng sức khỏe của bị can không còn cản trở việc tiến hành các hoạt động điều tra và phục hồi điều tra để tiếp tục làm rõ vụ án hình sự. - Tr•ờng hợp tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra, th•ờng có thể có hai khả năng xảy ra, hoặc là ch•a xác định đ•ợc bị can, hoặc là không biết bị can đang ở đâu. Điều đó có nghĩa là, để quyết định đình chỉ điều tra trong tr•ờng hợp này, cơ quan ra quyết định phải căn cứ vào khoản 1, Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự và tính chất của vụ án, tội phạm đã đ•ợc khởi tố và điều tra, để xác định còn thời hạn điều tra hay không. Trong tr•ờng hợp này, Điều luật không chỉ xác lập quyền tạm đình chỉ điều tra cho cơ quan tiến hành điều tra hoặc kiểm sát điều tra mà còn xác định đây là nghĩa vụ của các cơ quan điều tra phải tạm đình chỉ điều tra khi thời hạn điều tra đã hết. Vì thế Điều luật chỉ cho phép tạm đình chỉ điều tra khi ch•a xác định đ•ợc bị can mà đã hết thời hạn điều tra. Còn đối với tr•ờng hợp đã xác định đ•ợc bị can, nh•ng hết thời hạn điều tra mà không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã tr•ớc khi tạm đình chỉ điều tra. Trong tr•ờng hợp đó, để bảo đảm tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, cơ quan điều tra phải xin gia hạn điều tra. Tuy nhiên, tr•ớc khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Quyết định truy nã bị can đ•ợc thông báo rộng rãi trên ph•ơng tiện thông tin đại chúng để mọi ng•ời có thể phát hiện bắt giữ. 329
- Hết hạn điều tra ở đây đ•ợc hiểu là đã hết kể cả thời hạn đã xin gia hạn điều tra theo những quy định tại khoản 2, Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự. 5. Vì kết quả giám định có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều vấn đề khác của vụ án, đồng thời có thể là chứng cứ quan trọng làm căn cứ để phục hồi điều tra, theo nh• quy định tại Điều 165, Bộ luật tố tụng hình sự, nên nhà làm luật đã tách một khoản riêng quy định cho tr•ờng hợp hết thời hạn điều tra nh•ng việc tr•ng cầu giám định ch•a có kết quả. Trong tr•ờng hợp đó, mặc dầu các hoạt động điều tra đ•ợc tạm đình chỉ, nh•ng riêng việc giám định vẫn tiếp tục đ•ợc tiến hành cho đến khi có kết quả. 6. Điều luật quy định khả năng tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can trong tr•ờng hợp vụ án có nhiều bị can. Theo Điều luật thì chỉ có thể tạm đình chỉ điều tra đối với bị can nào đó trong một vụ án có nhiều bị can, nếu việc tạm đình chỉ đó không liên quan đến tất cả các bị can. Tuy nhiên, cần hiểu chính xác hơn là việc tạm đình chỉ đó không liên quan đến bất cứ một bị can nào khác. 7. Theo quy định tại khoản 2 của Điều luật, Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát điều tra và gửi cho bị can, ng•ời bị hại để họ biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ cuả mình. Điều 161. Truy nã bị can Khi bị can trốn hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can. Quyết định truy nã phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; họ tên, chức vụ ng•ời ra quyết định; họ tên, tuổi, nơi c• trú của bị can; đặc điểm để nhận dạng bị can, dán ảnh kèm theo, nếu có; tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Quyết định truy nã đ•ợc thông báo trên các ph•ơng tiện thông tin đại chúng để mọi ng•ời phát hiện, bắt, giữ ng•ời bị truy nã. Bình luận 330
- 1. Truy nã bị can là một hệ thống hoạt động của cơ quan điều tra nhằm tìm kiếm để xác định bị can đang ở đâu hoặc bắt giữ những bị can đang lẩn trốn, phục vụ cho việc điều tra, xử lý tội phạm. 2. Điều luật quy định về các tr•ờng hợp truy nã bị can, điều kiện và trình tự, thủ tục tiến hành truy nã bị can. Theo quy định tại điều luật có hai tr•ờng hợp cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã. Tr•ờng hợp thứ nhất là khi bị can trốn. Điều luật không nói rõ là bị can trốn trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, có thể có các tình huống: Thứ nhất, là ng•ời bị khởi tố đã trốn từ tr•ớc khi cơ quan điều tra khởi tố bị can; Thứ hai, có thể ng•ời đó trốn ngay sau khi bị khởi tố về hình sự tr•ớc khi cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố về hình sự đối với ng•ời đó hoặc tr•ớc khi bị bắt (trong tr•ờng hợp phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này); Thứ ba, có thể ng•ời bị khởi tố bỏ trốn khỏi nơi tạm giam, tạm giữ. Tr•ờng hợp thứ hai là khi cơ quan điều tra không biết bị can đang ở đâu. Đó là trong những tình huống mà cơ quan điều tra không biết là ng•ời bị khởi tố đang ở đâu. Có thể tại thời điểm đó, ng•ời bị khởi tố không có thông tin về việc bị khởi tố về hình sự. Có thể, ng•ời bị khởi tố đã nhận đ•ợc thông tin về việc bị khởi tố nh•ng ch•a nhận đ•ợc quyết định của cơ quan điều tra hoặc các thông tin chính thức khác về sự cần thiết phải xuất hiện tr•ớc cơ quan điều tra và không có ý định bỏ trốn. Mặc dầu vậy cơ quan điều tra không biết đ•ợc ng•ời bị khởi tố đang ở đâu vì vậy mà phải áp dụng biện pháp truy nã. - Theo quy định tại Điều luật thì chỉ có Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can. Điều luật cũng quy định rõ những thông tin cần thiết phải đ•ợc ghi trên Quyết định truy nã. Điều này nhằm ngăn ngừa hiện t•ợng nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình truy nã. - Căn cứ vào nội dung Điều luật, trong Quyết định truy nã phải ghi rõ bốn nhóm thông tin: + Thứ nhất, nhóm thông tin về ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã; 331
- + Thứ hai, nhóm thông tin về ng•ời ra quyết định (phải ghi rõ họ tên, chức vụ đang đảm nhận, cơ quan của ng•ời ra quyết định ); + Thứ ba, nhóm thông tin về bị can - đối t•ợng bị truy nã: họ tên, tuổi (nếu có nhiều tên họ khác nhau thì cần ghi hết những tên họ đó), nơi c• trú của bị can (nếu không có nơi đăng ký th•ờng trú thì ghi rõ những nơi th•ờng xuất hiện); đặc điểm để nhận dạng bị can (chiều cao, khuôn mặt, những đặc điểm dị tật, hoặc những đặc điểm đặc biệt dễ nhận biết ), ảnh của bị can kèm theo, nếu có; + Thứ t•, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Phải ghi rõ tội danh và điều luật theo Bộ luật hình sự. 3. Theo quy định của pháp luật mọi ng•ời đều có nghĩa vụ phát hiện và có quyền bắt, giữ ng•ời bị truy nã. Điều luật quy định, Quyết định truy nã phải đ•ợc thông báo trên các ph•ơng tiện thông tin đại chúng là nhằm bảo đảm để những thông tin về việc truy nã, đối t•ợng truy nã đến đ•ợc với mọi ng•ời. Điều 162. Kết thúc điều tra 1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. 2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. 3. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của ng•ời ra kết luận. 4. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can, ng•ời bào chữa. Bình luận 1. Kết thúc điều tra là một giai đoạn của hoạt động điều tra mà nội dung của nó là một chuỗi hoạt động tố tụng đ•ợc các cơ quan có thẩm 332
- quyền, ng•ời có thẩm quyền tố tụng thực hiện nhằm chấm dứt các hoạt động đ•ợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến thu thập tài liệu chứng cứ về vụ án hình sự đã đ•ợc khởi tố, đ•a ra kết luận cuối cùng về vụ việc đã đ•ợc điều tra bằng bản kết luận điều tra và triển khai trên thực tế văn bản đó. 2. Giai đoạn kết thúc điều tra đ•ợc bắt đầu từ khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và kết thúc khi Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền (trong tr•ờng hợp đình chỉ điều tra); huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố (trong tr•ờng hợp quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ và có căn cứ để truy tố bị can). Trong tr•ờng hợp bị can đã chết, hoặc không xác định đ•ợc bị can ở đâu thì giai đoạn kết thúc điều tra chấm dứt khi Viện kiểm sát nhận đ•ợc bản kết luận điều tra. 3. Có thể có hai hình thức kết thúc điều tra. Tuỳ thuộc vào kết luận cuối cùng của quá trình điều tra mà việc kết thúc điều tra có thể bằng một trong hai hình thức: đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra. - Kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố là tr•ờng hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ các tình tiết khẳng định rõ hành vi xảy ra mang đầy đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể đ•ợc quy định trong Bộ luật hình sự và ng•ời đã thực hiện hành vi phạm tội đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Trên cơ sở đó, Cơ quan điều tra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát truy tố tội phạm và ng•ời phạm tội. - Kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra về quyết định đình chỉ điều tra là tr•ờng hợp mà quá trình điều tra vụ án đã đi đến chứng minh một cách có căn cứ rằng không có tội phạm xảy ra hoặc hành vi xảy ra không đủ những dấu hiệu của những tội phạm cụ thể đ•ợc quy định trong Bộ luật hình sự và ng•ời đã thực hiện hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự. Những căn cứ để Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra đ•ợc quy định cụ thể tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là khi: a) Ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với những vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của nguời bị hại, theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự; khi có căn cứ không đ•ợc khởi tố vụ án hình sự theo Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, 333
- hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, hoặc khi b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đ•ợc bị can đã thực hiện tội phạm. Trên cơ sở đó Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra. 4. Theo quy định tại Điều luật trong tr•ờng hợp kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra là một văn bản tố tụng hình sự có giá trị pháp lý tố tụng hình sự và là hành vi mở đầu giai đoạn kết thúc điều tra. Trong bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, chức vụ và chữ ký của ng•ời ra kết luận. Quy định nh• vậy để khẳng định giá trị và hiệu lực pháp lý của văn bản cũng nh• trách nhiệm của ng•ời ra văn bản đó. Bản kết luận điều tra còn phải thỏa mãn những yêu cầu khác nh•: trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố (Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc những căn cứ để quyết định đình chỉ điều tra. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ những biện pháp ngăn chặn đã và đang đ•ợc áp dụng; ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng đã thu giữ, nơi bảo quản và các bút lục phản ánh những điều đó Phải ghi rõ đã đình chỉ hay tạm đình chỉ đối với bị can nào. Đồng thời cũng phải ghi rõ các yêu cầu về bồi th•ờng thiệt hại, những biện pháp đã áp dụng để bảo đảm bồi th•ờng vật chất; bảo đảm phạt tiền, tịch thu tài sản 5. Để bảo đảm cho quá trình tố tụng hình sự đ•ợc thực hiện một cách nhanh chóng nhất, đồng thời bảo đảm thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ và lợi ích của những ng•ời có liên quan, Điều luật đã quy định cụ thể những thủ tục mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện và thời hạn tiến hành những thủ tục đó. Theo quy định tại Điều luật, trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra Bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát quyết định việc truy tố. Trong tr•ờng hợp Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra thì cũng trong thời hạn hai ngày, phải gửi Bản kết luận điều tra kèm theo Quyết 334
- định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát kiểm sát việc đình chỉ điều tra. Trong cả hai tr•ờng hợp trên hồ sơ vụ án phải thỏa mãn những yêu cầu đ•ợc quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự. Hồ sơ và các văn bản, các bản kê vật chứng, các bút lục đều phải có chữ ký của cán bộ điều tra, chữ ký của cấp có thẩm quyền đóng dấu của cơ quan điều tra. Trong thời hạn nói trên, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can và ng•ời bào chữa của họ. Quyết định đình chỉ điều tra phải đ•ợc thi hành ngay và là căn cứ để huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn (nếu có) đã áp dụng đối với bị can. Điều 163. Đề nghị truy tố 1. Khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án, có nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố. 2. Kèm theo bản kết luận điều tra có bản kê về thời hạn điều tra, biện pháp ngăn chặn đã đ•ợc áp dụng có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam, vật chứng, việc kiện dân sự, biện pháp để bảo đảm việc phạt tiền, bồi th•ờng và tịch thu tài sản, nếu có. Bình luận 1. Đề nghị truy tố là một trong những hình thức kết thúc điều tra, theo đó, trong bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra đã khẳng định có đủ chứng cứ để chứng minh tội phạm, ng•ời phạm tội và quyết định đề nghị Viện kiểm sát truy tố bị can ra tr•ớc Toà án để xét xử. 2. Điều luật quy định về đề nghị truy tố là xác lập cơ sở pháp lý tố tụng hình sự trực tiếp dựa trên đó Cơ quan điều tra đ•a ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố trong tr•ờng hợp quá trình điều tra đã chứng minh đ•ợc tội phạm và ng•ời phạm tội. 335
- 3. Điều 163 quy định về trình tự, thủ tục đề nghị truy tố khi kết thúc điều tra bằng Bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra là văn bản phản ánh những căn cứ trực tiếp để cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát truy tố tội phạm và ng•ời phạm tội. Vì thế, Điều luật quy định, trong bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, cơ quan điều tra phải: - Trình bày rõ diễn biến của hành vi phạm tội; - Nêu và phân tích rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm; - Nêu rõ ý kiến đề xuất xử lý tội phạm; - Nêu rõ lý do và căn cứ đề nghị truy tố. 5. Để Viện kiểm sát thực hiện việc giám sát chấp hành pháp luật trong quá trình tố tụng, đồng thời để Toà án giải quyết đúng đắn các vấn đề hành chính, dân sự phát sinh trong quá trình tiến hành tố tụng cũng nh• áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm lợi ích chính đáng của những ng•ời có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, luật quy định, cơ quan điều tra phải gửi kèm theo Bản kết luận điều tra, những bản kê cần thiết d•ới đây: - Về thời hạn điều tra. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ thời điểm khởi tố, quá trình điều tra, các lần tạm đình chỉ nếu có, các lần gia hạn phải đ•ợc ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc. - Về các biện pháp ngăn chặn đã đ•ợc áp dụng, phải ghi rõ thời điểm bắt đầu áp dụng, nếu đã huỷ bỏ thì nêu rõ lý do, thời điểm nào, ghi rõ tất cả các thời gian tạm giữ, tạm giam, - Về vật chứng, phải ghi đầy đủ các vật chứng đã thu giữ, ghi rõ đ•ợc bảo quản ở đâu; các bút lục phản ánh những điều đó, tình trạng hiện tại của vật chứng, nếu bị mất mát hoặc đã đ•ợc các cơ quan có thẩm quyền xử lý thì phải ghi rõ lý do, thời điểm, biên bản đã lập ; nếu có sự chuyển giao thì ai giao ai nhận, biên bản phản ánh điều đó. Tất cả các văn bản này phải có chữ ký của các bên giao nhận, đ•ơng sự, chữ ký của cấp có thẩm quyền xác nhận và dấu cơ quan hữu quan. - Về việc kiện dân sự, phải ghi rõ nội dung, bên nguyên đơn, bị đơn, yêu cầu bồi th•ờng; sự bồi th•ờng trên thực tế nếu đã có - Về các biện pháp đã áp dụng để bảo đảm việc phạt tiền nh• phong toả tài khoản, quỹ tín dụng, ngân hàng tiền gửi 336
- - Về các biện pháp đã áp dụng để bảo đảm việc bồi th•ờng và tịch thu tài sản (nếu có). Tất cả các bản kê nói trên phải đ•ợc lập đúng theo quy định của pháp luật, có chữ ký của Điều tra viên, chữ ký của cấp có thẩm quyền, xác nhận của cơ quan phải ký và gửi đến Viện kiểm sát cùng cấp. Điều 164. Đình chỉ điều tra 1. Trong tr•ờng hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra. 2. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong những tr•ờng hợp sau đây: a) Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự; b) Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đ•ợc bị can đã thực hiện tội phạm. 3. Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ, nếu có và những vấn đề khác có liên quan. Nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. 4. Trong thời hạn m•ời lăm ngày, kể từ ngày nhận đ•ợc quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định định chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố đ•ợc thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này. Bình luận 337
- 1. Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra, mà nội dung của nó là dựa trên những lý do và căn cứ nhất định chấm dứt mọi hoạt động nhằm phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin dùng làm chứng cứ để giải quyết vụ án hình sự. Đình chỉ điều tra đ•ợc áp dụng khi quá trình điều tra vụ án mà mặc dầu ch•a đi đến chứng minh một cách có chắc chắn rằng vụ việc xảy ra không có đủ những dấu hiệu của một tội phạm xảy ra nh•ng có căn cứ pháp lý cho thấy rằng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ng•ời thực hiện những hành vi liên quan đến vụ việc đó. 2. Khác với tạm đình chỉ điều tra, việc dừng các hoạt động điều tra ở đây không có ý nghĩa tạm thời mà là kết thúc hoạt động điều tra. Đình chỉ điều tra là kết cục của một quá trình hoạt động điều tra, khi xuất hiện lý do khách quan theo quy định của pháp luật không thể xử lý hình sự đối với ng•ời thực hiện hành vi (khi ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố) hoặc do khả năng chủ quan của cơ quan điều tra, bằng các hoạt động điều tra không thể chứng minh đ•ợc hành vi phạm tội khi thời hạn điều tra đã hết và theo quy định của pháp luật phải ngừng các hoạt động đó. Quy định về đình chỉ điều tra có ý nghĩa xã hội sâu sắc ở chỗ thiết lập sự công bằng cần thiết giữa lợi ích công và lợi ích riêng của cá nhân con ng•ời (ng•ời bị hại, ng•ời bị khởi tố); là xác lập một trong những giới hạn cần thiết của quá trình điều tra (về mặt thời gian). Đình chỉ điều tra còn là một giải pháp có ý nghĩa chủ động trong việc đề phòng những vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bằng việc kịp thời chấm dứt quá trình phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá những thông tin, tài liệu liên quan đến một vụ việc xảy ra đã đ•ợc khởi tố về hình sự, khi không có căn cứ xác đáng kết luận về vụ việc đó trong thời hạn luật định hoặc khi việc điều tra tiếp theo có thể gây tiếp tổn hại cho ng•ời bị hại, việc đình chỉ điều tra có giá trị củng cố và xác lập công lý. Quy định về đình chỉ điều tra còn nhằm khắc phục những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình nhận thức đánh giá những tình tiết khách quan về vụ việc xảy ra mang dấu hiệu vụ án hình sự 3. Đình chỉ điều tra phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Điều luật quy định về các tr•ờng hợp 338
- đình chỉ điều tra theo những lý do nhất định, những điều kiện để đình chỉ điều tra và trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ điều tra. - Theo quy định tại Điều luật, thì chỉ đ•ợc đình chỉ điều tra khi có một trong những lý do để đình chỉ điều tra sau đây: + Thứ nhất, ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với những vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của ng•ời bị hại. Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự (Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của ng•ời bị hại), đối với những vụ án chỉ khởi tố theo yêu cầu của ng•ời bị hại thì vụ án phải đ•ợc đình chỉ khi ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố; + Thứ hai, có căn cứ không đ•ợc khởi tố vụ án hình sự. Khi trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra phát hiện và xác định: có căn cứ không đ•ợc khởi tố vụ án hình sự theo Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự, hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự, + Thứ ba, khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh đ•ợc bị can đã thực hiện tội phạm. Hết thời hạn điều tra đ•ợc hiểu là hết thời hạn đã gia hạn lần cuối cùng theo luật định. 4. Điều luật quy định khi đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. - Vì đình chỉ điều tra là một hình thức kết thúc điều tra nên phải có bản kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra phải tuân thủ những quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều 162 Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 của Điều 164, Bản kết luận điều tra phải nêu rõ quá trình điều tra, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra. - Quá trình điều tra đ•ợc diễn đạt theo trình tự thời gian và các biện pháp tiến hành điều tra cũng nh• những kết quả mà cơ quan điều tra thu đ•ợc. Đồng thời với việc diễn đạt lý do đình chỉ điều tra nh• đã nói trên, cơ quan điều tra phải phân tích chỉ rõ căn cứ cụ thể để cơ quan điều tra quyết định đình chỉ. - Căn cứ đình chỉ trong mỗi một tr•ờng hợp nói trên là khác nhau. Trong tr•ờng hợp thứ nhất, với lý do ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố thì trong Bản kết luận điều tra phải ghi rõ căn cứ khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự và chỉ rõ căn cứ vào điều luật nào của Bộ luật hình sự quy định về tội đã phạm và tính chất của hành vi của ng•ời bị khởi tố; sự phù hợp của 339
- hành vi bị khởi tố với quy định của điều luật, chỉ rõ yêu cầu không khởi tố của ng•ời bị hại đ•ợc phản ánh bằng hình thức nào. Bản kết luận phải viện dẫn những văn bản, những quy định cũng nh• những dẫn liệu về sự phù hợp của các tình tiết khách quan của vụ việc với các quy định buộc phải đình chỉ điều tra. - Trong tr•ờng hợp thứ hai, trong Bản kết luận điều tra phải chỉ rõ căn cứ nào không đ•ợc khởi tố vụ án hình sự tại khoản nào của Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự, hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. Đồng thời phân tích chỉ rõ sự phù hợp của tình tiết khách quan trong vụ án với các quy định tại các điều luật trên. - Trong tr•ờng hợp thứ ba, lý do hết thời hạn điều tra phải đ•ợc chứng minh bằng các căn cứ đ•ợc ghi trong các điều khoản quy định về thời hạn điều tra (Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự), ghi rõ thời hạn cho phép đối với việc điều tra vụ việc cụ thể đang đ•ợc tiến hành, thời điểm bắt đầu tiến hành điều tra và khẳng định thời hạn điều tra đã hết. Đồng thời, phải chỉ rõ việc ch•a chứng minh đ•ợc tội phạm. - Cùng với Bản kết luận điều tra, cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra. Trong Quyết định đình chỉ điều tra phải ghi rõ căn cứ huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn (nếu đã áp dụng), ghi rõ việc trả lại đồ vật, tài liệu đã tạm giữ (nếu có) và những vấn đề khác có liên quan. Điều luật quy định, nếu trong một vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Trong tr•ờng hợp đó, nội dung Quyết định đình chỉ điều tra cũng sẽ phải phản ánh những nội dung nêu trên. Điều 165. Phục hồi điều tra 1. Khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu ch•a hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết đình này cho Viện kiểm sát cùng cấp. 340
- 2. Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại điểm 5 và điểm 6 Điều 107 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra. Bình luận 1. Phục hồi điều tra có thể đ•ợc coi là một giai đoạn đặc biệt của quá trình điều tra. Đó là một giai đoạn của quá trình điều tra bởi vì những trình tự, thủ tục và thẩm quyền cũng nh• các vấn đề khác có liên quan vẫn rất đặc tr•ng cho giai đoạn điều tra, nhằm mục đích phát hiện thu thập, củng cố các tài liệu có giá trị chứng cứ để làm rõ chân lý khách quan về vụ án. Mặt khác, đó là một giai đoạn đặc biệt bởi vì, không phải trong mọi vụ án đều có giai đoạn này. Giai đoạn phục hồi điều tra chỉ xuất hiện khi có những tình tiết đặc biệt và nó chỉ hiện hữu khi tr•ớc đó cuộc điều tra đã đ•ợc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ do hết thời hạn điều tra mà ch•a chứng minh đ•ợc tội phạm. 2. Quy định về phục hồi điều tra là sự thể hiện trên thực tế nguyên tắc tôn trọng sự thật khách quan trong tố tụng hình sự. Quá trình khám phá vụ án hình sự là quá trình nhận thức một sự việc hiện t•ợng hết sức phức tạp mà chủ thể gây ra sự việc hiện t•ợng đó th•ờng chú ý xóa đi dấu vết hoặc tạo ra những hiện t•ợng đánh lừa bản chất. Quy định về phục hồi điều tra cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng có điều kiện để khắc phục những sai sót có thể có trong quá trình khám phá vụ án hình sự bởi những lý do khác nhau. 3. Căn cứ vào nội dung của Điều luật, phục hồi điều tra đ•ợc quyết định khi thỏa mãn hai điều kiện sau: - Thứ nhất, đã có vụ án hình sự đ•ợc khởi tố, điều tra và bị đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra. - Thứ hai, ch•a hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đã đ•ợc khởi tố và điều tra trong vụ án đó. - Thứ ba, có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra. 4. Phục hồi điều tra là quyết định của Cơ quan điều tra tr•ớc đó đã tiến hành điều tra vụ án và đã ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra. Chính cơ quan điều tra này trong phạm vi thẩm quyền của mình, trên cơ sở 341
- những thông tin tài liệu thu đ•ợc thấy rằng có căn cứ để hủy bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra. - Những căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra là: + Có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y là bị can đã qua đ•ợc căn bệnh thần kinh hoặc bệnh hiểm nghèo mà tr•ớc đây cơ quan điều tra làm căn cứ để tạm đình chỉ điều tra; + Qua các nguồn thông tin khác nhau, cơ quan điều tra đã xác định đ•ợc bị can hoặc đã biết rõ bị can đang ở đâu, do đó có thể tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng đối với bị can. Khi có một trong những căn cứ nêu trên thì cơ quan điều tra quyết định phục hồi điều tra. - Những căn cứ để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra là: + Khi những tình tiết mới phát hiện cho thấy việc định tội danh trong quá trình điều tra tr•ớc đó là không chính xác nên việc xác định căn cứ đình chỉ điều tra dựa vào việc ng•ời bị hại rút yêu cầu khởi tố trở nên không có căn cứ pháp lý. Do đó, Bản kết luận điều tra tr•ớc đó sử dụng khoản 2, Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự làm căn cứ đình chỉ điều tra là sai lầm trong áp dụng pháp luật. Điều đó đòi hỏi phải phục hồi điều tra vụ án. + Có sai lầm trong việc xác định căn cứ không khởi tố vụ án hình sự nên trong bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra vụ án tr•ớc đó không bảo đảm cơ sở pháp lý. Trên thực tế đã không có các tình tiết nào thỏa mãn những quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự, hoặc không đủ căn cứ áp dụng các Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. Không có sự phù hợp giữa các tình tiết khách quan trong vụ án với các quy định tại các điều luật nói trên. + Cơ quan điều tra phát hiện những tình tiết mới (tr•ớc đây ch•a đ•ợc biết đến trong quá trình điều tra và đình chỉ điều tra) liên quan đến vụ án đã đ•ợc đình chỉ điều tra, có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Điều này có thể do quá trình điều tra mở rộng các vụ án khác mà phát hiện hoặc từ những hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị trinh sát trong công an nhân dân, quân đội nhân dân cung cấp. 342
- 5. Điều luật quy định trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp để thực hiện việc kiểm sát điều tra. Căn cứ vào quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự khi phục hồi điều tra thời hạn điều tra tiếp theo không quá hai tháng đối với các loại tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng; không quá 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra. Trong tr•ờng hợp cần gia hạn do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là m•ời ngày tr•ớc khi hết hạn điều tra cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn. Chỉ đ•ợc gia hạn một lần với thời hạn không quá hai tháng đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và không quá ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Thẩm quyền gia hạn đ•ợc quy định tại Điều 119 của Bộ luật tố tụng hình sự. 6. Khi phục hồi điều tra cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. 7. Thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra nói chung là thuộc Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 của Điều luật, nếu việc điều tra tr•ớc đây bị đình chỉ dựa trên các căn cứ không đ•ợc khởi tố vụ án hình sự (đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã đ•ợc đại xá, theo quy định tại điểm 5 và điểm 6 Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự) mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp đều có quyền ra quyết định phục hồi điều tra. Ch•ơng XV Quyết định việc truy tố Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố 1. Trong thời hạn hai m•ơi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba m•ơi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 343
- tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận đ•ợc hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: a) Truy tố bị can tr•ớc Tòa án bằng bản cáo trạng; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong tr•ờng hợp cần thiết, Viện tr•ởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nh•ng không quá m•ời ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá m•ời lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba m•ơi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, ng•ời bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Ng•ời bào chữa đ•ợc đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu. 2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không đ•ợc quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Trong tr•ờng hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án. 4. Trong tr•ờng hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Bình luận 1. Thời hạn quyết định truy tố là khoảng thời gian kể từ khi Viện kiểm sát nhận đ•ợc hồ sơ vụ án hình sự do cơ quan điều tra, hoặc các cơ quan khác đ•ợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển đến có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, cho đến khi Viện kiểm sát đ•a ra một 344
- trong các quyết định truy tố, hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Quy định thời hạn quyết định truy tố, nhà làm luật nhằm buộc các cơ quan Viện kiểm sát phải tiến hành nhanh chóng việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đ•ợc chuyển đến và đ•a ra quyết định trong một thời hạn nhất định sớm nhất, nhằm khắc phục tình trạng tồn đọng án dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và ảnh h•ởng đến uy tín của hệ thống t• pháp hình sự. Điều luật quy định hai loại thời hạn trên cơ sở phân loại tội phạm tại Điều 8 của Bộ luật hình sự. Do tính chất của vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng có phần ít phức tạp hơn so với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cho nên nhu cầu về thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng cũng ngắn hơn. Xuất phát từ đó, nhà làm luật quy định đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, thời hạn quyết định truy tố là hai m•ơi ngày; còn đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, thời hạn quyết định truy tố là ba m•ơi ngày, kể từ ngày nhận đ•ợc hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. 2. Điều luật quy định, sau khi nhận và nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: a) Truy tố bị can tr•ớc Toà án bằng bản cáo trạng; b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Quyết định truy tố bị can tr•ớc Toà án bằng bản cáo trạng là quyết định của Viện kiểm sát khi xét thấy hồ sơ vụ án thể hiện quá trình điều tra đ•ợc tiến hành một cách chặt chẽ, đúng quy định của Bộ luật hình sự, quá trình tổ chức tiến hành các hoạt động điều tra và các trình tự, thủ tục tố tụng phản ánh trong hồ sơ tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời bản kết luận điều tra đ•ợc lập đúng pháp luật, có căn cứ pháp lý vững chắc, đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là quyết định của Viện kiểm sát trong tr•ờng hợp, hồ sơ vụ án phản ánh quá trình điều tra ch•a đầy đủ, ch•a toàn diện, có những sai lầm về thủ tục tố tụng hoặc thiếu sót trong quá trình điều 345
- tra nên thiếu chứng cứ chứng minh những tình tiết quan trọng trong vụ án, có những hành vi hoặc ng•ời đồng phạm ch•a đ•ợc làm sáng tỏ, có căn cứ khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc ng•ời đồng phạm khác thì Viện kiểm sát trả lại hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra điều tra bổ sung. Đình chỉ vụ án là quyết định của Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, căn cứ vào Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự thấy rằng có những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc tại Điều 19, Điều 25, và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. Tạm đình chỉ vụ án là quyết định của Viện kiểm sát trong các tr•ờng hợp: a. Khi Viện kiểm sát nhận và nghiên cứu hồ sơ thì bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng pháp y. Bệnh tâm thần hoặc bênh hiểm nghèo khác ở đây phải là bệnh vừa phát hiện trong thời gian Viện kiểm sát nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra. Điều này khẳng định là bản kết luận điều tra có đủ căn cứ pháp lý, hợp pháp. Trong tr•ờng hợp này, nếu xét thấy cần thiết Viện kiểm sát có thể tr•ng cầu giám định đối với Hội đồng này. b. Sau khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra thì bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can ở đâu. Viện kiểm sát tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can. Vụ án sẽ đ•ợc phục hồi khi bắt đ•ợc hoặc xác định đ•ợc bị can đang ở đâu. 3. Điều luật quy định, trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, ng•ời bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Ng•ời bào chữa đ•ợc đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu. 4. Căn cứ vào khoản 1 của Điều luật trong tr•ờng hợp cần thiết, Viện tr•ởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nh•ng không quá m•ời ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá m•ời lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba m•ơi ngày đối với tội phạm 346
- đặc biệt nghiêm trọng. Tr•ờng hợp cần thiết nói ở đây là do những lý do khách quan, do những tình tiết phức tạp trong vụ án mà Viện kiểm sát thấy cần phải điều tra nghiên cứu thêm, sâu hơn và phải có thời gian để tiến hành những biện pháp nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các kết luận điều tra và các chứng cứ của vụ án. 2. Khoản 2 của Điều luật quy định, sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không đ•ợc quá thời hạn quy định tại khoản 1. Việc cho phép áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn này, đặc biệt là sau khi Viện kiểm sát đã nghiên cứu hồ sơ là nhằm nhanh chóng khắc phục những sai lầm có thể có trong những giai đoạn tr•ớc đó có thể gây tổn hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của bị can (tr•ờng hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn quá nghiêm khắc không phù hợp với tính chất vụ án và không có đủ những căn cứ áp dụng) hoặc cũng có thể nhằm ngăn chặn sự bỏ trốn của bị can (khi mà tình tiết của vụ án đã sáng tỏ, những thủ đoạn che giấu của bị can đã bị bóc trần và bị can có thể nhận ra khả năng bị áp dụng một hình phạt thích đáng). Tuy nhiên, thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không đ•ợc quá hai m•ơi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá ba m•ơi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 6. Tr•ờng hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Toà án có thẩm quyền xét xử (theo Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự). 7. Khoản 4 của Điều luật quy định, trong tr•ờng hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Điều 167. Bản cáo trạng 1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng 347
- của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự đ•ợc áp dụng. 2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của ng•ời ra bản cáo trạng. Bình luận 1. Bản cáo trạng là một văn bản tố tụng hình sự do Viện kiểm sát đ•a ra trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự và bản kết luận điều tra (từ cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác đ•ợc Bộ luật tố tụng hình sự giao thẩm quyền điều tra chuyển đến), có giá trị pháp lý và ý nghĩa cáo buộc bị can về những hành vi phạm tội cụ thể đ•ợc quy định trong Bộ luật hình sự. Bản cáo trạng là căn cứ đầu tiên để xác định phạm vi xét xử của Toà án theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Bản cáo trạng cũng là cơ sở cho Toà án ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. 2. Bản cáo trạng ngoài những yêu cầu chung đối với một văn bản có ý nghĩa pháp lý tố tụng hình sự, phải thỏa mãn những yêu cầu về nội dung và hình thức nhất định. - Theo quy định tại khoản 1 Điều 167, về nội dung, bản cáo trạng phải ghi rõ những nhóm thông tin sau đây: + Thông tin về thời gian xảy ra tội phạm: ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm. + Thông tin về các tình tiết quan trọng có ý nghĩa xác định tính chất của tội phạm: thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; + Những thông tin có giá trị làm chứng cứ xác định tội trạng của bị can; + Những thông tin về các tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có ý nghĩa đối với việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can; 348
- + Những thông tin về nhân thân của bị can và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án làm cơ sở để Tòa án cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt trong khi xét xử và phán quyết đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng phải ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự đ•ợc áp dụng. - Về hình thức, bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng, họ tên, chức vụ và chữ ký của ng•ời ra bản cáo trạng. Bản cáo trạng phải chính xác, đảm bảo tính đúng đắn và khách quan, phản ánh đầy đủ, toàn diện về tội phạm xảy ra. 3. Bản cáo trạng phải do Kiểm sát viên của Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án viết. Do bản cáo trạng có ý nghĩa cáo buộc đối với ng•ời bị truy tố nên ng•ời viết cáo trạng phải chịu trách nhiệm pháp lý khi ra bản cáo trạng. Ng•ời ra bản cáo trạng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đ•ợc nêu trong bản cáo trạng đó. Điều 168. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy: 1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung đ•ợc; 2. Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có ng•ời đồng phạm khác. 3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Những vấn đề cần đ•ợc điều tra bổ sung phải đ•ợc nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung. Bình luận 1. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một trong những quyết định của Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự cùng với bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra gửi đến, trong tr•ờng hợp, hồ sơ vụ án còn thiếu những chứng cứ quan trọng; có tội phạm khác do bị can thực 349
- hiện hoặc có ng•ời đồng phạm khác ch•a đ•ợc khởi tố hoặc có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. 2. Căn cứ vào quy định của Điều luật thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án trong ba tr•ờng hợp sau đây: - Phát hiện thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung đ•ợc. Thông th•ờng đó là những chứng cứ mà đòi hỏi phải sử dụng những ph•ơng tiện, biện pháp chuyên môn điều tra sâu mới có thể thu thập đ•ợc; - Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có ng•ời đồng phạm khác; - Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra thu thập, sử dụng chứng cứ để chứng minh. 3. Chứng cứ quan trọng đối với vụ án đ•ợc nói đến trong điều luật là những chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong vụ án nh•: xác định sự liên quan của bị can đối với hành vi đã đ•ợc thực hiện; xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị can; xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; xác định có hay không lỗi của bị can trong việc thực hiện hành vi; hình thức lỗi; để đánh giá mức độ thiệt hại vật chất; để xác định tội danh hoặc khoản mục trong điều luật hình sự cần áp dụng, và những vấn đề quan trọng khác. Theo quy định của Điều luật thì các chứng cứ quan trọng đó chỉ có thể thu thập qua công tác điều tra, tự bản thân Viện kiểm sát không tự bổ sung đ•ợc. Điều đó có nghĩa là để phát hiện thu thập những cứ đó phải có những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn sâu và đòi hỏi phải phân tích, xử lý những tình huống phức tạp trong quá trình điều tra. Nếu thiếu những chứng cứ quan trọng nh• nói trên mà tự Viện kiểm sát có thể bổ sung đ•ợc thì không nhất thiết phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. 4. Vấn đề có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có ng•ời đồng phạm khác, có thể xuất hiện do quá trình điều tra cơ quan điều tra bỏ sót tội phạm, cũng có thể do cơ quan điều tra định h•ớng sai, đánh giá sai các chứng cứ, áp dụng sai điều luật v.v Vì vậy, để khởi tố bị can về một tội phạm khác thì nhất thiết phải thu thập thêm chứng cứ và làm rõ thêm 350
- những dấu hiệu thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm mà trong hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra ch•a có. Ngoài ra, khi có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác thì điều đó cũng phải đ•ợc ghi rõ trong bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Chính vì thế Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung. 5. Việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra làm mất giá trị chứng minh của các chứng cứ thu đ•ợc; làm cho tính pháp lý của các kết quả điều tra không bảo đảm và bản thân hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra cũng không đủ căn cứ pháp lý. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng ở đây đ•ợc hiểu là thực hiện các biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ không bằng các ph•ơng tiện, biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định; ng•ời tiến hành các biện pháp điều tra không đúng thẩm quyền; tiến hành các biện pháp điều tra trong những điều kiện không gian, thời gian không phù hợp với pháp luật tố tụng hình sự làm cho những kết quả thu đ•ợc không bảo đảm độ tin cậy Chính vì vậy, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung. 6. Điều luật quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát phải ra quyết định về yêu cầu điều tra bổ sung và nêu rõ trong quyết định những vấn đề cần đ•ợc điều tra bổ sung. Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án 1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. 2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những tr•ờng hợp sau đây: a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong tr•ờng hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 351
- 3. Trong tr•ờng hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. 4. Trong tr•ờng hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp d•ới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện tr•ởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp d•ới ra quyết định truy tố. Bình luận 1. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án là những quyết định của Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do cơ quan điều tra gửi đến thấy rằng có những căn cứ pháp lý để không khởi tố vụ án hình sự hoặc phải tạm đình chỉ vụ án do bị can bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác, hoặc không biết rõ bị can ở đâu cần phải truy nã. 2. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án trong các tr•ờng hợp: - Khi có những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, tức là tr•ờng hợp ng•ời đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố tr•ớc ngày mở phiên toà sơ thẩm; - Khi có căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự đối với vụ án đã bị khởi tố, điều tra và bị can trong vụ án đó; - Khi có căn cứ quy định tại các điều 19, 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự. Tức là những chứng cứ trong hồ sơ cho phép kết luận: bị can đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nên đ•ợc miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; hoặc do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc ng•ời phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; hoặc có thể bị can đã tự thú, khai báo rõ sự việc, góp phần tích cực có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm mà Viện kiểm sát thấy rằng có thể cho miễn trách nhiệm hình sự; hoặc có quyết định đại xá. 3. Theo quy định tại khoản 2 của Điều luật, Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những tr•ờng hợp sau đây: 352
- a. Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; b. Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu. Điều luật cũng quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. 4. Khoản 4 của Điều luật cho phép trong tr•ờng hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can. Điều đó đ•ợc hiểu rằng, nếu có các căn cứ nêu tại các điểm 2, 3, 4, 7 Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự, tức là đối với các tr•ờng hợp: hành vi của bị can nào đó không cấu thành tội phạm; có bị can nào đó ch•a đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; có bị can trong vụ án hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật hoặc bị can đã chết, thì Viện kiểm sát có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ đối với các bị can đó. 5. Trong tr•ờng hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp d•ới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện tr•ởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền huỷ bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp d•ới ra quyết định truy tố. Theo quy định của Điều luật có thể hiểu bất cứ một cấp trên nào (không nhất thiết phải là trực tiếp) theo ngành dọc của Viện kiểm sát nếu phát hiện thấy quyết định đình chỉ vụ án của cấp d•ới của mình là không có căn cứ hoặc trái pháp luật đều có quyền hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu cấp đã ra quyết định đình chỉ đó phải ra quyết định truy tố. Phần thứ ba Xét xử sơ thẩm Ch•ơng XVI Thẩm quyền của Tòa án các cấp Điều 170. Thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp 353
- 1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm sau đây: a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài ng•ời và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự. 2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp d•ới mà mình lấy lên để xét xử. Bình luận 1. Việc quy định đúng đắn thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng đắn, khách quan vụ án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo cũng nh• những ng•ời có liên quan; là cơ sở quan trọng để xác định thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Việc quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp đ•ợc căn cứ vào các dấu hiệu khác nhau, nh•ng thông th•ờng đ•ợc dựa vào các căn cứ sau đây: - Dấu hiệu thể hiện tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm hoặc của vụ án; - Dấu hiệu thể hiện không gian thực hiện tội phạm hoặc hành vi tố tụng; - Dấu hiệu liên quan đến các đặc điểm nhân thân của ng•ời phạm tội. 2. Điều luật đang đ•ợc bình luận quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực và thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu. 3. Theo khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm 354
- những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội sau đây đã đ•ợc quy định trong Bộ luật hình sự: - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tức là các tội đ•ợc quy định ở Ch•ơng XI của Bộ luật hình sự; - Các tội phá hoại hòa bình, chống loài ng•ời và tội phạm chiến tranh, tức là các tội đ•ợc quy định ở Ch•ơng XXIV của Bộ luật hình sự; - Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322, và 323 của Bộ luật hình sự, tức là các tội: Tội giết ng•ời (Điều 93); tội giết ng•ời trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 95); tội giết ng•ời do v•ợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 96); tội vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172); tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay (Điều 216); Tội cản trở giao thông đ•ờng không (Điều 217); tội đ•a vào sử dụng ph•ơng tiện giao thông đ•ờng không không bảo đảm an toàn (Điều 218); Tội điều động hoặc giao cho ng•ời không đủ điều kiện điều khiển các ph•ơng tiện giao thông đ•ờng không (Điều 219); Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221); Tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 222); Tội điều khiển ph•ơng tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 223); Tội phát tán vi rút, ch•ơng trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224); Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225); Tội đ•a hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226); Tội cố ý làm lộ bí mật nhà n•ớc; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà n•ớc (Điều 263); Tội truy cứu trách nhiệm hình sự ng•ời không có tội (Điều 293); Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự ng•ời có tội (Điều 294); Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295); Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296); Tội đầu hàng địch (Điều 322); Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh (Điều 323). 355
- 4. Nếu điều luật có nhiều khoản thì Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử các tr•ờng hợp phạm tội thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội phạm đ•ợc quy định ở các điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự. 5. Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử cùng một lần một ng•ời phạm nhiều tội, nếu các tội phạm đó thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ các tội phạm đ•ợc quy định ở các điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự. 6. Trong tr•ờng hợp một ng•ời đang chấp hành hình phạt theo bản án của bất cứ toà án cấp nào mà lại bị truy tố về tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc của Toà án quân sự khu vực thì các Toà án đó cũng có thẩm quyền xét xử, trừ tr•ờng hợp ng•ời bị kết án đã bị tuyên án tử hình hoặc tù chung thân mà ch•a đ•ợc giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 7. Theo khoản 2 Điều 170 của Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp d•ới mà mình lấy lên để xét xử. Nh• vậy, Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự thuộc hai loại sau: - Những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực, tức là những vụ án về những tội phạm thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng và những vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài ng•ời và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự; - Những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực mà mình lấy lên xét xử. Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu th•ờng lấy lên xét xử những vụ án thuộc các loại 356
- sau: những vụ án phức tạp khó chứng minh hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; những vụ án mà bị cáo là thẩm phán, kiểm sát viên, sỹ quan Công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, ng•ời có chức sắc trong các tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít ng•ời. Điều 171. Thẩm quyền theo lãnh thổ 1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm đ•ợc thực hiện. Trong tr•ờng hợp tội phạm đ•ợc thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định đ•ợc nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra. 2. Bị cáo phạm tội ở n•ớc ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi c• trú cuối cùng của bị cáo ở trong n•ớc xét xử. Nếu không xác định đ•ợc nơi c• trú cuối cùng ở trong n•ớc của bị cáo thì tùy tr•ờng hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Bị cáo phạm tội ở n•ớc ngoài, nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì do Tòa án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung •ơng. Bình luận 1. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ là thẩm quyền xét xử đ•ợc phân định dựa vào dấu hiệu về địa điểm thực hiện tội phạm hoặc địa điểm thực hiện hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, nơi c• trú của ng•ời phạm tội hoặc địa điểm khác do pháp luật quy định. 2. Theo khoản 1 Điều, Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm đ•ợc thực hiện. Đối với các tội phạm kéo dài hoặc tội phạm liên tục, khi hành vi phạm tội đ•ợc thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau và địa điểm khác nhau, thì một tội phạm đ•ợc thực hiện đ•ợc xác định là nơi kết thúc hành vi phạm tội. Trong tr•ờng hợp không xác định đ•ợc nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét vụ án là tòa án nơi kết thúc việc điều tra. 357
- 3. Khoản 2 Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị cáo phạm tội ở n•ớc ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì do Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi c• trú cuối cùng của bị cáo ở trong n•ớc xét xử. Trong tr•ờng hợp không xác định đ•ợc nơi c• trú cuối cùng ở trong n•ớc của bị cáo, thì tùy từng tr•ờng hợp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử. Nếu bị cáo phạm tội ở n•ớc ngoài và thuộc quyền xét xử của Toà án quân sự, thì do Toà án quân sự cấp quân khu trở lên xét xử theo quyết định của Chánh án Toà án quân sự trung •ơng. Điều 172. Thẩm quyền xét xử những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam Những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay, tàu biển đó đ•ợc đăng ký. Bình luận Điều luật quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với những tội phạm xảy ra trên tàu bay hoặc tàu biển của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải của Việt Nam. Theo điều luật đang đ•ợc bình luận, tội phạm đ•ợc thực hiện trên tàu bay hoặc tàu biển của n•ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc lãnh hải Việt Nam (bao gồm trên lãnh thổ n•ớc ngoài và không phận hải phận quốc tế) thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu của Việt Nam, nơi có sân bay hoặc bến cảng trở về đầu tiên hoặc nơi tàu bay tàu biển đó đ•ợc đăng ký. Điều 173. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc 358
- thẩm quyền của các Tòa án khác cấp Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Bình luận 1. Phạm nhiều tội là tr•ờng hợp một ng•ời thực hiện hai tội phạm trở lên đ•ợc định tội danh một cách độc lập và ng•ời phạm tội ch•a bị xét xử về tội phạm nào trong số các tội phạm đó. Bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp là tr•ờng hợp bị cáo thực hiện hai tội phạm trở lên, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vực và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu. 2. Nếu bị cáo phạm nhiều tội mà trong số các tội phạm đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp trên, thì Tòa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án. Điều 174. Chuyển vụ án Khi thấy vụ án không thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. Việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung •ơng hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định. Chỉ đ•ợc chuyển vụ án cho Tòa án khác khi vụ án ch•a đ•ợc xét xử. Trong tr•ờng hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên thì vụ án đã đ•ợc đ•a ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền. Trong tr•ờng hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những ng•ời có liên quan trong vụ án. Bình luận 359
- 1. Tr•ớc khi đ•a vụ án ra xét xử Tòa án phải xác định vụ án đó có thuộc thẩm quyền xét xử của mình hay không. Việc xác định thẩm quyền xét xử vụ án phải dựa vào các Điều 170, 171, 172, 173 của Bộ luật tố tụng hình sự. Điều luật đang đ•ợc bình luận quy định việc chuyển vụ án cho Tòa án có thẩm quyền xét xử. 2. Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc chuyển vụ án cho Tòa án ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung •ơng hoặc ngoài phạm vi quân khu do Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu quyết định. Ví dụ, việc chuyển vụ án từ Tòa án huyện H của tỉnh A sang Toà án quận B của thành phố H do Tòa án tỉnh A quyết định. 3. Bộ luật tố tụng hình sự quy định chỉ đ•ợc chuyển vụ án cho Tòa án cùng cấp khi vụ án ch•a đ•ợc đ•a ra xét xử. Trong tr•ờng hợp này, việc chuyển vụ án do Chánh án Tòa án quyết định. Quy định đó có nghĩa rằng nếu vụ án đã đ•ợc bắt đầu xét xử tại phiên tòa, thì Tòa án phải tiến hành xét xử đến cùng, không đ•ợc dừng phiên tòa để chuyển cho Tòa án khác. 4. Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự quy định vụ án đã đ•ợc đ•a ra xét xử vẫn phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự hoặc Tòa án cấp trên. Trong tr•ờng hợp này, việc chuyển vụ án do Hội đồng xét xử quyết định. 5. Điều luật quy định trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Tòa án có trách nhiệm thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, báo cho bị cáo và những ng•ời có liên quan trong vụ án biết về việc chuyển vụ án. Điều 175. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử 1. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp quyết định. 2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung •ơng khác nhau, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định. 360
- 3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Toà án nhân dân và Tòa án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Bình luận 1. Điều luật quy định thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử. 2. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định; giữa Tòa án quân sự khu vực và Toà án quân sự cấp quân khu do Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu quyết định. 3. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi kết thúc việc điều tra quyết định việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung •ơng khác nhau. 4. Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định để Tòa án nào có trách nhiệm giải quyết vụ án trong tr•ờng hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa Toà án nhân dân và Toà án quân sự. Ch•ơng XVII Chuẩn bị xét xử Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử 1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán đ•ợc phân công chủ tọa phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những ng•ời tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. 2. Trong thời hạn ba m•ơi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn m•ơi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận đ•ợc hồ sơ vụ án, Thẩm phán đ•ợc phân công chủ tọa phiên toà phải ra một trong những quyết định sau đây: a) Đ•a vụ án ra xét xử; 361
- b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nh•ng không quá m•ời lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba m•ơi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử phải đ•ợc thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn m•ời lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đ•a vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong tr•ờng hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba m•ơi ngày. Đối với vụ án đ•ợc trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn m•ời lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán đ•ợc phân công chủ tọa phiên toà phải ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. Bình luận 1. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là khoảng thời gian theo quy định của pháp luật để Toà án thực hiện các hoạt động tố tụng và các công việc cần thiết khác đảm bảo cho việc xét xử vụ án tại phiên toà sơ thẩm đạt chất l•ợng và hiệu quả cao. Khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm thời hạn để Thẩm phán đ•ợc phân công chủ toạ phiên tòa ra một trong các quyết định cần thiết; thời hạn để mở phiên toà theo quyết định đ•a vụ án ra xét xử. Trong đó, thời hạn để Thẩm phán chủ toạ phiên toà ra một trong các quyết định nh• quyết định đ•a vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án là ba m•ơi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn m•ơi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. 2. Đối với vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành mà Thẩm phán ch•a thể ra đ•ợc một trong các quyết định trong thời hạn nêu trên thì Thẩm 362
- phán báo cáo Chánh án xin gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nh•ng không quá m•ời lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba m•ơi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Toà án phải thông báo ngay việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Việc thông báo này giúp cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng kiểm sát xét xử và chủ động trong việc tham gia phiên toà. Đây cũng là điểm mới đ•ợc bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 3. Sau khi ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà trong thời hạn m•ời lăm ngày kể từ ngày có quyết định đ•a vụ án ra xét xử. Trong tr•ờng hợp có lý do chính đáng nh• ng•ời tiến hành tố tụng, ng•ời tham gia tố tụng (bị cáo, ng•ời bị hại, ng•ời làm chứng quan trọng) không thể tham gia phiên toà trong ngày xét xử hoặc việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho phiên toà không kịp ngày đã ấn định thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba m•ơi ngày. Đối với vụ án đ•ợc trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn m•ời lăm ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán phải ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. 4. Sau khi nhận đ•ợc hồ sơ vụ án, Thẩm phán đ•ợc phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những ng•ời tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà. Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ để xác định đã có đủ điều kiện đ•a vụ án ra xét xử hay phải ra một quyết định khác. Khi nghiên cứu hồ sơ cần làm rõ những vấn đề sau: - Vụ án có thuộc thẩm quyền của Toà án hay không; có cần chuyển vụ án, tách nhập vụ án không? - Thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố đã đúng và đầy đủ ch•a? - Cần giải quyết nh• thế nào đối với việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; xử lý vật chứng hoặc có cần áp dụng biện pháp để bảo đảm bồi th•ờng thiệt hại không? 363
- - Đã có đủ tài liệu, chứng cứ để làm rõ các vấn đề phải chứng minh đ•ợc quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự hay ch•a; hành vi của bị cáo có cấu thành tội phạm không? - Việc định tội, viện dẫn pháp luật trong bản cáo trạng đã đúng ch•a? - Có căn cứ để đ•a vụ án ra xét xử hay cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án? Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu xác định có đủ các điều kiện để xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. Nếu có các căn cứ để ra quyết định khác thì tuỳ từng tr•ờng hợp Thẩm phán có thể ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Trong quá trình chuẩn bị xét xử khi có đơn khiếu nại hoặc yêu cầu của những ng•ời tham gia tố tụng về việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn cho bị can, bị cáo; trả lại đồ vật đã bị tạm giữ v.v thì Thẩm phán phải xem xét giải quyết. Đối với những yêu cầu, khiếu nại không thuộc thẩm quyền của mình, Thẩm phán phải báo cáo Chánh án Toà án. Thông th•ờng nếu ng•ời bào chữa hoặc ng•ời bảo vệ quyền lợi của đ•ơng sự xin đọc hồ sơ vụ án, Thẩm phán cần tạo điều kiện cho họ đ•ợc nghiên cứu hồ sơ theo quy định của pháp luật. Đối với những yêu cầu về giải quyết bồi th•ờng thiệt hại, nếu hồ sơ ch•a có đủ các tài liệu, chứng cứ thì Thẩm phán tiến hành thu thập thêm chứng cứ để có cơ sở giải quyết phần dân sự đúng theo quy định của pháp luật. Thẩm phán có thể yêu cầu đ•ơng sự cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; có thể triệu tập ng•ời bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ng•ời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, ng•ời làm chứng để lấy lời khai hoặc tiến hành những công việc khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết yêu cầu bồi th•ờng thiệt hại. Thẩm phán tiến hành những công việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà nh• đề xuất với Chánh án mời Hội thẩm tham gia xét xử; lên lịch xét xử gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, trại giam nơi giam giữ bị can để áp giải bị can đến phiên toà, cơ quan công an để cử ng•ời đến bảo vệ phiên toà, Đoàn luật s•; triệu tập những ng•ời tham gia tố tụng đến phiên toà; gửi giấy 364
- mời cho đại diện các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc cá nhân cần có mặt tại phiên toà; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xét xử l•u động nhằm phát huy tác dụng giáo dục, của việc xét xử (nếu phiên toà đ•ợc xét xử l•u động). Trong khi chuẩn bị xét xử nếu thấy cần thiết, Thẩm phán có thể gặp trao đổi với ng•ời giám định đề nghị ng•ời giám định giải thích những điểm ch•a rõ trong kết luận giám định; gặp đại diện cơ quan, tổ chức để nắm đ•ợc quan điểm của họ về việc giải quyết vụ án đối với những vấn đề có liên quan. Điều 177. áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán đ•ợc phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án quyết định. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không đ•ợc quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà. Bình luận 1. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do vậy, ngay sau khi nhận đ•ợc hồ sơ vụ án, Toà án phải quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với những bị can, bị cáo ch•a bị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát áp dụng biện pháp ngăn chặn; thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đã đ•ợc áp dụng nếu thấy biện pháp ngăn chặn đang đ•ợc áp dụng không cần thiết nữa; tiếp tục duy trì biện pháp ngăn chặn đang đ•ợc áp dụng đối với bị can, bị cáo nếu thấy cần thiết. 365
- 2. Thẩm phán đ•ợc phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi c• trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Đối với biện pháp cấm đi khỏi nơi c• trú thì khi có căn cứ tại Điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự, Thẩm phán sẽ triệu tập bị can đến trụ sở Toà án yêu cầu họ làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi c• trú và có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và ra lệnh cấm đi khỏi nơi c• trú. Nếu bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi c• trú nh• tự ý rời khỏi nơi c• trú không có giấy cho phép của Toà án hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Toà án sẽ huỷ bỏ lệnh cấm đi khỏi nơi c• trú và áp dụng biện pháp khác nghiêm khắc hơn. Trong tr•ờng hợp có căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh, Thẩm phán yêu cầu cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan không để bị can tiếp tục phạm tội, bảo đảm sự có mặt của bị can có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và ra quyết định về việc bảo lĩnh. Thẩm phán thông báo cho ng•ời nhận bảo lĩnh biết về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh, giải thích cho họ biết trách nhiệm và nghĩa vụ của việc bảo lĩnh. Thông th•ờng biện pháp bảo lĩnh đ•ợc áp dụng đối với tr•ờng hợp bị can là ng•ời ch•a thành niên. 3. Đối với biện pháp tạm giam, Toà án chỉ áp dụng khi có căn cứ quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có căn cứ để tạm giam, Thẩm phán phải báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án về vụ án và đề xuất việc áp dụng biện pháp tạm giam để Chánh án, Phó Chánh án quyết định. Nếu đ•ợc sự đồng ý thì Thẩm phán chuẩn bị lệnh để Chánh án hoặc Phó Chánh án ký. Tuy Bộ luật tố tụng hình sự không quy định Toà án bắt buộc phải ra lệnh tạm giam mới khi lệnh tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn hiệu lực nh•ng để thuận lợi cho việc tính thời gian chấp hành hình phạt, Thông t• liên ngành số 02/TTLN ngày 12/1/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) h•ớng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đã h•ớng dẫn các Toà án cần ra lệnh tạm giam mới (nếu có căn cứ) khi vụ án đ•ợc chuyển sang Toà án. Vì vậy, trong tr•ờng hợp bị can đang bị tạm giam, nếu thấy cần tiếp tục 366
- tạm giam thì Thẩm phán báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án ký lệnh tạm giam mới. Thời hạn tạm giam không đ•ợc quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, nếu đến ngày mở phiên toà lệnh tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Thẩm phán báo cáo Chánh án hoặc Phó Chánh án ra lệnh tạm giam bị cáo cho đến khi kết thúc phiên toà. Điều 178. Nội dung của quyết định đ•a vụ án ra xét xử Quyết định đ•a vụ án ra xét xử phải ghi rõ: 1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi c• trú của bị cáo; 2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo; 3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; 4. Xử công khai hay xử kín; 5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Th• ký Toà án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có; 6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có; 7. Họ tên ng•ời bào chữa, nếu có; 8. Họ tên ng•ời phiên dịch, nếu có; 9. Họ tên những ng•ời đ•ợc triệu tập để xét hỏi tại phiên toà; 10. Vật chứng cần đ•a ra xem xét tại phiên toà. Bình luận 1. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu có đủ chứng cứ để xét xử mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Thẩm phán ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. Trong tr•ờng hợp Viện kiểm sát đã điều tra bổ sung theo yêu cầu của Toà án và hoàn trả hồ sơ nếu thấy không cần phải trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ hai hoặc tr•ờng hợp Viện kiểm 367
- sát không bổ sung đ•ợc những vấn đề mà Toà án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Thẩm phán cũng ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử. 2. ở phần căn cứ ra quyết định đ•a vụ án ra xét xử cần rõ tên Toà án xét xử vụ án và các căn cứ để đ•a vụ án ra xét xử là hồ sơ vụ án đã đ•ợc thụ lý số, ngày, tháng, năm và các Điều 176, 178 của Bộ luật tố tụng hình sự. 3. Phần nội dung quyết định đ•a vụ án ra xét xử cần ghi rõ những điểm chính sau đây: - Vụ án đ•a ra xét xử sơ thẩm công khai hay xử kín; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; - Họ tên bị cáo (ghi cả tên bí danh, nếu có); ngày, tháng, năm sinh (nếu bị cáo đã thành niên thì ghi năm sinh); nơi sinh, nơi c• trú của bị cáo; nghề nghiệp của bị cáo. - Tên Viện kiểm sát ra cáo trạng truy tố bị cáo; tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát đã áp dụng để truy tố đối với hành vi phạm tội của bị cáo. - Những ng•ời tiến hành tố tụng trong vụ án, trong đó ghi rõ tên chủ toạ phiên toà, Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử 5 ng•ời) và Thẩm phán dự khuyết, nếu có; ghi họ tên các Hội thẩm tham gia phiên toà và họ tên Hội thẩm dự khuyết, nếu có; ghi họ tên Th• ký Toà án; họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà và họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có. Tr•ớc đây Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 không quy định phải ghi họ tên Thẩm phán, Hội thẩm và Kiểm sát viên dự khuyết trong quyết định đ•a vụ án ra xét xử là vi phạm quyền đề nghị thay đổi những ng•ời tiến hành tố tụng của bị cáo. Vì trong nhiều tr•ờng hợp Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên dự khuyết sẽ trở thành ng•ời tiến hành tố tụng chính thức trong vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã khắc phục điểm này và quy định phải ghi rõ họ tên Thẩm phán và Hội thẩm dự khuyết trong quyết định đ•a vụ án ra xét xử để bảo đảm quyền đ•ợc đề nghị thay đổi ng•ời tiến hành tố tụng của bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 dùng thuật ngữ "Kiểm sát viên tham gia phiên toà" thay cho "Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên toà" mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định là chính xác hơn. Bởi vì, tại phiên toà Kiểm sát viên không chỉ thực hành quyền công tố mà còn thực hiện kiểm 368