Báo cáo đề tài: Văn hóa dân tộc Mạ

doc 23 trang ngocly 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo đề tài: Văn hóa dân tộc Mạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_de_tai_van_hoa_dan_toc_ma.doc

Nội dung text: Báo cáo đề tài: Văn hóa dân tộc Mạ

  1. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NGỮ VĂN_VĂN HÓA HỌC  BÁO CÁO THỰC TẬP VĂN HÓA HỌC Đề Tài: VĂN HÓA DÂN TỘC MẠ (Thôn 3,Xã Đinh Trang Thượng,huyện Di Linh.LâmĐồng) GVHD:PGS.TS.PHAN THỊ HỒNG SVTH:TRẦN XUÂN HẠNH LỚP:VHK33 MSSV:0911406 1
  2. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học MỤC LỤC LỜI NGỎ 1 LỊCH TRÌNH THỰC TẾ 4 BỐ CỤC 5 TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KINH TẾ CỦA NGƯỜI MẠ 6 I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG 7 1.Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên 7 2. Kinh tế- cơ sở hạ tầng 8 II. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĂN HÓA- XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MẠ TẠI THÔN 3,XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG 10 1.Lịch sử cư trú: 10 2. Sản xuất kinh tế: 10 3.Quan hệ xã hội: 12 4.Đời sống văn hóa 13 a.Văn hóa vật chất 13 b.Văn hóa tinh thần: 14 III. NHỮNG NGHI LỄ PHONG TỤC TRONG ĐỜI SỐNG 15 1. Lễ sinh con 15 2. Lễ đi hỏi: 15 3. Lễ cưới 15 4. Ma chay. 17 5.Lễ tết. 17 6. Những kiêng cữ trong cuộc sống người Mạ. 17 IV. VẤN ĐỀ ĐỒNG HÓA VĂN HÓA NGƯỜI KINH,ĐỨT ĐOẠN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA 18 V. GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN NHỮNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MẠ 19 VI. KẾT LUẬN 21 NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN 22 2
  3. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học LỜI NGỎ “Em tên là Trần Xuân Hạnh, lớp VHK33, khoa Ngữ Văn và Văn Hóa Học, trường Đại Học Đà Lạt, lời đầu tiên em không gì hơn cho em gởi lời cảm ơn đến hai cô Phan Thị Hồng và cô Nga trong chuyến đi thực tế ở Đinh Trạng Thượng vừa qua và em chúc cho hai cô luôn dồi dào sức khỏe” Dựa trên những kiến thức trên sách vở,giáo trình mà các giảng viên đã cung cấp,cũng như những hiểu biết tổng quan về cơ sở văn hóa Việt Nam-Văn hóa học,ban lãnh đạo nhà trường và khoa Ngữ văn- Văn hóa học đã tổ chức chuyến tham quan thực tập nhằm mục đích tạo cho sinh viên những hiểu biết về thực tế những kinh nghiệm,những cơ sở văn hóa tạo điều kiện cho sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về ngành nghề của mình. Trong chuyến đi vừa qua tuy thời gian có hạn, nhưng hai cô đã tạo điều kiện cho em biết thêm về đời sống kinh tế cũng như các phong tục tập quán của người Mạ mà địa bàn em được biết đến ở đây thôn 3 ,xã Đinh Trang Thượng một vùng đất tuy còn nghèo nhưng nơi đây cuộc sống thật êm đềm, với cái nắng và gió đầy khắc nghiệt nhưng con người ở đây có một tình cảm thật sâu sắc, cởi mở chính môi trường đó đã tạo cho em được cảm giác hòa đồng và gần gũi hơn, khoảng cách giữa người Mạ và người Kinh dường như có một sự tương trợ và giúp đỡ nhau rất nhiều, những ngày ở đó không lâu nhưng ấn tượng tốt đẹp luôn để lại cho tôi những kỉ niệm khó quên, và qua đó em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến những anh chị, hay những người trong ban trưởng thôn đã cho tôi những ngày ở thật vui vẻ và ấm cúng . Xin chân thành cảm ơn! 3
  4. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học LỊCH TRÌNH THỰC TẾ Ngày:3/5/2012 - Thời gian:7h30 - Địa điểm:Đại học Đà Lạt - Thời gian đến:11h - Điạ điểm:Thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. Ngày 4/5/2012 - Thời gian:7h30 -Địa điểm: Thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. - Địa điểm khảo sát thực địa: Các hộ gia đình người Mạ tại thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. -Mục Đích: Tìm hiểu đời sống của người Mạ. Ngày 5/5/2012 - Thời gian:7h20.AM - Địa điểm: Thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. - Địa điểm khảo sát thực địa: Các hộ gia đình người Mạ tại thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. -Mục Đích: Tìm hiểu về văn hóa kinh tế,đời soongscuar thanh thiếu niên người Mạ. - Thời gian:6h00.PM -Giao lưu đốt lửa trại với thanh thiếu niên thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. Ngày 6/6/2012 Thời gian:7h20.AM - Địa điểm: Thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. - Địa điểm khảo sát thực địa: Các hộ gia đình người Mạ tại thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. 4
  5. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học -Mục Đích: Tìm hiểu hôn nhân và ma chay của người Mạ. Chiều:7h00PM ngày 6/6/2012 giao lưu với cán bộ xã,thôn,thanh niên thôn 3,xã Đinh Trang Thượng Ngày 7/7/2012 Thời gian:6h00.AM - Địa điểm: Thôn 3,xã Đinh Trang Thượng. - Địa điểm khảo sát thực địa: làng cử nhân,hoa hậu thân thiện K’The -Mục Đích:tìm hiểu đời sống,lý do tại sao gọi là làng cử nhân,vai trò,chính sách của huyện về phát huy giáo dục địa phương. 11h00.Đoàn quay về tiếp tục nhiệm vụ học tập. BỐ CỤC I. Những nét khái quát về thôn 3,xã Đinh Trang Thượng II. Khái quát về những nét kinh tế văn hóa- xã hội của người Mạ tại thôn 3,xã Đinh Trang Thượng 1. Lịch sử 2. Sản xuất kinh tế 3. Quan hệ xã hội 4. Đời sống văn hóa III. Những nghi lễ phong tục trong đời sống IV. Vấn đề đồng hóa văn hóa người kinh,đứt đoạn truyền thống văn hóa. V. Giải pháp để giữ gìn thôn 3 nói chung và người Mạ trên huyện Di Linh nói chung các giá trị văn hóa truyền thống của người Mạ. VI. Kết luận. Tài liệu có được trong khi quá trình đi điền dã và một số ít thông tin trên mạng Internet. 5
  6. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học TÌM HIỂU VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA KINH TẾ CỦA NGƯỜI MẠ Đặt vấn đề: Việt Nam là một quốc gia rộng lớn và có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng mỗi dân tộc lại có một nét đặc trưng riêng về văn hóa cũng như đời sống kinh tế chính trị, các dân tộc được phân bố trên các vùng khác nhau trong cả nước, ở các tỉnh Tây Nguyên có nhiều thành phần dân tộc như Êđê, Tày, Nùng, Cơ Ho sinh sống trong đó thì dân tộc Mạ được phân bố ở huyện Di Linh với thành phần dân số nhỏ lẻ nhưng cũng góp phần làm cho sự phong phú đời sống vật chất cũng như tinh thần và các dân tộc sống gần với nhau trong một môi trường thân thiện, đoàn kết, với cuộc sống như vậy các dân tộc này dường như có chung một điểm giống nhau về các hình thức sinh hoạt cũng như các nghi lễ tập tục, hay các cách thức tổ chức xã hội giống nhau thôn,làng,bản Trong chuyến thực tế này cho tôi hiểu thêm về một số đặc điểm cũng như các điều kiện tự nhiên nó ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của người dân tộc nơi đây và chẳng những thế mà còn tạo điều kiện cho tôi hiểu thêm về các phong tục tập quán của người Mạ để rồi chúng ta có thể đặt ra những giả thiết và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến người dân tộc Mạ đang sinh sống ở huyện Di Linh và có thể tìm hiểu xem thực trạng cuộc sống của họ hiện nay ra sao để từ đó có những cách tiếp cận và những phương pháp nghiên cứu tốt hơn cho những lần sau và có những hoạch định cụ thể rõ ràng. 6
  7. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG 1.Vị trí địa lý,điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý. Đinh Trang Thượng là một xã thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Xã Đinh Trang Thượng có diện tích 89,22 km², dân số năm 1999 là 1891 người, mật độ đạt 21 người/km². Là một xã nằm ở phí bắc huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Nằm ở tọa độ 11°45´46´´B và 107°57´01´´ Đ. Phía đông giáp xã Tân Thanh Phía tây giáp huyện BẢo Lâm Phía nam giáp xã Tân Thượng Phía bắc giáp xã Đăk Plao. * Địa hình: - Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và tây nam . Hiện nay còn rừng tự nhiên che phủ. Vùng này chủ yếu là phát triển lâm nghiệp với chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. - Những vùng đất bằng có khả năng phát triển nông nghiệp phân bố chủ yếu dọc theo trục đường quốc lộ 20 và tuyến đường liên xã, đường trục xã nên việc khai thác vào sản xuất nông nghiệp củng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên điạ hình cũng tạo ra nhiều vị trí rất thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi nhỏ. * Sông ngòi: Xã có sông Đồng Nai chảy qua tạo điều kiện phát triển các làng chài và thủy điện. * Các thôn Xã gồm có 5 thôn hành chính: Thôn 1,thôn 2,thôn 3,thôn 4,thôn 5. 7
  8. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học * Cơ cấu dân số: Toàn bộ xã có 5 thôn theo số liệu điều tra khá lâu năm 1999 thì xã có 1891 người,mật độ đạt 21 người/km²,theo số liệu mới nhất của đoàn thực tâp vhk33 tại thôn 3 thì toàn bộ thôn 3 có 125 hộ ,trong đó người dân tộc Mạ chiếm 100 hộ còn người kinh chiếm 25 hộ. 2. Kinh tế- cơ sở hạ tầng. * Kinh tế: Nông nghiệp là nghành kinh tế chính của huyện, phần lớn lao động của huyện thuộc khu vực nông nghiệp. Nông nghiệp của huyện phần lớn là trồng trọt với các loại cây trồng lâu năm chủ yếu là cây cà phê là chiếm đa số,theo khảo sát tại đại bàn thì người Mạ ở đay đều trồng và làm cà phê họ không trồng lúa hay cây công nghiệp nào khác vài vậy thu nhập chính của họ là cây cà phê. Nghành chăn nuôi của huyện hết sức nhỏ bé, chủ yếu là chăn nuôi cá thể gia đình như gà ,vịt,heo ►Cơ sở hạ tầng: Điện:toàn bộ xã mạng lưới điện đã được phủ phúc vụ đày đủ nhu cầu dùng điện của bà con. Đường:đường liên xã đã được nhà nước đổ đường nhựa,nhưng đường trong thôn chưa được đầu tư đó cũng là khao khát của bà con nơi đây. Trường:hệ thống giáo dục đã khá hoàn thiện,các ngooi trường cấp 1,2 đã được xây dựng phục vụ cho việc nâng cao dân trí của bà con thôn bản. Trạm: các cơ sở y tế,phòng ban có thiết bị khám chữa bệnh đáp ứng được lợi ích cho bà con. * Nước: Do địa hình xã là núi cao nên những giếng nước của bà con vào mùa khô là cạn kiệt vì thế người đồng bào ở đây đa số dùng hệ nước sạch của nhà nước,nhà nước chỉ bơm nước vào mỗi buổi sang lúc 7h hàng ngày,trường hợp bị mất điện bà con ở đay phải dùng nước suối cách đó khoảng 1 ki lô mét. 8
  9. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học * Kiến trúc nhà ở: là vùng khó khăn và là vùng căn cứ điạ cách mạng và là vùng tái định canh định cư cho nên nhà ở của người dân được nhà nước hỗ trợ ,vì thế kiến trúc nhà ở cùng một kiểu, khung nhà được xây,bên trên thì mái tôn và gỗ bao phủ tường nhà,những nhà có điều kiện thì xây nhà đẹp rất hiếm có một ngôi nhà sàn của đồng bào ngày trước. 9
  10. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học II. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĂN HÓA- XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MẠ TẠI THÔN 3,XÃ ĐINH TRANG THƯỢNG. 1.Lịch sử cư trú: Xã Đinh Trang Thượng được hình thành trên cơ sở xã Tân Thượng được tách ra làm hai xã nhỏ đó là:Đinh Trang Hạ và Đinh Trang Thượng,nếu giải thích theo yếu tố Hán- Việt thì : “Đinh: có nghĩa là hộ gia đình.Trang: có nghĩa là trang trại,nông trại,đại điểm canh tác nông nghiệp.Thượng có nghĩa là:trên cao.Hạ:có nghĩa là ở dưới thấp , như vậy ta có thể suy ra theo nghĩa nôm na:Đinh Trang Thượng nghĩa là: những hộ gia đình,dân cư là nông nghiệp trên núi cao.Và Đinh Trang Hạ thì ngược lại và theo khảo sát của đoàn thực tập thì yếu tố địa lý cúng đã chứng minh cho điều đó. Theo tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Mạ trên đất nước ta có 1891 người. Địa bàn cư trú của họ bao gồm các phần đất thuộc vùng tây nam huyện, tỉnh Lâm Đồng và miền núi tỉnh Bình Phước. Trên địa bàn xã Đinh Trang Thượng, người Mạ chiếm dân số khá đông trên tổng số dân. Trong lịch sử phát triển tộc người của người Mạ, do địa bàn cư trú không tập trung mà phân tán trên những vùng núi non hiểm trở, khá tách biệt nên việc giao lưu giữa các nhóm địa phương người Mạ rất khó khăn đã tạo nên các nhóm địa phương khác nhau nhưng họ vẫn tự nhận một tên gọi chung đó là người Mạ,hay Châu Mạ. 2. Sản xuất kinh tế: Từ lâu, dân tộc Mạ đã là những cư dân nông nghiệp, trong đó sản xuất nương rẫy chiếm vị trí chủ yếu, mà ở đây là cây cà phê là nguồn chính của các cư dân xã. Nói đến nông nghiệp sản xuất thì khâu chọn đất sản xuất quan trọng hàng đầu, những sườn núi có rừng già hay các sườn đồi đất đỏ bazan là nơi người Mạ thường tìm đến nhất. Tùy theo từng vùng việc tiến hành làm nương rẫy tiến hành theo những điều kiện và truyền thống riêng. Tìm những khu đất thích hợp để khai phá làm nương rẫy là trách nhiệm hằng năm của những người chủ gia đình. Đối với người Mạ đó cũng là công việc chung của người đứng đầu thôn làng, cùng với chủ các gia đình người này quyết định chọn những khu đất dành cho việc sản xuất, chăn nuôi, của toàn thôn, trong đó tự nhiên mỗi gia đình sẽ có phần của mình. Nhưng ngày nay thì tình trạng ấy không còn nữa, ở trong thôn hầu như mọi người đều có diện tích riêng của mình nên không phụ thuộc vào nhau nữa mà đa số họ tự canh tác trên đất riêng của mình. Nương rẫy của họ thuộc về sở hữu riêng hay họ đi thuê đất của những người khác để canh tác, có thể diện tích không rộng, hẹp khác nhau, và tùy thuộc vào khoảng cách rẫy xa hay gần nữa,rẫy ở xa thì họ thường ở lại trong rẫy đến một thời gian mới về, để thuận tiện cho việc chăm sóc cây trồng và bảo vệ mùa màng tránh khỏi động vật phá hoại. 10
  11. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học Do địa hình dốc và là đất đai tự khai phá nên khi khai phá đất đai của nhà nước đồng bào ở đây chủ yếu dùng sức người để làm nương như đào hố cà phê đều dùng quốc,đặc điểm quốc cảu người Mạ rất đặc trưng đó là nó rất nhiều chức năng có thể quay bề mặt của nó để là những việc và mục đích khac nhau như đào,quốc,xới,mổ Trong lịch sử sản xuất nông nghiệp trên thế giới, nếu các nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của hình thái nông nghiệp cuốc thì ở Việt Nam không có nơi nào vai trò cuốc lại quan trọng như ở vùng này. Và hình thái nông nghiệp dùng cuốc mang đầy đủ ý nghĩa của nó phần nào đó ở người Mạ. Mặc dù phương pháp canh tác đơn giản và nông cụ nông cụ thô sơ, nhưng do đất đai màu mỡ, sản xuất chú trọng đúng thời vụ nên thu hoạch được từ nương rẫy cũng như ruộng đều không kém. Tuy điều kiện trồng trọt là nghành chính thì chăn nuôi gia đình luôn chú trọng phát triển. Đồng bào nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, dê, trâu,heo. Hầu như mỗi gia đình đều có đàn gia cầm từ vài chục,với điều kiện ngô lúa sẵn có, sân bãi rộng thì việc cho ăn một ngày hai bữa không gì là khó khăn, nhất là khi người ta cần có nhiều con chưa có tập quán nuôi gà thiến. Việc nuôi lợn cũng giống như nuôi gia cầm, mỗi hộ nuôi một hai con.Giống “heo Mọi”màu đen,nhỏ.Đối với thu hái, săn bắn thú rừng, chim muông là hoạt động thường xuyên gắn liền với sản xuất nương rẫy và việc kiếm thêm thức ăn hàng ngày. Nếu đối với việc săn bắn hái lượm hằng ngày thì người Mạ còn đánh bắt cá rất phổ biến, đem lại nguồn lợi không nhỏ cho đồng bào, phương tiện đánh cá gồm có thuyền độc mộc và mà do gần sông Đồng Nai nên việc đánh bắt cá đem lại nguồn lợi khá lớn và cũng đã hình thành nghề chài ở xứ này.cho nên trong bữa ăn hầu hết là cá. Sản xuất nông nghiệp là nghề chính nên nó chi phối toàn bộ hoạt động của con người trong một năm. Các hoạt động hay những nghề thủ công trong gia đình và tinh thần cũng rất quan trọng được đồng bào quan tâm, nhưng cung chỉ là những công việc làm vào mùa khô khi sản xuất nương rẫy chư bắt đầu. Vì vậy nhìn chung sản xuất của đồng bào còn chịu sự chi phối khá nhiều vào tự nhiên gồm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. 11
  12. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học 3.Quan hệ xã hội: Nếu trước đây dưới những chế độ cũ do sự lạc hậu về kinh tế-xã hội nên ở người Mạ những quan hệ xã hội truyền thống vẫn được duy trì lâu đời. Những quan hệ xã hội dựa trên nương rẫy không cho phép đạt trình độ phát triển cao hơn như đã cho thấy. Những mặt khác trước ngày giải phóng bộ máy hành chính thực dân ngụy quyền được thiết lập khắp nơi, chỉ để mở mang đồn điền, sưu cao thế nặng, bắt phu lính, kèm kẹp dân và trấn áp các phong trào đấu trang cách mạng, thực hiện chính sách ngu dân ra sức biệt lập hóa Tây Nguyên chia rẽ dân tộc. Là vùng căn cứ đại cách mạng,xã anh hùng nên được các học giả phương Tây gọi là những cư dân theo chế độ mẫu hệ. Cách gọi này chứng tỏ những tàn tích của quan hệ thị tộc mẫu hệ còn lại khá nhiều và rõ nét. Có thể nói toàn bộ xã hội Mạ được phân thành những đơn vị cơ sở là thôn. Thôn của người Mạ sự phân định ranh giới đất đai giữa các thôn cũng có phần chặt chẽ hơn. Tuy nhiên người ta đã cho phép những ngươi thôn khác canh tác trên phạm vi đất đai của mình. Và người thôn này muốn canh tác trên thôn khác phải nộp lễ, hay thuê và được cho phép của bon nếu không bị thu hết hoa lợi , người thôn này có thể qua thôn kia khi có việc gì liên hệ, không còn sự ngờ vực lẫn nhau và dẫn đến xung đột bằng vũ lực nữa. Ý thức bảo vệ không gian sinh tồn của mỗi thôn còn mạnh mẽ, nhưng có lẻ dấu vết bảo vệ nghiêm ngoặc lãnh thổ thời nguyên thủy đó ngày nay đã hết và tính cởi mở trong mỗi thôn cũng thông thoáng hơn rất nhiều. Mối quan hệ giữa các thôn này với thôn kia có hiện tượng là người ta sẵn sàng mượn đất của nhau để sản xuất hay mượn sức người và của cải như cồng chiêng, ché trâu bò, lúa gạo,coi như anh em hoặc quan hệ hôn nhân. Để thiết lập mối quan hệ liên minh người ta tổ chức nghi lễ rất trọng thể, không còn tục hiến sinh nhiều trâu lợn bò, gà mà thôn này mời dân thôn kia sang tham dự, ăn uống nhiều ngày và để lại những kỉ niệm . Tương tự như vậy giữa những người riêng rẻ giữa các bon thường tổ chức các nghi lễ rất trọng thể để “kết nghĩa” với nhau coi như anh em . Như vậy, khu vực đất đai dùng cho tăng gia sản xuất ở mỗi gia đình được xác định và tôn trọng, những vi phạm về đất đai canh tác trong thôn đều bị phạt nghiêm khắc. Tính cộng đồng trong mỗi thôn được thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau, trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày đều là hình thức đổi công hợp tác tự nguyện của các gia đình trong mỗi thôn có vài chục nhóm như vậy. Người ta giúp đỡ lẫn nhau phát rẫy, đốt nương, trồng trỉa, làm cỏ nương với thói quen là mỗi gia đình đổi công cho cân xứng. Nhưng đối với gia đình quá neo đơn hoặc gặp phải hoạn nạn, không có điều kiện trong việc tham gia của nhóm đổi công, vẫn được bà con giúp đỡ và gia đình này thường được đáp lại bằng một bữa cơm thân mật 12
  13. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học theo khả năng của mình .Quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các người trong thôn có vai trò quan trọng trong đời sống nhưng cũng mang những dấu vết của chế độ phân phối bình quân xưa còn lại khá rõ nét. Trong tổ chức xã hội không còn già làng quán xuyến mọi công việc của thôn như trước đây nữa mà thay vào đó là các trưởng thôn do người kinh nắm giữ và điều hành mọi công việc trong thôn, cho thấy ngày càng có sự thay đổi rõ rệt về hình thức tổ chức và phân chia lại sự điều hành trong thôn làng,nếu như già làng là người có tiếng nói về nội bộ về thôn làng,về nghi lễ tín ngưỡng .còn trưởng thôn là người nắm quyền hành chính,quán xuyến việc hành chính trật tự của thôn bản. 4.Đời sống văn hóa a.Văn hóa vật chất Xưa kia người Mạ mặc dù sống trong những điều kiện kinh tế thấp nhưng trải qua quá trình lịch sử, các dân tộc Mạ cũng đã sáng tạo ra những yếu tố cơ bản của văn hóa vật chất độc đáo, thể hiện rõ những đặc điểm và mối quan hệ dân tộc ở địa phương cũng như quan hệ dân tộc trong vùng . ►Ăn uống: Lương thực chính của người Mạ lúa tẻ.Do địa hình đòi núi không thuận lợi cho việc trồng lúa nên đòng bào ở đay không trồng lúa mà chủ yếu là đi mua gạo,cho nên các cửa hàng tạp hóa bán gạo đồng bào rất nhiều.theo chị K;Hoa nói: “đồng bào ở đây còn khó khăn về kinh tế do không tự túc được lúa mà mình phải đi mua,mà nhiều lúc mình không có tiền,họ không cho nợ nên phải đi vay mượn hàng xóm bà con,gạo bình thường ngoài kia người ta bán 7ngàn là 1 cân gạo,còn gạo ngon người tab ns cho mình là 11.ngàn 1 cân gạo” Người Mạ dùng ba bữa chính trong ngày. Hai bữa cơm vào lúc sáng sớm, trước khi lên nương và lúc chiều tối, khi đã về nhà. Bữa trưa thì ăn cháo trên nương, lương thực phụ có, khoai, sắn, thường được luộc ăn hoặc ăn lùi trong bếp. Trong bữa cơm hằng ngày của người Mạ ông bà cha, mẹ, vợ, chồng con cái, ngồi quây quần nhau. Trong gia đình người phụ nữ đảm nhiệm mọi công việc làm bữa như giã gạo, kiếm củi, hái rau, chỉ khi nào có bữa ăn long trọng hay khách thì người đàn ông mới vào bếp, thực phẩm dùng trong bữa ăn có thịt, cá vịt, rau đậu , đồng bào Mạ dùng nhiều gia vị, hành, sả, gừng nhất là ớt. Cũng có khi nước được nấu với một loại cây rừng như “sá” tránh được chứng đau bụng, việc dùng nước đun sôi bây giờ đã được phổ biến. 13
  14. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học ► Trang phục: Đàn ông Mạ không còn đóng khố và ở trần mà họ đã ăn mặc quần giống với người kinh. Đàn bà Mạ mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân. Thanh niên nam nữ thường mặc áo, quần bình thường như người kinh, váy, áo màu chàm. ►Trang sức: Người M’nông thích đeo các đồ trang sức trên cơ thể, nhất là đeo bông tai. Bông tai nhưng hầu hết là mua,giống người kinh. ►Nhà ở: Là vùng khó khăn và là vùng căn cứ điạ cách mạng và là vùng tái định canh định cư cho nên nhà ở của người dân được nhà nước hỗ trợ ,vì thế kiến trúc nhà ở cùng một kiểu, khung nhà được xây,bên trên thì mái tôn và gỗ bao phủ tường nhà,những nhà có điều kiện thì xây nhà đẹp rất hiếm có một ngôi nhà sàn của đồng bào ngày trước. b.Văn hóa tinh thần: ►Văn học nghệ thuật dân gian: Theo ôngK’Nga tên thường gọi là K’Nam ông kể rằng: Người Mạ có tục lưu truyền:ngày xưa thôn bị dịch tã chết rất nhiều người,từ đó thôn chạy vào rừng có một bà chạy không nổi,bà bèn ngồi bên gốc cây bà thiu thiu ngủ thì bà nghe tiếng đàn,và lấy nước trong bầu múc uống và bà khỏe lại,rồi bà gọi dân làng múc nước trong bầu cho mọi người uống và mọi người hết bệnh và hàng năm mọi người trong thôn bản đến chỗ đó cúng.chỗ hay làm cúng của thôn 3 là “Ku Glồng Làng Yàng Đăng eHReh”.vào năm 1982 thôn bị dịc tã và có 30 người chết,nên hằng năm đồng bào tổ chức lễ cúng tại bên kia sông Đồng Nai lễ vật cúng gồm gà,vịt,cơm nếp,nhang. ►Tôn giáo: Do ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp đã lan tràn vào nước ta và để lại cho chúng một nền văn hóa ngoại lai và bên cạnh đó có cả tôn giáo, vì thế ngày nay người Mạ vẫn còn tin và theo đạo Thiên chúa giáo. ►Tín ngưỡng: Người Mạ là tộc người còn niềm tin và tín ngưỡng đa thần. Họ tin có sự ngự trị của thế lực siêu nhiên chi phối cuộc sống của con người và là yếu tố hình thành những phong tục tập quán của dân tộc và họ thờ cúng các thần linh.và tục thờ cúng ông bà tổ tiên,nhớ công ơn Bác Hồ. 14
  15. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học III. NHỮNG NGHI LỄ PHONG TỤC TRONG ĐỜI SỐNG 1. Lễ sinh con. Dân tộc Mạ có rất nhiều luật tục và nghi lễ cổ truyền tạo nên một văn hóa bản địa vô cùng phong phú và đặc sắc người Mạ lấy chồng,vợ rất sớm 18-20 là lập gia đình.Người phụ nữ khi sinh rất được người Mạ coi trọng,họ kiêng cữ ăn thịt gà chỉ ăn muối tiêu,trong vòng một tuần không cho người ngoài vào sau một tuần mới được vào,người mất vợ,mất chồng không được vào,vào buổi đêm sau 7h không ai được vào vì sợ ma quỷ bắt thằng bé.Vào ngày đó người chồng phải đi làm về sớm trước 5h -6h. Sau một tuần thì làm heo gà .mời già làng,ồng bà cha mẹ đến mừng thàng bé cầu cho thàng bé khỏe mạnh,bữa tiếc khá lớn kéo dài cả ngày hôm đó. 2. Lễ đi hỏi: Người mạ có tục đi hỏi cưới khá giống người kinh cúng lễ vật như vậy nhưng cái khác biệt là bên đi hỏi là nhà gái đem lễ vật đến và hỏi ý chàng trai nếu đồng ý thì hẹn ngày tổ chức lễ cưới.Nhưng ngày nay lễ này đã bị pahi mờ hầu hết đều dựa trên hôn nhân là chính. 3. Lễ cưới Người Mạ thường sống theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, trong gia đình người phụ nữ giữ vị trí chính, nhưng người chồng không bị phân biệt đối xử, họ sống tôn trọng nhau. Cha mẹ già thường về ở với con gái út. Ngày nay do điều kiện tự nhiên và địa hình sống gần nhau nên có sự giao lưu và tiếp xúc giữa các dân tộc khác nhau và đồng bào người Mạ đã tiếp thu những tập tục văn hóa của các dân tộc khác và điều đó trong lễ cưới cũng được thể hiện rõ nét, các phong tục ngày xưa trong đám cưới của họ cũng dần dần thay đổi, bên cạnh đó người Mạ còn kết hôn với các dân tộc khác như Tày, Cơ Ho, Kinh và từ đó họ cũng có sự tương đồng với các dân tộc khác về một số nghi lễ cũng như sinh hoạt sau khi kết hôn. 15
  16. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học Lúc đám cưới con trai hay gái đều uống rượu,sau khi cưới nhà gái ở nhà trai 2-3 năm xong lại quay về nhà gái sau đó ra ở riêng tùy nhà có điều kiện mà lo đám cưới cho con như đất đai nhà cửa,tiền bạc,trâu bò 16
  17. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học 4. Ma chay. Những người Mạ khi mất đi chon theo hòm,có bao nhiêu đồ mặc vào hết và chon cất và người Mạ có tục nối dài ngĩa là những người trong họ hàng sau khi mất được chon cất chồng lên nhau chung một ngôi mồ,khi có ai đó mất mời họ hàng,già làng đến,khi có người lớn trong gia đình mất thì con út cúng co thứ 2-3 không được cúng,vì người Mạ rất trọng con út hay người cậu. 5.Lễ tết. Lễ tết là lễ lớn nhất trong người Mạ,đồng bào mua đò mới,lúc còn làm lúa thì xúc hết láu vào kho và cúng heo,gà xin ông bà cho con cháu sức khỏe làm ăn paths tài,mong cho thần linh ban cho thu nhập năm nay cao hơn năm ngoái. Ngoài ra còn có lễ cúng vườn cà phê nhưng rất ít phổ biến tùy từng hộ gia đình và ddieuf kiện tâm linh mỗi nhà 6. Những kiêng cữ trong cuộc sống người Mạ. - Những người trong họ hàng người nhỏ không được gọi tên cậu. - Lúc cúng bà thờ con út cúng,con thứ 2-3 không được cúng. - Những người chết đuối thì không đi xem(họ cữ sợ lây) - Làm cúng tránh thứ 3 và thứ 7. - Ai muốn tái giá thì phải chờ 3-7 năm nếu trước 3 năm thì bị phạt trâu bò,tiền * Những câu tiếng Mạ hay dùng trong sinh hoạt. Tiếng Mạ Tiếng Việt Sam Piêng Ăn cơm Hôi tạ Uống nước Gia hút tam hiệu Mời vô nhà chơi Ưng ngài Cám ơn Pa tút ,niêm xạ Xin chào 17
  18. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học IV. VẤN ĐỀ ĐỒNG HÓA VĂN HÓA NGƯỜI KINH,ĐỨT ĐOẠN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA. Theo khảo sát tại địa bàn đi hết xã Đinh Trang Thượng hầu như rất hiếm có những ngôi nhà dài,nhà sàn mà thay vào đó là kiến trúc phương Tây,khi được hỏi về truyền thống văn hóa dân tộc mình thì các thanh niên đều trả lời một câu rất hồn nhiên đó là “mình không biết”,đồng bào ở đây đi làm thi đi những xe thời thượng AIR BLADE,NOUVO LX,NOUVOSX,SIRIUS đồng bào đi những chiếc xe hoành tráng để đi làm trèo đèo .những lễ hội dân tôc,những điệu múa,những bộ trang phục đã không còn mà thay vào đó là trang phục cảu người kinh ,những làng dệt thổ cẩm,làng rèn đều đã dần như biến mất,các nhà văn hóa,đều xây theo kiểu hiện đại để rồi không sử dụng vào mục đích cụ thể để bỏ hoang đó là chính sách của nhà nước làm cho dân,phát triể kinh tế mà không dựa vào văn hóa.Do sống với người kinh cho nên đồng bào nơi đây đã dần bịa ảnh hưởng văn hóa người kinh khá sâu đậm.Cho nên vấn đề đứt đoạn về truyền thống văn hóa đang được quan tâm. “Với các nhà kinh tế học thì xem đó là sự phát triển là văn minh,nhưng với góc nhìn văn hóa học thì đó là sự đồng hóa văn hóa người kinh,sự đứt đoạn truyền thống văn hóa dân tộc,việc phát triển song song với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đó là một điều được quan tâm”. 18
  19. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học V. GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN NHỮNG TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI MẠ. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tácm, xây dựng đời sống văn hóa. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc. - Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa (cồng chiêng, ché quý, nhạc khí dân tộc ), giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết - Có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các buôn làng dân tộc. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm. - Củng cố đội thông tin lưu động và thường xuyên hoạt động tới các buôn làng, chuyển tải những nội dung và lượng thông tin thiết thực cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. - Cần có quy hoạch xây dựng khu sinh hoạt văn hóa, xây dựng cơ sở vật chất mở rộng giao thông, có chính sách ưu đãi để đưa điện về vùng sâu, vùng xa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là đầu tư việc đưa sách, báo, thông tin khoa học kỹ thuật, phủ sóng phát thanh, truyền hình - Sự xâm nhập không bình thường của một số tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành là vấn đề đang được quan tâm của các cấp và ngành văn hóa thông tin vì sự truyền đạo bất hợp pháp. Tình trạng đó đã và còn ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn, chấn hưng truyền thống văn hóa dân tộc, ngành văn hóa cần phối hợp với các địa phương, các ngành để dần xóa bỏ tà đạo cũng như một số tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc. - Đề nghị Nhà nước có chính sách đầu tư mang tầm chiến lược về mặt văn hóa ổn định đời sống đồng bào dân tộc và khu vực miền núi. Đặc biệt coi trọng và có chính sách đào tạo cán bộ là người dân tộc, có kế hoạch sử dụng các học sinh dân tộc đã tốt nghiệp ra trường để họ được về phục chính đồng bào mình. Để làm tốt những giải pháp trên, điều có tính chất quyết định là chúng ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở thôn làng là địa bàn chiến lược của sự nghiệp cách mạng, nơi biến những quan điểm của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, nơi sinh ra và cũng là nơi lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Chúng ta tin tưởng rằng, nếu có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn dân và các cấp, các ngành và khi có đủ sức mạnh tổng hợp ấy 19
  20. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học thì nhất định công tác xây dựng đời sống văn hóa thông tin ở cơ sở sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào các dân.tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. 20
  21. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học VI. KẾT LUẬN Qua chuyến thực tế vừa rồi với phương pháp điền dã và điều tra thu thập thông tin đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm và qua đó còn cung cấp cho tôi nhiều thông tin, hay kiến thức rõ hơn về cuộc sống của người Mạ, và ngày nay thì cuộc sống kinh tế ngày càng phát triển với sự giao lưu văn hóa nên những giá trị văn hóa truyền thống của người Mạ dần dần bị mai mọt và mất đi những nét đẹp truyền thống, vì vậy làm sao để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đó để có thể lưu giữ mãi mãi, cho nhân loại và cả mai sau nữa. Đây là một bài nghiên cứu nhỏ và còn nhiều thiếu sót mong giảng viên góp ý cho tôi , để tôi có thể tìm hiểu kĩ những vấn đề khác và làm những bài sau sẽ tốt hơn . 21
  22. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học NHỮNG CỘNG TÁC VIÊN Để hoàn thành chuyến thực tập trước hết tôi xin chân thành cám ơn hai cô PGS.TS.PHAN THỊ HỒNG VÀ CÔ NGA đã giúp tôi có chuyến tham quan thực tập vừa qua. Thứ hai là anh Men,phó thôn 3 ,chú K’POC KRA đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình để tôi có thể hiểu biết về văn hóa đời sống,giúp tôi có thể tiếp cận và cảm nhận văn hóa người Mạ. 22
  23. Báo Cáo Thực Tập Văn Hóa Học NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Đà Lạt, ngày . tháng năm 2012 23