Báo cáo đề tài: Vai trò PDI, FPI, ODA. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam hiện nay

ppt 43 trang ngocly 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo đề tài: Vai trò PDI, FPI, ODA. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbao_cao_de_tai_vai_tro_pdi_fpi_oda_thuc_trang_va_giai_phap_o.ppt

Nội dung text: Báo cáo đề tài: Vai trò PDI, FPI, ODA. Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam hiện nay

  1. Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Miền Nam   Khoa: KinhBa`i Tế. ThuyeÂ’t Tri`nh Môn: Lý Thuyết Tài Chính Giáo viên HD: Vũ Cẩm Nhung Lớp: 02CĐTC2. Nhóm: 8.
  2. Đề tài:
  3. Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước, đặc biệt là với những nước đang phát triển. Nguồn vốn này thường phân thành đầu tư trực tiếp (FDI), viện trợ phát triển chính thức (ODA) và đầu tư gián tiếp (FPI), trong đó FPI được xem là một kênh thu hút vốn quan trọng của thị trường tài chính. So với vốn đầu tư trực tiếp thì vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 2-3% GDP. Vì thế, việc khơi thông và duy trì dòng vốn này là thực sự cần thiết.
  4. Vai trò, Thực trạng và giải pháp FDI FPI ODA
  5. A. Vai trò của FDI, thực trạng và giải pháp I. Tổng quan về FDI FDI là nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
  6. II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam từ năm 2000 đến đầu năm 2010 Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Năm 1991 Tính tới ngày Năm 1988 Đầu tư 218 dự án 21/12/2010, đầu tư với tổng vốn đăng luồng vốn FDI cho 37 dự án ký 1417 tr. USD. đến Việt Nam với tổng vốn Tốc độ tăng đã đạt đăng ký là trưởng hàng năm 18,595 tỷ USD 336 tr. USD. đạt 255/năm. có 1.155 dự án 
  7. II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam từ năm 2000 đến đầu năm 2010 Quy mô mỗi dự án đạt khoảng 7tr.USD/dự án. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong thời kì này là thăm dò dầu khí 32,2%, khách sạn 20,6% và bưu chính viễn thông, còn các lĩnh vực khác thì rất ít như chưa được triển khai. Tổng số vốn thực hiện của cả thời kì đạt 40tr.USD bằng 27% tổng vốn đăng ký. 
  8. II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam từ năm 2000 đến đầu năm 2010 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN - Đã bổ sung một phần quan trọng vào nguồn vốn cho phát triển kinh tế của đất nước ta, khắc phục tình trạng thiếu vốn của đất nước ta thời kì đổi mới.
  9. 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN Hơn nữa, nước ta hàng năm phải trả nhiều nợ cho nước ngoài trong khi ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một nguồn quan trọng cung cấp vốn cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta.
  10. 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN -Từ năm 2000 đến 2005, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp khoảng 60% tổng vốn đầu tư cho phá triển kinh tế của nước ta. Từ đó đến nay giao động quanh mức 65%.
  11. 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN -Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là ngoại tệ mạnh, máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. -Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu cho nước ta.  -Hoạt động của các doanh nghiệp thuộc khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra một khoản thu cho ngân sách thông qua tỉ lệ phí và thuế, mức độ tăng lên qua các năm. 
  12. 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN - Từ năm 1996 - 2005 tổng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2809 tr.USD bằng 61% tổng doanh thu của khu vực này và trong các năm tỉ lệ này không ngừng tăng lên. 
  13. 2. Những tồn tại của hoạt động đầu tư nước ngoài a, Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện b, Nguồn thu hút vốn hẹp c, Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí d, Về hình thức đầu tư e, Về chuyển giao công nghệ f, Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều g, Những tồn tại
  14. 3. Triển vọng của hoạt động đầu tư nước ngoài tại việt nam Nguồn vốn ODA(Hỗ trợ phát triển chính thức ) không tăng thêm thậm chí còn giảm. Vì vậy, chúng ta cần phải tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
  15. III/ Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả 1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài Đề ra các cách thức các biện pháp nhằm thu hút Theo con đường và huy động nguồn vốn hướng nội từ dân chúng. Đưa ra các giải pháp Theo con đường nhằm thu hút vốn đầu tư hướng ngoại của nước ngoài.
  16. 1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài a. Các chính sách biện pháp chủ yếu • Một là, Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. • Hai là, Các chính sách ưu đãi. • Ba là, Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư. b. Tình hình sử dụng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp . FDI tập trung vào hai lĩnh vực thu lợi cao là: sản xuất các loại lốp xe và cacbonatnatri
  17. 2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài a, Các giải pháp trước mắt + Công tác quản lí. + Tập trung đầu mối . + Chỉ đạo thực hiện. + Hoãn hoặc miển tiền thuê đất . + Đưa ra một số ưu đãi . + Hỗ trợ bán ngoại tệ. + Giảm thuế thu nhập các nhân . + Nghiên cứu lựa chọn. + Hạn chế việc cấp giấy phép xây dựng mới + Tách giá thuê. + Rà soát lại các chính sách. + Thực hiện việc giảm giá .
  18. b) Các giải pháp lâu dài + Phát triển nguồn nhân lực + Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư + Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư + Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng + Giữ vững ổn định chính trị - xã hội + Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt 
  19. B. VAI TRÒ CỦA FPI TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. Tổng quan về FPI 1. Khái niệm FPI - Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  20. I. Tổng quan về FPI 2. Những tác động của FPI - Những tác động tích cực của FPI + Góp phần làm tăng nguồn vốn, giảm chi phí vốn. + Phát triển của hệ thống tài chính nội địa . + Cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật.
  21. I. Tổng quan về FPI 2. Những tác động của FPI - Những tác động tiêu cực của FPI + Nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển quá nóng + Khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính + Giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hoái đối.
  22. II. Vai trò của FDI Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO.
  23. II. Vai trò của FDI Tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý ). FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
  24. III. Thực trạng: Ngay từ những năm đầu của thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và cho ra đời Luật Công ty và Luật Đầu tư nước ngoài, dòng vốn FPI đã được đổ vào Việt Nam. Đây được coi là làn sóng FPI thứ nhất vào Việt Nam.
  25. III. Thực trạng: Trong giai đoạn 1991-2000, chỉ có khoảng 70 công ty cổ phần của Việt Nam có vốn đầu tư gián tiếp với tổng số vốn khoảng 200 triệu USD. Đến năm 1997, có 08 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng trên 400 triệu USD. Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1998-2000), Trong số 08 quỹ đầu tư kể trên đã có 06 quỹ rút khỏi Việt Nam, 01 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ.
  26. III. Thực trạng: Những năm 2001-2009 của dòng vốn FPI vào Việt Nam phục hồi trở lại và tăng trưởng đáng kể thông qua TTCK và bất động sản, tăng mạnh nhất là năm 2007, đạt 6,3 tỷ USD. Sau 4 năm khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, làn sóng FPI thứ hai đã được khởi động lại vào tháng 4/2002 với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund. Trong thời kỳ này lượng vốn FPI đổ vào thị trường trái phiếu chiếm ưu thế (chiếm khoảng 60% - 70%). FPI đã trở thành nguồn tài trợ chính cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của Việt Nam.
  27. IV. Một số giải pháp thu hút và quản lý dòng vốn FPI - Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có trọng điểm để phát triển nền kinh tế - Thứ hai, tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để thu hút và quản lý nguồn vốn này - Thứ ba, tăng cường tính minh bạch của TTCK và các doanh nghiệp cổ phần
  28. IV. Một số giải pháp thu hút và quản lý dòng vốn FPI - Thứ tư, xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư . - Thứ năm, thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn. - Thứ sáu, tạo sân chơi bình đẳng và tăng khả năng hấp thụ vốn FPI một cách hiệu quả . - Thứ bảy, điều tiết sự di chuyển của dòng vốn đầu tư gián tiếp . - Thứ tám, tăng cường an ninh của hệ thống tài chính .
  29. Các biện pháp nêu trên liên quan đến nhiều lĩnh vực từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đến ban hành thể chế, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát Để thu hút FPI có hiệu quả, và quản lý được nguồn vốn này cần sự nỗ lực cao của nhiều Bộ, ngành trên cơ sở nhận thức rõ rằng: hiệu quả của FPI luôn đi kèm những thách thức nảy sinh từ chính FPI. 
  30. C. Vai trò của ODA, thực trạng và giải pháp I/ Tổng quan về ODA 1. Khái niệm ODA là tên viết tắt của Official Development Assistance -Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức.
  31. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
  32. I/ Tổng quan về ODA 2. Đặc điểm: + Có tính ưu đãi + Thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định. + Có khả năng gây nợ.
  33. II. Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư và phát triển ở Việt Nam Giúp tiếp thu thành tựu Giúp điều Nguồn bổ chỉnh cơ sung vốn cấu kinh tế Vai trò Phát triển Tăng khả kinh tế, Đáp ứng năng thu xã hội nhu cầu hút FDI Cấp bách
  34. III. Thực trạng sử dụng dòng vốn ODA ở Việt Nam Trên thế giới hiện nay có 4 nguồn cung cấp ODA chủ yếu là: Các nước thành viên của tổ chức DAC (ủy ban hỗ trợ phát triển); Liên Xô cũ và các nước Đông Âu; Một số nước Arập và một số nước đang phát triển. Trong các nguồn này ODA từ các nước thành viên DAC là lớn nhất. Bên cạnh ODA từ các quốc gia thì ODA từ các tổ chức viện trợ đa phương cũng chiếm một khối lượng lớn .
  35. III. Thực trạng sử dụng dòng vốn ODA ở Việt Nam Trong tổng số vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thì ba nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB chiếm trên 50% tổng số. Cụ thể: Nhật Bản 21,25%; WB 18,63%; ADB 10,56% còn lại là của các quốc gia và tổ chức tài trợ khác.
  36. III. Thực trạng sử dụng dòng vốn ODA ở Việt Nam Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội ưu tiên của chính phủ, đó là: • Năng lượng 24% • Phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi 12,74% • Ngành cấp thoát nước 7,8%. • Các ngành y tế- xã hội • Khoa học- công nghệ- môi trường 11,78%
  37. III. Thực trạng sử dụng dòng vốn ODA ở Việt Nam - Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo - Nhiều trường học đã được xây dựng mới, cải tạo hầu hết ở các tỉnh, một số bệnh viện lớn ở các thành phố, thị xã. - Các chương trình dân số phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả. - Tính đến 31.12.2009, cam kết ODA vào Việt Nam năm 2010 đạt 8.063 tỷ USD.
  38. IV. Giải pháp - Nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất ODA, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng ODA. + Sử dụng ODA có chọn lọc + Tối đa hóa hiệu quả và tác động lan tỏa của ODA + Xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA. + Xây dựng kế hoạch giảm dần ODA với thời gian trả nợ ngắn và gắn với điều kiện chặt chẽ.
  39. IV. Giải pháp - Tiến hành xây dựng chính sách tổng thể về quản lý, giám sát vay và trả nợ nước ngoài được hoạch định trong mối tương quan chặt chẽ với các chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô - Nhanh chóng hoàn chỉnh các chính sách, chế độ về vay và quản lý vay nợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng. - Quản lý vay nợ cần xác định rõ trách nhiệm của người vay và người sử dụng vốn vay, chống ỷ lại vào nhà nước.
  40. IV. Giải pháp - Các nguồn vốn viện trợ cho từng lĩnh vực cần phải phân bổ theo trật tự ưu tiên với cơ cấu - Tăng cường công tác quản lý, giám sát nợ nước ngoài ngay từ khâu đàm phán, giám sát việc đấu thầu, mua sắm thiết bị, tư vấn, ký kết các hợp đồng, thực hiện rút vốn, sử dụng vốn, quyết toán nợ và bố trí nguồn trả nợ.
  41. IV. Giải pháp - Tăng cường hoàn thiện hệ thống thống kê, kế toán về nợ nước ngoài, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với các tổ chức tài trợ để họ hiểu thêm về thể chế điều phối và quản lý vay nợ nước ngoài, nguồn ODA của Việt Nam.
  42. Kết luận Qua việc phân tích thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn viện trợ, vốn đầu tư trong thời gian qua cho thấy rằng những nguồn vốn đó có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và trên thực tế những chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn đó được thực hiện đã tập trung vào những lĩnh vực, ngành mà Việt Nam đang cần được hỗ trợ. Chúng ta cần phải thể hiện được tính chủ động của mình trong việc sử dụng vốn, đặc biệt trong việc xây dựng, hình thành dự án, thẩm định các văn kiện dự án, hình thành cơ chế về quản lý điều hành, quản lý tài chính.
  43. Cảm ơn cô và các bạn đã tham gia vào buổi thuyết trình của nhóm 8