Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 9: Thị trường tài chính - Nguyễn Việt Dũng

ppt 34 trang ngocly 2870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 9: Thị trường tài chính - Nguyễn Việt Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ly_thuyet_tai_chinh_tien_te_chuong_9_thi_truong_ta.ppt

Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ - Chương 9: Thị trường tài chính - Nguyễn Việt Dũng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN KHOA KẾ TOÁN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Giảng viên: Ths Nguyễn Việt Dũng Bộ môn: Tài chính Ngân hàng Ths Nguyễn Việt Dũng 1
  2. CHƯƠNG 9 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH (2 tiết) Ths Nguyễn Việt Dũng 2
  3. KẾ HOẠCH HỌC TẬP C9 Hình thức tổ Thời gian Nội dung chính Yêu cầu sinh Ghi chú chức dạy học địa điểm viên chuẩn bị - Chức năng và vai trò của thị Tài liệu học Lý thuyết trường tài chính; tập - Thị trường chứng khoán - Vai trò của thị trường CK Semina - Chỉ số giá chứng khoán Làm việc nhóm - Khái niệm và cấu trúc của thị Tự nghiên cứu trường tài chính; - Thị trường tiền tệ Tìm hiểu về các văn bản pháp Tư vấn quy liên quan đến thị trường tài chính, TT tiền tệ và TTCK Khác Kiểm tra, đánh giá Ths Nguyễn Việt Dũng 3
  4. 9.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 9.1.1. Sự hình thành thị trường tài chính Trung Gian V Tài chính V Người thừa Vốn Người thiếu Vốn V Trung Gian Thuần túy Ths Nguyễn Việt Dũng 4
  5. 9.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 9.1.1. Sự hình thành thị trường tài chính Hạn chế trung gian thuần túy: + Quan hệ vay mượn chỉ trong phạm vi hẹp + Khối lượng vay mượn không lớn. Hạn chế trung gian tài chính: + Phạm vi lựa chọn dự án cho vay không được rộng lớn. + LS ngân hàng không phải bao giờ cũng hấp dẫn người gửi tiền. + Người cần nguồn tài chính không phải luôn luôn dễ dàng vay được vốn của ngân hàng. Nhất là khi dự án có độ rủi ro cao. Ths Nguyễn Việt Dũng 5
  6. 9.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 9.1.1. Sự hình thành thị trường tài chính Thị trường tài chính là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. Đối tượng mua bán trên thị trường tài chính là quyền sử dụng các nguồn tài chính (về mặt chất), là chứng khoán (về mặt hình thức) Giá cả của quyền sử dụng nguồn tài chính được thể hiện ra là số lợi tức mà người mua quyền sử dụng nguồn tài chính phải trả cho người bán quyền sử dụng nguồn tài chính. Ths Nguyễn Việt Dũng 6
  7. CẤU TRÚC CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN 2 THỊ TRƯỜNG NỢ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN 3 THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP VÀ THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP 4 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHI CHÍNH THỨC Ths Nguyễn Việt Dũng 7
  8. 1 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN • Thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là nơi mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn. • Thị trường vốn. Thị trường vốn là thị trường mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. Ths Nguyễn Việt Dũng 8
  9. 2 THỊ TRƯỜNG NỢ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN CỔ PHẦN • Thị trường nợ Thị trường nợ là thị trường mua bán các công cụ nợ như trái phiếu, các khoản cho vay • Thị trường vốn cổ phần. Thị trường vốn cổ phần là thị trường mua bán các cổ phiếu của công ty cổ phần. Ths Nguyễn Việt Dũng 9
  10. 3 THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP VÀ THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP • Thị trường sơ cấp Là thị trường trong đó các chứng khoán được phát hành lần đầu và được bán cho người đầu tiên mua chúng. • Thị trường thứ cấp Là thị trường giao dịch các chứng khoán sau khi chúng được phát hành trên thị trường sơ cấp nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hoặc di chuyển tài sản xã hội. Ths Nguyễn Việt Dũng 10
  11. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC VÀ THỊ TRƯỜNG 4 TÀI CHÍNH PHI CHÍNH THỨC Thị trường tài chính chính thức là bộ phận của TTTC, trong đó các hoạt động huy động vốn, cung ứng, giao dịch các NTC được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế nhất định, được nhà nước quy định rõ trong các văn bản pháp luật. Thị trường tài chính không chính thức là bộ phận của TTTC, trong đó các hoạt động huy động vốn, cung ứng, giao dịch các NTC được thực hiện theo sự thoả thuận giữa người cung ứng nguồn tài chính với người cần nguồn tài chính không tuân theo các nguyên tắc, thể chế, do nhà nước quy định. Ths Nguyễn Việt Dũng 11
  12. 9.1.3. CHỨC NĂNG CỦATHỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1 DẪN VỐN TỪ NƠI THỪA VỐN SANG NƠI THIẾU VỐN 2 HÌNH THÀNH GIÁ CỦA CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH 3 TẠO TÍNH THANH KHOẢN CHO CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH 4 GIẢM THIỂU CHI PHÍ TÌM KIẾM VÀ CHI PHÍ THÔNG TIN Ths Nguyễn Việt Dũng 12
  13. 1 DẪN VỐN TỪ NƠI THỪA VỐN SANG NƠI THIẾU VỐN GIÁN TIẾP NGƯỜI TIẾT KIỆM NHÀ ĐẦU TƯ Vốn CÁC TRUNG Vốn • HỘ GIA ĐÌNH • CHÍNH PHỦ GIAN TÀI CHÍNH • CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ • CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ • CHÍNH PHỦ • HỘ GIA ĐÌNH • NƯỚC NGOÀI • NƯỚC NGOÀI Vốn Vốn CÁC THỊ Vốn TRƯỜNG TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP Ths Nguyễn Việt Dũng 13
  14. 2 HÌNH THÀNH GIÁ CỦA CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH Price Mu Bán a Nhà đầu tư Tài Nhà đầu tư Doanh nghiệp sản Doanh nghiệp Chính phủ Chính phủ tài Mu Bán chính a Price Ths Nguyễn Việt Dũng 14
  15. 3 TẠO TÍNH THANH KHOẢN CHO CÁC TÀI SẢN TÀI CHÍNH Ths Nguyễn Việt Dũng 15
  16. 9.1.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 9.1.4. Vai trò của thị trường tài chính Thứ nhất, Thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần tài trợ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Thứ hai, thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Thứ ba, vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước. Ths Nguyễn Việt Dũng 16
  17. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.1. Khái niệm về thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng ngắn hạn Nếu xét theo chiều ngang Nếu xét theo chiều dọc Đối tượng của thị trường tiền tệ là quyền sử dụng các nguồn tài chính có thời hạn sử dụng ngắn. Ths Nguyễn Việt Dũng 17
  18. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.2. Các công cụ lưu hành trên thị trường tiền tệ Các công cụ trên TT tiền tệ được chia thành hai loại: Công cụ chiết khấu Công cụ mang lãi suất. Ths Nguyễn Việt Dũng 18
  19. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.2. Các công cụ lưu hành trên thị trường tiền tệ Công cụ chiết khấu: là những công cụ chứng nhận nợ ngắn hạn không mang lãi suất, được bán với giá chiết khấu và được thanh toán khi đến hạn với đầy đủ mệnh giá. - Tín phiếu kho bạc (hay còn gọi là trái phiếu kho bạc ngắn hạn) - Các chấp nhận của ngân hàng - Thương phiếu. Ths Nguyễn Việt Dũng 19
  20. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.2. Các công cụ lưu hành trên thị trường tiền tệ Công cụ mang lãi suất: - Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng. - Các hợp đồng mua lại. - Quỹ tương trợ thị trường tiền tệ . - Vốn dự trữ bắt buộc. - Tín phiếu kho bạc ngoài loại chiết khấu còn có loại mang lãi suất. - Tín phiếu ngân hàng. - Trái phiếu ngắn hạn của công ty. Ths Nguyễn Việt Dũng 20
  21. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ. Chủ thể phát hành, Chủ thể đầu tư, Chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường - Ngân hàng trung ương. - Các ngân hàng thương mại. - Kho bạc nhà nước. - Người đầu tư. - Người môi giới và người kinh doanh Ths Nguyễn Việt Dũng 21
  22. 9.2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 9.2.4. Các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ. • Thị trường cho vay ngắn hạn trực tiếp. • Thị trường hối đoái. • Thị trường liên ngân hàng. • Thị trường chứng khoán ngắn hạn. Ths Nguyễn Việt Dũng 22
  23. 9.3. THỊ TRƯỜNG VỐN. Thị trường vốn là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được trao quyền sử dụng dài hạn. Đối tượng của thị trường vốn là quyền sử dụng các nguồn tài chính dài hạn. Công cụ của thị trường vốn là chứng khoán trung và dài hạn + Cổ phiếu + Trái phiếu + Chứng chỉ quỹ đầu tư Ths Nguyễn Việt Dũng 23
  24. 9.3. THỊ TRƯỜNG VỐN. 9.3.2. Các bộ phận chủ yếu của thị trường vốn. – Thị trường cho vay dài hạn. – Thị trường tín dụng thuê mua ( thuê tài chính ) – Thị trường chứng khoán trung và dài hạn. Ths Nguyễn Việt Dũng 24
  25. 9.4. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 9.4.1. Khái niệm thị trường chứng khoán TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá về mua bán các chứng khoán cả ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Xét về mặt hình thức: TTCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Xét về mặt bản chất: - TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. - Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính trực tiếp. Ths Nguyễn Việt Dũng 25
  26. 9.4. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. CẤU TRÚC 1 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn. 2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường. 3 Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường Ths Nguyễn Việt Dũng
  27. Căn cứ vào sự luôn chuyển các nguồn vốn THỊ Là thị trường mua bán các chứng TRƯỜNG khoán mới phát hành lần đầu SƠ CẤP NGUỒN TC NHÀ PHÁT NHÀ ĐẦU TƯ HÀNH CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG THỨ Lá nơi giao dịch các chứng CẤP khoán đã được phát hành trên thị trường chứng khoán sơ cấp Ths Nguyễn Việt Dũng
  28. CĂN CỨ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA TT THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TẬP TRUNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHI TẬP TRUNG Ths Nguyễn Việt Dũng
  29. CĂN CỨ VÀO HÀNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU THỊ TRƯỜNG CÁC CÔNG CỤ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ths Nguyễn Việt Dũng
  30. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH PHÁT TRIỂN ỔN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG BẰNG ĐỊNH TTCK Ths Nguyễn Việt Dũng
  31. 9.4. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TTCK • Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: ➢ Nhà phát hành ➢ Nhà đầu tư ➢ Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán. Ths Nguyễn Việt Dũng
  32. 9.4. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 9.4.3. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán • Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành • Chứng khoán được biểu hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ, hoặc file dữ liệu điện tử, bao gồm. + Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư + Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Ths Nguyễn Việt Dũng 32
  33. PHÂN LOẠI CHỨNG KHOÁN • Theo tính chất của chứng khoán. + Chứng khoán vốn. + Chứng khoán nợ. + Chứng khoán phái sinh. • Theo khả năng chuyển nhượng: + Chứng khoán ghi danh + Chứng khoán vô danh. • Theo khả năng thu nhập. + Chứng khoán có thu nhập cố định + Chứng khoán có thu nhập biến đổi + Chứng khoán hỗn hợp. Ths Nguyễn Việt Dũng
  34. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích vai trò của TTTC trong nền kinh tế thị trường? 2. Thế nào là thị trường tài chính? Phân biệt các loại TTTC, TTCK, TT vốn, TT tiền tệ và TT ngoại hối? 3. Phân biệt từng loại công cụ tài chính trong hệ thống tài chính của một quốc gia? Ths Nguyễn Việt Dũng 34