Bài thuyết trình Đa dạng sinh học - Chủ đề: Sự tuyệt chủng - Đặng Hoàng Minh

ppt 30 trang ngocly 3070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Đa dạng sinh học - Chủ đề: Sự tuyệt chủng - Đặng Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_thuyet_trinh_da_dang_sinh_hoc_chu_de_su_tuyet_chung_dang.ppt

Nội dung text: Bài thuyết trình Đa dạng sinh học - Chủ đề: Sự tuyệt chủng - Đặng Hoàng Minh

  1. Sinh Viên Thực Hiện: Đặng Hoàng Minh 08114052 Lớp: DH08LN
  2. I.Những cuộc đại tuyệt III. Nhận thức, hành chủng trong quá khứ động của con người nhầm giảm sự tuyệt chủng góp phần bảo Cuối kỷ Ordoviccan tồn đa dạng sinh học Hiện trạng và tốc độ tuyệt chủng Cuối kỷ Devon Hình ảnh một số loài đã tuyêt Kỷ Permian chủng và đang bị đe dọa Cuối kỷ Triassic Nguyên nhân Cuối kỷ phấn trắng- Cretaceous Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
  3. I. NHỮNG CUỘC ĐẠI TUYỆT CHỦNG ĐÃ XẢY RA TRONG QUÁ KHỨ 1. Sự kiện tuyệt chủng xảy ra vào cuối kỷ Ordoviccan: Kỷ Ordovican là kỷ thứ hai trong số sáu (bảy tại Bắc Mỹ) kỷ của đại Cổ Sinh. Nó diễn ra sau kỷ Cambri và ngay sau nó là kỷ Silur. Kỷ Ordovic Ordovic Ordovic sớm/hạ Ordovic giữa muộn/thượng Sandby | Katy | Tremadoc | Flo Đại Bình | Darriwil Hirnant Kỷ Ordovican bắt đầu với một sự kiện tuyệt chủng nhỏ vào khoảng 488,3 triệu năm trước và kéo dài trong khoảng 44,6 triệu năm.
  4. Kỷ Ordovican đến hồi kết thúc bằng một loạt các sự kiện tuyệt chủng, mà cùng với nhau chúng hợp thành sự kiện tuyệt chủng lớn thứ hai trong số 5 sự kiện tuyệt chủng chính trong lịch sử Trái Đất theo tỷ lệ phần trăm các chi bị tuyệt chủng. Vào thời gian đó tất cả các sinh vật đa bào phức tạp đều sinh sống trong lòng đại dương và khoảng 49% các chi động vật đã biến mất hoàn toàn; các ngành tay cuộn và động vật hình rêu đã bị suy giảm đi nhiều, cùng với nhiều loài bọ ba thùy, các loài "cá" (nhiều) răng nón (lớp Conodonta) và nhóm Graptolita.
  5.  Nguyên nhân được chấp nhận rộng rãi nhất là các sự kiện này đã do sự bắt đầu của một thời kỳ băng hà gây ra, trong tầng động vật Hirnantian, để kết thúc các điều kiện nhà kính ổn định và kéo dài của kỷ Ordovican. Sự kiện này diễn ra ngay sau khi có sự sụt giảm lượng điôxít cacbon trong khí quyển và nó có ảnh hưởng mang tính chọn lọc tới các biển nông là khu vực mà đa số các sinh vật sinh sống.
  6. 2. SỰ KIỆN TUYỆT CHỦNG XẢY RA VÀO KỶ DEVON: Kỷ Devon (kỷ Đề-vôn) là một kỷ địa chất trong đại Cổ Sinh. Nó được đặt theo tên gọi của khu vực Devon, Anh, là nơi mà các loại đá thuộc kỷ này được nghiên cứu lần đầu tiên. Kỷ Devon Thượng/Hậu Hạ/Tiền Devon Trung Devon Devon Lochkov Praha Eifel Givet Frasne Famenne Kỷ này được đặt tên theo tên gọi của Devon, Anh là khu vực mà các phần lộ thiên của đá thuộc kỷ này là phổ biến. Trong khi các tầng đá xác định sự bắt đầu và kết thúc của kỷ này đã được xác định khá rõ thì niên đại chính xác vẫn chưa chắc chắn. Theo ICS (2004), thì kỷ Devon kéo dài từ khi kết thúc kỷ Silur vào khoảng 416,0 ± 2,8 triệu năm trước, cho đến khi bắt đầu kỷ Than Đá, khoảng 359,2 ± 2,5 triệu năm trước.
  7. Trong kỷ Devon có những sinh vật:  Những loài cá đã tiến hóa để có chân đã xuất hiện lần đầu tiên và bắt đầu việc đi lại trên mặt đất như là động vật bốn chân .  Những động vật chân khớp như côn trùng và nhện cũng bắt đầu chiếm lĩnh môi trường sống trên đất liền.  Những loài thực vật hạt trần đầu tiên cũng lan truyền trên các vùng đất khô, tạo thành các cánh rừng lớn.  Trong lòng đại dương, cá đã đa dạng hóa thành những loài cá mập và các loài cá vây thùy (Sarcopterygii) và cá xương.  Những loài động vật thân mềm như cúc cũng đã xuất hiện, còn bọ ba thùy và những động vật tay cuộn tương tự như động vật thân mềm và các đá san hô ngầm lớn vẫn là phổ biến. Vào cuối kỷ Devon khoảng 365 triệu năm trước một chuỗi dài các vụ tuyệt chủng liên tiếp kéo dài khoảng 7 triệu năm đã tiêu diệt 19% số họ, 50% số chi và 70% số loài.
  8. Hóa thạch của bọ ba thùy Ductina vietnamica thuộc kỷ Devon ở Trung Quốc
  9. 3. SỰ KIỆN TUYỆT CHỦNG XẢY RA VÀO KỶ PERMIAN : Kỷ Permian là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 299,0 triệu năm trước tới 248,0triệu năm trước. Nó là kỷ cuối cùng của đại Cổ Sinh. Kỷ Permian diễn ra sau kỷ Than Đá và ngay sau nó là kỷ Trias thuộc đại Trung Sinh. Kỷ Permi Cisural Guadalupe Lạc Bình Assel Sakmara Road Word Ngô Gia Bình Artinsk Kungur Capitan Trường Hưng Kỷ Permian được Roderick Murchison-một nhà địa chất học người Anh đặt tên trong thập niên 1840, theo khu vực được khai quật rộng khắp xung quanh thành phố Permi ở Nga .
  10. Một lượng các nhóm côn trùng quan trọng mới cũng xuất hiện trong thời kỳ này, bao gồm các loài thuộc các bộ như bộ Cánh cứng (Coleoptera) và bộ Hai cánh (Diptera). Động vật bốn chân kỷ Permi bao gồm các loại động vật lưỡng cư và bò sát. Thời kỳ này cũng là giai đoạn phát triển của các loại động vật sống hoàn toàn trên cạn và sự xuất hiện của động vật ăn cỏ và ăn thịt lớn đầu tiên. Kỷ Permi kết thúc với sự kiện tuyệt chủng rộng lớn nhất được ghi lại trong cổ sinh vật học diễn ra cách đây vào khoảng 245 triệu năm trước kéo dài khoảng 1 triệu năm làm mất đi 54% số họ, 90% đến 95% các loài sinh vật biển, khoảng 70% loài sinh vật trên cạn, trong đó, 2/3 số loài bò sát, ếch nhái và 30% số bộ côn trùng.
  11. Nguyên nhân Năm 2006, một nhóm các nhà khoa học Hoa Kỳ từ Đại học Tiểu bang Ohio thông báo rằng có chứng cứ cho thấy tồn tại một hố do thiên thạch (hố vùng đất Wilkes) gây ra với đường kính khoảng 500 km tại châu Nam Cực. Hố này nằm ở độ sâu 1,6 km phía dưới lớp băng của khu vực vùng Wilkes ở miền đông châu Nam Cực. Các nhà khoa học đã suy đoán là va chạm mạnh này có thể đã gây ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permian, mặc dù niên đại của nó là dao động trong khoảng 100-500 triệu năm trước.
  12. 4. SỰ KIỆN TUYỆT CHỦNG XẢY RA VÀO CUỐI KỶ TRIASSIC : Kỷ Triassis hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 251 đến 200 triệu năm trước. Là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh, kỷ Trias kế tiếp kỷ Permian và kế tiếp nó là kỷ Jura. Tên gọi Trias lần đầu tiên được Friedrich Von Alberti gọi năm 1834 từ ba tầng đá khác biệt rõ ràng —là các tầng đá đỏ, phía trên là tầng đá phấn, tiếp theo là đá phiến sét màu đen— được tìm thấy ở nhiều nơi tại Đức và khu vực tây bắc châu Âu. Sa Thạch từ kỷ Tam Điệp
  13. Kỷ Trias (kỷ Tam Điệp) Hạ/Tiền Trias Trung Trias Thượng/Hậu Trias Carnia | Noricum Indus | Olenek Anisus | Ladinia Rhaetia Trong kỷ Triassis, ba loại hình chính của sinh vật có thể được phân chia như sau: những sinh vật còn sót lại từ sự kiện tuyệt chủng kỷ Permian, một vài nhóm mới đã phát triển nhanh chóng nhưng ngắn ngủi và các nhóm mới đã thống lĩnh thế giới trong đại Trung Sinh. Kỷ Triassis kết thúc với sự tuyệt chủng hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng trong các đại dương; các loài động vật có xương sống với răng nón thuộc lớp Conodonta đã biến mất, cũng giống như là gần như toàn bộ các loài bò sát biển, ngoại trừ thằn lằn cá (Ichthyosauria) và thằn lằn chân chèo (Plesiosauria). Các động vật không xương sống như ngành Tay cuốn (Brachiopoda), lớp Chân bụng (Gastropoda) thuộc ngành thân mềm (Mollusca) bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong lòng đại dương, 22 % các họ động vật biển và có lẽ khoảng một nửa các chi đã biến mất.
  14. 5. SỰ KIỆN TUYỆT CHỦNG XẢY RA VÀO CUỐI KỶ PHẤN TRẮNG-CRETACEOUS: Kỷ Phấn trắng hay kỷ Cretaceous là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 triệu năm trước. Là kỷ địa chất dài nhất trong đại Trung Sinh, kỷ Creta chiếm khoảng gần một nửa thời gian của đại này. Sự kết thúc của kỷ Creta xác định ranh giới giữa đại Trung Sinh và đại Tân Sinh. Kỷ Cretaceous Creta Hạ/Sớm Creta Thượng/Muộn Cenoman | Tours | Coniac Berrias | Valangin | Hauterive Santon | Champagne | Barrem | Apt | Alba Maastricht
  15. Trên đất liền, động vật có vú vẫn còn ít, chủ yếu là các loài bò sát dạng thằn lằn thống trị, đặc biệt là khủng long. Các loài bò sát bay, chim. Trong kỷ Creta, côn trùng bắt đầu đa dạng hóa và các loài kiến, mối cùng một vài loài cánh vẩy cổ nhất đã biết đã xuất hiện. Các loài rệp, châu chấu, và ong vú lá cũng đã xuất hiện. Trong lòng đại dương, các loài cá đuối, cá mập hiện đại và cá xương thật sự đã trở thành phổ biến. thằn lằn cá, thằn lằn đầu rắn, thằn lằn rắn. Baculites, một dạng vỏ thẳng của cúc đá cũng đã thịnh vượng trong lòng đại dương.
  16. Đợt tuyệt chủng xảy ra vào cuối kỷ phấn trắng- Cretaceous và đầu kỷ Tertiary cách đây khoảng 65 triệu năm, là đợt tuyệt chủng làm các loài thằn lằn khổng lồ, các loài khủng long trên cạn, các loài bò sát bay Pterosaurus và bò sát biển Ichthyosaurus và Plesiosaurus bị tuyệt chủng, khoảng 60-80% tổng số loài động vật bị tuyệt chủng.
  17. BỘ XƯƠNG HÓA THẠCH CỦA KHỦNG LONG
  18. II. HIỆN TRẠNG, NGUYÊN NHÂN TUYỆT CHỦNG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.Hiện trạng, tốc độ tuyệt chủng những năm gần đây: Vào khoảng 11000 năm trước các loài thú lớn ở Bắc Mỹ đã bị tuyệt chủng là voi Mamut, voi Mastodon và một số loài thuộc nhóm ăn thịt như sư tử Mỹ, gấu mặt ngắn, sói, mèo lớn. Năm 1600, trên toàn thế giới đã ghi nhận sự tuyệt chủng của 700 loài động vật có xương sống, không xương sống(113 loài chim, 83 loài thú) và thực vật có mạch. Từ năm 1600 đến nay, thêm khoảng 21% các loài động vật và 1,3% các loài chim trên thế giới đã bị tuyệt chủng. Tốc độ tuyệt chủng tự nhiên trước đây là 1 loài/năm, nhưng ngày nay là 1 loài/giờ (gấp 10000 lần). Tốc độ tuyệt chủng đặc biệt lớn ở các đảo, là nơi tập tryng các loài đặc hữu và là nơi bị khống chế về mặt không gian.
  19. 2 . Hình ảnh một số loài đã tuyêt chủng và đang bị đe dọa: Hổ răng kiếm
  20. VOI MAMUT
  21. MÔ HÌNH KHỦNG LONG
  22. Chim cánh cụt hoàng đế Gấu Koala
  23. Cá heo trắng Cáo Bắc cực
  24. Hải cẩu cổ vòng Ringed Cá hồi
  25. 3. Nguyên nhân Sự phá hủy sinh cảnh Sự chia cắt của sinh cảnh Sự ô nhiễm Sự phá rừng làm nông nghiệp Sa mạc hóa Vấn đề biến đổi khí hậu Gia tăng dân số
  26. 4. Ảnh hưởng đến đa dạng sinh học Sự tuyệt chủng là dấu hiệu quan trọng nhất của suy thoái đa dạng sinh học làm giảm tính đa dạng bao gồm giảm nguồn Gen, suy giảm loài và hệ sinh thái, từ đó làm giảm giá trị, chức năng của đa dạng sinh học.
  27. III. NHẬN THỨC, HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI NHẦM GIẢM SỰ TUYỆT CHỦNG GÓP PHẦN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC  Ngày 11/3, các nhà cổ sinh vật học Mỹ đã đưa ra giả thuyết mới về chu kỳ tuyệt chủng hàng loạt của sự sống trên Trái Đất và nhấn mạnh rằng 250 triệu năm trước đây, sự sống trên Trái Đất đã từng bị tuyệt chủng hàng loạt theo chu kỳ 26 triệu năm.  “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc đại khủng hoảng tuyệt chủng” – Jane Smart, GĐ nhóm bảo tồn ĐDSH, thuộc liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) nói
  28. Liên hợp quốc đã tuyên bố năm 2010 là Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học. Đây là cơ hội để nhấn mạnh tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với đời sống con người, phản ánh những thành tựu của chúng ta về bảo tồn đa dạng sinh học và nỗ lực để giảm tỷ lệ mất đa dạng sinh học. Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm 2010 là “Nhiều loài – Một hành tinh – Tương lai chúng ta”. Chủ đề này một lần nữa kêu gọi cộng đồng cùng chung tay bảo tồn sự đa dạng của cuộc sống trên hành tinh. Một hành tinh không có đa dạng sinh học sẽ là một viễn cảnh thật ảm đạm. Con người và sinh vật cùng chia sẻ một không gian sống trên một hành tinh, và chỉ có bảo tồn sinh vật chúng ta mới tạo ra được một tương lai bền vững và thịnh vượng.
  29.  Ngày Môi trường thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta huy động sức mạnh cá nhân và tập thể ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật. Những nỗ lực của chúng ta đã cứu mốt số loài bên bờ tuyệt chủng và đã phục hồi một số sinh cảnh tự nhiên quan trọng của thế giới. Trong Ngày Môi trường thế giới, chúng ta hãy quyết tâm làm nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa để giành chiến thắng trong cuộc đua chống lại sự tuyệt chủng.