Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 7: Lập kế hoạch tiến độ thi công công trình

pdf 31 trang ngocly 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 7: Lập kế hoạch tiến độ thi công công trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_to_chuc_thi_cong_chuong_7_lap_ke_hoach_tien_do_thi.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tổ chức thi công - Chương 7: Lập kế hoạch tiến độ thi công công trình

  1. 10/16/2017 CHƯƠNG 7 LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH (8 tiết) 3 1. TỔ CHỨC TÁC NGHIỆP XÂY LẮP THEO PHƯƠNG PHÁP DÂY CHUYỀN 7.1.1. Phần dẫn nhập  Ví dụ: Đúc 5 cấu kiện BTCT, cần thực hiện 5 công tác:  Đóng cốp pha.  Đặt cốt thép.  Đổ bêtông.  Bảo dưỡng bêtông.  Tháo cốp pha. 4 2
  2. 10/16/2017 1.2. Thi công tuần tự  Lần lượt thi công đúc bê tông từng cấu kiện,  Ký hiệu từ CK1 đến CK5 5 1.3. Thi công song song 6 3
  3. 10/16/2017 1.4. Thi công theo phương pháp dây chuyền  Phương pháp thi công theo dây chuyền là sự kết hợp của hai phương pháp thi công tuần tự và thi công song song.  Tuần tự: Thực hiện ở các quá trình thi công hay sản xuất đồng loại (cùng loại).  Song song: Thực hiện ở các quá trình không đồng loại (không cùng loại).  Bản chất phương pháp dây chuyền là phân chia công tác tổng hợp thành các công tác thành phần, mỗi công tác thành phần là do mỗi tổ đội thực hiện. 7  Ưu điểm của phương pháp là bất kỳ tại một thời điểm nào đó ta cũng biết được diễn tiến của công việc thi công (các cấu kiện), với diện công tác (không gian) cụ thể:  Mỗi công tác được biểu diễn bằng 1 đường xiên.  Trục hoành thể hiện thời gian thực hiện công tác.  Trục tung thể hiện không gian thực hiện công tác. 8 4
  4. 10/16/2017 9 1.5. Phân đoạn, phân đợt  Muốn thi công theo phương pháp dây chuyền phải phân chia công trình ra nhiều phân đoạn, phân đợt.  Các đội công nhân có thành phần cố định, có tính chuyên nghiệp được trang bị đồ nghề và máy móc nhất định, tuần tự thực hiện các công việc của mình từ phân đoạn này sang phân đoạn khác.  Số phân đoạn (m) cần lấy lớn hơn hay bằng số đội công nhân chuyên nghiệp (số dây chuyền đơn) (n) tham gia xây dựng công trình để đảm bảo các quá trình công tác được liên tục: m ≥ n 10 5
  5. 10/16/2017 11 1.6. Dây chuyền đơn  Một tổ công nhân hay một đội công nhân thực hiện công việc của mình tuần tự trong các phân đoạn mà kết quả hoàn thành xong một quá trình công tác nhất định là hoàn thành xong một dây chuyền đơn.  Ví dụ: Dây chuyền lắp đặt cốp pha, dây chuyền lắp đặt cốt thép, dây chuyền đổ BT là những dây chuyền đơn.  Nhịp của dây chuyền (k): là khoảng thời gian công nhân chuyên nghiệp hoàn thành khối lượng công việc của mình trong một phân đoạn công tác.  Số phân đoạn: m.  Phân loại: dây chuyền đơn đồng nhịp và dây chuyền đơn khác nhịp. 12 6
  6. 10/16/2017 a. Dây chuyền đơn đồng nhịp: là dây chuyền đơn có k không đổi.  Thời gian để tổ đội công nhân hoàn thành công tác của mình là: T = k.m (thời gian thực hiện dây chuyền đơn). k: Nhịp của dây chuyền m: Số phân đoạn 13 Ví dụ 1: Tính thời gian thực hiện dây chuyền đơn đúc bê tông, với khối lượng: P = 200 m³, m = 5. Định mức sản phẩm = 2m3/công; số công nhân = 20 người. Giải: Năng suất đúc BT= định mức x số công nhân = 2x20 =40m³/ngày. Khối lượng BT của 1 phân đoạn: P/m = 200/5 = 40 m3 Nhịp của dây chuyền: k = 40/40 =1 ngày. Thời gian thực hiện dây chuyền: T = k.m = 1x5=5 ngày. 14 7
  7. 10/16/2017 b. Dây chuyền đơn khác nhịp: là dây chuyền đơn có k thay đổi.  Khi không thể phân chia công trình thành các phân đoạn có khối lượng gần bằng nhau và muốn duy trì thành phần tổ đội công nhân không đổi thì thời gian công tác tại các phân đoạn phải khác nhau.  Thời gian hoàn thành dây chuyền là: T = k1 + k2 + k3 + + km 15 16 8
  8. 10/16/2017 c. Dây chuyền kỹ thuật: Dây chuyền kỹ thuật là một nhóm các dây chuyền đơn có liên quan kỹ thuật với nhau mà sản phẩm là một bộ phận của công trình. Ví dụ: Công tác bê tông là một dây chuyền kỹ thuật gồm nhiều quá trình đơn như: lắp dựng cốp pha, đặt cốt thép, đổ bê tông, tháo dỡ cốp pha. 17 2. LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG THEO SƠ ĐỒ NGANG 7.2.1. Nội dung và tác dụng của tiến độ thi công.  Kế hoạch tiến độ thi công là một loại biểu kế hoạch quy định rõ trình tự khởi công và thời gian thi công của các công trình trong một công trường hay của các công việc trong một công trình xây dựng.  Những nội dung trên được biểu diễn bằng những đường thẳng nằm ngang liên tục hoặc đứt quãng tỷ lệ với lịch thời gian, người ta gọi nó là kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang. 18 9
  9. 10/16/2017  Đường biểu diễn thể hiện công việc, thời gian ngày hoàn thành công việc (công trình). Phía trên đường biểu diễn thể hiện số công nhân hoặc số ca máy thực hiện công việc đó theo từng ngày.  Kế hoạch tiến độ là một bộ phận quan trọng của công tác thiết kế tổ chức thi công. Nhằm vạch ra kế hoạch chỉ đạo thi công giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ theo dõi chỉ đạo mọi công tác trên công trường, công trình được thuận lợi, chủ động đảm bảo thời gian và an toàn lao động. 19  Mặt khác kế hoạch yêu cầu cung cấp khác như: vật tư, nhân lực, thiết bị máy móc, tiền vốn v.v  Nhằm huy động mọi khả năng phục vụ cho thi công công trình hoặc công trường đảm bảo điều hoà và cân đối mọi mặt đạt hiệu quả kinh tế cao. 20 10
  10. 10/16/2017 2.2. Các loại kế hoạch tiến độ thi công Tiến độ thi công thường có 3 loại:  Kế hoạch tổng tiến độ: Là kế hoạch lập để chỉ đạo thi công cho một công trường hay một cụm công trình, có khối lượng lớn, thời gian thi công dài.  Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị hay kế hoạch tiến độ thi công hạng mục công trình: Là kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công cho một công trình cụ thể. 21  Kế hoạch tiến độ thi công ngắn ngày (tháng, tuần): Là kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công cho từng công việc, một nhóm công việc của một công trình trong thời gian 10 ngày hay 1 tháng (còn gọi là kế hoạch tác nghiệp).  Là một kế hoạch chi tiết về khối lượng, thời gian và vị trí của từng công việc, nhu cầu về vật liệu, nhân công và các dụng cụ thiết bị phục vụ cho công việc. 22 11
  11. 10/16/2017 3. LẬP TỔNG TIẾN ĐỘ THI CÔNG 3.1. Nội dung và tác dụng  Kế hoạch tiến độ là kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công cho một công trường xây dựng nhằm quy định trình tự khởi công và xác định thời gian thi công của từng công trình trên công trường. Nó dùng một trong các yếu tố: vốn, nhân lực hoặc máy thi công làm điều kiện cân bằng.  Kế hoạch tổng tiến độ mang nội dung tổng quát, nhưng là cơ sở để xin cấp vốn, vật tư, nhân lực v.v cho hàng quý.  Mặt khác nó cũng là cơ sở để cơ quan Nhà nước cấp trên ổn định thời gian thi công cho từng đơn vị xây lắp. 23 3.2. Cơ sở và nguyên tắc lập kế hoạch tổng tiến độ  Cơ sở (có 4 cơ sở):  Phải nắm chắc các tài liệu ban đầu: Hồ sơ thiết kế các công trình trong công trường và toàn công trường, tình hình địa chất, thuỷ văn v.v của khu vực xây dựng.  Tiền vốn đầu tư xây dựng các công trình trong công trường, khả năng cung ứng vật tư thiết bị và dây chuyền công nghệ.  Thời gian xây dựng do Nhà nước khống chế.  Đặc điểm thực tế của khu vực xây dựng (hệ thống giao thông, mạng lưới điện nước, tình hình kinh tế, chính trị xã hội v.v ), khả năng về máy móc thiết bị thi công. 24 12
  12. 10/16/2017  Nguyên tắc ( có 5 nguyên tắc):  Phải nắm chắc quy mô xây dựng các công trình, công trường, nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và các quá trình công nghệ (nếu là công trình công nghiệp) và đặc điểm cấu tạo của dây chuyền công nghệ trong công trình.  Phải dự kiến xong các phương án tổ chức thi công sơ bộ (kể cả biện pháp công nghệ xây lắp) mới tiến hành lập kế hoạch tổng tiến độ, phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch với biện pháp công nghệ xây lắp.  Đảm bảo công bằng về tiền vốn, hoặc nhân công nhưng cũng phải điều hoà được các hoạt động khác như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công v.v 25  Ưu tiên các công trình trọng điểm, công trình chủ yếu, nhưng phải chú ý đến công trình thứ yếu để đề phòng sự mất cân bằng khi công trình chủ yếu gặp trợ ngại và đảm bảo sự hoàn thành toàn khu công trình một cách đồng bộ để sớm đưa công trình vào sử dụng. Công trình cung cấp năng lượng, những công trình có thể tận dụng làm thay đổi công trình tạm phải đi trước một bước để giảm chi phí xây dựng tạm.  Đảm bảo thi công liên tục giữa các quý, các năm, chú ý đến khả năng dự trữ gối đầu từng quý, từng năm để có kế hoạch thi công không bị gián đoạn (dự trữ vốn, vật tư ). 26 13
  13. 10/16/2017 3.3. Các bước lập kế hoạch tổng tiến độ  Bước 1: Bước chuẩn bị:  Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và mọi tài liệu ban đầu.  Lập bảng thống kê các công trình đơn vị, có thể hiện khối lượng, đặc điểm công trình, vốn đầu tư xây dựng.  Thời gian thi công do Nhà nước đề ra hoặc bên A yêu cầu.  Nghiên cứu, tổng hợp các yêu cầu khác nếu có (tuỳ tình hình từng công trường).  Xem xét thống kê máy móc thiết bị thi công, khả năng về lao động. 27  Bước 2: Xác định thời gian thi công từng công trình, ta có thể dùng một trong ba cách sau:  Nếu lập xong kế hoạch tiến độ thi công từng công trình đơn vị thì căn cứ vào đó để lập kế hoạch tổng tiến độ.  Xác định năng suất lao động bình quân, dự kiến số công nhân thi công, năng suất dự kiến và xác định thời gian thi công từng công trình  Xác định bằng tổng thời gian thi công các công việc chủ yếu của từng công trình, lấy theo phương pháp thi công tuần tự. 28 14
  14. 10/16/2017  Bước 3: Xác định trình tự thi công của các công trình. Có ý nghĩa là xác định thời gian khởi công của công trình căn cứ vào: Vai trò của công trình trong dây chuyền sản xuất  Công trình chính, công trình chủ yếu thi công trước.  Công trình phụ, công trình thứ yếu thi công sau hoặc thi công xen kẽ để điều hoà các mặt cung cấp khác. Vị trí của công trình  Công trình ngầm thi công trước, công trình trên mặt đất thi công sau.  Công trình phía trong thi công trước, công trình phía ngoài thi công sau. 29 Đặc điểm công trình  Công trình lớn, phức tạp thi công trước.  Công trình cung cấp năng lượng, cung cấp nước thi công trước.  Những công trình có thể lợi dụng làm lán trại phục vụ cho quá trình thi công có thể thi công trước. 30 15
  15. 10/16/2017  Bước 4: Lên biểu tiến độ:  Biểu diễn tiến độ và dựng biểu đồ tiền vốn. Dùng các đường thẳng nằm ngang để biểu diễn trình tự và thời gian thi công của từng công trình. Đối với công trình công nghiệp ta dùng hai đường thẳng song song khác nhau (đường trên biểu thị cho xây lắp, đường dưới biểu thị cho lắp đặt thiết bị). Tiếp theo đó ta tiến hành phân bổ vốn cho từng công trình theo từng tháng hoặc từng quý. Giá trị vốn được ghi lên phía dưới trên đường biểu diễn.  Khi phân bổ vốn ta phải chú ý đến đặc điểm thi công của từng giai đoạn, của từng công trình, chú ý đến thời tiết của từng mùa v.v Sau đó dựng biểu đồ tiến độ, vốn theo tỷ lệ nhất định. 31 32 16
  16. 10/16/2017 33 34 17
  17. 10/16/2017 35  Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tiến độ: Đánh giá tổng tiến độ: Để đánh giá một kế hoạch tổng tiến độ ta phải căn cứ vào các yêu cầu sau:  Thời gian thi công công trường hoặc nhóm công trình không vượt quá thời gian khống chế  Biểu đồ tiến độ phải được cân bằng tức là phát triển ở giai đoạn đầu, thu hẹp ở giai đoạn cuối, không có bước nhảy lớn trong quá trình thi công để không gây khó khăn trong công việc cấp phát vốn. Đỉnh cao của biểu đồ vốn gần ở giai đoạn đầu để thực hiện sự chủ động trong thi công.  Điều hoà được các mặt có liên quan (vật tư, nhân lực, thiết bị và xe máy thi công v.v ). 36 18
  18. 10/16/2017 Điều chỉnh kế hoạch tổng tiến độ  Nếu tổng tiến độ lập ra không thoả mãn các yêu cầu trên ta phải tiến hành điều chỉnh. Tuỳ theo mức độ mà ta tiến hành điều chỉnh ít hay nhiều.  Điều chỉnh ít: Ta chỉ phân bố lại vốn của từng tháng, quý, năm của công trình đơn vị nào đó nếu xét thấy chưa thích hợp. Sau đó dựng lại biểu đồ vốn và đánh giá. Nếu chưa đạt ta làm lại  Điều chỉnh nhiều: Nếu xét thấy kế hoạch tổng tiến độ chưa đạt về nhiều mặt, có liên quan đến trình tự thi công, thời hạn thi công và sự điều hoà của các nguồn huy động khác thì phải nghiên cứu lại toàn bộ những vấn đề có liên quan.  Phân bổ lại vốn  Dựng lại biểu đồ vốn  Dịch chuyển đường biểu diễn để phù hợp với yêu cầu. Nếu vẫn chưa đạt ta tiếptục điều chỉnh lại 37 4. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ. 4.1. Nội dung và tác dụng  Định nghĩa: Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị (kế hoạch tiến độ thi công hạng mục công trình) là sự chi tiết và cụ thể kế hoạch tổng tiến độ thi công công trường cho từng công trình, nó thể hiện trình tự, thời gian thi công của từng công việc trong quá trình xây dựng công trình.  Tác dụng: Giúp cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có cở sở kế hoạch để chỉ đạo thi công công trình đúng kế hoạch tổng tiến độ thi công của toàn công trường.  Mặt khác kế hoạch tiên độ thi công công trình đơn vị còn là cơ sở để lập kế hoạch thi công cho từng giai đoạn hoặc từng thời gian ngắn (tuần, quý, tháng) kế hoạch khối lượng, kế hoạch vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị thi công v.v và các yêu cầu khác để phục vụ thi công công trình. 38 19
  19. 10/16/2017  Nội dung của kế hoạch tiến độ thi công trình đơn vị: Kế hoạch tiến độ thi công là tài liệu thiết kế được lập ra trên cở sở các biện pháp công nghệ xây lắp đã được nghiên cứu và tính toán kỹ, nhằm quy định:  Trình tự tiến hành các công việc trong công trình một cách hợp lý với cấu tạo công trình.  Quan hệ rằng buộc giữa các công việc, dạng công tác trong quá trình thi công.  Xác định được nhu cầu về nhân lực, vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho thi công theo thời gian đã xác định. Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị thể hiện cân bằng của một trong hai yếu tố đó là: + Điều kiện cân bằng về nhân lực. + Điều kiện cân bằng về máy. 39 4.2. Tài liệu cần có khi lập kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị  Để lập một kế hoạch tiến độ thi công công trình, người làm công tác kế hoạch cần phải tập hợp và nghiên cứu kỹ những tài liệu sau:  Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình (bản vẽ kiến trúc, kết cấu và các chi tiết).  Tiên lượng dự toán công trình.  Thời hạn thi công đã được khống chế (ngày khởi công và ngày hoàn thành công trình).  Các nguồn cung cấp và khả năng cung cấp của các nguồn nhân công, máy móc thiết bị, vật liệu, điện nước v.v  Các quy trình quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn chế độ và các định mức của Nhà nước 40 20
  20. 10/16/2017 4.3. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công trong công trình đơn vị  Nguyên tắc lập (có 5 nguyên tắc):  Nắm chắc thiết kế kỹ thuật công trình từ móng đến mái, nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế và các tài liệu, tình hình thi công của công trường có liên quan đến công trình sắp xây dựng, qua đó hình dung được các giai đoạn thi công công trình.  Phải xác định xong biện pháp công nghệ xây lắp của các công việc chủ yếu trong xây dựng công trình, cũng như dự kiến xong việc tổ chức lao động cho từng công việc. 41  Đảm bảo sự cân bằng vê nhân lực hoặc máy móc thiết bị nhưng phải điều hoà và cân đối được các mặt cung cấp khác như: vật liệu, vốn v.v  Trình tự thi công các công việc phải hợp lý trên cơ sở tính toán phù hợp với cấu tạo công trình.  Để đơn giản trong quá trình lập kế hoạch, ta tiến hành ghép các công việc đơn giản có chung tính chất, có cùng cao độ và có chung loại thợ thành một công việc tổng hợp nhưng phải biểu diễn rõ ràng. Tuyệt đối không bỏ sót công việc. 42 21
  21. 10/16/2017  Phương pháp lập: Bước 1: Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu và ghép các công việc:  Tập hợp các tài liệu cần thiết, nghiên cứu nắm chắc thiết kế công trình, tiên lượng chính xác. Các khối lượng công việc phải phân tích theo định mức (về nhân công, vật liệu và máy thi công).  Ghép các công việc đơn giản thành công việc tổng hợp để dễ dàng trong quá trình lập tiến độ (các công việc đơn giản phải được phân tích theo định mức trước khi ghép). 43  Ví dụ: Thi công đào hố móng một công trình có: - Đào móng trụ đất cấp II sâu > 1m là 500m3. - Đào móng tường đất cấp II sâu < 1m, rộng < 3m là 200m3. Theo định mức ta có: - Đào móng trụ hết 520 công. - Đào móng tường hết 164 công. Ta tiến hành ghép hai công việc trên thành một công việc đào móng: Đào móng công trình cấp đất II: 700m3, nhân công là: 684 công. 44 22
  22. 10/16/2017 Bước 2: Bước xác định thời gian thi công của từng công việc:  Sau khi có bảng tiên lượng chính xác, dựa vào định mức ta đã xác định số công nhân cần thiết của mỗi công việc độc lập hoặc những công việc đã được ghép.  Dựa vào tổ, đội công nhân đã chọn ta xác định thời gian thi công của từng công việc theo công thức:  Ti - Thời gian thi công của từng công việc (i);  Qi - Khối lượng công việc (i);  di - Định mức lao động cho một đơn vị khối lượng công việc (i);  Ni - Số người của tổ công nhân tham gia hoàn thành công việc (i). 45 Bước 3: Xác định trình tự thi công của các công việc. Đây là bước quan trọng và phức tạp nó gồm hai nội dung:  Nghiên cứu thứ tự khởi công các công việc.  Nghiên cứu thời điểm khởi công và thời điểm hoàn thành của các công việc. 46 23
  23. 10/16/2017 Thứ tự khởi công: Gồm 2 loại  Khởi công bắt buộc: Nghĩa là công việc đi sau không thể khởi công trước công việc đi trước. Hoặc công việc đi sau không thể khởi công khi công việc trước chưa kết thúc.  Ví dụ: Công việc gác Panen sàn chưa thể khởi công khi công việc xây tường đỡ hoặc đổ bê tông dầm đỡ chưa kết thúc. Công việc lợp mái ngói không thể bắt đầu khi công việc lắp dựng xà gồ và cầu phong chưa kết thúc v.v 47  Thứ tự khởi công không bắt buộc: Khi hai công việc không liên quan, không ảnh hưởng lẫn nhau về kỹ thuật và an toàn lao động thì công việc nào khởi công trước cũng được.  Ví dụ: Hai công việc xây tường và đắp nền khi đã hoàn chỉnh phần xây móng hoặc đổ bê tông dầm móng thì công việc nào làm trước cũng được (nhưng thực tế nên đắp nền trước để tạo mặt bằng giúp cho công tác xây tường được thuận lợi và dễ dàng). 48 24
  24. 10/16/2017 Thời điểm khởi công và thời điểm hoàn thành  Khoảng cách giữa hai thời điểm khởi công hoặc hai thời điểm hoàn thành của hai công việc liên tiếp ta gọi là khoảng cách thời gian gián đoạn. Ký hiệu là Tgd.  Thời gian gián đoạn do hai nguyên nhân gây ra: - Do công tác tổ chức (ký hiệu là TTC). - Do công yêu cầu kỹ thuật (ký hiệu là TKT). T gd = TTC + TKT (ngày)  TTC - Là khoảng thời gian gián đoạn do yêu cầu về tổ chức công việc để công việc đi sau không đuổi kịp hoặc vượt công việc đi trước.  TKT - Là thời gian gián đoạn do yêu cầu của kỹ thuật, được xác định theo quy phạm kỹ thuật 49 Bước 4: Lập biểu kế hoạch tiến độ: 50 25
  25. 10/16/2017 51 52 26
  26. 10/16/2017 53 Bước 5: Biểu diễn tiến độ và điều thợ chuyên môn a. Biểu diễn tiến độ  Sau khi xác định được trình tự và thời gian thi công của các công việc, ta tiến hành biểu diễn tiến độ của các công việc.  Dùng các đường thẳng nằm ngang liên tục hoặc đứt quãng để biểu diễn trình tự, thời gian thi công của các công việc, ghi số lao động tham gia ở phía trên đường biểu diễn. 54 27
  27. 10/16/2017 b. Điều thợ chuyên môn  Trong quá trình biểu diễn tiến độ một vấn đề hết sức quan trọng phải thực sự quan tâm là điều thợ chuyên môn của một nghề nào đó sao cho hợp lý nhất.  Nghĩa là phải đảm bảo sao cho các loại thợ chuyên môn được tương đối ổn định trong quá trình thi công công trình.  Tránh tình trạng lúc nhiều, lúc ít buộc họ phải ngừng việc. Hoặc điều đi điều về làm giảm năng suất lao động.  Để khắc phục, trong thực tế người ta thường tiến hành lập 2 đến 3 công trình vào cùng một kế hoạch để chỉ đạo thi công phối hợp. 55 Bước 6: Dựng biểu đồ và đánh giá kế hoạch tiến độ a. Dựng biểu đồ: Sau khi lập xong biểu kế hoạch tiến độ ta dựng các biểu đồ theo thời gian thi công:  Biểu nhân lực gồm: Biểu đồ các loại thợ và biểu đồ tổng hợp.  Biểu đồ về các loại khối lượng chính và các loại vật liệu chính. 56 28
  28. 10/16/2017 b. Đánh giá kế hoạch tiến độ: Đánh giá kế hoạch tiến độ thi công trong công trình đơn vị là so sánh toàn diện các mặt theo các yêu cầu sau:  Thời gian thi công theo kế hoạch không vượt quá thời gian khống chế.  Trình tự thi công phải hợp lý nghĩa là phù hợp với cấu tạo công trình đồng thời phù hợp với các quy trình, quy phạm kỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động.  Thợ chuyên môn phải được điều động hợp lý (tránh đứt quãng hoặc đột biến quá lớn mà không có lý do) khi lượng thợ một nghề nào đó quá nhiều thì được phép đột biến nhưng không quá 15% trong thời gian ngắn (không nhằm các bước nhảy của biểu đồ khi tăng dần hay giảm dần là đột biến). 57 Có dạng hình thang: Phát triển ở giai đoạn đầu, thu hẹp ở giai đoạn cuối (2 giai đoạn này càng ngắn càng tốt). 58 29
  29. 10/16/2017 Hệ số ổn định nhân lực K1: (0.4<K1<1) Tod - Là thời gian mà nhân lực trên công trường ổn định dài nhất; T - Thời gian kế hoạch Lượng công nhân trên công trường nhiều hay ít Sử dụng hệ số K2: (1<K2<2) Nmax - Số người trong ngày cao nhất; NTB - Là số người trung bình trong ngày 59 Biểu đồ tổng hợp nhân lực không được có các trường hợp: Lồi cao trong thời gian ngắn và lõm sâu trong thời gian dài 60 30
  30. 10/16/2017  Năng suất lao động cao, giá thành hạ Trong đó:  WTB - Năng suất bình quân tính bằng tiền trên một ngày công.  Gdt - Giá thành dự toán công trình.  Nếu WTB càng cao thì càng tốt vì chứng tỏ thời gian thi công (T) hoặc sử dụng nhân lực trung bình (NTB) ít, có ý nghĩa là năng suất lao động cao, giá thành công nghệ hạ. 61 31