Bài giảng Thi công và quản lý xây dựng - Chương 1: Tổng quan khái niệm cơ bản - Nguyễn Thanh Tú

pdf 16 trang ngocly 3290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thi công và quản lý xây dựng - Chương 1: Tổng quan khái niệm cơ bản - Nguyễn Thanh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_cong_va_quan_ly_xay_dung_chuong_1_tong_quan_kh.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thi công và quản lý xây dựng - Chương 1: Tổng quan khái niệm cơ bản - Nguyễn Thanh Tú

  1. TỔ CHỨC THI CÔNG Chương 1: TỔNG QUAN KHÁI NIỆM CƠ BẢN GVHD: Nguyễn Thanh Tú Bộ môn Thi công và quản lý XD LOGO
  2. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản Thiết kế thi công sản xuất vật liệu cấu kiện tổ chức thi công xây lắp Nguồn: Phạm Hồng Luân Lập kế hoạch và tổ chức thi công Sử dụng vốn hợp lý, Không gây lãng phí. TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRƯỜNG Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  3. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công 2 Ý nghĩa, tính chất của tổ chức - kế họach hóa thi công 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  4. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công Định nghĩa: • Mô hình biện pháp thi công theo dạng tổ chức và quản lý • Giúp nắm vững các công việc cần tiến hành trước và trong khi triển khai các bản vẽ tại công trường. • Quản lý, điều hành nhân lực, vật tư, máy móc, chi phí theo từng giai đoạn thi công. • Dự đoán và giải quyết các bất trắc thường (rủi ro) tiến độ liên tục, chất lượng cao, giá thành hạ và nằm trong thời hạn qui định. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  5. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công Nội dung: • Vấn đề 1: Thành lập tiến độ thi công. • Vấn đề 2: Thiết kế mặt bằng Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  6. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công Nội dung: • Vấn đề 1: Thành lập tiến độ thi công. - Mô phỏng trình tự thực hiện trước sau - mối quan hệ ràng buộc, nhu cầu vật tư, nhân lực, máy móc. - Thời gian hòan thành từng công việc và toàn bộ, cách cân đối sắp xếp thời gian của quá trình sao cho tiến hành song song, kết hợp, bảo đảm kỹ thuật hợp lý, nhân công máy móc điều hòa, năng suất lao động cao và hòan thành tiến độ trong thời gian qui định với giá thành hạ. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  7. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công Nội dung: • Vấn đề 1: Thành lập tiến độ thi công. Mô hình mô phỏng (công cụ) có thể là: – Tiến độ ngang (GANT) – Tiến độ xiên – Mạng (CPM, PERT, SONG LẶP) – Chương trình máy tính. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  8. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 1 Định nghĩa và nội dung tổ chức thi công Nội dung: • Vấn đề 2: Thiết kế mặt bằng: - Tổng bình đồ công trường là mặt bằng khu vực thi công. Bao gồm: nhà cửa, công trình vĩnh cửu; nhà cửa, lán trại các kho bãi, trạm điện nước, mạng lưới điện nước, cống rãnh, đường xá tạm, các xưởng gia công, trạm máy móc thi công, trạm cơ khí sửa chữa và những công trình tạm thời khác phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân - Cung ứng và kho bãi : cất chứa, bảo quản và phát hàng cho các đơn vị thi công, đảm bảo cung cấp các vật liệu, thiết bị đúng chất lượng, đủ số lượng và kịp thời hạn. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  9. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 2 Ý nghĩa, tính chất của tổ chức - kế hoạch hóa thi công  Thiết kế xây dựng gồm hai phần chính: . Thiết kế kiến trúc, kết cấu, nền móng. . Thiết kế tổ chức thi công (kỹ thuật + tổ chức).  Kinh phí thiết kế (khảo sát + thiết kế kiến trúc, kết cấu, nền móng) thường 8% tổng vốn đầu tư xây dựng. Số kinh phí còn lại nằm trong thi công Thiết kế TCTC tốt để sử dụng hợp lý số tiền này. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  10. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 2 Ý nghĩa, tính chất của tổ chức - kế hoạch hóa thi công Xây dựng là sự tổng hợp của nhiều công tác (khai thác, gia công vật liệu, sản xuất cấu kiện, bán thành phẩm, vận chuyển vật tư, lắp ráp thiết bị, công tác mặt bằng như làm đường xá, điện nước, ) cần phôi hợp các bên. Điều kiện thi công luôn luôn thay đổi biến hóa (thời tiết, khối lượng công tác, đặc điểm công trình, thời hạn, khả năng cung cấp vật tư và nhân lực ); có nhiểu phương án khác nhau đẻ thực hiện công việc người cán bộ phải linh họat, biết kỹ thuật và kinh tế, có kinh nghiệm và sáng tạo. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  11. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp  Thi công cơ bản: tạo ra những sản phẩm kiến trúc hòan chỉnh (như 1 ngôi nhà, 1 xưởng sản xuất, 1 ngôi trường học ).  Thi công phi cơ bản: là sự họat động của các xưởng gia công, xưởng phụ trợ phục vụ cho công tác xây lắp. . Xưởng gia công: chế tạo ra các thành phẩm cần dùng cho thi công cơ bản. Ví dụ: công trường khai, sản xuất cấu kiện, bán thành phẩm. . Xưởng phụ trợ: phục vụ cho thi công cơ bản và phi cơ bản. Ví dụ: xưởng cơ khí sửa chữa, trạm động lực, trạm điện nước, trạm xe máy Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  12. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Thi công xây dựng gồm 4 thành phần chính: 1. Công tác chuẩn bị: chuẩn bị địa điểm: đốn cây, tiêu nước, nhà cửa tạm thời phục vụ thi công (điện, đường, nước, lán trại, kho bãi ) 2. Công tác mặt bằng: san bằng, làm đường, điện nước và cống rãnh có tính vĩnh cửu. 3. Công tác xây lắp: xây dựng và lắp ráp thiết bị. 4. Thành lập các cơ sở sản xuất vật liệu thi công: như mở công trường khai thác vật liệu địa phương, lập các xưởng sản xuất gia công, trạm vận tải. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  13. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Nhiệm vụ của thi công là đảm bảo hoàn thành công trình đúng thời hạn và giảm giá thành xây dựng. Tỷ lệ kinh phí: phụ thuộc vào: giá cả vật tư địa phương, trình độ cơ giới hóa thi công, tính chất của công trình. Ví dụ trong điều kiện thuận lợi: Các thành phần kinh phí Tỷ lệ % –Tiền vật liệu xây dựng kể cả vận chuyển đến công trường 74,5 –Tiền lương cơ bản của công nhân xây dựng 9 –Tiền thuê máy và công nhân cơ giới 5 –Các phí tổn trực tiếp (điện, nước, đo đạc) 2  90,5 –Các giao tiếp phí (thuộc quản lý, hành chánh nghiệp vụ, phụ cấp, bảo hiểm, 9,5 an toàn lao động, phòng hoả, lũ lụt  100 Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  14. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Giảm bớt chi phí trên bằng cách: . Giảm chi phí vật liệu: thiết kế hợp lý, sử dụng vật liệu địa phương . Giảm chi phí vận chuyển: chọn phương tiện, giảm bớt trung gian, cải tiến bốc dỡ . Giảm chi phí công nhân xây lắp: sử dụng lắp ghép, cơ giới hoá tối đa, áp dụng dây chuyền, cải tiến tổ chức và kỹ thuật thi công . Giảm chi phí gián tiếp: hoàn thành công trình đúng thời hạn Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  15. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Thiết kế tổ chức thi công: Là cương lĩnh hoạt động của đơn vị thi công, nhằm: • Kế hoạch hoá các khâu công tác. • Nâng cao trình độ quản lý đến mức khoa học. • Đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn. Nội dung thiết kế TCTC thường gồm 4 phần: • Thuyết minh (tình hình, điều kiện, biện pháp kỹ thuật, thời hạn). • Khối lượng công tác. • Tiến độ thi công. • Tổng bình đồ thi công. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD
  16. Chương 1: Tổng quan – Khái niệm cơ bản 3 Hoạt động sản xuất của một đơn vị thi công xây lắp Thiết kế tổ chức thi công: Nguyên tắc chính trong thiết kế tổ chức thi công: • Cơ giới hoá thi công và cơ giới hoá đồng bộ (rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng, giải phóng sức người). • Thi công dây chuyền (tuần tự và điều hoà – phân công hợp lý). • Thi công quanh năm: thi công ngoài trời nên nắm vững qui luật thiên nhiên, xã hội. Nguyễn Thanh Tú-Bộ môn TC&QLXD