Bài giảng Thẩm định giá căn bản - Chương 4: Quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá - Hay Sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thẩm định giá căn bản - Chương 4: Quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá - Hay Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tham_dinh_gia_can_ban_chuong_4_quy_tac_dao_duc_han.pdf
Nội dung text: Bài giảng Thẩm định giá căn bản - Chương 4: Quy tắc đạo đức hành nghề thẩm định giá - Hay Sinh
- Quy tắc đạo đức hành nghề Thẩm định giá TS. Hay Sinh Đại học Kinh tế TP.HCM
- NỘI DUNG Định nghĩa và phạm vi hoạt động TĐG Quy tắc Quy tắc về đạo đức hành nghề TĐG đạo đức hành nghề Quy tắc về trình độ chuyên môn TĐG Thẩm định giá Phân biệt TĐV về giá & định giá viên BĐS
- Định nghĩa và phạm vi hoạt động thẩm định giá Yêu cầu cơ bản đối với tiêu chuẩn TĐG quốc tế là việc TĐG phải được tiến hành bởi những Thẩm định viên chuyên nghiệp, trung thực và có năng lực, không thiên vị hay vụ lợi. Báo cáo kết quả của TĐV phải rõ ràng, không gây nhầm lẫn và phải công khai tất cả những vấn đề cần thiết về TĐG
- Định nghĩa và phạm vi hoạt động thẩm định giá TĐV là người có những phẩm chất, năng lực và kinh nghiệm cần thiết để tiến hành TĐGTS. TĐV phải có giấy phép hành nghề TĐV phải là người có uy tín tốt, co năng lực. TĐV phải luôn luôn giữ gìn và tăng cường sự tín nhiệm của công chúng đối với nghề nghiệp TĐG
- Phân loại TĐV TĐV nội bộ: là TĐV là nhân viên của doanh nghiệp sở hữu tài sản. phải có năng lực đáp ứng yêu cầu về tính độc lập và chuyên nghiệp theo qui tắc hành nghề TĐV độc lập: là TĐV thực hiện việc thẩm định tài sản và không có liên hệ về vật chất với công ty khách hàng hay tài sản thẩm định.
- TIÊU CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và trình độ chuyên môn nghề nghiệp thẩm định giá như sau: Tiêu chuẩn đạo đức Trình độ chuyên môn
- Tiêu chuẩn đạo đức Độc lập Chính trực Khách quan Bí mật Công khai, minh bạch.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên. Thẩm định viên không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan của việc thẩm định giá.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các tổ chức, cá nhân mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế (như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, là cổ đông chi phối của khách hàng hoặc có ký kết hợp đồng gia công dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá). Thẩm định viên không được nhận thẩm định giá tài sản cho các đơn vị mà có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột đang giữ vị trí trong Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, ban giám đốc, trưởng ban tài chính, kế toán trưởng doanh nghiệp có tài sản cần thẩm định giá.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Độc lập Trong quá trình thẩm định giá, nếu có sự hạn chế khác về tính độc lập thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải tìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải nêu rõ điều này trong báo cáo kết quả thẩm định những mối quan hệ mang tính tập thể hay cá nhân, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với tài sản hay với doanh nghiệp là đối tượng của nhiệm vụ thẩm định mà mối quan hệ đó có thể dẫn đến mâu thuẫn lợi ích tiềm tàng. Đối với báo cáo kết quả thẩm định giá của một thẩm định viên khác, thẩm định viên phải xem xét một cách độc lập, khách quan và kết luận thống nhất hay không thống nhất với một phần hay tòan bộ nội dung của báo cáo đó.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Chính trực Thẩm định viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng trong phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá. Thẩm định viên phải từ chối thẩm định giá khi khi xét thấy không có đủ điều kiện hoặc khi bị chi phối bởi những ràng buộc có thể làm sai lệch kết quả thẩm định giá.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Khách quan Thẩm định viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị trong việc thu thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Bí mật Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên không được tiết lộ những thông tin, dữ liệu thực tế của khách hàng hay kết quả thẩm định giá với bất kỳ người ngoài nào, trừ trường hợp được khách hàng hoặc pháp luật cho phép.
- Tiêu chuẩn đạo đức: Công khai minh bạch Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải công khai những điều kiện hạn chế và những điều kiện loại trừ theo thỏa thuận với khách hàng trong báo cáo kết quả thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá cũng phải nêu rõ các điều kiện ràng buộc về công việc, phạm vi công việc, điều kiện hạn chế, giả thiết đặt ra của thẩm định viên. Mọi tài liệu thể hiện tính pháp lý và đặc điểm kỹ thuật của tài sản và kết quả thẩm định giá phải được thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong báo cáo kết quả thẩm định giá.
- Trình độ chuyên môn Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Tư cách nghề nghiệp Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn.
- Trình độ chuyên môn Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, tinh thần làm việc chuyên cần, cân nhắc đầy đủ các dữ liệu thu thập được trước khi đề xuất ý kiến chính thức với giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có trách nhiệm không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật cho thẩm định viên để đáp ứng yêu cầu công việc thẩm định giá. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp thẩm định giá.
- Trình độ chuyên môn Tư cách nghề nghiệp Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên có quyền tham gia Hiệp hội doanh nghiệp thẩm định giá hoặc Hiệp hội thẩm định viên về giá.
- Trình độ chuyên môn Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành.
- Thẩm định viên chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của nội dung báo cáo kết quả thẩm định giá. Giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định giá chịu trách nhiệm cuối cùng về tính đúng đắn của nội dung báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá trước pháp luật, khách hàng hoặc bên thứ ba.
- LUẬT GIÁ Luật số: 11/2012/QH13, ngày 20 tháng 06 năm 2012 Điều 34. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá 1. Có năng lực hành vi dân sự. 2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan. 3. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá. 4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 tháng trở lên sau khi có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm quyền cấp. 6. Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
- LUẬT GIÁ Luật số: 11/2012/QH13, ngày 20 tháng 06 năm 2012 Điều35 . Thẩm định viên về giá hành nghề 1. Thẩm định viên về giá hành nghề là người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều34 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp thẩm định giá. 2. Quyền và nghĩa vụ của Thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá được quy định tại 37Điều của Luật này.
- LUẬT GIÁ Luật số: 11/2012/QH13, ngày 20 tháng 06 năm 2012 Điều 36. Những người không được hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá 1. Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này. 2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật vềcán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân. 3. Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đãcó hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. 4. Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên. 5. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt. 6. Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
- THẨM ĐỊNH VIÊN VỀ GIÁ NGHỊ ĐỊNH 89/2013-ND-CP ban hành ngày 06 tháng 08 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá Điều 7. Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá 1. Có năng lực hành vi dân sự. 2. Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan. 3. Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành vật giá, thẩm định giá và các ngành gồm: Kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do các tổ chức đào tạo hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp. 4. Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào tạo từ 36 (ba mươi sáu) tháng trở lên tính từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Có Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có chức năng đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cấp theo quy định của Bộ Tài chính, trừ các trường hợp sau: a) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học trong nước hoặc nước ngoài về chuyên ngành vật giá, thẩm định giá; b) Người đã có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ngành kinh tế, kinh tế - kỹ thuật, kỹ thuật, luật liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá và đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành thẩm định giá. 6. Có Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp.
- Điều 8. Thẻ thẩm định viên về giá 1. Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Tài chính và đạt các yêu cầu của kỳ thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá. 2. Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
- NGHỊ ĐỊNH Số : 153/2007/NĐ-CP, ngày 15 tháng 10 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản Điều 15. Điều kiện và hồ sơ cấp chứng chỉ định giá bất động sản 1. Cá nhân được cấp chứng chỉ định giá bất động sản khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Không phải là cán bộ, công chức nhà nước; b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù; c) Có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản; d) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học; đ) Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ định giá bất động sản, bao gồm: a) Đơn xin cấp chứng chỉ có dán ảnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người xin cấp chứng chỉ; b) 02 ảnh mầu cỡ 3 x 4 cm chụp trong năm xin cấp chứng chỉ; c) Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin cấp chứng chỉ; d) Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản; đ) Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học.
- NGHỊ ĐỊNH Số : 153/2007/NĐ-CP, ngày 15 tháng 10 năm 2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản Điều 24. Xử lý chuyển tiếp 3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008, cá nhân có thẻ thẩm định viên về giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 về thẩm định giá, cá nhân có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện dịch vụ định giá bất động sản. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, cá nhân có thẻ thẩm định viên về giá và cá nhân có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng nếu kinh doanh dịch vụ định giá bất động sản thì phải có chứng chỉ định giá bất động sản. Để được cấp chứng chỉ định giá bất động sản thì cá nhân có thẻ thẩm định viên về giá, cá nhân có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng chỉ phải học bổ sung những môn còn thiếu so với chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản do Bộ Xây dựng ban hành. Giấy chứng nhận đã học bổ sung các môn chưa học này thay cho giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản.
- CÂU HỎI THẢO LUẬN Trình bày và so sánh hệ thống các văn bản pháp lý qui định về thẩm định viên về giá (tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, không được hành nghề, quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá .) Trình bày và so sánh hệ thống các văn bản pháp lý qui định doanh nghiệp thẩm định giá Trình bày và so sánh hệ thống các văn bản pháp lý qui định thẩm định viên về giá/định giá viên bất động sản; doanh nghiệp thẩm định giá / doanh nghiệp định giá bất động sản