Bài giảng Tâm lý học khiếm thị

ppt 14 trang ngocly 3270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tâm lý học khiếm thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_khiem_thi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Tâm lý học khiếm thị

  1. TÂM LÝ HỌC KHIẾM THỊ
  2. I. CẤU TRÚC KHUYẾT TẬT CỦA TRẺ KHiẾM THỊ: 1. TỔN THƯƠNG KHỞI PHÁT: 2. CÁC RỐI LOẠN THỨ PHÁT: a. RỐI LOẠN THỨ PHÁT BẬC 1 – RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG: b. RỐI LOẠN THỨ PHÁT BẬC 2- RỐI LOẠN NHẬN THỨC:
  3. II. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: a. ĐẶC ĐIỂM CẢM GIÁC: - Cảm giác xúc giác là tổng hợp của nhiều cảm giác: cảm giác áp lực, cảm giác nhiệt, cảm giác đau Có hai loại: cảm giác xúc giác tuyệt đối và cảm giác xúc giác phân biệt. Cảm giác xúc giác tuyệt đối là khả năng nhận rõ một điểm của một vật tác động vào bề mặt da (đơn vị đo là mi li mét vuông).Ngưỡng cảm giác phân biệt là khả năng nhận biết hai điểm gần nhau đang kích thích lên da (đơn vị đo là mi li mét- 1,2 mm).
  4. - Cảm giác thính giác (Muốn có độ nhạy cảm thính giác cần phải rèn luyện thường xuyên); - Cảm giác cơ khớp vận động là cảm giác nhận biết từ cơ quan vận động của cơ thể; - Cảm giác rung là cảm giác sự giao động trong không khí; -Cảm giác khứu giác và vị giác phản ánh tính chất hóa học của vật chất; - Cảm giác thăng bằng giúp mọi người cảm giác được vị trí cơ thể trong không gian.
  5. b. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CẤP CAO: *Nhận định chung: - Quá trình tri giác của người mù không có sự tham gia của thị giác nên xúc giác và thính giác kết hợp với các giác quan khác nhau giữ vai trò bù đắp. - Người khiếm thị gắp khó khắn trong nhận thức màu sắc và ánh sáng. - Do hạn chế trong tri giác thị giác mà biểu tượng – hình ảnh tâm lý (được lưu dữ trong trí nhớ) ở trẻ khiếm thị bị lệch lạc, nghèo nàn, đứt đoạn, khái quát thấp. - Trên cơ sở biểu tượng không trọn vẹn và thiếu khái quát, tưởng tượng của trẻ khiếm thị cũng hạn chế: lệch lạc và cường điệu hóa, ngheo nàn.
  6. - Tư duy phát triển một mặt phụ thuộc vào biểu tượng một mặt phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ khiếm thị ít bị rối loạn do đó tư duy của chúng cũng vẫn có thể phát triển được, nhưng diễn ra theo một con đường cam go hơn: quá trình phân tích tổng hợp phụ thuộc vào kết quả của nhận thức cảm tính. Nhận thức cảm tính của trẻ khiếm thị thiếu màu sắc và ánh sáng nên biểu tượng không trọn vẹn. Đến lượt mình tưởng tượng tái tạo ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tư duy. Trẻ mù thường dựa vào dấu hiệu đơn lẻ, mà không dựa vào dấu hiệu bản chất, nên quá trình so sánh đối chiếu, khái quát hóa và phân loại không chính xác. Trẻ mù thường xếp cánh cửa, cánh buồm, con chim vào một nhóm vì có từ “có cánh”
  7. Các quá trình nhận thức kể trên cần được phát triển ở mức chức năng tâm lý cấp cao để giúp trẻ khiếm thị hình thành trí tuệ và nhân cách trọn vẹn.
  8. 2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TRI GIÁC: A. TRI GIÁC NHÌN: * Có những tổn thương tri giác tranh sau: kéo dài thời gian nhìn, tính không chính xác – bỏ sót các chi tiết tạo hình, do đó ở trẻ khiếm thị xuất hiện những ý niệm sai lầm đối với cái được thể hiện trong tranh, gây trở ngại cho việc thấu hiểu nội dung bức tranh. -Tính chậm chạp, tính đứt đoạn, tính thiếu chính xác, méo mó của tri giác luôn có ở trẻ nhìn kém khi đọc và viết. Rối loạn tri giác nhìn rõ nét nhất là ở trẻ có thị lực 0,2 vis – nhỏ hơn 0,2 vis. Nhưng tri giác nhìn vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành hình ảnh thị giác.
  9. * TRI GIAÙC HÌNH GIAÏNG ÑOÀ VAÄT: Söï tieát cheá trong cô cheá sinh lyù tri giaùc laø öùc cheá mang tính quy naïp caùc kích thích yeáu vaøo vôùi kích thích maïnh. Hình danïg laø loaïi kích thích maïnh. (Caùc hình hình hoïc ñöôïc tri giaùc theo caùc tieâu chí caïnh (ñöôøng vieàn), beà maët vaø caùc goùc, ñöôøng vieàn thaúng vaø gaáp khuùc hay cong ñeàu Khoù khaên trong tri giaùc nhìn cuûa treû nhìn keùm laø treû khoâng nhìn roõ caùc yeáu toá treân. Khaû naêng naém baét caùc yeáu toá hình daïng ôû treû khieám thò phuï thuoäc vaøo tính nhaïy caûm maøu saéc vaø ñöôøng neùt cuûa caùc cô quan thò giaùc) (Cô quan thò giaùc caàn phaûi coù naêng löïc khoâng chæ phaân bieät ranh giôùi giöõa ñoái töôïng tri giaùc vaø phoâng neàn, maø coøn phaûi doõi theo ranh giôi ñoù (ñöôøng vieàn cuûa ñoái töôïng)(phuï thuoäc Kích thöôùc, khoaûng caùch cuûa ñoái töôïng tôùi maét, ñoä chieáu saùng vaø tính töông phaûn maøu saéc cuûa ñoái töôïng vaø phoâng neàn ))
  10. * TRI GIÁC KÍCH THƯỚC: Khả năng nhìn bao quát đối tượng trong một thời điểm là điều kiện quan trọng nhất để tri giác được kích thước. Khả năng thâu tóm toàn bộ đối tượng trong một thời điểm phụ thuộc vào thị trường của đứa trẻ, kích thước của đối tượng, khoảng cách giữa đối tượng và mắt.
  11. * TRI GIÁC MÀU SẮC VÀ ĐỘ TƯƠNG PHẢN: Ơû nhiều trẻ nhìn kém suy giảm khả năng tri giác màu đỏ, màu xanh, màu xanh dương.
  12. * TRI GIÁC VẬN ĐỘNG: Tri giác vận động là phản ánh sự thay đổi tư thế mà đối tượng có được trong không gian. Khi thâu tóm được đối tượng ở vùng ngoại biên thị trường sẽ có sự đảo mắt để đưa hình ảnh thị giác của đối tượng vào trung tâm thị trường nhằm phân biệt và nhận biết các đối tượng. Thi giác và cảm giác cơ xương - vận động đóng vai trò quan trong trong việc tri giác vận động. (Có hai cách để trẻ nhận biết sự di chuyển trong không gian của các đối tượng: 1. tri giác trực tiếp các động tác di chuyển; 2. suy diễn về sự chuyển động)
  13. B. TRI GIÁC NGHE: Tai nghe đóng vai trò quan trọng đối với trẻ khiếm thị trong định hướng trong không gian.
  14. Dưới thuật ngữ tri giác sờ được hiểu như là khả năng phản ánh những thuộc tính không gian và vật lý của các đối tượng của các cơ quan thụ cảm da và vận động. Trong tri giác sờ có sự tham gia vào các cảm nhận khác nhau: nhận biết bằng cảm giác ngứa – nhột, cảm giác cơ xương, cảm giác nhiệt độ và đau. Cần phân biệt tri giác bằng một tay và bằng hai tay. CÁC DẠNG TRI GIÁC SỜ: tri giác thụ động, tri giác tích cực và tri giác gián tiếp