Bài giảng Tâm lí lứa tuổi thiếu niên (11, 12 - 14, 15 tuổi)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lí lứa tuổi thiếu niên (11, 12 - 14, 15 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tam_li_lua_tuoi_thieu_nien_11_12_14_15_tuoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tâm lí lứa tuổi thiếu niên (11, 12 - 14, 15 tuổi)
- TÂM LÍ LỨA TUỔI THIẾU NIÊN (11, 12 - 14, 15 tuổi)
- 1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí 2. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên
- 1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí 1.1. Những điều kiện về giải phẫu sinh lí * Chiều cao và trọng lượng: thời kỳ kéo dài lần 2. * Hệ xương: - Xương tay, chân phát triển nhưng xương đốt ngón tay, chân chậm phát triển. - Không khéo léo khi làm việc, hay làm đổ vỡ. - Mất cân đối về hình thức.
- * Hệ cơ: khá phát triển. * Hệ tuần hoàn: - Phát triển không cân đối giữa thể tích tim và tiết diện các mạnh máu. - Rối loạn tạm thời: tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi. * Hệ thần kinh: - Quá trình hưng phấn lớn hơn ức chế: dễ xúc động, dễ kích động, - Chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu kéo dài.
- * Thời kỳ dậy thì là hiện tượng bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: - Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, giới tính, - Yếu tố xã hội: hoàn cảnh sống, điều kiện sinh hoạt, chế độ ăn uống, - Nguyên nhân: sự hoạt động của các tuyến nội tiết (tuyến yên). - Những thay đổi về mặt sinh lý của nam - nữ ở giai đoạn dậy thì:
- Nam (từ 13 – 17 tuổi) Nữ (từ 10 – 15 tuổi) - Nổi mụn trứng cá. - Nổi mụn trứng cá. - Vỡ giọng. - Mọc lông ở nách và - Mọc ria mép và các bộ các bộ phận khác. phận khác. - Tăng chiều cao. - Tăng chiều cao. - Ngực và mông phát - Vai và ngực phát triển. triển. - Cơ quan sinh dục phát - Cơ quan sinh dục phát triển và hoạt động: nội triển toàn diện. tiết tố, mộng tinh, xuất - Buồng trứng sản xuất tinh, các nội tiết tố, có kinh nguyệt hàng tháng.
- - Những thay đổi về mặt tình cảm, tâm lý: + Tính tình dễ vui, dễ buồn, + Có nhu cầu được tôn trọng từ bạn bè và người lớn. + Muốn khẳng định bản thân. + Nhạy cảm về giới tính. + Có những rung động trước người khác phái. + Muốn được trở thành người lớn.
- 1.2. Hoàn cảnh sống của thiếu niên * Gia đình: vị trí của các em trong gia đình đã thay đổi, được gia đình thừa nhận như là một thành viên tích cực và giao cho những nhiệm vụ vừa sức. * Nhà trường: hoạt động học tập và các hoạt động khác của thiếu niên có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý. * Xã hội: được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực và được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- 1.3. Hoạt động của tuổi thiếu niên * Hoạt động học tập: - Là hoạt động cơ bản chiếm nhiều thời gian. - Nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp học tập có nhiều nét thay đổi cơ bản. * Hoạt động lao động: không còn mang tính hình thức mà đã gắn với mục đích kinh tế. * Hoạt động vui chơi: mang nhiều sắc thái mới so với nhi đồng. * Hoạt động xã hội: các em thường thích làm công tác xã hội, được đánh giá cao hơn.
- 1.4. Hoạt động chủ đạo: Giao tiếp - Người lớn: hình thành kiểu quan hệ mới (Người lớn - Người lớn). - Bạn bè: thiết lập và vận hành quan hệ cá nhân thân tình với nhau.
- 2. Những đặc điểm tâm lí lứa tuổi thiếu niên 2.1. Nhận thức - NTCT phát triển ở mức độ khá cao: tri giác có chủ định, quan sát tinh tế, - Ghi nhớ mang tính có chủ định và có hệ thống. - Xuất hiện khả năng suy luận, suy diễn có giả thuyết dựa trên những tiền đề chung. - Biết phân biệt cái đúng, cái sai trong khi học. - Biết thắc mắc và đòi hỏi được giải đáp đến cùng. - Hay tranh luận với nhau, với người lớn. - Tưởng tượng: ước mơ, mục đích, lí tưởng, thần tượng,
- 2.2. Tình cảm 2.2.1. Đặc điểm chung - Tình cảm của thiếu niên sâu sắc và phức tạp hơn nhi đồng. - Dễ xúc động: vui buồn chuyển hóa dễ dàng, mang tính chất bồng bột, hăng say. - Dễ kích động: vui quá trớn, buồn ủ rũ; lúc thì hăng say, lúc thì quá chán nản. - Tâm trạng thay đổi rất nhanh chóng và dễ dàng: vui - buồn; hăng say - chán nản, - Tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say.
- 2.2.2. Tình cảm cấp cao * Tình cảm đạo đức: - Tình bạn: + Tình bạn của thiếu niên được nảy nở trên cơ sở: hứng thú, sở thích, ước mơ chung, + Tình bạn có sự lựa chọn và thường đòi hỏi sự trung thành cao. + Xuất hiện nhóm bạn bè, trên cơ sở “bộ luật bạn bè”: sự tôn trọng, bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau, lòng trung thành, tính trung thực,
- - Tình bạn khác giới: + Xuất hiện xúc cảm giới tính mới lạ với những biểu hiện phong phú và phức tạp: quan tâm, ưa thích lẫn nhau, + Có sự khác biệt trong nội dung và hình thức của thái độ. + Tình bạn khác giới ở thiếu niên cũng có thể lệch lạc, không đúng mực dễ đi đến chỗ đua đòi, xao lãng trong học tập và công việc. + Cần phải có biện pháp giáo dục giới tính hợp lí khi các em băn khoăn lo lắng trước sự biến đổi tâm sinh lí.
- - Tình cảm trí tuệ: xuất hiện sự say mê ở các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật. - Tình cảm thẩm mỹ: cái đẹp là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. - Tình cảm mang tính chất thế giới quan: xuất hiện mục đích trong hoạt động. Các em thường thích làm những việc to lớn chứ không thích làm những công việc nhỏ nhặt đời thường.
- 2.3. Ý chí - Tự đặt ra những mục đích xa và khá phức tạp cho hành động của mình - Hình thành phẩm chất ý chí: tính dũng cảm, can đảm, sức chịu đựng, + Bắt chước người mẫu lí tưởng (thần tượng). + Thực hiện những hành động mạo hiểm, liều lĩnh, “sức mạnh đàn ông đích thực”, + Các em thích đấu tranh, dọ sức, ẩu đả, nhằm chứng minh sức mạnh ưu thế của mình -> hiện tượng bạo lực học đường. - Phẩm chất ý chí được đánh giá cao là tính dũng cảm, kiên cường,
- 2.4. Những đặc điểm về nhân cách * Ý thức tự trọng và mong muốn được đối xử như người lớn: - Không muốn cha mẹ chăm sóc tỉ mỉ. - Không thích bị áp đặt, muốn tự quản việc được giao.
- - Bắt chước người lớn mọi mặt nhưng chưa biết cách chọn lọc, nhất là cách thể hiện hành vi bên ngoài: đi đứng, ăn mặc, hút thuốc, uống rượu, - Quan tâm hình dáng bên ngoài của mình, người khác phái và muốn tìm hiểu cuộc sống của người lớn, nhất là quan hệ nam, nữ.
- * Tự ý thức và tự đánh giá về bản thân: - Ý thức về bản thân: tôi là ai? Tôi là người như thế nào? - Đánh giá về bản thân: cao hơn khả năng thực tế, bằng cách: + So sánh mình với người khác. + Nhận ra những mặt mạnh yếu của bản thân. + Vạch ra hướng phấn đấu cho bản thân.
- * Phát triển khả năng đánh giá người khác một cách mạnh mẽ: người lớn, bạn bè. * Hình thành một phẩm chất quan trọng của nhân cách là sự tự giáo dục. * Thái độ đối với nghề nghiệp tương lai, biểu hiện cần lưu ý: - Không là ước mơ thuần túy, thiếu hiện thực, viễn vong như tuổi nhi đồng. - Suy nghĩ có tính hiện thực: khả năng - hiện thực. - Thu thập thông tin, trao đổi,
- * Xu hướng nhân cách bắt đầu được hình thành: xác định lí tưởng, thế giới quan, niềm tin, cho bản thân dựa trên tình cảm đạo đức, trí tuệ,
- Tóm lại - Trẻ em thiếu hiểu biết về mọi mặt, nhất là tri thức nghiệm sinh. - Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng, ước mơ, hoài bão lớn. - Thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ. - Nhanh bốc, nhanh xẹp, “cả thèm chóng chán”. - Giàu xúc cảm, cả tin, dễ chia sẻ với bạn khác.
- - Đặc điểm về năng lực hoạt động của trẻ: + Hiếu động, thích hoạt động vui chơi giải trí. + Cử động, hoạt động trở thành nhu cầu, nhiều khi không chủ định, ngoài sự kiểm soát của ý chí. + Khả năng kiềm chế kém. + Vụn về trong thao tác tay chân.
- - Đặc điểm nhận thức, tư duy của trẻ: + Nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lí tính chưa phát triển. + Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư trừu tượng còn hạn chế. + Chưa có năng lực tập trung chú ý lâu dài. + Trí nhớ máy móc, cụ thể tốt.