Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương I: Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị

pdf 8 trang ngocly 2760
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương I: Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quy_trinh_ky_thuat_chan_nuoi_lon_ngoai_chuong_i_ky.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại - Chương I: Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị

  1. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại (Chương I) Chương I: Kỹ thuật chăn nuôi lợn cái hậu bị 1. Mục đích yêu cầu - Lợn cái động dục sớm, giảm được chi phí thức ăn, công lao động và chi phí khác - Đẻ nhiều con ngay từ lứa đầu tiên
  2. - Lợn nái đẻ được nhiều lứa - Giúp cho người chăn nuôi nắm được tiêu chuẩn chọn lọc cá thể để ứng dụng chọn và gây lợn nái sinh sản. - Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái đúng kỹ thuật, loại thải đúng thời điểm (trong giai đoạn nuôi lợn hậu bị) sẽ tăng hiệu quả kinh tế trong giai đoạn nuôi lợn nái sinh sản. 2. Tiêu chuẩn chọn lợn cái hậu bị Khái niệm cái hậu bị: Là lợn cái được nuôi dưỡng và chọn lọc trong thời gian từ 3-8 tháng tuổi (theo tiêu chuẩn của từng phẩm giống) để gây nái sinh sản. Chọn cái hậu bị theo các phương pháp sau: 2.1. Chọn theo di truyền: - Bố mẹ của chúng phải là những con đạt tiêu chuẩn cao sản. - Con bố đã được kiểm tra năng suất cá thể ở các cơ sở giống lợn, đạt 3 chỉ tiêu: + Tốc độ tăng trọng trung bình 500gam/ngày trở lên. + Tiêu tốn thức ăn: dưới 3 kg/1kg tăng trọng. + Độ dày mỡ lưng: dưới 15 mm. - Con mẹ phải sản xuất được ít nhất 15 lợn con cai sữa/năm ở 30 ngày tuổi, đạt trọng lượng cai sữa bình quân 7 kg/ con, có độ đồng đều cao. 2.2. Chọn lọc cá thể: Cần chọn lọc ở 3 thời điểm: 3 tháng tuổi, 5 tháng tuổi và 8 tháng tuổi. - Khối lượng và dài thân: Giai đoạn (tháng) Khối lượng (kg) Dài thân (cm) 3 18 – 20 kg 62 - 85 cm 5 60 – 70 kg 103 - 109 cm 8 90 – 100 kg 115 – 120 cm - Lưng: lưng cong; loại bỏ những con lưng bằng hoặc võng. - Cổ: dài chắc chắn; không chọn con cổ ngắn, kết cấu không chặt chẽ.
  3. - Ngực: rộng, không sâu; tránh chọn con ngực hẹp, sâu. - Vai: nở, liên kết tốt với cổ và lưng; không chọn vai hẹp, liên kết lỏng lẻo với cổ, lưng. - Mông: dài, rộng, đầy, lộ rõ quả mông; tránh chọn con mông lép, ngắn, dốc. - Đùi: rộng, sâu, đầy đặn, chắc; không chọn đùi hẹp, bằng, không đầy đặn, không chắc. - Chân: cổ chân to, 4 chân khỏe, thẳng, đi lại tự nhiên, đi móng; không chọn con chân yếu, vòng ống nhỏ, chân có hình chữ X, vòng kiềng hoặc đi bằng bàn. - Vú: phải có 12 vú trở lên, cách đều, nằm trên đường thẳng; đến 8 tháng tuổi nổi rõ bầu vú, núm vú to, không chọn con núm vú nhỏ, có vú kẹ, tịt, lép, không trên đường thẳng và không đủ 12 vú. - Lông: thưa; không chọn những con lông dày, lông xù, quăn queo. - Da: da mỏng, có màu hồng; không chọn con da dày, tái nhợt, trắng bệch. - Âm hộ: có kích thước từ trung bình trở lên; không chọn con âm hộ nhỏ (khó đẻ), tụt vào trong (bị mông nhô ra che) không lộ rõ, mép dưới âm hộ chỏng lên (chỉ thiên), âm hộ phát triển không bình thường. - Chọn con từ các ổ đẻ đông con, có ngoại hình cân đối, khỏe mạnh, ưa hoạt động, tính tình hiền lành, dễ ăn; không có dị tật. - Trong các cơ sở chăn nuôi nhà nước, tập thể, tiến hành chọn lọc cá thể lợn cái dựa trên 2 chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình và sinh trưởng phát dục ở 6 tháng và 8 tháng tuổi, tiến hành giám định theo TCVN, chỉ chọn những con đạt cấp II trở lên. 3. Tiêu chuẩn, khẩu phần ăn 3.1. Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn qua các giai đoạn: Trọng lượng lợn Protêin thô Năng lượng
  4. (%) trao đổi (ME) Kcal Từ 20-30 kg 16-17 3100 Từ 30- 65kg 15 3000 Từ 65 kg đến phối giống và cả kỳ mang 13 – 14 2900 thai 3.2. Mức ăn/con/ngày (kg thức ăn hỗn hợp): Lượng Lượng Protein Năng lượng trao Thể trọng (kg) TĂ/con/ngày tiêu hoá (gam) đổi ME (Kcal) (kg) 20 - 25 1,0 - 1,2 160 - 204 3.100 - 3.720 26 - 30 1,3 - 1,4 208 - 238 4.030 - 4.340 31 - 40 1,4 - 1,6 210 - 240 4.200 - 4.800 41 - 45 1,7 - 1,8 255 - 270 5.100 - 5.400 46 - 50 1,9 - 2,0 285 - 300 5.700 - 6.000 51 - 65 2,1 - 2,2 315 - 330 6.300 - 6.600 66 - 80 2,1 - 2,2 273 - 286 6.090 - 6.380 81 - 90 2,2 - 2,3 286 - 299 6.380 - 6.670 - Từ 90 kg cho đến 10 - 14 ngày trước dự kiến phối giống: cho ăn 2,0kg/con/ngày. - Từ 10 - 14 ngày trước dự kiến phối giống: ăn 2,7-3,0 kg/ngày. - Sau phối giống cho ăn 1,8-2 kg/con/ngày bằng loại thức ăn nuôi lợn nái chửa. 3.3. Chế độ ăn: - Từ 20 - 30 kg - ngày cho ăn 4 bữa. - Từ 31 - 65 kg - ngày cho ăn 3 bữa. - Từ 65kg đến phối giống- ngày cho ăn 2 bữa.
  5. 3.4. Chuồng nuôi: - Yêu cầu kỹ thuật: Chuồng cần ánh sáng dọi vào buổi sáng, tránh mưa từ phía tây và gió bấc lùa vào mùa rét. - Kiểu chuồng một dãy: Mặt trước hướng Đông Nam. - Kiểu chuồng hai dãy: Xây trục theo hướng hướng Nam - Bắc. Dãy chuồng phía tây bố trí nuôi lợn hậu bị, lợn choai, lợn thịt. - Chống nóng và thông thoáng chuồng: Để chống nóng cần có mái chuồng cao và nên làm chuồng 2 mái. Dùng nước phun lên mái vào ngày nắng nóng (Nếu mái lợp bằng tôn, Fibroximăng). Dùng vòi phun sương trong chuồng nuôi. - Đảm bảo vệ sinh thú y, quản lý chặt chẽ việc xử lý phân và nước thải bằng xây dựng hầm chứa phân và hầm Biogas. - Định mức chuồng nuôi: Giai đoạn nuôi hậu bị lợn nái nuôi nhốt chung trong ô sẽ tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và đảm bảo diện tích 0,8m2 - 1m2/con (ăn - nằm). - Định mức lao động: 1 lao động nuôi 200 con lợn hậu bị . 4. Biện pháp kỹ thuật thời kỳ tiền phối giống 4.1. Kích thích lợn cái động đực sớm: Khi lợn cái ở tuổi 5,5 - 6 tháng tuổi, ngày 2 lần cho đực đi qua khu nuôi lợn cái hậu bị, mỗi lần 10 - 15 phút. 4.2. Theo dõi để phát hiện lợn động dục lần đầu và ghi chép để nắm diễn biến các chu kỳ động dục có ổn định hay không? Để lên kế hoạch phối giống và lên lịch tăng thức ăn trước khi phối giống. 4.3. Tuổi và thời gian phối giống: - Tuổi phối giống từ 7,5 - 8,5 tháng, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi.
  6. - Trọng lượng phối giống trung bình từ 100 - 115 kg. - Phối giống: Không phối giống ngay ở lần động dục thứ nhất, mà cho phối giống ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. - Ghi chép ngày phối giống để theo dõi kết quả phối giống của lợn cái. Nếu lợn đã phối giống mà không thụ thai thì sẽ động dục trở lại 17 - 23 ngày (kể từ ngày phối giống ). 4.4. Thú y đối với lợn hậu bị: - Vệ sinh chuồng trại tốt. - Tẩy giun sán trước lúc vào nuôi hậu bị (18 - 25 kg thể trọng) và trước khi phối giống. - Tiêm các loại vacxin: Dịch tả, lépto và tụ dấu ở: 6 - 7 tháng tuổi. - Thường xuyên kiểm tra bệnh ghẻ và điều trị kịp thời. 5. Phối giống cho lợn cái và lợn nái sinh sản 5.1. Động dục của lợn cái và thời điểm dẫn tinh thích hợp: - Chu kỳ động dục của lợn nái trung bình 21 ngày (biến động từ 16-21 ngày). - Hàng ngày kiểm tra lợn động dục 2 lần: vào những ngày gần chu kỳ động dục (từ ngày thứ 16 trở đi), bằng kinh nghiệm hoặc dùng đực thí tình. Sáng từ: 6 - 9 giờ và chiều từ: 16 - 18 giờ. - Thời gian động dục khoảng 4-5 ngày, chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Kéo dài 2-3 ngày đầu, thể hiện: Âm hộ sưng, đỏ hồng, không có hoặc có ít nước nhờn. Không chịu cho đực nhảy hoặc bỏ chạy khi người dẫn tinh ấn tay vào mông. ăn ít, bồn chồn, nhảy lên lưng con khác hoặc thành chuồng, có con kêu rít, rên.
  7. Chú ý: Giai đoạn này chưa nên dẫn tinh, không nên ép phối. Vì trứng chưa rụng nên không có khả năng thụ thai. Giai đoạn 2: Là giai đoạn "mê ì" chịu đực, kéo dài 2 - 2,5 ngày, thể hiện: - âm hộ: Giảm sưng, đỏ tái, màu mận chín hoặc hồng nhạt, dịch nhờn keo đặc có thể kéo thành dây. Chịu cho đực nhảy, hoặc đứng yên cho người ngồi lên lưng, chịu cho dẫn tinh "mê ì", 2 chân khuỳnh ra và đuôi quặt sang 1 bên. Lợn nái trở lại yên tĩnh, khó dịch chuyển khỏi vị trí. Đây là thời điểm phối tinh tốt nhất (thường là cuối ngày thứ 3 đầu ngày thứ 4). Chú ý: Nên phối giống lúc mát (mùa hè) và ấm (mùa đông). - Nếu là lợn cái hậu bị, cho phối giống ngay sau khi chịu đực 2-3 giờ và phối lặp lại sau thời gian phối lần đầu 12 giờ. (Nên phối giống bằng đực nhảy trực tiếp). - Nếu lợn nái đã đẻ rồi. Sau khi chịu đực 12 giờ, phối lần thứ nhất và sau 12 giờ (giờ thứ 24), cho phối lặp lại lần thứ 2. Giai đoạn3: Là giai đoạn cuối của quá trình động dục, thể hiện: - âm hộ: Trở lại trạng thái và màu sắc bình thường không có dịch nhờn. - Không cho đực nhảy, chạy, có khi ngồi bệt hoặc nằm sấp khi người ấn tay vào mông. Chú ý: Không nên dẫn tinh vào giai đoạn này vì kết quả thụ thai rất thấp. 5.2. Kỹ thuật dẫn tinh cho lợn nái. - Vệ sinh dụng cụ: Luộc dụng cụ dẫn tinh trong nước sôi 5-10 phút, vẫy khô, để nguội. Dùng 5-10 ml nước sinh lý (NaCl 0,85%) hoặc 3-5 ml tinh dịch pha tráng lòng ống bơm (Syringe) hoặc vỏ nhựa và dẫn tinh quản. - Vệ sinh lợn nái: Dùng nước sạch hoặc dung dịch thuốc tím 0,1% (màu cánh sen) để vệ sinh vùng âm hộ lợn cái, lau khô bằng khăn sạch.
  8. - Nâng dần nhiệt độ: Nâng nhiệt độ lọ tinh bằng cách nắm lọ tinh trong lòng bàn tay đến khi lọ tinh không còn lạnh là được. Bôi Vagiơlin vào 1/3 phần đầu dẫn tinh quản (nhưng không bôi lên miệng lỗ). Rót tinh vào ống bơm, rót từ từ vào thành ống, chú ý không lắp ống dẫn tinh quản vào ống bơm để hút tinh. - Dẫn tinh: Gãi, ấn nhẹ vùng mông hoặc kích thích âm hộ lợn nái để lợn đứng yên. Dùng ngón cái và ngón trỏ vạch lên 2 mép âm hộ ra và nhẹ nhàng đưa dẫn tinh quản đã bôi trơn đi vào âm hộ đã hé mở và đẩy theo hướng tới trước hơi chếch lên phía trên, qua âm đạo (khoảng 15-20cm) đưa dẫn tinh quản: vừa đưa vừa xoay nhẹ cho dẫn tinh quản đi vào trong cổ tử cung đến khi có cảm giác bị cản lại (dẫn tinh quản đã vào đến cổ tử cung) rồi kéo lại một chút. Với bất kỳ dẫn tinh quản nào, việc cho được đầu dẫn tinh quản vào trong cổ tử cung sẽ ngăn ngừa được hiện tượng tinh dịch chảy ngược ra âm đạo, như vậy sẽ làm cho toàn bộ lượng tinh dịch được chảy vào hết trong tử cung. - Lượng tinh 1 lần phối: 75-100ml với tổng số tinh trùng tiến thẳng từ 2-3 tỷ con. - Nói chung, một lợn cái thường được dẫn tinh ít nhất 2 lần trong chu kỳ chịu đực. - Sau khi dẫn tinh, lợn trở lại yên tĩnh, ngủ nhiều, ăn khỏe. Sau 24 ngày không động dục trở lại là đã thụ thai.