Bài giảng Quản trị tài chính - Đoàn Gia Dũng (Phần 2)

pdf 139 trang ngocly 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Đoàn Gia Dũng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_doan_gia_dung_phan_2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản trị tài chính - Đoàn Gia Dũng (Phần 2)

  1. Quản trị Vốn luân chuyển Chương 5 QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN Vốn luân chuyển đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp không có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản cố định và tài sản lưu động đã làm cho các thiết bị mới được đầu tư không có điều kiện cần thiết để phát huy hiệu quả. Không những thế, cấu trúc đầu tư và tài trợ cho tài sản lưu động còn có giá trị trong việc thanh toán hoàn trả nợ. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn về vốn luân chuyển. Mục tiêu của chương này cung cấp các kiến thức sau:  Hiểu biết các đặc tính của vốn luân chuyển  Tìm hiểu các quyết định về vốn luân chuyển  Thiết kế các chính sách quản trị khoản phải thu  Các hình thức tài trợ ngắn hạn I. NỘI DUNG QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN : 1. Tầm quan trọng và nội dung của quản trị vốn luân chuyển. a. Khái niệm về vốn luân chuyển: Vốn luân chuyển gộp bao gồm giá trị của toàn bộ các tài sản lưu động đó là các tài sản có khả năng chuyển hóa tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh, thường quy ước nhỏ hơn hay bằng một năm. Cấu trúc vốn luân chuyển gồm có : + Tiền mặt và chứng khoán khả nhượng + Gía trị khoản phải thu. + Giá trị tồn kho Vốn luân chuyển ròng (VLCR) là phần giá trị tài sản lưu động được tài trợ bằng các nguồn vốn dài hạn. Chúng ta hãy quan sát hai trường hợp về vốn luân chuyển ròng dương và âm thông qua sơ đồ sau: TSLTSLÂĐ NåüNợ Nng ắn hạn TSC Đ TSCÂ VDH VLCR > 0 VLCR < 0 TS. Đoàn Gia Dũng C5_93
  2. Quản trị Vốn luân chuyển Vốn luân chuyển ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Khi công ty có vốn luân chuyển ròng âm (VLCR<0), đồng nghĩa với việc nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động. Thực chất trong trường hợp này là việc công ty đang sử dung một phần nợ ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố định. Đây là tình huống hết sức nguy hiểm vì nợ ngắn hạn có đặc hđiểm t ời gian đáo hạn ngắn, hoàn trả gấp, trong khi khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản cố định lại rất chậm, thu hồi nó thường trong nhiều năm. b. Tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển: Tài sản lưu động thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Và chúng có đặc điểm chuyển hoá thành tiền nhanh, vì thế tài sản lưu động có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đi cùng với khả năng chuyển hoá thành tiền cao, thì so với các tài sản khác tài sản lưu động lại có khả năng sinh lời thấp (đặc biệt là tiền mặt). Vì thế nếu chúng ta quản trị lỏng lẻo làm cho các khoản phải thu, tồn kho tăng lên nhanh chóng sẽ làm giảm khả năng sinh lời chung của toàn bộ tài sản. Do đó muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty phải quan tâm đến việc tính toán và kiểm soát chặt chẽ khoản phải thu và tồn kho. Người quản trị tài chính phải dành phần lớn thời gian cho các vấn đề quản trị vốn luân chuyển. Hơn nữa, các trách nhiệm này lại yêu cầu sự quan tâm hàng ngày và liên tục. c. Nội dung cơ bản của quản trị vốn luân chuyển Như chúng ta đã tìm hiểu kết cấu tài sản lưu động gồm: tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho. Các quyết định vốn luân chuyển cần trả lời hai câu hỏi: Một là nên đầu tư mỗi loại tài sản trong cấu trúc chung tài sản lưu động là bao nhiêu Hai là cần huy động nguồn tại trợ nào cho các khoản đầu tư trên Các quyết định trên tác động đến việc lựa chọn cơ cấu đầu tư tức là cân nhắc việc đầu tư tiền vốn vào tài sản nào trong tài sản lưu động. Việc đưa ra các quyết định đầu tư trong quản trị vốn luân chuyển có tác động đến khả năng sinh lời của toàn bộ tài sản nói chung và quyết định khả năng chuyển hoá thành tiền của toàn bộ tài sản lưu động. Cơ cấu thời hạn của các nguồn tài trợ cho tài sản lưu động dựa trên cơ sở cân nhắc giữa chi phí và rủi ro của các nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển. Có thể xem xét quyết định về cơ cấu thời hạn nợ của việc tài trợ ở phần sau. Các quyết định này chịu ảnh hưởng của các cân nhắc rủi ro và sinh lợi. Quyết định quản trị vốn luân chuyển gắn liền với các tài sản trong tài sản lưu động bao gồm : + Quản trị tiền mặt + Chính sách tín dụng và thủ tục thu nợ TS. Đoàn Gia Dũng C5_94
  3. Quản trị Vốn luân chuyển + Quản trị và kiểm soát tồn kho 2. Cơ cấu thời hạn của việc tài trợ. a,Phân loại các loại tài sản lưu động. Chúng ta có thể chia tài sản lưu động thành hai nhóm: tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động mùa vụ. Tài sản lưu đông thường xuyên (TSLĐTX) là những tài sản lưu động luôn luôn hiện hữu trong doanh nghiệp, xét về mặt lượng chúng khó có thể giảm thiểu được, nếu giảm bớt mức tài sản cần thiết này sẽ đặt doanh nghiệp trong tình trạng suy giảm tính an toàn của toàn hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp rất cần duy trì một lượng nhất định về ngân quỹ, tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng vvv nhằm bảo đảm sự duy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản lưu động mùa vu(TSLĐMV). Những tài sản lưu động này có thể là một phần của tài sản lưu động và thay đổi theo chu kỳ. Để đơn giản quá trình tìm hiểu cơ cấu tài trợ, giả sử doanh nghiệp có ba loại tài sản sau: Tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động thường xuyên(TSLĐTX) và tài sản lưu động mùa vụ (TSLĐMV). Sự biến thiên các loại tài sản này được biểu diễn bởi sơ đồ sau: TSLÂMV TSLÂTX TSCÂ Nhìn vào đồ thị ta dễ nhận thấy TSLĐMV biến đổi có tính định kỳ (loại tài sản này rất phổ biến trong các doanh nghiệp chế biến nông sản). Các tài sản khác như tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên có khuynh hướng tăng dần, và hiếm khi thấy sự sụt giảm về qui mô của chúng. Các doanh nghiệp có thể tài trợ cho tài sản lưu động mùa vụ của mình bằng nguồn tài trợ ngắn hạn, dài hạn hoặc hỗn hợp. Mỗi cách thức như vậy có thể mang lại cho doanh nghiệp những trạng thái nhất định về khả năng sinh lời và áp lực trả nợ. Sau đây, chúng ta lần lượt tìm hiểu các cách tiếp cận tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định. a. Cách tiếp cận hạn chế : TS. Đoàn Gia Dũng C5_95
  4. Quản trị Vốn luân chuyển Theo các tiếp cận này, mỗi tài sản được cung cấp bởi một công cụ tài trợ có thời hạn tương ứng với thời hạn chuyển hóa tiền mặt của nó. - Các tài sản lưu động biến thiên có tính mùa vụ (TSLĐMV), được tài trợ bằng các nguồn tài trợ ngắn hạn. - Một phần tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong suốt chu kỳ kinh doanh của công ty (TSLĐTX) được tài trợ bằng nguồn tài trợ dài hạn (tài trợ thường xuyên) bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tài trợ ngắn hạn TSLÂMV TSLÂTX Tài trợ dài hạn TSCÂ Cách tiếp cận tài trợ hạn chế Như vậy, tại các thời điểm thấp của mùa vụ công ty sẽ thanh toán phần lớn (hoặc thậm chí toàn bộ) nợ ngắn hạn. Nhu cầu vốn thường xuyên được tài trợ bằng vốn tự có và nợ dài hạn. Khi công ty tăng trưởng mạnh nó cần phải lập tức tăng nhu cầu vốn thường xuyên.Việc tài trợ như vậy trở thành tài trợ theo nguyên tắc tự thanh toán của mỗi tài sản b. Cân nhắc giữa tài trợ ngắn hạn và dài hạn : Trong điều kiện chắc chắn chúng ta có thể đồng bộ hóa chính xác giữa thời hạn trả nợ và ngân quỹ tương lai. Thực tế quá trình này lại diễn ra trong điều kiện không chắc chắn dưới sự tác động của rất nhiều các yếu tố liên quan đến rủi ro kinh doanh. Ngân quỹ luôn luôn có khả năng lệch khỏi giá trị kỳ vọng, do đó việc xác định thời hạn nợ phải dựa trên các cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi. Vấn đề đặt ra là có thể có một lề an toàn nào đó cho các cân nhắc tài trợ. Lề an toàn như vậy sẽ xác định trên cơ sở một thời hạn nợ là bao nhiêu để có thể đối phó với các dao động ngân quỹ. Để giải quyết các vấn đề nêu trên chúng ta cần phân tích sâu hơn vào đặc tính các nguồn tài trợ, tìm ra các yếu tố gắn với rủi ro và chi phí của mỗi loại : - Rủi ro gắn với thời hạn nợ: trước hết đó là yêu cầu đáp ứng khoản nợ khi đến hạn. Với rủi ro này thời hạn nợ càng ngắn rủi ro không trả nợ kịp càng cao, rủi ro không hoàn trả đúng hạn tăng lên ở người nhận tài trợ. TS. Đoàn Gia Dũng C5_96
  5. Quản trị Vốn luân chuyển - Chi phí gắn liền với thời hạn nợ: Chi phí trong thời hạn nợ có khuynh hướng bù đắp rủi ro gắn với nó. Nói chung, thời hạn nợ càng dài thì rủi ro hướng về phía người tài trợ (ngân hàng, chủ nợ) càng lớn, và để bù đắp rủi ro ở phía mình thì chi phí tài trợ càng cao. Chi phí gắn với tài trợ có hai dạng : + Thứ nhất : Thời hạn nợ càng cao lãi suất càng cao + Thứ hai : Thời hạn nợ càng cao độ mềm dẻo của biện pháp tài trợ càng thấp, dẫn đến tình trạng công ty phải chi trả cho cả những khoảng thời gian vốn vay nhàn rỗi, không sử dụng hiệu quả. 2 Lãi suất % 1 1 1 1 Năm 1 5 1 1 223 Kết quả là để cân nhắc giữa rủi ro và khả năng sinh lợi trong việc lựa chọn thời hạn tài trợ. Người ta tìm ra một lề an toàn chấp nhận được bằng cách kéo dài hơn nữa thời hạn tài trợ để phòng sự giao động của ngân quỹ dùng để trả nợ, và tất nhiên chịu một phí tổn nhất định. Lề an toàn biểu hiện như là một sự chậm pha có thể có giữa ngân quỹ ròng kỳ vọng và các khoản trả bằng khế ước, các khoản nợ kỳ hạn. Giới hạn an toàn phụ thuộc và sự chấp nhận rủi ro của nhà quản trị. c. Cách tiếp cận bảo thủ: Các công ty tài trợ theo cách bảo thủ có thiên hướng sử dụng nhiều nguồn tài trợ dài hạn. Cụ thể, tài trợ dài hạn không chỉ tài trợ cho tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên, mà cả một phần tài sản sản lưu động mùa vụ. Tài trợ ngắn hạn Thời điềm vốn nhàn rổi TSLÂMV TSLÂTX Tài trợ dài hạn TSCÂ TS. Đoàn Gia Dũng C5_97 Tiếp cận tài trợ bảo thủ
  6. Quản trị Vốn luân chuyển Cách làm này đưa lại sự an toàn ở mức cao cho công ty, vì công ty không bị áp lực trả nợ trong kỳ kinh doanh. Tuy vậy, cách tiếp cận này tạo ra sự lãng phí về vốn, vào những thời điểm thấp của mùa vụ một phần vốn trở nên nhàn rỗi, trong khi chúng vẫn chịu một phí tổn cao do huy động từ các nguồn vốn dài hạn. Rõ ràng là cách tiếp cận này làm cho phí tổn trung bình của vốn cao và làm giảm đi tính linh hoạt của cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. d. Cách tiếp cận tấn công: Ngược với cách tiếp cận bảo thủ, các công ty tài trợ theo hướng tấn công lại có thiên hướng gia tăng nguồn tài trợ ngắn hạn. Cụ thể, các nguồn vốn ngắn hạn được dùng để tài trợ cho TSLĐMV, TSLĐTX (thậm chí có công ty còn tài trợ cho cả một phần TSCĐ). Tài trợ ngắn hạn TSLÂMV TSLÂTX Tài trợ dài hạn TSCÂ Cách tiếp cận tài trợ tấn công Do được tài trợ bằng các nguồn vốn có phí tổn thấp, cho nên cách tài trợ này có thể đưa đến phí tổn trung bình của vốn thấp. Tuy vây, điều này dẫn công ty đến áp lực trả nợ lớn, vì các khoản nợ ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn. Mặt khác, do sự lệch pha lớn giữa thời gian chuyển hoá thành tiền của các tài sản được tài trợ (tài sản lưu động thường xuyên và đặc biệt tài sản cố định) với thời gian hoàn trả những nguồn vốn ngắn hạn làm cho nguy cơ không trả được nợ trở nên thường trực hơn. Một khuynh hướng nữa phát sinh do tài trợ theo cách tiếp cận tấn công là nguy cơ tăng lãi suất, tăng chi phí vốn do hiện tượng không trả nợ TS. Đoàn Gia Dũng C5_98
  7. Quản trị Vốn luân chuyển đúng hạn, và rủi ro tài chính cao đã buộc các nhà đầu tư vốn vào công ty tăng chi phí cơ hội vốn để bù đắp rủi ro. Như vậy cách tài trợ này là hết sức nguy hiểm cho doanh nghiệp và cho các cổ đông. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tài trợ theo cách tiếp cận này đã rơi vào tình trạng phá sản. 3. Quyết định về tài sản lưu động và cấu trúc thời hạn nợ : Hai khía cạnh của quản trị vốn luân chuyển là : - Xác định tỷ lệ các tài sản thanh toán hợp lý - Tài trợ cho tài sản lưu động như thế nào. Hai khía cạnh này có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Nếu giữ cố định các yếu tố khác thì một công ty có tỷ trọng tài sản thanh toán cao sẽ có khả năng rất lớn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ ngắn hạn chi phí thấp. Nếu công ty tài trợ cho vốn lưu động hoàn toàn bằng vốn tự có thì nó sẽ không cần để ý đến khả năng thanh toán. Sự phụ thuộc này được xem xét trong việc tìm ra một lề an tòan trên cơ sở đánh giá độ chắc chắn của luồng ngân quỹ . - Nếu ngân quỹ chắc chắn, sẽ tạo điều kiện xác định chính xác thời hạn nợ, có thể cực đại hóa lợi nhuận. -Nếu ngân quỹ không chắc chắn, các dự toán ít chính xác dễ xuất hiện các sự cố về ngân quỹ và thời hạn trả nợ. Trường hợp này buộc nhà quản trị phải nới rộng lề an tòan. Lề an tòan được xác định bằng hai cách: + Thứ nhất : tăng tỷ lệ tài sản thanh toán trong tổng tài sản + Thứ hai: kéo dài thời hạn tài trợ bằng cách tăng tỷ trọng nguồn vốn dài hạn. Chúng ta cũng sẽ rất dễ dàng nhận thấy cách mà các nhà quản trị thực hiện các cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi cho các quyết định về vốn luân chuyển của họ. Tất nhiên, độ lớn của lề an toàn còn do ý muốn chấp nhận rủi ro của mỗi nhà quản trị. II. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT : Chúng ta đã biết rằng phải có một mức độ hợp lý cho các tài sản thanh toán. Điều này được cân nhắc t ừ tính sinh lợi và rủi ro. Để bảo đảm cho việc thanh toán đúng lúc và hiệu quả vấn đề đặt ra là : (1) Cần có bao nhiêu tiền mặt có thể có trong công ty (2) Nếu có thể đầu tư tiền nhàn rỗi vào những chứng khoán nào? bao nhiêu và cách thức đầu tư như thế nào? 1. Các hoạt động của quản trị tiền mặt : Quản trị tiền mặt trong công ty có hoạt động chính là giao dịch cất trữ và đầu cơ. TS. Đoàn Gia Dũng C5_99
  8. Quản trị Vốn luân chuyển + Giao dịch : là hoạt động cần thiết làm cho ngân quỹ đối diện được với các khoản trả phát sinh trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. + Cất trữ : là giữ tiền để duy trì một khoản dư như là một lớp đệm để đối phó với những sự ngẫu nhiên không dự kiến trước được. + Đầu cơ : là giữ tiền với hy vọng kiếm lời từ sự biến đổi giá của chứng khoán. Ba hoạt động trên có quan hệ mật thiết với nhau, và nếu chúng ta dự đoán tổt thì các khoản giao dịch sẽ tăng lên, các khoản cất trữ sẽ giảm, phần đầu cơ sẽ mạnh dạn hơn. Nếu khả năng nhượng bán của các chứng khoán nhanh thì phần cất trữ và dành giao dịch ít đi. Sự cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi cũng len lỏi trong các hoạt động này. Quan hệ của ba hoạt động này thể hiện qua sơ đồ sau: Giao dịch Giữ tiền Đầu cơ Có thể nói quản trị tiền mặt của công ty có mục tiêu là tối ưu hóa tiền quỹ khả dụng và tiền lãi thu được từ tiền tạm thời nhàn rỗi - Phạm vi của lĩnh vực quản trị này bắt đầu từ khách hàng viết séc trả tiền cho công ty về các khoản phải thu của nó, kết thúc khi các chủ nợ của công ty những người làm công hoặc chính phủ thực hiện việc thu tiền đối với nó về các khoản phải trả, nợ tích lũy. Thu tiền Đầu tư Kiểm soát chứng các hoạt Tiền mặt khoán động thông qua ngắn hạn ngân quỹ Chi tiền 2. Phương pháp thu tiền nhanh : Các phương pháp thu chi khác nhau làm cho công ty có thể cải thiện được những ảnh hưởng của giá trị ngân quỹ. Quan điểm chung là thu nợ với TS. Đoàn Gia Dũng C5_100
  9. Quản trị Vốn luân chuyển những khoản thu càng sớm càng tốt và trả các khoản phải trả càng trễ đến mức có thể càng tốt. Tăng tốt độ thu tiền trong phạm vi của quản trị tiền mặt là giảm sự chậm trễ từ khi người mua thanh toán hóa đơn cho đến khi khoản tiền thanh toán trở thành tiền khả dụng cho công ty. Các phương pháp làm tăng tốc độ thu tiền nhằm vào:  Một là tăng tốc độ trong thời kỳ thư tín của những khoản trả từ khách hàng đến công ty .  Hai là giảm thời gian mà khoản trả đến công ty nhưng chưa thu được tiền  Ba là tăng tốc độ chuyển tiền tời các ngân hàng chi Điều đáng chú ý là cần có các biện pháp làm giảm thời gian vốn trôi nổi trong khoảng thời gian chịu tác động của quản trị tiền mặt đã chỉ ra ở trên. Vốn trôi nổi thể hiện ở hai dạng : + Thời gian kiểm tra nội bô: từ lúc nhận xét đến khi gởi nó vào ngân hàng để chuyển vào tài khoản của công ty. + Thời gian thanh toán séc trong hệ thống ngân hàng. Tất nhiên, công ty không thể sử dụng tiền đến chừng nào mà séc thanh toán chưa thu được tiền. Các biện pháp thu tiền nhanh có thể áp dụng là : Một là mở thêm các tài khoản ở các khu vực công ty có khách hàng. Dĩ nhiên điều này cần tính tới các chi phí mở tài khoản và lượng ngân quỹ mà các ngân hàng yêu cầu ký quỹ. Phương pháp này sử dụng nhiều trung tâm thu tiền ở nhiều khu vực khách hàng thay cho một trung tâm ở tại trụ sở của công ty cho đến khi có quyền sử dụng tiền. Lợi ích của phương pháp này thể hiện ở hai phương diện : + Thời gian thư tín giảm + Thời gian thu séc nhanh vì các ngân hàng nằm trong khu vực của khách hàng Hai là lập các khoản thu gom (block box). Phương pháp này có mục đích loại bỏ thời gian từ khi ký nhận và gởi séc đến ngân hàng, bằng cách lập tài khoản thu gom ở một ngân hàng vùng chấp nhận các mẫu hóa đơn của công ty. Đơn giản hơn công ty có thể thuê một hộp thư bưu điện ở mỗi thành phố và ủy quyền cho ngân hàng của nó. Ngân hàng sẽ tự động đến nhận hàng ngày, hoặc sớm hơn các séc mà khách hàng gửi đến, đưa vào tài khoản của công ty. Lợi ích của phương pháp là séc được gởi đến và chuyển thành tiềnh sớm n ất tại ngân hàng. Ngày nay với những ứng dụng của hình thức thanh toán điện tử, thanh toán bù trừ trong các giao dịch của ngân hàng công việc thu tiền nhanh, tiện lợi dễ thực hiện. Không những thế còn có các dịch vụ giúp cho công ty đầu tư tiền nhàn rỗi vào các chứng khoán có lợi hơn. Tất nhiên cần phải chi phí cho dịch vụ này. Mục đích của kiểm soát chi tiêu là làm chậm lại tới mức có thể các khoản chi. Các biện pháp tiến hành gồm : TS. Đoàn Gia Dũng C5_101
  10. Quản trị Vốn luân chuyển - Cực đại hóa vốn trôi nổi : là tìm cách làm tăng khoản lệch giữa tổng số tiền séc thanh toán qua ngân hàng và giá trị thể hiện trên sổ sách của ngân hàng. Dĩ nhiên, có thể xảy ra trường hợp một thời điểm nào đó công ty có số dư âm trên sổ sách của nó và có số dư trong ngân hàng vì séc của nó chi ra chưa được thu. - Sử dụng nhiều ngân hàng có khả năng dịch chuyển vốn nhanh tới các ngân hàng mà khoản chi xuất hiện, có thế ngăn ngừa được sự tích tụ quá mức tiền ở một ngân hàng nào đó. - Tập trung hóa các khoản phải trả, thường là về trung tâm nhờ đó thể điều tiết chính xác các khỏan trả theo ý muốn. Quyết định tồn quỹ mục tiêu Quyết định tồn quỹ mục tiêu là sự cân nhắc giữa chi phí cơ hôi do giữ tiền mặt quá nhiều với chi phí giao dịch quá lớn do giữ tiền mặt quá ít. - Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được đầu tư vào mục đích kiếm lời - Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến việc chuyển từ tài sản khác thành tiền mặt để sẵn sàng cho các khoản chi tiêu. Nếu công ty giữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm cho chi phí giao dịch quá nhỏ, nhưng ngược lại chi phí cơ hội lại quá lớn. Tổng chi phí giữ tiền chính là tổng chi phí cơ hội với chi phí giao dịch. Tổng chi phí giữ tiền mặt 140 t Tổng chi phí giữ tiền mặt ặ 120 n m 100 ề Chi phí cơ hội ti 80 ữ 60 40 Chi phí giao dịch 20 Chi phí gi 0 123456 Qui mô tiền mặt Mô hình của Baumol TS. Đoàn Gia Dũng C5_102
  11. Quản trị Vốn luân chuyển Wiilliam Baumol là người đầu tiên đưa ra mô hình quyết định gtồn quỹ kết hợp giữa chi phí cơ hội và chi phí giao dịch. Mô hình này được ứng dụng trong thực tế nhằm xác định mức tiền mặt tối ưu. Gọi : - T - tổng nhu cầu tiền mặt cần thiết trong một năm - F - Chi phí cố định phát sinh để có được tiền mặt, chi phí cố định này không thay đổi theo qui mô lượng tiền mặt cần có. - K – Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt trong kỳ - Nếu ta gọi C mức tiền mặt cần có mỗi lần giao dịch Lượng tiền mặt về công ty có đặc trưng biến thiên như sau: Tiền mặt bình quân X/2 Như vậy ta có các hàm sau: Y1 - Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt Y2 - Chi phí giao dịch để có được tiền mặt Và Y- Tổng chi phí do lưu giữ tiền mặt C Y1 = k (1) C T 2 Y= k + F T 2 C Y2 = F (2) C Muốn tìm cực trị hàm Y ta tính đạo hàm bậc nhất và cho đạo hàm bằng không sẽ được kết quả 2TF Ctốiưu = k Ví dụ, công ty có M có nhu cầu tiền mặt trong cả năm là 31.200 triệu đồng; Chi phí giao dịch một lần để có tiền mặt là 1trđ; Chi phí cơ hội vốn là 10% . Ta áp dụng mô hình trên và có kết quả sau: 2 31200 1 Ctốiưu = 789,9 triệu đồng 10% Mô hình của Baumol được xây dựng trên cơ sở một số giả định sau: TS. Đoàn Gia Dũng C5_103
  12. Quản trị Vốn luân chuyển 1- Không tính đến dòng thu tiền mặt trong kỳ 2- Nhu cầu chi dùng tiền mặt trong kỳ là ổn định, không có hiện tượng đột biến thay đổi. Mô hình Miller – Orr Merton Miller và Daniel Orr phát triển mô hình tồn quỹ với luồng thu và chi biến động ngẩu nhiên hàng ngày. Mô hình Miller - Orr cân nhắc đến cả luồng thu (inflows) và luồng chi (outflows) tiền mặt và giả định luồng tiền mặt ròng ( thu trừ chi ) tuân theo luật phân phối chuẩn. Luồng tiền mặt hàng ngày có thể ở mức kỳ vọng, ở mức cao nhất và ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, chúng ta giả định lượng tiền mặt ròng bằng 0, tức là thu đủ bù đắp chi tiền mặt. Mức tiền mặt cao (H) Mức tiền mặt trung bình (Z) Mức tiền mặt thấp (L) Mô hình Miller - Orr Giống như mô hình của Baumol, mô hình của Miller – Orr xác định mức tồn quỹ dựa trên việc cân nhắc chi phí giao dịch và chi phí cơ hội do duy trì mức tồn quỹ tiền mặt. Cũng như các thông tin trong mô hình Baumol ta có - F - Chi phí cố định phát sinh để có được tiền mặt, chi phí cố định này không thay đổi theo qui mô lượng tiền mặt cần có. - K – Chi phí cơ hội do giữ tiền mặt trong kỳ - L – mức tồn quỹ tiền mặt thấp nhất -  2 - Phương sai của dòng tiền mặt ròng hàng ngày ( dòng tiền vào trừ đi dòng tiền ra hàng ngày) - H*- mức tiền mặt ở giới hạn trên Mô hình Miller – Orr về lượng tiền mặt tối ưu là 3F  2 Z * 3 L 4k HZL 3 2 Mức tiền mặt trung bình theo mô hình Mirler – Orr là TS. Đoàn Gia Dũng C5_104
  13. Quản trị Vốn luân chuyển 4ZL* Caverage = 3 Ví dụ: chi phí giao dịch để có được tiền mặt ngắn hạn F= 1000$; Lãi suất = 10%/năm, độ lệch chuẩn của dòng tiền tệ ròng hàng ngày là 2000$; giả sử công ty thiết lập mức tiền mặt giới hạn dưới là 0 Ta tính được chi phí cơ hội của tiền mặt hàng ngày là: 1 k 365 1 10% 1 k 365 1,10 1,000261 k 0,000261 * 3 1000 4000000 3 Z 3 0 11.493.900.000 22.568$ 4 0,000261 HZL 3 2 3 22.568 2 0 67.704$ Tồn quỹ trung bình theo mô hình của Mirler – orr là 4ZL* 4 22.568 0 Caverage = 30.091$ 3 3 Lưu ý khi sử dụng mô hình tồn quỹ tối ưu của Mirler – Orr: . Thiết lập giới hạn dưới cho tồn quỹ. Giới hạn dưới liên quan đến mức tiền mặt cần thiết để bảo đảm an toàn trong chi tiêu . Ước lượng độ lệch chuẩn dòng tiền ròng hàng ngày . Xác định mức lãi suất hàng ngày – chi phí cơ hội vốn do duy trì tiền mặt hàng ngày . Ước lượng chi phí giao dịch để có được tiền mặt III. QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU : 1. Chính sách tín dụng : Khoản phải thu là giá trị hàng hoá và dịch vụ mà khách hàng còn nợ và họ cam kết thanh toán cho công ty. Cũng cần chú ý rằng khoản phải thu không phải được hình thành một cách tự phát, nó là kết quả của việc công ty tiến hành một cách chủ động hình thức bán hàng trả chậm cho khách hàng. Hình thức bán hàng này xuất hiện khi khách hàng nhận hàng hoá và dịch vụ trước và sau một thời hạn nhất định mới thanh toán toàn bộ số tiền cho công ty. Bán trả chậm là hình thức bán hàng phổ biến, và mang lại sự thuận lợi cho khách hàng. Do vậy hình thức này có thể thu hút thêm các đơn hàng từ khách hàng đến với công ty. Nếu căn cứ vào nhóm khách hàng thì bán trả chậm có thể được chia thành các hình thức sau:  Bán hàng trả chậm cho khách hàng tiêu dùng cá nhân, như bán xe máy trả góp, nhà trả góp cho các hộ gia đình.  Bán trả chậm cho khách hàng tổ chức. Đây là hình thức mà một nhà sản xuất cung cấp tín dụng hàng hoá và dịch vụ của mình cho một tổ chức TS. Đoàn Gia Dũng C5_105
  14. Quản trị Vốn luân chuyển khác, như nhà sản xuất dành cho một nhà buôn bán hàng vật liệu xây dựng Trong chương này chúng ta sẽ tập trung dành sự chú ý vào hình thức bán trả chậm cho khách hàng tổ chức. Quản trị khoản phải thu gắn liền với việc xây dựng và thực thi chính sách bán tín dụng nhằm đạt được mục tiêu công ty trong từng thời kỳ. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những biến số có liên quan đến chính sách bán tín dụng + Một là tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng. Các tiêu chuẫn này nhằm bảo đảm khả năng công ty thu được nợ từ phía khách hàng. Chỉ có những khách hàng thoả mãn những tiêu chuẫn này công ty mới mở tín dụng cho họ. Những tiêu chuẩn tín dụng của khách hàng được cân nhắc trên các khía cạnh như: uy tín thanh toán, khả năng tài chính, khả năng thế chấp của khách hàng. Các tiêu chuẫn này nhằm bảo đảm khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Khi công ty nới lõng các tiêu chuẫn này có thể đưa đến việc mở rộng bán hàng trả chậm cho nhiều nhóm khách hàng mới và do đó gia tăng doanh số. Phần sản lượng tăng thêm không làm tăng thêm chi phí cố định. Vì thế có thể mang lại khả năng gia tăng lợi nhuận nhờ tiết kiệm định phí. Tuy vậy, việc nới lõng quá mức tiêu chuẫn khách hàng có thể gia tăng nguy cơ mở tín dụng cho cả những khách hàng kém chất lượng, vì thế gia tăng mất mát, tăng chi phí đòi nợ. + Hai là thời hạn tín dung. Thời hạn tín dụng thường được tính bằng số ngày mà khách hàng cam kết chậm trả. Khi tăng thời hạn bán tín dung sẽ gia tăng doanh số, giảm một cách tương đối tài sản dự trử và tăng khoản phải thu. Việc gia tăng doanh số nhờ nới lõng thời hạn bán tín dung sẽ dẫn đến tiết kiệm tương đối các khoản chi phí cố định. Tuy vậy, quá trình này thường làm gia tăng các chi phí vốn và tăng các chi phí quản lý và thu hồi nợ ở khách hàng. + Ba là tỷ lệ giảm giá k% nếu khách hàng chấp nhận thanh toán trong d ngày đầu tiên (viết tắt là k/d). Việc gia tăng tỷ lệ giảm giá k% cho những khách hàng trả tiền trong vòng d ngày đầu tiên có thể kích thích khách hàng trả tiền sớm. Mở ra khả năng đầu tư mới dành cho phần vốn thu hồi sớm. + Bốn là chính sách thu nợ bao gồm thủ tục quản lý và đòi nợ, chi phí liên quan đến bộ phận quản lý nợ khách hàng, trong nhiều trường hợp còn bao gồm cả các chi phí nhờ toà án luật pháp can thiệp. Sơ đồ sau có thể giúp chúng ta hình dung tiến trình hoạch định chính sách bán tín dụng của công ty. Qua sơ đồ cho thấy để hình thành chính sách bán tín dụng công ty cần xuất phát từ mục tiêu tài chính cụ thể hoá việc gia tăng giá trị tài sản cổ đông trong từng thời kỳ. Kế đến xây dựng mục tiêu bán tín dụng, trong từng thời kỳ bán tín dụng có thể quan tâm đến các mục tiêu sau: Tăng doanh số, giảm các chi phí tồn TS. Đoàn Gia Dũng C5_106
  15. Quản trị Vốn luân chuyển kho, hoặc tăng tốc độc chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tư vào khoản phải thu Các phân tích về môi trường là những cơ sở hết sức cần thiết khi đề ra các chính sách bán tín dụng. Những hiểu biết nhu cầu khách hàng như mục tiêu và chu kỳ kinh doanh; uy tín trong thanh toán, số năm có quan hệ với công ty; khả năng tài chính; cơ cấu hàng hoá Mục tiêu Cty Môi trường - Khả năng tài chính -Khách hàng Mục tiêu quản trị Cty - Đối thủ cạnh khoản phải thu - Đặc điểm sản phẩm tranh - Môi trường tài chính Các phương án bán tín dụng Quyết định Tiến trình hoạch định chính sách bán tín Mục tiêu tài chính Ví dụ : Công ty A đang có doanh số hiện tại là 3000 triệu đồng với thời hạn bán tín dụng là 30 ngày, kỳ thu tiền cũng bằng 30 ngày. Bộ phận marketing cho biết công ty có thể tăng lượng bán lên, nếu mở rộng các tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng tiềm năng. Công ty có mức chi phí biến đổi biên tế là 80% giá bán, phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 15%. Các dự tính sau dành cho các nhóm khách hàng tiềm năng như sau: Chè tiãu Nhoïm khaïch haìng 1 Nhoïm khaïch haìng 2 Nhoïm khaïch haìng 3 Nhoïm khaïch haìng 4 Tyí lãû gi a tàng DS 10% 12% 6% 8% Tyí lãû thåììi gian cháûm trãø 5% 10% 15% 30% thanh toaïn Tyí lãû máút maït % 2% 2% 3% 6% TS. Đoàn Gia Dũng C5_107
  16. Quản trị Vốn luân chuyển Chi phí cố định biên là 8%. Hãy xác định xem công ty nên mở tín dụng đến nhóm khách hàng nào? Qua số liệu trên nếu công ty mở đến nhóm 1 thì sản lượng mới sẽ tăng 10% so với hiện nay. Và nếu mở đến khách hàng 2 sản lượng lúc này sẽ tăng 22% (tức là 10% dành cho nhóm 1 và 12% cho nhóm 2) tương đương với 660 triêu đồng. Cứ như vậy, chúng ta có thể tính đến nhóm khách hàng 4. Việc gia tăng sản lượng không làm tăng thêm chi phí cố định, vì thế tỷ lệ chi phí cố định tính trên một đơn vị sản lượng ứng với việc mở rộng nhóm khách hàng giảm xuống. Hiên Chỉ tiêu nay KH1 KH2 KH3 KH4 Doanh số tăng thêm 0 300 360 180 240 Thời gian thu tiền 30 31.5 33 34.5 39 Mất mát 0 4.5 7.2 5.4 14.4 Chi phí cố định 8% 7.27% 6.56% 6.25% 5.88% Tiết kiệm chi phí cô định 24 26.182 11.803 15 Vốn đầu tư tăng thêm 21 26.4 13.8 20.8 Chi phí vốn 3.15 3.96 2.07 3.12 Lợi nhuận biên 16.35 15.0218 4.33328 -2.52 Lợi nhuận tăng thêm 16.35 31.3718 35.7051 33.1851 Lợi nhuận Max 35.7051 Như vậy, lợi ích trước hết của việc mở rộng tiêu chuẫn khách hàng là tiết kiệm chi phí cố định. Qua bảng trên ta thấy, nếu công ty mở đến nhóm khách 1 thì mang lại mức tiết kiệm biên về chi phí cố định (CPCĐ) là 24 triệu đồng và nếu mở đến nhóm 4 sẽ là 15 triệu đồng CPCĐ so với phương án mở đến nhóm khách hàng 3. Tuy vậy, việc nới lõng tiêu chuẫn khách hàng sẽ làm tăng thêm nguy cơ mất mát, tăng nhu cầu vốn đầu tư vào khoản phải thu và do vậy tăng thêm chi phí vốn. Bảng trên cho thấy việc công ty mở đến nhóm khách hàng 4 sẽ làm tăng chi phí vốn hơn so với phương án chỉ mở đến nhóm khách hàng 3 là 3,12 triệu đồng . Băìng cách phân tích biên chúng ta thấy công ty nên dừng lại ở nhóm khách hàng 3, sẽ đạt được mức lợi nhuận tăng thêm so với chính sách bán hàng hiện nay và TS. Đoàn Gia Dũng C5_108
  17. Quản trị Vốn luân chuyển đạt cực đại 35,7051 triệu đồng. Tương ứng với điều đó doanh số mới do mở rộng tiêu chuẫn khách hàng là 3840 triệu đồng kỳ thu tiền bình quân là 30,6094 ngày, chi phí cố định biên là 6.25%. b. Thời hạn tín dụng : Thời hạn tín dụng xác định độ dài thời hạn tín dụng và thời hạn trong đó sẽ chấp nhận một tỷ lệ giảm giá. Ví dụ : + ''2/10 net 30'' được ghi trên hóa đơn nghĩa là: Thời kỳ tín dụng cho khoản thanh toán là trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày ghi hóa đơn. Chiết khấu giảm giá là 2% cho việc thanh toán trước trong phạm vi 10 ngày đầu. + ''2/10 net 30 E.O.M'' nghĩa là thời hạn tín dụng cho phép 30 ngày đối với tất cả các khoản nợ trước cuối tháng, và được giảm giá 2% cho việc thanh toán trong phạm vi 10 ngày đầu. + ''2/COD net 45'' nghĩa là thời hạn tín dụng 45 ngày kể từ khi ghi hóa đơn nếu trả tiền ngay được giảm giá 2% Tất nhiên thời hạn tín dụng và chiết khấu giảm giá phải cần được cân nhắc trên cơ sở lợi nhuận tăng ròng thêm. Cũng ví dụ trên công ty A dự kiến nới lỏng thời hạn bán tín dụng băìng một trong ba phương án sau : Thời hạn bán tín dụng bằng: N= 45 ngày; N=50 hoặc N= 60 ngày. Doanh số bán tín dụng hiện nay với thời hạn bán tín dụng 30 ngày là 3840 triệu đồng, kỳ thu tiền bình quân 30,6094 ngày, chi phí cố định biên bằng 6.25% . các thông tin về việc nới lõng thời hạn bán tín dụng theo từng phương án được thể hiện ở bảng số liệu sau: Chỉ tiêu N=45 N=50 N=60 Tỷ lệ gia tăng doanh số 15% 20% 22% Tỷ lệ thời gian chậm trễ trong thanh toán 1% 6% 10% Tỷ lệ mất mát 0.5% 2.0% 3.0% Bằng phương pháp phân tích biên chúng ta có thể xác định được thời hạn tín dụng tốt nhất mà công ty A nên mở . Chỉ tiêu N=30 N=45 N=50 N=60 Doanh số 3840 4416 4608 4684.8 Kỳ thu tiền bình quân 30.6094 45.45 53 66 % chi phí cố định biên 6.25% 5.43% 5.21% 5.12% TS. Đoàn Gia Dũng C5_109
  18. Quản trị Vốn luân chuyển Doanh số tăng thêm 0 576 192 76.8 Tiết kiệm CPCĐ 0 36 10.4348 4 Vốn đầu tư củ 326.5 484.8 565.333 704 Vốn đầu tư mới 58.176 90.4533 123.904 VDTtăng thêm 216.476 112.811 172.117 Chi phí vốn 32.4714 16.9216 25.8176 Mất mát tăng thêm 2.88 15.36 25.344 Lợi nhuận biên 0.6486 -21.847 -47.162 Lợi nhuận tăng thêm so với hiện nay 0.6486 -21.198 -68.36 Max= 0.6486 Như vậy, công ty nên áp dụng thời hạn bán tín dụng là 45 ngày. Nếu công ty nới lỏng hơn thời hạn trên 45 ngày thì thu nhập tăng thêm sẽ thấp hơn chi phí tăng thêm. Doanh số và kỳ thu tiền bình quân ứng với thời hạn bán tín dụng mới là:  Doanh số = 4416 triệu đồng  Kỳ thu tiền bình quân= 45,45 ngày c. Biến số chiết khấu và số ngày đầu tiên để hưởng chiết khấu (k/d). Việc đưa ra chiếht k ấu nhằm kích thích khách hàng trả tiền sớm trong vòng d ngày đầu tiên. Nhìn vào biểu đồ ở trang sau ta dễ nhận thấy việc đưa ra mức chiết khấu giảm giá đã mang lại cho khách hàng hai cơ hội lựa chọn. Thứ nhất là thanh toán sớm trong vòng d ngày đầu tiên để được hưởng chiết khấu. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng phải sử dụng nguồn vốn sẵn có của mình để thanh toán cho công ty. Như vậy, họ cần cân nhắc chi phí cơ hội vốn của mình với lợi ích thu được từ giảm giá. Thứ hai trả chậm hơn, tức là thời hạn họ có thể kéo dài hơn là N-d ngày. Như vậy khách hàng mất đi cơ hội hưởng chiết khấu. Chi phí cơ hội vốn của việc từ chối chiết khấu có thể dễ dàng tính được là k * 360 C (100 k )( N d ) Chú ý rằng, ở đây C là chi phí cơ hội vốn của việc từ chối chiết khấu được tính cho một năm. Muốn tính C cho một tháng, ta có thể lấy tử số nhân với 30 thay cho 360 ngày. TS. Đoàn Gia Dũng C5_110
  19. Quản trị Vốn luân chuyển LỢI ÍCH CHIẾT KHẤU  Lợiíchcủa khách hàng Lợi ích củacôngty  Giảm chi phí – Thu hồivốnsớm  Có đượcsự lựachọn –Sử dụng vốnvàocáccơ  Cân nhắc ở Khách hàng hội kinh doanh khác Chi phí cơ hộivốncủa –Giảm chi phí thủ tụcthu việctừ chốichiếtkhấu hồivàquảnlýnợ có lớnhơnphítổnvốn  Công ty phảitrả chiết củamình khấuhấpdẫnchokhách hàng k*360 Phê täøn väún < C= (100 k)*( N d ) KHOA QUAN TRI KINH 39 DOANH , TS.DOAN GIA DUNG Xét về phía khách hàng, họ chỉ chấp nhận trả trước khi chi phí cơ hội của việc từ chối chiết khấu lớn hơn chi phí cơ hội vốn của mình. Còn trong trường hợp ngược lại, tức là C < chi phí cơ hội vốn, khách hàng sẽ trả chậm vào ngày thứ N. Chúng ta lại tiếp tục sự kiện ở công ty A, công ty đang dự kiến đưa ra các mức chiết khấu 1,5/5 hoặc 2/5 (có nghĩa công ty sẽ giảm giá 1,5% hoặc 2% cho các khách hàng của mình thanh toán trong vòng 5 ngày đầu tiên). Nếu với 1,5/5 thì C = 13.71% Còn nếu 2/5 thì C= 18.37% Qua tìm hiểu các khách hàng của mình công ty thấy rằng có khoảng 40% khách hàng có chi phí cơ hội vốn nhỏ hơn 16% và 20% khách hàng có phí tổn cơ hội hội vốn nhỏ hơn 21%. Bằng cách lập luận trên chúng ta dễ nhận thấy, chỉ có mức chiết khấu 2/5 là có khả năng thu hút khách hàng trả tiền sớm và mức sản lượng mà công ty có thể nhận được từ các khách hàng trả tiền sớm là 40%. Tuy vậy việc đưa ra chiết khấu cũng cần tính đến lợi ích của cả hai phía bao gồm: lợi ích khách hàng và lợi ích của công ty - lợi ích nhà sản xuất. Xét về phía công ty việc đưa ra chiết khấu giảm giá cho các khoản thanh toán sớm sẽ giúp họ thu được vốn sớm và do vậy có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh mới. Tuy vậy, việc đưa ra mức chiết khấu sẽ làm cho công ty phải chi thêm một khoản chiết khấu giảm giá cho các khách hàng của mình. Vì thế cân nhắc để đưa ra chiết khấu giảm giá dựa trên việc lấy lợi ích tăng thêm do thu hồi vốn sớm trừ đi chi phí chiết khấu nếu mang lại kết quả dương thì TS. Đoàn Gia Dũng C5_111
  20. Quản trị Vốn luân chuyển công ty nên đưa ra chiết khấu giảm giá tức là k/d. Cách thức đánh giá này dựa trên cơ sở phân tích giữa phương án không có chiết khấu và phương án có chiết khấu. Chỉ tiêu 0 có K có K Doanh thu 1766.4 1766.4 Kỳ thu tiền bình quân 45.455 Khoản phải thu 223.008 24.5333 Tiết kiệm vốn đầu tư 198.475 Tiết kiệm chi phí vốn 29.7712 Trả chiết khấu 35.328 Lợi nhuận or (lỗ) -5.5568 Như vậy công ty không nên đưa ra mức chiết khấu 2% dành cho các khách hàng thanh toán trong vòng 5 ngày đầu tiênĮ Kết luận : công ty chỉ nên nới lõng đến nhóm khách hàng 3 và thời hạn bán tín dụng là 45 ngày d. Mức rủi ro mất mát phải chấp nhận Mở rộng tiêu chuẩn tín dụng có thể bao hàm một sự chấp nhận rủi ro không đòi nợ được. Trong những trường hợp như vậy có thể coi sự mất mát này như là một chi phí được cộng thêm vào trong quá trình tính toán, thông thường mất mát được tính bằng tỷ lệ % so với doanh thu. 2. Phân tích các yêu cầu tín dụng : Để thiết lập các thời hạn bán hàng, từ chối hoặc chấp nhận mở tín dụng đối với mỗi yêu cầu tín dụng của khách hàng tiềm năng, công ty phải xem xét khả năng mất mát hoặc chậm thanh toán thông qua một quá trình phân tích tín dụng. Thủ tục phân tích tín dụng gồm 3 bước :  Thu thập thông tin  Phân tích thông tin để xác định giá trị tín dụng của khách hàng  Ra quyết định Các quyết định tín dụng chỉ rõ: tín dụng có được mở hay không và giá trị tối đa là bao nhiêu ? a. Thu nhập thông tin : Nguồn thông tin cho công việc phân tích hiệu quả gồm: - Các báo cáo tài chính - Tỷ suất tín dụng và kết quả thanh toán trong quá khứ được cung cấp bởi các cơ quan tư vấn tài chính. TS. Đoàn Gia Dũng C5_112
  21. Quản trị Vốn luân chuyển - Các dữ liệu từ ngân hàng về tình hình kinh doanh của khách hàng: có thể có các ngân hàng có các tổ chức dịch vụ kiểm soát tín dụng. Họ có lợi thế trong việc tìm kiếm thông tin từ hệ thống ngân hàng. - Các dữ liệu có sẵn của công ty: Nhiều công ty có thể có một số kinh nghiệm trong việc đánh giá tín dụng từ những nghiên cứu nhanh về các đặc tính vắn tắt theo nguyên tắc 4C bao gồm : 1. Character: đặc điểm, bản chất thể hiện trong những xử sự của khách hàng trong quá khứ. 2. Collateral: thế chấp (đồ ký quỹ) hay có một sự bảo đảm của một nguồn tài trợ đủ bảo đảm cho các khoản nợ. 3. Capital: tài sản hoặc khả năng sinh lợi của công ty 4. Conditions: các yếu tố ngoại sinh ngoài tầm kiểm soát của công ty và khách hàng của nó. Khi tiến hành phân tích khách hàng cần có sự phân tích các yếu tố môi trường như: các chính sách bán tín dụng của các nhãn hiệu cạnh tranh, tình hình về lãi suất và tốc độ lạm phát của nền kinh tế Sự tìm hiểu này cho phép người thiết kế chính sách bán tín dụng có thêm các quan điểm cần thiết để có thể nới lõng hay thu hẹp trong việc lựa chọn khách hàng. Sơ đồ sau cho thấy cách thức đánh giá khách hàng theo sơ đồ tắt mở. Khi một tiêu chuẫn được chấp nhận thì có thể chuyển sang nhóm khách hàng bán tín dụng. Quá trình cứ tiến hành như vậy, chúng ta sẽ có được một tập hợp các khách hàng đủ tiêu chuẫn. Các thông tin khách hàng Chấp nhận n Character1 p nh ậ ấ Nghi ngờ c ch đượ Capital Các khách hàng Collate l TS. Đoàn Gia Dũng C5_113
  22. Quản trị Vốn luân chuyển Khách hàng không đủ điều kiện để bán hàng và thanh toán chậm Ngoài những đánh giá trên, người quản trị khoản phải thu cũng cần có những tìm hiểu về các điều kiện khác từ phía khách hàng (conditions) như khả năng chuyển quyền sở hữu, hay sự thay đổi vị trí của người đứng đầu trong tổ chức Các khía cạnh này nhằm khẳng định khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng. b. Phân tích tín dụng: Từ các báo cáo tài chính các nhà phải thu thực hiện phân tích các thông số cần thiết. Đặc biệt chú ý các thông số : * Thông số khả năng thanh toán nhanh * Thông số quay vòng tồn kho và quay vòng khoản phải thu * Thời hạn trả tiền bình quân * Thông số nợ trên tổng tài sản * Đặc biệt là khả năng trang trải của ngân quỹ Thêm vào với báo cáo tài chính có thế là : * Sức mạnh tài chính của người yêu cầu tín dụng * Đặc điểm của người yêu cầu và khả năng quản trị của họ. Tất nhiên cần phân tích với một mức độ thích đáng, tránh việc làm rườm rà không cần thiết. Điều quan trọng là tìm ra khả năng thanh toán, khả năng trả nợ đúng hạn từ phía người yêu cầu tín dụng. c. Quyết định tín dụng : Sau khi các nhà phải thu đã đưa ra các dấu hiệu cần thiết và đã thực hiện sự phân tích, nhà quản trị cần phải đưa ra các quyết định tín dụng. * Trước hết là quyết định có gởi hàng và mở tín dụng hay không. Nếu lượng báïn lặp lại thì phải thiết lập một thủ tục để đánh giá lại mỗi khi nhận được đơn đặt hàng. Trong đó cần xác định mức tín dụng đó là giới hạn giá trị lớn nhất mà công ty có thể với một khách hàng nào đó. Chủ yếu là mức rủi ro tối đa mà công ty tự cho phép để thực hiện với một khoản tín dụng nào đó. Mức tín dụng cần phải định kỳ đánh giá lại để giữ một sự phát triển tương ứng khoản nợ. 3. Chính sách thu nợ : Chính sách thu nợ có mục đích là sử dụng các nguồn lực của công ty để thực hiện việc thu tiền đối với các hóa đơn quá hạn. TS. Đoàn Gia Dũng C5_114
  23. Quản trị Vốn luân chuyển Nó cũng liên quan đến việc định thời hạn cho việc chi tiêu các nguồn lực đó. Dĩ nhiên chi phí của việc thu nợ phải được xem xét toàn diện từ quá trình đánh giá các yêu cầu tín dụng cho đến chi phí cơ hội của việc lưu giữ các khoản phải thu, chi phi kiểm soát và thu nợ, chi phí thu nợ với các món nợ quá hạn. Mất mát Bảo Chi phí Biến số cơ bản của chính sách thu nợ là giá trị kỳ vọng của các thủ tục thu nợ. Trong một giới hạn nhất định giá trị kỳ vọng của thủ tục thu nợ càng cao càng hạ thấp tỷ lệ thất thoát và rút ngắn thời hạn thu tiền. Song mối quan hệ giữa chi phí thu nợ và mất mát cũng như việc giảm thời hạn thu tiền không theo một đường thẳng. Ban đầu sự gia tăng chi phí thu nợ có thể giảm đáng kể các mất mát và thời hạn thu tiền, càng về sau việc gia tăng chi phí thu nợ sẽ không còn tác dụng tích cực nữa. Thể hiện qua hình vẽ. Để cân nhắc cho chi phí cho các thủ tục thu nợ ta giả sử lượng bán không còn ảnh hưởng đến cố gắng thu nợ. Như vậy, cần cân nhắc giữa một bên là việc giảm đầu tư vào khoản phải thu và giảm mất mát, còn bên kia là sự tăng chi phí kiểm soát tín dụng, tăng cường việc thu nợ. Một khoản phải thu chỉ tốt như mong muốn khi nó được thanh toán đúng hạn. Công ty không thể chờ quá lâu đối với các hóa đơn quá hạn trước khi khởi sự thủ tục thu tiền. Song nếu khởi sự các thủ tục thu tiền quá sớm, không hợp lý có thể làm mất lòng khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của họ. Trước khi khởi sự các thủ tục thu nợ cần phải tự đặt hai câu hỏi. * Khoản nợ quá hạn có giá trị bao nhiêu? * Thời gian quá hạn bao lâu? Thủ tục thu nợ thường bao gồm một quá trình tự hợp lý cho các giải pháp mà nó áp dụng một cách tổng hợp như : các cú điện thoại, thư tín, các viếng thăm cá nhân, hoạt động luật pháp. Ví dụ : Thời hạn Hành động cần thiết 15 ngày sau khi hóa Gởi thư kèm theo số hóa đơn nhắc thời đơn đến hạn hạn và giá trị đúng hạn và yêu cầu trả tiền 45 ngày sau khi đến hạnGởi thư kèm theo thông tin hóa đơn thúc giục trả tiền và khuyến cáo là có thể làm giảm uy tín trong các yêu cầu tín dụng. TS. Đoàn Gia Dũng C5_115
  24. Quản trị Vốn luân chuyển 75 ngày sau khi hóa Gửi thư, gửi thông tin của hóa đơn, thông đơn đúng hẹn báo là nếu không trả đủ tiền trong thời hạn 30 ngày sẽ hủy bỏ các giá trị tín dụng đã thiết lập. 80 ngày sau kho hóa Gọi điện thoại khẳng định thông báo cuối đơn đến hạn cùng. 105 ngày sau khi hóa Gửi thư, thông báo là hủy bỏ giá trị tín đơn đến hạn dụng của khách hàng ngay cả khi đã trả đủ tiền. Nếu khoản nợ quá lớn thông báo cho khách là có thể đòi nợ bằng con đường luật pháp. 135 ngày sau khi hóa Có thể đưa khoản nợ vào nợ khó đòi. Nếu đơn đến hạn khoản nợ quá lớn thì khởi sự đòi nợ bằng pháp luật. Thủ tục thu nợ vừa mềm dẻo vừa cương quyết có thể từ việc gửi thư với những giọng điệu ngày càng nghiêm khắc đến các cú điện thoại, sau nữa là Tất nhiên, thu nợ bằng con đường luật pháp là cuối cùng và bị bắt buộc. Đòi nợ bằng luật pháp ít có giá trị thực tế chỉ nên áp dụng đối với sự phá sản, khi mà khoản nợ không thể thu được. Hợp lý hơn cả vẫn là giải quyết bằng thương lượng, thỏa hiệp. Trên thực tế các biến số của chính sách tín dụng ở trong một mối liên hệ chặt chẽ và phối hợp tất cả các nỗ lực sau cho nó có lợi nhất. B. TÀI TRỢ NGẮN HẠN I. TÀI TRỢ NGẮN HẠN PHÁT SINH : 1. Khái niệm : Các quyết đinh đầu tư hình thành cơ cấu tài sản cần phải tìm được nguồn vốn thích hợp cho nó. Với nguồn tài sản có lưu động thì nguồn vốn quan trọng nhất của nó là các nguồn vốn vay ngắn hạn. Nếu xét trên phương diện nguồn vốn ngắn hạn có thể thấy rằng có thể có hai loại : + Nguồn vốn không xác định cụ thể do nó phát sinh từ quy mô hoạt động kinh doanh (tài trợ phát sinh) + Nguồn vốn xác định được cụ thể . Tài trợ phát sinh là tài trợ có nguồn cụ thế sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các khoản trả từ những hoạt động kinh doanh do nhà cung cấp chấp nhận một thời hạn tín dụng nhất định, các khoản nợ tích luỹ (như nợ thuế, tiền lương công nhân ) Khi hoạt động kinh doanh càng lớn thì quy mô nguồn này cũng tăng và có kế hoạch nó theo chính sách tín dụng của nhà cung cấp và theo cách thức trả lương, thuế. Tài trợ phát sinh có thể chia làm hai loại : TS. Đoàn Gia Dũng C5_116
  25. Quản trị Vốn luân chuyển + Tài trợ từ tín dụng thương mại + Tài trợ từ nợ tích lũy (thuế, lương ) 2. Tài trợ từ tín dụng thương mại : Trong nền kinh tế phát triển người mua thường được mua hàng mà không trả tiền ngay. Còn người bán thường mở rộng tín dụng hơn so với các tổ chức tài chính. Tín dụng thương mại trở thành một nguồn vốn rất quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh. Như trên chúng ta đã khẳng định đây là nguồn vốn ngắn hạn và có quy mô gắn với quy mô hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, trong phần này chúng ta chỉ xem xét nó như là một biện pháp tài trợ, nghĩa là tìm khả năng tăng thêm từ nguồn vốn đã được lập kế hoạch theo quy mô các hoạt động mua sắm và chính sách tín dụng từ nhà cung cấp. Tình huống để có các biện pháp tài trợ này là : + Doanh nghiệp không nhận sự giảm giá trong thời hạn tín dụng mà nhà cung cấp đã cho và quyết định trả nợ đúng hạn. + Doanh nghiệp quyết định lạm dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán vượt quá thời hạn tín dụng quy định. a. Quyết định trả đúng hạn : Quyết định tài trợ này trong trường hợp đầu tiên, đó là doanh nghiệp mua hàng được hưởng một thời hạn tín dụng có chiết khấu giảm giá nếu thanh toán trước thời hạn quy định, song nó quyết định từ chối giảm giá để trả đúng hạn. Quyết định này đem lại cho doanh nghiệp một khả năng sử dụng lượng vốn bằng tiền mua hàng (100%-k%) thêm một khoảng thời gian là N-d, so với trả trước để hưởng chiết khấu giảm giá. Như thế, biện pháp tài trợ này đã phải chấp nhận một phí tổn cơ hội vì bỏ qua chiết khấu. Nếu xét thời hạn mua hàng ''2%/10, net N'' thì phí tổn cơ hội của biện pháp tài trợ này là : 2 360 C 36,7% 0 (100 2) (30 10) Bạn sẽ nghĩ gì nếu bạn không dùng biện pháp này mà phải tài trợ bằng vay ngân hàng với lãi suất 1,7% tháng? 4% tháng ? b. Lạm dụng khoản phải trả : Quyết định tài trợ trong trường hợp này là trì hõan hơn nữa thời hạn thanh toán vượt quá thời hạn tín dụng mà nhà cung cấp quy định. Chi phí cho biện pháp tài trợ là : + Chi phí cơ hội do không chấp nhận chiết khấu giảm giá + Sự giảm thấp giá trị tín dụng, giảm thấp uy tín của doanh nghiệp do trì hoãn trong thanh toán. TS. Đoàn Gia Dũng C5_117
  26. Quản trị Vốn luân chuyển Sự giảm thấp giá trị tín dụng rất khó đo lường bởi vì những sự trì hoãn này gây ra ảnh hưởng rất xấu, đặc biệt là dưới sự đánh giá của ngân hàng và những người cho vay. Hơn nữa, ngay cả khi không bị giảm giá trị tín dụng doanh nghiệp cũng có thể rơi vào những lệ thuộc nhất định, như buộc phải mua hàng các lần sau với giá cao, vì các quan hệ phức tạp đã gây ra từ trước. Khi áp dụng quyết định này cần làm cho nhà cung cấp hiểu và thông cảm hơn với hòan cảnh của công ty. Rằng đây chỉ là một sự trì hoãn tạm thời, có ý nghĩa mùa vụ, khoản nợ chắc chắn sẽ được thanh toán. c. Lợi ích của tài trợ bằng tín dụng thương mại : Lợi ích chủ yếu của tài trợ bằng tín dụng thương mại là sự sẵn sàng, mềm dẻo vì : + Khoản phải trả là nguồn vốn tồn tại liên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. + Không cần có một nghi thức chính thức nào để thực hiện việc tài trợ + Không cần thương lượng với nhà cung cấp mặc dù trong trường hợp lạm dụng quá mức khoản phải trả cần phải có một sụ thông cảm nhất định. + Không có sự trễ pha thời điểm vay nợ và sử dụng + Doanh nghiệp không phải ký nợ, thế chấp hoặc gắn với các cam kết chặt chẽ về thời hạn. Sự quá hạn trong tín dụng thương mại được xem nhẹ nhàng hơn so với sự trễ hẹn trong các khoản vay nợ. Tài trợ bằng tín dụng thương mại có bất lợi là chi phí cao. Do đó, quyết định về tín dụng thương mại trong trường hợp có thể khai thác một nguồn tài trợ khác rẻ hơn thì cần phải cân nhắc giữa chi phí tăng thêm và sự mềm dẻo cũng như tính thuận tiện gắn với biện pháp tài trợ bằng tín dụng thương mại. 3. Tài trợ các khoản tích lũy : Các khoản tích lũy có thể cung cấp một nguồn cho tài trợ bao gồm tiền lương trả cho công nhân, tiền thuế và các khoản nộp ngân sách. Đặc trưng của những khoản này là việc chi tiêu phát sinh hoặc đều đặn nhưng chưa phải trả vì chưa đến kỳ. Trên một ý nghĩa nào đó thì tài trợ từ khỏan nợ tích lũy là khoản tài trợ ít tốn kém nhất nếu như không muốn nói đây là biện pháp tài trợ miễn phí. Vấn đề là ở chỗ xét trên phương diện biện pháp tài trợ thì nó không thể tăng quá được. Bởi vì :  Với thuế và các khoản nộp ngân sách, việc trì hoãn không trả đúng hạn sẽ rất khó khăn, điều này có thể tiến hành khi doanh nghiệp đang ở trong tình trạng rất khó khăn về mặt tài chính.  Với lương, doanh nghiệp có thể kéo dài việc trả lương song cũng rất khó. Việc kéo dài quá mức có thể gặp phải các phản ứng của công nhân và công đoàn. Hơn nữa, có thể xuất hiện những phản ứng ngầm gây ra như giảm sút TS. Đoàn Gia Dũng C5_118
  27. Quản trị Vốn luân chuyển năng suất lao động, tăng phế phẩm, tăng tỷ lệ tai nạn do sự chán nản của công nhân. II. VAY NỢ NGẮN HẠN : 1. Tín dụng trên thị trường tiền tệ : Các công ty lớn và phát triển ổn định có thể vay mượn ngắn hạn qua thương phiếu, các công cụ khác của thị trường tiền tệ. Trên thị trường xã hội các công cụ của thị trường tiền tệ được bán trực tiếp cho người đầu tư hoặc gián tiếp qua các trung tâm. a. Thương phiếu : Là một phiếu hứa trả ngắn hạn không bảo chứng được bán trên thị trường tiền tệ. Thương phiếu có thể phát hành độc lập từ các công ty danh tiếng hoặc qua một sự bảo lãnh của ngân hàng. Thương phiếu có thể bán trực tiếp cho người đầu tư hoặc gián tiếp qua trung gian. Thời hạn của thương phiếu có thể từ vài ngày đến 9 tháng với đầu tư trực tiếp và thông thường là từ hai đến 6 tháng . Lợi ích của thương phiếu là :  Lãi suất thấp hơn lãi vay ngân hàng và không có số dư bù trừ  Có khả năng phân phối rộng và qua đó có thể kèm theo quảng cáo  Được sự đóng góp ý kiến của những người bán buôn thương phiếu của công ty b. Chấp nhận thanh toán của ngân hàng : Với hình thức này ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán các hối phiếu cho công ty nợ, bằng giá trị tín dụng của ngân hàng, hối phiếu trở thành một công cụ có thế nhượng bán rất tốt. Do đó, người cầm hối phiếu sẽ không phải giữ cho đến hạn thanh toán cuối cùng mà bán trước với giá thấp hơn giá trị trên một chút, khoản chiết khấu này biểu thị tiền lãi cho người đầu tư. Công ty có khoản nợ trong trường hợp này đã thực hiện một sự tài trợ trong thời hạn thanh toán của hối phiếu. 2. Vay nợ ngân hàng không bảo đảm : Vay nợ ngân hàng không bảo đảm xem như một hình thức ''tự thanh toán'', trong đó các tài sản có liên tục tạo ra dòng ngân quỹ đủ để trang trải món nợ trong thời hạn nhỏ hơn một năm. Các khoản nợ ngân hàng không bảo đảm được tiến hành bằng các cách như sau: + Cho vay theo một hạn mức tín dụng + Cho vay theo một tổng mức vay nợ nhất định + Cho vay theo một giao dịch Khoản vay nợ như trên được công nhận chính thức bằng một giấy hẹn ký bởi lãi vay, trong đó chỉ rõ thời gian trả, trị giá khoản trả và tiền lãi. a. Cho vay theo hạn mức : TS. Đoàn Gia Dũng C5_119
  28. Quản trị Vốn luân chuyển Mức tín dụng là một hợp đồng giữa một bên là ngân hàng với khách hàng xác định giá trị lớn nhất của khoản tín dụng không bảo đảm mà ngân hàng cho phép khách hàng nợ vào bất kỳ thời điểm nào. Mức tín dụng được lập cho thời hạn một năm và có thế sửa đổi theo mức tiến bộ của doanh nghiệp qua từng năm. Ngân sách ngân quỹ là một cơ sở tốt để người vay trình bày nhu cầu vốn ngắn hạn. Người vay sẽ đề nghị mức vay lớn nhất trên cơ sở nhu cầu tối đa và về an toàn. Ngân hàng sẽ đánh giá bản chất nhu cầu, giá trị tín dụng của người vay để quyết định hạn mức tín dụng. Ngân hàng thường yêu cầu người vay phải trả hết nợ vào những thời kỳ nhất định, điều này chứng tỏ khoản vay nợ có tính mùa vụ các khoản vay không bị đầu tư vào vốn dài hạn, và thúc dục người vay có khả năng trả nợ tốt. Mức tín dụng xác định như trên chỉ là thỏa thuận giữa ngân hàng và người đi vay chứ tuyệt nhiên không có tính chất pháp lý. c. Hợp đồng tổng mức vay nợ : Hợp đồng tổng mức vay nợ là một cam kết có tính pháp lý bởi một ngân hàng đồng ý mở tín dụng tới một giá trị tối đa cho doanh nghiệp. Khi hợp đồng còn hiệu lực, ngân hàng phải mở tín dụng bất cứ lúc nào người vay muốn vay với điều kiện tổng số vay nợ chưa quá giá trị tối đa đã được xác định. Để bù lại lợi điểm này, người vay thường bị yêu cầu trả một khoản chi phí hợp đồng cho phần chưa sử dụng của hợp đồng. Ví dụ : công ty có một hợp đồng tổng mức vay nợ lên đến 100 triệu đồng với ngân hàng. Công ty đã vay 30 triệu với lãi suất 0,7% tháng. Chi phí hợp đồng 0,1% tháng. Phí tổn tiền lãi một tháng là 0,21 triệu (30 x 0,7%), phí tổn hợp đồng là 0,07 triệu (70 x 0,1%). c. Vay nợ : Vay nợ giao dịch áp dụng cho việc tài trợ ngắn hạn theo mục đích xác định hoặc theo công việc. Khoản vay sẽ được thanh toán khi công việc hoàn thành. Cơ sở vay nợ loại này là khả năng tạo ra ngân quỹ của phương án kinh doanh. d. Phí tổn tài trợ : Không giống như lãi suất hình thành trên thị trường vô danh (như thương phiếu, trái phiếu kho bạc ) Lãi suất của vay không bảo đảm xác định thông qua thương lượng giữa người vay và cho vay. Lãi suất biến đổi theo giá trị tín dụng của người vay và điều kiện hiện tại của thị trường tiền tệ. Lãi suất thực của các khoản vay nợ thể hiện khác nhau tùy theo cách tính lãi. Hiện nay có ba cách tính lãi như sau : + Lãi được trả khi hoàn trả nợ + Lãi trả trên cơ sở khấu trừ trưóc. + Tiền lãi trả dần TS. Đoàn Gia Dũng C5_120
  29. Quản trị Vốn luân chuyển * Lãi suất thực với tiền lãi được tính vào thời điểm thu nợ được tính như sau : I r% 100 P Trong đó: I : Tiền lãi trả vào thời điểm thu nợ P : Vốn gốc Re : Lãi suất thực * Lãi trả trước : nghĩa là khoản vay nợ sẽ bị khấu trừ đi tiền lãi trên cơ sở lãi suất tiền khi vay. Như vậy, người vay chỉ được sử dụng khoản tiền thực sự ít hơn vẫn phải trả theo quy định. Lãi suất thực tính như sau : I r% 100 PI ' * Lãi trả dần : theo phương thức này lãi vay được tính ngay từ đầu gộp vào vốn và trả dần qua các thời kỳ trong thời hạn vay. Người đi vay thực tế chỉ sử dụng số vốn bình quân chưa đến phân nửa số vốn vay. Công thức tính lãi trong trường hợp này là : I r% 100 Pbq Pbq: Lượng vốn sử dụng bình quân. Thêm vào chi phí tiền lãi, ngân hàng thường yêu cầu người vay phải duy trì một số dư tối thiểu tại ngân hàng tương ứng theo một tỷ lệ nhất định với giá trị vốn vay, hay giá trị hợp đồng. Số dư bù trừ cũng thay đổi theo điều kiện thị trường và thương lượng giữa người vay và cho vay. Aính hưởng của việc duy trì số dư bù trừ sẽ làm tăng chi phí vay nợ. Ví dụ : Công ty có hợp đồng vay nợ 100 triệu đồng, lãi suất 9% năm, ngân hàng yêu cầu một số dư bù trừ bằng 10% vốn vay. Do đó, công ty chỉ có quyền sử dụng thực tế theo hợp đồng này là 90 triệu, tiền lãi phải trả vẫn là 8% năm trên tổng vốn vay và bằng 8 triệu/năm. Lãi suất thực sự sẽ là 8,88% (8/(1-10%)). 3. Vay nợ có bảo đảm (thế chấp): Có nhiều doanh nghiệp không thể tìm được nguồn tín dụng không bảo đảm, hoặc nếu có thì chi phí sẽ rất cao, bởi vì họ mới thành lập hay bị ngân hàng TS. Đoàn Gia Dũng C5_121
  30. Quản trị Vốn luân chuyển đánh giá khả năng trả nợ không cao. Trong trường hợp này người vay phải thực hiện vay nợ có thế chấp, tức là phải đưa ra một vật bảo đảm cho khoản nợ. Khi có sự bảo đảm, người cho vay sẽ có sẵn trong tay hai nguồn trả nợ :  Khả năng ngân quỹ của doanh nghiệp  Giá trị thế chấp của vật bảo đảm nếu vì một lý do nào đ ó nguồn trên không thế bảo đảm đượüc. Tuy thế, đồng thời với sự bảo đảm, các nhà cho vay không muốn xảy ra trường hợp thứ hai, và họ cũng không muốn cho vay nhiều hơn ngân quỹ kỳ vọng mà doanh nghiệp dùng để trả nợ . a. Vật bảo đảm và giá trị thế chấp : Người cho vay muốn có vật bảo đảm (thế chấp) cho các khoản cho vay của mình về mặt giá trị thị trường của vật bảo đảm phải lớn hơn giá trị cho vay. Khoảng chênh lệch này là lề an toàn đối với người cho vay. Mức độ bảo đảm của vật bảo đảm phụ thuộc vào giá trị tín dụng của người vay và giá trị thị trường của vật bảo đảm. Giá trị thế chấp của vật bảo đảm phụ thuộc vào các yếu tố sau : + Thứ nhất : khả năng bán của vật thế chấp + Thứ hai : Tuổi thọ của vật thế chấp, tốt nhất là vật thế chấp có tuổi thọ trùng với thời hạn vay nợ, nếu tuổi thọ càng lớn càng ít ý nghĩa. _+ Thứ ba : rủi ro gắn với vật thế chấp như sự dao động của giá trị thị trường và sự thiếu chắc chắn. b. Tài trợ từ khoản phải thu : Khỏan phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp, dưới góc độ người cho vay thì khoản phải thu là một vật bảo đảm tốt. Có thể tìm kiếm một sự tài trợ bằng khoản phải thu thông qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, dưới hai hình thức : + Ủy nhiệm các khoản phải thu + Chuyển nhượng các khoản phải thu (1) Ủy nhiệm các khoản phải thu : Doanh nghiệp có thể có một khoản vay nợ tính bằng tỷ lệ % giá trị của các khoản phải thu đem đi thế chấp và được chấp nhận. Tỷ lệ % khoản vay so với giá trị trên mặt của khoản phải thu được xác định căn cứ vào chất lượng và quy mô của khoản thu. Chất lượng khoản phải thu thấp quá có thể bị từ chối, còn các khoản phải thu được chấp nhận thì căn cứ theo chất lượng có thể cho vay khoảng 50 -80% giá trị trên mặt của khoản phải thu. Hơn nữa, khi quy mô khoản phải thu càng nhỏ, chi phí thu nợ của khoản phải thu sẽ lớn tương đối so với giá trị của nó, người cho vay có thể từ chối hoặc đánh giá thấp. Thủ tục ủy nhiệm khoản phải thu như sau : TS. Đoàn Gia Dũng C5_122
  31. Quản trị Vốn luân chuyển Sau khi người cho vay đánh giá các khoản phải thu, xác định khoản nào được chấp nhận và giá trị của chúng. Họ xác định tỷ lệ % cho vay so với giá trị trên mặt của các khoản phải thu, doanh nghiệp lập danh mục khoản thu bao gồm tên, ngày ghi hóa đơn thanh toán. Sau đó ký một phiếu hứa trả và hợp đồng thế chấp. Người cho vay sẽ giao cho doanh nghiệp khoản vay theo tỷ lệ % xác đinh. Việc thu nợ có thể tiến hành theo hai hình thức : + Hình thức không thông báo : khách hàng của doanh nghiệp không được báo trước về việc các khoản nợ của mình đã bị cầm cố. Khi doanh nghiệp nhận khoản thanh toán mà mình đã cầm cố, phải gởi tòan bộ đến người cho vay. Người cho vay kiểm tra bản ghi tương ứng của khoản thu và giảm giá trị vay nợ theo tỷ lệ % đã xác đinh, phần còn lại gởi trả cho doanh nghiệp. Hình thức này người cho vay thường không muốn áp dụng vì họ sợ các khoản trả bị giấu. + Hình thức thông báo : khoản nợ được thông báo ủy nhiệm thu và khách hàng trả trực tiếp đến cho người vay + Hình thức thông báo : khoản nợ được thông báo ủy nhiệm thu và khách hàng trả trực tiếp đến người cho vay. Dù việc thanh toán các khoản như thế nào, song nếu khoản thu không thu được trách nhiệm vẫn thuộc về doanh nghiệp. (2) Chuyển nhượng các khoản phải thu : Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng các khoản phải thu cho một người buôn bán hưởng hoa hồng. Người này phải kiểm tra tín dụng đối với các yêu cầu tín dụng của khách hàng, thay vì việc này bộ phận kiểm tra tín dụng của doanh nghiệp thường làm. Họ sẽ từ chối nếu như thấy giá trị tín dụng của người yêu cầu thấp. Dĩ nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thì vẫn có thể mở tín dụng, còn người mua khoản phải thu đã không chấp nhận được khoản này ngay từ đầu rồi. Người mua khoản phải thu của doanh nghiệp đóng vai trò : _+ Thứ nhất là người mua họ chấp nhận rủi ro về khoản phải thu và trong vai trò này họ yêu cầu tỷ lệ hoa hồng tính theo tổng giá trị tiền mặt của các khoản phải thu vẫn chưa đến hạn.Với vai trò này doanh nghiệp phải trả tiền lãi về khoản tiền nhận trước cho họ. Lợi ích quan trọng nhất của việc tài trợ bằng khoản phải thu là sự mềm dẻo và liên tục vì các khoản phải thu xuất hiện liên tục. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh cách thức tài trợ rất linh hoạt cho các nhu cầu ngắn hạn. Hơn nữa chính sự lên xuồng của khoản phải thu lại là một nguyên nhân dẫn đến nhu cầu tại trợ. Doanh nghiệp có cơ hội để học tập cách đánh giá tín dụng của các nhà chuyên môn. Đặc biệt là trong hình thức chuyển nhượng các khoản phải thu. Mặc dù, chi phí của tài trợ này có thể cao song bù lại ngoài cơ hội học tập, doanh nghiệp còn không phải tiến hánh các thủ tục đánh giá tín dụng. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức chuyển nhượng các khoản phải thu và ủy nhiệm các khoản phải thu là trách nhiệm về khoản phả i thu. Vời hình thức TS. Đoàn Gia Dũng C5_123
  32. Quản trị Vốn luân chuyển chuyển nhượng trách nhiệm này thuộc về người mua khỏan phải thu, còn với ủy nhiệm khoản thu thì như ta đã biết trách nhiệm về khoản phải thu vẫn phụ thuộc về doanh nghiệp. c. Vay nợ trên cơ sở tồn kho : Tồn kho cũng là một loại tài sản thanh tóan, nó cũng có thể trở thành một vật bảo đảm cho các vay nợ ngắn hạn. Khoản vay nợ từ tồn kho cũng sẽ được xác định bằng tỷ lệ % giá trị thị trường của tồn kho so với khoản phải thu về an toàn đặt ra từ người cho vay với tồn kho nhỏ hơn. Chất lượng của thế chấp tồn kho phụ thuộc và khả năng bán trên thị trường, sự dễ hư hỏng, chi phí bán hàng tồn kho, rủi ro gắn với tồn kho. Các hình thức vay nợ tồn kho gồm : + Quyền lưu giữ tạm thời tồn kho : Người cho vay sẽ lưu giữ tạm thời tòan bộ tồn kho. Tuy vậy quyền lưu giữ này có đặc tính rất lỏng lẻo, vì bản thân ngưòi cho vay rất khó kiểm soát tồn kho. + Cầm cố động sản : Các hàng tồn kho bị cầm cố được nhận dạng một cách chi tiết bằng một hình thức hợp lý. Tồn kho không thể bán được nếu không có sự đồng ý của người cho vay. Do yêu cầu phải nhận dạng chi tiết hàng tồn kho nên áp dụng được với hàng tồn kho có tốc độ quay vòng nhanh hoặc khó xác định quy cách. + Thư tín nhiệm : Thông qua một thư tín nhiệm của một trung gian có thể là một đại lý mà người cho vay tin cậy. Người cho vay có thể thực hiện các vay nợ bằng cách chuyển hàng tồn kho đến cho đại lý đã chỉ định. Sau khi nhận được hàng người đại lý sẽ gởi thư tín nhiệm về hàng tồn kho đến người cho vay. Hình thức này có ưu điểm là trong quá trình vay nợ các tồn kho vẫn tiếp tục tiêu thụ. + Kho biệt lập : Người vay giao tồn kho cho một kho công cộng chuyên làm dịch vụ kho. Kho này sẽ cấp một chứng nhận danh mua hàng hóa có ở trong kho. Giấy chứng nhận sẽ đảm bảo quyền lợi của người cho vay về các hàng hóa tồn kho, sau đó thì việc vay mượn có thể tiến hành được. Giấy chúng nhận tồn kho có hai loại : Chứng nhận không thể thương lượng phát hành cho những bộ phận nhất định của tồn kho và nó chỉ có thể được giải tỏa khi có sự đồng ý của người cho vay. Chứng nhận có thế thương lượng nghĩa là các bộ phận tồn kho có thể chuyển dịch thay thế khi có sự ký hậu của người cho vay. + Tồn kho khu vực : Khỏan nợ được tiến hành với những hàng tồn kho vẫn để lại trong một khu vực định trước ở trong cơ sở của người vay. Khu vực này sẽ do một tổ chức quản TS. Đoàn Gia Dũng C5_124
  33. Quản trị Vốn luân chuyển lý kho chuyên nghiệp bảo vệ và kiểm soát. Tổ chức này sẽ phát hành chứng nhận về tồn kho cho quá trình vay mượn có thế tiến hành. Hình thức này áp dụng trong trường hợp vận chuyển hàng tồn kho khó khăn, tồn kho được sử dụng thường xuyên . Lợi ích của các vay nợ bằng tồn kho là mềm dẻo thuận tiện nó có thể điều chỉnh tương đối dễ dàng, hơn nữa các nhu cầu vốn ngắn hạn và mùa vụ lại thất thường xuất phát từ việc tích lũy tồn kho. Chi phí bằng tài trợ của tồn kho có thể lớn do qúa trình vận chuyển và bảo quản. Tuy vậy việc sử dụng các dịch vụ tồn kho của các nhà chuyên nghiệp đặc biệt là tồn kho khu vực cho doanh nghiệp có khả năng học hỏi được nhiều kinh nghiệm. TÓM TẮT CHƯƠNG Vốn luân chuyển chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tài sản cuả doanh nghiệp, đặc biệt là nó có tốc độ quay vòng nhanh nên nếu quản lý không chặt chẽ có thể làm nó tăng lên rất nhanh, giảm hiệu quả kinh doanh. Vốn luân chuyển làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu xét rộng ra thì vốn luân chuyển ròng bằng phần vốn luân chuyển gộp trừ đi các khoản nợ lưu động tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, biểu thị độ an toàn nhất định trên phương diện nhu cầu thanh toán nợ. Bù lại nếu ta tăng vốn luân chuyển ròng thì chi phí tài trợ cũng sẽ giảm hiệu quả kinh doanh. Do đó, các quyết định trong quản trị vốn luân chuyển ảnh hưởng mạnh mẽ lên khả năng sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Các quyết định quản trị vốn luân chuyển tác động lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp gồm : + Quản trị tiền mặt + Quản trị khoản phải thu + Quản trị và kiểm soát tồn kho Các quyết định tác động lên cấp tài sản nợ gồm lựa chọn cơ cấu tài trợ, cơ cấu thời hạn nợ. Các quyết định trong quản trị vốn luân chuyển trả lời câu hỏi căn bản là : + Một là : đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động ? Cơ cấu cần có của tài sản lưu động là gì ? + Hai là : Tài trợ cho tài sản có lưu động như thế nào ? Để trả lời câu hỏi này các nhà quản trị tài chính phải thực hiện các cân nhắc giữa khả năng sinh lợi và trạng thái rủi ro phải chấp nhận. Kết quả là các nhà quản trị xác định một lề an toàn được hiểu như là sự sớm pha lệch giữa ngân quỹ kỳ vọng và sự đến hạn của các khoản nợ. Độ lớn của lề an toàn phụ thuộc vào độ dao động của ngân quỹ và sự chấp nhận rủi ro của nhà quản trị. Để có được lề an TS. Đoàn Gia Dũng C5_125
  34. Quản trị Vốn luân chuyển toàn này các nhà quản trị ra các quyết định tác động lên cơ cấu tài sản và cơ cấu nợ trong mối quan hệ rất mất thiết với nhau. Các quyết định trong lĩnh vực quản trị tiền mặt có mục đích làm cực đại hóa tiền quỹ khả dụng và khả năng sinh lời của tiền nhàn rỗi được đầu tư vào các chứng khóan để bán một cách hợp lý. Nội dung cơ bả n nghiên cứu trong lĩnh vực này là các biện pháp kiểm soát chi tiêu với mục đích tăng vốn trôi nổi trong các nghiệp vụ thanh toán, tập trung các khoản thanh toán. Các quyết định trong lĩnh vực quản trị khoản phải gồm xác định tiêu chuẩn tín dụng, thời hạn tín dụng, thủ tục đánh giá tín dụng, chính sách thu nợ. Mục tiêu cơ bản là tìm các giới hạn hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động nguồn lực cho công tác thu nợ. Các quyết định quản trị tồn kho là ranh giới giữa quản trị sản xuất và quản trị tài chính trong đó các hoạt động vật chất được nghiên cứu trong qúa trình quản trị. Các biện pháp tài trợ trong khuôn khổ chương trình này chủ yếu đề cập đến tài trợ ngắn hạn. Bao gồm tài trợ phát sinh và vay ngắn hạn. Tài trợ ngắn hạn phát sinh là các tài trợ thực hiện từ nguồn không xác định cụ thể phát sinh theo quy mô hoạt động kinh doanh. Cụ thể từ các khoản phải trả, các khoản nợ tích lũy. Biện pháp tài trợ từ khoản phải trả xuất hiện trong hai tình huống cơ bản là : thứ nhất, doanh nghiệp được hưởng thời hạn tín dụng có chiết khấu giảm giá nếu trả trước song doanh nghiệp từ chối chiết khấu để trả nợ đúng hạn; thứ hai, doanh nghiệp quyết định lạm dụng khoản trả vượt quá thời hạn tín dụng đã quy định. Ưu điểm cơ bản của biện pháp tài trợ này là mềm dẻo và thuận tiện nhưng có chi phí cao. Biện pháp tài trợ từ các khoản nợ tích lũy như tiền lương, thuế sở dĩ có thể tiền hành được là do các chi phí này phát sinh hoặc tích lũy liên tục, trong khi đó việc thanh toán nó lại tiến hành định kỳ. Chi phí của các khoản tài trợ này rất thấp hầu như không có song thực tế khả năng sử dụng như một biện pháp tài trợ bình thường rất hạn chế vì khó có thể kéo quá dài thời hạn thanh toán. Các biện pháp vay nợ ngắn hạn gồm vay nợ bảo đảm và vay nợ không bảo đảm. Chỉ có một số ít các Công ty lớn có uy tín có thể thực hiện vay nợ không bảo đảm trên thị trường tiền tệ thông qua các công cụ của thị trường tiền tệ như thương phiếu, chấp nhận trả của ngân hàng Còn các công ty có thể thực hiện vay nợ không bảo đảm qua ngân hàng hoặc vay nợ có bảo đảm. Vay nợ không bảo đảm là các vay nợ trên cơ sở khả năng phát sinh ngân quỹ để trả nợ của doanh nghiệp, lãi suất được thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp trên cơ sở giá trị tín dụng của doanh nghiệp và các điều kiện hình thành trên thị trường tiền tệ. Vay nợ không bảo đảm bao gồm vay nợ theo hạn mức tín dụng, vay nợ theo hợp đồng tổng mức tín dụng, vay nợ giao dịch. Vay nợ theo hạn mức tín dụng là một thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp không có tính chất pháp lý trong đó ngân TS. Đoàn Gia Dũng C5_126
  35. Quản trị Vốn luân chuyển hàng đồng ý cho doanh nghiệp mở tín dụng mỗi lần không quá một giá trị xác định. Giá trị này phụ thuộc vào các thành công của doanh nghiệp và duyệt lại hàng năm. Vay nợ theo hợp đồng tổng mức vay nợ là một hợp đồng chính thức có tính chất pháp lý trong đó ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay bất kỳ lúc nào với điều kiện tổng mức vay nợ chưa vượt quá giá trị xác định khi hợp đồng còn hiệu lực. Vay nợ giao dịch là các vay nợ tiến hành theo từng bước công việc trên cơ sở khả năng ngân quỹ của dự án đó. Lãi suất thực của các vay nợ không bảo đảm trên phụ thuộc vào cách tính lãi. Vay nợ không bảo đảm chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có giá trị tín dụng và uy tín nhất định. Còn trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với doanh nghiệp mới ra đời, các doanh nghiệp nhỏ rất khó tìm nguồn vốn vay không bảo đảm, hoặc nếu có thì chi phí rất cao, có thể tìm nguồn vốn vay nợ có bảo đảm. Với vay nợ bảo đảm người cho vay yêu cầu người vay đưa ra một vật bảo đảm. Các khoản vay nợ như vậy được bảo đảm bằng hai nguồn là: dòng ngân quỹ doanh nghiệp sinh ra và giá trị thị trường của vật bảo đảm. Người cho vay không bao giờ cho vay giá trị lớn hơn khả năng ngân quỹ, cũng như giá trị thị trường của vật thế chấp. Độ lệch giữa giá trị thị trường của vật thế chấp và giá trị vay nợ là khoảng an tòan đối với người cho vay. Khoản an toàn này phụ thuộc vào giá trị tín dụng của người vay và chất lượng của vật thế chấp. Các thế chấp có thể sử dụng trong vay nợ ngắn hạn là khoản phải thu và tồn kho. Hình thức bảo đảm bằng khoản phải thu gồm chuyển nhượng khoản phải thu và ủy nhiệm khoản thu. Lợi ích của khoản tài trợ này là mềm dẻo và sẵn sàng, sự khác nhau cơ bản giữa hai hình thức này là trách nhiệm với khoản phải thu chỉ với hình thức chuyển nhượng các khoản phải thu doanh nghiệp mới trút được. Gánh nặng này cho nhà buôn bán khoản phải thu song bù lại phải chấp nhận một chi phí hoa hồng. Tồn kho chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và nó cũng có thể là thế chấp rất tốt. Khoản vay từ tồn kho cũng xác định tỷ lệ % so với giá trị thị trường của nó song so với khoản phải thu lề an toàn xác định nhỏ hơn. Hình thức vay nợ tồn kho gồm : vay nợ bằng lưu giữ tạm thời tồn kho, cầm cố động sản, thu tín nhiệm hàng hóa, tồn kho biệt lập, tồn kho khu vực. Vay nợ bằng tồn kho có nhiều ưu điểm trong đó tính sẵn sàng và mềm dẻo cũng là một điểm đáng chú ý. Hơn nữa nhu cầu về tài trợ ngắn hạn thường lại phục vụ cho việc tích lũy tồn kho. CÂU HỎI ÔN TẬP : 1. Quản trị vốn luân chuyển bao gồm những nội dung gì ? Các quyết định cơ bản của quản trị vốn luân chuyển là gì ? Các nguyên tắc hay cân nhắc nào có ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định ? 2. Giá trị tài sản có lưu động mà doanh nghiệp duy trì được xác định bởi cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi. TS. Đoàn Gia Dũng C5_127
  36. Quản trị Vốn luân chuyển a. Có một tổ hợp duy nhất của rủi ro và tính sinh lợi của mỗi mức tài sản có lưu động hay không ? b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro liên quan với tài sản có lưu động hiện có. 3. Có một số công ty tài trợ cho phần vốn luân chuyển thường xuyên của mình bằng nợ ngắn hạn. Hãy giải thích tác động của quyết định này lên khả năng sinh lợi và các biến số rủi ro của công ty đó. 4. Giả sử công ty tài trợ cho phần tài sản lưu động mùa vụ bằng nguồn vốn dài hạn. Điều gì sẽ tác động lên khả năng sinh lợi và rủi ro của công ty này . 5. Rủi ro gắn với giá trị của tài sản có lưu động được đánh giá rằng tăng hoặc giảm với mỗi mức của tài sản có lưu động ? Điều này có đúng về mọi mức c ủa tài sản có lưu động hay không ? Giải thích ? 6. Bạn có thể so sánh vị trí của vốn luân chuyển ròng với nhân sách ngân quỹ để đo lường khả năng đáp ứng các khoản nợ kỳ hạn hay không ? 7. Đôi khi lãi suất vay dài hạn thấp hơn vay ngắn hạn. Trong trường hợp lãi vay dài hạn thấp hơn doanh nghiệp có nên tài trợ hoàn toàn bằng vốn dài hạn hay không ? 8. Việc rút ngắn cơ cấu thời hạn nợ của doanh nghiệp làm tăng rủi ro như thế nào ? tại sao việc tăng khả năng thanh toán của tài sản có lại giảm rủi ro . 9. Chí phí của việc duy trì quá cao vốn luân chuyển ròng là gì ? chi phí cho việc duy trì quá thấp vốn luân chuyển ròng là gì ? 10. Lề an toàn của quản trị vốn luân chuyển xác định như thế nào ? 11. Các hoạt động cơ bản của quản trị tiền mặt là gì ? Mối quan hệ giữa các hoạt động này như thế nào ? 12. Mục đích của quản trị tiền mặt là gì ? Giải thích các biện pháp thu tiền nhanh? Giải thích tác động của biện pháp sử dụng tài khoản thu gom (Lock - box) đến số dư ngân quỹ của công ty ? 13. Vốn trôi nổi là gì ? Công ty có thể chơi trò vốn trôi nổi như thế nào trong kiểm soát chi tiêu ? 14. Giải thích khả năng tác động đến doanh số và lợi nhuận của mỗi chính sách tín dụng sau đây : a. Tỷ lệ mất mát cao nhưng tốc độ quay vòng các khoản phải thu và mức từ chối các yêu cầu tín dụng bình thường ? b. Tỷ lệ các khoản nợ quá hạn cao và mức từ chối các yêu cầu tín dụng thấp ? c. Tỷ lệ các khoản nợ quá thấp nhưng mức từ chối các yêu cầu tín dụng và tốc độ quay vòng các khoản phải thu cao ? d. Tỷ lệ nợ quá thấp và mức từ chối các yêu cầu tín dụng thấp, nhưng tốc độ quay vòng khoản phải thu cao ? TS. Đoàn Gia Dũng C5_128
  37. Quản trị Vốn luân chuyển 15. Sự tăng lên của kỳ thu tiền có nhất thiết là một hiện tượng xấu không ? Giải thích ? 16. Các nguồn thông tin cần thiết cho phân tích yêu cầu tín dụng là gì? 17. Các biến số chủ yếu của chính sách tín dụng là gì ? 18. Nếu thay đổi tiêu chuẩn chất lượng của các khoản phải thu, điều gì sẽ xảy ra ? 19. Mục đích của việc thiết lập tín dụng cho các khoản thu ? Lợi ích của việc này là gì ? 20. Giải thích tại sao tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ phát sinh. 21. Tín dụng thương mại thực hiện bằng cách qua chiết khấu là một nguồn vốn đắt tại sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng nó trong các tài trợ tạm thời . 22. Lạm dụng các khoản trả là một nguồn vốn miễn phí thời hạn ngắn? Tuy vậy nhà cung cấp sẽ phải gặp khó khăn tài chính nếu tất cả các khách hàng của họ đều làm như vậy với khỏan thu của họ. Hãy giải thích hiện tượng lạm dụng khoản trả trừ gốc độ của nhà cung cấp ? 23. Giả sử một doanh nghiệp muốn thắt chặt hơn chính sách tín dụng của nó bằng cách chuyển từ thời hạn bán hàng 2/10, net 90 còn 2/10 net 30, giải thích các tác động lên khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 24. Tại sao các doanh nghiệp nhỏ lại thường tài trợ bằng nguồn tín dụng thương mại ? Tại sao các nhà cung cấp lại cho phép mở tín dụng với các doanh nghiệp nhỏ còn ngân hàng thì không ? 25. Phạm vị mà các tài trợ bằng nợ tích lũy có thể có nguồn tài trợ miễn phí là gì ? tại sao các công ty lại tránh trì hoãn quá mức việc thanh toán các khoản nợ tích lũy . 26. Tại sao thương phiếu có thường có lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng ? 27. Ai có thể phát hành thương phiếu với mục đích gì ? 28. Hình thức chấp nhận trả của ngân hàng khác gì so với thương phiếu trên quan điểm một công cụ của tài trợ ? 29. So sánh sự khác nhau giữa tín dụng theo hạn mức và theo tổng mức tín dụng ? 30. Điều gì xác định một hợp đồng cho vay bảo đảm hay không bảo đảm ? 31. Với tư cách người cho vay. Bạn sẽ xác định tỷ lệ % cho vay với giá trị của vật thế chấp như thế nào ? 32. Với tư cách người quản trị tài chính của một công ty, bạn quyết định lựa chọn tài trợ bằng ủy nhiệm thu hay chuyển nhượng khỏan thu như thế nào ? 33. Tại sao công ty thích nguồn tài trợ không bảo đảm như vay nợ hạn mức tín dụng, hay tổng mức tín dụng hơn so với các tài trợ bảo đảm như khoản phải thu, tồn kho ngay cả trong trường hợp phí tổn các nguồn này rẻ hơn. TS. Đoàn Gia Dũng C5_129
  38. Quản trị Vốn luân chuyển 34. Tồn kho và khoản phải thu là những tài sản có khả năng thanh toán tốt nhất mà công ty sở hữu, vậy nó có thể trở thành một sự bảo đảm tốt nhất với người cho vay hay không ? 35. Trong việc lựa chọn cơ cấu của tài trợ ngắn hạn, nhân tố nào cần phải xem xét ? BÀI TẬP : Bài số 1 : Công ty D có tổng tài sản là 3,2 tỷ đồng trong đó tiền mặt và chứng khoán khả nhượng là 0,2 tỷ. Doanh số hàng năm là 10 tỷ, lợi nhuận gộp biên là 12%. Cũng với hoạt động kinh doanh đã cho. Công ty muốn nâng cao mức khả năng thanh toán như một lớp đệm chống lại sự dao động của ngân quỹ. Mức tiền mặt và chứng khoán khả năng đang xem xét là 0,5 tỷ và 0,8 tỷ thay vì 0,2 tỷ như trước. Sự tăng lên so với trước được sự tài trợ bằng vốn tự có mới. Yêu cầu : a. Xác định tốc độ quay vòng tài sản, thu nhập trên tài sản, lợi nhuận gộp biên cho mỗi mức khả năng thanh toán ? b. Nếu mức tăng lên của khả năng thanh toán được tài trợ bằng nợ dài hạn lãi suất 15% năm. Chi phí tiền lãi trước thuế của hai phương án đề ra là bao nhiêu ? Bài số 2 : Công ty có ước lượng ngân quỹ hàng quý cho trong vòng năm tới như sau : (đơn vị : triệu đồng) Năm 1996 Năm 1997 QI QII QIII QIV QI QII QIII QIV 120 210 (270) (190) 170 160 (360) (100) Công ty có số dư ngân quỹ đầu kỳ là 150 triệu đồng. Yêu cầu : a. Xác định số dư ngân quỹ tích lũy cuối mỗi qúy không kể biện pháp tài trợ . b. Xác định nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời biết rằng công ty muốn duy trì số dư ngân quỹ tối thiểu là 150 triệu. (Giả sử nhu cầu vốn thường xuyên được xác định cuối mỗi năm) Bài số 3 : Công ty bán buôn X hiện đang có thời hạn bán hàng tín dụng là 30 ngày, với doanh số đạt được 60 triệu đồng, kỳ thu tiền bình quân là 45 ngày. Đề kích thích nhu cầu, công ty có thể đưa thời hạn bán hàng tín dụng là 60 ngày. Nó tin rằng với thời hạn tín dụng này thì có thể tăng doanh số hiện tại lên khoảng 15%. Kỳ thu tiền bình quân sẽ là 75 ngày, không kể khách hàng cũ hay mới. Chi TS. Đoàn Gia Dũng C5_130
  39. Quản trị Vốn luân chuyển phí biến đổi hiện tại là 80% doanh số. Chi phí cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 20%. Công ty có nên mở tín dụng hay không ? Bài số 4 : Công ty M là một công ty chế tạo, các sản phẩm của nó bán cho các nhà bán buôn, quy mô đặt hàng của họ là 50 triệu đồng. Công ty đang bán chất lượng các nhà bán buôn mà không có thủ tục đánh giá tín dụng. Thời hạn bán hàng đang áp dụng là 45 ngày, kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày. Giám đốc tài chính của công ty cho rằng nếu tiếp tụ c gia tăng các đơn vị hàng mới và không phân tích tín dụng thì có thể tăng tỷ lệ mất mát. Với tổng số tín dụng được cung cấp từ các cơ quan tín dụng của vùng thì có thể sắp xếp các đơn hàng theo tỷ lệ % mất mát, và có cách xử lý chính xác hơn. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy Loại đơn hàng theo rủi ro Thấp Trung bình Cao Tỷ lệ mất mát 3% 7% 24% Tỷ lệ loại đơn hàng 30% 50% 20% /tổng số Chi phí sản xuất gởi hàng và chi phí kiểm soát khoản phải thu là 78% doanh số. Chi phí nhận thông tin về đánh giá tín dụng đối với các yêu cầu là 4%. Giá trị đơn hàng thu tiền bình quân đối với cả ba loại hàng trên 60 ngày, giả sử không có sự liên quan nào giữa loại đơn hàng và kỳ thu tiền,. Công ty có nên nhận các thông tin đánh giá tín dụng hay không. Bài số 5 : Công ty G cần vốn luân chuyển lên 10 triệu đồng bằng các phương án sau : a. Từ chối chiết khấu trả tiền trước của thời hạn bán hàng 3/10 net 30 b. Vay ngân hàng với lãi suất 15%, nếu phương án này thực hiện cần một số dư bù trừ là 12%. c. Phát hành thương phiếu với lãi suất 12% chi phí phát hành là 100 ngàn đồng cho mỗi lần phát hành thời hạn tháng. Giả sử rằng để ưu tiên cho tính mềm dẻo của vay ngân hàng có thể chấp nhận tài trợ bằng nguồn này đắt hơn so với nguồn khác 2%. Hãy chọn phương án tài trợ. Bài số 6 : TS. Đoàn Gia Dũng C5_131
  40. Quản trị Vốn luân chuyển Công ty B có nhu cầu tăng vốn luân chuyển thêm 75 triệu nữa lập tức. Người ta đưa ra ba phương án nguồn như sau : a. Tài trợ bằng tín dụng thương mại : công ty hiện đang mua vật liệu mỗi tháng 50 triệu đồng với thời hạn 3/30 net 90. Chấp nhận chiết khấu . b. Vay ngân hàng : ngân hàng có thể cho vay 100 triệu lãi suất 13% và 10% số dư bù trừ . c. Chuyển nhượng các khoản phải thu của Công ty. Công ty hiện đang có 100 triệu khoản phải thu mỗi tháng, kỳ thu tiền 60 ngày. Người mua khoản phải thu chấp nhận cho vay 75% giá trị tiền mặt của khoản phải thu với mức lãi suất 12% năm. Chi phí hoa hồng là 2% giá trị khoản phải thu được mua. Công ty cho rằng nó có thể nhận được dịch vụ kiểm soát tín dụng từ người mua khoản phải thu và giảm chi phí kiểm soát tín dụng và mất mát ước tính 1,5 triệu đồng mỗi tháng . Hãy lựa chọn phương án tài trợ ? Bài số 7 : Một công ty có doanh số 280 triệu đồng với lợi nhuận trước thuế và lãi biên tế là 10%. Để bảo đảm khối lượng bán này công ty duy trì mức tài sản cố định là 100 triệu. Hiện tại công ty có 50 triệu tài sản lưu động. a. Xác định tốc độ quay vòng tài sản và tỷ suất thu nhập trước thuế trên tổng tài sản ? b. Tính tỷ lệ thu nhập trên tài sản ở các mức tài sản có lưu động khác nhau bắt đầu từ 10 triệu lên đến 100 triệu với bước nhảy là 15 triệu. Vẽ đồ thị quan hệ này ? Có thể lựa chọn một mức tài sản có lưu động để cực đại hóa thu nhập trên tài sản không ? Bài số 8 : Công ty M có một dự án đầu tư 3 năm cho bảng sau : Ngày Tài sản cố định Tài sản lưu động 30/03/95 50 21 30/06/95 51 30 30/09/95 52 25 31/12/95 53 21 31/03/96 54 22 30/06/96 55 31 30/09/96 56 26 31/12/96 57 22 31/03/97 58 23 TS. Đoàn Gia Dũng C5_132
  41. Quản trị Vốn luân chuyển 30/06/97 59 32 30/09/97 60 27 31/12/97 61 23 Các khoản phải trả và tích lũy công ty dự kiến chiếm vào khoảng 1/3 tài sản lưu động. Hiện tại nó có 500 triệu vốn tự có còn lại vốn vay dài hạn. Mỗi qúy có khoảng 10 triệu thu nhập giữ lại. a. Biểu diễn đồ thị theo thời gian tài sản và tài sản cố định của công ty b. Lập một kế hoạch tài trợ, áp dụng cách tiếp cận hạn chế ? c. Nếu tài trợ ngắn hạn lãi suất 10% và dài hạn lãi suất 12%, công ty sẽ tiết kiệm được bằng bao nhiêu nếu toàn bộ tài sản có lưu động được tài trợ bằng nợ ngắn hạn ? Bài số 9 : Để tăng doanh số từ mức hiện tại là 24 tỷ đồng một năm lên nữa, một công ty bách hóa đề ra chính sách mở rộng tiêu chuẩn tín dụng Hiện tại công ty đang có kỳ thu tiền bình quân là 30 ngày. Nó tin rằng bằng việc mở rộng tiêu chuẩn tín dụng sẽ có kết quả như sau : Chỉ tiêu Chính sách tín dụng A B C D Lượng bán tăng lên so với 2,8 1,8 1,2 0,6 trước (tỷ) Kỳ thu tiền bình quân của 45 60 90 144 lượng bán tăng thêm (ngày) Chi phí biến đổi tính trên một giá bán một đơn vị hàng hóa là 90%. Một năm có 360 ngày. a. Chi phí cơ hội trước thuế của vốn là 30%. Chính sách tín dụng nào sẽ được áp dụng b. Giả sử tỷ lệ mất mát như sau : Chính sách tín dụng A B C D Tỷ lệ mất mát tăng lên (%) 3 6 10 15 Hãy tính chính sách tín dụng tốt nhất ? c. Chọn chính sách tín dụng tốt nhất nếu tỷ lệ mất mát cho ở câu b mỗi chính sách chỉ còn một nửa ? Bài số 10 : Một công ty hiện có phí tổn cơ hội vốn đầu tư là 12% năm và đang bán hàng với thời hạn tín dụng là net/10. EOM (nghĩa là các hàng hóa gởi đi trước cuối tháng phải trả tiền vào ngày 10 của tháng sau). Công ty có doanh số là 10 tỷ trong đó có 80% bán tín dụng. Lượng bán trải đều trong năm. Kỳ thu tiền TS. Đoàn Gia Dũng C5_133
  42. Quản trị Vốn luân chuyển bình quân là 6 ngày. Nếu công ty dùng thời hạn bán hàng là 2/10 net 30 sẽ có khoảng 90% khách hàng chấp nhận chiết khấu giảm giá kỳ thu tiền bình quân rút xuống còn 40 ngày. Công ty có nêu chuyển từ thời hạn bán hàng net /10 EOM sang 2/10 net 30 không ? Bài số 11 : Công ty P chi hàng năm 220 triệu cho việc thu tiền, hiện công ty có doanh số 12 tỷ đồng tín dụng kỳ thu tiền bình quân là 2,5 tháng, tỷ lệ mất mát là 4%. Công ty tin rằng nếu nó tăng gấp đôi nhân viên thu tiền có thể đưa kỳ thu tiền bình quân xuống còn 2 tháng và tỷ lệ mất mát chỉ còn 3%. Chi phí tăng thêm là 180 triệu đồng nâng tổng chi phí thu nợ lên 400 triệu đồng/năm. Có nên thực hiện phương án hay không nếu chi phí cơ hội vốn đầu tư là : a. 20% ? b. 10% Bài số 12 : Xác định phí tổn cơ hội của việc từ chối chiết khấu trong các thời hạn bán hàng tín dụng sau : a. 1/10, net 30 b. 3/10 net 60 c. 2/10, net 30 d. 2/10, net 90 e. 10/30, net 60 f. 5/10, net 100 Bài số 13 : Công ty H đang mua vật liệu với thời hạn bán hàng là 2/10 net 30. Họ thường trả tiền sau 15 ngày kể từ ngày nhận hàng. Khi hỏi tại sao công ty không hưởng chiết khấu. Ngườia trả lời rằng nó chỉ đáng 2% số vốn này trong khi vay ngân hàng lãi suất 12%. a. Câu trả lời trên đúng hay sai ? Nếu bạn cho là sai thì sai chỗ nào ? b. Chi phí thực của việc từ chối chiết khấu là bao nhiêu ? c. Nếu doanh nghiệp không thể vay tiền của ngân hàng và phải cố gắng sắp xếp để sử dụng nguồn tín dụng thương mại Chứng tỏ cho Công ty về sự giảm chi phí tiền lãi hàng năm . Bài số 14 : Công ty bảo vệ thực vật hàng năm phải trả 16 triệu đồng vào cuối tháng 7 cho các máy tưới mà nó mua vào đầu tháng năm. Nhà cung cấp của nó đề nghị công ty nhận hàng vào đầu tháng 3 với thời hạn tín dụng là 30 ngày, họ sẽ chấp nhận khoản chiết khấu 10%. Công ty bảo vệ thực vật rằng phải bỏ ra 500 ngàn đồng mỗi tháng về khoản nhỏ và chi phí vay nợ là 1,25% tháng. Công ty bảo vệ thực vật có chấp nhận đề nghị trên hay không? TS. Đoàn Gia Dũng C5_134
  43. Quản trị Vốn luân chuyển BÀI GIẢI MẪU : Bài số 1: a. (Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu Chính sách Hiện tại 2 3 Doanh số 10 10 10 Thu nhập trước thuế và lãi 1,2 1,2 1,2 Tổng tài sản 3,2 3,5 3,8 Quay vòng tài sản 3,125 2,857, 2,632% Thu nhập trên tài sản 37,5% 31,3% 31,6% Lợi nhuận ròng biên 20% 205 20% Lợi nhuận gộp biên không thay đổi khi doanh số và thu nhập trước thuế và lãi không đổi với mỗi phương án về khả năng thanh toán. b. Phương án 2 Phương án 3 Nợ tăng thêm 0,3 0,6 Tiền lãi tăng thêm 0,045 0,09 Nhận xét : Khi tăng khả năng ngân quỹ lên thì tiền lãi vay tăng song tiền nhãn rỗi nhiều hơn có thể đầu tư nhiều vào chứng khoản khả nhượng làm giảm chi phí cho khả năng thanh toán Ngược lại khi sử dụng vay nợ tăng thêm nhiều làm giảm khả năng vay nợ, do đó công ty nếu muốn tăng vay nợ tiếp tục phải tìm nguồn đắt hơn, đây là chi phí ẩn của việc gia tăng khả năng thanh toán bằng vay nợ. Bài số 2 : Đầy kỳ Năm 1996 Năm 1997 150 270 480 210 20 190 350 (20) (110) a. Số dư ngân quỹ tích lũy (triệu đồng) b. Nhu cầu vốn thường xuyên của công ty là 150 triệu - 20 triệu cuối năm thứ nhất và 150 triệu - (110) = 260 triệu vào cuối năm thứ hai. Nếu công ty đã tài trợ 130 triệu vốn thường xuyên vào cuối năm thứ nhất và số dư tối thiểu phải duy trì cuối mỗi qúy là 150 thì nhu cầu vốn tạm thời xác định như sau : TS. Đoàn Gia Dũng C5_135
  44. Quản trị Vốn luân chuyển Đầu Năm 1996 N ăm 1997 Chỉ tiêu kỳ QI QII QIII QIV QI QII QIII QIV Ngân quỹ 150 270 480 210 150 320 480 150 150 Thường 130 260 xuyên Tạm thời 30 Bài số 3 : Nếu áp dụng chính sách tín dụng mở rộng ta có : Tốc độ quay vòng khoản phải thu 360/75 = 4,8 vòng Lợi nhuận tăng thêm do tăng doanh số 60 x 15% x 0,2 = 1,8 triệu Đầu tư cho khỏan phải thu mới : 1,875 x 80% = 1,5 triệu Khỏan phải thu tăng từ doanh số cũ nhưng giảm vòng quay [160 x (45/360)] - [60 x (75/360)]= 5 triệu Tổng đầu tư thêm cho khoản phải thu : 5 + 1,5 = 6,5 triệu Chi phí cơ hội của đầu tư tăng thêm là : 6,5 x 20% = 1,3 triệu Kết luận : Chi phí cơ hội tăng thêm nhỏ hơn lợi nhuận tăng thêm vậy công ty có thể mở tín dụng đến 60 ngày. Bài số 4 : Công ty sẽ từ chối các đơn vị hàng mà có rủi ro mất mát vượt qúa lợi nhuận biên của nó hiện là 100% - 78% = 22%. Như vậy nếu có thể phát hiện một cách chính xác khả năng mất mát của các đơn vị hàng thì tất nhiên nõ sẽ từ chối các đơn hàng có tỷ lệ mất mát 24%. Loài này chiếm 20% các đơn hàng mới. Để làm được điều này nó phải kiểm tra toànộ các đơn hàng bằng cách nhận các thông tin phân tích tín dụng với giá 4% doanh số, ứng với chi phí mất mát là 24% x 20% = 4,8%. Rõ ràng, chi phí bỏ ra cho các thông tin tín dụng cao hơn lợi ích mà nó đem lại nên tiếp tục bán hàng mà không cần phân tích các yêu cầu tín dụng. Bài số 5 : Phân tích chi phí tài trợ : a. Tài trợ bằng tín dụng thương mại : (3 x 360) / (20 x 97) = 55,6% b. Tài trợ bằng vay ngân hàng : (10 x 15%) (10 x 88%) = 17,05% TS. Đoàn Gia Dũng C5_136
  45. Quản trị Vốn luân chuyển c. Tài trợ bằng phát hành thương phiếu : (1200 + 100 + 100) / (10.0000) = 14% So với biện pháp tài trợ rẻ nhất thì vay ngân hàng đắt hơn gần 3% do đó chọn phát hành thương phiếu. Bài số 6 : a. Chi phí tài trợ bằng tín dụng thương mại : (3 x 360) / (77 x 69) = 18,56% b. Chi phí tài trợ bằng vay ngân hàng : 13/90 = 14,44% c. Tài trợ bằng chuyển khoản phải thu : Chi phí hoa hồng : 100 x 12 tháng x 2% = 24 triệu Tiết kiệm chi phí kiểm soát tín dụng và giảm mất mát 1,5 x 12 tháng = 18 triệu Chi phí thực của việc chuyển nhượng khoản phải thu 24 - 18 = 6 triệu Phí tổn tài trợ : (12% x 75 + 6) / 75 = 20% Chọn vay ngân hàng . TS. Đoàn Gia Dũng C5_137
  46. Hoạch định tài chính Chương 6 HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH MỤC TIÊU: Trong chương này chúng ta sẽ biết được các nội dung chủ yếu sau: 1- Tiến trình hoạch định tài chính 2- Các phương pháp dự báo 3- Cách thức lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và bảng luân chuyên tiền tệ trong năm tới HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH Một trong những chức năng quan trọng của hoạt động quản trị là hoạch định. Hoạch định là tiến trình mà nhà quản xác định các mục tiêu cần đạt được của tổ chức và vạch ra cách thức mà tổ chức đạt được các mục tiêu đặt ra. Hoạt động tài chính cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp và nó rất cần phải được bắt đầu bằng kế hoạch tài chính. Hoạch định tài chính là tiến trình mà nhà quản trị tài chính dự báo các dòng tiền xuất hiện trong tương lai của doanh nghiệp, bao gồhm n ững dòng tiền vào làm tăng tiền mặt, tăng vốn chủ doanh nghiệp và những dòng tiền ra liên quan đến hoạt động làm giảm tiền mặt, đầu tư và những hoạt động làm tăng tài sản. Tùy theo thời hạn xuất hiện dòng tiền mà hoạch định tài chính có các loại kế hoạch sau: 1- Kế hoạch tài chính ngắn hạn có thời hạn từ một năm trở xuống – nó được xem là tiến trình dự toán hệ thống các ngân sách như: ngân sách bán hàng; ngân sách sản xuất; ngân sách trang bị; ngân sách mua sắm; ngân sách tài chính Các ngân sách trên có một đặc trưng chung bao gồm các dòng tiền ra tức là giảm tiền mặt và dòng tiền vào làm tăng tiền mặt. Các ngân sách này được tổng hợp thành ngân sách ngân quỹ. 2- Kế hoạch tài chính dài hạn dự kiến những dòng tiền dài hạn như đầu tư dài hạn như mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư vào thương hiệu, đầu tư tài chính; và dĩ nhiên nó phải tính đến các nguồn tài trợ dài hạn như nguồn tài trợ từ trong doanh nghiệp như quỹ khấu hao, lợi nhuận để lại và các nguồn tài trợ bên ngoài như phát hành cổ phiếu mới, huy động thêm nợ dài hạn Loại kế hoạch này người ta còn gọi là kế hoạch đầu tư và tài trợ. Giữa hai loại kế hoạch trên có mối quan hệ mật thiết với nhau: Kế hoạch đầu tư tài trợ nhắm bảo đảm thực hiện các chiến lược của tổ chức, tạo lập các định hướng chính cho hoạt động tài chính. Còn trái lại kế hoạch tài chính ngắn hạn lại mang tính tác nghiệp, cụ thể nó như thể hiện một cách cụ thể các hoạt động tài chính trong một năm tới của doanh TS. Đoàn Gia Dũng C6_138
  47. Hoạch định tài chính nghiệp. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nó mô tả một cách chi tiết kế hoạch tài chính dài hạn trong năm tới. Hoạch định tài chính có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp: Thứ nhất nó bảo đảm điều kiện về tài chính một cách chủ động cho các kế hoạch khác tiến hành. Các kế hoạch khác như kế hoạch tiếp thị; kế hoạch sản xuất, các chương trình cải tiến phải được thực thi thông qua việc phân bổ nguồn lực tài chính Thứ hai các kế hoạch khác có thể được đánh giá và đó lường mức độ hữu hiệu của nó thông qua kế hoạch tài chính Kết cấu Các bộ phận cấu thành của kế hoạch tài chính ngắn hạn Ngân sách Dự toán bán bán hàng hàng dài hạn Ngân sách Ngân sách Marketing sản xuất Ngân sách quản lý Ngân sách Ngân sách Ngân sách chi Ngân sách NVL trực tiếp LĐ trực tiếp phí SX chung R&D Zsp Ngân sách mua sắm D ự toán báo cáo thu nhập Ngân sách Dự toán vốn ngân quỹ Dự toán báo Dự toán cáo nguồn & bảng cân đối sử dụng kế toán I. TIẾN TRÌNH HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TS. Đoàn Gia Dũng C6_139
  48. Hoạch định tài chính Kế hoạch tài chỉ là một loại kế hoạch trong công ty. Ngoài kế hoạch tài chính công ty còn có các kế hoạch khác như: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng, kế hoạch Marketing , kế hoạch nguồn nhân lực Trong chương I chúng ta đã biết mục tiêu quản trị tài chính công ty là tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông _ chủ doanh nghiệp. Hoạch định tài chính sẽ quan tâm đến việc thể hiện các hoạt động tài chính của công ty như thế nào trong việc đạt được mục tiêu này. Tiến trình hoạch định tài chính công ty nói chung gồm sáu bước. Bước 1: dự báo các báo cáo tài chính và sử dụng dự báo này để phân tích ảnh hưởng của kế hoạch hoạt động lên lợi nhuận của doanh nghiệp và các tỷ số tài chính trong tương lai. Sự dự báo này còn có tác dụng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp khi kế hoạch tài chính đã được thông qua. Bước 2: Quyết định nguồn vốn cần thiết hỗ trợ cho kế hoạch hoạt động trong 5 năm tới, bao gồm nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị, tài sản lưu động, các chương trình nghiên cứu phát triển và các chiến dịch quảng cáo. Bước 3: Dự báo các nguồn vốn có thể huy động được trong 5 năm tới bao gồm nguồn vốn bên trong và nguồn vốn huy động từ bên ngoài công ty. Bước 4: thiết lập hệ thống kiểm soát để bảo đảm việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn được diễn ra hiệu quả và như dự kiến. Bước 5: Phát triển các quy trình điều chỉnh kế hoạch cơ bản nếu tình hình kinh tế thay đổi so với lúc dự báo Bước 6: Thiết lập hệ thống thù lao cho các bộ phận quản lý khi các mục tiêu tài chính đạt được và đạt được mục tiêu cho các cổ đông. Trong phạm vi bài giảng này chúng ta chỉ quan tâm từ bước 1 đến bước 3. II. DỰ BÁO DOANH THU Dự báo doanh thu bắt đầu từ việc xem xét lại doanh thu trong từ 5 đến 10 năm trước. Ví dụ sau minh họa chúng ta sẽ xem xét trường hợp của công ty MicroDrive, tình hình doanh thu 5 năm trước, từ năm thứ 1 đến năm thứ 5 trên bảng dữ liệu sau. Dự báo doanh thu năm thứ 6 tăng lên 10%so với năm thứ 5, chúng ta có kết quả dự báo doanh thu công ty như sau: Dự báo doanh thu của công ty MicroDrive TS. Đoàn Gia Dũng C6_140
  49. Hoạch định tài chính Năm Doanh thu (triệu $) 1 2.058 2 2.534 3 2.472 4 2.850 5 3.000 Năm dự 3.300 (dự báo) báo Doanh thu qua các năm 3.5 3 2.5 đ 2 Tr 1.5 1 0.5 0 12345 Năm Dự vào số liệu doanh thu trong 5 năm trước ta dự báo được doanh thu của năm tới là 3300. Khi dự báo doanh thu của công ty MicroDrive cần chú ý các lưu ý sau: MicroDrive có hai bộ phận sản xuất: đĩa chuẩn và đĩa theo đơn đặt hàng. Bộ phận sản xuất đĩa chuẩn chế tạo các đĩa có dung lượng dưới 20000 gigabytes bán với giá 500$ . Bộ phận sản xuất đĩa đặt chế tạo các đãi có dung lượng lớn hơn và lớn đến 100000gigabytes với giá 3000$. Bộ phận này sản xuất với khối lượng nhỏ hơn đĩa chuẩn. Do đặc điểm tiêu dùng hai bộ phận này khác nhau nên các nhà quản trị công ty yêu cầu dự báo riêng từng bộ phận sau đó tổng hợp chung lại Tình hình nền kinh tế và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của MicroDrive đã được dự báo. MicroDrrive bán đĩa trên hai thị trường khác nhau. Phần lớn là bán trực tiếp cho nhà sản xuất cá nhân như: Dell, Gateway và Compaq, do đó doanh số bán hàng cho những khách hàng này từng đối khá cao và với giá thương lượng. Một bộ phận doanh thu khác từ các đại lý nhỏ mua sản phẩm của công ty MicroDrive. TS. Đoàn Gia Dũng C6_141
  50. Hoạch định tài chính Khi dự báo doanh thu cần phải ước lượng thị phần của công ty theo từng sản phẩm. Sản phẩm của MicroDrive được bán trên toàn cầu với doanh thu tại thị trường Châu âu chiếm 20%, Châu á có tốc độ sụt giảm nhanh và hiện nay chỉ chiếm 5% doanh thu. Lạm phát cũng có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của hãng. Công ty dự báo tốc độ lạm phát từ 3-4% trong vòng 5 năm tới. Công ty muốn giảm giá bằng với tốc độ tăng lạm phát. Các chính về quảng cáo, khuyến mại, và các điều khoản trong bán tín dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến doanh thu Dự báo doanh thu cho từng khu vực thị trường và cho từng loại sản phẩm Dự báo doanh thu theo từng khu vực thị trường và dự báo doanh thu theo dòng sản phẩm sẽ được so sánh, tổng hợp lại. III. DỰ BÁO CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP TỶ LỆ DOANH THU Một khi doanh thu đã được dự báo, bước tiếp theo là chúng ta dự báo bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp dự báo các bảng báo cáo này phổ biến nhất là dự báo theo tỷ lệ doanh thu. Phương pháp này cho rằng các khoản mục trong bảng cân đối kế tóan và bảng báo cáo kết quả kinh doanh có sự thay đổi theo tỷ lệ doanh thu. Chẳng hạn tỷ lệ hàng tồn kho sơ với doanh thu là 20%, và khoản phải thu là 15%, tương ứng như vậy ta có các khoản mục còn lại. Khi doanh thu tăng các khoản mục này cũng tăng tương ứng. Một số khoản mục khác của bảng cân đối kế toán được xác định theo chính sách của công ty. Quá trình dự báo các báo tài chính được tiến hành theo các bước sau đây. Bước 1: Phân tích tỷ trong của từng khoản mục sơ với doanh thu trong quá khứ. Phương pháp dự báo theo tỷ lệ doanh thu giả định rằng các khoản mục chi phí và tài sản của một năm cụ thể nào đó chiếm tỷ trọng không đổi sơ với doanh thu. Do đó, trước tiên chúng ta tính toán tỷ trọng các loại chi phí và tài sản so với doanh thu. Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán được trình bày trong chương Phân tích tài chính, ta dể dàng tính được tỷ trọng các khoản mục này so với doanh thu. khoản mục Năm Năm Trung Trung Tỷ lệ 20X7 20X8 bình bình áp dụng Cty ngành Chi phí so với doanh thu 87,6% 87,2% 87,4% 87,1% 87,21% Bao gồm giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng và chi phí quản lý TS. Đoàn Gia Dũng C6_142
  51. Hoạch định tài chính Tỷ lệ Khấu hao TSCĐ 10,3% 10,0% 10,2% 10,2% 10,0% Tiền so với doanh thu 0,5% 0,3% 0,4% 1,0% 0,3% Khoản phải thu so với doanh thu 11,1% 12,5% 11,8% 10,0% 12,5% Tồn kho so với doanh thu 14,6% 20,5% 17,5% 11,1% 20,5% Giá trị máy móc thiết bị so với 30,5% 33,3% 31,9% 33,3% 33,3% doanh thu Phải trả người bán so với doanh 1,1% 2,0% 1,5% 1,0% 2,0% thu Khoản phải trả khác so với doanh 4,6% 4,7% 4,6% 2,0% 4,7% thu Bước 2: Dự báo bảng báo cáo kết quả kinh doanh Ở bước này chúng ta dự báo kết quả kinh doanh cho công ty năm tới bao gồm cả lợi nhuận thuần và lợi nhuận giữ lại. Dựa vào tốc độ doanh thu dự báo ở phần trước, và tỷ lệ chi phí so với doanh thu ở bảng trên ta có thể dể dàng tính được các thông tin trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh cho năm tới 20x9 như sau: Dự báo Kết quả kinh doanh năm 20x9 Triệu USD stt Khoản mục Năm20x8 Cơ sở dự báo Năm 20X9 1 Doanh thu 3,000.00 Tăng trưởng 10% 3,300.00 2 Chi phí chưa kể 2,616.20 % của Doanh thu 87,21% 2,877.82 khấu 3 Khấu hao 100.00 10% của giá trị TSCĐ 110.00 4 Tổng chi phí hoạt 2,716.20 2,987.82 động 5 EBIT 283.80 312.18 6 Trừ lãi 88.00 Mang sang 88.00 7 Lợi nhuận trước 195.80 224.18 thuế (EBT) 8 Thuế thu nhập 40% 78.30 89.67 9 Lợi nhuận thuần 117.50 134.51 10 Cổ tức ưu đãi 4.00 Mang sang 4.00 11 Cổ tức cho cổ đông 57.50 Tăng trưởng 8.00% 62.10 thường 12 Lợi nhuận giữ lại 56.00 68.40 tăng thêm Bước 3: Dự báo bảng cân đối kế toán TS. Đoàn Gia Dũng C6_143
  52. Hoạch định tài chính Tài sản trên bảng cân đối kế toán năm 20X9 của công ty MicroDrive phải tăng tương ứng với sự gia tăng doanh thu. Ở đây chúng ta thấy mối liên hệ như sau: tài sản phải tăng để hỗ trợ cho sự gia tăng doanh thu, và tăng tài sản cần phải tăng nguồn vốn để tài trợ cho tài sản tạo ra doanh thu. Dựa trên nguyên tắc này chúng ta sẽ dự báo các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Với các tỷ lệ đã tính toán ở trước ta có thể tính được bảng cân đối kế toán cho năm 20X9 như sau: Dự báo Bảng cân đối kế toán năm 20X9 (Triệu USD) stt Tài sản Năm20x8 Cơ sở dự báo Năm 20X9 1 Tiền 10.00 % của doanh thu 0.33% 11.00 2 Đầu tư ngắn hạn 5.00 Mang sang 5.00 3 Khoản phải thu 375.00 % của doanh thu 12.50% 412.50 4 Tồn kho 615.00 % doanh thu 20.50% 676.50 5 Tài sản 1,000,00 1,100.00 6 Tài sản cố định ròng 1,000,00 % doanh thu 33.33% 1,100.00 7 Tổng tài sản 2,000.00 2,200.00 Nguồn vốn 8 Phải trả người bán 60.00 % doanh thu 2.00% 66.00 9 Phải trả khác 140.00 % doanh thu 4.67% 154.00 10 Vay ngắn hạn 110.00 Mang sang 110.00 11 Tổng nợ ngắn hạn 310.00 330.00 12 Nợ dài hạn 754.00 Mang sang 754.00 13 Nợ phải trả 1,064.00 1,084.00 14 Vốn cổ phần ưu đãi 40.00 Mang sang 40.00 15 Vốn cổ phần thường 130.00 Mang sang 130.00 16 Lợi nhuận giữ lại 766.00 Mang sang + Lợi nhuận 834.40 giữ lại thêm 17 Vốn chủ sở hữu 896.00 964.40 18 Tổng nguồn vốn 2,000.00 2,088.40 19 Vốn cần tăng thêm 111.60 Bước 4: Huy động nguồn vốn cần tăng thêm ( additional Funds Needed – AFN) Đề có nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của công ty theo kế hoạch năm 20X9, MicroDrive phải huy động nguồn vốn tăng thêm. Nguồn vốn tăng thêm cho năm 20X9 là khoảng 112 triệu USD. Việc huy động vốn tăng thêm cần tính đến các nhân tố sau: TS. Đoàn Gia Dũng C6_144