Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh

pdf 79 trang ngocly 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_2_mot_so_van_de_co_ban.pdf

Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh

  1. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM GV: Nguyễn Hoàng Mỹ Linh Tel: 0989.696.698 Email: linhnhm@ftu.edu.vn 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO  GS.,TS Nguyễn Thị Mơ và PGS.,TS Hoàng Ngọc Thiết, Giáo trình “Pháp lý đại cương”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008  Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình “Luật dân sự Việt Nam ”, tập I + II, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2009  Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2001)  Bộ luật Dân sự năm 2005  Nghị quyết số 45/2005/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005 về việc thi hành Bộ luật Dân sự năm 2005 2
  3. BỐ CỤC CHƯƠNG II I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ (DÂN LUẬT) II. QUAN HỆ DÂN LUẬT III. CHỦ THỂ CỦA DÂN LUẬT IV. ĐẠI DIỆN V. QUYỀN SỞ HỮU VI. NGHĨA VỤ DÂN SỰ VII. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VIII.TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – TRÁCH NHIỆM NGOÀI HĐ IX. THỜI HIỆU VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 3
  4. Các vấn đề được đề cập  Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc của dân luật?  Quan hệ dân luật: - Chủ thể, khách thể, nội dung? - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân luật? - Quyền sở hữu trong dân luật?  Nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự và vấn đề thời hiệu trong dân luật? 4
  5. I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÁP LUẬT DÂN SỰ (DÂN LUẬT) 1. Đối tượng điều chỉnh của Dân luật 1.1. Quan hệ tài sản 1.2. Quan hệ nhân thân 2. Phương pháp điều chỉnh của Dân luật 3. Nhiệm vụ của Dân luật 4. Các nguyên tắc cơ bản của Dân luật 5. Vài nét khái quát chung về Dân luật tư sản 6. Nguồn của Dân luật 6.1. Khái niệm nguồn của Dân luật 6.2. Phân loại nguồn của Dân luật 5
  6. 1. Đối tượng điều chỉnh của Dân luật 1.1. Quan hệ tài sản a. Khái niệm Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản Quan hệ tài sản luôn luôn gắn với 1 tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác b. Đặc điểm  Quan hệ tài sản là quan hệ xã hội có ý chí  Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh có tính chất hàng hóa, tiền tệ  Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh thường thể hiện sự đền bù tương đương trong trao đổi. 6
  7. 1.2. Quan hệ nhân thân a. Khái niệm Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức, không gắn liền với tài sản. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với một chủ thể, về nguyên tắc không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Đó là một quyền dân sự tuyệt đối, mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân cuả người khác. b. Đặc điểm  Quyền nhân thân luôn gắn với 1 chủ thể nhất định và về nguyên tắc, ko thể dịch chuyển được cho chủ thể khác.  Quyền nhân thân ko xác định được bằng tiền (quyền nhân thân ko có giá trị kinh tế) 7
  8. 2. Phương pháp điều chỉnh của Dân luật 2.1. Khái niệm Phương pháp điều chỉnh của Dân luật là biện pháp mà Nhà nước dùng để tác động đến cách xử sự của những người tham gia vào quan hệ dân sự, nhằm hướng cho các hành vi của họ tuân thủ đúng các quy phạm Dân luật. 2.2. Đặc điểm  Các chủ thể tham gia các QH tài sản và các QH nhân thân do Dân luật điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý.  Các chủ thể tự định đoạt khi tham gia QH Dân luật.8
  9. 3. Nhiệm vụ của Dân luật (Điều 1 BLDS 2005)  Góp phần thúc đẩy phát triển nền KT quốc dân.  Bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần của công dân, công ty, xí nghiệp, hợp tác xã, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.  Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự. 4. Nguyên tắc cơ bản của Dân luật 9 nguyên tắc (Điều 4 Điều 12 BLDS 2005) 5. Vài nét khái quát về Dân luật tư sản (giáo trình) 9
  10. 6. Nguồn của Dân luật 6.1. Khái niệm Nguồn của Dân luật được hiểu là những VBPL do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân. 6.2. Phân loại  Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)  Các luật, bộ luật có liên quan, bao gồm: - BLDS năm 2005 - Các luật khác có liên quan: LTM 2005, LDN 2005  Các văn bản dưới luật có liên quan 10
  11. II. QUAN HỆ DÂN LUẬT 1. Khái niệm quan hệ Dân luật 1.1. Định nghĩa 1.2. Đặc điểm 2. Các thành phần của quan hệ Dân luật 2.1. Chủ thể 2.2. Khách thể 2.3. Nội dung 3. Sự kiện pháp lý 3.1. Khái niệm 3.2. Phân loại 11
  12. 1. Khái niệm quan hệ Dân luật 1.1. Định nghĩa Quan hệ dân luật là những quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở các quy phạm dân luật, trong quan hệ đó, các bên đương sự bình đẳng với nhau, nghĩa vụ dân sự của bên này tương đương với quyền lợi dân sự của bên kia. 1.2. Đặc điểm  Quan hệ Dân luật là quan hệ có ý chí.  Trong quan hệ Dân luật, quyền lợi và nghĩa vụ của bên đương sự này tương đương với nghĩa vụ và quyền lợi của bên đương sự kia.  Quan hệ Dân luật được đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp cưỡng chế đa dạng, không chỉ do PL quy định mà có 12 thể do các bên tự thỏa thuận.
  13. 2. Các thành phần của quan hệ Dân luật 2.1. Chủ thể của quan hệ Dân luật a. Khái niệm Chủ thể của quan hệ Dân luật là những “người” tham gia vào quan hệ đó, được hưởng quyền lợi và gánh vác nghĩa vụ do Dân luật điều chỉnh. b. Các loại chủ thể của quan hệ Dân luật  Cá nhân (công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch)  Pháp nhân  Hộ gia đình, tổ hợp tác  Nhà nước 13
  14. 2.2. Khách thể của quan hệ Dân luật a. Khái niệm Khách thể của quan hệ Dân luật là đối tượng, là cái mà chủ thể của quan hệ đó nhằm vào, hướng tới. b. Các loại khách thể của quan hệ Dân luật  Tài sản  Hành vi và các dịch vụ  Kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo  Các giá trị nhân thân  Quyền sử dụng đất 14
  15. * Phân loại vật – khách thể chủ yếu của quan hệ Dân luật:  Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng  Vật tự do lưu thông, vật bị cấm lưu thông và vật bị hạn chế lưu thông  Vật chia được và vật không chia được  Vật đồng loại và vật đặc định 15
  16. 2.3. Nội dung của quan hệ Dân luật Nội dung của quan hệ Dân luật là quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể Dân luật, thông thường, quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia Trong đó:  Quyền dân sự là cách xử sự được phép của người có quyền năng  Nghĩa vụ dân sự là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ 16
  17. 3. Sự kiện pháp lý 3.1. Khái niệm Sự kiện pháp lý là những sự kiện thực tế trong đời sống XH, mà khi xuất hiện, theo quy định của dân luật, thì sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ, chấm dứt một quan hệ dân luật nhất định. 3.2. Phân loại  Hành vi pháp lý  Sự biến  Kết thúc thời hiệu 17
  18. a. Hành vi pháp lý * Khái niệm Hành vi pháp lý là hành động có ý thức của con người mà khi phát sinh, trên cơ sở của quy phạm dân luật, nó sẽ đem lại những hậu quả pháp lý nhất định. * Phân loại - Hành vi hợp pháp - Hành vi bất hợp pháp 18
  19. b. Sự biến Sự biến là sự kiện phát sinh không phụ thuộc vào ý chí của con người nhưng do PL quy định, nó sẽ đem lại hậu quả pháp lý nhất định. c. Kết thúc thời hiệu (kết thúc một thời hạn) Kết thúc thời hiệu là sự kiện pháp lý đặc biệt, nó sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. 19
  20. III. CHỦ THỂ CỦA DÂN LUẬT 1. Cá nhân – chủ thể của Dân luật 1.1. Năng lực pháp luật dân sự 1.2. Năng lực hành vi dân sự 2. Pháp nhân – chủ thể của Dân luật 2.1. Khái niệm 2.2. Các điều kiện của pháp nhân 2.3. Cách thức thành lập pháp nhân 2.4. Các loại pháp nhân 2.5. Địa vị pháp lý và các yếu tố lý lịch của pháp nhân 2.6. Chấm dứt pháp nhân 3. Hộ gia đình, tổ hợp tác – chủ thể của Dân luật 4. Nhà nước – chủ thể đặc biệt của Dân luật 20
  21. 1. Cá nhân – chủ thể của Dân luật 1.1. Năng lực pháp luật dân sự (NLPLDS) a. Khái niệm NLPLDS của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. (khoản 1 Điều 14 BLDS 2005) NLPLDS của cá nhân là khả năng giúp người đó có thể trở thành chủ thể của các quan hệ Dân luật. 21
  22. b. Đặc điểm  Nội dung của NLPLDS phụ thuộc vào các điều kiện KT-XH, chính trị, vào hình thái KT-XH tại một thời điểm lịch sử nhất định.  NLPLDS của cá nhân phát sinh từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.  Mọi cá nhân đều bình đẳng về NLPLDS.  Nhà nước không cho phép công dân tự hạn chế NLPLDS của chính họ và của cá nhân khác, trừ trường hợp do PL quy định. 22
  23. c. Nội dung của NLPLDS của cá nhân  Quyền nhân thân không gắn với tài sản (mục 2 – Chương III – Phần thứ nhất BLDS 2005) và quyền nhân thân gắn với tài sản (Phần thứ sáu BLDS 2005);  Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;  Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có các nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. (Điều 15 BLDS 2005) 23
  24. 1.2. Năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) a. Khái niệm NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 17 BLDS 2005) b. Đặc điểm  NLHVDS là điều kiện quan trọng nhất để 1 cá nhân trở thành chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ dân sự.  NLHVDS của cá nhân được quy định theo độ tuổi24.
  25. c. Nội dung của NLHVDS của cá nhân  Năng lực tự mình xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự cho bản thân;  Năng lực tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự đó;  Năng lực tự mình chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự hoặc gây thiệt hại cho người khác. 25
  26. d. Các mức độ của NLHVDS của cá nhân  Cá nhân có NLHVDS đầy đủ (toàn diện)  Cá nhân có NLHVDS ko đầy đủ (tương đối)  Cá nhân có NLHVDS một phần  Cá nhân không có NLHVDS  Cá nhân mất NLHVDS  Cá nhân bị hạn chế NLHVDS 26
  27. 2. Pháp nhân – chủ thể của Dân luật 2.1. Khái niệm (Điều 84 BLDS 2005) Pháp nhân là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó và nhân danh mình tham gia vào quan hệ PL. 2.2. Các điều kiện của pháp nhân  Được thành lập một cách hợp pháp;  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó;  Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 27
  28. 2.3. Cách thức thành lập pháp nhân  Thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;  Thành lập tự nguyện, theo sáng kiến của pháp nhân và phù hợp với quy định của PL. 2.4. Các loại pháp nhân  Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang  Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp  Tổ chức kinh tế  Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện 28
  29. 2.5. Địa vị pháp lý và các yếu tố lý lịch của pháp nhân a. NLPLDS và NLHVDS của pháp nhân * Khái niệm NLPLDS và NLHVDS (NL chủ thể) của pháp nhân là khả năng pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ DS phù hợp với mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của mình. * Đặc điểm  NL chủ thể của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập.  NL chủ thể của pháp nhân chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. 29
  30. b. Hoạt động của pháp nhân Hoạt động của pháp nhân được thực hiện thông qua:  Hành vi của những cá nhân – đại diện của pháp nhân  Hành vi của các thành viên pháp nhân c. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân Các yếu tố lý lịch của pháp nhân là tổng hợp các sự kiện pháp lý để cá biệt hóa pháp nhân với các pháp nhân khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Những yếu tố về lý lịch của pháp nhân được xác định trong điều lệ của pháp nhân hoặc quyết định thành lập pháp nhân. 30
  31. 2.6. Chấm dứt pháp nhân  Giải thể pháp nhân  Hợp nhất, sáp nhập pháp nhân  Chia, tách pháp nhân  Pháp nhân bị tuyên bố phá sản 31
  32. 3. Hộ gia đình, tổ hợp tác - Chủ thể của dân luật * Hộ gia đình (Điều 106 – Điều 110) * Tổ hợp tác (Điều 111 – Điều 120) 4. Nhà nước - Chủ thể đặc biệt của dân luật Khi tham gia vào quan hệ dân sư, Nhà nước được hưởng quyền đặc miễn tư pháp (quyền miễn trừ tư pháp). 32
  33. IV. ĐẠI DIỆN 1. Khái niệm Đại diện là việc một người (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. (Khoản 1 điều 139 BLDS 2005) 2. Phân loại đại diện  Đại diện theo pháp luật  Đại diện theo ủy quyền (Điều 140 Điều 143 BLDS 2005) 33
  34. 3. Phạm vi thẩm quyền đại diện  Phạm vi thẩm quyền đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba.  Phạm vi đại diện theo ủy quyền phải được quy định trong văn bản ủy quyền.  Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi thẩm quyền đại diện của mình. (Điều 144 BLDS 2005)34
  35. V. QUYỀN SỞ HỮU 1. Khái niệm quyền sở hữu 1.1. Sở hữu là gì? 1.2. Quyền sở hữu là gì? 1.3. Chủ sở hữu là gì? 2. Nội dung quyền sở hữu (3 quyền) 2.1. Quyền chiếm hữu 2.2. Quyền sử dụng 2.3. Quyền định đoạt 3. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay (6 hình thức sở hữu) 4. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu 35
  36. 1. Khái niệm quyền sở hữu 1.1. Sở hữu là gì?  Sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu, sử dụng của cải, vật chất trong XH.  Sở hữu xuất hiện trong quá trình lao động sản xuất của con người.  Các chế độ xã hội khác nhau sở hữu mang đặc điểm khác nhau 36
  37. 1.2. Quyền sở hữu là gì?  Về mặt khách quan: Quyền sở hữu là hệ thống các QPPL do nhà nước ban hành, nhằm ghi nhận, củng cố và bảo vệ quan hệ sở hữu trong một XH.  Về mặt chủ quan: Quyền sở hữu là quyền hạn (mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể), được quy định theo pháp luật, của chủ sở hữu về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với một tài sản nhất định. Quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi Nhà nước ra đời, nhằm bảo vệ chế độ kinh tế và chính trị của giai cấp thống trị. 37
  38. 1.3. Chủ sở hữu là gì?  Chủ sở hữu tài sản là người có quyền sở hữu đối với tài sản đó.  Chủ sở hữu là người làm chủ đối với tài sản, có mọi quyền hạn liên quan đến tài sản đó.  Chủ sở hữu tài sản có thể là: + Cá nhân + Pháp nhân + Các chủ thể khác  Chủ sở hữu đối với 1 tài sản có thể là 1 hoặc 2 người trở lên. 38
  39. 2. Nội dung quyền sở hữu 2.1. Quyền chiếm hữu (Điều 182 191 BLDS 2005) a. Khái niệm quyền chiếm hữu Là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. b. Chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản  Chủ sở hữu tài sản đó  Người được chủ sở hữu cho phép c. Các hình thức chiếm hữu  Chiếm hữu hợp pháp (có căn cứ PL)  Chiếm hữu bất hợp pháp (không có căn cứ PL) + Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình (ngay thẳng) + Chiếm hữu bất hợp pháp ko ngay tình (ko ngay thẳng)39
  40. 2.2. Quyền sử dụng (Điều 192 194 BLDS 2005) a. Khái niệm quyền sử dụng Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng của tài sản, dùng tài sản vào mục đích đã định và hưởng hoa lợi, lợi tức và kết quả do tài sản mang lại. b. Chủ thể có quyền sử dụng - Chủ sở hữu - Người được chủ sở hữu cho phép - Người được sử dụng theo quy định pháp luật c. Các hình thức sử dụng - Sử dụng hợp pháp - Sử dụng bất hợp pháp 40
  41. 2.3. Quyền định đoạt (Điều 195 199 BLDS 2005) a. Khái niệm quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền SH tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền SH tài sản đó. b. Chủ thể có quyền định đoạt - Chủ sở hữu - Người khác theo quy định của pháp luật. c. Các hình thức định đoạt - Chuyển giao quyền tài sản - Từ bỏ quyền tài sản d. Hạn chế quyền định đoạt (Điều 199 BLDS 2005) 41
  42. 3. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay 3.1. Sở hữu Nhà nước (Điều 200 207 BLDS 2005)  SH Nhà nước là hình thức SH, theo đó Nhà nước (toàn dân) là chủ SH đối với phần lớn tài sản quan trọng ở nước ta.  Nhà nước ghi nhận hình thức SH Nhà nước thông qua các QPPL (gọi là quyền SH Nhà nước) nhằm bảo vệ tài sản của mình.  Nhà nước giao tài sản thuộc SH của mình cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức quản lý và sử dụng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. 42
  43. 3.2. Sở hữu tập thể (Điều 208 210 BLDS 2005)  SH tập thể là SH của hợp tác xã hoặc hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do những người lao động thành lập ra dưới sự hướng dẫn, khuyến khích của Nhà nước và hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật.  Tài sản thuộc SH tập thể là do các thành viên đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật.  Tập thể có toàn quyền sở hữu đối với tài sản của mình phù hợp với mục đích, nhiệm vụ đã đề ra và phù hợp với quy định PL. 43
  44. 3.3. Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (Điều 227 229 BLDS 2005)  SH của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - XH là sở hữu của tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung đã được quy định trong điều lệ.  Tài sản thuộc SH của các tổ chức trên có thể bao gồm: + Tài sản do các thành viên đóng góp + Tài sản được tặng cho chung + Tài sản thuộc SH toàn dân nhưng được Nhà nước chuyển quyền SH cho tổ chức đó 44
  45. 3.4. Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Điều 230 232 BLDS 2005)  Là SH của cả tổ chức đó nhằm thực hiện mục đích chung đã được ghi trong điều lệ.  Tài sản thuộc SH của các tổ chức trên có thể bao gồm: + Tài sản do các thành viên đóng góp + Tài sản được tặng cho chung + Tài sản khác có được phù hợp với quy định của pháp luật 45
  46. 3.5. Sở hữu tư nhân (Điều 211 213 BLDS 2005)  SH tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình.  Sở hữu tư nhân bao gồm: + Sở hữu cá thể + Sở hữu tiểu chủ + Sở hữu tư bản tư nhân  Tài sản thuộc SH tư nhân có thể bao gồm: + Thu nhập hợp pháp + Của cải để dành + Nhà ở, tư liệu SX, tư liệu SH + Hoa lợi, lợi tức từ những tài sản trên + Các tài sản hợp pháp khác 46
  47. 3.6. Sở hữu chung (Điều 214 226 BLDS 2005)  SH chung là sở hữu của nhiều người (nhiều chủ sở hữu) đối với một tài sản.  Các hình thức sở hữu chung: + Sở hữu chung theo phần + Sở hữu chung hợp nhất 47
  48. 4. Biện pháp bảo vệ quyền SH (Điều 169 BLDS 2005) 4.1. Nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu  Đối với SH Nhà nước: được PL bảo vệ tuyệt đối  Đối với các hình thức SH khác: được PL công nhận, bảo vệ; trừ trường hợp theo quy định của PL 4.2. Các hình thức bảo vệ quyền sở hữu Yêu cầu tòa án, cơ quan có thẩm quyền buộc người có hành vi vi phạm phải:  Chấm dứt hành vi trái pháp luật  Trả lại tài sản  Bồi thường thiệt hại Đi kiện 48
  49. VI. NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1. Khái niệm về NVDS 2. Đối tượng của NVDS 3. Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt NVDS 3.1. Căn cứ làm phát sinh NVDS 3.2. Căn cứ làm chấm dứt NVDS 4. Các loại NVDS 5. Thực hiện NVDS 5.1. Nguyên tắc thực hiện NVDS 5.2. Nội dung thực hiện NVDS 6. Chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu 6.1. Chuyển giao nghĩa vụ (thế nghĩa vụ) 6.2. Chuyển giao quyền yêu cầu (thế quyền) 7. Các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS (7 biện pháp) 49
  50. 1. Khái niệm về NVDS 1.1. Khái niệm (Điều 280 BLDS 2005) NVDS là việc mà theo đó 1 hoặc nhiều người (gọi là bên có nghĩa vụ - người thụ trái) phải làm 1 công việc hoặc ko được làm 1 công việc vì lợi ích của 1 hoặc nhiều người khác (gọi là bên có quyền – người trái chủ). 1.2. Đặc điểm  NVDS bao giờ cũng phát sinh từ 1 sự kiện pháp lý được PL dự liệu từ trước  Các bên chủ thể tham gia trong NVDS luôn được xác định cụ thể (người có nghĩa vụ và người có quyền)  NVDS thường đối lập với quyền dân sự 50
  51. 2. Đối tượng của NVDS (Điều 182 BLDS 2005)  Tài sản  Công việc phải thực hiện  Công việc không được thực hiện * Đối tượng của NVDS phải có những đặc điểm sau: - Phải đáp ứng được một lợi ích cụ thể nào đó cho chủ thể có quyền; - Phải được xác định rõ ràng, cụ thể; - Phải thực hiện được; - Không phải là đối tượng bị cấm. 51
  52. 3. Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt NVDS 3.1. Căn cứ làm phát sinh NVDS  Hợp đồng dân sự  Hành vi pháp lý đơn phương  Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật  Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật  Thực hiện công việc không có uỷ quyền  Các căn cứ khác do pháp luật quy định (Điều 281 BLDS 2005) 52
  53. 3.2. Căn cứ làm chấm dứt NVDS  NVDS được hoàn thành  Theo thỏa thuận của các bên  Bên có quyền miễn việc thực hiện NVDS  NVDS này được thay thế bằng NVDS khác  NVDS được bù trừ  Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một  Thời hạn khởi kiện đã hết  Một bên trong quan hệ dân sự chết  Đối tượng của NVDS, là vật đặc định, không còn  Bên có nghĩa vụ phá sản 53
  54. 4. Các loại NVDS  NVDS riêng rẽ (Điều 297 BLDS 2005)  NVDS liên đới (Điều 298 BLDS 2005)  NVDS hoàn lại (Điều 298 BLDS 2005)  NVDS phân chia được theo phần (Điều 300 BLDS 2005)  NVDS không phân chia được theo phần (Điều 301 BLDS 2005) 54
  55. 5. Thực hiện NVDS 5.1. Nguyên tắc thực hiện NVDS (Điều 283 BLDS 2005) 5.2. Nội dung thực hiện NVDS  Thực hiện đúng địa điểm (Điều 284)  Thực hiện NVDS đúng thời hạn (Điều 285)  Thực hiện đúng đối tượng (Điều 289)  Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ 3 (Điều 293) 55
  56. 6. Chuyển giao nghĩa vụ và chuyển giao quyền yêu cầu 6.1. Chuyển giao nghĩa vụ (thế nghĩa vụ) Chuyển giao nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ của mình cho người khác (gọi là người thế nghĩa vụ), nếu được sự đồng ý của người có quyền. (Điều 315 317) 6.2. Chuyển giao quyền yêu cầu (thế quyền) Chuyển giao quyền là việc người có quyền yêu cầu chuyển quyền của mình cho người khác (gọi là người thế quyền), trừ 1 số quyền do PL quy định. (Điều 309 313) 56
  57. 7. Các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS 7.1. Khái niệm Biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS là biện pháp tác động do các bên đương sự thỏa thuận phù hợp với quy định của PL, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện NVDS, cũng như ngăn ngừa và khắc phục hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 57
  58. 7.2. Các biện pháp bảo đảm (Điều 318 373 BLDS 2005)  Cầm cố tài sản  Thế chấp tài sản  Đặt cọc  Ký cược  Ký quỹ  Bảo lãnh  Tín chấp 58
  59. VII. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1. Khái niệm HĐ DS 1.1. Định nghĩa 1.2. Đặc điểm 1.3. Phân loại 2. Giao kết HĐ DS 2.1. Nguyên tắc giao kết HĐ DS 2.2. Các giai đoạn giao kết HĐ DS 2.3. Hình thức, nội dung HĐ DS 2.4. Điều kiện hiệu lực của HĐ DS 3. Thực hiện HĐ DS 3.1. Nguyên tắc thực hiện HĐ DS 3.2. Nội dung thực hiện HĐ DS 4. Trách nhiệm do vi phạm HĐ DS 4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự 4.2. Các hình thức trách nhiệm dân sự do vi phạm HĐ 59 4.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm HĐ
  60. 1. Khái niệm HĐ DS 1.1. Định nghĩa Hợp đồng dân sự là thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 1.2. Đặc điểm  Là hành vi hợp pháp  Là sự thoả thuận có ý chí. ý chí của bên trong hợp đồng phải là ý chí tự nguyện  Là một hành vi hợp pháp nhằm đạt hậu quả pháp lý đã định trước 60
  61. 1.3. Phân loại  Dựa vào sự phân chia quyền và nghĩa vụ DS giữa các bên đương sự: - Hợp đồng đơn vụ - Hợp đồng song vụ  Dựa vào tính chất đền bù của hợp đồng: - Hợp đồng có đền bù - Hợp đồng không đền bù  Dựa vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý: - Hợp đồng ước hẹn - Hợp đồng thực tế:  Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các HĐ: - Hợp đồng chính - Hợp đồng phụ  Ngoài ra còn có các loại HĐ DS khác như: - Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba - Hợp đồng có điều kiện 61
  62. 2. Giao kết HĐ DS 2.1. Nguyên tắc giao kết HĐ DS  Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội.  Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. 2.2. Các giai đoạn giao kết HĐ DS  Đề nghị giao kết hợp đồng  Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 62
  63. a. Đề nghị giao kết hợp đồng  Khái niệm Đề nghị giao kết HĐ là sự thể hiện ý chí của 1 chủ thể (gọi là bên đề nghị) muốn ký kết HĐ với 1 chủ thể khác (gọi là bên được đề nghị).  Đặc điểm - Bên đề nghị nêu rõ nội dung chủ yếu của HĐ và thời hạn trả lời thì phải chịu trách nhiệm về đề nghị của mình trong thời hạn đã nêu. - Bên đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị ký kết HĐ ở 1 trong 2 TH sau: + Trước hoặc cùng 1 thời điểm nhận được đề nghị; + Trong đề nghị ký kết HĐ có nêu rõ điều kiện được 63 thay đổi, rút lại đề nghị
  64.  Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng - Hết thời hạn chấp nhận đề nghị mà bên được đề nghị không trả lời gì - Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận đề nghị, hoặc trả lời chậm - Bên được đề nghị đã trả lời chấp nhận trong thời hạn đề nghị, nhưng có sửa đổi bổ sung nội dung đề nghị. 64
  65. b. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng  Khái niệm Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.  Đặc điểm - Chấp nhận phải được thực hiện trong thời hạn trả lời - Chấp nhận phải vô điều kiện 65
  66. 2.3. Hình thức, nội dung HĐ DS  Hình thức HĐ DS (Điều 401 BLDS 2005) - Hình thức miệng - Hình thức văn bản (hình thức viết) - Hình thức văn bản có chứng nhận của cơ quan NN - Hình thức hành vi  Nội dung HĐ DS (Điều 402 BLDS 2005) Nội dung của HĐ DS là sự tổng hợp các điều khoản cấu thành HĐ, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên. 66
  67. 2.4. Điều kiện hiệu lực của HĐ DS  Chủ thể phải có năng lực chủ thể.  Nội dung hợp đồng hợp pháp Nội dung hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu, đối tượng của hợp đồng phải không trái với quy định của pháp luật.  Ý chí của các bên và sự thể hiện ý chí đó trong hợp đồng phải thống nhất. Hợp đồng không có dấu hiệu: lừa gạt, nhầm lẫn, cưỡng ép.  Hình thức hợp đồng hợp pháp. 67
  68. * Hợp đồng vô hiệu HĐ vô hiệu là HĐ theo luật không phát sinh những hậu quả pháp lý mà các bên đương sự mong muốn. Các loại HĐ vô hiệu: - HĐ vô hiệu tuyệt đối và HĐ vô hiệu tương đối - HĐ vô hiệu toàn phần và HĐ vô hiệu từng phần 68
  69. 3. Thực hiện HĐ DS 3.1. Nguyên tắc thực hiện HĐ DS  Thực hiện một cách trung thực, trên tinh thần hợp tác, tin cậy lẫn nhau.  Thực hiện đúng đối tượng, số lượng, chất lượng, thời hạn mọi quy định của hợp đồng.  Không được xâm phạm lợi ích của NN, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của các chủ thể khác 3.2. Nội dung thực hiện HĐ DS Thực hiện đúng, đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. 69
  70. 4. Trách nhiệm do vi phạm HĐ DS 4.1. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm DS  Có hành vi trái PL của bên vi pham (thụ trái)  Có thiệt hại tài sản của bên bị vi phạm (trái chủ)  Có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và thiệt hại tài sản của bên bị vi phạm.  Có lỗi của bên vi phạm (Điều 308 BLDS 2005) 4.2. Các hình thức trách nhiệm DS do vi phạm HĐ  Phạt vi phạm (Điều 422 BLDS 2005)  Bồi thường thiệt hại (Điều 307 BLDS 2005)  Hủy hợp đồng (Điều 425 BLDS 2005) 70
  71. 4.3. Các căn cứ miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm HĐ  Lỗi của bên bị vi phạm (lỗi của trái chủ)  Các trường hợp bất khả kháng Bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, bất thường, sau khi ký kết HĐ mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.  Các trường hợp không do lỗi của các bên  Gặp trở ngại khách quan Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho bên vi phạm HĐ không thực hiện được nghĩa vụ vì họ không thể biết về những trở ngại đó. 71
  72. VIII. TRÁCH NHIỆM DS DO HÀNH VI GÂY THIỆT HẠI – TRÁCH NHIỆM NGOÀI HĐ Trách nhiệm DS do hành vi gây thiệt hại là biện pháp bắt buộc do PL quy định, theo đó bên gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên bị thiệt hại nhằm phục hồi lại quyền lợi đã bị vi phạm của người đó. Trách nhiệm này không căn cứ vào HĐ (gọi là trách nhiệm ngoài HĐ) 72
  73. IX. THỜI HIỆU VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 1. Thời hạn và thời hiệu 1.1. Thời hạn 1.2. Thời hiệu 2. Thời hiệu khởi kiện 2.1. Khái niệm 2.2. Ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện 2.3. Thời hiệu khởi kiện được quy định ở đâu? Khi nào? 2.4. Các trường hợp đặc biệt của thời hiệu khởi kiện 73
  74. 1. Thời hạn và Thời hiệu 1.1 Thời hạn  Khái niệm Thời hạn là 1 khoảng thời gian, có điểm đầu và điểm cuối  Phân loại thời hạn + Dựa vào trình tự xác lập: - Thời hạn do luật định - Thời hạn do cơ quan NN có thẩm quyền ấn định: - Thời hạn do các chủ thể tự xác định + Dựa vào tính xác định: - Thời hạn xác định - Thời hạn không xác định 74
  75. 1.2 Thời hiệu  Khái niệm Thời hiệu là một thời hạn do PL quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, chủ thể được hưởng quyền DS, hoặc được miễn trừ nghĩa vụ DS, hoặc mất quyền khởi kiện.  Phân loại - Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc nó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Ví dụ:??? - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc nó, người có nghĩa vụ dân sự được miễn thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: mua hàng có bảo hành, thì hết thời hạn bảo hành, người bán hàng hết nghĩa vụ bảo hành với sản phẩm đã bán ra. - Thời hiệu khởi kiện. 75
  76. 2. Thời hiệu khởi kiện 2.1. Khái niệm Thời hiệu khởi kiện là thời hạn do pháp luật quy định cho người có quyền lợi bị vi phạm đi kiện tới toà án, trọng tài hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho mình, nếu thời hạn đó kết thúc, thì mất quyền khởi kiện 2.2. Ý nghĩa của thời hiệu khởi kiện - Bảo đảm trật tự công cộng - Khi người có quyền lợi bị vi phạm nộp đơn kiện trong thời hiệu khởi kiện thì toà án mới thụ lý đơn kiện và xét xử để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bên bị vi phạm. Nếu nộp đơn kiện ngoài thời hiệu khởi kiện thì toà án hoặc là không thụ lý đơn kiện, hoặc nếu có xử thì cũng bác đơn kiện vì hết thời hiệu. - Do có thời hiệu khởi kiện, các tranh chấp dân sự được giải quyết trong thời gian hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho toà án xem xét, điều tra, xác minh bằng chứng để xét xử công76 minh, bảo vệ kịp thời bên có quyền lợi bị vi phạm.
  77. 2.3. Thời hiệu khởi kiện quy định ở đâu?, được quy định như thế nào? - Luật dân sự Việt Nam không quy định thời hiệu chung cho tất cả các loại giao dịch dân sự (vì mỗi loại dân sự tùy theo nội dung đều có tính chất riêng) - Đối với vấn đề hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu toàn dân, hoặc yêu cầu bảo vệ nhân thân bị xâm phạm thì không có thời hiệu khởi kiện / vậy người liên quan có thể tiến hành kiện ra toà án bất kỳ khi nào. - Các bên không thể tự do thoả thuận về thời 77 hiệu khởi kiện trong hợp đồng
  78. 2.4. Các trường hợp đặc biệt của thời hiệu khởi kiện  Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (hay còn gọi là gián đoạn thời hiệu khởi kiện)  Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện / đứt đoạn thời hiệu khởi kiện 78