Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 5: Phân tích lưu chuyển tiền tệ

pdf 127 trang ngocly 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 5: Phân tích lưu chuyển tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_tai_chinh_chuong_5_phan_tich_luu_chuyen.pdf

Nội dung text: Bài giảng Phân tích tài chính - Chương 5: Phân tích lưu chuyển tiền tệ

  1. BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Chương 5. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
  2. Nội dung : 1. Vai trò của tiền 2.Mục đích phân tích lưu chuyển tiền tệ 3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 4. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
  3. 1. Vai trò của tiền 1.1 Các khái niệm căn bản : Tiền Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bao gồm : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển • Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. • Luồng tiền: Là luồng vào và luồng ra của tiền và tương đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong DN
  4. 1.2 Vai trò của tiền - Tiền là máu nuôi sống doanh nghiệp, thiếu tiền và không tìm được nguồn tài trợ doanh nghiệp sẽ phá sản do mất khả năng thanh toán. - Doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng bằng tiền chứ không phải bằng doanh thu và lợi nhuận kế toán - Doanh nghiệp nộp thuế và chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền chứ không phải bằng lợi nhuận kế toán.
  5. 2. Mục đích phân tích : - Đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp - Đánh giá khả năng trả lãi, trả cổ tức và nợ định kỳ bằng nguồn tiền của doanh nghiệp - Dự báo trạng thái tiền tệ trong tương lai
  6. 3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh các khoản thu và chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định được chia làm 3 phần : - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài trợ (tài chính)
  7. • 3.1 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD (Operating cash flow) - Là các dòng tiền ra và tiền vào liên quan trực tiếp đến hoạt động tạo ra doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, đây là dòng tiền phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Là dòng tiền quan trọng nhất, phản ánh khả năng tạo tiền từ nội tại để đáp ứng các nhu cầu trả lãi, chi trả cổ tức, trả nợ dài hạn tới hạn và đầu tư mở rộng quy mô
  8. Dòng thu Dòng chi •Tiền thu từ bán hàng và •Tiền chi để mua nguyên cung cấp dịch vụ vật liệu, hàng hóa, dịch •Tiền thu khác từ HĐKD vụ -Tiền phạt, tiền bồi thường, •Tiền chi trả công cho cho thuê tài sản, thu hồi các người lao động khoản nợ đã xử lý •Tiền chi trả lãi -Tiền thu do nhận ký cược, ký •Tiền chi nộp thuế thu quỹ nhập -Tiền thu hồi các khoản đưa đi ký cược ký quỹ •Tiền chi khác cho HĐKD -Tiền thu do được hoàn thuế •Tiền chi khen thưởng & -Tiền thu từ KP sự nghiệp phúc lợi được cấp
  9. • Lưu chuyển tiền ròng từ HĐKD = Tổng thu bằng tiền từ KD – Tổng chi bằng tiền cho KD = = Tiền thu BH - Tiền chi mua hàng - Tiền chi cho BH&QL - Tiền chi trả lãi + Tiền thu khác từ KD - Tiền chi nộp thuế - Tiền chi khen thưởng & phúc lợi + LC tiền ròng KD >0 : Tiền tạo ra từ KD không những đủ trang trải các chi phí bằng tiền từ KD, trả lãi và trả thuế mà còn dư để trả nợ định kỳ và đầu tư vào TSDH. + LC tiền ròng KD<0 : Tiền tạo ra từ KD không đủ trang trải các chi phí bằng tiền từ KD, trả lãi và trả thuế.
  10. 3.2 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư ( In vestment cash flow) • Là các dòng tiền ra và tiền vào liên quan trực tiếp đến hoạt động xây dựng, mua sắm, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài hạn và hoạt động đầu tư tài chính như : cho vay, góp vốn, đầu tư chứng khoán + Lưu chuyển tiền ròng từ đầu tư 0 : DN thu hẹp quy mô đầu tư
  11. Dòng thu Dòng chi •Tiền thu nhượng bán, thanh •Tiền chi để xây dựng, mua lý TSCĐ và TSDH khác sắm TSCĐ và các tài sản dài •Tiền thu hồi CK cho vay hạn khác -Thu hồi CK cho vay •Tiền chi để cho vay và mua -Thu hồi vốn TP đến hạn các công cụ nợ , trừ công cụ nợ được coi là tiền tương -Bán trái phiếu đương •Thu hồi vốn đầu tư •Tiền chi đầu tư vốn vào đơn -Thu hồi vốn góp LD vị khác trừ cổ phiếu đầu tư -Bán cổ phiếu ngắn hạn được xem là tiền •Tiền thu từ lãi cho vay và tương đương : đầu tư -Góp vốn liên doanh -Mua cổ phiếu của doanh nghiệp khác
  12. 3.3 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài trợ hay hoạt động tài chính ( Financing cash flow) Là các dòng tiền ra và tiền vào làm thay đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay
  13. Dòng thu Dòng chi •Tiền thu từ vốn góp của •Tiền chi hoàn trả vốn chủ sở hữu góp của chủ sở hữu, kể -Chủ sở hữu góp vốn cả tiền chi mua cổ phiếu -Phát hành cổ phiếu quỹ •Tiền thu do đi vay •Tiền chi hoàn trả nợ gốc vay ngắn hạn và dài -Vay ngắn hạn, dài hạn từ hạn ngân hàng •Tiền chi trả nợ thuê tài -Phát hành trái phiếu chính •Tiền chi trả cổ tức và chia lãi cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
  14. • Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính = = Tổng thu bằng tiền từ TC – Tổng chi bằng tiền cho TC + Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính >0 : DN phải huy động tiền từ bên ngoài bằng cách đi vay hoặc chủ sở hữu góp thêm vốn để đầu tư hoặc bù đắp thâm hụt tiền từ kinh doanh + Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính <0 : DN không cần huy động thêm tiền từ bên ngoài, tiền ròng từ kinh doanh đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiền cho đầu tư, trả bớt nợ vay và chia lãi cho chủ sở hữu.
  15. 4. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 2 phương pháp : • Phương pháp trực tiếp • Phương pháp gián tiếp : + Căn cứ vào các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh + Căn cứ vào lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế
  16. 4.1. Phương pháp trực tiếp Theo phương pháp trực tiếp các dòng thu và chi bằng tiền từ kinh doanh, đầu tư và tài chính được xác định trực tiếp căn cứ vào số liệu ghi chép trên tài khoản vốn bằng tiền và các tài khoản có liên quan. Ví dụ : Tiền thu từ bán hàng được xác định căn cứ vào sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 511, 512 và 131.
  17. 111,112,113 Bán hàng thu tiền ngay Mua hàng trả tiền ngay 151,152,156 511 Trả tiền mua hàng trả chậm 331 Thu tiền từ hàng bán trả chậm 131 Trả lương cho CVN 334 Thu trước tiền của khách hàng Trả lãi cho chủ nợ 635 131 Nộp thuế cho nhà nước 333 Thu tiền bán TSCĐ Trả tiền mua TSCĐ Thu tiền bán chứng khoán Cho vay và mua trái phiếu Góp vốn và mua cổ phiếu
  18. Ưu điểm : - Phản ánh đầy đủ, chính xác các dòng thu và chi bằng tiền Nhược điểm : - Phải có thông tin bên trong ( sổ kế toán tổng hợp và chi tiết) - Không giải thích được sự khác nhau giữa lợi nhuận ròng và tiền ròng KD - Không thích hợp cho việc đánh giá khả năng trả lãi và nợ định kỳ bằng tiền tạo ra từ nội tại - Không thích hợp cho việc phân tích khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
  19. 4.2 Phương pháp gián tiếp căn cứ các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. 42.1. Xác định lưu chuyển tiền từ KD Lưu chuyển tiền từ kinh doanh được xác định căn cứ vào mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tiền ròng từ KD LN sau thuế = DTBH - GVHB - Chi phí BH&QL - Lãi vay + Lợi nhuận khác - Thuế TNDN Tiền ròng từ KD = Tiền thu BH - Tiền chi MH - Tiền chi cho BH&QL - Tiền chi trả lãi + Tiền khác từ KD -Tiền chi nộp thuế TN - Tiền chi khen thưởng & PL
  20. Từ 2 công thức, cho thấy : 1. Các thành phần cơ bản xác định lợi nhuận ròng và tiền ròng KD là giống nhau 2. Nếu: - Doanh thu bán hàng = Tiền thu bán hàng, - Chi phí cho KD = Tiền chi cho KD - Lợi nhuận khác = Tiền thu khác từ KD - Tiền chi khen thưởng &phúc lợi = 0 Tiền ròng kinh doanh = Lợi nhuận ròng
  21. 3. Nếu : - Doanh thu bán hàng = Tiền thu bán hàng, - Lợi nhuận khác = Tiền thu khác từ KD - Tiền chi khen thưởng &phúc lợi = 0 - Mọi khoản chi phí cho kinh doanh đều chi bằng tiền ngoại trừ khấu hao. Tiền ròng KD = Lợi nhuận ròng + Khấu hao
  22. • Câu hỏi tự kiểm tra Trích số liệu trong BC kết quả kinh doanh của công ty A. Chỉ tiêu Số tiền 1.Doanh thu thuần 120.000 2. Giá vốn hàng bán 90.000 Trong đó : chi phí khấu hao 20.000 3. CP bán hàng & quản lý 15.000 Trong đó : chi phí khấu hao 5.000 4. Lãi tiền vay 5.000 5. Thuế thu nhập 2.500 6. Lợi nhuận sau thuế 7.500
  23. Yêu cầu : Xác định tiền ròng từ hoạt động kinh doanh và điền số liệu vào bảng sau, biết doanh thu bằng tiền thu, mọi khoản chi đều chi bằng tiền ngoại trừ khấu hao. Chỉ tiêu Số tiền 1. Tiền thu bán hàng 120.000 2. Chi phí kinh doanh bằng tiền 80.000 3. Lãi vay bằng tiền 5.000 4. Thuế thu nhập đã nộp bằng tiền 2.500 5. Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 32.500 Cho biết nếu chi phí khấu hao tăng thêm 1.000 thì lợi nhuận sau thuế giảm bao nhiêu và tiền ròng kinh doanh tăng bao nhiêu? Biết thuế suất thuế thu nhập là 25%
  24. Giải : a) Tiền ròng từ kinh doanh 7.500 + 25.000 = 32.500 b) Nếu chi phí khấu hao tăng 1.000 Lợi nhuận sau thuế giảm : 1.000 x (1-25%) = 750 Tiền ròng từ kinh doanh tăng ? Tiền ròng KD = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao LN sau thuế giảm 750, khấu hao tăng 1.000 Tiền ròng kinh doanh tăng : 1.000 – 750 = 250
  25. • Sự khác biệt giữa các thành phần : (1) Doanh thu BH và Tiền thu BH Sự khác biệt là do có những khoản bán chịu chưa thu được tiền trong kỳ, những khoản bán chịu kỳ trước thu tiền trong kỳ này và sự thay đổi trong khoản thu trước tiền hàng. Thay đổi Tiền Doanh Thay đổi thu trước thu thu nợ phải = - khách bán bán thu + hàng hàng hàng khách hàng
  26. Ví dụ : Năm N-1 doanh thu của ABC là 27.500, nợ phải thu khách hàng : đầu năm : 2.800, cuối năm : 3.200 Tiền thu bán hàng trong năm xác định như sau : Doanh thu bán hàng : 27.500 Trừ : PTKH cuối năm : 3.200 = Tiền thu từ hàng bán trong năm: 24.300 Cộng : PTKH đầu năm : 2.800 = Tiền thu bán hàng trong năm : 27.100 Hay Tiền thu BH = 27.500 - (3.200 -2.800) + ( 0- 0) = 27.100
  27. • Sơ đồ tài khoản 511 131 111,112 ĐK : 2.800 Tiền thu bán hàng 27.500 27.500 27.100 27.100 CK :3.200 Doanh thu bán hàng trong năm là 27.500 triệu, nhưng tiền thu bán hàng chỉ là 27.100 triệu đồng
  28. Câu hỏi tự kiểm tra Câu 1. Năm N doanh thu bán hàng của ABC là 31.000, nợ phải thu khách hàng đầu năm là 3.200, cuối năm 2.300. Tiền thu bán hàng năm N là bao nhiêu? (31.900) Câu 2. Khoản thu trước của khách hàng đầu năm là 4.000, hàng đã giao cho khách hàng trong năm: 40.000, cuối năm còn nợ khách hàng: 6.000. Số tiền thu trước của khách hàng trong năm là bao nhiêu? (42.000) Câu 3. Dư nợ tài khoản 131 đầu năm: 2.000, cuối năm: 3.000. Dư có tài khoản 131 đầu năm: 1.000 cuối năm: 500. Doanh thu bán hàng trong năm : 50.000. Cho biết tiền thu bán hàng trong năm? (48.500)
  29. Câu 1 Tiền thu bán hàng của ABC năm N 31.000 – (2.300 - 3.200) = 31.900 511 131 111,112 3.200 31.000 31.000 31.900 31.900 2.300
  30. Câu 2 • Tiền thu bán hàng = 40.000 + (6.000 – 4.000) = 42.000 511 131 111,112 4.000 40.000 40.000 42.000 42.000 6.000 4.000 + x = 40.000 + 6.000 x = 40.000 +( 6.000 - 4.000)
  31. Câu 3 : • Tiền thu bán hàng : 50.000 – ( 3.000 -2.000) + (500 -1.000) = = 48.500
  32. (2) Sự khác biệt giữa giá vốn hàng bán và tiền chi mua hàng Sự khác biệt do thay đổi trong số dư hàng tồn kho, phải trả người bán và trả trước cho người bán. Thay Thay Thay Tiền Giá đổi đổi đổi chi vốn - + trả = + hàng phải mua hàng trước tồn trả hàng bán người kho người bán bán
  33. Ví dụ :Công ty ABC có giá vốn hàng bán năm N-1 : 19.100, hàng tồn kho đầu năm : 6.320, cuối năm : 6.240. Hàng mua vào trong năm xác định như sau : Giá vốn hàng bán trong năm : 19.100 Cộng hàng tồn kho cuối năm (gộp) : 6.240 Trừ hàng tồn kho đầu năm (gộp) : 6.320 = Giá vốn hàng mua vào trong năm : 19.020 Hàng mua vào 19.020, cuối năm còn nợ người bán 1.700, nhưng phải chi 2.550 để thanh toán nợ kỳ trước Giá vốn hàng mua vào trong năm : 19.020 Trừ : Phải trả người bán cuối năm : 1.700 Cộng : Phải trả người bán đầu năm : 2.550 = Tiền chi mua hàng trong năm : 19.870
  34. Hay Giá vốn hàng bán : 19.100 Cộng thay đổi hàng tồn kho : - 80 Trừ thay đổi phải trả người bán : - 850 = Tiền chi mua hàng : 19.870 111,112 331 Hàng TK 632 2.550 6.320 Tiền chi GV GV Mua hàng Hàng mua HB 19.870 19.870 19.020 19.020 19.100 19.100 1.700 6.240
  35. Giá vốn hàng bán trong năm :19.100, nhưng tiền chi mua hàng là 19.870 nguyên nhân do ABC phải chi thêm tiền để thanh toán bớt nợ cho người bán Chú ý : Công thức xác định tiền chi mua hàng trong kỳ căn cứ vào giá vốn hàng bán chỉ đúng với doanh nghiệp thương mại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán bao gồm 3 khoản mục chi phí : Nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí SX chung bao gồm cả khấu hao nhà xưởng và thiết bị, khi xác định tiền chi mua hàng và tiền trả lương cho công nhân trực tiếp phải trừ khấu hao nhà xưởng và thiết bị khỏi giá vốn hàng bán, vì khấu hao là khoản chi không phải chi bằng tiền.
  36. Câu hỏi tự kiểm tra Câu 1. Giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty A là 800 tỷ, hàng tồn kho (gộp) đầu kỳ 50 tỷ, cuối kỳ 100 tỷ, phải trả người bán ( có 331) đầu kỳ 100 tỷ cuối kỳ 20 tỷ. Cho biết giá vốn hàng mua vào và tiền chi mua hàng trong kỳ? Giải thích vì sao tiền chi mua hàng lại lớn hơn giá vốn hàng bán trong kỳ? Câu 2. Giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty A là 600 tỷ, hàng tồn kho (gộp) đầu kỳ 100 tỷ, cuối kỳ 20 tỷ, phải trả người bán ( có 331) đầu kỳ 20 tỷ, cuối kỳ 80 tỷ. Cho biết giá vốn hàng mua vào và tiền chi mua hàng trong kỳ? Giải thích vì sao tiền chi mua hàng lại nhỏ hơn giá vốn hàng bán trong kỳ?
  37. Câu 3 .Giá vốn hàng bán ra trong kỳ của công ty dệt Thắng Lợi là 900 tỷ đồng, trong đó khấu hao nhà xưởng và thiết bị là 100 tỷ. Hàng tồn kho đầu kỳ 50 tỷ, cuối kỳ 60 tỷ. Phải trả người bán đầu kỳ 20 tỷ, cuối kỳ 10 tỷ . Cho biết tiền chi mua hàng và trả lương cho công nhân trực tiếp trong kỳ là bao nhiêu? Giải thích sự khác biệt giữa tiền chi mua hàng và trả lương với giá vốn hàng bán? Câu 4. Xác định tiền chi mua hàng của Công ty ABC năm N
  38. • Câu 1. • Giá vốn hàng mua vào : 800 + ( 100 -50) = 850 • Tiền chi mua hàng : 850 – (20-100) = 930 800 + ( 100-50) – ( 20-100) = 930 111,112 331 TK 632 100 50 930 930 800 800 850 850 20 100 Giá vốn hàng bán ra 800 nhưng tiền chi mua hàng là 930 . Nguyên nhân do doanh nghiệp phải chi thêm tiền để dự trữ thêm hàng tồn kho 50 triệu và chi tiền để trả bớt nợ cho người bán : 80 triệu
  39. • Câu 2 : • Giá vốn hàng mua vào • 600 + ( 20- 100) = 520 • Tiền chi mua hàng • 520 – (80 -20) = 460 • 600 + ( 20 -100) –( 80 -20) = 460 111,112 331 TK 632 20 100 460 460 520 520 600 600 80 20 Giá vốn hàng bán ra 600, nhưng tiền chi mua hàng trong kỳ chỉ là 460. Nguyên nhân : doanh nghiệp giảm được tiền chi mua hàng do tiêu thụ bớt hàng tồn kho : 80 và chiếm dụng thêm tiền của người bán : 60.
  40. Câu 3. • Tiền chi mua hàng và trả lương CN trực tiếp : (900 -100) + (60 -50) - ( 10 -20 ) = 820 • Chi phí để tạo ra lượng hàng đã bán ra là 900 triệu nhưng tiền chi mua hàng và trả lương cho công nhân trực tiếp chỉ là 820 triệu, thấp hơn chi phí 80 triệu. Nguyên nhân : - Khấu hao làm tiền thực chi thấp hơn chi phí :100 - Tăng tồn kho làm tiền thực chi cao hơm CP : 10 - Giảm phải trả NB làm tiền thực chi cao hơn CP :10
  41. Câu 4 . • Tiền chi mua hàng của ABC năm N : 22.000 + ( 7.600 – 6.240) – ( 2.380 – 1.700) = 22.680
  42. (3) Sự khác biệt giữa chi phí bán hàng & quản lý với tiền chi cho bán hàng & QL Sự khác biệt do có những khoản tính vào chi phí BH&QL trong báo cáo lãi lỗ nhưng tiền không chi ra như : chi phí khấu hao, trích lập dự phòng, chi phí phải trả. Ngược lại có những khoản tiền đã chi cho hoạt động BH&QL nhưng chưa tính vào chi phí BH&QL như chi phí trả trước chưa phân bổ. Sự khác biệt còn do thay đổi trong số dư các khoản : phải trả CNV, phải trả phải nộp khác
  43. Công thức : Tiền Chi Chi Thay Thay Thay Thay chi phí phí đổi đổi đổi đổi cho = BH - khấu - trong + phải + TS - phải BH & & hao CK thu ngắn trả QL QL dự khác hạn khác phòng khác Chú ý : 1. Trong công thức trên chi phí khấu hao chỉ bao gồm khấu hao của tài sản cố định dùng cho bán hàng và quản lý. 2. Các khoản dự phòng chỉ bao gồm dự phòng nợ phải thu khó đòi hạch toán vào chi phí quản lý. Tuy nhiên để đơn giản sự hay đổi của DP giảm giá hàng tồn kho và chứng khoán cũng đưa vào mục này.
  44. • Ví dụ : Tiền chi cho bán hàng và quản lý của ABC năm N-1 Chỉ tiêu Số tiền Chi phí bán hàng và QL 4.600 Trừ : Chi phí khấu hao 1.200 Trừ : Thay đổi trong CK dự phòng 420 Cộng : Thay đổi phải thu khác -100 Cộng : Thay đổi TS ngắn hạn khác 40 Trừ : Thay đổi phải trả khác 110 = Tiền chi cho bán hàng và quản lý 2.810 Chi phí khấu hao 1.200 được lấy từ bản thuyết minh các báo cáo tài chính B-09
  45. Câu hỏi tự kiểm tra: Xác định tiền chi cho bán hàng và QL của ABC năm N, điền số liệu vào bảng : Chỉ tiêu Số tiền Chi phí bán hàng và QL 5.160 Trừ : Chi phí khấu hao 1.500 Trừ : Thay đổi trong CK dự phòng -40 Cộng : Thay đổi phải thu khác -230 Cộng : Thay đổi TS ngắn hạn khác -70 Trừ : Thay đổi phải trả khác 220 = Tiền chi cho bán hàng và quản lý 3.180
  46. (4) Sự khác biệt giữa lãi vay phải trả với tiền lãi đã trả Sự khác biệt là do các khoản lãi đã trả nhưng chưa phân bổ vào chi phí tài chính và lãi vay được tính trước vào chi phí tài chính nhưng tiền chưa chi. Tiền Lãi Thay đổi Thay đổi lãi vay lãi vay + lãi vay trả - đã = phải trước chưa tính trước trả trả phân bổ vào CPTC
  47. • Sơ đồ tài khoản 635 111,112 Chi tiền trả lãi định kỳ 142,242 Phân bổ lãi vay trả trước 335 Tính trước lãi vay vào CPTC
  48. Chú ý : Do các khoản trả trước và tính trước lãi vay vào chi phí tài chính được hạch toán chung với các khoản trả trước và tính trước khác trên tài khoản 142 và 335. Để đơn giản các thay đổi này sẽ được điều chỉnh trong phần xác định tiền chi cho bán hàng và quản lý, do vậy Tiền lãi đã trả = Lãi vay phải trả Ví dụ : Tiền lãi đã trả của ABC năm N-1 = 640 Tiền lãi đã trả của ABC năm N = 710
  49. • Câu hỏi tự kiểm tra 1. Lãi vay trả trước còn chưa phân bổ vào chi phí tài chính đầu kỳ là 120, cuối kỳ 200. Lãi đã phân bổ vào chi phí tài chính trong kỳ là 400 triệu. Cho biết tiền lãi đã trả trong kỳ là bao nhiêu? (480) 2. Lãi vay đã tính trước vào chi phí tài chính nhưng chưa trả đầu kỳ : 200 ( dư có 335) cuối kỳ : 150. Lãi vay phải trả trong kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh là 400. Cho biết tiền lãi đã trả trong kỳ là bao nhiêu? (450)
  50. • Câu 1 • Tiền lãi đã trả = 400 + ( 200 -120) = 480 111,112 142 635 120 480 480 400 400 200
  51. Câu 2. • Tiền lãi đã trả trong kỳ : 400 – (150 -200) = 450 111,112 335 635 200 450 450 400 400 150
  52. (5) Sự khác biệt giữa lợi nhuận khác và tiền thu khác từ kinh doanh Sự khác biệt là do có những khoản tính vào lợi nhuận khác nhưng không thuộc dòng tiền từ kinh doanh như : Lãi( lỗ) do nhượng bán tài sản cố định, lãi cho vay, lãi được chia từ hoạt động liên doanh, lãi (lỗ) từ bán chứng khoán dài hạn các khoản này thuộc dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Tiền thu Lợi LN từ khác từ = nhuận - hoạt động kinh doanh khác đầu tư
  53. Ví dụ : Công ty ABC năm N-1 : • Lợi nhuận khác = 120 + 100 = 220 • Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư : 150 • Tiền thu khác từ kinh doanh = 220 -150 = 70 • Câu hỏi tự kiểm tra Tính tiền thu khác từ kinh doanh của công ty ABC năm N, biết lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là 200.
  54. • Tiền thu khác từ kinh doanh của ABC năm N : 700 – 200 = 500
  55. (6) Sự khác biệt giữa thuế thu nhập phải nộp với tiền đã chi để nộp thuế Thay đổi Tiền chi Thuế thu trong thuế nộp thuế = nhập phải - thu nhập thu nhập nộp phải nộp Trên bảng cân đối của công ty ABC năm N-1 không có khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước, do vậy ta có thể cho rằng không có sự thay đổi trong tài khoản 3334. Tiền chi nộp thuế = Thuế thu nhập phải nộp = 946
  56. • Câu hỏi tự kiểm tra Thuế thu nhập phải nộp trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 là 400 triệu đồng.Thuế thu nhập còn phải nộp ( dư có tài khoản 3334 ) đầu năm : 30 triệu, cuối năm 80 triệu. Cho biết : a) Tiền chi nộp thuế trong năm là bao nhiêu? b) Số liệu thuế thu nhập còn phải nộp được lấy từ báo cáo tài chính nào?
  57. • Đáp án : a) Tiền chi nộp thuế : 400 – (80 -30) = 450 111,112 3334 8211 30 450 450 400 400 80 b) Số liệu về thuế thu nhập còn phải nộp được lấy từ bảng thuyết minh các báo cáo tài chính ( B 09- DN)
  58. (7) Xác định tiền chi khen thưởng và phúc lợi. Thay đổi Tiền chi Mức trích trong số khen thưởng lập quỹ = - dư quỹ & phúc lợi KT & PL KT & PL Ví dụ : Công ty ABC năm N-1 , mức trích lập quỹ KT & PL từ lợi nhuận sau thuế là 350. Số dư quỹ KT& PL đầu năm : 100 , cuối năm : 300. Tiền chi khen thưởng và phúc lợi trong năm = = 350 – ( 300 -100) = 150
  59. • Sơ đồ tài khoản 111,112 431 421 100 150 150 350 350 Chi KT& PL Trích lập quỹ 300 Câu hỏi tự kiểm tra Năm N mức trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi của Công ty ABC là 390 triệu. Cho biết : 1. Tiền chi khen thưởng và phúc lợi năm N là bao nhiêu? 2. Số liệu về mức trích lập quỹ được lấy từ BCTC nào?
  60. • Đáp án : a) Tiền chi khen thưởng& phúc lợi năm N 390 – (200- 300) = 490 421 111,112 431 300 490 490 390 390 200 B ) Số liệu về mức trích lập quỹ khen thưởng & phúc lợi được lấy từ bảng thuyết minh các báo cáo tài chính B09 – DN), mục 19.
  61. Lợi nhuận sau thuế và tiền ròng từ hoạt động kinh doanh của ABC năm N-1 Chỉ tiêu ST Chỉ tiêu ST 1. Doanh thu bán hàng 27.500 1. Tiền thu bán hàng 27.100 2. Giá vốn hàng bán -19.100 2. Tiền chi mua hàng -19.870 3. CP bán hàng &QL -4.600 3. Tiền chi BH&QL -2.810 4. Lãi vay - 640 4. Tiền chi trả lãi - 640 5. Lợi nhuận khác 220 5. Tiền thu khác từ KD 70 6. Thuế TN phải nộp - 946 6. Tiền chi nộp thuế - 946 7. Lợi nhuận sau thuế 2.434 7. Tiền chi KT&PL - 150 8. Tiền ròng KD 2.754
  62. 4.2.2 Xác định lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền ròng từ đầu tư được xác định căn cứ vào lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, điều chỉnh sự thay đổi của các khoản mục thuộc tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán. Ta có : Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư Trừ : Chi phí khấu hao Trừ : Thay đổi tài sản cố định thuần Trừ : Thay đổi đầu tư tài chính dài hạn Trừ : Thay đổi bất động sản đầu tư Trừ : Thay đổi đầu tư tài chính dài hạn Trừ : Thay đổi tài sản dài hạn khác = Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động ĐT
  63. Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động đầu tư của công ty ABC năm N-1 Chỉ tiêu Số tiền 1. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 150 2. Chi phí khâu hao -1.200 3. Thay đổi tài sản CĐ thuần - 2.600 4. Thay đổi bất động sản đầu tư 0 5. Thay đổi đầu tư tài chính dài hạn 0 6. Thay đổi TSDH khác 0 Lưu chuyển tiền thuần từ đầu tư -3.650
  64. Câu hỏi tự kiểm tra. 1. Điền số liệu vào bảng dưới đây và xác định lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động đầu tư theo các tình huống Đầu Cuối năm năm (1) (2) (3) (4) 1.TS cố định 50.000 40.000 55.000 - Nguyên giá 80.000 80.000 95.000 - Khấu hao LK -30.000 -40.000 -40.000 2. Bất ĐS ĐT 5.000 5.000 5.000 3. ĐTTC DH 10.000 10.000 10.000 4. TSDH khác 4.000 4.000 4.000
  65. Tình huống : 1. Trích khấu hao : 10.000 2. Trích khấu hao :10.000, mua thêm tài sản cố định mới 15.000 đã thanh toán bằng tiền 3. Trích khấu hao 10.000, mua thêm tài sản cố định mới 15.000 đã thanh toán bằng tiền. Nhượng bán tài sản cố định có nguyên giá 10.000, khấu hao đã trích 5.000, giá bán thỏa thuận 6.000, đã thu tiền. 4. Trích khấu hao 10.000, mua thêm tài sản cố định mới 15.000 đã thanh toán bằng tiền. Nhượng bán tài sản cố định có nguyên giá 10.000, khấu hao đã trích 5.000, giá bán thỏa thuận 6.000, đã thu tiền. Bán chứng khoán dài hạn giá bán 5.000, giá vốn 6.000, đã thu tiền.
  66. • Phân tích tình huống : (1) Trích khấu hao 10.000. Nguyên giá TSCĐ không thay đổi, khấu hao lũy kế tăng 10.000, TSCĐ thuần giảm 10.000, Tiền ròng từ đầu tư = 0 ( 2) Trích khấu hao 10.000, mua thêm TSCĐ mới 15.000 Nguyên giá TSCĐ tăng 15.000, khấu hao lũy kế tăng 10.000, TSCĐ thuần tăng 5.000. Tiền ròng từ đầu tư : -15.000
  67. • Phân tích tình huống : (3) Trích khấu hao 10.000, mua thêm TSCĐ mới 15.000, nhượng bán TSCĐ cũ nguyên giá 10.000, khấu hao đã trích 5.000, giá bán 6.000 Nguyên giá TSCĐ tăng 5.000, khấu hao lũy kế tăng 5.000, TSCĐ thuần không đổi. Lãi do nhượng bán 1.000 ( 6.000 – 5.000). Tiền ròng từ ĐT : -9.000 (4) Nguyên giá TSCĐ tăng 5.000, khấu hao lũy kế tăng 5.000, TSCĐ thuần không đổi. Lãi do nhượng bán 1.000 ( 6.000 – 5.000), Đầu tư tài chính dài hạn giảm 6.000, lỗ do bán chúng khoán 1.000. Tiền ròng từ ĐT : - 4.000
  68. Trích bảng cân đối kế toán phần tài sản dài hạn Chỉ tiêu Đầu Cuối năm năm (1) (2) (3) (4) 1.TS cố định 50.000 40.000 55.000 50.000 50.000 - Nguyên giá 80.000 80.000 95.000 85.000 85.000 - Khấu hao LK -30.000 -40.000 -40.000 -35.000 -35.000 2. Bất ĐS ĐT 5.000 5.000 5.000 5.000 5.000 3. ĐTTC DH 10.000 10.000 10.000 10.000 4.000 4. TSDH khác 4.000 4.000 4.000 4.000 4.000
  69. Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động đầu tư Chỉ tiêu (1) (2) (3) (4) 1. Lợi nhuận HĐĐT 0 0 1.000 0 2. Chi phí khấu hao -10.000 -10.000 -10.000 -10.000 3. Thay đổi TSCĐ thuần 10.000 -5.000 0 0 4. Thay đổi bất động sản ĐT 0 0 0 0 5.Thay đổi ĐT TC dài hạn 0 0 0 6.000 6. Thay đổi TSDH khác 0 0 0 0 Tiền ròng từ HĐ đầu tư 0 -15.000 -9.000 -4.000
  70. 2. Điền các số liệu còn thiếu vào bảng xác định lưu chuyển Tiền ròng từ hoạt động đầu tư của công ty ABC năm N. Biết ABC đã bán tài sản cố định có nguyên giá 3.500, khấu hao đã trích 2.000, giá bán thỏa thuận 1.700 đã thu tiền. Khấu hao đã trích trong năm 1.500. Chỉ tiêu Số tiền 1. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 200 2. Chi phí khấu hao -1.500 3. Thay đổi tài sản CĐ thuần -1.400 4. Thay đổi bất động sản đầu tư 0 5. Thay đổi đầu tư tài chính dài hạn 0 6. Thay đổi TSDH khác 0 Lưu chuyền tiền thuần từ đầu tư -2.700
  71. 4.2.3 Xác định lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động tài chính được xác định căn cứ vào sự thay đổi dư nợ vay (ngắn và dài hạn) và vốn chủ sở hữu điều chỉnh. Ta có : Thay đổi vay và nợ ngắn hạn Thay đổi vay và nợ dài hạn Thay đổi vốn chủ sở hữu Trừ : Lợi nhuận sau thuế Cộng: Trích lập quỹ KT&PL Trừ : CL tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ = Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính
  72. Ví dụ : Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động tài chính của ABC năm N-1 Chỉ tiêu Số tiền Thay đổi vay và nợ ngắn hạn 680 Thay đổi vay và nợ dài hạn 0 Thay đổi vốn chủ sở hữu 2.260 Lợi nhuận sau thuế - 2.434 Trích lập quỹ KT&PL 350 CL tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 0 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐ tài 856 chính
  73. Câu hỏi tự kiểm tra : xác định lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động tài chính của ABC năm N và điền số liệu vào bảng dưới đây. Biết mức trích lập quỹ KT&PL là 390 triệu, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm là 70 triệu Chỉ tiêu Số tiền Thay đổi vay và nợ ngắn hạn -1000 Thay đổi vay và nợ dài hạn 2.000 Thay đổi vốn chủ sở hữu 300 Lợi nhuận sau thuế -2.738 Trích lập quỹ KT&PL 390 CL tỷ giá đánh giá lại ngoại tệ -70 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐ tài chính -1.118
  74. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ABC năm N-1 và năm N Chỉ tiêu N-1 N 1. Tiền thu bán hàng 27.100 31.900 2. Tiền chi mua hàng -19.870 -22.680 3. Tiền chi cho BH&QL -2.810 -.3.180 4. Tiền chi trả lãi -640 -710 5. Tiền thu khác từ kinh doanh 70 500 6. Tiền chi nộp thuế -946 -1.092 7. Tiền chi KT&PL -150 -490 I. Lưu chuyển tiền ròng từ KD 2.754 4.248 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 150 200
  75. Khấu hao tài sản cố định -1.200 -1.500 Thay đổi TSCĐ thuần -2.600 -1.400 II. Lưu chuyển tiền ròng từ ĐT - 3.650 -2.700 Thay đổi trong vay và nợ ngắn hạn 680 -1.000 Thay đổi trong vay và nợ dài hạn 0 2.000 Thay đổi trong vốn chủ sở hữu 2.260 300 Lợi nhuận sau thuế -2.434 -2.738 Trích lập quỹ KT&PL 350 390 CL tỷ giá đánh giá lại ngoại tệ 0 -70 III. Lưu chuyển tiền ròng từ HĐTC 856 -1.118 Lưu chuyển tiền ròng trong kỳ - 40 430 Tiền đầu kỳ 1.040 1.000 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái quy đổi NT 0 70 Tiền cuối kỳ 1.000 1.500
  76. 4.3 Phương pháp gián tiếp căn cứ vào lợi nhuận sau thuế. Tiền ròng từ kinh doanh được xác định căn cứ vào lợi nhuận sau thuế, điều chỉnh cho các khoản : Khấu hao, trích lập và hoàn nhập dự phòng, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và sự thay đổi của vốn lưu động theo nguyên tắc : - Khấu hao được cộng vào lợi nhuận sau thuế( ghi số dương ) - Trích lập dự phòng được cộng( ghi số dương), hoàn nhập được trừ (ghi số âm) - Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được trừ khỏi lợi nhuận sau thuế, (lãi ghi số âm, lỗ ghi số dương)
  77. • Hàng tồn kho, nợ phải thu và tài sản ngắn hạn khác : Tăng ( ghi số âm) giảm (ghi số dương) • Các khoản nợ ngắn hạn ( trừ vay ngắn hạn và quỹ khen thưởng và phúc lợi) tăng ( ghi số dương) giảm ( ghi số âm) • Tiền chi khen thưởng và phúc lợi được trừ khỏi lợi nhuận sau thuế ( ghi số âm) Chú ý : Hàng tồn kho và nợ phải thu được xác định theo giá trị gộp
  78. Ví dụ : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ABC năm N-1 và năm N I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD N-1 N 1. Lợi nhuận sau thuế 2.434 2738 2. Các khoản điều chỉnh - Khấu hao 1.200 1.500 - Trích lập ( hoàn nhập) dự phòng 420 -40 - Lãi ( lỗ) từ hoạt động đầu tư -150 -200 3. Lưu chuyển tiền từ KD trước thay đổi VLĐ 3.904 3.998 - Thay đổi nợ phải thu -300 1.130 - Thay đổi hàng tồn kho 80 -1.360 - Thay đổi tài sản ngắn hạn khác -40 70
  79. - Thay đổ phải trả người bán -850 680 - Thay đổi phải trả khác 110 220 - Tiền chi khen thưởng và phúc lợi -150 -490 Lưu chuyển tiền ròng từ kinh doanh 2.754 4.248 II. Lưu chuyển tiền từ đầu tư Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 150 200 Khấu hao tài sản cố định -1.200 -1.500 Thay đổi TSCĐ thuần -2.600 -1.400 Lưu chuyển tiền ròng từ ĐT - 3.650 -2.700 III. Lưu chuyển tiền từ HĐ tài chính Thay đổi trong vay và nợ ngắn hạn 680 -1.000 Thay đổi trong vay và nợ dài hạn 0 2.000 Thay đổi trong vốn chủ sở hữu 2.260 300 Lợi nhuận sau thuế -2.434 -2.738
  80. Trích lập quỹ khen thưởng & phúc lợi 350 390 Chênh lệch tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 0 -70 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐTC 856 -1.118 Tổng lưu chuyển tiền ròng trong kỳ - 40 430 Tiền đầu kỳ 1.040 1.000 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái quy đổi NT 0 70 Tiền cuối kỳ 1.000 1.5000 Cách tính toán và ghi chép trên bảng ; 1. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, lãi ghi số dương, lỗ ghi số âm 2. Khấu hao TSCĐ làm giảm lợi nhuận sau thuế nhưng không làm giảm tiền do vậy được cộng vào lợi nhuận sau thuế để xác định tiền ròng kinh doanh. Số liệu được lấy từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính và ghi bằng số dương.
  81. 3.Trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận sau thuế nhưng không làm giảm tiền do vậy được cộng vào lợi nhuận sau thuế để xác định tiền ròng kinh doanh và ghi bằng số dương. Hoàn nhập dự phòng làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận sau thuế nhưng không làm tăng tiền, do vậy phải trừ khỏi lợi nhuận sau thuế và ghi bằng số âm. Nếu số dự phòng cuối kỳ > đầu kỳ, chênh lệch là mức trích lập thêm trong kỳ. Năm N dự phòng cuối kỳ (500) < dự phòng đầu kỳ (540) như vậy trong năm công ty đã hoàn nhập dự phòng 40 triệu, ghi bằng số âm 4. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được tính vào lợi nhuận sau thuế nhưng không thuộc dòng tiền từ kinh doanh, do vậy phải trừ khỏi lợi nhuận sau thuế, ghi số âm nếu lãi, ghi bằng số dương nếu lỗ
  82. • 5. Các yếu tố thuộc tài sản lưu động : hàng tồn kho, nợ phải thu và tài sản lưu động khác, nếu tăng biểu hiện dòng chi tiền, ghi số âm. Giảm ghi số dương. • 6. Các yếu tố thuộc nguồn vốn chiếm dụng : Phải trả người bán, phải trả nhân viên, phải nộp nhà nước Nếu tăng ghi số dương, giảm ghi số âm • 7. Tiền chi cho khen thưởng và phúc lợi được ghi bằng số âm Tiền chi KT&PL = Trích lập quỹ KT&PL + Số dư quỹ đầu kỳ - Số dư quỹ cuối kỳ Câu hỏi tự kiểm tra 1. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty XYZ năm N+1 bằng phương pháp gián tiếp căn cứ vào lợi nhuận sau thuế ( trang 192 , giáo trình phân tích)
  83. 2. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty ABC cuối năm 2009 và 2010 là 12 và 15 tỷ đồng. Báo cáo lưu chuyển tiền năm 2010 cho biết, tiền ròng từ hoạt động đầu tư là – 10 tỷ, từ hoạt động tài trợ là 5 tỷ. Cho biết : a) Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là bao nhiêu? b) So sánh giữa cuối năm với đầu năm 2010, các khoản phải thu tăng 2 tỷ, tồn kho tăng 3 tỷ, phải trả người bán và phải trả khác tăng 4 tỷ. Khấu hao tài sản cố định đã trích trong năm 2,5 tỷ. Cho biết lợi nhuận sau thuế năm 2010 là bao nhiêu? ( 8 tỷ và 6,5 tỷ) 3. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty ABC năm N-1 bằng phương pháp gián tiếp căn cứ vào lợi nhuận sau thuế
  84. 4.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi do các ngân hàng lập căn cứ vào các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh nhằm đánh giá khả năng trả lãi và trả nợ định kỳ từ tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi còn giúp ngân hàng phân tích và đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động nội tại của doanh nghiệp.
  85. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi của ABC năm N-1 Chỉ tiêu N-1 N • Doanh thu thuần 27.500 31.000 - Thay đổi trong phải thu khách hàng -400 900 - Thay đổi trong thu trước khách hàng 0 0 + Tiền thu bán hàng 27.100 31.900 • Giá vốn hàng bán -19.100 -22.000 -Thay đổi trong hàng tồn kho 80 -1.360 -Thay đổi trong phải trả người bán -850 680 -Thay đổi trong trả trước người bán 0 0 + Tiền chi mua hàng -19.870 -22.680
  86. • Chi phí bán hàng & quản lý -4.600 -5.160 Khấu hao tài sản cố định 1.200 1.500 Trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng 420 -40 Thay đổi trong phải thu khác 100 230 Thay đổi trong TS ngắn hạn khác -40 70 Thay đổi trong phải trả khác 110 220 + Tiền chi cho bán hàng & quản lý -2.810 -3.180 1. Tiền mặt từ bán hàng 4.420 6.040 • Lợi nhuận khác 220 700 Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư -150 -200 + Tiền thu khác từ kinh doanh 70 500 •Thuế TNDN phải nộp -946 -1.092 Thay đổi trong thuế TNDN phải nộp 0 0 + Tiền chi nộp thuế -946 -1.092
  87. + Tiền chi khen thưởng & phúc lợi -150 -490 2. Tiền mặt ròng từ kinh doanh 3.394 4.958 + Tiền chi trả lãi -640 -710 3. Lưu chuyển tiền ròng từ KD 2.754 4.248 + Nợ dài hạn tới hạn trả 0 0 4. Tiền mặt sau trả nợ định kỳ 2.754 4.248 • Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư 150 Khấu hao tài sản cố định -1.200 Thay đổi trong TSCĐ thuần -2.600 5. Lưu chuyển tiền thuần từ HĐ đầu tư -3.650 6. Tiền mặt sau hoạt động đầu tư - 896 Thay đổi vay và nợ ngắn hạn 680 Thay đổi vay và nợ dài hạn 0 Thay đổi vốn chủ sở hữu 2.260
  88. Lợi nhuận sau thuế - 2.434 Trích lập quỹ khen thưởng và PL 350 CL tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 0 7. Tổng nguồn tiền mặt HĐ từ bên ngoài 856 8. Tiền mặt sau hoạt động tài chính - 40 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 1.040 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái quy đổi NT 0 Tiền cuối kỳ 1.000
  89. • Cách ghi chép trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi : 1.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi được lập căn cứ vào các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh kết hợp với sự thay đổi của các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, tuy vậy cần lưu ý phải xem xét tất cả các thay đổi trên bảng cân đối kế toán, ngoại trừ sự thay đổi của tiền và tiền tương đương ( Mục I +II tài sản ngắn hạn) 2. Chỉ tiêu doanh thu sẽ được ghi bằng số dương, các chỉ tiêu chi phí như : giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng quản lý, lãi vay và thuế sẽ ghi bằng số âm
  90. 3.Các chỉ tiêu bị trừ khỏi chi phí như : Khấu hao và trích lập dự phòng bị trừ khỏi chi phí bán hàng & quản lý sẽ ghi bằng số dương 4. Các chỉ tiêu bị trừ khỏi thu nhập như lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bị trừ khỏi lợi nhuận khác sẽ ghi bằng số âm 5. Tài sản tăng ghi số âm, giảm ghi số dương 6. Nguồn vốn tăng ghi số dương, giảm ghi số âm 7. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trong phần xác định tổng tiền mặt huy động từ bên ngoài, nếu lãi ghi số âm, lỗ ghi số dương 8. Mức trích lập quỹ khen thưởng& phúc lợi ghi bằng số dương
  91. 9. Chênh lệch tỷ gia hối đoái quy đổi ngoại tệ nếu làm tăng tiền ghi bằng số âm, làm giảm tiền ghi bằng số dương 10. Số liệu nợ dài hạn tới hạn trả ( nợ định kỳ ) được lấy từ B09 mục 15 cột đầu năm và ghi bằng số âm 11. Chỉ tiêu thay đổi trong vay và nợ ngắn hạn = Vay và nợ ngắn hạn cuối năm – Vay ngắn hạn đầu năm ( không bao gồm nợ dài hạn tới hạn trả) Câu hỏi tự kiểm tra : Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi của công ty ABC năm N
  92. 4.4.1. Các chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ quy đổi 1. Tiền mặt từ hoạt động bán hàng Tiền Tiền Tiền Tiền chi mặt thu cho bán - chi - từ HĐ = bán mua hàng và bán hàng hàng quản lý hàng
  93. • Tiền mặt từ hoạt động bán hàng cho phép ngân hàng đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp • Phân tích biến động tiền mặt từ hoạt động bán hàng cho phép chỉ ra điểm mạnh , điểm yếu trong quản lý lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp
  94. 2. Tiền mặt ròng từ hoạt động kinh doanh Tiền Tiền Tiền Tiền Tiền mặt mặt thu chi chi ròng = từ + khác - nộp - KT từ bán từ thuế & HĐ hàng KD TN PL KD Tiền mặt ròng từ hoạt động kinh doanh là phần còn lại của dòng thu sau khi đã thanh toán tất cả các khoản chi bằng tiền của hoạt động kinh doanh, nhưng trước lãi vay và nợ định kỳ. Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lãi của doanh nghiệp.
  95. 3. Tiền mặt sau trả nợ định kỳ Tiền mặt Tiền mặt Tiền Nợ dài chi sau trả = ròng từ - - hạn tới nợ định HĐ KD trả hạn trả kỳ lãi Tiền mặt sau trả nợ định kỳ phản ánh số tiền còn lại của hoạt động kinh doanh sau khi đã thanh toán lãi vay và các khoản nợ dài hạn tới hạn trả. Sự thâm hụt ( âm) số dư tiền mặt ở chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp không thể thanh toán các chi phí tài chính và các khoản nợ dài hạn phải trả trong kỳ.
  96. 4. Tiền mặt sau hoạt động đầu tư Tiền mặt Lưu chuyển Tiền mặt sau trả tiền ròng từ sau hoạt = - nợ định hoạt động động ĐT kỳ đầu tư Tiền mặt sau hoạt động đầu tư cho biết tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh có đủ đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho đầu tư thay thế và mở rộng quy mô nhà xưởng, thiết bị và đầu tư tài chính hay không.
  97. Nhận xét : • Tiền mặt ròng từ hoạt động kinh doanh là 3.394 triệu trong khi lãi vay phải trả chỉ là 640 triệu. ABC thừa khả năng trả lãi bằng tiền tạo ra từ kinh doanh • Tiền mặt sau trả nợ định kỳ 2.754 triệu cho thấy ABC thừa khả năng để thanh thanh toán các khoản nợ dài hạn phải trả trong năm • Tiền mặt sau hoạt động đầu tư âm 896 triệu cho thấy sau khi thanh toán các chi phí kinh doanh, trả lãi và nợ định kỳ, tiền tạo ra từ kinh doanh không đủ để chi cho đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị
  98. • Do tiền tạo ra từ kinh doanh không đủ cho nhu cầu đầu tư, năm N-1 ABC đã phải huy động tiền từ bên ngoài là 856 triệu đồng • Nguồn tiền huy động từ bên ngoài ít hơn nhu cầu cần bổ sung là 40 (896 – 856), do vậy công ty phải rút 40 triệu từ số dư tiền mặt đầu kỳ để bù đắp, vì vậy số dư tiền mặt cuối kỳ giảm 40 triệu
  99. • 4.4.2 Phân tích tiền mặt từ hoạt động bán hàng Chỉ tiêu N-1 N 1.Doanh thu thuần 27.500 31.000 2.Giá vốn hàng bán không có khấu hao 19.100 22.000 3.Lợi nhuận gộp (1-2) 8.400 9.000 4.Chi phí BH&QL không có khấu hao 3.400 3.660 5.Lợi nhuận bán hàng bằng tiền(3-4) 5.000 5.340 - Thay đổi trong hàng tồn kho -1.360 - Thay đổi trong phải thu khách hàng 900 - Thay đổi trong phải trả người bán 680 Tiền mặt từ hoạt động bán hàng 5.000 5.560
  100. • Các nhân tố tác động tới tiền mặt từ bán hàng TĐ Tiền LN TĐ TĐ trong mặt bán trong trong = - phải - từ bán hàng hàng + phải thu hàng bằng tồn trả tiền KH kho NB 6 Nhân tố tác động : 1. Doanh thu bán hàng 2. % Lợi nhuận gộp 3. % chi phí BH & QL 4. Số ngày bán chịu 5. Số ngày dự trữ 6. Số ngày tồn kho
  101. • Các nhân tố tác động tới tiền mặt từ bán hàng của ABC Chỉ tiêu N-1 N +(-) 1. Doanh thu bán hàng 27.500 31.000 3.500 2. % Lợi nhận gộp 30.55% 29.03% -1.52% 3. % CPBH&QL 12.36% 11.81% -0.55% 4.% LN bán hàng bằng tiền 18.19% 17.22% -0.97% 5. Số ngày dự trữ 119.25 126.1 + 6.85 6. Số ngày bán chịu 42.47 27.1 -15.37 7. Số ngày mua chịu 32.49 39.49 +7.0
  102. • Cách tính các chỉ tiêu trong bảng • 1. % LN gộp = LN gộp / doanh thu • 2. % CPBH&QL = CPBH&QL không có KH/ doanh thu • 3. % LN bán hàng bằng tiền = • = % LN gộp - % CPBH&QL không có khấu hao • 4. Số ngày dự trữ = Tồn kho CK(gộp)x 365/ GVHB Năm N-1 = 6.240 x365 / 19.100 = 119.25 ngày Năm N = 7.600 x365 /22.000 = 126.1 ngày • 5. Số ngày bán chịu = Phải thu KH CK ( gộp) x 365/ DT Năm N-1 = 3.200 x365/ 27.500 = 42.47ngày Năm N = 2.300 x 365 / 31.000 = 27,1 ngày • 6. Số ngày mua chịu = Phải trả NB CK x 365/ GVHB Năm N-1 = 1.700 x365 /19.100 = 32,49 ngày Năm N = 2.380 x 365 / 22.000 = 39.49 ngày
  103. Tác động của doanh thu bán hàng Doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận bán hàng bằng tiền, tăng nợ phải thu khách hàng, tăng hàng tồn kho và tăng phải trả người bán. - Các bước : • Xác định lợi nhuận bán hàng bằng tiền tăng do tăng doanh thu với giả định %Ln gộp và % CP bán hàng & quản lý không thay đổi • Xác định tiền mặt giảm do gia tăng tồn kho với giả định số ngày dự trữ không thay đổi • Xác định tiền mặt giảm do gia tăng nợ phải thu khách hàng với giả định số ngày bán chịu không đổi • Xác định tiền mặt tăng do gia tăng khoản phải trả người bán với giả định số ngày mua chịu không đổi
  104. • Ví dụ : Phân tích ABC - Tác động của DT tới LN bán hàng bằng tiền: Mức tăng( giảm) DT x % LNBH bằng tiền kỳ gốc= = (31.000 – 27.500) x 18.19% = +636,65 - Tác động của DT tới nợ phải thu khách hàng : Nợ phải thu KH kỳ gốc x Tỷ lệ tăng( giảm) DT= = 3.200 x 12,73% = + 407,27 - Tác động của DT tới hàng tồn kho : Hàng tồn kho kỳ gốc x Tỷ lệ tăng ( giảm ) GVHB= = 6.240 x 15.18% = + 947.43 - Tác động của DT tới phải trả người bán : Phải trả người bán kỳ gốc x Tỷ lệ tăng( giảm ) GVHB= = 1.700 x 15.18% = + 258.12
  105. Tổng hợp tác động của doanh thu tới tiền mặt của ABC Số tiền 1. Tăng lợi nhuận bán hàng bằng tiền + 636.65 2. Tăng nợ phải thu khách hàng - 407.27 3. Tăng hàng tồn kho -947,43 4. Tăng phải trả người bán +258.12 Tác động tăng doanh thu tới tiền mặt -459,93 Doanh thu tăng 12,73% làm ABC thâm hụt 459,93 triệu đồng, do nợ phải thu và hàng tồn kho tăng
  106. 2 . Tác động của tỷ lệ lãi gộp tới tiền mặt: (% Lãi gộp kỳ BC - % Lãi gộp kỳ gốc ) x DT kỳ BC (29.03% - 30.55%) x 31.000 = - 469,1 Giải thích : Năm N-1 , tỷ lệ lãi gộp là 30,55%, như vậy cứ 100 đồng DT sau khi trừ 69,45 đồng tiền chi mua hàng ABC còn lại 30,55 đồng để trang trải chi phí hoạt động bằng tiền. Năm N chỉ còn 29.03 đồng thấp hơn năm N-1 là 1,52 đồng, với mức doanh thu 31.000 triệu, lượng tiền mặt bị giảm là 469,1 triệu đồng ( -1,52% x 31.000)
  107. 3. Tác động của % chi phí BH&QL bằng tiền tới tiền mặt - ( % CPBH&QL kỳ BC - % CPBH&QL kỳ gốc ) x x DT kỳ BC - ( 11,81 % - 12.36%) x 31.000 = 172,73 Giải thích : So với năm N-1 , tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý bằng tiền của năm N giảm từ 12,36% xuống còn 11,81%, tức là giảm 0.55%. Như vậy cứ 100 đồng doanh thu ABC đã giảm được 0,55 đồng tiền mặt chi cho bán hàng và quản lý, với doanh thu 31.000 triệu, lượng tiền mặt chi cho BH&QL giảm được 172,73triệu ( - 0,55% x 31.000), do vậy tiền mặt từ bán hàng tăng 172,73 triệu đồng.
  108. 4. Tác động của số ngày bán chịu : -( SNBC kỳ BC – SNBC kỳ gốc) x DT kỳ BC/365 - ( 27.1 – 42.5 ) x 365 / 31.000 = +1.307,4 Cách khác: •Nợ phải thu khách hàng năm N-1 : 3.200 •Nợ PTKH năm N với giả định số ngày BC không đổi 3.200 x (1+12,73%) = 3.607,4 •Nợ phải thu khách hàng năm N : 2.300 •Tác động do tăng trưởng doanh thu = 3.607,4 – 3.200 = 404,4 •Tác động do rút ngắn SNBC = 2.300 – 3.607,4 = - 1.307,4
  109. 5. Tác động của số ngày dự trữ -(SNDT kỳ BC – SNDT kỳ gốc) x GVHB kỳ BC/365 - ( 126.1 – 119,2 ) x 22.000 / 365 = - 412,57 Cách khác: •Hàng tồn kho năm N-1 : 6.240 •Hàng tồn kho năm N với giả định số ngày dự trữ không đổi 6.240 x ( 1+ 15,18% ) = 7.187,2 Hàng tồn kho năm N : 7.600 -Tác động do tăng trưởng DT = 7.187,2 – 6.240 =+ 947,2 -Tác động do SNDT tăng = 7.600 – 7.187,2 = +412,8
  110. • 6. Tác động của số ngày mua chịu (SNMC kỳ BC – SNMC kỳ gốc) x GVHB kỳ BC/365 ( 39,5 -32,5) x 22.000 /365 = 421,9 Cách khác : •Phải trả người bán năm N-1 : 1.700 •Phải trả người bán năm N với giả định SNMC không đổi • 1.700 x ( 1+ 15,18%) = 1.958,1 •Phải trả người bán năm N : 2.380 -Tác động do tăng trưởng DT = 1.958,1 – 1.700 = + 258,1 -Tác động do SNMC tăng = 2.380 – 1958,1 = + 421,9
  111. • Tổng hợp tác động của các nhân tố tới tiền mặt từ bán hàng của ABC. Nhân tố tác động ST 1. Tác động lên tiền mặt do tăng trưởng DT -459,93 2. Tác động do giảm tỷ lệ lãi gộp -469,1 3. Tác động do giảm tỷ lệ CPBH&QL bằng tiền +172,73 4. Tác động do rút ngắn số ngày bán chịu 1.307,4 5. Tác động do kéo dài thời gian dự trữ -412.8 6. Tác động do kéo dài thới gian mua chịu +421,9 Cộng 560
  112. 1. Tác động do tăng trưởng DT -459,93 2. Tác động của các chỉ số sinh lời -296,37 - Tác động lên tiền mặt do tỷ lệ lãi gộp giảm -469,1 - Tác động lên tiền mặt do tỷ lệ CPBH&QL giảm +172,73 3. Tác động lên tiền mặt của các chỉ số hiệu quả + 1.316,5 - Tác động lên tiền mặt do rút ngắn SNBC +1.307,4 -Tác động lên tiền mặt do kéo dài SNDT -412,8 - Tác động lên tiền mặt do kéo dài SNMC + 421,9 Cộng +560 Đối tượng phân tích : 5.560 – 5.000 = +560
  113. Nhận xét : • 1. Nếu các nhân tố thuộc về quản lý ( 5 nhân tố cuối) không thay đổi - giữ nguyên như năm N-1, thì sự tăng trưởng doanh thu 12,73% trong năm N sẽ làm ABC thâm hụt 459,93 triệu đổng tiển mặt ( làm tròn 460 triệu), tiền mặt từ bán hàng chỉ còn dương 4.540 triệu.( 5.000 – 460) • Trong 5 nhân tố tác động tới tiền mặt từ bán hàng, ABC đã quản lý được 3 nhân tố theo hướng có lợi cho trạng thái tiền mặt. • Công tác quản lý đã làm giảm lợi nhuận bán hàng bằng tiền 296,37 triệu. Trong đó: Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên DT tăng làm giảm 469,1 triệu, Tỷ lệ CP BH&QL giảm làm tăng 172,73 triệu. Nếu chu kỳ VLĐ không thay đổi, tiền mặt từ bán hàng chỉ còn dương 4.244 ( 4.540 – 296)
  114. • Việc quản lý tốt các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động : Rút ngắn thời gian bán chịu và kéo dài thời gian mua chịu đã làm tăng tiền mặt cho ABC : 1.729,3 triệu, tuy vậy kéo dài thời gian tồn kho làm giảm 412,8 triệu. Do vậy các chỉ số hiệu quả chỉ làm tăng 1.316,5 triệu. • Tóm lại : Tiền mặt từ bán hàng năm N của ABC tăng chủ yếu nhờ vào việc ABC đã quản ly tốt các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. • Chú ý : Khi đánh giá tác động của các nhân tố tố trạng thái tiền mặt của một doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau :
  115. • 1. Sự ổn định lâu dài của một doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các chỉ số khả năng sinh lời : % GVHB, % CPBH&QL và % LNBH bằng tiền. Điều này có nghĩa là doanh thu bán hàng phải đủ để trang trải toàn bộ các chi phí hoạt động không kể chi phí khấu hao. Mặt khác phải kiểm soát chặt chẽ các chỉ số hiệu quả, tức phải kiểm soát tốt chu kỳ vốn lưu động. • 2. Một doanh nghiệp mạnh về chỉ số sinh lời vẫn có thể mất khả năng thanh toán nếu không quản lý tốt các chỉ số hiệu quả • 3. Một doanh nghiệp yếu về các chỉ số hiệu quả vẫn có thể tiếp tục tồn tại nếu họ quản lý tốt các chỉ số hiệu quả. Tuy vậy nếu các chỉ số sinh lời không được cải thiện sớm hay muộn họ cũng bị thất bại.
  116. Bài tập : 5.1 a) xác định các chỉ tiêu còn thiếu trên BC I.LCTT từ HĐKD 1. Lợi nhuận sau thuế 2.100 2. Các khoản điều chỉnh 610 -Khấu hao TSCĐ 920 - Các khoản dự phòng -140 - Lãi (lỗ) hoạt động đầu tư -170 3. Tiền từ kinh doanh trước thay đổi VLĐ 2.710 - Tăng ( giảm ) khoản phải thu -670
  117. - Tăng ( giảm ) hàng tồn kho -550 - Tăng ( giảm ) chi phí trả trước 180 - Tăng ( giảm ) các khoản phải trả -590 Lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động KD 1.080 II. Lưu chuyển TT từ HĐĐT 1. Thu thanh lý tài sản cố định 330 2. Chi mua tài sản cố định -3.420 3. Thu từ bán cổ phiếu 400 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐĐT -2.690 III. LCTT từ hoạt động tài trợ 1. Thu do chủ sở hữu góp vốn 4.350 2. Vay ( trả ) nợ ròng -380 3. Chia lãi cho chủ sở hữu -2.010 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐ tài trợ 1.960
  118. LCT ròng trong kỳ 350 Tiền đầu kỳ 1.000 Tiền cuối kỳ 1.350 B . Tiền ròng kinh doanh : 1080 Lợi nhuận sau thuế : 2.100 Tiền ròng - Lợi nhuận ròng : 1.080 – 2.100 = -1020 Nguyên nhân : 1. Các khoản trích khấu hao(920), hoàn nhập dự phòng (140), lãi từ hoạt động đầu tư (170) làm tiền ròng lớn hơn lợi nhuận ròng 610 triệu. Nếu VLĐ trong năm không thay đổi thì tiền ròng từ hoạt động kinh doanh trong năm là 2.710 triệu đồng.
  119. 2. Trong năm hàng tồn kho tăng 550 triệu, phải thu tăng 670 triệu, phải trả giảm 590 triệu làm cho vốn lưu động tăng và làm tiền giảm : (-550) +( -670) +(-590) + (180) = -1.630 1. Khấu hao, hoàn nhập dự phòng làm tiền tăng + 610 2. VLĐ tăng làm tiền giảm -1.630 Cộng : -1.020 Nhận xét : Trong năm lợi nhuận ròng của công ty là 2.100 triệu, nhưng tiền ròng từ kinh doanh chỉ là 1.080 triệu. Nguyên nhân do trong năm công ty đã chi thêm tiền để dự trữ thêm hàng tồn kho 550 triệu và trả bớt nợ 590 triệu, mặc khác còn do nợ phải thu tăng làm tiền thu thấp hơn doanh thu 670 triệu.
  120. c) Đánh giá khả năng thanh toán từ tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh 1. Khả năng thanh toán nợ định kỳ : 1.080 /780 = 1,38 2. Khả năng tự chủ tài chính : (1.080 – 780)/ 5.670 = 0,053 ( 5,3%) 3. Khả năng chia cổ tức : 1.080 /2.100 = 0,51 Nhận xét : Bình Minh có khả năng thanh các khoản nợ dài hạn tới hạn trả bằng tiền tạo ra từ kinh doanh, nhưng không có khả năng thanh toán hết các khoản vay ngắn hạn đầu năm, tiền ròng từ KD chỉ bằng 5,3% vay ngắn hạn đầu năm. Do vậy Bình minh vẫn cần phải tái tài trợ các khoản vay ngắn hạn . Khả năng tự chủ tài chính thấp .
  121. • d) Bình Minh sử dụng tiền từ nguồn nào để đầu tư tài sản cố định • Tiền mặt sau trả nợ định kỳ : 1080 -780 = 300 • Tiền mặt sau hoạt động đầu tư 300 – 2.690 = - 2.390 Tiền mặt sau hoạt động đầu tư âm 2.390 triệu cho thấy tiền mặt từ kinh doanh không đủ để đầu tư vào tài sản cố định. Bình minh đã sử dụng nguồn tiền huy động từ bên ngoài ( hoạt động tài chính) e) Tiền thu do chủ sở hữu góp thêm vốn sử dụng làm gì?
  122. Câu 5.3 . Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chỉ tiêu Số tiền 1. Lợi nhuận sau thuế 200 2. Các khoản điều chỉnh 260 - Khấu hao 220 - Các khoản dự phòng 70 - Lãi ( lỗ ) hoạt động đầu tư -30 3. Tiền từ HĐKD trước thay đổi VLĐ 460 - Tăng ( giảm) CK phải thu 20 - Tăng ( giảm) hàng tồn kho -180 -Tăng( giảm ) TSLĐ khác -20
  123. - Tăng, giảm phải trả người bán 60 - Tăng ( giảm ) phải trả khác -5 - Chi khen thưởng , phúc lợi -15 LCTT ròng từ hoạt động kinh doanh 320 II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư Lãi ( lỗ) từ HĐđầu tư 30 Khấu hao TSCĐ -220 Thay đổi TSCĐ thuần -260 LCTT ròng từ HĐ đầu tư -450 III. LCTT từ hoạt động tài trợ Thay đổi vay và nợ ngắn hạn 190 Thay đổi vay và nợ dài hạn 0 Thay đổi vốn chủ sở hữu 60 Lợi nhuận sau thuế -200
  124. Trích lập quỹ KT&PL 30 LCTT ròng từ hoạt động tài chính 80 Tổng LCTT ròng trong kỳ -50 Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 300 Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 250 Thu do bán TSCĐ = 80 Lãi do bán TSCĐ = 30 Giá trị còn lại của TSCĐ = 50 Khấu hao đã trích của TSCĐ nhượng bán = 170 Nguyên giá TSCĐ nhượng bán = 220 Mua thêm TSCĐ mới : 310 +220 =530 Lưu chuyển tiền ròng từ HĐ đầu tư = 80 -530 = - 450
  125. • Vốn chủ sở hữu tăng : • 2450 – 2.390 = 60 • Trong đó : • KC lợi nhuận sau thuế làm tăng vốn chủ sh = 200 • Trích lập quỹ KT&PL làm giảm vốn chủ sh : 30 • Chia lãi cho chủ sh làm giảm : 110 LCTT từ hoạt động tài trợ Số tiền 1. Thu do chủ sở hữu góp vốn 0 2. Tiền vay hoặc trả nợ ròng 190 3. Chia lãi cho chủ sở hữu -110 LCTT ròng từ hoạt động tài trợ 80
  126. • Tiền ròng từ kinh doanh : 320 sử dụng : - Chia lãi cho chủ sở hữu : 110 - Mua tài sản cố định : 530 • Thiếu : 320 triệu (320 -640) • Nguồn bù đắp : • Tiền thu do bán tài sản CĐ : 80 • Vay ngắn hạn : 190 Cộng : 270 Giảm tiền đầu kỳ : 270 – 320 = -50