Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 4: Khái niệm chung - Đinh Trần Gia Hưng

pdf 28 trang ngocly 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 4: Khái niệm chung - Đinh Trần Gia Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_cong_nghiep_chuong_4.pdf

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 4: Khái niệm chung - Đinh Trần Gia Hưng

  1. CHƯƠNG 4: KHÁI NIỆM CHUNG IV.1.PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP NHÀ SẢN XUẤT: 1.Phân loại: Theo đặc trưng sản xuất: » Nóng : Luyện kim, thuỷ tinh , gốm sứ. » Lạnh : Thực phẩm ,hải sản đông lạnh. » Sinh bụi: Vật liêu xây dưng » Vệ sinh cao: Dược phẩm,thực phẩm » Dùng nhiều nước, Hóa chất. Theo số tầng: » Một tầng- Hai tầng- Nhiều tầng- Tầng hỗn hợp. 2. Phân cấp » Độ bền. » Độ chịu lửa.
  2. 3. Những ảnh hưởng của tổ chức sản xuất đến kiến trúc nhà sản xuất: A. Phát sinh nhiệt thừa: - Cục bộ nhất thời - Thường xuyên liện tục. Giải pháp: - Thoát nhiệt nhanh. - Giải pháp mặt bằng, tạo khoảng cách ly, tổ chức không gian đi lại.
  3. B. Phát sinh lực tác động: - Lực xung kích va chạm vào tường Giải pháp: dự trù khoản trống, đai bao bảo vệ - Lực chấn động: do thiết bị như búa máy, máy dập. Giải pháp: cách ly giữa khu chấn động và các khu khác. - Lực rung động: do máy móc tác động mỗi ngày Giải pháp: dùng móng máy, lớp đệm cách ly.
  4. C. Dùng nhiều nước và hóa chất: - Thấm nước, phá hủy vật liệu xây dựng - Ăn mòn, xâm hại mội trường lao động, ảnh hưởng sức khỏe công nhân Giải pháp: chọn vật liệu, hình thức kết cấu, thiết kế tạo thông thoáng, thoát ẩm nhanh. dự trù khoản trống, đai bao bảo vệ D. Dễ cháy nổ: Giải pháp: dùng tường ngăn lửa, cách lý, lưới chống cháy. E. Yêu cầu kỹ thuật đặc biệt: - Sinh hóa : nhà máy bia, thực phẩm - Năng lượng: hóa dầu, thủy điện
  5. VI.2. Trang Thiết Bị Vận Chuyển Trong Nhà Sản Xuất. Các nhóm chính thiết bị vận chuyển như sau: Phương tiện vận chuyển độc lập trên nền Thiết bị vận chuyển theo đường ray đặt trên nền Thiết bị vận chuyển trên không Thiết bị vận chuyển đặc biệt: băng chuyền, đường ống
  6. A. Thiết bị vận chuyển độc lập trên nền (còn gọi là ph.tiện vận chuyển): Bao gồm các phương tiện: xe bánh hơi (xe tải và các xe chuyên dụng khác) và xe bánh xích. Nhược điểm : chiếm diện tích giao thông trên nền nhà ảnh hưởng diện tích sản xuất, việc đề xuất vị trí và diện tích phù hợp để chứa (đậu) cho các phương tiện này cũng phải được tính đến.
  7. B. Thiết bị vận chuyển theo đường ray đặt trên nền: Đây là loại thiết bị vận chuyển trên hệ ray nằm ở nền nhà, bao gồm các loại thiết bị dạng xe goòng, các phương tiện tàu hỏa, cổng trục Ưu điểm: Có khả năng mang tải lớn khi di chuyển Phạm vi hoạt động rộng sử dụng nhiều trong công trình công nghiệp có vật phẩm cồng kềnh hoặc khối lượng lớn, nhất là các công trình cần sự vận chuyển giữa các không gian sản xuất khác nhau (giữa xưởng này với xưởng khác, từ xưởng ra sân bãi và ngược lại). Nhược điểm: Chi phí đầu tư lớn Chiếm diện tích giao thông trên nền và chấn động lớn khi di chuyển (nếu là loại thiết bị mang tải lớn như tàu hỏa, cổng trục).
  8. C. Thiết bị vận chuyển trên không: Tên gọi chung các thiết bị này là cần trục, bao gồm cần trục tháp, cầu trục, cần trục, cần trục công sơn. Ưu điểm: của thiết bị là không ảnh hưởng các hoạt động sản xuất bên dưới. a – Cần trục tháp: phạm vi hoạt động trong vòng tròn, tâm là cột tháp, khả năng theo chiều cao rất lớn, thường sử dụng ngoài trời. b – Cầu trục: với hệ ray trên dầm (dầm tựa vào vai cột) chạy dọc nhà, phạm vi hoạt động của cầu trục là toàn bộ không gian một nhịp nhà, tải trọng cần trục có thể thay đổi từ nhỏ đến lớn (khoảng 500 tấn) c – Cần trục treo: tương tự hoạt động của cầu trục, tuy nhiên hệ dầm cầu chạy tựa vào dạ dưới kết cấu mái. Dạng đặc biệt của cần trục treo là cần trục 1 ray (mono rail), do tựa vào kết cấu mái, tải trọng của cần trục treo thường không lớn. d – Cần trục công sơn: Các loại từ b đến d chủ yếu hoạt động trong nhà. Ngoài cần trục tháp và các loại thiết bị cần trục bố trí trên các phương tiện giao thông, các loại cần trục khác do thường được sử dụng trong nhà xưởng nên ảnh hưởng rất nhiều đến giải pháp thiết kế kiến trúc từ Mặt bằng cho đến Mặt cắt công trình.
  9. * Cầu trục ( cần trục dạng cầu)
  10. * Cầu trục ( cần trục dạng cầu)
  11. * Cổng trục ( cần trục dạng cổng)
  12. * Cầu trục ( móc cẩu bằng từ)
  13. * Cần trục treo – Monorail:
  14. * Cần trục treo – Monorail:
  15. . NHÀ CÔNG NGHIỆP MỘT TẦNG: * Cần trục công sôn:
  16. * Cần trục công sôn:
  17. 4. Băng chuyền – Đường ống khí nén: Đây là loại thiết bị vận chuyển tương đối đặc thù dùng để chuyển vật phẩm từ vị trí này đến vị trí khác một cách liên tục và theo một quãng đường cố định, thông thường nằm trong qui trình công nghệ, vật phẩm di chuyển được qua 2 cách: sử dụng chênh lệch độ cao để chuyển vật phẩm từ cao đến thấp (thế năng) hoặc sử dụng điện, khí nén
  18. * Băng chuyền:
  19. * Các thiết bị khác:
  20. VI.3. Thống Nhất Hóa Và Điển Hình Hoá Nhà Sản Xuấtù. Thống nhất hoá. » L là nhip nhà, cần phải thống nhất từ thông số cơ bản » Modun gốc là 100mm và các modun mở rộng » Modun bội số : phổ biến để tính toán, điều phối kíchthước chiều rộng , chiều cao nhà: 3m,6m,12m,15m đến 60m » Hệ thống modun thống nhất tạo nên mạng luới trục modun không gian » Nhà kiểu nhịp :l=6,9,12,15,18,24,30,36m;b=6,9,12m » Nhà ô vuông:l=b( bước cột ): 12x12,15x15
  21. » Phụ thuộc vào khả năng tính toán của kết cấu và tiêu chuẩn vận chuyển của nhà sx » Cao nhà: H = 3m6, 4m2, 4m8, 5,4m , 6m, 7,2m » Cửa :3m,4,8m 6m. » Tấm mái : panel lợp mái hay tấm tole:: 1,2m, 1,8m, 3m » Xu hướng phổ biến hiện nay là khung thép khẩu độ lớn đã được tiêu chuẩn hoá , modun hóa đến từng chi tiết. Ví dụ khung thép của Zamil Steel, của BHP
  22. VI.4. Tổ chức môi trường lao động Thiết lập điều kiện lao động khoa học và tổ chức làm việc cho công nhân bảo đảm an toàn, vệ sinh , thoải mái . » Tiện nghi về khí hậu » Tiện nghi về tầm nhìn và thao tác » Thiết bị máy móc an toàn , dễ bảo trì và cơ động » Tổ chức thoát hiểm và kiểm soát quy trình làm việc An toàn lao động: » Đảm bảo an toàn khi có xảy ra sự cố. » Phòng cháy chữa cháy tự động và khoa học » Tránh và giải quyết các sự cố kỹ thuật , khủng bố .
  23. VI.5. Lựa Chọn Vật Liệu Và Kết cấu » Chọn vật liệu cung cấp của địa phương. » Khả năng kỹ thuật của địa phương » Căn cứ vào yêu cầu thẩm mỹ. » Căn cứ vào yêu cầu kinh tế.