Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chuyên đề 1: Kế toán và doanh nghiệp

ppt 42 trang ngocly 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chuyên đề 1: Kế toán và doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuyen_de_1_ke_toan_va_doanh_ngh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chuyên đề 1: Kế toán và doanh nghiệp

  1. MÔN HỌC NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Copyright © 2009 by UEF
  2. CHUYÊN ĐỀ 1 KẾ TOÁN VÀ DOANH NGHIỆP 1-2
  3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP • Là 1 tổ chức kinh doanh • Tạo ra giá trị tăng thêm • Các loại hình sở hữu – Doanh nghiệp tư nhân – Công ty trách nhiệm hữu hạn – Công ty cổ phần 1-3
  4. Các loại hình sở hữu • Doannh nghiệp tư nhân: – Cá nhân làm chủ và quản lý • Công ty hợp danh: – Ít nhất 2 thành viên là cá nhân đồng sở hữu – Tư cách pháp nhân không tách rời với chủ sở hữu • Công ty trách nhiệm hữu hạn – Thành viên có thể là tổ chức hay cá nhân – Chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đầu tư • Công ty cổ phần – Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân – Vốn góp • Cổ phần phổ thông • Cổ phần ưu đãi: ưu đãi cổ tức; ưu đãi hoàn lại; ưu đãi khác 1-4
  5. Doanh nghiệp tư nhân Công ty hợp danh Ưu điểm Nhược điểm - Thành lập đơn giản Trách nhiệm vô hạn - Chi phí thành lập thấp - Tổ chức kinh doanh không có tư cách pháp - Ít các quy định ràng nhân tách rời với chủ buộc sở hữu. - Chủ doanh nghiệp, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. 1-5
  6. Công ty TNHH Công ty cổ phần Ưu điểm Nhược điểm - Trách nhiệm hữu hạn - Nhiều quy định pháp lý Chủ sở hữu không ràng buộc chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty - Khả năng tăng vốn đầu tư. 1-6
  7. Các hoạt động trong doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh Quyết định Hoạt động Hoạt động Đầu tư Tài chính 1-7
  8. Thông tin Kế toán liên kết thông tin và người cần thông tin Hoạt động Hổ trợ KẾ TOÁN thực hiện quyết định Quyết định Người cần thông tin 1-8
  9. Định nghĩa kế toán Kế toán là một tiến trình Thu thập các thông tin nhằm hỗ trợ Đo lường kinh tế về một cho các quyết Cung cấp đơn vị định kinh tế 1-9
  10. Chức năng của kế toán  Xác định  Đo lường  Tổng hợp và và ghi nhận các nghiệp vụ thông tin cho các nghiệp vụ kinh tế. các đối tượng kinh tế. cần thông tin. 1-10
  11. Phân loại kế toán Kế toán Kế toán Tài chính Quản trị 1-11
  12. Kế toán tài chính và Kế toán quản trị • Kế toán tài chính • Kế toán quản trị Đo lường, xử lý và Thiết lập, phân tích và cung cấp các thông tin cung cấp các thông tin kế toán về tình hình tài hỗ trợ cho các đối chính và kết quả hoạt tượng quản trị nội bộ đông kinh doanh sử nhằm thực hiện các dụng chủ yếu cho các mục tiêu của doanh đối tượng bên ngoài nghiệp. doanh nghiệp. 1-12
  13. Hệ thống thông tin kế toán tài chính Đối tượng sử dụng Hổ trợ quyết định Nhà đầu tư Đầu tư Ngân hàng Thông tin cung cấp Cho vay Ban giám đốc Phân bổ nguồn lực Chủ doanh nghiệp Kết quả kinh doanh Đánh giá thực hiện Khách hàng Tình hình tài chính Ký kết hợp đồng Nhân viên Lưu chuyển tiền tệ Thỏa ước lao động Cơ quan chức năng -Thuế Tính thuế -Thống kê Tổng hợp số liệu 1-13
  14. Cho ý kiến về mỗi nhận định dưới đây: a. Kế toán tài chính chỉ nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài DN. b. Các DN được quyền bảo mật đối với mọi thông tin kế toán c. Các DN bắt buộc phải công bố mọi thông tin kế toán d. Kế toán tài chính chỉ cung cấp thông tin về những giao dịch, sự kiện đã xảy ra; kế toán quản trị chỉ cung cấp những thông tin có tính định hướng e. Tất cả các DN bắt buộc phải mời kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm 1-14
  15. Hệ thống thông tin kế toán quản trị Chủ doanh nghiệp Ban Giám đốc Giám đốc điều hành Giám đốc tài chính Trưởng các bộ phận Trưởng nhóm 1-15
  16. Các loại kế toán và quy định pháp lý Chế độ kế toán Kế toán tài chính Chuẩn mực kế toán Kế toán quản trị Theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Kế toán thuế Luật Thuế 1-16
  17. Các hệ thống kế toán o K ế toán tài chính => phải tuân thủ chuẩn mực kế tóan. Môn học này thuộc về kế tóan tài chính. o K ế toán quản trị => không bị ràng buộc bởi các CMKT, chế độ kế tóan. o Kế toán thuế => phải tuân thủ luật thuế và chế độ kế tóan. 17
  18. Hệ thống văn bản pháp quy về kế toán Quy định pháp lý Ban hành bởi LUẬT KẾ TOÁN Quốc hội ___ ___ Nghị định, thông tư Chính phủ Hệ thống BỘ TÀI CHÍNH chuẩn mực kế toán Chế độ kế toán ___ BỘ TÀI CHÍNH Các quy định 1-18
  19. Hệ thống chuẩn mực Kế toán HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 4 CM 6 CM 6 CM 6 CM 4 CM “Chuẩn mực kế toán gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính” (Điều 8, Luật kế toán) 1-19
  20. Chế độ kế toán Việt nam • Các chế độ kế toán • Nội dung chủ yếu – Doanh nghiệp – Chứng từ – Doanh nghiệp nhỏ và – Hệ thống tài khoản vừa – Hình thức sổ kế toán – Doanh nghiệp bảo hiểm – Báo cáo tài chính – Ngân hàng và các tổ chức tín dụng – Các công ty chứng khoán – 1-20
  21. Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính International Accounting International Standards Committee Accounting Standards (IASC) • Phát triển hệ thống CMKT mang tính toàn cầu • Khuyến khích sự áp dụng IAS (IFRS) 1-21
  22. Nghề nghiệp kế toán • Kế toán tài chính • Kế toán quản trị • Kế toán chi phí • Kế toán thuế • Kế toán khu vực nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận • Kiểm toán viên độc lập • Kiểm toán viên nội bộ • Giáo dục kế toán 1-22
  23. Đạo đức nghề nghiệp • Các vụ bê bối tài chính trong thời gian gần đây làm mất lòng tin của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính đối với thông tin kế toán của các doanh nghiệp. • Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đưa ra các quy định, và hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kế toán, kiểm toán nhằm tạo sự tín nhiệm của XH, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán, 1-23 1-23
  24. Các giả định và nguyên tắc kế toán được thừa nhận • CÁC GIẢ ĐỊNH • NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN • Đơn vị kế toán • Cơ sở dồn tích • Thước đo tiền tệ • Phù hợp doanh thu và • Kỳ kế toán chi phí • Hoạt động liên tục • Trọng yếu • Giá gốc • Thận trọng • Nhất quán 24
  25. GĐ 1. Đơn vị kế toán • Mỗi đơn vị kế toán là một đơn vị kinh tế độc lập, độc lập với các cá nhân, đơn vị khác và độc lập cả với chủ sở hữu. • Là khái niệm căn bản nhất trong kế toán vì nó định ra được ranh giới rạch ròi của tổ chức mà nó kế toán. • => KT chỉ ghi nhận những nghiệp vụ phát sinh giữa đơn vị với cá nhân và đơn vị khác có liên quan. 25
  26. GĐ 2. Thước đo tiền tệ • Kế toán không ghi nhận tất cả các dạng hoạt động của tổ chức mà chỉ ghi nhận những gì đánh giá được bằng tiền. • Đồng tiền được xem như một đơn vị đo lường cố định => sức mua đồng tiền không đổi. • => Đảm bảo thông tin kế toán có thể tổng hợp và so sánh được • Thực tế sức mua đồng tiền của mọi quốc gia đều luôn thay đổi. 26
  27. GĐ 3. Kỳ kế toán • Giả định kỳ kế toán cho rằng chu kỳ kinh doanh của DN có thể chia thành những khoản thời gian xác định • Là khoảng thời gian để kế toán thực hiện một chu trình kế toán gồm các bước: Mở sổ – Ghi sổ – Khoá sổ – Lập báo cáo tài chính. • Mỗi chu kỳ phải ngắn hơn thời gian tồn tại của một tổ chức. • Niên độ kế toán 27
  28. GĐ 4. Hoạt động liên tục • Giả định hoạt động liên tục cho rằng việc ghi chép của kế toán đặt trên giả định là doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một tương lai có thể dự kiến được, doanh nghiệp không có ý định giải thể hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của mình một cách nghiêm trọng trong tương lai gần. 28
  29. Nguyên tắc 1. Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền. 1-29
  30. Nguyên tắc 2. Phù hợp Doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận 1 khoản doanh thu thì phải ghi nhận 1 khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu. 1-30
  31. Nguyên tắc 3. Trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 1-31
  32. Nguyên tắc 4. Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, hay phải trả vào thời điểm tài sản được ghi nhận. 1-32
  33. Nguyên tắc 5. Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. 1-33
  34. Nguyên tắc 6. Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong kỳ kế toán năm. 1-34
  35. Các yêu cầu kế toán cơ bản 6 yêu cầu • Trung thực • Khách quan • Đầy đủ • Kịp thời • Dễ hiểu • Có thể so sánh được 1-35
  36. Yêu cầu 1. Trung thực Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế. 1-36
  37. Yêu cầu 2. Khách quan Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo. 1-37
  38. Yêu cầu 3. Đầy đủ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót, không trùng lắp. 1-38
  39. Yêu cầu 4. Kịp thời Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ. 1-39
  40. Yêu cầu 5. Dễ hiểu Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. 1-40
  41. Yêu cầu 6. Có thể so sánh Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong 1 doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán. 1-41
  42. HẾT PHẦN 1 1-42