Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 6: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán - Nguyễn Thu Hoài
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 6: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán - Nguyễn Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_6_phuong_phap_tong_hop_va.ppt
Nội dung text: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 6: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán - Nguyễn Thu Hoài
- CHƯƠNG 6 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GVGD : ThS. Nguyễn Thu Hoài Bộ môn: Kiểm toán
- Nội dung chương 6 Nội dung 1. Nội dung và 2. Bảng cân ý nghĩa của đối kế toán phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
- 6.1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 6.1.1 Nội dung của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán * Khái niệm: Là phương pháp kế toán - Tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán (gồm mối quan hệ cân đối tổng thể và cân đối bộ phận) - Cung cấp các thông tin theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ công tác quản lý
- 6.1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 6.1.1 Nội dung của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán * Nội dung: Mối quan hệ tổng thể - Mối quan hệ giữa 2 mặt của tài sản trong đơn vị ở 1 thời điểm Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu - Mối quan hệ về sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh (quan hệ giữa thu nhập, chi phí và kết quả) Kết quả = Doanh thu – Chi phí
- 6.1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 6.1.1 Nội dung của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán * Nội dung: Mối quan hệ bộ phận + Cân đối nhập - xuất - tồn vật tư hàng hóa Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ + Cân đối thu - chi - tồn quỹ tiền mặt Tồn đầu kỳ + Thu trong kỳ - Chi trong kỳ = Tồn cuối kỳ +
- 6.1 Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán 6.1.2 Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán - Hình thức biểu hiện của phương pháp là các báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho việc đánh giá tình hình kết quả, năng lực hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của đơn vị đã qua và dự đoán cho tương lai - Cung cấp thông tin đề ra quyết định về quản lý, điều hành hoạt động của chủ đơn vị - Cung cấp số liệu phân tích hoạt động phát hiện các tiềm năng chưa sử dụng và đề xuất giải pháp
- 6.2 Bảng cân đối kế toán 6.2.1. Nội dung, kết cấu của bảng cân đối kế toán 6.2.1.1 Nội dung của bảng cân đối kế toán * Khái niệm: Bảng CĐKT là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại 1 thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ * Nội dung: Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại tài sản và nguồn vốn nên được chia làm 2 phần: - Phần tài sản - Phần nguồn vốn
- 6.2.1.1 Nội dung của bảng cân đối kế toán * Nội dung : - Phần tài sản: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục, khoản mục phản ánh tình trạng và cơ cấu của tài sản, bao gồm 2 loại: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn =>Ý nghĩa về mặt kinh tế: Phản ánh tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh đồng thời đánh giá tình hình phân bổ và sử dụng tài sản của đơn vị. =>Ý nghĩa về mặt pháp lý: Phản ánh giá trị các tài sản mà đơn vị đang có quyền sử dụng và đã sử dụng cho hoạt động kinh doanh ở đơn vị
- 6.2.1.1 Nội dung của bảng cân đối kế toán * Nội dung : -Phần nguồn vốn: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng loại, mục, khoản mục phản ánh tình trạng của nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn, gồm 2 loại: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu =>Ý nghĩa về mặt kinh tế: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ, đánh giá tình hình tự chủ tài chính của doanh nghiệp. =>Ý nghĩa về mặt pháp lý: Phản ánh trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về các nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động cho hoạt động kinh doanh.
- 6.2.2.2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán * Bảng cân đối kế toán kết cấu thành 5 cột: - Cột "Chỉ tiêu" - Cột "Mã số" - Cột "Thuyết minh" - Cột "Số đầu năm" - Cột "Số cuối năm" * Mẫu bảng cân đối kế toán theo 2 cách -Kết cấu kiểu 1 bên - Kết cấu kiểu 2 bên
- Bảng cân đối kế toán Đến ngày tháng năm Đơn vị tính: Số Số M Số Số Mã Thuyết Thuyết Tài sản đầu cuối Nguồn vốn ã đầu cuối số minh minh năm kỳ số năm kỳ Loại A: Tài sản NH Loại A: Nguồn vốn phải trả I. Tiền và các I. Nợ ngắn hạn khoản tương đương tiền II. Đầu tư ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn : Loại B: Tài sản DH Loại B: Vốn chủ sở hữu I. Các khoản phải I. Vốn chủ sở thu dài hạn hữu : 1. Vốn ĐT chủ SH : : Tổng cộng TS Tổng cộng NV
- Bảng cân đối kế toán Đến ngày tháng năm Đơn vị tính: Tài sản Mã số Thuyết minh Số đầu năm Số cuối kỳ Loại A: Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền Loại B: Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn Tổng cộng tài sản Nguồn vốn Loại A: Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn Loại B : Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn
- 6.2.2 Tính chất của bảng cân đối kế toán * Tính cân đối: là tất yếu khách quan Tổng số tiền tài sản = Tổng số tiền nguồn vốn
- 6.2.2 Tính chất của bảng cân đối kế toán * Cơ sở của tính cân đối - BCĐKT được xây dựng trên cơ sở quan hệ tổng hợp và cân đối giữa TS và nguồn hình thành TS Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả - TS và NV là hai mặt khác nhau của khối lượng TS của DN ở tại một thời điểm nhất định. - Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ tài trợ + Một TS có thể do một hoặc một số NV hình thành. + Một NV có thể hình thành nên một hoặc một số TS
- 6.2.2 Tính chất của bảng cân đối kế toán * Tính chất của tính cân đối Tính cân đối bền vững
- 6.2.2 Tính chất của bảng cân đối kế toán (3) + + (1) TÀI SẢN NGUỒN VỐN (2) (4) - - TH 1: NVKTPS làm cho một TS tăng và một TS khác giảm – TH 2: NVKTPS làm cho một NV tăng và một NV khác giảm – TH 3: NVKTPS làm cho một TS tăng và một NV tăng – TH 4: NVKTPS làm cho một TS giảm và một NV giảm
- Ví dụ minh họa Tại Công ty SAMCO, có tài liệu như sau: Bảng Cân đối kế toán Ngày 01/01/2011 Đơn vị tính: 1000đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền 660.000 1. Vay ngắn hạn 416.000 2. Phải thu KH 400.000 2. Phải trả người bán 580.000 3. Phải thu khác 50.000 3. Phải trả người LĐ 290.000 4. Hàng tồn kho 850.000 4. Vay dài hạn 674.000 5. TSCĐ HH 920.000 5. Nguồn vốn KD 1.000.000 6. BĐS đầu tư 400.000 6. Quỹ khen thưởng PL 320.000 Tổng cộng 3.280.000 Tổng cộng 3.280.000
- Ví dụ minh họa Trong quý I/N, có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: Nghiệp vụ 1: Người mua trả tiền hàng 150.000 bằng tiền gửi ngân hàng, đã nhận giấy báo có Nợ TK 112: 150.000 Có TK 131: 150.000
- Bảng Cân đối kế toán (sau nghiệp vụ 1) Đơn vị tính: 1000đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền 810.000 1. Vay ngắn hạn 416.000 2. Phải thu KH 250.000 2. Phải trả người bán 580.000 3. Phải thu khác 50.000 3. Phải trả người LĐ 290.000 4. Hàng tồn kho 850.000 4. Vay dài hạn 674.000 5. TSCĐ HH 920.000 5. Nguồn vốn KD 1.000.000 6. BĐS đầu tư 400.000 6. Quỹ khen thưởng PL 320.000 Tổng cộng 3.280.000 Tổng cộng 3.280.000
- Ví dụ minh họa Nghiệp vụ 2: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán 280.000 Nợ TK 331: 280.000 Có TK 311: 280.000
- Bảng Cân đối kế toán (sau nghiệp vụ 2) Đơn vị tính: 1000đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền 810.000 1. Vay ngắn hạn 696.000 2. Phải thu KH 250.000 2. Phải trả người bán 300.000 3. Phải thu khác 50.000 3. Phải trả người LĐ 290.000 4. Hàng tồn kho 850.000 4. Vay dài hạn 674.000 5. TSCĐ HH 920.000 5. Nguồn vốn KD 1.000.000 6. BĐS đầu tư 400.000 6. Quỹ khen thưởng PL 320.000 Tổng cộng 3.280.000 Tổng cộng 3.280.000
- Ví dụ minh họa Nghiệp vụ 3: Nhận vốn kinh doanh do Nhà nước cấp 1 TSCĐ nguyên giá 280.000 Nợ TK 211: 280.000 Có TK 411: 480.000
- Bảng Cân đối kế toán (sau nghiệp vụ 3) Đơn vị tính: 1000đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền 810.000 1. Vay ngắn hạn 696.000 2. Phải thu KH 250.000 2. Phải trả người bán 300.000 3. Phải thu khác 50.000 3. Phải trả người LĐ 290.000 4. Hàng tồn kho 850.000 4. Vay dài hạn 674.000 5. TSCĐ HH 1.200.000 5. Nguồn vốn KD 1.280.000 6. BĐS đầu tư 400.000 6. Quỹ khen thưởng PL 320.000 Tổng cộng 3.560.000 Tổng cộng 3.560.000
- Ví dụ minh họa Nghiệp vụ 4: Trích tiền gửi ngân hàng trả lương công nhân viên 210.000. Nợ TK 334: 210.000 Có TK 112: 210.000
- Bảng Cân đối kế toán (sau nghiệp vụ 4) Đơn vị tính: 1000đ Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền 600.000 1. Vay ngắn hạn 696.000 2. Phải thu KH 250.000 2. Phải trả người bán 300.000 3. Phải thu khác 50.000 3. Phải trả người LĐ 80.000 4. Hàng tồn kho 850.000 4. Vay dài hạn 674.000 5. TSCĐ HH 1.200.000 5. Nguồn vốn KD 1.280.000 6. BĐS đầu tư 400.000 6. Quỹ khen thưởng PL 320.000 Tổng cộng 3.350.000 Tổng cộng 3.350.000
- 6.2.3 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán 6.2.3.1 Cơ sở của mối quan hệ - Phương pháp tài khoản kế toán thu thập các thông tin đầu vào Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là nơi cung cấp thông tin “đầu ra” - TKKT và bảng CĐKT đều sử dụng để phản ánh các đối tượng kế toán nhưng ở phạm vi mức độ và tình trạng khác nhau. + BCĐKT phản ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh. + TKKT phản ánh đối tượng kế toán cả trạng thái tĩnh và động
- 6.2.3 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán 6.2.3.2 Biểu hiện của mối quan hệ + Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên Bảng cân đối kế toán đều tương ứng với một hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận dụng của đối tượng kế toán trong kỳ. + Đầu kỳ kinh doanh, khi mở các tài khoản kế toán để theo dõi tình hình và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, kế toán có thể căn cứ vào số cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kỳ kinh doanh trước để ghi hoặc để kiểm tra số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán.
- 6.2.3 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán 6.2.3.2 Biểu hiện của mối quan hệ + Cuối kỳ kinh doanh, căn cứ vào SDCK của các tài khoản kế toán để lập Bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc: - SDCK các TKTS được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của BCĐKT - SDCK các TKNV được xếp vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn của BCĐKT + Đối với các tài khoản đặc biệt: - TK điều chỉnh giảm cho tài sản: TK 214, 129, 139, 159, - TK lưỡng tính 131, 331