Bài giảng Môi trường và phát triển - Chương 1: Tổng quan các vấn đề về môi trường - Lương Thị Mai Ly

pdf 37 trang ngocly 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Môi trường và phát triển - Chương 1: Tổng quan các vấn đề về môi trường - Lương Thị Mai Ly", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_phat_trien_chuong_1_tong_quan_cac_va.pdf

Nội dung text: Bài giảng Môi trường và phát triển - Chương 1: Tổng quan các vấn đề về môi trường - Lương Thị Mai Ly

  1. Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội Bài giảng Môi trường và phát triển Th.S. Lương Thị Mai Ly Khoa Môi trường – ĐHKHTN 0918040501 luongmaily@hus.edu.vn
  2. Nội dung môn học Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG (12 giờ) 1.1. Khái niệm các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.3. Những vấn đề môi trường toàn cầu 1.4. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam Chương 2: PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG (8 giờ) 2.1. Khái niệm phát triển và các mô hình phát triển 2.2. Dân số, định cư, đô thị hóa và môi trường 2.3. Nông nghiệp và môi trường 2.4. Công nghiệp hóa và môi trường 2.5. An ninh và môi trường 2.6. Khoa học công nghệ và môi trường 2.7. Văn hóa và môi trường 2.8. Dịch vụ, du lịch và môi trường 2.9. Toàn cầu hóa với môi trường và phát triển Chương 3: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (8 giờ) 3.1. Công cụ bảo vệ môi trường 3.2. Phát triển bền vững Kiểm tra giứa kỳ: 1 giờ Ôn tập: 1 giờ Bài tập chuyên đề: Theo hướng dẫn của giáo viên. 2
  3. Học liệu [1]. Lê Văn Khoa (chủ biên). Khoa học môi trường. Nxb. Giáo dục. Hà Nội, 2004. [2].Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. [3]. Lê Quý An (chủ biên). Việt Nam - Môi trường và cuộc sống. Hà Nội 2006. Trang tin Hội bảo vệ thiên nhiên và MT, sách “Việt Nam - Môi trường & cuộc sống” [4]. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam 2005. Nghị định 21/2008/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật. Trang tin Chính phủ VN, mục “Hệ thống văn bản pháp quy” [5]. Các công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam tham gia. Trang tin Cục môi trường, mục “Khung pháp lý - công ước quốc tế” [6]. Chương trình nghị sự 21 [7]. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường [8]. Các trang tin điện tử khác 3
  4. Môi trường là gì? Vấn đề môi trường xung quanh em quan tâm nhất hiện nay? Tại sao phải bảo vệ Môi trường? Em đã làm gì để bảo vệ môi trường? Em mong muốn điều gì ở môn học này? 4
  5. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG (12 giờ tín chỉ) 5
  6. C1. Tổng quan các vấn đề môi trường 1.1. Khái niệm các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Khái niệm môi trường 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên 1.2. Ô nhiễm môi trường 1.2.1. Khái niệm, phân loại ô nhiễm,môi trường 1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.2.3. Ô nhiễm môi trường nước: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.2.4. Ô nhiễm môi trường đất: đặc điểm, nguyên nhân và hệ quả. 1.3. Những vấn đề môi trường toàn cầu 1.3.1. Suy thoái tài nguyên sinh vật 1.3.2. Suy thoái tài nguyên nước ngọt 1.3.3. Suy thoái tài nguyên đất trồng 1.3.4. Suy thoái tầng ô zôn 1.3.5. Biến đổi khí hậu toàn cầu 1.4. Suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam 6
  7. 1.1. Khái niệm các vấn đề về môi trường và tài nguyên thiên nhiên 1.1.1. Khái niệm môi trường - Khái niệm và chức năng của môi trường - Điều 3: Giải thích từ ngữ trong Luật BVMT - 5 nguyên tắc bảo vệ môi trường - 9 chính sách bảo vệ môi trường - 12 hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích - 15 hành vi gây hại môi trường Luật nghiêm cấm 1.1.2. Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên - Khái niệm tài nguyên - Giá trị tài nguyên - Phân loại tài nguyên - Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế 7
  8. 1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một hệ thống, bao gồm Các yếu tố tự nhiên Các vật chất nhân tạo Có quan hệ mật thiết với nhau Bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. (Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005) 8
  9. Chức năng của môi trường 1- Sản xuất, chứa đựng, bảo vệ và cung cấp tài nguyên thiên nhiên 2- Tiếp nhận, chứa và phân huỷ chất thải; 3- Tạo ra và cung cấp không gian sống, 4- Đồng sản xuất lương thực thực phẩm và cung cấp sinh kế 5- Bảo vệ, cung cấp tín hiệu báo động 6- Lưu trữ và cung cấp thông tin 7- 9
  10. Đặc điểm chung của các chức năng 1. Có giới hạn và có điều kiện, khai thác chúng phải thận trọng và có cơ sở khoa học. 2. Đa dạng, nhưng không song hành đồng thời khai thác một chức năng sẽ có thể làm mất khả năng khai thác các chức năng còn lại. 3. Các chức năng có giá trị sử dụng, Giá trị thị trường và Chi phí cơ hội không giống nhau và thay đổi theo thời gian Cần xác định và lựa chọn lợi ích tối ưu 10
  11. 1.1.2. Khái niệm các vấn đề môi trường Bảo vệ môi trường (BVMT)??? 1. Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp 2. Phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường , ứng phó sự cố môi trường 3. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường 4. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên 5. Bảo vệ đa dạng sinh học (Luật BVMT Việt Nam 2005) 11
  12. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và BVMT.  Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.  Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.  Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi MT nghiêm trọng. 12
  13. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.  Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.  Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.  Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.  Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. 13
  14. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.  Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau. HST Rừng ngập mặn HST Rạn san hô 14
  15. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái. 15
  16. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3)  Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. 16
  17. Danh sách các trạm quan trắc tự động STT Tên trạm 1 Trạm Sơn La 2 Trạm Láng 3 Trạm Phù Liễn (Hải Phòng) 4 Trạm Cúc Phương (Ninh Bình) 5 Trạm Vinh (Nghệ An) 6 Trạm Đà Nẵng 7 Trạm Pleiku 8 Trạm Nhà Bè (tp HCM) 9 Trạm Cần Thơ (Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia) 17
  18. 0.250 0.200 SO2 (mg/m3) 0.150 NOx (mg/m3) 0.100 TSP (mg/m3) PM10 (mg/m3) 0.050 0.000 2004 2005 2006 2007 2008 QCVN 05 : 2009/BTNMT Nồng độ trung bình của SO2, NOx, TSP, và PM10 đo tại trạm Láng từ 2004 - 2008 18
  19. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về . các thành phần môi trường; . trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; . các tác động đối với môi trường; . chất thải; . mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái . thông tin về các vấn đề môi trường khác. 19
  20. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động đến MT của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó. 20
  21. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên. 21
  22. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan. 22
  23. Giải thích thuật ngữ trong Luật BVMT (Điều 3) Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp Xã hội chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT. PTBV Môi Kinh tế trường 23
  24. 5 nguyên tắc Bảo vệ môi trường 1. Hài hòa với phát triển kinh tế, xã hội; gắn với BVMT khu vực và toàn cầu. 2. Là sự nghiệp của toàn xã hội, cơ quan NN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3. Thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính; kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng MT. 4. Phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. 5. Người gây ô nhiễm, suy thoái MT phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và bị pháp luật xử phạt (Luật24 BVMT Việt Nam 2005)
  25. 9 Chính sách bảo vệ môi trường 1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT. 2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động BVMT. 3. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. 4. Ưu tiên giải quyết các vấn đề MT bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng; phục hồi MT ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng BVMT đô thị, khu dân cư. 5. Đầu tư BVMT là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho BVMT và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp MT trong ngân sách NN hằng năm. 25
  26. Chính sách của nhà nước về BVMT 6. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động BVMT và các sản phẩm thân thiện với MT; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ, sử dụng có hiệu quả các thành phần MT cho phát triển. 7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về BVMT; hình thành và phát triển ngành công nghiệp MT. 8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về BVMT; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về BVMT. 9. Phát triển kết cấu hạ tầng BVMT; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về BVMT theo hướng chính quy, hiện đại. 26
  27. 12 hoạt động BVMT được khuyến khích 1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh MT, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học. 2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. 3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải. 4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn. 5. Đăng ký cơ sở đạt tiêu chuẩn MT, sản phẩm thân thiện với MT. 6. Nghiên cứu KH, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với MT. 27
  28. 12 hoạt động BVMT được khuyến khích 7. Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ BVMT; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với MT; cung cấp dịch vụ BVMT. 8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế, có lợi cho MT. 9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan, cơ sở SX, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với MT. 10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh MT của cộng đồng dân cư. 11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh MT, xóa bỏ hủ tục gây hại đến MT. 12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động BVMT. 28
  29. 15 hành vi gây hại môi trường bị nghiêm cấm 1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. 2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp huỷ diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật. 3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan NN có thẩm quyền quy định. 4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về BVMT. 5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn MT; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước. 6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn MT cho phép. 7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn MT. 29
  30. 15 hành vi gây hại môi trường bị nghiêm cấm 9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải, động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép. 10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. 11. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên. 12. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động BVMT. 13. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan NN có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về MT đối với sức khỏe và tính mạng con người. 14. Che giấu hành vi huỷ hoại MT, cản trở hoạt động BVMT, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với MT. 15. Các hành vi bị nghiêm cấm khác về BVMT theo quy định của pháp luật. 30
  31. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên - Khái niệm tài nguyên - Giá trị tài nguyên - Phân loại tài nguyên - Dòng tài nguyên trong hệ thống kinh tế 31
  32. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN gồm các dạng Vật chất + Năng lượng + Thông tin •Tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người •Có giá trị tự thân mà con người đã biết hoặc chưa biết •Tuân theo quy luật hình thành, biến động của tự nhiên •Con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. 32
  33. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên GIÁ TRỊ CỦA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG 1. GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG gồm có: - Giá trị khai thác sử dụng trực tiếp đương thời - Giá trị sử dụng gián tiếp đương thời - Giá trị sinh lợi trong tương lại 2. GIÁ TRỊ PHI THỊ TRƯỜNG gồm có: - Giá trị di sản, tồn tại, hiện hữu của tài TỔNG CÁC GIÁ CÁCTỔNGGIÁ TRỊ nguyên - Giá trị kế thừa, phục vụ thế hệ tương lai 33
  34. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Theo dạng tồn tại của vật chất Đất Nước Khoáng Sinh Năng sản vật lượng Theo khả năng phục hồi của tài nguyên Tài nguyên TN tự tái TN không tái tạo vô tận tạo và có giới hạn 34
  35. 1.1.2. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên DÒNG TÀI NGUYÊN TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ Tài nguyên N Sản xuất P Tiêu thụ C Rác WN Rác WP Rác WC Rác WNT Rác WPT Rác WCT W RÁC THẢI GÂY Ô NHIỄM MÔI Tổng chất thải từ hệ kinh tế đưa vào môi trường TRƯỜNG W = W + W + W NT PT CT 35
  36. PHÂN TÍCH 1. Tài nguyên sau khai thác, sử dụng sẽ có thể trở thành rác thải - Càng tiêu thụ nhiều càng nhiều rác - Càng tiêu thụ nhiều càng gây cạn kiệt - >> gây suy thoái và ô nhiễm môi trường 2. Cách giảm thiểu rác thải? - Quay vòng phục hồi tài nguyên - Quay vòng tái chế, tái sử dụng chất thải - Quay vòng tái sử dụng hàng hóa 36
  37. YẾU TỐ HẠN CHẾ TÁI SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN 1. Sau mỗi lần sử dụng, vật chất bị phát tán Để thu gom chúng phải tốn tiền & năng lượng 2. Sau mỗi lần tái chế, vật liệu bị suy thoái Số lần tái chế là có hạn 3. Sau sử dụng, năng lượng bị biến đổi từ dạng hàm lượng cao sang dạng hàm lượng thấp hơn Không thể tái sử dụng toàn bộ năng lượng đã tiêu thụ 37