Bài giảng Máy lạnh - Chương II: An toàn cho thiết kế, chế tạo, vận hành sửa chữa và lắp ráp máy lạnh

ppt 38 trang ngocly 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Máy lạnh - Chương II: An toàn cho thiết kế, chế tạo, vận hành sửa chữa và lắp ráp máy lạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_may_lanh_chuong_ii_an_toan_cho_thiet_ke_che_tao_va.ppt

Nội dung text: Bài giảng Máy lạnh - Chương II: An toàn cho thiết kế, chế tạo, vận hành sửa chữa và lắp ráp máy lạnh

  1. Chương II AN TOÀN CHO THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, VẬN HÀNH SỬA CHỮA VÀ LẮP RÁP MÁY LẠNH 1
  2. 2.1. AN TOÀN TRONG THIẾT KẾ 2.1. 1. CÁC YÊU CẦU VỀ ÁP SUẤT 1. Từng thiết bị lạnh phải được thử nghiệm riêng lẽ trước khi lăp đặt, sau đó là từng cụm và cuối cùng là toàn hệ thống. 2. Áp suất làm việc tối đa cho phép MOP (Maximum Operating Pressure ) thể hiện theo bảng (2.1) trang sau: Nguyên tắc: - ÁP suất đặt của thiết bị bảo vệ ( rơ le áp suất) thấp hơn áp suất đặt của cơ cấu an toàn ( van an toàn). Như vậy nếu rơ le áp suất không hoạt động thì van an toàn mới mở khi áp suất cao - Áp suất thử cao nhất tối thiểu bằng 1,25 lần áp suất ngưng tụ trong điều kiện khác nghiệt nhất của nơi lắp đặt máy lạnh. 2
  3. BẢNG 2.1. CÁC LOẠI ÁP SUẤT SO VỚI ÁP SUẤT LÀM VIỆC TỐI ĐA Áp suất Giới hạn Thiết kế Không nhỏ hơn 1.0 MOP Thử bền thiết bị chế tao PP đúc Không nhỏ hơn 1.5 MOP Thử bền thiết bị chế tao vật liệu cán và kéo Không nhỏ hơn 1.3 MOP Thử bền cho hệ thống hoàn chỉnh lắp đặt Không nhỏ hơn 1.0 MOP Áp suất thử kín Không lớn hơn 1.0 MOP Áp suất giới hạn đặt cho thiết bị bảo vệ ( rơle P) Nhỏ hơn 1.0 MOP Áp suất xả đặt của cơ cấu an toàn ( van an toàn) 1,0MOP Áp suất xả danh định của van xả Không nhỏ hơn 1.1 MOP 3
  4. 2.1. 2. YÊU CẦU XÂY DỰNG PHÒNG MÁY 1. Vị trí phòng máy xa khu tập trung đông người như nhà ăn, trường học bán kính không dưới 50m. 2. Cửa ra vào 2 cái và quy cách 3. Nền nhà bằng phẳng, không trơn trượt, rãnh đặt đường ống phải có nắp đậy kín, chắc chắn. 4. Trần nhà cải tạo chiều cao không dưới 3,2m 5. Trần nhà mới chiều cao không dưới 4,2m 6. Thông gió tự nhiên và nhân tạo. Mặt cắt lỗ thông gió F > 0,14 x căn bậc 2 của G 7. Kích thước cửa sổ phải đảm bảo ánh sáng và thông gió tự nhiên. Diện tích cửa sổ 0,03m / 1m 8. Quạt gió đẩy và gió hút năng suất trong 1 giờ phải gấp 2 lần thể tích phòng. 9. Đường ống thông gió phải bền , kín, vật liệu không cháy. Miệng gió và ống dẫn phải đảm bảo lưu lượng 10. Lưu lượng thể tích không khí Q= 50 căn 3 của G bình phương 4
  5. 2.1.2. YÊU CẦU BÊN TRONG PHÒNG MÁY 1. Quạt gió sự cố có năng suất thiết kế trong một giờ gấp 7 lần thể tích phòng. Công tắc đặt cạnh cửa ra vào. 2. Miệng gió thổi phải cao hơn mái nhà 1m. 3. Phòng máy phải niêm yết đầy đủ sơ đồ hệ thống lạnh, sơ đồ đường ống, quy trình vận hành 4. Trên bàn trực ca phải có số điện thoại của trạm cấp cứu gần nhất, số điện thoại cứu hỏa. 5. Trong phòng máy phải có nơi để dụng cụ cứu hỏa, tỷang bị bảo hộ. Cấm chứa xăng dầu và các chất dễ gây cháy nổ rong phòng máy. 6. Phải bố trí nhà vệ sinh, nhà thay quần áo gần phòng máy. 7. Khoảng cách giữa các bộ phận chuyển động cảu máy, giữa phần nhô ra của máynén với bảng điều khiển không nhỏ hơn 1,5m. Khoảng cách giữa tường và các thiết bị không nhỏ hơn 0,8m. Khoảng cách giữa các bộ phận của máy, thiết bị đến cột nhà không nhỏ hơn 0,7m 8. Cầu thang không trỏn trượt, chiều rộng không nhỏ hơn 0,6m 5
  6. 2.1.3. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG LẠNH 1. Phải tuân theo quy tắc xây dựng các trạm điện và quay phạm nối đặt các thiết bị điện. 2. Không đặt các trạm phân phối, trạm biến thế trong cùng tòa nhà phòng máy và thiết bị lạnh. 3. Động cơ điện của quạt gió đặt trong phòng máy và thiết bị phải có biện pháp phòng chống gây nổ khi có sự cố và đảm bảo thông gió liên tục. 4. Để kịp thời ngắt nguồn điện cấp cho các thiết bị điện của trạm lạnh khi có sự cố,phải đặt 2 công tắc điện ở mặt tường phía ngoài, một ở gần cứa vào làm việc, một ở gần cửa cho sự cố. 5. Phòng máy phải có chống sét. 6
  7. 2.2. YÊU CẦU CỦA CƠ SỞ CHẾ TẠO MÁY LẠNH 2.2.1. CÁC YÊU CẦU CHUNG • Có thợ chuyên nghiệp và các thiết bị đảm bảo chất lượng. • Có biện pháp kiểm tra chất lượng vật liệu và mối hàn đúng yêu cầu và tiêu chuẩn. • Có bản thiết kế hoàn chỉnh, có các quy trình công nghệ chế tạo theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn. • Có cán bộ kỹ thuật chuyên trách kiểm tra chất lượng. • Có khả năng sọan lập đầy đủ các tài liệu kỹ thuật đã quy định 7
  8. 2.2.2. YÊU CẦU VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH 1. Không bị môi chất, dầu ăn mòn 2. Chất lượng và đặc tính vật liệu phải có chứng từ đầy đủ, nếu thiếu phải tiến hành thử nghiệm. 3. Chỉ được phép sử dụng vật liệu đầy đủ chứng từ kỹ thuật hoặc đã qua thử nghiệm thõa mãn các yêu cầu kỹ thuật. 4. Không dùng chì với môi chất flo. Chỉ được phép dùng chì làm đệm kín. 5. Thiếc và hợp kim thiếc không sử dụng dưới – 10C 6. Thủy tinh làm kính xem mức môi chất, xem mức dầu phải thỏa mãn chịu lực 7. Hệ thống lạnh cần được trang bị thiết bị tự động 8. Nền móng các phòng dưới 0 C phải có biện pháp chống đóng băng, nứt, lún 8
  9. 2.2.3. CẤM XUẤT XƯỞNG NẾU CHƯA ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN SAU 1. Chưa được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tổ chức khám nghiệm. 2. Chưa đầy đủ dụng cụ kiểm tra, đo lường. 3. Chưa đầy đủ các tài liệu sau đây: - 02 cuốn lý lịch theo mẫu kèm theo bản vẽ chi tiết. - Các bản hướng dẫn lắp đặt, bảo quản và vận hành an toàn các thiết bị 4. Chưa có tấm nhãn trên máy ghi các dữ liệu sau: 9
  10. a. ĐỐI VỚI MÁY NÉN - Tên và địa chỉ nhà chế tạo - Số, tháng năm chế tạo. - Ký hiệu môi chất lạnh. - Áp suât làm việc lớn nhất - Áp suất thử nghiệm lớn nhất. - Nhiệt độ cho phép lớn nhất. - Tốc độ quay lớn nhất. 10
  11. b. ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC - Tên và địa chỉ nhà chế tạo - Tên và mã hiệu thiết bị - Số, tháng năm chế tạo. - Ký hiệu môi chất lạnh. - Áp suât làm việc lớn nhất - Áp suất thử nghiệm lớn nhất. - Nhiệt độ cho phép lớn nhất. 11
  12. 2.3. YÊU CẦU TRONG LẮP ĐẶT 2.3.1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LẮP ĐẶT • Lắp đặt phải đúng thiết kế và các quy định công nghệ đã được xét duyệt. • Các đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp đặt hoặc sửa chữa phải chịu trách nhiệm trong phạm vi công tác an toàn • Các tài liệu phải được cấp trên xét duyệt trước khi chế tạo, lắp đặt. • Tất cả các thay đổi thiết kế trong quá trình chế tạo,lắp đặt, sửa chữa, phải có sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các đơn vị thiết kế với đơn vị cần thay đổi thiết kế và phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt. • Lắp đặt, sử dụng, sửa chữa máy nén và các thiết bị lạnh phải theo đúng các quy định của nhà chế tạo. • Máy nén và các thiết bị chịu áp lực do nước ngoài chế tạo phải thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này. • Thay đổi thiết kế máy và thiết bị mua của nước ngoài phải được cơ quan quản lý kỹ thuật cấp trên cho phép bằng văn bản 12
  13. 2.3. AN TOÀN TRONG LẮP ĐẶT 2.3.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Quạt gió và các bộ phận chuyển động phải có vỏ bao bọc. Không được lắp đặt động cơ điện gần đường nước. 2. Khối lượng môi chất nạp vào hệ thống được xác định bằng tổng lượng môi chất nạp vào từng thiết bị và đường ống. 3. Khối lượng môi chất cho phép nạp vào hệ thống theo bảng 3.1. 4. Sản phẩm xếp trong phòng lạnh phải đúng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 5. Chiếu sáng phòng lạnh phải theo tiêu chuẩn hiện hành (chương 6) 6. Gía đỡ bình chứa môi chất làm lạnh phải chắc chắn có cơ cấu chống đỗ trượt. Gía đỡ phải bền vững, không rung động, vật liệu không cháy. 13
  14. I. ỐNG VÀ PHỤ KIỆN ĐƯỜNG ỐNG 1. Vật liệu và phụ kiện đường ống phải thảo mãn quy định. 2. Ông dẫn môi chất lạnh phải là ống thép liền. 3. Đơn vị thiết kế phaỉ chịu trách nhiệm về chọn sơ đồ đường ống, kết cấu, vật liệu, giá đỡ nhằm đảm bảo an toàn cho người và hệ thống. 4. Bản vẽ đường ống phải ghi đủ chiều dài, đường kính ngoài, chiều dày yhành ống, chiều dày cách nhiệt, cách ẩm 5. Bản vẽ xuất xưởng phải ghi đầy đủ thông tin ngày, tháng năm, chữ ký của người duyệt và đóng dấu cơ quan. 6. Tính toán chon đường ống môi chất lạnh phải đảm bảo tốc độ chuyển động của môi chất lạnh. 7. Đưồng kính các ống xả dầu, xả căn phải đúng quy định. 8. Hàn, nối, uốn cong phải theo quy chuẩn 9. Bộ phận bù giản nở nhiệt, các giá đỡ theo quy phạm. 10. Cấm bố trí mặt bịch, mối hành, van nằm sâu trong tường. 11. Độ dốc đường ống 1-2% 12. Chiều cao đường ống qua đường lưu thông tối thiểu 4,5m. Không đạt ống dẫn ga dưới gầm cầu thang, cần trục, thang máy. 14
  15. II. MÀU SƠ ĐƯỜNG ỐNG 1. Đối vơi NH3 - Ông đảy đỏ - Ống hút xanh da trời. - Ông dẫn lỏng Vàng - Ống dẫn nước xanh lá cây 1. Đối với freon - Ông đảy đỏ - Ống hút xanh . - Ông dẫn lỏng Nhôm ( bạc) - Ống dẫn nước muối xám - Ống dẫn nước xanh da trời Phải đánh dấu chiều chuyển động của môi chất, chất tải lạnh, nước các mũi tên màu đen dễ nhìn thấy. 15
  16. Bảng 2.2. Chuẩn mức nạp môi chất cho các thiết bị hệ thống lạnh TT Các thiết bi Mức nạp % 1 Bay hơi ống chùm vỏ bọc nằm ngang 80 2 Bay hơi chùm ống đứng 80 3 Bay hơi ống xoắn 50 4 Bay hơi panel 80 5 Bay hơi ống có cánh 50 6 Ngưng tụ 15 7 Bìng chứa cao áp 70 8 Bình làm mát trung gian 30 9 Thiết bị quá lạnh 100 10 Bình tách lỏng 20 12 Ông dẫn lỏng 100 16
  17. 2.3.3. TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN PHÒNG LẠNH 1. Có đèn chiếu sáng dự phòng khi mất điện. 2. Có chuông tay hay chuông điện để báo người bên ngoài biết bị nhốt. 3. Có cửa cấp cứu mở được từ bên trong ra ngoài. 4. Kiểm tra cẩn thận và khẳng định không còn người làm việc trong kho mới được khóa cửa kho. 17
  18. 2.3.4. THỬ KÍN TẠI NƠI LẮP ĐẠT 1. Tại nơi lắp đặt thử theo bảng sau: Hệ thống lạnh Bộ phận Thử bền Thử kín N/cm2 N/cm2 Amoniac & R22 Bên cao áp 250 180 Bên thấp áp 150 120 R134a Bên cao áp 210 150 Bên thấp áp 150 100 18
  19. 2. 3.5. THỬ KÍN TẠI NƠI LẮP ĐẠT 2. Qúa trình thử kín như sau: Khí thử: Khí trơ với freon, cho phép không khí vơi amoniac - Tăng dần áp suất thử 30%; 70%, 100% - Kiểm tra bên thấp áp. - Kiểm tra bên cao áp. - Giữ áp suất thử kín 12-24h, trong 6 giờ đầu cho phép tụt không quá 10% trị số áp suất thử 3. Sau khi thử phải thỏa mãn: - Không vết nứt - Không bị rò rỉ - Không biến dạng. Cơ sở chế tạo phải cung cấp cho cơ sở lắp đặt sử dụng đầy đủ các chứng từ về thử bền thử kín 4. Khi thử phải có sự giám sát của thanh tra an toàn chịu trách nhiệm đăng ký sử dụng. 19
  20. 2.3.6. THỬ KÍN TẠI NƠI LẮP ĐẠT 5. Các trường hợp khám nghiệm kỹ thuật: a. Sau khi lắp đạt b. Định kỳ trong quá trình sử dụng c. Bất thường trong quá trình sử dụng 20
  21. 2.3.7. THỬ KÍN TẠI NƠI LẮP ĐẠT . Nội dung khám nghiệm: + Xác định tình trạng lắp đạt có phù hợp với thiết kế hay không. + Xác định số lượng và chất lượng van an toàn, áp kế và các dụng cụ đo lường. + Xác định tình trạng kỹ thuật của thiết bị cả trong và ngoài + Xác định độ bền kín các bộ phận chịu áp lực + Khám nghiệm sau khi lắp đặt hoàn thành công trình. + Khám nghiệm định kỳ trong quá trình sử dụng như sau: - 3 năm/ lần toàn bộ - 5 năm/ lần thử bền 21
  22. 2.4. AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH 2.4.1. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Bên ngoài phải có trang bị truyền tín hiệu cho bên trong biết khi có sự cố. 2. Định kỳ kiểm tra trang bị bảo hộ lao động. Sửa chữa kịp thời khi hư hỏng. 3. Nạp môi chất phải từ 2 người trở lên. 4. Phải đầy đủ dụng cụ, bảo hộ lao động mới tiến hành nạp ga. 5. Làm việc trong phòng lạnh phải ít nhất 2 người. 22
  23. 2.4.2. DỤNG CỤ ĐO LƯỜNG AN TOÀN 1. Hệ thống lạnh phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ đo, dụng cụ kiểm tra cần thiết. 2. Máy nén có lưu lượng thể tích trên 20 mét khối giờ phải có van an toàn và hệ thống bảo vệ tránh ngập dịch. 3. Van an toàn xả từ bên nén sang bên hút hay ra ngoài. Máy nén hai cấp phải có 2 van an toàn cho hai đầu nén 4. Lỗ thóat của van an toàn máy nén phải đủ về kích thước. 23
  24. 2.4.3. DỤNG CỤ AN TOÀN CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG LẠNH 1. Bình chứa môi chất lạnh trên 100 lít phải có van chặn ngăn cách với các thiết bị còn lại trong hệ thống lạnh. 2. Lỗ thóat của van an toàn các thiết bị trao đổi nhiệt được tính theo công thức G = Fa. K ( t2- t1)/ R Trong đó: G: Khối lượng thoat của van an toàn kg/h Fa: Diện tích mặt ngoài của bình m2 k: Hệ số truyền nhiệt Kcal/m2.h.C ( thường lấy k= 8kcal/m2.h.C) t2: Nhiệt độ cao nhất của môi trường. t1:Nhiệt độ hơi bão hòa của môi chất làm lạnh ở áp suất cho phép R: Nhiệt ẩm hóa hơi của môi chất lạnh ở áp suất cho phép 3. Đường ống thoát của van an toàn với môi chất nhóm 2 và 3 phải xả kín ra bên ngoài, cách phòng máy ít nhất 50m, cao hơn mái nhà cao nhất 1m. 24
  25. 2.4.4. VAN AN TOÀN 1. Phải đặt van an toàn trên các thiết bị chịu áp lực ở vị trí cao hơn mức lỏng của thiết bị. 2. Có thể thay một van an toàn bằng nhiều van, nhưng diện tích lỗ thoát phải không đổi. 3. Tất cả các van an toàn của máy nén và thiết bị trong hệ thống lạnh phải có diện tích không nhỏ hơn 78,5mm2. 4. Giữa thiết bị và van an toàn cho phép đặt van đổi chiều cùng với hai van an toàn vơi điều kiện ở bất cứ vị trí nào các trục van đổi chiều phải có ít nhất một van an toàn sẵn sàng làm việc. 5. Trường hợp giữa van an toàn và thiết bị có van chặn, bắt buộc van chặn phải được cập chì ở vị trí mở. 6. Tất cả các van an toàn phải được cập chì và ghi trị số mở. 25
  26. 2.4.5. ÁP KẾ 1. Áp kế lắp đặt cho máy nén và các thiết bị chứa, ngưng tụ, trung gian, bình chứa. Dưới áp kế phải có van chặn như van an toàn. 2. Áp kế đặt cao không quá 5m, thường từ 3-5m với loại đường kính lớn hơn hay bằng 160mm 3. Các thiết bị chứa phải có kính xem mức, phía dưới có van chặn ở hai đầu ống thủy tinh. 4. Các thiết bị: đồng hồ áp suất, rơ le, van điện từ phải qua kiểm định mới được lắp đặt. 5. Không sử dụng đồng hồ áp suất mặt kính có vết nứt. 6. Hàng năm phải kiểm định các thiết bị bảo vệ theo quy định. 7. Không tự động điều chỉnh các thiết bị bảo vệ an toàn. 26
  27. 2.4.6. TÀI LIỆU VẬN HÀNH 1. Phạm vi ứng dụng của hệ thống lạnh 2. Thuyết minh sơ đồ nguyên lý haọt động của hệ thống lạnh. 3. Thuyết minh sơ đồ điện. 4. Quy trình vận hành. 5. Những hư hỏng thông thường và cách khắc phục. 6. Chỉ dẫn bôi trơn hệ thống lạnh. 7. Chỉ dẫn kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. 8. Danh mục các chi tiết chống mòn và phụ tùng thay thế. 9. Danh mục các linh kiện của hệ thống. 27
  28. 2.5. AN TOÀN TRONG SỬA CHỮA 1. Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ phải theo đúng tài liệu kỹ thuật vận hành của đơn vị sản xuất, đơn vị lắp đạt cung cấp. 2. Sửa chữa sự cố phải xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, mức độ hư hỏng, chương trình và nội dung sửa chữa. 3. Thời gian, nội dung sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa sự cố phải ghi rõ vào hồ sơ quản lý hệ thống lạnh. 4. Trong khi sửa chữa cấm hàn bất cứ chi tiết nào của hệ thống có chứa môi chất lạnh. 5. Hàn trong phòng kín phải có quạt thông gió. 6. Chỉ những người có chứng chỉ hàn áp lực mới được phép hàn hệ thống lạnh 28
  29. 2.6. CÁC THỦ TỤC ĐĂNG KIỂM 2.6.1. ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH 1. Đăng ký tại cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn chịu trách nhiệm khám nghiệm máy và thiết bị lạnh. 2. Đơn vị sử dụng máy và thiết bị lạnh phải lập sổ theo dõi khám nghiệm. 3. Thủ trưởng đơn vị sử dụng máy lạnh phải có văn bản đăng ký sử dụng nêu rõ yêu cầu,mục đích của việc sử dụng máy lạnh và các thông số làm việc của chúng 29
  30. 5. Cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn phải trả lời cho đơn vị sử dụng máy lạnh không quá 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ. Nếu từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do. 6. Khi hồ sơ đã hợp lệ, cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn ký, đóng dấu, trả lại đơn vị sử dụng một bộ. 7. Khi chuyển giao máy cho đơn vị khác, phải chuyển toàn bộ hồ sơ đi kèm. Đơn vị mới xin đăng ký lại. 8. Thiết bị nước ngoài sản xuất không có tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo thì đơn vị sử dụng phải lập hồ sơ thay thế theo các số liệu sau: - Kiểm tra bền vật liệu bằng thử nghiệm thực tế. - Kiểm tra bằng siêu âm các mối hàn 30
  31. 9. Đơn vị sử dụng máy lạnh không đủ khả năng soạn lập các hồ sơ kỹ thuật được phép thuê chuyên gia hay cơ quan chuyên môn. Người lập hồ sơ phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của hồ sơ mình lập. 10. Hệ thống lạnh phải được giám sát và bảo dưỡng theo đúng các yêu cầu quy định. 11. Đơn vị chế tạo, đơn vi lắp đặt máy lạnh phải cung cấp cho đơn vị sử dụng các kiến thức: - Quy trình vận hành - Cách sử lý sự cố - Các điều kiện ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản - Các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị. - Hồ sơ ít nhát 02 bộ 31
  32. 2.6.2. Hồ sơ xin đăng ký bắt buộc gồm: a. Lý lịch máy, thiết bị với mẫu quy định: - Bản vẽ cấu tạo ghi rõ kích thước chính. - Bản vẽ mặt bằng nhà máy, chỉ rõ vị trí các thiết bị. - Sơ đồ nguyên lý hệ thống, ghi rõ thông số làm việc, các dụng cụ kiểm tra, đo lường, cơ cấu an toàn. b. Các bản xác nhận chất lượng lắp đặt máy, thiết bị được tiến hành theo đúng thiết kế, phù hợp với những yêu cầu về tiêu chuẩn. c. Các quy trình vận hành và xử lý sự cố. d. Biên bản khám nghiệm của thanh tra an toàn sau khi lắp đặt. 32
  33. 2.7. ĐIỀU TRA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN DO SỰ CỐ GÂY RA - Khi có sự cố gây nổ, vỡ thiét bị thì đơn vị sử dụng hệ thống lạnh phải báo cáo ngay cho cơ quan TTKTAT chịu trách nhiệm về đăng ký hệ thống lạnh đó, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị đó. - Trường hợp sự cố gây tai nạn chết người thì đơn vị sử dụng hê thốnglạnh phải báo cáo ngay cho cơ quan lao động và các cơ quan khác của địa phương. -Việc điều tra sự cố gây nổ, vỡ thiết bị do cơ quan TTKTAT chịu trách nhiệm về đăng ký hệ thống lạnh đó tiến hành. -Những sự cố làm thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản hoặc làm chết người thì cơ quan TTKTAT chịu trách nhiệm đăng ký hệ thống lạnh cùng cơ quan lao động địa phương tiến hành điều tra. - Cơ quan KTAT nhà nước chỉ tiến hành điều tra khi những kết luận về sự cố chưa thỏa đáng hoặc có sự khiếu nại của đơn vị sử dụng hệ thống lạnh. 33
  34. 2.7. ĐIỀU TRA SỰ CỐ VÀ TAI NẠN DO SỰ CỐ GÂY RA - Trước khi cơ quan TTKTAT và các cơ quan có trách nhiệm khác đến điều tra sự cố và tai nạn do sự cố gây ra, đơn vị sử dụng hệ thống lạnh phải giữ nguyên hiện trường, nếu việc đó không ảnh hưởng đến người, tài sản,sản xuất và an ninh của đơn vị sử dụng hệ thống lạnh. - Đơn vị sử dụng hệ thống lạnh có trách nhiệm sao biên bản điều tra sự cố và tai nạn do sự cố gây ra gửi cho cơ quan TTKTAT nhà nước, bộ chủ quản hoặc UBND tỉnh, thành phố không chậm quá 05 ngày kể từ khi điều tra xong. - Tiến hành khai báo; điều tra các sự cố và tai nạn do sự cố gây ra của các hệ thống lạnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do các bộ đó quy định. 34
  35. Câu hỏi ôn tập 1. Các yêu cầu về áp suất trong thiết kế hệ thống lạnh 2. Các yêu cầu về địa điemr và quy cách của phòng máy lạnh. 3. Các yêu cầu bố trí trang thiết bị bên trong của phòng máy lạnh. 4. Các yêu cầu của cơ sở chế tạo máy và thiết bị lạnh. 5. Các yêu cầu về vật liệu sử dụng cho máy và thiết bị lạnh. 6. Những điều kiện nào chưa thỏa mãn thì cấm xuất xưởng máy và thiết bị lạnh? 7. Những quy định an toàn trong lắp đặt máy và thiết bị lạnh? 8. Những yêu cầu kỹ thuật an toàn cho đường ống hệ thống lạnh? 35
  36. 9. Những yêu cầu áp suất và phương pháp thử bền thử kín của hệ thống lạnh . 10. Nội dung khám nghiệm và các trường hợp phải khám nghiệm đối với hệ thống lạnh. 11. Những yêu cầu về van an toàn 12. Những yêu cầu về áp kế của hệ thống lạnh. 13. Nội dung an toàn trong sửa chữa máy lạnh? 14. Những quy định bắt buộc khi lập hồ sơ đăng kiểm hệ thống lạnh.? 15.Nội dung điều tra sự cố gây tai nạn của cơ sở chế tạo hoặc sử dụng hệ thống lạnh 16. Diện tích lỗ van an toàn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao? 36
  37. BÀI TẬP ỨNG DỤNG Bài1. Phòng máy có các kích thước: Dài 12,0 m, rộng 8,0m, cao 4,5m, có lượng gas trong thiết bị 3.600kg. Hãy tính: 1. Diện tích mặt cắt lỗ thông gió cho phòng máy và thiết bị lạnh tối thiểu? 2. Lưu lượng không khí qua miệng gió thổi thông gió tối thiểu là bao nhiêu ? 3. Lưu lượng quạt thông gió sự cố tối thiểu? 37
  38. Bài 2. Phòng máy có các kích thước: Dài 15,0m, rộng 10,0m, cao 4,5m, có lượng gas trong thiết bị 5.400kg. Kích thước phần nhô ra của máy trung bình 1,5m và 2,0m. Hãy tính: 1. Số lượng máy đặt tối đa cho phép trong phòng máy trên? 2. Diện tích cửa sổ tối thiểu là bao nhiêu? 3. Diện tích mặt cắt lỗ thông gió tối thiểu? 38