Bài giảng Mạng lưới thoát nước - Chương VI: Hệ thống thoát nước

ppt 63 trang ngocly 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Mạng lưới thoát nước - Chương VI: Hệ thống thoát nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mang_luoi_thoat_nuoc_chuong_vi_he_thong_thoat_nuoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Mạng lưới thoát nước - Chương VI: Hệ thống thoát nước

  1. Chương VI. Hệ thống thoát nước 1. Định nghĩa và các khái niệm cơ bản 2. Phân loại hệ thống thoát nước 3. Sơ đồ hệ thống thoát nước và các thành phần cơ bản
  2. 1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản: ⚫ Nước thải là gì, phân loại nước thải ⚫ Hệ thống thoát nước. ⚫ Đơn vị đo lưu lượng và nồng độ
  3. Nước thải là gì ??? • Nước thải được gọi là nước đã qua sử dụng trong quá trình sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác của con người cũng như nước chảy trên bề mặt khu dân cư hoặc khu công nghiệp khi có mưa, tuyết hoặc các hoạt động khác như rửa tưới đường . • Phân loại nước thải: • Nước thải có thể ra làm 3 loại: (1) nước thải sinh hoạt; (2) nước thải công nghiệp và (3) nước mưa (nước thải bề mặt).
  4. Nước thải sinh hoạt ⚫ Nước thải sinh hoạt (NTSH ): nước từ nhà bếp, buồng tắm giặt, xí, tiểu, từ các bệnh viện và nước rửa sàn nhà. ⚫ Do trong nước thải sinh hoạt có thành phần chất bài tiết của con người và chứa các chất bỏ đi trong quá trình sinh hoạt của con người nên NTSH là loại nước thải có nhiều vi trùng, kể cả vi trùng gây bệnh.
  5. Nước thải sản xuất (NTCN) ⚫ Nước thải sản xuất là nước được sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp, về chất lượng nó không còn đáp ứng được yêu cầu của ngành sản xuất ấy nữa và phải đưa ra khỏi phân xưởng. ⚫ Nước thải sản xuất phụ thuộc vào tính chất và quy trình sản xuất của từng ngành công nghiệp . Số lượng và thành phần các chất vô cơ , hữu cơ và các vi sinh vật trong nước thải công nghiệp rất khác nhau. Trong nước thải của ngành công nghiệp thịt hộp, thuộc da có rất nhiều vi trùng, vi khuẩn. Nước thải một số ngành công nghiệp khác có các chất độc , các chất phóng xạ .
  6. Nước thải bề mặt ( nước mưa) ⚫ Nước mưa khi rơi trong không trung có hòa tan các chất khí và mang theo bụi bặm, khi chảy trên mái nhà, đường phố , mặt đất mang theo đất cát, rác rưởi có thể có cả dầu mỡ và các chất bẩn khác, kể cả vi trùng gây bệnh.
  7. Hệ thống thoát nước • Hệ thống thoát nước là một tổ hợp gồm những dụng cụ, đường ống và công trình thực hiện ba chức năng: thu, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ và biển)
  8. Hệ thống thoát nước ⚫ Hệ thống thoát nước bên trong làm nhiệm vụ thu nhận nước thải tại nơi hình thành chúng và đưa nước thải ra khỏi phạm vi nhà ở, công trình công nghiệp đưa vào hệ thống nước thải bên ngoài. ⚫ Hệ thống thoát nước bên ngoài nhằm để vận chuyển nước thải ra khỏi phạm vi thành phố, vùng dân cư, các khu công nghiệp nhà máy vào trạm xử lý nước thải nơi mà nước thải được qua các công đoạn xử lý đảm bảo yêu cầu khi xả ra môi trường không phá hoại điều kiện tự nhiên của môi trường.
  9. Đơn vị đo lường nước thải ⚫ Để đo lưu lượng: Đơn vị đo lường nước thải là m3 hay lít . Lượng nước thải trên một đơn vị thời gian gọi là lưu lượng . Đơn vị của lưu lượng là m3/ngày; m3/h; m3/s; l/s. ⚫ Tính chất các loại nước thải trên rất khác nhau, khác cả về nồng độ các chất bẩn. Nồng độ các chất bẩn là lượng chất bẩn trong một đơn vị thể tích nước và được biểu thị bằng mg/l hay g/m3 .
  10. 2. Các hệ thống thoát nước ⚫ Phân loại hệ thống thoát nước: a- Hệ thống thoát nước chung b- Hệ thống thoát nước riêng c- Hệ thống thoát nước nửa riêng d- Hệ thống thoát nước kết hợp ⚫ Ưu nhược điểm của từng hệ thống
  11. A-Hệ thống thoát nước chung ⚫ Đây là loại hệ thống thu cả ba loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) vào một mạng lưới đường ống chung dẫn ra ngoài phạm vi thành phố đến công trình làm sạch ( hình 1).
  12. Sơ đồ hệ thống thoát nước chung 1- Tuyến ống nhánh 2- Tuyến ống thu gom chính 3- Giếng tràn 4- Miệng xả
  13. B- Hệ thống thoát nước riêng ⚫ Đó là hệ thống có hai mạng lưới đường ống riêng biệt. Một mạng lưới đường ống vận chuyển nước thải có nồng độ chất bẩn lớn là nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất đến công trình làm sạch. Đấy là mạng lưới thoát nước sinh hoạt và sản xuất. Mạng lưới đường ống khác (có thể là rãnh hay mương) vận chuyển nước mưa ít bẩn đổ ngay vào sông, hồ không qua công trình làm sạch. Mạng lưới này là mạng lưới thoát nước mưa. ( hình 2)
  14. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng 1- Tuyến ống nhánh nước thải và sản xuất 2- Tuyến ống chính nước thải SH và sản xuất. 3- Tuyến ống thoát nước mưa 4- Miệng xả
  15. C- hệ thống thoát nước nửa riêng ⚫ Ngoài ra còn một phương án kỹ thuật mới nhằm giải quyết triệt để vấn đề vệ sinh, nhưng về kinh tế có nhiều điều không thuận lợi. Nước mưa đợt đầu mang theo nhiều bụi bẩn khá lớn. Phương án kỹ thuật mới nhằm tách lượng nước này khỏi mạng lưới thoát nước mưa chảy sang hệ mạng lưới thoát nước sinh hoạt và sản xuất cùng đến công trình xử lý, khi mưa to kéo dài, lượng nước mưa lớn, nồng độ nhiễm bẩn nhỏ, thành phần chất nhiễm bẩn chủ yếu là vô cơ. Dòng nước mưa với lưu lượng lớn chảy vượt qua ống thoát nước sinh hoạt và sản xuất vào đoạn tiếp theo của mạng lưới thoát nước mưa đến sông hồ ( hình 3).
  16. Sơ đồ hệ thống thoát nước nửa riêng 1-Tuyến ống nhánh nước thải SH và SX 2- Giếng tách 3- Tuyến cống thoát nước mưa 4- Miệng xả
  17. D-Hệ thống thoát nước kết hợp ⚫ Xuất hiện trong trường hợp mở rộng thành phố đã có hệ thống thoát nước chung, hoặc ở những thành phố lớn mà mỗi khu vực của nó có đặc điểm riêng về địa hình, mật độ xây dựng, mức độ trang bị tiện nghi cấp thoát nước trong nhà ở mỗi khu vực ấy ứng dụng mội loại hệ thống thoát nước. Như vậy, hệ thống thoát nước kết hợp bao gồm: hệ thống chung có cống bao và hệ thống thoát nước riêng, khu phố cũ cuả thành phố có hệ thống thoát nước chung được cải tạo thành hệ thống riêng hay hệ thống chung có cống bao, còn khu mới xây dựng hệ thống thoát nước riêng.
  18. Ưu nhược điểm của các hệ thống thoát nước ⚫ Như trên định nghĩa đã nói một trong ba nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là đưa nước thải ra khỏi vùng dân cư, thành phố hay khu công nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ đó dựa trên cơ sở của nguyên tắc vận chuyển bằng thủy lực. Đây là phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề vệ sinh cho các vùng dân cư, đưa nước thải ra xa bằng đường ống kín .
  19. Ưu nhược điểm của các hệ thống thoát nước chung ⚫ Ưu điểm: Tổng cộng chiều dài đường ống thoát nước thành phố được rút ngắn, nước mưa trước khi đổ ra sông, hồ cũng đã được làm sạch đến mức độ cần thiết . ⚫ Nhược điểm: Ống thoát nước phải lớn để đủ sức vận chuyển cả lượng nước mưa, không được phép để tràn ống gây ngập lụt trong thành phố dù chỉ tức thời;
  20. Ưu nhược điểm của các hệ thống thoát nước chung ⚫ Nhược điểm: Công suất các trạm bơm, trạm làm sạch lớn và như vậy là trong thời gian không có mưa khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước chung không được sử dụng hết . Từ đó ta thấy ở những miền có mưa to, mưa theo mùa không nên ứng dụng hệ thống thoát nước chung. ⚫ Hệ thống thoát nước chung đòi hỏi phải bỏ chi phí xây dựng ra cùng một lúc.
  21. Ưu nhược điểm của hệ thống thoát nước riêng ⚫ Ưu điểm : ⚫ Chỉ phải bơm và làm sạch lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất – công trình nhỏ. ⚫ Mạng lưới đường ống thoát thành phố thường xuyên sử dụng hết khả năng vận chuyển. Lưu lượng và tốc độ nước chảy trong ống tương đối đều giữa các mùa trong năm. ⚫ Nhîc ®iÓm: ⚫ Tæng céng chiÒu dµi ®êng èng tho¸t níc lín (tăng 30% - 40% so víi hÖ thèng chung).
  22. Hệ thống thoát nước riêng ⚫ Sau khi đã giải quyết về nguyên tắc - chọn hệ thống chung hay hệ thống riêng còn phải tiếp tục giải quyết về kỹ thuật đạt yêu cầu vệ sinh và tiết kiệm. Đây là những phương pháp kỹ thuật kinh tế cho từng đối tượng cụ thể: thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp. Hệ thống thoát nước riêng có hai phương án: riêng hoàn chỉnh và riêng không hoàn chỉnh.
  23. Hệ thống thoát nước riêng hoàn chỉnh ⚫ Đây là phương án giải quyết thoát nước cho những thành phố có diện tích lớn. Tại đây nước mưa không thể chỉ chảy trong các rãnh xây mà còn phải chảy vào đường ống kín . Thành ra có hai mạng lưới đường ống, một để thoát nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, có nồng độ bẩn lớn - chảy đến công trình làm sạch, và một để thoát nước mưa có nồng độ bẩn nhỏ chảy thẳng đến sông hồ gần nhất, không qua công trình làm sạch .
  24. Hệ thống thoát nước riêng không hoàn chỉnh ⚫ Đây là phương án áp dụng cho những thị xã, thị trấn, khu công nghiệp có diện tích nhỏ và độ dốc mặt đất san nền thuận lợi. Tại đây nước mưa chảy trong hệ thống rãnh xây, trong mương đào thẳng ra sông hồ. ⚫ Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất chảy trong mạng lưới đường ống kín đến công trình làm sạch .
  25. 3. Sơ đồ hệ thống thoát nước và những thành phần cơ bản 3.1. Các dạng sơ đồ hệ thống thoát nước 3.2. Thành phần cơ bản của hệ thống thoát nước
  26. 3.1.Các dạng sơ đồ hệ thống thoát nước ⚫ Sơ đồ vuông góc ⚫ Sơ đồ cống bao ⚫ Sơ đồ song song ⚫ Sơ đồ phân vùng
  27. Sơ đồ vuông góc ⚫ Vào thời kỳ đầu sự hình thành khu vực dân cư, người chưa đông, lưu lượng nước thoát còn bé, tình hình đó chưa đòi hỏi phải làm sạch nước thoát trước khi xả ra sông Lúc này khả năng kinh tế và thiết bị kỹ thuật cũng còn có hạn. Trong trường hợp đó ta ứng dụng sơ đồ vuông góc. Các ống góp lưu vực đường ngắn nhất chạy vuông góc với sông (hình 6). ⚫ Hiện nay sơ đồ thẳng góc được ứng dụng trong mạng lưới thoát nước mưa và nước sản xuất quy ước sạch.
  28. Sơ đồ vuông góc 1. Mạng lưới đường phố 2. Cống thoát khu vực 3. Xả ra sông
  29. Sơ đồ cống bao ⚫ Sơ đồ cống bao được ứng dụng thay chỗ cho sơ đồ thẳng góc nhằm đạt yêu cầu giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường. Bây giờ các ống góp lưu vực đổ vào ống góp chính đặt dọc theo bờ sông đưa nước tới trạm bơm và trạm làm sạch ( hình 7).
  30. Sơ đồ cống bao 1. Mạng thoát nước đường phố 2. Cống góp khác lưu vực 3. Cống bao 4. Trạm bơm 5. Ôngs áp lực 6. Trạm xử lý.
  31. Sơ đồ song song ⚫ Gặp địa hình khá dốc về phia sông (trên 0,005), nếu đặt ống tự chảy theo độ dốc thẳng góc với độ dốc tự nhiên, thì tốc độ nước chảy trong ống đạt đến trị số lớn quá giới hạn cho phép, gây nên vỡ ống, hỏng mối nối ống và các giếng thăm. Để giữ cho tốc độ dòng nước có những trị số thích hợp, các ống góp lưu vực đặt gần như song song hay song song với đường đồng mức. Một ống góp chính thu nước thải từ các ống lưu vực đưa đến trạm bơm hay trạm làm sạch (hình 8).
  32. Sơ đồ phân vùng song song 1- Mạng thoát đường phố lưu vực 2- Tuyến cống bao lưu vực
  33. Sơ đồ phân vùng phân tán 1- Khi khu đất xây dựng gồm nhiều triền khá chênh nhau về độ cao có thể phân ra thành nhiều vùng. Nước thải từ vùng cao theo ống góp tự chảy thẳng đến công trình làm sạch. 2- Khi gặp địa hình, hoặc khá cao ở giữa, hoặc khá bằng phẳng (i< 0,002) của các thành phố rộng. Nếu bố trí tập trung thì các đường ống sẽ phải đặt quá sâu. Cả hai trường hợp này có thể bố trí phân tán. Thực chất bố trí phân tán là ứng dụng các sơ đồ cơ bản ở trên cho từng khu vực, từng vùng của thành phố lớn, địa hình phức tạp (hình 8)
  34. Sơ đồ phân vùng phân tán 1-Cống thu lưu vực 1 2- Cống thu lưu vực 2 3- Trạm xử lý nước thải 4- Miệng xả ra sông
  35. Một số định nghĩa khái niệm ⚫ Lưu vực thoát nước: Vùng thoát nước được giới hạn bởi các đường phân thuỷ, hoặc bởi các hồ chứa, hoặc các qui hoạch đứng của thành phố, hoặc danh giới xây dựng mà thoát nước từ đó được thực hiện bằng hệ thống cống tự chảy.
  36. 3.2. Thành phần cơ bẩn của sơ đồ hệ thống thoát nước ⚫ Sơ đồ hệ thống thoát nước là giải pháp thiết kế kinh tế kỹ thuật cho hệ thống thoát nước có tính toán điều kiện của địa phương và tương lai phát triển của hệ thống thoát nước. ⚫ Sơ đồ HHTN bao gồm các cụm công trình khác nhau và có thể chia ra làm 2 nhóm theo chức năng: ⚫ Nhóm 1 có chức năng tiếp nhận và chuyển tải nước thải bao gồm: (1) các thiết bị thu nước thải (HHTN trong nhà); (2) MLTN bên ngoài; (3) các trạm bơm và các các đường ống có áp. ⚫ Nhóm 2: (1) trạm xử lý và các công trình xử lý nước thải và (2) xả ra nguồn tiếp nhận.
  37. Hệ thống thoát nước trong nhà ⚫ Hệ thống thoát sinh hoạt trong nhà bao gồm các thiết bị thu nước (chậu rửa, bệ xí, chậu tiểu), đường ống nhánh, ống đứng, ống tháo nước ra khỏi nhà, các thiết bị xem xét tảy rửa và thông hơi.(từ 1-12 xem hình) ⚫ Hệ thống thoát nước công nghiệp bên trong rất đa dạng phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất và công nghệ cùng với nhiều điều kiện khác.
  38. Sơ đồ mạng lưới thoát nước trong nhà và tiểu khu 13, 15- Giếng thăm tiểu khu, giếng kiểm tra. 14,16- Cống thoát trong tiểu khu 17-Giếng thăm trên mạng lưới bên ngoài
  39. Hệ thống thoát nước bên ngoài ⚫ Nhiệm vụ vận chuyển nước bẩn ra khỏi thành phố, khu dân cư, công nghiệp thực hiện bằng mạng lưới đường ống và công trình mà ta gọi là hệ thống thoát nước bên ngoài, bao gồm: ⚫ (1) Mạng lưới thoát nước sân nhà và tiểu khu ⚫ (2) Mạng lưới thoát nước xí nghiệp CN ⚫ (3) Mạng lưới thoát nước ngoài phố
  40. Mạng lưới thoát nước sân nhà, tiểu khu ⚫ Mạng thoát nước trong sân là mạng bố trí trong sân nhà để phục vụ 1 hoặc vài nhà, nó bao gồm ống thoát từ nhà ra, giếng tiếp nhận và giếng thăm tiểu khu, giếng kiểm tra và hệ thống đường ống đường kính khoảng 100-200mm. ⚫ Để kiểm tra chế độ làm việc của mạng lưới sân nhà hay tiểu khu cuối mạng lưới xây dựng giếng thăm- giếng kiểm tra ⚫ Đoạn cống nối từ giếng kiểm tra đến cống thoát ngoài phố gọi là nhánh nối
  41. Sơ đồ mạng lưới thoát trong sân hay nước tiểu khu 1-Ống thoát từ nhà 2- Giếng thăm tiểu khu 3- Giếng kiểm tra 4- Mạng ngoài phố 5- Nhánh nối
  42. Mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ Đường ống thoát nước đường phố đặt dọc theo đường phố thu nước từ ống thoát nước tiểu khu hay ống thoát nước ngoài sân nhà, xí nghiệp công nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hàng, Đường ống thoát nước đường phố là phần đầu của mạng lưới thoát nước có rất nhiều nhánh mở rộng khắp thành phố chiếm phần lớn trong tổng số chiều dài của cả mạng lưới thoát nước . Trong những nhánh này nước tự chảy theo độ dốc. Muốn đạt được như vậy ta chia địa phận khu dân cư ra thành những lưu vực thoát nước, giới hạn các khu vực là đường phân thủy, ống thoát nước đường phố đặt từ đường thủy phía trũng của lưu vực thoát nước.
  43. Cấu tạo của mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ Mạng lưới thoát nước ngoài gồm những bộ phận sau: ⚫ (1) Đường ống góp lưu vực (Đường ống phụ) ống góp lưu vực đặt dọc theo triền đất thấp thu nước từ nhiều ống ống thoát nước đường phố trong phạm vi lưu vực. ⚫ (2) Đường ống góp chính (Đường ống chính) Thu nước từ hai ống góp lưu vực là ống thoát nước chính của thành phố thường đặt ở phía thấp nhất của thành phố.
  44. Thành phần mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ (3) Ống nâng chuyển: ống nâng chuyển là ống đưa nước ra khỏi thành phố đến trạm bơm hay công trình làm sạch, trong suốt đường ống chuyển, lưu lượng nước thoát sẽ không thay đổi ⚫ (4) Giếng thăm: Trên mạng lưới đường ống ở chỗ ngoặt, chỗ nối nhánh v.v xây dựng những giếng thăm. Qua giếng thăm mà kiểm tra, tẩy rửa và thông ống mỗi khi bị tắc.
  45. Thành phần mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ (5) Trạm bơm :Trong thực tế thoát nước không phải bao giờ cũng sẵn những thuận lợi cho việc vận chuyển tự chảy, nhất là những thành phố nằm ở vùng đồng bằng độ dốc tự nhiên quá nhỏ hoặc những địa hình phức tạp chỗ lồi chỗ lõm. Tại địa hình bằng phẳng đường ống tự chảy dài sẽ chui sâu xuống đất. Gặp những trường hợp ấy ta phải nâng nước lên cao tức phải bơm nước. ⚫ Các trạm bơm cục bộ, trạm bơm khu vực, trạm bơm chuyển và trạm bơm chính. Các trạm bơm đặt ở chỗ thấp và có điều kiện xả sự cố.
  46. Thành phần mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ (6) Ống áp lực (ống nâng): Đoạn ống đưa nước từ trạm bơm đến đầu ống tự chảy khác cao hơn, hay đến công trình làm sạch, trong đó nước chảy dưới áp lực do máy bơm tạo nên gọi là ống áp lực, ống có áp, ống đẩy, ống nâng. ⚫ (7) ống xả sự cố trước các trạm bơm đề phòng sự cố cho trạm bơm phải đặt đoạn ống xả nước từ cuối ống tự chảy ra sông hồ hay nơi đất thấp gần đấy, đoạn này gọi là ống xả sự cố.
  47. Thành phần mạng lưới thoát nước ngoài phố ⚫ (8) Giếng thu nước mưa: Trên mạng lưới thoát nước mưa có giếng thu nước mưa và trên mạng lưới thoát nước chung và mạng lưới thoát riêng phần còn có giếng thu nưỡc mưa. Nước thải thường vận chuyển ra ngoài đường phố. ⚫ (9) Giếng chuyển bậc ⚫ (10) Điu ke ⚫ (11) Giếng tách
  48. Trạm xử lý nước thải ⚫ Việc làm sạch nước thải được tiến hành trong trạm xử lý nước thải. Đấy lại cũng là một tập hợp các công trình và có thể chia chúng ra ba nhóm như sau : ⚫ (1) Các công trình làm sạch cơ học; ⚫ (2) Các công trình làm sạch sinh học; ⚫ (3) Các công trình xử lý bùn cặn; ⚫ Cuối cùng là các công trình khử trùng nước thải đã được làm sạch và công trình thải nước ra sông.
  49. Tóm lại ⚫ Nước thải gồm có 3 loại: (1) sinh hoạt; (2) sản xuất và (3) bề mặt. ⚫ Phân loại hệ thống thoát nước: a- Chung; b- Riêng; c- Nửa riêng; d- Kết hợp. ⚫ HTTN bao gồm: (1) Hệ thống thoát nước bên trong; (2) Hệ thống thoát nước bên ngoài. ⚫ Hệ thống thoát nước bên ngoài bao gồm: (1) Mạng và các công trình trên mạng; (2) Trạm xử lý nước thải
  50. CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ⚫ Thiết kế quy hoạch phân bố các thời kỳ xây dựng về quy mô, dân số, công nghiệp và các công trình công cộng; ⚫ Tiêu chuẩn thải nước, tức là mức tiện nghi phục vụ sinh hoạt; ⚫ Tập quán sinh hoạt, thời gian biểu làm việc của nhân dân thành phố phản ánh trong hệ số không điều hoà nước thải.
  51. Qui hoạch mặt bằng ⚫ Bản quy hoạch mặt bằng lấy tỷ lệ 1:5000 - 1:10000, đường đồng mức cách nhau 1m, ở nơi có địa hình bằng phẳng đường đồng mức cách nhau 0,5m hay 0,25m ⚫ Trong đó đã xác định biên giới, diện tích, dân số, mức phát triển tương lai và vị trí cùng tình hình xây dựng các khu công nghiệp, các công trình phục vụ công cộng: giao thông, văn hoá, y tế, thể thao các hồ và vườn hoa v.v .
  52. ⚫ Cùng với bản đồ quy hoạch còn có tài liệu điều tra cơ bản về địa chất - nền đất của thành phố, khu dân cư, khu công nghiệp; ⚫ Số liệu khí tượng- nhiệt độ, không khí, độ ẩm, lượng gió, lượng mưa; về thuỷ văn - mức nước ngầm và tính chất của nó, tài liệu về sông - mức nước cao nhất, trung bình và thấp nhất, lưu lượng nhỏ nhất của năm khô hạn, tốc độ dòng nước sông và các đặc tính cơ bản của nước sông.
  53. . Dân số tính toán ⚫ Việc đầu tiên trong khi thiết kế hệ thống thoát nước là xác định lưu lượng nước thải. Xác định lưu lượng nước thải phải dựa theo (1) số dân tính toán, (2) tiêu chuẩn thải nước và (3) hệ số không điều hoà. ⚫ Xác định dân số tính toán dựa theo mật độ dân số (P) của từng khu vực khác nhau về đặc điểm xây dựng. Mật độ dân số là số người sống trên một ha, ký hiệu đơn vị là [người/ha].
  54. ⚫ Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt là lượng nước thải trung bình trong một ngày tính cho một người sống ở nơi có hệ thống thoát nước qt (l/người- ngày đêm). ⚫ Khi thiết kế hệ thống thoát nước cho thành phố lấy tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng vì nước bẩn thải ra mạng lưới thoát nước là nước cấp đã dùng và bị nhiễm bẩn. (20TCN-51-84)
  55. Tiêu chuẩn nước thải qt = l/người ngày Mức độ trang bị thiết bị vệ sinh Trong ngày dùng Trung bình nước lớn nhất 1. Các nhà có hệ thống 80 - 100 90 - 120 cấp thoát nước bên trong, có dụng cụ vệ sinh, nhưng không có 110 - 140 120 - 180 thiết bị tắm. 2. Như trên, có thiết bị tắm 3. Như trên và có cấp nước 140 - 180 180 - 200 nóng cục bộ.
  56. Tiêu chuẩn thải nước công nghiệp ⚫ Tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt của công nhân trong xí nghiệp công nghiệp ⚫ Tiêu chuẩn nước tắm cho công nhân trong các xí nghiệp công nghiệp, nhà máy ⚫ Tiêu chuẩn nước thải sản xuất:
  57. Hệ số không điều hoà ⚫ Khi thiết kế hệ thống thoát nước thành phố hoặc khu công nghiệp cần phải biết không những (1) dân số tính toán, (2) tiêu chuẩn thải nước và tổng lưu lượng thải nước, mà còn (3) chế độ thải nước của chúng. ⚫ Chế độ thải nước là sự thay đổi lưu lượng thải nước theo giờ của ngày, cũng như giá trị của các lưu lượng lớn nhất có thể. Sự thay đổi này được xác định hệ số gọi là hệ số không điều hoà ngày, hệ số không điều hoà giờ thoát nước.
  58. ⚫ Hệ số không điều hoà ngày K1 gọi là tỷ số giữa lưu lượng ngày lớn nhất (Max) và lưu lượng ngày trung bình. Đối với đô thị và khu dân cư thì K1=1,1-1,3 phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và địa lý. ⚫ Hệ số không điều hoà giờ K2 được gọi là tỷ số giữa lưu lượng giờ Max và lưu lượng giờ trung bình trong ngày thải nước lớn nhất. ⚫ Để tiện lợi nhất người ta sử dụng hệ số không điều hoà chung K, là tỷ số giữa lưu lượng giờ dùng nước Max trong ngày thải nước lớn nhất và lưu lượng giờ trung bình trong ngày thải nước trung bình.
  59. ⚫ Hệ số K không điều hoà chung bằng tính của hệ số không điều hoà ngày K1 và không điều hoà giờ K2. ( xem bảng 2-2) ⚫ K=K1.K2 TB QS (l/s) 5 15 30 50 100 200 300 500 1000 1250 K 2,5 2,3 1,9 1,8 1,6 1,55 1,5 1,4 1,3 1,25
  60. ⚫ Chế độ thải nước sản xuất phụ thuộc vào tính chất ngành và dây chuyền công nghệ sản xuất. Nếu kế hoạch sản xuất ổn định cho cả năm thì lấy K1 = 1. ⚫ Chế độ thải nước từ các nhà công cộng (trường học, bệnh viện, nhà tắm ), từ các nhà sinh hoạt của công nhân các xí nghiệp chảy vào hệ thống thoát nước cũng không đều. Nhưng về tiêu chuẩn thải nước ở đây là lượng nước tối thiểu cho nhu cầu sinh hoạt, và do mức độ trang bị vệ sinh trong các loại nhà này, người ta lấy hệ số không điều hoà ngày K1= 1. ⚫ Còn hệ số không điều hoà giờ phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước và lịch thời gian làm việc. Thí dụ: ⚫ Trường học: K2 = 1,8 ⚫ Bệnh viện: K2 = 2,5 ⚫ Các phân xưởng nguội : K2-1 = 3 ⚫ Các phân xưởng nóng : K2-2 = 2,5
  61. Tài liệu tham khảo ⚫ PGS.TS Hoàng Văn Huệ. KS Phan Đình Bưởi. Mạng lưới thoát nước ( Giáo trình dùng cho SV DH nghành CTN. Nxb XD , HN 1996. ⚫ GS TSKH Trần Hữu Uyển. Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước. Nxb XD, 2003. ⚫ ThS Nguyễn Thị Hồng. Các bảng tính toán thuỷ lực. Nxb XD, 2001. ⚫ TCXDVN 51: 2006 Thoát nước- mạng lưới bên ngoài và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế. Nxb XD, Hà nội 2006 (20TCN 51-84: Thoát nước . Nxb XD, Hà nội 1989)
  62. THANK YOU FOR ATTENDING THE CLASS