Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn thị mỹ linh

ppt 78 trang ngocly 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn thị mỹ linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_dan_su_nguyen_thi_my_linh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Luật dân sự - Nguyễn thị mỹ linh

  1. HỌC PHẦN LUẬT DÂN SỰ GV: NGUYỄN THỊ MỸ LINH
  2. nguyenlinhkhoaluatdhct
  3. Phần 1 1/ Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự – Cá nhân (năng lực chủ thể, nơi cư trú, hộ tịch, đại diện, giám hộ, quyền nhân thân ) – Pháp nhân – Hộ gia đình – Tổ hợp tác
  4. 2/ Tài sản và quyền sở hữu - Tài sản - Quyền sở hữu
  5. - Bộ luật dân sự 2005 - Nghị định 158/2005 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 Về đăng ký và quản lý hộ tịch - Nghị định 06/2012 NĐ-CP (02/02/2012) sửa đổi NĐ 158 Về đăng ký và quản lý hộ tịch
  6. CHƯƠNG 1 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
  7. CHỦ THỂ QUAN HỆ PLDS Mục 1. Cá nhân Mục 2. Pháp nhân Mục 3. Hộ gia đình Mục 4. Tổ hợp tác
  8. Mục 1- CÁ NHÂN A. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA CÁ NHÂN I. NĂNG LỰC PHÁP LUẬT (khái niệm, đặc điểm, nội dung, thời điểm bắt đầu và chấm dứt) II. NĂNG LỰC HÀNH VI (khái niệm, mức độ của NLHV)
  9. • 1. Khái niệm: • K1.Điều 14/Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.” • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân được luật quy định cho các quyền và nghĩa vụ cụ thể.
  10. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân : - Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. Khoản 2.Điều 14/Bộ luật dân sự 2005 quy định -> cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lý nào (độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, giới tính ) - Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định” (Điều 16/Bộ luật dân sự 2005)
  11. Ví dụ: Các bên không thể giao kết một hợp đồng trong đó thỏa thuận tước bỏ quyền sở hữu của một trong 2 bên giao kết. Chúng ta chỉ có thể thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu.
  12. Pháp luật có thể quy định hạn chế hay tước bỏ một số quyền dân sự thuộc nội dung của năng lực pháp luật dân sự, không thể tước bỏ toàn bộ năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Mặt khác, sự hạn chế hay tước bỏ đó cũng chỉ có thời hạn nhất định.
  13. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân Điều 15/Bộ luật dân sự 2005 « Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây: 1. Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; 2. Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; 3. Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. »
  14. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự Khoản 3. Điều 14/Bộ luật dân sự 2005: « Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết » - Về nguyên tắc, cá nhân có năng lực pháp luật từ thời điểm sinh ra. - Ngoại lệ: Điều 635 BLDS2005
  15. Khái niệm NLHV Điều 17/Bộ luật dân sự 2005: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
  16. Nội dung của năng lực hành vi dân sự: - năng lực thực hiện các giao dịch hoặc các hành vi pháp lý khác (lập di chúc, từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản ) - năng lực chịu trách nhiệm do thực hiện hành vi trái pháp luật (bồi thường thiệt hại ngoài hợp hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyền ).
  17. So với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân được pháp luật thừa nhận phụ thuộc vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, nên cá nhân ở mỗi độ tuổi, mỗi độ phát triển của nhận thức có năng lực hành vi dân sự khác nhau.
  18. Các mức độ của năng lực hành vi: • Năng lục hành vi đầy đủ • Năng lực hành vi 1 phần (điều 20) • Không có năng lực hành vi (điều 21) • Mất năng lực hành vi (điều 22) • Hạn chế năng lực hành vi (điều 23)
  19. Các mức độ của năng lực hành vi: 2.1. Năng lực hành vi đầy đủ: Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi. • Những người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  20. 2.2. Năng lực hành vi một phần: Các giao dịch thường có đặc điểm sau đây: - Có giá trị nhỏ; - Thực hiện tức thời, trao tay, chủ yếu là hợp đồng mua bán, trao đổi Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, chẳng hạn hợp đồng dịch vụ may đo quần áo. - Mục đích của giao dịch là phục vụ nhu cầu sinh hoạt, học tập hàng ngày;
  21. B. LÝ LỊCH DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN Lý lịch dân sự của cá nhân hình thành từ ba yếu tố: Họ và tên, hộ tịch và nơi cư trú
  22. C/ GIÁM HỘ VÀ ĐẠI DiỆN I. GIÁM HỘ: Khái niệm (đ58); Điều kiện (đ60); Phân loại (đ 61, 63); Quyền và nghĩa vụ của người GH (đ 67-69); chấm dứt (đ 72, 73) II. Đại diện Khái niệm (đ139), phân loại (đ140-143); phạm vi (144-146); chấm dứt (đ147)
  23. D. VẮNG MẶT-TUYÊN BỐ MẤT TÍCH-TUYÊN BỐ CHẾT
  24. MỤC 2/ PHÁP NHÂN 1/ Điều kiện trở thành pháp nhân (đ84) 2/ Năng lực pháp luật của PN (đ86) 3/ Đại diện của PN (đ 91) 4/ Các loại pháp nhân
  25. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Được thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  26. Các loại pháp nhân 1/ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang (trường học, bệnh viện, cq hành chính ) 2/ Các Tổ chức CTXH, tổ chức chính trị, 3/ Các tổ chức kinh tế (DNNN, công ty, HTX ) 4/ Các tổ chức Xh, tổ chức XH-nghề nghiệp, các quỹ XH, quỹ từ thiện
  27. Mục 3/ HỘ GIA ĐÌNH 1/ Khái niệm đ106 2/ Đại diện HGD đ108
  28. Mục 4/ TỔ HỢP TÁC 1/ Khái niệm (đ111) 2/ Đại diện THT (đ 112)
  29. CHƯƠNG 2 TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU
  30. Mục 1. TÀI SẢN Khái niệm, phân loại Muc 2. QUYỀN SỞ HỮU
  31. KHÁI NIỆM TÀI SẢN: Điều 163/BLDS 2005 “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” Tiền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam tiền là một loại tài sản riêng biệt. Tiền và vật, hai loại tài sản này khác nhau ở vật do nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn tiền chỉ có Nhà nước độc quyền phát hành.
  32. • Giấy tờ có giá: có 1 số đặc điểm: - Bao giờ cũng xác định được nếu chuyển thành tiền; - Được tạo ra bởi một số chủ thể có đủ điều kiện Vé số? CMND? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được xem là giấy tờ có giá?
  33. NĐ11/2012 NĐ- CP sửa đổi NĐ163/2006 NĐ-CP về hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Giấy tờ có giá bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.
  34. Các quyền tài sản:quyền chuyển giao tài sản, quyền đòi nợ, quyền sở hữu phát minh, sáng chế; quyền sử dụng đất Các quyền này phải đáp ứng yêu cầu: trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
  35. Giấy tờ có giá: “cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.” trích Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (có hiệu lực 10/4/2012)
  36. 2/ Phân loại a/ Phân loại chính: ĐS và BĐS (đ 174) b/ Phân loại thứ cấp: là cách phân loại tài sản thành hoa lợi, lợi tức, vật chia được vật không chia được ( đ 175- 180)
  37. bất động sản là các tài sản : a. Đất đai b. Tài sản gắn liền với đất đai: nhà, công trình xây dựng và tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó. Những tài sản này phải liên quan chặt chẽ đến đất đai, nhà, công trình xây dựng và không thể tách rời.
  38. c. Những tài sản gắn liền với đất đai như tài nguyên khoáng sản trong lòng đất chưa được phát hiện hoặc chưa được khai thác khỏi lòng đất, cũng được coi là bất động sản.
  39. MỤC 2. QUYỀN SỞ HỮU 1/ Nội dung Quyền SH (đ164) 2/ Căn cứ xác lập quyền SH 3/ Chấm dứt quyền SH 4/ Các loại quyền sở hữu
  40. Nội dung Quyền SH 1/ Quyền chiếm hữu (khái niệm, phân loại) 2/ Quyền sử dụng 3/ Quyền định đoạt
  41. Phân loại quyền chiếm hữu 1/ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật 2/ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật - Ngay tình (mua nhầm của gian mà k biết) - Không ngay tình (biết của gian nhưng vẫn mua vì giá rẻ)
  42. Căn cứ xác lập quyền SH 1/ Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch 1 bên (mua bán, tặng cho, cho vay ) 2/ Xác lập theo quy định của pháp luật 3/ Xác lập theo những căn cứ riêng biệt
  43. Xác lập theo quy định của pháp luật 1/ Kết quả của lao động sx, hoa lợi, lợi tức 2/ Do sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến 3/ Do các sự kiện không xác định được chủ sở hữu hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên 4/ Sự kiện gia súc, giá cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc 5/ Do được thừa kế tài sản
  44. Xác lập theo những căn cứ riêng biệt 1/ Theo quyết định, bản án của Tòa án, CQNN có thẩm quyền 2/ Xác lập quyền SH theo thời hiệu đối với chiếm hữu k có căn cứ pl nhưng ngay tình, liên tục, công khai (tính từ thời điểm chiếm hữu) 10 năm: ĐS 30 năm: BĐS
  45. Chấm dứt quyền SH 1/ Theo ý chí của chủ sở hữu 2/ Theo quy định của pháp luật
  46. Các loại sở hữu chung phổ biến a/ SH chung theo phần (tặng cho, thừa kế ) b/ SH chung hợp nhất (vợ chồng)
  47. PHẦN 2 NGHĨA VỤ DÂN SỰ
  48. NỘI DUNG Bài 1: Tổng quan về nghĩa vụ Bài 2: Các căn cứ xác lập nghĩa vụ Bài 3: Thực hiện nghĩa vụ, chuyển giao nghĩa vụ Bài 4: Chấm dứt nghĩa vụ
  49. Bài 1: Tổng quan về nghĩa vụ Ðịnh nghĩa. Theo BLDS Ðiều 280 Vd: A vay tiền Ngân hàng B thế chấp tài sản A: bên có nghĩa vụ B: bên có quyền
  50. Các căn cứ xác lập nghĩa vụ 1/ Giao dịch dân sự a/ Hợp đồng b/ Hành vi dân sự đơn phương (đ590-593) 2/ Sự kiện pháp lý a/ Được lợi về tài sản không có căn cứ pl b/ Thực hiện công việc k có ủy quyền c/ Nghĩa vụ do luật tạo ra trong 1 số trường hợp đặc thù (gây thiệt hại ngoài hợp đồng )
  51. Hợp đồng I/ Khái niệm II/ Giao kết hợp đồng III/ Đối tượng của HĐ IV/ Hình thức của hợp đồng V/ Hợp đồng vô hiệu VI/ Hiệu lực của hợp đồng VII/ Hợp đồng có điều kiện
  52. I. Khái niệm hợp đồng 1/ Định nghĩa ( Điều 388 BLDS 2005 ) Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. ➢Tất cả hợp đồng đều là căn cứ phát sinh nghĩa vụ. Đúng/Sai? ➢Tất cả sự thỏa thuận đều là hợp đồng. Đúng/Sai?
  53. 2/ PHÂN Loại - Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. - Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. - Hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức và hợp đồng thực tại. - Hợp đồng thương lượng, hợp đồng theo mẫu. - Hợp đồng cá nhân và hợp đồng tập thể.
  54. II/ Giao kết hợp đồng A/ Năng lực giao kết (đ122 khoản 1 BLDS) B/ Sự ưng thuận -> Sự ưng thuận k hoàn hảo: nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa (đ131, 132 BLDS) C/ Trao đổi ý chí (đề nghị giao kết hợp đồng ) D/ Sự trung thực (đ 129 BLDS) -> HĐ giả tạo (khống, che giấu, giấu mặt)
  55. Ðề nghị giao kết hợp đồng Ðề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một người về việc mong muốn giao kết hợp đồng với một người khác trên một đối tượng và trong những điều kiện đã được người đề nghị xác định rõ Đề nghị giao kết hợp đồng đ391 Chấp nhận lời đề nghị đ 394 Sự im lặng -> có được xem là chấp nhận
  56. III/ Đối tượng của HĐ 1/ Khái niệm: Ðối tượng của hợp đồng là nội dung của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hay, đúng hơn, là sự đáp ứng của người giao kết đối với người cùng giao kết trong khuôn khổ thực hiện hợp đồng. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán nhà, xe . -> hướng đến đối tượng được chuyển giao là nhà, xe
  57. III/ Đối tượng của HĐ (tt) 2/ Đối tượng hướng đến trong hđ có thể: a/ Chuyển giao một vật, số tiền Vật phải đảm bảo lưu thông được, phải tồn tại Lưu ý về chuyển giao tiền (ngoại tệ, vàng ) b/ Thực hiện hay không thực hiện -> không trái pháp luật và đạo đức xã hội
  58. III/ Đối tượng của HĐ (tt) 3. Chế tài - Trường hợp đối tượng của hợp đồng không hợp pháp, hợp đồng vô hiệu.(Điều 128 BLDS 2005) - Trường hợp đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được. Điều 411 BLDS 2005
  59. IV. Hình thức của hợp đồng 1.Khái niệm - Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó. Điều 401 khoản 1, có các hình thức cơ bản sau: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (so sánh điều 134, 122 BLDS 2005 tìm sự khác biệt)
  60. IV. Hình thức của hợp đồng 2/ Một số quy định đặc biệt về hình thức: a/ Công chứng, chứng thực hợp đồng b/ Đăng ký (Vd: đăng ký giao dịch bảo đảm cho HĐ thế chấp quyền sử dụng đất) c/ Xin phép cơ quan có thẩm quyền (Vd: hợp đồng lao động với người lao động là người nước ngoài có thời gian lao động từ 3 tháng trờ lên )
  61. V.Hợp đồng vô hiệu 1/ Khái niệm (đ 137 BLDS) 2/ Các TH HĐ k có hiệu lực: ➢ HĐ bị hủy bỏ? đ425 ➢ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng? Đ426
  62. V.Hợp đồng vô hiệu (tt) 3. Quyền khởi kiện ➢ Vô hiệu tương đối -> (bên bị lừa dối, bị nhầm lẫn tại điều 130, 131, 132 ) ➢Vô hiệu tuyệt đối -> bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu , vd trường hợp điều 129
  63. V.Hợp đồng vô hiệu (tt) 4. Hệ quả của việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu (đ137) - HĐ coi như không tồn tại, nếu có thiệt hại thì phải bồi thường - Nghĩa vụ giao trả tài sản (ngoại lệ hđ thuê tài sản) - Hoa lợi, lợi tức (luật không ghi nhận, vận dụng điều 601 để giải quyết) - Quyền lợi của bên thứ ba (điều 138)
  64. VI/ Hiệu lực của hợp đồng Theo BLDS Ðiều 405, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
  65. VII. Hợp đồng có điều kiện Theo Ðiều 294 BLDS-> nếu điều kiện phát sinh là căn cứ để hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực hoặc hợp đồng sẽ được hủy bỏ-> đk phải là chuyện của tương lai, không chắc chắn, không tuỳ thuộc vào ý chí của bên có nghĩa vụ và nhất là không được trái pháp luật. Ví dụ: mua nhà hình thành trong tương lai -> thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực?
  66. Hành vi dân sự đơn phương • Hứa thưởng • Thi có giải CSPL: từ điều 590-593
  67. Thực hiện công việc không có ủy quyền 1. Khái niệm: Điều 594 BLDS 2005 2. Đặc điểm: - Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó; - Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối; - Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.
  68. Thực hiện công việc không có ủy quyền (tt) 3. Hiệu lực: Điều 595,596,597, 598 BLDS 2005
  69. Chiếm hữu, Được lợi về tài sản không có căn cứ pl 1/ Khái niệm đ 599 BLDS Vd: Một người vào nhà người khác trộm tài sản -> chiếm hữu tài sản k có ccpl Một người vô tình nhặt được ví tiền, lấy tài sản trong chiếc ví -> được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Chiếm hữu vs được lợi về tài sản k có ccpl?
  70. Chiếm hữu, Được lợi về tài sản không có căn cứ pl (tt) 2/ Hậu quả pháp lý: Nghĩa vụ hoàn trả tài sản Hoa lợi, lợi tức -> Xem Điều 599, điều 600, điều 601, điều 602, điều 603 BLDS 2005
  71. Thiệt hại ngoài hợp đồng CSPL: xem thêm nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTPTANDTC ngày 8/7/2006 1/Căn cứ phát sinh BTTHNHĐ: a)Có lỗi b)Có thiệt hại c)Hành vi trái pháp luật d)Có mối quan hệ nhân quả
  72. 2/ Xác định thiệt hại - Tài sản - Sức khỏe, tính mạng - Danh dự, nhân phẩm, uy tín (k quá 10 tháng lương 3/ Mức BT 4/ Sự khác biệt với Luật Trách nhiệm BT của NN năm 2009
  73. Bài 3: Thực hiện nghĩa vụ, chuyển giao nghĩa vụ
  74. Chuyển giao quyền yêu cầu (Điều 309 314 BLDS 2005) Chuyển giao nghĩa vụ (Điều 315 BLDS 2005)
  75. Chấm dứt nghĩa vụ 1/ Theo pháp luật 2/ Theo thỏa thuận 3/ Các TH đặc biệt
  76. Theo pháp luật • Bù trừ nghĩa vụ • Hết thời hiệu khởi kiện • Hòa nhập nghĩa vụ
  77. Theo thỏa thuận • Miễn thực hiện nghĩa vụ • Thay thế nghĩa vụ
  78. Các TH đặc biệt • Hủy bỏ hợp đồng • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng