Bài giảng Lập dự án công trình xây dựng giao thông (Phần 2) - Nguyễn Viết Trung

pdf 24 trang ngocly 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập dự án công trình xây dựng giao thông (Phần 2) - Nguyễn Viết Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_du_an_cong_trinh_xay_dung_giao_thong_phan_2_ng.pdf

Nội dung text: Bài giảng Lập dự án công trình xây dựng giao thông (Phần 2) - Nguyễn Viết Trung

  1. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông Ch−ơng 3 Những vấn đề cơ bản trong thiết kế và xây dựng cầu Mục đích: Cung cấp các khái niệm tổng quát, các giai đoạn thiết kế đối với dự án đầu t− xây dựng công trình giao thông. Giới thiệu về tiêu chuẩn thiết kế cầu, các quy định của tiêu chuẩn hiện nay về tải trọng tính toán thiết kế cầu và các hệ số dùng trong tính toán. Nội dung ch−ơng gồm: 3.1 Dự án đầu t− và các giai đoạn đầu t− thiết kế cầu. 3.2. Tiêu chuẩn thiết kế cầu - các khái niệm chung. 3.3. Khổ giới hạn. 3.4. Tải trọng tính toán thiết kế cầu. 3.5. Các hệ số dùng trong tính toán thiết kế cầu . 3.1 dự án đầu t− - các giai đoạn đầu t− thiết kế cầu 3.1.1. Dự án đầu t− Dự án đầu t− (DAĐT) là một tập hợp các đề xuất về kỹ thuật, tài chính, kinh tế và xQ hội, làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn xây dựng công trình. Đơn vị quyết định bỏ vốn đầu t− (Chủ đầu t−) có thể là nhà n−ớc hoặc một tổ chức hoặc một các nhân nào đó có quyền lực pháp lý quyết định đầu t− đối với cầu. 3.1.2. Phân loại dự án đầu t− Các dự án đầu t− xây dựng công trình (gọi chung là dự án) đ−ợc phân loại nh− sau: a). Theo qui mô và tính chất: Dự án quan trọng quốc gia do quốc hội thông qua chủ tr−ơng và cho phép đầu t−; các dự án còn lại đ−ợc phân thành 3 nhóm A, B, C theo qui định nh− sau: (phụ lục 1 – nghị định số 16/2005/NĐ - CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của chính phủ) a1). Dự án nhóm A • Các dự án đầu t− xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị – xQ hội quan trọng không kể mức vốn. • Các dự án đầu t− xây dựng công trình hạ tầng khu công nghiệp không kể mức vốn. • Các dự án đầu t− xây dựng công trình thuộc các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đ−ờng sắt, đ−ờng quốc lộ) Trang 60
  2. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông xây dựng khu nhà ở có tổng mức đầu t− trên 600 tỷ đồng. • Các dự án đầu t− xây dựng công trình giao thông khác ở trên có tổng mức đầu t− trên 400 tỷ đồng. a2). Dự án nhóm B • Các dự án đầu t− xây dựng công trình thuộc các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đ−ờng sắt, đ−ờng quốc lộ) có tổng mức đầu t− từ 30 đến 600 tỷ đồng. • Các dự án đầu t− xây dựng công trình giao thông khác ở trên có tổng mức đầu t− từ 20 đến 400 tỷ đồng. a3). Dự án nhóm C • Các dự án đầu t− xây dựng công trình thuộc các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đ−ờng sắt, đ−ờng quốc lộ) có tổng mức đầu t− d−ới 30 tỷ đồng. • Các dự án đầu từ xây dựng công trình giao thông khác ở trên có tổng mức đầu từ d−ới 20 tỷ đồng. Chú ý: Các dự án nhóm A về đ−ờng sắt, đ−ờng bộ phải đ−ợc phân đoạn theo chiều dài đ−ờng, cấp đ−ờng và cầu theo h−ớng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải. b). Phân loại theo nguồn vốn đầu t− b1). Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà n−ớc. b2). Dự án sử dụng vốn tín dụng do nhà n−ớc bảo lcnh, vốn tín dụng đầu t− phát triển của nhà n−ớc. b3). Dự án sử dụng vốn đầu t− phát triển của doanh nghiệp nhà n−ớc. b4).Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn t− nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 3.1.3. Quá trình đầu t− xây dựng cơ bản đối với một dự án Quá trình đầu t− xây dựng cơ bản đ−ợc chia làm 2 giai đoạn: • Giai đoạn chuẩn bị đầu t− + Lập báo cáo đầu t− và xin phép đầu t− (chỉ áp dụng đối với các dự án do Quỗc hội thông qua chủ tr−ơng và cho phép đầu t−, các dự án nhóm A không kể mức vốn). + Lập dự án đầu t− xây dựng công trình ( đối với công trình có tổng mức đầu t− xây dựng d−ới 7 tỷ đồng thì không cần qua b−ớc lập dự án, chỉ thực hiện thiết kế một b−ớc là lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật). Trang 61
  3. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông + Trình phê duyệt dự án đầu t− xây dựng công trình + Thẩm định dự án đầu t− xây dựng công trình + Quyết định đầu t− xây dựng công trình • Giai đoạn thực hiện đầu t− a). Giai đoạn chuẩn bị đầu t− Các đơn vị có chức năng pháp lý hoạt động trong lĩnh vực xây dựng giao thông tiến hành lập dự án đầu t−. a1). Nội dung của báo cáo đầu t− xây dựng công trình bao gồm:  Sự cần thiết phải đầu t− xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có.  Dự kiến qui mô đầu t−: công suất, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất (bao gồm cả diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn và diẹn tích đất chiếm dụng tạm thời trong quá trình tiến hành thi công dự án).  Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ kỹ thuật, các điêu kiện cung cấp vật t− thiết bị, nguyên liệu; ph−ơng án giải phóng mặt bằng, tái định c− nếu có; các ảnh h−ởng của dự án đối với môi tr−ờng sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng.  Hình thức đầu t−, xác định sơ bộ tổng mức đầu t−, thời hạn thực hiện dự án, ph−ơng án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế – xQ hội của dự án và phân kỳ đầu t− nếu có. a2). Xin phép đầu t− xây dựng công trình  Chủ đầu t− có trách nhiệm gửi báo cáo đầu t− xây dựng công trình tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp thủ t−ớng chính phủ lấy ý kiến của Bộ, ngành, địa ph−ơng liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình thủ t−ớng chính phủ.  Thời hạn lấy ý kiến đ−ợc qui định nh− sau: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đ−ợc báo cáo đầu t− xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ ngành, địa ph−ơng có liên quan. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đ−ợc đề nghị, cơ quan đ−ợc hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản Trang 62
  4. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông lý của mình. Trong vòng 7 ngày sau khi nhận đ−ợc văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình Thủ t−ớng Chính phủ. a3). Nội dung dự án đầu t− xây dựng công trình bao gồm: Dự án đầu t− cần phải bao gồm có hai phần : phần thuyết minh của dự án và phần thiết kế cơ sở .  Nội dung phần thuyết minh của dự án + Sự cần thiết và mục tiêu đầu t− đánh giá nhu cầu thị tr−ờng, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất kinh doanh hình thức đầu t− xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. + Mô tả về qui mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn ph−ơng án kỹ thuật, công nghệ và công suất + Các giải pháp thực hiện bao gồm  Giải pháp giải phóng mặt bằng, tái định c− và ph−ơng án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;  Các ph−ơng án thiết kế kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;  Ph−ơng án khai thác dự án và sử dụng lao động;  Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; + Đánh giá tác động môi tr−ờng, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng + Tổng mức đầu t− của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; ph−ơng án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xQ hội.  Nội dung thiết kế cơ sở của dự án Nội dung phần thiết kế cơ sở của sự án phải thể hiện đ−ợc giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu t− và triển khai các b−ớc thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh của thiết kế cơ sở và các bản vẽ. + Phần thuyết minh: có thể trình bày riêng hoặc trình bày trực tiếp trên các bản vẽ để diễn giải các nội dung sau:  Nhiệm vụ thiết kế; Trang 63
  5. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông  Thuyết minh công nghệ;  Thuyết minh xây dựng; + Các bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:  Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu;  Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng, kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích th−ớc và khối l−ợng chủ yếu, các mốc giới, các toạ độ và cao độ xây dựng;  Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy nổ ; a4). Nội dung lập Báo cáo Kinh tế – Kỹ thuật:  Phần thuyết minh của báo cáo: T−ơng tự nh− phần thuyết minh của lập dự án đầu t−, nh−ng rõ ràng chi tiết hơn đủ cơ sở để lập dự toán chi tiết cho công trình.  Phần thiết kế bản vẽ thi công: Bao gồm tất cả các bản vẽ tổng thể và cấu tạo chi tiết của công trình, đủ cơ sở để thống kê khối l−ợng nhằm lập dự toán chi tiết cho công trình. Đồng thời phần thiết kế bản vẽ thi công phải rõ ràng để làm căn cứ cho việc thi công và hoàn chỉnh công trình. b). Giai đoạn thực hiện đầu t− Giai đoạn thực hiện đầu t− gồm các nội dung sau: b1). Thiết kế và lập dự toán xây dựng công trình. b2). Xin giấy phép xây dựng. b3). Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. b4). Quản lý thi công xây dựng công trình. 3.2 Tiêu chuẩn thiết kế cầu - các khái niệm chung 3.2.1. Triết lý thiết kế chung a). Tính toán thiết kế theo ứng suất cho phép Mục đích của việc tính toán theo ứng suất cho phép là xác định các ứng suất trong bêtông và cốt thép của cấu kiện. Đem so sánh giá trị đó với ứng suất cho phép của vật liệu, với các giả thiết tính toán sau: • Tiết diện ngang của mặt cắt cấu kiện tr−ớc và sau biến dạng là không thay đổi; • Biến dạng của cốt thép và thớ bêtông tại một vị trí là bằng nhau; • Mô đun đàn hồi của bêtông là hằng số, qui đổi tiết diện của bêtông và Trang 64
  6. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông cốt thép thành tiết diện đồng nhất; Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp tính toán này là: Thực tế cho thấy biến dạng thực của mặt cắt BTCT là không theo giả thiết là mặt phẳng vì bản thân bêtông là vật liệu không đồng chất, và không hoàn toàn đàn hồi. Chính vì vậy mà việc tính toán ch−a phản ánh đúng sự làm việc của kết cấu, phân phối vật liệu chịu lực ch−a hợp lý. b). Tính toán theo nội lực cho phép Mục đích của việc tính toán theo nội lực cho phép là xác định các giá trị nội lực trong bêtông và cốt thép của cấu kiện. Đem so sánh giá trị đó với nội lực tới hạn cho phép của kết cấu. Ưu điểm: Việc tính toán đQ xét đến sự làm việc của vật liệu, kết cấu ở giai đoạn dẻo và cho khái niệm rõ ràng hơn về vấn đề an toàn kết cấu. Nh−ợc điểm: Không xét đến khả năng biến đổi của tải trọng (không nói đến hệ số tải trọng n), sự sai lệch của c−ờng độ thực tế và c−ờng độ thiết kế của vật liệu cũng nh− các điều kiện làm việc khác của kết cấu. Ph−ơng pháp cũng ch−a xét đến biến dạng và khe nứt và khi tính toán chỉ tính ở tiết diện thẳng góc với trục dọc kết cấu. c). Tính toán theo các trạng thái giới hạn Kết cấu cầu đ−ợc tính toán theo các trạng thái giới hạn với trạng thái giới hạn là tình huống nguy hiểm đặc tr−ng dự kiến có thể xảy ra cho kết cấu. Khi v−ợt qua trạng thái giới hạn thì kết cấu ngừng thỏa mQn yêu cầu thiết kế. Các trạng thái giới hạn đ−ợc coi trọng nh− nhau. Khi tính toán cấu kiện, ta phải đảm bảo cho các cấu kiện thoả mQn các yêu cầu về mặt sử dụng nh− cấu kiện chịu lực tác dụng không quá sức, biến dạng không quá lớn hay không xuất hiện vết nứt hoặc vết nứt không quá rộng. Nếu các điều kiện không còn thoả mQn đ−ợc các yêu cầu đó thì ta nói rằng kết cấu đQ ở vào trạng thái giới hạn. Sự quá độ từ trạng thái làm việc bình th−ờng sạng trạng thái giới hạn phụ thuộc vào nhiều nhân tố: • Trị số và tính chất của tải trọng; • Chất l−ợng và tính chất của vật liệu; • Điều kiện làm việc của cấu kiện và vật liệu; Cầu phải đ−ợc thiết kế theo các trạng thái giới hạn quy định để đạt đ−ợc các mục tiêu thi công đ−ợc, an toàn và sử dụng đ−ợc, có xét đến các vấn đề : khả năng dễ kiểm tra, tính kinh tế và mỹ quan nh− nêu ở Điều 2.5 tiêu chuẩn 22 TCN 272-05. Trang 65
  7. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông Bất kể dùng ph−ơng pháp phân tích kết cấu nào thì ph−ơng trình 1.3.2.1-1 tiêu chuẩn 22 TCN 272 - 05 sau đây luôn luôn cần đ−ợc thỏa mQn với mọi ứng lực và các tổ hợp đ−ợc ghi rõ của chúng. ∑ηi Yi Qi ≤ Φ Rn = R r (1.3.2.1-1) với : ηi= ηD ηR ηl > 0,95 (1.3.2.1-2) Đối với tải trọng dùng giá trị cực đại của Yi: 1 η = ≤ 0,1 i η η η D R I (1.3.2.1-3) Trong đó : • Yi = hệ số tải trọng : hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho ứng lực. • Φ = hệ số sức kháng: hệ số nhân dựa trên thống kê dùng cho sức kháng danh định đ−ợc ghi ở các Phần 5, 6, 10, 11 và 12. • ηi = hệ số điều chỉnh tải trọng; hệ số liên quan đến tính dẻo, tính d− và tầm quan trọng trong khai thác. • ηD = hệ số liên quan đến tính dẻo đ−ợc ghi ở Điều 1.3.3. • ηR = hệ số liên quan đến tính d− đ−ợc ghi ở Điều 1.3.4. • ηI = hệ số liên quan đến tầm quan trọng trong khai thác (Điều 1.3.5). • Qi = ứng lực • Rn = sức kháng danh định • Rr = sức kháng tính toán : ΦRn a1) Trạng thái giới hạn sử dụng Trạng thái giới hạn sử dụng phải xét đến nh− một biện pháp nhằm hạn chế đối với ứng suất, biến dạng và vết nứt d−ới điều kiện sử dụng bình th−ờng. a2) Trạng thái giới hạn mỏi và phá hoại giòn Trạng thái giới hạn mỏi phải đ−ợc xét đến trong tính toán nh− một biện pháp nhằm hạn chế về biên độ ứng suất do một xe tải thiết kế gây ra với số chu kỳ Trang 66
  8. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông biên độ ứng suất dự kiến. Trạng thái giới hạn phá hoại giòn phải đ−ợc xét đến nh− một số yêu cầu về tính bền của vật liệu theo Tiêu chuẩn vật liệu. a3) Trạng thái giới hạn c−ờng độ Trạng thái giới hạn c−ờng độ phải đ−ợc xét đến để đảm bảo c−ờng độ và sự ổn định cục bộ và ổn định tổng thể đ−ợc dự phòng để chịu đ−ợc các tổ hợp tải trọng quan trọng theo thống kê đ−ợc định ra để cầu chịu đ−ợc trong phạm vi tuổi thọ thiết kế của nó. a4). Trạng thái giới hạn đặc biệt Trạng thái giới hạn đặc biệt phải đ−ợc xét đến để đảm bảo sự tồn tại của cầu khi động đất hoặc lũ lớn hoặc khi bị tầu thuỷ, xe cộ va, có thể cả trong điều kiện bị xói lở. 3.2.2. Các tiêu chuẩn thiết kế Tiêu chuẩn thiết kế là các tài liệu h−ớng dẫn thiết kế hoặc các qui định thiết kế chung do nhà n−ớc ban hành nhằm đảm bảo cho các công trình thiết kế đ−ợc an toàn, sử dụng tốt. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn thiết kế của các n−ớc khác nhau nh−: tiêu chuẩn 22 TCN-272-05 của Việt Nam, tiêu chuẩn AASHTO LRFD của Mỹ, tiêu chuẩn BS5400 của Anh, tiêu chuẩn thiết kế cầu nhật bản, tiêu chuẩn thiết kế cầu châu âu EUROCODE, tiêu chuẩn thiết kế cầu của Hàn Quốc Nói chung việc sử dụng tiêu chuẩn nào để thiết kế là tuỳ thuộc vào sự quyết định của chủ đầu t− hay phụ thuộc vào nơi cấp nguồn vốn xây dựng công trình. Với các dự án sử dụng vồn ngân sách nhà n−ớc của Việt Nam chúng ta thì sử dụng tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 trong việc tính toán thiết kế và thi công công trình. Có một điểm khác biệt giữa tiêu chuẩn n−ớc ngoài và tiêu chuẩn Việt Nam là: Tiêu chuẩn Việt Nam là căn cứ pháp lý để những ng−ời thiết kế tuân theo, khi có các kiến nghị khác phải đ−ợc sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt. Các tiêu chuẩn n−ớc ngoài thì lại mang tính chất tham khảo để các nhà thiết kế căn cứ vào đó để lựa chọn các thành phần kết cấu cho các công trình xây dựng trên cơ sở có sự tính toán chứng minh cụ thể. 3.3 Khổ giới hạn 3.3.1. Tĩnh không thông thuyền Giấy phép để xây dựng cầu qua đ−ờng thuỷ có thông thuyền phải do Cục Đ−ờng sông Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt nam cấp. Khổ giới hạn thông Trang 67
  9. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông thuyền cả về chiều đứng lẫn chiều ngang phải đ−ợc Chủ đầu t− xác lập với sự cộng tác của Cục Đ−ờng sông Việt Nam hoặc Cục Hàng hải Việt Nam. Trừ khi có chỉ định khác, khổ giới hạn thông thuyền phải tuân theo Bảng 2.3.3.1.1, lấy từ TCVN 5664-1992. Khổ giới hạn thông thuyền trên các sông có thông thuyền Khổ giới hạn tối thiểu trên mức n−ớc cao có chu kỳ 20năm (m) Cấp đ−ờng Theo chiều ngang Theo chiều thẳng sông đứng (trên toàn Cầu qua sông Cầu qua kênh chiều rộng) I 80 50 10 II 60 40 9 III 50 30 7 IV 40 25 6 (thích hợp) 5 (tối thiểu) V 25 20 3,5 VI 15 10 2,5 3.3.2. Tĩnh không thông xe d−ới cầu a). Khổ giới hạn đứng của đ−ờng bộ Khổ giới hạn đứng của các kết cấu đ−ờng bộ phải phù hợp với Tiêu chuẩn Thiết kế Đ−ờng. Cần nghiên cứu khả năng giảm khổ giới hạn đứng do lún của kết cấu cầu v−ợt. Nếu độ lún dự kiến v−ợt quá 25 mm thì cần đ−ợc cộng thêm vào khổ giới hạn đQ đ−ợc quy định. Khổ giới hạn đứng của các giá đỡ biển báo và các cầu v−ợt cho ng−ời đi bộ phải lớn hơn khổ giới hạn kết cấu của đ−ờng 300mm, và khổ giới hạn đứng từ mặt đ−ờng đến thanh giằng của kết cấu dàn v−ợt qua ở phía trên không đ−ợc nhỏ hơn 5300mm. b). Khổ giới hạn ngang của đ−ờng bộ Chiều rộng cầu không đ−ợc nhỏ hơn chiều rộng của đoạn đ−ờng đầu cầu bao gồm cả lề hoặc bó vỉa, rQnh n−ớc và đ−ờng ng−ời đi. Khổ giới hạn ngang d−ới cầu cần thoả mQn các yêu cầu của Điều 2.3.2.2.1. Không có vật thể nào ở trên hoặc ở d−ới cầu ngoài rào chắn, đ−ợc định vị cách mép của làn xe d−ới 1200mm. Mặt trong của rào chắn không đ−ợc đặt cách mặt của vật thể đó hoặc mép của làn xe d−ới 600mm. c). Cầu v−ợt đ−ờng sắt Các kết cấu đ−ợc thiết kế để v−ợt đ−ờng sắt phải phù hợp với khổ giới hạn đ−ợc quy định ở các Hình 1 và 2 và tuân theo các yêu cầu đặc biệt của Chủ đầu t− và Liện hiệp đ−ờng sắt Việt Nam (LHĐS). Trang 68
  10. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông Ghi chú: Khổ giới hạn d−ới đây đ−ợc sử dụng cho tuyến thẳng; với tuyến cong cầu theo 22TCN - 18 - 1979 - Phụ lục 1 Cao độ đỉnh ray ___ Cho các công trình v−ợt phía trên đ−ờng sắt dùng sức kéo hơi n−ớc và điêzen Cho các công trình v−ợt phía trên đ−ờng sắt dùng sức kéo điện xoay chiều Số trong ngoặc đơn dùng khi có khó khăn về chiều cao Hình 17 - Khổ giới hạn đ−ờng sắt trên đ−ờng thẳng trong khu gian (khổ 1000mm) Cao độ đỉnh ray ___ Cho các công trình v−ợt phía trên đ−ờng sắt dùng sức kéo hơi n−ớc và điêzen Cho các công trình v−ợt phía trên đ−ờng sắt dùng sức kéo điện xoay chiều Số trong ngoặc đơn dùng khi có khó khăn về chiều cao Hình18 - Khổ giới hạn đ−ờng sắt trên đ−ờng thẳng trong khu gian( khổ 1435 mm) Trang 69
  11. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông 3.4 Tải trọng tính toán thiết kế cầu Trong tính toán thiết kế cầu, tải trọng tính với mỗi hạng mục kết cấu là khác nhau nh−ng nói chung cũng gồm một số loại tải trọng sau: 3.4.1. Tĩnh tải – tải trọng th−ờng xuyên DD = tải trọng kéo xuống (xét hiện t−ợng ma sát âm). DC = tải trọng bản thân của các bộ phận kết cấu và thiết bị phụ phi kết cấu. DW = tải trọng bản thân của lớp phủ mặt và các tiện ích công cộng. EH = tải trọng áp lực đất nằm ngang. EL = các hiệu ứng bị hQm tích luỹ do ph−ơng pháp thi công. ES = tải trọng đất chất thêm. EV = áp lực thẳng đứng do tự trọng đất đắp. 3.4.2. Hoạt tải – tải trọng tức thời a). Các tác động của hoạt tải BR = lực hQm xe. CE = lực ly tâm. CR = từ biến. CT = lực va xe. CV = lực va tầu. EQ = động đất. FR = ma sát. IM = lực xung kích (lực động ) của xe. LL = hoạt tải xe. LS = hoạt tải chất thêm. PL = tải trọng ng−ời đi. SE = lún. SH = co ngót. Trang 70
  12. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông TG = gradien nhiệt. TU = nhiệt độ đều. WA = tải trọng n−ớc và áp lực dòng chảy. WL = gió trên hoạt tải. WS = tải trọng gió trên kết cấu. b). Hoạt tải xe b1). Số làn xe thiết kế Số làn xe thiết kế đ−ợc xác định bởi phần số nguyên của tỷ số w/3500, ở đây w là bề rộng khoảng trốngcủa lòng đ−ờng giữa hai đá vỉa hoặc hai rào chắn, đơn vị là mm. Cần xét đến khả năng thay đổi trong t−ơng lai về vật lý hoặc chức năng của bề rộng trống của lòng đ−ờng của cầu. Trong tr−ờng hợp bề rộng làn xe nhỏ hơn 3500mm thì số làn xe thiết kế lấy bằng số làn giao thông và bề rộng làn xe thiết kế phải lấy bằng bề rộng làn giao thông. Lòng đ−ờng rộng từ 6000mm đến 7200mm phải có 2 làn xe thiết kế, mỗi làn bằng một nửa bề rộng lòng đ−ờng. b2). Hoạt tải xe ôtô thiết kế Hoạt tải xe ôtô trên mặt cầu hay kết cấu phụ trợ đ−ợc đặt tên là HL-93 sẽ gồm một tổ hợp của: Xe tải thiết kế hoặc xe 2 trục thiết kế, và tải trọng làn thiết kế. Trừ tr−ờng hợp đ−ợc điều chỉnh trong Điều 3.6.1.3.1 tiêu chuẩn 22 TCN 272-01, mỗi làn thiết kế đ−ợc xem xét phải đ−ợc bố trí hoặc xe tải thiết kế hoặc xe hai trục chồng với tải trọng làn khi áp dụng đ−ợc. Tải trọng làn đ−ợc giả thiết chiếm 3000mm theo chiều ngang trong một làn xe thiết kế. Xe tải thiết kế Trọng l−ợng và khoảng cách các trục và bánh xe của xe tải thiết kế phải lấy theo Hình 3.6.1.2.2-1. Lực xung kích lấy theo Điều 3.6.2 tiêu chuẩn 22 TCN 272-05. Trừ quy định trong Điều 3.6.1.3.1 và 3.6.1.4.1, cự ly giữa 2 trục 145.000N phải thay đổi giữa 4300 và 9000mm để gây ra ứng lực lớn nhất. Đối với các cầu trên các tuyến đ−ờng cấp IV và thấp hơn, Chủ đầu t− có thể xác định tải trọng trục cho trong Hình 3.6.1.2.2-1 nhân với hệ số 0,50 hoặc Trang 71
  13. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông 0,65. 35 kN 145 kN 145 kN 4300 mm 4300 mm tới 900mm 600 mm nói chung 300mm mút thừa của mặt cầu Làn thiết kế 3 500 mm Hình 3.6.1.2.2-1 - Đặc tr−ng của xe tải thiết kế Xe hai trục thiết kế Xe hai trục gồm một cặp trục 110.000N cách nhau 1200mm. Cự ly chiều ngang của các bánh xe lấy bằng 1800mm. Tải trọng động cho phép lấy theo Điều 3.6.2. Đối với các cầu trên các tuyến đ−ờng cấp IV và thấp hơn, Chủ đầu t− có thể xác định tải trọng xe hai trục nói trên nhân với hệ số 0,50 hoặc 0,65. Tải trọng làn thiết kế Tải trọng làn thiết kế gồm tải trọng 9,3N/mm phân bố đều theo chiều dọc. Theo chiều ngang cầu đ−ợc giả thiết là phân bố đều trên chiều rộng 3000mm. ứng lực của tải trọng làn thiết kế không xét lực xung kích. Diện tích tiếp xúc của lốp xe Diện tích tiếp xúc của lốp xe của một bánh xe có một hay hai lốp đ−ợc giả thiết là một hình chữ nhật có chiều rộng là 510mm và chiều dài tính bằng mm lấy nh− sau: L = 2,28 x 10-3 γ (1 + lM/100)P (3.6.1.2.5-1) trong đó: γ = hệ số tải trọng. Trang 72
  14. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông lM = lực xung kích tính bằng phần trăm. P = 72500 N cho xe tải thiết kế và 55000N cho xe hai trục thiết kế. áp lực lốp xe đ−ợc giả thiết là phân bố đều trên diện tích tiép xúc. áp lực lốp xe giả thiết phân bố nh− sau: • Trên bề mặt liên tục phân bố đều trên diện tích tiếp xúc quy định. • Trên bề mặt bị gián đoạn phân bố đều trên diện tích tiếp xúc thực tế trong phạm vi vết xe với áp suất tăng theo tỷ số của diện tích quy định trên diện tích tiếp xúc thực tế. 3.5 Các hệ số dùng trong các tảI trọng để tính toán thiết kế cầu 3.5.1. Hệ số tải trọng Các hệ số tải trọng đ−ợc đ−a vào trong quá trình tính toán thiết kế cầu nhằm mục đích xét đến những sai lệch có thể xảy ra theo chiều h−ớng bất lợi (hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn) so với các trị số tiêu chuẩn của chúng trong các tổ hợp tải trọng và tác động khác nhau. Trị số các hệ số tải trọng đ−ợc quy định theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 theo các bảng 3.4.1.1 và 3.4.1.2. Các hệ số phải chọn sao cho gây ra tổng ứng lực tính toán cực hạn. Đối với mỗi tổ hợp tải trọng cả trị số cực hạn âm lẫn trị số cực hạn d−ơng đều phải đ−ợc xem xét. Trong tổ hợp tải trọng nếu tác dụng của một tải trọng làm giảm tác dụng của một tải trọng khác thì phải lấy giá trị nhỏ nhất của tải trọng làm giảm giá trị tải trọng kia. Đối với tác động của tải trọng th−ờng xuyên thì hệ số tải trọng gây ra tổ hợp bất lợi hơn phải đ−ợc lựa chọn theo Bảng 2. Khi tải trọng th−ờng xuyên làm tăng sự ổn định hoặc tăng năng lực chịu tải của một cấu kiện hoặc của toàn cầu thì trị số tối thiểu của hệ số tải trọng đối với tải trọng th−ờng xuyên này cũng phải đ−ợc xem xét. 3.5.2. Hệ số phân bố hoạt tải theo làn Khi thiết kế ta phải đặt hoạt tải vào vị trí bất lợi nhất trên cả chiều dọc và chiều ngang mặt cầu để tìm ra một nội lực lớn nhất cho dầm. Hệ số phân bố hoạt tải theo làn chính là hệ số phân bố hoạt tải theo làn xe trên mặt cầu cho các dầm của kết cấu nhịp tính theo ph−ơng ngang cầu. Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 hệ số phân bố hoạt tải theo làn dùng để tính mômen, lực cắt và độ võng là khác nhau. Cách tính các hệ số phân bố hoạt tải theo làn sẽ đ−ợc học ở các môn học thiết kế cầu. Trang 73
  15. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông 3.5.3 Hệ số làn xe Nhiều số liệu quan trắc dòng xe và đánh giá trên cơ sở lý thuyết xác suất cho thấy hoạt tải thực tế giảm khi diện tích mặt xe chạy tăng lên. Thực tế này đQ đ−ợc đ−a vào quy trình thiết kế thông qua hệ số làn xe. So sánh số liệu của nhiều quy trình cho thấy mặt dù các cách đ−a hệ số tính toán khác nhau nh−ng kết quả chung cho thấy lực do hoạt tải tác dụng lên kết cấu giảm nhiều khi tăng chiều dài nhip và chiều rộng cầu. Chính vì lẽ đó mà phần lớn các quy trình thiết kế cầu hiện đại có xu h−ớng đ−a các hệ số làn xe theo ph−ơng ngang cầu và giảm tải trọng theo ph−ơng chiều dài nhịp. Đối với quy trình thiết kế cầu 22 TCN 272 -05 hệ số làn xe và điều kiện áp dụng nó đ−ợc thể hiện ở điều 3.6.1.1.2. 3.5.4. Hệ số xung kích Hệ số xung kích là hệ số đ−a vào nhằm làm tăng tác dụng lực của hoạt tải do hiệu ứng động tác động lên cầu khi có hoạt tải chạy qua cầu. Những quy định về giá trị lực xung kính theo quy trình thiết kế cầu 22 TCN 272-05 đ−ợc quy định ở điều 3.6.2. Trang 74
  16. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông Ch−ơng 4 Lập ph−ơng án các công trình xây dựng giao thông Mục đích: Cung cấp các khái niệm chung về lập ph−ơng án cho các công trình xây dựng giao thông. H−ớng dẫn phân tích các tài liệu khi thiết kế các ph−ơng án cầu và ph−ơng pháp lập các ph−ơng án đối với tuyến đ−ờng, cầu, nút giao, hầm. Nội dung ch−ơng này gồm: 4.1 Khái niệm chung. 4.2 Lập ph−ơng án tuyến đ−ờng giao thông. 4.3 Lập ph−ơng án cầu và cầu trong nút giao lập thể. 4.4 Lập ph−ơng án xây dựng các công trình ngầm – Hầm giao thông. 4.1. Khái niệm chung Việc thiết kế và lựa chọn các ph−ơng án cho các công trình xây dựng giao thông là một bài toán tổng thể vô cùng phức tạp. Bài toán này không những thể hiện về những yều cầu kỹ thuật cần đạt đ−ợc mà còn liên quan đến một số các yếu tố quan trọng khác, đó là: qui hoạch tổng thể về khu vực vị trí xây dựng công trình, các tác động môi tr−ờng, các yếu tố về kinh tế, mỹ quan khu vực, ý nghĩa về mặt xQ hội Để chọn đ−ợc ph−ơng án thiết kế tốt nhất, ng−ời ta phải thành lập nhiều ph−ơng án, sau đó tính toán cụ thể từng ph−ơng án và đánh giá chúng. Các ph−ơng án nêu ra phải đ−ợc thỏa mQn các yêu cầu về kỹ thuật: phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất thủy văn, đảm bảo độ bền, độ cứng, tuổi thọ, đồng thời phải thỏa mQn các yêu cầu về mặt kinh tế: giá thành công trình hạ, thời gian xây dựng ngắn Ngoài ra khi lựa chọn ph−ơng án còn cần chú ý đến công nghệ thi công, điều kiện khai thác duy tu bQo d−ỡng, ý nghĩa quốc phòng và yêu cầu mỹ quan của công trình. Những yêu cầu này tùy từng tr−ờng hợp cụ thể mà có thể trở thành yêu cầu khống chế. Những năm gần đây, sự phát triển công nghệ thông tin đQ thúc đẩy mạnh việc tự động hóa thiết kế các công trình xây dựng giao thông, trong đó có thiết kế các ph−ơng án cầu. Điều kiện này cho phép các kỹ s−, trong thời gian ngắn có thể lựa chọn đ−ợc ph−ơng án tối −u, thỏa mQn đ−ợc các yêu cầu đề ra. Trang 75
  17. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông 4.2. Lập ph−ơng án tuyến đ−ờng giao thông Khi lên các ph−ơng án tuyến giao thông cũng nh− các công trình giao thông khác, các yêu cầu cần phải đ−ợc xem xét đến bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, qui hoạch, mỹ quan, ý nghĩa xQ hội Thông th−ờng, khi lên các ph−ơng án tuyến cần chú ý đến các vấn đề sau đây: 4.2.1. Ph−ơng án về vị trí và mặt bằng tuyến Đối với tuyến xây dựng mới, việc xác định vị trí và mặt bằng tuyến có ý nghĩa rất quan trọng. Vị trí tuyến đ−ợc chọn sao cho có lợi nhất, đảm bảo thỏa mQn đ−ợc các yêu cầu qui hoạch hiện tại và mở rộng trong t−ơng lai, vị trí tuyến đ−ợc chọn sao cho có thể mang lại hiệu quả kinh tế thực sự trong quá trình khai thác. Tuyến đ−ợc chọn ít đi qua các khu vực có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp, gây khó khăn cho quá trình xây dựng và tốn kém. Nếu điều kiện cho phép nên chọn vị trí tuyến ít đi qua sông suối để giảm số l−ợng cầu trên tuyến, hạ giá thàn công trình. Mặt khác, vị trí và mặt bằng tuyến đ−a ra phải hết sức chú ý đến vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi th−ờng giải toả là ít nhất. Do đó cần đ−a ra nhiều ph−ơng án về vị trí, tiến hành đánh giá theo từng chỉ tiêu cụ thể để có thể lựa chọn đ−ợc vị trí và mặt bằng tuyến hợp lý nhất. Đối với tuyến nâng cấp cải tạo, vị trí và mặt bằng cần bám theo vị trí cũ để có thể tận dụng đ−ợc phần nào các bộ phận của công trình cũ, tránh gây tốn kém. 4.2.2. Ph−ơng ánvề trắc dọc tuyến Trắc dọc tuyến ảnh h−ởng rất lớn đến việc lựa chọn các ph−ơng án tuyến. Yêu cầu đặt ra đối với trắc dọc tuyến là cần phải hài hòa, không có độ dốc quá lớn, đảm bảo xe chạy êm thuận, chi phí khai thác thấp nhất. Cao độ tại các điểm khống chế phải đảm bảo và cao độ toàn tuyến nói chung phải thõa mQn theo quy hoạch của khu vực xây dựng. Bên cạnh đó, trắc dọc tuyến phải đảm bảo sao cho khối l−ợng đào đắp đất toàn tuyến là thấp nhất, khả năng điều phối đất hợp lý. Khi lên các ph−ơng án về trắc dọc cần quan tâm đến các quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành theo cấp đ−ờng đ−ợc quy định. 4.2.3. Ph−ơng ánvề mặt cắt ngang tuyến Khi lên các ph−ơng án về mặt cắt ngang tuyến cần xét đến l−u l−ợng xe hiện tại và t−ơng lai theo độ tuổi của tuyến đ−ờng xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo. Cần l−u ý về việc phân chia bố trí các làn xe trên bề rộng mặt cắt ngang, bố trí vĩa hè cho ng−ời đi bộ, các trạm chờ phục vụ cho hệ thống giao thông công cộng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện lực cáp quang và dẫn thoát n−ớc ngầm Trang 76
  18. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông 4.2.4. Ph−ơng ánvề nền đ−ờng Nền đ−ờng đ−ợc thiết kế đảm bảo các yêu cầu về độ ổn định, độ lún, độ chặc. Đối với các vị trí tuyến đi qua gặp bất lợi về độ ổn định nh− tr−ợt, sụt lỡ thì cần đ−a ra các ph−ơng án gia cố mái taluy nh−: sử dụng t−ờng chắn, neo, gia cố bề mặt Đối các vị trí tuyến đi qua vùng đất yếu gây bất lợi về lún cần đ−a ra các ph−ơng án khắc phục nh−: gia tải, thay lớp đất, sử dụng giếng cát, cọc cát, bấc thấm Khi tuyến đi qua vùng có n−ớc mặt và n−ớc ngầm cần phải có biện pháp gia cố nền đ−ờng thích hợp. Nền đ−ờng thiết kế phải đảm bảo thỏa mQn các quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. 4.2.5. Ph−ơng ánvề kết cấu áo đ−ờng Các ph−ơng án về kết cấu áo đ−ờng cần đảm bảo về độ cứng, độ bền, độ chặc. Phần mặt phải thỏa mQn các yêu cầu về độ bằng phẳng, độ mài mòn, hệ số ma sát thích hợp. Tùy vào tr−ờng hợp cụ thể, ý nghĩa của tuyến đ−ờng mà có thể sử dụng các loại kết cấu mặt đ−ờng khác nhau. Khi chọn ph−ơng án kết cấu áo đ−ờng cần chú ý đến nguồn vốn có thể huy động đ−ợc cho công trình, ý nghĩa phục vụ của nó, cố gắng tận dụng đ−ợc nguồn vật liệu địa ph−ơng có sẵn. Về vấn đề kỹ thuật, các ph−ơng án kết cấu áo đ−ờng đ−a ra cần phải đáp ứng các yêu cầu nhất định theo quy định của các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Cần chú ý đến chiều dày các lớp vật liệu, tính chất cơ lý từng loại vật liệu đ−ợc sử dụng 4.3 Lập ph−ơng án cầu và cầu trong nút giao lập thể 4.3.1. Phân tích các tài liệu khi thiết kế các ph−ơng án cầu a). Chọn vị trí cầu Vị trí và h−ớng tuyến của cầu cần đ−ợc chọn để thoả mQn các yêu cầu về an toàn giao thông cả ở trên cầu và ở d−ới cầu. Cần xét đến các thay đổi có thể có trong t−ơng lai về h−ớng hoặc chiều rộng của đ−ờng sông, đ−ờng bộ hoặc đ−ờng sắt mà cầu v−ợt qua. Tại nơi thích hợp cần xét trong t−ơng lai có thêm các công trình cho các loại giao thông khác hoặc mở rộng cầu. Về mặt kỹ thuật phải so sánh các ph−ơng án chọn vị trí cầu theo các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, thi công và bố trí công tr−ờng. Về mặt quy hoạch phải so sánh các ph−ơng án về vị trí cầu và việc phát triển các vùng lân cận trong t−ơng lai (dân dụng và công nghiệp), vị trí cầu xét theo quan điểm bố trí kiến trúc chung của khu vực, vị trí cầu xét theo quan điểm quốc phòng. Về mặt kinh tế phải so sánh các ph−ơng án theo giá thành (thi công và khai Trang 77
  19. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông thác), so sánh giá thành vận doanh các ph−ơng án tuyến do các vị trí cấu khác nhau gây nên. Về mặt môi tr−ờng ph−ơng án vị trí cầu cần đảm bảo giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi tr−ờng. Sau khi chọn đ−ợc vị trí cầu tốt nhất sẽ tiến hành thiết kế các ph−ơng án cầu ứng với vị trí đó một cách cụ thể hơn. Cần l−u ý rằng việc chọn vị trí cầu có liên quan chặt chẽ đến việc chọn ph−ơng án kết cấu. b). Mặt cắt dọc tim cầu Nghiên cứu mặt cắt dọc tim cầu cho phép xác định vị trí của mố trụ, tránh việc đặt trụ vào chỗ sâu nhất, phân bố các nhịp thông thuyền, xác định độ dốc dọc cầu. Mặt cắt ngang lòng sông đối xứng thì cũng nên bố trí kết cấu nhịp đối xứng để có thể áp dụng các đồ án điển hình và các giải pháp thi công cầu theo kiểu hàng loạt. c). Mặt cắt địa chất dọc tim cầu Căn cứ vào tình hình địa chất dọc tim cầu, phải xác định sơ bộ các loại móng cầu và đồng thời xác định các ph−ơng án kết cấu nhịp (kết cấu tĩnh định hay siêu tĩnh). Trong tr−ờng hợp địa chất lại xấu mà chọn ph−ơng án trụ cao thì tình hình thi công phức tạp, giá thành trụ sẽ đắt, khi đó nên làm kết cấu nhịp dài. Nếu địa chất tốt, tầng đất cứng nằm không sâu, điều kiện thi công dễ dàng thì có thể dùng các kết cấu nhịp siêu tĩnh, các loại kết cấu nhịp cầu có lực đẩy ngang. d). Các số liệu thuỷ lực và thủy văn Các nghiên cứu về thuỷ văn và thuỷ lực và những đánh giá về vị trí v−ợt sông phải đ−ợc hoàn thành nh− một phần của thiết kế sơ bộ. Chi tiết của các nghiên cứu này cần t−ơng xứng với tầm quan trọng và những rủi ro liên quan của kết cấu. Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 quy định các lũ sau đây cần đ−ợc điều tra nghiên cứu thỏa đáng trong các nghiên cứu thủy văn: • Nhằm đảm bảo thoả mQn các tính năng thuỷ lực của công trình cầu là một bộ phận của tuyến đ−ờng, đảm bảo tầm quan trọng của cầu trên tuyến, cũng nh− để đánh giá sự nguy hiểm của lũ và thoả mQn các yêu cầu trong quản lý vùng ngập n−ớc lũ thiết kế khẩu độ cầu (xét lũ 100 năm trừ khi có chỉ định khác của Chủ đầu t− ). • Nhằm đánh giá sự rủi ro cho những ng−ời sử dụng đ−ờng bộ và đánh Trang 78
  20. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông giá h− hại cho cầu và đ−ờng vào cầu- Lũ thiết kế xói cầu ( xét lũ 100 năm, trừ khi có chỉ định khác của Chủ đầu t−). • Nhằm điều tra nghiên cứu tính thích hợp của nền móng cầu trong việc chống xói lở-Lũ kiểm tra xói cầu (xét lũ 500 năm trừ khi có chỉ định khác của Chủ đầu t−). • Định chuẩn các mức n−ớc và đánh giá tính năng của các công trình hiện có - Các lũ lịch sử. • Đánh giá các điều kiện môi tr−ờng- Các thông tin về l−u l−ợng dòng chảy cơ bản hoặc dòng chảy l−u l−ợng thấp và các công trình đi qua cửa sông, biên độ triều c−ờng. Đối với các công trình v−ợt qua các nguồn tài nguyên biển/ cửa sông, phải điều tra nghiên cứu ảnh h−ởng đến biên độ triều của sự dâng cao mức n−ớc biển . Các mức n−ớc chuẩn cần đ−ợc thống kê theo các số liệu điều tra lũ có ảnh h−ởng đến việc lập các ph−ơng án bao gồm: • Mức n−ớc thấp nhất (MNTN) cho biết vị trí những chỗ lòng sông n−ớc sâu trong mùa cạn. Phải căn cứ vào những vị trí đó để bố trí các nhịp thông thuyền theo bề rộng của sông. Tuy nhiên, ở những con sông dễ bị xói lỡ cần tính đến khả năng di chuyển các vực sâu theo thời gian và nh− vậy luồng lạch để tàu bè qua lại cũng phải dịch chuyển theo bề rộng ngang sông. Mặt khác khi căn cứ vào MNTN ta còn định đ−ợc cao độ đỉnh móng của các trụ giữa lòng sông. • Mực n−ớc thông thuyền (MNTT) tính toán th−ờng đ−ợc lấy ở mức n−ớc lũ tần suất 5%. Căn cứ vào mực n−ớc này để xác định đ−ợc cao độ đáy kết cấu nhịp. • Mực n−ớc cao nhất (MNCN) đ−ợc lấy ở mức n−ớc lũ t−ơng ứng với tần suất 1%. Căn cứ và mực n−ớc này để xác định khẩu độ thoát n−ớc cho cầu, chiều dài toàn bộ cầu và cao độ đáy kết cấu nhịp. e). Khẩu độ thoát n−ớc và chiều dài toàn cầu Quá trình thiết kế để xác định khẩu độ thoát n−ớc cho cầu phải bao gồm: • Đánh giá sự phân bổ của lũ ở dòng chủ và ở bQi sông cho điều kiện hiện tại. • Đánh giá các tổ hợp thử của mặt cắt đ−ờng, h−ớng tuyến và chiều dài Trang 79
  21. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông cần đáp ứng với các mục tiêu thiết kế. Khi dùng các nghiên cứu về lũ hiện có thì phải xác định độ chính xác của chúng . Phải thiết kế kích th−ớc cầu phù hợp với lũ thiết kế khẩu độ cầu ứng với lũ 100 năm, trừ khi đ−ợc Chủ đầu t− chỉ định khác. Có thể chọn chu kỳ tái xuất hiện ít hơn 100 năm nếu có luận cứ kinh tế (nh− lũ 50 năm hoặc 25 năm cho các cầu trên đ−ờng cấp 2 hoặc cấp thấp hơn tham khảo Bảng 10.5.1 trong Tiêu chuẩn thiết kế đ−ờng). Ngoài ra cần chú ý đến khổ giới hạn đứng d−ới cầu theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05 đối với các tr−ờng hợp có thông thuyền hay không thông thuyền đQ đ−ợc giới thiệu ở các ch−ơng tr−ớc. Chiều dài toàn bộ của cầu đ−ợc chọn dựa vào khẩu độ thoát n−ớc d−ới cầu, mục tiêu thiết kế, các yếu tố về công nghệ kỹ thuật, dạng cầu áp dụng và khổ giới hạn đứng d−ới cầu. 4.3.2. Chọn chiều dài cầu, phân chia các nhịp cầu và các dạng cầu sử dụng t−ơng ứng để lập các ph−ơng án cầu a). Chiều dài nhịp có lợi nhất Để xác định chiều dài nhịp kinh tế một cách có căn cứ, nhất thiết phải lập ra một số các ph−ơng án phân chia nhịp t−ơng đối hợp lý rồi so sánh chúng về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, có xét đến sự phát triển của khu vực ở năm t−ơng lai, tới qui hoạch chung của khu vực và các điều kiện khác của địa ph−ơng. Chiều dài nhịp có lợi nhất phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn các loại nền móng của mố trụ cầu, phụ thuộc vào hệ thống kết cấu nhịp sử dụng, phụ thuộc vào khổ giới hạn và các yếu tố khác nh−: điều kiện địa chất, thủy văn Chiều dài nhịp kinh tế có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn nhịp thông thuyền. Tuỳ vào các tr−ờng hợp cụ thể nên xét tới tính tiêu chuẩn hoá, công nghiệp hóa trong khi thiết kế các công trình cầu. b). Phân chia kết cấu nhịp cầu Tuỳ theo dạng sơ đồ kết cấu cầu mà ta đQ lựa chọn trong ý t−ởng xây dựng công trình nh−: cầu dầm giản đơn, cầu dầm liên tục nhiều nhịp, cầu vòm, cầu treo hay cầu dây văng mà ta có các cách phân chia kết cấu nhịp cầu. b1). Phân chia nhịp cầu với kết cấu nhịp cầu BTCT và cầu thép không có lực đẩy ngang Tr−ờng hợp sông không có thông thuyền thì điều kiện phân chia sẽ thuận lợi, chúng ta có thể dùng một loại kết cấu nhịp tiêu chuẩn dạng dầm giản đơn để v−ợt qua toàn bộ khẩu độ cầu. Việc chọn nh− vây để đảm bảo yêu cầu công nghiệp hoá trong quá trình thi công, kinh tế và hợp lý. Với các cầu nhịp nhỏ và trung bình Trang 80
  22. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông thì vấn đề tiêu chuẩn hoá tối đa các bộ phận có ý nghĩa lớn. Tr−ờng hợp sông có thông thuyền thì thông th−ờng chiều dài nhịp thông thuyền lớn hơn các nhịp còn lại chọn nh− đQ nói ở trên. • Theo công nghệ thi công ta có cách phân chia các nhịp nh− sau: - Nếu thi công theo công nghệ đúc hẫng, lắp hẫng cân bằng thì chiều dài nhịp biên đ−ợc lấy bằng 0.6 - 0.8 chiều dài nhịp chính. - Nếu thi công theo công nghệ đổ bằng đà giáo di động thì chiều dài nhịp đầu tiên (sát mố) có chiều dài lớn hơn các nhịp còn lại là 0.2l với l là chiều dài nhịp giữa, các nhịp ở giữa lấy chiều dài nh− nhau. - Nếu thi công theo công nghệ đổ tại chỗ trên đà giáo cố định thì các nhip có thể chọn với chiều dài nh− nhau. • Theo dạng kết cấu cầu đ−ợc lựa chọn thì việc phân chia KCN nh− sau: - Kết cấu cầu dầm giản đơn: nên lấy các nhịp có chiều dài bằng nhau trên toàn bộ công trình. Hiện nay các nhịp giản đơn th−ờng có dạng định hình sẵn nh−: dầm T bằng BTCTvới chiều dài 18m, 24m, 33m; Dầm I bằng BTCT chiều dài 18m, 24m, 33m, 42m; v.v - Kết cấu cầu dầm liên tục: thì tuỳ thuộc vào công nghệ thi công ở trên mà chọn. - Kết cấu cầu treo dây văng, tỷ lệ giữa nhịp biên và nhịp chính nên chọn là 0,42. - Kết cấu cầu vòm thì chiều dài các nhịp vòm th−ờng lấy với các chiều dài nh− nhau. Dạng dầm cứng vòm mềm thì chiều dài vòm hợp lý là: Nếu chiều dài nhịp thông thuyền và chiều dài các nhịp phần bQi sông chênh lệch nhiều thì phần bQi sông nên dùng các nhịp có chiều dài có thể tiêu chuẩn hoá đ−ợc. Việc phân chia nhịp cầu phải xét đến năng lực của các công ty thi công cũng nh− năng lực làm việc của các thiết bị thi công công trình. b2). Phân chia nhịp cầu vòm có lực đẩy ngang Tuỳ theo dạng kết cấu cầu vòm là có đ−ờng xe chạy trên, chạy d−ới hay chạy giữa mà ph−ơng án phân chia kết cấu nhịp đ−ợc lựa chọn cho phù hợp. Với các cầu vòm nếu điều kiện cho phép thì ph−ơng án chọn các nhịp có chiều dài bằng nhau là hợp lý. Khi đó các lực đẩy ngang vào trụ từ hai phía đối diện nhau do tĩnh tải gây ra sẽ cân bằng nhau, đảm bảo tiêu chuẩn hóa và định hình trọn vẹn Trang 81
  23. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông nhất các bộ phận kết cấu nhịp và trụ cầu. 4.3.3. Lập ph−ơng án cầu trong nút giao lập thể Những vấn đề trong việc lập ph−ơng án cầu trong nút giao lập thể bao gồm: • Lập bình đồ nút giao. • Lập trắc dọc nút giao, trắc dọc các nhánh nút. • Lập trắc dọc các tuyến chính và các đ−ờng nhánh. • Lên ph−ơng án kết cấu cầu. Kết cấu cầu trong nút giao phải đảm bảo các điều kiện • Hạn chế chiều cao kiến trúc. • Dễ dạng tạo dáng. • Thuận tiện cho thi công. • Đảm bảo tính thẩm mỹ, kiến trúc của công trình. 4.4. Lập ph−ơng án công trình ngầm - hầm giao thông Các công trình ngầm đ−ợc xây dựng trong lòng đất, trong lòng núi, hoặc lòng sông hoặc d−ới dạng hầm dìm đều liên quan đến nhiều giải pháp kỹ thuật, chịu ảnh h−ởng của nhiều yếu tố chi phối, nên phải xem xét tổng hợp nhiều vấn đề: qui mô và tầm quan trọng của dự án, độ sâu đặt công trình ngầm, điều kiện địa chất, thủy văn, kích th−ớc mặt cắt ngang công trình, khả năng thi công và giá thành xây dựng. Việc tr−ớc tiên tiến hành lập ph−ơng án công trình ngầm - hầm giao thông đóng vai trò quan trọng là điều tra, thăm dò để thu thập tài liệu cần thiết phục vụ cho việc chọn ph−ơng án thiết kế, qui mô và vị trí công trình, giải pháp thi công. đánh giá điều kiện kinh tế kỹ thuật, mỹ quan của từng ph−ơng án đề xuất. Ph−ơng án hầm đ−a ra tuỳ thuộc vào tính chất, yêu cầu cụ thể nh−: Hầm cho đ−ờng sắt, hầm cho đ−ờng tàu điện ngầm, hầm cho đ−ờng bộ, hầm cho ng−ời đi bộ, hầm qua khu vực lộ thiên, đ−ờng hầm dẫn các ống n−ớc, dẫn đ−ờng điện hay hầm lò.v.v 4.4.1. Các hạng mục công việc trong quá trình thiết kế công trình ngầm • Khảo sát điều tra, qui hoạch tổng thể khu vực xây dựng công trình ngầm. • Tính toán thiết kế và lập bản vẽ thiết kế. • Lập tổng dự toán và biện pháp thi công. 4.4.2. Nhiệm vụ và nội dung công tác khảo sát khu vực dự kiến xây dựng • Điều kiện địa hình, xây dựng: trạng thái phân bố của chiều dày lớp Trang 82
  24. GS.TS. Nguyễn viết Trung Bài giảng: Lập dự án công trình xây dựng giao thông phủ, mức độ phân cắt, vị trí đ−ờng phân thuỷ, các điều kiện xây dựng công trình phụ trợ; khả năng cấp n−ớc, đ−ờng giao thông, nguồn đông lực và vật liệu xây dựng tại chỗ • Điều kiện khí t−ợng thủy văn: l−ợng m−a, mùa m−a trong năm, các bồn n−ớc mặt, diện tích l−u vực, chiều dòng chảy, đỉnh lũ, nhiệt độ, chế độ sức gió • Điều kiện, đặc điểm, cấu tạo địa chất: các yếu tố thế nằm của địa tầng, các đứt gẫy và nếp uốn, các đới phá huỷ kiến tạo vavs hiện t−ợng địa chất tự nhiên khác • Đặc điểm tính chất cơ lý của các lớp đất đá có trong khu vực nghiên cứu. • Điều kiện địa chất thuỷ văn: loại tầng chứa n−ớc, chiều và vận tốc dòng thấm, động thái n−ớc d−ới đất (l−u l−ợng, mực n−ớc, thành phần hoá học). Để nắm bắt đ−ợc đầy đủ các thông tin trên cần lựa chọn ph−ơng án khảo sát thích hợp. Tiến hành thu thập các tài liệu đQ có sẵn, tiến hành các công tác thị sát, thăm dò và quan trắc, thí nghiệm hiện tr−ờng và thí nghiệm trong phòng 4.4.3. Lập ph−ơng án xây dựng công trình hầm giao thông Hầm giao thông là một bộ phận của tuyến đ−ờng. Vì thế, bình đồ và trắc dọc của hầm cũng phải đ−ợc thiết kế theo những tiêu chuẩn chung của tuyến đ−ờng có xét đến các đặc điểm khi đi ngầm. Công trình phải đảm bảo giao thông an toàn, liên tục và tốn ít công duy tu, bảo d−ỡng trong quá trình sử dụng. Hầm đ−ờng sắt và hầm đ−ờng ôtô đ−ợc thiết kế theo tiêu chuẩn vĩnh cửu, có độ bền cấp I. Khi thiết kế hầm phải căn cứ và luận chứng kinh tế – kỹ thuật của tuyến đ−ờng và luận chứng kinh tế – kỹ thuật riêng của công trình hầm đQ đ−ợc phê duyệt, có xét đến yêu cầu của quốc phòng. Trong quy hoạch xây dựng công trình ngầm cần xem xét rất nhiều điều kiện, yếu tố cụ thể khác nhau của vị trí xây dựng nh−ng việc lựa chọn cấu tạo và hình thái lợp lý của công trình là công việc cơ bản và quan trọng nhất. Vị trí của hầm đ−ợc chọn theo các tiêu chuẩn: Kinh tế, kỹ thuật, địa chất và địa chất thủy văn, địa hình, điều kiện thông gió, phù hợp với yêu cầu quốc phòng, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với thiết kế tổng thể của tuyến đ−ờng về mặt bằng và mặt cắt cọc. Trang 83