Bài giảng Kinh tế dầu khí - Phạm Cảnh Huy

pdf 203 trang ngocly 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế dầu khí - Phạm Cảnh Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_dau_khi_pham_canh_huy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Kinh tế dầu khí - Phạm Cảnh Huy

  1. Bài giảng KINH TẾ DẦU KHÍ TS. Phạm Cảnh Huy Khoa Kinh tế và quản lý – ĐHBKHN 1
  2. Nội dung . Mục tiêu học phần: Kinh tế dầu khí giúp cho sinh viên có thể nắm vững được các kiến thức cơ bản về kinh tế ứng dụng trong lĩnh vực dầu khí như những vấn đề kinh tế trong khai thác, vận chuyển, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm dầu khí. Trên cơ sở đó cho phép người học có thể giải thích, phân tích những vấn đề kinh tế trong lĩnh vực dầu khí. . Các nội dung cơ bản: . Các vấn đề cơ bản của ngành công nghiệp dầu khí . Kinh tế trong thằm dò và khai thác dầu khí . Giá dầu khí . Thị trường và thương mại dầu khí 2
  3. Nội dung 1 Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí thế giới 2 Công nghiệp dầu khí Việt Nam 3 Thuế và các chính sách trong hoạt động khai thác và XK dầu khí 4 Kinh tế thăm dò và khai thác dầu khí 5 Tối ưu hóa trong quy hoạch khí và nhà máy lọc dầu 6 Giá dầu khí 3
  4. Chương 1 Tổng quan về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí thế giới 4
  5. 1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí Khái niệm về dầu khí . Dầu mỏ và khí đốt là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất thường ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. . Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm, khí khô. . Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉa dầu được khai thác đồng thời với dầu thô. . Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đều được hình thành từ các đá có chứa vật chất hữu cơ (gọi là đá mẹ) bị chôn vùi dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ nhất định. Sau đó chúng di chuyển đến nơi đất đá có độ rỗng nào đó (đá chứa) và tích tụ lâu dài ở đó nếu có những lớp đá chắn đủ khả năng giữ chúng (đá chắn). 5
  6. 1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí Công nghiệp dầu khí . Công nghiệp dầu khí bao gồm các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc, vận chuyển (thường bằng các tàu dầu và đường ống), và tiếp thị các sản phẩm dầu mỏ. Phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp này là dầu nhiên liệu và xăng. Dầu mỏ là nguyên liệu thô dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học như dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp. . Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng cao. Chuỗi hoạt động của công nghiệp dầu khí bao gồm: Khâu đầu (còn gọi là thượng nguồn), khâu giữa (trung nguồn) và khâu sau (hạ nguồn). . Công nghiệp dầu khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao 6
  7. 1.1. Khái niệm về dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí Công nghiệp dầu khí . Ngành công nghiệp dầu khí là ngành công nghệ cao. Thăm dò khai thác dầu khí là ngành khai thác khoáng sản nằm sâu trong lòng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước nên việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi công nghệ hiện đại, chi phí đầu tư lớn hơn so với các ngành công nghiệp khác. . . Công nghiệp dầu khí là ngành mang tính quốc tế cao. Khác với than đá trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. Tính quốc tế của các hoạt động dầu khí còn thể hiện ở chỗ do công nghệ cao và mang tính chuyên ngành sâu, hầu như mọi công ty không thể tự mình thực hiện toàn bộ chuỗi công việc. 7
  8. 1.2. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế Những vấn đề chung . Dầu khí được gọi là vàng đen, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Nó mang lại nguồn lợi nhuận siêu ngạch khổng lồ cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên quý giá này. . Dầu chiếm một tỷ lệ lớn trong tiêu thụ năng lượng trên toàn cầu, dao động trong khoảng thấp nhất là 32% ở châu Âu và châu Á lên đến mức cao là 53% ở Trung Đông. Các vùng địa lý khác tiêu thụ năng lượng này còn có: Nam và Trung Mỹ (44%), châu Phi (41%), và Bắc Mỹ (40%). Thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng (4,8 km³) dầu mỗi năm, trong đó các nước phát triển tiêu thụ nhiều nhất. 24% lượng dầu sản xuất năm 2004 được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. 8
  9. 1.2. Vai trò của dầu khí đối với nền kinh tế Vai trò của dầu khí . Dầu khí có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện CNH-HĐH vì hầu hết mọi ngành kinh tế như: . Giao thông vận tải . Điện lực . Công nghiệp . Dầu khí cung cấp nguồn năng lượng nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển: ngành thăm dò khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hoá học, tơ sợi phân bón, bột giặt, chất dẻo phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng tăng. . Dầu khí giữ vai trò chủ chốt trong quá trình thiết lập những sách lược chính trị của các quốc gia. 9
  10. 1.3. Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới . Dầu khí đã được nhân loại biết đến từ xa xưa nhưng ngành công nghiệp này được chính thức tính từ năm 1854 khi 275 tấn dầu thô được khai thác từ lòng đất Rumani và sau đó 5 năm là ở Mỹ và Nga (1859). . Theo EIA thì tại thời điểm 01/01/2008 tổng trữ lượng dầu thô còn có thể thu hồi trên thế giới là 1332 tỷ thùng (1 thùng chứa 159 lít, 1 tấn khoảng 6,5- 6,5 thùng tuỳ theo tỷ trọng từng loại dầu) và tổng trữ lượng khí đốt là 6212 tỷ fit khối. Trữ lượng này không phân bổ đồng đều trên các châu lục và đại dương, nhiều nhất là ở Trung Cận Đông (56%) ít nhất ở Châu Âu (dầu chiếm 1,1% khí chiếm 2,7%). 10
  11. 1.3. Vài nét về ngành công nghiệp dầu khí thế giới . Mức độ khai thác dầu khí trên thế giới tăng rất nhanh. Nếu năm 1900 mới đạt 21 triệu tấn dầu thô thì năm 2000 đạt 3.741 triệu tấn. Hiện nay có 50 nước khai thác dầu khí trong đó 20 nước: Mỹ, Arapxeut, Liên Bang Nga, Iran, Mehico, Trung Quốc, Nauy, Anh, Vinezuêla, Abu Dhabi, Canada, Nigieria, Coóet, Indonêsia, Libia, Angiêria, Aicập, Omar, Braxin, Achentina chiếm đến 85,73% tổng sản lượng dầu thế giới. Việt nam được xếp thứ 33 nằm trong nhóm 30 nước còn lại. . Tổ chức các nước xuất khẩu dầu thô OPEC ra đời ngày 15 tháng 9 năm 1960. Tổ chức này hiện nay có 13 nước, có trữ lượng khoảng 76% trữ lượng dầu toàn thế giới, sản lượng khai thác hàng năm chiếm 47% , nó giữ vị trí khống chế gần như hoàn toàn thị trường dầu khí thô thế giới. 11
  12. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Trữ lượng dầu khí trên thế giới Oil Oil Natural Gas Natural Gas (Trillion Cubic (Trillion Cubic (Billion Barrels) (Billion Barrels) Feet) Feet) BP Statistical Oil & Gas BP Statistical Country/Region Review Journal Review Oil & Gas Journal Year-End 2007 January 1, 2009 Year-End 2007 January 1, 2009 North America 70.311 209.910 308.289 308.794 Central & South America 111.211 122.687 272.841 266.541 Europe 15.570 13.657 207.654 169.086 Eurasia 128.146 98.886 1,890.891 1,993.800 Middle East 755.325 745.998 2,585.351 2,591.653 Africa 117.482 117.064 514.923 494.078 Asia & Oceania 40.847 34.006 510.687 430.412 World Total 1,238.892 1,342.207 6,290.636 6,254.364 12
  13. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới . Đối với đời sống con người, dầu mỏ là một trong 5 loại năng lượng thiết yếu bên cạnh than đá, khí thiên nhiên, năng lượng nguyên tử và thuỷ điện. Nếu như trong suốt thế kỷ 19, than đá chiếm vị trí độc tôn trong cán cân năng lượng thế giới thì sang thế kỷ 20, vị trí này đã phải nhường cho dầu mỏ lên ngôi. . Tỉ trọng của dầu mỏ đã không ngừng gia tăng trong cán cân năng lượng của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Từ chỗ chỉ chiếm chưa tới 5% tổng tiêu thụ năng lượng thế giới vào năm 1900, thì đến thập kỷ 60 nó đã lên tới 65%, năm 1974 là 57,5%, năm 1988 là 56% và từ đó đến nay tỷ trọng này thường xuyên duy trì ở mức 40%; trong khi đó tỷ trọng của than trong cán cân năng lượng giảm đi từ 90 - 95% xuống còn 32% rồi còn 28,5% trong cùng thời gian đó. 13
  14. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới . Năm 1900 nhu cầu tiêu thụ của toàn thế giới chỉ khoảng 20 triệu tấn thì sau 70 năm con số này đã lên tới 1851 triệu tấn gấp hơn 90 lần; năm 1983 là 2764,9 triệu tấn; năm 1993 là 3121,4 triệu tấn và năm 2003 mức tiêu thụ trên toàn thế giới sẽ đạt tới 3827,1 triệu tấn. . Xét về khu vực tiêu thụ thì ngành giao thông vận tải có nhu cầu dầu mỏ cao nhất, tiêu thụ khoảng 40% tổng nhu cầu của cả thế giới và theo dự tính thì tỷ lệ này còn có xu hướng cao lên tới 55% vào năm 2010. 14
  15. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới triệu thùng/ ngày 2006 2007 2008 2009 Annual Quarter Average First Second Third Fourth Petroleum (Oil) Demand6 OECD2 United States3 20.69 20.68 19.50 18.84 18.47 18.62 18.82 Other OECD 28.86 28.64 28.06 27.49 25.91 26.22 26.97 Total OECD 49.54 49.32 47.56 46.33 44.38 44.84 45.78 Non-OECD China 7.26 7.58 7.83 7.72 8.55 8.43 8.59 Former U.S.S.R. 4.27 4.27 4.35 4.09 4.19 4.23 4.32 Other Non-OECD 24.18 25.12 26.02 25.45 26.80 26.93 26.35 Total Non-OECD 35.71 36.98 38.20 37.26 39.53 39.60 39.26 Total World Demand 85.26 86.30 85.76 83.58 83.91 84.44 85.05 15
  16. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới Oil Consumption Declines: • Oil embargo, 1973 • Revolution in Iran, 1979 • Economic crisis in Asia and FSU, 1997-98 16
  17. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới Oil Consumption per Capita by Region Declines: • Industrialized countries: oil price crises • EE/FSU: collapse of communism • Developing countries: no decline 17
  18. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Nhu cầu dầu mỏ thế giới Oil Consumption by Sector Main area of growth: • Industrialized countries: Transportation • Developing countries: Other uses 18
  19. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Cung dầu mỏ thế giới 19
  20. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Cung dầu mỏ thế giới 20
  21. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Cung dầu mỏ thế giới World Oil Production by Region More than 2/3 of increase in oil demand will be supplied by OPEC 21
  22. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Cung dầu mỏ thế giới Top World Oil Producers, 2000 Country Production Estimates (million bbl/d) 1) Saudi Arabia 9.12 2) United States 9.08 (5.83 of which was crude oil) 3) Russia 6.71 4) Iran 3.81 5) Mexico 3.48 6) Norway 3.32 7) China 3.25 8) Venezuela 3.14 9) United Kingdom 2.75 10) Canada 2.74 11) Iraq 2.59 12) United Arab Emirates 2.51 13) Kuwait 2.25 14) Nigeria 2.15 15) Indonesia 1.56 16) Brazil 1.54 17) Libya 1.47 18) Algeria 1.43 Red: OPEC member Blue: Non-OPEC member 22
  23. 1.4. Trữ lượng, cung và cầu dầu khí trên thế giới Cung dầu mỏ thế giới Top World Oil Net Exporters, 2000 Country Net Exports (million bbl/d) 1) Saudi Arabia 7.84 2) Russia 4.31 3) Norway 3.11 4) Venezuela 2.66 5) Iran 2.59 6) United Arab Emirates 2.18 7) Iraq 2.09 8) Kuwait 2.05 9) Nigeria 1.86 10) Mexico 1.44 11) Libya 1.29 12) Algeria 1.22 13) United Kingdom 1.06 Red: OPEC member Blue: Non-OPEC member 23
  24. 1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX Giới thiệu . Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries- OPEC), (OPEC) là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Irắc, Cô oét, Arập Xếut và Vênêxuêla tại Hội nghị Batđa (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Cata (1961), Inđônêxia (1962), Libi (1962), Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (1967), Angiêri (1969) và Nigêria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Equađo (1973–1992) và Gabông (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. . Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Giơnevơ, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9- 1965. . Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. 24
  25. 1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX Giới thiệu . Mục tiêu chính thức được ghi vào Văn bản thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên để duy trì sự phối hợp hoạt động của OPEC. Tuy nhiên, nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cuộc khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì giá cao trong thời gian dài. . Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách chung về dầu nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể điều tiết tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các thành viên. 25
  26. 1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC . 14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Vênêxuêla tại Bátđa. . 1965: Dời trụ sở về Viên. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá. . 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận. . 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn. . 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới. . 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát. 26
  27. 1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC . 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libia, Angiêri và Irắc thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng. . 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybi đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu. . 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%. . 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày. 27
  28. 1.5. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEX Các hoạt động chính trong lĩnh vực dầu mỏ của OPEC . 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày. . 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu. . 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt ở mức cao. . 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. . 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. 28
  29. Chương 2 Công nghiệp dầu khí Việt Nam 29
  30. 2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN Sự ra đời và phát triển . Ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36. Đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam. . Tháng 3-1975 đã phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại tại giếng khoan 61 Tiền Hải - Thái Bình. Năm 1981, bắt đầu khai thác những mét khối khí đầu tiên của Việt Nam từ mỏ khí Tiền Hải - Thái Bình. . Ngày 9-8-1975, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 224/NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 3-9-1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. 30
  31. 2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN Sự ra đời và phát triển . Ngày 6-7-1990 Chính phủ ra Quyết định số 250-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. . Tháng 4 – 1992 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ công nghiệp nặng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. . Ngày 29-5-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation, viết tắt là Petrovietnam. . Ngày 29-8-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 31
  32. 2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN Một số kết quả chủ yếu . Kể từ khi được thành lập đến nay, ngành Dầu khí đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kể từ ngày 26/6/1986 đến hết tháng 10/2008, ngành Dầu khí đã khai thác được trên 280 triệu tấn dầu thô và trên 45 tỷ mét khối khí, mang lại doanh thu gần 60 tỉ USD, nộp ngân sách nhà nước trên 36 tỷ USD, tạo dựng được nguồn vốn chủ sở hữu trên 100 nghìn tỷ đồng. . Đến nay, Tập đoàn đã ký trên 62 hợp đồng dầu khí (40 hợp đồng còn đang có hiệu lực) với các tập đoàn và công ty dầu khí quốc tế dưới nhiều hình thức hợp tác khác nhau với tổng vốn đầu tư gần 8 tỷ USD. . Hiện tại PVN tham gia đầu tư vào 20 đề án Tìm kiếm Thăm dò Khai thác dầu khí ở nước ngoài và là nhà điều hành nhiều đề án Tìm kiếm Thăm dò dạng PSC. 32
  33. 2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN Một số kết quả chủ yếu . Khai thác dầu khí: . Năm 2009 sản lượng khai thác khí đạt 8,01 tỷ m3, bằng 100,1% kế hoạch năm, tăng 7% so với 2008. . Sản xuất điện từ khí: . Đã có rất nhiều các dự án đã đi vào hoạt động như: Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 1, Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 2, Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Tất cả các dự án này Tập đoàn là chủ đầu tư với 100% vốn của PVN. Với tổng công suất là 1950MW, tổng mức đầu tư gần 1200 triệu USD. Bên cạnh đó PVN cũng đang triển khai các dự án: Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2. . Sản xuất phân đạm: . Dự án đã đi vào hoạt động là Nhà máy đạm Phú Mỹ, hoàn thành: 9/2004, với tổng vốn đầu tư: 370 triệu USD, Công suất: Amoniac (1350 tấn/ngày), 740.000 tấn Urê/năm. Hiện nay PVN đang triển khai dự án: Nhà máy đạm Cà Mau. PVN làm chủ đầu tư; khởi công: 7/2008; dự kiến hoàn thành: 2012; với tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD; công suất: 800.000 tấn Urê/năm. 33
  34. 2.1. Sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp dầu khí VN Một số kết quả chủ yếu . Lọc hóa dầu: . PVN đang triển khai nhiều dự chế biến Dầu khí quan trọng. Đã có nhiều dự án đi vào hoạt động, đặc biệt là nhà máy lọc Dầu Dung Quất – Quảng Ngãi. Tổng vốn đầu từ là 3 tỷ USD. Sản phẩm: LPG, xăng không chì, dầu hoả/nhiên liệu phản lực, dầu diesel, dầu đốt lò, Propylen, lưu huỳnh. . PVN cũng đang triển khai nhiều dự án lọc Dầu: Dự án Polypropylene Dung Quất, Dự án khu Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy Lọc dầu số 3, Dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (Tổ hợp hóa dầu miền Nam). 34
  35. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Một số kết quả chủ yếu . Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng với các công ty dầu nước ngoài đã tiến hành khảo sát trên 327.000 km tuyến địa chấn 2D, khoảng 48.500 km2 địa chấn 3D tập trung ở các bể: . Cửu Long, . Nam Côn Sơn, . Malay - Thổ Chu, . Phú Khánh và Tư Chính - Vũng Mây, . Sông Hồng, . Khoan trên 600 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác có chiều sâu trung bình một giếng khoan khoảng 3600m và tổng chiều dài trên 2 triệu mét khoan. Kết quả công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác định được các bể trầm tích Đệ Tam có triển vọng dầu khí. 35
  36. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Một số kết quả chủ yếu 36
  37. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Trữ lượng dầu khí Việt Nam Tr ữ lượng dầu khí đã phát hiện (triệu m3 qd), tính đến 31/12/2007 Tổng phát hiện Mỏ + Chuẩn bị Có thể khai thác Chưa thể khai thác khi có điều kiện khai thác Bể Tại chỗ Thu hồi Tại chỗ Thu Tại chỗ Thu Tại Thu hồi hồi chỗ hồi Sông Hồng 359.6 252.4 5.6 2.8 0.0 0.0 354.0 249.6 Cửu Long 1,694.4 556.8 1,596.6 530.5 50.9 14.7 46.8 11.7 Côn Sơn 429.5 207.3 274.4 152.9 65.2 14.1 89.9 40.3 Malay-Thổ 407.3 193.2 376.4 178.5 29.1 13.4 1.9 1.3 Tổng 2,890.8 1,209.6 2,253.0 864.6 145.3 42.2 492.5 302.8 Nguồn: PetroVietnam 37
  38. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Trữ lượng dầu khí Việt Nam Tr ữ lượng dầu khí đã phát hiện (triệu m3 qd), tính đến 31/12/2007 Nguồn: PetroVietnam 38
  39. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Trữ lượng dầu khí Việt Nam Phân bố tiềm năng và trữ lượng dầu khí Nguồn: PetroVietnam 39
  40. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Trữ lượng dầu khí Việt Nam Hiện trạng trữ lượng của các mỏ dầu, khí đang khai thác Tr ữ lượng dầu Tr ữ lượng khí Tổng dầu đã Tổng khí đã 2P (tr. m3) 2P (tỷ m3) khai thác khai thác (tỷ Tên mỏ (tr.tấn) m3) Bạch Hổ 208.50 25.10 158 11.45 Rồng 81.40 0.00 5 Rạng Đông 131.50 22.50 14.15 1.35 Ruby 57.30 7.50 6.81 Sư TửĐen 75.85 3.51 9.03 Lan Tây 1.80 46.00 0.13 2.8 Rồng Đôi 3.60 24.00 Đại Hùng 12.30 3.59 Tiền Hải 0.9 0.55 PM3-CAA 136.40 97.60 5.25 2.92 Nguồn: PetroVietnam 40
  41. 2.2. Hoạt động tìm kiếm thăm dò và trữ lượng dầu khí Trữ lượng dầu khí Việt Nam Nguồn và trữ lượng các nguồn khí thiên nhiên Việt nam Đã phát hiện Thu hồi Tổng Bể/Vùng trũng Trữ lượng đã Trữ lượng Tổng tiềm (1) + (2) phê duyệt chưa phê phát hiện năng (3) + (3) báo cáo (1) duyệt báo (1) + (2) cáo (2) Cửu Long 73.59 33.39 106.98 30.22 137.2 Ma lay - Thổ Chu 175.69 11.96 187.65 67.69 255.34 Nam Côn Sơn 83.05 71.12 154.17 59.03 213.2 Phú Khánh 0 0 0 102.04 102.04 Hà nội 1.8 0 1.8 3.4 5.2 Sông Hồng 0.87 265.88 266.75 31.6 298.35 Tư Chính – VMây 0 0 0 251.56 251.56 Phú Quốc 0 0 0 125.78 125.78 Tổng cộng 335 382.35 717.35 671.32 1388.67 Nguồn: PetroVietnam 41
  42. 2.3. Hoạt động khai thác dầu khí và xuất khẩu dầu khí Hoạt động khai thác dầu khí . Công tác khai thác khí ở đất liền (mỏ Tiền Hải C) được bắt đầu từ năm 1981, khai thác dầu ở thềm lục địa (mỏ Bạch Hổ) được bắt đầu từ năm 1986. Trong giai đoạn 1981-2000 chúng ta đã đưa vào khai thác 07 mỏ, bao gồm Tiền Hải C, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bunga Kekwa-Cái nước. Trong giai đoạn 2001-2007 đã đưa vào khai thác 4 mỏ Lan Tây, Sư TửĐen, B.Raya, B.Seroja. . Tổng sản lượng dầu khí đã khai thác của các mỏ hiện có đến 31/12/2007 đạt 247.5 triệu m3 qd (khoảng 214.2 triệu tấn qd), trong đó 222.1 triệu m3 dầu (188.9 triệu tấn qd) và 25.4 tỷ m3 khí. . Tính đến hết năm 2009, Petrovietnam đã khai thác được trên 250 triệu tấn dầu thô trên 50 tỷ m3 khí. Năm 2009, đã khai thác được gần 16 triệu tấn dầu thô và 8 tỷ m3 khí. 42
  43. 2.3. Hoạt động khai thác dầu khí và xuất khẩu dầu khí Hoạt động khai thác dầu khí Sản lượng khai thác dầu và khai thác khí của PVN qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Khai thác dầu(triệu tấn) 15,86 17,00 17,01 17,62 20,4 18,80 17,40 15,91 15,00 16,30 Khai thác khí (tỷ m3) 1,598 1,729 2,170 3,052 6,332 6,89 7,00 6,86 7,5 8 Nguồn: PetroVietnam 43
  44. 2.3. Hoạt động khai thác dầu khí và xuất khẩu dầu khí Hoạt động xuất khẩu dầu thô . Trong suốt quá trình hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí từ trước tới nay, dầu thô luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Gần 100% lượng dầu thô khai thác của Việt Nam hàng năm đều được Tổng Công ty xuất khẩu, thu ngoại tệ lớn, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước. . Trước năm 1995, dầu thô Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực. Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tập trung chủ yếu ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, trong đó Nhật Bản là khách chính. Doanh thu xuất khẩu dầu thô tới thị trường Nhật Bản luôn chiếm 60%-65% kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. . Hiện nay, những khách hàng nhập khẩu chính dầu thô của Việt Nam là Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Indonexia, Autralia. Vào năm 2000, dầu thô của Việt nam được bắt đầu xuất khẩu sang Australia và hiện nay nước này đã trở thành bạn hàng nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Việt Nam. 44
  45. 2.3. Hoạt động khai thác dầu khí và xuất khẩu dầu khí Hoạt động xuất khẩu dầu thô Ứơc TH STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 I Khai thác dầu Tr.t ấn 17,00 17,10 17,62 20,40 18,8 II Khai thác khí Tr.m3 1.729 2.170 3.052 6.332 6,6 III Xuất khẩu dầu thô Tr.t ấn 16,83 16,86 17,18 19,50 18,02 IV Tiêu thụ khí Tr.m3 1.230 1.550 2.384 4.218 4.810 V Doanh thu Tỷ đồng 54.549 61.830 76.159 114.240 130.236 * Xuất khẩu dầu thô Tr.USD 3.139 3.232 3.820 5.672 6.634 Sản xuất-kinh * doanh khác Tỷ.đ 7.173 13.345 18.863 25.184 25.419 IV Nộp NS nhà nước Tỷ đồng 27.135 31.512 35.228 49.294 55.875 Nguồn: PetroVietnam 45
  46. 2.4. Dự tính về cân bằng cung cầu Dầu Đơn vị: Triệu tấn Nhu cầu dầu thô cho chế Dầu thô biến trong nước Sản phẩm khai thác Nhu cầu sản xăng dầu Cân đối nhu Năm Trong phẩm xăng Dầu ngọt chế biến cầu xăng nước dầu (trong Dầu chua trong nước dầu nước) (nhập khẩu) 2006-2010 92,30 87,5-90 11,7 10,66 -(77-79) 2011-2015 89,22 100-125 34,08 1,6 32,44 -(67-92) 2016-2020 82,59 163,5-182,5 50,95 20,7 63,94 -(100-118) 2021-2025 81,94 215-240 59,98 45,7 71,03 -(144-169) Nguồn: PetroVietnam Như vậy, từ nay đến 2025 sản lượng khai thác dầu thô trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu dầu thô Việt Nam (dầu ngọt) cho các dự án lọc dầu. Nhu cầu nhập khầu dầu thô (dầu chua để chế biến phục vụ cho nền kinh tế quốc dân sẽ bắt đầu từ năm 2015. Do công suất của các nhà máy lọc dầu trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu, nên đến năm 2025 Việt Nam vẫn phải nhập khẩu các sản phẩm dầu. 46
  47. 2.4. Dự tính về cân bằng cung cầu Khí Đơn vị: Tỷ m³ /năm Năm Khai thác khí Nhu cầu khí Cân bằng cung cầu 2006-2010 6-10 8-10 2011-2015 11-15 12-15 -(1) 2016-2020 15-16 15-18 -(2) 2021-2025 16 20-24 -(4-8) Nguồn: PetroVietnam Như vậy, đến 2015 sản lượng khai thác khí đủ để cung cấp cho nhu cầu sử dụng khí trong nước, sau 2015 lượng khí cung cấp sẽ thiếu hụt khoảng 1-2 tỷ m³/năm và đến 2025 lượng khí cung cấp sẽ thiếu hụt khoảng 4-8 tỷ m³/năm. 47
  48. Chương 3 Thuế và các chính sách trong hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí 48
  49. 3.1. Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí Thuế Tài nguyên . Thuế tài nguyên đối với dầu khí được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu/khí thực khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu/khí bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí. . Thuế suất thuế tài nguyên hiện nay Chính phủ quy định đối với sản lượng dầu thô khai thác từ 4%-25% tùy thuộc vào mức sản lượng khai thác và dự án đầu tư, còn đối khai thác khí thiên nhiên từ 0%-10% tùy thuộc vào sản lượng khai thác khí thiên nhiên và dự án đầu tư. 49
  50. 3.1. Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí Thuế Tài nguyên . Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô là giá bình quân gia quyền của dầu thô được bán tại điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ nộp thuế. . Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng tại điểm giao nhận trong kỳ nộp thuế. . Trong trường hợp dầu khí được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính xác định dựa trên giá thị trường có xét đến chất lượng dầu khí, địa điểm và các yếu tố liên quan khác. . Thuế tài nguyên được nộp bằng dầu khí hoặc bằng tiền, hoặc một phần bằng tiền và một phần bằng dầu khí tùy theo sự lựa chọn của cơ quan thuế. 50
  51. 3.1. Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí Thuế Tài nguyên Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô Sản lượng khai thác Dự án Dự án khác khuyến khích đầu tư Đến 20.000 thùng/ngày 4% 6% Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 6% 8% Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 8% 10% Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 10% 15% Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 15% 20% Trên 150.000 thùng/ngày 20% 25% 51
  52. 3.1. Thuế đối với hoạt động khai thác dầu khí Thuế Tài nguyên Biểu thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên Sản lượng khai thác Dự án Dự án khác khuyến khích đầu tư Đến 5 triệu m3/ngày 0% 0% Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3% 5% Trên 10 triệu m3/ngày 6% 10% 52
  53. 3.2. Những chính sách đối với hoạt động khai thác dầu khí Những chính sách . Các hình thức khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ đối với các nhà thầu thăm dò khai thác dầu khí bao gồm biện pháp về kinh tế, tài chính, thuế được ban hành theo từng nhóm và được gọi là ưu đãi cả gói, trong đó bao gồm các yếu tố sau đây mà tùy từng quốc gia áp dụng nhằm kích thích đầu tư: . Thang dầu khí đầu tiên: Tức là một tỷ lệ nhất định của sản lượng khai thác trước khi trừ đi chi phí thu hồi được chia giữa nhà thầu và chính phủ. Việc quy định tỷ lệ này cao hay thấp cũng phản ánh chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi của phần lớn các chính phủ đối với thăm dò và khai thác dầu khí. . Việc chia lãi: Sản lượng dầu khai thác được sau khi trừ đi thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu và dầu thu hồi chi phí đầu tư, còn lại là phần dầu lãi được chia giữa nhà thầu và chính phủ theo tỷ lệ quy định cố định trong hợp đồng dầu khí. Tỷ lệ lãi chia phản ánh kết quả cuối cùng lợi ích các bên tham gia hoạt động dầu khí và nước chủ nhà đồng thời thể hiện sự khuyến khích, ưu đãi hay không đối với nhà thầu/nhà đầu tư. 53
  54. 3.2. Những chính sách đối với hoạt động khai thác dầu khí Những chính sách . Tin dụng đầu tư thông qua hợp đồng dầu khí: Chính phủ cho phép nhà thầu được thu hồi chi phí vượt trên mức chi phí đầu tư thực tế với một tỷ lệ nhất định. Giả sử nếu mức tính dụng đầu tư là 20%, nhà thầu đầu tư chi phí đầu tư là 20 triệu USD thì được phép thu hồi đến 24 triệu USD khi có sản phẩm khai thác. Mức tín dụng đầu tư được quy định cụ thể đối với từng loại diện tích tìm kiếm, thăm dò và khai thác tùy thuộc vào mức độ khó khăn của việc tiến hành công việc và nó thể hiện sự khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước dành cho nhà thầu đầu tư thăm dò, khai thác tại các vùng diện tích đó. . Chính sách dầu thu hồi chi phí rất quan trọng trong các quyết định đầu tư, nhiều trường hợp nhà đầu tư được thu hồi với tỷ lệ cao tùy thuộc vào tính chất và điều kiện của hợp đồng. Nhiều nước còn cho phép các nhà thầu tìm kiếm, thăm dò dầu khí không phát hiện ra dầu khí thì được bảo lưu chi phí có thời hạn để trong trường hợp tiếp tục thăm dò mà có phát hiện thương mại thì sẽ được hoàn chi phí mà trước đây họ đã bỏ ra. 54
  55. 3.2. Những chính sách đối với hoạt động khai thác dầu khí Những chính sách . Tính thương mại của hợp đồng dầu khí: ngoài các tiêu chuẩn khác, còn có tiêu chuẩn là Chính phủ phải thu được một tỷ lệ tối thiểu trên tổng doanh thu. Nếu thu dưới tỷ lệ đó là không mang tính thương mại. Việc quy định tỷ lệ này thấp đi trong hợp đồng cũng chính là một ưu đãi dành cho các nhà thầu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. . Giá nghĩa vụ với thị trường nội địa: Chính phủ quy định giá bán nghĩa vụ đối với thị trường nội địa thấp hơn so với giá xuất khẩu, nhằm để mọi người dân đều được hưởng lợi từ nguồn dầu khí quốc gia. Việc Chính phủ quy định nâng dần mức giá nghĩa vụ đối với thị trường nội địa là một ưu đãi đối với nhà đầu thầu thăm dò khai thác dầu khí. . Việc mở cửa hợp tác: Một số nước lại đặc biệt coi trọng mở cửa hợp tác thể hiện rõ nhất ở những nước mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường như Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Hình thức thông qua như mở rộng việc đấu thầu quốc tế có các định chế, cơ chế bảo đảm cho nhà đầu tư tự do chuyển vốn, . 55
  56. 3.2. Những chính sách đối với hoạt động khai thác dầu khí Những chính sách . Tăng cường bổ sung năng lực tài chính cho các công ty dầu trong nước: nhằm tạo ra các tập đoàn dầu khí mạnh có thể đảm đương các công việc dầu khí tự lực và nhanh chóng làm chủ công nghệ và sản xuất. Chính sách cụ thể là ngoài việc nhà nước đảm bảo về mặt tài chính, tín dụng thì các khoản thu khác từ các hoạt động dịch vụ và khai thác tự lực sẽ được bổ sung nguồn tái đầu tư. . Các chính sách ưu đãi thuế quan: khi nhập hoặc tái xuất vật tư thiết bị hoặc không bị đánh thuế khi chuyển vốn về nước. . Quy định tỷ lệ cổ phần của các công ty trong nước: nhằm đạt được ưu thế trong việc quản lý và định đoạt được những vấn đề khó khăn khi không thống nhất được các quyết định khó khăn trong hội đồng quản lý. . Các chính sách về ngoại hối: được tự do chuyển đổi ngoại tệ để đầu tư hoặc chuyển tiền ra nước ngoài. . Chính sách khai thác chung: thể hiện trong việc cùng nhau khai thác những lô dầu mà các nước đang tranh chấp, các diện tích chồng lấn . 56
  57. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hình thức Hợp đồng dầu khí . Trước năm 1975, chính quyền Sài Gòn đã từng ký các hợp đồng dầu khí (HĐDK) nhưng chỉ dưới dạng tô nhượng. . Từ khi đất nước được giải phóng (năm 1975 đến nay, PVN (trước đây là Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt) đã ký rất nhiều thỏa thuận dầu khí với các công ty dầu khí thế giới để TD-KT dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam dưới các hình thức sau: . Hợp đồng liên doanh (JV) . Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) . Hợp đồng dầu khí (PC) . Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) 57
  58. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hình thức Hợp đồng dầu khí- Hợp đồng đặc tô nhượng . Dạng hợp đồng dầu khí đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam là hợp đồng tô nhượng mà chính quyền Sài Gòn trước đây ký ( trước 1975) với các công ty Pecten, Mobil, Esso và Marathon để tiến hành các hoạt động dầu khí ở ngòai khơi miền Nam Việt Nam. . Hợp đồng được quy định chi tiết và chặt chẽ về quyền sở hữu quốc gia về dầu khí, quyền tìm kiếm thăm dò và khai thác, các loại thuế và các khoản thu khác nằm trong cơ chế tài chính mang tính cố định và chi tiết. Nhà đầu tư chỉ được chọn lựa và quyết định mà không được quyền đòi hỏi hoặc tham gia đàm phán, trong trường hợp chấp nhận đầu tư và được chấp thuận, nhà đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, được quyền tiến hành mọi công việc của mình hoạt động trên diện tích được cho phép. 58
  59. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hình thức Hợp đồng dầu khí- Hợp đồng liên doanh – (JV) . Hợp đồng liên doanh được ký kết dưới dạng Hiệp định liên Chính phủ, dạng hợp đồng này được áp dụng trong giai đoạn Việt Nam bị bao vây cấm vận kinh tế phải đầu tư và thực hiện mọi công đoạn từ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu, xây lắp công trình biển, khoan thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu. Mô hình hợp đồng này ra đời trong giai đoạn trước khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hình thức này mang tính đặc biệt trong ngành dầu khí, ở nước ta đã triển khai là Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. 59
  60. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hợp đồng dầu khí PC, PSC, BCC . Điểm chung trong các hợp đồng này là PVN thay mặt Chính phủ ký HĐDK với các nhà đầu tư để TD-KT dầu khí trên một phạm vi diện tích và khoảng thời gian nhất định; . PVN thay mặt nước chủ nhà quản lý, giám sát hoạt động của các nhà thầu, có quyền phê duyệt: Chương trình công tác và ngân sách (CTCT&NS), kế hoạch thẩm lượng phát triển và khai thác; các phương án kỹ thuật; diện tích phát triển Còn các nhà thầu được độc quyền TD-KT dầu khí trong diện tích hợp đồng và có nghĩa vụ triển khai hoạt động dầu khí bằng chi phí của mình, tự chịu rủi ro, an toàn và hiệu quả, phù hợp với thông lệ công nghiệp Dầu khí quốc tế được chấp nhận chung. . Sự khác biệt giữa các hình thức hợp đồng chỉ là việc tổ chức điều hành và cơ chế chia quyền lợi. 60
  61. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hợp đồng dầu khí PC, PSC, BCC . Hợp đồng dầu khí không quy định giá trị hợp đồng mà thay vào đó là cam kết công việc tối thiểu và nghĩa vụ tài chính tối thiểu vì tính chất đặc thù của ngành dầu khí đòi hỏi công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, rủi ro cao. . Thời hạn của Hợp đồng dầu khí thường là hai lăm (25) năm đối với dầu hoặc 30 năm đối với khí, trừ phi bị chấm dứt sớm hơn theo các quy định của Hợp đồng như không có phát hiện thương mại 61
  62. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hợp đồng dầu khí PC, PSC, BCC . Về hình thức tổ chức điều hành: Trong PSC và BCC, các bên nhà thầu cử ra nhà điều hành cho hợp đồng. Nhà điều hành sẽ thay mặt các bên nhà thầu thực hiện các hoạt động TD-KT dầu khí trong lô hợp đồng đã ký phù hợp với các quyết định của Ủy ban Quản lý (UBQL). Còn trong PC, các bên nhà thầu đồng ý thành lập một công ty điều hành chung (JOC), là một công ty trách nhiệm hữu hạn, đóng vai trò đại lý của các bên nhà thầu trong việc thực hiện hoạt động dầu khí trong diện tích hợp đồng, hoạt động với tư cách một người điều hành duy nhất thay mặt các bên nhà thầu và phù hợp với các quyết định của UBQL và các điều khoản thỏa thuận điều hành 62
  63. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Các hợp đồng dầu khí PC, PSC, BCC . Về cơ chế chia quyền lợi: Đối với PSC và PC, các bên nhà thầu thực hiện nghĩa vụ thuế và chia sẻ quyền lợi từ sản phẩm dầu/khí khai thác; còn theo BCC, các bên chia sẻ quyền lợi từ doanh thu bán dầu/khí (nhà thầu nước ngoài được chia sẻ lỗ/lãi với công ty mẹ của họ). . Giai đoạn 1988-2008, PVN đã ký được 65 hợp đồng dầu khí với các công ty nước ngoài trong thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam, trong đó, PSC là dạng HĐDK phổ biến nhất (55 hợp đồng, chiếm hơn 84,38% trong tổng số các hợp đồng đã ký), thứ đến là dạng hợp đồng PC (9 hợp đồng, chiếm 14,06%) và duy nhất có một hợp đồng BCC ký với nhà thầu ConocoPhillips năm 1996 để TD-KT dầu khí tại bể Nam Côn Sơn. 63
  64. 3.3. Hợp đồng trong thăm dò khai thác dầu khí Nội dung chính của hợp đồng Hợp đồng dầu khí phải tuân thủ Hợp đồng mẫu do Chính phủ Việt Nam ban hành, trong đó có những nội dung chính sau đây: 1. Tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân tham gia ký kết hợp đồng; 2. Đối tượng của hợp đồng; 3. Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng; 4. Thời hạn hợp đồng; 5. Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn hợp đồng; 6. Cam kết về tiến độ công việc và đầu tư tài chính; 7. Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; 8. Việc thu hồi vốn đầu tư, xác định lợi nhuận và phân chia lợi nhuận; quyền của nước chủ nhà đối với tài sản cố định sau khi hoàn vốn và khi chấm dứt hợp đồng; 9. Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng; quyền của Tổng công ty dầu khí Việt Nam được tham gia vốn đầu tư; 10. Cam kết đào tạo và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam; 11. Trách nhiệm bvệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; 12. Thể thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. 64
  65. 3.4. Hợp đồng xuất khẩu dầu khí Đàm phán hợp đồng xuất khẩu dầu thô . Thông thường, công ty tổ chức đàm phán trực tiếp tại Việt Nam với khách hàng mua dầu. Trước khi đàm phán, công ty đưa ra hợp đồng mẫu cho bên mua tham khảo. Nếu có điểm gì bên mua không đồng ý thì hai bên sẽ thương lượng dựa trên cơ sở hợp đồng sẵn có và tập quán buôn bán dầu thô. Khi tiến hành đàm phán với khách hàng, mọi điều khoản sẽ được thảo luận kỹ lưỡng nhưng những vấn đề sau cần được quan tâm đặc biệt là: . Giá cả . Phương thức thanh toán . Điều kiện cơ sở giao hàng 65
  66. 3.4. Hợp đồng xuất khẩu dầu khí Nội dung hợp đồng xuất khẩu dầu thô . Hợp đồng xuất khẩu dầu thô thường gồm hai loại: hợp đồng dài hạn và hợp đồng giao ngay. Về cơ bản tất cả các điều khoản của hai hợp đồng này đều như nhau nhưng trong hợp đồng dài hạn thời gian giao hàng chưa xác định ngày cụ thể mà chỉ quy định mỗi quý phải lấy một lần, khối lượng hàng do hai bên thoả thuận. Hợp đồng mua bán dầu thô dài hạn thường kéo dài một năm và 6 tháng lại đàm phán lại. . Hợp đồng xuất khẩu dầu thô bao gồm những điều khoản chủ yếu sau đây: . Điều khoản tên hàng; Số lượng; Xác định chất lượng . Điều khoản kế hoạch giao dầu và điều tàu. . Điều khoản giá cả: Do tính chất nhạy cảm đặc biệt của thị trường dầu thô đối với những yếu tố kinh tế và phi kinh tế, giá dầu thô thế giới biến động từng ngày nên công ty không chào giá cụ thể mà chỉ quy định công thức giá bán. . Điều khoản thanh toán. . Một số điều khoản khác 66
  67. Chương 4 Kinh tế thăm dò và khai thác dầu khí 67
  68. 4.1. Giải thích thuật ngữ . “Phát hiện Thương mại” là một Phát hiện Dầu khí hoặc một tích tụ hydrocarbon mà, theo quan điểm của riêng NHÀ THẦU, có thể khai thác một cách kinh tế. . “Khai thác Thương mại” là khai thác Dầu khí từ một Phát hiện Thương mại và giao nhận Dầu khí đó tại Điểm Giao nhận theo một chương trình khai thác và tiêu thụ định kỳ sau khi Kế hoạch Phát triển của Phát hiện Thương mại đó được phê duyệt. . “Thuế Tài nguyên” là khoản thu bằng tiền mặt hoặc bằng sản phẩm, tuỳ theo sự lựa chọn của Chính phủ, được các Bên Nhà thầu nộp theo quy định để được quyền khai thác Dầu khí từ Diện tích Hợp đồng. . “Sản lượng Dầu Thực” là sản lượng Dầu Thô khai thác và thu được từ Diện tích Hợp đồng, được đo và giao nhận tại Điểm Giao nhận và không bao gồm bất kỳ lượng Dầu Thô nào được sử dụng vì mục đích Hoạt động Dầu khí hoặc những hao hụt thông thường trong Hoạt động Dầu khí. 68
  69. 4.1. Giải thích thuật ngữ . “Sản lượng Khí Thực” là sản lượng Khí Thiên nhiên khai thác và thu được từ Diện tích Hợp đồng, được đo và giao nhận tại Điểm Giao nhận và không bao gồm bất kỳ lượng Khí Thiên nhiên nào đưa trở lại mỏ hoặc được dùng hoặc được đốt vì mục đích Hoạt động Dầu khí hoặc những mất mát thông thường trong Hoạt động Dầu khí. . “Thu dọn” là phá bỏ, dỡ đi, phá hủy, hoán cải và đặt các căn cứ nhân tạo, công trình, kết cấu do Nhà thầu xây dựng liên quan đến Hoạt động Dầu khí dưới sự trông nom hoặc bảo quản tạm thời hay lâu dài. . “Dầu Thuế Tài nguyên” là Dầu thô được phân bổ từ Sản lượng Dầu Thực để hoàn thành các nghĩa vụ Thuế Tài nguyên theo quy định. . “Dầu Lãi” là Dầu thô còn lại sau khi trừ Dầu Thuế Tài nguyên và Dầu Thu hồi Chi phí từ Sản lượng Dầu Thực theo quy định. 69
  70. 4.1. Giải thích thuật ngữ . “Dầu Thu hồi Chi phí” và “Khí Thu hồi Chi phí” là một phần Sản lượng Dầu Thực hoặc Sản lượng Khí Thực, tùy từng trường hợp, mà từ đó Nhà thầu thực hiện thu hồi chi phí theo quy định. . “Khí Thuế Tài nguyên” là Khí Thiên nhiên được phân bổ từ Sản lượng Khí Thực để hoàn thành các nghĩa vụ Thuế Tài nguyên theo quy định. . “Khí Lãi” là Khí Thiên nhiên còn lại sau khi trừ Khí Thu hồi Chi phí và Khí Thuế Tài nguyên từ Sản lượng Khí Thực theo quy định. 70
  71. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Dòng tiền Dòng tiền? Dòng tiền biểu thị các khoản thu, khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong thời gian thực hiện dự án 71
  72. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Dòng chi của dự án DÒNG CHI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chi phí đầu tư Chi phí khai thác  Tiền bỏ ra từ khi bắt đầu  Chi phí thường xuyên bỏ chuẩn bị đầu tư đến khi ra kể từ khi bắt đầu sản đưa toàn bộ công trình xuất sản phẩm đến khi vào khai thác không còn khai thác nữa 72
  73. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Dòng thu, dòng lãi của dự án . Dòng thu: . Bán sản phẩm tại các thời điểm trong thời gian khai thác dự án, Phụ thuộc vào sản lượng thương phẩm và đơn giá sản phẩm. . Giá trị còn lại khi thanh lý công trình . Dòng lãi: . Là hiệu số giữa dòng thu và dòng chi tại các thời điểm trong thời gian thực hiện dự án (có thể + hoặc -). A = B – C; n n n n ∑ At =∑ Bt − ∑Ct = ∑ At − C0 t=0 t=1 t=0 t=1 . Nếu A > 0 Dự án có lãi A < 0 Dự án lỗ A = 0 Dự án hoà vốn Trong đó: Bt: Dòng thu năm t Ct: Dòng chi năm t At: Dòng lãi năm t Co: Chi phí đầu tư n: Tuổi thọ dự án B: Tổng thu C: Tổng chi A: Tổng lãi 73
  74. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Biểu diễn dòng tiền dự án bằng đồ thị . Trục tung: Dòng thu (+) và dòng chi (-) . Trục hoành: Thứ tự các năm (t = 0,1,2 n) 0 1 2 3 4 5 6 t 74
  75. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Biểu diễn dòng tiền dưới dạng bảng Năm Dòng tiền 0 1 2 3 4 Đầu tư ($) 800 Doanh thu ($) 1000 1000 1000 1000 Chi phí ($) 500 500 500 500 Dòng tiền trước thuế -800 500 500 500 500 Nộp thuế 150 150 150 150 Dòng tiền sau thuế -800 350 350 350 350 75
  76. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Giá trị theo thời gian của tiền tệ Giá trị của 1 đồng > Giá trị của 1 đồng (hôm nay) (trong tương lai) • Đầu tư vào sản xuất để sinh lời 1 đồng đầu tư hôm nay được 2 đồng trong tương lai? • Gửi tiết kiệm lấy lãi 1 đồng gửi tiết kiệm hôm nay được hơn 1 đồng trong tương lai? • Cho vay tiền lấy lãi 1 đồng cho vay hôm nay được 1,2 đồng trong tương lai? 76
  77. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Giá trị theo thời gian của tiền tệ . Giá trị tương lai: . Giá trị tương lai của một số tiền hiện tại nào đó chính là giá trị của số tiền này ở thời điểm hiện tại cộng với số tiền lãi mà nó sinh ra trong khoản thời gian từ hiện tại cho đến một thời điểm trong tương lai. . Giả sử: Khi ta gửi vào ngân hàng số tiền 100 với lãi suất 10%/năm. Một năm sau ta sẽ nhận về số tiền cả gốc và lãi là: 100 + (100 * 10%) = 110. . Do vậy nếu ta gọi giá trị tương lai FV (future value) là giá trị của khoản tiền ở hiện tại PV (present value) được qui đổi về tương lai, thì: FV = PV * (1+r)n Trong đó: n: là số năm qui đổi; r: được gọi là suất chiết khấu 77
  78. 4.2. Khái niệm về dòng tiền và giá trị tương đương Giá trị theo thời gian của tiền tệ . Giá trị hiện tại: . Trong thực tế cũng như trong việc phân tích các dự án, chúng ta không chỉ quan tâm đến giá trị tương lai của một số tiền mà ngược lại đôi khi chúng ta còn muốn biết để có số tiền trong tương lai đó thì phải bỏ ra bao nhiêu ở thời điểm hiện tại, hay có thể nói rằng giá trị hiện tại của một khoản tiền sẽ là giá trị dự tính trong tương lai được qui đổi về hiện tại, nó sẽ thấp hơn giá trị nhận được trong tương lai. . Công thức tính giá trị hiện tại hay gọi tắt là hiện giá như sau: PV = FV / (1+r)n 78
  79. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Giá trị hiện tại thuần NPV (net present value) . NPV là hiệu số giữa dòng thu và dòng chi của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được qui đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại. Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự án đem lại cho nhà đầu tư. . Công thức xác định NPV như sau: n n = + −t = − + −t NPV ∑ At (1 r) ∑(Bt Ct )(1 r) t=0 t=0 . Trong đó: . At: Giá trị dòng tiền mặt ở cuối năm t . Bt: Doanh thu của dự án ở năm t . Ct: Chi của dự án ở năm t (bao gồm cả chi đầu tư và chi phí hoạt động) . r: Tỷ suất chiết khấu 79
  80. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Giá trị hiện tại thuần NPV (net present value) VI DỤ Cho một dự án có dòng tiền như sau: 110 t 0 1 NPV= -100+ = 0 (1+0.1) At -100 110 121 t 0 1 NPV= -100+ =10 (1+0.1) At 100 121 105 t 0 1 NPV= -100+ =-4.5 (1+0.1) At 100 105 80
  81. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Giá trị hiện tại thuần NPV (net present value) . Với cùng một suất chiết khấu, dự án nào có NPV lớn chứng tỏ dự án đó có hiệu quả hơn vì nó tạo ra được cho nhà đầu tư thêm nhiều của cải. Qua tiêu chuẩn NPV ta có thể thấy rằng: . Một dự án có NPV > 0 - dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời cao hơn suất chiết khấu), Đây là dự án khả thi. . Một dự án có NPV = 0 - dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án bằng với suất chiết khấu). Đây là dự án có thể chấp nhận. . Một dự án có NPV < 0 - dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn (suất sinh lời của dự án < suất chiết khấu), Đây là dự án không khả thi. . Việc sử dụng tiêu chuẩn này có các ưu điểm như: . Có tính đến thời giá của tiền tệ, thỏa mãn yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận . Đơn giản và có tính chất cộng: NPV (A+B) = NPV (A) + NPV (B) . Có thể so sánh giữa các dự án có qui mô khác nhau 81
  82. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Suất thu lợi nội tại IRR (internal rate of return) . Suất thu lợi nội tại là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. Suất thu lợi nội tại là lãi suất mà dự án tạo ra. n + −t = ∑ At (1 IRR) 0 t=0 . IRR chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu). . Ưu điểm của chỉ tiêu IRR: . Có tính đến giá trị của tiền theo thời gian . Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu . Nhược điểm: . Khi dòng tiền ròng đổi dấu nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậy không biết chọn IRR nào 82
  83. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Suất thu lợi nội tại IRR (internal rate of return) 83
  84. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu . Là khoảng thời gian tích lũy dòng tiền trở nên dương. Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu (ký hiệu là Thv) được tính như sau. n ∑ At t=0 Thv = n + An+1 Trong đó n là số năm để dòng tiền tích lũy của dự án 0. . Cơ sở để chấp nhân dự án dựa trên tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải thấp hơn hoặc bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu hay còn gọi là ngưỡng thời gian hoàn vốn. 84
  85. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Thời gian hoàn vốn không có chiết khấu . Ví dụ : Tính thời gian hoàn vốn cho một dự án có dòng tiền như sau. Năm 0 1 2 3 4 At -500 200 200 200 250 − 500 + 200 + 200 T = 2 + = 2.5 nam hv 200 . Ưu điểm: Đơn giản, nếu thời gian hoàn vốn ngắn cho thấy nhà đầu tư càng nhanh thu hồi vốn và rủi ro đối với vốn đầu tư của dự án càng thấp. Do vậy Tiêu chuẩn Thv được áp dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá dự án mang tính rủi ro cao. . Nhược điểm: Không xem xét dòng tiền sau thời gian hoàn vốn vì vậy sẽ gặp sai lầm khi lựa chọn và xếp hạng dự án theo tiêu chuẩn này. Mặt khác chỉ tiêu hoàn vốn không chiết khấu đã không quan tâm đến giá trị của tiền theo thời gian 85
  86. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Thời gian hoàn vốn có chiết khấu . Để khắc phục nhược điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không chiết khấu. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu sẽ được tính giống như công thức xác định thời gian hoàn vốn không chiết khấu, nhưng dựa trên dòng tiền có chiết khấu Thv NPV A (1+ r)−t =0 = + 1 − ∑ t Thv T1 (T2 T1) t=0 NPV1 + NPV2 . Trường hợp ví dụ trên, nhưng giả sử suất chiết khấu 12%, ta tính hiện giá của dòng tiền: Năm 0 1 2 3 4 At -500 200 200 200 250 PV@12% -500 178.57 159.44 142.36 158.88 − 500 +178.57 +159.44 +142.36 T = 3 + =3.12 nam hv 158.88 86
  87. 4.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong đánh giá dự án Tỷ số lợi ích – chi phí (B/C) . Là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của doanh thu và tổng giá trị hiện tại của chi phí dự án. n + −t ∑ Bt (1 r) B PVB = = t=0 C PVC n + −t ∑Ct (1 r) t=0 . Điều kiện lựa chọn dự án đầu tư dựa vào tiêu chuẩn B/C . B/C > 1 => Chấp nhận; B/C Loại bỏ; B/C = Max => Tối ưu . Tiêu chuẩn B/C mang tính tương đối, cho ta biết một đơn vị giá trị hiện tại của chi phí dự án tạo ra bao nhiêu giá trị hiện tại của doanh thu. . Tiêu chuẩn B/C được áp dụng rộng rãi trong việc phân tích và đánh giá các dự án có qui mô khác nhau. 87
  88. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Khái quát chung . Các rủi ro trong các dự án đầu tư ngành dầu khí là rất lớn, mức độ rủi ro lớn nhất trong giai đoạn thăm dò, xác suất thành công của khoan thăm dò tính trên toàn thế giới chỉ khoảng 20%. Hơn nữa, kể cả khi đã phát hiện được có dầu khí những rủi ro vẫn còn khá đáng kể, thậm chí ngay cả khi quyết định khai thác cũng vẫn còn những rủi ro như những biến động về chi phí khai thác và những kết quả khai thác không như mong muốn Giai đoạn khai thác có rủi ro thấp nhưng lại luôn tiềm tàng những vấn đề về thực trạng trữ lượng thấp hơn dự báo, tai nạn, sự cố thiết bị. . Do đó trong phân tích kinh tế các dự án dầu khí nếu chỉ áp dụng các phương pháp như đã nêu ở trên (bằng các chỉ tiêu kinh tế) chưa thể cho chúng ta một kết luận thuyết phục. Vì vậy người ta còn thường sử dụng các phương pháp để đánh giá và lựa chọn dự án có tính đến rủi ro. 88
  89. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng . Giá trị kỳ vọng được sử dụng như một đặc trưng của tính toán rủi ro trong quá trình ra quyết định. Việc tính toán giá trị kỳ vọng được dựa trên xác suất các khả năng có thể xảy ra của dự án. . Giá trị kỳ vọng của dự án được tính như sau: EV = NPV(tc) * p - CF * (1 - p) . Trong đó: . EV: Giá trị kỳ vọng. . NPV(tc): Giá trị hiện tại thực của dự án từ cơ hội thành công. . p: Xác suất thành công. 89
  90. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng . Đối với trường hợp dự án thăm dò và khai thác dầu khí được thực hiện từ nhiều mỏ, ta có thể tính giá trị kỳ vọng của dự án như sau: . EV = NPV1 * p1 + NPV2 * p2 + NPV3 * p3 + .+ NPVn * pn - CF * ptb . Trong đó: . NPV1: Giá trị hiện tại thực của mỏ 1; p1: Xác suất tìm thấy mỏ 1 . NPV2: Giá trị hiện tại thực của mỏ 2; p2: Xác suất tìm thấy mỏ 2 . NPVn: Giá trị hiện tại thực của mỏ n; pn: Xác suất tìm thấy mỏ n . CF: Chi phí khi thất bại; ptb: Xác suất thất bại . Đối với phương pháp này, việc đánh giá và lựa chọn dự án được thực hiện theo nguyên tắc sau: . Nếu EV của dự án dương thì dự án được chấp nhận và ngược lại. . Khi so sánh nhiều dự án với nhau, dự án nào có EV dương lớn nhất sẽ được lựa chọn. 90
  91. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng . Tính toán giá trị kỳ vong thường được biểu thị bởi sơ đồ sau: Xác suất thành công NPV từ cơ hội thành công EV Xác suất thất bại Chi phí khi thất bại 91
  92. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng . Đối với các dự án thăm dò trong ngành dầu khí, giá trị kỳ vọng có thể được sử dụng để tính toán rủi ro thăm dò có khả năng chịu được: NPV(tc) 1 - x EV x - CF EV = (1 - x) * NPV(tc) - x * CF . Trong đó: . NPV(tc): Giá trị của thành công; CF: Chi phí thăm dò . x: Rủi ro thăm dò có khả năng chịu được . Cho EV = 0 ta sẽ tìm được xác suất rủi ro trong thăm dò tối đa mà dự án có thể chịu được NPV(tc) EV = 0 => x = NPV(tc) + CF
  93. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng . Ta cũng có thể sử dụng giá trị kỳ vọng để tính toán xem với tỷ lệ thu thuế nào của Chính phủ thì dự án có thể chấp nhận được: p T = (1 - t) * NPV(tc) EV 1 - p - CF EV = p * (1 - t) * NPV(tc) - (1 - p) * CF . Trong đó: . T: Giá trị thu được của thành công sau thuế; . NPV(tc): Giá trị hiện tại của dự án trước thuế; t: Tỷ lệ thuế . CF: Chi phí trong trường hợp thất bại; p: Xác suất phát hiện mỏ . Tương tự, cho EV = 0 ta cũng sẽ tìm được tỷ lệ (1 - p) * CF thu thuế tối đa mà dự án có thể chịu được: EV = 0 => t = 1 - p * NPV(tc)
  94. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Đối với từng hình thức đầu tư của dự án, việc ứng dụng phương pháp giá trị kỳ vọng trong phân tích các dự án cũng khá đơn giản. Đối với từng hình thức đầu tư, việc quan trọng là cần phải xác định xem phần thu của nhà đầu tư là bao nhiêu và từ đó áp dụng phương pháp giá trị kỳ vọng để tính toán. Ví dụ có những dự án được thực hiện theo các hình thức đầu tư như sau: . Dự án không có Chính phủ tham gia. . Dự án mà Chính phủ tham gia dạng cổ đông. . Dự án mà Chính phủ sẽ thu theo một tỷ lệ nhất định, căn cứ vào giá trị hiện tại của việc phát triển mỏ trừ chi phí thăm dò (PV - C). . Dự án mà Chính phủ sẽ thu theo một tỷ lệ nhất định, căn cứ vào giá trị hiện tại của việc phát triển mỏ không trừ chi phí thăm dò PV.
  95. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Các hình thức này được ký hiệu là (A), (B), (C), (D) như dưới đây. Áp dụng phân tích giá trị kỳ vọng để đưa ra quyết định có tiến hành khoan thăm dò hay không?. Giá trị kỳ vọng của mỗi hình thức đầu tư được ký hiệu là EV1, EV2, EV3, EV4. . Trong đó: . PV: là giá trị hiện tại của phát triển mỏ (không tính đến chi phí thăm dò). . C: là chi phí thăm dò. . G: là Tỷ lệ tham gia của Chính phủ (phần thu của Chính phủ). . P: là xác suất phát hiện mỏ.
  96. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Trường hợp dự án không có Chính phủ tham gia: Khi thành công (với xác suất là P), giá trị thu được sẽ là PV - C, còn nếu thất bại thì sẽ bị mất một khoản là C (ký hiệu là -C). Do vậy giá trị mong đợi của dự án là: EV1 = -C (1 - P) + (PV - C)*P = -C + P*PV PV - C P EV1 = -C + P*PV 1 - P -C
  97. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Trường hợp Chính phủ tham gia dạng cổ đông: (1-G)(PV-C) P EV2 = -C(1-G) + P* *PV(1 -G) 1 - P (1-G)(-C)
  98. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Trường hợp Chính phủ thu căn cứ vào (PV - C): (1-G)(PV-C) P EV3 = (P*C*G - C) + P*PV(1 - G) 1 - P -C
  99. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Áp dụng cho các hình thức đầu tư . Trường hợp Chính phủ thu căn cứ vào PV: P (1-G)PV - C EV4 = -C + P*PV(1-G) 1 - P -C
  100. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Ví dụ . Có 4 dự án (1), (2), (3), (4) với các những thông số như sau: Tri ển vọng Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Dự án 4 P Xác suất phát hiện mỏ 25% 25% 60% 3% C Chi phí thăm dò ($mm) 15 15 15 15 PV Gtrị hiện tại phát triển mỏ 90 800 90 800 G Thu của Chính phủ 50% 50% 50% 50% . Ứng dụng công thức trên để tính toán giá trị kỳ vọng của từng hình thức đầu tư đối với các dự án 1, dự án 2, dự án 3 và dự án 4
  101. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Ví dụ . Tính toán đối với Dự án 1 ta có: . EV1 = -C + P*PV = -15 + 0.25*90 = 7.5 . EV2 = -C(1-G) + P*PV(1-G) = -15*(1 - 0.5) + 0.25*90*(1 - 0.5) = 3.75 . EV3 = (P*C*G - C) + P*PV(1-G) = (0.25*15*0.5 - 15) + 0.25*90(1 - 0.5) = = -1.875 . EV4 = -C + P*PV(1-G) = -15 + 0.25*90 (1 - 0.5) = -3.75 . Thực hiện tính tương tự cho các dự án 2, dự án 3 và dự án 4 ta thu được kết quả như sau: EV1 (trường hợp A) 7.500 185.000 39.000 9.000 EV2 (trường hợp B) 3.750 92.500 19.500 4.500 EV3 (trường hợp C) -1.875 86.875 16.500 -2.775 EV4 (trường hợp D) -3.750 85.000 12.000 -3.000
  102. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Tiêu chuẩn giá trị kỳ vọng- Ví dụ . Với kết quả thu được sau khi tính toán, khi đó chúng ta sẽ có thể đưa ra được những quyết định như sau: Trư ờng hợp tham Quyết định Xác xuất gia của phát hiện mỏ Chính phủ Mỏ có độ lớn Mỏ có độ lớn PV là 800 PV là 90 Thấp ( 3% ) A Khoan B Khoan C Không khoan D Không khoan Trung bình ( 25% ) A Khoan Khoan B Khoan Khoan C Khoan Không khoan D Khoan Không khoan Cao ( 60% ) A Khoan B Khoan C Khoan D Khoan
  103. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Phương pháp Cây quyết định . Rất nhiều bài toán để đi đến quyết định cuối cùng phải qua một loạt các quyết định liên kết với nhau. Một phân tích giá trị kỳ vọng có thể dễ dàng được mở rộng để áp dụng cho những bài toán phức tạp dạng này, phương pháp này được gọi là “Phân tích cây quyết định”. . Logic và nguyên lý của phương pháp này vẫn giống như trong phân tích giá trị kỳ vọng nhưng các bài toán thì phức tạp hơn. Để có cái nhìn một cách trực quan, ta xem xét một bài toán sau:
  104. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Phương pháp Cây quyết định No appraisal drilling EMV = 163 $MM NPV Cum. Prob. 0.3 Reserves = 200 MMbbls 257 $MM 0.3 257 0.4 Develop - Yes Reserves = 130 MMbbls 163 $MM 0.4 163.00 163.00 FPSO 0.3 EMV Reserves = 80 MMbbls 1 69 $MM 0.3 163.00 69 Develop - No 0 $MM 0 Assumptions: Development decision based on FPSO solution
  105. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Phương pháp Cây quyết định Appraisal drilling (perfect info.) Perfect Information NPV Cum. Prob. EMV = 179 $MM Develop = Yes 0.3 276 $MM 0.3 Reserves = 200 MMbbls 276 1 Fixed Platform 276 Develop = No -20 $MM -5 Develop = Yes 0.4 163 $MM 0.4 Appraisal Drilling - Yes Reserves = 130 MMbbls 163 1 FPSO 178.9 163 Develop = No -20 $MM -5 Develop = Yes EMV 0.3 103 $MM 0.3 1 Reserves = 80 MMbbls 103 178.9 1 Tie-back 103 Develop = No -5 $MM -5 Appraisal Well - No 163 $MM 163 Assumptions: Cost of appraisal program equals 5 $MM
  106. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Phương pháp Monte Carlo . Một trong những phương pháp phân tích rủi ro ngày càng được sử dụng trong những năm gần đây là phương pháp phân tích Monte Carlo. Phương pháp này thừa nhận rằng có rất ít các đầu vào của bài toán ước tính trữ lượng hoặc phân tích kinh tế được biết trước hoàn toàn chính xác. Thực tế, hầu hết nếu không nói là tất cả các số liệu đầu vào của một phân tích nào đó chỉ là có khả năng. Nói cách khác các số liệu đầu vào tốt nhất nên được biểu diễn bởi các phân phối xác suất chứ không phải là những con số đơn lẻ. . Phân tích Monte Carlo, nói đơn giản là một kỹ thuật phối hợp các phân phối xác suất mô tả các thông số đầu vào của phân tích để xác định phân phối xác suất của kết quả phân tích.
  107. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Các bước mô phỏng Monte Carlo 1. Mô hình toán học: bảng tính dự án 2. Xác định các biến nhạy cảm và không chắc chắn 3. Xác định tính không chắc chắn . Xác định miền các lựa chọn (tối thiểu và tối đa) . Định phân phối xác suất, các phân phối xác suất thông thường nhất là: Phân phối xác suất chuẩn, phân phối xác suất tam giác, phân phối xác suất đều, phân phối xác suất bậc thang 4. Xác định và định nghĩa các biến có tương quan . Tương quan đồng biến hoặc nghịch biến . Độ mạnh của tương quan 5. Mô hình mô phỏng: làm một chuỗi phân tích cho nhiều tổ hợp giá trị tham số khác nhau 6. Phân tích các kết quả . Các trị thống kê . Các phân phối xác suất
  108. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Các bước mô phỏng Monte Carlo . Ví dụ định phân phối xác suất biến đầu vào.
  109. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Các bước mô phỏng Monte Carlo . Quyết định. Trường hợp 1: (Xác suất NPV âm) = 0 Xác xuất tích lũy Xác suất - 0 + - 0 + NPV NPV Quyết định: Chấp thuận Ghi chú: Đầu thấp hơn của phân phối xác suất tích luỹ nằm về bên phải của điểm NPV. zero
  110. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Các bước mô phỏng Monte Carlo . Quyết định. Trường hợp 2: (Xác suất NPV dương) = 0 Xác xuất tích lũy Xác suất - 0 + - 0 + NPV NPV Quyết định: Bác bỏ Ghi chú: Đầu cao hơn của phân phối xác suất tích luỹ nằm về bên trái của điểm NPV. zero
  111. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Các bước mô phỏng Monte Carlo . Quyết định. Trường hợp 3: (Xác suất NPV lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1) Xác xuất tích lũy Xác suất - 0 + - 0 + NPV NPV Quyết định: Trung dung Ghi chú: NPV. zero cắt ngang phân phối xác suất tích luỹ
  112. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Ví dụ - Mô phỏng Monte Carlo . Ví dụ: Dự án đầu cơ dầu mỏ, mua một thùng dầu mỏ hôm nay và bán nó sau 1 năm: . Giá hôm nay (P0) là $20 . Giá năm sau (P1) là không chắc chắn . Các bước: . 1) MIỀN: miền giá trị tiềm năng. • Giá trị tối thiểu : Xác suất giá thấp hơn $10 là zero • Giá trị tối đa: Xác suất giá cao hơn $60 là zero . 2) XÁC SUẤT: Xác định phân phối xác suất cho giá dầu mỏ
  113. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Ví dụ - Mô phỏng Monte Carlo
  114. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Ví dụ - Mô phỏng Monte Carlo . Dựa trên phương pháp giá trị kỳ vọng, ta có thể quyết định như sau: NPV = -p0 + p1/(1+r); Trong đó lấy r = 10% p0 = $20 p1 = Giá trị kỳ vọng của dầu mỏ vào năm sau = 5% * $12.50 = 0.625 + 10% * $17.50 + 1.75 + 20% * $22.50 + 4.5 + 35% * $27.50 + 9.625 + 25% * $35.00 + 8.75 + 5% * $50. 00 + 2.5 Tổng cộng: $27.75 => NPV = -20 + 27.75/1.1 = 5.23 Kết quả : Vì vậy, thực hiện dự án
  115. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Ví dụ - Mô phỏng Monte Carlo Mô hình: NPV = -20 + RV/1.1 RV = biến rủi ro = giá dầu mỏ vào năm sau được xác định bởi phân phối xác suất bậc thang MÔ PHỎNG: Lấy ngẫu nhiên lặp đi lặp lại (ví dụ 500 lần) các giá trị của giá dầu mỏ từ phân phối xác suất. Việc này được thực hiện bằng cách lấy một số ngẫu nhiên giữa 0 và 100% và tìm giá trị tương ứng của giá dầu từ phân phối xác suất tích luỹ. Đối với mỗi phép mô phỏng, hãy tính giá trị của NPV. Sau 500 bước chạy mô phỏng, thu được 500 giá trị của NPV để từ đó có thể tìm ra NPV kỳ vọng cùng các đặc trưng khác của phân phối xác suất NPV.
  116. 4.4. Phân tích và đánh giá dự án khi xét đến rủi ro Ví dụ - Mô phỏng Monte Carlo Các giả định: P0 = - $20; r = 0.10 Phân phối xác suất chữ nhật bậc thang Miền giá trị của giá dầu năm sau là từ $10 tới $60 500 bước chạy mô hình Tổng hợp các kết quả: Mô hình: NPV = -20 + RV/1.1 Các kết quả mô phỏng từ 500 bước chạy NPV kỳ vọng = 12.1 Độ lệch chuẩn của NPV = 13.27 Xác suất NPV > 0 khoảng 25% Miền giá trị : từ -10.91 tới 34.55 Kết quả: Chấp thuận hoặc bác bỏ dự án phụ thuộc vào thái độ/chính sách đối với rủi ro
  117. 4.5. Phương pháp chuyển giao nhằm giảm rủi ro Căn cứ . Trong các dự án thăm dò khai thác dầu khí độ bất định và rủi ro là khá cao. . Các dự án thăm dò khai thác dầu khí thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn. . Việc có được các biện pháp hay phương án hữu hiệu để làm giảm rủi ro của dự án sao cho đạt hiệu quả nhất, phù hợp với tiềm lực và khả năng tài chính của mình là hết sức quan trọng.
  118. 4.5. Phương pháp chuyển giao nhằm giảm rủi ro Nội dung . Đây là một phương thức chuyển nhượng bớt cổ phần của dự án. Một nhà đầu tư khi nắm giữ 100% lợi tức dự án, có thể cảm thấy rằng tổn thất do thất bại mà dự án mang lại có thể là quá lớn và muốn giảm rủi ro bằng cách tìm kiếm một người hùn vốn. . Người sẽ chịu toàn bộ hoặc 1 phần rủi ro và được cùng hưởng lợi tức của dự án. . Tính % lợi tức nên chuyển giao sao cho đảm bảo rằng vẫn có thể duy trì được giá trị kỳ vọng như khi tiến hành đầu tư độc lập (chưa chuyển giao). . Để đơn giản ta xét ví dụ sau:
  119. 4.5. Phương pháp chuyển giao nhằm giảm rủi ro Ví dụ . Một nhà đầu tư tiến hành khoan thăm dò dự án dầu khí, việc quyết định khoan có xác suất thành công ước tính là 10%, chi phí cho một giếng khoan là 5 tr $. Nếu giếng khoan thành công thì sẽ thu được 150 tr $ (lãi ròng, đã trừ chi phí thăm dò). Ta thấy giá trị kỳ vọng của quyết định khoan sẽ là: EV = (150tr$ * 10%) - (5tr$ * 90%) = +10.5tr$ . Giá trị cực đại của giếng khoan mang lại sẽ là 150 tr USD, còn tổn thất cực đại là 5 tr USD. Nhà đầu tư không muốn chịu rủi ro nếu giếng khoan thất bại bằng cách gọi người hùn vốn và chuyển giao bớt một phần lợi tức từ dự án. Tính % chuyển giao sao cho giá trị kỳ vọng thu được của nhà đầu tư sau khi chuyển giao vẫn không đổi và nếu giếng khoan thất bại thì người hùn vốn sẽ phải chịu toàn bộ.
  120. 4.5. Phương pháp chuyển giao nhằm giảm rủi ro Ví dụ . Ta thấy rằng, giả sử lợi tức được ký kết cho bên nhận chuyển giao là X%. Khi đó lợi tức nhà đầu tư được hưởng là (100-X)% và giá trị của giếng khoan được tính như sau: EV = (150tr$ * (100-X)% * 10%)-(0tr$ * 90%) EV = 15tr$ * (100-X)% . Nếu nhà đầu tư muốn giữ giá trị kỳ vọng bằng với giá trị kỳ vọng của việc tự mình tiến hành khoan (+10.5tr$) thì: EV = 10.5tr$ = 15tr$ * (100-X)%. Suy ra X = 100-10.5/15 * 100 = 30% . Như vậy để duy trì giá trị kỳ vọng như cũ, nhà đầu tư sẽ không chuyển giao nhiều hơn 30% lợi tức của giếng khoan điều này cũng có nghĩa là nhà đầu tư sẽ giữ lại ít nhất 70% lợi tức của giếng khoan.
  121. 4.5. Phương pháp chuyển giao nhằm giảm rủi ro Ví dụ . Ta thấy rằng nếu giếng khoan được chuyển giao với những điều kiện đó thì thu nhập cực đại của nhà đầu tư bây giờ sẽ là 150 * 70% = 105tr$ (thay cho 150tr$), nhưng tổn thất cực đại bằng 0 (thay cho 5tr$). Như vậy nhà đầu tư chịu mất đi 45tr$ nếu giếng khoan thành công (trường hợp có xác suất thấp) để tránh tổn thất tiềm tàng nếu giếng khoan bị khô (trường hợp có xác suất cao) . . Tuy nhiên cho dù mong muốn chuyển giao của chúng ta là bao nhiêu % lợi tức thì bên nhận chuyển giao cũng sẽ đề ra một mức % lợi tức mà họ có thể nhận. Vì vậy mức % chuyển giao cuối cùng được đàm phán và thoả thuận sẽ phụ thuộc vào vị trí đàm phán của cả hai bên (bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao).
  122. Chương 5 Tối ưu hóa trong quy hoạch khí và nhà máy lọc dầu 122
  123. 5.1. Mô hình tối ưu Khái quát . Tối ưu hoá là một trong những lĩnh vực kinh điển của toán học có ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực. Trong thực tế, việc tìm ra giải pháp tối ưu cho một vấn đề nào đó chiếm một vai trò hết sức quan trọng. Phương án tối ưu là phương án tốt nhất, tiết kiệm chi phí, tài nguyên, sức lực mà lại cho hiệu quả cao. . Có thể phát biểu mô hình (bài toán) tối ưu tổng quát như sau: F(X) →Max (Min) với X ∈ D được gọi là miền ràng buộc. 123
  124. 5.1. Mô hình tối ưu Khái quát . Sau khi xác định được mục tiêu của bài toán quy hoạch thì vấn đề quan trọng nhất cần đặt ra là xây dựng hàm mục tiêu của bài toán quy hoạch còn gọi là thiết lập bài toán tối ưu. Mô hình mô tả hàm mục tiêu được gọi là mô hình tối ưu. Việc xây dựng hàm mục tiêu tuỳ thuộc vào nhiệm vụ của bài toán quy hoạch và tính phức tạp của hệ thống. . Bài toán tối ưu hóa tổng quát được phát biểu như sau: Cực đại hoá (cực tiểu hoá) hàm: f(x) → max (min) . Với các điều kiện ràng buộc: ___ g i (x)(≤,=,≥) b i i = 1,m x ∈ X ⊂ R n 124
  125. 5.1. Mô hình tối ưu Khái quát . Bài toán trên được gọi là một quy hoạch, hàm f(x) được gọi là hàm mục tiêu và các điều kiện được gọi là các ràng buộc. Mỗi điểm x= (x1, x2, , xn) được gọi là một phương án (hay lời giải chấp nhận được). Một phương án x* thỏa mãn ràng buộc và làm hàm mục tiêu đạt cực đại hoặc cực tiểu được gọi là phương án tối ưu: ___ * f (x ) ≥ f (x), ∀x ∈ X g i (x) (≤, =, ≥) bi i = 1, m ___ * f (x ) ≤ f (x), ∀x ∈ X g i (x) (≤, =, ≥) bi i = 1, m 125
  126. 5.1. Mô hình tối ưu Các bước cần thiết khi áp dụng . Trước hết phải khảo sát, phát hiện vấn đề cần giải quyết. . Phát biểu các điều kiện ràng buộc, mục tiêu của bài toán dưới dạng định tính. Sau đó lựa chọn các biến quyết định / các ẩn số và xây dựng mô hình định lượng (còn gọi là mô hình toán học). . Thu thập số liệu, xác định phương pháp giải quyết. . Định ra quy trình giải/ thuật giải. Đối với các mô hình lớn, gồm nhiều biến và nhiều điều kiện ràng buộc cần lập trình và giải mô hình trên máy tính. . Đánh giá kết quả. Trong trường hợp phát hiện thấy có kết quả bất thường hoặc kết quả không phù hợp với thực tế, cần kiểm tra và chỉnh sửa lại quy trình giải hoặc mô hình. . Triển khai các phương án tìm được trên thực tế. 126
  127. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Giới thiệu quy hoạch tuyến tính . Quy hoạch tuyến tính (Linear programming - LP) là một thuật toán nhằm tìm ra phương án tối ưu (hoặc kế hoạch tối ưu) từ vô số các phương án quyết định. Phương án tối ưu là phương án thỏa mãn được các mục tiêu đề ra của một hãng, phụ thuộc vào các hạn chế và các ràng buộc. Quyết định tối ưu mang lại hiệu quả cao nhất, lãi gộp (Contribution Margin-CM) cao nhất, hay doanh thu, hay chi phí thấp nhất. Mô hình LP gồm 2 thành phần: . Hàm mục tiêu: Xác định mục tiêu cụ thể phải đạt tới. . Các ràng buộc: Các ràng buộc dưới dạng các hạn chế về sự sẵn có của nguồn lực hay thoả mãn các yêu cầu tối thiểu. Như tên gọi quy hoạch tuyến tính, cả hàm mục tiêu và các ràng buộc phải dưới dạng tuyến tính. 127
  128. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Giới thiệu quy hoạch tuyến tính . LP có nhiều ứng dụng. Bao gồm: . Lựa chọn kết hợp đầu vào có chi phí thấp nhất cho sản phẩm sản xuất ra. . Quyết định danh mục đầu tư tối ưu (hay phân bổ tài sản). . Quyết định phương thức vận chuyển có chi phí thấp nhất. . Kết hợp khí đốt. . Phân bố nhân lực tối ưu. . 128
  129. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Các phương pháp tính toán . Có nhiều phương pháp để tính toán LP bao gồm: . Phương pháp đơn hình . Phương pháp đồ thị . Phương pháp đơn hình là phương pháp được sử dụng giải bài toán LP. Nó là một thuật toán, một phương pháp tính toán lặp đi lặp lại, từ phương án này tới phương án khác cho đến khi đạt được lời giải tốt nhất. Mặc dù vậy, hiện nay với sự trợ giúp của rất nhiều phần mềm ứng dụng (kể cả Excel), chúng ta dễ dàng tìm được phương án tối ưu mà không cần phải giải bằng tay như trước. . Phương pháp đồ thị dễ sử dụng hơn nhưng chỉ đối với các trường hợp LP có 2 biến quyết định. 129
  130. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Các phương pháp tính toán- Phương pháp đồ thị Phương pháp đồ thị gồm các bước sau đây: . Bước 1: Đưa bất đẳng thức về dạng đẳng thức. . Bước 2: Minh họa bằng đồ thị các đẳng thức. Để minh họa: . Đặt một biến bằng 0 và tìm giá trị biến còn lại và nối 2 giá trị trên đồ thị, . Đánh dấu các điểm trên 2 trục và kết nối với nhau thành 1 đường thẳng. . Bước 3: Xác định phần thỏa mãn của các đẳng thức bằng cách đánh bóng. Lặp lại các bước từ 1-3 đối với mỗi ràng buộc. . Bước 4: Sau hết, xác định tập phương án tức là đánh dấu các vùng chứa các phương án thoả mãn tất cả các ràng buộc. . Bước 5: Giải đồng thời các ràng buộc (thể hiện dưới dạng các đẳng thức) để tìm ra điểm cận biên. . Bước 6: Xác định hiệu quả hoặc lãi gộp tại tất cả các đỉnh trong miền khả thi. 130
  131. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Các phương pháp tính toán- Phương pháp đồ thị CHÚ Ý: Tập phương án là những giá trị của biến quyết định thoả mãn đồng thời các ràng buộc. Chúng được tìm thấy phía trên và bên trong miền khả thi. Phương pháp đồ thị dựa vào 2 đặc điểm quan trọng của LP: 1. Phương án tối ưu nằm ở đường biên của vùng khả thi, có nghĩa là có thể bỏ qua các điểm bên trong vùng khả thi (rất nhiều điểm) khi tìm kiếm phương án tối ưu. 2. Phương án tối ưu nằm ở 1 trong các đỉnh của miền tối ưu (các phương án khả thi cơ bản) 131
  132. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Chúng ta xem xét bài toán tối ưu như sau: Công ty Galaxy sản xuất 2 loại sản phẩm là SD và ZD. Nguyên liệu sử dụng là 1 loại nhựa đặc biệt. . Định mức chi phí nguyên liệu và nhân công cho việc sản xuất 2 sản phẩm như sau: • SD cần 2 cân nhựa và 3 phút giờ công lao động. • ZD cần 1 cân nhựa và 4 phút giờ công lao động. . Trong đó giới hạn về nguồn lực là: 1000 cân nhựa và 40 giờ làm việc mỗi tuần. 132
  133. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Yêu cầu từ bộ phận Marketing: . Tổng số lượng sản xuất không quá 700 tá. . Số lượng SD không vượt quá số lượng ZD là 350 tá. . Dự kiến: Lợi nhuận thu được là $8/ tá SD, $5/ tá ZD. . Kế hoạch sản xuất hiện tại là: . SD = 450 tá 8(450) + 5(100) . ZD = 100 tá . Lợi nhuận = $4100/ tuần Ban giám đốc đang tìm kiếm phương án sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận cho Công ty 133
  134. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính . Biến quyết định: . X1 = Số lượng sản xuất sản phẩm SD (tá/tuần) . X2 = Số lượng sản xuất sản phẩm ZD (tá/tuần) . . Hàm mục tiêu: Tối đa hoá lợi nhuận/ tuần 134
  135. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính Max 8X1 + 5X2 (Lợi nhuận tuần) Các ràng buộc 2X1 + 1X2 ≤ 1000 (Nhựa) 3X1 + 4X2 ≤ 2400 (Thời gian sản xuất) X1 + X2 ≤ 700 (Tổng số lượng sản xuất) X1 - X2 ≤ 350 (Mix) Xj> = 0, j = 1,2 (Không âm) 135
  136. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Sử dụng đồ thị để mô tả các ràng buộc, hàm mục tiêu và miền khả thi. X2 Ràng buộc không âm X1 136
  137. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Miền khả thi: X2 1000 Ràng buộc về nhựa 2X1+X2 ≤ 1000 700 Ràng buộc tổng sản xuất: X1+X2 ≤ 700 (không dư) 500 Không khả thi Khả thi Thời gian 3X1+4X2 ≤ 2400 X1 500 700 137
  138. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Miền khả thi: X2 1000 Ràng buộc về nhựa 2X1+X2 ≤ 1000 700 Ràng buộc tổng sản xuất: X1+X2 ≤ 700 (không dư) 500 Không khả thi Ràng buộc mix: Khả thi X1-X2 ≤ 350 Thời gian 3X1+4X2≤ 2400 X 500 700 1 Điểm bên trong. Điểm trên đường biên. Điểm giao nhau (cực trị). 138
  139. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Ví dụ đơn giản- giải bài toán bằng phương pháp đồ thị . Phương án tối ưu: X2 Bắt đầu từ điểm lợi nhuận bất kỳ, ví dụ = $2,000 1000 Sau đó tăng dần lợi nhuận, nếu có thể và tiếp tục đến khi gặp vùng không khả thi 700 500 LN =$4360 X1 500 139
  140. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver . Phân tích độ nhạy là nghiên cứu sự thay đổi của những hệ số trong bài toán quy hoạch tuyến tính ảnh hưởng đến phương án tối ưu. . Dùng phân tích độ nhạy, chúng ta có thể trả lời những câu hỏi sau: . Hệ số trong hàm mục tiêu thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phương án tối ưu? . Giá trị của vế phải của các ràng buộc thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến phương án tối ưu? . Trong nguồn lực sản xuất, nhân tố nào quan trọng hơn?. . Phân tích độ nhạy thường được gọi là phân tích hậu tối ưu. Phân tích độ nhạy rất quan trọng trong việc ra quyết định vì các bài toán tồn tại trong môi trường thay đổi. Phân tích độ nhạy cung cấp những thông tin cần thiết ứng với những thay đổi đó. 140
  141. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính- Phân tích độ nhạy . Phân tích độ nhạy các hệ số của hàm mục tiêu: 1000 X2 Phương án tối ưu sẽ không thay đổi khi Hệ số hàm mục tiêu nằm trong Miền tối ưu 500 X1 141 500 800
  142. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính- Phân tích độ nhạy . Phân tích độ nhạy các hệ số của hàm mục tiêu: 1000 X2 Miền tối ưu : [3.75, 10] 500 400 600 800 X1 142
  143. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính- Phân tích độ nhạy . Giá mờ/ Shadow Prices: Giả sử không có những thay đổi nào của các thông số đầu vào, giá trị thay đổi của hàm mục tiêu khi gia tăng một đơn vị (phía phải) của ràng buộc được gọi là “giá mờ" 143
  144. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính- Phân tích độ nhạy . Giá mờ/ Shadow Prices: Mô tả bằng đồ thị X2 Khi gia tăng vế phải của ràng buộc lượng nhựa. 1000 Maximum profit = $4360 Maximum profit = $4363.4 500 Giá mờ/ Shadow price = 4363.40 – 4360.00 = 3.40 Ràng buộc thời gian X1 Sản xuất 144 500
  145. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel: Galaxy.xls . Chọn Solver, ta thấy xuất hiện hộp thoại Đây là ô chứa Set Target cell $D$6 giá trị hàm mục tiêu Equal To: By Changing cells Vùng chứa biến $B$4:$C$4 Quyết định Chọn add đưa vào các ràng buộc Nhập vào các $D$7:$D$10 $F$7:$F$10 Ràng buộc. 145 145
  146. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel: Galaxy.xls . Chọn Solver, ta thấy xuất hiện hộp thoại Đây là ô chứa Set Target cell $D$6 giá trị hàm mục tiêu Equal To: By Changing cells Vùng chứa biến $B$4:$C$4 Quyết định Chọn ‘Options’ Và chọn ‘Linear Programming’ & ‘Non-negative’. 146 146
  147. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel: Galaxy.xls . Chọn Solver, ta thấy xuất hiện hộp thoại Set Target cell $D$6 Equal To: By Changing cells $B$4:$C$4 $D$7:$D$10<=$F$7:$F$10 147
  148. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel: Galaxy.xls CÔNG TY GALAXY SD ZD Tá 320 360 Tổng Giới hạn LN/Profit 8 5 4360 Nhựa 2 1 1000 <= 1000 Thời gian 3 4 2400 <= 2400 Tổng 1 1 680 <= 700 Mix 1 -1 -40 <= 350 148
  149. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel: Galaxy.xls CÔNG TY GALAXY SD ZD Tá 320 360 Tổng Giới hạn LN/Profit 8 5 4360 Nhựa 2 1 1000 <= 1000 Thời gian 3 4 2400 <= 2400 Tổng 1 1 680 <= 700 Mix 1 -1 -40 <= 350 149
  150. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel Solver –Answer Report Microsoft Excel 11.0 Answer Report Worksheet: [Galaxy Alt.xls]Alt Report Created: 7/28/2009 3:07:40 PM Target Cell (Max) Cell Name Original Value Final Value $D$6 LN/Profit Tổng 4360 4360 Adjustable Cells Cell Name Original Value Final Value $B$4 Tá SD 320 320 $C$4 Tá ZD 360 360 Constraints Cell Name Cell Value Formula Status Slack $D$7 Nhựa Tổng 1000 $D$7<=$F$7 Binding 0 $D$8 Thời gian Tổng 2400 $D$8<=$F$8 Binding 0 $D$9 Sản xuất Tổng 680 $D$9<=$F$9 Not Binding 20 $D$10 Mix Tổng -40 $D$10<=$F$10 Not Binding 390 150
  151. 5.2. Giới thiệu mô hình quy hoạch tuyến tính Phân tích độ nhạy cho bài toán quy hoạch và ứng dụng Solver Sử dụng Excel Solver tìm phương án tối ưu . Excel Solver –Sensitivity Report Microsoft Excel 11.0 Sensitivity Report Worksheet: [Galaxy Alt.xls]Alt Report Created: 7/28/2009 3:07:40 PM Adjustable Cells Final Reduced Objective Allowable Allowable Cell Name Value Cost Coefficient Increase Decrease $B$4 Tá SD 320 0 8 2 4.25 $C$4 Tá ZD 360 0 5 5.666666667 1 Constraints Final Shadow Constraint Allowable Allowable Cell Name Value Price R.H. Side Increase Decrease $D$7 Nhựa Tổng 1000 3.4 1000 100 400 $D$8 Thời gian Tổng 2400 0.4 2400 100 650 $D$9 Sản xuất Tổng 680 0 700 1E+30 20 $D$10 Mix Tổng -40 0 350 1E+30 390 151
  152. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Khái quát Quy hoạch khí là sự hoạch định chiến lược khai thác, vận chuyển và sử dụng khí một cách hợp lý của cả quốc gia hay đối với từng vùng nhằm đáp ứng các nhu cầu về khí và đảm bảo sự phát triển bền vững Khai thác Xử lý Sản phẩm Vận chuyển Thị trưòng Mỏ khí SX Điện F Dân dụng F Điểm tiếp nhận Sản phẩm khí và chế biến khí F Công nghiệp F 152
  153. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Ứng dụng mô hình toán trong quy hoạch . Mô hình toán là công cụ quan trọng trong quá trình phân tích khi xây dựng các phương án quy hoạch nói chung và quy hoạch khí nói riêng. Bởi vậy, việc thiết lập các mô hình toán cho quy hoạch khí là không thể thiếu được. Các mô hình toán cần được thiết lập bao gồm: . Xây dựng các mô hình mô phỏng tuỳ thuộc vào các mục tiêu khai thác và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. . Xây dựng các mô hình cân bằng cung cầu tại từng khâu trong dây chuyền khí. . Thiết lập các mô hình tối ưu hoá để lựa chọn các phương án quy hoạch. 153
  154. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Quy hoạch khai thác khí . Khí thiên nhiên thường được khai thác từ nhiều mỏ khác nhau và với những mỏ này có thể do những nhà đầu tư khác nhau tham gia đầu tư khai thác và bán khi trực tiếp và/hoặc thông qua các công ty phân phối (tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của thị trường khí). Vì hệ thống cung cấp khí (dây chuyền khí) được chia thành những giai đoạn có quan hệ chặt chẽ với nhau (khai thác- vận chuyển, phân phối- tiêu thụ), do vậy quy hoạch khai thác khí cần phải đáp ứng được những mục tiêu như sau: . Cung cấp tối đa khí cho nhu cầu của thị trường . Cung cấp khí với chi phí hợp lý (hay thấp nhất) nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thị trường . Đảm bảo lợi ích hợp lý cho các nhà đầu tư . Đảm bảo lợi ích tối đa cho đất nước 154
  155. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Quy hoạch vận chuyển và phân phối khí . Đối với tối ưu trong vận chuyển và phân phối, người ta thường sử dụng bài toán vận tải. . Trong bài toán này, nhà cung cấp i có thể bán (vận chuyển) tới mọi thị trường (thị trường j), trong đó tij có thể được ký hiệu là cho phí vận chuyển từ nhà sản xuất i tới thị trường j. . Vấn đề đặt ra là làm sao cực tiểu hoá chi phí vận chuyển từ nhà sản xuất i tới thị trường j. 155
  156. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Quy hoạch vận chuyển và phân phối khí Mô tả bài toán vận tải 1 N 2 D 3 R 4 A 5 6 156
  157. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Quy hoạch vận chuyển và phân phối khí . Do khí thiên nhiên là một sản phẩm đặc thù do phải vận chuyển bằng đường ống, vì vậy mô hình vận chuyển tối ưu người ta không sử dụng bài toán vận tải mà phải sử dụng mô hình mạng. Ở đây chúng ta cũng có các nhà sản xuất N, D, R và A, và các thị trường từ 1-6. Khi đó khí từ nhà sản xuất N tới thị trường 6, có thể bằng nhiều đường khác nhau, ví dụ N-2-3-6, N-1-3-6 or N-1-4-5-6. . Vấn đề đặt ra là phải làm sao xác định được cách thức vận chuyển tối ưu khí từ các mỏ đến các thị trường, với những điều kiện cơ bản như: . Đảm bảo sản xuất theo kế hoạch đã thoả thuận với các nhà sản xuất. . Phân phối khí đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. . Đảm bảo áp suất khí theo thoả thuận. . Cực tiểu hoá việc sử dụng năng lượng cho vận chuyển và phân phối khí đến các hộ tiêu thụ. 157
  158. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Quy hoạch vận chuyển và phân phối khí Sơ đồ mô hình mạng N D 1 2 4 3 R 6 5 A 158
  159. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Các bước cơ bản lựa chọn phương án quy hoạch Xác định mục tiêu của bài toán Tìm phương án tối ưu Bằng phương pháp mô phỏng Tìm phương án hợp lý trong số các phương án chấp nhận được bằng phương pháp mô phỏng Tập các phương án có thể Mô hình Tập các phương án mô phỏng chấp nhận được Tập các giá trị Bằng phương pháp tối ưu hóa đầu vào Tìm phương án hợp lý trong số các phương án chấp nhận được bằng phương pháp tối ưu hoá 159
  160. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Các bước cơ bản lựa chọn phương án quy hoạch . Mô hình toán là công cụ quan trọng trong quá trình phân tích khi xây dựng các phương án quy hoạch nói chung và quy hoạch khí nói riêng. Bởi vậy, việc thiết lập các mô hình toán cho quy hoạch khí là không thể thiếu được. Các mô hình toán cần được thiết lập bao gồm: . Xây dựng các mô hình mô phỏng tuỳ thuộc vào các mục tiêu khai thác và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. . Xây dựng các mô hình cân bằng cung cầu tại từng khâu trong dây chuyền khí. . Thiết lập các mô hình tối ưu hoá để lựa chọn các phương án quy hoạch. 160
  161. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Mô phỏng các bài toán tối ưu cho quy hoạch khai thác khí . Bài toán chi phí cung cấp khí cực tiểu . Bài toán cực tiểu hoá vốn đầu tư . Bài toán tối đa sản lượng cung cấp với ràng buộc về giá mua khí và nhu cầu của thị trường . Bài toán tối đa hoá lợi ích thu được cho các nhà đầu tư trong đầu tư khai thác khí . Bài toán tối đa hoá lợi ích cho đất nước trong khâu khai thác khí
  162. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Xác định sản lượng huy động của từng mỏ khí hàng năm để cực tiểu hóa chi phí cung cấp khí. Khi đó hàm mục tiêu được xác định như sau: T n C = ∑∑ X ijc j → Min i=1 j=1 . Trong đó: • Xij là sản lượng khai thác của mỏ i trong năm j. • cj là chi phí khai thác 1 đơn vị khí của mỏ j. cj có thể được gọi là chi phí cộng tới (cost plus) áp dụng cho khâu khai thác. Cơ sở của nó là các nhà đầu tư chỉ chấp nhận đầu tư cho các dự án sử dụng khí có hiệu quả (thể hiện ở chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội tại - IRR ở mức hợp lý).
  163. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Các ràng buộc: T + ∑ X i ≤ Si ; Đây là ràng buộc sản lượng có khả năng cung cấp của mỏ (trữ i=1 lượng thương mại). Trong đó Si là trữ lượng khai thác thương mại của mỏ i n + ∑ X j ≥ D j ; Đây là ràng buộc về cầu, tổng sản lượng huy động của các mỏ j j=1 hàng năm phải lớn hơn hoặc bằng nhu cầu. Dj là nhu cầu khí trong năm j + X i ≤ M i ; Đây là ràng buộc về sản lượng huy động tối đa hàng năm của mỏ i. Trong đó Mi là công suất khai thác tối đa, giá trị này thường được xác định dựa trên trữ lượng thương mại của mỏ thông qua tỷ lệ P/R (Production/ Reserve). Đối với mỏ có trữ lượng nhỏ P/R bằng khoảng 0.1-0.15, đối với các mỏ lớn tỷ lệ nhỏ hơn 0.1 (tỷ lệ được căn cứ vào khả năng khai thác hiệu quả của từng dự án).
  164. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Các bước thực hiện: 1 Mô hình hoá bài toán trên bảng tính 5 Cập nhật kết 2 quả vào bảng Nhập dữ liệu vào bảng tính Workbook tính Results Data Model 4 Final 3 Tính toán Khai báo các tối ưu Model thông số của (Solver mô hình Solution)
  165. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Mô hình hóa bài toán trên bảng tính: A B C D E F G H I J K L M N O 1 CỰC TIỂU CHI PHÍ CUNG CẤP KHÍ 2 3 Chi phí cung cấp khí $/1000m3 4 TT Tên mỏ 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 5 1 Lan Tây- Lan Đỏ (06-01) 62 62 62 62 62 62 62 62 62 62 6 2 Rồng Đôi- RĐT (11-2) 57 57 57 57 57 57 57 57 57 57 7 3 Chim Sáo- Dừa (12) 67 67 67 67 67 67 67 67 67 67 8 4 HT- MT (05) 49 49 49 49 49 49 49 49 49 49 9 5 TN-TL- KC- CC 68 68 68 68 68 68 68 68 68 68 10 * Có thể đưa vào chi phí cung cấp khí hàng năm khác nhau, ví dụ tính trượt giá 11 12 13 Phương án khai thác Ràng buộc 14 TT Tên mỏ 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng hàng Trữ lượng CSuất max 15 1 Lan Tây- Lan Đỏ (06-01) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 54.51 3.634 16 2 Rồng Đôi- RĐT (11-2) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 22.94 2.294 17 3 Chim Sáo- Dừa (12) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1.53 0.306 18 4 HT- MT (05) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 22.04 2.204 19 5 TN-TL- KC- CC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4.83 0.966 20 Tổng cộng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 21 Nhu cầu 6.74 7.34 7.34 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 22 23 Hàm mục tiêu: SUMPRODUCT(C5:L9,C15:L19) 0
  166. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Các thành phần của Solver:
  167. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: . Kết quả tính toán: Phương án khai thác TT Tên mỏ 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Lan Tây- Lan Đỏ (06-01) 2.242 2.842 2.842 3.634 3.634 3.634 3.634 3.634 3.634 3.634 2 Rồng Đôi- RĐT (11-2) 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 2.294 3 Chim Sáo- Dừa (12) 0 0 0 0.008 0.008 0.008 0.008 0.008 0.008 0.008 4 HT- MT (05) 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 2.204 5 TN-TL- KC- CC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng cộng 6.74 7.34 7.34 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 Nhu cầu 6.74 7.34 7.34 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 8.14 Hàm mục tiêu: SUMPRODUCT(C5:L9,C15:L19) 4459.9
  168. 5.3. Quy hoạch phát triển khí Áp dụng tính toán cho Việt Nam- Cực tiểu chi phí cung cấp . Mô tả bài toán: Mô phỏng giải bài toán quy hoạch khí Đông Nam bộ bằng Solver
  169. 5.4. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Cơ sở . Đặc điểm của NMLD: . SX nhiều loại sản phẩm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau . Tỷ lệ tương đối giữa các SP phụ thuộc vào: • Sự đa dạng của nguyên liệu • Hoạt động của các PX bảo đảm cho sự chuyển hoá • Các điều chỉnh có thể có của PX . Mục tiêu: . Tối đa lợi nhuận của nhà máy. . Cực tiểu hóa chi phí. . Phương pháp giải: . Biểu diễn các hoạt động của nhà máy thành các PT tuyến tính . Sử dụng mô hình tuyến tính thu được để xác định PA tối ưu
  170. 5.4. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Bài toán cực đại hóa lợi nhuận . Bài toán đơn giản: 3 sp, không hao hụt, không tiêu thụ nội nhà máy). . Xử lý 2 loại dầu thô A và B để sx xăng, GO và FO với hiệu suất: Dầu thô A B Xăng 0,2 0,4 GO 0,4 0,2 FO 0,4 0,4 . Ràng buộc lưu trữ: Xăng: 1.200 tấn; GO: 1.200 tấn; FO: 1.400 tấn . Hiệu quả kinh tế (lợi nhuận): . 140 USD/1 tấn dầu thô A . 150 USD/1 tấn dầu thô B
  171. 5.4. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Bài toán cực đại hóa lợi nhuận Lập phương trình: . PA xử lý riêng lẻ từng loại dầu thô: . Dầu thô A: xử lý tối đa 3000 tấn (Ràng buộc lưu trữ GO): 420.000USD . Dầu thô B: xử lý tối đa 3000 tấn (Ràng buộc lưu trữ Xăng): 450.000USD . Xử lý Kết hợp hai loại dầu thô: Hiệu quả? . X1 lượng dầu thô A xử lý, X2: lượng dầu thô B cần xử lý, Mục đích: Tối đa lợi nhuận. . Phương trình: • Max(Z) 140X1 + 150X2 • 0,2X1 + 0,4X2 ≤ 1200 • 0,4X1 + 0,2X2 ≤ 1200 GIẢI ? • 0,4X1 + 0,4X2 ≤ 1400 • X1 ≥ 0, X2 ≥ 0, X1, X2: Biến cấu trúc (biến chính)
  172. 5.4. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Bài toán cực tiểu hóa chi phí . Một nhà máy cần SX tối thiểu 3 sản phẩm: . Xăng: 1600 tấn . GO: 2000 tấn . FO: 2800 tấn . Từ 3 loại dầu thô A, B và C với các hiệu suất (%m) như sau: A B C Xăng 0,2 0,25 0,4 GO 0,4 0,25 0,2 FO 0,4 0,5 0,4 Giá dầu 150 140 160
  173. 5.4. Tối ưu hóa nhà máy lọc dầu Bài toán cực tiểu hóa chi phí . Đặt phương trình: Min: 150X1 + 140X2 + 160X3 . Các ràng buộc: . 0,2X1 + 0,25X2 + 0,4X3 ≥ 1600 . 0,4X1 + 0,25X2 + 0,2X3 ≥ 2000 . 0,4X1 + 0,5X2 + 0,4X3 ≥ 2800 GIẢI ?
  174. Chương 6 Giá dầu khí 174
  175. 6.1. Phương pháp chung trong định giá hàng hóa Một số vấn đề cơ bản . Giá cả là một phạm trù kinh tế rất tổng hợp nó phản ánh các mối quan hệ kinh tế xã hội và là một chỉ tiêu kinh tế tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tới các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. . Giá cả thị trường thể hiện mối quan hệ tương tác giữa người mua và người bán trong bối cảnh mâu thuẫn quyền lợi giữa hai bên, nó là công cụ để thị trường thực hiện các chức năng khách quan về tính hao phí lao động xã hội, phân phối lợi nhuận và chức năng đòn bẩy kinh tế. . Giá cả và thị trường có mối liên quan chặt chẽ không tách rời nhau. Xét về hình thái thị trường thì dầu khí nằm trong khối thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, tuỳ hoàn cảnh đó có thể là thị trường độc quyền đơn phương hoặc độc quyền đa phương và nhà nước có thể kiểm soát một phần hoặc toàn bộ giá cả. . Có nhiều phương pháp xác định giá giúp cho nhà nước và doanh nghiệp định hướng được mức giá, tuy nhiên chính quan hệ cung cầu thực tế trên thị trường mới là chủ thể quyết định trực tiếp mức giá trong nền kinh tế thị trường. 175
  176. 6.1. Phương pháp chung trong định giá hàng hóa Xác định giá từ chi phí . Phương pháp dựa trên quan điểm cho rằng chi phí là điểm khởi đầu quan trọng của việc định giá do đó phải tính toán chi phí của doanh nghiệp để tính toán chi phí trên đơn vị sản phẩm và cộng thêm một tỷ lệ lãi tính trên tổng chi phí hoặc số vốn để xác định giá bán sản phẩm. TC . Chi phí đơn vị sản phẩm được tính theo công thức: C = dv Q . Trong đó Cđv là chi phí đơn vị sản phẩm, TC là tổng chi phí để sản xuất ra một loại sản phẩm và Q là sản lượng sản phẩm sản xuất ra . Phương pháp này có ưu điểm là bảo đảm bù đắp chi phí cho người sản xuất cũng như bảo đảm cho họ có một lãi suất ấn định nhưng nhược điểm của nó là không thể nào có thể tính toán đầy đủ và chính xác các chi phí, đặc biệt chi phí đơn vị phụ thuộc vào nhiều yếu tố sản lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như tiêu thụ được và giá mà thị trường chấp nhận. Khi xác định giá còn phải chú ý đến mức co giãn của cầu tức là mức giá riêng của sản phẩm còn phải chú ý đến giá các sản phẩm thay thế hay bổ sung. 176
  177. 6.1. Phương pháp chung trong định giá hàng hóa Phương pháp hệ số . Nếu có nhiều đơn vị cùng sản xuất ra một loại sản phẩm nhưng khác nhau về quy cách, kích cỡ, chất lượng, thì có thể dùng phương pháp hệ số để tính giá cho từng loại sản phẩm. . Nội dung của phương pháp này là chọn một giá chuẩn cho một sản phẩm chuẩn từ đó tính mức độ biến thiên giá của các sản phẩm còn lại qua so sánh với sản phẩm chuẩn. . Sản phẩm chuẩn là sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng sản phẩm, có quy trình sản xuất công nghệ tiêu biểu, ổn định, đại diện cho toàn bộ nhóm sản phẩm và giá chuẩn thường tính theo phương pháp chi phí. . Khó khăn chính để áp dụng phương pháp này là chọn các tham số để xác định hệ số biến thiên cùng trọng số của chúng trong giá. 177
  178. 6.1. Phương pháp chung trong định giá hàng hóa Phương pháp hàm cung cầu . Trong điều kiện các yếu tố tác động đến cầu và cung vẫn giữ nguyên thì mức cầu của loại hàng hoá đó diễn biến ngược chiều với giá cả, còn cung thì diễn biến cùng chiều với giá cả trong lúc giá cả lại bị chi phối bởi cung và cầu trên thị trường. Như vậy giá cả p của một loại hàng hoá nào đó là một hàm của cung "s" và cầu "d " về hàng hoá đó trên thị trường: p = f(s,d). . Để xác định giá cả chú ý đến biến động của cầu, người ta tính hệ số co dãn của cầu theo công thức: D − D P − P e = 1 0 / 1 0 D0 P0 . Trong đó e là hệ số co giãn của cầu so với giá của sản phẩm, D0, D1 là cầu tương ứng với giá P0, P1 của sản phẩm ở thời kỳ gốc và thời kỳ nghiên cứu . Người ta cũng có thể sử dụng hệ số co giãn của cầu ở thời kỳ trước để dự đoán giá và xác định giá cho thời kỳ tiếp theo theo công thức suy ra trên: ∆D × P P = 0 + P . 1 0 P1 là mức giá dự kiến, D0 × e . P0 là mức giá ở thời điểm gốc (hiện tại), ∆D là lượng gia tăng về cầu của hàng hoá, D0, D1 là cầu tương ứng ở thời điểm có giá hàng P0, P1 178