Bài giảng Công trình thép gỗ - Chương 1: Kết cấu mái không gian nhà nhịp lớn - Nguyễn Ngọc Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công trình thép gỗ - Chương 1: Kết cấu mái không gian nhà nhịp lớn - Nguyễn Ngọc Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ket_cau_mai_khong_gian_nha_nhip_lon_nguyen_ngoc_li.ppt
Nội dung text: Bài giảng Công trình thép gỗ - Chương 1: Kết cấu mái không gian nhà nhịp lớn - Nguyễn Ngọc Linh
- KẾT CẤU MÁI KHÔNG GIAN NHÀ NHỊP LỚN TS. Nguyễn Ngọc Linh Bộ môn Công trình thép – gỗ
- ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU MÁI KHÔNG GIAN NHÀ NHỊP LỚN Đặc điểm: •Tải trọng được truyền theo hai phương; mọi phân tố dọc, ngang của hệ đều tham gia chịu lực. •Kết cấu không gian nhẹ hơn kết cấu phẳng, thông thường có dáng kiến trúc đẹp hơn. •Tính toán chính xác kết cấu không gian đòi hỏi nhiều công sức hơn và phải có sự trợ giúp của phần mềm tính toán kết cấu. •Hệ kết cấu thép mái không gian nhịp lớn thường dùng là dạng hệ lưới thanh không gian liên kết. Nhược điểm là nút liên kết rất phức tạp, việc chế tạo và lắp ráp đòi hỏi độ chính xác cao.
- KẾT CẤU MÁI LƯỚI KHÔNG GIAN Kết cấu mái không gian chia làm hai loại: hệ kết cấu mái lưới thanh không gian và hệ kết cấu không gian dạng vỏ. Dùng cho các công trình nhịp nhỏ (l 60 m. Hệ kết cấu mái lưới thanh không gian được cấu tạo từ ba lớp lưới thanh gồm: lớp lưới cánh trên theo mặt mái, lớp lưới cánh dưới thường bố trí song song với cánh trên và lớp thứ ba là hệ thanh bụng liên kết lưới thanh cánh trên với lưới thanh cánh dưới, để bảo đảm độ cứng cần thiết cho hệ kết cấu;
- KẾT CẤU MÁI LƯỚI KHÔNG GIAN Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Cạn
- KẾT CẤU MÁI LƯỚI KHÔNG GIAN dàn không gian nhà bi sắt trung tâm đào tạo vận dộng viên cao cấp TP Hà Nội
- KẾT CẤU MÁI LƯỚI KHÔNG GIAN
- KẾT CẤU MÁI LƯỚI KHÔNG GIAN
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN a) Các dạng sơ đồ bố trí hệ thanh: Gồm các giàn phẳng đặt giao nhau theo hai hướng hoặc ba hướng Trực giao Chéo nhau Theo ba hướng
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN a) Các dạng sơ đồ bố trí hệ thanh Hệ mái ghép bởi các đơn nguyên định hình tháp 4 mặt, 5 mặt hoặc 7 mặt. Các cách ghép này tạo nên các giàn đặt chéo trong mái. Sơ đồ mái ghép bởi các đơn nguyên hình tháp a), b) - từ các đơn nguyên hình chóp 5 mặt; c) - từ các đơn nguyên hình chóp 4 mặt; d) - từ các đơn nguyên hình chóp 7 mặt.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN a) Các dạng sơ đồ bố trí hệ thanh Mái có đơn nguyên chóp 5 mặt
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN a) Các dạng sơ đồ bố trí hệ thanh Về phương diện cấu tạo, hệ kết cấu lưới thanh là hệ bao gồm nhiều cấu trúc giống nhau ghép lại, gọi là hệ cấu trúc tinh thể.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN b) Lựa chọn sơ đồ bố trí thanh Phụ thuộc dạng mặt bằng mái, cỡ nhịp, sơ đồ bố trí gối kê, cấu tạo nút liên kết giữa các thanh, dạng tiết diện các thanh Mái có các ô lưới hình vuông có các đơn nguyên hình chóp 5 mặt dùng hợp lý khi mặt bằng mái là hình vuông, hoặc mái chữ nhật khi tỉ số 2 cạnh < 1: 0,8 khi đó sự làm việc của mái theo hai hướng là gần như nhau.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN b) Lựa chọn sơ đồ bố trí thanh Mái có mặt bằng hình chữ nhật khi tỉ số 2 cạnh > 1: 0,8 nên dùng mái gồm các dàn đặt chéo góc 45o so với chu vi, với các đơn nguyên chóp 4 mặt .
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN b) Lựa chọn sơ đồ bố trí thanh Mái có các thanh cánh tạo nên các ô lưới hình vuông với các đơn nguyên hình chóp 5 mặt hoặc hình chóp 7 mặt có thể bị biến hình nên không chịu được mômen xoắn. Vì vậy khi cấu tạo mái có con sơn cần bố trí sao cho phần con sơn chỉ chịu uốn ngang. Mái có các cánh tạo nên hình tam giác, từ các đơn nguyên hình chóp 4 mặt tạo nên hệ lưới không gian có tính bất biến hình và độ cứng tăng, vì vậy thích hợp cho các dạng mặt bằng hình dạng phức tạp và có các bộ phận làm việc dạng con sơn. Tuy nhiên phức tạp hơn khi chế tạo và dựng lắp
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa Đặc điểm của hệ mái lưới không gian về phương diện kết cấu là gối tựa có thể bố trí tại vị trí bất kỳ, tuy nhiên chúng được bố trí theo các nguyên tắc sau: + Theo yêu cầu bố trí kiến trúc; + Đảm bảo tốt nhất tính làm việc không gian của kết cấu, sao cho nội lực càng phân bố đều trong mặt mái; + Trong các mặt bằng đối xứng nên bố trí gối đối xứng.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa Một số phương án bố trí gối tựa cho mặt bằng hình vuông và tam giác a) - ở góc, b), d) - con sơn ở góc; c), e) - theo chu vi; g), h) - dạng consơn xung quanh; i) - thành hệ nhiều nhịp (với gối tựa bên trong)
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa Khi bố trí gối tựa ở góc và tạo con sơn góc các thanh ở khu vực gối tựa sẽ có nội lực lớn, nội lực phân bố không đều trên mặt mái. Để khắc phục điều này có thể phân bố phản lực gối lên một số thanh như các phương án trên dùng thanh chống xiên dùng thêm thanh cứng
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa Bố trí nhiều gối tựa theo chu vi khi bước cột nhỏ (hoặc trên các dầm giằng đầu cột - khi bước cột lớn) cho nội lực phân bố khá đều trong mặt mái. Bố trí gối tựa tạo nên vùng con sơn chung quanh mái với nhịp con sơn lc = (0,2 - 0,25) l làm giảm nội lực cho vùng giữa tấm vì vậy có hiệu quả kinh tế hơn. Bố trí dạng nhiều nhịp mômen gối làm giảm nội lực các thanh ở nhịp, tuy nhiên không gian sử dụng giảm và chi phí cột tăng. phương án bố trí gối liên hợp Để nội lực trong hệ phân bố đều hơn có thể dùng các dùng thêm hệ dây văng, hệ dây treo, tạo hệ dàn gối hoặc vòm đỡ.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Bố trí gối tựa Các phương án kết cấu gối đỡ liên hợp a),b)- dùng hệ dây văng; c), d)- hệ dây treo; e)- tạo hệ dàn gối; h) - gối tựa lên vòm.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Kích thước hình học của mái, tiết diện thanh và vật liệu làm thanh - Kích thước hình học của mái + Nhịp l của mái có độ lớn bất kỳ tuỳ theo yêu cầu bố trí kiến trúc; + Chiều cao của dàn h = (1/15 - 1/30) l ; + Góc ngiêng của các thanh xiên so với phương nằm ngang = 400 - 500 ; + Chiều dài các thanh: Thông thường chiều dài các thanh dàn a = 1,2 - 3 m.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Kích thước hình học của mái, tiết diện thanh và vật liệu làm thanh - Tiết diện thanh + Tiết diện hình ống là loại dùng nhiều hơn cả, so với tiết diện tổ hợp từ thép góc đều cánh và nếu các thanh có độ mảnh như nhau thì tiết diện thép ống tiết kiệm được khoảng 15 % trọng lượng thép; + Tiết diện là thép góc đơn hoặc tổ hợp; + Tiết diện là định hình mỏng dập nguội ( vuông, chữ nhật chữ ). + Chiều dầy của thép làm thanh không được nhỏ hơn 2,5 mm; thép ống dùng nhỏ nhất là 48x2,5 mm; thép góc nhỏ nhất là L 50x3 mm và L 63x40x3 mm. Các loại tiết diện trên có thể lấy theo các bảng thép hình có sẵn.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Kích thước hình học của mái, tiết diện thanh và vật liệu làm thanh Độ mảnh giới hạn của các thanh + Đối với thanh chịu nén lấy theo bảng Các thanh Độ mảnh giới hạn 1.Thanh cánh, thanh xiên, thanh đứng nhận trực tiếp 180- 60 phản lực gối tựa bằng thép ống hoặc tổ hợp từ 2 thép góc 2.Các thanh khác: - bằng thép ống, thép góc đơn hoặc tổ hợp từ 2 thép 210-60 góc - bằng thép góc đơn dùng liên kết bulông 220- 40 Ghi chú: = N/( Af); N- lực nén trong thanh; A- diện tích tiết diên nguyên của thanh; f- cường độ tính toán của thép; 0,5 - hệ số uốn dọc của thanh.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Kích thước hình học của mái, tiết diện thanh và vật liệu làm thanh + Đối với các thanh chịu kéo lấy theo bảng sau Các thanh Độ mảnh giới hạn khi chịu tải trọng Động trực tiếp tĩnh cầu trục Thanh cánh, thanh xiên, thanh 250 400 250 đứng nhận trực tiếp phảnlực gối tựa Các thanh khác 350 400 300
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN c) Kích thước hình học của mái, tiết diện thanh và vật liệu làm thanh -Vật liệu làm thanh. Các thanh của kết cấu mái lưới không gian được làm bằng thép các bon thông thường, có giới hạn chảy từ 240 đến 290 N/ mm2.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CÔNG NGHIỆP Chi tiết cơ bản của nút công nghiệp (hay còn gọi là nút cánh bướm) là các bản thép được hàn vào thép ống (thanh cánh trên, cánh dưới) để liên kết với các thanh bụng tạo thành hệ giàn không gian. Các bản mã này được gia công tùy theo các góc nghiêng của các thanh bụng liên kết vào nút. Trên bản mã có các lỗ bu lông để liên kết các thanh giàn. Các thanh giàn: được sản xuất theo đúng đường kính, độ dày, cường độ thiết kế. Các thanh bụng được đập bẹp đầu và đục lỗ bu lông để liên kết vào nút. Sau đó được tẩy rửa, phốt phát hóa bề mặt và sơn tĩnh điện theo màu do thiết kế chỉ định.
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CÔNG NGHIỆP
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CÔNG NGHIỆP
- Dàn sử dụng nút công nghiệp
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CẦU Liên kết nút cầu bao gồm các chi tiết: - Quả cầu thép mạ (hoặc Inox) có lỗ khoan có ren để liên kết các thanh giàn. - Bu lông liên kết: Bu lông cường độ cao có 2 gờ dọc, cấp bền 8.8. - Đầu côn: Được chế tạo từ thép CT3 bằng công nghệ rèn và tiện. - Ống lồng: Có dạng khối trụ lục lăng có 2 rãnh phía trong, được chế tạo từ thép CT5 qua công nghệ rèn, khoan, bào rãnh then, mạ niken bóng. - Thanh dàn: Được sản xuất tại nhà máy thép ống trong nước, có đường kính, độ dày, cường độ theo đúng thiết kế. Thanh dàn được tẩy rửa, phốt phát hóa bề mặt và sơn tĩnh điện theo màu do thiết kế chỉ định.
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CẦU
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CẦU
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CẦU
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT CẦU
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT TRỤ Chi tiết cơ bản của nút là khối thép hình trụ, trên đó có xẻ nhiều rãnh dọc theo đường sinh, bulông bố trí tại tâm nút hình trụ liên kết với hai tấm chặn ép vào hai đầu mút của nút hình trụ ngăn cản chuyển vị của đầu các thanh dàn theo mọi hướng tạo thành cụm nút. Công dụng của rãnh là để neo chặt phần đầu thanh dàn bảo đảm truyền lực kéo nén dọc trục thanh dàn vào nút, thành phần lực hớng dọc nút trụ sẽ do bulông và tấm chặn chịu.
- CẤU TẠO NÚT LIÊN KẾT NÚT TRỤ
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh - Nút là các bản mã có hình dạng khác nhau: Loại này thường dùng liên kết các thanh dàn bằng thép góc, thép hình, các định hình mỏng khác nhau. Chúng có cấu tạo khá đơn giản. Các thanh liên kết với bản mã bằng bulông hoặc đường hàn. Bản mã được tạo thành bằng cách dập hoặc hàn các bản rời với nhau để tạo nên hình dạng cần thiết theo sự hội tụ của các thanh.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh Nút dàn từ các bản thép hàn a) Chữ thập cắt mộng ; b) Chữ thập hàn
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh .Một số qui định đối với nút liên kết dạng bản mã + Thép dùng làm bản mã lấy cùng loại với thép của thanh dàn; + Chiều dầy của bản mã phải có độ dầy lớn hơn độ dầy của các thanh ít nhất là 2 mm; chiều dầy tối thiểu của bản mã là 6 mm; + Đường trục của các thanh phải giao nhau tại một điểm, nếu không phải kể đến mômen lệch tâm; + Liên kết các thanh với bản mã dùng bulông cường độ cao hoặc đường hàn góc. + Tại bản mã dùng liên kết hàn, khoảng cách giữa thanh cánh với thanh bụng, đầu các thanh cánh và thanh bụng với mép của bản mã không được nhỏ hơn 20 mm;
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh Khoảng cách tối thiểu giữa các thanh trong nút dàn
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh - Nút cầu ( dạng Mero- của Đức) Nút cầu dạng Mero dùng để liên kết các thanh dàn bằng thép ống. Loại này đang được dùng phổ biến ở ta hiện nay. + Các chi tiết của nút cầu bulông gồm: cầu thép có lỗ ren, bulông cường độ cao, ống lồng (đóng vai trò của êcu), vít chí (hoặc chốt) bắt vào rãnh của ống lồng, và đầu côn hoặc tấm bịt đầu ống
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh - Vật liệu thép cho các liên kết + Cầu thép dùng thép CT45 hoặc 14Mn2Si1 có cường độ tính toán f = 3650 daN/cm2; + Bulông cường độ cao dùng thép có lớp độ bền 8.8; 10.9; 12.9 hoặc thép hợp kim 40Cr; - Đường kính cần thiết của cầu thép được xác định theo các điều kiện sau: + Theo điều kiện 2 bu lông không chạm nhau trong cầu: + Để đủ diện tích tiếp xúc giữa ống lồng và mặt cầu (2 ống lồng của 2 thanh kề nhau không chạm nhau)
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh Xác định khả năng chịu lực kéo của một bulông cường độ cao được tính theo công thức sau: [N]blc ≤ An ftb Trong đó: [N]blc - khả năng chịu lực kéo thiết kế; - hệ số kể đến ảnh hưởng của đường kính bulông đến lực kéo thiết kế, khi đường kính buông d < 30 mm, = 1,0; khi đường kính bulông d ≥ 30 mm lấy = 0,93; ftb = 0,7fub- cường độ chịu kéo tính toán của bulông sau khi đã gia công nhiệt, fub là cường độ kéo đứt tiêu chuẩn của thép làm bulông, An - diện tích tiết diện tịnh của bulông (trừ giảm yếu do ren) mm2 , Đối với các thanh chỉ làm việc chịu nén (trong mọi tổ hợp tải trọng) thì đường kính cần thiết của bulông có thể giảm đi, khi đó diện tích tiết diện của ống lồng phải được kiểm tra theo điều kiện chịu nén và làm việc ép mặt của ống lồng với mặt phẳng cắt vát của cầu theo lực nén tính toán của thanh.
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh Đầu thanh dàn có thể được liên kết với đầu côn hoặc tấm bịt đầu. Khi đó, độ bền của đường hàn nối đầu côn (hoặc mặt bích) với thanh dàn và độ bền của tiết diện ngang bất kỳ của đầu côn phải bằng độ bền của thanh dàn. Bề rộng bh của của đường hàn lấy theo chiều dầy của thanh dàn từ 2- 5 mm. Chiều dầy của tấm bịt đầu phải lấy theo khả năng chịu lực thực tế (thí nghiệm), khi chiều dầy của thành ống t 4 mm thì chiều dầy của tấm bịt đầu tt ≥ 1/5 đường kính ngoài của ống thép. Chi tiết đầu côn và ống bịt đầu thanh dàn. a) đầu côn; b) tấm bịt đầu ( mặt bích).
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh - Nút cầu rỗng, hàn Cầu rỗng ruột được hàn bởi 2 bán cầu, có 2 loại: có sườn và không có sườn ở bên trong. Nút cầu rỗng bằng thép a) - cầu rỗng không có sườn; b) - cầu rỗng có sườn
- HỆ MÁI LƯỚI THANH KHÔNG GIAN e) Nút liên kết giữa các thanh Cầu rỗng thường dùng khi liên kết các thanh thép ống với cầu bằng đường hàn. Vật liệu thép làm cầu là thép các bon thấp thông thường, thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng”, hoặc thép 16Mn. Khi xác định đường kính ngoài của cầu rỗng, khoảng cách a giữa mặt ngoài của 2 thanh dàn cạnh nhau a ≥ 10 mm. Theo điều kiện này có thể sơ bộ xác định đường kính cầu theo công thức: D = ( d1 + 2a + d2 )/ Trong đó: d1, d2 - đường kính ngoài của 2 ống thép cạnh nhau tạo thành góc ; - góc tạo bởi ống thép cạnh nhau (rad).