Bài giảng Giống và công tác giống gia súc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Giống và công tác giống gia súc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_giong_va_cong_tac_giong_gia_suc.ppt
Nội dung text: Bài giảng Giống và công tác giống gia súc
- Chương 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC VÀ CÔNG TÁC GIỐNG Ở NƯỚC TA
- 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC - Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ - Xã hội Nô lệ - Chế độ Phong kiến - Chế độ Tư bản - Thế kỷ 20 đến nay
- 1.2. CÁC QUAN NIỆM, LÝ THUYẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔN GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG GIA SÚC Từ xa xưa, lúc người mẹ có thai mà bị xúc động gì mạnh mẽ thì sự xúc động đó là ảnh hưởng đến bào thai, gây nên sự thay đổi các tính trạng của đời con sau này Hiện tượng télégonie cũng là 1 khái niệm khá phổ biến 1 thời. Người ta cho rằng 1 con cái sau khi đã thụ phối với 1 con đực thì màu sắc, tính trạng của con đực đó sẽ ảnh hưởng đến đời con của con cái mặc dù lần này đời con không phải là con của con đực đó
- + Năm 1800-1850 - Thuần hóa vật nuôi - Chọn lọc cá thể; quần thể riêng lẽ + Năm 1850-1900 - Tạo giống mới (vai trò của R. Backwell) + Năm 1900-1950 - Mendel khám phá ra quy luật di truyền - Tổ chức chọn lọc theo tiêu chuẩn - Tổ chức chọn theo dòng
- + Năm 1950-2000 - Áp dụng di truyền sôs lượng cho từng chủng - Watson và Crick xác định mô hình AND - Henderson áp dụng mô hình BLUP - Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng - Thực thi cấy truyền phôi - Thời đại thông tin về chất lượng con giống và sản phẩm
- + Năm 2000 đến nay - Sử dụng gen chỉ thị - Xác định mầm giới tính từ đầu - Ghép truyền gen - Thực thi cấy truyền gen
- 1.3. CÔNG TÁC GIỐNG GIA SÚC Ở NƯỚC TA 1.3.1. Thời kỳ trước Pháp thuộc năm 1858 Nền chăn nuôi còn yếu kém, chủ yếu nuôi một số trâu, bò, heo, gà địa phương lâu đời dưới hình thức cá thể 1.3.2. Thời kỳ năm 1858 - Cách Mạng tháng 8 năm 1945 Người Pháp từng bước đã có ảnh hưởng đến nền chăn nuôi và công tác giống của Việt Nam
- Sau thế chiến thứ nhất đã đưa một số chuyên viên về thú y Thành lập một số trại nuôi thú giống ở vùng cao (nuôi bò ôn đới), ở vùng đồng bằng (cừu ngựa, heo gà ) Nhập một số giống tốt từ nước ngoài chủ yếu gà vùng ôn đới. Tuy nhiên do kỹ thuật còn thấp, điều kiện khí hậu của Việt Nam là nhiệt đới nên phần lớn nuôi không thành công, chỉ có heo Craonais phát triển tốt được ở Nam Bộ và đã lai với các giống heo ở địa phương
- Năm 1930, đã nhập giống ngựa Ả Rập từ Bắc Phi; bò Ấn Độ, chủ yếu là giống bò Sind và giống bò Ongole cho kết quả tốt trong việc nuôi thích nghi và lai tạo với các giống bò địa phương. Ngựa Đông Dương hình thành từ lai tạo giống ngựa Ả Rập với ngựa địa phương ở nước ta Năm 1932-1936, nhập heo cao sản từ Philipin với 3 giống nổi tiếng của thế giới là Yorkshire, Bershire, Tamwoth (các giống heo này do mỹ đem sang Philipin) nuôi tại đồng bằng sông Cửu và đã tham gia lai tạo với heo địa phương vùng này tạo ra 2 giống là heo trắng Thuộc Nhiêu và heo bông Ba Xuyên
- 1.3.3. Thời kỳ Cách Mạng tháng 8 năm 1945 đến 1954 + Ở vùng giải phóng Thực hiện bình tuyển giống bò, heo. Nhà nước can thiệp vào việc loại hay giữ lại một số giống bò đực, heo đực để làm giống, tiêm phòng phòng chống dịch bệnh + Ở vùng Pháp tạm chiếm - Phát triển thêm một số trại ở vùng đồng bằng - Nhập những giống tốt - Xây dựng một số trại gà và nhập giống gà công nghiệp - Tiến hành lai tạo các giống nhập với các giống địa phương
- 1.3.4. Thời kỳ từ năm 1954- 1975 * Ở Miền Bắc + Năm 1959-1967 thành lập các trại heo giống cấp tỉnh và cấp trung ương quản lý (Đầm Hà - Quảng Ninh và Bát Sát -Lào Cai ) - Đến năm 1967 đã có được 31 trại lợn tỉnh, có quy mô từ 20 - 50 nái cơ bản, có khả năng sản xuất 100 - 200 lợn nái hậu bị hàng năm - Quy mô các trại lúc bấy giờ còn nhỏ, trình độ quản lý non yếu, con giống chưa đạt tiêu chuẩn cao
- + Năm 1962 -1967, xây dựng vùng giống, bình tuyển gia súc - 44 vùng giống lợn ở các tỉnh, bình tuyển được trên 13 vạn lợn nái của 12 tỉnh chiếm 17,6% tổng số lợn nái miền Bắc - Năm 1966 xây dựng vùng giống bò đầu tiên ở Thọ Xuân - Thanh Hoá - Năm 1967 xây dựng vùng giống trâu ở Hạ Hoà - Vĩnh Phú
- + Công tác điều tra cơ bản giống - Bắt đầu từ năm 1964, ban đầu do các tỉnh tự đảm nhận - Đợt điều tra trâu bò năm 1964 của Bộ Nông nghiệp, các trường trung cấp Nông nghiệp Trung ương, các Ty Nông nghiệp đã tiến hành ở 7 tỉnh thành: Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn và điều tra ngựa đã tiến hành ở Lai Châu, Hà Giang Tổng số gia súc được điều tra đạt gần 14 vạn trâu, 3000 bò, trên 1000 ngựa, trên 1 vạn lợn và 10 loại cây thức ăn - Các nông trường Quốc doanh hàng năm cũng tiến hành kiểm kê và bình tuyển giám định gia súc
- + Nhập giống mới Các giống mới cao sản cũng bắt đầu được nhập vào nước ta từ năm 1958, chủ yếu từ Trung Quốc và Liên Xô Bò: Bò sữa lang đen trắng, bò Sind, bò Tam Hà, bò nâu Thụy Sĩ (Brown Swiss) Ngựa: Ngựa chủ yếu là giống Cabacđin của Liên Xô được nuôi tại trại Bá Vân -Thái Nguyên Trâu: Trâu Murrah nhập từ Trung Quốc được nuôi tại trại Ngọc Thanh -Vĩnh Phú Lợn: Lợn Berkshire, Yorkshire, Tân Cương, Đại bạch Landrace và lợn Trung bạch
- Cừu: Cừu lông mịn Tân Cương (Trung Quốc), cừu lông thô Mông Cổ nhập từ năm 1958 được nuôi tại nhiều nông trường Quốc doanh, nhưng cho đến nay chỉ còn một số ít tại nông trường Mộc Châu (Sơn La). Gia cầm: Chúng ta cũng nhập khá nhiều gà Rhodes, Jsland, Leghorn, Plymouth và một số ngỗng Sư tử, vịt Bắc Kinh, gà Tây và gà Nhật Bản, gà Sussex, Cornish chúng ta cũng đã nhập những dòng gà hướng trứng hoặc thịt từ các nước xã hội chủ nghĩa (năm 1971)
- + Tiến hành lai tạo các giống nhập với giống địa phương - Đối với lợn, chúng ta đã dùng chủ yếu để lai kinh tế: Đại bạch x Ỉ; Đại bạchx Móng cái; Landrace x lợn lang - Đối với bò sữa, ban đầu chúng ta cho lai bò lang đen trắng với bò lai Sind, bò Vàng Việt Nam. - Đối với trâu, năm 1975 chúng ta nuôi thực nghiệm trâu sữa Murrah thuần chủng và lai cải tạo với trâu Việt Nam - Gia cầm: Trường Đại học, Viện có thăm dò các công thức lai kinh tế hoặc thông qua lai mà cải tiến giống địa phương
- + Xây dựng các trạm thụ tinh nhân tạo - Từ năm 1959 các trạm thụ tinh nhân tạo thành lập rãi rác ở các nông trường quốc doanh, ở các vùng quanh đô thị, ở 1 vài vùng trung du và miền núi - Đến năm 1967 đã có 27 cơ sở với 515 lợn đực và 20 bò đực giống - Ở vùng miền núi còn có 9 trạm truyền giống ngựa trực tiếp với khoảng 40 đực giống, hàng năm có thể phối cho 1000-1500 ngựa cái
- * Ở Miền Nam - Sự điều tra cơ bản về giống không chính thức - Thụ tinh nhân tạo có thực hiện với quy mô nhỏ và bò phát triển hơn heo - Xây dựng một số trại giống của nhà nước và của tư nhân với quy mô lớn - Nhập nhiều giống ngoại qua con đường viện trợ hay tư bản tư nhân. Bò Santa Gertrudis, bò sữa Jersey; Heo Yorkshire, Landrace, Duroc; gà Hubbard thịt, Hubbard Comet
- 1.3.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay - Không có sự khác biệt về đường lối công tác giống giữa hai miền Nam Bắc - Nhà nước cố gắng xây dựng một chương trình công tác giống thống nhất, thiết lập một hệ thống hòan chỉnh toàn quốc Bộ Nông nghiệp quản lý Trung ương Tỉnh, thành phố quản lý Cấp I Huyện, Quận quản lý Cấp II
- - Sự điều tra giống được thực hiện theo yêu cầu của từng địa phương có sự tham gia của các cơ quan trung ương - Đầu những năm 1980 nền kinh tế chuyển qua giai đoạn mới, gắn liền với sự cạnh tranh, thị trường. Nên hệ thống giống trên đã bị phá vỡ - Các trại đã độc lập nhập ào ạt những giống gia súc gia cầm mới và thực hiện công tác giống riêng cho đơn vị mình để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong giai đoạn mới - Hiện nay đã có nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới hình thức liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài
- Chương 2 NGUỒN GỐC, SỰ THUẦN HOÁ VÀ THÍCH NGHI CỦA THÚ HOANG
- 2.1. NGUỒN GỐC CỦA GIA SÚC * Giống lợn Theo B.P Voncopialov (1956); L. Coringhe (1961) và nhiều tác giả - Họ Suidae + Nguồn gốc: - Chủng Sus scorfa - Thứ chủng Sus Orientalis, Sus Vitatus
- Chủng Sus Scorfa, nguồn gốc trực tiếp của lợn nhà. Chủng này có bốn thứ chủng được phân bố ở các vùng khu vực khác nhau ⚫ Sus Scorfa Scorfa (lợn rừng Châu Âu) ở vùng Bắc Châu Âu. ⚫ Sus Scorfa Cristatus (lợn rừng vùng Ấn Độ) ⚫ Sus Scorfa leucomystatus (lợn rừng Viễn Đông) ⚫ Sus Scorfa vitatus (lợn rừng có lông sọc)
- + Thời gian Thuần hóa cách đây 1,5 đến 2 triệu năm vào thời đại Đồ Đá hoặc giữa thời kỳ Đồ Đá Mới + Địa điểm Lợn rừng được thuần hoá ở nhiều nơi khác nhau: Ấn Độ, vùng rừng núi Xibiri và châu Âu
- * Giống bò + Nguồn gốc Lớp Mammalia Bộ Ungulata Bộ phụ Ruminautia Oxen, Bitson Yka Buffalos (trâu) (bò rừng) (bò Tây Tạng)
- - Việt Nam có nhiều giống bò sữa thịt thuộc Bos indicus và Bos promigenus; Loài Bos taurus, Bos primigenus, Bos indicus, Họ Bovidae. + Thời gian - Được thuần hóa khoảng 3000 năm TCN + Địa điểm: - Từ Ấn Độ lan qua vùng cận Đông và Bắc Phi
- * Giống trâu - Trâu nhà hiện nay có nguồn gốc từ trâu rừng Ấn Độ (Buffalus arni). - Theo H. Epstin 1969, thì trâu được thuần hóa khoảng 2000 năm TCN - Từ Ấn Độ, trâu được thuần hóa di chuyển khắp dãi Đông Nam Á. - Từ Châu Phi qua Ai Cập, qua các vùng Trung Cận Đông đến miền Nam Châu Âu
- 2.1.2. Sự thuần hoá thú hoang ⚫ Tất cả các loài vật nuôi còn tồn tại cho đến ngày nay đều có nguồn gốc từ thú hoang. ⚫ Giai đoạn đầu tiên diễn ra cùng với sự di cư của con người, vật nuôi ngày càng thích nghi hơn với các điều kiện môi trường ⚫ Giai đoạn tiếp theo clà kiểm soát quá trình sinh sản ⚫ Bước mới nhất trong quá trình thuần hoá là công nghệ sinh học
- 2.1.3. Tác động của con người ⚫ Thay đổi điều kiện sinh tồn của thú hoang ⚫ Thay đổi số lượng và chất lượng thức ăn của thú hoang ⚫ Thay đổi chế độ nuôi dưỡng và sinh hoạt của thú hoang ⚫ Thay đổi những điều kiện khí hậu của thú hoang ⚫ Chọn lọc giữ lại những con giống tốt và chọn đôi giao phối
- 2.1.4. Những thay đổi của thú hoang ⚫ - Thay đổi về mặt ngoại hình ⚫ - Các bộ phận bên trong và chức năng của nó cũng thay đổi rõ rệt ⚫ - Thay đổi về khả năng sản xuất ⚫ - Sức sản suất của gia súc tiến theo hướng nhất định
- 2.1.5. Sự thích nghi của gia súc Thích nghi là kết quả phản ứng của cơ thể con vật trong điều kiện sống mới và những tác động của con người để điều chỉnh phản ứng đó Nghiên cứu thích nghi cũng là nghiên cứu thay đổi những chỉ tiêu về ngoại hình, sinh lý, sinh sản, khả năng sản xuất của con vật trong điều kiện sống mới so với môi trường cũ của nó và tác động của con người làm cho con vật thích nghi
- * Các nhân tố ảnh hưởng đến thích nghi của gia súc + Đặc tính phẩm giống + Khí hậu + Thức ăn - dinh dưỡng + Bệnh tật
- HT =100 −10*(VT −101,00 F) HT: Hệ số chịu nóng (Heat Tolerance) VT: Thân nhiệt trung bình trong thời gian khảo sát 101,00F: tương đương 38,40C, thân nhiệt bình thường 10: Hệ số thay đổi thân nhiệt 100: Khả năng tối đa giữ thân nhiệt bình thường
- * Cơ sở đánh giá khả năng thích nghi của gia súc - Dựa trên thay đổi về sinh lý - Dựa trên thay đổi khả năng tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa hấp thu - Thay đổi về quá trình trao đổi chất, quá trình đồng hóa hay dị hóa diễn ra mạnh hơn - Thay đổi về các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh sản, bệnh tật
- * Mức độ thích nghi của gia súc đã được N.A Crapxenco (1963) ⚫ Giống thích nghi hoàn toàn với điều kiện sống mới ⚫ Giống thích nghi chưa hoàn toàn với điều kiện sống mới ⚫ Giống không thích nghi được với điều kiện sống mới
- * Ứng dụng thích nghi trong công tác giống - Khi nhập giống gia súc để nuôi thích nghi ⚫ Cần hiểu biết những đặc tính sinh học, nguồn gốc xuất phát của giống ⚫ Nhập những gia súc còn non ⚫ Di chuyển từ từ con vật qua các môi trường trung gian ⚫ Chọn thời gian nhập thích hợp
- - Nuôi thích nghi ⚫ Nâng cao trình độ thâm canh trong chăn nuôi ⚫ Cung cấp đầy đủ thức ăn động, dinh dưỡng phù hợp ⚫ Tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi ⚫ So sánh những chỉ tiêu sản xuất của con vật mới nhập với những con hiện còn ở vùng gốc để tiến hành chọn lọc ⚫ Có thể tiến hành lai giữa giống nhập nội với giống địa phương, đời con dễ thích nghi với điều kiện địa phương
- 2.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG GIA SÚC 2.2.1. Giống và phân loại giống gia súc Giống là một tập đoàn gia súc giống nhau về ngoại hình thể chất, sức sản xuất và tính năng sản xuất và có tính di truyền ổn định + Số lượng quy định: - Lợn 5000 con; Trâu, bò 3000 con; gia cầm 10000 con - Yêu cầu có ít nhất từ 3 - 5 dòng, do giống mới rất dễ bị thái hoá cho nên phải có một số nguồn gen dự trữ
- * Phân loại giống gia súc + Giống địa phương (giống nguyên thuỷ) Do địa phương tạo ra hoặc đã có từ lâu. Giống địa phương thường là giống thuần chủng nhất, tồn tại lâu đời nhất, thích nghi với hoàn cảnh địa phương Ví dụ: Lợn Móng Cái ở Quảng Ninh, Lợn Ỉ ở Nam Định; bò Vàng
- - Đặc điểm giống địa phương ⚫ Tầm vóc nhỏ ⚫ Sức sản xuất thấp và kiêm dụng ⚫ Tính di truyền bền vững ⚫ Sức chịu đựng bệnh tật cao, quen với khí hậu từng vùng và ít kén ăn ⚫ Thành thục muộn ⚫ Mức độ biến dị không cao
- + Giống gây thành (giống cao sản) Là giống được hình thành do công tác lai tạo - Tầm vóc lớn - Sức sản xuất cao và có hướng sản xuất chuyên dụng và kiêm dụng - Dể thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh - Sức chịu đựng bệnh tật kém - Đòi hỏi điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc ở điều kiện cao
- + Giống quá độ - Giống quá độ là giống đang được hình thành trong quá trình lai tạo, chưa được ổn định và chưa được công nhận là một giống - Giống quá độ cũng có thể là giống nhập nội đang được nuôi thích nghi
- - Giống quá độ có những đặc điểm ⚫ Tầm vóc đã được cải tiến ⚫ Sức sản xuất đã được nâng lên nhưng sức sản xuất phần lớn vẫn là kiêm dụng ⚫ Thành thục sớm hơn ⚫ Các đặc điểm sản xuất đang còn tương đối thuần nhất, tính bảo thủ di truyền còn vững bền
- 2.2.2. Đặc điểm của các giống gia súc MÓNG CÁI
- Nguồn gốc: Đầm Hà, Đông Triều tỉnh Quảng Ninh Hình Thái: Mầu lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa, lông thưa và thô. Đầu to, mõ nhỏ và dài, tai nhỏ và nhọn có nếp nhăn to, ngắn ở miệng Khối lượng lợn sơ sinh: 450 - 500 gam/con, lợn trưởng thành: 140 - 170 kg/con, có con nặng đến 200kg
- ⚫ Phân bố: Các tỉnh phía Bắc và miền Trung ⚫ Năng suất, sản phẩm: Lúc 7 -8 tháng có thể phối giống. Một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa được 10 - 14 con. Tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35 - 38%
- LỢN MẸO
- - Hình thái: Lông đen, tầm vóc như lợn Mường Khương, thân dài hơn, mông vai nở hơn. Lợn thành thục muộn. Từ 9-10 tháng tuổi mới bắt đầu vỗ béo, 18-20 tháng tuổi đạt trọng lượng150kg. - Lợn hay gặp ở các vùng núi Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, giáp biên giới Việt Lào
- Nguồn gốc: Tỉnh Nam Định Phân bố: Trước đây có nhiều ở các tỉnh miền Bắc, lợn ỉ này chỉ tồn tại đến năm 1990 ⚫ Hình thái: Lông đen bóng, lông nhỏ thưa, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ và má chảy sệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng sệ hầu như ụng quét đất. Lợn nái thì thường đi chữ bát
- Khối lượng lơn sơ sinh: 0,4kg/con, nuôi một năm tuổi: 36 kg/con; 3 năm tuổi là: 50kg ⚫ Năng suất, sản phẩm: Lúc 4 - 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ hai lứa,mỗi lứa được 8 - 11 con, cao nhất là 16 con. Độ dày mỡ lưng: 3,76 cm. Mỡ nhiều (48% so với thịt xẻ), tích luỹ mỡ sớm
- Ba xuyen
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ huyện Vị Xuyên, tỉnh Sóc Trăng; là con lai giữa lợn Berkshire với lợn địa phương từ năm 1930 ⚫ Phân bố: Có rải rác ở các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cân Thơ, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Long an và Đồng Tháp
- Hình thái: Lông và da đều có bông đen và bông trắng xen kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng. Chân ngắn, móng xoè, chân chữ bát và đi móng, đuôi nhỏ và ngắn. Khối lượng lợn sơ sinh: 350 - 450 gam/con, trưởng thành nặng 140 - 170 kg/ con, có con nặng đến 200 kg
- Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 6 - 7 tháng tuổi. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 8 -9 con. Độ dày mỡ lưng: 4,35 cm
- * Nhóm lợn ngoại HAMPSHIRE
- ⚫ Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bắc Mỹ, được công nhận giống năm 1820. ⚫ Hình Thái: Lông màu đen, vai, ngực và hai chân trước có đai mầu trắng. Tai thẳng, đầu to vừa phải, mõm thẳng. Thân dài to, bốn chân khoẻ
- ⚫ Phân bố: Một số tỉnh phía Nam. ⚫ Năng suất, sản phẩm: Khả năng sinh sản thấp hơn lợn Yóoc Sai và Lan Đrát.Mỗi lứa đẻ được 7 - 8 con
- LANDRACE
- ⚫ Nguồn gốc: Đan Mạch, Nhập từ Cu Ba từ năm 1970. Sau này còn nhập từ Hoa kỳ, Nhật, Bỉ ⚫ Phân bố: Nhiều nơi trong cả nước
- ⚫ Hình thái: Lông da trắng tuyền. Tai to, mềm, cụp che lấp mặt. Đầu dài, thanh. Thân dài, mông nở, mình thon, trông ngang giống hình cái nệm
- Khối lượng lợn sơ sinh: 1,2-1,3kg/con, lợn đực trưởng thành: 270 - 300kg, lợn cái: 200 - 230kg/con. Trong điều kiện nóng, ẩm khă năng thích nghi kém hơn lơn Yorkshire
- ⚫ Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 7 - 8 tháng tuổi. Mỗi năm đẻ 2,0 - 2,2 lứa, mỗi lứa đẻ 10 - 12 con. Tăng trọng nhanh, 6 tháng tuổi đạt 100kg/con. Tỷ lệ nạc 54 - 56%
- YORKSHIRE
- Nguồn gốc: là một giống của nhóm lợn Yóoc Sai, được tạo nên tại bang Yóoc Sai Anh. Được nhập từ Liên Xô (cũ) (1964), Cu Ba (1970), Mỹ (2000) Hình Thái: Lông da trắng tuyền, tai to, đứng, trán rộng, mặt gãy. Bốn chân chắc, khoẻ, thân hình vững chắc, nhìn ngang có hình chữ nhật, mình dài, mông vai nở, lưng thẳng, bụng thon. Có 12 vú. Lợn đực nặng 250 - 320 kg/con. Lợn cái nặng: 200-250 kg/con
- Phân bố: Các miền Bắc, Trung, Nam Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 8 tháng tuổi. Một năm đẻ 2,0 - 2,1 lứa, mỗi lứa đẻ 10 - 13 con. Tỷ lệ nạc 52 - 55%
- Nguồn gốc: Là giống lợn của Mỹ. Được nhập vào miền Nam Việt Nam từ trước năm 1975; nhập vào miền Bắc từ Cu Ba ( năm 1978), từ Mỹ ( năm 2000) Phân bố: Các tỉnh phía Nam (Tp. Hồ Chí Minh, An Giang ) và một ít ở phía Bắc
- Hình thái: Mầu lông hung đỏ hoặc nâu thẫm, bốn móng, chân và mõm đen. Tai rủ về phía trước, chân chắc khoẻ. Thân hình vững chắc, bộ phân sinh dục lộ rõ Lợn trưởng thành, con đực nặng 300 - 350 kg, con cái nặng 200 - 250 kg/con
- Năng suất, sản phẩm: Mỗi lứa đẻ được 7 - 6 con, Tăng khối lượng nhanh: 0,74kg/ngày. Nuôi 175 ngày đạt được 100 kg. Tỷ lệ nạc 5,8 - 60,4%
- PIETRAIN
- ⚫ Nguồn gốc: Xuất xứ từ Bỉ, mang tên làng Pietrain, được công nhận giống năm 1956. Nhập vào Việt nam từ các nước khác nhau như: Bỉ, Pháp và Anh. Phân bố: Các tỉnh phía Nam và một số tỉnh ở phía Bắc
- Hình thái: Lông, da có những đốm màu sẫm đen và trắng không đều trên toàn thân, tai đứng, mông vai rất phát triển, trường mình. Thân hình vững chắc, cân đối. Lợn đực nặng 270 - 350 kg/con, lợn cái nặng 220 - 250 kg/con
- ⚫ Năng suất, sản phẩm: Mỗi lứa đẻ 8 - 10 con. Tăng khối lượng nhanh, nuôi 6 tháng tuổi đạt 100 kg/con. Tỷ lệ nạc 60 - 62%. ⚫ Nhược điểm: mẫn cảm với stress liên quan tới halothan.
- MEISHAN
- Trâu Việt Nam Trâu Việt Nam có sắc lông màu đen, có con lông trắng (trâu bạc). Khối lượng trâu cái khoảng 300-400 kg, trâu đực 350 - 450kg, đực thiến trên 500kg
- MURRHA
- Nguồn gốc: Nhập từ Trung Quốc năm 1971, Ấn Độ (1978) Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Trâu và đồng cỏ Bến Cát (Bình Dương), Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền núi (Thái nguyên)
- Hình thái: Phần lớn trâu có lông đen bóng, lông thưa và ngắn, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát dưới chân. Sừng ngắn, tạo thành hai cánh cung xoắn chĩa ra phía sau và vễnh lên phía trên, thân hình vạm vỡ. Khối lượng sơ sinh: 30kg/con, trâu đực trưởng thành: 650-730kg, trâu cái: 350-400kg/con Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 3 năm tuổi. thời gian mang thai 350- 400ngày. Sản lượng sữa: 5 kg/ngày, tỷ lệ mỡ 6,8%.
- Bò Vàng
- - Sắc lông có màu vàng, vàng sẩm hoạc trắng nhạt, một số con có màu đen - Ở mỗi địa phương khác nhau nó có đặc điểm riêng như: bò Cao Bằng, Lào Cai có màu vàng, thể vóc nhỏ từ 180 - 200kg. Bò Thanh Hoá, Nghệ An có thể vóc to hơn, từ 200 - 300 kg. Còn bò ở Tây Nguyên có thể vóc to từ 250 - 350kg
- Bò Hostein - friesian (HF)
- Nguồn gốc: Giống bò của ở Hà Lan Hình thái: Màu sắc lông lang trắng đen, tỷ lệ đen trắng không đồng nhất hay còn gọi là bò lang trắng đen. Thể vóc hình quả lê, bầu vú rất phát triển to xệ làm cho phần sau phát triển hơn phần trước. Đầu thanh nhỏ dài, trán hẹp, sừng thẳng ngắn, mắt to
- Bò HF Mỹ có tầm vóc to nhất, khối lượng bò đực 600kg/con; bò cái 550kg/con; năng suất sữa 12000kg/305 ngày Năng suất, sản phẩm: Sản lượng sữa trung bình 5000-6000 lít trên một chu kỳ tiết sữa (305 ngày), mỡ sữa 3,2-3,7% Phân bố: Hiện nay bò được nuôi nhiều ở Mộc Châu, Ba Vì, Lâm Đồng, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh
- Jersey
- Nguồn gốc: từ đảo Yersey – Anh, là giống bò sữa chuyên dụng, được nhập vào Việt Nam trước năm 1975 Hình thái: Màu lông của bò Jersey thay đổi từ màu sáng nhạt hay màu lông chuột đến màu nâu tối hầu như đen. Đầu, vai mông có màu lông tố hơn phần khác, lưng cổ tạo thánh một đường thẳng. Khối lượng bò đực: 600-800kg/con; bò cái: 400-600kg/con
- Phân bố: Hiện nay có nuôi ở Ba Vì – Hà Tây và một số nơi khác (nhập từ Mỹ ngày 28/12/2001) Năng suất, sản phẩm: Bắt đầu phối giống lúc 15-18 tháng tuổi. Năng suất sữa đạt 8000kg/chu kỳ với tỷ lệ mỡ là 4,7%
- NÂU THỤY SĨ (BROWN-SWISS)
- Nguồn gốc: Từ Thụy Sĩ Hình thái: Lông màu nâu, sừng ngắn, đầu hơi ngắn. Loại này được nuôi phổ biến ở Châu Âu, nhiều nhất ở Pháp và Ý. Khối lượng cơ thể trung bình là 700kg. Bò có khả năng chịu đựng cao, sống được ở những vùng khí hậu nóng Sản lượng sữa bình quân 4500kg/305 ngày tiết sữa
- Guernsey
- BRAHMAN
- Lông có màu trắng bạc hoặc trắng xám, đầu hơi dài, trán dô, tai to rủ đưa ra phía sau, u to. Yếm rộng nhiều nếp gấp; ngực sâu nhưng hơi lép; chân cao, đuôi dài Khối lượng sơ sinh: 24 kg/con, lúc 12 tháng tuổi bò đực nặng: 211kg, bò cái: 177 kg/con. Lúc trưởng thành bò đực: 800kg, bò cái 450kg/con. Tuổi đẻ lứa đầu khá muộn; 40 tháng, thời gian mang thai 286 ngày; khoảng cách 2 lứa đẻ: 18 tháng.
- Bò Santa – Gestrudis
- Nguồn gốc: Được tạo thành ở vùng Santa – Gestrudis, bang Textas- Mỹ, do kết quả lai tạo giữa bò Brahman với bò Sorthorn. Giống nuôi thích hợp với các vùng khô nóng, được công nhận giống từ năm 1940
- Hình thái: Bò có thể chất vững chắc, tầm vóc to lớn, thịt cơ nỗi rõ, lông đỏ nâu. Trưởng thành bò cái nặng 600-650 kg, bò đực: 800-1000kg/con Năng suất: tỷ lệ thịt xẻ khoảng 65%.
- Bò Red Sindhi
- Màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt, đầu to ngắn, trán dô, mắt hơi to lồi, sừng ngắn, cổ to ngắn có yếm kéo dài đến bụng. Bò có u cao to, thể vóc trung bình, hơi thấp Có khả năng cho sữa cho thịt và cày kéo tốt. Bò sống thích hợp với vùng nóng, tình chịu đựng cao. Sản lượng sữa khoảng 1500 - 2000kg/305 ngày tiết sữa, tỷ lệ mỡ sữa 4,9 - 5%
- LAI SIND
- BELGBLO
- HEREFORD
- SIMENTAL
- Có từ lâu đời ở nước ta, có sự phân bố rộng Màu lông chủ yếu là đen, vàng, nâu và cánh gián. Một số dê có hai sọc nâu hoặc đen ở mặt, có một dãi lông đen kéo dài dọc lưng, bốn chân có đốm đen. Khối lượng dê sơ sinh:0,8-1,8 kg/con. Dê đực trưởng thành: 35-40 kg, dê cái: 25-30kg/con.
- Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi. mỗi năm dê đẻ 1,5 lứa. mỗi lứa đẻ 1,4 con. Dê động dục nhiều vào các tháng 3-5 và 9-12 hàng năm
- BÁCH THẢO
- Có từ lâu đời tại Ninh Thuận, được nuôi nhiều ở Ninh Thuận, Phan Thiết, Phan Rang, Hà Tây Màu lông đen đốm trắng song song trên mặt, 4 chân và bụng. Hầu hết có sừng nhỏ và chếch ra phía sau. Có ít con không sừng và râu cằm. Tai to, dài cụp xuống. Con cái có bầu vú phát triển, núm vú dài 5-6cm.
- Khối lượng dê sơ sinh: 2,5-2,8 kg/con. Dê đực trưởng thành: 65- 80 kg, dê cái: 40 - 45kg/con. - Bắt đầu phối giống lúc 7-8 tháng tuổi. Mỗi năm dê đẻ 1,5 lứa. mỗi lứa đẻ 1,7 con. Chu kỳ vắt sữa của dài 5 tháng, mỗi ngày cho 0,8-1,3kg sữa
- Nguồn gốc: Là giống dê chuyên dụng sữa của Thụy Sỹ. được nhập vào Việt Nam từ Pháp năm (1998) và từ Mỹ năm (2002). Hiện nay được nuôi ở Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây – Hà Tây. Dê có lông ngắn màu trắng Hình thái: Da có những đốm đen hoặc màu nâu vàng nhạt ở tai, mũi và vú. Tai đứng cuộn tròn hướng ra phía trước. Đầu thon, lưng thẳng, thân hình nêm, ngực nở
- Khối lượng dê sơ sinh: 3-3,3 kg/con. Lúc trưởng thành: Dê đực cao 94cm, nặng 80 kg, dê cái cao 80cm, nặng 60kg/con Bắt đầu phối giống lúc 235 ngày tuổi. Năng suất sữa 2,8kg/con/ngày. Chu kỳ sữa 264 ngày. Sản lượng sữa 756kg/chu kỳ. Tỷ lệ mở sữa 3-4%
- Nguồn gốc: Là giống dê chuyên dụng thịt được nhập từ Mỹ vào Việt Nam (2002). Hiện nay được nuôi ở Trung tâm Nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây – Hà Tây và thành phố Hồ Chí Minh.
- Thân có màu trắng, cổ , đầu và tai màu nâu đỏ, trán và mặt trắng. Tai to và cụp, sừng thường uốn cong về phía sau. Đầu to khỏe, mắt màu nâu. Dê đực nặng 110-135 kg, dê cái nặng 90- 100kg/con. Tuổi dậy thì của Dê đực lúc 6 tháng tuổi, dê cái lúc 10-12 tháng tuổi. Mỗi năm đẻ 1,5 lứa, tăng khối lượng 220g/ngày
- GÀ MÍA
- GÀ NÒI
- GÀ TRE
- ĐÔNG TẢO
- LƯƠNG PHƯỢNG
- ROS208
- Gà Rhoderi
- ISA BROW
- Vịt Bầu Quỳ
- Vịt Khaki Campbell
- Vịt CV - 2000
- Vịt CV-Super M
- Ngan Sen
- Ngan Pháp siêu nặng
- Ngỗng Xám
- Đà điểu
- CỪU PHAN RANG
- NGỰA Ô
- NGỰA BẠCH
- Chương 3 NGOẠI HÌNH VÀ THỂ CHẤT CỦA GIA SÚC
- 3.1. NGOẠI HÌNH 3.1.1. Khái niệm Ngoại hình là hình dạng bên ngoài có liên quan đến sức khỏe, cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể củng như khả năng sản xuất của gia súc và là đặc trưng của một phẩm giống
- - Ngoại hình và các chức năng của cơ thể không tách rời nhau mà có mối liên quan chặt chẽ - Đặc điểm ngoại hình có liên quan đến sức khỏe, thể chất mạnh hay yếu và ta có thể đoán sức sản xuất của con vật - Ngoại hình cũng biểu hiện sự thích nghi của con vật đối với môi trường sống - Ngoại hình còn là biểu hiện bên ngoài của một số giống giúp ta phân biệt được giống này với giống khác
- 3.1.2. Đặc điểm ngoại hình của gia súc theo các hướng sản xuất ◼ ◼ ◼ ◼ ◼
- * GIA SUÏC HÆÅÏNG THËT
- Mäüt säú giäúng boì thët
- MÄÜT SÄÚ GIÄÚNG LÅÜN THËT
- * GIA SUÏC CHO SÆÎA ◼ ◼ ◼ ◼ ◼
- Mäüt säú giäúng boì sæîa
- Gia suïc laìm viãûc
- GIA SUÏC LÁÚY LÄNG
- Australian Merino Suffolk
- * GIA CÁÖM Hæåïng træïng Hæåïng thët
- 3.2. THỂ CHẤT CỦA GIA SÚC 3.2.1. Khái niệm Thể chất là đặc tính thích nghi của toàn bộ cơ thể gia súc trong những điều kiện sinh sống, di truyền và phát triển nhất định có liên quan đến khả năng sản xuất của con vật * Di truyền của tổ tiên * Ngoại cảnh
- 3.2.2. Phân loại thể chất của gia súc P.N.Cu-lê-sốp đã chia thể chất ra làm 4 loại khác nhau + Thể chất thô: Da, xương, cơ phát triển mạnh, mỡ ít phát triển + Thể chất thanh: Là những gia súc da mỏng, xương nhỏ, chân nhỏ, đầu thanh. + Thể chất săn (chắc): Da, thịt, xương săn rắn chắc, nhìn bên ngoài hình dáng có góc cạnh, lớp mỡ ít phát triển + Thể chất sổi: loại này có lớp mỡ dưới da dày, da nhão, thịt không rắn chắc, xương không chắc
- Trong thực tế chăn nuôi thể chất thường ở dạng phối hợp như: + Loại thô săn + Loại thô sổi + Loại thanh săn + Loại thanh sổi
- Loại thanh săn Xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, lớp mỡ dưới da mỏng, khả năng trao đổi chất dồi dào, thần kinh linh hoạt Ví dụ: ngựa đua, bò sữa cao sản, lợn hướng nạc, cừu lông mịn
- Loại thanh sổi ⚫ Da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều nhưng nhão, đầu nhẹ, tính tình trầm tĩnh, thần kinh không nhạy bén ⚫ Ví dụ: gia súc nuôi béo lấy thịt như lợn thịt, bò thịt
- Loại thô săn ⚫ Thường là loài gia súc làm việc có thân hình vạm vỡ, cơ gân nổi rõ, đầu trán to, xương nặng nề, lông thô, lớp mỡ dưới da mỏng ⚫ Bò và ngựa kéo thuộc loại thể chất này
- Loại thô sổi - Là loại gia súc xương to dày, thịt nhão, dáng nặng nề, con vật không tinh nhanh, trao đổi chất kém - Loại thể chất này không có lợi, không thích hợp với tính chất làm việc. Nếu là lợn tỷ lệ thịt thấp, xương to
- * Người ta còn có thể phân thể chất làm hai loại + Loại hô hấp Lồng ngực sâu, dài ra hai bên, hẹp;c ác xương sườn mở xiên khoảng cách hơi hẹp, chổ tiếp giáp giữa xương sườn và xương sống một góc độ nhọn Xương cốt rắn chắc, da săn nhưng đàn hồi, bộ máy hô hấp, tuần hoàn phát dục tốt, khả năng trao đổi chất mạnh. Ví dụ: Bò sữa cao sản, ngựa chạy nhanh
- + Loại tiêu hóa Lồng ngực rắn và rộng, xương sườn mở rộng, chổ tiếp giáp giữa xương sườn và xương sống một góc độ rộng Phần trước thân mình rộng như phần sau, tạo cho cơ thể hình dáng giống hình chữ nhật hay giống một khối hình bình hành. Cổ ngắn, da mỏng và nhão Loại gia súc nuôi lấy thịt hay một phần của giống ngựa kéo mạnh thuộc loại hình này
- Loại hô hấp Loại tiêu hóa
- 3.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thể chất + Yếu tố di truyền + Yếu tố di truyền + Điều kiện nuôi dưỡng + Sự chọn lọc nhân tạo
- 3.2.4. Mối quan hệ giữa thể chất và giá trị kinh tế của gia súc - Thể chất và sự thành thục của gia súc - Thể chất và khả năng vỗ béo - Thể chất và hướng sản xuất nhất định của con vật - Thể chất và sức khỏe, sự thích nghi của con vật
- 3.3. THỂ TRẠNG 3.3.1. Khái niệm Thể trạng là tình trạng sức khoẻ, độ béo gầy, hình dáng bên ngoài phù hợp với mức độ chăm sóc nuôi dưỡng, mỗi mục đích nhất thời của con người So với thể chất thì thể trạng có tính chất nhất thời, còn thể chất có tính lâu dài Thể chất chịu ảnh hưởng của cả ngoại cảnh và di truyền còn thể trạng chỉ chịu ảnh hưởng của nuôi dưỡng chăm sóc nhất thời là chủ yếu
- + Thể trạng làm giống + Thể trạng làm việc + Thể trạng huấn luyện + Thể trạng vỗ béo + Thể trạng triễn lãm + Thể trạng bị đói
- 3.4. PHƯƠNG PHÁP GIÁM ĐỊNH NGOẠI HÌNH THỂ CHẤT (PHẦN THỰC HÀNH) + Nguyên tắc chung Cần nhận xét từng bộ phận một trên cơ thể con vật, nhất là những bộ phận có liên quan mật thiết đến hướng sản xuất của con vật Kết hợp nhận xét trên toàn bộ cơ thể gia súc về mặt cân đối, mức độ phát dục, về sức khoẻ và sức sản xuất Chỉ có thể đánh giá đúng con vật qua ngoại hình khi ta đi từ từng bộ phận đến toàn thể con vật
- Phương pháp đánh giá Những bộ phận chủ yếu cần xem xét đó là: Đầu, cổ, lồng ngực, lưng, khum, mông, vai, chân trước, chân sau, bụng, vú, cơ quan sinh dục Ngoài ra chúng ta cần chú ý thêm da, lông và sự phát triển của cơ và xương 3.4.1. Đánh giá bằng mắt Dùng mắt để nhận xét và dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể con vật
- 3.4.2. Giám định và xếp cấp ngoại hình gia súc theo biểu mẫu quy định Đánh giá gia súc theo hình dáng cơ thể bên ngoài riêng lẽ các bộ phận cơ thể và cả tổng thể cơ thể của gia súc dựa vào các bảng mẫu tiêu chuẩn Cho điểm và nhân với các hệ số của mỗi bộ phận tương ứng (nếu có) Số điểm tổng cộng sẽ là cơ sở để xếp cấp ngoại hình thể chất
- * Cách thực hiện: Mỗi bộ phận cơ thể gia súc được đánh giá bằng cách cho điểm tùy theo mức độ ưu khuyết điểm - Rất điển hình tốt: 5 điểm - Phù hợp với yêu cầu: 4 điểm - Có 1-2 nhược điểm nhẹ: 3 điểm - Có nhiều nhược điểm nhẹ hoặc một nhược điểm nặng: 2 điểm - Có 2 nhược điểm nặng trở lên: 1 điểm
- + Thời gian và số lần giám định - Được giám định vào mùa thu hằng năm (tháng 9-10) - Đối với loại heo giống trong các cơ sở nhân giống của Nhà nước Heo hậu bị đực và cái: lúc 4, 5 tháng tuổi và trước khi lấy giống và phối tinh Đực giống: lúc 12, 18, 24 tháng tuổi Heo nái: sau khi cai sữa con một tháng
- * Thời gian và số lần giám định của các loại bò giống Được giám định vào mùa thu hằng năm (tháng 9-10) Bò đực giống: Mỗi năm được giám định 1 lần đến 5 năm tuổi Bò cái giống: Trong thời gian từ 30 đến 150 ngày sau khi đẻ của các lứa đẻ 1, 2 và 3 Bê, bò tơ lỡ đực: lúc 6, 12 và 18 tháng tuổi Bê, bò tơ lỡ cái: lúc 4, 12 và 18 tháng tuổi
- Chương 4 KIỄM TRA ĐÁNH GIÁ VẬT NUÔI
- 4.1. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở VẬT NUÔI 4.1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát dục Tóm lại, sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc tính di truyền từ thế hệ trước Phát dục là một quá trình thay đổi về chất, tức là sự thay đổi , tăng thêm, hoàn chỉnh tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc
- * Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, bồi bổ cho nhau, ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể con vật ngày càng hoàn chỉnh Không phải lúc nào hai quá trình sinh trưởng và phát dục cũng tiến hành song song mà có thời kỳ sinh trưởng mạnh hơn hay phát dục mạnh hơn Sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục tiếp tục tiếp tục hoàn chỉnh
- 4.1.2. Các quy luật sinh trưởng và phát dục * Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giao đoạn Theo dõi sự phát triển của gia súc người ta thấy rằng con vật phải trải qua những giai đoạn nhất định, giai đoạn nọ nối tiếp giai đoạn kia Tuỳ theo mục đích khác nhau mà việc phân chia các giai đoạn các thời kỳ có thể khác nhau - Giai đoạn trong thai - Giai đoạn ngoài thai
- Giai đoạn trong thai - Thời gian: Giai đoạn này được xác định từ khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử cho đến khi con vật được sinh ra ngoài cơ thể mẹ Các loài khác nhau mà thời gian mang thai khác nhau. Bò 280+5 ngày; lợn 114+2 ngày; Dê và cừu 159+2 ngày; Trâu 310 ngày+5 - Đặc điểm: Giai đoạn này sinh trưởng và phát dục diễn ra rất mạnh mẽ Giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ nhỏ
- Các thời kỳ của giai đoạn trong thai của các loại gia súc khác nhau Loại gia Các thời kỳ (ngày) súc Phôi Tiền thai Thai nhi Lợn 1-22 23-38 39-144 Dê cừu 4-28 29-45 46-159 Bò 1-34 35-60 61-284 Thỏ 1-12 13-18 19-30
- * Thời kỳ phôi + Thời gian: Được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi hợp tử bàm chắc vào niêm mạc tử cung + Đặc điểm: Hợp tử phân chia rất nhanh trong khoảng thời gian rất ngắn. Thời kỳ này xuất hiện các lá phôi. Trong thời kỳ này hợp tử còn di động cho nên dễ bị tiêu biến. Trong thời kỳ này hợp tử sống nhờ vào chất dinh dưỡng tiết ra từ tử cung của con mẹ + Biện pháp kỹ thuật tác động: Tránh ăn các loại thức ăn ẩm mốc, thức ăn chứa các chất gây co bóp tử cung; Tránh cho gia súc thao tác mạnh
- * Thời kỳ tiền thai + Thời gian: Được tính từ lúc hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung cho đến khi xuất hiện các đặc trưng về sinh lý, giải phẫu và trao đổi chất ở các lá phôi. Thời kỳ này bắt đầu xuất hiện mầm mống của các cơ quan + Đặc điểm: Phát dục diễn ra rất mạnh mẽ, thai bắt đầu có thể lấy chất dinh dưỡng từ con mẹ qua nhau thai + Biện pháp kỹ thuật tác động Cung cấp thức ăn đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng cho con vật
- * Thời kỳ thai nhi + Thời gian: Được tính từ lúc kết thúc thời kỳ tiền thai cho đến khi thai được sinh ra ngoài cơ thể mẹ + Đặc điểm: - Trong thời kỳ này sinh trưởng và phát dục đều diễn ra mạnh mẽ - Khoảng 3/4 trọng lượng sơ sinh của con vật được hình thành trong giai đoạn này - Thành phần hoá học trong thai của lợn trong quá trình phát triển cũng thay đổi - Trong giai đoạn này nhu cầu của con mẹ tăng cao
- Trọng lượng thai 0 3 6 9 Thời gian Đồ thị 4.1. Tăng trọng của thai lợn
- + Biện pháp kỹ thuật - Cho gia súc ăn nhiều bữa đồng thời tăng tinh giảm thô - Cung cấp đầy đủ các chất dinh đưỡng như protein, khoáng, vitamin - Trong giai đoạn này con vật cũng có thể bị đẻ non, nguyên nhân chủ yếu là do tác động cơ học chứ không phải là nhân tố hoá học. Do đó ta không lên bắt gia súc lao tác nhiều.
- Giai đoạn ngoài thai * Thời gian: Được tính từ lúc con vật được sinh ra khỏi cơ thể mẹ cho đến khi trưởng thành, già và chết * Đặc điểm: Đây cũng chính là giai đoạn mà gia súc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng, sữa cho con người. Đối với các loại gia súc khác nhau, các chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc khác nhau thì độ dài của giai đoạn này cũng khác nhau Giai đoạn này có thể chia làm 3 thời kỳ
- * Thời kỳ bú sữa + Thời gian: Được tính từ lúc con vật được sinh ra cho đến khi cai sữa. Ở các loài gia súc khác nhau thì khoảng thời gian này cũng khác nhau + Đặc điểm: - Trong thời kỳ này quá trình trao đổi chất diễn ra mãnh liệt. Các chức năng chưa hoàn thiện - Đây là thời kỳ gia súc non bắt đầu tiếp xúc với điều kiện môi trường mới
- + Biện pháp tác động - Cho gia súc non bú sữa đầu càng sớm càng tốt - Tập ăn sớm cho gia súc non - Cần cho gia súc nằm ở những nơi khô giáo tránh bị gió lùa - Trong giai đoạn này quá trình đồng hoá lớn hơn rất nhiều so với dị hoá do vậy đầu tư trong giai đoạn này là có hiệu quả nhất - Ngoài ra tuỳ theo đối tượng gia súc khác nhau mà có biện pháp kỹ thuật thích hợp khác nhau
- * Thời kỳ thành thục ( thời kỳ phát triển sinh dục) + Thời gian: Bắt đầu từ khi cai sữa cho đến khi con vật thể hiện về mặt tính dục Độ dài ngắn của thời kỳ này phụ thuộc vào đặc điểm của loài, giống, điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng Loại gia súc Thời gian bắt đầu thành thục (tháng) Con đực Con cái Bò 12-18 5-12 Trâu 18-20 16-24 Cừu, dê 6-8 6 Lợn 6-7 6-7 Thỏ 5-8 6-8
- - Các giống bò khác nhau thì thời gian thành thục cũng khác nhau (Jersey: 8 tháng; Hostein: 11 tháng; Guensey: 11 tháng; Bò vàng Việt Nam: 14 tháng) - Giống đã được cải tạo thì thời gian thành thục sớm hơn giống chưa được cải tạo - Thời gian thành thục còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng - Gia súc nhiệt đới thì thành thục sớm hơn gia súc ôn đới - Mùa vụ cũng ảnh hưởng lớn đến thời gian thành thục
- + Đặc điểm Quá trình phát dục diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình sinh trưởng Gia súc có khả năng sinh sản ra các tế bào sinh dục chín (trứng, tinh trùng), các cơ quan phát triển mạnh + Biện pháp kỹ thuật tác động - Chưa nên cho gia súc phối giống trong thời kỳ này, vì gia súc chưa thành thục về vóc - Cần tiến hành phân đàn để tránh sự giáo phối tự do - Tuỳ theo hướng sản xuất khác nhau mà trong thời gian này cần có biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau
- * Thời kỳ trưởng thành + Thời gian: Từ khi con vật có biểu hiện tính dục cho đến khi các cơ quan sinh dục và các chức năng sinh lý khác hoạt động hoàn chỉnh Loài Tuổi trưởng thành (năm) Đực Cái Dê 1-1,5 1-1,5 Ngựa 3,5 3 Bò cày 3 2,5 Bò sữa 2 1,5 Trâu 3-3,5 2,5-3 Thỏ - 3/4 Lợn 3/4 3/4
- + Đặc điểm - Trao đổi chất, trao đổi năng lượng tương đối ổn định, toàn bộ cơ thể ở trạng thái ổn định, ít tăng sinh, sức khoẻ của gia súc tốt, sức chống chịu cao - Do cơ thể gia súc đã chuyển dần qua định hình và định hình hẳn, nên mô cơ, xương của gia súc hoàn chỉnh, mỡ cũng bắt đầu được tích luỹ + Biện pháp kỹ thuật tác động Đây là thời kỳ con vật cho sản phẩm như thịt, sữa, trứng. Cần cung cấp thức ăn, dinh dưỡng đầy đủ theo tiêu chuẩn
- * Thời kỳ già cỗi + Thời gian: Phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc + Đặc điểm: Thời kỳ này trao đổi chất kém, dị hóa mạnh hơn đồng hóa, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Quá trình sinh trưởng và phát dục đều giảm + Biện pháp kỹ thuật tác động Cần xác định đúng thời điểm giảm sút các chức năng của cơ thể và có kế hoạch thay thế loại thải gia súc
- * Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều + Không đồng đều về tăng trọng Tăng trọng (g/ngày) Thời gian Đồ thị 4.2. Tăng trọng của gia súc
- + Không đồng đều trong sự tích luỹ nạc và mỡ Tăng trọng (g/ngày) 400 Tích lũy mỡ 300 200 Tích lũy nạc 100 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Trọng lượng (kg) Đồ thị 4.3. Khả năng tích luỹ nạc và mỡ của gia súc
- + Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận Hệ thống tiêu hoá nội tiết (a) Tăng trọng Hệ thống xương (b) Hệ thống cơ bắp (c) Mỡ (d) a b c d Thời gian Đồ thị 4.4. Trình tự tăng trọng của các hệ thống trong cơ thể
- Bảng 4.6. Tỷ lệ xương, cơ, mỡ ở các lứa tuổi khác nhau ở bò Tháng Xương Cơ Mỡ Xương, cơ và tuổi mỡ Mới sinh 17 29 2 48 6 tháng 13 32 4 49 tuổi 12 tháng 11 34 6 51 tuổi 18 tháng 9.5 36 10 55.5 tuổi
- + Không đồng đều về hệ thống xương Các loài gia súc có móng (trâu bò, lợn, dê, cừu, ngựa) thời kỳ trong bào thai các xương ngoại vi phát triển với cường độ nhanh so với các loại xương trục còn thời kỳ ngoài bào thai thì ngược lại Ở các loài gia súc khác như thỏ, mèo, chó tính chất phát triển lại khác nữa: trong thời kỳ bào thai các loại xương trục phát triển mạnh hơn, còn trong thời kỳ ngoài bào thai thì các xương ngoại vi phát triển mạnh hơn
- + Không đồng đều về thành phần hoá học - Không đồng đều thành phần hoá học khi phân chất cơ thể gia súc Thành phần Mới đẻ 6 tháng 12 tháng Tỷ lệ chất khô 25,81 30,93 36,25 (%) Tỷ lệ mỡ (%) 2,8 7,2 12,65 Không đồng đều thành phần hoá học các chất trong phần tăng trọng được ở các giai đoạn khác nhau
- Bảng 4.7. Thành phần tăng trọng ở các trọng lượng khác nhau ở bò đực thiến thuộc giống có tầm vóc trung bình Trọng lượng Protein (g/kg) Mỡ Năng lượng (Kg) (g/kg) (MJ/kg) 50 181 86 7,65 100 167 148 9,76 150 160 204 11,8 200 155 256 13,72 300 148 353 17,36 400 144 442 20,77 500 140 527 24,01
- + Khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh - Cơ thể gia súc có khả năng thích ứng với ngoại cảnh không đồng đều tuỳ theo tuổi gia súc - Gia súc còn non thì dễ nhạy cảm, dễ uốn nắn và tỏ ra kém chịu đựng với yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, điều kiện thức ăn hơn là gia súc trưởng thành - Quy luật không đồng đều thể hiện trên toàn cơ thể; từng bộ phận của cơ thể; cả sự thay đổi về số lượng và chất lượng của cơ thể gia súc tuỳ theo tuổi
- * Quy luật sinh trưởng và phát dục theo chu kỳ + Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của gia súc - Tính chu kỳ trong hoạt động thần kinh (hưng phấn và ức chế) - Tính chu kỳ trong quá trình trao đổi chất (đồng hóa và dị hóa) - tính chu kỳ trong hoạt động của tim, hệ tuần hoàn; hệ hô hấp (số lần tim đập, nhịp thở, thân nhịêt) - Các chu kỳ động dục của con cái
- + Tính chu kỳ trong sự tăng trọng của gia súc Có những thời kỳ tăng trọng hàng ngày cao sau đó lại thấp. Tăng trọng nhiều hay ít đó chính là do sự cân bằng của các quá trình oxi hoá khử trong quá trình trao đổi các chất, và do biên pháp chăn sóc và nuôi dưỡng con vật có được tốt hay không Gia súc cái trong thời kỳ mang thai thì tăng trọng lượng, nhưng khi đẻ xong thì giảm trọng lượng
- + Tính chu kỳ trong trao đổi chất - Qúa trình trao đổi chất luôn luôn tuân theo một quy định nhất định, thông qua hai quá trình có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau đó là: đồng hoá và dị hoá - Hai quá trình này luôn xảy ra song song với nhau, nó chính là hai mặt của một quá trình đó là quá trình trao đổi chất. Có khi quá trình này mạnh, quá trình kia yếu và ngược lại
- 4.1.3. Phương pháp đánh giá sinh trưởng của gia súc * Đo các chiều trên cơ thể con vật - Tuỳ theo yêu cầu khảo sát tốc độ sinh trưởng và phát dục của gia súc, mà số lượng các chiều đo có thể nhiều hay ít - Nếu chỉ nhận xét về ngoại hình to, nhỏ, cơ thể có phát triển cân đối hay không người ta chỉ đo hai chiều vòng ngực và dài thân. Nếu đo để xác định và so sánh từng bộ phận với nhau và với toàn bộ cơ thể thì có thể đo 52 chiều
- Thông thường người ta chỉ đo từ 13 đến 18 chiều đối với trâu bò; dê cừu 7-9 chiều; lợn đo 3-5 chiều Dùng các loại thước để đo: thước dây, thước gậy, thước compa
- * Một số chiều đo chính trên cơ thể bò ⚫ Cao vây: Từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai. Đối với giống bò có u vai đo sát u vai. (thước gậy) ⚫ Mục đích: để đánh giá sự phát triển của hai chân trước và phần trước
- ⚫ Cao lưng: Từ mặt đất đến đốt sống ngực cuối cùng, tương đương với điểm thấp nhất của lưng. (thước gậy ) ⚫ Mục đích: để xem lưng của gia súc có võng hay không
- ⚫ Cao hông: Từ mặt đất đến điểm trên cùng của mặt phẳng đứng tiếp xúc với đầu của xương hông. ( thước gậy ). ⚫ Mục đích: cho biết sự phát triển của phần sau cơ thể
- ⚫ Cao khum: Từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum. Trên hình vẻ là đoạn EK. ( thước gậy ) ⚫ Mục đích: cho biết sự phát triển của phần sau cơ thể
- ⚫ Cao xương ngồi: Từ mặt đất đến u ngồi sau cùng. (thước gậy ) ⚫ Mục đích: chiều này khi so với chiều cao hông và cao khum có thể xác định mức độ dốc của mông nhiều hay ít
- ⚫ Dài thân chéo: Từ khớp xương bả vai cánh tay đến chót u xương ngồi. trên hình vẻ chính là đoạn MG. (thước gậy hoặc thước dây)
- ⚫ Dài thân thẳng: Từ phía sau cùng của u ngồi kéo thẳng song song với mặt đất đến giữa u vai. (thước gậy, hoặc thước dây. Chiều này ít được đo)
- ⚫ Dài đầu: Từ đỉnh chẩm đến chổ tiếp giáp có lông và không lông (chổ xương sống mũi cuối cùng). (Dùng thước compa).
- ⚫ Sâu đầu: Từ điểm giữa của rộng trán lớn nhất đến điểm cong nhất của xương hàm dưới (thước compa)
- ⚫ Dài trán: Từ đỉnh chẩm đến điểm giữa đường nối 2 hốc mắt ngoài cùng. (Dùng thước compa)
- * Rộng trán lớn nhất: Đường nối hai hốc mắt phía ngoài cùng. (Dùng thước compa )
- * Rộng trán nhỏ nhất: Chổ hẹp nhất của trán thường là giữa hai gốc sừng. (Dùng thước compa).
- * Rộng ngực: Khoảng cách hai bên phần ngực phía sau sát với xương bả vai. (Dùng thước compa)
- * Sâu ngực: Đo từ u vai đến điểm giữa xương mỏ ác. (Dùng thước gậy)
- * Vòng ngực: Đo xung quanh ngực theo đường vòng tròn đi sát xương bả vai. (Đo bằng0 thước dây)
- * Rộng mông: Khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp ổ cối (thước compa)
- * Rộng xương ngồi: Khoảng cách giữa hai điểm phía ngoài cùng của u ngồi (thước compa)
- * Vòng ống: Chu vi 1/3 phía trên của xương cẳng tay (chân) trái phía trước (Đo bằng thước dây)
- * Một số chiều đo chính trên cơ thể lợn * Dài thân: Từ điểm giữa đường nối 2 gốc tai đi theo cột sống đến khấu đuôi. Đoạn AB trên hình vẻ. (Đo bằng thước dây. Chú ý thước dây phải đạt sát cột sống theo chiều cong hay võng của cột sống).
- * Vòng ngực: Chu vi xung quanh lồng ngực phía sau tiếp giáp với xương bả vai. (Đo bằng thước dây)
- * Cao vây: Từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của xương bả vai chiếu lên. (Đo bằng thước gậy)
- * Sâu ngực: Từ u vai đến điểm giữa xương mỏ ác. Doạn BC trên hình vẽ. (Đo bằng thước gậy)
- + Chỉ số cao chân: Dùng để biết sự phát triển về chiều cao của chân (Cao vây - Sâu ngực) Cao chân = x 100 Cao vây + Chỉ số dài thân: Dài thân chéo Dài thân = x 100 Cao vây
- + Chỉ số ngực chậu: Rộng ngực Ngực chậu = x 100 Rộng hông + Chỉ số rộng ngực: Rộng ngực Rộng ngực = x 100 Sâu ngực
- + Chỉ số tròn mình: Cho biết sự phát triển thân mình của gia súc Vòng ngực Tròn mình = x 100 Dài thân chéo + Chỉ số cao thân: Cho biết sự phát triển về chiều cao Cao khum Cao thân = x 100 Cao vây
- + Chỉ số phần mông: Cho biết sự phát triển phần mông của gia súc Rộng xương ngồi Phần mông = x 100 Rộng mông + Chỉ số to xương: Cho biết sự phát triển của bộ xương Vòng ống To xương = x 100 Cao vây
- + Chỉ số rộng trán: Chỉ rõ sự phát triển bề ngang của đầu Rộng trán lớn nhất Rộng trán = x 100 Dài đầu + Chỉ số to đầu: Cho biết sự phát triển bề dài của đầu Dài đầu To đầu = x 100 Cao vây
- + Chỉ số khối lượng hoặc to mình: Chỉ số này chỉ mức to lớn của cả khối thân mình của con vật Vòng ngực Khối lượng = x 100 Cao vây + Chỉ số chạy nhanh: thường dùng cho ngựa cưỡi Cao chân Chạy nhanh = x 100 Dài thân
- * Để xác định trọng lượng của gia súc trong điều kiện không thể cân được ta có thể dùng một số công thức sau - Trâu: (VN) V = 88,4 x (VN)2 x DTC (kg) - Bò: (VN) V = 89,8 x (VN)2 x DTC (kg) Đơn vị tính bằng m, dùng thước dây. ( Viện chăn nuôi, 1980)
- * Theo B.. Kpacoma 1983 - Bò: (VN)2 x DT Vb = 10800 - Lợn: (VN)2 x DT VL = 14400 Đơn vị đo: Cm. Cho phép sai số + 5%
- * Chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và phát dục của vật nuôi Đối với lợn người người ta thường cân đo vào các thời điểm sau: lúc sơ sinh; 1; 2; 3; 4; 6; 8; 10; 12; 18; 24; 36 ngày Bò lúc sơ sinh; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12; 18; 24; 36; 48; 60 Trâu và ngựa :lúc sơ sinh; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12; 18; 24; 35; 48; 60 Khi số lượng gia súc cần cân đo lớn thì người ta có thể phân gia súc thành 3 loại: Tốt , Trung bình ,và Xấu sau đó tiến hành cân đại diện. Không nên cân đo gia súc vào tháng cuối có chữa hoặc một tháng sau khi sinh
- * Độ sinh trưởng tuyệt đối V −V A = 1 0 T1 − T0 V1: Là trọng lượng hoặc kích thước các chiều của gia súc ở lần cân,đo sau V0: Là trọng lượng hoặc kích thước các chiếu của gia súc ở lần cân đo trước A(absolute): Là độ sinh trưởng tuyệt đối được tính bằng g, kg,
- * Độ sinh trưởng tương đối V −V R% = 1 0 100 V0 R (relative): Là độ sinh trưởng tương đối tính bằng % so với trọng lượng hoặc các chiều đo ban đầu của con vật Để chính xác hơn người ta đề nghị dùng công thức V −V R% = 1 0 100 1 (V +V 2 1 )0
- * Độ sinh trưởng tạm thời Độ sinh trưởng tạm thời thực chất là tỷ lệ giữa phần sinh trưởng được tăng lên (dW) trong một khoảng thời gian nào đó với trọng lượng tích luỹ nguyên thuỷ dW.dt K = W dW là sự thay đổi trọng lượng trong khoảng thời gian dt so với ban đầu. W: Là trọng lượng ban đầu
- * Sự phân hoá sinh trưởng y = b* xk y: Là kích thước hoặc trọng lượng của các cơ quan bộ phận nghiên cứu x: Là kích thước hoặc trọng lượng của 1 phần hay toàn bộ cơ thể có liên quan b: là chỉ số sinh trưởng biểu thị mối quan hệ giữa giá trị x và y vào đầu thời kỳ theo dõi k: là hệ số phân hoá sinh trưởng
- lg( y − y ) K = 2 1 lg( x2 − x1) x1 và y1: Là trọng lượng hoặc các chiều đo vào đầu kỳ theo dõi x2 và y2: Là trọng lượng hoặc các chiều đo vào cuối kỳ theo dõi + Nếu k 1 thì phân hoá sinh trưởng dương
- 4.2. SỨC SẢN XUẤT CỦA VẬT NUÔI Sức sản xuất của gia súc và gia cầm bao gồm khả năng cho thịt, sữa, lông trứng, sức kéo 4.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sức sản xuất của vật nuôi - Không ngừng nâng cao sức sản xuất hiện có - Tổ chức nuôi dưỡng phù hợp với sức sản xuất khác nhau của các phẩm giống và phù hợp với từng con vật cao sản - Phát hiện những gia súc tốt, từ đố có kế hoạch nhân giống, phối giống
- 4.2.2. Sức sinh sản của vật nuôi Sức sinh sản của gia súc là khả năng sinh ra thế hệ đời con tốt hay xấu cả về số lượng lẫn chất lượng Là 1 hình thái của sức sản xuất là 1 biểu hiện đặc trưng có tính di truyền cho mỗi giống. Về mặt sinh sản người ta có thể chia gia súc thành 2 loại khác nhau - Gia súc đa thai: Là loại gia súc đẻ nhiều con trong mỗi lần đẻ như lợn, thỏ, dê, chó, mèo - Gia súc đơn thai: Là loại gia súc đẻ 1con trong mỗi lần đẻ như trâu, bò, ngựa
- * Khả năng sinh sản của gia súc được biểu hiện qua các chỉ tiêu như - Số con đẻ ra trong 1 lứa, số con đẻ ra trong năm - Tỷ lệ nuôi sống sau khi đẻ, tỷ lệ nuôi sống sau khi cai sữa, tỷ lệ còi cọc - Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng cai sữa, khả năng tiết sữa - Thời gian thành thục, động dục và mang thai
- * Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sinh sản - Giống và cá thể - Thức ăn - Nguyên nhân nội tiết - Số con đẻ ra trên 1 lứa - Tuổi sử dụng - Tuổi đẻ đầu tiên của gia súc - Bệnh tật
- 4.2.3. Sức sản xuất sữa của vật nuôi Là khả năng sản sinh ra sữa của gia súc tốt hay xấu cả về số lượng lẫn chất lượng Sữa là sản phẩm của quá trình hoạt động chủ động, tích cực của tuyến vú. Sữa là 1 loại thức ăn hoàn hảo cho gia súc non, đặc biệt là gia súc mới sinh. Trong sữa có nhiều loại protein hoàn hảo như anbumin, globulin, cazein, đường và khoáng, vitamin, men chuyển hoá và kháng thể Sữa đầu: Là sữa của gia súc tiết ra trong những ngày đầu sau khi đẻ (7-10 ngày). Sữa đầu có -globulin và MgSO4
- - Thời gian cho sữa của các loài gia súc khác nhau là khác nhau: Bò trung bình cho sữa 10 tháng; ngựa 9 tháng; lợn 3- 4 tháng; cừu 4 - 8 tháng Sơ đồ: Diễn biến quá trình cho sữa của bò Thời gian Thời gian nghỉ vắt sữa thuần sữa (2 tháng) (20-45) ngày Đẻ lần đầu Phối giống Đẻ lần 2 Tiếp theo 300-305 ngày 300-305 ngày Chu kỳ cho sữa 1 Chu kỳ cho sữa 2 365 ngày
- * Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa - Giống và cá thể - Thức ăn - Số con đẻ ra trên 1 lứa - Tuổi của gia súc - Tuổi đẻ đầu tiên của gia súc - Mùa vụ
- * Phương pháp tính toán sản lượng sữa - Tỷ lệ mỡ sữa MFP: Tỷ lệ mỡ sữa AMF AMF: Lượng mỡ sữa trong cả chu kỳ MFP = 100 TMY TMY: Sản lượng sữa trong cả chu kỳ - Để thống nhất trong việc tính sản lượng sữa, người ta quy về sữa tiêu chuẩn, tức là sữa có tỷ lệ mỡ sữa 4 % Sữa tiêu chuẩn = 0,4S + 15F S: là sản lượng sữa toàn kỳ F: là sản lượng mỡ sữa tính theo kg trong toàn kỳ
- 4.2.4. Sức sản xuất thịt Là khả năng cho thịt của gia súc tốt hay xấu cả về số lượng lẫn chất lượng + Để đánh gía sức sản xuất thịt của gia súc người ta sử dụng các chỉ tiêu sau - Trọng lượng cân hơi, trọng lượng cân xô, tỷ xuất thịt xô, tỷ xuất thịt tinh - Mức tăng trọng, chi phí thức ăn - Độ xốp, độ ẩm, độ chắc, màu sắc của thịt
- * Các yếu tốt ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt + Giống - Sức sản xuất cao nhất ở các giống chuyên sản xuất thịt + Thức ăn - Thức ăn chiếm từ 60-70% chi phí sản xuất thịt ở lợn + Môi trường + Tình trạng gia súc trước khi giết mổ
- 4.2.5. Sức đẻ của gia cầm * Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất trứng của gia cầm - Sản lượng trứng - Khối lượng trứng - Màu sắc vỏ trứng - Độ bền của vỏ trứng - Màu sắc của lòng đỏ
- * Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm - Giống - Thức ăn - Tuổi thành thục về sinh dục - Cường độ đẻ - Khả năng ấp - Tính nghỉ đẻ mùa đông - Khả năng duy trì đẻ trứng - Trọng lượng cơ thể
- 4.2.6. Sức sinh sản của gia cầm - Tỷ lệ thụ tinh Số trứng có phôi TLTT(%) = x 100 Số trứng đẻ ra - Tỷ lệ ấp nở Số gia cầm nở ra TLAN(%) = x 100 Số trứng có phôi ( số trứng đem ấp) - Tỷ lệ nuôi sống Số con sống trưởng thành TLTT(%) = x 100 Số trứng nở ra
- Chương 5 QUAN HỆ HỌ HÀNG VÀ CÁC THAM SỐ DI TRUYỀN
- 5.1. Di truyền tính trạng số lượng 5.1.1. Phân loại tính trạng * Tính trạng chất lượng - Tính trạng chất lượng là tính trạng mà tính di truyền của nó được chi phối bởi chỉ 1 hoặc 2 cặp gen - Loại tính trạng này thường biểu hiện ở các trạng thái khác nhau, ví dụ có sừng hoặc không có sừng; có màu hoặc không có màu
- * Tính trạng số lượng - Tính trạng số lượng thông thường chịu sự chi phối của nhiều cặp gen, mỗi cặp gen đóng góp một phần ảnh hưởng - Hầu hết các tính trạng sản xuất như thịt, sữa, số con sinh ra/lứa là tính trạng số lượng * Tính trạng tổng hợp - Là sự kết hợp của nhiều tính trạng thành phần. Rất nhiều tính trạng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của vật nuôi ví dụ sữa, thịt
- * Sự biến thiên, sai khác giá trị của các tính trạng số lượng + Đem lại tiến bộ di truyền + Giúp chọn ra được những cá thể tốt hơn cá thể khác + Sự biến thiên di truyền có những dạng sau - Sự khác nhau giữa các giống - Sự khác nhau giữa các tổ hợp lai của các giống - Sự khác nhau giữa giống lai và giống thuần - Sự khác nhau giữa các cá thể trong cùng một giống hoặc một dòng
- Ví dụ 5.2. Sự khác nhau về trọng lượng cai sữa tại 21 ngày tuổi và lượng ăn vào (g/ngày) của chuột Chuột số 1 2 3 4 5 6 7 8 Trọng lượng 22 21 30 28 26 20 25 22 Lượng ăn vào 56 65 51 77 61 72 80 44 Chuột số 9 10 11 12 13 14 15 16 Trọng lượng 21 29 25 29 26 23 29 21 Lượng ăn vào 79 67 57 61 72 51 87 59
- Người ta dùng phương sai của tính trạng để xác định sự biến thiên của tính trạng. Ký hiệu phương sai là V hay σ2 2 n x n − n i (x − x)2 x 2 − i=1 i i n 2 = i=1 = i=1 n −1 n −1 Trong đó: xi là giá trị kiểu hình thu được ở cá thể i trong tổng thể n cá thể Căn bậc hai của phương sai là độ lệch chẩn σ
- Ý nghĩa của độ lệch chuẩn dễ dàng thấy được thông qua đường cong Gauss (hình 5.2.). Công thức mô tả đường cong Gauss hay phân bố chuẩn là −(x− )2 1 2 p(x) = e 2 2 2 Trong đó: Trong đó: μ: là trung bình của sự phân bố; σ: là độ lệch chuẩn của sự phân bố; p(x) là xác suất của một quan sát x; nói chặt chẽ hơn là vùng dưới đường từ (x-) đến ( x+), trong đó là một số nhỏ
- 2 = 95% = 68% Probability density -3,0 -2,0 -1,0 0,0 1,0 2,0 3,0 Hình 5.2. Phân bố Gauss (còn gọi là phân bố chuẩn). 68% các cá thể có giá trị trong khoảng + σ và 95% cá thể trong khoảng + 2σ
- - Vì độ lệch chuẩn thể hiện giá trị của tính trạng, cho nên nó không trực tiếp cho thấy 1 tính trạng có độ biến thiên cao hay thấp - Để có thể thấy 1 cách trực tiếp hơn người ta dùng hệ sô biến dị (CV) CV= σ / μ μ: Trung bình tính trạng σ: Độ lệch chuẩn
- 5.1.2. Mô hình di truyền cơ bản của tính trạng đa gen * Các bước thực hiện: + Trước hết là thu thập các giá trị kiểu hình của một số lượng lớn vật nuôi Kết quả kiểu hình sẽ cho chúng ta thấy được sự biến thiên của các giá trị kiểu hình và quy luật phân bố của giá trị kiểu hình + Bước tiếp theo là phân bố sự sai khác đó vào phần do kiểu gen quy định và phần do môi trường quy định, sau đó nếu có thể phân chia thành các phần nhỏ hơn
- * Mô hình di truyền cơ bản cho các tính trạng số lượng P = μ+ G + E + GxE VP = VG + VE + VGxE P (phenotype value) : Giá trị kiểu gen μ: Trung bình giá trị kiểu hình của quần thể E: (environmental efect): Anh hưởng của môi trường, (tất cả các yếu tố không mang tính di truyền) G (genotype value): Trung bình giá trị kiểu gen GxE là tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- - Thành phần của giá trị kiểu gen G = A + D + I = BV + GCV A (additive value): Giá trị cộng gộp tích luỹ D (dominance value): Giá trị hoạt động trội I (interaction value): Giá trị hoạt động tương tác GCV là Giá trị trội và tương tác (giá trị kết hợp) của gen - Ảnh hưởng của môi trường có thể phân chia như sau E = EP + ET EP: yếu tố môi trường cố định ET: yếu tố môi trường tạm thời
- Ví dụ 5.3. Xét 1 locus gồm có 2 alen Bb, trong đó B trội hoàn toàn so với b. B làm tăng trọng lượng trưởng thành của cơ thể lên 10g, b làm giảm trọng lượng trưởng thành xuống 10g Kiểu gen G BV GCV BB +20 +20 0 Bb +20 0 +20 bb -20 -20 0
- 5.2. QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC CÁ THỂ 5.2.1. Hệ phổ Hệ phổ của một gia súc là sơ đồ ghi tên hoặc số liệu của các con vật ở các thế hệ tổ tiên có liên quan đén nguồn gốc hình thành của gia súc đó Nguồn gốc họ hàng Nguồn thông tin Hệ phổ Tính toán các tham số di truyền Tính toán hệ số cận huyết, ưu thế lai Căn cứ để chọn lọc, lai tạo
- * Hệ phổ dọc Cá thể X Bố mẹ A B Ông bà C D C F Cụ kỵ H I M N K J O I
- * Hệ phổ ngang Cá thể Bố mẹ Ông bà Cụ kỵ M B S X A E D C N
- * Hệ phổ rút gọn B S Z A E D C
- 5.2.2. Quan hệ di truyền * Khái niệm Mối quan hệ di truyền giữa 2 cá thể có thể được hiểu là xác suất có alen chung Quan hệ di truyền cộng gộp Quan hệ di truyền trội
- * Quan hệ di truyền cộng gộp tích luỹ Là trung bình các allen mà 2 cá thể giống nhau từ tổ tiên chung có thể được xác định từ hệ phả của nó Giả sử rằng bố mẹ W có 2 allen khác nhau i và j ;đời con X có 2 allen là k, l và đời con Ycó allen k’, l’ W (i,j) X Y (k,l) (k’,l’)
- n 1 (ni + Pi ) aXY = ( ) (1+ FW ) i=1 2 axy: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp giữa X và Y ni : Số thế hệ giữa X và W theo mối quan hệ thứ i pi : Số thế hệ giữa Y và W theo mối quan hệ thứ i FW: Hệ số cận huyết của W
- * Quan hệ di truyền trội Là xác suất 2 allen tại cùng 1 locus nào đó của X đồng nhất với 2 allen tại locus đó của Y Chúng ta có thể thấy rằng i là 1 allen ngẫu nhiên từ 1 trong 2 bố mẹ của X (S) và j từ bố mẹ kia (T), tương tự như vậy k và l là allen ngẫu nhiên từ bố mẹ của Y, (U và V) S T U V ( i,?) (j,?) (k,?) ( l,?) Y X (k ,l ) (i,j)
- a a a a d = SU TV SV TU XY 4 dxy: Giá trị quan hệ di truyền trội giữa X và Y aSU: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp trong trường hợp S và U aTV: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp trong trường hợp T và V aSV: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp trong trường hợp S và V aTU: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp trong trường hợp T và U
- Bảng 5.3. Quan hệ di truyền cộng gộp, quan hệ di truyền trội của 1 số mối quan hệ phổ biến ( không có cận huyết) Quan hệ aXY dXY Sinh đôi cùng trứng 1 1 Bố-con 1/2 0 Mẹ-con 1/2 0 Trung bình bố mẹ-con 1/2 0 Ông bà-cháu 1/4 0 Tổ tiên-con cách nhau n thế hệ (1/2)n 0 Anh chị em ruột 1/2 1/4 Anh chị em nữa ruột thịt 1/4 0
- * Hiệp phương sai di truyền giữa các cá thể - Khi xem xét mối quan hệ di truyền giữa 2 cá thể, hiệp phương sai di truyền bao gồm mối quan hệ di truyền cộng gộp, trội và lấn át của các gen n n i j 2 Cov = a d i j XY XY XY A D i=0 j=0 CovXY: Hiệp phương sai di truyền giữa cá thể X và Y i a XY: Giá trị quan hệ di truyền cộng gộp giữa X và Y thứ i j d XY: Giá trị quan hệ di truyền trội giữa X và Y thứ i 2 I j A D : Phương sai giữa giá trị quan hệ di truyền cộng gộp và trội n: là locus, thông thường n có giá trị khoảng 105 (0<=i+j<=n )
- i=1; j=0 Khi n =1 (chỉ xét 1 locus) j=1; i=0 2 2 Ta có CovXY = aXYσ A + dXYσ D i=1 và j=1 Khi n =2 j=2 và i=0 i=2 và j=0 2 2 2 2 2 Ta có CovXY = aXYdXYσ AD + d XYσ DD + a XYσ AA
- + Hiệp phương sai di truyền giữa bố mẹ và con 2 2 2 2 CovOP =1/2.σ A +0+1/4.σ AA +0+1/8.σ AAA+0+ 1/16.σ AAAA + Hiệp phương sai di truyền giữa anh chị em ruột 2 2 2 2 2 CovFS =1/2.σ A +1/4.σ D +1/4.σ AA +1/16.σ DD +1/8.σ AAA + Hiệp phương sai di truyền giữa anh chị em nữa ruột thịt 2 2 CovHF =1/4.σ A +0+0+16.σ AA + 0
- Bảng 5.5. Hiệp phương sai di truyền giữa 1 số họ hàng thân thuộc Quan hệ họ hàng Hiệp phương sai di truyền 2 2 2 2 2 2 2 2 2 σ A σ AA σ AAA σ D σ DD σ DDD σ AD σ ADD σ AAD Bố hoăc mẹ-con 1/2 1/4 1/8 0 0 0 0 0 0 Ông hoặc bà-cháu 1/4 1/16 1/64 0 0 0 0 0 0 Đời trước cách đời sau n thế (1/2) (1/2)2n (1/2)3n 0 0 0 0 0 0 hệ n Anh chị em ruột 1/2 1/4 1/8 1/4 1/1 1/64 1/8 1/32 1/16 Anh chị em 1 nữa ruột thịt 1/4 1/16 1/64 0 0 0 0 0 0 Anh chị em sinh đôi cùng 1 1 1 1 1 1 1 1 1 trứng
- 5.3. MỘT SỐ THAM SỐ DI TRUYỀN 5.3.1. Hệ số di truyền * Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2) Hệ số di truyền phản ánh sức mạnh của mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình và giá trị giống của 1 tính trạng trong 1 quần thể 2 2 h = r P,BV = VBV/VP 2 r PBV: bình phương tương quan giữa giá trị giống và giá trị kiểu hình VBV: phương sai giá trị giống; VP: Phương sai giá trị kiểu hình
- * Hệ số di truyền theo nghĩa rộng Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị sức mạnh mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình và giá trị kiểu gen của 1 tính trạng trong 1 quần thể 2 2 h = r P,G 2 r P,G: bình phương tương quan giữa giá trị kiểu gen và giá trị kiểu hình
- * Độ lớn của hệ số di truyền Hệ số di truyền được biểu thị bằng số thập phân từ 0-1 hoặc từ 0% đến 100% - h2 = = 0,4 là hệ số di truyền trung bình Các tính trạng liên quan đến thân thịt cấu trúc bộ xương
- * Các nhân tố ảnh hưởng tới độ lớn hệ số di truyền + Hệ số di truyền và bản chất di truyền của tính trạng Các tính trạng bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng cộng gộp của các gen (h2 > 0,4); hiệu ứng hổn hợp cộng gộp, trội và át chế gen (0,2< h2< 0,4); hiệu ứng trội và át chế (h2 < 0,2) + Hệ số di truyền và bản chất di truyền của quần thể Quần thể đã được duy trì lâu dài; chọn lọc với cường độ cao làm cho quần thể đồng nhất về mặt di truyền, giảm hệ số di truyền của tính trạng và ngược lại + Hệ số di truyền và bản chất di truyền của quần thể Môi trường đồng nhất hệ số di truyền sẽ tăng lên và ngược lại
- * Các phương pháp ước tính hệ số di truyền + Theo các phương pháp tương quan Tính khi mức độ biến dị của 1 tính trạng nào đó của đời bố mẹ và đời con là như nhau - Trường hợp tương quan giữa bố mẹ và con 2 h = r Bố mẹ -đời con - Trường hợp chỉ có con đực hoặc con cái 2 h = 2 r Bố, hoặc mẹ - con
- - Trường hợp tương quan giữa các nhóm vật nuôi anh chị em 2 Anh chị em ruột (FS): h =2rFS 2 Anh chị em nữa ruột thịt (HS): h =4rFS + Thông qua hồi quy con theo bố hoặc mẹ (bOP) Giá trị kiểu hình của bố (1) và con (2) là: P1 = G1 + E1 P2 = G2 + E2 1 1 VarAA + VarAÁA 2 VarA 2 4 h = 2bOP = + VarP VarP
- * Ước tính hệ số di truyền thông qua hiệp phương sai di truyền giữa anh chị em nữa ruột thịt (CovHS) Giá trị kiểu hình của 2 anh chị em nữa ruột thịt chịu ảnh hưởng của bố chung, ký hiệu S (trường hợp 2 anh chị em cùng bố khác mẹ) với μ là trung bình của quần thể như sau: P1 = G1 + E1 = +S + E1 P2 = G2 + E2= + S + E2 1 1 Var + Var Var AA AÁA h 2 = A + 4 16 VarP VarP
- * Ước tính hệ số di truyền thông qua hiệp phương sai di truyền giữa anh chị em ruột thịt 1 1 Var + Var + Var D AA h 2 = A + 2 2 VarP VarP * Theo phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố trong đó nhân tố này là phụ của nhân tố kia
- + Trường hợp dung lượng mẫu bằng nhau VarS: là phương sai trong con cái VarW = MSW Var D: là phương sai giữa các cái MS − MS Var = D W D VarW: là phương sai giữa các đực k1 MS S − (MSW + k2VarD ) VarS = k3 MSS: Trung bình bình phương giữa các con đực MSD: Trung bình bình phương giữa các con đực MSW: Trung bình bình phương giữa các con đực
- k1 là số lượng con cái trên 1 con đực k2 là số lượng đời con trên 1 con cái k3 là số lượng đời con trên 1 con đực MSS − MS D - Nếu k1= k2 thì VarS = k3 - Nếu k1, k2 và k3 là những số khác nhau ta có 2 n2 n2 n2 ni ë ë ë n − i i j − i j n − j n ni n j i ni k1 = k = k = S −1 2 S −1 1 D − S
- - Hệ số di truyền tính theo con đực 2 4VarS hS = VarS +VarD +VarW - Hệ số di truyền tính theo con cái 2 4VarD hD = VarS +VarD +VarW - Hệ số di truyền tính theo con đực và con cái 2 2(VarD +VarS ) hS + D = VarS +VarD +VarW
- + Trong trường hợp dung lượng mẫu không bằng nhau - Cách tính hoàn toàn tương tự như trên Do k1# k2 cho nên VarS được tính như sau: k1 MS S − MSW − (MS D −VarW ) k2 VarS = k3
- * Ứng dụng của hệ số di truyền - Hệ số di truyền và vấn đề chọn lọc, cải tiến điều kiện nuôi dưỡng - Hệ số di truyền và vấn đề chọn lọc thuần chủng, tạp giao - Hệ số di truyền và vấn đề phương pháp chọn lọc - Qua hệ số di truyền có thể dự đoán năng suất đời con
- 5.3.2. Hệ số lặp lại R do sức mạnh của mối quan hệ giữa các giá trị (phenotype) được lặp đi lặp lại của một tính trạng nào đó trong quần thể 2 R = r P, PA Độ lớn: trong khoảng từ (-1) đến 1 R <0,2 Thấp 0,2 < R < 0,4 Trung bình 0,4 < R < 1 Cao
- * Trường hợp dung lượng mẫu bằng nhau - Hệ số lặp lại Var R = W VarW +VarE - Sai số của hệ số lặp lại 2 2 2(m. −1)(1− R) [1+ (k1 −1)]R m. −1 S.E.(R) 2 k1 (m. − N)(N −1) m.
- Trường hợp dung lượng mẫu khác nhau 2 - Hệ số k1 là: 1 m k = m. − k 1 N −1 m. - Sai số của hệ số lặp lại là 2 2 2(m. −1)(1− R) [1+ (k1 −1)]R S.E.(R) 2 k1 (m. − N)(N −1)
- * Ứng dụng của hệ số lặp lại - Hệ số lặp lại và số lần phải đo lường trên 1 con vật - Hệ số lặp lại và dự đoán năng suất tương lai của 1 cá thể cũng như mức độ sai khác về năng suất giữa 2 cá thể trong tương lai - Hệ số lặp lại và sự hiệu chỉnh hệ số di truyền n,h2 h2 = n 1+ (n −1)R
- 5.4.3. Hệ số tương quan Phản ánh sức mạnh của mối quan hệ giữa giá trị giống của tính trạng này và giá trị giống của tính trạng kia + Độ lớn của hệ số tương quan nằm trong khoảng [-1;1] - Tương quan dương - Tương quan âm r <0,2 Yếu 0,2 < r < 0,4 Trung bình 0,4 < r < 1 Chặt chẽ
- * Ước tính hệ số tương quan di truyền + Tính hệ số tương quan theo phương pháp quan hệ tương quan COV .COV r = X1Z 2 X 2 Z1 G COV 2 .COV X1Z1 X 2 Z 2 X1: là tính trạng thứ nhất của đời bố mẹ, X2: là tính trạng thứ 2 của đời bố mẹ, Z2: là tính trạng thứ nhất của đời con, Z2: là tính trạng thứ 2 của đời con, và N: là số lượng cặp bố mẹ và đời con ( X )(Z) XZ − COV = N XZ N −1
- 1− r 2 S.E.(h2 ).S.E.(h2 ) Sai số tiêu chuẩn G 1 2 S.E.(R) 2 2 2 h1 h2 * Tính hệ số tương quan theo phương pháp phân tích phương sai Cov Công thức chung r = XY VarXVarY - Tính theo thành phần phương sai của bố Cov r = s GS VarS( X )VarS(Y )
- - Tính theo thành phần phương sai của mẹ Cov r = D GD VarD( X )VarD(Y ) - Tính theo thành phần phương sai của bố và mẹ Cov + Cov r = s D GS D VarS ( X ) +VarD( X ) . VarS (Y ) +VarD(Y )
- Chương 6 CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
- 6.1.1. Khái niệm về chọn lọc Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể đáp ứng được tiêu chuẩn chọn lọc thì được giữ lại và cho phép sinh sản, còn một số cá thể không đáp ứng được thì bị loại thải đi. Chọn lọc gia súc là sự lựa chọn những cá thể đực và cái để giữ lại làm giống (làm bố, mẹ) đồng thời loại bỏ những con vật không làm giống Chọn lọc là biện pháp đầu tiên đê cải tiến di truyền giống vật nuôi. Chọn lọc không tạo ra các kiểu gen mới, song nó cho phép kiểu gen nào tồn tại nhiều ở thế hệ con cái. Điều đó có nghĩa là tần số các gen hay kiểu gen mong muốn được tăng lên
- 6.1.2 Đáp ứng chọn lọc (Hiệu quả chọn lọc) Là chênh lệch giữa trung bình giá trị kiểu hình của đời con sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc với trung hình giá trị kiểu hình của toàn thể quần thể bố mẹ trước khi chọn lọc − R = (PO − P) Trong đó: Po là giá trị trung bình của đời con được sinh ra từ những bố mẹ được chọn lọc. P: là trung bình của giá trị kiểu hình quần thể bố mẹ được sinh ra
- 6.1.3 Ly sai chọn lọc Ký hiệu là S, là chênh lệch về giá trị kiểu hình giữa trung bình của bố mẹ được chọn lọc so với trung bình toàn bộ thế hệ bố mẹ − S = (PP − P) Trong đó: PP là trung bình của bố mẹ được chọn lọc P : là trung bình của giá trị kiểu hình quần thể bố mẹ được sinh ra
- Ví dụ: Tính ly sai chọn lọc khi chọn 30 % cá thể có năng suất sữa tốt nhất của đàn Số lượng 20 30 40 50 35 15 10 n=200 Năng suất 4000 4500 5000 5500 6000 6500 7000 sữa (lít/chu 5337,5 kỳ) kg Năng suất sữa trung bình của 30% cá thể chọn là: 6291,67 kg Ly sai chọn lọc là: S = 6297,67 - 5337,5 = 960.17kg
- * Mối quan hệ giữa R và S Chỉ có phần di truyền của những giá trị kiểu hình quan sát được truyền cho đời con. Do vậy hiệu quả chọn lọc sẽ là sản phẩm của hai yếu tố ly sai chọn lọc và hệ số di truyền của tính trạng Do đó: R=S*h2 Như vậy, ta thấy là R luôn luôn bé hơn hoặc bằng S
- 6.1.4 Cường độ chọn lọc Cường độ chọn lọc là ly sai chọn lọc đã được tiêu chuẩn hoá theo độ lệch tiêu chuẩn của kiểu hình i = S/P I: chính là cường độ chọn lọc; S: ly sai chọn lọc P: độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng Do gia súc đực và cái được sử dụng và chọn với số lượng khác nhau nên cường độ chọn lọc chung cho cả đàn là: i chung = (i con đực + i con cái)/2
- 6.1.5 Khoảng cách thế hệ Khoảng cách thế hệ (L) là tuổi trung bình của bố mẹ tại các thời điểm mà đời con của nó được sinh ra. Khoảng cách thế hệ thường được tính theo năm i=n ti * mi L = i=0 N L: khoảng cách thế hệ ti: tuổi của bố mẹ tại thời điểm sinh ra đời con lần thứ i mi: số lượng con con được sinh ra trong đời con lần thứ i N: Tổng số con được sinh ra trong một đời của con mẹ hoặc bố
- Ví dụ 6.4. Bò đực sinh năm 1995, năm 1997 tiến hành cho phối giống và sinh được 200 con, năm 1998 sinh được 400 bê, năm 1999 sinh được 400 bê. Sau đó ta không sử dụng nữa Ta có L = ( 2*200+ 3*400+ 4*400)/1000 = 3,2 năm
- * Đối với con đực khoảng cách thế hệ phụ thuộc vào - Tuổi bắt đầu sử dụng - Thời hạn sử dụng - Số lượng đời con sinh ra hàng năm * Đối với con cái khoảng cách thế hệ phụ thuộc vào - Tuổi đẻ lứa đầu - Thời hạn sử dụng - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
- Khoảng cách thế hệ của một số loài Loài Khoảng cách thế hệ ( năm) Bò 4 - 7 Dê 3 - 5 Cừu 3 - 5 Lợn 2 - 4
- 6.1.6. Tiến bộ di truyền Hiệu quả chọn lọc trong một đơn vị thời gian (thường là năm) được gọi là tốc độ chọn lọc, khuynh hướng di truyền hay là tiến bộ di truyền ( G hay BV/t) (r *i * ) G = = BV,EBV f BV BV / t L rBV,EBV :là độ chính xác của chọn lọc if: cường độ chọn lọc BV: độ lệch tiêu chẩn của giá trị giống L: khoảng cách thế hệ
- 2 2 - Chọn lọc cá thể: G = S.h = h . i. P S là ly sai chọn lọc; i là cường độ chọn lọc; h2 là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình của cá thể; P là độ lệch tiêu chuẩn về giá trị kiểu hình của cá thể 2 - Chọn lọc theo gia đình: Gf = h f. i. f, 2 h f: là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình giữa các gia đình f: là độ lệch tiêu chuẩn về giá trị kiểu hình giữa gia đình
- 1+ (n −1) t 2 1+ (n −1) r 2 h f = h f = P n 1+ (n −1) t t: là tương quan về kiểu hình của các cá thể trong gia đình n: là số lượng cá thể trong gia đình h2: là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình cá thể r: là hệ số thân thuộc; P là độ lệch tiêu chuẩn về giá trị kiểu hình của cá thể - Từ đó ta có hiệu quả 2 1+ (n −1)r 2 G f =i. P h . h chọn lọc dự đoán là: n1+ (n −1)t
- Hiệu quả chọn lọc dự đoán khi chọn lọc qua anh chị em sẽ là: nr G =i. h2 S P n1+ (n −1)t - Chọn lọc trong gia đình 2 n −1 Gw = i. P h (1− r) n(n −1) P là độ lệch tiêu chuẩn về giá trị kiểu hình của cá thể; n là số lượng cá thể trong gia đình; h2 là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình cá thể; r là hệ số thân thuộc
- - Chọn lọc kết hợp 2 2 Gc = h fPf + h WPW 2 h f là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình giữa gia đình 2 h W :là hệ số di truyền về giá trị kiểu hình trong gia đình Pf: là chênh lệch giữa giá trị trung bình kiểu hình của các gia đình và trung bình quần thể PW: là chênh lệch giữa giá trị kiểu hình của cá thể và trung bình giá trị kiểu hình của gia đình các cá thể
- 6.1.7 Độ chính xác của chọn lọc rAP là hệ số tương quan giữa giá trị di truyền cộng gộp và giá trị kiểu hình, thể hiện mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình mà ta có thể theo dõi xác định được trực tiếp trên con vật hoặc gián tiếp trên các con vật là họ hàng thân thuộc của nó và giá trị di truyền (chủ yếu giá trị di truyền cộng gộp) mà ta muốn đánh giá. Vì vậy, người ta gọi rAP là độ chính xác của chọn lọc. Giá trị của rAP đối với từng phương pháp chọn lọc là chỉ tiêu quan trọng để so sánh, đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp chọn lọc này.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của chọn lọc - Hệ số di truyền - Các nguồn thông tin khác nhau về giá trị kiểu hình của tính trạng
- 6.1.7. Giá trị giống Giá trị giống (BV) của một cá thể là một đại lượng biểu thị khả năng truyền đạt các gen từ bố mẹ cho đời con * Cách tính giá trị giống - Chọn lọc qua cá thể 2 EBV = h (Px - P) h2 là hệ số di truyền của tính trạng Px là giá trị kiểu hình của bản thân cá thể P là trung bình giá trị kiểu hình của quần thể
- Ví dụ: Tính giá trị giống của 1 con lợn có mức độ tăng trọng là 740g/ngày, biết trung bình mức độ tăng trọng của giống lợn này là 670 g/ngày và hệ số di truyền về mức độ tăng trong là 0,53 h2 = 0,53 Px = 740g/ngày P 740g/ngày EBV = 0,53 . (740 - 670) = 37,1 g/ngày
- - Khi có m số liệu lặp lại của một tính trạng thì h2 có thể được tính như sau: mh2 h2 = X 1+(m −1)R 2 h x: hệ số di truyền điều chỉnh theo hệ số lặp lại m: số lần lặp lại R: là hệ số lặp lại
- Ví dụ: Tính giá trị giống về sản lượng sữa của một bò cái. Biết sản lượng sữa trung bình của 4 kỳ tiết sữa là 5000 kg, sản lượng sữa trung bình của đàn là P = 4000 kg, hệ số di truyền h2 = 0,3; hệ số lặp lại R = 0,4 2 4*0,3 h x = =0,54 1+ (4 −1) *0,4 EBV =0,54*(5000− 4000) =540kg
- - Chọn lọc qua đời trước 2 Nếu căn cứ vào bố ta có: EBVS = 0,5 h s (Ps - P) 2 Nếu căn cứ vào mẹ ta có: EBVD = 0,5 h D (PD - P) 2 2 2 mh h s ; h D = 1+(m −1)R 2 2 h s; h D là hệ số di truyền của tính trạng theo bố và mẹ khi có m lần lặp lại. PD, PS là giá trị trung bình của tính trạng xác định ở mẹ hoặc bố (một số liệu hoặc trung bình các số liệu), P là giá trị trung bình của quần thể
- Ví dụ: Tính giá trị giống của sản lượng sữa của 1 bò đực giống, biết sản lượng sữa trung bình của mẹ nó qua 4 chu kỳ là 4000kg/chu kỳ, sản lượng trung bình của đàn là3500kg; h2 là 0,3; hệ số lặp lại là 0,4. 4*0,3 h2 = =0,54 1+ (4 −1)*0,4 EBV = 0,5 * 0,54 (4000 - 3500) = 135 kg/ chu kỳ
- - Chọn lọc căn cứ trên anh chị em ruột (FS) và nửa ruột thịt (HS) 1 2 EBV = h FS (P − P) 2 FS 1 2 EBV = h HS (P − P) 4 HS PFS và PHS là giá trị trung bình của tính trạng được xác định trên anh chị em ruột hoặc nửa ruột thịt Khi có m số liệu lặp lại trên anh chị em ruột thịt và nửa ruột thịt, thì hệ số di truyền được tính như sau 2 2 2 mh h FS ;h HS = 1+(m−1) R
- Khi có một số lượng anh chị em ruột hoặc nửa ruột thịt nhất định mà mỗi chúng chỉ có 1 số liệu, giá trị giống được tính như sau: 1 2 EBV = h FS N(P − P) 2 FS 1 2 EBV = h HS N (P − P) 4 HS n d N = 1+ (nd −1)t n(d +1)− 2 t = * h 2 4(nd −1) d là số con cái phối giống với một con đực n là số anh chị em ruột trong 1 gia đình (phải cân bằng)
- Ví dụ Tính sản lượng trứng của 1 gà trống, biết sản lượng trứng trung bình của 24 gà mái là anh chị em cùng bố khác mẹ với gà trống là 230 quả/năm, trung bình của đàn là 200 quả/năm; 24 gà mái này là con của 6 gà mẹ (4 con/mẹ); h2 = 0,3 4(6 +1) − 2 t = x0,3=0,085 4(4x6 −1) 4 x6 N = =8,12 1+ (4 x6−1) x0,085 1 EBV = 0,3x8,12(230−200)=36,54(qua / nam) 2 Sản lượng trứng của gà trống dự đoán là: 200 + 36,54 237 quả/năm
- - Số liệu được xác định qua đời con con vật Ta có thể sử dụng một công thức chung cho tất cả các loài 1 2 EBV = h 0 N(P − P) 2 0 n d N = 1+ (nd −1)t n( d +1) − 2 t = * h 2 4(nd −1) P0 là trung bình giá trị kiểu hình của đời con làm căn cứ chọn lọc; P: là giá trị trung bình kiểu hình của quần thể
- 6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC * Các phương pháp chọn lọc theo huyết thống P = Pf + PW
- CHOÜN LOÜC THEO ÂÅÌI TRÆÅÏC 8 7 6 6 7 6 6 5 8 8 8 7 8 7 7 6 9 8 8 7 7 6 6 5 A B C D + Phương pháp chọn lọc - So sánh các thế hệ tổ tiên theo hệ phả - So sánh từng cặp tổ tiên
- + Ưu điểm - Biết được mức độ di truyền tốt xấu của tổ tiên - Có nhận định sớm về con vật cho dù chỉ mới ở mức độ sơ bộ - Có những dự kiến về khả năng xuất hiện những đặc tính tốt xấu ở đời con
- + Nhược điểm - Là tổ hợp do bố mẹ tạo ra thì rất nhiều, nhưng con vật được đánh giá chỉ là một đơn vị trong tổng số tổ hợp đó, gây lãng phí. - Hiệu quả chọn lọc không cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp - Độ chính xác chọn lọc không cao
- CHOÜN LOÜC CAÏ THÃØ 1 12 11 7 11 2 10 9 7 5 3 7 6 6 3 4 5 6 4 3 8,5 8 6 5,5 7
- Chọn lọc bản thân là phương pháp căn cứ vào giá trị kiểu hình của bản thân con vật (năng suất) để chọn lọc. Những cá thể nào có năng suất cao nhất sẽ được giữ lại làm giống * Phương pháp: So sánh giá trị KH (năng suất) của các cá thể trong quần thể Các cá thể có giá trị KH cao nhất, đáp ứng được yêu cầu được giữ lại làm giống
- * Ưu điểm - Có độ chính xác cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao và có cường độ chọn lọc cao - Dễ thực hiện, rẻ tiền do có thể kiểm tra trên nhiều con vật nên làm tăng được cường độ chọn lọc - Thực hiện ngay trên bản thân con vật do đó có thể rút ngắn được khoảng cách thế hệ
- * Nhược điểm - Không chọn lọc được những tính trạng mà ta không đánh giá được trực tiếp trên con vật hoặc những tính trạng bị giới hạn bởi giới tính hoặc một số tính trạng chỉ có biết được trên bản thân con vật sau một thời gian dài (khả năng sản xuất sữa của bò cái ) - Hiệu quả chọn lọc không cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp (sinh sản)
- CHOÜN LOÜC THEO GIA ÂÇNH 1 12 11 7 11 2 10 9 7 5 3 7 6 6 3 4 5 6 4 3 8,5 8 6 5,5 7
- Căn cứ vào trung bình giá trị kiểu hình của tất cả các cá thể trong một gia đình để quyết định việc chọn lọc. Toàn bộ các cá thể trong những gia đình có trung bình giá trị kiểu hình tốt nhất đều được giữ lại làm giống * Phương pháp So sánh TB giá trị KH giữa các gia đình trong quần thể, gia đình nào có TB giá trị KH cao nhất, đáp ứng được yêu cầu thì giữ lại làm giống
- * Ưu điểm - Chọn lọc theo gia đình có hiệu quả đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp - Chọn lọc gia đình có hiệu quả tốt khi môi trường sống của các gia đình là giống nhau - Chọn lọc theo gia đình có hiệu quả tốt khi các gia đình có số lượng thành viên lớn
- * Nhược điểm - Đưa đến kết quả là mức độ cận thân ở chọn lọc giữa các gia đình hầu như cao hơn so với chọn lọc cá thể hoặc chọn lọc trong gia đình. - Hiệu quả chọn lọc sẽ không cao khi môi trường sống giữa các gia đình là khác nhau và số lượng anh chị em trong gia đình là ít - Một số cá thể có năng suất kém, nhưng vẫn được giữ lại làm giống vì giữ lại toàn bộ gia đình. Phương pháp chọn lọc này tiến hành phức tạp hơn chọn lọc cá thể
- Kiểm tra qua anh chị em Căn cứ vào giá trị kiểu hình của anh chị em cùng bô, cùng mẹ hoặc anh chị cùng bố khác mẹ và ngược lại để quyết định có giữ cá thể đó lại làm giống hay không - Cá thể được chọn lọc không tham gia vào xác định trung bình của gia đình và chỉ cá thể đó được giữ lại làm giống * Phương pháp: So sánh TB giá trị KH giữa các gia đình trong quần thể, gia đình nào có TB giá trị KH cao nhất, đáp ứng được yêu cầu thì để làm giống
- + Ưu điểm - Phương pháp kiểm tra qua anh chị em chỉ có hiệu quả đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp và với gia đình có nhiều con - Phương pháp kiểm tra qua anh chị em có thể dự đoán được năng suất của một số tính trạng không thể đo lường được trên cá thể giữ lại làm giống và cũng có thể rút ngắn được khoảng cách thế hệ để nâng cao tiến bộ di truyền + Nhược điểm - Độ chính xác chọn lọc không cao
- Kiểm tra qua đời sau Căn cứ vào năng suất của đời con của một cá thể để quyết định có thể giữ cá thể đó lại làm giống hay không * Phương pháp - So sánh các thế hệ đời con được đánh giá - So sánh từng cặp đời con
- * Ưu điểm của phương pháp là - Có hiệu quả đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp và đối với các gia đình có nhiều con - Có thể dự đoán được năng suất của một số tính trạng không thể đo lường được trên cá thể giữ lại làm giống - Độ chính xác chọn lọc cao + Nhược điểm - Đòi hỏi thời gian lâu dài, do đó sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ, và phương pháp này phức tạp hơn phương pháp chọn lọc theo cá thể
- 1 12 11 7 11 2 10 9 7 5 3 7 6 6 3 4 5 6 4 3 8,5 8 6 5,5 7
- So sánh độ lệch giữa các giá trị kiểu hình của từng cá thể so với trung bình giá trị kiểu hình của gia đình có cá thể đó. Cá thể nào cách xa trung bình của gia đình nhiều nhất là tốt nhất * Phương pháp So sánh TB giá trị KH giữa các gia đình trong quần thể, gia đình nào có TB giá trị KH cao nhất, đáp ứng được yêu cầu sẽ được giữ lại làm giống
- + Ưu điểm - Có hiệu quả đối với các tính trạng có hệ số di truyền thấp - Chọn lọc trong gia đình cũng có hiệu quả tốt khi có số lượng thành viên trong gia đình nhiều; có một môi trường chung - Hạn chế được sự tăng đồng huyết ở các quần thể khép kín, có số lượng hạn chế + Nhược điểm - Một số cá thể tốt vẫn có thể bị loại thải - Phương pháp này tiến hành phức tạp
- 1 12 11 7 11 2 10 9 7 5 3 7 6 6 3 4 5 6 4 3 8,5 8 6 5,5 7
- Chọn lọc kết hợp là chọn lọc trên cơ sở phối hợp của nhiều nguồn thông tin, bao gồm nguồn thông tin của tổ tiên con vật đã được dự tính chọn lọc trước khi con vật sinh ra, kiểm tra năng suất khi con vật ở lứa tuổi hậu bị và kiểm tra đời con khi nó bắt đầu được phối giống hoặc bắt đầu sinh sản + Ưu điểm: Có tất cả các ưu điểm của các phương pháp riêng rẽ, đồng thời khắc phục được nhược điểm của các phương pháp đó + Nhược điểm: Phương pháp này thường phức tạp hơn so với các phương pháp chọn lọc riêng lẻ
- Chọn lọc theo chỉ số Là phương pháp phối hợp giá trị kiểu hình của các tính trạng xác định được trên bản thân con vật, hoặc trên các họ hàng thân thuộc của nó thành một điểm tổng hợp, và căn cứ vào điểm tổng hợp này để chọn lọc hoặc loại thải con vật + Ưu điểm - Có hiệu quả cao - Phương pháp này có ưu điểm không buộc phải loại thải những con tốt chỉ vì có 1 tính trạng kém đi một ít
- + Nhược điểm - Muốn có đầy đủ số liệu của từng tính trạng chọn lọc phải giữ liên tục con vật đó cho đến giai đoạn cuối cùng của sự phát triển cá thể - Một số tính trạng có thể thay đổi liên tục hay không liên tục Ví dụ: một con bò đang chọn có thể đẻ hoặc có khi không đẻ - Trong số tính trạng cần chọn lọc, có những tính trạng liên quan với nhau. Vì vậy, cần chú ý mức độ tỷ lệ loại thải để giữ cần bằng tính trạng
- Chọn lọc lần lượt Nguyên lý: Chọn lọc lần lượt từng tính trạng 1, sau khi chọn xong tính trạng này thì mới bắt đầu chọn lọc tính trạng khác Ưu nhược điểm - Nếu chỉ cần cải tiến 1 tính trạng nào đó thì phương pháp này là phương pháp chọn lọc có hiệu quả - Nếu cải tiến nhiều tính trạng thì phương pháp này hiệu quả không cao và tốn nhiều thời gian. Vì khi chọn lọc tính trạng này thì tính trạng khác phải hoản lại
- Chọn lọc đồng thời, loại thải độc lập Nguyên lý: Chọn nhiều tính trạng trong cùng 1 thời gian, khi tiến hành chọn lọc căn cứ vào quy định tiêu chuẩn tối thiểu của các tính trạng đó để quyết định. Những gia súc có các tính trạng đạt tiêu chuẩn chọn lọc quy định thì giữ lại làm giống, còn những gia súc nào có 1 trong các tính trạng không đạt tiêu chuẩn chọn lọc quy định đều phải loại thải Ưu điểm: Cho phép ta chọn lọc đồng thời nhiều tính trạng, nhanh và dễ tiến hành Nhược điểm: Có thể giữ lại những cá thể có giá trị bình thường làm giống, đồng thời loại thải những cá thể có giá trị xuất sắc về 1 tính trạng nào đó
- 6.3. CHỌN PHỐI 6.3.1. Khái niệm Chọn phối (chọn đôi) là chọn những con đực, con cái đã chọn lọc rồi cho giao phối để sinh ra những thế hệ đời con theo 1 hướng sản xuất nhất định - Khi chọn đôi giao phối mà căn cứ vào phẩm chất của nó thì gọi là chọn phối theo phẩm chất - Nếu ghép đực và cái có 1 hoặc nhiều đặc điểm tốt giống nhau thì đó là chọn phối đồng chất - Nếu ghép đôi giao phối có 2 hoặc nhiều đặc điểm tốt khác nhau thì đố gọi là chọn phối dị chất
- - Nguyên tắc đồng nhất Là chọn những con đực, con cái có những đặc tính về ngoại hình, thể chất, tính chất sản xuất, nguồn gốc giống nhau càng nhiều càng tốt Mục đích của việc giao phối đồn nhất là làm cho thế hệ đời con đi theo hường của bố mẹ nó, tất nhiên với chất lượng cao hơn; là cũng cố thêm các đặc điểm di truyền tốt của bố, mẹ nó; là mỡ rộng và nâng cao các đặc điểm ấy - Trong thực tế nguyên tắc này thường được ứng dụng trong việc nhân giống, tạo giống thuần chủng
- - Nguyên tắc không đồng nhất Làm phân tán sự bền vững và phá vỡ tính di truyền bảo thủ. Thế hệ đời con cho giao phối theo nguyên tắc này thường khác bố mẹ Nguyên tắc không đồng nhất ứng dụng trong công tác nhân giống, tạo giống với mục đích thay đổi 1 hướng giống hiện tại của gia súc, tạo nên những đặc tính tốt mới rồi di truyền, cũng cố và nâng cao đặc tính ấy
- Nhân giống làm tăng mức độ đồng hợp tử của các kiểu gen Trong chăn nuôi đó là phương pháp nhân giống thuần chủng trong nội bộ giống + Có 2 phương thức nhân giống làm tăng mức độ đồng hợp tử - Cho giao phối các con vật có quan hệ huyết thống gần (giao phối cận thân) - Cho giao phối các con vật có kiểu hình giống nhau
- Nhân giống làm giảm mức độ đồng hợp của các kiểu gen Nhân giống làm giảm mức độ đồng hợp tử ( hoặc làm tăng mức độ dị hợp tử) là phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở thế hệ sau giảm đi, còn tần số gen dị hợp ở thế hệ sau tăng lên. Phương pháp này còn gọi là phương pháp tạp giao Trong thực tế chăn nuôi tạp giao là cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng trong cùng 1 giống, thuộc 2 giống khác nhau hoặc 2 loài khác nhau
- CHƯƠNG 7 LAI TẠO VÀ NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
- 7.1. GIAO PHỐI CẬN THÂN (CẬN HUYẾT) * Giao phối cận thân là phương pháp cho giao phối giữa các cá thể có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau * Đây là phương pháp mà các nhà di truyền chọn giống dùng để tăng tính đồng nhất của giống gia súc * Nếu cho giao phối cận thân quá gần và liên tục nhiều đời sẽ gây ra hậu quả làm giảm khả năng sản xuất trong quần thể
- * Nguyên nhân của giao phối cận thân * Yếu tố tự nhiên + Quần thể nhỏ + Số lượng đời con được giữ lại ở các thế hệ sau ít + Địa bàn phân bố quần thể hẹp * Yếu tố nhân tạo + Con đực thường giữ ít lại để làm giống hơn con cái + Do nhu cầu của công tác giống + Do công tác quản lý giống, quản lý tinh dịch
- * Hậu quả của giao phối cận thân (suy hoá cận huyết) - Giảm sức sống, giảm khả năng thích ứng và giảm sức chống đỡ bệnh tật - Giảm khả năng sinh sản, sinh trưởng và cho ra sản phẩm - Tuy nhiên không phải bao giờ đồng huyết cũng đem lại kết quả xấu - Làm cho các giống thêm phong phú - Nếu giao dòng các dòng thuần chủng cận huyết đó thì lại có ưu thế lai
- 7.1.2. Cơ sở di truyền của sự suy hoá cận thân Tần số gen đồng hợp tử tăng lên Giảm tác động trội át chế giữa các gen Khi kiểu gen đồng hợp tăng lên thì làm giảm giá trị kết hợp của các gen
- 7.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến suy hoá cận thân - Yếu tố di truyền Quan hệ huyết thống càng gần thì mức độ suy hoá cận thân càng cao và ngược lại - Tính trạng xem xét Tính trạng có h2 thấp mức độ suy hoá cận thân cao và ngược lại - Điều kiện nuôi dưỡng Trong điều kiện nuôi dưỡng kém thì biểu hiện rõ, điều kiện nuôi dưỡng tốt ít biểu hiện.
- Để biểu hiện giá trị của 1 tính trạng và nhiều tính trạng người ta thường dùng công thức: M0 = a (p - q) + 2dpq M0 = a (p - q) + 2dpq Trong đó M0 giá trị của tính trạng a là mức độ hoạt động hay giá trị kinh tế của kiểu gen đồng hợp d là mức độ hoạt động hay giá trị kinh tế của kiểu gen dị hợp
- Trong trường hợp quần thể bị đồng huyết, giá trị tính trạng của các cá thể dị hợp bị giảm 2pqF, phụ thuộc vào mức độ đồng huyết F MF = a(p - q) + 2dpq - 2dpqF Hay MF = M0 - 2dpqF
- Bảng 7.7. Ảnh hưởng của kiểu gen đến tần số và giá trị kinh tế, giá trị tính trạng Kiểu Tần số Giá trị Giá trị tính gen kinh tế trạng AA p2 + pqF +a ap2 + apqF Aa 2pq - 2pqF d 2dpq - 2dpqF aa p2 + pqF -a -aq2 - apqF
- Mức độ suy hoá cận huyết phụ thuộc vào - Mức độ cận huyết - Tần số các gen trong quần thể, và - Giá trị kinh tế của kiểu gen dị hợp
- 7.1.4. Mức độ cận thân * Hệ số cận huyết Wright (1950) định nghĩa như sau Hệ số cận huyết của cá thể X ký hiệu là Fx, là xác xuất 2 alen X có tại bất kỳ locus nào đồng nhất với nhau về nguồn gốc 1 F = F n1 +n2 +1 (1+ F ) X 2 X A Trong đó: Fx là hệ số cận thân của con vật xem xét n1 là tổ tiên chung thuộc thế hệ mẹ đến mẹ của con vật xem xét n2 là tổ tiên chung thuộc thế hệ bố đến bố của con vật xem xét FA là hệ số cận huyết của tổ tiên chung, nếu có Giá trị phân bố từ 0 đến 1
- * Như vậy, muốn tính hệ số cận huyết theo Wright cần phải thực hiện các bước sau - Lập hệ phả của con vật xem xét - Đánh dấu các tổ tiên chung - Xác định đời tổ tiên chung đến bố, mẹ của con vật xem xét - Tính giá trị Fx
- Mức độ đồng huyết theo mức độ dưới đây: Mức độ đồng Hệ số cận huyết huyết Quá gần 40% (0,4) Rất gần 12,6 - 39,9% ( 0,12 - 0,99) Gần 3,126 - 12,5% (0,03126 - 0,0125) Vừa 0,40 - 3,125% (0,004 - 0,03125) xa < 0,4% (0,004)
- A B Ví dụ 7.1 D E F L J K M P N X Q Kết quả được thể hiện ở bảng sau P Tổ tiên chung Đường đi n1 + n2 + 1 FA FX A PLDAEJNQ 8 0 (1/2)8= 0,0039 B PLDBEJNQ 8 0 (1/2)8= 0,0039 PLDBFJNQ 8 0 (1/2)8= 0,0039 PLDBFKNQ 8 0 (1/2)8= 0,0039 F PMJFKNQ 7 0 (1/2)7= 0,0078 J PMJNQ 5 1/8 (1/2)59/8= 0,0352 FX = 0,0586
- Tốc độ cận thân 1 1 F = + 8N 0 8N1 Trong đó: ∆F: là tốc độ cận thân N1: là số lượng con vật đực được dùng trong thực tế N0 : là số lượng con vật cái được dùng trong thực tế Thường số lượng con vật cái lớn hơn số lượng con vật đực rất nhiều do đó 1 F = 8N1 Trong thực tế, nếu vào khoảng 3 - 4% là quần thể có mức độ giao phối cận thân vừa phải
- 7.1.5. Ứng dụng của giao phối cận thân trong chăn nuôi - Thuần chủng đàn giống: - Cố định các tính trạng - Phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt - Phát hiện và loại thải các gen lặn - Gây các dòng cận huyết để tạo đời ưu thế lai cao - Có thể xác định được giá trị di truyền thực tế của một cá thể, của một loại gen đối với các tính trạng khác nhau của vật nuôi
- 7.1.6. Hạn chế ảnh hưởng có hại của giao phối cận huyết - Phải tiến hành chọn lọc cá thể, chọn lọc khi tạo đàn hạt nhân, tạo dòng, giao dòng, tạo giống và nuôi dưỡng tốt các con giống - Có thể dùng phương pháp xung huyết - Nên dùng giao phối cận huyết những con giống nuôi trong điều kiện ăn uống, chăm sác khác nhau - Không nên kéo dài liên tiếp qua đời - Trong điều kiện nuôi dưỡng kém nhất thiết phải tránh giao phối đồng huyết
- 7.2. ƯU THẾ LAI 7.2.1. Khái niệm ưu thế lai Theo Shull (1914) và Snell (1961), Ưu thế lai theo nghĩa toàn bộ là sức sống, sức miễn kháng đối với bệnh tật và các tính trạng sản xuất của con lai được nâng cao. Mặt khác có thể hiểu ưu thế lai theo từng mặt, từng tính trạng một; có khi chỉ một vài tính trạng phát triển còn các tính trạng khác có khi giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí có tính trạng còn giảm đi.
- Ví dụ Khi so sánh các cây thuốc lá lai với các cây gốc, Kaolreuter (1766) là người đầu tiên nhận thấy sự phát triển và khả năng chống chịu bệnh của cây lai hơn hẳn cây gốc Năm 1769, ông cũng nhận thấy như thế đối với một số loại cây ăn quả. Việc vận dụng ưu thế lai ở thực vật có ý nghĩa nhất là ngô lai Nguyễn Khắc Tích (1993) cho biết con lai của 2 giống Yorshire x Landrace tăng trọng nhanh hơn so với 2 giống gốc; con lai 3 máu Duroc x Landrace x Yorshire hơn con lai 2 máu Yorshire x Landrace
- Đoàn Xuân Trúc (1994) khi cho giao dòng trên gà để có 4 tổ hợp lai giữa 3 dòng theo sơ đồ A x V35 A x V35 AV 35 (Broiler) AV 35 (Broiler) Đã cho những số liệu về tỷ lệ nuôi sống và ấp nở của con lai khá cao: tỷ lệ nuôi sống từ 98,5 - 9,1% Khái niệm ưu thế lai được thể hiện bằng công thức M + M X = me bo conlai 2
- Ưu thế lai có những dạng biểu hiện sau đây - Giá trị tính trạng con lai có thể vượt trội so với giá trị tính trạng của một trong 2 bố mẹ gốc (chú ý dòng bố mẹ) và trung bình giá trị tính trạng của cả 2 bố mẹ gốc. Có thể mô tả bằng sơ đồ sau H Pp P0 P1 P2 - Giá trị tính trạng con lai có thể vượt trội so với giá trị tính trạng của cả 2 bố mẹ gốc và trung bình giá trị tính trạng của cả 2 bố mẹ. Có thể mô tả bằng sơ đồ sau H P P2 1 Pp P0