Bài giảng Định mức và tiêu chuẩn trong xây dựng - Đồng Kim Hạnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Định mức và tiêu chuẩn trong xây dựng - Đồng Kim Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dinh_muc_va_tieu_chuan_trong_xay_dung_dong_kim_han.pdf
Nội dung text: Bài giảng Định mức và tiêu chuẩn trong xây dựng - Đồng Kim Hạnh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐỊNH MỨC VÀ TIÊU CHUẨN TRONG XÂY DỰNG Biên soạn: TS. Đồng Kim Hạnh Hà Nội 2012 1
- PHẦN I: ĐỊNH MỨC TRONG XÂY DỰNG Chương I. Khái niệm chung 1.1 Định nghĩa, phạm vi áp dụng, đối tượng phục vụ 1.1.1 Định nghĩa Như đã biết, năng suất lao động, xét đến cùng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự gia tăng sản phẩm hàng hóa cho xã hội, muốn tăng năng suất lao động phải giải quyết các vấn đề như: - Người lao động - Công cụ lao động - Phương pháp tổ chức sản xuất Điều đó có nghĩa là phải xây dựng con người lao động mới, phải cải tiến công cụ lao động, thực hiện cơ giới hóa trong lao động. Về đối tượng lao động, ngành xây dựng phải áp dụng các kết cấu và vật liệu tiên tiến, thực hiện phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến như: tổ chức sản xuất theo dây chuyền, thực hiện phương châm công xưởng hóa sản xuất vật liệu xây dựng, tiêu chuẩn hóa khâu thiết kế và cơ giới hóa khâu thi công, nhưng tất cả thành tựu của tiến bộ kỹ thuật nói trên muốn đưa vào áp dụng một cách thường xuyên và có tính chất pháp lệnh thì tính toán, cụ thể hóa thành các chỉ tiêu số lượng. Định mức là lượng lao động sống và lao động quá khứ biểu hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị hoặc hiện vật được phép sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc thực hiện một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng quy định và theo quy trình công nghệ hợp lý, trong những điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức sản xuất và trình độ quản lý của thời kỳ kế hoạch. (Theo NGHỊ ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 201-CP NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 1981 VỀ QUẢN LÝ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT) Định mức là tiêu chuẩn do Nhà nước, địa phương, hoặc xí nghiệp, công trường quy định: nó phản ánh trình độ sản xuất của các ngành nghề trong một thời kỳ nhất định, dùng để khống chế việc sử dụng tiền vốn, vật tư, thiết bị máy móc, nhân lực một cách hợp lý. Trong thi công thì định mức kỹ thuật là tiêu chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa sự tiêu dùng bình thường về nhân lực, vật lực (sức lao động, máy móc, vật liệu, động lực v.v ) với số lượng sản phẩm có chất lượng hợp quy cách trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý (tức là dùng phương thức tổ chức lao động chính xác phù hợp với phương pháp thi công ở 2
- trình độ hiện tại và thiết bị, máy móc công cụ lao động hiện có). Định mức kỹ thuật có tác dụng rất quan trọng đối với việc nâng cao trình độ thi công và hạ thấp giá thành công trình, là một bộ phận không thể thiếu được trong công tác quản lý xây dựng cơ bản; nó cho phép áp dụng những biện pháp tổ chức lao động tiên tiến và nâng cao năng lực sản xuất. Nhiệm vụ của công tác định mức kỹ thuật là dùng phương pháp khoa học để nghiên cứu sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao bình thường về nhân vật lực, định ra một tiêu chuẩn hợp lý hoặc phát hiện những vấn đề tồn tại trong việc sử dụng bình thường nhân vật lực, đề ra các biện pháp cải tiến tổ chức lao động, điều kiện lao động, phương pháp thi công, và các biện pháp nâng cao năng suất lao động. Định mức kỹ thuật có vai trò quan trọng sau: a. Các định mức kỹ thuật góp phần thống nhất và tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất. b. Định mức kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng năng suất lao động và tiết kiệm lao động xã hội. c. Định mức kỹ thuật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và là cơ sở đúng đắn để tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất. d. Định mức kỹ thuật rất cần thiết và là tiền đề cho công tác kế hoạch hóa, các kế hoạch được tính toán từ các chỉ tiêu định mức góp phần quản lý và sử dụng một khối lượng lớn về nhân công, vật tư, máy móc của ngành xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. e. Các định mức kỹ thuật phản ảnh đúng đắn các hao phí lao động xã hội trung bình cần thiết là cơ sở để xây dựng đơn giá và giá thành công trình xây dựng một cách chính xác, là cơ sở để so sánh, lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xây dựng. f. Định mức kỹ thuật là cơ sở để xây dựng chỉ tiêu phấn đấu một cách đúng đắn và đánh giá kết quả các thành tích đạt được trong quá trình lao động của từng cá nhân và đơn vị. g. Định mức kỹ thuật là cơ sở để thanh toán lương theo sản phẩm, thực hiện đúng đắn sự phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia sản xuất. 1.1.2 Phạm vi áp dụng Phạm vi ứng dụng của định mức kỹ thuật trong xây dựng rất rộng rãi. Biên soạn dự toán, sơ toán công trình, lập kế hoạch tiến độ thi công hay ký hợp đồng giao thầu nhận khoán, 3
- kết toán tiền lương hoặc xác định tổ chức lao động, truyền đạt nhiệm vụ thi công, kiểm tra hiệu quả công tác và phân tích các mặt hoạt động kinh tế của cơ cấu thi công của công ty xây dựng đều phải dùng đến định mức kỹ thuật. 1.2 Phân loại định mức 1.2.1 Nội dung phân loại định mức Định mức được chia thành các loại sau đây: 1) Định mức Nhà nước áp dụng chung cho các ngành, các cấp, được quy định cho những sản phẩm (công việc) chủ yếu, do Nhà nước thống nhất quản lý, có liên quan đến các cân đối chung của nền kinh tế quốc dân. 2) Định mức áp dụng trong từng ngành, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước,hoặc cho những sản phẩm (công việc) của ngành được phân cấp quản lý. 3) Định mức tỉnh,thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) áp dụng trong phạm vi tỉnh, được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa có định mức Nhà nước, định mức ngành; khi cần cụ thể hóa định mức Nhà nước, định mức ngành; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của tỉnh, được phân cấp quản lý. 4) Định mức huyện, quận và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) áp dụng trong phạm vi huyện được quy định cho những sản phẩm (công việc) khi chưa xó định mức Nhà nước, định mức ngành, định mức tỉnh, thành phố; khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên, hoặc cho những sản phẩm (công việc) của huyện được phân cấp quản lý. 5) Định mức đơn vị cơ sở áp dụng trong từng đơn vị xơ sở được quy định cho những sản phẩm (công việc ) khi chưa có định nức Nhà nước, định mức ngành (đối với xí nghiệp quốc doanh trung ương), định mức địa phương (đối với xí nghiệp quốc doanh địa phương); khi cần cụ thể hoá định mức của cấp trên; hoặc cho những sản phẩm (công việc) của đơn vị cơ sở sản xuất được phân cấp quản lý. 1.2.2 Nội dung phân loại định mức kỹ thuật 1. Mức tiêu phí lao động: Trong quá trình sản xuất, để thu lượm sản phẩm thì phải tiêu phí một lượng lao động (một số yếu tố sản xuất về vật liệu, nhân công và máy thi công). Vậy yếu tố sản xuất tiêu phí để thu lượm một đơn vị sản phẩm, hoặc số sản phẩm thu lượm được khi tiêu phí một yếu tố sản xuất được gọi là Mức tiêu phí lao động 4
- 2. Định mức kỹ thuật: Các tiêu phí lao động được xây dựng trên cơ sở đúng đắn của quá trình sản xuất, sử dụng các yếu tố sản xuất hợp lý về mọi mặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm, loại bỏ những tiêu phí bất hợp lý,mang tính chất tiên tiến và hiện thực thì được gọi là Định mức kỹ thuật. 3. Xây dựng định mức kỹ thuật là nghiên cứu tỷ mỉ quá trình sản xuất, loại trừ những tiêu phí bất hợp lý nhằm biến nó thành quá trình tiêu chuẩn đặc trưng cho một trình độ sản xuất nhất định mà trong đó người lao động, công cụ lao động, đối tượng lao động được sắp xếp một cách hợp lý nhất theo thời gian và không gian. Sau đó dùng các phương pháp và phương tiện để quan sát, đo lường, xử lý số liệu và tính toán thành các định mức cụ thể. 4. Công tác định mức kỹ thuật là một khái niệm chung để chỉ các công việc sau: - Nghiên cứu tổ chức xây dựng các định mức mới để đưa chúng vào áp dụng thường xuyên - Vận dụng các định mức mới đưa vào áp dụng để nghiên cứu điều chỉnh các định mức chưa hợp lý. - Nghiên cứu phương pháp sản xuất của người sản xuất tiên tiến nhằm phổ biến áp dụng và làm cơ sở xây dựng định mức mới. 5. Các tiêu chuẩn thời gian và định mức gốc: Trong quá trình xây dựng định mức, với những công việc cố định lặp đi lặp lại, người ta xây dựng thời gian tiêu chuẩn để thực hiện phần việc đó, ngoài ra còn sử dụng các tài liệu gốc có sẵn, đặc biệt là của máy móc thiết bị (tốc độ quay, tốc độ chạy có tải, tốc độ chạy không tải ) để đưa vào tính toán định mức. Các loại thời gian tiêu chuẩn và tài liệu sử dụng đó gọi là Tiêu chuẩn thời gian và định mức gốc. 6. Các định mức biến loại: có những công việc mà tính chất làm việc hoàn toàn giống nhau, nhưng có một vài nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi. Ví dụ vận chuyển đất với phương tiện và trọng lượng không đổi, nhưng cự ly thay đổi; hoặc công tác làm cốt thép với các đường kính khác nhau. Các loại định mức như vậy gọi là định mức biến loại. Lợi dụng tính chất biến loại này, người ta có thể quan sát tính toán một số điển hình, sau đó nội suy cho các loại khác. Cách phân loại khác của định mức kỹ thuật a. Theo yếu tố chi phí sản xuất: định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại - Định mức lao động 5
- - Định mức vật tư - Định mức thời gian sử dụng máy b. Theo cách trình bày: trong định mức lao động và định mức thời gian sử dụng máy được phân thành 2 loại: - Định mức thời gian - Định mức sản lượng c. Theo mức độ bao quát của các loại công việc nằm trong định mức: định mức kỹ thuật được phân thành 3 loại - Định mức dạng chỉ tiêu: quy đnh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng máy cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh, như số ngày công xây 2 2 dựng/1m XD, số viên gạch /1m XD - Định mức dự toán tổng hợp: quy đinh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây dựng tổng hợp (bao gồm nhiều loại công việc xây dựng riêng rẽ có liên quan hữu cơ với nhau để tạo nên một đơn vị sản phẩm tổng hợp nào đó), hoặc cho một kết cấu xây dựng hoàn chỉnh nào đó. Định mức dự toán tổng hợp được dùng để lập đơn giá xây dựng tổng hợp. - Định mức dự toán chi tiết: quy đinh mức hao phí lao động, vật tư và thời gian sử dụng máy cho một đơn vị khối lượng công việc xây lắp riêng rẽ nào đó. Ví dụ công tác xây, trát, lợp ngói, lát nền Định mức dự toán chi tiết được dùng để lập đơn giá xây dựng chi tiết. 1.2.3 Phân loại định mức kỹ thuật trong xây dựng Định mức kỹ thuật được sử dụng trong xây dựng có thể phân chia theo cách dùng hoặc theo nội dung của chúng. 1.2.3.1 Phân loại theo cách dùng Dựa vào cách dùng khác nhau thì định mức kỹ thuật chia làm ba loại là định mức sơ toán, định mức dự toán và định mức thi công. 1. Định mức sơ toán thường lấy đơn vị khối lượng khuếch đại của toàn bộ kết cấu công trình để tính toán (như sự tiêu dùng về nhân vật lực để hoàn thành l000m3 đập đất hay đập bêtông, l000m đường sắt v.v ). Nó dùng làm cơ sở tính toán trong giai đoạn thiết 6
- kế sơ bộ khi lập kế hoạch tiến độ khống chế và sơ toán công trình, hoặc dùng làm căn cứ cho bộ phận thiết kế xác định số lượng cần thiết về nhân vật lực và thiết bị máy móc cho bộ phận thi công, đề nghị Nhà nước cung cấp vật tư và điều động nhân lực. 2. Định mức dự toán thường lấy đơn vị khối lượng khuếch đại của từng bộ phận công trình hoặc kết cấu bộ phận để tính toán (như sự chi phí về nhân vật lực để hoàn thành 10m3 bêtông trụ pin của cống lấy nước, 100m3 đất đào móng đập, ). Nó dùng làm cơ sở tính toán trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật khi lập kế hoạch tổng tiến độ thi công. Kế hoạch tiến độ công trình đơn vị lập dự toán và chỉnh biên sơ toán công trình hoặc dùng làm căn cứ để định các chế độ hợp đồng giao thầu nhận khoán và nghiệm thu trong thi công. 3. Định mức thi công là chỉ số lượng về nhân lực, vật lực, kíp máy cần thiết để hoàn thành đơn vị sản phẩm của một quá trình thi công bất kỳ (quá trình công tác hoặc quá trình tổng hợp). Nó chủ yếu được dùng để biên soạn thiết kế thi công và kế hoạch phần việc, truyền đạt nhiệm vụ thi công, kết toán tiền lương, thực hành chế độ giao thầu nhận khoán và nhận lĩnh vật liệu. Định mức thi công cũng dùng làm cơ sở cho việc biên soạn định mức dự toán. Ngoài ra còn có định mức bộ phận là định mức của một phần việc cá biệt, thậm chí còn là định mức của một thao tác. Trong thực tế thi công thì định mức bộ phận ít sử dụng thường làm tài liệu cơ bản để dự thảo định mức thi công. 1.2.3.2 Phân loại theo nội dung Căn cứ vào nội dung khác nhau thì định mức kỹ thuật có thể chia ra thành định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức thời gian máy, định mức sản lượng máy và định mức tiêu hao vật liệu: 1. Định mức thời gian là sự tiêu phí thời gian bình thường cần thiết để sản xuất đơn vị sản phẩm có chất lượng hợp quy cách của công nhân tương xứng với ngành nghề và trình độ, làm việc trong điều kiện tổ chức lao động chính xác, tổ chức kỹ thuật bình thường, sử dụng phương tiện và công cụ lao động có hiệu quả. Định mức thời gian được đo bằng khoảng thời gian tiêu hao để hoàn thành một quá trình thi công (xây dựng hoặc lắp ráp) và được biểu thị bằng đơn vị ca, giờ, phút. 2. Định mức sản lượng là số lượng sản phẩm hợp quy cách về chất lượng mà công nhân làm ra trong đơn vị thời gian với các điều kiện như trên. Nó là số nghịch đảo của định mức thời gian. 3. Định mức thời gian máy là sự tiêu phí bình thường về thời gian cần thiết sử dụng 7
- máy để sản xuất đơn vị sản phẩm có chất lượng hợp quy cách trong điều kiện tổ chức chính xác quá trình xây lắp bằng cơ giới. 4. Định mức sản lượng máy (hay định mức năng suất máy) là số lượng sản phẩm có chất lượng hợp quy cách mà máy làm ra trong đơn vị thời gian (ca, giờ) khi tổ chức cơ giới hoá một cách chính xác quá trình sản xuất. Nó là số nghịch đảo của định mức thời gian máy. 5. Định mức tiêu hao vật liệu là số lượng vật liệu cần tiêu phí để sản xuất đơn vị sản phẩm hợp quy cách, dùng để xác định giá trị dự toán công trình cũng như tổ chức hạch toán và kiểm tra sự tiêu hao vật liệu. 1.2.3.3 Phân loại theo phạm vi quản lý sử dụng 1. Định mức Nhà nước: do Nhà nước ban hành và áp dụng chung cho tất cả các có công tác xây dựng. Thường là định mức dự toán tổng hợp. 2. Định mức ngành hay địa phương: do từng ngành hoặc từng địa phương ban hành cho các chuyên ngành xây dựng hoặc cho các công tác xây lắp đặc biệt mà Nhà nước chưa ban hành, để sử dụng trong phạm vi ngành hoặc từng địa phương mình. 3. Định mức nội bộ (định mức công ty, xí nghiệp): Khi có những công việc có những đặc thù riêng mà Nhà nước và địa phương chưa ban hành, thì công ty, xí nghiệp sẽ xây dựng định mức riêng để áp dụng trong phạm vi công ty, xí nghiệp mình. Tóm lại, các loại định mức trên có thể do Nhà nước ban hành được sử dụng trong toàn quốc, có thể do địa phương, ngành, xí nghiệp, công trường ban hành để sử dụng trong phạm vi quản lý sản xuất của mình. Chương II: Phương pháp nghiên cứu định mức kỹ thuật Việc nghiên cứu định mức là nhằm mục đích khởi thảo những mức chuẩn của quá trình xây lắp (định mức bộ phận), xác định mức độ thực hiện các mức chuẩn đang dùng, định rõ sự quan hệ giữa số lượng sản phẩm với sự tiêu hao bình thường về nhân vật lực một cách khoa học. 2.1 Nội dung và trình tự nghiên cứu Việc tổ chức nghiên cứu định mức của các quá trình xây lắp để khởi thảo những mức 8
- chuẩn dựa trên cơ sở kỹ thuật thường được thực hiện theo các giai đoạn sau đây: 1. Giai đoạn chuẩn bị tiến hành nghiên cứu: phân tích toàn bộ quá trình thi công và các tài liệu có liên quan đến quá trình thi công đó (như phương pháp thi công, tổ chức thi công, quy trình an toàn lao động, quy phạm nghiệm thu thi công, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, biện pháp kỹ thuật mới. v.v ) lựa chọn phương pháp định mức kỹ thuật, tập hợp và hệ thống hoá những số liệu cần thiết cho sự xác lập mức chuẩn. Mục đích của những vấn đề này là để xác định trình tự thi công hợp lý, phương pháp thi công tiên tiến, tổ chức lao động chính xác đối với việc hoàn thành quá trình thi công. Quá trình thi công là tên gọi tổng quát của các dạng quá trình sản xuất được tiến hành trong phạm vi công trường. Tuỳ theo mức độ phức tạp của tổ chức sản xuất của nó mà có thể chia ra thành phần việc, quá trình công tác và quá trình tổng họp. Khi hoàn thành một quá trình thi công thì sẽ đạt được sản phẩm nhất định. Phần việc là một quá trình thi công đơn giản nhất không thể chia cắt về tổ chức, không thể thay đổi về công nghệ. Do đó nó sẽ trở thành đơn nguyên cơ bản trong việc phân chia quá trình thi công khi khởi thảo mức chuẩn của định mức kỹ thuật, chỉ ở trường hợp cần nghiên cứu phương pháp thao tác tiên tiến thì mới đem phần việc chia nhỏ thành thao tác. Tổ hợp của một số phần việc có liên quan mật thiết với nhau về quy trình công nghệ do cùng một công nhân hoặc một tổ công nhân hoàn thành được gọi là quá trình công tác. Khi phân chia các hạng mục của định mức thì thường lấy quá trình công tác làm chuẩn. Còn quá trình tổng hợp là tổ hợp của một số quá trình công tác có liên quan trực tiếp với nhau về mặt tổ chức được liên hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành đơn vị thành phẩm cuối cùng. (Ví dụ, công trình đất đắp là thành phẩm của một quá trình tổng hợp do ba quá trình công tác đào, vận chuyển, đầm nện hợp thành.) Chia quá trình thi công ra thành phần việc, quá trình công tác và quá trình tổng hợp nhằm mục đích giúp cho những vấn đề về phân tích sự tiêu hao thời gian làm việc, xác định điều kiện bình thường, tiến hành quan trắc thời gian và xây dựng dự thảo định mức đạt được tính chính xác. Đồng thời việc phân tích mức độ đơn giản hay phức tạp của quá trình thi công cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính hợp lý của tổ chức thi công. 2. Tổ chức tiến hành nghiên cứu, gồm có: phân tích các loại nhân tố ảnh hưởng đến quá trinh thi công, lựa chọn chính xác đối tượng quan trắc và phương pháp ghi chép thời gian, quy định điều kiện bình thường bình quân tiên tiến để hoàn thành quá trình thi công (như tổ chức lao động, phương pháp thi công, máy móc thiết bị, chất lượng vật liệu và sản phẩm v.v ) chuẩn bị tốt công tác quan trắc thời gian và xác định sơ bộ khối lượng nghiên cứu. 9
- Sự phân biệt giữa quá trình thi công này với quá trình thi công khác quyết định bởi các nhân tố ảnh hưởng đến chúng. Vì vậy có thể dùng nhân tố ảnh hưởng để nói rõ lên đặc điểm của quá trình thi công. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trinh thi công có thể chia làm hai loại lớn là nhân tố kỹ thuật và nhân tố thi công. Nhân tố kỹ thuật bao gồm: 1. Loại hình và đặc tính kỹ thuật của sản phẩm (hoặc của công tác). 2. Loại hình, quy cách và cấp của vật liệu. 3. Loại hình, và dung lượng của thiết bị máy móc. Nhân tố thi công được quyết định bởi đặc điểm tổ chức của quy trình công nghệ và điều kiện công tác của quá trình thi công. Chỉ sau khi nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng mới có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và mối liên quan giữa chúng. Từ đó mới định ra được điều kiện bình thường bình quân tiên tiến của quá trình thi công. Trước khi xác định điều kiện bình thường bình quân tiên tiến của quá trình thi công thì đầu tiên dựa vào nhân tố kỹ thuật để phân chia các quá trình thi công, sau đó mới quy định trị số bình quân tiên tiến của nhân tố thi công nội bộ và trị số trung bình của nhân tố thi công bên ngoài. 3. Tiến hành công tác nghiên cứu: tức là ghi đo thời gian tiêu phí và tình hình phân bố thời gian để thực hiện quá trình thi công, ghi chép số lượng sản phẩm được hoàn thành, xác định mức ảnh hưởng của các loại nhân tố đối với sự tiêu hao thời gian làm việc, quan sát quá trình làm việc của công nhân hoặc máy, ghi chép và làm sáng tỏ những vấn đề còn tồn tại có liên quan đến quá trình nghiên cứu. Kết quả của quan trắc thời gian phải ghi vào bảng mẫu in sẵn để làm tài liệu gốc cho dự thảo định mức. Sau khi kết thúc quan trắc thời gian thì tiến hành xử lý bước đầu các tài liệu quan trắc và kiểm tra mức độ chính xác việc ghi chép thời gian trên những bảng mẫu in sẵn. 4. Phân tích đánh giá và xác định kết quả nghiên cứu: Nội dung trong giai đoạn này là tiến hành phân tích, chỉnh lý cuối cùng tài liệu quan trắc, tính toán trị số mức chuẩn, xác định sơ đồ cấu tạo các hạng mục của những tiêu chuẩn của định mức để làm căn cứ cho việc biên soạn định mức. Khi hình thành kết quả nghiên cứu cần tiến hành thiết kế và giải thích bản thuyết minh các hạng mục của những mức chuẩn, tiến hành tổ chức kiểm tra và biện luận về bản dự án các hạng mục của những mức chuẩn. Bản dự án có hạng mục này phải được phê chuẩn 10
- và chấp thuận. 5. Tổ chức phổ biến và áp dụng kết quả nghiên cứu: Đây là giai đoạn cuối cùng của công việc tổ chức nghiên cứu định mức. Nội dung của nó là trình bày một cách rõ ràng biện pháp thực hiện định mức sẽ được ban hành phù hợp theo các điều kiện làm việc, biên soạn các bảng tra cứu và biểu đồ, tiến hành kiểm nghiệm lại trong thực tế rồi hiệu đính và ban hành để áp dụng. 2.2 Phương pháp quan trắc thời gian Trước khi bắt đầu chính thức quan trắc thời gian cần phải làm tốt một số công việc chuẩn bị sau đây: 1. Căn cứ vào yêu cầu của bình quân tiên tiến chọn ra các đối tượng quan trắc. 2. Dựa theo điều kiện bình thường bình quân tiên tiến mà bố trí quá trình thi công để chuẩn bị tiến hành quan trắc. 3. Căn cứ vào yêu cầu của mục đích quan trắc để lựa chọn phương pháp quan trắc thích hợp. 4. Phân chia quá trình thi công (quá trình tổng hợp, quá trình công tác) thành các phần việc và xác định kiểm định giờ của chúng, tức là quy định ranh giới về thời gian giữa phần việc này với phần việc khác. Khi nghiên cứu phương pháp công tác tiên tiến thì còn phải chia phần việc ra thành thao tác (thậm chí thành động tác). 5. Ghi chép các nhân tố ảnh hưởng để tiện thuyết minh đối với các loại tình huống nảy sinh trong quá trình quan trắc. Quan trắc với mục đích nghiên cứu sự tiêu hao làm việc có thể thực hiện theo ba phương pháp: ghi chép thực tế ngày làm việc, ghi chép thực tế giờ làm việc và đo giờ. 1. Phương pháp ghi chép thực ngày làm việc, chủ yếu được dùng cho việc thu thập những số liệu thực tế với sự tiêu hao thời gian làm việc để so sánh với các định mức hiện hành. Nó cho phép quan trắc đồng thời 15 - 20 người và 2 - 3 loại công việc khác nhau với mức độ chính xác 5 - 10 phút. Phương pháp này giản đơn nhưng mức độ chính xác ghi đo thời gian không cao, không có khả năng dùng để thiết kế định mức và nghiên cứu các phương pháp tiên tiến, biện pháp lao động cũng như mức độ lợi dụng thời gian làm việc. Nó chỉ được sử dụng để nghiên cứu các loại thời gian tổn thất, thời gian gián đoạn theo quy định, mức độ thực tế về thời gian làm việc của công nhân lành nghề, từ đó tìm ra nguyên nhân và mức độ lớn nhỏ của thời gian tổn thất mà đề xuất biện pháp khắc phục chúng. 11
- 2. Phương pháp ghi chép thực dùng để nghiên cứu tất cả các loại tiêu hao thời gian làm việc với mức độ chính xác 5 - 60 giây, nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng, nhưng có nhược điểm là khối lượng quan trắc và xử lý số liệu khá lớn. Theo đặc điểm quan trắc thì phương pháp ghi chép thực được chia ra hai trường hợp: Quan trắc đối với cá nhân và quan trắc đối với nhóm tổ. Quan trắc đối với cá nhân dùng để tính toán sự tiêu hao thời gian làm việc và sản phẩm của mỗi công nhân khi quan trắc công việc của.một tổ công nhân hoặc công việc của một công nhân. Quan trắc đối với nhóm, tổ được tiến hành cho công việc của toàn tổ công nhân khi sản phẩm hoàn thành là kết quả chung của một số công nhân. Căn cứ vào cách ghi chép thời gian thì phương pháp ghi chép thực phân thành ba loại nhỏ: phương pháp ghi bằng số, phương pháp ghi bằng đồ thị và phương pháp ghi hỗn hợp. a) Phương pháp ghi bằng số: chỉ dùng ở trường hợp không có khả năng sử dụng phương pháp ghi bằng đồ thị và phương pháp ghi hỗn hợp. Đối với phương pháp này thì số lượng công nhân được quan trắc cùng lúc không thể vượt quá 2 và dùng chữ số để ghi chép kết quả quan trắc thời gian vào bảng mẫu với mức độ chính xác 5 - 30 giây. b) Phương pháp ghi bằng đồ thị: có thể quan trắc cùng lúc từ 1 - 3 công nhân. Đặc điểm của phương pháp này là việc ghi chép được đơn giản và rõ ràng, dùng độ dài của đường nét để biểu thị kết quả quan trắc thời gian lên bảng mẫu với mức độ chính xác 30 - 60 giây. c) Phương pháp ghi hỗn hợp thích hợp khi quan trắc sự làm việc của nhóm, tổ có từ 3 công nhân trở lên. Trong bảng ghi chép dùng đường nét để biểu thị sự tiêu hao thời gian làm việc còn số lượng công nhân tham gia vào quá trình làm việc thì dùng số để ghi chép. Mức độ ghi chép chính xác là 30 - 60 giây. 3. Phương pháp đo giờ chỉ cho phép nghiên cứu sự tiêu hao thời gian làm việc của các công việc có tính chất chu kỳ của quá trình xây lắp do những công nhân hoặc những máy móc thực hiện với độ chính xác 0,2 - 1 giây. Đối tượng quan trắc là một công nhân hoặc một máy. Phương pháp này còn chia ra làm hai loại nhỏ: phương pháp lựa chọn và phương pháp liên tục. a) Phương pháp lựa chọn là một dạng của phương pháp đo giờ được sử dụng rộng rãi nhất không chỉ trong công nghiệp mà cả trong xây dựng nhờ đặc điểm giản đơn và chính xác của nó. Thực chất của phương pháp này là căn cứ theo “điểm định giờ” của các hạng 12
- mục trong bộ phận tổ hợp của chu kỳ làm việc mà tiến hành quan trắc và dùng chữ số ghi chép kết quả vào bảng . b) Phương pháp liên tục: Phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Nó khác với phương pháp lựa chọn là phải quan trắc và ghi chép thời gian một cách liên tục đối với các bộ phận tổ hợp của chu kỳ làm việc trong quá trình thi công. 2.3 Xử lý kết quả quan trắc Do tài liệu thu nhận được trong quá trình quan trắc chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố ngẫu nhiên. Do đó muốn cho kết quả quan trắc trở thành tài liệu gốc thì sau khi quan trắc thời gian cần phải tiến hành phân tích và chỉnh lý những số liệu đã ghi đo được trong các bảng ghi chép. Phương pháp phân tích và chỉnh lý tài liệu quan trắc thường dùng là phương pháp tính toán và phương pháp đồ giải. 1. Phương pháp tính toán: Đầu tiên loại bỏ các trị số bất hợp lý có sai số cực lớn trong dãy số ghi chép. Những trị số này là do ảnh hưởng của nhân tố tự nhiên hoặc nhân tố do người gây ra. Sau đó đem những trị số còn lại sắp xếp thành dãy số có tính quy luật được gọi là liệt số quan trắc. Trong liệt số quan trắc này có thể còn một vài trị số tương đối đột xuất gọi là trị số khả nghi gây nên bởi sự nhầm lẫn trong lúc quan trắc hoặc do bỏ qua những nhân tố ảnh hưởng quan trọng, vì vậy cũng cần loại trừ chúng ra khỏi dãy số quan trắc để bảo đảm mức độ tin cậy cho liệt số quan trắc. Mức độ tin cậy của liệt số quan trắc được đánh giá bởi hệ số phân tán của liệt số Kp xác định theo công thức sau: amax K p amin Trong đó: amax - trị số lớn nhất trong liệt số quan trắc; amin - trị số nhỏ nhất trong liệt số quan trắc. Nếu trị số Kp không lớn hơn 1,3 thì xem liệt số quan trắc như vậy là đạt được mức độ tin cậy và tiếp tục xác định trị số tính toán trung bình của chúng để làm cơ sở cho quá trình biên soạn định mức. Nếu trị số Kp lớn hơn 1,3 nhưng không lớn hơn 2,0 thì phải dùng phương pháp giá trị giới hạn và khi trị số Kp lớn hơn 2,0 thì áp dụng phương pháp xác định sai số bình phương trung bình tương đối mà tiến hành xử lý số liệu quan trắc. Thực chất của phương pháp giá trị giói hạn là so sánh các trị số đầu tiên và cuối cùng 13
- của liệt số quan trắc với các giá trị giới hạn cho phép nhỏ nhất và lớn nhất đối với liệt số đó. Những giá trị giới hạn cho phép này được xác định theo các công thức sau: a a a i n K(a a ) c max n 1 n 1 1 a a a i n K(a a ) cmax n 1 n 2 Ở đây: acmax - giá trị giới hạn cho phép lớn nhất của trị số cuối cùng trong liệt số quan trắc; acmin- giá trị giới hạn cho phép nhỏ nhất của trị số đầu tiên trong liệt số quan trắc; an và a1 - trị số cuối cùng (lớn nhất) và trị số đầu tiên (nhỏ nhất) của liệt số quan trắc; an-1 và a2 - trị số kề trước trị số cuối cùng và trị số thứ hai của liệt số quan trắc; ai - tổng số của tất cả các trị số được sắp xếp trong liệt số quan trắc; n - số trị số trong liệt số quan trắc (số lần quan trắc); K - hệ số có quan hệ với số trị số trong liệt số quan trắc, được xác định theo bảng 2-1 dưới đây. Bảng 2.1 Giá trị của K phụ thuộc theo n Số lần quan trắc n K Số lần quan trắc n K 4 1,4 11 - 15 0,9 5 1,3 16-30 0,8 6 1,2 314-53 0,7 7-8 1,1 >54 0,6 9-10 1,0 Nếu có những trị số an > acmax và a, < acmin thì phải loại bỏ ra khỏi liệt số quan trắc. Nếu trong liệt số quan trắc có hai hoặc nhiểu trị số khả nghi thì việc phân tích, chỉnh lý phải tiến hành lần lượt, bắt đầu từ trị số lớn nhất trở đi. Thực chất của phương pháp xác định sai số bình phương trung bình tương đối là vạch ra sai số thực tế trong liệt số quan trắc và so sánh nó với trị số sai số cho phép. Phương 14
- pháp này chỉ dùng để đánh giá kết quả quan trắc của những liệt số có hệ số phân tán Kp > 2, mà trong thực tế của công tác nghiên cứu định mức rất ít khi gặp đến, do đó không cần thiết phải giới thiệu một cách tỉ mỉ ở chương này. 2. Phương pháp đồ giải nên áp dụng cho trường hợp xử lý tài liệu quan trắc của quá trình thi công có rất nhiều bộ phận hợp thành và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố. Ví dụ: quá trình khoan lỗ thì tốc độ khoan (hoặc thời gian khoan) có quan hệ với rất nhiều nhân tố như độ sâu và đường kính lỗ khoan, hình thức và chất lượng mũi khoan, cấp bậc của đá.v.v Phương pháp này cho phép tránh khỏi những sai sót lớn trong quá trình phân tích, chỉnh lý và còn có thể dùng kết quả chỉnh lý để nội suy tìm ra những trị số khác chưa quan trắc được. Nội dung của phương pháp đồ giải là lập đồ thị kết quả quan trắc trên hệ tọa độ vuông góc, trên trục tung biểu thị sự tiêu hao thời gian và trên trục hoành biểu thị giá trị của nhân tố ảnh hưởng. Mỗi một điểm tọa độ chấm vẽ ở đồ thị tương ứng với kết quả của một lần quan trắc. Do ảnh hưởng của các nhân tố chưa được quan sát một cách đầy đủ cho nên các điểm tọa độ phân bố không có quy tắc. Vì vậy phải liên hệ giữa chúng với nhau bằng đường cong trơn để biểu thị sự quan hệ liên tục giữa các nhân tố ảnh hưởng và thời gian tiêu hao. Đường cong trơn nên cố gắng vẽ xuyên qua tương đối nhiều điểm và làm cho các điểm tọa độ nằm ngoài đường cong được phân bố đều sang hai bên. Nếu khi một nhân tố nào đó có một loạt kết quả quan trắc thì cần phải tính trước trị số trung bình cộng của chúng, rồi đem chấm vẽ lên đồ thị. Lúc này các điểm tọa độ của số lần quan trắc không giống nhau cũng cần được ghi rõ lên đồ thị và khi vẽ đường cong trơn nên cố gắng vẽ lệch về phía các điểm tọa độ có trị số trung bình cộng tương đối lớn. Chương 3: Phương pháp lập định mức kỹ thuật Sau khi phân tích, chỉnh lý số liệu quan trắc thời gian thì sẽ thu nhận được thời gian kéo dài tính toán của các bộ phận (tức là của phần việc hoặc của thao tác, động tác), gọi là định mức bộ phận (mức chuẩn). Trên cơ sở của định mức bộ phận mà dự thảo biên soạn thành định mức thi công thực dụng. Định mức dự toán xây dựng công trình là nhân tố quyết định tới giá trị dự toán của công trình do vậy về nguyên tắc cần được xây dựng sao cho phù hợp thực tế, mang tính đặc trưng của công việc. 15
- Hệ thống chỉ tiêu định mức luôn được sử dụng để xác định chi phí xây dựng là cơ sở tính dự toán trong đầu tư xây dựng công trình. Từ rất nhiều năm nay trước kia, Nhà nước luôn quản lý rất chặt công tác xây dựng, ban hành các định mức dự toán để xây dựng các bộ đơn giá địa phương của 64 tỉnh, thành phố. Tình hình đó làm cho giá cả xây dựng của các tỉnh, thành phố mang dáng dấp giống nhau cả về hình thức và trị số và không phù hợp với thực tế của từng địa phương. Theo hướng đổi mới, hệ thống định mức được xác định phù hợp điều kiện thực tế sản xuất, biện pháp thi công thực tế của mỗi nhà thầu ở mỗi một công trình và do chính các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng tự xây dựng để làm cơ sở xác định giá sản phẩm của mình. 3.1 Hệ thống định mức xây dựng Định mức xây dựng được quy định trong Nghị định 99/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ. 3.1.1Định mức kinh tế - kỹ thuật Định mức kinh tế - kỹ thuật gồm: định mức dự toán xây dựng và định mức cơ sở của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu. Định mức dự toán xây dựng là cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình (dựa vào định mức cơ sở có tính hao hụt, tỉ lệ luân chuyển trong quá trình thi công). Định mức cơ sở là dữ liệu của tư vấn, của chủ đầu tư, của nhà thầu tham khảo hoặc sử dụng khi lập định mức dự toán xây dựng công trình. a. Định mức dự toán xây dựng Nội dung: định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng. Mức hao phí vật liệu: là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí nhân công lao động: là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. Mức hao phí máy thi công: là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng. 16
- b. Hệ thống định mức dự toán xây dựng: Định mức dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng công bố: là định mức dự toán các công tác xây dựng, lắp đặt, phổ biến, thông dụng có ở các loại hình công trình xây dựng. Ví dụ như: -Công văn 1751/BXD-VP, ngày 14-08-07 công bố định mức - Phần chi phí QLDA (thay cho QĐ 10/2005 và 11/2005, 11/2005). Bao gồm định mức QLDA, lập dự án, thiết kế, thẩm tra thiết kế-dự tóan,lựa chọn nhà thầu. -Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức - Phần xây dựng (thay QĐ 2 /2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005). -Công văn 1777/BXD-VP ngày 16/8/07 công bố định mức -Phần lắp đặt (thay QĐ 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005). -Công văn 1778/BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức -Phần dự tóan sửa chữa công trình. -Công văn 1779/BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức - Phần khảo sát xây dựng (QĐ 28/2005/QĐ-BXD ngày 10/8/2005 có điều chỉnh). -Công văn 178 /BXD-VP ngày 16/08/07 công bố định mức vật tư trong xây dựng. -Thông tư 09/2007/TT-BXD ngày 02 tháng 11 năm 2007 về việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài. Định mức dự toán xây dựng do các Bộ (có xây dựng chuyên ngành), UBND các tỉnh công bố: là định mức dự toán cho các công tác chưa có trong hệ thống định mức do Bộ Xây dựng công bố. Ví dụ như: -Định mức sửa chữa lưới điện theo QĐ số 366/EVN ngày 28-12-2000 của Tổng công ty Điện lực VN. -Định mức sửa chữa lưới điện theo 23/2005/QĐ-BBCVT ngày 28-12-2000 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VN. Định mức dự toán xây dựng công trình: là những định mức dự toán của tất cả các công tác xây dựng, lắp đặt, cần thiết phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của công trình làm cơ sở để lập đơn giá xây dựng công trình. Đinh mức dự toán xây dựng công trình chính: là định mức của từng bảng dự toán đã được 17
- chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của công trình bởi kỹ sư định giá. c. Định mức cơ sở Định mức cơ sở còn gọi là định mức kỹ thuật, chưa tính đến các thành phần hao phí, luân chuyển và các hao phí khác. Định mức cơ sở bao gồm định mức vật tư, định mức nhân công lao động và định mức năng suất máy thi công. d. Định mức vật tư Là mức hao phí từng loại vật liệu để cấu thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng (1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch hoặc 1 loại cấu kiện hay kết cấu xây dựng) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng, quy phạm thiết kế - thi công của Nhà nước. Định mức vật tư được lập trên cơ sở các quy chuẩn xây dựng, quy phạm thiết kế, thi công, nghiệm thu và kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ xây dựng, công nghệ vật liệu xây dựng. e. Định mức lao động Là hao phí lao động trực tiếp (theo các loại cấp bậc thợ hoặc từng loại cấp bậc thợ phải tác nghiệp) để thực hiện từng công việc cụ thể của công tác xây dựng, lắp đặt, với lao động có trình độ chuyên môn tương ứng làm việc trong điều kiện bình thường. f. Định mức năng suất máy thi công Là số lượng sản phẩm do máy, thiết bị thi công hoàn thành trong một đơn vị thời gian (giờ máy, ca máy ). Một số chỉ tiêu, định mức khác của máy và thiết bị thi công: nguyên giá của máy và thiết bị thi công, số ca, giờ máy hoạt động trong năm; định mức tỷ lệ khấu hao, sửa chữa, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, được tính toán cho từng loại, nhóm máy, thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công của công trình. Xem Thông tư 06/2005/TT- BXD ngày 15 tháng năm 2005 hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công để biết thêm các định mức về ca máy. 3.1.2 Định mức tỷ lệ Định mức tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên chi phí theo quy định dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong đầu tư xây dựng không cần xác định theo phương pháp lập dự toán. 18
- 3.2 Biên soạn định mức Khi phân loại các hình thức lao động có thể phân ra thành quá trình lao động bằng tay, quá trình lao động có cơ giới hoá bộ phận (công nhân làm việc có sự giúp đỡ của máy móc), và quá trình cơ giới hoá (bản thân máy móc tham gia), nhưng xét cho cùng trong các quá trình này cũng chỉ có 2 loại đối tượng tham gia là công nhân và máy móc, khi thiết kế định mức thường có 4 loại sau đây: - Định mức lao động cho công nhân làm việc bằng tay (thủ công). - Định mức lao động cho công nhân làm việc bằng tay có sự giúp đỡ của máy (cơ giới hoá bộ phận). - Định mức thời gian sử dụng máy. - Định mức cho thợ lái máy. Để đơn giản khi áp dụng thường người ta thiết kế 3 loại định mức sau: a. Định mức lao động cho quá trình làm bằng tay và cơ giới hoá bộ phận. b. Định mức bản thân máy móc (định mức thời gian sử dụng máy). c. Định mức cho thợ lái máy, việc định mức cho thợ lái máy rất đơn giản, khi đã định mức được thời gian sử dụng máy. Tuỳ theo số thợ điều khiển của 1 máy mà lập định mức cho thợ lái máy. 1. Bất kỳ loại định mức nào cũng tiến hành theo các bước sau: Bước1. Thu thâp các tài liệu gốc: - Các tài liệu đã quan sát và chỉnh lý, trong đó các thời gian tác nghiệp của công nhân, thời gian làm việc phù hợp với nhiệm vụ của máy đã được tính toán chỉnh lý. - Phiếu đặc tính của quá trình làm căn cứ để thiết kế điều kiện tiêu chuẩn. - Các phiếu quan sát ChANLV để xác định thời gian chuẩn bị - kết thúc, thời gian bảo dưỡng của máy, thời gian nghỉ giải lao và ngừng thi công. - Các tiêu chuẩn thời gian hoặc định mức gốc: nếu những phần việc đã xác đinh được tiêu chuẩn thời gian hoặc thời gian chuẩn bị - kết thúc, thời gian nghỉ giải lao đã được nghiên cứu ban hành thống nhất thì coi đó là tài liệu gốc. - Các tài liệu có liên quan khác như: loại công việc, thang lương bậc lương của công nhân xây dựng hiện hành Bước2. Thiết kế điều kiện tiêu chuẩn: 19
- Dựa vào các tài liệu thu được trong phiếu đặc tính, các quá trình sản xuất phù hợp với trình độ hiện tại, đề ra các điều kiện tiêu chuẩn chung của định mức hoặc điều kiện tiêu chuẩn riêng cuả từng định mức. Bước3. Thiết kế các trị số định mức: Tính số giờ công hoặc giờ máy cho 1 đơn vị khối lượng định mức và tiền lương chính tương ứng với giờ công, hoặc chi phí trực tiếp ứng với giờ máy. Bước4. Lập bảng thuyết minh và trình bày định mức: Việc thuyết minh phải đảm bảo ngắn gọn nhưng đầy đủ nội dung pháp lý của định mức. Việc trình bày định mức thành bảng sao cho hợp lý và khoa học, tức là những loại định mức nào có thể trình bày chung trong 1 bảng với số cột, số dòng hợp lý phản ảnh các biến loại và nhân tố ảnh hưởng của nó liên quan đến bảng danh mục và mô hình định mức đã đề ra từ đầu. Với mỗi trị số định mức thông thường có 2 phần: giờ công / tiền lương. Trị số giờ công thống nhất tính theo số thập phân mà không tính theo tạp số, ví dụ trong định mức ghi 1,50 giờ có nghĩa là 1 giờ 30 phút. Trị số tiền lương chính quy ước lấy đến 4 số lẻ, giờ công lấy đến 2 số lẻ. 2. Để thuận tiện trong quá trình tính toán giá trị định mức, cần tiến hành đồng nhất đơn vị để quá trình tính toán đơn giản hơn. Hệ số chuyển đơn vị: Khi quan sát thu thập các tài liệu định mức người ta chia nhỏ các quá trình thành các phần việc và phần tử để loại bỏ những chỗ không hợp lý, sẽ thu được sản phẩm của phần việc hay sản phẩm phần tử, nhưng khi tính toán trình bày định mức, người ta tính toán cho sản phẩm quá trình đơn giản hoặc cho sản phẩm quá trình tổng hơp. Việc tính toán này được thực hiện nhờ hệ số chuyển đổi đơn vị từ sản phẩm phần tử sang sản phẩm quá trình đơn giản hoặc sản phẩm quá trình tổng hơp. Hệ số chuyển đơn vị là số sản phẩm phần tử hoặc sản phẩm phần việc tính cho 1 đơn vị sản phẩm của quá trình đơn giản hoặc số sản phẩm của quá trình đơn giản tính cho 1 đơn vị sản phẩm của quá trình tổng hợp. Ví dụ: a. Cần rải 50 m2 sân nhựa, phải đào 150 m3 đất, trải đá từng lớp 100 m2, rải nhựa 50 m2. Ta có hệ số chuyển đơn vị như sau: 20
- 3 2 2 Nghĩa là muốn làm 1 m2 sân nhựa phải đào 3 m đất, rải 2 m đá và rải 1 m nhựa. 3 b. Khi quan sát định mức cho quá trình xây tường (quá trình đơn giản) đơn vị là m xây. Quá trình quan sát người ta chia ra các phần việc sau: - Vận chuyển gạch tiêu phí lao động là 15 người-phút / xe, mỗi xe 60 viên. - Vận chuyển vữa tiêu phí lao động là 10 người-phút /chuyến, mỗi chuyến 2 xô bằng 20 lít. 3 3 - Xây gạch tiêu phí lao động là 150 người-phút /m xây. Mỗi m xây cần 540 viên gạch và 280 lít vữa. Hãy tính hệ số chuyển đơn vị và tiêu phí lao động cho 1 m3 xây. Hệ số chuyển đơn vị: Hao phí lao động cho 1 m3 xây: Hệ số cơ cấu: Trong khi quan sát và tính toán định mức cho những quá trình nhiều biến loại giống nhau về sử dụng công cụ, đối tượng lao động và sản phẩm, nhưng có vài đặc điểm khác nhau làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Khi quan sát người ta quan sát từng biến loại một, nhưng khi tính toán trình bày định mức, để cho đơn giản người ta trình bày chung cho một vài trị số định mức, nhưng muốn phản ảnh tính chính xác của sự tiêu phí thời gian khác nhau của các biến loại vào định mức người ta dựng hệ số cơ cấu. Ví dụ: Khi quan sát lắp khối bê tông móng, tổng số 140 khối, trong đó có 126 khối ở giữa và 14 khối ở góc. Tiêu phí thời gian để máy lắp 1 khối ở giữa 101=Tphútt. Tiêu phí thời gian để máy lắp 1 khối ở góc 122=Tphút. Nhưng khi tính toán định mức người ta chỉ trình bày chung một định mức lắp 1 khối bê tông móng nói chung. Muốn vậy phải tính hệ số cơ cấu: 21
- Tiêu phí lao động để lắp 1 khối bê tông móng nói chung là: Khác với hệ số chuyển đơn vị là 1 số bất kỳ, bao giờ tổng các hệ số cơ cấu cũng bằng 1, có thể tính hệ số cơ cấu theo tỷ lệ %, khi đó thì tổng của chúng bằng 100%. 3.2.1 Biên soạn định mức nhân công Trước khi tính toán trị số định mức phải thiết kế điều kiện tiêu chuẩn. Điều kiện tiêu chuẩn là căn cứ để đề ra điều kiện và phạm vi áp dụng của định mức ban hành kèm theo định mức. Nội dung điêù kiện tiêu chuẩn bao gồm: - Tên định mức (tên công việc). - Đơn vị đo sản phẩm. - Thành phần công việc: nói rõ công việc nào thuộc phạm vi định mức, công việc nào không thuộc phạm vi định mức. - Thành phần công nhân: xác định được số lượng và cấp bậc công nhân thực hiện quá trình. - Công cụ lao động: phải nói rõ những định mức được thiết kế ra là sử dụng những công cụ gì để thực hiện. - Quy định về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt khi thiết kế điều kiện tiêu chuẩn phải chú ý đến việc thiết kế thành phần công nhân, thành phần công nhân quy định số tiền lương của định mức. Có 3 phương pháp xác định tiền lương công nhân: 1. Dựa vào các định mức cũ hoặc các quy định hiện hành: Nếu thấy thành phần công nhân thực tế phù hợp với quy định đó và phù hợp với quy trình sản xuất thì lấy ngay thành phần công nhân đó để đưa vào điều kiện tiêu chuẩn. 2. Dựa vào việc bố trí công nhân hợp lý theo cấp bậc công việc quy định và tỷ trọng thời gian tác nghiệp của từng loại việc. Ví dụ: Quan sát quá trình xây tường gồm 1 nhóm công nhân 5 người, tương đối hợp lý, sau khi số liệu tính toán được ở bảng sau: 22
- Tên phần việc Thời gian tác Cấp bậc Tỷ trọng Tỷ trọng tác nghiệp nghiệp tính công việc thời gian theo bậc cho 1 m3 xây quy định tác Bậc % nghiệp Căng dây mức 10.0 3 3.45 3 38.3 Trộn vữa 20.3 3 7.00 Rãi vữa 30.7 3 10.59 Miết mạch 50.0 3 17.24 Xây gạch 40.0 5 13.79 5 22.4 Kiểm tra 25.5 5 8.62 Xem bảng vẽ 54 4 18.62 4 18.6 Vận chuyển vữa 60 2 20.69 2 20.7 và gạch Qua bảng tổng hợp trên ta có thể bố trí thành phần công việc như sau: - 1 thợ bậc 2 chiếm 20.7 %. - 2 thợ bậc 3 chiếm 38.3 %. - 1 thợ bậc 4 chiếm 18. %. - 1 thợ bậc 5 chiếm 22.4 %. Chú ý: Phương pháp này có cơ sở khoa học, nhưng chỉ chính xác tương đối, vì theo từng cấp bậc thông thường không là bội số chẵn của nhau, và trong thực tế khi bố trí công nhân hoặc quan sát cũng có khi không có công việc đều cho mọi người, mà có thể người có bậc cao đi làm công việc bậc thấp và ngược lại. Để áp dụng phương pháp này, cần phải nắm chắc thông tư quy định cấp bậc công việc, bố trí, phân công công nhân trong tổ hợp lý, giao công việc có bậc lương tương ứng với cấp bậc công nhân, tiến hành khảo sát thử 1 vài ca và tính toán lại tỷ trọng thời gian tác nghiệp xem sự phân công đó đã hợp lý chưa. Nếu hợp lý thì tiếp tục quan sát và đưa thành phần đó vào thiết kế định mức. 23
- 3. Bố trí thành phần công nhân theo nhiều phương án khác nhau Việc bố trí thành phần công nhân cũng dựa trên thời gian tác nghiệp phần việc và cấp bậc quy định, bố trí thành nhiều phương án kkác nhau, chọn phương án tối ưu sao cho có thời gian ngừng việc là nhỏ nhất. Thành phần công nhân ghi kèm theo định mức, nó quy định tiền lương trong định mức, nhưng không nhất thiết phải bằng thành phần công nhân thực tế mà có khi chỉ là ước số chung của thành phần công nhân thực tế. Ví dụ: Thành phần thực tế có 4 thợ bậc 2, 2 thợ bậc 3 mà thành phần trình bày trong định mức cần 2 thợ bậc 2, 1 thợ bậc 3. Ngoài ra, cũng có thể biên soạn định mức nhân công (định mức tiêu hao lao động) tiến hành theo 5 giai đoạn dưới đây: 1. Quy định mức chuẩn: thực chất của công việc này là lựa chọn các giá trị tối ưu của những nhân tố ảnh hưởng trên cơ sở nghiên cứu các văn kiện kỹ thuật như hồ sơ thiết kế, quy trình, quy phạm v.v Khi xác lập mức chuẩn nếu bỏ sót bất kỳ một trị số nào của các nhân tố ảnh hưởng thì đều có thể đưa đến những sai lầm trong quá trình biên soạn định mức. Mức chuẩn hay định mức bộ phận cần phải phù hợp với trình độ kỹ thuật và tổ chức thi công hiện tại. 2. Xác định định mức của công việc cơ bản: định mức của công việc cơ bản của quá trình công tác hoặc quá trình tổng hợp là do định mức bộ phận tổ hợp lại mà thành, được xác định theo dạng công thức sau đây: Nc = k1n1 + k2n2 + +knnn Trong đó: Nc - định mức của công việc cơ bản, lấy đơn vị ghi đo số lượng của quá trình công tác hoặc quá trình tổng hợp để biểu thị. n1, n2, nn - định mức bộ phận, lấy đơn vị ghi đo số lượng của phần việc để biểu thị. k1, k2, kn - hệ số tính đổi từ đơn vị ghi đo số lượng của phần việc sang đơn vị ghi đo số lượng của quá trình công tác hoặc quá trình tổng họp. Nếu đơn vị ghi đo số lượng của phần việc và đơn vị ghi đo số lượng của quá trình công tác hoặc quá trình tổng hợp hoàn toàn như nhau thì hệ số tính đổi sẽ bằng 1 ; nếu không, nên dựa vào tình hình cụ thể mà tính toán. 3. Xác định định mức của công việc phụ, công việc chuẩn bị và kết thúc: thường dùng tỷ lệ phần trăm mà các công việc này chiếm trong toàn bộ thời gian tiêu hao để xác định. Nếu tỷ lệ phần trăm không lớn (nhỏ hơn 6%) thì căn cứ theo kết quả thu nhận được 24
- trong bảng ghi chép thực ngày làm việc hoặc trong bảng ghi chép thực và trực tiếp dựa vào đcm vị ghi đo số lượng sản phẩm của quá trình công tác hoặc quá trình tổng hợp để tính toán thời gian tiêu hao của chúng (trị số tuyệt đối hoặc tương đối, thường biểu thị bằng trị số tương đối, tức là tỷ lệ phần trăm của thời gian kéo dài của ca làm việc). Khi số lần quan trắc tương đối ít hoặc thời gian quan trắc tương đối ngắn, tức là không thể thu được những số liệu mang đầy đủ tính chất đại diện để khẳng định thời gian tiêu hao của công việc phụ cũng như công việc chuẩn bị và kết thúc thì có thể tham khảo theo bảng số liệu kinh nghiệm cho sẵn (bảng 2.3). Bảng 2.3. Định mức thời gian của công việc phụ, công việc chuẩn bị và kết thúc Số phút chiếm trong ca làm việc 8 giờ Tỷ lệ phần trăm Bảo Nhận chiếm trong thời Hạng mục Chuẩn bị dưỡng Di chuyển Tổng gian kéo dài của công cụ địa điểm nhiệm địa điểm làm việc cộng ca làm việc, % máy móc vụ Sản xuất bêtông 5 3 6 2 16 3,3 Lắp ráp cấu kiện bêtông 2 8 6 4 20 4,2 Đào đất 3 3 - 1 7 1,5 Xây đá 2 4 6 5 17 3,5 Lắp ráp, chế tạo vl gỗ 10 4 2 6 22 4,6 Công tác vận chuyển 2 4 - 1 7 1,5 Hàn điện 3 10 8 4 30 6,2 Chế tạo cốt thép 4 1 3 8 16 3,3 Buộc cốt thép 4 2 9 10 25 5,2 Lắp đặt cốt thép 4 4 8 10 26 5,4 Công tác làm đường 3 10 - 2 15 3,1 25
- 4. Tính toán sự tiêu hao thời gian cho nghỉ ngơi, cần thiết tự nhiên và định mức thời gian gián đoạn vì kỹ thuật (tức là tính toán định mức tiêu hao thời gian gián đoạn theo quy định : Sự tiêu hao thời gian do gián đoạn vì kỹ thuật nên căn cứ vào kết quả quan trắc thời gian để xác định và biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của thời gian kéo dài của ca làm việc. Còn định mức thời gian nghỉ ngơi và cần thiết tự nhiên thì nên dựa vào tài liệu quan trắc thời gian và mức độ nặng nhọc của công việc mà xác định. Đôi khi vì tài liệu quan trắc không đầy đủ và cùng một lúc công nhân tiến hành các công việc có mức độ nặng nhọc khác nhau nên cũng không thể khẳng định được thời gian nghỉ ngơi cần thiết thực tế. Trong những trường hợp như vậy thì phải tính theo tỷ lệ phần trăm của thời gian kéo dài của ca làm việc và có thể dùng bảng 2- để tham khảo. Bảng 2.4 Định mức thời gian nghỉ ngơi và cần thiết tự nhiên (biểu thị bằng % của thời gian kéo dài của ca làm việc) Tỷ lệ phần trăm chiếm trong thời gian kéo dài của ca làmviệc theo Mức độ năng nhọc mức độ chính xác của quan trắc Ghi chú của công việc thời gian, % 0,5 4- lphút 1 -ỉ- 5sec Công việc loại nhẹ 6-8 8 + 10 Đóng đinh; quản lý máy móc; công tác dầu mỡ Công việc loại vừa 9+12 12 -15 Công tác ván khuôn; buộc cốt thép; trộn đầm bêtông; xây lát đá. Công việc loại nặng 15 -20 20 -25 Vận chuyển bằng xe cải tiến, đào đất, đập đá bằng thủ công, khoan lỗ bằng máy móc Công việc loại rất 25 -30 30-35 Đóng cọc bằng thủ công, đào đá, nặng phá dỡ khối đá xây bằng thủ công Nhưng thực tế khó kết hợp thời gian gián đoạn vì kỹ thuật làm thời gian nghỉ ngơi. Do đó chỉ được xét dùng một phần thời gian gián đoạn vì kỹ thuật làm thời gian nghỉ ngơi. Nhưng thời gian nghỉ ngơi sau khi đã giảm nhỏ đi (do có kết hợp với thời gian gián 26
- đoạn vì kỹ thuật) thì cũng không thể ít hơn 5% thời gian kéo dài của ca làm việc (trong mỗi giờ không ít hơn 3 phút). 6. Tính toán đại lượng của tổ hợp định mức : sau khi đã xác định các bộ phận định mức tiêu hao thời gian ở trên thì tiến hành tổ hợp chúng lại sẽ có được định mức nhân công Nn, dựa theo công thức tính toán dưới đây : 100 Nn Nc 100 (N p t1 t2 t3 ) Trong đó : Nc - mức tiêu hao lao động của công việccơ bản, công - giờ ; Np - định mức thời gian của công việc phụ, tính theo % thời gian kéo dài của ca làm việc; tị- mức tiêu hao thời gian của công việc chuẩn bị và kết thúc, tính theo % thời gian kéo dài của ca làm việc; t2- mức tiêu hao thời gian cho nghi ngơi, tính theo % thời gian kéo dài của ca làm việc; t3 - mức tiêu hao thời gian do gián đoạn vì kỹ thuật, tính theo % thời gian kéo dài của ca làm vi ệc. Nếu trong định mức thời gian của công việc cơ bản có bao gồm mức tiêu hao thời gian cho công việc phụ thì công thức trên sẽ trở thành : 100 Nn Ncp 100 (t1 t2 t3 ) Ncp - định mức tiêu hao lao động để thực hiện quy trình công nghệ (gồm cả công việc cơ bản và công việc phụ), công - giờ; 3.2.2 Thiết kế trị số định mức Để tính toán được trị số định mức (giờ công) ta phải xác định hao phí lao động của 4 loại thành phần thời gian được định mức, bao gồm: Thời gian tác nghiệp (ttng, Ttng), thời gian chuẩn bị kết thúc (tckt, Tckt), thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cá nhân (tnggl, Tnggl), thời gian ngừng thi công (tngtc, Tngtc). 27
- Để thống nhất trong quá trình tính toán ký hiệu t là thời gian tính theo số tương đối (%), T là thời gian tính theo số tuyệt đối. a. Tính toán thời gian tác nghiệp: n Ttng Ti Ki i 1 Ttng: Thời gian tác nghiệp, thường tính theo số tuyệt đối Ti: Tiêu phí thời gian lao động trung bình đã chỉnh lý sau các lần quan sát n: Số phần tư thuộc thời gian tác nghiệp. Ki: Hệ số chuyển đơn vị hoặc hệ số cơ cấu b. Xác định thời gian chuẩn bị - kết thúc: Thời gian chuẩn bị - kết thúc thường xảy ra ở đầu ca và cuối ca, nhưng cũng có thể xảy ra ở giữa ca khi có chuyển đi nhận những nhiệm vụ khác nhau. Có 3 cách xác định thời gian chuẩn bị - kết thúc: 1. Nếu công việc có thời gian chuẩn bị - kết thúc nhiều: thì cũng chia nhỏ thành các phần tử làm công tác chuẩn kết, quan sát, tính trung bình cho từng phần tử và tính toán như đối với thời gian tác nghiệp. 2. Nếu công việc có thời gian chuẩn bị - kết thúc không nhiều lắm (1 – 2)%: Có thể lấy tổng số thời gian làm công việc chuẩn kết chia cho số sản phẩm (định mức) = Tổng tiêu phí lao động làm công việc chuẩn bị kết thúc / Số sản phẩm (ĐM) thu được. 3. Dựa trên quan sát chụp ảnh ngày làm việc: tiến hành nhiều lần, nhiều ca cho từng loại ngành nghề và xác định thời gian chuẩn bị kết thúc trung bình () để áp dụng cho từng loại ngành nghề đó đưa vào tính định mức. Nếu có sự phối hợp nghiên cứu của các cơ quan và ban hành của Nhà Nước thì lấy thời gian chuẩn bị kết thúc đó đưa vào định mức. Nước ta hiện nay vì chưa có quy định chung về thời gian chuẩn bị kết thúc nên khi làm định mức phải quan sát chụp ảnh ngày làm việc. Ở Liên Xô các viện nghiên cứu đã ban hành như sau: 28
- Bảng 2.5 Quy định thời gian chuẩn bị - kết thúc TT TT Loại công tác CKT Loại công tác CKT (%) (%) 1 Chế tạo cốt thép 3 6 Lát láng sân 4 2 Đặt cốt thép 6 7 Gia công mộc 5 3 Đổ bêtôn toàn 3 8 Kỹ thuật vệ sinh 7 4 khối 1 9 Lắp kính 3 5 Công tác đất 4 10 Nguội xây dựng 6 Công tác nề 3.3 Biên soạn định mức sử dụng ca máy Như sơ đồ phân tích thời gian sử dụng máy, để thiết kế được định mức thời gian sử dụng máy ta phải xác định được thời gian định mức: - Máy làm việc theo nhiệm vụ, - Máy ngừng việc được quy định (bảo dưỡng), nghỉ giải lao, ngừng do thi công. Khi tính toán định mức thời gian sử dụng máy: thời gian máy làm việc theo nhiệm vụ được biểu thị trong năng suất tính toán thuần túy của 1 giờ, còn các loại thời gian ngừng việc được quy định biểu thị trong hệ số sử dụng thời gian. Để thiết kế định mức thời gian sử dụng máy ta tiến hành các bước sau: 1. Thiết kế điều kiện tiêu chuẩn 2. Thiết kế thành phần công nhân phục vụ máy 3. Xác định năng suất tính toán 1 giờ máy . Xác định chế độ làm việc trong ca của máy 5. Tính định mức định thời gian sử dụng máy 1. Quy định mức chuẩn : Mức chuẩn của một quá trình cơ giới hoá cần phải đáp ứng được những yêu cầu cần chung đối với quá trình xây lắp bằng cơ giới. Khi quy định mức chuẩn nên chú ý đến sự cần thiết về mối ràng buộc phối họp lẫn nhau một cách rõ ràng giữa các cồng việc thủ công và máy móc. Mức chuẩn phải bảo đảm năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật. 29
- 2. Xác lập định mức năng suất thực của máy : Định mức năng suất thực của máy còn gọi là năng suất bình thường làm việc thực trong một giờ của máy. Đó là năng suất đạt trong 1 giờ khi máy làm việc ở điều kiện tổ chức thi công bình thường và do công nhân có trình độ kỹ thuật nhất định điều khiển sử dụng nó. Định mức năng suất thực của máy tương ứng với sự tiêu hao thời gian làm việc thực của máy. Sự tiêu hao thời gian này gồm có thời gian làm việc khi có phụ tải (bình thường và giảm thấp) và khi không có phụ tải có tính chất chu kỳ, thời gian gián đoạn theo quy định có tính chất chu kỳ. Còn các loại thời gian tiêu hao cần thiết khác (như thời gian làm việc không phụ tải có tính chất định kỳ, thời gian gián đoạn theo quy định có tính chất định kỳ, thời gian ngừng việc vì nhu cầu sinh lý cần thiết của công nhân v.v ) thì đều thuộc về thời gian có tính chất phụ. Năng suất thực của máy nên căn cứ vào đặc điểm (tác dụng chu kỳ hay liên tục) tính nãng công tác, điều kiện làm việc của máy và dùng phương pháp quan trắc thời gian hoặc phương pháp tính toán để xác định. a) Đối với loại máy tác dụng chu kỳ : năng suất bình thường làm việc thực Nt] của loại máy tác dụng chu kỳ được biểu thị bằng công thức sau : 3600 Ntl VK cs tck Trong đó : tck - thời gian kéo dài bình thường của một chu kỳ làm việc, sec; V - Số lượng sản phẩm hoàn thành trong mỗi chu kỳ làm việc; Kcs - hệ số sử dụng công suất của máy (như hệ số đầy gầu của máy đào đất, hệ số xuất liệu của máy trộn bêtông v.v ). Việc xác định số lượng sản phẩm V nói chung không có gì là khó khăn, có thể dựa vào tính năng kỹ thuật của máy (dung tích thùng trộn của máy trộn bêtông, dung tích gầu của máy đào đất, trọng lượng nâng tải của cần trục v.v ), hoặc thông qua nhiều lần quan trắc thời gian mà tính toán. Còn hệ số Kcs thì được quy định theo số liệu lý lịch máy và theo chỉ số vận hành máy. Riêng đối với trị số tck, vì nó vừa có quan hệ đến tính năng kỹ thuật của máy, vừa có quan hệ với các nhân tố như điều kiện làm việc cụ thể của máy, sự tổ chức thi công, kỹ thuật thao tác của công nhân v.v cho nên cần thiết phải tổ chức điều kiện làm việc bình thường cho máy và tiến hành quan trắc thời gian mà không thể dựa hẳn vào tính năng kỹ thuật của máy để xác định. Kết quả tính toán khi trực tiếp căn cứ theo tính năng kỹ thuật của máy chỉ có tác dụng để kiểm tra, đối chiếu mà thôi. 30
- b) Đối với loại máy tác dụng liên tục: năng suất bình thường làm việc thực trong một giờ của một số máy tác dụng liên tục như bơm bêtông, máy đào đất nhiều gầu .v.v có khả năng xác định theo đặc trưng kết cấu của chúng. Lúc này chỉ cần bảo đảm điẻu kiện làm việc bình thường và sau khi quan trắc ghi đo số lượng sản phẩm đạt được trong thời gian nhất định thì có thể tính toán năng suất thực Nt2 qua công thức sau: V N K t 2 t cs V - số lượng sản phẩm hoàn thành trong thời gian nhất định; t - thời gian kéo dài làm việc của máy; Kcs - hệ số sử dụng công suất của máy. Có một số loại máy tác dụng liên tục như máy nghiền đá, băng chuyền vận chuyển, súng nước .v.v vì do khó xác định phụ tải bình thường hoặc các nhân tố ảnh hưởng, cho nên năng suất thực của chúng phải đối chiếu với các loại điều kiện tổ chức thi công cụ thể, thông qua thực nghiệm và tiến hành nhiều lần quan trắc mới tính toán được. 3. Xác định thành phần tổ hợp công nhân phục vụ máy. Công nhân phục vụ máy gồm có hai loại: a) Công nhân trực tiếp thao tác và bảo vệ máy. b) Công nhân phụ như công nhân đưa vật liệu vào máy nghiền đá, công nhân lắp cấu kiện vào móc treo cần trục, công nhân chất xếp, bốc dỡ, Trong định mức không những cần tính toán số lượng các loại công nhân kể trên mà còn phải xác định loại việc, cấp bậc kỹ thuật, sự phân công lao động và sự phối hợp giữa họ với nhau. Số lượng yêu cầu về loại công nhân thứ nhất có thể tính toán một cách dễ dàng dựa theo sự vận hành kỹ thuật của máy móc. Riêng đối với loại công nhân thứ hai thì cần phải thông qua quan trắc thời gian mà xác định, số lượng công nhân nên bảo đảm cho máy phát huy hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo đảm sự phân công giữa họ với nhau phải hợp lý, làm việc được nhịp nhàng. 4. Thiết kế chế độ làm việc của ca máy, trong chế độ làm việc của máy nên quy định rõ ràng về thời gian công nhân bắt đầu làm việc, thời gian cần thiết để tiến hành công việc chuẩn bị trước khi cho máy chạy, thời gian bắt đầu của ca làm việc và thời gian máy làm việc có ích sau khi nghỉ giữa ca, thời gian ngừng làm việc có ích của máy trước khi nghỉ giữa ca và trước khi kết thúc ca làm việc, thời gian kéo dài bảo dưỡng máy trong ca làm việc.v.v Để phát huy đầy đủ hiệu quả làm việc của máy thì chế độ làm việc của ca 31
- máy khi thiết kế phải được chặt chẽ, muốn vậy nên cố gắng loại trừ thời gian gián đoạn do nguyên nhân kỹ thuật và tổ chức gây nên, tranh thủ kết hợp thời gian nghỉ ngơi của công nhân với thời gian ngừng việc của máy. Quá trình thiết kế chế độ làm việc của ca máy nên thông qua công tác quan trắc thực tế mà tiến hành hiệu chỉnh cần thiết. Dựa theo chế độ làm việc của ca máy đã thiết kế sẽ tính toán được hệ số lợi dụng thời gian của máy trong ca làm việc, tức là: Trong đó: Ktg- hệ số lợi dụng thời gian làm việc của máy; T - thời gian làm việc thực của máy trong ca làm việc; T0 - thời gian kéo dài của ca làm việc. 5. Xác định đại lượng toàn bộ của định mức: Căn cứ vào năng suất bình thường làm việc thực trong một giờ của máy và chế độ làm việc của ca máy thì tính toán được định mức sản lượng máy theo công thức sau đây: Nsl = NTT0Ktg Trong đó: Nsl - định mức sản lượng máy; NT - định mức năng suất thực của máy; T0 - thời gian kéo dài của ca làm việc; Ktg - hệ số lợi dụng thời gian của máy. Định mức thời gian máy Nt là số nghịch đảo của định mức sản lượng máy nên có quan hệ như sau: Định mức nhân công của công nhân phục vụ máy được xác định theo công thức: Nn.m = n.Ntg n - số người trong tổ công nhân phục vụ máy, thường tính toán riêng cho từng loại công nhân (trực tiếp và phụ) tìm ra định mức nhân công tương ứng cho từng loại. 32
- 3.3.1 Thiết kế điều kiện tiêu chuẩn Điều kiện tiêu chuẩn phải thể hiện được các nguyên tắc sau: - Đảm bảo các điều kiện về kỹ thuật thi công phù hợp với đặc tính và tính năng của máy móc. - Đảm bảo cho việc sử dụng máy móc một cách có hiệu quả. - Đảm bảo điều kiện làm việc của công nhân và an toàn lao động. - Tổ chức đúng đắn lực lượng điều khiển máy móc và công nhân phục vụ đảm bảo tận dụng hết năng lực làm việc của máy móc. - Quy định các điều kiện bảo dưỡng chặt chẽ của máy móc đảm bảo cho máy móc không hư hỏng trước định kỳ sửa chữa. - Tổ chức theo mặt bằng và không gian làm việc hợp lý của máy móc. - Cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, các trang thiết bị cho máy đầy đủ để máy hoạt động liên tục. 3.3.2 Thiết kế thành phần công nhân phục vụ máy Việc thiết kế thành phần công nhân phải nhằm khai thác hết năng lực của máy móc. Thông thường trong quá trình cơ giới hóa có 2 loại công nhân tham gia: công nhân điều khiển máy và công nhân phục vụ máy. 1. Xác định số công nhân điều khiển máy Đối với máy móc, phần lớn mỗi máy đã quy định số công nhân điều khiển, nhưng trong điều kiện sử dụng tập trung có thể tính toán số công nhân điều khiển sao cho hợp lý. Chẳng hạn thợ bậc cao có thể trông coi quán xuyến nhiều máy, từng thợ bậc thấp hơn điều khiển từng máy, nếu điều kiện cho phép 1 công nhân trông coi nhiều máy, thì số máy 1 công nhân có thể trông coi được tính bằng: T k m ca t Tpv m: Số máy 1 công nhân có thể điều khiển được. Tca: Độ lâu ca làm việc. kt: Hệ số sử dụng thời gian. Tpv: Thời gian phục vụ trực tiếp đối với từng máy trong 1 ca 33
- 2. Xác định số công nhân xây lắp phục vụ máy: Căn cứ vào đặc tính của máy móc, quy trình kỹ thuật thi công mà bố trí công nhân xây lắp phục vụ máy cũng phải đảm bảo nguyên tắc công việc giao phải phù hợp với cấp bậc công nhân và có công việc đều cho mọi người để khỏi phải chờ đợi. a. Đối với máy hoạt động có chu kỳ: Có thể giữa chu kỳ phục vụ của công nhân với chu kỳ hoạt động của máy có độ lâu khác nhau, thì cần phải đảm bảo tận dụng hết năng suất của máy móc, còn công nhân có thể ngừng việc chút ít. Điều đó có nghĩa là chu kỳ làm việc của máy lớn hơn hoặc bằng chu kỳ làm việc của công nhân. Ví dụ: Bố trí công nhân phục vụ máy trộn bê tông 250 lít. Theo tính toán cấp phối 1 mẻ trộn cần 2 xe cát, 3 xe đá. Theo số liệu quan sát ta thấy: Hai công nhân: xúc đầy 1 xe đá cần 0.8 phút, vận chuyển mất 1 phút, chuẩn kết mất 1.8 phút. Hai công nhân: xúc đầy 1 xe cát cần 0.4 phút, vận chuyển mất 1 phút, chuẩn kết mất 1.4 phút. Chu kỳ của máy: 2 phút / 1 mẻ trộn. Vậy bố trí 3 công nhân vừa xúc vừa chuyển đá, 2 công nhân vừa xúc vừa chuyển cát. Như thế sẽ đảm bảo chu kỳ làm việc của máy lớn hơn chu kỳ làm việc của công nhân b. Đối với máy hoạt động liên tục: Số công nhân phục vụ bằng năng suất máy hoạt động liên tục chia cho năng suất của 1 công nhân: may NSca k T CN t ca pv 1 Ttng ' máy NS ca: Năng suất 1 ca của máy Ttng’: Thời gian tác nghiệp, tính bằng phút cho 1 đơn vị sản phẩm Tca: Độ lâu ca làm việc tính bằng phút. Kt: Hệ số sử dụng thời gian của máy. 34
- Ví dụ: Một máy ép gạch có = 34.000 viên / ca (1 ca làm việc 7 giờ), = 0.9. Thời gian tác nghiệp lấy gạch đúc xong trên băng chuyền đưa đi là .5 người phút /1000 viên. Hãy xác định số công nhân cần thiết để lấy gạch trên máy. Thay vào công thức trên, ta có số công nhân cần thiết là: 49.060710005.4434000 công nhân 3.3.3 Xác định năng suất tính toán 1 giờ của máy Năng suất tính toán 1 giờ của máy là năng suất thuần túy liên tục trong 1 giờ của máy chưa kể đến thời gian ngừng việc được quy định. Đối với máy hoạt động chu kỳ và hoạt động liên tục sẽ có cách xác định khác nhau. a. Đối với máy hoạt động có chu kỳ: như máy trộn, máy đào, cần trục gio 1gio NStt V.k1.k2 kn Tchuky giờ NStt : Năng suất tính toán 1 giờ của máy. 1giờ/Tchukỳ: Số chu kỳ thực hện trong 1 giờ. Nếu tính bằng giờ, phút, hoặc giây thì đại lượng thời gian có thể để 1 giờ, 60 phút, hoặc 3600 giây. V: Khối lượng công việc máy thực hiện được trong 1 chu kỳ. Đó là dung tích của thùng trộn, dung tích của máy đào, số lượng cấu kiện 1 lần cần trục thực hiện k1, k2, k3: Các hệ số kể đến điều kiện làm việc của máy, chẳng hạn như hệ số kể đến số lượng của thùng trộn đối với máy trộn bê tông, hệ số đầy gàu đối với máy đào, hệ số tơi xốp của đất Ví dụ 1: Sau khi quan sát và chỉnh lý số liệu các lần quan sát đối với máy đào có dung tích gầu 0.5 3 m đã thu được số liệu sau: Lấy đất vào gầu: t = 51giây Nâng quay: t = 62 giây Đổ đất ra: t= 113 giây Quay về vị trí: t = 74 giây 35
- Vậy Σtchu kỳ = 5 phút = 0,83 giờ Loại gầu này có hệ số đầy gầu = 0.88, hệ số rơi = 1. V = 29 m3. Hãy xác định năng suất tính toán giờ của máy. NS = 0,88x1x0,5x29/0,83 = 155 m3/h b. Đối với máy hoạt động liên tục: như băng chuyền, máy sàng rửa sỏi NShdg W.k1.k2 kn W: Năng suất liên tục 1 giờ của máy theo lý thuyết chưa kể đến các thời gian ngừng theo quy định, được xác định tùy theo từng loại máy: - Đối với băng chuyền: W = v.q v: Tốc độ di chuyển của băng chuyền. q: Trọng lượng chứa được trên 1 m dài băng chuyền. Ví dụ 2: Xác định năng suất băng chuyền cho biết: v = 20 m / phút, q = 15 Kg, hệ số sử dụng của băng chuyền k = 0.9. Hãy xác định năng suất tính toán giờ của băng chuyền. NS = 20x60x15x0,9 = 16200 m3/h - Đối với những máy mà tải lượng là 1 đại lượng cố định như: máy nghiền đá, máy sàn rửa sỏi, thì có thể đo năng suất làm việc liên tục của máy và tính toán ra. Năng suất tính toán giờ = Số sản phẩm thu được trong thời gian máy làm việc liên tục / Thời gian máy làm việc liên tục ( giờ ). k1,k2, kn : Các hệ số kể đến điều kiện làm việc của máy. 3.3.4. Xác định chế độ làm việc trong ca của Xác định chế độ làm việc trong ca của máy tức là phải xác định các thời gian máy làm việc không chu kỳ, thời gian ngừng việc được quy định qua đó tính toán hệ số sử dụng thời gian của máy. Vì vậy trong quá trình xác định chế độ ca làm việc cần phải xác định được: Thời gian đăc biệt là thời gian hoạt động không thuộc chu kỳ, hoặc thời gian máy chạy không tải cho phép. Tdb Thời gian ngừng việc được quy định: 36
- (với Tbd là thời gian bảo dưởng máy), các loại thời gian này cũng do quan sát, tính toán chỉnh lý trung bình sau các lần quan sát bằng phương pháp bình quân số học đơn giản. Nếu có những loại thời gian (, ) đã được nghiên cứu và ban hành chung thì lấy những thời gian đã ban hành quy định đó đưa vào tính định mức. Sau khi xác định được các loại thời gian trên ta tính được hệ số sử dụng thời gian của máy . : tính theo phút. , : tính theo số tương đối %. 3.3.5. Tính định mức thời gian sử dụng máy 1 Tính định mức giờ máy Nếu gọi là định mức thời gian làm việc thuần túy của máy cho 1 sản phẩm. Nếu và cũng xác định cho 1 sản phẩm thì ta có: ứng với 100% định mức. Sau khi xác định được định mức thời gian dụng máy, ta có thể xác định được năng suất ca của máy: 37
- Ví dụ: Tính định mức thời gian sử dụng máy đào cho 1 m3 đất, cho biết: = 89.6 m3/giờ.NSttg= 89,6 m3/giờ, tngqt = 27%, tdb = 6.5%. 2. Tính trị số định mức chi phí trực tiếp của máy ứng với định mức giờ máy: Giống như định mức lao động, định mức thời gian dụng máy cũng có 2 phần: giờ máy/đồng Giờ máy: Định mức thời gian sử dụng máy. DMTGmáy Đồng: Chi phí trực tiếp của máy Chi phí trực tiếp ca máy = 1/8x giá ca máy x . DMTGmáy Giá ca máy của từng loại máy đã được ban hành trong đơn giá ca máy. Trong đó giá ca máy bao gồm 4 khoản mục chi phí trực tiếp: - Khấu hao cơ bản. - Khấu hao sửa chữa lớn. - Nhiên liệu, chất đốt. - Lương thợ lái máy. Nếu xây dựng cho từng loại máy riêng rẽ thì khi quan sát cũng như khi tính giá ca máy phải xác định riêng rẽ cho từng loại máy đó. Nếu xác định cho nhiều máy cùng kiểu (cùng loại) nhưng mức sản xuất hoặc công suất khác nhau thì phải quan sát đủ các loại máy đại diện. Giá ca máy thì phải lấy giá ca máy bình quân của các loại máy đó. Ví dụ: 1. Xác định thời gian sử dụng máy để trộn 1 m3 vữa M150, dung tích thùng trộn 250 lít. Hệ số số lượng theo quan sát thực tế α = 0.7 Các số liệu quan sát và chỉnh lý được cho như sau: - Chu kỳ của thùng trộn: "90=ckyT. 38
- - Chu kỳ của máng cốt liệu: "57=ckyT - Chuyển cát, sỏi từ bãi đến máy: '5.11=tbT - Chuyển vữa bê tông đến vị trí đổ : '32=tbT - Thời gian đặc biệt: . '0=dbT - Thời gian ngừng theo quy định: 10% - Loại máy này khi quan sát đơn lẻ có giá ca máy là 1.137.200 đồng / ca. Giải: 1. Do chu kỳ thùng trộn > chu kỳ máng cốt liệu nên ta lấy chu kỳ thùng trộn để thiết kế định mức 2. Hệ số sử dụng thời gian: phải xác định thời gian ngừng thi công của máy: Tngtc Lúc bắt đầu vào ca làm việc và bắt đầu vào sau bữa ăn giữa ca, máy chưa hoạt động được ngay mà phải chờ vận chuyển vật liệu đến. Thời gian vận chuyển vật liệu là 1.5’ Thời gian đổ cốt liệu vào máng: 35” Thời gian nâng máng lên và đổ vật liệu vào máy: 10” Vậy Tngtc= 135” x 2 = 270” Trước khi kết thúc để ăn cơm giữa ca và trước khi kết thúc ca làm việc, máy phải ngừng sớm để cho công nhân vận chuyển vữa bê tông đến vị trí đổ. Thời gian ngừng là 3’ x 2 = 6’. Tính chi phí trực tiếp (Ctt) của máy: 39
- Định mức thời gian sử dụng máy : 3.3.6. Thiết kế định mức cho quá trình cơ giới hoá hoàn toàn Trong quá trình cơ giới hóa hoàn toàn hầu hết các khâu công tác chủ yếu làm bằng máy. Như đào đất bằng máy, vận chuyển bằng xe tự đổ, đầm bằng máy, trộn bằng máy khi thiết kế định mức cho quá trình cơ giới hóa hoàn toàn, cần chú ý mấy điểm sau: 1 Máy móc phải chọn đồng bộ, tốt nhất là năng suất các loại máy phải bằng nhau, hoặc năng suất các loại máy này là bội số của năng suất loại máy kia, để cho phép nhiều máy phục vụ 1 máy hoặc ngược lại và không gây lãng phí. 2. Ưu tiên sử dụng hết năng suất của máy chủ đạo là máy quyết định năng suất chung của cả hệ thống và là máy có giá trị kinh tế cao, tức giá ca máy đắt nhất. Trong thực tế việc chọn máy đồng bộ khó khăn, vì cho dù các máy có năng suất bằng nhau nhưng còn phụ thuộc điều kiện làm việc. Ví dụ: Độ dài hành trình góc quay, trình độ thợ lái dẫn đến năng suất của máy có thể thay đổi. Vì vậy chọn máy đồng bộ là chọn các máy sao cho sự chênh lệch về năng suất là ít nhất, đồng thời đảm bảo dụng hết năng suất của máy chủ đạo, còn máy thứ yếu có thể ngừng chờ chút ít. 3. Bố trí thành phần công nhân trong quá trình cơ giới hóa hoàn toàn: có thể chọn 1 thợ bậc cao để phụ trách chung cả hệ thống, còn thợ điều khiển máy có thể có trình độ thấp hơn. Với những máy đặt gần nhau, nếu có thể thì bố trí 1 thợ trông coi cụm máy đó. 4. Định mức thời gian sử dụng máy trong quá trình cơ giới hóa hoàn toàn được tính toán trên cơ sở máy chủ đạo với điều kiện là hệ thống đã được bố trí hợp lý. Ví dụ 1: Công tác trộn bê tông bằng máy, vận chuyển bằng bơm. Khi tính định mức năng suất riêng rẽ ta có: Năng suất máy trộn: 95 m3 / ca. Năng suất máy bơm không có loại phù hợp với máy trộn, mà chỉ có loại 112 m3 / ca. Máy trộn là máy chủ đạo nên năng suất của máy bơm sẽ thừa: 40
- Tuy vậy định mức chung trong hệ thống lấy theo máy trộn: Ví dụ 2: Để đổ bê tông móng cho 1 công trình, người ta dùng phương pháp cơ giới hóa hoàn toàn: trộn bằng máy và vận chuyển bằng ô tô tự đổ. Máy trộn bê tông loại Zapama có dung tích thùng trộn V = 400 lít, hệ số lượng thùng trộn α = 0.8, thời gian thực hiện 1 chu kỳ '4=ckyT. - Loại ô tô tự đổ Γaz tải trọng 2.5 tấn, thời gian thực hiện 1 chu kỳ hành trình lấy vữa chuyển đi, đổ và quay về = 7’. Hệ số sử dụng thời gian chung cho 2 loại máy = 0.7. Để sử dụng hết tải trọng của ô tô, ta bố trí trạm trộn có 3 máy để cùng trộn và đổ vào 1 chuyến theo nguyên tắc: trọng lượng bê tông < tải trong ô tô: 3 máy x 0.4 m3 x 0.8 x 2.4 = 2.3 Tấn < 2.5 Tấn . Vậy cho phép 3 máy cùng đổ vào 1 ô tô. - Số ô tô cần thiết Như vậy số ô tô phải ngừng chờ đợi và định mức thời gian sử dụng máy của hệ thống lấy theo máy trộn: Định mức thời gian của ô tô tính theo máy trộn mặc dù theo tính toán chỉ có 1.75 ô tô nhưng vần phải lấy 2 ô tô nên năng suất tính toán giờ ô tô là: 41
- Chú ý: Để việc lựa chọn máy đồng bộ khoa học, thông thường người ta sử dụng toán học, lý thuyết phục vụ đám đông 3.4 Biên soạn định mức sử dụng vật liệu Khi xây dựng công trình thường phí tổn về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giá thành công trình. Vì vậy, sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng, quy định hợp lý định mức tiêu hao vật liệu luôn có ý nghĩa quan trọng. Nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu tức là đề xuất số lượng vật liệu cần thiết để làm ra đơn vị sản phẩm hợp quy cách về chất lượng theo nguyên tắc sử dụng tiết kiệm vật liệu. Như vậy việc nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu phải đi đôi với việc sử dụng vật liệu một cách kinh tế để hoàn thành quá trình xây lắp công trình. 3.4.1. Các khái niệm liên quan đến sự nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu Vật liệu, bán thành phẩm và kết cấu lắp ghép đều được khái niệm dưới danh từ “vật liệu xây dựng”. Tất cả vật liệu xây dựng tuỳ theo chức năng và công dụng của chúng trong .xây dựng chia ra thành loại cơ bản và loại phụ. Vật liệu cơ bản là bộ phận vật liệu trực tiếp tham gia vào sự tạo nên sản phẩm qua các quá trình xây lắp (cốt thép và vữa bêtông khi đổ bêtông móng trạm bơm, gạch và vữa khi xây tường v.v.ỗ.). Vật liệu phụ là bộ phận vật liệu tiêu hao trong quá trình xây lắp nhưng không tham gia vào sự tạo thành sản phẩm chính. Ví dụ: đá bọt, giấy ráp dùng để đánh bóng bề mặt hoặc đồ gỗ v.v Sự tiêu hao tổng cộng vật liệu xây dựng trong quá trình thi công nói chung gồm có ba bộ phận: tiêu hao thực, tổn hao và phế liệu. Bộ phận tiêu hao thực: tương ứng với định mức thực tiêu hao vật liệu, là chỉ số lượng vật liệu xây dựng cần thiết để sản xuất ra đơn vị sản phẩm có chất lượng hợp quy cách mà không bao gồm các bộ phận tổn hao và phế liệu (xuất hiện ở tất cả các khâu chế tạo, gia công, bảo quản, di chuyển trong phạm vi công trường và lắp đặt). Bộ phận phế liệu: là phần vật liệu còn lại không thể gia công làm thành sản phẩm cơ bản, nhưng có thể lợi dụng để sản xuất những sản phẩm khác. Ví dụ: phế liệu phát sinh 42
- khi gia công các sản phẩm đồ gỗ như phoi bào, mạt cưa, những mẩu gỗ thừa đều có thể dùng chế tạo thành các tấm ván ép. Bộ phận tổn hao: đó là phần vật liệu không còn lợi dụng được nữa để gia công bất kỳ một loại sản phẩm nào, chẳng hạn, phần vữa bêtông đóng cứng trong quá trình vận chuyển. Bộ phận tổn hao cũng như bộ phận phế liệu đều được chia ra loại khó tránh khỏi và loại có thể tránh khỏi mà trong định mức tiêu hao vật liệu thi không xét đến bộ phận tổn hao và phế liệu có thể tránh khỏi. a) Xác lập định mức tiêu hao vật liệu Khi định mức thực tiêu hao vật liệu kết hợp các bộ phận vật liệu tổn hao và phế liệu khó tránh khỏi thì trở thành định mức tiêu hao vật liệu. Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu cách xác lập định mức tiêu hao vật liệu cho hai trường hợp vật liệu thông thường (chỉ sử dụng một lần) và vật liệu sử dụng chu chuyển nhiều lần. a) Loại vật liệu sử dụng một lần: định mức tiêu hao vật liệu đối với loại vật liệu thông thường có thể xác định theo công thức sau: Trong đó: m - định mức tiêu hao vật liệu; mt - định mức thực tiêu hao vật liệu; mth - định mức tổn hao vật liệu; mpl - định mức phế liệu; Mt - số lượng tổng cộng vật liệu tiêu hao thực; Mth- số lượng tổng cộng vật liệu tổn hao; Mpl - số lượng tổng cộng phế liệu; Q - số lượng sản phẩm. b) Loại vật liệu sử dụng chu chuyển nhiều lần: ở trường hợp này thì nên phân biệt tính toán theo thứ tự sau: 1. Định mức tiêu hao vật liệu khi chế tạo thành phẩm cũng giống như loại vật liệu thông thường, có thể dùng công thức trên để xác định. 2. Định mức tiêu hao vật liệu khi chu chuyển số lần nhất định: bộ phận định mức này 43
- được tính theo công thức dưới đây: Ở đây: mn - định mức tiêu hao vật liệu sau khi chu chuyển sử dụng n lần; m - định mức tiêu hao vật liệu khi chế tạo thành phẩm; d2, d3 dn - định mức tiêu hao vật liệu bổ sung qua các lần chu chuyển sử dụng (lần sử dụng thứ 2, 3 n); n - số lần chu chuyển sử dụng. Nói chung mức độ tiêu hao vật liệu bổ sung của các lần chu chuyển thường không giống nhau và càng tăng lên về sau (lần chu chuyển sau cần bổ sung vật liệu nhiều hơn lần chu chuyển trước), nhưng trong thực tế thì vẫn được dùng trị số trung bình d của chúng, tức là: Trong đó: d - trị số trung bình của các định mức tiêu hao vật liệu bổ sung của một số lần n chu chuyển nhất định. 3. Định mức thu hồi vật liệu: Định mức thu hồi vật liệu sau khi chuyển qua n lần Bn có thể dựa vào công thức dưới đây để xác định: Ở đây: dn - định mức tiêu hao vật liệu bổ sung của lần chu chuyển sử dụng thứ n. b) Các phương pháp nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu Khi biên soạn định mức tiêu hao vật liệu cần phải lấy kết quả quan trắc làm căn cứ, tức là có xét đến những biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công tiên tiến, tiêu phí vật liệu một cách kinh tế. Các phương pháp quan trắc nghiên cứu định mức tiêu hao vật liệu gồm ba loại chủ yếu là thực nghiệm thi công, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và tính toán phân tích sẽ lần lượt giới thiệu sau đây: a) Phương pháp thực nghiệm thi công: Trên cơ sở quan trắc trực tiếp tại hiện trường thi công tiến hành ghi đo số lượng thành phẩm và số lượng tiêu hao vật liệu trong tình 44
- hình sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm và hợp lý, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để định ra định mức tiêu hao vật liệu. Lúc quan trắc cần đặc biệt chú ý quan sát và ghi đo vật liệu tổn hao và phế liệu có thể tránh khỏi, nhưng hai bộ phận này không được đưa vào sự cấu thành của định mức tiêu hao vật liệu. Số lần quan trắc cần thiết để xác lập định mức tiêu hao vật liệu có quan hệ với yêu cầu về mức độ chính xác của định mức và hệ số phân tán của liệt số quan trắc mà nguyên tắc cơ bản cũng giống như khi xác định số lần quan trắc của phương pháp đo giờ. Nhưng do định mức tiêu hao vật liệu cần mức độ chính xác tương đối cao, cho nên số lần quan trắc phải tăng thêm nhiều hơn. b) Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: Nội dung của phương pháp này là tiến hành quan trắc thí nghiệm sự tiêu hao vật liệu trong điều kiện tại phòng thí nghiệm. So với phương pháp thực nghiệm thi công thì phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm ở nhiều trường hợp có khả năng nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các loại nhân tố ảnh hướng đến sự tiêu hao vật liệu và thu được những số liệu mà khó đạt được ở hiện trường thi công. Muốn cho kết quả quan trắc nhất quán với tình hình thực tế tiêu hao vật liệu thì phải tạo ra trong phòng thí nghiệm điều kiện bình thường phù hợp với điều kiện thi công cụ thể ở hiện trường, nhưng thông thường việc này khó thực hiện. Vì vậy, nói chung định mức xác định theo phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm cần phải kiểm tra lại thông qua phương pháp thực nghiệm thi công. c) Phương pháp tính toán phân tích: Dựa vào sự tính toán lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các thông số (kết cấu và hình dạng) của thành phẩm cũng như đặc điểm quy trình công nghệ của quá trình xây lắp mà tiến hành xác lập định mức tiêu hao vật liệu. Phương pháp này chủ yếu dùng để xác định sự tiêu hao vật liệu đối với những thành phẩm có dạng đặc biệt như dạng vòng, dạng bánh xe, dạng bản mỏng .v.v Khi căn cứ vào bản vẽ và quy cách phẩm chất của vật liệu để tính toán phân tích định mức thì phải xét đến điều kiện thi công thực tế. Kết quả tính toán cần được thể hiện bằng hình thức của một bản thuyết minh, trong đó nên nêu rõ điều kiện ban đầu làm cơ sở cho việc tính toán cũng như kết quả tính toán bộ phận vật liệu tiêu hao thực, các bộ phận tổn hao và phế liệu khó tránh khỏiế Lúc ứng dụng ba phương pháp quan trắc đã được trình bày ở trên thì có thể dựa vào đặc điểm của sự tiêu hao vật liệu để chọn dùng cho thích hợp. Nhưng trong công tác thực tế rất ít khi sử dụng đơn thuần từng phương pháp riêng biệt mà cần phối hợp lẫn nhau từ nhiều phương diện để hạch toán số lượng tiêu hao vật liệu. 45
- 3.5 Lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức 2.1.1. Các bước tiến hành: - Bước 1: Xác lập rõ yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công của từng loại công tác cần xây dựng định mức dự toán. Ví dụ: định mức vật liệu dùng để xây trừ những trường hợp đã được quy định riêng, công tác xây gạch, đá phải đảm bảo một số điều kiện kỹ thuật sau đây: -Trung bình mạch nằm dày 12mm, mạch đứng dày 10mm. Giới hạn của mạch dỡy 7mm đến 15mm. Riêng về gạch xây, mạch dày nhiều nhất không được quá 12mm. -Trước khi xây: Đá phải được tưới nước ở đống, gạch phải nhúng nước kỹ. -Không chặt gạch lành ra để xây mỡ phải dùng gạch vỡ khi cần xây những chỗ hẹp nhỏ hơn quy cách viên gạch. -Xây đá phải có mạch dầy vữa vỡ câu chắc. - Bước 2: Xác định thành phần công việc. Ví dụ: công tác xây gạch, đá có thành phần công việc sau đây: chuẩn bị, lắp và tháo dỡ giàn giáo xây, trộn vữa, xây kể cả miết mạch, kẻ chỉ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. (vật liệu làm dàn giáo đã tính trong định mức). - Bước 3: Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công. - Bước 4: Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, lao động, máy thi công. Mỗi định mức gồm 2 phần: + Thành phần công việc: + Bảng định mức các khoản mục hao phí: Các tiết định mức xây dựng được tập hợp theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và thực hiện mã hoá thống nhất. 2.1.2. Các phương pháp tính toán Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong ba phương pháp sau: - Phương pháp 1: Theo các thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ + Hao phí vật liệu: Xác định theo thiết kế và điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở. 46
- + Hao phí nhân công: Xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công của công trình hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở. + Hao phí máy thi công: Xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của các máy thi công trong dây chuyền. - Phương pháp 2: Theo số liệu thống kê - phân tích + Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu tổng hợp, thống kê như sau: +Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện. + Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng suất máy thi công đã được tính toán từ các công trình tương tự. + Từ số liệu theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. - Phương pháp 3: Theo khảo sát thực tế + Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kế, số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ ) và tham khảo đối chứng thêm với định mức cơ sở. + Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật. + Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân công từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, tham khảo các quy định về sử dụng lao động. + Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền, tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy. 2.3.Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có Khi vận dụng các định mức dự toán đã có, nhưng do yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công của công trình có sự khác biệt so với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công đã nêu trong định mức dự toán đã có thì tiến hành điều chỉnh 47
- các thành phần hao phí vật liệu hoặc hao phí nhân công hoặc hao phí máy thi công có liên quan cho phù hợp. Ví dụ sử dụng định mức đã có của Bộ Xây dựng như sau: AE.32000 XÂY TƯỜNG 2.3.1. Điều chỉnh hao phí vật liệu Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ qui định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh. Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức đã có theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn. Ví dụ: Định mức tô đá mài có quá nhiều bột đá, ít xi măng so với thực tế thi công ta có thể giảm bớt bột đá và tăng xi mang trắng lên. 2.3.2. Điều chỉnh hao phí nhân công Tăng, giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo điều kiện tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn. 2.3.3. Điều chỉnh hao phí máy thi công - Trường hợp thay đổi do điều kiện thi công thì tính toán điều chỉnh tăng, giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công. - Trường hợp thay đổi công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc: công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại. Ví dụ: Sử dụng định mức đã có của Bộ Xây dựng và điều chỉnh lại các hao phí cho phù hợp như sau: không dùng cẩu tháp, tăng ca máy của vận vận thăng lồng 3T lên 0,05; AE.32000 XÂY TƯỜNG 2.4.Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có Đối với các công tác xây dựng, lắp đặt của công trình có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công tương tự với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của định mức dự toán đã có thì áp dụng các định mức đã có. 48
- 3 .Những tài liệu cần thiết phục vụ lập định mức dự toán xây dựng công trình Khi lập định mức dự toán xây dựng công trình người làm công tác định giá cần có những tài liệu gồm: - Hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công, biện pháp thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình - Các định mức dự toán đã được công bố, đã có ở các công trình khác. - Tham khảo định mức thi công (định mức vật tư, định mức lao động, định mức năng suất máy thi công) công bố. Chương 4: Nâng cao năng suất và quản lý định mức I. Nâng cao năng suất lao động Nâng cao năng suất lao động là mục tiêu hàng đầu trong việc quản lý định mức có hiệu quả. Nâng cao năng suất lao động được đề cập đến gồm: - Năng suất lao động của người lao động - Năng suất lao động của máy móc, thiết bị - Nâng cao năng suất khai thác, sử dụng, quản lý vật liệu. II. Quản lý định mức kỹ thuật 2.1 Trình bày định mức Sau khi tính toán các trị số định mức cần nghiên cứu, cần trình bày hợp lý để ban hành và sử dụng. Như phần mở đầu đã trình bày “Định mức kỹ thuật” là 1 bộ luật nên phải trình bày rõ và chặt chẽ kể từ lời văn thuyết minh cho đến trị số định mức và các điều kiện, phạm vi áp dụng kèm theo. Kết quả của công tác biên soạn định mức lao động hoặc định mức thời gian sử dụng máy được hình thành theo dạng đề mục của một bản thiết kế mà nội dung gồm có: 3. Danh mục các điều khoản, tiết, đoạn. 4. Quy định khái quát về loại dạng và đặc điểm của quá trình thi công. 5. Nội dung công việc hoặc đặc tính của máy móc. 6. Sơ lược về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. 49
- 7. Ngành nghề và số lượng của tổ công nhân hoặc nghề nghiệp và bậc thợ của từng công nhân. 8. Họ tên người quan trắc ghi đo sản phẩm. 9. Thuyết minh cụ thể về phương pháp thi công và chế độ làm việc của máy móc. 10. Các bảng biểu định mức và những phụ lục, chú thích phần cần thiết của chúng: a. Phần thuyết minh và quy định chung: - Quyết định của cơ quan ban hành theo văn bản và kể từ ngày có hiệu lực. - Nội dung cơ cấu từng tập, từng phần của định mức. - Những thông tư và văn bản được áp dụng trong quá trình xây dựng định mức: cấp bậc công việc, cấp bậc tiền lương, chế độ làm việc và nghỉ ngơi của công nhân, chế độ bảo dưỡng và vận hành của máy móc Những quy định và hướng dẫn chung khi sử dụng định mức, ví dụ: tính toán thời gian theo số thập phân, tính lương theo phương pháp bình quân gia quyền, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, phương pháp điều chỉnh và cấp được điều chỉnh định mức. b. Thuyết minh hướng dẫn điều kiện phạm vi áp dụng từng phần hoặc từng trị số định mức: Phần thuyết minh này là những quy định cụ thể của từng phần định mức khác nhau. Bao gồm: Tên quy trình, đơn vị tính định mức, thành phần công việc, thành phần công nhân và lương giờ bình quân, công cụ lao động, quy trình kỹ thuật và quy định chất lượng sản phẩm, những hệ số tăng hoặc điều chỉnh nếu có. c. Bảng trị số định mức: Các bảng định mức được trình bày theo trình tự và theo biến loại của các công tác, có thể trình bày nhiều trị số định mức trong 1 bảng nếu có sự liên quan, hoặc trình bày từng định mức riêng rẽ nếu không có liên quan. Bảng thuyết minh giải thích và luận chứng của dự án định mức gồm có các phần sau đây: a) Lời nói đầu: Nêu lên ngày tháng và địa điểm (tên công trường, tên công trình) tiến hành quan trắc, số lần quan trắc, phương pháp quan trắc thời gian và thời gian kéo dài 50
- tổng cộng tính theo giờ và phút, phương pháp xác lập mức chuẩn, mức độ chính xác về ghi chép thời gian, người quan trắc ghi đo chính thức. b) Giới thiệu tĩnh hình của quá trình thi công: mô tả đặc điểm toàn diện của quá trình thi công, đặc điểm thao tác của đối tượng quan trắc và đặc điểm của sản phẩm, sự thiết lập điều kiện bình thường của công nhân và máy móc. Ngoài ra còn thuyết minh về nội dung và căn cứ của việc xác lập mức chuẩn, những biện pháp cải tiến về kỹ thuật và tổ chức được đưa vào trong lúc nghiên cứu đặc điểm của quá trình thi công. c) Thiết kế các bộ phận của quá trình thi công: thuyết minh và trình bày các dãy số quan trắc về những chỉ tiêu tiêu hao lao động hoặc thời gian và khối lượng sản phẩm được hoàn thành theo từng bộ phận, từng phần việc, lựa chọn phương pháp phân tích số liệu quan trắc, phân tích, chỉnh lý số liệu và nêu lên kết quả của nó; xác định sự tiêu hao trung bình về lao động hoặc thời gian được ghi đo theo từng bộ phận, tính toán hệ số tính đổi từ bộ phận sang quá trình tính toán các trị số tiêu hao của công việc chuẩn bị, kết thúc và sự gián đoạn theo quy định với những luận chứng của chúng. d) Xác định đại lượng toàn bộ của định mức: thuyết minh quá trình tổng hợp sự tiêu hao lao động của từng bộ phận, tính toán cơ cấu tổ hợp công nhân có lợi nhất, tính toán trị số định mức; những đồ biểu và phụ lục cần thiết. Khi dùng phương pháp đồ giải để chỉnh lý tài liệu quan trắc thì phải có kết quả ghi trên đồ thị. e) Kết luận: Nêu lên kết quả so sánh giữa định mức đã thiết kế với định mức hiện hành, kết quả kiểm chứng và thảo luận trong các điểu kiện sản xuất, sự chính xác đã được thực hiện của định mức theo kết quả kiểm chứng và thảo luận. 4.4.3. Áp dụng toán học để trình bày số liệu định mức Với những quá trình nhiều biến loại, khi chỉnh lý số liệu bằng phương pháp hàm số hoặc tương quan, ta đã rút ra được phương trình hồi quy của chúng để có thể trình bày thành bảng định mức theo một số cột ( mỗi cột là 1 trị số định mức ) với độ chính xác (ô cho trước). Chẳng chính xác yêu cầu cho trước ta có thể bố trí thành bảng định mức như sau: hạn khi chỉnh lý số liệu ta đã rút ra được phương trình hồi quy bậc nhất: y = a.x + b. 51
- Trong đó: xmin i; xmax i :biến số bé nhất và lớn nhất trong từng cột. yi : tiêu phí thời gian lao động trung bình ứng với giới hạn biến số trong từng cột Để lập bảng định mức phải giải quyết những vấn đề sau: a. Giới hạn bé nhất và lớn nhất của toàn bảng định mức: Về phương diên toán học: Một phương trình với mọi giá trị của x sẽ cho mọi giá trị của y, nhưng trong những phương trình thực nghiệm ta chỉ nên lấy giới hạn lân cận trong phạm vi quan sát. Giới hạn lớn nhất và bé nhất của bảng lân cận có nghĩa là có thể lấy ra ngoài hoặc vào trong phạm vi quan sát chút ít. b. Độ chính xác của bảng định mức: δ là sai số giữa trị số tiêu phí lao động lớn nhất hoặc bé nhất trong từng cột so với đại lượng tiêu phí thời gian trung bình trong cột đó: c. Số cột của bảng: Theo cách trình bày tiêu phí thời gian trong các cột tạo thành 1 cấp số nhân có công bội là . Xét trên toàn bảng ta có: qy 52
- ymin, max: là giới hạn lớn nhất và bé nhất của bảng. n: số cột trong bảng, công bội qy phụ thuộc độ chính xác δ biểu diễn bằng công thức: Tóm lại: Để tiến hành lập bảng định mức của phương trình hồi quy theo độ chính xác cho trước, ta phải tiến hành các bước sau: 1. Xác định độ chính xác δ. Tùy theo ý nghĩa kinh tế của quá trình mà độ chính xác được đề ra trước hoặc người làm định mức tự cho: δ = 2 - 15 %. Độ chính xác càng cao thì số cột càng nhiều. 2. Xác định giá trị lớn nhất và bé nhất của bảng, tùy theo giới hạn khi quan sát mà thay các biến số bé nhất, lớn nhất để tìm ymax, ymin 3. Xác định công bội của bảng: qy . Xác định số cột của bảng: 5. Tính giá trị các hàm số ( tiêu phí lao động từng cột ). 6. Tính các giá trị biến số bé nhất lớn nhất trong từng cột: Sau khi đã có giá trị, trong từng cột thay vào phương trình để tìm các biến số tương ứng. Chú ý: Khi quan sát chỉnh lý số liệu để rút ra phương trình hồi quy thường là thời gian tác nghiệp hoặc thời gian chu kỳ của máy, nhưng khi trình bày định mức thì trình bày theo định mức lao động hoặc định mức thời gian sử dụng máy. Vì vậy: 53
- Nếu trình bày định mức lao động thành bảng mà phương trình hồi quy là thời gian tác nghiệp thì phải chia các giá trị của y trong bảng đó cho kt Nếu trình bày định mức thời gian sử dụng máy mà số liệu quan sát theo phương trình hồi quy là thời gian chu kỳ của máy thì phải chia các giá trị của y trong bảng đó cho k. Với: k = h . v . . .k1.k2 kn h: Độ lâu 1 giờ tính theo đơn vị giờ, phút, giây phù hợp với đơn vị đo thời gian của chu kỳ. v: Khối lượng thức hiện được trong 1 chu kỳ. ki : các hệ số kể đến điều kiện làm việc của máy kt: hệ số sử dụng thời gian của máy: 4.2 Thẩm tra, nghiệm thu và ban hành định mức 4.2.1 Các căn cứ làm cơ sở - Các số liệu của tài liệu thiết kế, quy trình công nghệ, công thức chế tạo, quy trình công nghệ, công thức chế tạo, quy trình thao tác và những điều kiện kỹ thuật trong sản xuất; - Các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm (công việc) do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định; - Các chỉ tiêu về tiết kiệm tiêu dùng vật tư, tiền vốn, lao động để sản xuất sản phẩm (công việc) được ghi trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm; - Các số liệu thống kê hàng năm và các tài liệu có liên quan khác. 54
- 4.2.2 Thẩm tra định mức Quá trình thẩm tra định mức gồm 3 bước: - Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định Hồ sơ gồm có: - Tờ trình xin thẩm định định mức xây dựng - Thuyết minh tính toán định mức - Phương án định mức - Bước 2: Nộp hồ sơ Cơ quan nhận thẩm tra định mức có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ. Khi hồ sơ đạt yêu cầu và hợp lệ thì nhận và hẹn ngày để trả hồ sơ thẩm tra định mức. - Bước 3: Trả hồ sơ Sau khi hồ sơ được nộp tại sở xây dựng thuộc tỉnh, thành phố và được thẩm định, hồ sơ định mức xây dựng sẽ được trình lên cơ quan có thẩm quyền quyết định để phê duyệt ( UBND tỉnh, thành phố). 4.2.3 Đối tượng ban hành định mức 1) Thẩm quyền xét duyệt và ban hành định mức được quy định như sau: - Định mức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo đề nghị của thủ trưởng các ngành chủ quản sản phẩm (công việc) sau khi xem xét ý kiến của Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước ban hành các định mức này. - Định mức ngành do Bộ trưởng, Tổng cục Trưởng xét duyệt và ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xét duyệt định mức của Bộ, Tổng cục. - Định mức tỉnh so Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt và ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xét duyệt định mức tỉnh. - Định mức huyện do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện xét duỵet và ban hành sau khi tham khảo ý kiến của hội đồng xét duyệt định mức huyện. - Định mức đơn vị, cơ sở do thủ trưởng đơn vị cơ sở ban hành sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng xét duyệt định mức đơn vị. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phối hợp với Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, các ngành, các cấp nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ quyết định danh mục phân cấp xây dựng, xét duyệt và ban hành định mức đối với các sản phẩm (công việc). 55
- 2) Thành lập hội đồng xét duyệt Các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt định mức được thành lập hội đồng xét duyệt định mức để giúp thủ trưởng cơ quan xem xét về các mặt kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ và pháp chế có liên quan đến định mức, trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định ban hành. Việc thành lập hội đồng được quy định như sau: - Chủ tịch Hội đồng: Phó thủ trưởng cơ quan quản lý ngành, đơn vị cơ sở hoặc phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương; -Các thành viên của hội đồng: đại diện các cơ quan kế hoạch, thống kê, khoa học- kỹ thuật, lao động, vật tư, tài chính, vật giá - Thường trực của hội đồng: đại diện cơ quan kế hoạch của ngành, địa phương hoặc đơn vị cơ sở. Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước gồm có: - Một phó chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước là Chủ tịch, - Đại diện các Bộ Tài chính, Lao động, Vật tư, Uỷ ban Vật giá Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước làm uỷ viên; khi xét duyệt định mức thuộc quyền quản lý của Bộ nào thì một thứ trưởng của Bộ đó tham gia hội đồng. 3) Xét duyệt định mức Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Chủ tịch Hội đồng xét duyệt định mức ở mỗi cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo và chủ trì các hội nghị bảo vệ định mức ở cấp mình, nêu ra các kết luận và đánh giá cuối cùng khi xét duyệt từng định mức. Trường hợp xây dựng định mức chưa đạt yêu cầu hoặc có những ý kiến chưa nhất trí giữa hội đồng và đơn vị bảo vệ định mức, phải ghi rõ những ý kiến khác nhau vào biên bản; chủ tịch hội đồng đề ra những biện pháp tiếp tục giải quyết những vấn đề chưa nhất trí trong thơì hạn nhất định; nếu đến thời hạn mà vẫn không nhất trí được thì chủ tịch hội đồng báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến và quyết định định mức tạm thời chi đơn vị cấp dưới áp dụng để bảo đảm tiến độ lập kế hoạch. Đơn vị cấp dưới phải gửi bản dự án trình duyệt định mức của đơn vị mình cho hội đồng xét duyệt định mức cấp trên trực tiếp, đồng thời phải chịu trách nhiệm về độ tin cậy của các định mức trình duyệt. Đối với đơn vị nào làm dự án định mức chậm trễ, thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên được quyền ấn định định mức và đơn vị đó phải nghiêm chỉnh thi hành. 56
- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được dự án, hội đồng xét duyệt định mức cấp trên phải họp hội đồng xét duyệt định mức để cấp dưới bảo vệ dự án định mức, nếu chậm trễ cấp dưới được quyền tạm thời thực hiện định mức theo bản dự án đã gửi cho cấp trên. Những đình mức do các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố xét duyệt và ban hành đều phải sao gửi cho Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước. 57
- PHẦN II: TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT Chương 1: Khái niệm chung 1.1 Khái niệm Trước năm 1990 các tiêu chuẩn Việt Nam nói chung và tiêu chuan xây dựng ban hành đều dùng hình thức bắt buộc áp dụng; Trong dó các tiêu chuan chuyên ngành vê xây dựng do Bộ trưởng bộ Xây dựng ký ban hành và dang ký mã sô vào hệ TCVN. Các tiêu chuan về vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ký ban hành thành TCVN. Ngoài ra Bộ Xây dựng còn ban hành các tiêu chuan ngành và ký hieu 20 TCN, Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn ngành ký hiệu là 22 TCN và Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ NN&PTNT) ban hành tiêu chuẩn ngành ký hiệu là 14 TCN Thời kỳ này, tiêu chuẩn được định nghĩa: " là một văn bản pháp quy kỹ thuật trong đó đề ra các quy định thống nhất và hợp lý được xây dựng theo một thứa tự nhất định, trình bày theo một thể thức nhất định, được một cơ quan có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng". Trong định nghĩa này: tiêu chuan là mot dạng văn bản pháp quy, trên thực tế trước nam 1990 có tới 95% các tiêu chuan Viet nam nói chung và tiêu chuẩn xây dựng nói riêng là bắt buộc áp dụng. Ai làm khác với tiêu chuẩn phải làm đơn xin phép ngoại lệ áp dụng tiêu chuẩn. Từ năm 1990 trở lại đây Bộ Khoa học và công nghệ đã chuyển đa số các tiêu chuẩn Việt Nam sang loại tự nguyện áp dụng. Do đó, để áp dụng yêu cầu quản lý các hợp đồng xây dựng trong thời kỳ đổi mới và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Xây dựng đã xây dựng và ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam là loại văn bản pháp quy kỹ thuật bắt buộc áp dụng; Còn các tiêu chuẩn chuyên ngành xây dựng chuyển ký hiệu thành TCXD, trong dó đa số các tiêu chuẩn xây dựng thuộc loại tự nguyện áp dụng, riêng các số tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sinh mạng, phòng chông cháy nổ, vệ sinh môi trường, số liệu điều kiện tự nhiên như : khí hậu, thời tiêt, địa chất, thuỷ văn, động đât.v.v là bắt buộc áp dụng. Hiện nay tiêu chuẩn Việt Nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) như sau " Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu trong một hoàn cảnh nhất định", với quan điểm định nghĩa trên, để phù hợp với công tác quản lý hợp đồng xây dựng, Ngành xây dựng đã quy định 58