Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu

pdf 112 trang ngocly 2780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_nha_o_tran_dinh_hieu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA KIẾN TRÚC Ths. Kts. Trần Đình Hiếu NGUYÊN L Ý THI ẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở Huế, 10/2007
  2. 1 LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói kiến trúc nhà ở có ý nghĩa rất lớn trong quốc kế dân sinh, nó luôn là tâm điểm của những vấn đề xã hội, bất luận ở không gian hay thời gian nào. Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người. Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên hoang dã như nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái phục sức lao động, sinh con đẻ cái để bảo vệ nòi giống, sau cùng còn có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển. Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của văn minh đô thị. Nhà ở từ một đơn vị “kinh tế - hưởng thụ” vẫn còn đang tiến hoá dần để đến xã hội tương lai trở thành một đơn vị “tổ ấm - sáng tạo” của con người trong xã hội công nghệ thông tin, sinh học hiện đại. Nhà ở - tổ ấm gia đình ngày nay, thực sự là một phúc lợi lớn của con người do xã hội văn minh đem lại. Tại nhà ở, con người cần có những phòng ốc, những không gian để thoả mãn mọi nhu cầu ngày càng cao của con người về thể chất, tinh thần và trí tuệ; tiến tới nhà ở sẽ có những thư viện gia đình, xưởng sáng tác hay nghiên cứu và những tiện nghi phục vụ chất lượng sống cao cấp. Nhà ở là một nhu cầu hạnh phúc đời sống chính đáng, quan trọng của tất cả mọi người trên hành tinh này. Một xã hội tiến bộ là một xã hội phải biết chăm lo và tạo điều kiện để con người và gia đình mưu cầu được một chỗ ở ổn định để thoả mãn nguyện vọng chính đáng “an cư lạc nghiệp” này. Kiến trúc nhà ở từ lâu đã là mối quan tâm lớn của kiến trúc sư nhiều thế hệ . Những kiến trúc sư bậc thầy của thế giới không ai là không quan tâm và có những kiến nghị đóng góp cho sự phát triển của kiến trúc nhà ở. Mới nhìn vào kiến trúc nhà ở tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra chúng lại hết sức phức tạp bởi vì nó có mối liên quan mật thiết đến sở thích, lối sống của từng con người và từng gia đình. Trong xã hội có bao nhiêu con người là có bấy nhiêu tính cách, bao nhiêu gia đình thì có ngần ấy nguyện vọng, sở thích về hình mẫu tổ ấm gia đình. Người Việt nam và người Phương Đông đã có quan niệm “có an cư mới lập nghiệp” nên nhà ở có yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Nhà ở góp phần quan trọng trong xây dựng cuộc sống gia đình và xã hội. Dưới một mái nhà làm cho người khoẻ mạnh, bình yên, làm việc, lao động, học tập hăng say và có kết quả, kinh tế gia đình phát triển, giáo dục con cái thành đạt, giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng được nếp sống văn hoá văn minh, đoàn kết hữu ái với cộng đồng. Môn Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà ở và giúp cho việc học đồ án thiết kế công trình nhà ở của đối tượng là sinh viên năm thứ hai. Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở là kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề của việc lý luận và đưa ra các cơ sở cho thiết kế các thể loại công trình nhà ở. Giáo trình “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở ” được soạn thảo dựa trên cơ sở các cuốn sách của các tác giả đã được xuất bản và đã áp dụng giảng dạy trong ngành kiến
  3. 2 trúc công trình dân dụng như PGS.TS. Nguyễn Đức Thiềm; KTS Lương Anh Dũng; Tiêu chuẩn về nhà ở của Bộ xây dựng, Nội dụng giáo trình này dựa trên cơ sở đề cương giảng dạy cho sinh viên kiến trúc của các trường đào tạo kiến trúc sư trong cả nước. các kiến thức được tổng hợp, và phát triển những nội dung để đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và phù hợp với điều kiện ở Việt nam. Các nội dung về tổ chức các không gian trong các loại nhà ở, các thành tựu trong việc xây dựng nhà ở hiện đại, cũng như đề cập đến các vấn đề về phong tục tập quán lối sống truyền thống của người Việt nam. Các số liệu mới đã được nghiên cứu thực tế được đưa vào cho phù hợp với điều kiện ở mới của Việt nam và đáp ứng kiến thức mới cho người học. Vì vậy giáo trình này là một tài liệu cơ bản có tính nguyên lí thiết kế công trình nhà ở, nhằm để các cán bộ giảng dạy tham khảo và là giáo trình để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc công trình. Tôi hy vọng, tài liệu này sẽ mang lại cho cán bộ và sinh viên thuộc chuyên ngành kiến trúc những kiến thức thiết thực và cung cấp phần lớn kiến thức cơ bản về lĩnh vực nhà ở. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả
  4. 3 Chương 1 Sơ lược quá trình phát triển kiến trúc nhà ở và những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 1.1. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở 1.1.1. Kiến trúc nhà ở thời xã hội nguyên thuỷ Con người thời nguyên thuỷ còn phải sống kiểu du cư thành từng đàn, chưa hình thành gia đình. Vào thời đó, do trình độ sản xuất rất thấp kém và lạc hậu, nơi ở của bộ lạc con người còn rất thô sơ. Họ sinh tồn và phát triển dựa trên kinh tế săn bắt và hái lượm. Họ sống lang thang nay đây mai đó, không ổn định và không định cư một cách lâu dài ở một nơi nào cả. Nhờ những ngành khoa học mới, đặc biệt là ngành khảo cổ học mà ngày nay chúng ta biết được rõ hơn những nơi ở đơn giản ban đầu của họ (khi phát hiện khai quật lên những di chỉ công trình từ xa xưa, hay nhờ các công trình nghiên cứu những bộ lạc nguyên thuỷ còn tồn tại sống rải rác trên khắp thế giới hiện nay). Vào thời kỳ đồ đá cũ con người cổ xưa sống trong những hang động nguyên sơ hoặc cao hơn là những hang động có gia công chút ít, những hốc núi những hố đá tự nhiên có xếp chèn thêm đá nhỏ, vụn, chung quanh hay có ken đất, cành lá cho kín đáo. Tiếp đến, nhà ở của họ có hình thức kiểu lợp che chắn thô sơ, những vòm lá kín đáo ở trên cao để tạo nên chỗ ẩn náu tránh được mưa gió, tránh được ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu tự nhiên, tránh được hiểm hoạ của những cơn nước lũ, mưa rừng và còn tránh được sự dòm ngó, đe doạ của thú rừng. Sau đó là đến nơi ở có mặt bằng hình tròn xây dựng bằng đá hay lá kết bằng các cành cây (hình 1). Một thế kỷ sau khi phát hiện ra châu Mỹ, người ta còn phát hiện ra những bộ lạc sống từ thời đồ đá. Loại lều của họ có thể xây bằng vỏ cây hoặc bằng đất. có loại nhà vòm cây bằng đất có trổ cửa trên đỉnh mái để lấy ánh sáng và kết hợp để thông thoáng (hình 2) Cách dựng lều điển hình của thổ dân da đỏ (theo Oatecman) được bắt đầu từ xây dựng một khung hình chữ V ngược, buộc lại ở chỗ giao điểm, rồi dựng thêm một chiếc sào thứ ba làm thành thế chân vạc, nhiều sào phụ khác được dựng tiếp theo và dùng thừng chằng các sào lại với nhau để cuối cùng mái sào được buộc chặt vào khung và ghim chặt xuống đất bằng cọc. Lều thường thấy ở châu Mỹ là loại lều làm bằng thân cây có lợp vỏ cây hoặc phủ bằng da của Hưu Tuần lộc. Điều kiện địa lý khác nhau, lều cũng có hình thức khác nhau. Những người Etxkimä Bắc Cực trong những lều tròn xây dựng bằng băng và băng càng mới nhà càng ấm. Trong khi đó, người ở vùng sông Amua dựng những lều hình yên ngựa; còn lều của người dân du mục vùng Bắc Phi có dạng hình chữ nhật phủ lá cây hoặc da thú. Khi cuộc sống du cư chuyển sang định cư, con người vẫn sống theo chế độ xã hội nguyên thuỷ nhưng đã hình thành gia đình và cả thị tộc cùng tham gia xây dựng nhà ở, làm xuất hiện một loại nhà dài cho vài gia đình. Có nhà chứa được hàng chục gia đình hay hàng trăm người. Tại New Youk, người ta tìm thấy những nhà dài từ 15 đến 18 mét, giữa nhà có hành lang rộng 1,8 đến 2,5 mét có vách ngăn bằng vỏ cây. Cứ bốn gian lại có một bếp lò và toà nhà có từ năm đến bảy bếp lò.
  5. 4 Làng xóm bấy giờ, ngoài chướng ngại vật bao xung quanh còn có thêm kho và chuồng súc vật. Tại Ba Lan đã tìm thấy một di chỉ một thôn xóm xã hội nguyên thuỷ với những nhà dài từ 3-12 gian, mỗi gian có một bếp lò. Các nhà xếp song song và cách nhau một con đường có lát gỗ ròng từ 2,1-3,1m. Làng Bixcupinxki nguyên thuỷ này rộng tới 2,5 ha. Mỗi nhà trong làng có tường đất đắp và mái nhà dốc. Hình 1: Mặt bằng bố trí các không gian ở thời Nguyên thuỷ Các nhà khảo cổ học còn tìm ra được cả một ngôi làng nổi trên hồ Zurêch ở Thuỵ Sĩ. Bí mật này được phát hiện vào năm 1854. Trong một vùng rộng khoảng 4000m2 đã phát hiện được bốn vạn cột gỗ sồi, bạch dương hay gỗ thông, đầu cột được vót nhọn bằng rìu đá. Những vật liệu xây dựng đó còn được giữ cho đến ngày nay là do có một lớp bùn dày che chở. Người ta cũng tìm thấy rìu đá và những sản phẩm bằng gốm có hoa văn đơn giản. Điều này đã giúp con người hiện đại khôi phục lại được bức tranh sinh hoạt của con người trong thời kỳ đồ đá khi mà học đã định canh, định cư từ bỏ cuộc sống du mục. Đó
  6. 5 là những ngôi nhà sàn hình trong có mái hình nón được đặt trên một mặt sàn đặt nổi trên mặt nước nhờ một hệ thống cột. Lúc bấy giờ con người thích sống trên hồ hay gần bờ sông để tiện lợi sinh hoạt và chống lại được thú dữ hay bộ lạc kẻ thù. Hình 2: Hình thức nhà ở bằng lều tranh, lá 1.1.2. Kiến trúc nhà ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ Loài người khi ấy đã hoàn toàn chuyển từ nền kinh tế du canh sang định cư tại những vùng đất phì nhiêu dễ dàng kiếm sống lâu dài. Lúc này nền kinh tế của loài người đã có sự kết hợp giữa săn bắn và lao động sản xuất. Thời kỳ này con người đã chủ động can thiệp vào thiên nhiên. Họ đã tìm ra nhiều cách để cải tạo nên môi trường sống thích ứng và tốt đẹp hơn. Ngoài việc canh tác trồng
  7. 6 trọt, săn bắn, hái lượm, họ cũng đã biết thuần dưỡng thú hoang dã và các khu vực ở đã có thêm những chuồng trại đơn sơ. Cũng lúc này xã hội loài người đã phân hoá hình thành những gia đình và bắt đầu sự phân công xã hội rõ rệt. Bên cạnh những người lao động tự do, xã hội còn hình thành nên tầng lớp nô lệ và chủ nô. Nhà ở của họ lúc này đã có những biến đổi sâu sắc. Sự phân hoá giai cấp thấy càng rõ nét hơn khi chúng ta ngồi vào ngôi nhà ở của họ, đó là nhà ở của giai cấp thống trị (bọn chủ nô ) và của giai cấp bị thống trị (người nô lệ). Các chủ nô thường sống trong những ngôi nhà lớn hay trang trại có bố phòng kỹ lưỡng xây dựng kiên cố, còn những người lao động tự do và nô lệ phải sống trong những ngôi nhà được tổ chức đơn sơ bằng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên như thảo mộc, đất đá, rơm rạ. Chỗ ở của họ đôi khi còn tuỳ tiện, bẩn nhiên hôi thối. Nội dung nhà ở còn màn rõ tính chất dân chủ và bình đẳng với những không gian đơn sơ và đa năng. Trong xã hội nô lệ thì dần dần những không gian này đã được chia nhỏ thành những không gian riêng biệt như kho chứa lương thực dự phòng, nơi chăn nuôi và sinh hoạt Điều đó cũng cho ta thấy được sự khác biệt rất rõ nét giữa nhà ở của chủ nô và nhà ở của nô lệ về nội dung cũng như hình thức tổ chức không gian. Nhà ở chủ nô là một quần thể toà ngang, dãy dọc quây quanh những sân trong với từng không gian với chức năng riêng, các chuồng trại, chổ ở của nô lệ được tách xa và xây dựng tạm bợ. Thời chế độ chiếm hữu nô lệ, nền văn minh nhà ở đã được bộc lộ rất rõ nét ở Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và Ấn Độ, những cái nôi của nhân loại. Tại Ai Cập cổ đại, nhà ở thường làm bằng đất sét, lau sậy và gạch nung chỉ thấy có trong nhà của quý tộc. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, ở gần Cairo người ta đã phát hiện ra một điểm dân cư lớn với hai loại nhà cổ điển. Loại nhà khung gỗ, tường gỗ, trên khung có cài tường bằng gỗ xen sậy. Nhà có phong cách nhẹ nhàng và chất lượng thẩm mỹ tương đối cao. Loại nhà có kết cấu gạch không nung, tường móng làm bằng đá hộc, hình dáng nặng nề không ổn định. Nhà ở bấy giờ đã phản ánh rõ nét sự đối lập giàu nghèo. Mặt bằng nhà ở quý tộc Ai Cập thời kỳ này có những đặc điểm sau: mặt giáp phố không trổ cửa sổ, chỉ có cửa hẹp thông vào sân trong, Trong nhà có các phòng cho nam và nữ riêng biệt, phòng lớn có độ cao lớn, phòng nhỏ có độ cao bé hơn, phần chênh lệch về độ cao này dùng để làm cửa trời thông gió, từ sân có cầu thang lên mái được dùng làm nơi để hóng mát. Phát triển gần như song song với Ai Cập cổ thì châu Á có đất nước Trung Hoa và Ấn Độ cũng đã có một nền văn minh nhà ở cổ đại cũng rất đáng được chú ý. Thế giới biết đến người Ấn Độ cổ đại như những nhà quy hoạch đô thị tiên phong qua dấu vết của các thành phố cổ Mohenzo davo và Sanho daro (ở vùng Vịnh) cũng như Harrappa. Tại đây có những ngôi nhà gạch màu đỏ, mái bằng có tường ngăn xây lửng đến trần để thông gió. Trong thành phố còn có cả nhà hai tầng, tầng dưới là bếp, nhà tắm, kho, giếng, tầng trên là các phòng ngủ. Từ thời đại đồ Đá tiến lên thời đại đồ Đồng ở Việt Nam tổ tiên xa xưa của chúng ta cũng đã rời bỏ hang động miền núi để xuống miền trung du và đồng bằng, quần tụ theo từng cụm mãng ở các đỉnh gò, sườn đồi chân núi và đồi đất. Do sinh trụ giữa trời nên việc dựng nhà sao cho vững cứng ổn định trở thành nhu cầu bức thiết. Trải qua một quá trình dài thực nghiệm và cải tiến, đến giai đoạn văn hoá đông Sơn, mô hình ngôi nhà đã hoàn chỉnh và khá phong phú mà hình ảnh cụ thể của nó còn được lưu giữ khắc trên một số trống đồng Đông Sơn mà dấu vết vật chất của nó cũng được tìm thấy ở di chỉ Đông
  8. 7 sơn (Thanh Hoá), đó là những gióng tre, những mảnh phên đan và đặc biệt là những cột nhà bằng gỗ dài đến 4,5m có lỗ mộng (để bắc sàn?) cách chân cột trung tâm 1,25m. đó là những ngôi nhà ở trên sàn, không có tường, mái cong võng hình thuyền và chảy xuống sát sàn, kiêm luôn chức năng vách che, hai đầu mái phía trên uốn cong cuộn lại và nhô ra phía xa, trên nóc mái trang trí có một hoặc hai con chim đậu. Cạnh nhà ở còn có nhà kho cũng ở trên sàn, mái cong vòng lên hình mui thuyền, tĩnh mà lại rất động, thanh thoát mà rất chắc chắn, thích nghi với khí hậu có nắng nóng và mưa to, hợp với khung cảnh thiên nhiên vốn nhiều ngòi lạch chằng chịt mà hàng năm vào mùa mưa nước dâng lên ngập trắng cả vùng. để dựng lên những ngôi nhà sàn này, cư dân Đông Sơn dùng ngay vật liệu sẵn có trong rừng như tranh, tre, gỗ với cấu trúc bộ khung cột để chuyển xuống đất, mặt ngoài có một số mô típ hình chim, gà sử dụng ở độ vừa phải không hề lạm dụng, đủ để làm duyên. Ngôi nhà sàn đông Sơn võng nóc hình thuyền này được thấy tồn tại ở các dạng nhà hình thuyền của người Dayake và người Toraja trên quần đảo Indonesia, hoặc còn thấy được ở nhà sàn đông Sơn để có nóc thẳng còn thấu một số dạng nhà ở khác hoặc nhà mồ của một số bộ phận thổ dân trên quần đảo Inđônêxia, hoặc còn thấy được ở cả nhà người Êđê trên Tây Nguyên chứng tỏ giữa các khối cư dân này có một mối liên hệ mật thiết mà riêng ở kiến trúc có một sự “bảo thủ” dai dẳng, để qua đó (không hề khiêng cưỡng) thấy được ở cả khung cảnh Đông Nam Á chịu sự toả sáng của văn hoá Đông Sơn. 1.1.3. Kiến trúc nhà ở giai đoạn xã hội phong kiến Thời kỳ xã hội phong kiến sự phân hoá xã hội và giai cấp ngày càng sâu sắc. Nhà ở lúc này đã có sự khác biệt rất lớn giữa những người nông dân tự do sống bằng kinh tế nông nghiệp định canh, định cư và tầng lớp cai trị quan lại. Nhà ở của vua chúa thống trị thường là những lâu đài tráng lệ, được xây dựng bố phòng kiên cố với những thành luỹ, những hào sâu, kín cổng cao tường. Cơ ngơi của học được xây dựng bằng những vật liệu kiên cố, đắt tiền với tầng cao từ hai đến ba bốn tầng với hệ thống không gian nội thất đa dạng và phong phú. a. Tại Châu Âu Ở Pháp, loại dinh thự và trang viện của nhà giàu thời kỳ này cũng được phát triển mạnh mẽ. Dinh thự xây bằng đá mà cả tường chu vi bảo vệ bên ngoài cũng được xây bằng đá dày để bao quanh cả khu vực sân giữa các nhà, bên trên nóc nhà có bố trí nhiều tháp vừa để trang trí vừa phục vụ phòng thủ với hình thức mặt bằng bưng bít kín đáo. Những trang viện lớn thường có tường luỹ và hào nước bao quanh, trên thành có vọng lâu và cửa vào có cầu treo. Bộ mặt bên ngoài của trang viện rất nặng nề nhưng ngược lại nội thất lại rất giàu tính trang trí. Ở Đức, vật liệu xây dựng chính là gạch và đá. Trên mặt tường gạch và đá cũng thể hiện sự đơn giản mà vững chắc. Nhà tường là có mái dốc và nhiều tầng gác áp mái, có tầng dưới là cửa hiệu, tầng trên dùng để ở, có tường hồi nhà được chú ý trang trí. Ngôi nhà ở Dessau là một ngôi nhà ở điển hình của tầng lớp trung lưu cũng là một kiệt tác tiêu biểu cho kiến trúc nhà ở của Đức thời kỳ này đơn giản, thân mật và hấp dẫn biết bao. b. Tại Việt Nam Kiến trúc nhà ở Việt Nam xây bằng gạch từ lúc chưa biết dùng ximăng. Họ thường dùng một thứ vữa mà thời gian tồn tại đã chứng minh cho sự bền vững lâu dài. Đá rắn tự nhiên không được dùng phổ biến mặc dù đất nước Việt Nam có nhiều và cũng đã xây ở một số nơi, kể cả các loại đá hoa quý như đã chứng minh trong lịch sử kiến trúc Việt Nam (đã có những công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, mạch nối tinh vi như Thành và
  9. 8 Hồ) Nếu đá rắn ít được dùng trong kiến trúc dân dã thì đá ong lại là một vật liệu thông dụng trong nhà ở dân gian vì dễ sử dụng và khai thác, phổ biến dùng để xây tường. 1.1.4. Nhà ở thời tư bản chủ nghĩa Khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển, cũng như ở giai đoạn tư bản độc quyền lũng đoạn thì trong lĩnh vực kiến trúc, nhà ở luôn là một vấn đề xã hội đáng được quan tâm hơn bao giờ. Xã hội tư bản với cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất, với sự xuất hiện với nền kinh tế hàng hoá, các đô thị phong kiến đã không còn là trung tâm sản xuất chính trị, hành chính đơn thuần mà là trung tâm sản xuất hàng hoá. Xã hội xuất hiện những tầng lớp mới như nhà tư bản sản xuất, các thương nhân, nhà khoa học, các tầng lớp nông dân phá sản đã biến thành công nhân phục vụ trên các công trường, các nhà tư bản. Chính vì thế mà nhà ở cũng xuất hiện những dạng nhà mới như các biệt thự sang trọng thành phố cho các tầng lớp tư bản và thương nhân, các nhà cho thuê kiểu ký túc xá cho các tầng lớp công nhân và nông dân rời bỏ nông thôn ra thành phố, các kiểu nhà ở liên kế và chung cư cho các tầng lớp trung gian, các thị dân, các trí thức, người buôn bán nhỏ tự do. Nội dung ở tầng lớp trên đã có những biến đổi quan trọng, có khu chức năng rõ rệt, có nhiều buồng, phòng biệt lập cho từng thành viên, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân phát triển. Thành viên được sống trong những không gian biệt lập để phát triển cá tính, xây dựng tâm hồn. Các tiện nghi mới do tiến bộ của khoa học kỹ thuật mang lại đã nhanh chóng được trang bị cho những không gian ở tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống trong ngôi nhà ở biệt thự. Ví dụ như quạt gió có khí, hệ thống sưởi ấm nhân tạo vì khí hậu, ánh sáng điện thay cho ánh sáng nến, đun nấu củi than được thay bằng bếp điện, bếp gas Các tiện nghi về giao tiếp, giải trí như điện thoại, radio, vô tuyến cũng nhanh chóng thâm nhập vào đời sống gia đình. Hình 3: Nhà ở căn hộ chung cư tại Marseille (Cộng hoà Pháp) Kiến trúc nhà ở giai đoạn này được nhìn nhận dưới góc độ cụ thể hơn của kinh tế thị trường đã trở thành một thứ hàng hoá có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, cần đến một số cải cách về phương pháp thiết kế cũng như phương thức sản xuất để mang lại
  10. 9 nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì vậy vấn đề thích dụng và vấn đề mỹ quan và thị hiếu nhà ở đã được đặt ra. Ở các nước phương Tây, từ sau chiến tranh thế giới thứ II đã có những tìm tòi trong lĩnh vực “nhà ở xã hội”. Những thành công này một phần do những cố gắng của một số kiến trúc sư có lương tâm nghề nghiệp, mà nhiều người xuất thân từ những trào lưu kiến trúc tiến bộ nên đã xuất hiện chủ nghĩa công năng. Nhiều kiến trúc sư bậc thầy và tài năng đã đóng góp sáng kiến và trí tuệ của mình cho lĩnh vực nhà ở chung cư, đặc biệt là nhà ở xã hội. Đáng chú ý là toà nhà ở Marseille một tác phẩm có tầm cỡ di sản văn hoá thế kỷ của kiến trúc sư nổi tiếng Le Corbusier. Công trình này là sự kết tinh một phần những tư tưởng duy lý của chủ nghĩa công năng và tính nhân văn mà Ông coi là một xuất phát điểm cần coi trọng, đó là vai trò xã hội của kiến trúc (hình 3). 1.1.5. Nhà ở giai đoạn xã hội tư bản phát triển cao Xã hội tư bản phát triển cao đã sản sinh ra một số tầng lớp mới đầy quyền lực và giàu sang như các nhà tư bản công nghiệp cá mập, các nhà tư bản thương nghiệp độc tài - đa quốc gia, bên cạnh một số tầng lớp người lao động bị bàn cùng hoá sống vất vưởng bên lề những đô thị lớn. Nhà ở của họ thời kỳ này có sự phân hoá và mâu thuẫn hết sức rõ rệt trong nội dung và hình thức giữa các tầng lớp trong xã hội. Nội dung nhà ở tầng lớp trên rất hiện đại phong phú, đa dạng. Tất cả những tiện nghi đô thị và đời sống văn minh hầu như được tập trung vào ngôi nhà họ. Trong căn nhà được trang bị tiện nghi cuộc sống hiện đại của họ có cả bể bơi, sân quần vợt, sân chơi giải trí ngoài trời, sân khiêu vũ Bên trong căn nhà là trang thiết bị văn minh tân kỳ và vật dụng hưởng thụ siêu hiện đại với hệ thống truyền tin, những trò chơi điện tử, các buồng WC kết hợp thư giãn bằng kiểu tạo sóng nhân tạo. Nhà ở của tầng lớp này không phải chỉ có một nơi ở sang trọng mà còn có những ngôi nhà phụ: nhà nghỉ đông, nhà nghỉ hè Trong khi đó nhà ở của các tầng lớp trung lưu ngoài ngôi nhà ở chính hiện đại còn có nhà nghỉ nhỏ cuối tuần ở ngoại ô. Phần lớn số dân cư phải sống trong những chung cư nhiều tần, cao tầng ở ven đo với tiện nghi trung bình. Ngoài ra còn có một bộ phận dân chúng, những người dân nghèo đô thị phải sống trong những ngôi nhà ổ chuột tạm bợ (bidonville). Trong thời kỳ kinh tế tư bản hậu công nghiệp phát triển cao tức là thời kỳ của văn minh tin học, của công nghệ - kỹ thuật cao, công nghệ - sinh học nhà ở sẽ còn tiến hoá và phát triển mạnh ở thế kỷ XXI. Ở thời kỳ này con người sẽ lao động ít ngày đi, quỹ thời gian rãnh rổi tăng lên, nhu cầu sáng tạo nghiệp dư và phát triển văn hoá tinh thần và đời sống tâm linh sẽ tăng nhanh lên. Nhà ở lúc này trở thành đơn vị “tổ ấm + sáng tạo”. Ở phương tiện thông tin ngày càng phát triển tất nhiên tiện lợi cho việc giao tiếp nhưng nó lại có mặt tiêu cực là làm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng mở rộng, và đã đến ức thế giới cảnh tỉnh báo đồng về sự tha hoá, phi nhân của không gian cư trú, ô nhiễm môi trường, mất can bằng sinh thái làm cho việc đô thị hoá bùng nổ tràn lan khó kiểm soát. Số cư dân đô thị sẽ đông hơn số cư dân ở các vùng nông thôn truyền thống. Bởi vậy việc khắc phục các hậu quả của một thế kỷ khủng hoảng về chất lượng sống của các đô thị, nhà ở và việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ thông tin, công nghệ cao - thế kỷ XXI đang là vấn đề bức xúc của các xã hội nhân loại tầm vĩ mô cũng như toàn thể kiến trúc sư trên thế giới. Nhà ở thế kỷ mới chắn chắn sẽ có những cuộc cách mạng triệt để, toàn diện và đầy sáng tạo nhưng cũng đầy thách thức mới có thể bảo vệ được sự tồn tại vững bền của hành tinh của nhân loại và hạnh phúc ở tầm cao lý tưởng,
  11. 10 đó là hạnh phúc được sáng tạo của “con người trí tuệ”. Chẳng hạn trong cuộc triển lãm “ngôi nhà thế kỷ tới” được tổ chức tại viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York của 26 kiến trúc sư Mỹ đã xuất hiện những con chim én báo hiệu mùa xuân: những ngôi nhà chỉ có một người (gia đình tan rã và khuynh hướng sống độc thân), rồi ngôi nhà chỉ có độc hai phòng (một phòng ngủ và một thư viện với 10.000 cuốn sách) mà phòng ngủ không cần kín đáo, chỉ ngăn cách với thiên nhiên bằng vách kính trong suốt. 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 1.2.1 Yếu tố tự nhiên a. Vị trí địa lý và khí hậu - Vị trí địa lý Việt Nam có đường biên giới giáp với Trung Quốc (Miền bắc); Lào, Campuchia (Miền trung và Miền Nam). Phần ranh giới còn lại giáp với Biển đông. Với chiều dài bờ biển khoảng 3260 Km. Từ Móng cái đến Hà tiên. Chính vì vị trí địa lý như vậy mà kiến trúc nói chung và kiến trúc nhà ở nói riêng đã chịu sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau. Nhưng chịu ảnh hưởng mạnh nhất là nền Văn hóa Trung Quốc. (Thời kỳ Phong kiến). Một vấn đề quan trọng nữa là do phân chia quyền lực giữa các phe phái và chịu sự đô hộ từ các nước phương tây (Pháp thuộc), một phần nào đó đã ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc nhà ở tại Việt Nam. - Điều kiện khí hậu Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa Miền bắc chia làm 4 mùa rõ rệt, Miền nam chia làm 2 mùa (nắng và mưa), Mtrung (phía bắc) một phần lớn ảnh hưởng của khí hậu Miền bắc và Miền trung (phía Nam) ảnh hưởng của khí hậu Miền nam. Do địa hình lãnh thổ trải dài nên dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Nam - Bắc khá rõ rệt. Chính vì sự chênh lệch nhiệt độ đó đã ảnh hưởng đến hình thức tạo hình và giải pháp kiến trúc. b. Địa hình, địa chất thuỷ văn và Môi trường ở - Địa hình có các vùng địa hình chính là + Vùng đồi núi + Vùng trung du và cao nguyên + Vùng đồng bằng và ven biển Nhà ở tại các vùng miền núi cao, trung du hay ven biển phải được thiết kế phù hợp với điều kiện thiên nhiên của vùng đó để đảm bảo phục vụ tiện lợi và hiệu quả. Nhà sàn của người dân tộc là kiểu nhà phù hợp với điều kiện môi trường ở rừng núi, chống được thú dữ, cách ẩm mặt đất, tránh lũ Nhà ở tại các vùng ven biển thường có bão lụt nên nhà được làm bằng vật liệu tre nứa và có thể tháo lắp, di động để tránh bão. - Địa chất, thuỷ văn Địa chất, thuỷ văn thay đổi theo từng vùng lãnh thổ, có các vùng đặc trưng như vùng Cao bằng, Lạng sơn (vùng núi phía bắc) hạ tầng địa chất luôn luôn thay đổi cho nên xảy ra sự chấn dộng gây ra động đất. Vùng ven biển và vùng hay ngập lụt xảy ra hiện tượng sụp lỡ đất Nguồn nước ở từng vùng cũng thay đổi theo cấp độ của tầng địa chất, thuỷ văn. Khi xây dựng nhà ở cần chú ý đến các tầng địa chất và nguồn nước. để có thể thiết kế và qui họach khu ở hay từng vùng dân cư cho phù hợp, để tránh những thiệt hại lớn đến cuộc sống
  12. 11 - Môi trường ở tự nhiên Mật độ dân cư tập trung chủ yếu ở các đô thị, môi trường chật hẹp. với mật độ cư dân cao ở các đô thị các giải pháp nhà ở phải chú trọng đến tiết kiệm đất, tận dụng không gian theo chiều cao. Trong các khu chung cư cao tầng cần phải bố trí vườn, cây xanh công cộng với các dạng mặt bằng nhà lợp và dài, giải pháp kiến trúc cần lưu ý việc thông thoáng chiếu sáng tự nhiên (việc sử dụng giếng trời là một giải pháp cổ truyền đã được sử dụng trong khu phố cổ Hà Nội rất hiệu quả cần được phát huy trong kiến trúc nhà ở mới dạng này.) Cây xanh có chức năng làm sạch môi trường, ngăn tiếng ồn, bụi, tạo cảnh quan đẹp cho Đô thị và công trình kiến trúc và điều hoà khí hậu. Ao hồ có tác dụng tự làm sạch (nếu hạng nước thải chảy vào đó ở một giới hạn cho phép). Còn có tác dụng làm giảm độ nóng, tạo cảnh quan đẹp cho khu ở và đô thị, ở nông thôn nó có tác dụng về kinh tế (nuôi cá, ) - Môi trường ở nhân tạo Môi trường ở nhân tạo là môi trường do con người tạo ra. Nó có thể được hiểu rộng trong phạm vi khu ở, bao gồm nhà ở, vườn hoa, cây xanh, hệ thống đường xá Trong phạm vi hẹp hơn, môi trường nhân tạo được hiểu là môi trường vi khí hậu bên trong ngôi nhà. Môi trường này đạt được bởi giải pháp thông thoáng, chiếu sáng, chống nóng, cách nhiệt của nhà, kết hợp với các trang thiết bị: đèn, quạt, lò sưởi, máy điều hoà không khí. Hiện nay việc thiết kế nhà ở thường coi nhẹ việc điều hoà môi trường trong nhà bằng giải pháp tự nhiên mà lạm dụng quá nhiều các trang thiết bị. Việc này dẫn đến tiêu thụ nhiều năng lượng và các nguồn thiên nhiên khác. Các nhà máy nhiệt điện đang thải ra các chất ô nhiễm môi trường có tác hại lớn. Việc sử dụng thiết bị dùng năng lượng mặt trời cần được đẩy mạnh. Các thiết bị nhân tạo còn gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và môi trường sống trên trái đất. Sử dụng ánh sáng nhân tạo sẽ làm da người nhợt nhạt, trẻ em chậm lớn. Sử dụng máy điều hoà không khí còn gây ra hiện tượng “Đảo nhiệt”, vì khi các máy điều hoà này làm lạnh nhiệt độ trong nhà, nó đồng thời thải nhiệt ra môi trường xung quanh bên ngoài, việc này làm tăng nhiệt độ khí quyển của thành phố một cách đáng kể. 1.2.2 Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá lối sống ở Việt nam a. Chính trị - xã hội - Thời kỳ Phong kiến Lối xây dựng gian - vì kèo cũng là một biểu hiện của xu hướng khai thác thông minh hệ cấu trúc tre - gỗ vững chắc trong điều kiện của vật liệu xây dựng vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ thời bấy giờ. Người ta đã chứng tỏ được sự kết hợp thực dụng và tinh tế chức năng chịu lực với các cấu kiện gỗ làm cho công trình gỗ truyền thống dân gian Việt Nam có khả năng biểu cảm cao, có tính hàm súc và ẩn dụ rõ. Có thể nói, trong xã hội phong kiến, nhà ở dân gian hay đình chùa, làng, miếu đều chủ yếu xây dựng từ gỗ và gạch đất nung, trong đó gỗ lim bị bọn vua quan phong kiến cấm người dân không được dùng, đã kìm hãm sức sáng tạo của nhân dân trong xây dựng. Vua chúa và Quan lại còn độc quyền xây dựng các không gian kiến trúc to rộng hoành tráng với những trang trí kiến trúc kiểu sang quý làm bằng đất nung cao cấp đá quý hiếm hay được sơn son thếp vàng.
  13. 12 Hình 4: Kiến trúc chùa Hình 5: Kiến trúc nhà ở Về bố cục tổng thể không gian kiến trúc các nghệ nhân Việt Nam rất chú ý đến địa hình, địa vật. Khi công trình được xây dựng ở đồng bằng thì bờ đê con trạch cao hơn mặt nước vài ba mét đã là một địa hình cần chú ý (như một gò đống hay đồi núi). Hầu như bao giờ nhà ở, công tự cũng chiếm lĩnh vị trí lưng đồi, công trình kiến trúc không mấy khi xây ở nơi đỉnh cao để chế ngự không gian mà thường tựa lưng vào đồi và chân núi để trở thành một bộ phận đột xuất tự nhiên của thiên nhiên. Bố cục toàn bộ của công trình bao giờ cũng được bố trí cân đối có đường trục thần đạo rõ ràng. Bố cục cân đối của
  14. 13 toìqn bộ các công trình vừa làm cho tổng thể hoà hợp với nhau vừa làm tăng thêm vẻ quy mô, tính hoành tráng của kiến trúc, khiến cho kiến trúc và cảnh vật từ lâu đã vốn thống nhất với nhau càng nổi bật lên sự hài hoà “nhất thể vũ trụ” của ba yếu tố có quan hệ hữu cơ (con người, chủ thể sáng tạo, thiên nhiên do họ cải tạo và công trình kiến trúc do họ dựng nên), mang tải một số sắc thái và phong cách kiến trúc riêng, lại hài hoà được với tâm hồn và tầm vóc của họ. - Thời kỳ Pháp thuộc Thời kỳ này các thể loại công trình kiến trúc chủ yếu là các công trình nhà biệt thự, nhà thờ, và các công sở chính phục vụ cho chính quyền, có qui mô nhỏ và vừa. Các công trình được sử dụng vật liệu gạch, chủ yếu là dung tường gạch chịu lực, nên quy mô cũng như chiều cao công trình từ 2 đến 4 tầng. Hình 6: Nhà ở biệt thự
  15. 14 Hình 7: Nhà ở biệt thự Hình 8: Nhà ở biệt thự - Thời kỳ quản lý theo kiểu tập trung bao cấp Việc xây dựng nhà ở hoàn toàn do nhà nước đầu tư và quản lý, để thực hiện chủ trương phân phối nhà ở cho cán bộ, nhân dân. Phương châm thiết kế trong thời gian này là: “Thích dụng, kinh tế, bền vững, mỹ quan trong điều kiện có thể: Chủ yếu trong giai đoạn này nhà nước tập trung xây dựng các khu chung cư lớn theo nguyên lý thiết kế tiểu khu nhà ở kiểu liên xô cũ. Nguồn gốc lý thuyết đơn vị ở xóm giềng của Clarence perry ứng dụng vào xây dựng một số khu chung cư tại Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, nhưng có điều chỉnh để phù hợp về đặc thù khí hậu, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán và lối
  16. 15 sống Tuy nhiên quá trình chuyển đổi lý thuyết cơ bản chưa được hoàn thiện về nội dung cũng như yêu cầu (không mang tính toàn diện), cộng thêm trong thời điểm xây dựng (do điều kiện kinh tế không thuận lợi), hệ thống tiêu chuẩn ở thấp, tổ chức xây dựng không liên tục, quản lý thiếu kinh nghiệm và đặc biệt chỉ nhằm thoả mãn diện tích ở tăng nhanh theo kế hoạch đề ra, không quan tâm đến tiện nghi môi trường ở dẫn đến chất lượng công trình và chất lượng môi trường ở kém. Vì vậy các công trình được xây dựng xong bị xuống cấp nhanh chóng, khai thác không hiệu quả. Bên cạnh đó hạ tầng kỹ thuật không đảm bảo, bất lực trong quản lý, không gian hình thái biến đổi, cảm nhận về giá trị kiến trúc đơn điệu đã đảo ngược toàn bộ nội dung cấu trúc của tiểu khu, không thiết lập được giá trị văn hoá xã hội của mối quan hệ “xóm giềng” là giá trị cơ bản của lý thuyết tiểu khu ở, của đời sống tập thể cộng đồng. - Giai đoạn cơ chế kinh tế thị trường Phát triển chính sách nhà ở là theo kiểu “nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhằm huy động vốn trong nhân dân để cùng xây dựng nhà ở. Những năm gần đây, nhà nước chủ trương tư nhân hoá quỹ nhà ở. Cũng vì thế mà vai trò của nhà nước về quản lý và định hướng phát triển nhà ở đang bị quên lãng. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay đang cản trở sự phát triển nhà ở là “chính sách quản lý đất, tạo quỹ đất và giá đất” cho chương trình phát triển nhà ở. Luật đất đai đã có nhưng quản lý đất đai đang bị thả nổi cùng với giá của nó. Trong bối cảnh của sự phát triển đô thị hiện nay ngoài những yếu tố về mặt quy hoạch, thiết kế công trình, hạ tầng cơ sở và quản lý thì chính sách nhà ở là một trong những yếu tố quyết định hình thành các khu ở. Xây dựng các chính sách hợp lý nhằm một mặt khuyến khích các tổ chức tập thể và cá nhân tham gia tích cực vào quá trình xây dựng nhà, nâng cao giá trị quỹ nhà ở, mặt khác có thể điều tiết và phát huy quy luật cạnh tranh cung cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi chỗ ở, thoả mãn không ngừng nhu cầu biến động về nơi ở của từng gia đình và của xã hội. b. Kinh tế - xã hội - Sự thay đổi về các chính sách đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đa thành phần. Từ cơ chế “đóng” sang “mở” đã có những biến chuyển lớn lao, thay thế toàn bộ cho hình thái cũ. Các khả năng định hình cuộc sống thay đổi, biến động đa dạng, phong phú đã tác động sâu sắc đến cơ cấu xã hội, mà đặc điểm chính là phân tầng xã hội với các khả năng kinh tế gia đình phát triển mạnh. - Trước những biến đổi lớn về khả năng kinh tế gia đình tăng thu nhập và những thành quả nhất định đạt được về mức sống đã làn thay đổi những nhu cầu về mọi mặt cuộc sống rõ nét. Đi đôi với sự phát triển này là sự chuyển đổi các định hướng giá trị về ý thức xã hội. Việc nghiên cứu tổ chức không gian ở cần quan tâm đến tầng bậc kinh tế của các cộng đồng dân cư vì đây là nhân tố quan trọng tạo lên những định mức và tiêu chuẩn ở. c. Lối sống - Đặc điểm của lối sống và vấn đề ở ngày nay chịu sự chi phối sâu sắc của sự phân tầng xã hội. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị có thể dựa trên nhiều yếu tố song cơ bản nhất vẫn là yếu tố văn hoá và lối sống. Đó là sự khác nhau về kiểu loại hay chất chứ không phải là sự khác biệt về lượng như mức sống, khả năng tiêu dùng hay các yếu tố kỹ thuật khác.
  17. 16 - Đặc điểm của lối sống đã tác dụng trực tiếp tới việc tổ chức không gian ở, không gian đô thị. Sự khác biệt về lối sống là sự khác biệt trong cách cảm nhận, đánh giá, do nhu cầu của cá nhân hay một cộng đồng dân cư trong quan hệ giữa con người với con người, con người với môi trường thiên nhiên. Biểu hiện vật chất của những khác biệt ấy có thể tìm được trong các hoạt động xã hội, hoạt động sản xuất kinh tế thực tiễn của đời sống hàng ngày của mỗi con người. Các nhóm xã hội chiếm vị thế trong mỗi không gian mà họ chiếm lĩnh được, nó sẽ thể hiện những đặc điểm và trình độ văn hoá của họ trong cách tổ chức không gian, hình dạng kiến trúc và phong cách sinh hoạt. Ví dụ như từ cách ăn mặc, đi lại cho đến tổ chức môi trường ở cho mình như một biểu hiện văn hoá cụ thể cho mỗi nhóm và cá nhân vẫn luôn thể hiện như một biểu hiện bản sắc cá nhân hay cộng đồng xã hội của họ. - Một nhận thức rõ ràng, là con người thường coi không gian ở như là các biểu hiện cho ước mong và sự lựa chọn phong cách sống. Ngôi nhà hay căn hộ ở là biểu hiện năng lực kinh tế, vị trí xã hội và quan niệm về thẩm mỹ. Sự lựa chọn này cũng thể hiện trong sự lựa chọn quan hệ và ứng xử. Nhà ở, không gian ở, không gian sản xuất , không gian dịch vụ công cộng có quan hệ chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng của lối sống , vì đó là môi trường con người tiến hành các hoạt động lao động sản xuất, phục vụ sinh hoạt, giao tiếp để thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Chính vì vậy khi bàn về các loại mô hình ở, mô hình phát triển đô thị, chúng ta phải nghiên cứu và hiểu rõ về lối sống của các nhóm xã hội khác nhau để từ đó lý giải những nhu cầu, khát vọng và hành động trong quá trình tổ chức, thiết lập và hoàn thiện môi trường ở của họ. Lẽ đương nhiên khi có nhiều lối sống khác nhau thì sẽ xuất hiện nhiều kiểu nhà ở khác nhau phù hợp gắn liền với chúng, sống cộng đồng - sống cho cá nhân. d. Phong tục tập quán truyền thống Nhiều dân tộc ở phương đông, trong đó có Việt Nam, các gia đình rất coi trọng việc thờ cúng. Một không gian dù lớn hay nhỏ cũng không thể thiểu để dành cho việc thờ cúng tổ tiên. Vị trí của nó thường là nơi trang trọng nhất trong căn hộ vì việc thờ cúng có ý nghĩa rất thiêng liêng, tôn kính với người Việt Nam chúng ta. Vậy thì kiến trúc sư phải có những gợi ý tương đối về vị trí không gian thờ cúng, góp phần tạo nên giá trị truyền thống, giá trị tâm hồn của người ở. Phong tục ta có câu “trẻ nhờ cha, già cậy con” đó cũng biểu hiện tập quán gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà, thường là 3 thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái). Bên cạnh đó, lễ tết, hội hè người Việt cũng rất coi trọng, vì đây là yếu tố tinh thần và giao tiếp mà mỗi người Việt Nam đều coi trọng. Vì vậy khi thiết lập căn hộ ở cần chú ý tạo ra được những không gian ở, sinh hoạt đa năng phù hợp với tuỳ hoàn cảnh, tạo điều kiện thoả mãn cho người sử dụng. e. Dân số, nhân khẩu - Dân số gia tăng thực sự là những vấn đề hết sức nan giải trên toàn thế giới, đặc biệt là những nước có diện tích nhỏ bé đất đai hạn hẹp và đang thời kỳ phát triển như Việt Nam chúng ta. Sức ép về vấn đề gia tăng dân số đã tác động mạnh mẽ đến đô thị về mọi mặt như mật độ ở, mức sống trung bình, các yêu cầu về phục vụ dân sinh như nhà trẻ, trường học, bệnh viên - Tình hình nhân khẩu chịu sự ảnh hưởng của quá trình gia tăng dân số và sự xáo trộn dân số là một trong những vấn đề quan tâm chủ yếu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế nhà ở, khu ở. Cơ cấu các thành viên trong nhân khẩu gia đình có vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ loại căn hộ có số phòng phù hợp về số lượng và diện tích.
  18. 17 Số người của gia đình sống trong một căn hộ và xu hướng biến đổi của nó là thông số hết sức quan trọng cho việc thiết lập từng loại căn hộ. 1.2.3. Điều kiện kỹ thuật a. Vật liệu kết cấu và công nghệ xây dựng - Sự phát triển của nhà ở thành phố cũng như nông thôn từ trước tới nay thường dựa trên cơ sở vật liệu địa phương và kết cấu truyền thống như các loại tre, nứa, gỗ, gạch, ngói, xi măng, bê tông cốt thép, thép , tôn hoặc fibrôxi măng lợp mái. Gần đây đã kết hợp ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, nhẹ như thép hợp kim, nhôm, bê tông xốp, nhựa tổng hợp - Kết cấu theo vật liệu tre, nứa, lá, gỗ, gạch, ngói, đất Phần lớn áp dụng cho nhà ở nông thôn nông nghiệp vì các loại vật liệu này có ở khắp các địa phương trong nước và họ tự trồng tự cung tự cấp được, kết cấu thường có khẩu độ 4 - 6m, bước cột 2 -3m, thời gian sử dụng không lâu, phải thường xuyên xây lại. Nhà ở có kết cấu tre nứa, mái lá, mái tranh, tường đất thuộc những gia đình có thu nhập thấp Nhà có kết cấu bằng gỗ, có thể kết hợp với tre, mái ngói hoặc fibrô xi măng thuộc người có thu nhập trung bình trở lên Nhà xây gạch tường bố trí mái ngói hoặc tôn hay fibrô xi măng thường gọi là nhà cấp IV một tầng được xây dựng và sử dụng ở các khu phố lao động ở thành phố hoặc khu công nghiệp những năm sau ngày Miền Bắc giải phóng (1954). Hệ kết cấu chịu lực là (3m x 4.5m) hoặc (3m x 6m) cột gạch bổ trợ trụ 0.22m x 0.22m, xây thu hồi, mái dốc lợp bằng ngói hoặc vật liệu có giá thành thấp khác. Ưu điểm là giá thành rẻ, nhân công xây dựng không cần kỹ thuật cao, thi công nhanh, không cần thiết bị thi công hiện đại. Nhà gạch xây tường chịu lực thường làm cho nhà 2 - 3 tầng, có thể tối đa 4 - 5 tầng nếu xử lý nền móng tốt, sàn gỗ (2 - 3 tầng), tấm đan bê tông cốt thép, panen hoặc xây gạch cuốn (4 -5 tầng) mái bằng hoặc mái dốc. Hệ chịu lực chính là tường theo phương ngắn nhất nếu vượt các không gian lớn thường có dầm kết hợp. Hệ Sàn cứng truyền tải trọng ngang và tường chịu lực, tường biên đôi khi xây thu hồi để tạo mái dốc lợp ngói, loại này đa số là mái bằng có sê nô thoát nước phía trong hoặc phía ngoài. Đây là loại nhà khá phổ bíên trong thời kỳ đầu xây dựng nhà ở trong các khu vực chung cư vì nó có nhiều ưu điểm là vật liệu đơn giản dễ sản xuất và xây dựng theo kiểu thủ công, kỹ thuật xây dựng phổ thông. - Nhà khung cột kết hợp tường chịu lực Loại này kết hợp giữa chịu lực bằng tường gạch và khung cột thường dùng cho nhà ít tầng (khoảng 3 tầng) đây là loại sử dụng kết cấu cột và tường kết hợp chịu lực, thi công đơn giản và có thể xây dựng theo phương pháp thủ công. - Nhà khung sàn bê tông cốt thép đổ liền khối Tường bao và ngăn chia xây bằng gạch được xây dựng khá phổ biến ở nước ta hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn, loại kết cấu này chủ yếu dùng vật liệu bê tông cốt thép, ứng dụng đa dạng cho các loại nhà từ ít tầng đến nhiều tầng vì có rất nhiều ưu điểm như thi công đơn giản, quá trình xây dựng tương đối nhanh nếu có hệ thống cốt pha đầy
  19. 18 đủ và hoàn chỉnh, toàn nhà có độ cứng và ổn định cao có thể áp dụng công nghệ xây dựng truyền thống hoặc công nghệ cao - Nhà tấm lắp ghép nhỏ Dùng các tấm bê tông cốt thép hoặc không cốt thép có kích thước nhỏ, ghép vào các cột khung sườn nhỏ (mỗi bước cột có thể liên kết cột với móng bằng các hốc chân cột chia thành nhiều khoảng nhỏ có khung sườn cứng chồng tầng liên kết bằng mũ các đầu cột, nếu xây dựng 3 -5 tầng thì cần chú ý bổ sung hệ dầm nhằm bảo đảm lực ngang, làm cho nhà ổn định. Loại nhà này thi công xây dựng phức tạp hơn và giá thành cũng cao hơn nhà xây gạch nên ít dùng. - Nhà tấm lắp ghép lớn Loại nhà này được xây dựng nhiều trong thập kỷ 70 tại các thành phố, đây là loại xây dựng hàng loạt theo công nghệ sản xuất sẵn tại các nhà máy, ở trình độ cao của công nghệ hoá xây dựng, ưu điểm là xây dựng nhanh, gọn nhưng rất cần đồng bộ về máy móc sản xuất cũng như thi công loại hình xây dựng này chỉ phát triển khi có sự đầu tư thích đáng của nhà nước về công tác thiết kế và thiết bị máy móc. b. Trang thiết bị trong nhà ở Trang thiết bị là yếu tố tác động trực tiếp đến không gian ở và điều kiện tiện nghị vậy khi phân tích về trang thiết bị trong nhà ở cần phân tích rõ những yếu tố sau - những hoạt động của con người trong không gian căn hộ (chỉ số nhân trắc). Một số đồ dùng và trang thiết bị dùng trong nội thất Hình 9: Thiết bị trong phòng ngủ
  20. 19 Hình10: Thiết bị trong phòng bếp 1.2.4 Yếu tố quy hoạch và đô thị hoá a. Quy hoạch với kiến trúc nhà ở - Trong tổng thể công trình kiến trúc “con người - xã hội - thiên nhiên” đóng một vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ nêu trên, mà trong kiến trúc thì mối quan hệ không gian “cá thể - giao tiếp - cộng đồng” tạo nên sự bền chắc của quy hoạch. Kiến
  21. 20 trúc cho con người một môi trường sống, một thái độ ứng xử trong môi trường đó qua những cá thể không gian nhỏ nhất là căn hộ ở cho đến cộng đồng dân cư (cụm nhà ở). - Nhà ở chiếm một tỷ trọng lớn trong các công trình đô thị. Kiến trúc nhà ở, khu ở đẹp hay xấu có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ đô thị và ngược lại kiến trúc nhà ở có đạt được hiệu quả cao trong thẩm mỹ hay không là do hình thức tổ chức và quy hoạch khu ở. - Cơ cấu tổ chức không gian ở cần thiết phải là sự kết hợp hài hoà giữa 3 không gian + Không gian cá thể (nhà ở) + Không gian giao tiếp (văn hoá xã hội) + Không gian công cộng (phục vụ công cộng) - Ngoài ra còn có không gian đệm giữa những không gian trên. Trong quy hoạch, việc xác định hướng cho mỗi nhà trong khu ở là rất quan trọng vì khi đặt đúng hướng công trình sẽ tận dụng được các điều kiện thuận lợi của môi trường tự nhiên và theo quy hoạch sẽ có vị trí các công trình ở với các hướng khác nhau. Điều khác nhau này cần phải có những mẫu căn hộ, mẫu nhà khác nhau (các giải pháp riêng biệt) thích hợp với nó. b. Đô thị hoá kiến trúc nhà ở trong điều kiện đô thị hoá ở Việt Nam - Quá trình đô thị hoá tạo nên sự di chuyển dân cư từ các vùng khác nhau của cả nước về thành phố quá trình gia tăng dân số cơ học ở các đô thị). Nó được xem là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của con người do tác động của nền kinh tế phát triển. Những đặc điểm cơ bản của dân nhập cư về thành phố là văn hoá thấp và chủ yếu là “không có kỹ năng lao động”. Không được đào tạo về nghề nghiệp và không được chuẩn bị về lối sống đô thị dân nhập cư này sẽ làm cho thành phố khó tránh khỏi tình trạng “nông thôn hoá” vốn là căn bệnh nan y. - Đã có những dự báo về tương lai của các đô thị ở các nước đang phát triển trong đó có Việt nam. Với các thành phố lớn thường trở thành những “cực hút” quan trọng, nó sẽ phải tiếp nhận làn sóng dân cư trong vùng chuyển đến tìm công ăn việc làm. Thị trường sức lao động xuất hiện ngày càng rõ nét trên địa bàn các thành phố với sự gia tăng nhanh của khu vực “dân cư phi chính quy”. Tích cực và tiêu cực song trước mắt là những hậu quả xã hội do đô thị quá tải và lâm vào tình trạng “cái áo quá chật”. Cơ sở hạ tầng phát triển không kịp với sự phát triển dân số, nạn khan hiếm nhà ở,sự phân tầng xã hội giàu nghèo dẫn đến phát sinh những ngôi nhà ở “ổ chuột và xóm liều”. Vấn đề cơ bản là mật độ dân số tăng, trong khi quỹ đất giành cho xây dựng và đất ở hạn hẹp dẫn đến khó khăn cho quy hoạch, quản lý tiêu chuẩn ở và chính sách ở. Phần câu hỏi: Câu 1: Trình bày hoàn cảnh hình thành nhà ở Câu 2: Trình bày phát triển nhà ở thời kỳ xã hội Nguyên thuỷ Câu 3: Trình bày phát triển nhà ở thời kỳ Tư bản chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa phát triển cao Câu 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhà ở? Hãy trình bày một trong những yếu tố đó. Danh mục sách tham khảo
  22. 21 1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm - 2004 – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2. KTS Nguyễn Tài My – 1995 - Kiến trúc công trình - Những khái niệm cơ bản – ĐH Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Website tham khảo www.kientrucviet.com.vn, www.diendanxaydung.vn, www.ashui.com, www.act.com.vn, www.wiki.com,
  23. 22 Chương 2 Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở 2.1. Hệ thống không gian nhà ở (không gian khu ở) Căn cứ trên cơ sở cơ cấu tổ chức không gian ở, hệ thống không gian bao gồm - Không gian cá thể - Không gian giao tiếp - Không gian công cộng 2.1.1. Không gian cá thể Đây là không gian quan trọng nhất trong nhà ở (khu ở), là không gian của ngôi nhà ở bao gồm các căn hộ gia đình riêng biệt được tổ hợp với nhau. Trong chung cư hay trong khu nhà ở, các căn hộ cần đảm bảo tính độc lập và mối quan hệ bên trong, nhưng đồng thời đảm bảo mối quan hệ bên ngoài (quan hệ cộng đồng). Đảm bảo sự riêng tư của các căn hộ, nhà nọ không làm phiền nhà kia, các khu sảnh, giao thông công cộng, lối vào các căn hộ cũng không làm phiền đến sự yên tĩnh, riêng tư của các căn hộ. Cơ cấu căn hộ ở được hình thành để giải quyết diện tích ở, mật độ nhân khẩu, thiết lập các nhu cầu tiện nghi tối thiểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Đồng thời khi thiết lập căn hộ ở, ngôi nhà ở cần phải dựa trên phương diện tổng quát bao gồm việc cân đối mật độ chung, cân đối cơ cấu nhà ở với khoảng lưu thông (cây xanh, mặt nước ), với khả năng bố trí nhu cầu phục vụ công cộng và phù hợp với tiêu chuẩn mật độ không gian quy hoạch trong tổ hợp ở. 2.1.2. Không gian giao tiếp Là thành phần không gian nền (mang tính tập thể, xã hội) của không gian cá thể và không gian công cộng Cấu trúc không gian giao tiếp được tạo nên bởi cơ cấu không gian cá thể được chuyển hoá và hình thành hệ thống tầng bậc trong không gian, được liên kết từ nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, nâng cao giá trị môi trường ở, tạo điều kiện tiện nghị cho khu ở. Trên cơ sở các điều kiện tổ chức cơ cấu không gian cá thể xác định các khả năng hợp lý cho không gian giao tiếp cá thể (giữa các cặp nhà) không gian giao tiếp nhóm, không gian giao tiếp ngoaì nhóm và tạo khả năng thiết lập sự hài hoà với không gian giao tiếp trung tâm. 2.1.3. Không gian công cộng Là không gian phục vụ công cộng được tổ chức thành từng nhóm, cụm các công trình dịch vụ, thương mại, nhà trẻ, trường học, công trình văn hoá Qua hệ thống không gian giao tiếp, không gian công cộng để phục vụ cho không gian cá thể. Không gian công cộng được thiết lập dựa trên các giải pháp của không gian cá thể và không gian giao tiếp. Toàn bộ hệ thống ba không gian trên được hình thành theo nguyên tắc tổ hợp liên kết không gian từ thấp đến cao, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đơn vị ở, trong đó không gian cá thể, công cộng mang tính chất công trình, còn không gian giao tiếp mang tính chất xã hội, cảnh quan, môi trường. 2.2. Không gian ở cơ bản trong căn hộ 2.2.1. Định nghĩa căn hộ
  24. 23 Căn hộ là phần diện tích ở khép kín (bao gồm diện tích ở, diện tích sinh hoạt, diện tích phụ trợ và là thành phần cơ bản của nhà ở, mỗi ngôi nhà được tổ hợp nhiều căn hộ. Căn hộ ứng với mỗi nhân khẩu cho “một gia đình”. Căn hộ gồm những phòng ở tuỳ theo số lượng người trong gia đình, mỗi căn hộ có diện tích lớn, nhỏ khác nhau và một số phòng khác nhau (số phòng trong căn hộ chỉ tính số phòng ở, không tính các phòng phụ và diện tích phụ). Căn hộ thường tổ chức trong nhà ở tại các đô thị Căn hộ thường được tổ chức với một số kiểu tương ứng với một số cơ cấu gia đình khác nhau. - Các chỉ số về diện tích của căn hộ Bảng 1: tiêu chuẩn diện tích thiết kế các loại căn hộ ở việt nam căn hộ phòng ở các không gian phụ số số tổng diện sinh ngủ Bếp Kho wc Lô gia Lôgia Sảnh p.ngủ nhân diện tích hoạt (m2) Ăn (m2) (cái) phục vụ và khẩu sd (m2) các tích (m2) (m2) chính Số dt Số dt lối đi 2 (m ) Lg Lg (m2) 1 2 45- 24 14 10 12 3,5 1 1 4 3 50 2 3 48- 27 17 10 12 4 1-2 1 4 15% 54 4 4-5 70- 54- 14- 10 14- 4 2-3 1 4 1 3,5 15% 78 57 17 16 5 6-7 80- 61- 16 5(9- 14- 4-6 3-5 2 8 1 3,5 15% 88 71 12) 17 6 8-9 105- 72- 16 6(9- 18- 6-8 3-5 2 9 1 3,5 15% 135 81 12) 22 - Trong mục tiêu và các giải pháp lớn để thực hiện chương trình mục tiêu nhà ở đến năm 2005 của ngành xây dựng như sau Đến năm 2005 phấn đấu thực hiện mỗi người dân đều có nhà ở, diện tích bình quân tại các đô thị là 9m²/ người. Sau giai đoạn 2005 phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích bình quân là 10m²- 12m²/người Bảng 2: kích thước và diện tích tối thiểu cho các bộ phận chức năng trong căn hộ Stt Loại buồng, phòng trong căn hộ Diện tích không nhỏ Chiều rộng phòng hơn (m²) không nhỏ hơn (m) 1 Phòng khách 15 3,6 2 Phòng sinh hoạt chung 12 3,6 3 Phòng bếp và ăn kết hợp 10 3,3 4 Phòng ngủ 9 3,0 5 Phòng vệ sinh 3 1,2
  25. 24 Bảng 3: diện tích các khu chức năng của căn hộ Stt Loại buồng, phòng trong căn hộ Diện tích tối đa (m²) Diện tích tối thiểu (m²) 1 Tiền sảnh 10 6 2 Phòng khách 30 15 3 phòng ngủ 20 9 4 Bếp + phòng ăn 22 10 5 Lôgia, bancong 18 12 6 Phòng vệ sịnh 8 3 2.2.2. Thành phần và cơ cấu căn hộ 1. Các phòng ở a. Phòng tiếp khách Đây là loại phòng lớn nhất và đẹp nhất trong căn hộ và thường thể hiện tính cách và sở thích riêng của chủ nhân. Nội dung chính là làm nhiệm vụ chỗ giao tiếp trò chuyện với bạn bè người thân. Vị trí thích hợp cần phải thuận tiện với cổng, ngõ, với sân vườn và phải gắn bếp với phòng ăn. Hình thức và kích thước của phòng do điều kiện các trang bị cần thiết phải có trong phòng quyết định, thông thường diện tích của phòng khách biến thiên từ 14 - 30m với hệ số chiếm chỗ là Z. Diện tích tổng đồ đạc chiếm ≤0,34 Z = Diện tích sàn phòng Khu vực tiếp khách thường cần một bộ ghế salon, tủ đa năng, đàn dương cầm Phòng khách và khu vệ sinh chung thì cần phải bố trí sao cho gần tiền phòng, không đi quá sâu vào trong căn hộ. Tuy nhiên phòng khách không chỉ để tiếp khách, mà còn là một nơi sinh hoạt chung cho một gia đình, nó là nơi giao lưu giữa các thành viên trong gia đình, nhưng cũng là nơi giao lưu của các thành viên trong gia đình với khách. Xu hướng hiện nay dần dần tách tiêng thành hai không gian riêng biệt Phòng khách còn là một không gian sinh hoạt tập thể chung dành riêng cho mọi thành viên, là thể hiện bộ mặt và sở thích thẩm mỹ của gia chủ,có thể được trang trí bằng màu sắc sinh động tươi vui, những giam màu ấm nóng kết hợp với cây xanh và tranh ảnh. Không gian phòng ăn của gia đình thường kết hợp với phòng khách để tạo nên những phòng lớn có không gian phong phú và tiện việc tổ chức tụ hội đông người, tiếp đãi bạn bè khi cần thiết. Các phòng khách thường liên hệ trực tiếp được với hiên, sảnh. Cửa ra vào thường rộng 1,2m cao 2,2m mở hai cánh hay bốn cánh nếu là rộng trên 2m. Phòng khách đôi khi được tổ chức như một trung tâm bố cục của ngôi nhà làm đầu nút giao thông để từ đó có thể liên hệ vào các bộ phận khác của căn nhà. Ở những căn hộ thông tầng trong phòng khách thường có một cầu thang thiết kế kiểu hở, kết hợp trang trí làm cho không gian phòng khách càng thêm sinh động, phong phú và độc đáo (hình 11 và 12.)
  26. 25 Hình 11: Nội thất không gian phòng khách Hình 12: Nội thất không gian phòng khách b. Phòng sum họp gia đình (trung tâm nhỏ của một gia đình) Đây cũng là một không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho cho tập thể các thành viên trong gia đình. Không gian này khác với không gian phòng khách là để sử dụng nội bộ gia đình, chỉ những người khách thuộc diện than thiết, tin cậy của gia đình mới đưa vào tiếp đón ở không gian này. Về nội dung hoạt động cũng như trang thiết bị nội thất cũng tương đương như phòng khách. Tuy nhiên, có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (các phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình.
  27. 26 Về trang trí nội thất thì phòng này gắn liền với lối sống và tâm lý thị hiếu dân tộc nhiều hơn, trong không gian thường có tổ chức góc bàn thờ gia tiên và sử dụng các đồ đạc kiểu cổ hay truyền thống. Trong các căn hộ tiêu chuẩn ở thấp, người ta có thể kết hợp ba loại phòng tiếp khách, ăn, sum họp gia đình) đã giới thiệu trên đây để chỉ tổ chức một không gian đa năng kết hợp gọi là phòng sinh hoạt chung với diện tích 14-24m2 theo quy mô gia đình. - Tính chất đặc điểm + Không gian tiếp khách, sinh hoạt gia đình (nói chuyện, xem ti vi, họp ) + Không gian có hai tính chất đối nội và đối ngoại. + Có hai trường hợp không gian đó là một không gian kết hợp tiếp khách và sinh hoạt chung, hoặc tách hai không gian riêng biệt. Hình 13: Nội thất không gian phòng sinh hoạt chung - Bố trí nội thất phòng sinh hoạt chung gồm + Các thành phần nội thất Đi văng (salon), bàn tiếp khách (sinh hoạt gia đình) Kệ để ti vi, âm thanh Tủ bày đồ lưu niệm Bộ bàn ghế ăn (bố trí nên chiếm từ 35 - 45 % diện tích phòng) + Diện tích lấy từ 16 - 18 - 22 m2 (trong một vài trường hợp lớn hơn 30 m2) Chiều rộng thông thường: 3,3 - 3,6 - 4,2 - 4,5 Chiều dài: 4,2 - 4,5 - 5,4 Tỉ lệ của chiều rộng và chiều dài là: 1/1,5 - 1/1 + Giao thông
  28. 27 Liên hệ trực tiếp từng phòng - phòng ăn, bếp cạnh một phòng ngủ Liên hệ gắn bó với hiên, sân, ban cong, logia Hình 14: Nội thất không gian phòng sinh hoạt chung c. Phòng ăn - Trên nguyên tắc phòng ăn có thể liền kề với bếp hay tổ chức kết hợp với không gian tiếp khách. Nếu là một phòng ăn riêng thì vị trí thích hợp nhất phải gần bếp và liên hệ thuận tiện với phòng khách, sum họp gia đình. Thiết bị chủ yếu trong phòng ăn là bộ bàn kích thước tuỳ theo số chỗ phục vụ bữa ăn, thông thường trong biệt thự phòng ăn có diện tích từ 12-15m2. - Các không gian tiện ích làm phòng ăn gia đình không nhất thiết phải làm cửa mà chỉ ngăn cách bằng hình thức bình phong di động, những vách lửng hay rèm che. Phòng
  29. 28 ăn cũng là một không gian cần được trang trí bằng cây cảnh tạo nên không gian thoáng mát trong gia đình. - Phòng ăn là nơi diễn ra các sinh hoạt tập trung của cả gia đình vì vậy nên đặt ở vị trí trung tâm của nhà ở. - Tuỳ theo yêu cầu, phòng ăn có thể kết hợp với bếp hay đặt riêng d. Phòng ngủ - Phòng ngủ trong căn hộ hiện đại gồm + Phòng ngủ vợ chồng + Phòng ngủ cá nhân + Các phòng ngủ dự phòng cho người thân + Hệ thống này phụ thuộc các yếu tố như số nhân khẩu gia đình; quan hệ giới tính và lứa tuổi của cấu trúc gia đình. + Yêu cầu vệ sinh môi trường, thành tựu và trình độ khoa học kỹ thuật. Đặc điểm mô hình văn hoá của gia đình và của từng thành viên. + Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng độc lập dựa trên nguyên tắc Nữ trên 13 tuổi, nam trên 17 tuổi phải có giường riêng. Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường hay phòng bố mẹ. - Xuất phát từ những yêu cầu trên, các phòng loại trên được chia ra như sau + Buồng ngủ cá nhân có diện tích tối thiểu khoảng 6m² chiều ngang tối thiểu 2,1m; hệ số chiếm đồ hợp lý là không quá 0,4 đến 0,5 + Buồng ngủ tập thể thường là phòng hai người, diện tích tối thiểu từ 10 đến 12m2, hệ số ánh sáng 1/8 đến 1/6. + Xu hướng hiện nay là tăng diện tích ở nó chung, nhưng lại giảm thiểu diện tích các phòng ngủ để cố gắng tạo cho từng thành viên viên có buồng ngủ riêng. - Tính chất đặc điểm + Bao gồm các phòng ngủ là không gian riêng biệt cho từng đối tượng ở trong căn hộ. + Xu hướng hiện nay là tăng diện tích ngủ giảm số lượng người trong một phòng ngủ + Đảm bảo vệ sinh thoáng, yên tĩnh + Chú ý đến từng đặc điểm của đối tượng ở + Bố trí nội thất Giường đôi hay đơn (giường tầng cho trẻ em) Tủ quần áo Tủ đầu giường đọc sách Diện tích + Phòng 2 người lấy từ 14 - 16m2 (chiều ngang 3m) + Phòng đơn 1 người lấy từ 9 - 12m2 (chiều ngang 2,4m) + Phòng bố mẹ lấy từ 12 - 14 m2 (chiều ngang 3m), có con nhỏ dưới 3 tuổi
  30. 29 + Giao thông Liên hệ trực tiếp tiền phòng, có thể liên hệ với phòng sinh hoạt chung Không gian giao thông tránh đi qua phòng ngủ Phòng ngủ bố mẹ có thể có vệ sinh riêng - Phòng ngủ vợ chồng Phòng có diện tích từ 12-18m2, phải ở vị trí kín đáo, có khu vệ sinh riêng, thiết bị chủ yếu gồm có giường đôi có bàn đệm hai bên - bố trí giường đôi cho phòng ngủ phải đảm bảo vào chỗ từ hai phía, bàn trang điểm, tủ quần áo, bàn viết. Hệ số chiếm đồ đạc khoảng từ 0,4 - 0,45 là tối đa. Để bảo đảm có không gian tập thể dục buổi sáng cạnh phòng ngủ vợ chồng phải có hiên hay lôgia tiếp cận không gian tự nhiên. Không nên thiết kế phòng ngủ tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, cần phải hạn chế ánh sáng tự nhiên (ASTN có hệ số bằng 1/8). Phải có thiết bị che nắng,có cửa chớp kính thích hợp, trên các cửa sổ phải có ô văng và rèm che chống chói, chống mưa tạt. Để tạo kín đáo cho phòng thì cửa ra vào chỉ nên rộng 75- 90cm một cánh và mở vào phía trong. Màu sắc trang trí tuỳ sở thích riêng của từng đối tượng, đặc biệt chủ nhà, nhưng thường phổ biến dùng màu êm dịu, sáng để tạo cảm giác mát, chiều cao thông thuỷ thông thường 2,6 - 2,8m. Hình 15: Nội thất không gian phòng ngủ - Phòng ngủ cá nhân Phòng thường có diện tích từ 6-10m2, trong đó có giường cá nhân (80-120) x (190- 200), bàn đêm 40 x 60 hoặc 45 x 45 bàn học nghiên cứu 60 x (80-100) ghế 45 x 45, có giá sách treo, tủ quần áo đồ đạc cá nhân 50 x (80-100). Hệ số chiếm đồ 0,4 - 0,45 là tối đa.
  31. 30 Vị trí phòng làm việc có thể bố trí gần với cửa vào biệt thự. Nếu chủ nhân của biệt thự cần giao tiếp xã hội nhiều, còn nếu phòng làm việc chỉ mang tính nội bộ thì gắn liền với khu ngủ. không gian yên tỉnh. thường không gian làm việc nên đặc vào một góc phòng ngủ có ánh sáng phía trước. vừa đủ để kê một bàn viết và một giá sách (giá sách có thể treo tường để tiết kiệm không gian). Chỗ làm việc cho những người lao động trí óc phải được chiếu sáng tốt (ánh sáng ban ngày hoặc đèn bàn ban đêm). Đặt ở khu yên tỉnh đủ rộng và tiên sắp xếp sách vở, máy tính, dụng cụ văn phòng. Trên thực tế phòng làm việc của chủ nhà đồng thời là phòng đọc sách, diện tích khoảng từ 12 – 16m2 sát tường là những tủ, giá sách có thể cao sát trần nhà, diện tích to hơn nhưng độ sâu mỏng hơn tủ sách đa nằng ở phòng khách. Hệ số ánh sáng hợp lý cho phòng làm việc là 1/8 – 1/5. 2. Các phòng phụ a. Bếp - Đặc điểm tính chất Bếp là nơi chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong gia đình. vị trí bếp thuận tiện cho việc đi từ chợ về có htể vào thẳng bếp. bếp cần liệ tiếp trật tiếp với phòng ăn và phòng khách. Bếp cũng cần ở cạnh khơi vệ sinh để tiện cung cấp nước sạch và thải nước bẩn. ở biệt thự và nhà liệ kế thì bếp cần có cửa quay ra vườn ra cổng, bảo đảm người nội trợ trong lúc chuẩn bị cơm có thể quán xuyến gia đình như để mắt đến cổng ngõ, biết được người lạ vào ra hoặc theo dõi con nhỏ đang chơi ngoài vườn. Vị trí của bếp phải liên hệ thuận tiện với các bộ phận khác của nhà ở như tiền phòng, phòng sinh hoạt chung, ban cong, logia. Bếp nên đặt sát khu vệ sinh. Kích thước của bếp phải thoả mãn cho các hoạt động của người nội trợ, cho các trang thiết bị và đồ dùng nội thất. Bếp phải có môi trường vi khí hậu, vệ sinh tối ưu. Diện tích của bếp có thể từ 6 đến 15m2. bếp to nhỏ và hình thức cụ thể tùy thuộc vào các thiết bị và đay chuyền bố trí công năng bên trong. Dây chuyền công năng của bếp thường từ kho → rửa → gia công khô → gia công tinh → lò nấu → ăn → tủ lạnh. Trong bếp thường xuyên có những thiết bị như tủ treo để làm diện tích kho, bàn ăn tạm. Hình thức kích thước cụ thể của bếp tù thuộc cách bài trí các thiết bị và có thể tham khảo ở các hình (hình 16). Ngoài ra còn phải quan tâm đến việc chiếu sáng cho bếp, tránh hiện tượng sấp bóng khi thao tác và hoạt động. Bếp là bộ phận sử dụng nước nhiều, do đó tường bếp thường ốp gạch mem kính với độ cao tối thiểu là 1.6m để tiện việc làm vệ sinh. Đối với các căn nhà hiện đại nay, bếp không gian quan trọng không kém gì các phòng khách, nên nó được trang trí rất đẹp có cây xanh, tranh ảnh. Nếu tổ chức trang trí phòng ăn thì cần phải bảo đảm tỷ lệ ánh sáng tự nhiên 1/7 – 1/8. Khi bố trí ánh sáng đặc biệt là ánh sáng đèn trong bếp cần cố gắng tránh tạo nên sấp bóng vào khu gia công và nấu, rửa . Trong các căn hộ nhỏ một phong dành cho người độc thân, người ta không cần tổ chức những bếp độc lập mà chỉ cần tổ chức các “góc nấu nướng” nằm ngay trong tiền
  32. 31 phòng hoặc góc phong sinh hoạt chung với diện tích 2.5 – 3m2 được che dấu kho không sử dụng bằng rèn che hoặc các cửa lùa. Hình 16: Nội thất không gian bếp và ăn - Bố trí nội thất + Kiểu bố trí một phía + Kiểu bố trí hai phía + Kiểu L + Kiểu U + Thiết bị là tủ + bàn gia công; bếp, lò sấy; chậu rửa; tủ lạnh
  33. 32 Hình 17: Nội thất không gian bếp và ăn Hình 18: Nội thất không gian bếp và ăn - Diện tích + Chiều rộng 3 m + Chiều dài 4m + Phòng bếp 9 - 12 m2 - Giao thông + Liên hệ trực tiếp với tiền phòng + SHC (từ bếp ăn có thể có lối vào phòng ngủ)
  34. 33 + Liên hệ đến khu WC, ban công, lô gia b. Khối WC (vệ sinh) - Trong nhà ở của gia đình, khối vệ sinh nhằm bảo đảm các hoạt động vệ sinh cá nhân như tắm giặt, đại tiểu tiện, cần tổ chức thích hợp với hoạt động gia đình. Trong các biệt thự nhỏ, người ta có thể dùng hai hoặc ba khối wc để sử dụng thuận tiện trong giờ cao điểm. trong biệt thự hiện đại, các phòng ngủ, đặc biệt là phòng ngủ vợ chồng nhất thiết phải có wc riêng. khối wc diên tích tối thiểu có thể 2 – 9m2 tùy theo điều kiện gia đình. Kích thước và hình thức của nói phải cần nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm được sự bố trí đầy đủ các thiết bị bên trong của nó như các thiết bị rửa, phục vụ tắm, phục vụ xí tiểu để sử dụng an toàn và thoải mái. - Có hai loại tổ chức các thiết bị + Khối WC kết hợp trong buồng wc có diện tích 3 -6m2 người ta tổ chức đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện trong trường hợp này người ta chỉ có dùng xí bệt mà thôi. dạng này thường gặp trong phòng ngủ vợ chồng + Khối WC tách biệt thường chủ yếu thuộc khu vực sinh hoạt đếm gắn liền với các khối phòng ngủ tập thể và cho phép có thể không dùng ánh sáng tự nhiên mà dùng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ ánh sáng tự nhiên 1/9 , 1/10 + Các cửa sổ khối wc cao hơn mặt sàn từ 1.2m trở lên các ánh sáng nhân tạo chủ yếu là áp dụng cho khu vực wc nằm sâu bên trong và có thiết bị hút khí và thông gió của phòng thường chỉ cao 2.2 – 2.4m, phần trên sát trần thường dùng để giấu các đường ống thiết bị. Nếu phòng thường thấp hơn các vữa xi măng cát vàng để chồng thấm tốt, thông thường toàn bộ độ cao của phòng ít nhất là 1.6m từ nền trở lên phải ốp gạch men, gạch ốp trên nền sàn phải dùng gạch chống trơn. - Tính chất đặc điểm + Chỗ tắm, xí, tiểu, giặt. + Có thể kết hợp hoặc tách riêng. + Gia đình đông người nên tách tiêng tắm và xí (có thể có nhiều khu WC) - Yêu cầu đối với khu vực vệ sinh + Sử dụng thuận tiện, gần phòng ngủ và bếp, sinh hoạt chung + Đáp ứng được yêu cầu tâm lý con người. Khi thiết kế nên chú ý vấn đề tập quán dân tộc. + Thiết bị vệ sinh bền chắc + Bảo đảm chế độ ánh sáng thông thoáng tự nhiên + Đặt cuối hướng gió - Bố trí nội thất + Chậu rửa (chỗ rửa) + Chậu tắm (chỗ tắm) + Tiểu treo + Xí xổm hay bệt + Có thể kết hợp máy giặt hay chậu giặt - Diện tích
  35. 34 + Chiều rộng lớn hơn 1,5m + Chiều dài lấy từ 2 - 3 m - Giao thông Liên hệ tiền phòng, phòng ngủ, SHC, bếp (nếu phòng ngủ có vệ sinh riêng thì phải gắn liền với phòng ngủ đó). c. Kho và tủ tường Để đảm bảo cho các phòng ngăn nắp và tổ chức cuộc sống văn minh khoa học trong phòng không thể thiếu được các diện tích và khối tích để cất giấu các vật dụng thường ngày của gia đình cũng như đồ đạc có tính chất sử dụng theo mùa như va li, túi xách, chăn bông tổng diện tích sàn và thường lấy 1- 6m2 theo quy mô can hộ. Tuy hiên cũng cần tận dụng những không gian chết, các kho thường nằm ở các góc có độ sâu lớn và các kho có thể tận dụng bên dưới cầu thang quanh khu vực bếp hay gắn liền với khi phòng ngủ. Các tủ tường là các dạng tủ cố định nằm ở các vách ngăn giữa hai phòng thường có độ sâu nhỏ hơn hoặc bằng 60cm. Hình 19: Không gian tủ t ường - Đặc điểm tính chất + Nơi cất giữ đồ đạc trong nhà, từ ít sử dụng đến sử dụng thường xuyên + Kho thường là một không gian độc lập + Tủ tường thường kết hợp với không gian trong căn hộ + Tủ tường thường tốn ít diện tích hơn là tủ gỗ - làm không gian gọn gàng hơn - Bố trí nội thất
  36. 35 + Thang để dụng cụ quần áo + Giá cao để chăn, đệm - Diện tích + Kho lấy từ 2 - 4m2 + Tủ tường có chiều sâu , 60cm, chiều rộng 1,2m (bằng chiều rộng của phòng) - Giao thông + Liên hệ tiền phòng, bếp, các phòng ngủ d. Tiền phòng Tiền phòng là bộ phận phụ thuộc khu cửa vào của căn hộ. Ở các nước xứ lạnh, tiền phòng làm nhiệm vụ đầu nút giao thông và điều hòa nhiệt độ không khí trong và ngoài phòng cho nên người ta thường thiết kế những tiền phòng kín (các phòng khác thông với tiền phòng qua các cửa), còn ở các nước xứ nóng, tiền phòng chỉ làm nhiệm vụ tạo nên sự kín đáo đồng thời có thể kết hợp làm đầu nút giao thông. người ta có thể tổ chức dạng hở tức là ngăn cách giữa không gian tiền phòng với các không gian trong nhà chủ yếu là vách lửng hay vách thủng thậm chí chỉ cần “bình phong”. Các tiền phòng thường từ 3,5 đến 6m2 nhưng bề rộng tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 1,2m. Tại tiền phòng thường bố trí các thiết bị như chỗ treo mũ, áo, để giầy dép, gương, điện thoại, và một số kho để đồ vặt như kìm, búa không gian tiền phòng tại một số nước trên thế giới, còn có thể tổ chức dưới dạng nơi để xe đẩy xe đạp, chỗ tiếp khách sơ bộ hay phòng ăn vì bếp thường gắn liền với không gian tiền phòng này. Vì không gian diện tích sát trần của tiền phòng nhỏ nên chiều cao cũng chỉ cần 2,4m là vừa phải. Không gian thừa sát tràn của tiền phòng có thể được khai thác là không gian cho kho treo với cửa của kho này mở về phía các phòng ở hay các phòng khác. Tiền phòng là không gian cửa ngõ cho căn hộ; không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài nhà (căn hộ) và là không gian trung chuyển liên hệ các bộ phận khác nhau trong nhà ở (không gian trung tâm giao thông) - Tính chất đặc điểm + Sảnh, cầu thang cho các nhà ở nhiều căn hộ + ký túc xá + khách sạn + Tiền phòng là nút giao thông chính trong không gian căn hộ + Từ sảnh chung, từ bậc tam cấp hay cầu thang lên căn hộ + Không gian quá độ giữa trong nhà và ngoài nhà (hành lang ) + Tiền phòng có vai trò là điều hoà phân phối dòng người đi lại giữa các không gian ở khác; đảm bảo yên tỉnh, chống ồn; Tránh đột ngột của không khí lạnh - xứ lạnh; không gian chuyển tiếp trong vùng khí nóng - ẩm mưa - Bố trí nội thất + Tiền phòng có thể kết hợp tủ tường, giá để đồ (kho tạm) + Theo điều kiện có thể rộng để xe may (trước đây) - Diện tích (theo TCVN từ 6-8m2) - Giao thông Là nơi tập trung các đầu mối giao thông, đáp ứng sự độc lập của các không gian trong nhà biệt thự và trong căn hộ. e. Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời
  37. 36 - Ban công là không gian hở hay nửa kín nửa hở, gắn liền với nhà ơ hay căn hộ, là nơi tiếp cận với thiên nhiên của sinh hoạt gia đình. Các ban công là những phần nhô ra khỏi mặt nhà với diện tích từ 2 đến 3m2. Hình 20: Không gian ban công - Lôgia là những diện tích nằm thụt vào trong mặt nhà với ba phía là tường còn một phía là không gian hở tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, diện tích 3,5 – 6m2. Lôgia có hai loại chính Loại có thể nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh tọa không gian xanh, nơi hoạt động nghệ thuật nghiệp dư và thường gắn liền với phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung.
  38. 37 Loại lôgia phục vụ nội trợ gắn kiền với bếp và khối vệ sinh. Sàn của ban công, lôgia bắt buộc phải thấp hơn sàn trong sàn và nền nhà 3-5cm để đảm bảo vào ngày mưa nước không tràn vào phòng, cửa mở tốt nhất là ra phía ngoài. - Tính chất đặc điểm Không gian nghỉ ngơi, hóng mát, điều tiết khí hậu, không gian đệm giữa trong và ngoaì nhà hoặc phục vụ nội trợ hong phơi. + Ban công có 3 mặt tiếp xúc thiên nhiên + Tầm nhìn tốt, không gian thoải mái khi nghỉ ngơi + Logia ăn sâu vào phòng chỉ có một mặt tiếp xúc thiên nhiên + Ban cong logia chia làm hai loại Nghỉ ngơi + phục vụ - Bố trí nội thất + Để chậu cây hoa + Bàn ghế nghỉ, đọc sách + Giường, ghế di động để nghỉ ngơi tức thời - Diện tích lấy từ 4 - 6m² Chiều rộng > 1,2m < 2,4m Dài theo bước của gian phòng 3m, 3,3m, 3,6m - Giao thông + Liên hệ trực tiếp với sinh hoạt chung - ngủ - nghỉ ngơi + Liên hệ bếp và khu vệ sinh - phục vụ g. Sân trời và giếng trời - Sân trời (sân trong) là những sân thoáng thường có được nhờ lợi dụng các mái bằng được gọi là sân thượng với bên trên không có mái che nhưng có thể có những giàn cây, có diện tích lớn hơn giếng trời, có thể bố trí cây cảnh và hệ thống hòn non bộ. - Giếng trời là những khoảng sân trống nằm giữa không gian ở không có mái che với diện tích 9 -12m2. Giếng trời rất hay được sử dụng trong khu nhà ở vùng nhiệt đới vì nó tạo khả năng phát triển mật độ xậy dựng, tạo mật độ cư trú cao cho nhà ở thấp tầng nhưng vẫn bảo đảm thông thoáng cách nhiệt, tạo gió đối lưu rất tốt. h. Không gian làm việc sản xuất - Không gian làm việc, học tập, kinh doanh Thường chỉ áp dụng đối với nhà ở tại các đô thị (rất phổ biến), thường bố trí ở các công trình nhà ở cao cấp như biệt thự, chung cư cao cấp, còn các công trình nhà ở bình thường khác thì được bố trí kết hợp với các không gian như sinh hoạt chung, thờ cúng hoặc trong phòng ngủ - Không gian sản xuất gắn với nhà ở nông thôn Không gian sản xuất không thể thiếu đối với nhà ở nông thôn, vì vấn đề sản xuất là một nhu cầu tất yếu của nông thôn (đặc biệt tại các làng nghề truyền thống).
  39. 38 Hình 21: Không gian làm việc 2.3. Phân khu chức năng trong căn hộ 2.3.1. Phân khu công năng trong căn hộ (dây chuyền) - Có những thành phần ở và phụ trợ (không gian) công cộng + không gian phụ trợ vệ sinh + không gian ngủ + lao động sản xuất) - Việc phân khu công năng cần được thưch hiện rất rõ ràng. Thông thường được phân chia là hai khu chính + Khu sinh hoạt hàng ngày là những nhóm thường có sinh hoạt chung, tập thể có thể chấp nhận sự ồn ào, được khai thác sử dụng vào ban ngày là chủ yếu. nhóm phòng này được gắn với sân vườn, cổng, ngõ, có mối quan hệ chặt chẽ, thuận tiện với xã hội bên ngoài Phòng khách. Bếp. Tiền phòng, sảnh, phòng ăn. Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm) Chỗ để xe ô tô (gara). + Khu sinh hoạt đêm thường yêu cầu yên tỉnh, kính đáo, riêng tư, gắn với sân trời, ban công, lôgia Các loại phòng ngủ tập thể. Các phòng cá nhân. Phòng vợ chồng. Phòng làm việc, học tập nghiên cứu (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt ngày nếu có sử dụng đối ngoại) Các phòng WC, kho - Mối liên hệ giữa các bộ phận ở theo sơ đồ sau
  40. 39 Khu hoạt động đêm Khu hoạt động ngày Hình 22: Sơ đồ mối liên hệ các không gian trong nhà ở (lấy sảnh và tiền phòng làm trung tâm) Khu hoạt động đêm Khu hoạt động ngày Hình 23: Sơ đồ mối liên hệ các không gian trong nhà ở (lấy phòng khách làm trung tâm)
  41. 40 Hình 24: Sơ đồ trình tự các không gian trong nhà ở 2.3.2. Phân khu chức năng giao thông Trong căn hộ giao thông còn được chia hai hình thức giao thông khô và ướt - Giao thông khô là giao thông giữa các phòng ở - Giao thông ướt là giao thông giữa các phòng phụ trợ - Giao thông liên hệ vào ra căn hộ - Giao thông từ phòng ngủ tới vệ sinh - Giao thông bếp ăn - vệ sinh - Giao thông sinh hoạt chung - ăn ngủ - vệ sinh 2.3.3 Diện tích các loại căn hộ điển hình - Phân chia theo thành phần nhân khẩu, chúng ta có thể có nhiều loại căn hộ khác nhau nhưng điển hình nhất là có các loại căn hộ có diện tích trung bình dùng cho chung cư như sau + Căn hộ 2 phòng - diện tích 45 - 60m2 (10 - 15%)
  42. 41 + Căn hộ 3 phòng - diện tích 60 - 75 m2 (25 - 30%) + Căn hộ 4 phòng - diện tích 75 - 90m2 (40-45%) + Căn hộ 5 phòng - diện tích 90 - 105m2 (15 - 20%) Trong đó căn hộ 2 - 5 phòng chiếm 25 - 30%, căn hộ 3 - 4 phòng chiếm 70 - 75% (không bao gồm diện tích chung và diện tích phụ) - Phân loại các chức năng trong căn hộ thì có bốn loại đó là không gian chung, không gian riêng tư, không gian phục vụ (diện tích phụ) và không gian mở rộng cho các chức năng chủ yếu trong căn hộ Bảng 4: Phân loại các chức năng của các không gian trong căn hộ Không gian chung Sảnh, tiền phòng, hành lang, tiếp khách, ăn, sinh hoạt chung, thư viện, thờ cúng Không gian phục vụ Bếp, vệ sinh, kho Không gian riêng tư Các phòng ngủ ông bà ,bố mẹ, con trai, con gái Không gian mở rộng Chỗ phơi, hiên nghĩ, ban công, logia Phần câu hỏi: Câu 5: Có những hệ thống không gian nhà ở nào? Hãy phân tích cụ thể một không gian Câu 6: Căn hộ là gì? Nêu các thành phần trong căn hộ Câu 7: Hãy cho biết diện tích chuẩn cho các thành phần và phân biệt rõ các loại diện tích trong căn hộ Câu 8: Hãy phân tích một thành phần không gian mà Anh (Chi) thích ở trong căn hộ Câu 9: Hãy vẽ sơ đồ dây chuyền mối quan hệ của một căn hộ Câu 10: Hãy phân biệt nhà ở chung cư và nhà ở tập thể, vẽ sơ đồ minh hoạ Câu 11: Anh (chị), hãy phân tích điểm khác nhau giữa nhà ở nhiều căn hộ và nhà ở kiểu khách sạn. Danh mục sách tham khảo 1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm - 2004 – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân dụng - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2. Bộ xây dựng - 1997 - Tuyển tập (tập IV) Tiêu chuẩn xây dựng của Việt nam - NXB Xây dựng, Hà nội 3. KTS Lương Anh Dũng - 2003 - Chất lượng ở cho đô thị sau năm 2000 - NXB Khoa học kỹ thuật,Hà nội Website tham khảo www.kientrucviet.com.vn, www.diendanxaydung.vn, www.ashui.com, www.act.com.vn, www.wiki.com,
  43. 42 Chương 3 Các loại nhà ở 3.1. Phân loại nhà ở theo yêu cầu quy hoạch 3.1.1. Nhà ở đô thị a. Là nhà ở được xây dựng trong các đô thị, hình thức tổ chức nhà ở là theo dạng tập trung dân cư thành các khu ở (thường gọi là chung cư hoặc nhà ở mặt phố), có hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị hoàn chỉnh như cấp, thoát nước; cấp điện; cấp năng lượng; thông tin liên lạc; truyền thanh truyền hình; hệ thống đường giao thông; môi trường và hệ thống các công trình dịch vụ-phục vụ các nhu cầu về cuộc sống vật chất và văn hoá, tinh thần của con người. Trong các đô thị, nhà ở chiếm một tỷ trọng lớn khối lượng xây dựng, cho nên có thể nói bộ mặt kiến trúc của đô thị là do nhà ở quyết định. Các loại nhà ở đô thị rất đa dạng và phức tạp. Nhà ở ít tầng (1-3 tầng), nhà ở có số tầng trung bình (4-5 tầng), nhà ở nhiều tầng từ (6-17 tầng), nhà cao tầng (> 18 tầng), nhà cao chọc trời hoặc nhà ở theo hình thức tổ hợp (với nhiều chức năng trong một công trình). b. Nhà ở đô thị phải đáp ứng được các yêu cầu sau Đảm bảo được tiêu chuẩn diện tích cho từng bộ phận chức năng sinh hoạt để có thể bố trí được đủ các trang thiết bị nội thất và các không gian thao tác trong sinh hoạt với lối sống hiện tại, với những trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao của đồ gia dụng Đảm bảo sự độc lập, khép kín cho từng căn hộ, đảm bảo sự độc lập tương đối cho từng thành viên trong gia đình, đảm bảo sự nghĩ ngơi cho người lớn tuổi, sự tế nhị kín đáo cho cha mẹ và đảm bảo sự giáo dục văn minh cho con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Đảm bảo những nội dung sinh hoạt trong căn hộ không tách biệt, không chồng chéo về giao thông sử dụng; trật tự, vệ sinh, sạch đẹp cho nơi tiếp khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn, nơi vệ sinh. Có thứ tự ưu tiên về điều kiện khí hậu, ánh sang, thông thoáng tự nhiên. Đảm bảo được thuần phong, mỹ tục, đặc biệt là lối sống của người Á Đông rất quan tâm đến cửa ra vào, bàn thờ tổ tiên, bếp, Cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh công cộng, khí thải, rác thải, Công trình bền vững, tiết kiệm năng lượng và cũng phải đáp ứng được việc thay đổi, hiệu chỉnh không gian căn hộ khi cần thiết để phù hợp với hoàn cảnh nghề nghiệp, sở thích riêng cho từng căn hộ. 3.1.2. Nhà ở nông thôn a. Đặc điểm chung (hình 25) Nhà ở nông thôn mang những nét đặc trưng về tổ chức không gian, cấu trúc hình khối, bố cục tổng thể, tạo nên bản sắc của kiến trúc vùng dân cư nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây là loại hình nhà ở gia đình dành riêng cho những người lao động nông nghiệp, nó thường phải gắn liền với đồng ruộng - nơi sản xuất chủ yếu của gia đình người nông dân. Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, thường gặp ở các quần cư nông nghiệp, ở các làng xóm tiểu nông ngày xưa. Mỗi gia đình tiểu nông thường sống trên một khuôn viên độc lập khép kín, được tổ chức với kiến trúc 1-2 tầng là chủ yếu gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như nhà ở chính, nhà
  44. 43 ngang, chuồng trại quây quanh một không gian thoáng, nhiều nắng, đó là sân phơi. Quần thể kiến trúc nhỏ này được cây xanh, thảm nước vây quanh che chở tạo nên một cuộc sống phù hợp với một gia đình nông nghiệp lúa nước, có thể vừa sinh hoạt, vừa sản xuất; sống hài hoà với thiên nhiên. - Mỗi gia đình nông dân Việt Nam thường vẫn tổ chức cuộc sống trên một lô đất riêng có diện tích khoảng một sào (360m2). Trong đó có những gia đình bình dị với giếng, ao, sân vườn có rào dậu bao quanh. Nhà ở nông thôn ngày xưa là một đơn vị vừa ở, vừa làm kinh tế trên quy mô gia đình (đơn vị cân bằng sinh thái). Nguên liệu xây dựng là từ các vật liệu đơn sơ, nhẹ, dễ kiếm của địa phương, lấy từ đất đá và thảo mộc như gỗ, tre, rơm rạ, đất, đá ong, đá hộc Kỹ thuật xây dựng cũng rất đơn giản mà từng người nông dân có thể tham gia trực tiếp xây dựng nhà ở của mình. Từ cách sắp xếp không gian ở chính phụ, tổ chức sân vườn, cổng, ngõ, ao cá, bố trí chuồng gia súc, gia cầm đến kinh nghiệm khai thác, bảo vệ chúng đều nói lên một mẫu hình cuộc sống cần cù, năng động có sự hài hoà cao độ giữa con người với thiên nhiên: nhiều dạng tổ chức không gian kiến trúc khá độc đáo, thích nghi với cuộc sống tranh thủ thời gian, hướng ra bên ngoài là chính gồm không gian khép kín (các buồng phòng) không gian nửa kín (hiên, thềm, giàn cây ), không gian hở (sân, ngõ, cầu, ao, giếng nước ). - Trong cách phân bố các không gian ở của nhà nông thôn thì nơi ở chính chiếm vị trí quan trọng nhất, ở chỗ cao nhất của khu đất, được sử dụng làm nơi thờ cúng và sinh hoạt chính. Cái sân phơi trước nhà chính đã nói lên đặc điểm riêng độc đáo của nhà ở dân gian Việt Nam và mang tác dụng rõ rệt: nơi tiến hành sản xuất, chỗ phơi phóng, không gian tạo thoáng mát vệ sinh cho ngôi nhà chính. Ao cá thường ở chỗ thấp nhất, phía đầu gió, trước nhà. Các công trình phụ như bếp, nơi vệ sinh, nơi tiến hành nghề phụ thì được tổ hợp quanh công trình chính. Ôm lấy sân phơi rộng theo nguyên tắc coi sân coi sân là bố cục không gian sinh hoạt gia đình. Các công trình chính, phụ đều cố gắng ẩn mình trong vòm cây xanh của cây lấy gỗ và cây ăn quả trong vườn nhà với mục đích vừa che chở vừa bảo vệ ngôi nhà chính chống đỡ gió bão, lũ quét vừa cải tạo điều kiện khí hậu, tận hưởng không khí trong lành (hình 26) - Tuy vậy ngôi nhà ở nông thôn truyền thống Việt Nam còn mang đậm một số hạn chế về chất lượng công năng, kỹ thuật xây dựng điều kiện vệ sinh môi trường. Muốn có một nền kiến trúc nông thôn mới thì chúng ta cần phải phấn đấu để có những mẫu nhà mới, phù hợp với nếp sống của thời đại mới, vật liệu kỹ thuật mới, mô hình văn hoá mới. - Nhà ở nông thôn là nhà ở được xây dựng ở các vùng nông thôn có đất đai xây dựng rộng rải, mật độ xây dựng thấp. Nhà ở nông thôn chủ yếu là nhà ở nhỏ, ít tầng, xây dựng đơn giản và xây dựng theo phương pháp truyền thống. Tuỳ theo vùng khí hậu, địa hình, tập quán xây dựng và vật liệu xây dựng địa phương mà nhà ở nông thôn chia thành các loại như sau + Nhà ở nông thôn vùng đồng bằng bắc bộ thường có kết cấu chịu lực bằng vật liệu gỗ, hệ mái lợp bằng ngói đất nung. Ngôi nhà được tạo dựng để có khả năng chịu được gió bão và những tác động khác của môi trường khí hậu (cái rét vào mùa đông, cái nóng vào mùa hè). + Nhà ở nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu nhà đơn giản, mái lợp lá, ít khả năng chống bão lụt. + Nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Trung trung bộ sử dụng kết cấu chịu lực bằng vật liệu gỗ, gạch, đá, mái lợp ngói hoặc tôn, có khả năng chịu gió bão nắng nóng. + Nhà ở Trung du và miền núi phía bắc với hình thức nhà sàn là phổ biến, kết cấu bao che chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tranh, tre, nứa, lá. + Nhà ở nông thôn vùng miền núi Trung bộ Tây nguyên sử dụng kết cấu chịu lực bằng gỗ và các vật liệu địa phương.
  45. 44 + Nhà ở nông thôn miền ven biển sử dụng kết cấu khung cột có khả năng chịu gió bão ngập lụt. - Ngoài các loại nhà ở chính nói trên, còn có các loại nhà ở xây dựng ở các vùng ven đô thị, các thị trấn , thị tứ, ven các trục lộ giao thông, nhà ở thuộc loại đất giản dân, Hình 25: Sơ đồ mối quan hệ giữa các không gian nhà ở nông thôn Hình 26: Loại hình nhà ở nông thôn b. Yêu cầu quy hoạch - Bố cục mở, phân tán. - Nhà thấp tầng từ 1-2 tầng, mặt trước nhà thoáng.
  46. 45 - Cây xanh bao bọc quanh nhà - Không gian lớn, có thể ngăn chia linh hoạt - Chuyển hoá không gian giữa trong - ngoài nhà - Sử dụng không gian đệm như một phần của nhà. - Không có sự tách biệt quá lớn giữa các không gian chức năng - Không gian trong nhà có thể phát triển mở rộng ra sân vườn. - Có sự liên hệ giữa không gian ở và chăn nuôi chuồng trại - Vật liệu xây dựng địa phương (tre, gỗ, gạch, đa). Kết cấu đơn giản 3.2. Phân loại theo chức năng sử dụng 3.2.1. Nhà ở kiểu biệt thự a. Khái niệm biệt thự Là ngôi nhà được xây dựng trên một khuôn viên sân vườn riêng biệt, biệt thự có phòng khách lớn, nhiều phòng ngủ, có phòng nghe và chơi nhạc, thư viện, có nhà ăn lớn tụ tập hàng trăm khách. Biệt thự còn là sự kết tinh của khoa học về xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Thường mỗi biệt thự có một tên riêng và luôn được nhắc tới trong lịch sử. Biệt thự thường được xây trên những diện tích lớn, ở thung lũng, trên đồi, ven suối hay thị trấn, thành phố ở Việt Nam các không gian ở, quần thể ở có từ các triều đại thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chúng ta có thêm các loại hình biệt thự Châu Âu cận đại. Dựa vào số lượng và chất lượng biệt thự có thể đánh giá đời sống con người trong các mặt tinh thần, vật chất và văn hoá. Nó vẫn luôn tồn tại, là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy cần có những cuộc đánh giá và đưa ra các chỉ tiêu của biệt thự là cần thiết, để có các quan niệm đúng trong việc đào tạo thiết kế cho sinh viên, nhằm đáp ứng nhu cầu ở ngày càng cao của con người. Nhiều quốc gia hiện nay đã coi nhà ở biệt thự không còn là loại nhà chính của khu trung tâm thành phố nữa, mà chúng chỉ được xây dựng ở ngoại thành hoặc những khu nghỉ mát. Tại một số nước khác, nhà ở biệt thự vẫn được xây dựng trong nội đô một số thành phố và thị trấn ở mức độ vừa phải. trên đất nước chúng ta, nhà ở biệt thự ở một số thành phố lớn còn chiếm một tỷ lệ đáng kể, nên việc để tâm nghiên cứu loại nhà ở đây xây dựng riêng biệt một cách đúng mức vẫn là cần thiết. Hơn nữa loại nhà khối ghép ít tầng là loại nhà vẫn xây dựng hàng loạt phổ biến trong thành phố nhỏ và thị trấn hiện nay trên thế giới nên lại càng cần có chú ý thích đáng. Nhà biệt thự dành cho những gia đình có điều kiện thu nhập kinh tế cao, những người có điều kiện sống cao như các quan chức cao cấp, các thương nhân giàu hay các trí thức lớn, có tiềm năng trang bị những tiện dụng gia đình không hạn chế. Vì vậy từ nội dung không gian, diện tích sử dụng cũng như điều kiện, tiêu chuẩn trang trí thẩm mỹ đến chất lượng các hình thức bên ngoài của ngôi nhà đều rất cao. Ngôi nhà có nhiều khả năng đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, cho đường phố. Nhà ở biệt thự hơn bất cứ loại hình nhà ở nào khác là nó có thể thể hiện được thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhân nhiều nhất. Nhà ở biệt thự thường đặt trong những khu vực yên tĩnh, có nhiều cây xanh ở ven đô. Nhà ở biệt thự thường có tiêu chuẩn sinh hoạt cao, điều kiện tiện nghi đầy đủ. Ngôi nhà chính thường cao từ 1 đến 3 tầng. Lô đất của biệt thự thường từ 300-800m² nhưng chỉ được phép xây dựng với mất độ nhỏ hơn hoặc bằng 35%. Đây là loại nhà ở tiêu chuẩn cao ở các đô thị, mỗi căn nhà cũng có một khuôn viên độc lập, cho mỗi gia đình độc lập. Thường được xây dựng ở những khu vực đẹp của thành phố và
  47. 46 cũng có thể ở ngoại vi các đô thị hoặc xen kẽ lẫn trong các khu nhà lớn ở xa trung tâm ở những nơi có phong cảnh đẹp có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc nghỉ ngơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên. Nhà ở có sân vườn bao bọc quanh và tiếp cận với thiên nhiên ở nhiều hướng. Số tầng của nó có thể là 1-3 tầng. Trong nhà, có những bộ phận như sảnh hay tiền phòng hoặc hiên, phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nhà xe ngoài diện tích dành cho các không gian trên, còn có chỗ để ô tô (gara), có chỗ thư giãn hoạt động hay nghỉ ngơi ngoài trời. Theo số tầng nhà ở biệt thự có thể chia ra loại biệt thự một tầng, hai tầng, ba tầng. nhà ở biệt thự còn có thể chia ra loại biệt thự một căn (một hộ gia đình) - đơn lập, biệt thự hai căn (hai hộ gia đình) - song lập, ngoài ra còn có cụm biệt thự từ 4-8 căn nhà, nhưng ở nước ta không phát triển bởi vì một số gia đình sẽ không có hướng gió tốt. - Đất đai dành cho mỗi biệt thự có thể tuỳ theo quỹ đất và định hướng quy hoạch của 2 thành phố nhưng diện tích thường Skđ ≥ 300m và có mặt tiền không hẹp hơn 12m. 2 + Ở những khu đất ven đô Skđ = 400-600m + Ở những khu nghỉ mát, thành phố nhỏ, khu du lịch S=800÷1000m2. - Trên khu đất xây dựng biệt thự thì mật độ xây dựng hạn chế. S xd K 0 0,2 0,3 S k + Ở thành phố: K0=0,25÷0,35 + Ở ven đô: K0=0,20÷0,25 + Ở khu nghỉ mát, thành phố nhỏ: K0 = 0,15÷0,20 Vì không hạn chế về điều kiện kinh tế nên số buồng phòng của biệt thự chủ yếu theo yêu cầu của từng gia đình và mục đích sử dụng biệt thự. Số buồng phòng gia đình trong biệt thự thường tính bằng số nhân khẩu trong gia đình từ (4÷5 người). N = n + (4÷5 người) Trong đó: N - số buồng phòng ở n - số nhân khẩu gia đình b. Các thành phần trong biệt thự - Phòng khách Trong biệt thự phòng khách thường có diện tích lớn được dùng cho các công việc ban ngày chủ yếu tập trung vào các sinh hoạt xã hội của gia đình quanh bàn trà, bàn cà phê, uống rượu, hút thuốc và cho các hoạt động giải trí vào buổi tối: nghe nhạc, khiêu vũ cho nên đòi hỏi phòng phải có không gian rộng lớn để có thể sử dụng linh hoạt. Kề bên phòng khách thường thông với khu vườn lớn, cảnh sắc thay đổi bốn mùa kết hợp với màu sắc nội thất làm tăng giá trị và ý nghĩa của phòng khách. Các phòng liền kề với phòng khách là các phòng đọc, thư viện, phòng làm việc, phòng nghe nhạc, - Phòng ăn
  48. 47 Diện tích phòng ăn cần tương đối lớn, có thể chứa được từ 2 đến 24 người. Nó thường được thông với phòng khách và khi đó có thể chứa được hàng trăm người. Phòng ăn có thể có chỗ ăn ngoài trời, nơi có mái che hoặc sân ngoài. - Bếp Trong biệt thự phòng bếp là một khu riêng và thông với phòng ăn. Phòng bếp tốt nhất nên đặt về hướng đông hay tây - bắc, nối liền với mặt ngang của cửa trước hoặc dùng lối đi riêng. Phòng bếp thường nối với khu rửa bát, giặt giũ, kho chứa đồ, khu vệ sinh. - Phòng ngủ Phòng ngủ thường rộng từ 25 - 36m2, có thể bố trí giường đơn hay giường đôi. Nó là nơi trưng bày đồ đạc, có tủ ruợu, tủ đựng quần áo, bệt, chậu rửa, kho chứa đồ. Trong một số trường hợp khu tắm và xí đặt riêng. Tổng diện tích khoảng từ 4 - 123m2. - Phòng nghe nhạc Bố trí gần phòng khách, kích thước tuỳ thuộc vào số khán giả, loại cũng như số nhạc cụ. Phòng nghe nhạc thường thiết kế hình vuông với các tấm vách bằng gỗ hoặc các vật liệu cách âm hiệu quả. Trong các căn phòng lớn người ta đặt các mặt phản âm ở xung quanh nhạc công và các mặt phản âm ở phía sau khán giả. - Thư viện Diện tích thư viện gia đình chỉ cần 16 - 24m2. Mặt người đọc quay về hướng bắc. Diện tích chỗ người đọc 3-5m2, vị trí đặt bàn làm việc và bàn tiếp khách. Kệ để sách tính theo diện tích tường 120 - 150 cuốn trên 1m2, độ cao của kệ 1700mm. - Khu vực cầu thang Cầu thang là sự lưu thông theo chiều đứng của ngôi nhà. Cầu thang và vị trí cầu thang có tác động quan trọng trong ngôi nhà. Nó có tác động trực tiếp đến hệ thống không gian sử dụng, là điểm nhấn vừa mang tính mỹ thuật, tính kỹ thuật hợp lý tuỳ theo từng kiểu bố cục mà sắp xếp cầu thang. Chiều rộng của từng vế cầu thang trong biệt thự từ 1,2m - 1,5m. Các vế kết hợp với nhau tạo nên giếng lấy sáng. Diện tích sử dụng của cầu thang khoảng 6 - 12m2, có thể dùng thang trong, thang vuông, thang một vế, hai vế hay ba vế. Trong một biệt thự có thể dùng từ 1 – 3 cầu thang. - Phòng thể thao Phòng thể dục thể thao cần có diện tích rộng đặt chỗ cao ráo của tầng một hay tầng mái nơi thoáng gió và có tầm nhìn, có mái hoặc không có mái che để sử dụng các phương tiện thể dục vào buổi sáng hay tối. Diện tích trung bình 36m2, bể bơi, buồng tắm, thay quần áo. - Phòng học con cái Nơi học tập có thể đặt ngay trong phòng ngủ, diện tích 4-8m2, bàn học và giá sách bố trí nơi cửa sổ có khu vực chơi riêng. Phòng học tập và chơi thiết kế gần phòng ngủ hay thông với phòng ngủ bằng giá sách, ngăn vách. Mỗi phòng trung bình rộng 18m2, bố trí ở nơi yên tỉnh, quay về hướng bắc. - Phòng để mũ áo và áo choàng Cần có khoảng trống ở trong hoặc ngoài lối đi vào tiền sảnh để treo mũ và áo choàng và để các loại giày dép đi lại ngoài trời. - Kho
  49. 48 Hình dạng phòng kho quan trọng không kém kích thước của nó. Nhà kho phải thuận tiện cho mọi hoạt động có liên quan. Trong một nhà cần có nhiều kho như kho bếp, kho chứa nguyên liệu, kho để rượu, kho chứa đồ thải. Trung bình mỗi kho phải từ 2 - 9m2. Kho có thể đặt ở các vị trí tầng hầm, các tầng hoặc ở trên tầng thượng. Hình 27: Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng (lấy sảnh, thang làm trung tâm) Hình 28: Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng (lấy phòng khách, sảnh làm trung tâm)
  50. 49 - Ga ra ôtô Khi thiết kế gara ôtô kích thước không đủ, khoảng cách tối thiểu giữa xe và tường là 1,2m, phía trước mũi xe tối thiểu 0,5m. Nhà xe nên để gần lối vào nhà, dễ vào. Độ dốc của gara không quá 20%, đường xe không quá 6% đường xe chạy, tường nên làm bằng các chất liệu không bị phân huỷ do dầu mỡ và dễ rửa, phải có rãnh thoát nước khi rửa xe. - Ngoài ra sân riêng, vườn bể cảnh, đài phun nước đóng vai trò quan trọng trong biệt thự Tạo ra những cảnh quan thiên nhiên như vườn, cây cối; làm thành một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió; thiết kế những vị trí trồng cây trong nhà làm cho cảm giác rộng ra và không khí tươi mát; nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ kết hợp với bố cục vườn và công trình làm tăng mỹ quan, gây cảm giác hưng phấn, mát mẻ, nhẹ nhàng công trình. c. Các loại hình kiến trúc biệt thự - Loại hình xếp theo quy mô gồm có Biệt thự lớn Biệt thự trung bình Biệt thự nhỏ Lịch sử đã để lại các biệt thự ở Châu âu, châu Á, châu Phi nay có thể dùng làm câu lạc bộ, toà đại sứ, nhà làm việc. Đó là các biệt thự lớn, các biệt thự thường có gian phòng lớn như sảnh, phòng khách, phòng ăn, thu viện, tiếp đó là các phòng ở và phòng làm việc. Với phong cách kiến trúc cổ điển + sảnh + cầu thang + G1, G2 (là không gian để tạo dáng nội thất quan trọng). Nó nói lên phong cách thị hiếu của chủ hộ. G1 và G2 là hành lang, tên cổ latinh gọi là galgrie. Ngày nay Gallery có hàm nghĩa là Phòng tranh, gian trưng bày. Trong kiến trúc biệt thự xưa nay đều tận dụng sảnh và G1, G2 để trưng bày. Để hiệu quả trưng bày được tốt người ta đã dùng thức cột, phân vị tường, trang trí trần, nền nhà tổ hợp thành một bố cục kiến trúc có chủ đề, phong vị được thiết kế tỉ mỉ, chu đáo. Cầu thang góp phần cùng với sảnh và Gallery tăng thêm giá trị cho phong cách kiến trúc nội thất. Nội thất các phòng khách, phòng ăn, thư viện, phòng ngủ có kiến trúc thống nhất, hài hoà từ tổng thể đến chi tiết. Ngoài ra mỗi gian phòng thường có một màu sắc, một bố cục nội thất riêng, tăng vẻ đa dạng cho nhà ở. Có biệt thự loại siêu cấp là Hoàng cung, Hoàng cung là nhà ở của Vua chúa, công tước tuỳ theo cách gọi trong lịch sử. Đây là biệt thự, là kiến trúc ở cực lớn, mở rộng thành quần thể kiến trúc hoàng cung cùng với biệt thự đã khai thác đến tối đa các thành tựu nghệ thuật của quá khứ và tương lai. - Loại hình biệt thự theo địa điểm xây dựng + Biệt thự ngoại ô có điều kiện vương rộng, lấy vị trí có phong cảnh đẹp. Nghệ thuật vườn của nhân loại được gìn giữ, kế tục chủ yếu qua kiến trúc vườn của biệt thự. + Biệt thự nội đô có sân vườn vừa đủ cho yêu cầu yên tĩnh, cách lí, bố cục nội thất đầy đủ số phòng cần cho chủ hộ. Đó là xu thế của kiến trúc biệt thự trên thế giới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. + Trước đó các biệt thự nội đô thời phục Hưng của ITalia, Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, tuy không có vườn nhưng có sân trong, có đại sảnh, các phòng khách, thu viện rất lớn với trang trí nội thất nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong lịch sử kiến trúc thế giới. + Nhìn chung với tầm nhìn lịch sử và quy mô quốc tế, ở nước ta có biệt thự nội đô cỡ nhỏ.
  51. 50 Hình 29: Mặt bằng nhà biệt thự Samois Hình 30: Nhà biệt thự Samois (Le-corbusier)
  52. 51 Hình 31: Nhà biệt thự d. Các yếu tố bố cục vườn biệt thự gồm có - Mặt nước - Địa hình (cao, thấp) - Cây - Cỏ, hoa - Sân - Lối đi - Một số tiểu phẩm như điêu khắc, non bộ, đài phun nước - Các nhân tố tạo nên các khung cảnh khác nhau xung quanh biệt thự Với truyền thống nguyên tắc vườn Châu âu người ta cần tạo ra vườn để tôn vị trí của kiến trúc nhà ở; làm vui cảnh vật quanh nhà, nhất là về mùa đông cần có nhà kính trồng hoa ngoài vườn. Hình 32: Vườn nhà biệt thự
  53. 52 Nguyên tắc bố cục vườn Châu á cốt để tôn hiệu quả cảnh quan của nhà ở là tạo ra bức tranh mô phỏng, liên hoàn để hưởng ngoạn bốn mùa ở ngoài nhà. Cảnh vật luôn được bố trí lúc ẩn, lúc hiện, không để tạo nhân một lúc nhìn thấu mọi nơi. - Biệt thự cỡ nhỏ có đặc điểm chung + Không gian các phòng ở, sảnh nhỏ hơn. + Trang trí nội thất không ở mức đòi hỏi có phong cách thị hiếu nghệ thuật cao. + Vườn xung quanh biệt thự góp phần tăng hiệu quả cảnh quan, vi khí hậu, ít chú trọng nghệ thuật vườn. e. Yêu cầu thiết kế - Yêu cầu với nhà ở từ thế kỷ thứ I trước công nguyên, KTS la mã Virtuvi trong “10 cuối sách về kiến trúc” đã đề ra yêu cầu “bền vững, thích dụng và đẹp” với một ngôi nhà. Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học và của kỹ thuật nói chung và do xây dựng nói riêng, do sự phát triển của quan điểm mới và nhu cầu thực tế mà yêu cầu với nhà ở nói chung và biệt thự nói riêng được nâng cao. Ngoài những yêu cầu chung với nhà ở như giải quyết được mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài, đảm bảo chế độ vệ sinh, chống nóng, thông thoáng, chiếu sáng, cách âm, chống ẩm, thì nhà ở kiểu biệt thự phải thoả mãn các yêu cầu sau + Đáp ứng yêu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống, đảm bảo việc nghỉ ngơi, học tập, tái sản xuất sức lao động, + Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tiện nghi ở mức độ cao. Đảm bảo cách ly, yên tĩnh, tiếp xúc tốt với thiên nhiên, không khí trong sạch, có vườn rộng rãi. Đối với nhà biệt thự cho phép một hoặc hai lối vào. + Bảo đảm sự độc lập cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể nhưng vẫn có sự liên hệ với không gian sinh hoạt chung công cộng. + Do diện tích chiếm đất lớn, nhiều đường ống kỹ thuật và thiết bị cục bộ như máy bơm, xử lý nước nên cần có một số không gian phụ như kho, tầng hầm, hàng hiên trong trường hợp có thể. + Có sự tổ hợp hợp lý nhằm thoả mãn sự liên hệ giữa các không gian chính như không gian sinh hoạt chung, không gian cá thể, không gian phụ trợ. + Không gian sảnh, hiên trong biệt thự đóng vai trò là nút giao thông toàn nhà. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu VN không nên ngăn cách một cách khiên cưỡng loại hình không gian này mà chỉ tạo không gian một cách ướt lệ đảm bảo thông thoáng và tạo cảm giác rộng rãi về cảm thụ không gian. - Yêu cầu quy hoạch sân vườn của nhà biệt thự + Nhà ở chính lùi sâu vào trong để chống ồn, chống bụi và tạo kín đáo. + Các nhà phụ được đặt theo hai giải pháp Đặt ở phía sau có gara, đường vào thông thường ở mặt bên ngôi nhà chính, có thể ghép sát nhà chính. Đặt ở phía trước để đóng góp vẻ đẹp cho đường phố. + Phía không gian trước nhà và hai bên hông nhà chính thường bố trí các không gian trang trí hoặc các bụi cây thấp, bồn hoa màu sắc, những bể cảnh hay những cây cảnh có tán lá
  54. 53 thưa nhằm làm không gian thoáng mát. Không che chắn nhiều mặt đứng, hình khối cũng như đường phố. + Phía sau nhà thường là các sân nội trợ, chỗ phơi và vườn cây bóng mát, nơi nghỉ ngơi tích cực của gia đình: các bể bơi, đường nhảy, sân khiêu vũ (đường piste), sân quần vợt + Trong các ngôi nhà phụ thường từ 1-2 tầng được bố trí gara tức chỗ đễ xe ôtô (18÷20m2), kho để chứa những dụng cụ làm vườn, những dụng cụ thể thao và căn hộ nghỉ của các người giúp việc. Vị trí thích hợp của nó nên ở phía hướng xấu. + Ngôi nhà chính thường 1-4 tầng dành cho chủ nhân. Trong trường hợp đất chật hẹp thì người ta có thể tổ chức khu phụ nằm ở tầng trệt, tạo thành một tầng bệ nhà cao khoảng 2,4-2,7m và chủ nhân sẽ ở từ lầu một trở lên. Khi ấy thông thường từ phía cổng và vườn trước của nhà có một cầu thang ngoài trời dẫn lên sảnh chính của nhà ở lầu một. + Cổng và hàng rào của nhà biệt thự là một bộ phận rất quan trọng trong nhà biệt thự để tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà. Hàng rào của nhà không được cao quá 2,2m, Phía quay ra đường phố phải bắt buộc thoáng mát và trang trí kiến trúc nhẹ nhàng. Hàng rào này thường có phía dưới đặc (cao 40-60cm), có thể trang trí bằng đá tự nhiên hay ốp các vật liệu quý; phía trên là những song hoa sắt hay những tường hoa bêtông gạch rỗng hay những rặng cây xén. + Kiến trúc cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thường có cổng lớn cho xe con ra vào với bề rộng trên 2,5m và cổng nhổ cho khách bộ hành với về rộng 1,2-1,4m. Cổng có thể là những trụ kết hợp với những đèn bảo vệ hay cũng có thể kết hợp với những bộ phận có mái che hoặc những giàn cây trên trụ. + Gara có thể tổ chức theo cách sau Đặt trong nhà phụ ở phía sau tách rời khỏi nhà chính (có hoặc không có hành lang) Đặt trong nhà phụ gắn liền với nhà chính ở phía trước và lệch về bên sườn. Đặt trong khối kiến trúc chính (tầng trệt hay tầng bệ nhà) Đặt ngoài vườn có mái che, hoặc giàn hoa bên trên - Yêu cầu tổ chức không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính. + Biệt thự là loại nhà ở dùng để ở và hưởng thụ những tiện nghi sống gia đình với chất lượng cao. Mặt tiền tối thiểu lô đất là 12m còn bề sâu tối thiểu là 15-20m. + Trên đó người ta bố trí Ngôi nhà ở chính phải đặt lùi vào hàng rào ít nhất là 5-6m, bảo đảm để bộ mặt kiến trúc đóng góp được với đường phố và tạo cho sinh hoạt gia đình được kín đáo và tránh được ồn ào, bụi bặm từ đường phố. Ngôi nhà phụ dành cho chỗ để xe con, cho dụng cụ thể thao và làm vườn, và người giúp việc có thể đặt lùi sâu vào bên trong và phải tạo đường vào thuận tiện, con đường này phải rộng tối thiểu 3m. Có thể bố trí nhà phụ phía trước lệch bên để nhà xe giáp với đường phố. Để có thể lấy ánh sáng và thông gió tốt cho các buồng phòng thì mặt bên của nhà phải cách tường rào ít nhất là 2m. Nếu chỉ cách dưới 2m thì nhà chính chỉ có thể mở được cửa sổ phụ (lỗ cửa nhỏ, trên cao). Vườn cảnh phía trước ngôi nhà chỉ được trồng các bồn hoa, cây cảnh. + Kiến trúc nhà biệt thự nhằm phục vụ sinh hoạt ở là chính và dành cho các gia đình có điều kiện sống cao. Vì vậy số buồng phòng cụ thể trong từng gia đình rất khác nhau và không phụ thuộc vào số nhân khẩu mà chủ yếu theo yêu cầu của từng gia đình. Vì vậy ta có