Bài giảng Dịch tễ học thú y (Phần 2) - Trương Hà Thái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dịch tễ học thú y (Phần 2) - Trương Hà Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dich_te_hoc_thu_y_phan_2_truong_ha_thai.pdf
Nội dung text: Bài giảng Dịch tễ học thú y (Phần 2) - Trương Hà Thái
- CHƯƠNG 5 CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ BẢNG SỐ LIỆU 1. Số liệu (dữ kiện) Số liệu là những thông tin thu được trong quá trình điều tra, giám sát dịch tễ dưới dạng các biến số đơn lẻ. Các loại số liệu thường dùng là số liệu có tính chất định tính và số liệu có tính chất định lượng Số liệu có tính chất định tính thường trả lời cho câu hỏi có hay không? Dương tính hay âm tính? (Ví dụ: Tên gia súc hoặc số hiệu (nếu có), địa phương nghiên cứu, giống, loài, tuổi, tính biệt, đặc điểm riêng khác, xét nghiệm huyết thanh: âm tính hay dương tính). Số liệu có tính chất định lượng thường chia ra làm hai loại: + Số liệu định lượng theo khoảng thời gian: trọng lượng sữa/năm; vacxin tiêm mấy lần/năm; khối lượng tăng trung bình/tháng; số ca bệnh/năm, số ca bệnh/tháng; số động vật chết/năm, số động vật chết/tháng + Số liệu định lượng theo khoảng cách thứ tự: giá trị của khoảng cách này có tính nối tiếp và được định lượng theo quy ước của người nghiên cứu. Ví dụ: ứng với cách đánh giá thể trạng gia súc béo, tốt, trung bình, gầy, xấu ta có các số quy ước sau: 1, 2, 3, 4, 5 Chú ý: giữa các số này không có thang bậc nào khác, tức là không có bất kỳ một số trung gian hay một số lẻ nào khác như 1,5 hoặc 2,7 2. Bảng số liệu (bảng dữ kiện) Các biến số đơn lẻ điều tra thu thập được, sẽ được tập hợp thành bảng số liệu hay mục lục (có thể coi đây là cơ sở của dữ liệu hay ngân hàng số liệu). Tập hợp của các số liệu thường được sắp xếp theo hệ thống mô hình 2 chiều tên của các biến số được xếp theo chiều ngang còn các số liệu thu được xếp theo chiều dọc. Thông thường các bảng số liệu sẽ được sắp xếp theo những chuyên đề, khi cần có thể tra cứu dễ dàng. Có thể dùng máy tính để lưu trữ hoặc sắp xếp số liệu, nếu không có máy tình thì dùng tay để ghi chép, tổng hợp, lưu trữ, sắp xếp số liệu. Do các số liệu thu được là những thông tin rất cần thiết trong bất kỳ nghiên cứu nào nên cấu trúc của các bảng số liệu phải khoa học, có hệ thống. Đây là cơ sở để tra cứu, tích luỹ, phân tích, trao đổi thông tin và giúp phục hồi số liệu khi cần thiết một cách thuận lợi nhất. Tóm lại phải xây dựng được một cơ sở dữ liệu cho thật cẩn thận, chi tiết và dễ dàng xử lý khi cần thiết (số liệu không biết sắp xếp và xếp không đúng chỗ coi như số liệu đó đã chết hoặc bị mất). 3. Phương pháp thu thập số liệu Khi thu thập số liệu trong bất kỳ chương trình điều tra sức khoẻ và dịch bệnh động vật ta cần chú y đến các vấn đề sau: 57