Bài giảng Công tác chủ nhiệm lớp và chức năng tư vấn học đường của giáo viên chủ nhiệm

ppt 25 trang ngocly 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác chủ nhiệm lớp và chức năng tư vấn học đường của giáo viên chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_cong_tac_chu_nhiem_lop_va_chuc_nang_tu_van_hoc_duo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Công tác chủ nhiệm lớp và chức năng tư vấn học đường của giáo viên chủ nhiệm

  1. CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CHỨC NĂNG TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY LOGO Nội dung 1: Chức năng và nhiệm vụ NỘI DUNG 1: CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GVCN NỘI DUNG 2: CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI NỘI DUNG 3: TƯ VẤN VÀ THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG NỘI DUNG 4: GVCN VỚI CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
  3. NỘI DUNG 1: CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA GVCNLOGO Câu hỏi: Khi thực hiện nhiệm vụ làm giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô đã thực hiện những chức năng nào? Các chức năng đó được thực hiện như thế nào?
  4. 1.1. CHỨC NĂNG CỦA GVCN LOGO 1 2 Chức năng Chức năng giáo dục quản lý
  5. 1.1. CHỨC NĂNG CỦA GVCN LOGO 1.1.1. Chức năng giáo dục ➢ Phối hợp các hoạt động giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ ➢ Thực thi các nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với học sinh ➢ Xây dựng lớp học thành một tập thể: tạo lập môi trường giáo dục và phương tiện tác động
  6. 1.1. CHỨC NĂNG CỦA GVCN LOGO 1.1.2. Chức năng quản lý ➢ Nắm vững tình hình của từng học sinh ➢Tổ chức bộ máy quản lý lớp và đảm bảo hoạt động hiệu quả ➢Chỉ đạo hoạt động của lớp theo kế hoạch của trường ➢ Đánh giá sự tiến bộ của học sinh
  7. 1.2. NHIỆM VỤ CỦA GVCN LOGO Nhiệm vụ của GVCN Điều lệ quy định Quyền của GVCN
  8. 1.2.1. NHIỆM VỤ CỦA GVCN LOGO ❖Xây dựng kế hoạch giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế ❖Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng ❖Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên , Đội Thiếu niên, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn nhân lực trong nhà trường
  9. 1.2.1. NHIỆM VỤ CỦA GVCN LOGO ❖Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh ❖Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
  10. 1.2.2. ĐIỀU LỆ QUY ĐỊNH LOGO Quy định “Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt”.
  11. 1.2.3. Thực tế công tác trong một năm họcLOGO ➢ Tìm hiểu, phân loại, nắm vững học sinh trong lớp ➢ Nắm vững chỉ đạo của ngành, kế hoạch của nhà trường, lập các kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó ➢ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, quản lý lớp học thành một tập thể học sinh tự quản ➢ Tổ chức các hoạt động học tập, nâng cao thành quả học tập của từng học sinh và của cả lớp ➢ Tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện đối với học sinh
  12. 1.2.3. Thực tế công tác trong một năm họcLOGO ➢ Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong, các tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh trong lớp và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển trường, lớp ➢ Theo dõi và đánh giá quá trình học tập và rèn luyện (đánh giá sự tiến bộ) của từng học sinh để báo cáo thường xuyên và định kỳ với Ban giám hiệu và ghi vào học bạ ➢ Công tác tài chính, hồ sơ sổ sách và các công tác sự vụ khác.
  13. NỘI DUNG 2: CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC LOGO CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI o Câu hỏi 1: GVCN nên quan tâm tới những thông số nào về học sinh của lớp chủ nhiệm? Tại sao thầy cô quan tâm tới những thông số đó? o Câu hỏi 2: Theo thầy cô, có thể sử dụng các phương pháp nào để có được những thông số nói trên? o Câu hỏi 3: Tìm hiểu, nắm vững và phân loại học sinh có vai trò gì đối với GVCN trong việc tư vấn tâm lý cho các em?
  14. NỘI DUNG 2: CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC LOGO CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI o Câu hỏi 4: Trong thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp, thầy/cô đã lập những kế hoạch nào? o Câu hỏi 5: Thực chất việc lập kế hoạch công tác chủ nhiệm là gì? o Câu hỏi 6: Xin hãy cho biết cấu trúc kế hoạch công tác chủ nhiệm trong một năm học gồm có những phần nào? Nội dung cơ bản của những phần đó là gì?
  15. NỘI DUNG 2: CÁC CÔNG VIỆC CỦA CÔNG TÁC LOGO CHỦ NHIỆM LỚP VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI 2.1. Tìm hiểu và phân loại học sinh 2.2. Lập kế hoạch công tác GVCN 2.3. Tổ chức mạng lưới tự quản trong xây dựng tập thể học sinh lớp học
  16. LOGO 2.1. TÌM HIỂU VÀ PHÂN LOẠI HỌC SINH Nếu không làm tốt yêu cầu tiên quyết này thì những tác động sư phạm được lựa chọn sẽ không phù hợp, hiệu quả giáo dục không cao, thậm chí sẽ thất bại. 2.1.1. Về nội dung 2.1.2. Về thời điểm 2.1.3. Về các biện pháp 2.1.4. Phân loại và theo dõi, quản lý học sinh
  17. LOGO 2.1. TÌM HIỂU VÀ PHÂN LOẠI HỌC SINH 2.1.1. Về nội dung GVCN phải hiểu rõ: ✓ Khu vực nghề nghiệp của cha mẹ; mức sống; hoàn cảnh sống của gia đình; ✓ Các đặc điểm thể chất, tâm sinh lý; ✓ Học lực và các đặc điểm nhận thức – học tập; ✓ Quan hệ cộng đồng, bạn bè 2.1.2. Về thời điểm Nghiên cứu ban đầu (nắm các thông tin cơ bản) và nghiên cứu thường xuyên (nắm thông tin bổ sung)
  18. LOGO 2.1. TÌM HIỂU VÀ PHÂN LOẠI HỌC SINH 2.1.3. Về các biện pháp ✓ Gặp gỡ, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước, với các giáo viên bộ môn; ✓ Nghiên cứu hồ sơ, học bạ, sổ điểm, sổ đầu bài; ✓ Trò chuyện với học sinh, tự giới thiệu làm quen; ✓ Phiếu hỏi nhanh; ✓ Quan sát, dự giờ tại lớp.
  19. 2.1. TÌM HIỂU VÀ PHÂN LOẠI HỌC SINHLOGO 2.1.4. Phân loại và theo dõi, quản lý học sinh ✓ Theo trình độ (học lực, hạnh kiểm) ✓ Theo đặc điểm tính cách ✓ Theo loại quan hệ ✓ Các trường hợp đối tượng cần quan tâm đặc biệt
  20. 2.2. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GVCN LOGO ❖Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm thực chất là bản thiết kế đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cho một tập hợp các hoạt động giáo dục mà giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành tại lớp. ❖Hiệu quả giáo dục của công tác giáo viên chủ nhiệm phụ thuộc phần lớn vào tính khoa học của các kế hoạch công tác của giáo viên chủ nhiệm.
  21. 2.2. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GVCN LOGO Các loại kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm: ➢ Kế hoạch công tác tổng thể (toàn cấp). ➢ Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm theo năm học. ➢ Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm theo chủ đề (một hoạt động giáo dục cụ thể/một mặt công tác). ➢ Kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm theo tháng/tuần học.
  22. 2.2. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GVCN LOGO Cấu trúc tham khảo ▪ Đặc điểm môi trường lớp học ▪ Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu thi đua ▪ Các biện pháp chính ▪ Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm ▪ Điều chỉnh kế hoạch ▪ Kế hoạch từng tuần, kế hoạch từng tháng ▪ Kế hoạch sơ kết học kỳ ▪ Kế hoạch tổng kết năm học ▪ Kế hoạch hoạt động hè
  23. 2.3. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI TỰ QUẢN LOGO ❑ Khâu then chốt: Tổ chức mạng lưới tự quản ✓ Tổ chức bộ máy tự quản của lớp ✓ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận chức năng, từng loại cán bộ tự quản ✓ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản. Hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ ✓ Giúp lớp trưởng và các đầu mối tổ chức các hoạt động tập thể (lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện )
  24. 2.3. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI TỰ QUẢN LOGO ❑Việc tổ chức, xây dựng lớp tự quản vừa là một hoạt động của tập thể học sinh, vừa là một quá trình giáo dục. Do vậy, các bước tiến hành cần chú ý phát huy vai trò “tự quản” của học sinh.
  25. 2.3. TỔ CHỨC MẠNG LƯỚI TỰ QUẢN LOGO ❑Một số công việc có thể do mạng lưới tự quản đảm nhận trên lớp: ✓ Tự quản thực hiện nội quy nhà trường ✓ Tự quản 15 phút truy bài đầu giờ ✓ Tự quản hành vi trong các giờ học trên lớp ✓ Tự quản giờ trống giáo viên ✓ Tự quản tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần ✓ Tự quản trong các hoạt động tập thể