Bài giảng Bệnh lý học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh lý học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_benh_ly_hoc.pdf
Nội dung text: Bài giảng Bệnh lý học
- 1 GIỚI THIỆU MÔN HỌC Mục tiêu Trang bị cho người học các nguyên lý chung về bệnh lý học để giải thích các cơ chế sinh bệnh và các biến đổi bệnh lý cơ bản. Nội dung học phần: Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cương và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế bào, mô và các cơ quan bị bệnh. Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ bản của quá trình bệnh là: vai trò của nguyên nhân bệnh, cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế bào, mô và các cơ quan của cơ thể bệnh và hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối loạn chức năng). Phần bệnh lý học đại cương gồm những khái niệm cơ bản; tổn thương cơ bản chung cho nhiều quá trình bệnh lý như: những biến đổi cơ bản ở tế bào và mô, những tổn thương do rối loạn trao đổi chất (thoái hoá), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tư sửa vết thương, sốt. Phần bệnh lý chuyên khoa nghiên cứu các quá trình bệnh lý chuyên biệt của các hệ cơ quan như: Bệnh ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ niệu sinh dục các tổn thương của cơ thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra như: bệnh do vi khuẩn, bệnh do virus, bệnh do ký sinh trùng, bệnh do độc tố ngoại lai Tài liệu học tập a. Tập bài giảng môn bệnh lý học b. Các tài liệu tham khảo: - Giáo trình sinh lý bệnh thú y - Giáo trình giải phẫu bệnh đại cương - Giáo trình sinh lý bệnh của Đại học Y khoa - Veterinary pathology - Molecular biology cell - Poultry diseases - Cattle diseases - Swine diseases - Canine diseases - Feline diseases - Pathology of domestic animal - Crocker J, Murray PG. 2003. Molecular Biology in Cellular Pathology - Riede UN, Werner M. 2004. Color atlas of Pathology - Các thông tin trên internet (keyword: Veterinary Pathology)
- 2 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN Trong quá trình phát triển của khoa học nói chung, y học và thú y học nói riêng dần dần hình thành nên các khái niệm cơ bản. Đây là những vấn đề lớn, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, khái quát hoá các mối quan hệ giữa các hiện tượng bệnh lý, các quy luật đúc kết từ thấp đến cao. Đó là những vấn đề có liên quan đến triết học trong y học và là kết quả của các cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy vật với quan điểm duy tâm. Những khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm về bệnh, về yếu tố bệnh nguyên, về cơ chế sinh bệnh, tính phản ứng của cơ thể,và bệnh lý của quá trình miễn dịch. Nắm vững các khái niệm cơ bản theo quan điểm duy vật sẽ giúp cho người thày thuốc có hướng đi đúng đắn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Người thày thuốc muốn chữa khỏi bệnh thì phải hiểu đúng bản chất của bệnh. Vậy bệnh là gì? Câu hỏi này đã được đặt ra từ ngàn xưa, khi con người có mặt trên trái đất, nhưng câu trả lời lại luôn luôn thay đổi qua các thời đại. Nó phản ánh sự tiến bộ của khoa học và các quan điểm triết học đương thời, phản ánh trình độ hiểu biết giới tự nhiên của con người. 1.1.1. Sơ lược khái niệm về bệnh qua các thời đại Trong thời đại nguyên thuỷ Vào buổi sơ khai con người con hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của thiên nhiên, mọi thứ đều ghê gớm, thần bí, với ông sấm, bà sét, ông thiện ông ác, với ma tà và quỷ dữ, với thiên đường và địa ngục. Do đó quan điểm mắc bệnh là do trời đánh, thánh vật, do quỷ tha, ma bắt. Và tất nhiên với quan điểm như vậy thì việc chữa bệnh phải cần đến thày cúng, thày phù thuỷ hoặc phải cầu xin thượng đế phù hộ. Nền văn minh cổ đại Nhân loại đã trải qua những nền văn minh cổ đại phát triển khá cao, đặc biệt là về lĩnh vực y học như ở Trung Quốc, Ai cập, Ấn Độ, Hy lạp - La mã. Trong thời kỳ cổ Trung Hoa, quan điểm về vũ trụ là vạn vật đều do hai lực âm - dương và năm nguyên tố (kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ) hình thành. Âm và Dương đã được coi như 2 lực đối kháng và bổ cứu cho nhau trong sự hình thành vạn vật như đực với cái, nóng với lạnh, sống với chết. Ngũ hành tuân theo quy luật tương sinh, tương khắc (Tương sinh: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ). Trong vũ trụ và vạn vật, mọi trạng thái đều phụ thuộc vào tình trạng cân bằng giữa hai lực Âm - Dương và ngũ hành, khi có rối loạn cân bằng Âm - Dương hoặc có
- 3 thay đổi trong quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành sẽ sinh ra bệnh tật. Chính vì vậy các thuật ngữ âm thịnh dương suy, chân thuỷ, chân hoả, thể hàn thể nhiệt thường được dùng trong y học cổ đại. Về mặt triết lý thì khoẻ mạnh là nhờ tình trạng cân bằng hoà hợp của vật chất trong cơ thể nên quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng, tuy còn thô sơ song quan điểm cổ đại này cũng rất tiến bộ và y học cổ truyền cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh quý báu. Mộc Thuỷ Hoả Kim Thổ Quan niệm cổ Ai cập cho rằng: sự sống là do chất "khí"(pneuma) và hô hấp là thu chất khí đó vào trong cơ thể. Khi chất khí trong sạch thì khoẻ mạnh còn khi chất khí nhơ bẩn thì sinh ra bệnh tật. Triết lý về sự sống thời cổ của Ấn Độ là triết lý của đạo phật và sống - chết chỉ là luân hồi, chết chỉ là một giai đoạn của sống, cơ thể vật chất vô tri vô giác mà trong đó linh hồn vận động, đảm bảo sự thống nhất các bộ phận của cơ thể, sự lành mạnh bình thường của các chức phận. Khi linh hồn rời cơ thể để sang một thế giới khác thì đó là sự chết. Vậy bệnh chính là sự đấu tranh của linh hồn nhằm duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Nền văn minh Hy lạp - La mã cổ cũng có nhiều nhà bác học nổi tiếng trong lĩnh vực y học. Hypocratus (460- 377 tr.cn) xây dựng thuyết thể dịch cho rằng chức năng của cơ thể do hoạt động cân bằng của 4 loại dịch là: Đỏ do máu của tim tiết ra và biểu hiện tính nóng; Đen do máu của lách quyết định biểu hiện tính ẩm; Mật Vàng ở gan biểu hiện tính khô và dịch Trắng ở não biểu hiện tính lạnh. Từ đó rút ra nguyên lý điều trị bệnh là phục hồi lại sự cân bằng nhờ các toa thuốc mát hay thuốc nóng. Đây chính là những cơ sở lâm sàng đầu tiên trong y học. Thời kỳ trung cổ - Từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 12, khoa học nói chung hầu như không phát triển. Đó là một thời kỳ trì trệ, tôn giáo và phong kiến đã kìm hãm mọi phát triển khoa học. Y học nằm trong tay các thày dòng, cha cố, Nhà thờ thiên chúa giáo cho rằng bệnh tật là sự trừng phạt của đấng tối cao đối với những tội lỗi mà con người và chúng sinh đã mắc phải, muốn khỏi bệnh thì phải cầu nguyện cho đức chúa buông tha.
- 4 Thời kỳ phục hưng: Cuối thời kỳ trung cổ nhiều nhà khoa học đã dũng cảm đứng lên chống lại quan điểm sai lầm cuả nhà thờ, truyền bá những tư tưởng mới. Lĩnh vực y học cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc, năm 1543 Andre Vesale (1514-1564), người Bỉ đã xuất bản quyển sách " Cấu trúc cơ thể người". Chính ông là người đặt nền móng cho các môn hình thái học. Năm 1616, người thày thuốc của nước Anh là William Harvey (578-1657) đã công bố một phát minh quan trọng: đó là tuần hoàn của máu. Decaster đưa ra thuyết cơ học cho rằng: Cơ thể cũng giống như một cỗ máy; cơ thể bị bệnh là khi bộ máy sinh vật bị hư hỏng giống như máy hết nhiên liệu hoặc các bánh răng mòi, gãy Sylvius nghiên cứu các dịch lại cho rằng bệnh tật là do rối loạn hoá học trong cơ thể. Thế kỷ 18 - 19: Kính hiển vi đã ra đời và ngày càng hoàn thiện, thuốc nhuộm tế bào cũng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu hình thái vi thể, do đó nảy nở khái niệm giải phẫu cục bộ về bệnh, nghiên cứu về bệnh cảnh lâm sàng được so sánh với tổn thương thấy được khi mổ khám xác chết. Wirchov (1821-1902) đã cho xuất bản cuốn "Bệnh lý tế bào", theo Wirchov nguyên nhân của bệnh là do tổn thương tế bào: bệnh sẽ chỉ xuất hiện tại các chỗ mà tác nhân gây bệnh làm tổn thương tế bào, theo ông thì không phải toàn bộ cơ thể phản ứng với các yếu tố gây bệnh mà chỉ cục bộ các nhóm tế bào tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Quan niệm này coi cơ thể đa bào chỉ là sự liên kết đơn thuần chứ không phải là một khối thống nhất toàn vẹn. Clot Becna (1865) nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nội môi và ngoại môi. Ngoại môi luôn luôn thay đổi nên để giữ cho nội môi không thay đổi, cơ thể sống phải có hàng loạt các chức năng bảo vệ và điều hoà, bệnh và chết chỉ là sự tan vỡ hoặc rối loạn cơ chế điều hoà đó. Đến nửa sau của thế kỷ 19, nhờ những đóng góp to lớn của Pasteur (1821- 1895), Koch (1843 - 1900), Metnhicop, Eclich (1854 - 1915), tìm ra vai trò gây bệnh của nhiều loại vi sinh vật. Thể kỷ 20 - Thế kỷ của điện tử và cũng là thế kỷ của sinh học, các ngành sinh học phát triển mạnh mẽ như: di truyền học, miễn dịch học, sinh học phân tử nên cũng có rất nhiều khái niệm về bệnh. Pavlov và các nhà bác học Nga đưa ra học thuyết thần kinh của bệnh. Theo thuyết này nội môi và ngoại cảnh là một khối thống nhất mà trong đó hoạt động của thần kinh cao cấp đóng một vai trò quyết định khả năng thích ứng của cơ thể (tức nội môi) đối với những thay đổi của bên ngoài, theo Pavlov: trong mỗi bệnh có hai quá trình tồn tại song song, quá trình bảo vệ sinh lý và quá trình huỷ hoại bệnh lý; " Bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh; rối loạn tương quan giữa những khu
- 5 vực khác nhau của hệ thần kinh là cơ chế phát triển của bệnh", quan niệm này quá nhấn mạnh vai trò của thần kinh trung ương. Hans Selye đưa ra ý kiến bệnh là rối loạn khả năng thích nghi. Trong khi nghiên cứu phản ứng không đặc hiệu của cơ thể chống lại các tác nhân stress bên ngoài, Selye nhận thấy bao giờ cơ thể cũng đáp ứng bằng sự thay đổi hoạt động của hệ nội tiết - thần kinh hạ não - thượng thận; kết quả là có sự đối kháng giữa 2 loại hormon corticoit, loại thứ nhất tiết ra nhằm dồn nguyên liệu trong cơ thể tới chỗ bị đe doạ, nó ức chế quá trình viêm và quá trình phát triển tổ chức xơ, còn loại thứ hai có tác dụng làm vết thương mau lành bằng cách tăng sinh chất keo và phát triển tổ chức liên kết. Bình thường hai hệ thống này hoạt động cân bằng nhau nhằm bảo vệ cơ thể, khi mất cân bằng sẽ sinh ra bệnh - dạng bệnh thích nghi. Quan điểm này cũng chỉ giải thích được cơ chế sinh bệnh của một nhóm bệnh mà thôi. Từ những quan niệm như vậy về sinh vật, chúng ta có thể nêu lên một khái niệm về bệnh một cách tương đối như sau: " Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau, gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh" 1.1.2. Những điều cần chú trọng trong khái niệm về bệnh + Bệnh có tính chất một cân bằng mới kém bền vững Sự hằng định nội môi mà Claude Bernard đã từng nói đến là kết quả của một cân bằng sinh lý giữa hai quá trình, tân tạo và tiêu huỷ. Ví dụ Glucoza huyết là kết quả cân bằng giữa tiêu hao và tân tạo glucoza, nhiều tình trạng sinh học khác cũng như vậy. Cơ thể sống là một cân bằng động. Khi có yếu tố gây bệnh tác động vào cơ thể thì cân bằng bị phá vỡ, nhưng lập tức cơ thể đó có phản ứng bảo vệ, sẽ có những hoạt động nhằm khôi phục tình trạng cân bằng bị nhiễu loạn bởi yếu tố ấy. Chính cuộc đấu tranh này tạo ra một cân bằng mới (vì có thêm yếu tố bệnh lý, phản ứng bảo vệ và các sản phẩm của chúng), nhưng cân bằng mới này không kéo dài, thường có xu hướng phục hồi về cân bằng cũ tức là lành bệnh, khi không thể phục hồi được thì tiến triển càng bất lợi cho cơ thể, vượt quá khả năng bảo vệ của cơ thể dẫn đến tử vong. Đó cũng là tính kém bền vững của cân bằng mới. Đó cũng là quan điểm biện chứng về sự sống và cái chết; lành và bệnh là hai mặt của hiện tượng sinh học. + Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại đòi hỏi một tình trạng hằng định tương đối thì cơ thể luôn luôn phải tìm cách thích ứng với biến đổi của ngoại cảnh. Trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường bên ngoài, cơ thể phải vận dụng những cơ chế thích ứng mạnh mẽ, thậm chí có thể dẫn đến một tình trạng bệnh lý mà Selye đã coi như “bệnh thích nghi”.
- 6 Khi ngoại môi thay đổi mạnh mẽ làm thay đổi cân bằng nội môi, cũng như khi yếu tố gây bệnh tạo nên tình trạng bệnh lý, khả năng thích nghi của cơ thể sống vẫn còn nhưng đã bị hạn chế, Thí dụ khi sốt, khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể vẫn còn nhưng rất hạn chế chứ không thể như cơ thể khoẻ mạnh. Trong công tác điều trị người thày thuốc phải tìm cách phát huy tối đa khả năng thích nghi của cơ thể để mang lại hiệu quả điều trị cao. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGUYÊN NHÂN BỆNH Nguyên nhân bệnh học nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh bệnh trên cơ thể động vật. Việc nghiên cứu nguyên nhân bệnh có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Vì có nắm được nguyên nhân bệnh thì mới định ra được phương pháp điều trị bệnh chính xác và có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng vào cơ thể. 1.2.1. Một số quan niệm sai lầm về nguyên nhân bệnh học Thuyết nguyên nhân đơn thuần cho rằng vi khuẩn là nguyên nhân của mọi bệnh, cứ có vi khuẩn là có bệnh, với thái độ cực đoan quá nhấn mạnh đến vai trò gây bệnh của vi khuẩn, thuyết này đã bỏ qua vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố khác trong quá trình phát sinh bệnh, cũng không quan tâm đến cơ chế bảo vệ của cơ thể. Trong thực tế hiện nay nhiều bệnh không phải do vi khuẩn gây ra và nhiều khi tiêm vi khuẩn vào cơ thể cũng không gây được bệnh. Thuyết điều kiện đơn thuần cho rằng bệnh tật là do kết quả tác động tổng hợp của một số điều kiện và những điều kiện đó có thể gây bệnh mà không cần nguyên nhân bệnh đặc hiệu. Quan niệm này hoàn toàn sai lầm, vì các điều kiện chỉ làm cho các quá trình phát sinh bệnh dễ dàng hơn chứ không thể thay thế được nguyên nhân bệnh. Học thuyết này mang tính tiêu cực, gây trở ngại cho công tác phòng trị bệnh. Thuyết thể tạng cho rằng nguyên nhân bệnh không phải từ bên ngoài tới mà là do đặc điểm của cơ thể, do thể tạng của con vật. Đây là quan niệm của thuyết di truyền máy móc, nó không đề cập tới các yếu tố ngoại cảnh, như vậy nó chống lại khâu vệ sinh phòng bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tật. 1.2.2. Quan niệm khoa học về nguyên nhân bệnh học Quan niệm đúng đắn về nguyên nhân bệnh học phải nêu lên được mối liên hệ chặt chẽ giữa nguyên nhân bệnh và điều kiện gây bệnh, trong đó có cả yếu tố cơ thể. Nguyên nhân bệnh có vai trò quyết định và điều kiện thì phát huy tác dụng của nguyên nhân bệnh. Nguyên nhân bệnh là yếu tố có hại, khi tác động lên cơ thể sẽ quyết định bệnh phát sinh và các đặc điểm phát triển của bệnh. Yếu tố gây bệnh phải đạt tới một cường độ nhất định (độc lực, liều lượng ), đặc điểm của bệnh chính là do nguyên nhân bệnh quyết định nên dựa vào đặc điểm của bệnh có thể khám phá ra nguyên nhân bệnh để từ đó xác định phương pháp điều trị hữu
- 7 hiệu. Song nguyên nhân bệnh chỉ có thể phát huy tác dụng trong những điều kiện cơ thể nhất định, thí dụ: bệnh Tụ huyết trùng do vi khuẩn Pasteurella gây ra nhưng nó chỉ phát bệnh trong khi sức đề kháng của con vật bị giảm sút. Cường độ của nguyên nhân bệnh cũng là một điều kiện. Như vậy, khi có nguyên nhân bệnh thì bệnh sẽ phát ra trong những điều kiện nhật định, ngược lại, nếu có đầy đủ các điều kiện mà không có nguyên nhân bệnh thì bệnh cũng không thể phát ra được. Trong những điều kiện nhất định thì nguyên nhân bệnh có thể trở thành điều kiện gây bệnh, thí dụ: nuôi dưỡng kém là nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng, thiếu Vitamin là nguyên nhân của bệnh thiếu Vitamin, nhưng nó lại là điều kiện để con vật bị nhiễm khuẩn, là điều kiện của các bệnh truyền nhiễm. Mối quan hệ nhân quả trong nguyên nhân bệnh học: Mỗi bệnh (tức là hậu quả) đều do một nguyên nhân gây ra như vậy nguyên nhân có trước hậu quả. Nguyên nhân bệnh dù từ ngoài vào hay từ trong ra đều tác động lên cơ thể mà sinh ra hậu quả là bệnh. Bất cứ bệnh nào cũng đều có nguyên nhân của nó; mặc dù vậy, hiện nay còn nhiều bệnh chưa tìm được nguyên nhân, song đó là do trình độ phát triển của khoa học còn hạn chế, chưa cho phép tìm ra nhưng nguyên nhân ấy, dần dần khi khoa học càng phát triển thì càng nhiều nguyên nhân bệnh phức tạp sẽ được tìm ra. Cùng một nguyên nhân có thể sẽ có nhiều hậu quả khác nhau tuỳ theo điều kiện phát triển của bệnh, tụ cầu khuẩn có thể gây ra các ổ apse ở da, gây nhiễm trùng huyết khi vào máu. Mặt khác, cùng một hậu quả cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra; Viêm, Sốt là những quá trình bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chính đây là khó khăn thường gặp khi đi từ triệu chứng tới xác định nguyên nhân bệnh, đòi hỏi phải có phương pháp suy luận đúng đắn và logic để phân biệt giữa hiện tượng và bản chất. Như vậy một quan niệm khoa học về nguyên nhân bệnh học phải toàn diện, nhìn nhận cả vai trò của nguyên nhân bệnh và điều kiện gây bệnh, xác định đúng đắn tầm quan trọng và vị trí nhất định của mỗi yếu tố trong quá trình gây bệnh. Ngăn ngừa nguyên nhân bệnh, hạn chế tác dụng của điều kiện gây bệnh và tăng cường hoạt động tốt của thể tạng là phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu, là những mặt tích cực của công tác phòng chống bệnh. 1.2.3. Phân loại nguyên nhân bệnh a. Yếu tố bên ngoài Yếu tố cơ học: Chủ yếu là do chấn thương, tai nạn Gây tổn thương các cơ quan, làm hư hại các tổ chức của cơ thể
- 8 Yếu tố lý học: + Nhiệt độ cao trên 50OC gây tác động cục bộ làm đông vón protít của tế bào, đặc biệt là phá huỷ các men, tuỳ theo nhiệt độ cao thấp và thời gian tác động khác nhau có thể gây nên mức độ tổn thương khác nhau từ ban đỏ đến bỏng, khi nhiệt độ tác động đến toàn thân có thể gây cảm nóng. + Nhiệt độ thấp dưới 0oC cũng gây tổn thương các men của tế bào, tác động cục bộ gây giá thương, gây hoại tử móng, tai, đuôi tác động tới toàn thân gây cảm lạnh, thường gặp ở những động vật sống ở các vùng giá rét hoặc trong những mùa đông lạnh giá. + Tia phóng xạ từ nguồn phóng xạ công nghiệp hoặc trong chiến tranh gây phá huỷ các men và gây các phản ứng oxy hoá làm tổn thương tế bào sống. Các động vật khác nhau có thể chịu đựng được phóng xạ ở các mức khác nhau. + Dòng điện, tác dụng của dòng điện phụ thuộc vào điện thế và tính chất của dòng điện; dòng điện một chiều tác dụng nhanh hơn dòng xoay chiều, điện thế càng cao càng nguy hiểm. cơ chế gây tổn thương của dòng điện là gây co cứng cơ nhất là cơ tim, có thể làm tim ngừng đập, gây bỏng ở cường độ cao và gây hiện tượng điện ly vì cơ thể là một môi trường điện giải. Yếu tố hoá học Tác động của các chất hoá học phụ thuộc vào liều lượng và thành phần các chất đó, thường gây ngộ độc cho gia súc, gia cầm như axit, kiềm, kim loại nặng, chì, thuỷ ngân, asen các alcaloit từ cây cỏ, độc tố nấm mốc, tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ Yếu tố sinh học + Vi khuẩn, rất nhiều bệnh do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả bệnh truyền nhiễm và bệnh nhiễm trùng. + Virus, hầu hết các loại virus đều gây bệnh trong các bệnh truyền nhiễm Newcastle, dịch tả lợn, LMLM + Ký sinh trùng bao gồm cả các loài giun sán ký sinh, nội, ngoại ký sinh trùng và các loại Protozoa + Các loại nấm mốc + Các loại động, thực vật khác như: rắn cắn, ong đốt, các cây độc b.Yếu tố bên trong + Yếu tố di truyền: đó là những biến đổi bệnh lý thông qua cơ chế di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau qua tế bào sinh dục mang gen bệnh; qua nghiên cứu cho thấy một số bệnh phát sinh là do thiếu gen chỉ huy quá trình tổng hợp một số loại men, khi thiếu men đó thì sẽ phát sinh bệnh, ví dụ bệnh Phenylxeton niệu là do thiếu men Parahydroxylaza nên Phenylalanin không chuyển thành Tyrozin được mà phân huỷ thành Phenylxeton, rồi được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
- 9 Yếu tố di truyền cũng có thế là điều kiện để cho bệnh phát sinh. + Yếu tố thể tạng: thể tạng có thể được coi như là tổng hợp các đặc điểm chức năng và hình thái của cơ thể. Những đặc điểm này được hình thành trên cơ sở tính di truyền và quyết định tính phản ứng của cơ thể đối với tác động bên ngoài trong quá trình sống. Trước một yếu tố gây bệnh những cơ thể có thể tạng khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau. 1.3.SINH BỆNH HỌC (Pathogenesis) Sinh bệnh học nghiên cứu những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của một quá trình bệnh lý hay còn gọi là cơ chế sinh bệnh. Nắm được cơ chế sinh bệnh là yêu cầu cơ bản trong công tác phòng trị bệnh, trên cơ sở đó có thể ngăn chặn sớm những diễn biến xấu, hạn chế được tác hại của bệnh. 1.3.1. Vai trò của nguyên nhân bệnh Nguyên nhân bệnh đóng vai trò quan trọng trong diễn biến của bệnh. Tuỳ theo cường độ, vị trí và thời gian tác động mà diễn biến của bệnh có thể khác nhau. - Khi cường độ của nguyên nhân bệnh lớn thì bệnh diễn biến cấp tính, nhanh và nguy hiểm, còn khi cường độ nhỏ thì bệnh diễn biến nhẹ, ít nguy hiểm. - Thời gian tác dụng của nguyên nhân bệnh phụ thuộc vào cường độ của nguyên nhân bệnh và sức đề kháng của cơ thể. - Vị trí tác dụng của nguyên nhân bệnh cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình phát triển của bệnh, khi nguyên nhân bệnh tác động ở những nơi có ái lực với nó thì bệnh diễn biến nặng hơn những nơi khác, ví dụ: vi khuẩn lao có ái lực với phổi, vi khuẩn Brucella có ái lực với màng nhung nhau thai - Đường lan rộng của nguyên nhân bệnh: Sau khi vào cơ thể nguyên nhân bệnh muốn gây được bệnh thì phải lan rộng ra khắp cơ thể, gây nên các rối loạn trong cơ thể. Đường lan rộng thường phụ thuộc vào tính chất của nguyên nhân bệnh, thông thường nguyên nhân bệnh lây lan theo 3 đường chính là: + Lan theo tổ chức, từ nơi phát bệnh lan ra xung quanh do tiếp xúc. + Lan theo thể dịch, các loại vi khuẩn, virus và độc tố thường theo máu và dịch lympho lan rộng đến các cơ quan khác nhau. + Lan theo thần kinh, một số loại virus như virus dại, độc tố uốn ván có thể lan theo dây thần kinh. Trong thực tế khi bệnh phát sinh, nguyên nhân bệnh có thể đồng thời lan theo nhiều đường khác nhau, song tuỳ từng loại nguyên nhân bệnh có những đường lan rộng chính và đường lan rộng phụ, dựa vào đặc tính chúng ta có thể đề ra các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- 10 1. 3.2. Ý nghĩa về tính phản ứng của cơ thể trong quá trình sinh bệnh Tính phản ứng của cơ thể là đặc tính đáp ứng với mọi kích thích từ bên trong và bên ngoài. Tính phản ứng có ý nghĩa lớn trong sự xuất hiện, phát triển và diễn biến của một quá trình bệnh lý. Trong quá trình tiến hoá của sinh vật, tính phản ứng được hình thành và phức tạp dần lên, để đáp ứng lại mọi tác động bên ngoài cũng như bên trong. Cho nên, việc nghiên cứu tính phản ứng của cơ thể giúp chúng ta hiểu được cơ chế bệnh sinh và khả năng phục hồi của cơ thể khi bị bệnh, tạo điều kiện tốt cho công tác phòng trị bệnh. Một số yếu tố chính ảnh hưởng tới tính phản ứng như sau: a.Vai trò của hệ thần kinh - Loại hình thần kinh - Sự hoạt động của vỏ não - Sự hoạt động của hệ thần kinh thưc vật. Trong thưc nghiệm trên chuột cho thấy: Khi dùng một số chất như: phenamin, adrenalin, độc tố của vi khuẩn tác động lên một số chuột có những biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào loại hình thần kinh của từng con chuột. Loại chuột có loại hình thần kinh mạnh cân bằng linh hoạt các phản ứng rối loạn biểu hiện ít hơn so với chuột có loại hình thần kinh yếu. Trạng thái thần kinh ảnh hưởng đến tính phản ứng. Khi gây hưng phấn thần kinh cho động vật bằng cafein, phenamin thì phản ứng viêm mạnh hơn so với khi gây ức chế thần kinh cho động vật bằng brômua. Thần kinh thực vật: + Nếu kích thích phó giao cảm các phản ứng tạo kháng thể đặc hiệu tăng , tăng chức năng của gan và hệ thống bạch huyết đều tăng rõ rệt. + Nếu kích thích thần kinh giao cảm: Tăng quá trình trao đổi chất, tăng tính phản ứng với protein lạ, vi khuẩn, hóc môn b.Vai trò của nội tiết: Hocmon của tuyến yên ảnh hưởng đến tính phản ứng cơ thể thông qua các nội tiết tố khác (Thuỳ trước tuyến yên thông qua các hoc mon của tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục đực ). + Đặc biệt tuyến thượng thận có vai trò quan trọng đối với tính phản ứng của cơ thể. Khi cắt bỏ tuyến thượng thận thì sức đề kháng với nhiễm khuẩn mất. Liều lớn cortizon (glucocorticoit ) gây chuyển protein thành đường, ức chế phản ứng viêm, ức chế tăng sinh tổ chức liên kết, ức chế phản ứng miễn dịch (giảm tạo globulin dẫn đến giảm sản sinh kháng thể). Hocmon aldosteron (mineralo-corticoit ) điều hoà chuyển hoá nước và điện giả (giữ Na + và thải K+ ), làm tăng cường quá trình viêm.
- 11 + Khi cắt bỏ tuyến giáp: Làm tăng kích tố tuyến yên và làm tăng chức năng thượng thận. Còn khi ưu năng tuyến giáp thì ức chế hệ thống trên và tăng mẫn cảm của cơ thể đối với độc tố và nhiễm trùng, tăng chuyển hóa cơ bản. c. Vai trò của môi trường bên ngoài: Các kích thích từ môi trường cũng có tác động đến tính phản ứng của cơ thể; các kích thích đó có thể là: - Tính chất thức ăn, nước uống, không khí hít thở. - Nhiệt độ môi trường. - Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng. d. Lứa tuổi của động vật. - Động vật non do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, tính thích nghi với ngoại cảnh yếu, sức đề kháng kém thường biểu hiện: phản ứng sốt, ỉa chảy, viêm phổi - Động vật trưởng thành. Cơ thể chịu đựng tốt sức đề kháng cao, vết thương mau lành. - Động vật già yếu. Cơ thể suy kiệt tính phản ứng kém, giảm sức đề kháng, hay mắc bệnh. Bệnh lâu khỏi kéo dài, hay bị viêm mủ, viêm phổi 1.3.3. Quan hệ giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình sinh bệnh - Theo thuyết thần kinh của Pavlov thì cơ thể là một khối thống nhất, các cơ quan, mô bào có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và chịu sự điều tiết chung của hệ thần kinh trung ương, vì vậy các quá trình bệnh lý dù xảy ở cơ quan nào cũng phụ thuộc vào trạng thái chung của của cơ thể và ngược lại, thông qua cung phản xạ nó ảnh hưởng tới toàn thân. - Ảnh hưởng của toàn thân tới cục bộ: toàn thân khoẻ mạnh thì sức đề kháng tại chỗ cũng tốt, yếu tố gây bệnh khó xâm nhập và khi đã xâm nhập thì việc loại trừ cũng rất nhanh chóng. Như vậy chế độ dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể. - Ảnh hưởng của cục bộ tới toàn thân: bất kỳ một tổn thương nào ở cục bộ cũng ảnh hưởng tới toàn thân, các kích thích đau tác động tới thần kinh, các độc tố ngấm vào máu rồi tác động tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 1.3.4.Vòng xoắn bệnh lý Trong quá trình phát triển, bệnh thường diễn biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn như vậy được gọi là một khâu; các khâu này thường kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Trong một số trường hợp, những khâu sau tác động ngược trở lại khâu trước làm cho tình trạng bệnh lý nặng thêm, sự tác động như vậy gọi là vòng xoắn bệnh lý. Thí dụ: trong bệnh lợn đóng đấu mãn tính; vi khuẩn lợn đóng dấu gây viêm nội tâm mạc, van tim bị loét sùi, do đó ảnh hưởng đến tuần hoàn chung gây thiếu oxy; từ thiếu oxy lại gây rối loạn chuyển hoá các chất rồi tác động trở lại gây phì đại tim, gây
- 12 suy tim; khi suy tim lại càng thiếu oxy, lặp lại thành một vòng tròn nhưng với cung bậc lớn hơn, cứ như vậy gọi là vòng xoắn bệnh lý. 1.3.5.Các giai đoạn phát triển của bệnh Trong quá trình phát triển của bệnh, cơ thể có những biến đổi khác với khi ở trạng thái bình thường. Đặc trưng cho những biến đổi đó gọi là triệu chứng. Triệu chứng của bệnh thì muôn màu muôn vẻ, nó bao gồm những biến đổi về hoạt động chức năng của các hệ thống như hô hấp, tuần hoàn , biến đổi về chuyển hoá vật chất, biến đổi về thân nhiệt, đến những thay đổi về thành phần của máu, nước tiểu và cả thay đổi về hình thái của một số cơ quan Trong thực hành lâm sàng chúng ta có thể phân ra thành các nhóm triệu chứng như: Triệu chứng thần kinh, triệu chứng hô hấp, triệu chứng tuần hoàn, triệu chứng tiêu hóa, triệu chứng lâm sàn, triệu chứng phi lâm sàng, triệu chứng đầu tiện, triệu chứng chủ yếu, triệu chứng điển hình Sự biểu hiện của triệu chứng, cường độ thể hiện của chúng thường thay đổi trong từng giai đoạn của bệnh, trong mỗi bệnh và trong các cá thể khác nhau. Nhìn chung, quá trình phát triển của bệnh không những diễn biến theo những quy luật nhất định mà còn có tính giai đoạn, người ta thường chia ra 4 thời kỳ cơ bản trong quá trình phát triển của bệnh. Sự phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và giúp cho quá trình chẩn trị bệnh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc phân chia các thời kỳ cũng chỉ là tương đối trong quá trình phát triển liên tục của bệnh. a. Thời kỳ nung bệnh Thời kỳ nung bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh, bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu phát huy tác dụng đến khi cơ thể có những triệu chứng đầu tiên. Ở thời kỳ này khả năng thích ứng của cơ thể còn mạnh, nên các rối loạn chưa thể hiện. Thời kỳ này dài hay ngắn là phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, trạng thái cơ thể, đặc tính của nguyên nhân bệnh và vị trí tác động của nguyên nhân bệnh, thí dụ: Nhiệt thán nung bệnh 1 - 5 ngày; Uốn ván 7 - 15 ngày, Dại 1 - 3 tháng, b.Thời kỳ tiền phát Thời kỳ tiền phát bắt đầu từ khi con vật có triệu chứng đầu tiên đến khi con vật xuất hiện những triệu chứng điển hình. Ở giai đoạn này nguyên nhân bệnh tác động mạnh, khả năng thích ứng của cơ thể giảm, các rối loạn chức năng đã rõ rệt biểu hiện thành các triệu chứng chủ yếu của bệnh. Nhờ có các triệu chứng này chúng ta có thể chẩn đoán sơ bộ và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời. c.Thời kỳ toàn phát Thời kỳ này bắt đầu từ khi con vật có những triệu chứng rõ rệt đến khi bệnh chuyển biến đặc biệt. Ở thời kỳ này các rối loạn chức năng biểu hiện rõ ràng nhất, điển
- 13 hình nhất, sự rối loạn trao đổi chất và tổn thương bệnh lý nặng nề. Dựa trên các triệu chứng và bệnh tích điển hình nhất chúng ta có thể đưa ra chẩn đoán lâm sàng xác định để phòng chống bệnh cho bầy đàn. d. Thời kỳ kết thúc Thời kỳ này dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào từng loại bệnh và trạng thái cơ thể; thường có 3 dạng kết thúc bệnh như sau: + Khỏi hoàn toàn: các nguyên nhân bệnh hết tác dụng, bệnh dần dần thuyên giảm, cường độ các triệu chứng giảm dần rồi mất hết, chức năng các cơ quan trở lại bình thường, khả năng lao động và tính năng sản xuất được phục hồi hoàn toàn, với một số bệnh truyền nhiễm phát sinh trạng thái miễn dịch tốt. + Khỏi không hoàn toàn: Các nguyên nhân gây bệnh dã ngừng hoạt động, các triệu chứng chủ yếu đã đã hết, song về cấu tạo và chức năng thì chưa được khôi phục hoàn toàn (Thí dụ: trâu bò bị viêm khớp đã điều trị khỏi nhưng bị xơ cứng khớp, bò bị viêm vú đã điều trị khỏi nhưng lại mất khả năng tiết sữa. Trong nhiều trường hợp lành bệnh chỉ là biểu hiện bề ngoài, nhưng nguyên nhân bệnh chưa bị tiêu diệt hoàn toàn mà khu trú ở cục bộ một số cơ quan nào đó trong cơ thể, khi cơ thể giảm sức đề kháng thì mầm bệnh trỗi dậy, tăng độc lực gây bệnh tái phát. Đây cũng chính là nguồn lây bệnh nguy hiểm đối với các bệnh truyền nhiễm. + Chết: Chết là giai đoạn cuối cùng của sự sống, khi cơ thể không thể thích nghi được với biến đổi của điều kiện tồn tại. Dấu hiệu của chết là ngừng tim, ngừng hô hấp. Quá trình chết bao gồm các pha như sau: Thời kỳ ngưng cuối cùng: tim và hô hấp ngừng tạm thời khoảng 0,5 đến 1,5 phút, mất phản xạ mắt, đồng tử giãn rộng, vỏ não bị ức chế, các hoạt động sống đều bị rối loạn. Thời kỳ hấp hối: xuất hiện hô hấp trở lại – thở ngáp cá, tim đập yếu, phản xạ có thể xuất hiện trong thời kỳ này, hoạt động của tuỷ sống ở mức tối đa để duy trì các chức năng sinh lý (thời kỳ này kéo dài từ vài phút đến nửa giờ). Chết lâm sàng: hoạt động tim, phổi đều ngừng, thần kinh trung ương bị ức chế hoàn toàn. Thời gian chết lâm sàng kéo dài 5 – 6 phút, khi tế bào não chưa bị tổn thương thì có thể hồi phục được. Chết sinh vật: hoạt động tim, phổi đều ngừng hẳn, tế bào não bị tổn thương, mọi khả năng hồi phục không còn nữa. Sau khi chết sinh vật các mô lần lượt chết theo, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng với sự thiếu oxy của từng loại mô; mô nào trong khi sống cần nhiều oxy thì sẽ chết trước, mô nào cần ít oxy khi sống thì sẽ chết sau.
- 14 1.3.6. Cơ chế phục hồi sức khoẻ Sau một quá trình bệnh lý thì cơ thể có thể hồi phục sức khoẻ. Sức khoẻ chỉ có thể phục hồi khi nguyên nhân bệnh ngừng tác động, trạng thái cơ thể trở lại bình thường, tính hoàn chỉnh và giá trị kinh tế của nó được phục hồi. a. Chức năng thích ứng phòng ngự: Trong cơ chế phục hồi sức khoẻ, chức năng thích ứng phòng ngự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bao gồm: - Sản sinh kháng thể - Phản ứng thực bào - Chức năng giải độc của gan - Đào thải các nhân tố gây bệnh, các độc tố ra ngoài cơ thể (nôn mửa, phân, nước tiểu, mồ hôi, niêm dịch ) - Tăng sinh tế bào. b. Chức năng bù đắp: đây là một hình thức phòng ngự phổ biến rất quan trọng trong quá trình khôi phục sức khoẻ. Trong thực nghiệm nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến thượng thận thì con vật sẽ chết nhưng nếu để lại 1/10 thể tích của tuyến thì con vật vẫn sống; hoặc nếu cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp sẽ phát sinh bệnh phù, song nếu chỉ để lại 0,2% thể tích của tuyến đó thì con vật vẫn bình thường. Trong thực tế nếu cắt bỏ một bên phổi, một bên thận hoặc một phần lớn gan thì con vật vẫn có thể sống bình thường c.Trạng thái ức chế: Trong cơ chế hồi phục sức khoẻ, hiện tượng ức chế có mức độ của vỏ não là một phản ứng phòng ngự chống lại những kích thích quá mạnh hoặc kéo dài, tránh cho vỏ não khỏi bị tiêu hao quá độ. Đây cũng chính là cơ sở khoa học trong các thủ thuật điều trị bệnh sử dụng phương pháp gây tê, gây mê, dùng thuốc ngủ, thuốc an thần Câu hỏi ôn tập: 1. Bệnh là gì? anh (chị) hãy trình bày khái niệm về bệnh? 2. Trình bày những điều cần lưu ý trong khái niệm về bệnh? 3. Nguyên nhân bệnh là gì? Trình bày quan niệm khoa học về nguyên nhân bệnh học? 4. Phân loại nguyên nhân bệnh? lấy ví dụ minh hoạ? 5. Sinh bệnh học là gì? Vai trò của nguyên nhân bệnh trong sinh bệnh học? 6. Quan hệ giữa cục bộ và toàn thân trong quá trình sinh bệnh? Vòng xoắn bệnh lý là gì? có nguy hiểm không? 7. Các giai đoạn phát triển của bệnh? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các giai đoạn đó? Cơ chế phục hồi sức khoẻ? Ý nghĩa của nó trong thực hành lâm sàng?
- 15 CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT 2.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ thể động vật. Động vật máu lạnh (loại biến nhiệt) bao gồm các loại động vật không xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò sát v.v Thân nhiệt của các loại động vật này hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều hoà nhiệt. Động vật máu nóng (loại đẳng nhiệt) gồm chim và loài có vú. Thân nhiệt của các động vật này tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ của môi trường. Nhưng cũng tuỳ theo sự phát triển của hệ thần kinh mà khả năng điều hoà nhiệt trở nên phức tạp, tinh vi hơn, khả năng này ở người hoàn chỉnh và đầy đủ nhất. Các động vật máu nóng có khả năng duy trì thân nhiệt trong một phạm vi khá hẹp, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nhờ có hai quá trình: sản nhiệt (điều hoà hoá học) và thải nhiệt (điều hoà vật lý). Hai quá trình này hoạt động đối lập nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, cân bằng nhau. Rối loạn sự cân bằng này thì thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo. Thân nhiệt của mỗi loài động vật là một hằng số riêng: Ngựa 37,5 – 38,5 0C; Bò 37,5 – 39,5 0C; Trâu 38,0 – 38,50C; Nghé 38,5 – 39,0 0C; Lợn 39,0 – 39,50C; chó 37,5 – 39,0 0C Thỏ 38,5 – 39,50C; gà 40,5 - 42,00C; Vịt 41,0 – 43,0 0C 2.1.1. Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học) Quá trình sản nhiệt là quá trình điều hoà hoá học do chuyển hoá các chất tạo nên. Khi nhiệt độ của môi trường giảm thì sản nhiệt tăng, khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm. Nguồn gốc sản nhiệt chủ yếu là do chuyển hoá, do vận động co cơ rồi đến những hoạt động có chu kỳ của đường tiêu hoá. Nhờ có quá trình điều hoà sản nhiệt mà mức độ chuyển hoá tại tế bào và tổ chức được tiến hành phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể và nhiệt độ của môi trường. Lipit, gluxit, protít khi bị oxy hoá sẽ sản sinh ra nhiệt lượng; 1gram lipit sản sinh 9,3Kcal, 1gram protít sản sinh 4,1 Kcal, 1gram gluxit sản sinh 4,1 Kcal. Nhiệt lượng sinh ra được sử dụng trong hoạt động sống của cơ thể và một phần nhiệt lượng đó được sử dụng để duy trì thân nhiệt. Sự tạo nhiệt còn chịu ảnh hưởng của hocmon: Adrenalin và Noradrenalin làm tăng tạo nhiệt nhưng ngắn hạn; Thyroxin cũng tăng tạo nhiệt nhưng kéo dài hơn. Và
- 16 song song với quá trình sản nhiệt ấy thì quá trình thải nhiệt đồng thời vẫn xảy ra có tác dụng làm giảm thân nhiệt tương đương với quá trình tăng thân nhiệt. 2.1.2. Quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý) Quá trình thải nhiệt là quá trình mất nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài, thường được tiến hành qua các đường sau đây: Truyền nhiệt là sự mất nhiệt của cơ thể bởi các vật có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể như không khí, thức ăn Khuếch tán nhiệt còn gọi là toả nhiệt, là khả năng mất nhiệt cho các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơn (hoặc thu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn). Mất nhiệt do truyền nhiệt và khuếch tán nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ của môi trường và chiếm 65% tổng số nhiệt lượng thải ra hàng ngày của cơ thể (ở gia súc có lông dày, mỡ dày quá trình thải nhiệt này ít hơn). Bốc nhiệt là hiện tượng mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và niêm mạc đường hô hấp, chiếm 30% số nhiệt lượng hàng ngày; 1g nước khi bốc hơi lấy đi 0,6 Kcal nhiệt. Nếu như mất nhiệt bằng cách truyền nhiệt và khuếch tán là rất quan trọng khi nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ cơ thể, thì ý nghĩa của nó sẽ giảm dần và có thể mất hẳn khi nhiệt độ của môi trường cao hơn. Lúc này mất nhiệt theo cách bốc nhiệt qua mồ hôi và hơi thở trở nên quan trọng. Bốc hơi qua da được tiến hành chủ yếu nhờ sự bài tiết mồ hôi, do trung tâm điều hoà nằm ở hành tuỷ và tuỷ sống điều hòa. Những trung tâm này bị hưng phấn hay ức chế là do tác dụng của nóng hay lạnh trên bề mặt của da. Còn khi cơ thể bị bệnh thì nó lại chịu tác dụng trực tiếp của máu. Các xung động được dẫn truyền qua sợi thần kinh giao cảm, đến chi phối các tuyến mồ hôi. Bốc nhiệt qua da phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: tốc độ chuyển động của không khí, độ ẩm, bề mặt của lớp mỡ dưới da, tính chất của lông và nhất là sự phụ thuộc vào mức độ co giãn của mạch máu ngoại vi. Khi bị nóng thì mạch máu ngoại vi giãn ra, lưu lượng máu tăng, làm cho da đỏ, lớp mỡ dưới da cũng trở nên dẫn nhiệt, do đó sự thải nhiệt bằng dẫn truyền và khuếch tán tăng làm thân nhiệt giảm xuống. Ngoài ra, cơ thể còn thải nhiệt qua phân và nước tiểu (chiếm 2%), mất nhiệt để hâm nóng thức ăn và hơi thở (3%) 2.1.3. Trung khu điều hoà nhiệt Trung tâm điều hoà nhiệt nằm ở hạ khâu não, ở 1/3 phía sau của nhân xám. Nó gồm hai phần: phần trước điều hoà những phản xạ mà nóng tăng cường, khi bị kích thích thì gây giãn mạch và tăng tiết mồ hôi, khi tổn thương thì gây thân nhiệt cao, phần sau, ngược lại, điều hoà những phản xạ tăng hoạt động khi lạnh như run rẩy và khi bị tổn thương thì thân nhiệt giảm.
- 17 Tóm tắt những cơ chế làm tăng, giảm sản nhiệt hoặc tăng, giảm thải nhiệt Những cơ chế mà lạnh tăng cường Run rẩy, đói, tăng hoạt động Tăng tiết TSH, nor-adrenalin và adrenalin Tăng sản nhiệt Co mạch dưới da, nằm co quắp, sởn gai ốc, co cơ, dựng lông Giảm mất nhiệt Những cơ chế mà nóng tăng cường Giãn mạch dưới da, tăng tiết mồ hôi, tăng hô hấp Tăng mất nhiệt Chán ăn, thờ ơ, bất động, giảm tiết TSH Giảm sản nhiệt Tóm lại: Tất cả những yếu tố tham gia vào điều hoà sản nhiệt và thải nhiệt chỉ có thể hoạt động bình thường khi trung tâm điều hoà nhiệt, các vùng cảm thụ nhiệt, đường dẫn truyền thần kinh toàn vẹn. 2.2- RỐI LOẠN THÂN NHIỆT Rối loạn thân nhiệt là hậu quả của mất cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằng này có thể gây nên hai trạng thái khác nhau: giảm thân nhiệt và tăng thân nhiệt. 2.2.1. Thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh): thân nhiệt giảm là tình trạng mất nhiều nhiệt của cơ thể gây rối loạn cân bằng giữa thải nhiệt (TN) và sản nhiệt (SN) làm cho thân nhiệt giảm xuống và tỷ số SN/TN < 1. Người ta chia ra làm ba loại giảm thân nhiệt. - Giảm thân nhiệt sinh lý: gặp ở động vật ngủ đông - Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ môi trường thấp hoặc trạng thái bệnh lý của cơ thể. - Giảm thân nhiệt nhân tạo Nguyên nhân và điều kiện gây giảm thân nhiệt Giảm thân nhiệt có thể do: - Giảm sản nhiệt, gặp trong các trường hợp bệnh lý do rối loạn chuyển hoá trung gian nghiêm trọng như ở các bệnh: xơ gan, thiếu dinh dưỡng - Tăng thải nhiệt do nhiệt độ của môi trường bên ngoài thấp, vượt quá khả năng sản nhiệt của cơ thể. Đó là nhiễm lạnh. Nhiễm lạnh cũng có thể xảy ra ngay cả trong trường hợp nhiệt độ của môi trường bên ngoài không thấp lắm, đặc biệt là trong môi trường nước. Thường gặp trong khi gia súc ngâm lâu dưới nước, đứng lâu ở nơi có gió lùa. Ngoài ra, còn gặp trong các trạng thái sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch. Trong các trường hợp này do giãn mạch ngoại vi nên vừa có giảm sản nhiệt, vừa có tăng thải nhiệt. Trong những điều kiện như nhau của điều kiện nhiệt độ môi trường, mức độ nhiễm lạnh khác nhau tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố:
- 18 - Thời gian chịu tác dụng của lạnh dài hay ngắn. - Độ ẩm và tốc độ của không khí chuyển động: độ ẩm cao làm tăng thải nhiệt do khuếch tán nhiệt và dẫn truyền nhiệt. Tốc độ vận chuyển của không khí càng nhanh thì lượng không khí lạnh tiếp xúc với bề mặt của cơ thể trong một đơn vị thời gian càng nhiều, cơ thể bị nhiễm lạnh. - Trạng thái của cơ thể, tuổi tác có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều nhiệt: động vật già và non thì sức chịu đựng với lạnh rất kém do tính phản ứng giảm sút hoặc do hệ thần kinh phát triển chưa đầy đủ. Con vật ốm lâu ngày, gầy yếu dễ bị nhiễm lạnh hơn động vật khoẻ mạnh, béo tốt -Tình trạng nuôi dưỡng: ăn uống đầy đủ nâng cao khả năng chống lạnh. Trước đây, trâu bò của các Hợp tác xã Nông nghiệp hay đổ ngã về mùa đông do nuôi dưỡng kém, cày kéo vất vả làm giảm khả năng chống rét. Những rối loạn của cơ thể khi bị giảm thân nhiệt Khi bị nhiễm lạnh, phản ứng của cơ thể qua ba thời kỳ: Thơì kỳ đầu: thời kỳ hưng phấn, cơ thể vận động tất cả hệ thống thích ứng phòng ngự để duy trì thân nhiệt: mạch ngoại vi co lại, làm giảm thải nhiệt, tiết adrenalin, tăng chuyển hoá trong cơ thể, tăng glucoza huyết, rùng mình, làm tăng sinh nhiệt (tăng vận động, run, tăng trương lực cơ, tăng tuần hoàn, tăng hô hấp, tăng hấp thụ oxy). Phản ứng này phát sinh theo cơ chế phản xạ, chủ yếu do hưng phấn và tăng hoạt động của thần kinh giao cảm và của hệ thống nội tiết. Phản ứng cũng có thể không xảy ra nếu trung tâm điều hoà nhiệt bị ức chế. Thời kỳ 2: thời kỳ ức chế do tác dụng lâu dài của lạnh, cơ thể tiếp tục mất nhiệt, những phản ứng kể trên bị giảm sút: tim chậm, hô hấp chậm, cung cấp oxy bị giảm, chuyển hoá bị rối loạn, các sản phẩm độc bị tích lại nhiều gây nhiễm độc toàn thân. Thời kỳ 3: thời kỳ kiệt quệ, thời kỳ này các chức phận sinh lý của cơ thể bị suy sụp hoàn toàn, con vật hôn mê, rồi chết trong tình trạng liệt hô hấp. Mổ xác chết thấy hiện tượng thoái hoá mỡ nội tạng và niêm mạc bị xuất huyết. 2.2.2. Thân nhiệt tăng Khác với thân nhiệt giảm, thân nhiệt tăng là một tình trạng cơ thể tích luỹ nhiệt, do hạn chế quá trình thải nhiệt vào môi trường hoặc do tăng sản nhiệt, cũng có khi phối hợp cả hai. Có hai loại tăng thân nhiệt: - Tăng thân nhiệt do nhiệt do nhiệt độ môi trường quá cao (nhiễm nóng): gặp trong cảm nóng và say nắng. - Tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt: gặp trong sốt. Nhiễm nóng : Nhiễm nóng là tăng thân nhiệt gặp trong cảm nóng và say nắng, do môi trường có nhiệt độ quá cao, làm hạn chế thải nhiệt.
- 19 Có nhiều điều kiện làm cho nhiễm nóng dễ xuất hiện: - Thời gian tác động của nhiệt độ cao càng lâu, nhiễm nóng càng nặng. - Độ ẩm và tốc độ vận chuyển không khí: độ ẩm không khí càng cao, mức độ thông thoáng kém thì khả năng nhiễm nóng càng dễ xuất hiện. - Những con vật lông dày, mỡ dưới da dày, động vật không có tuyến mồ hôi hạn chế quá trình thải nhiệt. - Trạng thái cơ thể như : tuổi tác, sức khoẻ, gày, béo, chế độ nuôi dưỡng và làm việc đều ảnh hưởng đến nhiễm nóng. Cơ thể bị nhiễm nóng thường diễn biến qua ba giai đoạn thể hiện sự rối loạn chức phận và chuyển hoá của các cơ quan. Giai đoạn 1: Là giai đoạn thích ứng nhằm tăng cường thải nhiệt, giãn mạch ngoại biên, máu chảy nhanh, tăng bài tiết mồ hôi và hạn chế sản nhiệt như: nằm yên, giảm chuyển hoá. Giai đoạn 2: Nếu sức nóng cứ tiếp tục tác động thì khả năng thích ứng thải nhiệt trên đây giảm dần. Nhiệt lượng tích lại, làm cho thân nhiệt tăng lên, cơ thể trong trạng thái hưng phấn, giãy giụa, kêu la, tăng trương lực cơ, tăng phản xạ, hô hấp nhanh và nông. Chuyển hoá tăng, đặc biệt là chuyển hoá protit, nitơ đào thải qua nước tiểu tăng lên và kéo dài nhiều ngày sau khi nhiễm nóng. Giai đoạn 3: Thân nhiệt tăng cao, động vật chuyển qua giai đoạn ức chế: nằm yên, bất động, co giật, tuần hoàn, hô hấp giảm dần, mất phản xạ, rối loạn chuyển hoá năng lượng, rối loạn chuyển hoá nước - muối, axit - bazơ, làm cho pH giảm, dự trữ kiềm giảm, gây nhiễm axit; động vật chết vì ngừng hô hấp và ngừng tim. Cảm nóng là tình trạng đặc biệt của nhiễm nóng, thân nhiệt tăng lên nhanh chóng, các chức phận bị rối loạn nghiêm trọng, thở nhanh, nông, thở có chu kỳ, mạch nhanh yếu, huyết áp hạ, đái ít hoặc vô niệu, không bài tiết mồ hôi, đôi khi hôn mê và co giật, thân nhiệt tăng lên nhanh chóng, chuyển hoá trung gian bị rối loạn, nhất là chuyển hoá protit làm cho amoniac tăng, axit tăng, nhiễm độc nặng con vật có thể chết sau vài giờ trong tình trạng trụy tim mạch. Cảm nóng hay gặp trong những ngày hè nóng bức, độ ẩm cao hoặc trong những điều kiện thông thoáng kém. Tỷ lệ cảm nóng ở gà đẻ rất cao. Sở dĩ gà mái đẻ hay chết nóng là do đặc điểm cấu tạo giải phẫu của gà đẻ không thuận lợi cho quá trình thải nhiệt, gà mái đẻ có lớp lông vũ dày, da gà không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ bụng khá phát triển nên khi không khí nóng theo các túi khí tác động trực tiếp vào các khí quan nội tạng như gan, lách thì khả năng thải nhiệt của gà khó thực hiện nên gà bị chết nóng, mặt khác, trao đổi cơ bản của gà đẻ rất cao nên lượng nhiệt sinh ra rất lớn cũng góp phần tác động làm cho gà đẻ dễ bị chết nóng vào những ngày mùa hè.
- 20 Say nắng: là trạng thái tăng thân nhiệt cấp tính, do tác dụng trực tiếp của tia nắng lên gáy và đỉnh đầu, thường xảy ra ở xứ nóng, với những động vật không quen chịu nắng. Ở đây “nhiệt độ vùng đầu” tăng lên đột ngột, các tế bào nhạy cảm với nhiệt của hạ khâu não bị kích thích mạnh gây một loạt các phản xạ thải nhiệt như giãn mạch ngoại vi, toát mồ hôi. Nếu bị nhẹ, chỉ thấy con vật ủ rũ, nôn, vã mồ hôi, tuần hoàn và hô hấp nhanh, thân nhiệt tăng. Nếu cứu chữa kịp thời những rối loạn đó sẽ hồi phục hoàn toàn. Nhưng cứ tiếp tục bị nắng chiếu dọi thì tình trạng trở nên nặng hơn, thân nhiệt tiếp tục tăng lên, các rối loạn chuyển hoá và chức phận càng trở nên nghiêm trọng, cuối cùng dẫn tới tử vong. Song nếu chữa tích cực, đưa con vật vào chỗ râm mát, làm lạnh đầu và toàn thân, truyền dung dịch, rút nước não tuỷ, v.v thì vẫn có thể khỏi được. Khi chết, khám nghiệm xác chết thấy xung huyết ở màng não và não (chất xám của vỏ não và hành tuỷ); còn có thể bị phù não và phù phổi. Sốt là trạng thái bệnh lý gặp trong rất nhiều bệnh, gây ra nhiều rối loạn quan trọng cho các chức phận của cơ thể. Do đó cần được nghiên cứu kỹ càng. 2.3 - SỐT (Febris) 2.3.1. Khái niệm: Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố có hại, thường gặp nhất là yếu tố nhiễm khuẩn. Đó là một phản ứng thích ứng toàn thân của động vật máu nóng. Phản ứng đó được hình thành trong quá trình tiến hoá của động vật. Khác với cảm nóng và say nắng, thân nhiệt tăng là do nhiệt độ bên ngoài tăng; còn trong sốt, thân nhiệt tăng là do rối loạn của chính trung tâm điều hoà nhiệt. 2.3.2. Nguyên nhân gây sốt Người ta chia nguyên nhân sốt ra làm hai loại lớn: Sốt do nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các bệnh nhiễm vi khuẩn và vi rút đều có sốt. Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhiễm khuẩn không sốt như lỵ amip; thậm chí có khi thân nhiệt lại giảm như trong bệnh tả. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt xuất hiện chủ yếu là do tác dụng của độc tố vi khuẩn; ngoài ra bản thân vi khuẩn và các sản phẩm hoạt động sống của chúng, cũng như các sản phẩm của huỷ hoại mô bào, đều có khả năng gây sốt. Gần đây người ta đã tinh chế được các chất gây sốt rất mạnh từ môi trường nuôi cấy vi khuẩn (cả vi khuẩn Gram âm và Gram dương), từ mủ và dịch rỉ viêm. Đó là những chất polysaccarit hay lipo - polysaccarit có tác dụng gây sốt rất mạnh nhưng độc tính lại rất thấp, không gây tác hại cơ thể. Ví dụ chất pyrexin (lấy từ môi trường nuôi cấy của vi khuẩn Salmonella Abortus Equi) đem tiêm vào tĩnh mạch
- 21 thỏ với liều rất nhỏ: 0,001 microgam cho 1 kg cơ thể, đã có thể gây sốt kéo dài hàng giờ (Westplate, 1955). Những chất gây sốt do vi khuẩn sinh ra có thể chịu được nhiệt đến 160oC. Sốt không do nhiễm khuẩn Bao gồm các loại nguyên nhân sau đây Sốt do protit lạ Có hai loại protit lạ: loại từ ngoài đưa vào cơ thể như kháng huyết thanh, vacxin, truyền máu và một số loại protit được dùng gây sốt để điều trị; còn loại protit nội sinh do sản phẩm phân huỷ protit của cơ thể, gặp trong xuất huyết nội, hoại tử tổ chức (bỏng chấn thương, huỷ hoại bạch cầu, gãy xương, dung huyết,v.v ) Sốt do muối Khi tiêm vào cơ thể dung dịch muối ưu trương, nhất là khi tiêm vào tổ chức dưới da hay bắp thịt, có thể gây ra sốt. Người ta cho rằng, trong trường hợp nây có lẽ dung dịch muối làm hoại tử tế bào sinh ra những protit lạ khác. Sốt do tác dụng của dược chất Một số chất có tác dụng gây rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, hạn chế thải nhiệt như cafein, phenamin, adrenalin, tetra-hydronaphlylamin, kích thích sinh nhiệt như: thyroxin Sốt do thần kinh Sốt do thần kinh có thể xuất hiện khi tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não. Sốt còn xuất hiện do phản xạ đau đớn, sợ hãi Tuy phân chia ra các loại nguyên nhân có tính chất khác nhau như vậy nhưng trong thực tế thì các nguyên nhân ấy lại luôn luôn phối hợp với nhau. Chẳng hạn sốt do nhiễm khuẩn, đứng về bản chất mà nói, nó rất giống sốt do protit lạ hoặc muối. Tách riêng sốt do thần kinh chẳng qua cũng là để nhấn mạnh vai trò của thần kinh trong cơ chế sốt mà thôi, vì thực sự như trong phần cơ chế bệnh sinh, thì trong sốt nào cũng có rối loạn trung tâm điều hoà nhiệt của thần kinh. 2.3.3 . Diễn biến của sốt Qua thực nghiệm cũng như trên lâm sàng, quá trình sốt có thể chia làm ba giai đoạn, biểu hiện của thay đổi sản nhiệt và thải nhiệt có khác nhau, nhưng liên tiếp nhau tạo thành một cơn sốt thống nhất. Giai đoạn sốt tăng. Trong giai đoạn này, sản nhiệt tăng và thải nhiệt giảm, do đó tỷ số SN/TN > 1. Phản ứng tăng nhiệt đầu tiên là run rẩy, sởn da gà, rung cơ. Mặt khác phản ứng giảm thải nhiệt là co mạch dưới da, da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết mồ hôi. Vì máu dồn vào trong nên mới đầu bệnh súc có thể đái nhiều hơn bình thường.
- 22 Giai đoạn sốt đứng. Giai đoạn này sản nhiệt vẫn cao hơn bình thường, song thải nhiệt tăng do giãn mạch toàn thân: da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng. Một thăng bằng mới xuất hiện, nhưng ở mức cao. Khi này nếu tạo điều kiện cho tăng thải nhiệt bằng cách chườm lạnh, dùng thuốc hạ nhiệt sẽ đem lại nhiều kết quả. Mặc dù trung tâm điều hoà nhiệt có rối loạn nhưng nó vẫn còn hoạt động và duy trì thân nhiệt ở mức độ cao hơn bình thường. Giai đoạn sốt lui Thải nhiệt chiếm ưu thế qua mồ hôi, hơi thở mạnh. Mạch ngoại biên giãn tạo điều kiện cho sự bốc nhiệt tăng lên. Như vậy thải nhiệt mạnh hơn sản nhiệt, nhiệt độ hạ xuống cho đến khi cân bằng lúc đầu được lặp lại và thân nhiệt trở lại bình thường. Cũng cần chú ý là có thể có những bệnh súc thân nhiệt giảm đột ngột do đái nhiều, ra mồ hôi nhiều làm mất nước, huyết áp hạ gây trụy tim mạch lúc hết sốt. 2.3.4. Cơ chế phát sốt Sốt là do rối loạn chức phận của trung tâm điều hoà nhiệt làm thay đổi mối tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh sốt là do biến đổi chức phận của trung tâm điều hoà nhiệt dưới ảnh hưởng của chất gây sốt. Biến đổi đó rõ nhất trước và trong khi nhiệt độ tăng cao (giai đoạn sốt tăng), tới khi nhiệt độ dừng ở mức cao (sốt đứng) thì những biến đổi đó lại giảm đi đột ngột, và cuối cùng thân nhiệt trở về mức bình thường với sự hoạt động cân bằng của trung tâm điều hoà nhiệt. Để giải thích sự biến đổi của mối tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt xảy ra ở giai đoạn đầu, người ta cho rằng, dưới ảnh hưởng của chất gây sốt, trung tâm kém nhạy cảm đối với các kích thích nóng; Ngược lại, nó tăng nhạy cảm với các kích thích lạnh. Lúc này nhiệt độ của máu tỏ ra “quá lạnh” đối với trung tâm điều hoà nhiệt, do đó gây phản ứng làm tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt (giống khi cơ thể tiếp xúc với môi trường lạnh), thân nhiệt tăng lên, đó là giai đoạn sốt tăng. Sang giai đoạn thứ hai (sốt đứng), khi sốt ở mức độ cao, nhiệt độ cao của cơ thể sẽ làm cho phản ứng của trung tâm điều nhiệt đối với lạnh giảm xuống có tác dụng ức chế sản nhiệt và tạo điều kiện cho quá trình thải nhiệt xuất hiện. Ở giai đoạn thứ ba (sốt lui), chất gây sốt hết tác dụng, lúc này trung tâm điều nhiệt cảm thấy quá nóng so với nhiệt độ của môi trường quanh nó, nên phản ứng làm tăng thải nhiệt và thân nhiệt dần dần giảm xuống. Cần chú ý, trong khi sốt, bệnh súc vẫn còn khả năng điều nhiệt. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi hay khi vận động, phản ứng điều nhiệt ở cơ thể bệnh gần như cơ thể lành. Riêng đối với bệnh sốt nhiễm khuẩn nặng, cơ thể suy nhược, thì sức đề kháng đối với lạnh và nóng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ rằng sự tăng thân nhiệt trong quá trình sốt mang tính chất chủ động.
- 23 Cơ chế tác dụng của chất gây sốt lên trung tâm điều nhiệt Cho đến nay người ta chưa thể giải thích rõ ràng cơ chế tác dụng của chất gây sốt lên trung tâm điều nhiệt. Dựa trên cơ sở thực nghiệm, có ý kiến cho rằng các chất gây sốt ngoại lai tác động lên trung tâm điều nhiệt thông qua một chất gây sốt nội sinh do các bạch cầu đa nhân trung tính tiết ra. Một số ý kiến khác lại nhấn mạnh vai trò của thần kinh trong cơ chế gây sốt. Theo ý kiến này thì chất gây sốt có thể tác dụng trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt làm rối loạn cân bằng giữa hai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Một số thí nghiệm nói lên vai trò của cơ quan thụ cảm tại chỗ. Người ta đã tiêm cùng một chất gây sốt với liều lượng như nhau vào những vùng khác nhau trên thỏ và thu được những kết quả sau (xem bảng dưới). Nơi tiêm Thời gian chất gây sốt Thời gian xuất hiện Mức độ sốt xuất hiện trong máu cơn sốt Dưới da Trung bình Trung bình + Thận Sớm nhất Chậm nhất Khớp Chậm nhất Sớm nhất +++ Bảng kết quả tóm tắt trên đây cho ta thấy rằng: thời gian chất gây sốt có trong máu, thời gian xuất hiện cơn sốt với cường độ cơn sốt, không có sự tương ứng. Khi tiêm chất gây sốt vào khớp, mặc dù nó xuất hiện trong máu chậm nhất, nhưng cơn sốt lại đến sớm nhất và cường độ cơn sốt lại mạnh nhất. Trái lại khi tiêm vào thận, chất gây sốt có mặt trong máu nhanh nhất, song cơn sốt lại xuất hiện chậm nhất và cơn sốt không xuất hiện rõ ràng. Điều đó chứng tỏ rằng, cơ chế sốt phụ thuộc vào cơ quan thụ cảm tại chỗ mà từ đó tạo ra luồng xung động theo đường phản xạ thần kinh tác động lên trung tâm điều nhiệt. Người ta cắt dây thần kinh đùi ở một con thỏ, rồi tiêm chất gây sốt ngay vào chân đó; sau 8 – 18 giờ, cơn sốt xuất hiện và đạt mức tối đa sau 10 – 20 giờ. Trong khi đó với thỏ bình thường, chỉ một giờ sau, cơn sốt đã xuất hiện và chậm nhất là 10 giờ sau, cơn sốt đã đạt mức tối đa. Nếu phong bế tại chỗ bằng novocain trước rồi tiêm chất gây sốt thì cơn sốt xuất hiện chậm hơn. Các tác giả đã cho rằng, sau khi kích thích các thụ quan tại chỗ, chất gây sốt vào máu đi khắp cơ thể, tác động lên toàn bộ hệ thống thụ quan và trực tiếp tác động vào trung tâm gây điều nhiệt gây hưng phấn và hưng phấn mạnh nhất là giai đoạn trước và trong cơn sốt, làm tăng sản nhiệt. Ngược lại, nếu kích thích quá mạnh, sẽ gây ức chế vượt giới hạn làm thân nhiệt giảm. Đó là những trường hợp có thể gặp trong sốt do nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc nặng, sốt do phóng xạ.
- 24 Vai trò của vỏ não trong quá trình sốt Phản ứng sốt được quyết định bởi các trung tâm dưới vỏ là chủ yếu. Nhưng quá trình rối loạn điều nhiệt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của vỏ não. Bình thường vỏ não điều hoà hoạt động của các trung tâm dưới vỏ theo hình thức kìm hãm các hoạt động đó – trong đó có trung tâm điều hoà nhiệt. Trên thực nghiệm thấy rằng, ở súc vật phá vỏ não, phản ứng sốt phát sinh rất mạnh. Đem tiêm cùng một liều chất gây sốt cho ba thỏ tương tự như nhau về khối lượng và trạng thái cơ thể nhưng trước đó, một thỏ được tiêm cafein - sốt mạnh nhất, và sốt chậm nhất là thỏ uống bromua, vì chất này ức chế toàn bộ thần kinh kể cả trung tâm điều hoà nhiệt. Trên lâm sàng, loại hình thần kinh ở trạng thái ức chế (lầm lì, u sầu) thì phản ứng sốt yếu. Ngược lại, loại hình thần kinh hưng phấn (thể hung dữ) thì phản ứng sốt rất mạnh hoặc ở động vật non do vỏ não phát triển chưa đầy đủ nên sốt cao và dễ có co giật và hôn mê. Vai trò nội tiết Toàn bộ các tuyến nội tiết có ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến sốt, đến nay cũng chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên việc cắt bỏ một số tuyến như hạ não, tuyến giáp, v.v thì thấy phản ứng sốt giảm. Ngược lại, nếu tiêm adrenalin, noradrenalin, lại có thể gây được cơn sốt. Điều đó chứng tỏ nội tiết có tham gia vào phản ứng sốt. Sơ đồ cơ chế tăng thân nhiệt trong sốt Chất gây sốt Trung tâm điều hoà nhiệt Sợi tiết Cholin Sợi tiết Adrenalin Các dây thần kinh Hệ TK giao cảm Hệ TK giao cảm vận động cơ Ức chế tiết mồ hôi Tăng trương lực cơ (run, rùng mình) Co mạch ngoại vi Tăng chuyển hoá cơ bản Giảm thải nhiệt Tăng sản nhiệt SN TN Tăng thân nhiệt (sốt)
- 25 2.3.5. Các kiểu sốt Theo cường độ cơn sốt người ta chia ra: - Sốt nhẹ khi thân nhiệt tăng ít hơn 1oC - Sốt vừa tăng 1 - 2oC - Sốt nặng tăng 2 - 3oC - Sốt rất nặng tăng trên 3oC Theo đường biểu diễn nhiệt độ, lại chia ra bốn loại: - Sốt liên tục: nhiệt độ giữ ở mức cao trong một thời gian, sáng chiều thay đổi không quá 1o, thường gặp trong viêm phổi, phó thương hàn bê. - Sốt dao động: nhiệt độ sáng chiều chênh nhau quá 1o, gặp trong nhiễm khuẩn huyết, trong lao phổi, viêm mủ, giai đoạn cuối của thương hàn. - Sốt cách quãng: có sự luân phiên giữa cơn sốt và thời kỳ không sốt, gặp trong các bệnh ký sinh trùng đường máu, sốt rét ở người. - Sốt hồi quy: khác loại cách quãng ở chỗ khoảng thời gian không sốt kéo dài hơn, gặp trong bệnh xoắn khuẩn. Ngoài ra còn có loại sốt không điển hình, là dạng sốt không tuân theo quy luật gặp trong bệnh tỵ thư ngựa. 2.3.6. Rối loạn chuyển hoá trong sốt Tăng chuyển hoá trong sốt xảy ra do đặc tính của các chất gây sốt, do tăng thân nhiệt và do tình trạng đói của cơ thể. Rối loạn chuyển hoá trong sốt tuy biểu hiện ở từng loại bệnh, từng cá thể có khác nhau, song nói chung có một số quy luật diễn biến nhất định giống nhau. Rối loạn chuyển hoá năng lượng Trong đa số trường hợp sốt, đều có tăng chuyển hoá, do đó hấp thụ oxy tăng (trung bình 5 – 10%). Khả năng này tăng mạnh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn sau của sốt. Trên thực nghiệm thấy, nếu nhiệt độ tăng 1o, thì chuyển hoá tăng 3,3%. Cần chú ý sự tăng hấp thụ oxy có nhiều khi không tương xứng với mức độ sốt. Thí dụ: trong sốt phó thương hàn thực nghiệm ở thỏ, nhu cầu oxy cho 1kg cơ thể là 11ml trong một phút thì ở thỏ bình thường cũng cần với mức tương tự (11,5ml). Chuyển hoá Gluxit. Tăng chuyển hoá gluxit, lượng dự trữ glycogen giảm, glucoza huyết tăng, có thể có glucoza niệu, lượng axit lactic tăng. Chuyển hoá Lipit. Chuyển hoá lypit chỉ tăng mạnh trong sốt cao và kéo dài, lượng dự trữ glycogen giảm làm cho lipit huyết tăng, xuất hiện thể xê ton trong máu.
- 26 Chuyển hoá protit . Chuyển hoá protit tăng mạnh trong sốt do nhiễm độc, nhiễm khuẩn và đói ăn của cơ thể, lượng nitơ đào thải qua nước tiểu tăng. Chính vì vậy trong các trường hợp sốt cao và kéo dài, cần phải cung cấp nhiều thức ăn dễ tiêu có nhiều chất bổ. Nhất là phải tiêm huyết thanh ngọt ưu trương, nhằm hạn chế quá trình tự thực protit của cơ thể khi nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể giảm sút. Chuyển hoá vitamin Do tăng chuyển hoá nói chung nên nhu cầu vitamin cũng tăng, nhất là vitamin C và B1. Khi sốt, cần thiết phải cung cấp nhiều vitamin loại này cho bệnh súc. Chuyển hoá nước và muối. Trong giai đoạn đầu, chuyển hoá nước và muối hơi tăng. Sang giai đoạn hai nước bị giữ lại trong cơ thể, tiểu tiện ít. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tăng nội tiết có tác dụng giữ muối và nước, quan trọng nhất là aldosteron của thượng thận và ADH của thuỳ sau tuyến yên. Ngoài ra còn do tăng các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá và do chức phận lọc của cầu thận giảm. Sang giai đoạn ba, sự bài tiết nước tiểu lại tăng, bài tiết mồ hôi tăng, làm tăng quá trình thải nhiệt. Về muối thấy bài tiết natri clorua giảm, bài tiết kali sulfat và phosphat tăng lên, nhất là trong giai đoạn sốt tăng. Khi sốt lui, ngược lại, vì tăng đào thải natri nên bệnh nhân có thể bị nhiễm axit do mất nhiều muối kiềm. 2.3.7. Rối loạn chức năng các cơ quan trong sốt Do bị nhiễm độc tố vi khuẩn và các sản phẩm rối loạn chuyển hoá, do thân nhiệt cao mà gây ra rối loạn của nhiều chức phận trong cơ thể. Rối loạn thần kinh. Trong sốt, thần kinh ở trạng thái hưng phấn rồi ức chế, bệnh súc thường khó chịu, không yên tĩnh , ủ rũ, mệt mỏi, nếu nặng hơn có thể bị co giật. Rối loạn tuần hoàn Khi sốt, tim đập nhanh, nhiệt độ tăng 10C thì tim tăng lên khoảng 10 nhịp. Nguyên nhân gây tăng tuần hoàn có thể do thần kinh giao cảm bị hưng phấn, do nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào thần kinh tự động của tim và do nhu cầu oxy của tăng chuyển hoá. Tăng hoạt động của tim còn phụ thuộc vào đặc tính của các yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Như trong viêm màng não, thân nhiệt tăng cao nhưng mạch lại chậm, ngược lại trong sốt thương hàn, mạch tăng nhanh nhưng thân nhiệt lại tăng ít. Do độc tố của vi khuẩn ức chế hệ thần kinh, trong dó trung khu điều hoà nhiệt. Rối loạn tuần hoàn còn thể hiện ở sự thay đổi huyết áp. Trong giai đoạn đầu huyết áp có thể hơi tăng do co mạch quản ngoại vi. Sang giai đoạn 2 và nhất là giai đoạn 3, huyết áp hạ do giãn mạch quản ngoại vi, đôi khi giảm quá mạnh gây truỵ tim mạch.
- 27 Rối loạn hô hấp Rối loạn hô hấp trong sốt thường diễn ra song song với rối loạn tuần hoàn. nguyên nhân tăng hô hấp là do tăng nhiệt độ, tăng nhu cầu oxy và tăng axit của máu. Tăng hô hấp có tác dụng điều hoà thân nhiệt. Rối loạn tiêu hoá Rối loạn tiêu hoá thường đến sớm với các triệu chứng chán ăn, giảm tiết dịch tiêu hoá, trắng lưỡi, khô miệng, tiêu hoá và hấp thu giảm, giảm nhu động ruột gây táo bón. Tăng quá trình lên men trong ruột gây chướng hơi và nhiễm độc. Vì vậy khi sốt cần cho con vật ăn các thức ăn dễ tiêu hoá. Nguyên nhân gây giảm nhu động ruột là do rối loạn của thần kinh giao cảm và do rối loạn chuyển hoá, thiếu năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ. Rối loạn chức phận của thận Do tác động của độc tố vi khuẩn và do rối loạn tuần hoàn nên hoạt động của thận cũng bị ảnh hưởng; giai đoạn đầu tăng bài tiết nước tiểu, sang giai đoạn 2 sẽ giảm bài tiết nước tiểu do tích nước ở mô bào, giai đoạn hạ sốt lại tăng bài tiết nước tiểu. Chất lượng nước tiểu cũng thay đổi, tăng lượng albumin, tăng amoniac và nhiều chất khác trong nước tiểu. Rối loạn nội tiết Trong sốt, hoạt động nội tiết tăng, đặc biệt là hạ não và thượng thận. Sự tăng tiết ACTH và cortison trong máu có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Tăng nội tiết còn có tác dụng tăng giữ nước và muối trong cơ thể. Tăng chức phận gan Trong sốt, chức phận chuyển hoá tại gan tăng lên rất nhiều. Theo một số tác giả, có thể tăng tới 30 – 40%, phospholipit trong gan cũng được đổi mới nhanh, chuyển hoá năng lượng tăng lên, tăng chức năng chống độc, tăng khả năng tạo urê, tạo fibrinogen, chuyển hoá nitơ , tăng chức năng gan có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể. Tăng chức phận miễn dịch Khi bị sốt, thành phần máu có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự thay đổi về bạch cầu và kháng thể. Lượng bạch cầu tăng, khả năng thực bào của nó tăng lên, tổ chức võng mạc nội mô cũng tăng sinh và phì đại. Lượng kháng thể và bổ thể trong máu đều tăng. 2.3.8.Ý nghĩa của phản ứng sốt Về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, ảnh hưởng tốt trong diễn biến của quá trình nhiễm khuẩn, vì sốt có tác dụng: - Tăng số lượng bạch cầu và khả năng thực bào của bạch cầu. - Tăng sản xuất kháng thể và bổ thể. - Tăng khả năng chống độc và khử độc của gan. - Tăng chức phận tạo máu.
- 28 - Tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn - Tăng các chức năng sinh lý,. - Tăng sức đề kháng chung. - Tăng khả năng phục hồi sức khoẻ. Tác hại của sốt: Khi sốt quá cao, chức năng của các cơ quan bị rối loạn nghiêm trọng, cơ thể không thể kiểm soát, điều chỉnh được tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm nghiêm trọng các triệu chứng bệnh, có thể gây hôn mê và gây chết. Trong thực hành thú y, khi điều trị bệnh chúng ta cần tôn trọng phản ứng sốt, nhất là trong các trường hợp sốt nhẹ. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác, có thể tạo ra phản ứng sốt nhân tạo để điều trị một số bệnh mãn tính, như viêm khớp, loét dạ dày Nguyên nhân gây sốt Tăng chuyển hoá Tăng hoạt động Các chất Các cơ quan Ức chế TKTW Rối loạn chuyển hoá Sốt cao kéo dài Rối loạn chức phận Thiếu năng lượng Nhiễm toan Sơ đồ: Vòng xoắn bệnh lý trong sốt cao kéo dài Câu hỏi ôn tập: 1.Thế nào gọi là nhiễm lạnh? Nguyên nhân, điều kiện và các rối loạn khi nhiễm lạnh? 2. Thân nhiệt tăng là gì? Biểu hiện của cơ thể khi thân nhiệt tăng? Phân biệt nhiễm nóng, say nóng và say nắng? 3.Sốt là gì? Các nguyên nhân gây sốt? 4.Quá trình sốt diễn biến như thế nào? Phân loại sốt? 5.Trình bày rối loạn chuyển hoá trong sốt? Giải thích tại sao con vật sút cân nhanh trong sốt cao kéo dài? 6.Trình bày rối loạn chức năng của các cơ quan trong sốt? 7.Ý nghĩa của phản ứng sốt? Vẽ vòng xoắn bệnh lý trong sốt cao kéo dài?
- 29 CHƯƠNG III TỔN THƯƠNG CƠ BẢN Ở TÊ BÀO VÀ MÔ 4.1. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO Đặc trưng cơ bản của tế bào Mỗi tế bào đều có các đặc điểm cơ bản của vật chất sống: + Cấu trúc: tế bào gồm một hệ thống các bào quan có cấu trúc, chức năng riêng biệt hoạt động nhịp nhàng với nhau. + Chức năng sinh lý: Hấp thu, bài tiết, vận động, co duỗi, thích nghi với môi trường, sinh sản, phát triển. + Đặc điểm sinh hoá: Thay cũ đổi mới, đảm bảo cân bằng giữa đồng hoá và dị hoá. + Khả năng thích nghi: - Tự điều hoà của mỗi tế bào Hệ điều hoà phối hợp chức năng của hàng loạt tế bào, điều hoà thông qua hệ thống thần kinh – thể dịch và hệ tuần hoàn. Tóm lại: Muốn hiểu về cơ thể bệnh phải nghiên cứu sự bất thường về cấu trúc và chức năng của tế bào CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO BAO GỒM + Nhân tế bào – Nucleus - Hạch nhân – Nucleolus + Lưới nội nguyên sinh: SER – Smooth Endoplasmic Reticulum RER – Rough - Endoplasmic Reticulum + Bộ máy golgi + Thể tiêu – Lysosome - Peroxisom + Thể ty - Mitochondri + Cytoskeleton + Màng tế bào – Plasma membrane Tế bào có nhân thật có cấu tạo phức tạp hơn nhiều so với tế bào vi khuẩn (Prokaryotic cells) 3.1.1.Nhân tế bào là trung tâm thông tin của tế bào (The nucleus Information center for the cell) Nhân là bào quan lớn nhất của tế bào có vai trò lưu giữ vật chất di truyền và trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động sống của tế bào
- 30 Nhân bao gồm màng nhân, trên màng nhân có các lỗ nhỏ (Nuclear pore) có đường kính 50 - 80 nm Protein có thể chứa đầy trong lỗ, giữ vai trò kênh vận chuyển các phân tử qua màng nhân. Chất nhân: Có 2 loại phân tử đó là: protein tham gia cấu trúc của nhân và phức hợp protein - RNA tổng hợp trong nhân đưa ra ngoài tế bào chất Nhân được định vị trong không gian của tế bào nhờ hệ thống khung xương của tế bào (Cytoskeleton) Hạt nhân (Nucleolus) hạt nhân chứa nhễm sắc chất Nhiễm sắc chất (Chromosoms) bao gồm DNA và protein - histons. Số lượng Chromosoms đặc trưng riêng cho mỗi loài ( ở người là 46) 3.1.2. Lưới nội nguyên sinh Là hệ thống ống, cấu tạo bởi màng sinh học nối dài từ nhân tới màng tế bào và thông với các bào quan, với chức năng vận chuyển các chất. Nó cũng đảm nhận chức năng tổng hợp các chât. Lưới nội nguyên sinh có hạt RER – (Rough - Endoplasmic Reticulum), tổng hợp protein. Lưới nội nguyên sinh trơn (SER – Smooth Endoplasmic Reticulum) tổng hợp lipit và các chất sinh học hoạt động khác. Rebosomes: Nơi tổng hợp Protein (Sites of protein Synthesis) Rebosome được cấu tạo từ protein và rRNA (rebosome RNA). Rebosome là một trong những phân tử phức tạp nhất trong tế bào. Số lượng Rebosome trong tế bào rất nhiều, tế bào gan của người có hàng triệu rebosome, nhưng vi khuẩn thì chỉ có một vài nghìn rebosome. Các hạt rebosome bám trên lưới nội nguyên sinh tạo thành lưới nội nguyên sinh có hạt RER, với nhiệm vụ tổng hợp protein, đặc biệt là protein ngoại bào (extracellular protein). Các hạt rebosome tự do trong tế bào chất có nhiệm vụ tổng hợp protein nội bào (intracellular protein). Rebosome của tế bào Eukaryote có hệ số sa lắng là 80s, gồm 2 tiểu phần 60s và 40s. Rebosome của tế bào Prokaryote có hệ số sa lắng là 70s, gồm 2 tiểu phần 50s và 30s. 3.1.3. Lysosomes: Intracellular Digestion Centers Lysosome là một túi chứa men chủ yếu là các men thuỷ phân, Các men này có vai trò tiêu hoá nội bào, phá huỷ các bào quan cũ, thu hồi các vật chất dùng để tái tạo bào quan mới. Khi mới hình thành, lysosome sơ cấp (Primmary lysosomes) nhận men từ hệ thống Golgi. Nó không tự tiêu hoá vì các men chỉ hoạt động trong điều kiện pH thấp. Tế bào Eukaryotes đã phải tiêu tốn năng lượng từ ATP để duy trì độ pH thấp, tránh quá trình tự tiêu của các men trong lysosome.
- 31 Nếu trao đổi chất của tế bào bị rối loạn, tế bào bị nhiễm axit sẽ thúc đẩy quá trình tự tiêu và tế bào sẽ tổn thương. Vi khuẩn không có lysosome nên nó không bị chết khi trao đổi chất của nó bị vô hoạt, nó có thể duy trì trạng thái cận sinh đó dưới dạng nha bào để chờ cơ hội hồi phục khả trao đổi chất trở lại. Các men của lysosome còn được sử dụng để tiêu hoá vật chất mà tế bào ăn từ ngoại vào trong quá trình thực bào (phagecytosis). Bao gồm cả tác nhân bệnh lý và các chất hữu cơ nói chung, được chứa trong một loại túi nhỏ gọi là hốc thực bào (phagesome) hay còn gọi chung là (food vesicle). Peroxisomes: Detoxifiers of Hydrogen Peroxit Trong quá trình trao đổi chất của tế bào thường sinh ra các gốc tự do, tồn tại dưới dạng Hydrogen Peroxit (H2O2), các chất này rất nguy hiểm nếu nó tiếp xúc với vật chất hữu cơ trong thành phần cấu tạo của tế bào Để thích nghi, tế bào Eukaryotes đã hình thành túi nhỏ để chứa và tiêu huỷ các chất độc hại đó. Các túi nhỏ chứa các chất độc hại nói chung được gọi là Microbodies. Peroxisomes là một loại túi như vậy nó chứa catalaza để biến đổi Hydrogen Peroxit thành nước và oxy. 3.1.4. Mitochondria: The Cell's Chemical Furnaces Thể ty là cơ quan sản sinh ATP, dạng năng lượng sinh học quan trọng mà tế bào sử dụng trong quá trình sống. Cấu tạo của thể ty bao gồm 2 lớp màng. Lớp màng phía trong tạo ra các uốn lượn, gấp khúc hình thành các mào (Crista), tạo lên phần khoang trong chứa chất nền của thể ty (Matrix), nơi xảy ra quá trình oxy hoá và phosphoryl hoá để nạp năng lượng vào ATP. Thể ty cũng có DNA riêng của nó, có vai trò tổng hợp protein riêng của thể ty, Tuy nhiên để mã hoá tổng hợp nên các men của thể ty vẫn do DNA trong nhân quyết định. 3.1.5. The Cytoskeleton: Interior Framework of the cell Trong tế bào chất của Eukaryotes có khung xương được cấu tạo bằng lưới protein dạng sợi, tạo ra hình thái của tế bào. Bào quan này được gọi là Cytoskeleton Bao gồm sợi Actin filaments, có thể co giãn để thay đổi hình dáng tế bào (đường kính mỗi sợi actin khoảng 7nm, được tạo bởi 2 chuỗi protein. Microtubules là dạng sợi rỗng có đường kính 25nm, được tạo bởi 13 protein dạng sợi hình thành 1 ống rỗng. Intermediate filament: các sợi trung gian có đường kính 8 - 10nm, loại protein khá bền vững thí dụ như keratin, loại protein có nhiều ở tế bào thanh mạc để tạo thành các xoang. Nó cũng có nhiều ở tế bào thần kinh với tên gọi là Neurofilament.
- 32 Cytoskeleton có vai trò rất quan trọng là giữ ổn định hình dáng tế bào và định vị các bào quan trong không gian của tế bào. Nếu Cytoskeleton bị yếu hoặc bị phá huỷ tế bào sẽ bị tổn thương. 3.1.6. Màng tế bào (Biological membrane are fluid layer of lipit ) Cấu trúc cơ bản của màng sinh học là lớp lipit kép, gồm có phần ưa nước hướng ra ngoài và phần kỵ nước dấu vào trong, tạo thành một lớp liên tục ngăn cách trong và ngoài tế bào. Theo mô hình khảm lông lớp lipit trải rộng liên tục song cũng rất linh động để thực hiện quá trình trao đổi chất với bên ngoài. Lớp lipit kép – Màng sinh học (Biomembrane) cũng bao bọc các bào quan, phân chia các khu vực chức năng của tế bào. Sư ngăn cách này không làm cô lập tế bào với nhau và với môi trường xung quanh mà trái lại, trao đổi chất vẫn được thực hiện theo đường hướng thuận lợi cho việc duy trì và phát triển sự sống của tế bào. Đó là vì màng tế bào có một thành phần không thể thiếu là các protein bám trên màng với nhiều chức năng khác nhau. Thêm vào nữa là các phân tử cholesterol và hydratcarbon bám trên màng tạo ra tính đặc hiệu của tế bào. Màng tế bào cũng được đổi mới liên tục, thay cũ đổi mới giống như các bào quan khác. Sư ngăn cách này không làm cô lập tế bào với nhau và với môi trường xung quanh mà trái lại, trao đổi chất vẫn được thực hiện theo đường hướng thuận lợi cho việc duy trì và phát triển sự sống của tế bào. Đó là vì màng tế bào có một thành phần không thể thiếu là các protein bám trên màng với nhiều chức năng khác nhau. Thêm vào nữa là các phân tử cholesterol và hydratcarbon bám trên màng tạo ra tính đặc hiệu của tế bào. Các loại Protein trên màng sinh học - Protein tạo ra kênh vận chuyển (Transport channels) Channel protein là loại Protein xuyên màng, cho phép vận chuyển các chất qua màng lựa chọn, thí dụ các anion Cl-, HCO3- Carrier Protein tạo ra kênh vận chuyển chủ động, cho phép các chất vận chuyển ra hoặc vào đúng nhu cầu của tế bào - Cell suface identify markers Protein dấu ấn để nhận biết, phân biệt tế bào (ID), cũng có thể gọi là Cell recognition protein thí dụ như MHC. Receptor protein loại protein nhận các tín hiệu hoá học để mẫn cảm tế bào, nó như những ăng ten của tế bào.
- 33 - Cell adhesion protein có vai trò bám dính với các tế bào khác Enzym Protein: tế bào thực hiện các phản ứng hoá học trên màng tương, sử dụng các enzym bám trên màng. Thí dụ: adenylat cyclaza có trên màng tế bào biểu mô ruột. Vi khuẩn E.coli có độc tố hoạt hoá chức năng của enzym này gây tiêu chảy. Protein tạo điểm bám cho khung xương tế bào (Attachments to the Cytoskeleton). CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN MÀNG Khuếch tán chủ động (Facilitated Diffusion) Các chất mang (Carrier protein ) vận chuyển ions, đường, axit amin qua màng. Các chất cần vận chuyển gắn vào thụ thể trên màng và phân tử protein đó sẽ đưa chất vận chuyển vào trong tế bào. Quá trình vận chuyển này có 3 điểm đặc trưng: - Thụ thể đặc hiệu cho các loại chất cần vận chuyển - Thụ động, có sự chênh lệch về nồng độ các chất giữa trong và ngoài màng. - Độ bão hoà, nếu tất cả các chất mang đã được sử dụng thì nồng độ có tăng lên, quá trình vận chuyển cũng không thể thực hiện được. Thẩm thấu (Omosis) Thẩm thấu là sự khuếch tán của nước qua màng để đến những nơi có nồng độ chất tan cao. Khi có sự chênh lệch về nồng độ các chất tan trong nước, nước sẽ khuếch tán đến nơi có nồng độ cao, còn các chất tan sẽ khuếch tán đến nơi có nồng độ thấp. Khi có màng ngăn cách, các chất tan không thể khuếch tán được, nước sẽ được hấp dẫn tới nơi có nồng độ chất tan cao, sự dịch chuyển của nước được gọi là thẩm thấu và lực hấp dẫn đó được gọi là áp suất thẩm thấu (ASTT) và chúng ta có các khái niệm về độ đẳng trương, dung dịch ưu trương và dung dịch nhược trương. Bulk passge into and out of the cell Vận chuyển cả gói qua màng. Endocytosis: Lớp màng lipit của tế bào rất linh động, co thể co giãn, thêm bớt rất linh hoạt. Khi cần thiết nó cho phép vận chuyển cả khối vật chất vào trong tế bào, khối chất mang được bọc bằng lớp màng sinh học lấy bớt ra từ màng tế bào Gồm 3 hiện tượng: - Phagecytosis (thực bào: với chất rắn) - Pinocytosis (ẩm bào: với chất lỏng) - Và Receptor - mediated endocytosis. Vận chuyển chủ động Trong khi khuếch tán, khuếch tán chủ động và thẩm thấu đều thuận chiều gradient nồng độ thì vận chuyển chủ động (Active transport) là ngược chiều gradient nồng độ, để tạo ra sự chênh lệch cần thiết giữa trong và ngoài màng, điển hình nhất là bơm natri The Sodium - potassium Pump (bơm natri)
- 34 Hơn một phần ba năng lượng của tế bào được sử dụng để vận chuyển chủ động Na+ từ trong tế bào ra ngoài và K+ từ ngoài tế bào vào trong, nhờ một cơ chế gọi là Bơm Natri (The Sodium - potassium Pump), hoạt động này tiêu tốn ATP của tế bào. Bơm natri là một chuỗi các thay đổi hình thái của phân tử protein vận chuyển ở trên màng: Bước 1: 3 ion Na+ bám vào phân tử protein xuyên màng, phía bên trong tế bào, đó chính là nguyên nhân làm thay đổi hình thái phân tử protein. Bước 2: ở hình thái mới phân tử protein gắn với phân tử ATP, tách lấy 1 gốc Pi và giải phóng ADP, gốc Pi phosphoryl hoá protein Bước 3: ở trạng thái phosphoryl hoá phân tử protein thay đổi hình thái lần thứ 2 để ôm gọn 3 phân tử Na+ vào và đưa qua màng ra ngoài. Khi hướng ra mặt ngoài protein mất ái lực với Na+ và Na+ sẽ tách ra khuếch tán vào dịch gian bào Bước 4: ở hình dạng mới protein có ái lực với K+, vì vậy sẽ có 2 K+ gắn vào vị trí mà Na+ vừa mới tách ra Bước 5: Vì sự gắn của K+ nên protein lại thay đổi hình dáng và để tách gốc Pi ra. Bước 6: Gốc Pi tách ra làm cho phân tử protein trở lại trạng thái ban đầu, và K+ mất ái lực cũng được tách ra, nhưng nó đã ở trong tế bào rồi. Mỗi chu kỳ của bơm natri đưa được 3 Na+ ra ngoài đồng thời đưa được 2 K+ vào trong tế bào. Sự thay đổi hình thái của protein xảy ra rất nhanh, cho phép vận chuyển 300 Na+ mỗi giây 3.2. NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THƯƠNG TẾ BÀO: + Vật lý: - Cơ học: Chèn ép, dập nát, vết cắt - Điện: Điện cao tần, sét, điện trường - Nhiệt: quá nóng, quá lạnh - Phóng xạ, bức xạ mặt trời - áp suất: quá cao, quá thấp + Hoá học: - Độc tố sinh học: độc tố vi khuẩn, nấm mốc - Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật - Môi trường: axit, kiềm, kim loại nặng Sinh học: - Virus - Vi khuẩn - Nấm mốc - Nguyên sinh động vật (Protozoa) - Động vật đa bào (Metazoa)
- 35 Phương thức tác động: + Các yếu tố vật lý: - Tác động trực tiếp gây tổn thương tế bào: hư hại màng, đông vón protein, cháy tế bào - Tác động làm hạ oxy huyết, tổn thương thành mạch quản - Tác động bức xạ ion hoá hình thành các gốc tự do (O2; H2O2 OH ) phá huỷ tế bào + Các yếu tố hoá học: - Trực tiếp gây hư hại màng (các dung môi hoà tan lipit, tác động vào các thụ thể - Gây rối loạn chuyển hoá các chất + Yếu tố dinh dưỡng: Thiếu protein, thiếu vitamin gây rối loạn chuyển hoá của tế bào, quá trình sinh tổng hợp bị ảnh hưởng; thiếu sắt gây thiếu oxy ; ứ thừa các chất cũng gây thoái hoá tế bào + Yếu tố sinh học: gây tổn thương tế bào bằng nhiều cách: - Virus làm biến đổi quá trình chuyển hoá của tế bào chủ - Vi khuẩn sản sinh độc tố gây tổn thương tế bào - Vi khuẩn, virus tác động gây sản sinh miễn dịch và phản ứng miễn dịch gây tổn thương tế bào . Tác dụng không mong muốn của phản ứng miễn dịch có thể gây hư hại màng, làm giảm oxy huyết hoặc tổn thương thành mạch quản. - Sư gắn và hoạt hoá bổ thể đục các “lỗ” nhỏ trên màng tương tế bào đích (Tế bào đích có thể là vi khuẩn, các sinh vật khác, hoặc tế bào túc chủ bị nhiễm virus) 3.3. CƠ CHẾ GÂY TỔN THƯƠNG Tế BÀO 3.3.1. Tổn thương tế bào do tế bào bị cắt đứt nguồn năng lượng - Giảm oxy huyết là nguyên nhân cực kỳ quan trọng và rất phổ biến gây tổn thương tế bào, nó làm giảm quá trình oxy hoá hiếu khí. + Giảm cung cấp máu (ischemia) + Bệnh về tim mạch như: suy tim, viêm cơ tim, + Bệnh về đường hô hấp như: trở ngại đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi, tràn dịch màng phổi, khí phế, lao + Bệnh về máu như: thiếu máu toàn thân, mất máu mạn tính do KST đường máu, bệnh ghẻ nặng, giun móc giảm hồng cầu, thiếu Hb, do thiếu sắt khả năng vận chuyển oxy bị giảm. + Khi chất lượng Hb thay đổi do ngộ độc hoá chất, hình thành một phức hợpbền vững gây mất khả năng vận chuyển oxy. Thí dụ: CO, CN- nitrit, nitrat, clorat, bismut
- 36 - Một số hoá chất có khả năng cắt đứt chuỗi hô hấp tế bào như: ngộ độc Cyanide - bất hoạt enzim Cytochrom - oxydaza ở thể ty, phong bế sự chuyển electron trong chuỗi hô hấp, làm trở ngại quá trình hô hấp mô bào. BIẾN ĐỔI Tế BÀO DO THIẾU OXY: Tổn thương đầu tiên ở thể ty: + Biến đổi ở thể ty: Thiếu oxy làm cho Hô hấp tế bào giảm, Photphoryl hoá giảm ATP giảm, tỷ lệ ADP/ATP tăng, P vô cơ tăng. Các khoang của thể ty trương dãn, màng thể ty đứt nát nên Na+, Ca++ xâm nhập vào chất nền, K+, Mg++ thoát ra ngoài, chất nền của thể ty bị biến đổi dẫn tới năng lượng dự trữ của tế bào giảm, Đường phân yếm khí tăng, giảm glycogen, tăng axit lactic, giảm pH + Biến đổi ở nhân: Do pH giảm nên nhiễm sắc chất trong nhân bị vón cục Nhân đông, nhân vỡ, nhân tiêu + Biến đổi ở màng: Thiếu ATP nên Bơm natri bị ảnh hưởng Na+, Ca++ xâm nhập vào tế bào chất, K+, Mg++ thoát ra ngoài, nước xâm nhập vào tế bào làm trương dãn tế bào. + Biến đổi các bào quan khác: Do sức kháng của màng bị yếu nên lưới nội nguyên sinh bị trương dãn và đứt nát, các hạt Ribosom bị tách ra, khả năng tổng hợp protein giảm. Màng của thể tiêu cũng bị đứt nát thể tiêu bị phá vỡ, giải phóng các men nội bào Phá huỷ các chất hữu cơ, tác động làm quá trình tổn thương tế bào nhanh hơn. 3.3. 2. Tổn thương tế bào do hư hại màng Con đường thứ 2 dẫn đến tổn thương tế bào là hư hại màng nguyên phát a. Trực tiếp gây tổn thương màng tế bào - Các dung môi hữu cơ hoặc chất độc phá huỷ lớp lipit trên màng (nọc rắn chứa photpholipaza A2; β - toxin do Clostridium spp sản sinh ra). - Độc tố của VK làm tổn thương các vi nhung của tế bào ruột. (Staphilococi, Clostridium, Shigella ) - Độc tố của VK E. coli; Salmonella hoạt hoá các enzym của màng tế bào (tăng vận chuyển HCO3- và kéo nước vào xoang ruột). - Hoạt hoá adenylat cyclaza còn làm tăng hoạt động thần kinh cơ, gây co cứng trong bệnh uốn ván. - Phong bế các receptor trên màng tế bào: nọc rắn có chứa ỏ – bungarotoxin có tác dụng như vậy, gây tê liệt con mồi b. Gián tiếp gây tổn thương màng tế bào - Thông qua chuyển hoá hình thành các gốc tự do có hoạt động hoá học mạnh liệt, Thí dụ: Superoxite O2, hydrogenperoxit (H2O2) và hydroxyl ion OH , Cl ; - Tác động vào các trung tâm hoạt động trên phân tử protein.
- 37 Tác động vào các nối đôi trong các phân tử axit béo chưa no trên màng, tạo thành các chất hữu cơ tự do khác, các chất này tiếp tục tấn công vào cấu trúc của các bào quan, tạo thành phản ứng dây chuyền gây tổn thương tế bào. Khi lưới nội nguyên sinh bị tổn thương, các Ribosom bị tách ra, quá trình tổng hợp protein bị trở ngại sẽ tàm tăng tổn thương tế bào. Thí dụ: CCl4 CCl3 + Cl- 3.4.TỔN THƯƠNG CỦA TẾ BÀO: Tổn thương là hình thức phản ứng khác nhau của tế bào đối với các tác nhân xâm phạm làm biến đổi cân bằng sinh vật của tế bào. Thể hiện qua những biến đổi hình thái cấu trúc theo những rối loạn chức năng sinh lý tế bào 3.4.1. BIẾN ĐỔI SIÊU CẤU TRÚC Ở TẾ BÀO TỔN THƯƠNG Quá trình tổn thương tế bào thường xảy ra dần dần nên nếu quan sát bằng kính hiển vi điện tử có thể nhận biết được các biến đổi siêu cấu trúc sớm hơn các biến đổi quan sát bằng kính hiển vi quang học. + Biến đổi của màng tương: Tế bào mất đi các cấu trúc bề mặt đã được biệt hoá như vi nhung, diềm bàn chải, thể nối Xuất hiện các nếp gấp, bọng (bleb), “Lỗ” trên màng, thay đổi tính thấm qua màng và cuối cùng là sự đứt nát, rạn vỡ của màng. + Biến đổi của thể ty: Thể ty bị cô đậm, các mào và khoang trong co lại, khoang ngoài dãn nhẹ và nhanh chóng chuyển sang trạng thái trương phồng, các hạt đặc trong chất nền tiêu biến. Tiếp theo là dãn khoang trong và vỡ nát khoang ngoài, thay đổi thành phần các ion và nước tràn vào chất nền, lượng ATP giảm + Tổn thương các bào quan khác. Biến đổi của lưới nội nguyên sinh: ER dãn rộng, hình thành các “bọng”; “Hốc” sau đó đứt nát từng đoạn, các Ribosom bị tách rời khỏi lưới nội nguyên sinh hạt, ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển các chất và sinh tổng hợp protein. + Biến đổi của thể tiêu: Thể tiêu trương phồng rồi vỡ nát, giải phóng các men nội bào Thúc đẩy quá trình tổn thương tế bào . Thể tiêu vỡ trước hay vỡ sau khi tế bào bị tổn thương? - Vỡ sau khi thể ty và màng tế bào đã bị tổn thương thì các men của thể tiêu cótác dụng đẩy nhanh quá trình tổn thương tế bào . - Nếu có tác nhân gây tổn thương thể tiêu trước, làm vỡ thể tiêu giải phóng các men thì thể tiêu sẽ trở thành tác nhân phá huỷ tế bào – nó đóng vai trò “túi tự vẫn”
- 38 3.4.2.TỔN THƯƠNG TẾ BÀO QUA KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Ở mức độ hiển vi quang học, tổn thương của tế bào được thể hiện nhiều dạng khác nhau, có thể là những biểu hiện của phản ứng thích nghi, hậu quả của rối loạn sinh trưởng, phát triển, hậu quả của rối loạn chuyển hoá a. Phản ứng thích nghi của tế bào Cấu trúc của tế bào luôn phù hợp với chức năng của nó và nằm trong điều kiện sinh lý cho phép. Khi chức năng của tế bào thay đổi sẽ tác động làm thay đổi cấu trúc tế bàocho phù hợp đó chính là sự thích nghi nó bao gồm: + Nở to (Hypertrophia) là sự tăng về thể tích tế bào so với tế bào bình thường. Tế bào vẫn lành mạnh, thể tích các bào quan tăng cân đối, sự tăng về kích thước tương ứng với sự tăng lên về chức năng. Có thể quan sát: tỷ lệ nhân / nguyên sinh chất tế bào vẫn bình thường và tính chất bắt màu cũng không thay đổi +Teo tế bào (Atrophia): Teo tế bào là thể tích của tế bào đã thành thục bị nhỏ lại, là kết quả của một phản ứng thích nghi của tế bào đối với sự thay đổi nhu cầu tế bào, thường là sự giảm đi về cường độ các kích thích. Teo do mất đi sự dẫn truyền thần kinh, giảm nồng độ các hormon, giảm cung cấp máu, thiếu dinh dưỡng kéo dài Tế bào bị teo đều giảm đi về kích thước và chức năng, nhưng nó không bị chết và không phải là tổn thương nghiêm trọng. Chức năng của nó giảm nhưng vẫn có khả năng điều chỉnh môi trường nội tại của chúng và sản sinh đủ năng lượng phù hợp với nhu cầu mới của chúng. Chúng có thể hồi phục và thích nghi trở lại. Dị sản (Metaplasia): Dị sản là sự biến đổi cả hình thái và chức năng một loại tế bào đã thành thục sang một loại tế bào khác có hình thái và chức năng không giống tế bào gốc. Thí dụ tế bào biểu mô phủ của đường hô hấp, đường niệu sinh dục bị biến thành tế bào malpighi kép dẹp khi bị kích thích mạn tính, viêm mạn tính gây chai, dày, thô, cứng (có khi hoá sừng) b. Tổn thương do rối loạn sinh trưởng: + Quá sản (Hyperplasia): Quá sản là sự tăng số lượng tế bào quá lớn so với bình thường. Thí dụ: sự tăng các huyết bào trong bệnh bạch cầu ở người và động vật + Dị sản (Metaplasia): Dị sản là sự biến đổi cả hình thái và chức năng một loại tế bào đã thành thục sang một loại tế bào khác có hình thái và chức năng không giống tế bào gốc. Dị sản có thể là phản ứng thích nghi nhưng cũng có thể là hậu quả của rối loạn sinh trưởng. Trong quá trình phát triển tế bào và mô có thể sản sinh ra các tế bào không mong muốn. + Loạn sản (Dysplasia): Loạn sản là sự phát triển hỗn loạn bất thường của một mô bào, trong đó sự tăng sinh tế bào không tạo lại những cấu trúc bình thường vốn có. Tế
- 39 bào mới tạo ra bất thường về hình thái, cấu trúc, tính chất nhuộm màu và cả cách sắp xếp trong mô. c.Tổn thương do rối loạn chuyển hoá: + Thoái hoá: Thoái hoá là một dạng tổn thương làm cho các cấu trúc tế bào bị biến đổi cả về lượng và về chất kèm theo chức năng tế bào không bình thường, thường do rối loạn chuyển hoá các chất ở tế bào gây ra. + Quá tải và xâm nhập: Khi trong tế bào hiển diện (tồn tại) quá mức một chất vốn có trong tế bào – gọi là quá tải. Thí dụ các hạt mỡ, hạt glycogen trong tế bào gan với số lượng trên mức bình thường. Khi trong tế bào xuất hiện các chất bất thường, có thể từ ngoài vào như bụi than, bụi lim loại hoặc tích tụ trong tế bào như hạt mỡ, hat gluxit, chất màu gọi là xâm nhập. Rất khó phân biệt rõ ràng giữa quá tải và xâm nhập + Hoại tử (Necrosis): Hoại tử là sự chết cục bộ của tế bào và mô, kèm theo sự mất đi về chức năng xảy ra trong cơ thể sống. 3.4.3. HOẠI TỬ Ở TẾ BÀO VÀ MÔ 3.4.3.1. Khái niệm: Hoại tử (Necrosis) là sự chết cục bộ của tế bào và mô, kèm theo sự mất đivề chức năng xảy ra trong cơ thể sống. Quá trình hoại tử thường diễn ra từ từ: bắt đầu là rối loạn chuyển hoá các chất, giảm sinh tổng hợp, giảm dự trữ năng lượng, huỷ hoại từng phần và cuối cùng là huỷ hoại hoàn toàn, biến đổi tuần tự như vậy gọi là sinh hoại tử (Necrobiosis) + Hoại tử sinh lý xảy ra trên cơ sở của sự lão hoá các tế bào, không gây ra rối loạn về chức năng cũng như thay đổi về cấu trúc mô bào vì đã có tế bào khác thay thế; Thí dụ niêm mạc ruột, da + Hoại tử bệnh lý do tác nhân bệnh lý tác động, gây ra rối loạn chức năng và biến đổi về cấu trúc mô bào, có thể gây ra các hậu hoạ nguy hiểm khác. 3.4.3.2 BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ HOẠI TỬ a. Biến đổi vi thể: Biến đổi của nhân tế bào: + Nhân đông (Karyopyknosis): nhân co cụm, hình thái thay đổi ít, bắt màu đậm. + Nhân vỡ (Karyorrhesis) nhân chết rồi vỡ ra thành các mảnh nhỏ nằm ở vị trí của nhân hay xếp quanh màng nhân, hay gặp trong hoại tử bã đậu. + Nhân tiêu (Karyolysis): Các chất nhân bị dung giải rồi tiêu biến đi hoàn toàn, bắtmàu nhạt để lại vết tích màng nhân (bóng ma). + Nhân hình thành không bào: Nhân trương to hình thành các hốc sáng trong chứa chất lỏng.
- 40 Các dạng biến đổi của nhân có thể xuất hiện trên cùng một tổ chức bị hoại tử. Tuy nhiên một số trường hợp, một dạng biến đổi nào đó chiếm ưu thế, đặc trưng cho một nguyên nhân bệnh gây nên và là căn cứ để chẩn đoán bệnh Biến đổi của tế bào chất – (Nguyên sinh chất) + Tăng tính ưa axit của bào tương: bắt màu nhanh hơn và đỏ hơn với thuốc nhuộm Eosin, do protein bị biến chất, giảm nucleoprotein. + Nguyên sinh chất đông (Plasmopyknosis): Tế bào bị mất nước, teo vón lại, hình dáng tế bào còn có thể nhận biết được, bắt màu đậm hơn bình thường. + Nguyên sinh chất tan (Plasmolysis): tế bào trương to, bị dung giải bởi các men nội bào, bắt màu nhạt, mất hình dáng tế bào. + Thay đổi trạng thái nhuộm màu: Do các chất hữu cơ bị biến đổi nên bắt màu khác thường. + Sự khuyết tổn tế bào: Thường xảy ra ở các tế bào trên bề mặt da, niêm mạc , hiện tượng “long” “tróc” tế bào. b. Biến đổi đại thể + Màu nhạt hơn bình thường do protein bị biến chất, ít máu hơn ( nếu hoại tử huyết thì màu đỏ sẫm) + Sưng to do Tế bào bị trương to và do có vùng phản ứng xung huyết (Teo nhỏ nếu mất nước – nhồi huyết trắng). + Mất tính dai bền vốn có, lạnh khi ấn tay vào thấy mềm, dễ vỡ. + Thường có mùi hôi thối do sự phát triển của vi khuẩn + Quanh vùng hoại tử là vùng phản ứng, xung huyết màu đỏ 3.4.3. 3. PHÂN LOẠI HOẠI TỬ + Hoại tử khô (Hoại tử đông – Coagulativa necrosis). Sau khi chết tế bào bị khô lại, có thể nhìn rõ hình thái tế bào. Đặc điểm chính của Hoại tử khô: - Vi thể: hình dáng và cấu trúc tế bào còn rõ, nhưng chi tiết đã bị mất đi, nhân đông hoặc nhân tan, các mảnh nhân bắt màu kiềm, tế bào chất bắt màu axit mạnh. - Đại thể: vùng hoại tử dễ nhận biết với xung quanh, ranh giới rõ màu xám hoặc trắng, lõm so với phần lành (nhồi huyết trắng). - Hay gặp ở cơ quan giàu protein, ít gluxit vàlipit như gan, thận, cơ, tim - Hậu quả của thiếu máu cục bộ (nhồi huyết), do độc tố có độc lực cao - trực trùng hoại tử (Necrobacillosis), hoá chất, bỏng nhiệt, điện hoặc bức xạ + Hoại tử bã đậu (Caseous necrosis): Tế bào và mô bị huỷ hoại có trạng thái mềm, mủn, lổn nhổn, nát màu vàng nhạt giống như bã đậu, khi hút nước sẽ dẻo, dính.
- 41 + Đây là thuật ngữ chỉ một loại hoại tử mà tế bào và mô bị huỷ hoại có trạng thái mềm, mủn, lổn nhổn, nát màu vàng nhạt giống như bã đậu. Đó là hỗn hợp của protein bị huỷ hoại đông vón với lipit. + Vi thể: Tế bào và các thành phần của mô bị phá huỷ hoàn toàn về cấu trúc, hình thành đám vô định hình, bắt màu hồng với Eosin, rải rác có các mảnh nhân bắt màu kiềm hoặc các hạt can xi bắt màu xanh sẫm. + Đại thể: Vùng hoại tử khô, lổn nhổn, mủn, dễ vỡ - khi hút nước sẽ dẻo, dính, màu trắng hoặc vàng nhạt, rất hay bị can xi lắng đọng, khi cắt có tiếng lạo xạo. + Hay gặp trong các ổ lao của bệnh lao, hoặc vi khuẩn Corynebacterium ovis gây viêm hạch lympho dạng bã đậu (Caseous limphodenitis) + Hoại tử ướt (Colliquatica necrosis): Tế bào và mô bị huỷ hoại chứa nhiều nước nên mềm nhũn. + Vi thể: Tế bào và các thành phần khác của mô trương to, tan rữa thành một đám không cấu trúc, bắt màu hồng, lẫn với các mảnh nhân, có thể hình thành các “túi” nước lẫn protein, có các bạch cầu trung tính nếu vi khuẩn gây mủ. + Đại thể: hoại tử ướt thường hình thành túi nước đục, vách túi xốp, mềm, không nhẵn mà lởm chởm có khi tạo thành các khoang, ngách + Thường gặp ở các cơ quan chứa nhiều nước, nhiều lipit như mô thần kinh. Thí dụ bệnh nhũn não – Encephalomalacia; nhũn tuỷ - Myelomalacia + Hoại tử mỡ: + Là loại hoại tử của mô mỡ. Do tác động của lipaza phân huỷ triglyxerit thành glyxerit và axit béo. Các axit béo được giải phóng ra lắng đọng dưới dạng các tinh thể hình kim, hình bông tròn, hoặc kết hợp với một số ion kim loại tại chỗ thành xà phòng nên không tan trong cồn và xylen. + Vi thể: Tế bào mỡ bị mất nhân, Nguyên sinh chất không chứa mỡ nên không bắt màu với thuốc nhuộm Sudan III, mà thay vào đó là chất đồng nhất, chắc, mờ bắt màu hơi xanh, hồng nhạt, hoặc đỏ tía phụ thuộc vào ion kim loại là Na, K hay Ca. Vùng phản ứng xung huyết, có đại thực bào hoặc tế bào khổng lồ. + Đại thể: hình thành chất chắc, mịn, mờ như nến, không đồng đều về kích thước, bằng hạt đậu, hạt ngô hoặc tụ thành đám lớn. + Hay gặp ở tuỵ, màng bụng, mỡ dưới da hay vùng xương ức của bò. + Hoại tử kiểu Zenker: chỉ xảy ra ở cơ vân, thực chất là sự đông vón protein ở cơ tương (hoại tử sáp). 3.4.3.4. Tiến triển và hậu quả của hoại tử + Hoá lỏng rồi hấp thu đi + Hoá lỏng, hình thành nang chứa dịch lỏng.
- 42 + Hoá lỏng và hình thành túi mủ (Do vi khuẩn sinh mủ) + Tạo thành bao xơ + Hình thành sẹo + Can xi hoá: muối can xi lắng đọng dần dần + Long tróc tế bào, loét + Chuyển thành hoại thư (grangrena) + Hậu quả của hoại tử phụ thuộc vào vị trí, mức độ hoại tử, và tình trạng nhiễm trùng và các sản phẩm do hoại tử tạo ra. +Hoại thư: KN: Hoại thư là tổ chức hoại tử bị tác động của vi khuẩn và điều kiện ngoại cảnh phát sinh những biến đổi phức tạp hơn. Hoại thư = Hoại tử + Thối rữa. + Hoại thư hay xảy ra ở các mô bào dễ tiếp xúc với môi trường bên ngoài như da, phổi, ruột, tử cung + Hoại thư khô (Grangrena sicca) xảy ra trên cơ sở của hoại tử đông chịu sự tác động của không khí khô nóng gây mất nước nên bị teo nhỏ, nhăn nheo, nhưng không mất cấu trúc. + Hoại thư ướt (Grangrena humida) Do mô bào hoại tử bị nhiễm vi khuẩn gây thối rữa (Bact. Proteus, Bact. Histolyticus ) vùng hoại thư mềm, mủn, nhão, màu xanh xám hay đen, mùi thối, xung huyết, phù, khi cắt có nhiều nước chảy ra. Thí dụ viêm vú hoại thư, hoại thư phổi + Hoại thư sinh hơi (Grangrenaemphysematosa) Xảy ra trên cơ sở của hoại thư ướt có sự phát triển cua vi khuẩn yếm khí (giống Clostridium). Bệnh thuỷ thũng ác tính, bệnh đen chân ở gia súc, các vết thương nhiễm trùng 3.4.4. NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA XÁC CHẾT Với động vật cấp cao, sự chết xảy khi tim, phổi, não ngừng hoạt động, cơ thể xảy ra sự sụp đổ đột ngột, ngừng cung cấp oxy, ngừng đào thải các chất cặn bã, trao đổi chất ngừng trệ, xác chết có các biến đổi khác thường. a. Xác lạnh (Algor mortis): Sau khi chết, quá trình sinh nhiệt ngừng nên thân nhiệt dần dần ngang bằng với nhiệt độ môi trường, tốc độ hạ thân nhiệt phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và trạng thái cơ thể khi chết. Có thể phụ thuộc cả vào lý do chết: Uốn ván, trúng độc Stricnin Kiểm tra nhiệt độ xác chết có ý nghĩa xác định thời gian chết của vật và dư đoán lý do chết. b. Xác cứng (Rigor mortis)
- 43 Lúc mới chết xác mềm do tê liệt thần kinh, sau đó các cơ co lại và xác sẽ cứng chắc, giữ nguyên tư thế của con vật khi chết, hiện tượng này được gọi là xác cứng. Thời gian cứng của xác phụ thuộc vào trạng thái cơ thể khi chết và điều kiện môi trường. Thông thường sau 1- 6 giờ xác bắt đầu cứng, 10 -12 giờ cứng hoàn toàn và sau 24 giờ xác lại mềm trở lại. Cơ tim và cơ trơn cũng co cứng, nếu trước khi chết tim đã bị suy, tử cung đã bị liệt thì sẽ không cứng. Kiểm tra xác cứng có ý nghĩa xác định thời gian chết của vật và dư đoán lý do chết. c. Hình thành vết ban (Livores mortis) Vết ban là những đám màu đỏ sẫm hình thành ở phần thấp cúa xác chết (ngoài da hoặc trong nội tạng). Khi chết toàn bộ máu dồn vào hệ tĩnh mạch, theo trọng lực máu sẽ dồn vào các mạch quản ở phía thấp nhiều hơn vì tim đã ngừng đập, lúc đầu là xung huyết sau đó các mạch quản bị phá huỷ, Hb nhuộm đỏ mô bào. Với gia súc có màu đen thì xác định vết ban trên da khó, nhưng khi lột da, hoặc kiểm tra nội tạng có thể thấy rõ vết ban ở phía trong. Cần lưu ý phân biệt vết ban với các dấu hiệu bệnh lý hình thành trước khi chết. d. Hình thành cục máu đông (Cruor mortis) Sau khi chết máu ngừng chảy, đông lại trong xoang tim và các mạch quản. Cần phân biệt với cục huyết khối được hình thành trước khi chết, cục huyết khối thường bám chặt vào thành mạch, khó bóc do thành mạch bị tổn thương. Khi nhiễm độc NO máu đông nhanh hơn, khi chết ngạt hoặc chết do bại huyết máu khó đông hoặc không đông. Sau 24 -72 giờ các cục máu động sẽ tự phân huỷ, chảy lại trong các mạch quản. Quan sát sự hình thành cục máu đông có ý nghĩa xác định thời gian chết của vật và dự đoán lý do tử vong. e. Xác tự phân huỷ (Autolysis) và thối rữa (Putreficatis) • Sau khi chết, các men nội bào được giải phóng gây ra quá trình tự tiêu huỷ. • Đồng thời hàng rào phòng ngự của cơ thể không còn nữa, vi khuẩn xâm nhập nhanh vào các mô bào gây nên sự thối rữa. • Tốc độ tự tiêu và thối rữa phụ thuộc vào điều kiện môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, nguồn gốc của các loại vi khuân. Các cơ quan trong nội tạng thường có biến đổi sớm. Vi khuẩn có trong máu cũng là nguồn vi khuẩn gây thối rữa nhanh chóng và đều khắp ở các mô, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào đặc tính của các mô. • Gan, thận, não dễ thối giữa hơn là răng, xương • Tự tiêu và thối rữa gây nên những biến đối khác thường của xác chết như mềm xác, trương to, lệch vị trí các cơ quan, biến màu mô bào, lên men sinh hơi, gây chướng bụng, gây rách thủng dạ dày, ruột, chảy nước hoặc bốc mùi hôi thối
- 44 • Như vậy sau khi chết, xác chết có những biến đổi khác thường làm thay đổi hoặc lu mờ các dấu hiệu bệnh lý, vì vậy muốn chẩn đoán bệnh bằng phương pháp mổ khám xác chết cần phải mổ khám càng sớm càng tốt. • Hiểu biết về những biến đổi có tính chất tự nhiên này giúp cho người bác sỹ tránh được các nhầm lẫn khi chẩn đoán giải phẫu bệnh. • Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày những nét cơ bản về cấu trúc tế bào ? 2. Các nguyên nhân gây tổn thương tế bào ? 3. Cơ chế gây tổn thương tế bào do tế bào bị cắt đứt nguồn năng lượng? 4. Biến đổi của tế bào do thiếu Oxy? 5. Cơ chế tác động trực tiếp gây tổn thương màng tế bào ? 6. Cơ chế tác động gián tiếp gây tổn thương màng tế bào ? 7. Trình bày những biến đổi siêu cấu trúc ở tế bào tổn thương ? 8. Phản ứng thích nghi của tế bào ? 9. Thế nào gọi là hoại tử? Biến đổi của nhân tế bào bị hoại tử? 10. Thế nào gọi là hoại tử? Biến đổi của nguyên sinh chất của tế bào bị hoại tử? 11. Đặc điểm của các loại hoại tử? 12. Tiến triển và hậu quả của hoại tử? 13. Thế nào gọi là hoại thư? Phân loại hoại thư? 14. Trình bày những biến đổi của xác chết? Ý nghĩa của việc nghiên cứu những biến đổi đó trong mổ khám xác chết?
- 45 CHƯƠNG 4: RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ CÁC CHẤT 4.1. RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ GLUXIT 4.1.1. Đại cương về chuyển hoá Gluxit Vai trò và đường đi của Gluxit trong cơ thể Gluxit là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, ngoài ra nó còn tham gia cấu tạo các mô bào và vật chất sống (DNA, RNA, mucopolysacarit, heparin, ) Nhờ các men của tuỵ và ruột các polysacarit và disacarit từ thức ăn được chuyển thành đường đơn (chủ yếu là glucoza, fructoza, galactoza) rồi được hấp thu sau khi được photphoryl hoá ở tế bào niêm mạc ruột. Đối với động vật ăn cỏ, đặc biệt là loài nhai lại, gluxit còn được hấp thu dưới dạng axit béo bay hơi. Theo tĩnh mạch cửa, gluxit qua gan và bị giữ lại phần lớn ở đây. Gan là nơi dự trữ gluxit (dưới dạng cao phân tử – glycogen) của toàn cơ thể nhằm điều hoà hàm lượng Glucoza huyết. Ngoài ra gan còn sản xuất một lượng gluxit từ các axit amin của thức ăn hoặc từ protít giáng hoá của cơ thể: gọi là sự tân tạo gluxit. Dù nhận loại monosacarit nào, khi giáng hoá glycogen, gan chỉ phóng thích glucoza vào máu. Cơ có thể dự trữ một phần glycogen cho riêng mình, nhưng khi co cơ nhiều cơ vẫn nhận glucoza bổ sung từ máu và làm cho mức glucoza trong máu giảm rõ rệt. Glucoza ở máu khuếch tán tự do qua vách mao mạch vào gian bào. Một số tế bào cho glucoza thấm dễ dàng qua màng vào tế bào (não, gan, hồng cầu), tuyệt đại đa số tế bào còn lại đòi hỏi phải có insulin mới thu nhận được glucoza. Trong tế bào glucoza chủ yếu cung cấp năng lượng (ATP) dùng cho hoạt động của tế bào. Nếu cơ thể được bổ sung nhiều gluxit, phần thừa sẽ chuyển thành axit béo và một số axit amin. Nếu thiếu, cơ thể sẽ giáng hoá lipit và protit để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt. Vào tế bào glucoza, fructoza và galactoza chuyển thành G – 6 – P dưới tác dụng của men hexokinaza. Từ đây tuỳ theo nhu cầu sử dụng của tế bào G.6.P có thể chuyển hoá theo các con đường khác nhau: Thoái biến thành axit pyruvic, rồi acetyl CoA, vào chu trình Krebs để tạo năng lượng, CO2 và H2O. Điều này xảy ra ở mọi tế bào (đặc biệt là tế bào não). Tổng hợp thành glycogen dự trữ ở gan và cơ. Tham gia chu trình pentoza tạo ra axit béo, xảy ra ở gan, mô mỡ, trong trường hợp thừa G.6.P và có sự hỗ trợ của insulin. Khử photphat, trở lại máu dưới dạng glucoza, xảy ra ở gan