Tìm hiểu Võ thuật Trung Hoa - Môn phái Trung Hoa - Hồng Gia quyền

pdf 21 trang ngocly 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tìm hiểu Võ thuật Trung Hoa - Môn phái Trung Hoa - Hồng Gia quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvo_thuat_trung_hoa_phan_2.pdf

Nội dung text: Tìm hiểu Võ thuật Trung Hoa - Môn phái Trung Hoa - Hồng Gia quyền

  1. Môn phái Trung Hoa - Hồng Gia quyền Hồng Gia quyền (Chữ Hán:洪家拳) còn được gọi là Thiếu Lâm Hồng gia quyền (Shaolin Hung Gar Kuen), hay Hồng quyền (Hung Kuen), Thiếu Lâm Hồng Quyền (Shaolin Hung Kuen) là một hệ phái Võ Thiếu Lâm trong hệ thống võ thuật cổ truyền của Trung Quốc ở miền nam có gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến chứ không phải của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam. Nguồn gốc Các danh quyền và danh phái võ thuật trong dân gian ở Trung Hoa thường được lưu truyền rằng đó là những bộ môn quyền thuật tiêu biểu, có tính đặc trưng cho tất cả các môn quyền và võ phái Trung Hoa cổ truyền khác, và nói chung là đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm. Do vậy ở Trung Hoa từ xưa đến nay thường có câu "thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" nghĩa là "tất cả các bộ môn võ thuật ở Trung Hoa đều có nguồn gốc từ Thiếu Lâm". Thiếu Lâm Hồng gia thuộc Thiếu Lâm Nam Quyền trong hệ phái Võ Thiếu Lâm Có nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc Thiếu Lâm Hồng gia. Hồng Hy Quan Giả thiết thứ nhất cho rằng: người sáng lập môn phái là Hồng Hy Quan (Chữ Hán: 洪熙官, phiên âm: Hung Hei-Gun)- một đệ tử tục gia của Chí Thiện (至善 - Jee Sin) thiền sư trụ trì tại chùa Nam Thiếu Lâm ở tỉnh Phúc Kiến vào đầu thời kỳ vua Càn Long nhà Thanh (không phải là chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam). Sau khi chùa Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến theo truyền thuyết bị quan quân nhà Thanh đốt phá, Hồng Hy Quan đã rời chùa Nam Thiếu Lâm trở về thành phố Phật Sơn quê hương ông thuộc tỉnh Quảng Đông và mở võ quán truyền bá Thiếu Lâm quyền. Nhưng để giấu tung tích ông đã gọi môn võ này là Hồng Quyền (Hung Kuen) hay Hồng Gia Quyền (Hung Gar Kuen).
  2. Lục A Thái (Luk A Choy) là truyền nhân của Chí Thiện Thiền Sư và sau này cũng được Chí Thiện Thiền Sư gửi đến Hồng Hy Quan để thụ huấn thêm Thiếu Lâm quyền. Lục A Thái truyền lại cho Hoàng Thái (Wong Tai), Hoàng Thái truyền lại cho con trai là Hoàng Kỳ Anh (Wong Ky Ying), Hoàng Kỳ Anh truyền lại cho con trai là Hoàng Phi Hồng (Wong Fei Hung - 1840-1933), Hoàng Phi Hồng truyền lại cho Lâm Thế Vinh (Lam Sai Wing - 1850-1943), Lâm Thế Vinh truyền lại cho con trai là Lâm Tổ (Lam Cho - 1910-?) và cháu nội (con của Lâm Tổ) là Lâm Chấn Huy (Lam Chun Fai) sinh năm 1940, Lâm Tổ hiện nay đang sống ở Hồng Kông được 97 tuổi (2007), tất cả các môn đồ Hồng Quyền Hồng Hy Quan ở Quảng Đông và Hoa Kỳ hiện nay đều là học trò của Lâm Thế Vinh và Lâm Tổ. Lâm Chấn Huy (1940 - ?) hiện nay vẫn còn sống tại Hongkong và là chủ tịch hiệp hội Hồng Gia Quyền Quốc Tế, năm 2004 Lâm Chấn Huy đã có chuyến du lịch sang Nga và các nước trong khối liên bang Nga (SNG) để truyền bá Hồng Gia Quyền.Ông Lâm Chấn Huy đã từng sang Việt Nam và ghé thăm võ sư Nguyễn Quang Dũng chủ nhiệm Võ đường Thiếu Lâm Hồng Gia 220 Hàng Bông thuộc dòng Hồng Gia Quyền Quảng Tây của cụ Tô Tử Quang tại Hà Nội và có chụp hình lưu niệm.(xem Video Clip Lâm Chấn Huy diễn một đoạn ngắn Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Thiết Tuyến Quyền là 3 bài quyền chính yếu trong Hồng Gia Quyền phía dưới bài này trong mục Liên Kết Ngoài). Lâm Thế Vinh đã viết 3 cuốn sách nổi tiếng trình bày bộ quyền thuật của Nam Thiếu Lâm là Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền được xuất bản tại Hồng Kông vào năm 1920 và được dịch xuất bản ra tiếng Việt vào năm 1973 tại Sài Gòn trước năm 1975 (xem mục Tham Khảo phía dưới bài này). Họ Lâm còn truyền bá Hồng Gia quyền ra khắp tỉnh Quảng Đông và Hồng Kông, Bắc Mỹ, Anh quốc, Thật ra Hồng Gia quyền cũng như Nam Thiếu Lâm có rất nhiều bộ quyền khác 3 bộ quyền trên nhưng ít người biết đến. Do ảnh hưởng của họ Lâm mà Hồng Gia quyền được biết đến nhiều hơn ở bên ngoài Trung Hoa đại lục.
  3. Chu Nguyên Chương Nhưng với Hồng quyền Thiên Địa Hội thì cho rằng: Hồng Quyền có nguồn gốc từ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương vì chữ Hồng có nghĩa là Hồng Võ Diên Niên là niên hiệu đầu tiên của vương triều nhà Minh. Triệu Khuông Dẫn Còn thuyết khác thì cho rằng Hồng quyền do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn nằm mơ gặp Tiên Ông dạy cho 36 động tác căn bản Hồng quyền rồi theo đó sáng tạo Thái tổ trường quyền. Sở dĩ gọi là Thái tổ trường quyền là để phân biệt với các bài trường quyền của Wushu. Nếu quan sát kỹ ta thấy bài Thái tổ trường quyền có rất nhiều động tác, thủ pháp căn bản của Hồng quyền mà sau này các hệ phái Thiếu Lâm Hồng Gia quyền khác đều có trong các hệ thống bài tập sau này. Bài Tiểu Hồng quyền và Đại Hồng quyền nổi tiếng của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn đang được truyền bá hiện nay tại chùa ở Trung Quốc và một số lưu phái Thiếu Lâm ở Việt Nam hiện nay là minh chứng hùng hồn nhất rằng Hồng Quyền xuất phát từ Thiếu Lâm Tung Sơn có trước khi chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến ra đời sau này. Do vậy môn Hồng Quyền có trước khi cả Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hy Quan xuất hiện. Đặc trưng của Quyền Phổ Thiếu Lâm Hồng Gia
  4. Lâm Thế Vinh, học trò của Hoàng Phi Hồng trong chiêu thức Tấn Mã Đầu Tranh Song Hổ Trảo trong bài Cung Tự Phục Hổ quyền của Nam Thiếu Lâm Thiếu Lâm Hồng gia quyền chủ về cương ngạnh, cận chiến và bám tấn. Hệ thống bài quyền và binh khí rất phong phú, gồm: La Hán Xuất Động, Sư Tử Cổn Cầu, Song Long Xuất Hải, Yến Tử Quy Sào (én bay về tổ), Tiểu Hồng Quyền, Đại Hồng Quyền, Hồng Quyền, Nam Hồng Quyền, Thiết Tuyến Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Cung Tự Phục Hổ Quyền, Dạ Hổ Xuất Lâm, Hắc Hổ Quyền, Hồng Gia Phá Sơn Quyền, Ngũ Hình Quyền (Long-Hổ-Báo-Xà-Hạc), Thập Hình Quyền (Long-Xà-Hổ-Báo-Hạc-Tượng-Hầu- Sư-Mã-Bưu), Kim Hầu Quyền, Ngũ Lang Bát Quái Côn, Bát Quái Côn Đơn Đầu, Lưỡng Đầu Côn, Đơn Đao, Song Đao, Mễ (Ghế Ngựa), Đơn và Song Ngư, Đinh Ba, Côn Tam Khúc, Tiêu, Quạt (Thiết Phiến), Hồng quyền xuất phát từ Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn và Lý Tẩu thì luyện bài Thái tổ Trường quyền, Đại Hồng quyền, Tiểu Hồng quyền, là những bộ quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam. Lý Tẩu vốn là cao thủ môn Hồng Động Thông Bối quyền mà dân gian vùng Hà Bắc (Trung Quốc) thường gọi tắt là Hồng quyền gây ra sự ngộ nhận lầm lẫn sau này với Hồng quyền của Hồng Hi Quan gọi tắt từ chữ Hồng gia quyền. Hồng quyền của Hồng Hi Quan và Phương Thế Ngọc xuất phát từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến nên luyện bài xưa nhất của Nam quyền là Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền, Thiết Tuyến quyền, Ngũ Hình quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Thập Hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Sư (tử), Mã, Hầu, Bưu [cọp con]), Hắc Hổ quyền, Phá Sơn quyền, Ngũ Hình Quyền Điểm nổi bật giống nhau giữa các hệ phái Thiếu Lâm Hồng Quyền là hệ thống Ngũ Hình Quyền dựa trên cơ sở các động tác của Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc tượng trưng cho Ngũ Hành (Long (Thổ) luyện Thần, Xà (Thủy) luyện Khí, Hổ (Kim) luyện Xương Cốt, Báo (Mộc) luyện Gân, Hạc (Hỏa) luyện Tinh). Cũng có một số hệ phái Hồng quyền không có hệ thống Ngũ Hình Quyền, những hệ phái Hồng quyền này rất ít và không phải là Hồng quyền tiêu biểu.
  5. Ngũ Hình quyền thật ra có nguồn gốc ban đầu từ Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam vào thời nhà Nguyên do Thu Nguyệt thiền sư, là pháp danh của Bạch Ngọc Phong, sáng tác trên cơ sở phát triển của 173 chiêu thức của La Hán Thập Bát thủ (18 thế tay của phật A La Hán). Sau này bộ Ngũ Hình quyền này đã truyền vào chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến, do vậy các phái võ miền Nam Trung Hoa có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến đều có Ngũ Hình quyền, ví dụ như Vịnh Xuân quyền chẳng hạn cũng có bài Ngũ Hình quyền riêng không giống Ngũ Hình quyền của Hồng Gia quyền. Bài Ngũ Hình quyền của Hồng Gia quyền sau này được phát triển lên thành Thập Hình quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Mã, Sư, Hầu, Bưu), có nhiều lưu phái Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan đã không còn dạy bài Ngũ Hình nữa mà chỉ còn dạy bài Thập Hình. Hiện nay nhiều lưu phái Hồng Gia quyền lấy hẳn bài Thập Hình quyền làm đặc trưng quyền pháp vì trong đó đã có bài Ngũ Hình rồi. Bạch Mi quyền của Bạch Mi đạo nhân sau này cũng được sáng tác trên cơ sở Hổ hình quyền và Báo hình quyền của Ngũ Hình quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam. Kiều thủ Tuy rằng các hệ Hồng Quyền có chung đặc trưng là Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) nhưng để phân biệt Hồng Quyền của Hồng Hi Quan đó là kĩ thuật Kiều Thủ chia thủ pháp (đòn tay) làm 3 tiết đoạn: cổ tay, từ cổ tay đến cùi chỏ, từ cùi chỏ đến vai, và lối đánh phổ biến là kĩ thuật Trường Kiều (cánh tay thẳng dài và nắm thành quyền) đong đưa hai bên vai và hông như đòn gánh và đứng tấn Đại Mã tức thế tấn rộng và thấp. Chí Thiện Thiền Sư và Hồng Hi Quan là người đã phát kiến và sáng tạo ra lối đánh Trường Kiều độc đáo và Kĩ Thuật Trường Kiều sau này đã trở nên rất thịnh hành trong các môn quyền thuật của Thiếu Lâm Trung Ngoại Chu Gia, Thiếu Lâm Thái Gia và Thái
  6. Lý Phật, Thiếu Lâm Phật Gia Quyền của các vị Lạt Ma ở Tây Tạng, đặc biệt là trong bài Nam Quyền của bộ môn Wushu hiện đại của Trung Quốc hiện nay. Kĩ Thuật Trường Kiều (người Quảng Đông còn gọi là Phao Quyền) đứng tấn Đại Mã (bộ tấn rộng) là kĩ thuật rất đặc trưng trong bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Ngũ Hình Quyền (Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc), Thập Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Tượng, Sư, Hầu, Mã, Bưu) Bưu là con cọp (hổ) con, Hắc Hổ Quyền của Thiếu Lâm Hồng Quyền và Tiểu Phục Hổ Quyền, Đại Phục Hổ Quyền của Thiếu Lâm Trung Ngoại Chu Gia, Bất cứ ai đã học Hồng Quyền Hồng Hi Quan đều biết kĩ thuật Trường Kiều Đại Mã là sở trường của lưu phái này chuyên chủ cương trong khi các hệ Hồng Quyền khác thường đánh đoản kiều (đòn tay ngắn) và chủ về cương nhu nhập nội (cận chiến). Triệt Quyền Đạo và Nam Quyền Thiếu Lâm Hồng Gia Chiến thuật Tầm kiều - Phá mã là một chiến thuật phổ biến trong tất cả các hệ phái Nam Quyền Thiếu Lâm từ Hồng Gia quyền cho đến Bạch Mi quyền, Vịnh Xuân quyền, Phật Gia quyền, Trung Ngoại Chu Gia, Thái Gia quyền. Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long cũng phát triển trên nguyên lí này thành 2 nguyên lí căn bản của Triệt Quyền Đạo: 1. Triệt Đầu Quyền: ngăn chặn đòn của đối phương ngay từ trong gốc trước khi phóng ra đến mục tiêu trên người ta (nên mới gọi là Triệt Đầu Quyền, Triệt có nghĩa là ngăn chặn khi quyền đối phương mới khởi phát). 2. Tiếp Vĩ Quyền: đối phương vừa dứt đòn hết tầm ngay lập tức ta xuất thủ tiếp quyền đối phương (nên mới gọi là Tiếp Vĩ, Vĩ là cái đuôi, ý nghĩa là như vậy). Chữ Kiều có nghĩa là Cái Cầu, ở đây chỉ khoảng cách đo lường giữa ta và đối phương. Tuy nhiên có một đặc điểm trong kĩ thuật quyền pháp của Trung Hoa rằng khái niệm Kiều có nghĩa là Điếu Kiều tức là cái cầu ở cửa thành ngày xưa hạ xuống cho người ra vào, nên khi muốn tấn công đối phương nghĩa là trước khi Công Thành ta phải phá Cửa
  7. Thành (Phá Kiều) rồi mới xông vào Thành, tức là đánh gẫy (triệt hạ) tay chân (quyền cước) đối phương trước rồi mới công thành. Xét cho cùng Triệt Quyền Đạo của Lý Tiểu Long không phải là mới mẻ gì mà chỉ là sự phát triển trên cơ sở các Nguyên Lí Quyền Kĩ Nam Thiếu Lâm Hồng Gia và Thiếu Lâm Vịnh Xuân quyền. Nhưng sự sáng tạo của Lý Tiểu Long ở chỗ là Lý nhấn mạnh đến tính đơn giản, trực tiếp và phi cổ điển. Nghĩa là phải chăng Lý đã chối bỏ mọi Hình Thái Quyền Pháp Thiếu Lâm để tiến đến Nguyên lí Vô chiêu thắng Hữu chiêu? Thật ra không phải như vậy. Lý muốn nói rằng mọi Nguyên lí Triết học Trung Hoa trong Võ Thuật như Âm - Dương, Cương - Nhu, Hư - Thực, Động - Tĩnh và các hình thái quyền pháp (tức là những Chiêu thức, Chiêu số) chỉ là lột tả cái ý niệm sống động nào đó của quyền thuật. Các ý niệm quyền thuật này thể hiện ở ngay tên của các chiêu thức quyền pháp trong bài quyền theo cách tư duy tượng hình (mô phỏng) có tính ví von và so sánh bằng hình ảnh của người xưa. Chẳng hạn ở tư thế Trung Bình Tấn (Hồng quyền Hồng Hi Quan gọi là Tứ Bình Bát Phân) một tay quyền để ở hông còn tay kia xuất quyền đánh thẳng ngang về phía một bên hông của tay đó có tên là Hoa Vinh xạ tiễn ám chỉ động tác tay vung quyền tấn công tựa như dang cánh cung về một bên, trong khi tay còn lại nằm ở hông giống như đang nắm mũi tên kéo về sắp sửa bật dây cung bắn ra, còn Hoa Vinh là tên của một trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am. Hoặc chiêu thức Ngọa Hổ Tầm Dương (cọp nằm bắt dê) chẳng hạn. Còn nếu như hai tay nắm thành quyền nằm ở hai bên hông thì gọi là Nhị Hổ Tiềm Tung (như hai con cọp nằm hai bên cổng) hay Long Tàng Hổ Phục (rồng và cọp nằm hai bên chờ thời xuất công)
  8. Do vậy Lý đã đưa ra khái niệm Triết học vận động trong võ thuật có nghĩa là giữa các hình thái quyền pháp - tức là các chiêu thức - luôn có sự biến hóa có thể không theo một trình tự nhất định nào để trở thành một khuôn vàng thước ngọc mà tùy theo khả năng ứng biến theo tình thế của người luyện tập và trong khi chiến đấu ngoài đời thật sự. Đó là tư tưởng "Không câu chấp, không câu nệ và vạn pháp hư không" trong thuyết lí Thiền Tông Phật Giáo Trung Hoa. Và Lý đã đi đến kết luận Học nguyên tắc rồi giải trừ nguyên tắc, nghĩa là qua sông rồi thì nên để lại Thuyền mới đi tiếp được, nếu cứ câu nệ vào phương pháp tức là quá quan tâm đến hình thức mà không hướng đến nội dung thì Tâm Pháp bị vướng bận, năng lực bị giam hãm và không được giải phóng thì cho dù có tập luyện quyền thuật lâu ngày cũng không có kết quả gì. Như vậy người mới học quyền thuật rất cần các Hình thái Quyền pháp căn bản, đến khi tinh luyện rồi thì thiên biến vạn hóa, từ chỗ có chiêu số đi đến chỗ không có chiêu số nghĩa là Vô ảnh quyền, vô ảnh cước, mọi cử động bất kỳ của thân thể cũng có thể trở thành chiêu thức phòng thủ, tấn công hay phản công đối phương hữu hiệu. Các Lưu phái Thiếu Lâm Hồng gia Hoàng Phi Hồng, Chân sư Hồng Gia quyền Quảng Đông vào cuối nhà Thanh. Các dòng quyền thuật Thiếu Lâm Hồng Gia có rất nhiều và các hệ thống bài tập của các hệ Hồng Quyền này thậm chí khác nhau hoàn toàn. Có thể kể ra một số lưu phái Hồng Quyền đang thịnh hành tại Trung Hoa Đại Lục và ngoài Trung Hoa Đại Lục như sau :
  9. Hồng quyền Quảng Đông của Hoàng Phi Hồng bắt đầu từ Lục A Thái (sư đệ của Hồng Hi Quan) truyền đến Lâm Thế Vinh. Lâm Thế Vinh là người có công quảng bá Hồng Quyền Hồng Hi Quan ra khắp tỉnh Quảng Đông đến Hồng Kông và Hoa Kỳ. Nhờ có Lâm Thế Vinh viết 3 cuốn sách Cung Tự Phục Hổ Quyền, Thiết Tuyến Quyền, và Hổ Hạc Song Hình Quyền mà người ta thường nói đó là quyền kỹ Hồng Hi Quan. 1. Hồng quyền Quảng Đông còn có Hồng Quyền của Phương Thế Ngọc nổi danh với Ngũ Hình Quyền (Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc) khác với Ngũ Hình Quyền của Hồng Hy Quan là Long, Hổ, Báo, Xà, Hạc. Hồng Quyền của Phương Thế Ngọc học từ mẹ là Miêu Thúy Hoa, Miêu Thúy Hoa học từ cha là Miêu Hiển. Hồng quyền Quảng Đông chính là nguồn gốc của các bài Nam quyền của Wushu hiện đại Trung Quốc ngày nay. Khi chùa Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến bị hỏa thiêu dưới bàn tay tàn bạo của quan quân nhà Thanh, có 5 người đệ tử cuối cùng xuất sắc nhất của Thiếu Lâm Nam Phái Phúc Kiến (do vị Phương Trượng trụ trì lúc đó là Hồng Mi Sư Tổ - là một trong những vị tiền bối xuất sắc sáng lập ra Nam Quyền Thiếu Lâm - truyền dạy) trốn khỏi chùa. 5 người đó là : Chí Thiện Thiền Sư, Ngũ Mai lão ni (Ngũ Mai Sư Thái) (sau này là sư phụ của Nghiêm Vịnh Xuân - người đã sáng tạo ra Thiếu Lâm Vịnh Xuân Phật Sơn sau này), Bạch Mi Đạo Nhân (gọi là đạo nhân vì ông này sau đó bỏ Phật Gia đi theo Đạo Gia) - Bạch Mi chính là người sáng tạo ra dòng Nam Quyền nổi tiếng ngang ngửa Hồng Quyền Hồng Hy Quan là dòng Thiếu Lâm Bạch Mi với lối đánh đoản kiều phát kình trong tầm ngắn cực kỳ dũng mãnh và tàn khốc, người thứ tư là Phùng Đạo Đức (sau này làm quan cho nhà Thanh), và người thứ năm chính là Miêu Hiển và cũng chính là ông ngoại của Phương Thế Ngọc. Chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Toàn Châu, tỉnh Phúc Kiến bị thiêu hủy 2 lần chính yếu: lần thứ nhất là vào năm Ung Chính thứ 2 tức năm 1723 Tây lịch do Ung Chính đế ra lệnh, sau đó Chí Thiện Thiền Sư đã tìm cách xây lại, lần thứ hai và cũng là lần sau cùng
  10. bị thiêu hủy tận diệt là vào năm Càn Long thứ 28 tức năm 1763 do Càn Long đế ra lệnh và cấm tiệt xây dựng lại vĩnh viễn do vậy sự kiện này đã là mầm mống cho các phái võ miền Nam Trung Hoa sau này xuất hiện như: Bạch Hạc quyền tại địa hạt Vĩnh Xuân thuộc tỉnh Phúc Kiến, Bạch Mi quyền tại thành phố Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, Vịnh Xuân quyền tại thành phố Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan tại khắp tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Bạch Hổ Phái của Phùng Đạo Đức, Thiếu Lâm Thái Gia của Thái Phúc (蔡褔) và Thái Cửu Nghi (蔡九儀), Thiếu Lâm Lưu gia của Lưu Tam Nhãn (劉三眼), Thiếu Lâm Lý gia của Lý Hữu Sơn (李友山), Thiếu Lâm Mạc gia của Mạc Thanh Kiều (莫清矯) là nữ nhân, Thái Lý Phật của Trần Hưởng (陳享) ở Tân Hội (新會) tỉnh Quảng Đông, Thiếu Lâm Trung Ngoại Chu Gia quyền của Chu Long (周龍) cũng tại Tân Hội tỉnh Quảng Đông cùng 4 người em ruột là Chu Hiệp (周協), Chu Hải (周海), Chu Điền (周田), Chu Bưu (周彪), Thiếu Lâm Phật gia quyền ở Vân Nam và Quảng Đông, Trên thực tế võ Thiếu Lâm nguyên thủy có nguồn gốc từ Tung Sơn thuộc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam mới là chính thống khởi nguyên võ công Thiếu Lâm và không hề có tục lệ nhận đệ tử tục gia vào chùa truyền võ rồi cho rời chùa xuống núi, hành động này chỉ có ở chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến với danh tiếng mỗi đệ tử muốn rời chùa phải qua 36 quan ải chiến đấu với 18 (có thuyết nói 36) tượng đồng La Hán (La Hán Đồng Nhân) làm cho biết bao thế hệ võ thuật say mê võ công Thiếu Lâm cứ tưởng đấy là truyền thuyết có thật tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn. Truyền thuyết về những bức tượng La Hán Đồng Nhân này được khẳng định trong một tài liệu kỹ thuật quân sự trung cổ vào thời nhà Minh tên là Võ Bị Chí được lưu giữ trong phái Vĩnh Xuân Phúc Kiến Bạch Hạc quyền và trường phái Karate Hakutsuru (Không Thủ Đạo Bạch Hạc) của Đại Sư Hohan Soken là truyền nhân chính thống đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness về kỳ tích diễn quyền trên một tấm ván mỏng thả trên mặt nước. Phái Không Thủ Đạo Bạch Hạc có nguồn gốc từ Bạch Hạc quyền chính là thủy tổ của tất cả các hệ phái Không Thủ Đạo ngày nay. Tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam không hề có một sự khẳng định hay một dấu vết nào nhắc đến niềm tự hào về truyền thuyết những tượng đồng La Hán cả và cũng không
  11. có một thư tịch nào khẳng định chùa đã từng có chính sách nhận đệ tự tục gia vào để truyền thụ võ công rồi cho hạ sơn. Câu chuyện về 36 quan ải tại chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến với các bức tượng đồng nhân La Hán đã được đạo diễn của hãng phim Thiệu Thị là Lưu Gia Lương (劉家良) đồng thời cũng là võ sư và là truyền nhân của Hồng Gia quyền dựng thành một bộ phim nổi tiếng vào tháng giêng năm 1978 mang tựa đề Thiếu Lâm 36 Quan ải với diễn viên chính là Lưu Gia Huy (劉家輝). Lưu Gia Lương đã từng đạo diễn rất nhiều phim võ thuật Hồng Kông chung với các vị đạo diễn nổi tiếng của Hong Kong như La Duy, Trương Triệt tại phim trường Thiệu Thị qua các bộ phim như: Hồng Hy Quan và Phương Thế Ngọc (tháng giêng năm 1974), Hoàng Phi Hồng và Lục A Thái (năm 1976), Thiếu Lâm 36 Quan ải (tháng giêng năm 1978), Túy Hầu (Khỉ Say), Thiếu Lâm Hồng Gia quyền (năm 1975) Trên thực tế vua Khang Hi nhà Thanh là ông nội của vua Càn Long, cả 2 người đã có công bỏ tiền của ra xây lại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn cho rộng rãi hơn, tấm biển Thiếu Lâm Tự ngày nay tại cổng chính trước chùa chính là bút tích thư pháp của Khang Hi và Càn Long đã viếng thăm Tung Sơn Thiếu Lâm Tự vào năm Càn Long thứ 15 tức năm 1750 Tây lịch. Sở dĩ vua Càn Long cho lệnh đốt chùa Nam Thiếu Lâm tại thành phố Toàn Châu tỉnh Phúc Kiến do chùa này là căn cứ địa của phong trào Phản Thanh Phục Minh tại miền Nam Trung Hoa. Do vậy khi nói đến chùa Thiếu Lâm tại Trung Quốc thường có khái niệm chùa Nam chùa Bắc, chùa Nam chính là Nam Thiếu Lâm Tự tại Phúc Kiến (có 3 chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến: ở Toàn Châu, Phủ Điền và Phúc Thanh), chùa Bắc chính là Hà Nam Tung Sơn Thiếu Lâm tự và Hà Bắc Bàn Sơn Tử Cái đỉnh Thiếu Lâm tự. (xem Các ngôi chùa Thiếu Lâm tại Trung Quốc)
  12. Ngoài ra còn có thể kể đến Hạ Tứ Hổ Hồng Gia Quyền (下四虎洪家拳) và Hồng Quyền Ngũ Hình (洪拳五形) giờ chỉ còn lưu truyền bàng bạc trong dân gian và trên phim ảnh có dấu tích từ Miêu Hiển cũng nổi danh khắp vùng Hoa Nam, Bắc Hồng Quyền (北洪拳) từ đầu vương triều Minh rồi đến Hồng Quyền Lĩnh Nam (洪拳嶺南), Hồng Gia Quyền La Phù Sơn (洪家拳 羅浮山), Hồng Quyền Thiên Địa Hội của Trần Cận Nam là thủ lĩnh Thiên Địa Hội nổi danh khắp vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồng Kông và Đài Loan, Hồng Quyền (紅拳) nguyên thủy của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn và Lý Tẩu (học trò của Bạch Ngọc Phong) từ Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, Hồng Quyền Hổ Hạc Biến Hình (虎鶴雙形), Hồng Quyền Phúc Kiến của cụ Tô Tử Quang đang lưu truyền tại Quảng Tây (Trung Quốc) và Hà Nội Những võ sư nổi tiếng Sau hàng trăm năm, Hồng quyền đã sản sinh ra rất nhiều võ sư nổi tiếng như Hoàng Thái (cha của Hoàng Kỳ Anh, Hoàng Kỳ Anh (cha của Hoàng Phi Hồng), Lâm Thế Vinh, Lục A Thái, Tô Tử Quang, Trình Hoa, Trình Luân, [[Hà Châu], Nguyễn Mạnh Đức Hồng Gia La Phù Sơn (hậu duệ đích tôn 4 đời của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến) Hồng gia quyền được người dân Trung Hoa coi là Nam Quyền Vương (vua của dòng Nam Quyền) hay còn gọi là Hồng Quyền Nhất Gia (Hồng Gia Quyền đứng đầu Trung Quốc) trong Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến là Hồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái (Hung Gar, Liu Gar, Li Gar, Mo Gar, Choy Gar). Trong Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật của Thiếu Lâm Nam Quyền Phúc Kiến thi Thiếu Lâm Mạc Gia (Shaolin Mo Gar) chỉ có các đệ tử hoàn toàn là phái nữ do Mạc Thanh Kiều cũng là nữ nhân sáng lập.
  13. Sự truyền bá Thiếu Lâm Hồng gia vào Việt Nam Miền Bắc Môn phái Thiếu Lâm - Hồng Gia quyền được truyền bá vào Hà Nội là do công của cố võ sư Tô Tử Quang (1910 - 1998). Ông sinh năm 1910 tại Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Ngay từ nhỏ ông đã được đích thân cha là cụ Tô Cao Lân, một võ sư thành danh ở tỉnh Quảng Đông, truyền dạy môn Thiếu Lâm- Hồng Gia với sự say mê khổ luyện, ông đã tiếp thu được tinh hoa và kỹ thuật huyền diệu của môn phái năm 18 tuổi trong một cuộc thi võ hàng năm của tỉnh Quảng Tây, ông đã đạt giải nhì toàn tỉnh và được mệnh danh là “Thần đồng võ thuật”[cần dẫn nguồn]. Do hoàn cảnh, năm 1954 ông Tô Tử Quang sang Việt Nam sinh sống và làm việc tại nhà máy in báo thanh niên Hà Nội, sau này là nhà máy in Thống Nhất. Năm 1954 ông Tô Tử Quang đã biểu diễn võ thuật tại nhà thi đấu Đông Dương nay là Thuỷ Tạ với bài La Hán Quyền, ông đã đạt huy chương bạc. Từ năm 1954 ông Tô Tử Quang luôn là người đại diện cho võ phái Thiếu Lâm Hồng gia quyền của người Hoa tại Hà Nội cho đến ngày ông mất tháng 11-1998. Năm 1965 ông cùng học trò đại diện cho hội Hoa Kiều biểu diễn võ thuật cho thủ tướng Phạm Văn Đồng và bác sĩ Trần Duy Hưng xem[cần dẫn nguồn]. Năm 1982 ông đã tham gia thành lập và phát triển hội võ thuật Hà Nội. Ông đã được bầu làm ban cố vấn võ thuật của Liên Đoàn võ thuật Việt Nam, và các môn phái khác đều công nhận ông Tô Tử Quang là chưởng môn đầu tiên của Thiểu Lâm Hồng gia quyền tại Hà Nội. Ngày 22 tháng 7 năm 1998 ông đã được ông Hoàng Vĩnh Giang giám đốc sở thể dục thể thao Hà Nội thay mặt UBND thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu “Lão võ sư cao cấp” Chưởng môn phái Thiếu Lâm Hồng gia quyền.
  14. Miền Nam Hồng Quyền được truyền đến Sài Gòn có hai lưu phái khác nhau là Hồng Quyền Hồng Hy Quan chính tông chân truyền từ các môn đồ Hồng Hy Quan ở Quảng Đông sang Việt Nam bắt đầu từ cụ Trình Luân (đã qua đời tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn trước năm 1975) và cụ Hà Châu hiện đang sống ở phường Bình Khánh, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ), hiện nay (2007) cụ đã 83 tuổi nhưng theo khai sinh thì chỉ 80 tuổi. Võ công của cụ Hà Châu tập trung vào các môn luyện nội công và ngạnh công (công phá). Có thể thấy rằng trong các môn đồ Hồng Gia quyền truyền từ Hồng Hy Quan đến nay chỉ có cụ Hà Châu là luyện đạt thành nội công chân truyền của Nam Thiếu Lâm và cả các môn ngạnh công, như Thiết đầu công, dùng đầu đập vỡ 4-5 viên gạch Tàu dày đến 25-30 phân; và Chưởng pháp, dùng bàn tay không đóng đinh 20 phân rồi nhổ lên cũng bằng tay không, dùng tay không chém vỡ trái dừa khô; cho đến môn Thiên cân trụy, dùng thân mình chịu sức nặng của xe ủi lô làm đường lên đến 12 tấn ! Ngoài võ sư Hà Châu ra, còn có võ sư Huỳnh Thuận Quý từ Quảng Đông (Trung Quốc) sang Sài Gòn Chợ Lớn (miền nam Việt Nam) vào năm 1968 truyền bá Hồng Quyền Hồng Hy Quan chính tông chân truyền tại hội võ quán Liên Nghĩa Đường tại quận 11 và truyền đến võ sư Huỳnh Kiều. Ngày nay Liên Nghĩa Đường vẫn còn hoạt động với nhiều sinh hoạt múa Lân Sư Rồng trong cộng đồng người Quảng Đông tại Chợ Lớn. Hồng Quyền thứ hai là Hồng Gia Quyền La Phù Sơn (Hung Ga Kuen Luofu Shan 洪家拳 羅浮山) truyền từ cụ Nguyễn Mạnh Đức (là cháu đích tôn của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến), cụ Nguyễn Mạnh Đức (đã qua đời tại Pháp) học từ Sư Phụ (người Trung Quốc) tại núi La Phù Sơn tỉnh Quảng Đông), Trung Quốc giáp ranh tỉnh Móng Cái miền Bắc Việt Nam. Sau này Cụ có 2 huynh đệ là Lý văn Tân và Phùng tố Hằng cùng về VN sinh sống. Cụ Nguyễn Mạnh Đức truyền lại cho con trai là Nguyễn Minh Chánh, thường được gọi là anh Lân, sau này tự xưng là Lý Hồng Thái, sinh năm 1952 tại Hà Nội, hiện đang cư ngụ tại Mỹ (Hoa Kỳ). Cụ Đức không có học trò nào khác ngoài người con trai được truyền thụ trực tiếp từ chính cụ Đức đầy đủ hệ thống Hồng Gia Quyền La Phù Sơn, sau Lý Hồng
  15. Thái có một số đệ tử đã rời môn phái và tự lập chi nhánh riêng(tự lập môn hộ) như Lý Hồng Anh, Kim Tùng Hạc thành lập Bạch Hạc Quyền La Phù Sơn. Hồng Gia Quyền La Phù Sơn không chú trong luyện các môn ngạnh công (công phá) hay nội công mà chủ yếu luyện về nội khí và dưỡng thần, dùng khí hóa thành nội kình khi diễn quyền, không chu trong dùng tay không đánh vào các vật cứng bên ngoài. Lý Hồng Thái đã rất thành công khi phát triển Hồng Gia Quyền La Phù Sơn và lấy tên Hồng Gia Việt Nam phát triển tại Hoa Kỳ, Nga, Việt Nam Lý Hồng Thái cũng đã từng quay lại núi La Phù để tìm về cội nguồn của Hồng Gia La Phù nhưng môn đồ của dòng quyền thuật này đã qua đời chỉ còn vài người lưu lạc ra bên ngoài. Hiện nay ở Sài Gòn, trong cộng đồng người Hoa tại quận 5 tương truyền còn một vài người nhưng không còn lưu truyền bộ môn này nữa. Nếu như Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan chủ về cương với thế quyền dũng mãnh ào ạt, do có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến, thì Hồng Gia La Phù Sơn lại chủ cương nhu phối triển với thế quyền linh hoạt và uyển chuyển, phong cách kín đáo hơn. Hồng Quyền La Phù Sơn có 36 thức khí công căn bản sử dụng thủ pháp đặc trưng của Hồng Quyền và 5 bộ khí công Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, 5 bài Long Hình Quyền, Xà Hình Quyền, Hổ Hình Quyền, Báo Hình Quyền, Hạc Hình Quyền rất đặc trưng và kỹ thuật MA VÂN THỦ tuyệt kỹ công phu. Cuối cùng ở cấp cao nhất là bài Kim Hầu Quyền tinh diệu đặc trưng cho thấy những nét tiêu biểu nhất của Thiếu Lâm Quyền Tung Sơn Hà Nam : bộ pháp (tấn pháp và cước pháp) di chuyển nhanh và kín đáo, thủ pháp (đòn tay) chặt chẽ có cương có nhu gọn gàng và tiết kiệm động tác; sử dụng cầm nã thủ pháp và cùi chỏ, đầu gối rất nhiều, phát kình thì cương mãnh. Ở Sài Gòn, quận 5 trên đường Hàm Tử có võ đường của Thiếu Lâm Trung Ngoại Châu Gia do võ sư Lưu Kiếm Xương. Vào năm 2007, tuy đã 62 tuổi nhưng võ sư vẫn rất tráng kiện, ông là con trai của cố võ sư Lưu Hào Lương gốc người Quảng Đông di cư sang Việt Nam - đang truyền bá bộ môn này với đội lân mang tên NHÂN NGHĨA ĐƯỜNG đại diện cho đội lân Việt Nam đã từng đoạt giải nhất Múa lân - sư - rồng tại Hồng Kông và Singapore (thắng luôn cả đội Trung Quốc, Hong Kong, và Đài Loan) khi biểu diễn múa
  16. Lân-Sư-Rồng trên Mai Hoa Thung là những cọc cao 2-3 mét được xếp thành những trận đồ hình hoa Mai. Phả hệ nhân vật Hồng Gia quyền Danh sách sau đây cho biết những nhân vật là truyền nhân chính thống của Hồng Gia quyền phát xuất từ Hồng Hy Quan. Những nhân vật thuộc các nhánh Hồng Gia quyền khác chưa có nguồn tài liệu chính thống và chính xác nên không thể liệt kê vào, điều đó không có nghĩa là phủ nhận các nhánh Hồng Gia quyền khác không phát xuất từ Hồng Hy Quan. Nói chung các nhánh Hồng Gia quyền đều phát xuất từ Hồng Hy Quan, kể cả Hồng Gia quyền La Phù Sơn (Hung Ga Kuen Luo Fu Shan 洪家拳 羅浮山), Bắc Hồng quyền (Bak Hung Kuen 北洪拳), Hồng quyền Ngũ Hình (Ng Jing Hung Kuen 五形洪拳), Hạ Tứ Hổ Hồng Gia Quyền (Ha Sei Fu Hung Gar Kuen 下四虎洪家拳), Hồng Quyền Hổ Hạc Song Hình (Hung Kuen Fu Hok Seung Jing 洪拳虎鶴雙形), Hồng quyền Lĩnh Nam (Hung Kuen Lingnaam 洪拳嶺南) Ngoại trừ Hồng quyền (Hong Quan) của Lý Tẩu và Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn tại chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam là không có liên quan. Cần chú ý danh từ Hồng Quyền (Hung Kuen) viết tắt từ Hồng Gia Quyền (Hung Ga Kuen) hay Hung Style là của Hồng Hy Quan. Trong khi Hồng Quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam được viết là Hong Quan (紅拳) hay Red Fist khi dịch sang tiếng Anh. Các môn Hồng quyền mà dùng chữ Hung Kuen (洪拳) khi chuyển từ âm Quảng Đông sang tiếng Anh (Latin hóa) chính là viết tắt từ chữ Hồng gia quyền (Hung Ga Kuen 洪家拳) có nguồn gốc từ Hồng Hy Quan với Kỹ pháp đặc trưng là Kiều thủ (Kìu Sẩu 橋 手 - 桥手) còn gọi là Kiều pháp (Kiu Fa 橋 法 - 桥法) và Hồ Điệp Chưởng (Hú Dié Zhǎng, Wùh Dihp Jéung 鶘蝶掌) và không dùng danh từ Trung Bình Tấn mà dùng danh từ khác gọi là Tứ Bình Mã (Sei Ping Ma 四平馬) hay Tứ Bình Bát Phân (Sei Ping Baat Fahn 四平八分) và được dịch sang tiếng Anh là Four Level Horse Stance.
  17. Xin lưu ý chữ HỒNG (紅) trong Hồng quyền (Hong Quan 紅拳) của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam xuất phát từ Lý Tẩu và Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn khác với chữ HỒNG (洪) trong Hồng Gia Quyền (Hung Ga Kuen 洪家拳) gọi tắt là Hồng quyền (Hung Kuen 洪拳) xuất phát từ Hồng Hy Quan. Hồng quyền phát xuất từ Hồng Hy Quan nổi tiếng với kỹ pháp có câu nói nổi tiếng là Ổn Mã Ngạnh Kiều 穩馬硬橋, Trường Kiều Đại Mã 长橋大馬, Đoản Kiều Tiểu Mã 短橋小馬, tạm dịch là Ngựa Vững Cầu Cứng, Ngựa Lớn Cầu Dài, Ngựa Nhỏ Cầu Ngắn, nghĩa là bộ tấn vững chãi đòn tay rắn chắc, đòn tay dài với bộ tấn rộng thấp, đòn tay ngắn với bộ tấn nhỏ hẹp và cao (Cao Mã). Danh sách các nhân vật dưới đây có kèm theo âm Latin hóa từ âm Quảng Đông và kèm theo cả Hán tự để cho độc giả có thể đánh máy tên nhân vật vào các trang web trên www.youtube.com để xem các video clip do chính những nhân vật này diễn luyện những bài quyền nổi tiếng của Hồng quyền (Cung Tự Phục Hổ quyền, Hổ Hạc Song Hình quyền và Thiết Tuyến quyền), tên của các nhân vật (âm Latin hóa) chính là từ khóa trên www.google.com, đây là những nhân vật sống động và là truyền nhân chính thống của Hồng Gia quyền vẫn còn đang tồn tại trong thế giới hiện đại. Võ đường Thiếu Lâm Hồng gia (Hồng Hy Quan) Sài Gòn Chợ Lớn: Có 2 võ đường Hồng gia quyền còn tồn tại ngày nay tại khu Sài Gòn Chợ Lớn: 1. Võ đường Thiếu Lâm Hồng gia của cụ Hà Châu tại số 6/20C đường Trần Não, Phường An Khánh, Quận 2, Tp. HCM do người học trò người Pháp tên Philip đang quản nhiệm và câu lạc bộ Thiếu Lâm Hồng gia do võ sư Văn Lý phụ trách tại Nhà Văn Hóa Thiếu Nhi Tp.HCM tại số 169 NAM KỲ KHỞI NGHĨA, P.7, Q.3, TP.HCM - Điện thọai: 39326963. 2. Võ đường Thiếu Lâm Hồng Gia của cụ Huỳnh Thuận Quý từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) sang Việt Nam vào năm 1968 tập họp Hiệp Hội Nghiệp Đoàn Ngành Da Chợ Lớn và truyền bá Hồng Gia quyền tại số 27, đường Âu Cơ, Phường 14, Quận 11, Tp.
  18. HCM. Năm 1973 cụ Huỳnh Thuận Quý trở về Hồng Kông và trao quyền quản nhiệm lại cho võ sư Huỳnh Kiều. Năm 2001 võ sư Huỳnh Kiều đã tạ thế và võ đường Hồng gia này đã hoạt động từ thời cụ Huỳnh Thuận Quý cho đến nay (2008) dưới danh nghĩa là đoàn Lân Sư Rồng Liên Nghĩa Đường cũng tại địa chỉ số 27, đường Âu Cơ, Phường 14, Quận 11, Tp. HCM. Hiện nay Liên Nghĩa Đường có thể được xem là võ đường Hồng Gia duy nhất và lớn nhất của cộng đồng người Quảng Đông tại khu Sài Gòn Chợ Lớn nói riêng và tại Việt Nam nói chung với hơn 100 hội viên người Quảng Đông.
  19. Phả hệ nhân vật Hồng Gia Quyền [sửa] Thông tin thêm Logo của Hồng Gia quyền dòng của cụ Hà Châu. Hồng Hy Quan có rất nhiều môn đồ (có đến cả chục vạn người ở Quảng Đông), cụ Trình Hoa và cụ Trình Luân cũng chỉ là môn đồ trong số đó mà thôi, Hoàng Thái, Hoàng Kỳ Anh, Hoàng Phi Hồng cũng tương tự như vậy. Riêng bài Phá Sơn Quyền chưa phải là đặc trưng nổi bật của Hồng Quyền Hồng Hy Quan vì đặc trưng của hệ quyền này là lối đánh Trường Kiều Đại Mã trong hệ thống Kiều Thủ (Kìu Sẩu - người Trung Quốc dịch sang tiếng Anh gọi là Bridge Hand) hay còn gọi là "Kiều pháp" - Kiều nghĩa là Cây Cầu ở đây chỉ khoảng cách tay quyền dài hay ngắn, Thủ là Tay Quyền cho nên trong Thiếu Lâm Vịnh Xuân có Phép Chi Sẩu tức là phép Niêm Thủ đối phương nên khi tập phải bịt mắt để dùng xúc giác ở đôi tay Thính Kình mà nghe lực tay quyền đối phương - và trong Thiếu Lâm Quyền hay có câu "Tầm Kiều - Phá Mã" là một chiến thuật đo lường khoảng cách ta-địch (Tầm nghĩa là tìm, Kiều là Cây Cầu chỉ khoảng cách) và triệt tiêu bộ tấn (Phá Mã) đối phương ngay khi vào trận giao đấu.
  20. Bài Phá Sơn Quyền có lối đánh ngắn (đoản đả) nhiều hơn và mang tính cận chiến, Kiều Thủ ở đây chủ yếu là Đoản Kiều (Kiều ngắn) và đứng tấn cao (Cao Mã). Trong bài Phá Sơn quyền (thuộc nhánh Hà Châu) có thể nói là kỹ thuật Kiều Thủ được triển khai tối đa trong cách đánh cận chiến nhập nội. Thái Gia Quyền (Choy Gar Kuen) của Thái Lý Phật (Choy Lee Fut) theo sách Nam Quyền Toàn Thư (xem mục Sách Tham Khảo phía dưới bài có giới thiệu) chú thích rằng đó là môn quyền của ba hệ phái Thái Gia (Choy Gar), Lý Gia (Li Gar), và Thiếu Lâm Phật Gia Quyền (Shaolin Fut Gar Kuen) được kết hợp tinh tuyển lại. Có nghĩa là Thái Lý Phật không phải tên riêng của một nhân vật, nên lưu ý điểm này. Thiếu Lâm Trung Ngoại Châu Gia (Shaolin Chung Oi Chau Ka or Shaolin Zhong Oi Jow Gar) do Châu Long (Jow Lung) sáng tạo (xin xem tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh phía dưới mục Liên Kết Ngoài - Tham Khảo) thì lại là sự kết hợp giữa Hồng Gia Quyền và Thái Gia Quyền nên trong giới võ thuật thường hay nói quyền thuật của Thiếu Lâm Châu Gia là đầu Hồng đuôi Thái (Hung Tau Choy Mei dịch âm Hán Việt là Hồng Đầu Thái Vỹ). Xét cho cùng, Thiếu Lâm Châu Gia cũng có thể coi như một nhánh phân lưu của Hồng Gia Quyền. Hệ quyền của Châu Gia hết 70% là nguyên bản các bài của Hồng Gia Quyền (như bài Cung Tự Phục Hổ Quyền, Hổ Hạc Song Hình Quyền, Vạn Tự Quyền) nhưng bị cải biến đi khá nhiều tiết đoạn.