Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cong_tac_quan_tri_day_chuye.pdf
Nội dung text: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ DÂY CHUYỀN CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Nguyễn Bá Minh Trung tâm Công nghệ Thông tin Tóm tắt: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc xây dựng được một kênh thông suốt giữa nhà cung ứng và khách hàng, tạo ra một quy trình tối ưu để tiến hành các hoạt động sản xuất, giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành được sự ủng hộ của khách hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất là cải tiến dây chuyền cung ứng. Áp dụng tin học vào quản trị dây chuyền cung ứng sẽ hỗ trợ quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các công đoạn từ nhập nguyên liệu đầu vào cho đến đưa ra sản phẩm đầu ra, quản lý các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, dự báo thị trường, và quản lý giao dịch với khách hàng. Bài báo này sẽ giới thiệu tổng quan về dây chuyền cung ứng và quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất (không đề cập tới doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ). Đồng thời bài báo cũng giới thiệu lợi ích và giải pháp áp dụng tin học vào quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Giới thiệu chung Dây chuyền cung ứng Chiến lược quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tạo được một kênh thông suốt giữa các nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở tới khả nǎng sinh lời. Bất kể doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, xây dựng một con đường bằng phẳng để tiến hành các hoạt động trong kinh doanh luôn giúp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành được đông đảo khách hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn là tối ưu hoá cả nhu cầu và dây chuyền cung ứng, cho phép sự phối hợp quá trình kinh doanh và chia sẻ dữ liệu, không chỉ trong nội bộ mà còn giữa các nhà cung ứng, nhà sản xuất và nhà phân phối. Quản trị dây chuyền cung ứng là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, nhằm cải thiện phương thức tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phương thức sản xuất sản phẩm, dịch vụ và cuối cùng là chuyển sản phẩm, dịch vụ hoàn thành đến khách hàng. Mục tiêu chính của quản trị dây chuyền cung ứng nhằm đơn giản hoá quy trình cung ứng để tăng lợi nhuận kinh doanh. Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải nắm được toàn bộ phí tổn, cải tiến chất lượng và tăng tối đa dịch vụ khách hàng. Cấu trúc của dây chuyền cung ứng Cấu trúc dây chuyền cung ứng sản phẩm bao gồm tối thiểu: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng. Luồng nguyên liệu được chuyển theo chiều từ nhà cung cấp tới khách hàng trong khi các luồng thông tin và lợi nhuận tài chính lại chuyển theo chiều ngược lại, từ khách hàng tới nhà cung cấp cuối cùng. Nhà cung cấp (Supplier): các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất và kinh doanh được gọi là nhà cung cấp. Thông thường nhà cung cấp thường được hiểu là cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất như vật liệu thô, các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm Đơn vị sản xuất (Manufacturing): đơn vị sản xuất là nơi sử dụng các nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Khách hàng (Customer): khách hàng là người sử dụng, mua sản phẩm của doanh nghiệp. Người sử dụng trực tiếp hoặc là các nhà nhà phân phối sản phẩm, đại lý đều được coi là khách hàng của doanh nghiệp. Thành phần của dây chuyền cung ứng Dây chuyền cung ứng được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này thực chất là các nhóm chức năng khác nhau, nằm rải rác trong dây chuyền cung ứng. Sản xuất (Production): sản suất là khả năng của dây chuyền cung ứng để sản xuất và lưu trữ sản phẩm. Các phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần này Tồn kho (Inventory): trong tất cả các công đoạn của dây chuyền cung ứng đều cần thiết phải có quản lý tồn kho, khả năng dự trữ các sản phẩm, nguyên liệu, các sản phẩm trung gian. Định vị (Location): đây là thành phần xác định vị trí hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm của dây chuyền cung ứng. Địa bàn hoạt động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá thành và thời gian hoàn thành sản phẩm. Vận chuyển (Transportation): thành phần đảm nhận công việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa sự đáp ứng nhu cầu và hiệu quả biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. Thông tin (Infomation): các nhà quản lý, điều hành dây chuyền cung ứng sản phẩm tham chiếu thành phần này để đưa ra kế hoạch và quyết định cho các thành phần còn lại. Thành phần này kết nối tới tất cả các hoạt động, các lĩnh vực trong dây chuyền cung ứng. Xu hướng phát triển Trước đây mô hình dây chuyền cung ứng khá đơn giản, các công đoạn của quá trình sản xuất hoàn toàn nằm trong phạm vi hẹp. Dây chuyền cung ứng chỉ bao gồm nhà cung cấp, bản thân doanh nghiệp và khách hàng. Dây Chuyền Cung Ứng Đơn Giản Nhà Cung Cấp Đơn Vị Sản Xuất Khách Hàng (Supplier) (Manufacturing) (Customer) Ngày nay, khi quá trình sản xuất có quy mô lớn, dây chuyền cung ứng bao gồm cả người dùng cuối, các nhà cung cấp gián tiếp, các nhà cung cấp dịch vụ cho các công đoạn sản xuất. Dây Chuyền Cung Ứng Mở Rộng Nhà Cung Cấp Khách Hàng Nhà Cung Cấp Đơn Vị Sản Xuất Khách Hàng (Ultimate (Ultimate (Supplier) (Manufacturing) (Customer) Supplier) Customer) Nhà Cung Cấp Dịch Vụ: Hậu cần Nhà Cấp Dịch Vụ Tài chính (Service Provider) Nghiên cứu thị trường Thiết kế sản phẩm Công nghệ thông tin Đơn Vị Vẫn Đơn Vị Bán Lẻ Đơn Vị Sản Xuất Nhà Cung Cấp Chuyển Nhà Phân Phối (Retailer) (Manufacturing) Vật Tư (Transportation) (Distributor) Khách Hàng Nhà Cấp Dịch Vụ (Retailer (Service Provider) Customer) Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp chuyên môn hoá theo từng khâu trong quá trình sản xuất nên một hình thức mới xuất hiện trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là một trong những nút trong hệ thống mạng dây chuyền cung ứng trên phạm vi rộng lớn. Toàn bộ một ngành công nghiệp và các ngành có liên quan tạo thành một mạng lưới cung ứng rộng khắp. Các doanh HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN nghiệp khác biệt, có liên quan trong quá trình sản xuất tích hợp hình thành một mạng cung ứng ảo. 2. Hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất Yêu cầu Với mục tiêu làm đơn giản hoá quy trình cung ứng để tăng lợi nhuận kinh doanh, phần mềm quản trị dây chuyền cung ứng được xây dựng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý quá trình thu mua vật liệu, lập kế hoạch, sản xuất, xử lý tồn kho, bán hàng. Hệ thống này phải đảm bảo: - Trải rộng theo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp: thông tin về hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cần đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn và mang tính chiến lược trong công tác quản lý các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt ra với hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng sản phẩm phải có các chức năng hoạt động theo cấu trúc và nghiệp vụ của dây chuyền cung ứng. - Hoạch định tài nguyên sản xuất một cách tối ưu: yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và chi phí sản xuất là việc xác định chiến lược phát triển quy mô sản xuất và mức lưu trữ tài nguyên. Vì vậy, hoạch định tối ưu tài nguyên của doanh nghiệp cũng chính là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất. - Có khả năng tuỳ biến cao, dễ mở rộng: với mỗi doanh nghiệp, các nghiệp vụ quản lý áp dụng trong từng quá trình là khác nhau. Các hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng phải cho phép doanh nghiệp tuỳ biến phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ trong mỗi quá trình sản xuất. Để đáp ứng tốt nhu cầu quản trị dây chuyền cung ứng, hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng phải mang tính mở, dễ dàng đáp ứng thay đổi của dây chuyền cung ứng. - Có thể tích hợp, trao đổi với các hệ thống khác: trong một doanh nghiệp, sẽ có rất nhiều hệ thống cùng song song hoạt động trong các lĩnh vực quản lý khác nhau. Hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng, sau khi triển khai, phải tích hợp, trao đổi thông tin được với các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống ERP. - Có thể sử dụng ở mọi nơi: trong xu hướng phát triển hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong một không gian liên tục và không có ranh giới địa lý. Hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng phải đáp ứng nhu cầu sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Với doanh nghiệp sản xuất, hệ thống SCM phải đáp ứng được các chức năng nghiệp vụ trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất và các nghiệp vụ khác của dây chuyền cung ứng. Một hệ thống SCM tối thiểu phải có các phân hệ: - Quản lý Sản phẩm (Product Management): Quản lý danh mục sản phẩm, ghi nhận và lưu trữ chi tiết các thông tin liên quan đến mô tả sản phẩm: đơn vị tính, tiêu chuẩn, chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, nhà sản xuất, xuất xứ hàng hoá, loại hàng hóa, quy cách đóng gói, đặc tính kỹ thuật, tính năng. Định nghĩa sản phẩm và dịch vụ với các lựa chọn tài nguyên cần thiết cho việc chế tạo sản phẩm. Định nghĩa nhiều khung giá đối với từng sản phẩm để áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. - Quản lý Tồn kho (Inventory Management): Quản lý dự trữ nhiều loại sản phẩm khác nhau: nguyên liệu, chế phẩm, bán thành phẩm, thiết bị phục vụ sản xuất, sản phẩm cuối cùng Quản lý hệ thống kho của doanh nghiệp theo nhiều cấp độ, mỗi kho có thể phân chia không giới hạn thành các đơn vị lưu trữ có cấp nhỏ hơn như ngăn, dãy, ô, tùy thuộc nhu cầu quản lý kho của doanh nghiệp. Quản lý quá trình nhập, xuất, di chuyển nội bộ, kiểm kê và thực hiện các chức năng nghiệp vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Báo động tồn kho: báo động khi hàng tồn kho vượt quá mức quy định, hàng tồn kho sắp hết hạn sử dụng. - Quản lý Vật tư (Material Management): HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Quản lý thông tin về nhà cung cấp: ghi nhận cập nhật thông tin về nhà cung cấp. Quản lý vật tư xuất, nhập kho. - Quản lý Đơn hàng (Order Management): Quản lý đơn mua hàng (Purchase Order): theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình mua hàng. Quản lý đơn bán hàng (Sales Order): theo dõi và ghi nhận thông tin về quá trình bán hàng. - Lập kế hoạch sản xuất (Planning) Thiết lập kế hoạch sản xuất: ghi nhận thông tin và quản lý kế hoạch sản xuất. Theo dõi kế hoạch sản xuất: theo dõi tiến độ sản xuất từng lô hàng, lệnh sản xuất. Báo cáo tổng hợp về kế hoạch sản xuất Quan hệ giữa hệ thống SCM và các hệ thống khác Các hệ thống ERP trước đây không nhằm vào SCM và kết quả là dòng thông tin giữa nhiều thành phần trong dây chuyền cung ứng quá chậm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sớm nhận ra rằng mặc dù năng lực của doanh nghiệp cũng quan trọng, nhưng lợi ích của nó bị giới hạn nếu không được bổ sung bằng khả năng liên hệ xuyên suốt dây chuyền cung ứng. Doanh nghiệp nhận thấy dòng thông tin thời gian thực trong suốt dây chuyền cung ứng là chìa khoá của thành công trong tình hình hiện nay: kỹ thuật tiến bộ, chu kỳ sản suất ngắn, v.v Bởi vậy, các doanh nghiệp đã bắt đầu tích hợp ứng dụng ERP với SCM. Điều này đảm bảo hiệu quả đạt được trong cả dây chuyền cung ứng, dòng thông tin được liên tục. Một cách tóm tắt, những ứng dụng ERP đã giúp tăng hiệu quả của SCM theo những cách sau đây: Chia sẻ dữ liệu: Tạo cơ hội chia sẻ thông tin trên suốt dây chuyền cung ứng, giúp người quản lý có thể ra những quyết định tốt hơn. Điều này cũng giúp người quản lý có cái nhìn bao quát hơn về toàn bộ dây chuyền cung ứng. Thông tin thời gian thực: Hệ thống ERP cung cấp thông tin cập nhật, điều này là thiết yếu cho những quyết định về dây chuyền cung ứng. Ví dụ, việc đặt hàng nguyên liệu thô có thể dựa vào những chi tiết về lượng hàng dư trong kho được cung cấp bởi hệ thống ERP. Hệ thống Hoạch định Hệ thống Nguồn lực Hệ thống Quản trị Doanh nghiệp Quản trị Nhà cung cấp Dây chuyền (ERP) Quan hệ Khách hàng (Supplier) Cung ứng Khách hàng (Customer) (SCM) Thương mại điện tử (CRM) (E-Commerce) Doanh nghiệp Hiện trạng Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, một số đơn vị phần mềm trong nước đã tiến hành xây dựng các ứng dụng phục vụ công tác quản trị dây chuyền cung ứng dưới dạng giải pháp tổng thể cho các doanh nghiệp sản xuất, có thể kể đến: FTP Success của FTP, XBS của MacroNT và AV Land Ngoài ra trên thị trường còn nhiều phần mềm riêng lẻ phục vụ công tác quản lý kho, quản lý vật tư, lập kế hoạch sản xuất Các hãng phần mềm, nhà cung cấp giải pháp lớn hiện nay trên thế giới như Microsoft, Oracle, SAP cũng đều giành sự quan tâm và có sản phẩm hỗ trợ công tác quản trị dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên việc triển khai giải pháp của những nhà cung cấp này đòi hỏi chi phí về tài chính, thời gian, nhân lực lớn. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Theo đánh giá sơ bộ, hiện nay công tác quản trị dây chuyền cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của VNPT chưa được xác định rõ ràng. Ứng dụng phục vụ nghiệp vụ trong dây chuyền cung ứng chưa có hoặc có nhưng ở dạng rời rạc chưa có sự liên kết trao đổi thông tin với nhau. Áp dụng một hệ thống tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát và điều phối được công tác sản xuất đang trở thành nhu cầu cần thiết. Ứng dụng Hệ thống SCM vào dây chuyền cung ứng sẽ giúp cho việc quản lý hoá đơn, quản lý kho, quản lý việc mua bán thiết bị, theo dõi hợp đồng, theo dõi dịch vụ hậu bán hàng, quản lý sản phẩm thuận tiện, nhanh chóng, chính xác. Thống nhất một hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng trong toàn VNPT hỗ trợ khả năng trao đổi thông tin sản xuất (kế hoạch sản xuất, vật liệu, sản phẩm ) giữa các đơn vị. 3. Lợi ích và khó khăn khi triển khai hệ thống hệ thống SCM Lợi ích Khi các dây chuyền cung ứng của các ngành sản xuất được kết hối với nhau thì tất cả các nhà sản xuất đều có lợi. Các nhà cung cấp sẽ không phải dự đoán số lượng nguyên liệu sẽ được đặt hàng, các nhà sản xuất sẽ không phải đặt thêm lượng hàng dự phòng cho các trường hợp bất thường ngoài kế hoạch. Và các nhà bán lẻ sẽ không rơi vào tình trạng hết hàng bán hoặc tồn hàng nhiều nếu họ chia sẻ thông tin về doanh số sản phẩm tại cửa hàng cho nhà sản xuất. Hệ thống SCM mang giúp giảm chi phí và thời gian sản xuất một sản phẩm, cải thiện giá trị quan hệ với đối tác, tăng hiệu quả quản lý kho về chi phí và độ linh hoạt, tăng hiệu quả vận chuyển về chi phí, dịch vụ và thời gian, đưa ra thị trường các sản phẩm nhanh hơn, giá rẻ hơn, tăng doanh thu, tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, cải thiện giá trị và dịch vụ khách hàng, tăng sức cạnh tranh, cải thiện giá trị cho các nhà đầu tư, tạo ra sự liên tục và tránh thời gian trễ trong dây chuyền cung ứng. Khó khăn - Tạo được sự tin cậy từ các đối tác và nhà cung cấp: tự động hoá dây chuyền cung ứng đặc biệt khó khǎn vì nó liên quan các hoạt động nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Các đối tác sẽ phải thay đổi cách làm việc để thích ứng với mạng lưới cung ứng doanh nghiệp vừa thiết lập. - Sự ủng hộ từ nội bộ: nếu việc ứng dụng hệ thống dây chuyền cung ứng với bên ngoài là rất khó khǎn, thì ngay cả với nội bộ doanh nghiệp, việc này cũng không dễ dàng. Các thành viên không thể nhìn ra các lợi ích trong việc sử dụng phần mềm quản trị dây chuyền cung ứng như: tiết kiệm thời gian, nâng hiệu quả - Có nhiều sai lầm trong thời gian đầu: hệ thống dây chuyền cung ứng mới xử lý các dữ liệu theo phần mềm làm sẵn, nhưng không có số liệu lịch sử của doanh nghiệp. Dẫn đến việc xử lý tình huống không tốt, không chính xác trong thời gian đầu ứng dụng phần mềm. Những người dự báo và lập kế hoạch phải hiểu rằng những thông tin đầu tiên từ hệ thống có thể phải được điều chỉnh. Nếu không được báo trước về một số điều bất hợp lý ban đầu của hệ thống, người sử dụng có thể cho rằng hệ thống này vô dụng. Do vậy trước khi triển khai hệ thống SCM doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ các nhân tố sau: - Chiến lược (Strategy): phải hiểu rõ về dây chuyền cung ứng của doanh nghiệp và vị trí của dây chuyền cung ứng với tất cả các mục tiêu kinh doanh như tăng lợi nhuận, cải thiện chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Từ đó, quyết định xem phần nào của hệ thống SCM có thể ứng dụng được trong doanh nghiệp. Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu triển khai SCM trong giai đoạn trước mắt cũng như dài hạn. Ngoài ra cần làm rõ vị trí, khả năng hỗ trợ của các chuyên gia giải pháp quản trị dây chuyền cung ứng trong quá trình triển khai. - Quy trình (Process): cần phải xác định rõ các yêu cầu và thủ tục của các quy trình nghiệp vụ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu rõ các nhà cung cấp, khách hàng, HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN kênh phân phối, hoạt động, khả năng mở rộng của dây chuyền cung ứng. Sau đó xác định các phần then chốt và các phần kém hiệu quả từ đó chỉ ra sức mạnh và điểm yếu trong dây chuyền cung ứng. Đồng thời, xác định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh, chia sẻ thông tin, kết nối nghiệp vụ với đối tác. - Con người (People): quá trình đào tạo, văn hoá doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải có tác động đến sự thay đổi trong các quá trình của dây chuyền cung ứng. Lãnh đạo và các bộ phận nghiệp vụ có vai trò quyết định tới sự thành công của công tác triển khai. Các thành viên trong doanh nghiệp phải có quyết tâm tham gia vào quá trình triển khai hệ thống SCM. Văn hoá và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phải tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. - Nhà cung cấp giải pháp (Solution Vendor): một hệ thống SCM ổn định, có khả năng mở rộng, an toàn là yêu cầu cơ bản để tạo ra thành công trong việc triển khai. Giải pháp SCM có thể sẽ tăng hiệu quả của các quy trình nghiệp vụ trong dây chuyền cung ứng nhưng không thể nhanh chóng khắc phục bất kỳ sự cố nào xảy ra. - Dịch vụ và trợ giúp (Service and Support): cùng với yếu tố giải pháp hệ thống và yếu tố con người, cần phải quan tâm tới các yếu tố dịch vụ bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ triển khai (lập kế hoạch, thiết kế, phát triển) và vận hành dây chuyền cung ứng. 4. Phương hướng phát triển và triển khai hệ thống SCM Phương hướng phát triển Phát triển hệ thống SCM cũng như bất kỳ một hệ thống quản trị doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải tổ chức nguồn lực thực hiện. Hiện nay, có bốn hướng phát triển phần mềm quản trị doanh nghiệp: - Mua sản phẩm đóng gói và dịch vụ đào tạo: Doanh nghiệp mua toàn bộ sản phẩm đóng và các dịch vụ đào tạo từ các nhà cung cấp giải pháp hệ thống SCM. Tuy nhiên, chi phí là một trở ngại rất lớn, vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp. Hướng phát triển này thường được các doanh nghiệp lớn đầu tư triển khai. - Phát triển dựa trên bộ giải pháp của một nhà cung cấp: Doanh nghiệp không mua toàn bộ sản phẩm đóng gói mà chỉ mua giải pháp, phần lõi của sản phẩm phù hợp, gần với nghiệp vụ nhất. Từ đó phát triển, tuy chỉnh theo các nghiệp vụ của doang nghiệp. Đây là cách mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay áp dụng, thuê một doanh nghiệp phần mềm tham gia với vai trò phát triển. - Phát triển dựa trên sản phẩm Opensource: Thay bằng lựa chọn một giải pháp đóng gói phù hợp, các doanh nghiệp có tiềm năng về công nghệ thông tin lựa chọn một phần mềm nguồn mở phù hợp. Trên nền tảng nguồn mở, các phân hệ chức năng được tuỳ chỉnh theo từng nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp. Hướng phát triển này chi phí thấp và thời gian thực hiện không dài do có sẵn nhân lực công nghệ thông tin và sử dụng mã nguồn mở. - Độc lập phát triển hệ thống SCM: Đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ. Đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, bộ phận chức năng. Thời gian thực hiện tương đối dài, tổ chức thực hiện phức tạp, gặp nhiều khó khăn. Đây là hướng mà các doanh nghiệp thường làm chỉ để phục vụ một nghiệp vụ nhỏ, không phải là giải pháp tổng thể cho hệ thống SCM. Chi phí mua giải pháp đóng gói và triển khai là rất đắt, do vậy, với những doanh nghiệp có tiềm năng về nhân lực công nghệ thông tin, có thể kết hợp mua các ứng dụng đóng gói sẵn và tự phát triển các ứng dụng khác dựa trên phần mềm nguồn mở, rồi tích hợp với các ứng dụng đó với nhau. Hướng phát triển này góp phần giảm bớt chi phí mua phần mềm, xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, làm chủ công nghệ, phát huy sáng tạo trong ứng dụng và phát triển, cũng như tạo ra được một số sản phẩm công nghệ thông tin trên cơ sở phần mềm nguồn mở đặc thù phù hợp với điều kiện sử dụng của doanh nghiệp. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Tuy nhiên các phần mềm nguồn mở thường không hoàn chỉnh, không sẵn sàng đưa vào sử dụng kể cả về chức năng cũng như giao diện người sử dụng. Theo hướng phát triển này, yêu cầu nhân lực tham gia phải nắm vững, hiểu biết sâu nghiệp vụ về dây chuyền cung ứng thực tế của các doanh nghiệp viễn thông. Về mặt kỹ thuật, yêu cầu có kỹ năng xây dựng hệ thống quản lý, làm chủ các công nghệ phát triển phần mềm. Phương hướng triển khai Do giải pháp SCM bao gồm nhiều mặt nên áp dụng phương pháp tiếp cận triển khai theo từng bước. Thời hạn triển khai tuỳ thuộc vào nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp cũng như quy mô của mạng lưới đối tác. Sau đây là một đề xuất tiến trình thực hiện dự án triển khai hệ thống SCM cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Tiến trình này bao gồm các bước cơ bản sau: Bước 1 – Tái thiết kế quy trình nghiệp vụ (Business Processing Engineering): trong bước này, cần phải đánh giá các quy trình hiện tại của dây chuyền cung ứng, xác định rõ chiến lược về quản trị dây chuyền cung ứng để lựa chọn và thay thế bằng quy trình tối ưu. Bước 2 - Đánh giá và lựa chọn giải pháp (Evaluate and Select Solution): Phân tích và quyết định lựa chọn giải pháp SCM thích hợp với các nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung ứng, quy mô và chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Bước 3: Tuỳ chỉnh (Customization): Phát triển, tuỳ chỉnh, kiểm tra các chức năng của hệ thống phù hợp với quy trình nghiệp vụ đã tối ưu hoá trong dây chuyền cung ứng bao gồm: Thực hiện tùy chỉnh bằng các phân hệ chức năng sẵn có, đưa các quy trình nghiệp vụ đã khảo sát và tối ưu hóa cho doanh nghiệp vào hệ thống. Lập trình bổ sung các phân hệ chức năng cong thiếu hoặc chưa thích hợp với nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 4 - Thí điểm (Pilot): Thực hiện triển khai, sử dụng thí điểm. Đánh giá hiệu quả, chỉnh sửa hệ thống. Bước 5 - Đào tạo (Training): Hướng dẫn cho người sử dụng hiểu biết đầy đủ về hệ thống mới, các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động tác nghiệp trên hệ thống mới. Bước 6 - Triển khai toàn bộ (Full Deployment): Triển khai toàn bộ hệ thống SCM trong mọi nghiệp vụ quản trị dây chuyền cung ứng của doanh nghiệp. 5. Kết luận Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản trị dây chuyền cung ứng đang trở thành một xu hướng được các doanh nghiệp sản xuất triển khai trong nỗ lực đa dạng hoá hình thức kiếm tìm lợi nhuận. Các doanh nghiệp cố gắng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện quá trình mua bán tới mức thuận tiện nhất có thể. Triển khai hệ thống quản trị dây chuyền cung ứng hợp lý sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, khai thác tiềm năng sản xuất một các tối đa, kết nối các hoạt động nghiệp vụ với các doanh nghiệp khác trong mạng lưới dây chuyền cung ứng. Xây dựng và phát triển Hệ thống Quản trị Dây chuyền Cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tại VNPT sử dụng phần mềm nguồn mở giúp tiết kiệm được chi phí, tận dụng được quy trình công nghệ đã được kiểm nghiệm trên thế giới, duy trì và phát huy được tính mở, linh hoạt và khả năng tích hợp cao giúp hệ thống có thể dễ dàng đưa vào sử dụng và phát huy hết hiệu quả trong điều kiện thực tế. Tài liệu tham khảo [1] Essentials of Supply Chain Management - 2003, Michael Hugos, John Wiley & Sons, Inc. [2] The Design of Manufacturing System – 2001, Cornelius Leondes, CRC Press. [3] Integrating ERP, CRM, Supply Chain Management, and Smart Materials – 2001, Dimitris N. Chorafas, CRC Press. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI
- LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN [4] Operations Management – Strategic context and managerial analysis - 2000, Macmillan, Terry Hill. [5] Essentials of Inventory Management - 2003, Max Muller, Amacom. Sơ lược về tác giả Họ tên: Nguyễn Bá Minh Ngày sinh: 31/03/1977 Quá trình nghiên cứu và đào tạo: Tốt nghiệp Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội) - Khoa Công nghệ Thông tin năm 1999. Là nghiên cứu viên tại Phòng Phần mềm Ứng dụng, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông từ năm 2003. Lĩnh vực nghiên cứu: Ứng dụng Công nghệ Thông tin hỗ trợ hoạt động điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Địa chỉ liên hệ: Phòng Phần mềm Ứng dụng Trung tâm Công nghệ Thông tin. Số 2, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04-5729946; Fax: 04-5729947 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI