Tóm tắt bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Lê Văn Hòa

pdf 107 trang ngocly 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Lê Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_bai_giang_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_le_van_hoa.pdf

Nội dung text: Tóm tắt bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Lê Văn Hòa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Viện Kinh tế và Quản lý Ths. Lê Văn Hòa Tóm tắt bài giảng PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Hà Nội - 2014 levanhoa@2014 Page 1
  2. CHƯƠ NG 1. GIỚ I THIỆU CHUNG 1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành các bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm r út ra xu hướng và tính quy luật của các hiện tượng nghiên cứu. Tác dụng: + Giúp cho các cơ quan quản lý nhìn thấy mặt tốt, mặt thiếu sót trong côn g tác quản lý. + Tìm ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Phát hiện ra khả năng tiềm tàng của doanh n ghiệp. + Đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đối tượng: Phân tích hoạt động kinh doanh hướng đến các kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các nhân tố kinh tế. Vị trí của phân tích hoạt động kinh doanh trong quản lý doanh nghiệp: Chủ thể TK, kế toán, quản lý PTHĐKD Kế hoạch KH sản LĐ tiền KH giá Δx, Δy, marketing xuất lương thành Δz, Δt Đối tượng bị quản lý 1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phương pháp so sánh So sánh là quá trình xác định sự chênh lệch giữa mức độ kỳ ph ân tích so với mức độ kỳ gốc. Kỳ gốc có thể là kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế năm trước. Điều k iện so sánh: + các dữ liệu so sánh phải thống nhất về nội dung so sánh và phương pháp tính toán. + các dữ liệu so sánh phải cùng đơn vị tính. + các dữ liệu so sánh phải chính xác và thu thập trong một khoảng thời gian nhất định. Áp dụng: + Kiểm tra mức độ ho àn thành kế hoạch levanhoa@2014 Page 2
  3. + Đánh giá tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Có thể trực tiếp dựa vào mức biến động của từng nhân tố hoặc dựa vào phép thay thế lần lượt từng nhân tố. Cách thứ nhất gọi là số chênh lệch, thứ 2 gọi là thay thế liên hoàn. 1.2.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn Là đặt đối tượng nghiên cứu vào những điều kiện giả định khác nhau để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. B1. Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. (VD: Δq=q1-qk) B2. Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp nhân tố theo trình tự nhất định. VD: có bốn nhân tố a, b, c, d: q1 = a1 b1c1 d1; qk = akbkckdk B3. Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp x ếp ở bước 2. Thế lần 1: qa = a1 bkc kdk Thế lần 2: qa = a1 b1 c kdk Thế lần 3: qa = a1 b1 c1 dk Thế lần 4: qa = a1 b1 c1 d1 B4. Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước. Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Δqa = qa – qk Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Δqb = qb – qa Mức ảnh hưởng của nhân tố c: Δqc = qc – qb Mức ảnh hưởng của nhân tố d: Δqd = qd – qc Ví dụ: Phân tích biến động tổng chi phí vật liệu để sản xuất sản phẩm theo dữ liệu sau: Chỉ tiêu KH TT Chênh lệch 1. Số sản phẩm sản xuất (cái) 1000 1200 +200 2. Mức tiêu hao vật liệu (kg) 10 9,5 -0,5 3. Đơn giá vật liệu (1000đ) 50 55 +5 4. Tổng chi phí NVL (1000đ) 500.000 627.000 +127.000 Giải: Gọi F là tổng chi phí nguyên vật liệu. Ta có: levanhoa@2014 Page 3
  4. F = q.m.s Fk = qk m k sk = 1000. 10. 50 = 500.000 nghìn đồng F1 = q1 m 1 s1 = 1200. 9,5. 55 = 627.000 nghìn đồng ΔF = F1 – Fk = 627000 – 500000 = +127000 Các nhân tố ảnh hưởng: a) Nhân tố sản lượng: Fq = q1 m k sk = 1200. 10. 50 = 600.000 => ΔFq = Fq - Fk = 600000 – 500000 = +100000 b) Nhân tố mức tiêu hao Fm = q1 m 1 sk = 1200. 9,5. 50 = 570000 => ΔFm = Fm - Fq = 570000 – 600000 = -30000 c) Nhân tố đơn giá NVL Fs = q1 m 1 ss = 1200. 9,5. 55 = 6270000 => ΔFs = Fs - Fm = 627000 – 570000 = +57000 Cộng: ΔF = +100000 + (-30000) +57000 = +127000 Nhận xét: Qua phân tích ta thấy tổng chi phí NVL thực hiện so với kế hoạch tăng 127 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng sản xuất tăng làm cho tổng chi phí NVL tăng 100 triệu đồng; nguyên nhân thứ hai do đơn giá NVL tăng làm cho tổng chi phí NVL tăng 57 triệu đồng; còn mức tiêu hao NVL giảm làm cho tổng chi phí NVL giảm 30 triệu đồng. Đây là y ếu tố tích cực, vì nếu mức tiêu hao NVL không giảm thì tông chi phí NVL còn tăng hơn nữa. 1.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch: Trong thực tế phương pháp thay thế liên hoàn được dùng dưới dạng khác đó là phương pháp số chênh lệch. Phương pháp này trực tiếp dùng số chênh lệch giữa số thực tế và số kế hoạch của các nhân tố ảnh hưởng để tính ra mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến đối tượng ph ân tích. Ví dụ: Trở lại ví dụ trên, ta có: ΔF = F1 – Fk = 627000 – 500000 = +127000 Các nhân tố ảnh hưởng: a) Nhân tố sản lượng: ΔFq = (q1 - qk )m k sk = +200.10.50 = +100000 b) Nhân tố mức tiêu hao levanhoa@2014 Page 4
  5. ΔFm = (m 1 - mk )q1 sk = -0,5.1200.50 = -30000 c) Nhân tố đơn giá NVL ΔFs = (s1 - sk )q1 m1 = +5.1200.9,5 = +57000 Cộng: ΔF = +100000 + (-30000) +57000 = +127000 1.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối Trong quá trình hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố ới quá trình kinh doanh. VD: + giữa tài sản và nguồn vốn + giữa nguồn thu với nguồn chi + giữa nh u cầu sử dụng vốn và khả năn g thanh toán + giữa nguồn huy động vật tư với nguồn sử dụng v ật tư. VD: Phân tích bảng CĐKT ở doanh nghiệp lập ngày 31/12 /xx Tài sản ĐK CK ± Nguồn vốn ĐK CK ± A. TSNH 400 430 +30 A. A. Nợ phải trả 300 330 +30 I. Tiền 50 60 +10 I. Nợ ngắn hạn 100 80 -20 II. Phải thu 100 120 +20 II. Nợ dài hạn 200 250 +50 III. Tồn kho 250 250 - B. Vốn chủ sở hữu 700 770 +70 B. TSDH 600 670 +70 I. Vốn góp 550 550 - I. TSCĐ 500 600 +100 II. Lợi nhuận để lại 150 220 +70 II. ĐTDH 100 70 -30 Tổng TS 1000 1100 +100 Tổng NV 1000 1100 +100 Nhận xét: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn CK so với ĐK đều tăng 100 tr.đ do các nhân tố sau: - Xét về tài sản: chủ yếu tăng do T SCĐ tăng 100 tr.đ, sau đó là đến các khoản phải thu tăng 20 tr.đ, tồn kho không đổi, đầu tư dài hạn giảm 30 tr.đ. - Xét về nguồn vốn: chủ yếu tăng do lãi để lại tăng 70 tr.đ, nợ dài hạn tăn g 50 tr.đ; nguồn vốn góp không thay đổi, nợ ngắn hạn giảm 20 tr.đ. Tình hình trên cho phép ta kết luận: Trong kỳ, doanh n ghiệp đã giảm các khoản đầu tư dài hạn, tăng vay nợ dài hạn để đàu tư cho TSCĐ. Và kết quả hoạt động kinh doanh đã mang lại kết quả khá cao, tiền lãi để lại tăng 70 triệu. 1.2.4 C ác phương pháp khác - Tương quan - Hồi quy tuyến tính đơn - Hồi qui tuyến tính bội 1.3 Quy trình phân tích và phân loại phân tích levanhoa@2014 Page 5
  6. 1.3.1 Quy trình phân tích + lập kế hoạch: Phân tích chỉ tiêu nào, bộ phận nào làm, khi nào thì kết thúc. + thu thập dữ liệu: + phân tích dữ liệu + lập báo cáo phân tích và truyền đạt kết quả ph ân tích (đánh giá kết quả, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp) 1.3.2 Phân loại phân tích Theo thời điểm phân tích: + phân tích trước (phân tích dự báo) + phân tích hiện hành (phân tích tác nghiệp) + phân tích sau (phân tích k ết quả) Theo nội dung phân tích : phân tích chuyên đề và phân tích toàn diện Theo phạm vi phân tích: phân tích điển hình và phân tích tổng thể. levanhoa@2014 Page 6
  7. Chương 2. PHÂN TÍCH KQSX VÀ C ÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KQSX Phần A: Phân tích kết quả sản xuất I/ Phân tích khái quát quy mô kết quả sản xuất 1) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất a) Các chỉ tiêu hiện vật - Nửa thành phẩm: là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở 1 hoặc một số giai đoạn nhưn g chưa qua chế biến ở giai đoạn công nghệ cuối cùng thuộc quy trình CNSX sản phẩm của doanh nghiệp. - Thành phẩm là những sản phẩm đã qua chế biến ở tất cả các giai đoạn công n ghệ cần thiết và đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng, có đủ tiêu chuẩn chất lượng quy định cho sản phẩm. - Sản phẩm quy ước: phản ánh số lượng sản phẩm tính đổi từ số lượng các sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau v ề quy cách, chất lượng, - Số lg sản phẩm quy ước = số lg sản phẩm hiện vật x hệ số tính đổi b) Các chỉ tiêu giá trị GTSLHH: biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm m à doanh nghiệp đã hoàn thành, có thể tiêu thụ trên thị trường. Đo chỉ tiêu này người ta dùng giá cố định để so sánh qua nhiều năm nhằm phản ánh tốc độ sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Nội dung chỉ tiêu bao gồm 3 yếu tố: Yếu tố 1: Giá trị sản phẩm sản x uất bằng NVL của doanh nghiệp Yếu tố 2: Giá trị chế biến những sản phẩm chế tạo bằng NVL của người đặt hàng Yếu tố 3: Giá trị những công việc có tính chất công nghiệp. Tổng giá trị sản xuất: (GO) Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp thường tính cho 1 năm. • Khi tính tổng giá trị sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Chỉ được tính kết quả trực tiếp và có ích của HĐ sản xuất + Tính theo kết quả cuối cùng của toàn bộ kết quả sản xuất chứ không cộng kết quả của từng phân xưởng, có n ghĩa là không tính trùng trong phạm vi doanh nghiệp. + Tính toàn bộ giá trị của sản phẩm bao gồm giá trị mới sáng tạo và giá trị dịch chuyển theo giá bán buôn của doanh nghiệp. + Kết quả sản xuất kỳ nào phải được tính vào giá trị sản x uất của kỳ đó. Nội dung chỉ tiêu gồm 6 yếu tố: levanhoa@2014 Page 7
  8. + Yếu tố 4: Giá trị NVL người đặt hàng đem chế biến + Yếu tố 5: Chênh lệch giá trị cuối năm so với đầu năm của nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang, công cụ mô hình từ chế + Yếu tố 6: Giá trị sản phẩm tự chế tự dùng tính theo quy định đặc biệt. GTSLHHTH: Là chỉ tiêu GTSLHH mà doanh nghiệp đã tiêu thụ được trên thị trường. 2) Phân tích khái quát quy mô kết quả sản xuất a) Phương pháp phân tích: + So sánh kỳ phân tích với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch + So sánh giữa các kỳ (năm) để đánh giá sự biến động về quy mô + Phân tích các yếu tố cấu thành để tìm nguyên nhân gây nên sự biến động v ề quy mô sản xuất + Phân tích quy mô của kết quả sản xuất trong mối liên hệ giữa các chỉ tiêu để thấy mối quan hệ tác động giữa chúng. GTSLHH GTSLHHTH GTSLHHTH = Tổng GTSX. . Tổng GTSX GTSLHH b) Ví dụ phân tích Bảng 2.1 Bảng phân tích tổng giá trị sản xuất tại một doanh nghiệp Số Yếu tố cấu thành KH TH Chênh lệch TH/KH TT Mức % 1 Gía trị thành phẩm sản 750 747 - 3 - 0,4 xuất bằng NVL của DN 2 Gía trị chế biến sản 15 16,5 1,5 10 phẩm bằng NVL của người đặt hàng 3 Gía trị những công việc 26 24,2 - 1,8 - 6,9 có t/c công nghiệp I Gía trị sản lượng hàng 791 787,7 - 3,3 - 0,4 hóa 4 Gía trị NVL của KH 45 49,5 5 Gía trị chênh lệch giữa 42 48,3 6,3 15 CK/ĐK SP. Đang chế tạo 6 Gía trị SP tự chế tự dùng 10 11,6 1,6 16 tính theo quy định đặc biệt II Gía trị TSL 888 897,1 9,1 1,02 III Gía trị SLHH thực hiện 805 764 - 41 - 5,1 Căn cứ vào số liệu trong bảng trên ta có thể phân tích các mặt sau: levanhoa@2014 Page 8
  9. Phân tích kết quả sản xuất theo yếu tố cấu thành • Chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa: So với m ục tiêu kế hoạch đặt ra giảm 0,42% tương ứng 3,3 tiệu đồng, do yếu tố 1 và 3 có mức giảm còn yếu tố 2 thì tăng so với kế hoạch. Nếu đi sâu vào các y ếu tố cấu thành của chỉ tiêu này cho thấy: Yếu tố 1: Giá trị thành phẩm sản xuất bằng NVL của doanh nghiệp. Đây là bộ phận chủ yếu của chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (chiếm tỷ trọng 95%) và còn là nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp. Yếu tố này giảm so với kế hoạch 0,4% tương ứng 3 triệu đồng, nếu việc này giảm có ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch nhà nước giao cho, hoặc đến tình hình hợp đồng với khách hàng, thì doanh nghiệp cần đi sâu tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc ph ục. Yếu tố 2: Giá trị chế biến sản phẩm bằng NVL của người đặt hàng. Đây là số tiền thu về do hoạt động gia công chế biến cho khách hàng, chứ không phải toàn bộ giá trị thành phẩm mà doanh nghiệp đã sản x uất cho khách hàn g. Yếu tố này tăng so với kế hoạch 10% tương ứng 1,5 triệu đồng đã làm chỉ tiêu tổng giá trị sx tăng 0,192 (1,5:791 * 100)%. Yếu tố 3: Giá trị công việc có tính chất công nghiệp. Yếu tố này giảm so với kế hoạch 6,9%, tương ứng 1,8 triệu đồng. Để thấy rõ nguyên nhân gây nên biến động này, cũng như yếu tố 1 và 2 ta cần có tài liệu chi tiết của từng loại sp sx, chế biến cho từng khách hàng, cũng như tính chất các công việc thực hiện, từ đó cho phép ta xác định nguyên nhân và kết luận tốt xấu chính xác. • Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất so với kế hoạch tăng 1,02%, tương ứng 9,1 triệu đồng, việc tăng này chủ yếu do yếu tố 4 và 5. Trong chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất như trình bày ở bảng trên gồm 6 yếu tố cấu thành, trong đó ta đã nghiên cứu 3 yếu tố (1,2,3) của chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa, như vậy ở đây ta chỉ cần nghiên cứu 3 yếu tố còn lại: Yếu tố 4: Giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng: Yếu tố này tăng so với kế hoạch 10% tương ứng 4,5 triệu đồng. Đây là bộ phận NVL của kh ách hàng đem đến để doanh nghiệp chế biến, còn giá trị chế biến ở yếu tố 2. Nếu trong trường hợp tỷ trọng giữa giá trị chế biến so với giá trị NVL của khách hàng giữa các kỳ ph ân tích có sự biến động, chứng tỏ kết cấu các mặt hàng chế biến đã có sự thay đổi, trường hợp này doanh nghiệp cần đi sâu xem xét hoạt động chế biến đối với từng khách hàng, để từ đó có kết luận đúng đắn. Yếu tố 5: giá trị chênh lệch giữa cuối kỳ so với đầu kỳ của sản phẩm đang chế tạo: Giá trị sản phẩm đang chế tạo tăng 15% tương ứng 6,3 triệu đồng, đã làm cho chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất tăng 0,71% (6,3:888*100). Để đánh giá tình hình biến động này tốt hay xấu, ta cần phải có tài liệu giá trị đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm đang chế tạo và tình hình biến động của quá trình sản xuất, cũng như tình hình cải tiến và quy mô sản xuất, trên cơ sở đó mới cho ta kết luận chính xác. levanhoa@2014 Page 9
  10. Yếu tố 6: giá trị sản ph ẩm tự chế tự dùng v à sản xuất tiêu thụ khác: Yếu tố này so với kế hoạch tăn g 16% tương ứng 1,6 triệu đồng. Trong y ếu tố này được gộp chung hai bộ phận giá trị, giá trị sản phẩm tự chế tự dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở tại doanh nghiệp, do đó bộ phận này chỉ còn bảo đảm đúng như mục tiêu kế hoạch đặt ra. Còn bộ phận giá trị sản xuất tiêu thụ khác, đây là các hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách hàng, khác với hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, bộ phận giá trị doanh thu này theo quy định mới được tính trong chỉ tiêu tổng giá trị sản x uất của doanh nghiệp. Kết luận: Quá trình phân tích trên cho ta thấy chỉ tiêu tổng giá trị sản x uất tăng so với kế hoạch đặt ra, nhưng chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa lại không đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra. Xét về tính chất của yếu tố tác động đến 2 chỉ tiêu này, cho phép ta có thể đánh giá là chất lượng trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp nhìn chung là chưa tốt. c) Phân tích kết quả sản xuất trong m ối quan hệ giữa các chỉ tiêu Để ph ân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh về quy mô sản x uất ở doanh nghiệp trước hết ta phải thiết kế mối quan hệ giữa các chỉ tiêu qua phương trình kinh tế sau: GTSLHH GTSLHHTH GTSLHHTH = T ng GTSX. . T ng GTSX GTSLHH Hoặc GTSLHHTH = Tổng giá trị sản x uất * Hệ số SX hàng hóa * Hệ số tiêu thụ hàn g hóa So sánh các hệ số sản xuất hàng hóa và hệ số tiêu thụ hàng hó a giữa các kỳ phân tích để đánh giá tình hình tồn kho sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho biến động giữa các kỳ. Căn cứ bảng phân tích tổng giá trị sản x uất trên, sử dụng các chỉ tiêu (I, II, III) ở kỳ kế hoạch và thực hiện, đưa vào phương trình biểu hiện mối quan hệ sau: Kế hoạch: 805 = 888 × × Hoặc 805 = 888 × 0,8908 × 1,0177 Thực hiện: , 764 = 897,1 × × , , Hoặc 764 = 897 ,1 × 0,878 × 0,97 Hệ số sản xuất hàng hóa thực hiện so v ới kế hoạch giảm 0,0128 (0,878 – 0,8908) là do giá trị sản phẩm đang chế tạo còn tồn đọng cao hơn so với kế hoạch dự kiến. Hệ số tiêu thụ hàng hóa thực hiện so với kế hoạch giảm 0,0477 (0,97 – 1,0177) là do sản phẩm sản xuất còn tồn đọng trong kho chưa tiêu thụ được nhiều hơn so với mục tiêu kế hoạch đặt ra. II/ Phân tích các m ối quan hệ chủ yếu trong sản xuất 1) Đánh giá tốc độ tăng trưởng levanhoa@2014 Page 10
  11. Sản x uất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa phải đạt được mục tiêu là sinh lãi. Việc sinh lãi cũng phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của SXKD, và nếu không có khả năng sinh lãi thì cũng không có khả năng tăng trưởng. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp thể hiện qua những tiến bộ sau: + Hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho thị trường tăng lên và bán chạy hơn + Thu nhập của CBCNV trong doanh n ghiệp tăng lên. + Phát triển được nguồn nhân lực, trang thiết bị, tài chính của DN. - Các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến sự tồn tại trong từng thời kỳ mà quan trọng là sự tăng trưởng v ề mặt chiến lược lâu dài. Đánh giá vấn đề này người ta dùng hai loại chỉ tiêu tốc độ: + Tốc độ phát triển định gốc: là tốc độ phát triển tính theo kỳ gốc ổn định. Kỳ gốc thường được chọn là năm ra đời hoặc là kỳ đánh dấu bước ngoặt trong kinh doanh của doanh n ghiệp. = + Tốc độ phát triển liên hoàn: là tốc độ phát triển hàng năm (kỳ) lấy kỳ này so với kỳ liền trước đó. = Ví dụ: Có tài liệu phân tích giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện tại một doanh nghiệp qua 6 năm như sau: Bảng 2.2 Bảng phân tích tốc độ phát triển sản xuất Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện 1.000 1.100 1.200 1.150 1.225 1.280 Tốc độ phát triển định gốc 100% 110 120 115 122,5 128 Tốc độ phát triển liên hoàn 100% 110 109 95,8 106,5 104,5 Tài liệu phân tích trên cho ta thấy quá trình tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng chu kỳ 3 năm, tăng năm 2010 đến 2011, năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng tốc độ lại tăng lên từ năm 2012 đến năm 2014. Hai chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển định gốc thường được phân tích kết hợp trong mối quan hệ với chu kỳ sống của sản phẩm sản xuất. Chu kỳ sống của sản phẩm được biểu hiện qua sự biến động của doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tương ứng với quá trình phát triển của sản phẩm trên thị trường. Qua số liệu tính toán ta tìm các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Chúng thường là: + Trình độ trang bị kỹ thuật cho sản xuất. levanhoa@2014 Page 11
  12. + Trang bị vốn cho sản x uất. + Các phương ph áp quản lý kho a học + Trình độ nghiệp vụ của CBCNV, sự đầu tư cho giáo dục đào tạo 2) Phân tích kết quả sản xuất theo m ặt hàng Trong sản xuất kinh doanh hoạt động của các doanh nghiệp luôn được điều chỉnh thích ứng với sự biến động của thị trường (về mặt số lượng, chất lượng, giá cả, mặt hàng, vv ). T uy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng ổn định, nhất là những doanh nghiệp sản x uất những mặt hàng thiết yếu hoặc chiến lược. Để đánh giá kết quả sản xuất theo mặt hàng ta có thể sử dụng hai loại thước đo. Thước đo hiện vật: Dùng để so sánh số lượng từng loại sản phẩm thực hiện so với kế hoạch, nhằm đánh giá tình hình thực hiện k ế hoạch các mặt hàng. Thước đo giá trị: Dùng để đánh giá chung tình hình thực hiện các mặt hàng chủ yếu. Xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch các mặt hàng theo nguyên tắc chung là không được lấy các mặt hàng vượt kế hoạch để bù đắp cho các mặt hàng h ụt so với kế hoạch. Công thức xác định như sau: Giá tr SX các m t hàng th c t trong gi i h n KH % hoàn thành KH m t hàng = Giá tr sx k ho ch các m t hàng Ví dụ: Sử dụng tài liệu tại một doanh nghiệp sản x uất các mặt hàng theo đơn đặt hàng ổn định qua tài liệu phân tích sau: Bảng 2.3 Bảng phân tích kết quả sản xuất theo m ặt hàng Mặt hàng sx Đơn giá cố Số lượng Giá trị sản % hoàn định xuất (tr.đ) thành (1000đ) KH TH KH TH KH Theo đơn đặt hàng Sản phẩm A 20 10000 9600 200 192 96,0 Sản phẩm B 16 30000 32000 480 512 106,6 Sản phẩm C 12 15000 15000 180 180 100,0 Cộng 860 884 102,8 Tham gia thị trường Sản phẩm D 10 5000 5 Tổng cộng 889 192 + 480 + 180 852 % hoàn thành KH m t hàng = = = 99,07% 860 860 Qua tài liệu phân tích cho thấy: Đối với các mặt hàng sản xuất kế hoạch theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch là 2,8%. Nhưng tình hình sản xuất các mặt hàng chủ yếu doanh n ghiệp mới đạt 99,07% là do mặt hàng A doanh nghiệp mới đạt 96%. Trong khi đó doanh nghiệp lại sản xuất mặt hàng D ngoài kế hoạch theo hợp đồng để tham gia vào thị levanhoa@2014 Page 12
  13. trường tự do. Vậy doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân tại sao mặt hàng A không hoàn thành kế hoạch theo hợp đồng với khách hàng. Đối với mặt hàng D cần xem xét khối lượng sản x uất ra có tiêu thụ hết không? 3) Phân tích ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng thay đổi đến giá trị sản lượng sản xuất. Kết cấu sản phẩm là tỷ trọng từng loại sản phẩm chiếm trong tổng giá trị các sản phẩm. Khi ta tính chỉ tiêu giá trị sản lượng, thường ta tính theo giá cố định để so sánh giữa các kỳ, nhưng vẫn chưa phản ánh được thực chất của kết quả so sánh này. Chỉ tiêu giá trị sản lượng sản xuất ngoài việc chịu ảnh h ưởng của nhân tố khối lượng công việc mà doanh nghiệp thực hiện còn chịu ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm. Vì, khi so sánh đánh giá giá trị sản lượng sản xuất giữa các kỳ, nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất mặt hàng có giá trị vật chất cao, tốn ít hao phí lao động, hoặc ngược lại giảm tỷ trọng mặt hàng có giá trị vật chất thấp lại tốn nhiều hao phí lao động, cả hai trường hợp tăng giảm này đều không phải là do khối lượng kết quả sản xuất mang lại, mà do kết cấu các sản ph ẩm đã thay đổi. Vì vậy, khi phân tích các chỉ tiêu giá trị sản xuất ta phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm mới phản ánh thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Công thức: Giá trị sản xuất = Số giờ công định mức x Đơn giá giờ công định mức Số giờ công định mức dùng cho sản xuất, là số giờ của công nhân trực tiếp sản xuất để tạo ra sản phẩm, biểu hiện lao động sống, thời gian lao động tăng hoặc giảm biểu hiện sự thay đổi của khối lượng công việc thực hiện. (đây là nhân tố chủ quan.) Đơn giá của giờ công định mức là giá trị được tạo ra trong một giờ, là đơn vị thời gian lao động trực tiếp của công nhân. Nhân tố này thay đổi sẽ làm cho kết cấu sản phẩm thay đổi (đây là nhân tố khách quan). VD: Số liệu phân tích ảnh hưởng thay đổi cơ cấu sản phẩm đến giá trị sản lượng SP SLSX (cái) Đơn Giá trị SL Giờ KLSP tính bằng giá cố (1000đ) công giờ công đm (h) 1) KH TH định KH TH đm SP (đ) cho sản đvsp xuất (h) = 1 2 3 4=1x3 5=2x3 6 7=1x6 8=2x6 NVL A 920 800 5000 4600 4000 1000 920000 800000 của B 4000 4100 1000 4000 4100 80 320000 328000 DN C 200 250 6000 1200 1500 600 120000 150000 D - 375 1600 600 140 52500 Cộng 9800 10200 1360000 1330500 2) Giá trị chế biến sp 100 - 80000 - 3) Giá trị cv có t/c CN 100 250 50000 50350 Tổng cộng 10000 10450 1490000 1380850 levanhoa@2014 Page 13
  14. NX: Qua bảng tính toán: - Giá trị sản lượng tính theo đơn giá cố định thực hiện so với kế hoạch bằng: 10450000 × 100% = 104,5% (tăng + 4,5%) 10000000 - Theo giờ công đm: 1380850 × 100% = 92,67% ( gi m − 7,33% ) 1490000 Từ hiện tượng này ta đi sâu nghiên cứu cơ cấu sản phẩm và lập bảng phân tích ảnh hưởng của cơ cấu sản phẩm đến sản lượng: Bảng 2.5 Chỉ tiêu KH TH Chênh lệch 1) Giá trị sản lượng 10000 10450 +450 2) Khối lượng sản phẩm tính bằng giờ công đm (1000h) 1490 1380,85 - 109,75 3) Giá trị sản lượng làm ra trên một giờ công đm (hàng 1/ hàng 2) (đ/h) 6,7114 7,5678 + 0,8564 Đối tượng ph ân tích: + 450 000đ Dùng phương pháp số chênh lệch: + Do khối lượng công tác thay đổi làm cho giá trị sản lượng giảm: (-109,75.103)x6,714 = - 732,55.103 đ + Do giá trị sản lượng làm ra/ 1 giờ công đm tăng => giá trị sản lượng tăng: 1 380 850 x 0,8564 = + 1182,55.103 đ Tổng cộng mức ảnh hưởng của hai nhân tố: + 450.103 đ Giá trị sản lượng làm ra/ 1 h côn g đm tăng thêm không phải do NSLĐ nâng cao vì số liệu thực tế hay số kế hoạch đều tính theo giá cố định hay giờ công đm. Vậy sự tăng thêm này chính là do sự thay đổi cơ cấu sản phẩm mà có. Nếu ta loại trừ số này thì thực chất DN chỉ hoàn thành kế hoạch về giá trị sản lượng là: 10450 − 1182 ,55 × 100% = 92,67% 10000 Nguyên nhân sản xuất không đủ số lượng loại sản phẩm nào đó có thể là do: + Thiếu NVL + Thiếu công nhân kỹ thuật levanhoa@2014 Page 14
  15. + Tác động của thị trường. 4) Phân tích tính chất đồng bộ về sản xuất Khái niệm: Đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có kết cấu phức tạp và sử dụng nhiều loại vật liệu kh ác nhau để sản xuất một loại sản phẩm, nếu sản xuất không đồng bộ hoặc cung ứng vật tư không đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất thành phẩm cuối cùng của doanh nghiệp đồng thời sẽ gây tình trạng ứ đọng về vốn lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện kế hoạch mặt hàng khi phân tích thực hiện kế ho ạch sản xuất còn phải phân tích tính chất đồng bộ của sản x uất. Thông thường sản phẩm bao gồm nhiều cụm kết cấu, sử dụng nhiều loại vật tư => phân tích tính chất đồng bộ chỉ cần chú ý đến các cụm kết cấu hoặc là các loại vật tư chủ yếu.  Khi phân tích tính chất đồng bộ cần chú ý đến: + Kết cấu kỹ thuật của sản phẩm + Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch => tính ra cụm kết cấu/ vật tư cung ứng. Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của cụm kết cấu hay vật tư sử dụng có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp nhất sẽ quyết định tính chất đồng bộ của sản x uất. Bảng 2.6 Số Tổng số chi tiết cần có Tổng số chi tiết % Số thành phẩm Dư Tên chi trong kỳ kế hoạch thực có hoàn có thể lắp ráp CK các tiết Để lắp Dự Tổng Tổng Trong đó thành toàn bộ chi cần ráp 650 trữ cộng cộng Số Số kế Số % tiết cho sản CK theo dư sản hoạch lượng vật lắp phẩm KH ĐK xuất tư ráp trong kỳ trong 1 kỳ sp A 1 2=1x650 3 4=2+3 5 6 7=5- 8=5:4 9=5:1 10=9/650 11=5- 6 1x9 a 1 650 25 675 675 30 645 100 95 b 2 1300 50 1350 1230 40 1190 91,1 70 c 1 650 25 675 580 26 554 85,92 580 89,23 0 d 2 1300 50 1350 1570 54 1516 116,37 410 Qua phân tích cho thấy loại chi tiết c có tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thấp nhất. Nếu dùng cả số dư ĐK thì cũng chỉ sản xuất trọn bộ được 580 sản phẩm. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch là 89,23%. Tình trạng như vậy gây ứ đọng về vốn lưu động và gây khó khăn cho sản xuất liên tục ở kỳ sau. Nguyên nhân của sản xuất thiếu đồng bộ: + Việc cung ứng vật tư không đồng bộ levanhoa@2014 Page 15
  16. + Trong quá trình sản xuất có thể xuất hiện khâu y ếu trên dây chuyền sản xuất + Số lượng mmtb và lđ khôn g cân đối + Sự phân phối sản x uất giữa các bộ phận là không tốt. 5) Phân tích mức độ đều đặn Sản x uất sản phẩm đều đặn là trong từng thời gian ngắn nhất định, doanh nghiệp thực hiện kế hoạch hoặc vượt mức kế hoạch chính thời kỳ đó. - NC tính đều đặn của sản x uất có ý nghĩa kinh tế to lớn: + Sử dụng hợp lý năng lực sản x uất của doanh nghiệp + Tiết kiệm được chi phí không sản xuất trong giá thành sản phẩm + Hạn chế được phế phẩm + Tránh được tai nạn lao động và an toàn máy móc thiết bị - Vì vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải sản xuất sản phẩm đều đặn trong cả năm , quý, tháng, tuần lễ, ngày đêm và ca làm việc. - Phương pháp xác định mức độ đều đặn: + Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất để ph ân tích. + Muốn x em xét mức độ đều đặn được dễ dàng thì kế hoạch sản lượng được chia ra trong từng thời kỳ ngắn. Nếu tỷ lệ thực hiện kế ho ạch không chênh lệch nhau nhiều thì coi như sản xuất đều đặn. VD: Phân tích tính đều đặn về sản x uất của một doanh nghiệp theo tài liệu sau đây: Bảng 2.7: Tình hình sản xuất của doanh nghiệp tháng 4/N Ngày 1 – 10/4 11 – 20/4 21 – 30/4 tháng KH TH % KH TH % KH TH % 4 - N 500 350 70 800 480 60 200 300 150 Yêu cầu: Phân tích nhịp điệu sản x uất của doanh nghiệp tháng 4/N Giải: Từ số liệu bảng trên, có thể tính hệ số đều đặn của sản x uất theo công thức sau: 350 + 480 + 200 1030 Hệ số đều đặn của sản xuất = = = 0,68 500 + 800 + 200 1500 Kết quả tính toán trên cho thấy, hệ số đều đặn của sản xuất trong tháng 4 năm N của doanh nghiệp bằng 0,68 < 1. Bởi vậy, cần tìm ra những nguyên nhân làm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đều đặn, để có những biện pháp khắc phục, nhằm nâng dần hệ số này ở kỳ sau bằng 1. levanhoa@2014 Page 16
  17. III/ Phân tích chất lượng sản phẩm Các nhà kinh tế sử dụng chỉ tiêu tài chính để phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm. Kết quả tài chính được nâng cao nếu chất lượng sản phẩm được nâng cao. Tùy theo chủng loại và đặc điểm của sản phẩm người ta sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau. 1) Phân tích tình hình phẩm cấp sản phẩm Có những sản phẩm được thừa nhận là sản phẩm loại 1, 2, 3, đều tiêu thụ được. Trong ph ân tích kinh doanh để đánh giá chất lượng sản phẩm, trong trường hợp này thường dùng một số phương pháp tính toán như sau: a) Phương pháp tỷ trọng Thứ hạng Kỳ trước Kỳ này sản phẩm KH TT Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) (%) 1 420 77,77 480 84,21 520 88,13 2 120 22,23 90 15,79 70 11,87 Cộng 540 100 570 100 590 100 b) Phương pháp hệ số phẩm cấp bình quân Phương pháp này căn cứ vào thứ hạng sản phẩm không giống nhau, dùng một hệ số để biểu thị thứ hạng của sản phẩm. Nói chung sản phẩm loại 1 có hệ số bằng 1, các sản phẩm khác sẽ có hệ số bằng tỷ số giữa giá trị của sản phẩm đó chia cho giá trị của sản phẩm loại một. Hệ số phẩm cấp bình quân càng gần đến 1 thì chất lượng sản phẩm nói chung càng tốt. Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản lượng sản x uất theo công thức sau: Giá tr s n l ng H s H s S l ng Đ n giá thay đ i do ch t l ng = ph m c p − ph m c p × sp × lo i tăng (ho c gi m ) kỳ phân tích kỳ phân g c Kỳ phân tích cao nh t Ví dụ: Thứ hạng Hệ số KH TT Số lượng Tính đổi số Số lượng Tính đổi số bq loại 1 bq loại 1 1 1 540 540 590 590 2 0,8 60 48 30 24 Cộng 600 588 620 614 Theo kế hoạch: levanhoa@2014 Page 17
  18. 1 × 540 + 0,8 × 60 K = = 0,98 600 Theo thực tế: 1 × 590 + 0,8 × 30 K = = 0,99 620  Ktt > Kkh Xác định ảnh hưởng do chất lượng sản phẩm thay đổi đến giá trị sản lượng: GTSL thay đổi do clsp tăng = (K − K )× ố ượ ℎự ế × Đơ á ạ ℎấ c) Phương pháp đơn giá bình quân Cùng một loại sản phẩm căn cứ vào chất lượng người ta quy định giá cả. Nếu chất lượng sản phẩm tốt hơn thì giá cao hơn => có thể dùng đơn giá bình quân để phân tích chất lượng sản phẩm. Thứ hạng Số lượng Giá cả Giá trị sản phẩm đơn v ị (1000đ) KH TT KH TT 1 540 590 20 10800 11800 2 60 30 15 900 450 Cộng 600 620 11700 12250 540.20 + 60.15 P = = 19,5 nghìn đồng/sp 600 590.20 + 30.15 P = = 19,75 nghìn đồng/sp 620 * Tìm nguyên nhân ảnh hưởng Kết quả sản xuất về chất lượng không hoàn thành thường bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau: - Chất lượng, qui cách vật liệu cung ứng. - Trình độ lao động, chính sách tiền lương. - Tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị - Tổ chức quá trình sản xuất - Biện pháp quản lý sản x uất - Môi trường, điều kiện sản x uất Đề xuất biện pháp thực hiện Trên cơ sở nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất về chất lượng đã biết, đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau tốt hơn. Ví dụ 3: Công ty T sản x uất sản phẩm A có tài liệu sau: (đơn vị tính: 1.000đ) levanhoa@2014 Page 18
  19. - Kế hoạch sản xuất 100 sản phẩm, trong đó loại 1 là 90 sản phẩm, loại 2 là 10 sản phẩm. - Thực tế sản xuất 120 sản phẩm, trong đó loại 1 là 105 sản phẩm, lo ại 2 là 15 sản phẩm. - Giá thành sản x uất kế hoạch loại 1 là 20, loại 2 là 16. Tính các số liệu để phân tích kết quả sản xuất về chất lượng: - Hệ số phẩm cấp 90 * 20 + 10 * 16 H0 = = 0,98 90 * 20 + 10 * 20 105 * 20 + 15 * 16 H1 = = 0,975 105 * 20 + 15 * 20 - Như vậy kết quả sản xuất về chất lượng thực tế so với kế hoạch có giảm hơn một ít. - Cần tìm ra nguyên nhân kết quả sản x uất về chất lượng thực tế giảm, để có biện pháp thực hiện thích hợp cho kỳ sau. Hoặc có thể tính đơn giá bình quân để đánh giá 90 * 20 + 15 * 16 K0 = = 19,6 90 + 10 105 * 20 + 15 * 16 K1 = = 19,5 105 + 15 2) Phân tích phế phẩm của sản xuất Đối với loại sản phẩm khôn g được phép phân cấp, chúng chỉ có một cấp và làm đúng quy cách phẩm chất mới tiêu thụ được trên thị trường. Ví dụ: Sản x uất thiết bị điện, điện tử, y tế, thực phẩm, dược phẩm Sai quy cách ph ẩm chất thì bị coi là ph ế phẩm không tiêu thụ được. a. Chỉ tiêu phân tích: Để đánh giá tình hình sai hỏng sản phẩm người ta dùng các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sản phẩm hỏng: H (tính riêng từng loại sản phẩm). levanhoa@2014 Page 19
  20. q + q H = × 100% q q + q H = × 100% q H0, H1: Tỷ lệ sản phẩm hỏng k ế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này. Qos, Q1s: Số lượng kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm hỏng sửa chữa được. Q0 ks, Q1 ks: Số lượng kế hoạch ( hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm hỏng không sử chữa được. Q0, Q1 : Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này. Hoặc: C + C H = × 100% C C + C H = × 100% C H0, H1 : Tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này. C0s, C1s : Chi phí sửa chữa kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm hỏng sửa chữa được. C0 ks, C1 ks : Chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm hỏng không sửa chữa được. C0, C1: Chi phí sản x uất kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này. Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân: Hbq (tính chung cho tất cả các loại sản phẩm). ∑ ∑ + H = × 100% ∑ C ∑ + ∑ H = × 100% ∑ C H0bq, G1bq : Tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này. C0is, Clis: Chi phí sửa chữa kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm i hỏng sửa chữa được. C0i ks, Cliks: Chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc thực tế kỳ trước), thực tế kỳ này của sản phẩm i hỏng không sửa chữa được. levanhoa@2014 Page 20
  21. b. Phương pháp phân tích: Đánh giá chung: - Từng loại sản phẩm: H1 ≤ H0 : Kết quả sản xuất về chất lượng kỳ này bằng hoặc tốt hơn kỳ trước (kế hoạch). - Tất cả các loại sản phẩm: + Xác định biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân: ΔHbq = Hlbq – H0bq + Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân bị ảnh hưởng 2 nhân tố: - Nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất: Kết cấu sản phẩm sản xuất là tỷ trọng chi phí sản xuất của từng loại sản phẩm trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí sửa chữa và sản xuất sản phẩm hỏng có thể được tính: CH0 = C0 . H0 CH1 = C1 . H1 CH0, CH1: Chi phí sửa chữa và sản x uất sản phẩm hỏng kế hoạch, thực tế. C0, C1: Chi phí sản xuất kế hoạch, thực tế. H0, H1 : Tỷ lệ sản phẩm hỏng kế hoạch, thực tế. Do đó tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân được tính như sau: ∑H ∆H = × 100% ∑ ∑ H ∆H = × 100% ∑ Theo nguyên tắc của phương pháp thay thế liên ho àn, xác định ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất đến sự biến động của tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân, phải cố định nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng sản phẩm bằng trị số kế hoạch. Vậy biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân bị ảnh hưởng nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất: ∑ H ∑H ∆H/ = × 100% − × 100% ∑ ∑ levanhoa@2014 Page 21
  22. ∆H/ : Biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân do ảnh hưởng của nhân tố k/c sản phẩm sản x uất. - Nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm: Theo nguyên tắc của ph ương pháp thay thế liên hoàn, xác định ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm đến sự biến động của tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân, phải cố định nhân tố k/c sản phẩm sản x uất bằng trị số thực tế. Vậy biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân bị ảnh hưởng nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm: ∑ H ∑H ∆H = × 100% − × 100% ∑ ∑ ∆H : Biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân do ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm. C0, C1: chi phí sản x uất kỳ trước (kh), kỳ này của sản phẩm i. H0, H1: tỷ lệ sản phẩm hỏng kỳ trước (kh), kỳ này của sản phẩm i. ∆H ≤ 0: Kết quả sản xuất về chất lượng kỳ này bằng hoặc tốt hơn kh (kỳ trước). Nguyên nhân ảnh hưởng: Kết quả sản xuất về chất lượng không hoàn thành thường bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân sau: - công tác thiết kế sản phẩm sai - không tôn trọng qui tắc, vi phạm kỹ thuật - mm tb kém chính xác - chất lượng nvl kém - tay nghề kém. Ví dụ: Công ty H sản xuất hai sản phẩm A và B có tài liệu sau: (đvt: triệu đồng). - KH: sản xuất 50 sản phẩm A, 40 sản phẩm B. Chi phí sản xuất sản phẩm A là 200, sản phẩm B là 100. Chi phí sửa chữa và sản xuất sản phẩm hỏng sản phẩm A là 2%, sản phẩm B là 4% chi phí sản x uất kế hoạch. - Thực tế: sản xuất 60 sản phẩm A, 20 sản phẩm B. Chi phí sản xuất sản phẩm A là 240, sản phẩm B là 50. levanhoa@2014 Page 22
  23. Chi phí sửa chữa và sản xuất sản phẩm hỏng sản phẩm A là 2%, sản phẩm B là 5% chi phí sản x uất thực tế Yêu cầu: Phân tích kết quả sản xuất về chất lượng hai loại sản phẩm. Giải: Tính các số liệu để phân tích kết quả sản x uất về chất lượng hai loại sản phẩm: 200 × 2% + 100 × 4% ∆H = × 100% = 2,66% 200 + 100 240 × 2% + 50 × 5% ∆H = × 100% = 2,51% 240 + 50 Nếu so sánh giữa Hbq1 và Hbq0 thì Hbq1 < Hbq0 , nếu kết luận rằng kết quả sản xuất về chất lượng thực tế tốt hơn kế hoạch thì không chính xác, vì chi phí sửa chữa và sản xuất sản phẩm hỏng sản phẩm A là đúng kế hoạch, sản phẩm B tăng. Xác định ảnh hưởng của các nh ân tố đến biến động tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân: - Nhân tố kết cấu sản phẩm sản xuất: Theo nguyên tắc của phương ph áp thay thế liên hoàn, x ác định ảnh hưởng của nh ân tố kết cấu sản phẩm sản xuất, phải cố định nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm theo trị số kế hoạch: 240 ∗ 2% + 50 ∗ 4% 200 ∗ 2% + 100 ∗ 4% ∆H = × 100% − × 100% / 290 300 ∆/ = −, % - Nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm: 240 ∗ 2% + 50 ∗ 5% 240 ∗ 2% + 50 ∗ 4% ∆H = × 100% − × 100% 290 290 ∆H = 0,17% Căn cứ ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ sản phẩm hỏng từng loại sản phẩm đến sự biến động của tỷ lệ sản phẩm hỏng bình quân mới kết luận được là kết quả sản x uất về chất lượng thực tế thấp hơn kế hoạch. Cần tìm ra nguyên nhân kết quả sản xuất về chất lượng sản phẩm thực tế giảm, để có biện pháp thực hiện thích hợp cho kỳ sau. Phần B: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất Các yếu tố tham gia vào quá trình sản x uất là các yếu tố quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm 3 nhóm yếu tố chủ yếu: levanhoa@2014 Page 23
  24. + Những yếu tố liên quan đến lao động gồm số lượng và chất lượng lao động + Những yếu tố liên quan đến trang bị và sử dụng mmtbsx + Những yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng nguyên vật liệu Nếu doanh nghiệp sử dụng và khai thác đồng bộ các yếu tố này để tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ tạo ra năng lực kinh doanh rất lớn. I/ Phân tích tình hình sử dụng lao động 1) Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động Trước hết cần xem xét lượng lao động tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân lao động trực tiếp được chia thành lao động cơ khí hóa và lao động thủ công. Đây là v ấn đề quan trọng đặc trưng cho tiềm lực lao động, được phản ánh thông qua trình độ tay nghề, bậc lương của công nhân. Vấn đề là làm sao cân đối được bậc lương của công nhân với bậc lương bình quân của công việc cụ thể mà người đó đảm nhiệm. Tổng số lao động của doanh nghiệp thường được phân thành các loại, có thể khái quát theo sơ đồ sau: CN sx trực tiếp CNV SX CN sx gián tiếp Tổng số CNV NV bán hàng CNV ngoài SX NV quản lý chung Tổng số lao động trong doanh n ghiệp thường được chia ra thành hai loại: công nhân viên sản xuất và công nhân viên ngoài sản x uất. Phương pháp phân tích So sánh tỷ trọng biến động của từng loại công nhân viên giữa các kỳ phân tích, đối chiếu với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, để rút ra kết luận về tình hình và khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp. Ví dụ: Có tài liệu tại doanh nghiệp sản xuất về tình hình biến động số lượng lao động giữa thực hiện so với kế hoạch nh ư sau: Chỉ tiêu KH TH Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng (%) CNV sản xuất 850 85 825 86,7 - CN trực tiếp 800 80 780 82 levanhoa@2014 Page 24
  25. - NV gián tiếp 50 5 45 4,7 Nhân viên n goài sản 150 15 126 13,3 xuất 50 5 52 5,5 - Nhân viên bán hàng 100 10 74 7,8 - Nhân viên quản lý 1000 100 951 100 Cộng CNV Qua tài liệu phân tích cho thấy: Tổng số lao động của doanh nghiệp, giảm so với mục tiêu kế hoạch đặt ra là 49 người (951-1000). - Xét về cột tỷ trọng cho thấy: Việc giảm này là do giảm nhân viên quản lý 2,2% và nhân viên sản xuất gián tiếp 0,3%. Nếu công việc của các loại nhân viên này, trên thực tế vẫn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt. - Về tỷ trọng của côn g nhân trực tiếp tăng 2% và nhân viên bán h àng tăng 0,5%. Việc tăng tỷ trọng của hai loại lao động này có tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ. Vậy đánh giá tình hình biến động số lượng này, ta phải đặt chúng trong mối liên hệ với kết quả sản x uất và tiêu thụ mới có kết luận chính xác. Trong điều kiện doanh nghiệp chưa tự động hóa quá trình sản xuất, khối lượng thành phẩm được sản xuất trong doanh nghiệp, chủ yếu là do lao động của công nhân trực tiếp sản xuất, do đó sự biến động công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp sản x uất. Phân tích tình hình biến động số lượng công nhân trực tiếp cần xem xét trên hai mặt: + Chỉ tiêu thay đổi tuyệt đối: để nói rõ tình hình đảm bảo số lượng sức lao động và biên chế cụ thể. ΔT = T1 - Tk + Chỉ tiêu thay đổi tương đối: để nó i rõ kết quả thay đổi có hợp lý hay không. ΔT = T1 - Tk. VD: Bảng tình hình thực hiện kế hoạch số lượng lao động Loại CNV sản xuất Thực tế KH năm TT năm Thực hiện/ KH cuối năm nay nay ± % trước 1. CNSX 1245 1426 1618 + 192 113,46 2. Học nghề 115 132 154 +22 116,66 3. Nhân viên kỹ thuật 90 110 114 +4 103,64 4. Nhân viên quản lý kinh tế 120 112 116 +4 103,57 5. Nhân viên quản lý hành 82 85 78 -7 91,77 chính Cộng 1652 1865 2080 +215 111,52 levanhoa@2014 Page 25
  26. - Nguyên nhân tăng giảm số lượng lao động có thể là: + Tăng giảm khối lượng sản xuất + Chưa có biện pháp tăn g NSLĐ + Chưa bố trí được công việc cho lđ dư thừa + Chưa tích cực sắp xếp lại số lượng lđ cho doanh nghiệp. Song để đánh giá số tuyệt đối tăng giảm của CNSX cần phải đối chiếu với tốc độ tăng sản lượng cùng kỳ. VD: Có tình hình thực hiện sản lượng kế hoạch như sau: Chỉ tiêu KH TH TH/KH % % 1. Giá trị sản lượng 7285450 8325964 +1.040.514 +14,28 2. Giá trị sản lượng tăng do thay đổi cơ cấu sản 86354 +86.354 - phẩm Nhận xét: + Sản lượng tăng: +14,28% + Công nhân tăng: +13,46% Doanh nghiệp chỉ được sử dụng số lượng công nhân tăng thêm: 1426 x 14,28% = + 203,77 người Thực tế doanh nghiệp tăng 192 người => Doanh nghiệp đã tiết kiệm tương đối số lượng lao động là 192 – 203,77 = - 11,77 người. Để ph ân tích sâu hơn nữa có thể tính toán số sản lượng tăng lên do tăng NSLĐ; số sản lượng tăng do tăng số công nhân. Trong trường hợp này phải trừ đi ảnh hưởng cơ cấu sản phẩm. Trong trường hợp này thực hiện kế hoạch sản lượng là: 8325964. 10 − 86354 . 10 × 100 = 113,86% 7285450 Như vậy doanh n ghiệp được sử dụng số lượng lao động: 1426 x 113,86% = 1623,64 người Số giảm tương đối là: 1618 – 1623,64 = - 5,64 người Tính NSLĐ trong hai trường hợp: 3 3 W kh = 7285450.10 : 1426 = 5109.10 đ .. W = = 5091.103đ tt levanhoa@2014 Page 26
  27. Nếu khôn g loại trừ ảnh hưởng thay đổi cơ cấu sản phẩm: . W = = 5145,84.103đ tt Do tăng thêm 192 công nhân làm sản lượng tăng thêm: (+192) x 5109.103 = +980.928.103 đ .. Chiếm tỷ trọng: × 100% = +94,27% .. Sản lượng tăng do tăng NSLĐ: 100% - 94,27% = +5,73% Hay: 1.040.514.103 – 980.928.103 = +59.586.103đ 2) Phân tích cơ cấu CNV sản xuất trong doanh nghiệp - Do vai trò của từng loại CNV trong doanh nghiệp, nhiệm vụ và tác dụng khác nhau của mỗi loại đến việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất, nên khi phân tích cơ cấu các loại lđ trong doanh nghiệp cần x em xét sự biến động của từng loại lđ ntn? - Những tỷ lệ cần được quan tâm là: + Tỷ lệ giữa CNSX trực tiếp với các loại CNV khác. + Tỷ lệ giữa CNSX chính và phụ. Tỷ lệ này có ảnh hưởng quyết định đến NSLĐ của CNSX VD: Bảng phân tích tình hình sử dụng công nhân trong m ối quan hệ với KQSX Chỉ tiêu KH TH 1. Giá trị tổng sản lượng (103đ) 7.285.450 8.325.964 2. Giá trị SL trừ ảnh hưởng thay đổi 7.285.450 8.239.610 cơ cấu sản phẩm. (103đ) 3. Số CNSX (người) 1426 1618 - Trong đó: + CNSX chính 1320 1500 + CNSX phụ 106 118 NSLĐ % 4. Của một CNSX ((103 đ) 5.109 5145,84 100,72 5. Của một CNSX sau khi trừ ảnh 5092,46 99,66 hưởng của thay đổi cơ cấu SP 6. Của một CNSX chính 5519,2 5490,5 99,47 Kết luận: Kết quả phân tích cho thấy CNSX chính không đạt kế hoạch NSLĐ. Một trong các nguyên nhân ở đây là tỷ lệ giữa CNSX phụ/ CNSX chính thực tế không hợp lý. Để đạt đúng 100% kế hoạch NSLĐ của CNSX chính, phải t uân theo đẳng thức là: GTSL đã tr nh h ng thay đ i c c u sp GTSL k ho ch = levanhoa@2014 Page 27
  28. Trong đó: Ctt = Số CNSX chính thực tế Ckh = số CNSX chính kế hoạch GTSL đã tr nh h ng thay đ i c c u sp C = × ( ) GTSL k ho ch 8239610 C = × 1320 = 1493 ( ) 7285450 3) Phân tích tình hình cấu thành đội ngũ công nhân theo nghề nghiệp - Đảm bảo về số lượng sức lao động chưa đủ mà phải phân tích cấu thành đội ngũ CN theo trình độ nghề nghiệp. - Khi tiến hành phân tích phải căn cứ vào: + Cấp bậc của công nhân (biểu thị trình độ thành thạo tay nghề) + Cấp bậc bình quân (tính theo bq gia quyền) để biểu thị trình độ thành thạo chung của toàn bộ CN trong đơn vị. - Cấp bậc bq của toàn CN trong đơn vị tính theo công thức: ∑ = ∑ ̅ : cấp bậc bình quân xi : hệ số cấp bậc tiền lương Bi: số CN cấp bậc i n : các loại bậc thợ VD: Có tài liệu về cấp bậc thợ của CN tron g một DN như sau: Bậc thợ Hệ số cấp CNSX chính CNSX phụ Cộng bậc tiền KH TT KH TT KH TT lương 1 1,35 5 6 2 2 7 8 2 1,47 26 28 3 4 28 32 3 1,62 40 32 6 8 46 40 4 1,78 60 55 3 2 63 57 5 2,18 25 30 1 1 26 31 6 2,67 10 15 - - 10 15 7 3,28 4 7 - - 4 7 Cộng 169 173 15 17 184 190 levanhoa@2014 Page 28
  29. 1,35 × 6 + 1,47 × 28 + 1,62 × 32 + 1,78 × 55 + 2,18 × 30 + 2,67 × 15 + 3,28 × 7 ̅ = 173 = 1,89 ̅ của CNSX chính 4) Phân tích thực hiện kế hoạch NSLĐ - NSLĐ là số lượng sản phẩm có thể thực hiện được trong một đơn vị thời gian hay số thời gian tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm. NSLĐ là chỉ tiêu chất lượng. NSLĐ có thể đo bằng đơn vị hiện vật, đơn v ị giá trị và thời gian lao động. Thời gian lao động thường được đo bằng giờ công định mức. Công thức tính năng suất lao động được khái quát như sau: L ng sp 2000 sp NSLĐ = = = 0,5 sp/ 1 gi L ng th i gian 4000 gi L ng th i gian 4000 gi NSLĐ = = = 2 gi / 1sp L ng sp 2000 sp - Trong doanh nghiệp thường quy định hai loại chỉ tiêu NSLĐ: + NSLĐ của 1 CNSX + NSLĐ của 1 CNV Sản xuất a) Phân tích NSLĐ của 1 CNSX: Có thể tính cho 1 giờ công, 1 ngày công và 1 năm. Tính theo mỗi loại đơn vị thời gian khác nhau, chỉ tiêu NSLĐ có ý n ghĩa khác nhau: - NSLĐ trong 1 giờ công nói rõ hiệu suất lao động của trong 1 giờ thuần túy. Giá tr s n l ng NSLĐ gi = T ng s gi làm vi c Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là: + Trình độ cơ khí hóa, tự động hóa nơi làm việc; + Trình độ tổ chức sản x uất, trình độ thành thạo tay nghề của CN. - NSLĐ ngày do NSLĐ giờ quyết định, ngoài ra tình hình sử dụng số giờ công tác trong 1 ngày cũng ảnh hưởng đến NSLĐ ngày. Giá tr s n l ng NSLĐ ngày = T ng s ngày làm vi c - NSLĐ năm: ngoài sự phụ thuộc vào NSLĐ giờ, số giờ công tác trong một ngày thì thời gian làm việc trung bình của công nhân trong một năm cũng sẽ ảnh hưởng đến NSLĐ năm của CNSX. levanhoa@2014 Page 29
  30. Giá tr s n l ng NSLĐ năm = S CNSX bình quân Việc phân tích NSLĐ năm của CNSX cũng chính là việc phân tích việc sử dụng thời gian công tác của công nh ân trong năm. VD: Có bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch NSLĐ tại m ột doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu Đơn vị KH TT Chênh lệch ± % 1 2 3 4 5 6 1. GTSL 103đ 7285450 8325964 +1040514 +14,28 2. GTSL trừ ảnh hưởng thay đổi cơ cấu ” 7285450 8239610 +954160 +13,09 sản phẩm 3. Số CNSX bq của 1 CNSX trong năm Ng 1426 1618 +192 +13,46 4.1. NSLĐ bq của 1 CNSX trong năm 103đ 5109 5145,84 +36,84 +0,72 4.2. NSLĐ bq trừ ảnh hưởng thay 103đ 5109 5092,46 -16,54 -0,34 đổi cơ cấu sản phẩm 5. Tổng số ngày làm việc 396428 436860 +40432 +1,01 6. Số ngày làm việc bq của 1 CN trong 278 270 -8 -2,91 năm 7.1. NSLĐ bq ngày của 1 CNSX 103đ 18,37 19,05 +0,68 +3,7 7.2. NSLĐ bq ngày của 1 CN sau khi 18,37 18,86 +0,49 +2,67 trừ ảnh hưởng 103đ 8. Tổng số giờ lv của toàn thể CNSX 2774996 2839590 +64594 +2,32 9. Độ dài bq 1 ngày làm việc 7 6,5 -0,5 -7,11 10.1. NSLĐ giờ của 1 CNSX 103đ 2,6242 2,9307 +0,3065 +11,67 10.2. NSLĐ giờ . Sau khi trừ ảnh 103đ 2,6242 2,9015 +0,2773 +10,56 hưởng Wg = 111,67% Wn = 103,70% WCN = 100,72% Bảng trên cho chúng ta thấy tình hình sử dụng lao động còn có nhiều thiệt hại về ngừng việc vắng mặt trọn ngày và không trọn ngày. Để tiếp tục phân tích ta tiếp tục xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến NSLĐ năm của 1 CNSX. W CN = N.g.wg Trong đó: N – số ngày công tác bq của 1 CN trong năm g – Số giờ công tác bq của 1 ca lv wg – NSLĐ bình quân 1 giờ làm việc.  Có ba nhân tố ảnh hưởng: N, g, wg Ta có: levanhoa@2014 Page 30
  31. 3 3 W CN(kh) = 278 x 7 x 2,6242.10 = 5109.10 đ/1CN/năm 3 3 W CN(tt) = 270 x 6,5 x 2,9307.10 = 5145,84.10 đ/1CN/năm Đối tượng ph ân tích: 3 3 3 ΔWCN = 5145,84.10 - 5109.10 = + 36,84.10 đ/CN/năm Áp dụng phương pháp số chênh lệch có thể tính ra mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng ngày công và giờ công đến NSLĐ của 1 CN. + Do giảm 8 ngày làm việc của 1 CN trong năm làm NSLĐ của CN trong năm giảm: -8 x 7 x 2,6242.103 = - 146,95.103 đ + Do giảm 0,5 giờ làm việc của CN trong một ngày làm NSLĐ của CN trong năm giảm: 270 x (-0,5) x 2,6242.103 = - 354,26.103 đ + Do ảnh hưởng của hai nhân tố trên làm cho NSLĐ giảm - 501,21.103đ - Ảnh hưởng của hai nhân tố này đến giá trị sản lượng của toàn công nhân trong năm: + Do giảm số ngày công => giá trị sản lượng giảm: - 146,95.103 x 1618 = - 237.765,10.103 đ + Do giảm số giờ công => giá trị sản lượng giảm: - 354,26.103 x 1618 = - 573192,68.103 đ = −810 .957,78.10 đ Nhưng ở đây NSLĐ chung của CN trong năm vẫn tăng 36,84.103đ. Vậy trong trường hợp này, nhân tố NSLĐ giờ là nhân tố chủ yếu n âng cao NSLĐ của CN trong năm. Còn việc sử dụng ngày công và giờ công chưa triệt để là hai nguyên nh ân cản trở việc nân g cao NSLĐ của DN (thời gian lãng phí này DN vẫn phải trả công. Đây cũng chính là khả năng tiềm tàng phải khai thác). Để ph ục vụ cho việc ph ân tích này người ta sử dụng biểu “sử dụng thời gian lao động của CN”, (phòn g TC-LĐ). Căn cứ vào số liệu bảng này ch úng ta lập bảng phân tích nguyên nhân thiệt hại vượt KH về ngày công của CNSX. Số KH Số TT Bq cho Tính Theo Chênh Bq cho 1 1 chuyển báo cáo lệch so với CN CNSX theo số số KH sau (ngày) CN thực khi đã điều tế (ngày) chỉnh levanhoa@2014 Page 31
  32. (ngày) A 1 2 3 4 5 1. Số ngày công theo chế độ (ngày) 305,5 494299 494299 - 305,5 2. Số ngày công v ắng mặt 27,5 44.495 39.641 -4854 24,5 Trong đó: - Nghỉ phép định kỳ 12 19416 19.092,4 -323,6 11,8 - Ốm đau 4,5 7281 3,236 -4045 2,0 - Thai sản 1,5 2427 1.941,6 -485,4 1,2 - Học tập, hội họp 9.5 15371 12.944 -2427 8,0 - Tai nạn lđ 485,4 +485,4 0,3 - Nghỉ vì việc riêng 1132,6 +1132,6 0,7 - Nghỉ vì lý do khác 809 +809 0,5 3. Số ngày công n gừng việc 27.506 +27.506 17,0 Trong đó: - mmtb hỏng 4854 +4854 3,0 - thiếu nguồn NVL, dụng cụ, phụ 9708 +9708 6,0 tùng 12944 +12944 8,0 - thiếu điện hơi - do thời tiết 449.804 436.860 -12.944 270 4. Số ngày làm việc = 1 – (2x3) Trong đó: 9.708 +0.708 6 - ngày công làm thêm vào ngày lễ &CN Theo số ghi thực tế : về số ngày côn g làm thêm -Tính số ngày công vắng mặt và ngừng việc thực tế: 39641(ngày) + 27506(n gày) = 67147(ngày) -Nếu DN không tổ chức làm thêm gì thì số ngày làm việc thực tế chỉ là: 494299 – 67147 = 427152 ngày Nhưng số ghi thực tế làm việc của toàn DN là 436.860 ngày (trong đó có cả ngày làm thêm). Như vậy số ngày làm thêm sẽ là : 436860 – 427152 = 9708(ngày) Bảng phân tích nguyên nhân vượt kế hoạch về giờ công của CNSX KH TT Bq cho Tính Theo báo Chênh lệch Bq 1 1 ngày chuyển cáo so với KH ngày (h) (h) sang số (h) ngày lv thực tế (ngày) A 1 2 3 4 5 1. Số giờ công chế độ (h) 8 3494880 3494880 - 8 2. Số giờ công có lv (chưa kể t g 7 3058020 2621160 - 436860 6,5 levanhoa@2014 Page 32
  33. làm thêm) 3. Thời gian bị mất trong ca 1 436860 873720 + 436860 2,0 Vì: a) Vắng mặt trong ca 0,2 87.372 371.331 +283.959 0,85 - Cho con bú 0,05 21.844 13.105,8 -8.738,2 0,03 - Ốm đau 0,15 65.528 87.372 +21.844 0,2 - Tai nạn lđ 4.368,6 +4.368,6 0,01 - Hội họp 52.423,2 +52.423,2 0,12 - Nghỉ có lý do 56.791,8 +56.791,8 0,13 - Nghỉ không lý do 157.269,6 +157.269,6 0,36 b) Ngừng việc trong ca 0,8 349.488 502.389 +152.901 1,15 Vì: - mmtb hỏng 4.368,6 +4.368,6 0,01 - mất điện nước 0,3 131.058 262.116 +131.058 0,6 - thiếu NVL 13.105,8 +13.105,8 0,03 - mưa bão - không nhiệm vụ sản xuất 4.368,6 +4.368,6 0,01 - nguyên nhân khác 0,5 218.430 218.430 - 0,5 - làm thêm giờ 218.430 +218.430 0,5 Xác định số giờ công thực tế của toàn bộ CN trong năm: Theo bảng: - số giờ công vắng mặt và ngừng việc thực tế: 873.720h - nếu không làm thêm giờ thì số giờ l/v thực tế chỉ là: 3494880 – 873720 = 261160h - theo thống kê số giờ l/v thực tế 2839590h. Vậy số giờ làm thêm trong cả năm là: 2839590 – 261160 = 2218430h Bình quân/1 ngày: = 0,5ℎ/à Vậy số giờ l/v thực tế trong ca = chế độ - h bị mất + làm thêm = 8 -2 + 0,5 = 6,5h Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ bq giờ của CNSX WCN = N.g.wg Ở đây chỉ nghiên cứu nh ững nhân tố ảnh hưởng đến mức NSLĐ trong một đơn vị thời gian nhỏ nhất (h). - Mức biến động của NSLĐ bình quân giờ của CNSX ảnh hưởng đến NSLĐ năm của CN tính theo phương pháp số chênh lệch là: levanhoa@2014 Page 33
  34. 3 ΔWCN = 270.6,5 (+0,3065) = 538,05.10 đ  ảnh hưởng đến sản lượng cả năm: + 538,05.103 x 1618 = +868764,90.103 đ Cần tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ giờ của 1 CNSX: + Những nhân tố được lượng hóa là: tình hình thiệt hại của sản phẩm hỏng tình hình thay đổi phẩm cấp sản phẩm tình hình thực hiện tiêu chuẩn định mức sản xuất + Những nhân tố khó lượng hóa là: đặc điểm tính chất của bản thân sức lđ của doanh n ghiệp như là tình hình cơ cấu đội ngũ công nhân việc thực hiện những biện pháp hợp lý hóa sản xuất cải tiến kỹ thuật phát minh sáng kiến những biện pháp tron g công tác tổ chức kinh doanh vấn đề sử dụng các đòn bẩy kinh tế, chăm lo đời sống b) Phân tích NSLĐ của một C NV sản xuất - NSLĐ của 1 CNV sản xuất : GTTSL W . S l ng CNSX W = = = W . T = T. W = T.N. g. w S NVSX S CNV sx T = tỷ trọng % của số lượng CN số CNV sản x uất Nhìn vào công thức ta thấy muốn nâng cao WNV thì phải nâng cao tỷ trọng của CNSX và nâng cao NSLĐ của CNSX Bảng phân tích NSLĐ của 1 CNV sản xuất Chi tiêu KH TT Chênh lệch ± % 1.1 Giá trị T SL (103 đ) 7.285.450 8.325.964 +1.040.514 +14,28 1.2 Giá trị T SL trừ ảnh hưởng thay đổi 7.285.450 8.239.610 +954.160 +13,09 cơ cấu sản phẩm 2. Tổng số CNV SX 1.865 2080 +215 +11,52 3. Tổng số CNSX 1426 1618 +192 +13,46 4.1 NSLĐ bq năm của 1 CNVSX (103 đ) 3906,407 4002,867 +96,46 +2,46 4.2 NSLĐ bq năm của 1 CNVSX - ảnh 3906,407 3961,35 +54,493 +1,39 hưởng kết cấu 5. Tỷ trọng CNSX/ CNVSX 0,7646 0,7778 +0,0132 +1,72 6. Số ngày lv bq của 1 CNSX trong năm 278 270 -8 -2,91 7. Độ dài lv 1 ngày của 1 CNSX 7 615 -0,5 -7,11 levanhoa@2014 Page 34
  35. 8.1 NSLĐ giờ của 1 CNSX 2,6242 2,9307 +0,3065 +11,67 8.2 NSLĐ giờ của 1 CNSX - ảnh hưởng 2,6242 2,9015 +0,2773 +10,56 k/c 5109 5145,84 +36,84 0,72 9.1 NSLĐ năm của 1 CNSX 5109 5091,84 -17,16 -0,34 9.2 NSLĐ năm của 1 CNSX- ảnh hưởng k/c Áp dụng phương pháp số chênh lệch: xác định mức độ ảnh hưởng của các nh ân tố: - Do thay đổi tỷ trọng CNSX/ tổng số CNVSX (+0,0132)x(5109.103) = + 67,44. 103 đ - Do NSLĐ bq của 1 CN trong năm giảm 17,16.103đ (+0,7778)x(-17,16.103) = -13,347. 103 đ Do ảnh hưởng của cả hai nhân tố làm cho NSLĐ bq 1 CNVSX tăng: + 54,493. 103 đ 3 Chi tiết hơn: WNV = T.N.g.wg ; Mức ảnh hưởng của -17,16.10 đ +) Ảnh hưởng của N 0,7778x(-8)x(7)x2,6242. 103đ = - 114,302. 103 đ +) Ảnh hưởng của g 0,7778x270x(-0,5)x2,6242. 103đ = - 275,549. 103 đ +) Ảnh hưởng của wg 0,7778x270x6,5x(+0,2773). 103 đ = +372,525. 103 đ Cộng: - 11,325. 103đ levanhoa@2014 Page 35
  36. II/ Phân tích tình hình sử dụng mmtbsx - Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm không có con đường nào. Khác là phải đưa nhanh tiến bộ vào sản x uất và khai thác cao độ năng lực sản xuất.Điều này càng quan trọng đối với nước ta,do trình độ KHKT còn thấp và trình độ khai thác khả năng tiềm tàng của TSCĐ còn thấp. - Mục tiêu thực hiện phân tích này nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng sử dụng các thiết bị vào sản x uất. - Có thể sử dụng phương trình kinh tế : S lg mmtb Th i gian l/v NSLVbq c a GTSL = s d ng bq × bình quân × m i máy trong trong kỳ s n xu t c a 1 máy m t đn v tg Như v ậy từ công thức trên nội dung phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản x uất và ảnh hưởng của chúng đến tình hình sản xuất sản lượng gồm 3 vấn đề chủ yếu. + Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị hiện có của doanh nghiệp + Phân tích thời gian hoạt động của máy móc thiết bị sản xuất + Phân tích tình hình sử dụng công suất của máy móc thiết bị đang hoạt động. 1/ Phân tích số lượng m áy móc thiết bị được sử dụng - Thống kê số liệu : + số lượng máy móc thiết bị hiện có + số lượng máy móc thiết bị đã lắp đặt + số lượng máy móc thiết bị hiện có đã sử dụng Từ “Biểu sử dụng số lượng và thời gian máy móc thiết bị chủ yếu có làm việc” - Ví dụ : khi nghiên cứu số lượng máy móc thiết bị và được sản xuất tại 1 doanh nghiệp ta có bảng phân tích: Chỉ tiêu KH TT Chênh lệch 1. GTSL (103 đ) 7285450 8239610 +954160 2. Số máy hiện có 315 315 - 3. Số đã lắp đặt 300 306 +6 4. Số máy hoạt động 285 276 -9 5. NS bq 1 máy trong năm 25562,98 29853,65 +4290,67 (103đ) Căn cứ vào số liệu kế ho ạch (hay năm trước) ta thấy : - Số máy doanh nghiệp dự định sử dụng là : levanhoa@2014 Page 36
  37. 285 × 100% = 95% s máy đã l p đ t theo KH 300 - Thực tế số máy đang hoạt động là 276 × 100% = 90,19% 306 Số máy thực tế hoạt động ít hơn KH là 9 máy đã làm giảm sản lượng : (-9) x 25562,98.10 = -230.066,82. 10 * Phân tích theo quan điểm tương đối . Theo kế hoạch sử dụng máy đã lắp đặt thì số máy đưa vào hoạt động thực tế phải là 306.95% = 290,7 máy Chứ khôn g phải 276 máy . Như vậy số máy thực tế hoạt động giảm 290,7 – 276 = 14,7 (máy). Do đó làm sản lượng giảm : -14,7 x 25562,98.10 = - 375.775. 10 Từ phân tích trên cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao 1 số máy móc thiết bị chưa được lắp đặt ; số đã lắp đặt nhưng chưa SD. Những nguyên nhân có thể là : + doanh n ghiệp khôn g cần dùng nhiều máy + Tổ chức công tác lắp đặt thiết bị chưa hợp lý , năng lực làm việc của bộ phận lắp đặt còn bị hạn chế . Từ đây ta thấy năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp còn nhiều . 2/ Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Thời gian làm việc của máy móc thiết bị ảnh hưởng lớn lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Vì vậy phải hết sức quan tâm tận dụng quỹ thời gian làm việc của chúng . Khi phân tích người ta dùng nhiều chỉ tiêu : + Hệ số đổi ca + Thời gian làm việc có hiệu quả thực tế của thiết bị và để biểu thị tình hình sử dụng thời gian làm việc ta dùng chỉ tiêu “ Hệ số sử dụng thời gian ’’ . Như vậy phải sử dụng một số chỉ tiêu về thời gian thống kê , đó là : * Thời gian theo lịch * Thời gian chế độ * Thời gian công tác có kế hoạch levanhoa@2014 Page 37
  38. Căn cứ vào kết cấu các loại thời gian nó i trên có thể tính ra chỉ tiêu sử dụng thời gian của máy móc thiết bị sản xuất à á 1. Hệ số sử dụng thời gian theo lịch = á à á 2. Hệ số sử dụng thời gian chế độ : = đ à á 3. Hệ số sử dụng thời gian kế hoạch = á Nghiên cứu ba h ệ số nói trên với các nội dung: - Phân tích khai thác sử dụng thời gian theo chế độ. VD: Thời gian theo KH của 1 máy là 4400 giờ / năm, làm việc hai ca => Hệ số sử dụng thời gian chế độ KH là: = 0,91 ×× - Phân tích khai thác hệ số sử dụng thời gian theo lịch: Qua phân tích hệ số sử dụng theo chỉ tiêu này cho thấy trình độ lợi dụng năng lực sản xuất của doanh n ghiệp; nâng cao h ệ số sử dụng thời gian theo lịch sẽ tạo điều kiện nâng cao sản lượng, tiết kiệm tương đối vốn cố định. - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian máy đến biến động giá trị sản lượng làm ra. * Công thức toán học so sánh: GTSL Số lượng máy Số giờ máy Năng suất bq Làm ra = thực tế bq hoạt x hoạt động x theo KH của 1 (giá cố động trong kỳ máy trong 1 giờ định) S = Mt * T k * Gk - Nhân tố thời gian chế độ có thể biểu thị dưới dạng: T = T cđ * Kcđ => S = Mt * T cđk *Kcđk* Gk Trong đó: S – giá trị sản lượng làm ra Mt – số mmtb thực tế bq T – Số giờ làm việc của máy so với chế độ tính theo hệ số sư dụng T cđ – thời gian công tác chế độ levanhoa@2014 Page 38
  39. Kcđ – hệ số sử dụng thời gian chế độ Gk – năng suất bq KH của 1 máy trong 1 giờ T cđk – là số KH của T cđ Kcđk – là số KH của Kcđ 3) Phân tích sử dụng công suất của mmtb Công suất của mmtb là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất bình quân trong 1 đơn vị thời gian của máy. Chỉ tiêu này nói rõ trình độ sử dụng máy 1 cách tổng hợp và là 1 trong các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Do tính chất sản xuất và đặc điểm kỹ thuật của từng ngành mà cách tính chỉ tiêu này không giống nhau. Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là: + Những nhân tố có liên quan đến công nghệ sản x uất + Tổ chức và quản lý sản xuất + Trình độ thành thạo tay nghề của công nhân.  Những nhân tố thuộc về khai thác thiết bị theo chiều sâu. VD: 3 3 Skh = 285*4829*0,84*2,6599.10 = 3075.000.10 đ 3 3 Stt = 276*5267,5*0,74*2,7152.10 = 2921.235.10 đ Đối tượng ph ân tích: ΔS = 2921.235.103 đ - 3075.000.103 đ = - 153765.103 đ Dùng phương pháp số chênh lệch tìm ra mức độ ảnh hưởng của 4 nhân tố: - Do số máy giảm làm cho sản lượng giảm: (-9)* 4829*0,84*2,6599.103 = - 9714.103đ - Do số giờ công tác chế độ tăng: 276*(+438,5) *0,84*2,6599.103 = +270414.103 đ - Giảm hệ số sử dụng: 276*5267,5*(-0,1)*2,6599.103 = -386700.103 đ - Tăng NS/ đvị thời gian của máy 276*5267,5* 0,74*(+0,055396).103 = +59625.103 đ = −153.765 . 10đ levanhoa@2014 Page 39
  40. III/ Phân tích tình hình cung ứng vật tư kỹ thuật - Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức và lập kế ho ạch sản xuất của doanh nghiệp. tổ chức hợp lý về cung ứng vật tư sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện kế hoạch về mặt số lượng, mặt hàng; sản xuất đều đặn; đảm bảo chất lượng sản phẩm; tận dụng được công suất mmtb, nâng cao được NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm. - Vì vậy thông qua việc phân tích tìm ra được hiện tượng không ăn khớp giữa sản xuất và cung ứng vật tư; góp phần sử dụng hợp lý hóa và tiết kiệm vật tư; xác định những ảnh hưởng của nó đối với sản lượng, trên cơ sở đó tìm những giải pháp hoàn thiện công tác cung ứng vật tư. Việc phân tích được tiến hành hàng tháng, quý và toàn năm. - Nội dung phân tích cung ứng vật tư kỹ thuật của doanh n ghiệp gồm 3 vấn đề chính: + Phân tích thực hiện kế hoạch vật tư về số lượng + Phân tích sử dụng vật tư + Phân tích dự tữ vật tư - Tài liệu dùng cho phân tích: + “Nhập xuất tồn kho NVL” – phòng vật tư + “Định mức tiêu hao NVL” – phòng kỹ thuật + “Sản xuất và tồn kho sản phẩm chủ yếu” 1) Phân tích thực hiện cung ứng vật tư về số lượng Khối lượng Số lượng sản Định mức + Số dự - Số dự vật tư cung = phẩm phải sản x tiêu hao trữ ck trữ đk ứng của kỳ xuất trong kỳ vật tư/đvsp 2) Phân tích tình hình cung cấp vật tư theo mặt hàng Khi phân tích cần chú ý nguyên tắc là vật tư kỹ thuật thường được chia ra làm hai loại chủ yếu: - Nhóm vật tư dùng làm đối tượng lao động. - Nhóm vật tư dùng làm tư liệu lao động. Khi phân tích cần chú ý loại vật tư có thể thay thế được trong quá trình sản xuất. Trong ph ân tích vật tư còn phải phân tích sự đồng bộ về vật tư. Ở đây chú ý đến loại vật tư nào đó khi sản xuất cần phải tiêu hao nh iều loại vật tư. 3) Phân tích dự trữ vật tư kỹ thuật Các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp thương mại cần phải dự trữ thành phẩm hàng hóa để cung cấp cho khách hàng. Đối với doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ nguyên vật liệu đủ để đáp ứng cho sản xuất kịp thời. Những chi phí đáng kể đã phát sinh levanhoa@2014 Page 40
  41. trong quá trình tồn kho. Do vậy, các nhà quản trị cần phải cố gắng hạn chế tối đa các chi phí đầu tư cho hàng hóa tồn kho, đồng thời phải đảm bảo đủ sản ph ẩm hàng hóa cung cấp cho khách hàng và nguyên vật liệu cho quá trình sản x uất bình thường. Kiểm soát chi phí tồn kho có ý nghĩa trong phân tích hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. a) Phân loại chi phí tồn kho Các chi phí gắn với sản phẩm hàng hóa và nguyên vật liệu tồn kho, có thể gọi là chi phí hàng tồn kho. Chi phí hàng tồn kho được chia làm ba loại sau: - Chi phí của khâu đặt hàng: bao gồm chi phí đặt hàng và nhận hàng. - Chi phí lưu hàng trong kho: Gồm các chi phí có liên quan đến v iệc giữ hàng trong kho. - Chi phí do thiếu hàng: các chi phí thiệt hai do không có hàng để cung cấp. Ba loại chi phí trên có thể được chi tiết thành các khoản mục dưới đây: * Chi phí của khâu đặt hàng bao gồm : + Chi phí các mẫu đơn sử dụng và xử lý các đơn đặt hàng. + Chi phí thời gian hao phí và đơn đặt hàng theo thời gian. + Chi phí bố trí thiết bị, dở dang và kiểm tra. * Chi phí lưu hàng trong kho bao gồm: - Chi phí vốn của vốn đầu tư. - Chi phí thuế bất động sản và diện tích sử dụng. - Tiền lương nhân viên bảo quản kho. - Chi phí sổ sách theo dõi. - Bảo hiểm chống trộm và cháy. - Chi phí rủi ro hàng lạc hậu và hư hỏng. * Chi phí do thiếu hàng - Doanh thu bị mất do thiếu hàng - Doanh thu tương lai có thể bị mất vì khách hàng không được thỏa mãn đúng hợp đồng sẽ không trở lại mua hàng. - Thiệt hại do bị gián đoạn sản x uất vì thiếu nguyên vật liệu. Ba loại chi phí tồn kho trên không độc lập với nhau, n gược lại chúng có mối quan hệ với nhau. levanhoa@2014 Page 41
  42. Ví dụ: ở một thời điểm nào đó đặt mua nhiều hàng thì chi phí bình quân đơn vị ở khâu đặt hàng thấp, nhưng chi phí hàng lưu kho cao, và h àng tồn kho càng nhiều thì khả năng bị mất doanh thu thấp, khôn g lo phải chịu thiệt hại do thiếu hàng. Ở đây ta thấy việc xác định chi phí do thiếu hàng tồn kho là một vấn đề phức tạp, khoản chi phí này là các chi phí cơ hội và không có trong sổ sách kế toán doanh n ghiệp. Vì lý do này, chúng có thể bị bỏ qua hoặc tầm quan trọng của chúng bị đặt xuống hàng thứ yếu. Nếu ta hiểu rằng chi phí do thiếu hàng có thể lớn hơn hoặc tương đương v ới chi phí của khâu lưu hàng đủ để đảm bảo không thiếu hàng thì ta sẽ chú trọng không để hiện tượng thiếu hàng xảy ra. Các nhà doanh nghiệp phân tích để kiểm soát hàng tồn kho phải quan tâm đến hai vấn đề sau: + Một là xác định kh i nào phải đặt hàng, tức là thời điểm cần bổ sung hàng tồn kho. + Hai là xác định số lượng phải đặt mỗi lần. Nếu đặt đủ nhu cầu và đúng lúc sẽ làm giảm tối đa chi phí tồn kho. b) Xác định điểm tái đặt hàng Hàng tồn kho hạ đến mức nào thì cần bổ sung? Câu trả lời của câu hỏi này chính là điểm tái đặt hàng và chúng có thể biểu hiện bằng số lượng hoặc giá trị (tiền). Mục tiêu xác định điểm tái đặt hàng là nhằm hạn chế tối đa chi phí lưu kho và đề phòng thiếu hụt hàng. Điểm tái đặt hàng ph ụ thuộc vào ba y ếu tố: thời gian chờ đợi, mức tồn kho an toàn và m ức lưu chuyển h àng tồn kho dự kiến hàng ngày (giờ hoặc kỳ phân tích). Thời gian chờ đợi: là số ngày tính từ ngày đặt hàng cho đến khi nhận được hàng đặt. Mức tồn kho an toàn: là số lượng hoặc giá trị hàng tồn kho dự phòng cho các trường hợp hàng đặt đến trễ hoặc sử dụng (lưu chuyển) nhiều hơn dự kiến trong thời gian chờ đợi. Mức sử dụng hoặc m ức lưu chuyển dự kiến hàng ngày: là nguyên vật liệu sử dụng hoặc hàng bán bình quân dự kiến trong ngày hoặc kỳ phân tích. Điểm tái đặt hàng được xác định như sau: Điểm tái đặt hàng = mức tồn kho an toàn + (mức sử dụng ngày x thời gian chờ đợi) Giả sử tại một doanh nghiệp sản xuất đang xác định điểm tái đặt hàng cho loại nguyên vật liệu A, có các tài liệu như sau: - Thời gian chờ đợi 20 ngày. - Số lượng nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày 50 đơn v ị - Mức tồn kho an toàn 400 đơn vị. Điểm tái đặt hàng của NVL A sẽ là: 400 + (50 x 20) = 1.400 đơn vị levanhoa@2014 Page 42
  43. Có nghĩa là khi trong kho còn 1400 đơn vị NVL A thì doanh nghiệp đặt hàng là hợp lý nhất. Nếu như trong trường hợp hàng đặt nhận được không bị chậm trễ hoặc quá trình sử dụng đúng như dự kiến là 50 đơn vị, thì không cần thiết phải có mức tồn kho an toàn. Điểm tái đặt hàng được xác định là : 50 x 20 = 1000 đơn vị. Giả sử giá mua NVL A một đơn vị là 100 nghìn đồng. Ta có thể xác định điểm tái đặt hàng bằng giá trị như sau: Điểm tái đặt hàng = 400 x 100 + 50 x 100 x 20 = 40.000 + 100.000 = 140.000 nghìn đồng Vậy khi trong kho còn 1400 đơn vị NVL A hoặc giá trị NVL A tồn kho là 140.000 nghìn đồng thì doanh nghiệp bổ sung hàng là hợp lý nhất. c) Xác định mức tồn kho an toàn Một trong những vấn đề chủ yếu của công tác quản lý dự trữ là xác định mức tồn kho an toàn. Chi phí do thiếu hụt hàng có liên quan chặt chẽ nhất với số lượng hàng được tồn kho an toàn. Các doanh n ghiệp cần dự trữ mức tồn kho an toàn vì những điều không chức chắn có thể xảy ra gắn liền với hai nhân tố có ảnh hưởng đến mức sử dụng hàng tồn kho trong khoảng thời gian từ khi đặt hàng đến khi nh ận hàng, đó là thời gian chờ đợi và mức sử dụng hàng ngày. Nếu cả hai nhân tố này đều được biết một cách chắc chắn thì không có lý do gì để dự trữ mức tồn kho an toàn. Mức tồn kho an toàn có thể định nghĩa là chênh lệch giữa điểm tái đặt hàng của mức khả năng sử dụng và thời gian chờ đợi tối đa với điểm tái đặt hàng của mức sử dụng và thời gian chờ đợi bình thường. Công thức xác định nh ư sau: Đi m tái đ t hàng Đi m tái đ t hàng M c d tr an toàn = − các kh năng t i đa các kh năng bình th ng Giả sử tại doanh n ghiệp có thời gian chờ đợi hàng tồn kho bình thường là 15 ngày nhưng cũng có thể kéo dài đến 20 ngày. Và mức sử dụng bình quân từ 20 triệu đồng có thể lên đến mức tối đa 30 triệu đồng. Ta có thể xác định mức tồn kho an toàn như sau: Mức dự trữ an toàn = (20 x 30) – (15 x 20) = 240 triệu đồng Như v ậy nếu chúng ta tái đặt hàng khi hàng tồn kho còn là 600 triệu đồng thì chắc chắn chẳng bao giờ bị thiếu hụt. Nhưng chi phí lưu giữ hàng tồn kho như vậy là lãng phí. Hơn nữa, ta dự kiến thỉnh thoảng mới xảy ra thời gian chờ đợi là 20 n gày và mức sử dụng là 30 triệu đồng, ít khi gặp cả hai yếu tố này xảy ra cùng một thời điểm. Do đó, để có được thỏa thuận trong đơn đặt hàng, nên lựa chọn mức dự trữ an toàn nhỏ hơn 240 triệu đồng là hợp lý. Để đạt được các hợp đồng mua hàng doanh nghiệp n ghiệp cần phải nghiên cứu thời gian chờ đợi có lâu hơn 15 ngày và mức sử dụng hàng ngày có nh iều hơn 20 triệu đồng hay không. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần x em xét, tốc độ chu chuyển của từng mặt hàng riêng biệt. Vì quá trình phân tích sự vận động của các mặt hàng dự trữ có thể rất tốn kém, do đó các doanh nghiệp thường thực hiện phân tích chi tiết cho một số ít mặt hàng có tầm quan trọng và chiếm tỷ trọng cao. Đối levanhoa@2014 Page 43
  44. với các mặt hàng có giá trị thấp và không chủ yếu có thể xác định điểm tái đặt hàng dựa theo kinh nghiệm của các nhà quản trị doanh nghiệp. d) Xác định lượng đặt hàng cần thiết Nội dung cơ bản của việc xác định lượng đặt hàng cần thiết là để trả lời cho câu hỏi “Mỗi lần phải đặt mua bao nhiêu?” cho đủ lượng đặt mua hàng kinh tế (EOQ). Lượng đặt mua này cũng chính là số lượng hàng mua cần thiết ở nhà cung cấp. Quá trình xác định lượng đặt hàng EOQ có mục tiêu là nhằm hạn chế tối đa các chi phí của khâu đặt hàng và lưu hàng tron g kho. Nếu như mức sử dụng đều trong suốt năm, ta có thể xác định lượng đặt hàng kinh tế EOQ theo công thức sau: EOQ = Trong đó: D là nhu cầu sử dụng hàng trong năm C là chi phí lưu kho bình quân 1 đơn vị trong năm S là chi phí cho mỗi lần đặt hàng. Ví dụ: Tại doanh n ghiệp thương mại đang trong quá trình xác định lượng đặt hàng cần thiết cho một loại hàng hóa với tài liệu dự kiến sau: - Chi phí cho mỗi lần đặt hàng dự kiến là 2000 nghìn đồng. - Chi phí lưu kho bình quân 1 đơn vị hàng hóa dự kiến là 4000 đồng. - Nhu cầu sử dụng hàng trong năm là 16000. Ta có: 2 ∗ 16000 ∗ 2000 EOQ = = 4000 4 Như vậy số lượng đặt hàng kinh tế là 4000 sản phẩm hoặc 4 lần đặt hàng mỗi năm. Công thức trên cũng có thể được sử dụng khi nhu cầu hàng năm và chi phí lưu kho được biểu hiện bằng tiền thay vì bằng số lượng. Trong ví dụ trên, ta giả sử là giá trị mua vào của một sản phẩm là 40 nghìn đồng, tổng giá trị mua sẽ là: 16000 x 40 nghìn đồng = 640000 nghìn đồng. Chi phí lưu kho là 10% giá mua (4:40) , công thức xác định như sau: ∗∗ EOQ = = 160000 nghìn đ ng % Vậy giá trị đặt hàng là 160000 nghìn đồng hay 4000 đơn vị. levanhoa@2014 Page 44
  45. Để hiểu rõ hơn cách ứng xử của hai loại chi ph í này, chi phí lư kho v à chi phí đặt hàng bị ảnh hưởng bởi số lượng hàn g hóa mỗi lần đặt hàng như thế nào? Chúng ta giả sử doanh nghiệp thương mại trên dự kiến các chi phí dự trữ với bốn mức đặt hàng, trình bày qua bảng phân tích sau: Lượng đặt Dự trữ bình Số lần đặt Chi phí lưu Chi phí đặt Tổng chi phí hàng quân hàng tron g kho hàng hàng hàng dự trữ hàng năm năm năm năm (1) (2) = (1) : 2 (3)=16000: (4)=4*(2) (5)=2000*(3) (6)=(4)+(5) (1) 2000 1000 8 4000 16000 20000 3000 1500 5,33 6000 10666 16666 4000 2000 4 8000 8000 16000 5000 2500 3,2 10000 6400 16400 6000 3000 2,66 12000 5332 17332 Mức dự trữ bình quân bằng ½ mức đặt hàng ở đây ta giả sử mức sử dụng đều trong suốt năm. Mức tồn kho bình quân có n ghĩa là số lượng dôi thừa so v ới mức dự trữ an toàn. - Chi phí lưu kho hàng n ăm được tính bằng cách lấy chi phí lưu kho đơn vị nhân với mức dự trữ bình quân. Qua bảng phân tích trên ta thấy: - Chi phí lư kho của lượng hàng hóa đặt mua tăng khi lượng đặt hàng tăng. - Chi phí đặt hàng giảm khi lượng đặt hàng tăng. - Ở mức đặt hàng kinh tế EOQ = 4000 đơn vị, tổng chi phí dự trữ là thấp nhất (16000 nghìn đồng). Và tổng chi phí lưu kho bằng tổng chi phí đặt hàng. 4) Phân tích tình hình sử dụng vật tư Chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình sử dụng vật tư trong kỳ là chỉ tiêu hao phí vật tư cho 1 đvsp. ù à m = à à Nhưng chỉ tiêu này chưa nói lên được hực chất sử dụng vật tư của doanh nghiệp. Do đó, người ta cần phải xem xét hệ số sử dụng vật tư có ích: Tr ng l ng tinh c a đvsp H s sd v t t có ích = Hao phí th c t v t t cho đvsp m = h + k + f Trong đó: m = mức hao phí vật tư/ đvsp h = trọng lượng tinh của đvsp levanhoa@2014 Page 45
  46. k = hao phí v ật tư do phế phẩm/ đvsp f = hao phí v ật tư do phế liệu/ đvsp Trong quản lý vật tư người ta không chỉ quan tâm đến hao phí vật tư về mặt số lượng mà còn quan tâm đến cả hao phí vật tư về mặt giá trị. Vì vậy, ngoài việc phân tích tình hình sử dụng vật tư về số lượng, chúng ta còn phải phân tích tình hình sử dụng vật tư về mặt giá trị. Việc phân tích có thể tiến hành cho một đơn vị sản phẩm hoặc cho toán bộ khối lượng sản phẩm sản x uất trong kỳ. Phân tích chi phí NVL trực tiếp trên đvsp Gọi cv là chi phí NVL trực tiếp/đvsp, ta có: = = ∆ = − Các nhân tố ảnh hưởng: a) Mức tiêu hao NVL: ∆() = ∑( − ) b) Đơn giá NVL: ∆() = ∑( − ) Cộng ∆ = ∆() + ∆() Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tổng chi phí NVL sử dụng vào sản xuất: Gọi M là tổng chi phí NVL sử dụng vào sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp, ta có: M = M = ∆M = M − M Các nhân tố ảnh hưởng: a) Nhân tố sản lượng: ∆M = ∑(q − q)ms b) Nhân tố mức tiêu hao: ∆M = ∑(m− m)q s c) Nhân tố đơn giá NVL: ∆M = ∑(s − s)qm Cộng: ∆M = ∆M + ∆M + ∆M levanhoa@2014 Page 46
  47. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CHI PHÍ KINH DO ANH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I. Ý nghĩa và nội dung phân tích chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm - Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các nguồn lực mà doanh nghiệp đã hao phí trong một thời kỳ cho các hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì đó . - Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra các quyết định sản xuất kinh doanh cho tương lai. - Nội dung phân tích chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm gồm : + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm của những sản phẩm có thể so sánh được + Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi ph í trên 1000đ GTSLHH + Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí + Phân tích giá trị sản phẩm trong mối liên hệ với sản lượng thực hiện. II. Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất 1. Đánh giá chung biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa a) Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị - Mục đích phân tích ở bước này là nêu lên các nhận xét bước đầu về kết quả thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị. - Phương pháp phân tích là tính ra mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của tình hình thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. t l th c hi n k ho ch giá thành = á à đ á à đ - Ngoài ra còn có thể sánh giá thành đơn vị thực tế năm nay với giá thành đơn vị thực tế năm trước bằng phươn g pháp tính toán như trên. - Sau khi tính toán tỷ lệ % theo công thức trên, ta lập bảng phân tích, để có căn cứ nêu lên các nhận xét về kết quả thực hiện kế hoạch giá thành. - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng có thể bỏ đi một số mặt hàng có khối lượng sản xuất ít và không thuộc các mặt hàng chủ yếu trong kinh doanh, để tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu. levanhoa@2014 Page 47
  48. - Ví dụ: Có tài liệu v ề giá thành đơn vị của bốn loại sản phẩm ở một doanh nghiệp sản x uất như sau: ĐVT: đồng Sản Năm trước Năm nay TH so với NT TH so với KH phẩm (NT) KH TH Mức % Mức % A 1.900 1.880 1.920 + 20 + 1,05 + 40 + 2,13 B 2.450 2.350 2.306 - 5,87 - 5,87 - 44 - 1,87 C 1.520 1.410 1.360 - 160 - 160 - 50 - 3,55 D - 3.250 3.310 - - + 60 + 1,85 Qua tài liệu phân tích cho ta thấy: - Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất bốn loại sản phẩm, trong đó loại sản phẩm D mới đưa vào sản x uất kỳ này (năm nay) - Doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch giá thành với tinh thần tích cực, các chỉ iêu giá thành kế hoạch đều thấp hơn giá thành đơn vị năm trước đối với mọi sản phẩm. - Kết quả thực hiện giá thành giữa 2 năm đối với các sản phẩm B và C đều có mức hạ thấp hơn, riêng sản phẩm A giá thành cao hơn năm trước 1,05% - tương ứng 20 đ/sản phẩm. - Kết quả thực hiện kế hoạch giá thành cho thấy chỉ có sản phẩm B và C có mức hạ, còn sản phẩm A và D cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Tình hình trên cho thấy doanh n ghiệp thực hiện giá thành chưa toàn diện, việc cần đặt ra là sự cần thiết đi sâu phân tích giá thành của sản phẩm A và làm rõ nguyên nhân tại sao làm cho giá thành không thực hiện được. b) Đánh giá tình hình biến động tổng giá thành Sản phẩm hàng hóa của doanh n ghiệp được chia thành hai loại : có thể so sánh được và không thể so sánh được . - sản phẩm so sánh được: là sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều năm (kỳ) và quá trình sản x uất ổn định, có tài liệu giá thành thực tế tương đối chính xác, là căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích. - sản phẩm không so sánh được: là sản phẩm mới đưa vào sản xuất, hoặc mới sản xuất từ kỳ trước, quá trình sản xuất chưa ổn định, do đó tài liệu giá thành thực tế còn nhiều biến động, vì vậy chưa đủ căn cứ so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích. Đối v ới sản phẩm có thể so sánh được không những quy định chỉ tiêu kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm mà còn quy định nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm có thể so sánh được. Đối với sản phẩm không thể so sánh được chỉ qui định giá thành kế hoạch năm nay. Tổng giá thành sản phẩm hàng hóa là tổng giá thành của sản phẩm có thể so sánh được và không thể so sánh được. levanhoa@2014 Page 48
  49. Nhiệm nhiệm vụ của doanh nghiệp là: - Phải hạ thấp giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa - Hạ giá thành đvsp ss được - Hoàn thành kế hoạch giá thành các loại sản phẩm chủ yếu. Nội dung phân tích gồm: - Đánh giá chung côn g tác quản lý giá thành của doanh nghiệp - Xem xét sự biến động của giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa thực tế so với kế hoạch, qua đó nghiên cứu ảnh hưởng của từng loại sản phẩm, ảnh hưởng của từng khoản mục giá thành đến sự biến động đó. Qua phân tích đề xuất các biện pháp quản lý đúng đắn, không ngừng phấn đấu hạ thấp giá thành hơn nữa. VD: Sử dụng tài liệu giá thành đơn vị ở trên và tài liệu bổ sung về khối lượng sản phẩm sản xuất như sau: Sản phẩm Đơn vị KH TH Sản phẩm so sánh được SP: A Cái 20.000 18.000 SP: B Cái 15.000 16.500 SP: C Cái 10.000 12.300 Sản phẩm không so sánh được SP: D Cái 1.000 1000 Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng phân tích như sau: Bảng phân tích tình hình biến động tổng giá thành (đvt: 103 đ) Sản phẩm Sản lượng TH tính theo z Chênh lệch TH/KH Q1z0 Q1z k Q1z1 Mức % So sánh được SP: A 34200 33840 34560 +720 +2,19 SP: B 40425 38775 38049 -726 -1,87 SP: C 18696 17343 16728 -615 -3,55 Cộng 93321 89958 89337 -621 -0,69 không so sánh được SP: D - 3250 3310 +60 +1,85 Tổng cộng 93321 93208 92647 -561 -0,60 Qua bảng tài liệu phân tích cho ta thấy: Kết quả thực hiện kế hoạch toàn bộ sản phẩm nhìn chung giảm 0,6%, tương ứng 561 n g.đ. Như vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, đây là khả năng lợi nhuận và tích lũy cho doanh n ghiệp, biểu hiện tốt trong công tác quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm; Kết quả hạ giá thành của từng loại sản phẩm : levanhoa@2014 Page 49
  50. + Các sản phẩm so sánh được : giá thành giảm 0,69% tương ứng 621 ng.đ, là do sản phẩm B và C có khối lượng sản xuất lớn và giá thành hạ. Còn sản phẩm A giá thành tăng 2,13% tương ứng 720 ng.đ, loại này có khối lượng sản x uất lớn (18.000 sản phẩm), nhưng giá thành đơn vị lại tăng so với kế hoạch. Vậy doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu giá thành của sản phẩm A để thấy rõ nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. + Sản phẩm không so sánh được : chỉ có sản phẩm D mới sản xuất khối lượng không nhiều (1.000 sản phẩm ), nhưng giá thành lại cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Doanh n ghiệp cũng cần đi sâu nghiên cứu, để tìm nguyên nhân, nếu doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm này với khối lượng lớn h ơn trong kế hoạch kỳ tới. 2) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được Mục tiêu của tất cả các doanh n ghiệp sản x uất là phải phấn đấu h ạ thấp giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ giá thành là phương hướng ph ấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm dù đã sản xuất nhiều năm hay m ới bắt đầu sản x uất. Đối với sản phẩm so sánh được là những sản phẩm đã được sản xuất ở các kỳ trước hoặc năm trước, có đầy đủ tài liệu hạch toán ch ính xác, đây là cơ sở cho phép ta sử dụng làm tài liệu phân tích. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được, được tiến hành trên hai chỉ tiêu, mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Mức hạ : biểu hiện bằng số tuyệt đối của kết quả giá thành năm nay so với giá thành năm trước, phản ánh khả năng tăng lợi tứ, tăng tích lũy nhiều hay ít. Tỷ lệ hạ : Biểu hiện bằng số tương đối của k ết quả giá thành năm nay (Z1) so với giá thành năm trước (Z0), chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ giá thành nhanh h ay chậm và trình độ quản lý trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành. Để lấy ví dụ minh họa cho quá trình phân tích, ta sử dụng tài liệu ở mục (1) đã nghiên cứu ở trên, kết quả tính toán đối với các sản phẩm so sánh được, được trình bày trên bảng phân tích sau: Sản phẩm so Sản lượng KH tính theo z Sản lượng TH tính theo z sánh được Qkz0 Qkzk Q1z0 Q1z k Q1z1 A 38.000 37.600 34.200 33.840 34.560 B 36.750 35.250 40.425 38.775 38.049 C 15.200 14.100 18.696 17.343 16.728 Cộng 89.950 86.950 93.321 89.958 89.337 Căn cứ tài liệu bảng phân tích trên, ta tiến hành qua 5 bước sau : Bước 1 : Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch Ký hiệu : Mk và T k là mức hạ và tỷ lệ hạ của nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch ta có : levanhoa@2014 Page 50
  51. = − = 86.950 − 89.950 = −3.000 .đ −3.000 = × 100 = × 100 = −3,335% ∑ 89.950 Nhiệm vụ kế hoạch giá thành đặt ra so với giá thành năm trước, tốc độ hạ là 3,355% tương ứng 3.000 ng.đ. Bước 2 : Xác định kết quả hạ giá thành thực tế Ký hiệu : M 1 và T 1 là mức hạ và tỷ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực tế NN/NT (Năm nay so với năm trước) ta có : = − = 89.337 − 93.321 = −3.984 . đ −3.984 = × 100 = × 100 = −4,269% ∑ 93.321 Kết quả thực tế hạ giá thành năm nay so với năm trước là – 4,269% (có nghĩa là cứ trong 100 đồng giá thành sản x uất của năm nay so với năm trước thì tiết kiệm được 4, 269đ) tương ứng 3.984 ng.đ. Bước 3 : Xác định kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch. Kết quả tính được ở bước 3 là đối tượng phân tích, mà ta cần phải xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích ở bước 4. Ký hiệu : ΔM và ΔT là mức hạ và tỷ lệ hạ của kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch ta có : ΔM = M1 – Mk = - 3.984 – (-3.000) = - 984 ng.đ ΔT = T1 – T k = - 4,269% – (-3,335%) = -0,934% Kết quả hạ giá thành thực hiện so với k ế hoạch là 0,943% tương ứng 984 ng.đ. Bước 4 : Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch. Có ba nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch, là khối lượng, kết cấu và giá thành đơn vị sản phẩm . Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức và tỷ lệ ảnh hưởng đến đối tượng phân tích. a) Nhân tố khối lượng sản phẩm : Thế lần 1: Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi, còn các nhân tố khác không đổi (kết cấu và giá thành đơn vị không đổi). Nếu giả định nhân tố kết cấu không đổi, khi khối lượng sản phẩm thay đổi, thì khối lượng sản phẩm tăng hoặc giảm với cùng một tỷ lệ theo biến động của khối lượng của sản phẩm. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ hạ giá thành không đổi, chỉ có levanhoa@2014 Page 51
  52. mức hạ thay đổi. Như vậy khi nhân tố khối lượng thay đổi chỉ có mức ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch, còn tỷ lệ hạ không ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành thực tế so với kế hoạch. ∑ Ta có: Tỷ lệ tăng sản lượng: = × 100 ∑ Số thế lần 1: ∑ Mq = Mk ∗ t = M × × 100 = ∑ × = 93.321 x (−3,335% ) = ∑ − 3.112,2 ng.đ T q = Tk = - 3,335%  Do sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ hạ thêm một lượng là: ΔMq = Mq – Mk = - 3.112,2 – (-3.000) = -112,2 ng.đ ΔTq = Tq – T k = 0 Như v ậy do khối lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch tăng 3,747% đã làm cho giá thành sản phẩm giảm 112,2 ngđ. Còn khi sản lượng thay đổi không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ giá thành. b) Nhân tố kết cấu sản lượng: Do m ỗi mặt hàng có mức hạ và tỷ lệ hạ khác nhau, nếu ta thay đổi kết cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao và giảm tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp, thì mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sẽ hạ thêm và ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ tăng thêm của giá thành sản phẩm so sánh được. Thế lần 2 ta có: / = − = 89.958 − 93.321 = −3.363 . đ / −3.363 = × 100 = × 100 = −3,6037% ∑ 93.321  Do k/c sản lượng thay đổi làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ hạ thêm một lượng là: ΔMk/c = M k/c – Mq = -3.363– (-3.112,2) = -250,8 ng.đ ΔTk/c = T k/c – Tq = -3,6037 – (-3,335) = - 0,269 % c) Nhân tố giá thành đơn vị Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được. ΔMz = M 1 – Mk/c = -3.984– (-3.363) = -621 ng.đ ΔTz = T1 – T k/c = -4,269 – (-3,6037) = - 0,665 % levanhoa@2014 Page 52
  53. Do giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi đã làm mức hạ, hạ thêm 0,665%, tương ứng 621 ng.đ. Bước 5 : Tổng cộng nhân tố ảnh hưởng và nhận xét Các nhân tố Mức hạ Tỷ lệ hạ a) Sản lượng -112,2 0 b) K/c sản lượng -250,8 -0,269% c) Giá thành đơn vị -621,0 -0,6625% Cộng -984 n g.đ -0,934 % Nhận xét: Nhìn chung doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành ở cả hai chỉ tiêu. + Mức hạ đã hạ thêm 984 ng.đ + Tỷ lệ hạ đã hạ thêm 0,934%. Đây là biểu hiện tốt thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm để tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm tích lũy. Để thấy rõ nguyên nhân và có kết luận cụ thể ta đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến k ết quả này: - Do khối lượng sản phẩm nhìn chung tăng 3,74% đã làm cho mức hạ giá thành hạ thêm 112,2 nghìn đồng, đây là sự cố gắng của doanh nghiệp trong khâu sản xuất, tăng khối lượng sản xuất để cung cấp cho thị trường, nhằm tăng thêm lợi nh uận. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất các mặt hàng của doanh n ghiệp chưa toàn diện, mặt hàng A mới đạt 90% kế hoạch 34000:38000*100. Doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Còn nếu do nhu cầu thị trường giảm mà doanh n ghiệp điều chỉnh ở khâu sản xuất thì đây là điều cần thiết. - Do kết cấu mặt hàng thay đổi đã làm mức hạ hạ thêm một lượng là 0,269% tương ứng 250,8 nghìn đồng, là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm B và C, là những sản phẩm có mức h ạ và tỷ lệ hạ cao, và giảm tỷ trọng sản x uất sản phẩm A có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp. Để có kết luận về việc thay đổi kết cấu máy tốt hay xấu, ta cần phải có thông tin thêm về nhu cầu thị trường (khách hàng) với từng loại sản phẩm sản xuất và tình hình điều chỉnh kết cấu sản phẩm trong sản x uất. - Do thay đổi giá thành đơn vị đã làm m ức hạ, hạ thêm 621 ng.d tương ứng 0,665%. Điều này chứng tỏ doanh n ghiệp đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm. Đây là ưu điểm lớn nhất của doanh n ghiệp thể hiện chất lượng tốt trong quản lý kinh doanh. Nhưng việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp chưa toàn diện. Mặt hàng A có giá thành đơn vị cao hơn kế hoạch, doanh n ghiệp cần đi sâu xem xét các khoản mục giá thành của sản phẩm A tại sao khôn g đạt được như kế hoạch đặt ra. 3) Phân tích chi phí cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa levanhoa@2014 Page 53
  54. Trong quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, và nhu cầu đa dạng của thị trường về sản ph ẩm hàng hóa làm cho các sản phẩm sản xuất của mỗi ngành mỗi doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và biến đổi hàng ngày, do đó các sản phẩm không so sánh được có chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp sản x uất. Để thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu về trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có sản xuất các sản phẩm không so sánh được, mà loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm được sản xuất của doanh nghiệp, thì việc phân tích tình hình thực hiện k ế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được chưa cho ta thấy rõ được sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Để thấy rõ được kết quả này ta phải phân tích chỉ tiêu chi phí cho 1000đ giá trị sản lượng hàng hóa. Chỉ tiêu này biểu hiện như sau: ∑ = × 1000 ∑ Trong đó: Qi – là số lượng của từng loại sản phẩm F – là chi phí cho 1000đ GTSLHH Zi – là giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm Pi – là giá bán của từng sản phẩm Ý nghĩa: chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp. Cứ trong 1000đ GTSLHH thì chi phí sản xuất và tiêu thụ chiếm bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao và LN thu được càng lớn. Phương pháp phân tích: so sánh chỉ tiêu chi phí cho 1000đ GT SLHH giữa các kỳ phân tích để đánh giá chung chênh lệch chi phí bình quân, sau đó áp dụng phương ph áp thay thế liên ho àn để xác định các nhân tố ảnh hưởng và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó. VD: Có tài liệu về sản lượng, giá thành bình quân 1 sản phẩm và giá bán đơn vị của doanh nghiệp sản x uất và tiêu thụ 3 loại sản phẩm như sau: Sản phẩm Sản lượng Giá thành đơn vị (đ) Giá bán đơn vị (đ) KH TH KH TH KH TH A 10.000 12.000 400 390 500 500 B 8.000 7.200 300 310 400 420 C 6.000 6.000 200 200 300 315 Kết quả tính toán theo tài liệu trên được tình bày trong bảng sau: Bảng phân tích chi phí cho 1000đ GTSLHH Sản lượng KH Chi phí Sản lượng TH tính theo Chi phí tính theo bình quân bình levanhoa@2014 Page 54
  55. Sản phẩm quân Qkz k Qkp k Fk Q1z k Q1p k Q1z1 Q1p1 F1 A 4.000 5.000 800 4.800 4.680 6.000 6.000 780 B 4.400 3.200 750 2.160 2.232 2.880 3.024 738 C 1.200 1.800 660 1.200 1.200 1.800 1.890 635 Cộng 7.600 10.000 760 8.160 8.112 10.680 10.914 743 Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thực hiện quá trình phân tích sau: - Xác định chi ph í cho 1000đ GTSLHH thực hiện và k ế hoạch ∑ 7600 = × 1000 = × 1000 = 760đ ∑ 10000 ∑ 8112 = × 1000 = × 1000 = 743đ ∑ 10914 So sánh chi phí bình quân cho 1000 đ GTSLHH thực hiện so v ới kế ho ạch: ΔF = F1 – Fk = 743 – 760 = -17đ Chi phí bình quân thực hiện so với kế ho ạch giảm 17đ tron g 1000đ GTSLHH. Đây là đối tượng phân tích mà ta cần xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích này. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng: Có ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí cho 1000đ GTSLHH: nhân tố k/c sản lượng, giá thành đơn vị và giá bán sản phẩm. a) Nhân tố k/c sản lượng Do mỗi mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có m ức chi phí cho 1000đ GTSLHH khác nhau, nếu ta thay đổi k/c mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí cao và giảm tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí thấp sẽ làm cho chi phí trong 1000đ GTSLHH tăng và ngược lại sẽ làm cho chi phí trong 1000 đ GTSLHH giảm. Ta có: ∑ 8160 / = × 1000 = × 1000 = 764đ ∑ 10680 ΔFk/c = Fk/c – Fk = 764 – 760 = + 4đ b) Nhân tố giá thành đơn vị Thế lần 2: ∑ 8112 = × 1000 = × 1000 = 759,5đ ∑ 10680 ΔFz = Fz – Fk/c = 759,5 – 764 = - 4,5 đ levanhoa@2014 Page 55
  56. c) Nhân tố giá bán Thế lần 3: ∑ = × 1000 = = 743đ ∑ ΔFp = Fp – Fz = 743 – 759,5 = - 16,5đ d) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và nhận xét Nhân tố Mức ảnh hưởng K/c sản lượng +4,0 Giá thành đơn vị - 4,5 Giá bán sản phẩm - 16,5 Cộng -17,0đ Nhận xét : Nhìn chung mức chi phí cho 1.000 đ sản phẩm thực hiện so với kế hoạch giảm 17 đ là biểu hiện tốt, thể hiện chất lượng trong công tác quản lý chi phí, giảm chi phí nhằm tăng thêm lợi tức. Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu xem xét từng nhân tố ảnh hưởng. - Do kết cấu sản phẩm thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung tăng 4đ trong 1.000đ sản phẩm hàng hóa . Việc tăng này là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản phẩm A 20 % (12.000 : 10.000) x 100) sản phẩm này có chi phí bình quân cao là (800 đ) và giảm tỷ trọng sản ph ẩm B 10 % (7.200 : 8.000) x 100, sản phẩm này có chi phí bình quân thấp là 750 đ trong 1.000đ sản phẩm hàng hóa . Việc thay đổi kết cấu này nhìn chung không có lợi cho doanh nghiệp, vì đã làm lợi tức giảm. Như vậy doanh nghiệp cần tăng khối lượng sản x uất và tiêu thụ sản phẩm B, nếu khách hàng (thị trường) vẫn còn nhu cầu. - Do thay đổi chi phí đơn vị đã làm chi phí bình quân chung giảm 4,5 đ trong 1.000 đ sản phẩm. Việc giảm này được đánh giá tốt về chất lượng trong công tác quan lý chi phí để tăng thêm lợi tức. Nhưng chỉ có sản phẩm A có m ức chi phí giảm, còn sản phẩm B mức chi phí thực tế cao hơn kế hoạch đặt ra. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu các khoản mục chi phí của sản phẩm B tại sao cao hơn kế hoạch từ đó tìm n guyên nhân và đề ra biện pháp khắc ph ục. - Do giá bán tăng đã làm cho chi phí bình quân chung cho 1.000đ sản phẩm hàng hóa giảm 16,5 đ , là do giá bán của sản phẩm B và C tăng so với kế hoạch, còn giá bán của sản phẩm A không đổi. Để đi đến kết luận v iệc tăng giá bán này là như thế nào chúng ta có thể xem xét hai nguyên nhân sau: + Nếu doanh nghiệp đã cải tiến được chất lượng sản phẩm, mẫu mã đẹp, thu hút thị hiếu người tiêu dùng, thì đây là thành tích của doanh nghiệp. levanhoa@2014 Page 56
  57. + Nếu do các nguyên nhân khách quan khác, như do cung cầu mà doanh nghiệp điều chỉnh giá bán, hoặc do chính sách giá cả của nhà nước điều chỉnh chung , thì đây là nguyên nh ân từ bên ngoài tác động. III/ Phân tích biến động các khoản m ục giá thành 1/ Phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành Mục đích phân tích các kho ản mục giá thành nhằm đánh giá chung mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của khoản mục giữa các kỳ phân tích là để làm rõ mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm. Quá trình phân tích ở đây ch ủ yếu tập trung vào những sản phẩm chủ yếu, có khối lượng lớn, đặc biệt là các sản phẩm có giá thành đơn vị thực tế cao h ơn đm hoặc kế hoạch hoặc năm trước. VD: Có tài liệu về giá thành đơn vị sản phẩm X tại doanh nghiệp sản xuất sau: Khoản mục giá thành (z) Định mức Năm trước Thực hiện năm nay (zm ) (z0) (z1) Chi phí NVL trực tiếp 25 24,5 23,4 Chi phí nhân công trực tiếp 20 23,0 23,1 Chi phí sản x uất chung 10 11,5 12,6 Cộng (z đơn vị) 55 59,0 59,1 Kết quả sản x uất sản phẩm X thực hiện năm nay là 12.000 sản phẩm. Căn cứ vào tài liệu trên ta lập bảng phân tích sau: Bảng phân tích biến động khoản mục giá thành Đơn vị: 1000đ Khoản mục giá Giá thành của 12.000 sp Chênh lệch TH so với thành Q1zm Q1z0 Q1z1 Định mức Năm trước NVL trực tiếp 300 294,0 280,8 -19,2 -13,2 NC trực tiếp 240 276,0 277,2 +37,2 +1,2 CFSX chung 120 138,0 251,2 +31,2 +13,2 Cộng 660 708,0 709,2 +49,2 +1,2 Qua bảng phân tích cho thấy nhìn chung tổng giá thành để sản xuất 12.000 sản phẩm năm nay cao hơn so với định mức là 49,2 triệu đồng, so với năm trước cao hơn 1,2 triệu đồng, nguyên nhân tăng này là do khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của 2 năm đều tăng so với định mức. Còn khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 2 năm đều giảm hơn so với định mức. Để thấy rõ được các n guyên nhân biến động của các khoản mục ta cần đi sâu phân tích các nhân tố về lượng và giá của các (yếu tố sản xuất) khoản mục giá thành trên. levanhoa@2014 Page 57
  58. 2/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục giá thành Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các khoản mục giá thành gồm hai nhân tố. Nhân tố phản ánh về lượng và nhân tố phản ánh về giá. * Nhân tố phản ánh về lượng là: - Số lượng nguyên vật liệu để sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, thước đo có thể là mét, kg của khoản mục chi phí n guyên vật liệu trực tiếp. - Số lượng thời gian để sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, thước đo thời gian thường là giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất. Khoản mục chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp, cho nên thường ph ải thông qua các phương pháp phân bổ, việc phân bổ lại phải dựa trên các căn cứ, các căn cứ này có liên quan trực tiếp đến biến động của chi phí sản xuất chung. Các căn cứ được chọn để ph ân bổ chi phí sản x uất chung chính là lượng của chi phí sản xuất chung được sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm, căn cứ là lượng chi phí sản x uất chung thường là, chi phí lao động trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, số lượng sản phẩm, số giờ máy hoạt động, số giờ nhân công trực tiếp * Nhân tố phản ánh về giá là: - Giá 1 đơn vị, thước đo lượng của nguyên vật liệu trực tiếp, như giá của 1 mét, giá của 1 kg - Giá 1 giờ nhân công trực tiếp, đơn giá tính cho 1 giờ lao động công nh ân trực tiếp phải tính đơn giá bình quân, vì công nhân trực tiếp có tay n ghề khác nhau, do đó đơn giá trả cho 1 giờ công sẽ không giống nhau. - Giá 1 đơn vị lượng của chi phí sản xuất chung chọn làm căn cứ phân bổ. Sử dụng phương pháp liên hoàn để xác định nhân tố ảnh hưởng về lượng và giá ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí theo công thức sau: Biến động về lượng = Giá kỳ gốc (đm) x (Lượng kỳ phân tích – Lượng kỳ gốc) Biến động về giá = Lượng kỳ phân tích x (Giá kỳ ph ân tích – Giá kỳ gốc) Ví dụ minh họa cho quá trình phân tích, trở lại ví dụ tài liệu doanh nghiệp sản xuất 12.000 sản phẩm X như đã nghiên cứu trên, và có tài liệu bổ sung về lượng và giá của các khoản mục giá thành như sau: Khoản mục giá thành Định mức Thực hiện Lượng Giá Chi phí Lượng Giá Chi ph í Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2m 12,5 25 1,8m 13,0 23,4 Chi phí nhân công trực tiếp 4 giờ 5,0 20 4,2 giờ 5,5 13,1 Chi phí sản xuất chung phân bổ 4 giờ 2,5 10 4,2 giờ 3,0 12,6 Cộng 55 59,1 Doanh n ghiệp chọn căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ của nhân công trực tiếp với đơn giá phân bổ bằng 50% chi phí nhân côn g trực tiếp. levanhoa@2014 Page 58