Tập bài giảng Kinh tế xây dựng - Đại học Thủy lợi

pdf 154 trang ngocly 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Kinh tế xây dựng - Đại học Thủy lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_kinh_te_xay_dung_dai_hoc_thuy_loi.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Kinh tế xây dựng - Đại học Thủy lợi

  1. tr−êng ®¹i häc thuû lîi Bộ mô n: Kinh tế TẬP BÀI GIẢNG KKiinnhh ttếế xxââyy ddựựnngg Hà nội 2010 1
  2. MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 5 1.1. VAI TRÒ VÀ NHIệM Vụ CủA NGÀNH XÂY DựNG TRONG NềN KINH Tế QUốC DÂN 5 1.2 TÌNH HÌNH ĐầU TƯ XÂY DựNG CủA VIệT NAM TRONG NHữNG NĂM QUA 6 1.2.1. Tình hình đầu tư vào nền kinh tế quốc dân theo ngành theo ngành là vùng lãnh thổ trong giai đoạn (2001 ÷ 2005) 6 1.2.2. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực giao thông giai đoạn 1996 ÷ 2005 7 1.2.3. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi 8 1.3. NHữNG ĐặC ĐIểM KINH Tế Kỹ THUậT CủA NGÀNH XÂY DựNG THUỷ LợI 9 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm xây dựng thuỷ lợi 9 1.3.2. Những đặc điểm của việc thi công các công trình xây dựng 10 1.4. KHÁI NIệM, ĐốI TƯợNG, NộI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU MÔN HọC 11 1.4.1. Khái niệm về Kinh tế xây dựng: 11 1.4.2. Đối tượng 12 1.4.3 Nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế xây dựng 12 1.4.4 Phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tề xây dựng 12 CÂU HỎI CHƯƠNG 1 12 CÂU 1. TạI SAO NÓI SảN XUấT XÂY DựNG LUÔN BIếN ĐộNG? 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THUỶ LỢI 12 2.1. CÁC LOạI CHI PHÍ 12 2.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng 12 2.1.2. Chi phí quản lý vận hành 13 2.1.3. Một số khái niệm khác về chi phí 14 2.2. THU NHậP CủA Dự ÁN 16 2.2.1. Khái niệm về thu nhập của dự án 16 2.3. GIÁ TRị CủA TIềN Tệ THEO THờI GIAN 16 2.3.1. Tính toán lãi tức 16 1. Khái niệm về lãi tức và lãi suất 16 2. Lãi tức đơn 17 3. Lãi tức ghép 17 2.3.2. Xác định lãi suất có xét đến yếu tố lạm phát 18 2.3.3. Biểu đồ dòng tiền tệ 18 2.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐịNH GIÁ TRị TƯƠNG ĐƯƠNG CủA TIềN Tệ TRONG TRƯờNG HợP DÒNG TIềN Tệ ĐƠN VÀ PHÂN Bố ĐềU 19 2.4.1. Các ký hiệu tính toán 19 2.4.2. Phương pháp xác định giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị của tiền tệ ở thời điểm tương lai (F) 19 2.4.3. Phương pháp xác định giá trị tương lai (F) của tiền tệ khi cho trước trị số của chuỗi dòng tiền tệ đều (A) 20 2.4.4. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ phân bố đều (A) khi cho biết giá trị tương đương tương lai (F) của nó 20 2.4.5. Phương pháp xác định giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị của thành phần của chuỗi giá trị tiền tệ phân bố đều của nó là A 20 2.4.6. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ đều (A) khi cho biết trước giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại của nó là P 21 2.5. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐịNH GIÁ TRị TƯƠNG ĐƯƠNG CủA TIềN Tệ TRONG TRƯờNG HợP DÒNG TIềN Tệ PHÂN Bố KHÔNG ĐềU 21 2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ Dự ÁN ĐầU TƯ Về MặT KINH Tế XÃ HộI 22 2.6.1. Sự cần thiết của việc phân tích kinh tế xã hội 22 2.6.2. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội 22 2.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC Dự ÁN 22 2.7.1. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án 22 2.7.2. Phương pháp phân tích giá trị - giá trị sử dụng 26 2.7.3. Phương pháp phân tích chi phí - Lợi ích (CBA) 27 2
  3. CÂU HỎI CHƯƠNG 2 33 CÂU 1. KHÁI NIệM NPV, IRR, B/C? 33 CHƯƠNG 3 VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 33 3.1. KHÁI NIệM Về VốN SảN XUấT 33 3.2. VốN Cố ĐịNH 34 3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ 34 3.2.2. Phân loại vốn cố định 35 3.2.3. Đánh giá vốn cố định 36 3.2.4. Các hình thức của vốn cố định 36 3.2.5. Hao mòn và những biện pháp giảm hao mòn vốn cố định 38 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao vốn cố định 39 1. Mô hình khấu hao giảm nhanh (Declining Balance, viết tắt là mô hình DB) 42 2. Mô hình khấu hao theo tổng các số thứ tự năm (Sum - of year - Digits Depreciation, viết tắt SYD) .42 3. Mô hình khấu hao hệ số vốn chìm (Sinking Fund Depreciation, viết tắt SF) 43 4. Khấu hao theo đơn vị sản lượng: 43 5. Khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên: 44 3.2.7. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng hợp lý của tài sản cố định 45 1. Khái niệm 45 2. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng tài sản cố định tối ưu về mặt kinh tế 45 3.2.8. Lập kế hoạch về tài sản cố định 47 1. Kế hoạch sử dụng TSCĐ: 47 2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định 47 3. Kế hoạch dự trữ tài sản cố định 48 4. Kế hoạch trang bị tài sản cố định 50 5. Kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định 50 6. Xác định sản lượng hoà vốn của tài sản cố định 50 3.3. KHÁI NIệM, THÀNH PHầN VÀ CƠ CấU VốN LƯU ĐộNG (VLĐ) 51 3.3.1. Khái niệm 51 3.3.2. Thành phần vốn lưu động: 51 1. Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: 51 2. VLĐ nằm trong quá trình sản xuất: 52 3.3.3. Các nguồn vốn lưu động: 52 1. Nguồn vốn lưu động tự có: 52 2. Nguồn vốn lưu động đi vay 52 3. Nguồn vốn lưu động coi như tự có: 52 3.3.4. Cơ cấu cấu VLĐ 53 1. Những nhân tố về mặt sản xuất 53 2. Những nhân tố thuộc mặt cung cấp: 53 3. Những nhân tố thuộc lưu thông 53 3.4. CHU CHUYểN VLĐ VÀ CÁC BIệN PHÁP TĂNG NHANH TốC Độ CHU CHUYểN 54 3.4.1. Chu chuyển VLĐ 54 3.4.2. Biện pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển 56 CÂU HỎI CHƯƠNG 3 57 CHƯƠNG 4 CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 57 4.1. NGUYEN TắC LậP PHI Dự AN DầU TƯ XAY DựNG CONG TRINH 57 4.2. TổNG MứC DầU TƯ, Dự TOAN XAY DựNG CONG TRINH 58 4.2.1. Khái niệm về tổng mức đầu tư, dự toán đầu tư xây dựng công trình 58 1. Khái niệm về Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình 58 2. Khái niệm về dự toán xây dựng công trình 58 4.2.2. Nội dung tổng mức đầu tư, dự toán đầu tư xây dựng công trình 58 1. Nội dung tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình 58 2. Nội dung dự toán xây dựng công trình 61 4.3. PHƯƠNG PHAP TINH TổNG MứC DầU TƯ Dự AN DầU TƯ XAY DựNG CONG TRINH 63 4.4 PHƯƠNG PHAP KếT HợP Dể XAC DịNH TổNG MứC DầU TƯ 68 4.5. PHƯƠNG PHÁP TÍNH Dự TOÁN XÂY DựNG CÔNG TRÌNH 68 Chi phí xây dựng 78 Chi phí thiết bị 78 Chi phí quản lý dự án 78 Chi tư vấn đầu tư xây dựng 78 Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc 78 3
  4. Chi phí thiết kế xây dựng công trình 78 . 78 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) 78 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh 78 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá 78 PHỤ LỤC CHƯƠNG 4 80 CÂU HỎI CHƯƠNG 4 82 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH KINH TẾ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 83 5.1. KHÁI NIệM, ĐặC ĐIểM CủA SảN PHẩM XÂY DựNG VÀ SảN XUấT XÂY DựNG THUỷ LợI 83 5.2. CÁC TRƯờNG HợP ĐÁNH GIÁ KINH Tế CÁC Dự ÁN THủY LợI 86 5.3. XÁC ĐịNH CÁC LOạI CHI PHÍ Dự ÁN THủY LợI 87 5.3.1. Các loại chi phí trong dự án tưới tiêu: 87 5.3.2. Chi phí của dự án thuỷ điện 91 5.3.3. Các loại chi phí trong dự án phòng lũ 93 5.3.4. Các loại chi phí trong các dự án cấp nước công cộng 95 5.4. XÁC ĐịNH LợI ÍCH (BENEFIT) CủA Dự ÁN THủY LợI 97 5.4.1. Lợi ích của dự án tưới tiêu: 97 5.4.2. Cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế dự án (HQKTDA) 101 I. Tài liệu thiết kế : 101 II.Tài liệu sản xuất nông nghiệp: 101 III.Tài liệu về giá cả sản phẩm nông nghiệp và chi phí sản xuất nông nghiệp: 102 CÂU HỎI CHƯƠNG 5 103 CHƯƠNG 6 KINH TẾ SỬ DỤNG MÁY XÂY DỰNG 103 6.1. CÁC CHỉ TIÊU KINH Tế Kỹ THUậT CƠ BảN Để ĐÁNH GIÁ MÁY XÂY DựNG 103 6.1.1. Xác định chế độ làm việc của máy xây dựng theo thời gian 104 1. Thời gian sử dụng hữu ích của máy (Thu): 104 2. Thời gian làm việc của máy trong ca (Tlv): 104 3. Thời gian làm việc thuần túy của máy trong ca (Tt): 104 6.1.2. Xác định năng suất của máy xây dựng 104 1. Năng suất của máy đào một gầu: 105 2. Năng xuất của máy đào nhiều gầu: 106 3. Năng suất của máy cạp: 107 4. Năng suất của máy ủi: 108 6.1.3. Vốn đầu tư mua sắm máy 111 6.1.4. Chi phí sử dụng máy 111 6.1.5. Chi phí khấu hao cơ bản 112 6.1.6. Chi phí nhiên liệu 114 6.1.7. Chi phí bảo dưỡng và sửa chữa 114 6.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KINH Tế PHƯƠNG ÁN MÁY XÂY DựNG 114 6.2.1. Phương pháp dùng một vài chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung 115 6.2.2. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng phương án 124 6.2.3. Phương pháp phân tích giá trị - giá trị sử dụng 125 6.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN MÁY XÂY DựNG TRONG GIAI ĐOạN Sử DụNG 125 6.3.1. Trường hợp thời gian xây dựng (TXD) ngắn 125 6.3.2. Trường hợp thời gian thi công lớn hơn một năm 126 CÂU HỎI CHƯƠNG 6 128 CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ KINH TẾ NGÀNH XÂY DỰNG THUỶ LỢI 128 7.1. VAI TRO VA NHIệM Vụ CủA NHA NƯớC TRONG QUảN LÝ KINH Tế THị TRƯờNG 128 7.1.1. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 128 7.1.2. Nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nước trong ngành xây dựng 130 7.1.3. Vai trò của Nhà nước đối với quản lý giá XD trong điều kiện KT thị trường ở VN 130 7.2. Hệ THốNG Tổ CHứC XAY DựNG CƠ BảN VA XAY DựNG THUỷ LợI ở VIệT NAM 132 7.2.1. Hệ thống tổ chức xây dựng cơ bản ở Việt nam 132 7.2.2. Hệ thống quản lý xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi 133 7.3. CAC LUậT CO LIEN QUAN DếN QUảN LÝ KINH Tế NGANH XAY DựNG 135 7.3.1. Luật thuế 135 4
  5. 7.3.2. Luật Doanh nghiệp 136 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn. 137 2. Công ty cổ phần: 137 3. Công ty hợp danh 138 7.4. NGUYEN TắC VA PHƯƠNG PHAP QUảN LÝ XAY DựNG THUỷ LợI 138 7.4.1. Nguyên tắc quản lý xây dựng thuỷ lợi 138 1. Các nguyên tắc chung về quản lý kinh tế: 138 2. Các nguyên tắc riêng, cho chuyên ngành xây dựng thuỷ lợi. 140 7.4.2. Các phương pháp quản lý kinh tế xây dựng thuỷ lợi 141 1. Phương pháp giáo dục trong quản lý: 141 2. Phương pháp hành chính: 141 3. Phương pháp kinh tế: 141 4. Sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế: 142 5. Phương pháp toán học trong quản lý kinh tế xây dựng thuỷ lợi: 143 7.5. KINH Tế THị TRƯờNG TRONG XAY DựNG 144 7.5.1. Khái niệm 144 7.5.2. Cung cầu trong xây dựng 145 7.5.3. Một số đặc điểm của kinh tế thị trường trong xây dựng 145 7.6. CAC HINH THứC Tổ CHứC QUảN LÝ THựC HIệN Dự AN - HINH THứC DấU THầU TRONG XAY DựNG CƠ BảN 147 7.6.1. Các hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án 147 7.6.2. Hình thức đấu thầu trong xây dựng cơ bản 148 1. Nội dung công tác đấu thầu 149 2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu 149 7.6.3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp 150 7.6.4. Nội dung hồ sơ mời thầu 150 7.6.5. Nội dung hồ sơ dự thầu 151 CÂU HỎI CHƯƠNG 7 151 THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 153 Họ VÀ TÊN: NGUYỄN BÁ UÂN 153 PHạM VI VA DốI TƯợNG Sử DụNG : BậC DạI HọC 153 GIAO TRINH: KINH TÉ THỦY LỢI 153 THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 153 Họ VÀ TÊN: NGÔ THị THANH VÂN 153 TRƯờNG HọC: ĐạI HọC THủY LợI 153 THÔNG TIN CÁ NHÂN TÁC GIẢ 153 Họ VÀ TÊN: NGUYỄN XUÂN PHÚ 153 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Vai trò và nhiệm vụ của ngành xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 1. Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhát của nền kinh tế quốc dân, nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định. 5
  6. Để sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định cho đất nước sẽ có rất nhiều ngành tham gia (từ khâu chế tạo nguyên vật liệu, chế tạo chi tiết kết cấu đến thành phẩm cuối cùng là các công trình hoàn chỉnh). Ngành xây dựng chiếm ở khâu cuối cùng. 2. Ngành xây dựng chiếm một nguồn kinh phí khá lớn của ngân sách quốc gia và xã hội. Thông thường chiếm khoảng (10 - 12)% GDP. 3. Ngành xây dựng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm rất lớn. Thông thường đối với các nước phát triển chiếm từ (6 - 12) %, các nước đang phát triển chiếm từ (6 - 10)%. Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta chiếm khoảng 25% đến 26% GDP. Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 chiếm trên 50% vốn đầu tư của Nhà nước cho các ngành. 4. Ngành Xây dựng giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triẻn kinh tế xã hội của đất nước. Ngành Xây dựng là ngành phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác vì bất cứ ngành nào cũng cần phải xây dựng mới , sửa chữa, hoặc cải tạo, đổi mới công nghệ để phát tiển. Ngành Xây dựng phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế , ổn định chính trị quốc gia của Đảng Nhà nước, tạo nên sự cân đối , hợp lý về sản xuất giữa các vùng miền của đất nước. Đóng góp một phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Ngành Xây dựng đóng góp to lớn cho chương trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Đã xây dựng các công trình phục vụ dân sinh kinh tế ngày càng hiện đại hơn với trình độ cao hơn. Ngành Xây dựng đóng góp cho đất nước nguồn lợi nhuận rất lớn. Đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu con người Tóm lại ngành Xây dựng đóng một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Trong hơ n 10 năm qua ngành Xây dựng đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước, đặc biệt ở các thành phố, thực sự là công cụ đắc lực thực hiện đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước. 1.2 Tình hình đầu tư xây dựng của Việt Nam trong những năm qua (Nguồn: Hội thảo Hiệu quả vốn đầu tư 2006) 1.2.1. Tình hình đầu tư vào nền kinh tế quốc dân theo ngành theo ngành là vùng lãnh thổ trong giai đoạn (2001 ÷ 2005) Vốn đầu tư trong toàn xã hội ngày càng tăng cao. Trong những năm (2001 ÷ 2005) tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 118,2% dự kiến kế hoạch, tăng gấp 1,76 lần so với 5 năm (1996 ÷ 2000). 6
  7. Trong 5 năm (2001 ÷ 2005) vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 14,7%/năm. Tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh tế trong 5 năm qua đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, trong đó vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN): 294.000 tỷ đồng, chiếm 24,5%, vốn tín dụng đầu tư: 150.000 tỷ đồng, chiếm 12,5% (trong đó tín dụng đầu tư nhà nước: 131.000 tỷ đồng). Vốn đầu tư của DN Nhà nước: 190.000 tỷ đồng, chiếm 15,8%; còn lại là vốn đầu tư của dân cư và tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn huy động khác. Nguồn vốn NSNN đã tập trung đầu tư nhiều hơn cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; trong đó đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm khoảng 25%; công nghiệp 8%; giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 28,7%; khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao 21,1%; các ngành khác 17,2%. Việc đầu tư vào các ngành có mức độ khác nhau, trong đó có 2 ngành được đầu tư với số lượng lớn là ngành giao thông vận tải bưu chính viễn thông và Nông nghiệp & PTNT. 1.2.2. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực giao thông giai đoạn 1996 ÷ 2005 1. Trong 10 năm (từ 1996 ÷ 2005) tổng vốn đầu tư khoảng 86.085 tỷ, trong đó: - Nguồn NSNN và có tính chất NSNNL 80.442 tỷ (vốn NSNN: 49.388 tỷ; có tính chất NSNN: 31.054 tỷ). - Nguồn vốn ngoài Ngân sách: 5.643 tỷ (trong đó ứng vốn đầu tư bán quyền thu phí khoảng 2.000 tỷ; huy động từ các nhà đầu tư: 3.643 tỷ). 2. Khối lượng chủ yếu hoàn thành: Trong 10 năm vừa qua, đã tiến hành cải tạo nang cấp và làm mới hơn 16.000km đường bộ; 1.400 km đường sắt; hơn 130.000 md cầu đường bộ; 11.000 md cầu đường sắt. Nâng cấp và xây dựng mới 5.400 md bến cảng; nạo vét 13 triệu m3 luồng lạch. Nhờ có nguồn vốn đầu tư trên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải nước ta được cải thiện đáng kể. Năng lực vận tải được tăng lên năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại trong nước và giao lưu quốc tế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được cải thiện đã góp phần làm tăng lượng hàng hoá vận chuyển qua các bến cảng biển, cảng sông Giao thông đô thị được mở mang một bước, giảm thiểu ùn tắc giao thông đô thị ở các thành phố. Giao thông địa phương phát triển đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Trong những năm qua chúng ta đã thực hiện được các dự án lớn như: - Đối với hệ thống quốc lộ: Đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ. Đường Hồ Chí Minh đã hoàn thành giai đoạn 1. Ngoài hai trục dọc trên, đã hoàn thành các tuyến quốc lộ chính yếu nối đến các cảng biển và 7
  8. cửa khẩu quốc tế như QL5, QL10, QL18 nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm và vành đai phía Bắc, phía Nam - Đối với các hệ thống khác: Ngành GTVT đã từng bước nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường sắt hiện có để rút ngắn thời gian chạy tàu. Đã hoàn thành 2 tuyến đường thuỷ phía Nam và nâng cấp các tuyến sông chính yếu khác. Chúng ta đã nâng cấp đáng kể các cảng hàng không trên toàn quốc như nhà ga Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh 1.2.3. Đầu tư nhà nước cho lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi Tính đến nay cả nước đã có 75 hệ thống thuỷ lợi lớn, 1.967 hồ chứa có dung tích 0,2 triệu m3 trở lên, hơn 5.000 cống tưới tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8.106 m3/h, hàng vạn công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Chúng ta đã đắp được 5.700 km đê sông, 3.00 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn cống dưới đê, hàng trăm km kè bảo vệ bờ. Riêng trong 5 năm (2001 ÷ 2005) Nhà nước đã đầu tư 25.511 tỷ đồng (chưa kể đến vốn đầu tư cho công trình đê điều), trong đó vốn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý là 9.874 tỷ đồng, vốn địa phương quản lý: 11.637 tỷ đồng. Nhờ có đầu tư lớn như vậy đến nay đã có 8 triệu ha đất gieo trồng được tưới, 1,7 triệu ha được tiêu. Trong những năm qua ngành thuỷ lợi đã tập trung thực hiện các chương trình chủ yếu sau: - Chương trình an toàn hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ chứa lớn như hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam), Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Núi Cốc (Thái Nguyên) - Chương trình kiên cố hoá kênh mương. Đến nay cả nước đã có trên 15.000 km kênh mương được kiên cố hoá đã làm tăng năng lực tưới 350.000 ha, tiêu 400.000 ha. - Chương trình xây dựng mới các hồ chứa nước ở các sông miền Trung và Tây Nguyên phục vụ cấp nước, chống lũ, phát điện Trong những năm qua chúng ta đã triển khai xây dựng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), Sông Đào (Nghệ An), Cửa Đạt (Thanh Hoá), Nước Trong (Quảng Ngãi), Krông Pách Thượng (Đắk Lắk) Với lượng vốn đầu tư lớn như vậy, ngành Thuỷ lợi đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam nói riêng và đóng góp vào nền kinh tế quốc dân nói chung. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi đã làm ổn định và tăng nhanh diện tích cũng như năng suất, sản lượng lúa, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp, góp phần cung cấp nước sạch cho dân nông thôn. Hệ thống đê điều và các công trình phòng lũ góp phần phòng chống lũ bão và giảm nhẹ thiên tai. Đầu tư vào thuỷ lợi đã góp phần phát triển mạnh nguồn điện, đã 8
  9. cung cấp hàng triệu KWh điện mỗi năm. Đồng thời phát triển thuỷ lợi đã góp phần xây dựng nông thôn mới, ổn định xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần cải tạo môi trường, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng thuỷ lợi 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm xây dựng thuỷ lợi 1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn thành (bao gồm cả phần lắp ráp thiết bị bên trong công trình). Sản phẩm xây dựng là kết tinh thành quả khoa học-công nghệ và tổ chức của toàn xã hội ở thời kỳ nhất định. Đó là sản phẩm có tính chất liên ngành trong đó ngành xây dựng đứng ở khâu cuối cùng để tạo ra các công trình đó. Vì các công trình có khối lượng rất lớn phải xây dựng trong nhiều năm nên người ta đưa thêm khái niệm sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng để thuận lợi trong việc bàn giao thanh toán. - Sản phẩm trung gian: có thể là công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành bàn giao thanh toán. - Sản phẩm cuối cùng: là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào bàn giao sử dụng. 2. Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng thủy lợi: a. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ. b. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi thường có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Sản phẩm thuỷ lợ i mang tính chất tài sản cố định nên thường có thể tích lớn và và giá trị cao. Tuổi thọ của công trình thuỷ lợi có thể kéo dài từ _0 năm đến 100 năm tuỳ loại công trình khác nhau. Ví dụ: - Các công trình đường ống, trạm bơm có tuổi thọ từ 25 năm đến _0 năm. - Công trình đập đá đổ có tuổi thọ 100 năm. - Các công trình bê tông như đập tràn, đập ngăn sông có tuổi thọ là 100 năm. c. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi có tính đơn chiếc, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp XD. d. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi có kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết. e. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi thường được xây dựng trên các sông, suối, những nơi có điều kiện địa hình, địa chất rất phức tạp. 9
  10. f. Sản phẩm xây dựng thuỷ lợi đòi hỏi chất lượng cao. Các kết cấu nằm dưới nước đòi hỏi phải chống thấm cao, chống được sự xâm thực của nước mặn. g. Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành (kể từ khi khởi công và đến khi kết thúc công trình). h. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật và quốc phòng. 1.3.2. Những đặc điểm của việc thi công các công trình xây dựng Việc thi công các công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của sản phẩm xây dựng. Sản phẩm xây dựng sẽ khác nhiều so víi sản phẩm của các ngành khác như công nghiệp hay thương mại. Ngay trong ngành xây dựng các loại hình khác nhau cũng đưa đến việc thi công khác nhau. Ví dụ: Sản phẩm xây dựng là công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp sẽ khác nhiều so với sản phẩm xây dựng là CT thuỷ lợi hay CT giao thông. Mặt khác, việc thi công các công trình xây dựng còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia. Rõ ràng công nghệ thi công và quản lý xây dựng của các nước phát triển sẽ khác xa trình độ thi công và quản lý của các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, đặc điểm của việc thi công các công trình xây dựng, như sau: 1. Căn cứ từ tính chất của sản phẩm xây dựng a. Việc sả n xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định theo thời gian địa điểm xây dựng. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của sản phẩm xây dựng là cố định. Đặc điểm này dẫn đến khó khăn cho việc tổ chức thi công của các doanh nghiệp xây lắp, công trình thường hay bị gián đoạn. b. Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng) thường dài. Công trình thuỷ lợi có khối lượng lớn, thi công trong điều kiện rất khó khăn nên thời gian thi công phải kéo dài. Điều đó kéo theo vốn bị ứ đọng, và hay gặp rủi ro trong thời gian thi công. c. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể, thông qua giao thầu hay đấu thầu, do đặc điểm công trình xây dựng có tính chất đơn chiếc. d. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Vì công trình có nhiều chi tiết phức tạp nên việc thiết kế phải có nhiều bộ phận tham gia. Nhiều đơn vị thi công cùng tham gia xây dựng một công trình trong điều kiện thời gian và không gian cố định. Vì vậy, nó gây khó khăn trong việc tổ chức thi công và ảnh hưởng đến tiến độ thi công. e. Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời, bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc, năng suất lao động giảm. f. Sản xuất xây dựng thường được xây dựng trên các sông, suối, trong điều kiện điạ hình, địa chất phức tạp. 10
  11. Công trình thuỷ lợi đòi hỏi chất lượng cao, thi công trong điều kiện khô ráo do đó phải xây dựng các công trình dẫn dòng trong thời gian thi công, làm tăng kinh phí xây dựng công trình. Những công trình được xây dựng trên nền có điều kiện địa chất phức tạp phải được xử lý nền cẩn thận đã làm tăng thêm khó khăn cho thi công đồng thời kéo theo kinh phí xây dựng tăng thêm. g. Lợi nhuận của sản phẩm XD phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa điểm xây dựng. h. Tốc độ phát triển của ngành xây dựng chậm hơn nhiều so với các ngành khác. 2. Căn cứ vào điều kiện của mỗi nước a. Điều kiện tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, dài và hẹp, điều kiện địa hình địa chất phức tạp nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất xây dựng. Công trình thuỷ lợi thường được xây dựng trên các sông, suối, những nơi rừng sâu, núi cao nên càng tăng thêm tính chất phức tạp của việc thi công. b. Trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế còn thấp kém rất nhiều so với các nước. Vì vậy, chúng ta cần phải chọn phương thức sản xuất phù hợp và phải có sự chuẩn bị cho tương lai khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WT_). c. Nền kinh tế có nhiều thành phần và đang chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đặc điểm này dẫn đến việc quản lý xây dựng phải có những thay đổi cho phï hîp với tình hình thực tế. 1.4. Khái niệm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn học 1.4.1. Khái niệm về Kinh tế xây dựng: Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất, là một thể thống nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, sản xuất vật chất của xây dựng bao gồm hai mặt, mặt kỹ thuật và mặt xã hội. Các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật nghiên cứu về mặt kỹ thuật của sản xuất, các môn học kinh tế nghiên cứu mặt xã hội của sản xuất. Khoa học kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều môn học. Môn Kinh tế chính trị học là môn khoa học kinh tế cơ bản. Môn Kinh tế chính trị nghiên cứu cái chung nhất mặt xã hội của toàn bộ sản xuất vật chất, tức là nghiên cứu sự hoạt động và hình thức biểu hiện những qui luật kinh tế chung của phương thức sản xuất tiêu biểu cho mỗi chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, ở mỗi ngành phải có môn kinh tế riêng cho mình. Kinh tế xây dựng là một môn khoa học kinh tế ngành nghiên cứu mặtkinh tế- xã hội của sản xuất trong lĩnh vực xây dựng. 11
  12. 1.4.2. Đối tượng Đối tượng của môn học Kinh tế xây dựng là các quá trình kinh tế - xã hội trong sản xuất xây dựng có gắn liền đến một mức độ nhất định với mặt vật chất - kỹ thuật của quá trình xây dựng. Mục đích là để lựa chọn những phương án, những giải pháp tối ưu nhằm xác định những hình thức biểu hiện những phương hướng và biện pháp vận dụng những qui luật kinh tế vào xây dựng. 1.4.3 Nội dung nghiên cứu của môn học kinh tế xây dựng Nội dung chủ yếu của môn học Kinh tế xây dựng gồm các vấn đề chủ yếu sau: - Các phương pháp đánh giá kinh tế - xã hội các dự án đầu tư. - Vốn đầu tư trong doanh nghiệp xây dựng thuỷ lợi - Giá thành trong công tác xây dựng thuỷ lợi. - Một số vấn đề về kinh tế máy xây dựng. - Quản lý Nhà nước đối với ngành xây dựng và xí nghiệ p xây dựng. 1.4.4 Phương pháp nghiên cứu môn học Kinh tề xây dựng: Khi nghiên cứu môn học Kinh tế xây dựng thương kết hợp các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp chủ yếu để giải quyết các vấn d? liên quan đến kinh tế xây dựng. - Phương pháp kết hợp chặt chẽ các kiến thức khoa học kinh tế với đường lối phát triển của đất nước trong điều kiện Việt Nam. - Kết hợp thực nghiệm và lý luận khoa học kinh tế. - Nghiên cứu định tính và định lượng. - Liên quan đến hệ thống các môn học kỹ thuật thuỷ lợi và các môn học kinh tế. CÂU HỎI CHƯƠNG 1 Câu 1. Tại sao nói sản xuất xây dựng luôn biến động? Câu 2. Lợi nhuận của sản xuất xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng vì sao? Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG THUỶ LỢI 2.1. Các loại chi phí 2.1.1. Chi phí đầu tư xây dựng - Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng ,trang bị mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị lại kỹ thuật công trình. Do đặc điểm của quá trình sản xuất và đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên 12
  13. mỗi dự án đầu tư xây dựng công trình có chi phí riêng được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêu cầu công nghệ của quá trình xây dựng. Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình, giá thanh toán và quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng, đồng thời phải đơn giản, rõ ràng và dễ thực hiện. Khi lập chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo tính đúng, đủ, hợp lý, phù hợp với yêu cầu thực tế của thị trường. Đối với dự án có sử dụng ngoại tệ thì phần ngoại tệ được ghi theo đúng nguyên tệ trong tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán, quyết toán công trình làm cơ sở cho việc quy đổi vốn đầu tư và là cơ sở để tính tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình theo nội tệ. - Chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nước, đồng thời phải phù hợp những yếu tố khách quan của thị trường trong từng thời kỳ và hiện nay được quản lý theo Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2.1.2. Chi phí quản lý vận hành Chi phí quản lý vận hành của một dự án phụ thuộc vào từng loại hình của các dự án (ví dụ dự án tưới tiêu, dự án phát điện, dự án phòng chống lũ ), chi phí vận hành của các dự án thường bao gồm các thành phần chủ yếu sau đây: 1. Chi phí khấu hao cơ bản 2. Chi phí khấu hao sửa chữa lớn 3. Chi phí sửa chữa thường xuyên 4. Chi phí tiền lương 5. Chi phí nhiên liệu, năng lượng, vật liệu dùng cho vận hành khai thác 6. Chi phí thiết bị thay thế nhỏ 7. Chi phí khác Chi tiết của chi phí vận hành khai thác của từng loại dự án phải căn cứ vào các qui định cụ thể của ngành đó. Ví dụ chi phí vận hành khai thác phục vụ tưói tiêu hiện nay đang được áp dụng theo thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT số 90/199/TTLB-NN-TC ngày 19 tháng 12 năm 1997 Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi bao gồm 15 thành phần sau: 1. Lương và phụ cấp lương. 13
  14. 2. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 3. Khấu hao TSCĐ. 4. Nguyên vật liệu để vận hành bảo dững công trình, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới tiêu. 5. Sửa chữa lớn TSCĐ. 6. Sửa chữa thường xuyên. 7. Chi phí điện năng. 8. Chi trả tạo nguồn nước nếu có. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 10. Chi phí chống lụt, bão, úng, hạn. 11. Chi phí đào tạo ứng dụng KHCN, xây dựng định mức. 12. Chi phí bảo hộ, an toàn lao động, và bảo vệ công trình thuỷ lợi. 13.chi phí đóng góp cho quỹ phòng chống bão lụt. 14. Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí 15. Chi phí khác. 2.1.3. Một số khái niệm khác về chi phí 1. Chi phí bất biến Chi phí bất biến của doanh nghiệp trong một thời đoạn nào đó (năm, quí, tháng) là loại chi phí luôn luôn giữ một mức không đổi trong suốt thời đoạn đó không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm làm ra trong thời đoạn đó. Chi phí bất biến bao gồm các loại chi phí như khấu hao cơ bản, quản trị hành chính, tiền trả lãi vốn vay dài hạn, thuế vốn sản xuất, tiền thuê đất v.v Tính bất biến của chi phí ở đây cũng chỉ là tương đối, vì trong thực tế, khi khối lượng sản phẩm bị tăng lên trong năm quá lớn, thì mức chi phí bất biến cũng phải tăng lên tương ứng. Như ở các chương sau sẽ rõ, chi phí bất biến có liên quan đến việc xác định điểm hòa vốn của dự án. 2. Chi phí khả biến Chi phí khả biến là loại chi phí thay đổi, tỷ lệ với khối lượng sản phẩm làm ra trong thời đoạn đang xét. Chi phí khả biến bao gồm các loại chi phí về vật liệu, nhân công hưởng chế độ lương khoán, chi phí năng lượng v.v Lượng tăng lên của tổng chi phí của doanh nghiệp của một thời đoạn nào đó bằng chính lượng tăng lên của tổng chi phí khả biến của thời đoạn đó. 14
  15. Chi phí khả biến có liên quan đến việc xác định điểm hòa vốn của các dự án đầu tư. 3. Chi phí bất biến và khả biến hỗn hợp Chi phí bất biến và khả biến hỗn hợp là loại chi phí có một phần là chi phí bất biến và một phần là chi phí khả biến. Ví dụ: Chi phí cho điện bao gồm một phần biến đổi theo số giờ điện đã sử dụng thực tế và một phần không đổi phải trả cho cơ quan quản lý điện có liên quan đến khấu hao của các thiết bị điện theo qui định. 4. Chi phí tới hạn Chi phí tới hạn là lượng chi phí gia tăng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm và được biểu diễn theo công thức: dC C = (2.1) TH dS CTH - Chi phí tới hạn C - Tổng chi phí S - Khối lượng sản phẩm làm ra 5. Chi phí thời cơ (chi phí cơ hội) Chi phí thời cơ hay (chi phí cơ hội) là giá trị của một cái gì đó đã bị từ bỏ khi chúng ta quyết định tiến hành một phương án sản xuất kinh doanh nào đó. 6. Chi phí chìm Chi phí chìm là loại chi phí đã xảy ra trong quá khứ của quá trình thay đổi lựa chọn phương án và không thể thu hồi lại đựơc trong tương lai. Loại chi phí này thường dùng để tham khảo mà không đựơc xem xét trực tiếp khi so sánh phương án. 7. Chi phí ngẫu nhiên Những khoản chi tiêu ngẫu nhiên, được xác định từ các nghiên cứu tài chính và kỹ thuật, cũng có những hàm ý đối với đánh giá kinh tế. Khi đo lường chi phí của một dự án cho các dự định qui hoạch tài chính, các yếu tố ngẫu nhiên về hiện vật và về giá cả cần được xét đến. Các yếu tố ngẫu nhiên chung về giá cả nên được loại trừ khỏi chi phí kinh tế của dự án, bởi vì các chỉ tiêu kinh tế được đo bằng những đơn vị giá cố định. Các đại lượng ngẫu nhiên hiện vật đại diện cho giá trị tiền tệ của các nguồn bổ sung thực tế được đòi hỏi bên ngoài phạm vi chi phí cơ bản nhằm mục đích hoàn thành dự án, và nên được đối xử như một bộ phận của chi phí kinh tế của một dự án. 8. Giá tài chính và giá kinh tế Giá tài chính là giá được hình thành từ thị trường và được dùng để phân tích hiệu quả tài chính của dự án thể hiện lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp. Giá kinh tế (còn gọi là giá tham khảo, giá ẩn) là giá thị trường đã được điều chỉnh để giảm bớt các ảnh hưởng của các nhân tố làm cho giá cả không phản ánh đúng giá trị thực của hàng hóa. 15
  16. 2.2. Thu nhập của dự án 2.2.1. Khái niệm về thu nhập của dự án Trong phân tích tài chính - kinh tế, các khoản thu của dự án bao gồm thu do bán sản phẩm và dịch vụ mà dự án sản xuất ra kể cả các khoản dịch vụ do dự án mang lại; giá trị của các sản phẩm và dịch vụ được tiêu dùng hoặc trả công lao động, các khoản bán ra từ các tài sản lưu động; các khoản thu từ lãi gửi ngân hàng Thu nhập được tính cho một chu kỳ sản xuất, thường được tính cho một năm và gọi là thu nhập hàng năm của dự án. Thu nhập hàng năm của dự án, còn gọi là doanh thu bao gồm tất cả các khoản thu nhập của dự án trong năm chưa kể đến thuế doanh thu. Để đơn giản người ta thường tính với giá xuất xưởng. Một dự án thủy lợi thường có các loại thu nhập sau: - Thu nhập từ bán sản phẩm nông nghiệp đối vớ i dự án tưới tiêu. Trường hợp này thường tính với thu nhập thuần tuý, là thu nhập sau khi đã trừ chi phí sản xuất nông nghiêp - Thu nhập từ bán điện năng: thường tính giá bán điện trên thanh cái của NMTĐ. - Thu nhập từ phòng lũ cho hạ du: được tính bằng chi phí do tác hại của lũ gây ra ở hạ lưu khi chưa có công trình phòng lũ - Thu nhập từ cấp nước cho hạ du: được tính thông qua số đo từ đồng hồ đo nước - Thu nhập từ nuôi trồng thuỷ sản trong lòng hồ: được tính bằng tiền bán thuỷ sản. - Các thu nhập khác (nếu có) Chi tiết tính các loại thu nhập trên sẽ được trình bày trong các tiết sau. 2.3. Giá trị của tiền tệ theo thời gian Trong nền kinh tế thị trường, đồng vốn phải luôn luôn hoạt động và phải sinh lợi. Một đồng vốn bỏ ra ngày hôm nay phải khác hẳn với một đồng vốn bỏ ra trong năm sau. Một đồng vốn bỏ ra trong năm nay sẽ được sinh lợi với một lãi suất nào đó trong suốt một năm. Vì vậy, một đồng vốn bỏ ra trong năm nay tương đương với hơn một đồng vốn trong năm sau. Đó chính là giá trị của đồng tiền theo thời gian. Để hiểu rõ vấn đề này hơn, ta cần phải nghiên cứu vấn đề lãi tức và lãi suất. 2.3.1. Tính toán lãi tức 1. Khái niệm về lãi tức và lãi suất Lãi tức (hay lợi tức) là biểu hiện của giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ và được xác định bằng hiệu số giữa tổng vốn đã tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốc ban đầu. 16
  17. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của lãi tức thu được trong một đơn vị thời gian so với vốn gốc. Lãi suất nói lên một đồng vốn bỏ ra sẽ cho bao nhiêu tiền lãi hàng năm, quí hay tháng. Có thể biểu thị điều đó theo biểu thức sau đây: LT = VT - VO (2.2) Vt− VO Lt LS = *100%= *100% (2.3) VO VO LT - Lãi tức thu được trong suốt thời gian hoạt động qui định của số vốn đầu tư bỏ ra thường kéo dài nhiều năm. VT - Tổng vốn đã tích luỹ được (cả vốn gốc và lãi) sau thời gian hoạt động của vốn. Vt - Tổng vốn đã tích luỹ được (kề cả vốn gốc và lãi) sau 1 đơn vị thời gian hoạt động của vốn. Vo - Vốn gốc bỏ ra ban đầu. LS - Là lãi suất. Lt - Lãi tức thu được của một đơn vị thời gian (ví dụ quí hay năm) nằm trong thời gian hoạt động của vốn. 2. Lãi tức đơn Là lãi tức chỉ được tính theo số vốn gốc và không tính đến khả năng sinh lãi thêm của các khoản lãi ở các thời đoạn trước (tức là không tính đến hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con). Lãi tức đơn (ký hiệu là LD) được tính như sau: LD = VO*ID*n (2.4) VO - Vốn gốc bỏ ra ban đầu. ID - Lãi suất đơn. n - Số thời đoạn tính lãi tức. Như vậy, số vốn gốc VO bỏ ra ban đầu sẽ tương đương với VO + VO*ID*n đồng ở n thời đoạn (năm, quý, tháng) sau trong tương lai. Từ đó cũng suy ra: a) Một đồng ở hiện tại tương đương với (1+ ID*n) sau n năm (quý, tháng) trong tương lai. b) Một đồng ở n năm (quý, tháng) sau trong tương lai tương đương với 1/(1+ ID*n) đồng ở thời điểm hiện tại. 3. Lãi tức ghép Trong cách tính toán lãi tức ghép, lãi tức thu được ở một thời đoạn nào đó (tháng, quí, năm) được xác định căn cứ vào tổng số của vốn gốc cộng với tổng số lãi tức đã thu được ở tất cả các thơì đoạn đang xét đó. Như vậy lãi tức ghép là loaị lãi có 17
  18. tính đến hiện tượng lãi của lãi. Cách tính này thường được dùng trong thực tế kinh doanh. Nếu gọi tổng số vốn cả gốc và lãi tức ghép nhận được là F sau một thời gian tính toán (ví dụ thời gian cho vay) là n thời đoạn ta sẽ có: n F = VO* (1+ i) (2.5) VO - Vốn gốc. i - Lãi suất được qui định tương ứng với đơn vị đo thời gian của n. n - Thời gian tính lãi tức (ví dụ thời gian cho vay vốn) Có thể rút ra các kết luận sau đây: a) Một đồng vốn bỏ ra ở hiện tại sẽ tương đương với (1 + i)n đồng sau n năm trong tương lai. b) Một đồng vốn bỏ ra sau n năm trong tương lai sẽ tương đương với 1/ (1+ i)n đồng bỏ ra ở thời điểm hiện tại. Trị số 1/ (1+ i)n được dùng để qui tiền tệ bỏ ra ở các thời điểm khác nhau về thời điểm đầu hiện tại (còn gọi là hiện tại hóa giá trị tiền tệ). Trị số (1+ i)n được dùng để qui tiền tệ bỏ ra ở các thời điểm khác nhau về thời điểm cuối trong tương lai (còn gọi là tương lai hóa giá trị tiền tệ). 2.3.2. Xác định lãi suất có xét đến yếu tố lạm phát Gọi ic là lãi suất chưa xét đến lạm phát (% năm). Gọi f là tỷ lệ lạm phát (% năm). Gọi I là lãi suất có xét đến lạm phát. Yêu cầu tính I theo ic và f Giả sử giá trị tiền tệ tại thời điểm 0 ban đầu là p = 1, giá trị tương lai ở cuối năm thứ nhất sẽ là: F1 = p* (1+ic), khi chưa xét đến lạm phát. Nếu xét đến lạm phát thì để giữ nguyên giá trị F1 như khi chưa có lạm phát thì F1 phải tăng lên một lượng tiền bằng (1+f), tức là: F1 = 1. (1+ic) (1+f) Đồng thời ta lại có: F1 = 1. (1+I) khi xét có lạm phát. Từ đây suy ra: 1. (1+I) = 1. (1+ic) (1+f) I = (1 + ic) (1 + f) - 1 I = (2.6)ic+ f + ic*f 2.3.3. Biểu đồ dòng tiền tệ Một dự án đầu tư thường kéo dài nhiều năm (nhiều thời đoạn). ở mỗi thời đoạn đó đều có thể phát sinh các khoản thu và chi (hoặc chỉ có thu, hoặc chỉ có chi, hoặc không có thu chi). Để thuận lợi cho tính toán, người ta thường qui ước các thời đoạn là bằng nhau và các khoản thu chi đó đều xảy ra ở cuối thời đoạn (trừ vốn đầu tư ban 18
  19. đầu được qui ước bị bỏ ra ở thời điểm O). Các khoản thu chi đó xảy ra theo dòng thời gian và được gọi là dòng tiền tệ (Cash - Flows hay viết tắt là CF). Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các trị số thu và chi theo các thời đoạn, các trị số thu được biểu diễn bằng các mũi tên lên phía trên (chiều dương), các trị số chi được biểu diễn bằng các mũi tên xuống dưới (chiều âm). Biểu đồ dòng tiền tệ là một công cụ quan trọng để phân tích hiệu quả của dự án đầu tư. Trong biểu đồ dòng tiền tệ các mũi tên chỉ lên là thu, các mũi tên chỉ xuống là chi. Các số 0, 1, 2 là các thời đoạn. Hình (2.1): Biểu đồ dòng tiền tệ (Cash Flow) Thu nhập (+) T/gian o 1 2 n -1 n Chi phí ( - ) 2.4. Phương pháp xác định giá trị tương đương của tiền tệ trong trường hợp dòng tiền tệ đơn và phân bố đều 2.4.1. Các ký hiệu tính toán Để tính toán phân tích dự án đầu tư và xác định giá trị tương đương của tiền tệ theo thời gian người ta thường dùng các ký hiệu sau: P - Giá trị tiền tệ ở thời điểm đầu, thời điểm hiện tại của dự án. Trên thang thời gian của dòng tiền tệ trị số P được đặt ở cuối thời đoạn O (tức là đầu thời đoạn 1). F - Giá trị tiền tệ ở thời điểm cuối, thời điểm tương lai của dự án. Trên thang thời gian trị số F được đặt ở thời điểm kết thúc dự án và thời điểm này có thể là cuối các thời đoạn 1, 2, 3 2.4.2. Phương pháp xác định giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị của tiền tệ ở thời điểm tương lai (F) 1 PF= * (2.7)a (1+ i )n Ký hiệu: Hệ số 1 / (1+i) n là hệ số hiện tại hóa giá trị tiền tệ. Trong tài liệu quốc tế thường được ký hiệu như sau: 1 = (P / F , i %, n ) (1+ i ) n Hệ số trên còn được ký hiệu là SPPWF (Single Payment Present Worth Factor). Nếu biểu diễn theo ký hiệu ta có: 19
  20. P = F (P/F, i%, n) (2.7)b 2.4.3. Phương pháp xác định giá trị tương lai (F) của tiền tệ khi cho trước trị số của chuỗi dòng tiền tệ đều (A) ⎡(1+i )n − 1⎤ FA= * ⎢ ⎥ (2.8) ⎣ i ⎦ Ký hiệu: ⎡(1+i )n − 1⎤ Hệ số: ⎢ ⎥ gọi là hệ số tương lai hóa giá trị của dòng tiền tệ đều. Trong ⎣ i ⎦ tài liệu nước ngoài còn ký hiệu là USCAF (Uniform - Series - Compound - Amount - Factor). Để đơn giản trình bày hệ số này được ký hiệu như sau: ⎡(1+i )n − 1⎤ ⎢ ⎥ = (F/A, i%, n) ⎣ i ⎦ 2.4.4. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ phân bố đều (A) khi cho biết giá trị tương đương tương lai (F) của nó ⎡ i ⎤ AF= * ⎢ n ⎥ (2.9)a ⎣(1+i ) − 1⎦ Ký hiệu: ⎡ i ⎤ Hệ số ⎢ n ⎥ gọi là hệ số san đều giá trị tương lai hay hệ số vốn chìm. ⎣(1+i ) − 1⎦ Để đơn giản trình bày hệ số này còn được ký hiệu như sau: ⎡ i ⎤ ⎢ n ⎥ = (A/F, i%, n) tức là cho F tìm A với suất chiết khấu là i% và thời ⎣(1+i ) − 1⎦ gian tính toán là n. Hệ số trên còn gọi là hệ số vốn chìm SFF (Sinking Fund - Factor). Nếu viết theo ký hiệu quốc tế ta có: A = F (A/ F, i%, n) (2.9)b 2.4.5. Phương pháp xác định giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại (P) khi cho trước giá trị của thành phần của chuỗi giá trị tiền tệ phân bố đều của nó là A ⎡(1+i )n − 1⎤ PA= * ⎢ n ⎥ (2. 10)a ⎣ i*(1+ i ) ⎦ ⎡(1+i )n − 1⎤ Theo ký hiệu quốc tế ta có: ⎢ n ⎥ = (P/A, i%, n) ⎣ i*(1+ i ) ⎦ Như vậy công thức (2.10)a có thể víêt như sau: P = A (P/A, i%, n) (2.10)b 20
  21. 2.4.6. Phương pháp xác định giá trị của thành phần của chuỗi tiền tệ đều (A) khi cho biết trước giá trị tương đương ở thời điểm hiện tại của nó là P ⎡ i*(1+ i ) n ⎤ AP= * ⎢ n ⎥ (2.11)a ⎣(1+i ) − 1⎦ Ký hiệu: ⎡ i*(1+ i ) n ⎤ Hệ số ⎢ n ⎥ là hệ số san đều giá trị hiện tại, hay hệ số trả nợ vốn. ⎣(1+i ) − 1⎦ Để đơn giản hệ số trên còn ký hiệu bằng: ii()1+ n n = (/,%,)APin ()11+−i Do đó công thức (2.12)a có thể viết: A = P (A/P, i%, n) (2.11)b 2.5. Phương pháp xác định giá trị tương đương của tiền tệ trong trường hợp dòng tiền tệ phân bố không đều Khi các trị số của dòng tiền tệ biến đổi không đều thì ta không thể áp dụng các công thức đã trình bày ở mục 2.2 mà phải áp dụng các công thức tính toán sau đây: a) Khi cho trước các trị số A không đều và phải tìm giá trị hiện tại tương đương P. Trong trường hợp này ta phải tính cho từng trị số A của từng thời đoạn một cách riêng rẽ, rồi sau đó cộng lại. n At P = ∑ t (2.12) t=0 (1+ i ) At - Giá trị của dòng tiền tệ ở thời điểm t (năm t) biến đổi theo thời gian. i - Suất chiết khấu. n - Thời gian tính toán t - Thời điểm cuối của các thời đoạn 0, 1, 2 v.v b) Khi cho trước các trị số A không đều và phải tìm giá trị tương đương ở thời điểm cuối trong tương lai (tìm F) Trong trường hợp này ta phải phải tìm trị số F cho từng trị số A riêng r ẽ, rồi sau đó cộng lại. n n− t F= ∑ At *(1+ i ) (2.13) t=0 21
  22. 2.6. Phương pháp phân tích đánh giá dự án đầu tư về mặt kinh tế xã hội 2.6.1. Sự cần thiết của việc phân tích kinh tế xã hội Phân tích tài chính là xem xét dự án dưới góc độ của các doanh nghiệp hoặc của chủ đầu tư. Phân tích kinh tế - xã hội là đánh giá xuất phát từ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hôị. 2.6.2. Sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội Phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội khác nhau ở các khía cạnh sau đây: - Về quan điểm và mục đích: Phân tích tài chính: đứng trên góc độ của doanh nghiệp, của chủ đầu tư, của dự án để phân tích. Phân tích kinh tế - xã hội: đứng trên góc độ lợi ích của toàn xã hội. - Về phương pháp tính toán: Khi phân tích tài chính người ta dùng giá tài chính hay giá thị trường, còn khi phân tích kinh tế người ta dùng giá kinh tế (thường dùng giá mờ - Shadow - price; giá tham khảo - Reference Price). Một số quan niệm tính toán đối với một số chỉ tiêu chi phí và lợi ích khi phân tích tài chính khác với khi phân tích kinh tế xã hội. Khi phân tích kinh tế xã hội có các chỉ tiêu xã hội, trong khi phân tích tài chính không có: chỉ tiêu xã hội bên trong dự án và chỉ tiêu xã hội bên ngoài dự án. 2.7. Các phương pháp đánh giá các dự án 2.7.1. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án 1. Trình tự phương pháp Trình tự phương pháp được tiến hành như sau: Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu đưa vào so sánh và xác định hàm mục tiêu Việc lựa chọn các chỉ tiêu so sánh có tác dụng rất lớn đến kết quả so sánh. Cần chú ý tránh sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu. Hàm mục tiêu có thể là cực đại (max) hoặc cực tiểu (min) Hàm mục tiêu được chọn là cực đại khi số lượng các chỉ tiêu có xu hướng cực đại chiếm đa số. Hàm mục tiêu được chọn là cực tiểu khi số lượng các chỉ tiêu có xu hướng cực tiểu chiếm đa số Bước 2: Xác định hướng cho các chỉ tiêu và làm cho các chỉ tiêu đồng hướng Tuỳ theo tiêu chuẩn lựa chọn ở bước 1 sẽ chọn mục tiêu của phương án là giá trị cự c đại hay cực tiểu. Dựa vào hàm mục tiêu đó sẽ xem xét các chỉ tiêu đang xét là đồng hướng hay nghịch hướng. 22
  23. Ví dụ: Mục tiêu để chọn phương án là cực tiểu thì các chỉ tiêu chi phí là đồng hướng, còn các chỉ tiêu về năng suất, về mức cơ giới hoá là nghịch hướng với mục tiêu. Bước 3: Triệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu Việc triệt tiêu đơn vị đo của các chỉ tiêu hay là việc qui đổi các chỉ tiêu thành chỉ số so sánh được thực hiện theo nhiều phương pháp. Với các chỉ tiêu vốn đã không có đơn vị đo cũng phải tính lại theo phương pháp này. Một số phương pháp chính thường được sử dụng như sau: a) Phương pháp Pattern: Cij Pij = n (2.14) ∑Cij j=1 Pij: Trị số tính lại cho chỉ tiêu Cij để không còn đơn vị đo hay còn gọi là chỉ số so sánh của chỉ tiêu thứ i của phương án thứ j (i = 1 ữ m; j = 1 ữ n) Cij: Trị số của chỉ tiêu thứ i của phương án j (ví dụ như vốn đầu tư, giá thành sản phẩm ). Phương pháp này hay được dùng nhất. b) Phương pháp giá trị nhỏ nhất: Cij Pij = (2.15) mij nC ij mij nC ij : Trị số nhỏ nhất của chỉ tiêu i trong các phương án j c)Phương pháp giá trị lớn nhất: Cij Pij = (2.16) maj nC ij maj nC ij : Trị số lớn nhất của chỉ tiêu i trong các phương án j Bước 4: Xác định trọng số cho mỗi chỉ tiêu (Wi) Trọng số là con số chỉ rõ tầm quan trọng của chỉ tiêu đang xét so với các chỉ tiêu còn lại bị đưa vào so sánh trong việc thực hiện mục tiêu so sánh. Trọng số của mỗi chỉ tiêu thì khác nhau nhưng trọng số của một chỉ tiêu nào đó một khi đã được xác định thì giống nhau cho mọi phương án. Có nhiều phương pháp xác định trọng số nhưng hay dùng nhiều nhất là phương pháp cho điểm chuyên gia. Nội dung của phương pháp cho điểm như sau: Mỗi chuyên gia sẽ có 100 điểm để phân cho các chỉ tiêu tuỳ theo tầm quan trọng do chuyên gia tự cho. Trọng số của chỉ tiêu i (Wi) như sau: 23
  24. n ∑ B ji W = j=1 (2.17) i n.100 Bji: Điểm số của chuyên gia j cho chỉ tiêu i n: Số chuyên gia Ngoài ra còn dùng phương pháp ma trận vuông của Warkentin để xác định trọng số của các chỉ tiêu trên. Bước 5: Xác định chỉ số tổng hợp không đơn vị đo của các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất - Trường hợp không so sánh cặp đôi: Trong trường hợp này cho mỗi phương án thứ j ta tính một chỉ số tổng hợp xếp hạng phương án (Vj) m VWPj = ∑ i* ij (2.18) i=1 i: Chỉ tiêu thứ i, m là số chỉ tiêu j: Phương án thứ j Trong trường hợp không cần tính đến trọng số thì trị số Vj được tính theo công thức: m VPj = ∑ ij (2.19) i=1 Phương án j nào có trị số Vj bé nhất hay lớn nhất là phương án tối ưu tuỳ theo chỉ tiêu tối ưu là bé nhất hay lớn nhất - Trường hợp so sánh cặp đôi Theo Schiller phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trên là kết quả tính toán bị phụ thuộc vào cách chọn trị số cơ sở để làm mất đơn vị đo của các chỉ tiêu cũng như phụ thuộc vào việc lựa chọn hướng cho các chỉ tiêu. Một trong những biến loại của phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo là phương pháp đa giác. Phương pháp này sử dụng một hệ toạ độ nhiều trục. Mỗi một chỉ tiêu tương ứng với một trục. Trên các trục sẽ ghi trị số của các chỉ tiêu cho mỗi phương án. Bề mặt của mỗi đa giác là giá trị tổng hợp của mỗi phương án. Tuỳ theo hàm mục tiêu là cực đại hay cực tiểu ta chọn phương án có diện tích là lớn nhất hay bé nhất là tốt nhất. 2. Ví dụ áp dụng: Hãy so sánh các phương án đầu tư mua máy theo phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng các phương án. Cho biết các chỉ tiêu của các phương án như sau: 24
  25. Tên chỉ tiêu Đơn PA1 PA2 PA Wi vị đo 3 1. Suất đầu tư mua máy 0.25 106đ 150 200 300 (V) 2. Chi phí sử dụng máy 0.20 106đ 15 10 5 cho một sản phẩm (G) 3. Chi phí lao động sống Giờ - 0.15 30 20 10 cho một sản phẩm (L) công 4. Chi phí xăng dầu cho 0.15 Kg 8 6 4 một sản phẩm (S) 5. Mức tự động hoá (M) 0.3 0.5 0.7 0.25 Giải: Bước 1: Chọn các chỉ tiêu: 5 chỉ tiêu. Chọn hàm mục tiêu: Min Bước 2: Làm đồng hướng các chỉ tiêu: Chỉ tiêu 5 nghịch hướng, để làm đúng hướng ta lấy nghịch đảo các giá trị của các phương án: 5.Mức tự động hoá (M) 1/0.3 1/0.5 1/0.7 Bước 3: Tính lại giá trị không đơn vị đo của các chỉ tiêu (Pij) 150 200 P11 = P11= 150++ 200 300 =0.23 P12= 150+ 200+ 300 =0.3 15 10 P = 15+ 10 + 5 =0.50 P = =0.33 21 22 15+ 10 + 5 30 20 P = =0.50 P = =0.33 31 30+ 20 + 10 32 30+ 20 + 10 8 6 P = =0.44 P = =0.33 41 8+ 6 + 4 42 8+ 6 + 4 1/ 0.3 1/ 0.5 P51= 1/0.3+ 1/0.5+ 1/0.7 =0.49 P52= 1/ 0.3+ 1/ 0.5+ 1/ 0.7 =0.29 300 P = =0.46 13 150+ 200 + 300 5 P = =0.16 23 15+ 10 + 5 10 P = =0.16 33 30+ 20 + 10 25
  26. 4 P = =0.22 43 8+ 6 + 4 7.0/1 P = =0.21 53 1/ 0.3+ 1/ 0.5 + 1/ 7.0 Bước 4: Xác định trọng số của các chỉ tiêu: Trong ví dụ này Wi = 1 cho mọi chỉ tiêu Bước 5: Xác định chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo của các phương án: Vj = ΣPij.Wi (i = 1 ữ 5) V1 = (0.23+0.50+0.50+0.44+0.49) = 2.16 V2 = (0.30+0.33+0.33+0.33+0.29) = 1.58 V3 = (0.46+0.16+0.16+0.22+0.21) = 1.21 P.án 3 có giá trị nhỏ nhất (đồng hướng với hàm mục tiêu) là phương án được chọn III. Ưu nhược điểm của phương pháp Ưu điểm của phương pháp này là dễ xếp hạng các phương án, có thể đưa nhiều chỉ tiêu có các thứ nguyên khác nhau vào để so sánh các phương án, có thể đánh giá tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu. Nhược điểm của phương pháp là dễ bị trùng lặp các chỉ tiêu, không làm nổi bật các chỉ tiêu chủ yếu và dễ bị mang tính chất chủ quan khi lấy ý kiến của chuyên gia. Phương pháp này thích hợp khi so sánh các phương án thiết kế, nhất là các dự án có các hiệu ích kinh tế - xã hội và có tác động của môi trường. 2.7.2. Phương pháp phân tích giá trị - giá trị sử dụng Khi đánh giá sử dụng công thức sau: G j Gdj = → min (2.20) S j S j hoặc Sdj = → max (2.21) G j Trong đó: Gdj: Chi phí (giá trị) để đạt được một đơn vị giá trị sử dụng tổng hợp của phương án j. Gj: Giá trị hay chi phí của phương án j (ví dụ vốn đầu tư, hoặc liên hiệp giữa vốn đầu tư và giá thành sản phẩm hàng năm). Sdj: giá trị sử dụng tổng hợp tính cho một đồng chi phí của phương án j. Sj: giá trị sử dụng tổng hợp khụng don v? do của phương án j được xác định bằng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo đã trình bày ở mục (2.7.1) trên đây, tức là: 26
  27. m SPj = ∑ ij (2.22) i=1 Cij Với Pij = n (2.23) ∑Cij j=1 Trong đó Cij là giá trị của các chỉ tiêu giá trị sử dụng. Pij giống như các công thức trên đã trình bày. Ưu nhược điểm của phương pháp: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp phân tích giá trị - giá trị sử dụng là thích ứng với trường hợp so sánh các phương án có giá trị sử dụng khác nhau. Nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh được lợi nhuận thu được của các phương án. Vì vậy trong kinh doanh ít được dùng. Phương pháp này được ứng dụng khi so sánh các phương án kỹ thuật lấy chất lượng sử dụng là chính. Phương pháp trên cũng thường dùng khi phân tích phần kinh tế - xã hội của các dự án. 2.7.3. Phương pháp phân tích chi phí - Lợi ích (CBA) Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) dang được áp dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Có thể phân thành ba nhóm căn cứ vào ba nhóm độ đo hiệu quả sau đây: Nhóm 1: Giá trị tương đương (Equivalent Worth). Theo phương pháp này toàn bộ chuỗi dòng tiền tệ của dự án (chi phí và lơị ích) trong suốt thời kỳ phân tích được qui đổi tương đương thành: - Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (Present Worth - PW), còn gọi là giá trị thu nhập hiện tại. - Giá trị tương lai của hiệu số thu chi (Future Worth - FW), còn gọi là giá trị thu nhập dòng tương lai - Hệ số thu chi phân phối đều hàng năm (Annual Worth - AW). Mỗi giá trị đó là một độ đo hiệu quả kinh tế của dự án và được dùng làm cơ sở để so sánh phương án. Trong phạm vi tài liệu này chỉ đề cập đến chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi Nhóm 2: Suất thu lợi (Rates of Return). Người ta gọi mức lãi suất làm cho giá trị tương đương của phương án bằng không là suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return - IRR) của phương án. Đó là một độ đo hiệu quả hay được dùng nhất hiện nay. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu suất thu lợi khác như: Suất thu lợi ngoại lai, suất thu lợi tái 27
  28. đầu tư tường minh. Trong phạm vi tài liệu này chỉ giới thiệu chỉ tiêu suất thu lợi nội tại. Nhóm 3: Tỷ số lợi ích chi phí (Benefit Cost Ratio - B/C). Đó là tỷ số giữa giá trị tương đương lợi ích và giá trị tương đương của chi phí. I. Các bước so sánh phương án Khi so sánh các phương án có thể bao gồm các bước sau: - Nêu ra các phương án - Xác định thời kỳ phân tích - Ước lượng dòng tiền tệ cho từng phương án - Xác định giá trị theo thời gian của dòng tiền tệ - Lựa chọn độ đo hiệu quả - Tính toán so sánh các phương án - Phân tích độ nhạy (Sensitivity Analysis) và rủi ro (Risk Analysis) - Lựa chọn phương án. II. Phân tích đánh giá dự án theo giá trị tương đương Trong phạm vi tài liệu chỉ giới thiệu chỉ tiêu: Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi Giá trị hiện tại của hiệu số thu chi còn gọi là giá trị thu nhập ròng hiện tại –Net Present value (NPV) a) Điều kiện đáng giá (chấp nhận được) của phương án: n B n C H NPV = t − t + ≥ 0 ∑∑t t n (2.24)a t== 0 (1+ r) t 0 (1+ r) (1+ r) Trong đó: Bt - Thu nhập tăng thêm nhờ có dự án ở năm thứ t (bao gồm doanh thu, vốn lưu động ở cuối dự án). Ct - Chi phí ở năm thứ t (bao gồm vốn đầu tư, chi phí vận hành không có khấu hao cơ bản). H - Giá trị thu hồi khi kết thúc dự án. n - Thời kỳ tính toán (tuổi thọ của dự án hay thời kì tồn tại của dự án). r - Tỷ lệ chiết khấu (còn gọi là lãi suất chiết khấu) 1/(1+r)t - Hệ số chiết khấu năm thứ t Chú ý rằng, trong công thức 2.25a chỉ số không (0) là biểu thị đầu tư vốn ở đầu năm thứ nhất, chỉ số 1 là đầu năm thứ hai Trong trường hợp vốn đầu tư chỉ xuất hiện ở năm đầu thì có thể viết như sau: n B n O H NPV= − V + t − t + ≥ 0 ∑∑t t n (2.24)b t==11(1+ r )t (1+ r ) (1+ r ) Trong trường hợp Bt và Ot đều đặn hàng năm thì NPV tính theo công thức sau: 28
  29. (1+r )n − 1 H NPV= − V +() B − O + ≥ 0 (2.24)c t t r(1+ r )n (1+ r )n Trong đó: V - Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu ở thờì điểm t = 0 Ot - Chi phí vận hành hàng năm không có khấu hao. b) So sánh lựa chọn phương án tốt nhất: - Điều kiện để lựa chọn phương án: Các phương án muốn so sánh phải thoả mãn điều kiện sau: + Chỉ các phương án đáng giá mới được đưa vào so sánh + Để đảm bảo so sánh được, thời gian tính toán của các phương án phải giống nhau (thường lấy bằng tuổi thọ của dự án hoặc lấy bằng bội số chung bé nhất của các trị số tuổi thọ của các phương án). - Điều kiện phương án tốt nhất: NPV = max (2.25) Chú ý: - Trong phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, ng-êi ta qui ước rằng vốn xây dựng dự án được đầu tư ngay từ đầu năm thứ nhất và được ký hiệu bằng số “0”. - Cuối năm thứ nhất ký hiệu bằng chứ số “ 1” v.v c) Ưu nhược điểm của phương pháp NPV *Ưu điểm: Phương pháp dùng chỉ tiêu NPV có ưu điểm như: có tính đến sự biến động của chỉ tiêu thời gian, tính toán cho cả vòng đời của dự án, có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu Bt, Ct và r, là xuất phát điểm để tính nhiều chỉ tiêu khác. * Nhược điểm: - Chỉ tiêu NPV chỉ chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo. - Chỉ tiêu NPV phụ thuộc nhiều vào hệ số chiết khấu * Hệ quả: Từ chỉ tiêu NPV, có thể xác định thời hạn thu hồi vốn đầu tư theo kiểu động. Ví dụ 1: Để xây dựng một trạm bơm tưới, người ta đầu tư vào đầu năm thứ nhất là 7.500 triệu triệu, năm thứ hai là 6.000 triệu. Chi phí vận hành khai thác tăng thêm nhờ có dự án ở đầu năm thứ ba đến năm thứ bảy là 600 triệu. Chi phí vận hành khai thác tăng thêm năm thứ tám là 400 triệu. Thu nhập tăng thêm nhờ có dự án đầu năm thứ ba đến năm thứ bảy là 6000 triệu. Thu nhập tăng thêm nhờ có dự án năm thứ tám 4000 triệu. Chi phí sản xuất nông nghiệp tăng thêm nhờ có dự án ởh đầu năm t ứ ba đến năm thứ bảy là 700 triệu. Chi phí sản xuất nông nghiệp tăng thêm năm thứ tám là 500 triệu. Cho biết tû lÖ chiÕt khÊu (lãi suất chiết khầu) là r = 10%. Yêu cầu tính giá trị thu nhập ròng hiện tại NPV, IRR, B/C, T= 8 năm Giải: Để giải bài toán này ta lập bảng 29
  30. triệu NPV = 4833 đồng Ta thấy NPV >0, chứng tỏ dự án có hiệu quả. III. Phân tích đánh giá dự án theo suất thu lợi 1. Khái niệm: Suất thu lợi nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết tính để qui đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí. Suất thu lợi nội tại còn được gọi là hệ số hoàn vốn nội tại (hệ số nội hoàn) –Internal Rate of Return ( IRR). Suất thu lợi nội tại không phải chỉ là suất thu lợi của vốn đầu tư ban đầu mà là suất thu lợi tính theo kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn (trong đó vốn đầu tư ban đầu cũng có thể coi là một kết số). 2. Phương pháp xác định chỉ tiêu IRR và tính đáng giá của phương án Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại IRR là một loại suất thu lợi tối thiểu đặc biệt r ở trong các công thức tính toán chỉ tiêu NPV sao cho NPV = 0, tức là được tìm ra từ việc giải các phương trình: n Bt n Ct H NPV=∑∑t − t + n =0 t==00(1+r )t (1+r ) (1+r ) (2.26)a Hay: n B n O H NPV= − V + t − t + = 0 ∑∑t t n t==11(1+ r )t (1+ r ) (1+ r ) (2.26)b Để đơn giản tính toán có thể giải IRR theo phương trình sau: NPVa IRR= ra +() r b − r a (2.26)c NPVa + NPVb Trong đó: ra - Là một giá trị lãi suất nào đó để sao cho NPVa > 0 rb - là một trị số lãi suất nào đó sao cho NPWb 0 ; NPVb > 0 và NPVa > NPVb * Tính đáng giá của phương án: 30
  31. Một phương án đưọc gọi là đáng giá khi IRR thoả mãn điều kiện: IRR ≥ Rc (2.27) Trong đó: Rc - Suất thu lợi (hay lãi suất) tối thiểu chấp nhận được. Đối với các dự án vừa và nhỏ của các nước đang phát triển Rc ≥ 15 % thì có hiệu quả. 3. So sánh lựa chọn các phương án: Các phương án so sánh được phải thoả mãn điều kiện: − Thời kì tính toán của các phương án phải qui về giống nhau. − Khi so sánh các phương án theo chỉ tiêu IRR thì xảy ra các trường hợp sau: Trường hợp 1: Khi hai phương án có vốn đầu tư như nhau thì phương án nào có chỉ tiêu IRR lớn nhất là tốt nhất. Trường hợp 2: Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phải lựa chọn phương án theo hiệu quả gia số đầu tư. ở đây có hai trường hợp xảy ra: + Nếu hiệu quả của gia số đầu tư thông qua chỉ tiêu IRR (Δ) ≥ r thì ta chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn. + Nếu IRR (Δ) < r thì chọn phương án có vốn đầu tư bé. Như vậy phương án được chọn chưa chắc đã có chỉ tiêu IRR lớn nhất, nhưng phải có IRR ≥ r. Phương pháp xác định chỉ tiêu IRR (Δ) cũng giống như phương pháp xác định IRR, nhưng dòng tiền tệ là hiệu số giữa phương án có vốn đầu tư lớn hơn và dòng tiền tệ có vốn đầu tư bé hơn. Ví dụ 2: Cho các số liệu giống như trong ví dụ 1. Hãy xác định giá trị IRR. Giải: Để giải bài toán này chúng ta giả thiết hai tỷ lệ chiết khấu là ra và rb. Tính các giá trị NPVa và NPVb. Tuỳ thuộc vào giá trị của NPVa và NPVb, chúng ta áp dụng công thức (2.26c) hoặc công thức (2.26d). Để thuận lợi cho việc giải chúng ta lập bảng sau: Bảng 2.3: Bảng tính giá trị hệ số hoàn vốn nội tại (IRR) Đơn vị: Tỷ đồng 31
  32. Nă (Bt - Ct) m ứng với tỷ lệ (Bt - Ct) ứng XD Thu chiết khấu với tỷ lệ chiết và Chi phí dự án nhập Bt - 12% khấu 20% KT Vốn VHK Tổng Chi phí thuầ Ct HSC Giá Giá XD T Tổng TN SXNN n tuý K trị HSCK trị - - 0 7.5 0 7.5 0 0 0 - 7.5 1.00 7.5 1.00 7.5 - - 1 6.0 0 6 0 0 0 - 6.0 0.89 5.4 0.83 5.0 2 0.6 0.6 6 0.7 5.3 4.7 0.80 3.7 0.69 3.3 3 0.6 0.6 6 0.7 5.3 4.7 0.71 3.3 0.58 2.7 4 0.6 0.6 6 0.7 5.3 4.7 0.64 3.0 0.48 2.3 5 0.6 0.6 6 0.7 5.3 4.7 0.57 2.7 0.40 1.9 6 0.6 0.6 6 0.7 5.3 4.7 0.51 2.4 0.33 1.6 0.8 7 0.40 0.40 4.00 0.50 3.50 3.10 0.45 1.40 0.28 7 Tổn 13.5 16.9 30.0 13.1 0.0 g 0 3.40 0 34.00 4.00 0 0 3.74 4 Nhận xét rằng NPV (12%) = 3.74 tỷ >0 và NPVb = 0.04 tỷ > 0 nên áp dụng công thức 2.26d để xác định IRR. Tức là: 3.74 IRR= 12 + (20 -12)* =12 + 8.09 = 20.09% 3.74− 0.04 Ta thấy IRR = 20.09% >15% nên dự án có hiệu quả Chú ý rằng, đối với các dự án lớn có thể dùng phần mềm lập sẵn trong máy tính để xác định các giá trị NPV và IRR. IV. Phân tích dự án theo tỷ số lợi ích - chi phí * Điều kiện đáng giá của phương án: Một phương án được gọi là đáng giá khi: n Bt ∑ t B t=0 (1+ r ) = n ≥ 1 (2.28) C Ct ∑ t t=0 (1+ r ) So sánh lựa chọn phương án: 32
  33. Để lựa chọn phương án theo chỉ tiêu B/C cần có các điều kiện sau: - Các phương án so sánh phải có cùng một thời gian tính toán hoặc qui về cùng một thời gian tính toán. - Khi hai phương án máy có vốn đầu tư bằng nhau thì phương án nào có chỉ tiêu B/C lớn nhất là tốt nhất. - Khi hai phương án có vốn đầu tư khác nhau thì phải so sánh theo chỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (Δ): Chỉ so sánh phương án có vốn đầu tư lớn hơn so với phương án có vốn đầu tư bé hơn khi phương án có vốn đầu tư bé hơn là đáng giá (B/C ≥ 1). Nếu hiệu quả của gia số đầu tư B/C (Δ) ≥ 1 thì chọn phương án có vốn đầu tư lớn hơn, nếu ngược lại thì chọn phương án có vốn đầu tư bé hơn. Phương án được chọn theo chỉ tiêu hiệu quả của gia số đầu tư lợi ích - chi phí chưa chắc đã có trị số B/C = max, nhưng chỉ tiêu NPV phải lớn nhất, còn chỉ tiêu B/C phải ≥1. * Ưu nhược điểm của phương pháp chỉ tiêu B/C. Chỉ tiêu tỷ số B/C có các ưu điểm tương tự như chỉ tiêu NPV, nhưng ít được sử dụng hơn, vì đây không phải là chỉ tiêu xuất phát để tính các chỉ tiêu khác, chỉ là chỉ tiêu cho điều kiện cần và không phải là chỉ tiêu để chọn phương án. CÂU HỎI CHƯƠNG 2 Câu 1. Khái niệm NPV, IRR, B/C? Câu 2. Mối quan hệ giữa NPV, IRR và B/C Câu 3. Bạn vay 100 USD của một người bạn và chỉ có thể trả cho người bạn đó 10 USD mỗi tháng. Người bạn đó đòi trả một lãi suất là 10% một tháng. Hỏi bao nhiêu tháng thì bạn sẽ trả hết nợ? Câu 4. Khi phân tích rủi ro của dự án bằng chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại (NPV), để an toàn cho dự án ta nên lấy tỷ lệ chiết khấu như thế nào? Câu 5. Bạn phải trả hàng năm với số tiền đều nhau là bao nhiêu USD nếu bạn phải vay ban đầu là 230 USD trong thời hạn 20 năm với lãi suất năm là 9.0%? Chương 3 VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 3.1. Khái niệm về vốn sản xuất Mọi quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu con người đều đòi hỏi phải có những yếu tố cấu thành cơ bản là Sức lao động - Lao động sống (LĐS) và Tư liệu sản xuất (TLSX) - Lao động quá khứ. 33
  34. Tư liệu sản xuất là toàn bộ phần cơ sở vật chất cần thiết cho một quá trình sản xuất, là nội dung vật chất của vốn sản xuất bao gồm 2 bộ phận: 1. Tư liệu lao động: Là các công cụ và điều kiện vật chất kỹ thuật khác cần thiết cho quá trình sản xuất. 2. Đối tượng lao động: Là nguyên, nhiên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất. Vốn sản xuất được chia làm hai loại: - Vốn cố định tương ứng với phần tư liệu lao động, ít thay đổi trong kỳ sản xuất. - Vốn lưu động tương ứng với đối tượng lao động, thay đổi theo từng kỳ sản xuất. 3.2. Vốn cố định 3.2.1. Các khái niệm về TSCĐ Tài sản cố định của một doanh nghiệp có thể có nhiều loại: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định tương tự. Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị. . . Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả. . . Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. Tài sản cố định tương tự là tài sản cố định có công dụng tương tự, trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương. Tài sản cố định là tài sản tồn tại trong thời gian dài, tham gia vào nhiều chu trình sản xuất khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng hiện vật ban đầu. Về giá trị thì bị giảm dần, tuỳ theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất. Giá trị đó được 34
  35. chuyển dần vào giá thành sản phẩm do chính tài sản cố định đó sản xuất ra dưới hình thức khấu hao TSCĐ. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định. Tài sản cố định có thể là tư liệu lao động, súc vật làm việc, vườn cây lâu năm: * Tư liệu lao động là từng tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây (Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC, ngày 12-12-2003) thì được coi là tài sản cố định: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy; - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; - Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập. * Đối với súc vật làm việc và (hoặc) cho sản phẩm, thì từng con súc vật thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định trên được coi là một tài sản cố định hữu hình. * Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định trên được coi là một tài sản cố định hữu hình. Hiện nay Nhà nước đã trao quyền đầy đủ cho giám đốc và tập thể lao động quản lý TSCĐ của doanh nghiệp. Nhà nước quản lý tổng thể TSCĐ mà không quản lý trực tiếp từng đối tượng, từng danh mục TSCĐ. Doanh nghiệp có quyền mua sắm, trao đổi, cho thuê, cho vay một phần tài sản của mình với mục tiêu là làm cho giá trị chung của năng lực doanh nghiệp ngày một tăng lên. Chính sách mới này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao hiệu suất TSCĐ, đồng thời giảm bớt các thủ tục trong việc thay đổi TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất cho cơ sở. 3.2.2. Phân loại vốn cố định . Phân loại theo mức độ tham gia vào quá trình sản xuất Theo hình thức này được phân thành hai loại: 35
  36. - Vốn cố định dùng vào sản xuấ: là lượng vốn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất của công ty để tạo ra sản phẩm. - Vốn cố định phi sản xuất là giá trị tài sản cố định không tham gia vào quá trình sản xuất của công ty nhưng lại có ý nghĩa rất lớn tới đời sống của cán bộ, nhân viên, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng công việc. Vốn cố định loại này có thể là nhà ở, nhà văn hoá, câu lạc bộ, nhà trẻ. . . . Phân loại theo quan điểm hạch toán kinh doanh Để phục vụ cho công tác hạch toán của công ty như: Tính toán khấu hao, lập kế hoạch sửa chữa, thay thế, thanh lý tài sản có thể phân loại vốn cố định theo: Dấu hiệu, chủng loại, chức năng, nguồn gốc, mức độ sử d?ng, th?i gian s? dụng. . . Chẳng hạn có thể phân loại theo: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị sản xuất, thiết bị thông tin, phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng, dụng cụ thí nghiệm. . . các tài sản này đều ghi rõ mức độ còn lại, nguồn gốc. . . 3.2.3. Đánh giá vốn cố định Để đánh giá vốn cố định sử dụng hai cách sau: Cách 1: Đánh giá bằng hiện vật Đánh giá vốn cố định bằng hiện vật là việc phân loại, xem xét chất lượng, mức độ hao mòn so với lúc ban đầu, khả năng sử dụng tiếp tục của TSCĐ thông qua các bảng kiểm kê TSCĐ, bảng lý lịch TSCĐ. Bằng phương pháp này có thể biết được mức độ trang thiết bị hiện có của doanh nghiệp để người quản lý lập kế hoạch sử dụng, kế hoạch mua sắm, sửa chữa nhằm đáp ứng yêu cầu tận dụng khả năng, năng lực của các TSCĐ sẵn có cũng như để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, có hiệu quả. Cách 2: Đánh giá theo giá trị Theo cách đánh giá thứ nhất, thì người quản lý không thể biết được độ lớn của lượng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng, do đó không thể xác định được việc sản xuất của đơn vị có hiệu quả hay không? Vì vậy, song song với việc đánh giá bằng hiện vật cần phải tiến hành đánh giá thông qua giá trị. Mục đích của việc đánh giá theo giá trị còn để giúp cho công tác phân tích, tốc độ hao mòn, đánh giá thời gian có thể phục vụ của TSCĐ, lập kế hoạch sử dụng hợp lý tái sản xuất TSCĐ của công ty. 3.2.4. Các hình thức của vốn cố định Tuỳ theo thời điểm đánh giá mà vốn cố định có các tên gọi và độ lớn khác nhau (biểu diễn trên hình 3.1) giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết, nhờ đó có thể tính toán thông qua các biểu thức. 36
  37. kbhk t kgt t T Hình 3.1: Các hình thức của vốn cố định 1. Vốn ban đầu - Kb Giá trị của TSCĐ tại thời điểm bắt đầu đem vào khai thác, sử dụng được gọi là vốn ban đầu hay giá trị nguyên thuỷ. Đối với một công trình thuỷ lợi đó chính là toàn bộ chi phí để có thể xây dựng và đưa công trình vào sử dụng theo biên bản bàn giao, nghiệm thu. Hoặc là giá trị của TSCĐ hay công trình khi công ty tiếp nhận để quản lý khai thác, sử dụng. 2. Vốn hiện tại - Kht Là giá trị của TSCĐ tại thời điểm được tiến hành đánh giá, nó chính là giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm đó. Kht = Kb - t. Acb (3. 1) Trong đó: - t là thời gian đã sử dụng của TSCĐ (kể từ lúc bắt đầu sử dụng cho đến thời điểm đánh giá), đơn vị tính: năm. - Acb là khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ, đơn vị tính: đ/năm. t. Acb chính là lượng vốn cố định đã bị hao mòn trong thời gian sử dụng t. 3. Giá giải thể - Kgt Là giá trị của TSCĐ (Kht) tại thời điểm TSCĐ hết thời gian phục vụ (hết tuổi thọ), hay nói cách khác đó cũng chính là giá trị còn lại của công trình. Kgt = Kb - T. Acb (3. 2) Kgt chỉ có đối với các loại TSCĐ được chế tạo từ sắt thép, gỗ như máy móc thiết bị, nhà cửa, đồ gỗ. 4. Vốn phục hồi (giá trị khôi phục) - Kph Ba hình thức đánh giá đã nêu ở trên chỉ đúng khi giá cả thị trường hầu như không thay đổi (điều này rất ít xảy ra trong thực tế), trong trường hợp giá cả có sự biến động thì đánh giá như trên sẽ không còn chính xác cho công việc hạch toán cũng như trong tính toán các chỉ số kinh tế khác. Vì thế, giá trị của TSCĐ đã có cần phải được đánh giá lại theo mặt bằng giá cả tại thời điểm tính toán, giá trị đánh giá lại đó được gọi là vốn phục hồi (Kph). Vốn phục hồi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn Kb tuỳ theo sự biến động của giá trị tiền tệ và sự biến động giá cả nói chung. Về nguyên tắc Kph phải nhỏ hơn Kb do có sự hao mòn, mặt khác là do giảm giá nhờ tiến bộ khoa học làm cho năng suất lao động tăng lên, giá nguyên vật liệu hạ xuống, hoặc nhờ áp dụng công nghệ mới cũng như sử dụng vật liệu rẻ tiền. . . 37
  38. Xác định Kph là rất cần thiết để đưa về cùng một mặt bằng giá, tạo điều kiện cho việc tính toán, đánh giá đầy đủ và chính xác hơn. 3.2.5. Hao mòn và những biện pháp giảm hao mòn vốn cố định Trong quá trình sử dụng, mọi loại tài sản cố định đều bị hao mòn theo thời gian làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính năng kỹ thuật của chúng. Vì vậy, giá trị của TSCĐ bị giảm dần, và gọi là hao mòn vốn cố định. . Hao mòn Hao mòn là sự giảm dần giá trị của TSCĐ, có 2 hình thức hao mòn là: - Hao mòn hữu hình. - Hao mòn vô hình. 1. Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật chất dẫn đến sự giảm sút dần về chất lượng và tính năng kỹ thuật ban đầu của TSCĐ. Do bị hao mòn hữu hình mà cuối cùng TSCĐ không sử dụng được nữa. Xét về mặt kinh tế thì hao mòn hữu hình là sự giảm giá trị của TSCĐ, giá trị đó được chuyển dần vào sản phẩm do TSCĐ đó sản xuất ra một cách có kế hoạch. T ốc độ của hao mòn hữu hình phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và được chia thành 2 loại: Loại 1. Những yếu tố thuộc về chế tạo xây lắp (chất lượng nguyên vật liệu và công tác xây lắp v.v ). Loại 2. Những yếu tố thuộc quá trình sử dụng - Mức độ sử dụng. - Điều kiện hoạt động của TSCĐ (cố định hay di động, trong nhà hay ngoài trời). - Chất lượng nhiên liệu sử dụng cho máy hoạt động. - Trình độ tay nghề của công nhân lái, điều khiển. - Chế độ bảo quản, giữ gìn. 2. Hao mòn vô hình Là hình thức giảm giá của TSCĐ do hai nguyên nhân: - TSCĐ bị giảm giá do NSLĐ xã hội ngày càng tăng, do đó vẫn TSCĐ có tính năng kỹ thuật như cũ ngày càng rẻ hơn. - TSCĐ bị giảm giá do tiến bộ kỹ thuật phát triển ngày càng có công cụ, máy móc hiện đại hơn, nên các TSCĐ cũ bị lạc hậu do đó bị giảm giá. Trong nền kinh tế XHCN tổn thất do hao mòn vô hình thể hiện dưới 2 hình thức: + Tổn thất do tư liệu lao động lạc hậu, bị đào thải trước kỳ dự định, trích khấu hao chưa đủ thu hồi vốn bỏ ra. 38
  39. + Tổn thất do tiếp tục sử dụng tư liệu lao động đã bị lạc hậu về mặt kỹ thuật, hiệu quả kém do đó gây hao phí nhiều nguyên nhiên liệu và lao động sống cho 1 đơn vị sản phẩm. Muốn giảm bớt những tổn thất này phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hiện đại hoá máy móc thiết bị đã lạc hậu. . Những biện pháp chủ yếu làm giảm tổn thất hao mòn TSCĐ - Nâng cao tình độ sử dụng TSCĐ về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép. Bởi vì hiệu quả kinh tế do sản phẩm sản xuất ra rất lớn so với hao mòn. - Nâng cao chất lượng và hạ giá thành chế tạo, xây lắp TSCĐ. - Hiện đại hoá và hợp lý hoá TSCĐ đã bị lạc hậu về mặt kỹ thuật, nhưng cần chú ý tổng chi phí cho việc cải tiến phải nhỏ hơn chi phí mua sắm TSCĐ mới. - Tổ chức tốt công tác bảo quản giữ gìn và sửa chữa TSCĐ. Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động và quan trọng để giảm tổn thất hao mòn TSCĐ. Có 3 hình thức sửa chữa sau: + Sửa chữa nhỏ (sửa chữa thường xuyên - tiểu tu) hình thức này chỉ thay thế các chi tiế t mau hỏng mà không phải ngừng sản xuất. + Sửa chữa vừa (trung tu) là sửa chữa với khối lượng công tác lớn hơn; là sửa chữa, thay thế những bộ phận và chi tiết (mà kỳ hạn sử dụng của nó lớn hơn sửa chữa nhỏ), điều chỉnh lại độ chính xác, khôi phục lại tính năng kỹ thuật ban đầu của TSCĐ. + Sửa chữa lớn (đại tu) là tu sửa, khôi phục lại tính năng kỹ thuật ban đầu của TSCĐ. Thời gian này TSCĐ phải ngừng sản xuất. - Nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ, công nhân sử dụng TSCĐ. 3.2.6. Khấu hao và các phương pháp xác định khấu hao vốn cố định . Một số khái niệm 1) Khấu hao Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn, bị giảm dần giá trị. Phần giá trị này được chuyển dần vào giá thành sản phẩm mới sản xuất ra. Tính toán phần vốn cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất đã được chuyển vào giá trị các sản phẩm do TSCĐ đó SX ra được gọi là tính khấu hao và chi phí để bù đắp hao mòn TSCĐ gọi là chi phí khấu hao. Mục đích của khấu hao: Sau thời gian sử dụng, khi công trình hết khả năng phục vụ sản xuất thì vốn đã bỏ ra phải được bù đắp lại thông qua việc thu khấu hao hàng năm để có thể mua sắm hoặc xây dựng TSCĐ mới. Trên thực, tế tốc độ hao mòn của TSCĐ không xảy ra theo quan hệ tuyến tính với thời gian, mà xảy ra phức tạp theo các quan hệ như trong hình 3 - 2. Và chính tốc độ hao mòn quyết định đến thời gian sử dụng TSCĐ. 39
  40. Gi¸ trÞ TSC§ D¹ng 1 D¹ng 2 §−êng trung b×nh D¹ng 3 Thêi gian sö dông Hình 3 -2: Quan hệ giữa giá trị TSCĐ với thời gian sử dụng Hao mòn và thời gian sử dụng T có liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, chúng ta có thể tính được khấu hao (giá trị của hao mòn) thông qua thời gian sử dụng công trình T, hoặc ngược lại tính thời gian sử dụng T qua mức độ hao mòn. Nhưng việc xác định ngay từ đầu T, hoặc A là rất khó chính xác, bởi cả hai chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Cho nên thông thường người ta tính khấu hao theo tuổi thọ giả định của công trình (lấy theo thống kê kinh nghiệm cho từng loại hình, trong từng điều kiện khai thác, sử dụng khác nhau) và tính bình quân cho các năm trong thời gian sử dụng đó. 2) Tiền nộp khấu hao - A Tiền nộp khấu hao (A) là khoản tiền trích nộp hàng năm nhằm bù đắp phần giá trị (gồm vốn ban đầu và vốn sửa chữa lớn) đã bị hao mòn của TSCĐ trong năm đó. 3) Quỹ khấu hao - là quỹ được lập từ tiền nộp khấu hao A, được dùng cho đầu tư xây dựng tái sản xuất (tái tạo TSCĐ). 4) Mức khấu hao - a: là tỷ lệ phần trăm giữa tiền nộp khấu hao hàng năm (A) so với tổng vốn đầu tư ban đầu Kb. 5) Vốn đầu tư sửa chữa lớn: Trong quá trình sử dụng TSCĐ, sau một thời gian nào đó, một số bộ phận chủ yếu bị hao mòn không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng kỹ thuật nên phải tiến hành thay thế hoặc sửa chữa với lượng vốn khá lớn. Công việc này không chỉ xảy ra một lần mà có thể nhiều lần trong suốt thờ i gian sử dụng của công trình (T), lượng vốn đầu tư cho sửa chữa lớn trong thời gian T được gọi là vốn đầu tư sửa chữa lớn của công trình (KSCL). . Cách xác định khấu hao theo phương pháp tuyến tính Cách1: Theo thời gian sử dụng công trình Theo cách này tiền nộp khấu hao (A) được xác định theo công thức: 40
  41. KKK− + A = b gt SCL (đồng/năm) (3-3) T Trong đó: + A - Tiền nộp khấu hao tính theo năm (đồng/năm). + Kb - Giá trị ban đầu của TSCĐ (đồng). + Kgt - Giá trị tại thời điểm giải thể của TSCĐ (đồng). + KSCL - Vốn sửa chữa lớn TSCĐ trong suốt thời gian T (đồng). + T - Thời gian sử dụng TSCĐ (kể từ khi tiếp nhận) theo dự kiến (năm). Công thức (3-3) còn có thể được tách riêng theo các thành phần vốn: KK− K A = b gt + SCL (đồng/năm) (3-4) T T KK− Nếu gọi: A = b gt là tiền khấu hao cơ bản để khôi phục lại phần vốn đầu tư CB T đã bị hao mòn trong quá trình phục vụ sản xuất T của TSCĐ và K A = SCL là tiền khấu hao sửa chữa lớn để khôi phục lại phần vốn sửa chữa SCL T lớn đã bỏ ra trong quá trình sử dụng T của TSCĐ. Thì ta có: A = Acb + ASCL (3-5) Khi TSCĐ có Kgt = 0, công thức (3-4) sẽ là: K K A =b + SCL (3-6) T T Cách 2: Theo mức khấu hao Trong thực tế tuổi thọ công trình hoặc thời gian sử dụng của TSCĐ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực, môi trường và mức độ khai thác, sử dụng. . . cụ thể. Vì thế, nếu tính theo tuổi thọ thực tế sẽ gây ra những bất bình đẳng giữa các vùng gần nhau, nhiều khi cho ngay cả trong cùng một hệ thống. Do đó, để khắc phục điều bất cập kể trên người ta thường dùng mức khấu hao (a) quy định chung cho các vùng có điều kiện tương tự. Thực chất, a được tính ra từ thời gian sử dụng bình quân cho từng loại TSCĐ trong từng điều kiện khác nhau. Mức khấu hao (a) do Nhà nước quy định, tính theo % của Kb và cũng được chia thành: a- mức khấu hao chung. acb - mức khấu hao cơ bản. aSCL- mức khấu hao sửa chữa lớn. dĩ nhiên: a = acb + aSCL (3-7) Theo đó ta có: Acb = acb. Kb (3-8) 41
  42. ASCL = aSCL. Kb (3-9) và A = acb. Kb + aSCL. Kb = (acb + aSCL). Kb = a. Kb (3-10) Khi Kgt = 0 thì acb = 1/T (3-11) Trong thực tế hiện nay việc tính khấu hao thường được sử dụng theo cách tính thứ hai - tính theo mức khấu hao. . Cách xác định khấu hao theo phương pháp phi tuyến Trong nền kinh tế thị trường người ta sử dụng nhiều cách tính khấu hao khác nhau. Xu hướng chung của các cách đó là tính khấu hao sao cho thời kỳ đầu sử dụng tài sản cố định lớn hơn và giảm dần vào những năm sau. Theo các cách này việc khấu hao máy sẽ hợ p lý hơn. Dưới đây sẽ giới thiệu một số mô hình khấu hao theo loại hình này. 1. Mô hình khấu hao giảm nhanh (Declining Balance, viết tắt là mô hình DB) Công thức xác định: Kt = Cl (t-1). e (3. 12) Theo mô hình khấu hao giảm nhanh thì khấu hao tài sản cố định được trích nhiều ở năm đầu và giảm dần ở những năm sau: Xác định giá trị e: Ta có giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối các năm: CL1 = P - P. e = P. (1-e) 2 CL2 = CL1 - CL1. e = P. (1-e) t do đó: Clt = Cl (t-1) - Cl (t ă1). e = P. (1-e) Từ đó suy ra: t -1 Kt = P. (1-e) . e (3. 13) n và Cln = P (1 -e) = T Trong đó : T- Giá trị còn kại của TSCĐ ở thời điểm kết thúc dự án P- Gía trị ban đầu của TSCĐ Trị số e phụ thuộc sự quy định của thuế và thay đổi. Khi e = 2/n thì ta có mô hình giảm nhanh kép (Double Declining Balance, ký hiệu là DDB). 2. Mô hình khấu hao theo tổng các số thứ tự năm (Sum - of year - Digits Depreciation, viết tắt SYD) n(n+ 1) Ta tÝnh: SYD = (3. 14) 2 Chi phí khấu hao ở một năm t sẽ được xác định: 42
  43. (n− t + 1) K = (P− T) (3. 15) 1 SYD Từ (3. 15) ta thấy khấu hao thay đổi theo hàng năm ở những năm đầu, khấu hao nhiều và giảm dần ở những năm về sau. . . ⎡n− t ⎤⎡n− t +1⎤ CPTlt =() − +T (3. 16) ⎣⎢ n ⎦⎥⎣⎢ n +1 ⎦⎥ 3. Mô hình khấu hao hệ số vốn chìm (Sinking Fund Depreciation, viết tắt SF) Khi xác định theo mô hình khấu hao hệ số vốn chìm, người ta giả thiết rằng khoản trích vốn chìm hàng năm sẽ xác định theo công thức: k = (P- T) (A/F, i%, n) (3. 17) Trong đó: A- Chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau (A1=A2 =A3. . . = An). (A/ F, i%, n) - Hệ số vốn chìm. F- Giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó (giá trị tương lai). Tổng trích khấu hao ở một năm bất kỳ bằng tổng giá trị khấu hao và tiến lãi do luỹ tích các khoản trích khấu hao trước đây sinh ra trong năm. Tức là: K1 = k K2 = k + K1. i = k. (1+ i) 2 K = k. (1+ i) t-1 Kt = k. (1+ i) (3. 18) Tính giá trị còn lại ở năm thứ t: Ta có: Kt = CL (t-1) ă CLt Giá trị còn lại ở cuối một năm t bất kỳ: t t 2 t−1 ⎡(1+i ) − 1⎤ Clt =− P∑ Kt =−+++++++ P k[]1 (1 i ) (1 i ) (1i ) =− P k⎢ ⎥ 1 ⎣ i ⎦ hoặc Clt = P - k. (F/A, i%, t) Trong đó: (F/A, i%, t) - Hệ số giá trị tích luỹ chuỗi phân bố đều. 4. Khấu hao theo đơn vị sản lượng: Công thức xác định: (P - T) (Chi phí khấu hao tính cho một = (3. đơn vị sản lượng) 19) (Tổng sản lượng có thể có trong thời kỳ tính khấu hao) 43
  44. Theo (3. 19) khấu hao sẽ bằng nhau cho một đơn vị sản lượng tức là: mức độ giảm giá trị tài sản bằng nhau cho một đơn vị sản lượng. 5. Khấu hao theo mức độ cạn kiệt tài nguyên: Mô hình này áp dụng cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, nước ngầm. . . tức là những tài sản khi đã sử dụng không mua lại được hoặc thay cái mới được. Có hai phương pháp tính mức độ cạn kiệt theo hệ số cạn kiệt và theo tỷ lệ phần trăm. - Phương pháp hệ số cạn kiệt tài nguyên: Hệ số cạn kiệt tài nguyên xác định theo biểu thức: Vốn đầu tư e = (3. 20) Tổng lượng tài nguyên ước tính Chi phí khấu hao hàng năm sẽ bằng tích số giữa hệ số cạn kiệt và số lượng tài nguyên dùng cho năm đó. - Phương pháp theo tỷ lệ phần trăm. Theo phương pháp này, chi phí khấu từ được tính bằng tích số của một hệ số phần trăm, là một hằng số được xác định theo luật định và tổng thu nhập từ nguồn tài nguyên cho mỗi năm công tác. Bảng dưới đây cho một vài phần trăm có tính chất ví dụ tham khảo. Loại công việc Phần trăm của tổng thu nhập Các giếng dầu khí 15% Than, muối mỏ 10% §¸, sỏi, cát, than bùn 5% Lưu huỳnh, cô ban, chì, thiếc, kẽm 22% Quặng vàng, bạc, đồng, sắt 15% V. Quy định hiện hành về tính khấu hao Để xác định khấu hao TSCĐ cụ thể căn cứ vào hai văn bản sau: - Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT số 90/1997/TTLT- TC_NN ngày 19 tháng 12 năm 1997 Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ các CT thuỷ lợi 44
  45. 3.2.7. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng hợp lý của tài sản cố định 1. Khái niệm Khi xem xét thời hạn hợp lý của TSCĐ, chúng ta cần chú ý hai mặt kỹ thuật và kinh tế. Về mặt kỹ thuật phải bảo đảm cho thiết bị hoạt động bình thường. Muốn đạt được điều đó người sử dụng có thể thay dần các bộ phận hỏng hóc của máy. Như vậy thời hạn sử dụng của thiết bị sẽ rất lớn nếu chúng ta chỉ đơn thuần xét trên góc độ kỹ thuật. Tuy nhiên nếu xét thêm về mặt kinh tế thì sẽ không có hiệu quả nếu tuổi thọ của tài sản cố định đã quá lớn. TSCĐ sẽ không được sử dụng khi các bộ phận của chúng đã đến kỳ đại tu. Như vậy thời hạn sử dụng hợp lý của TSCĐ phải căn cứ vào hai yếu tố: bảo đảm về kỹ thuật và tối ưu về kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường đôi khi xét thêm cả tiêu chuẩn thị hiếu của khách hàng. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đạt được điều đó. Nói chung thường áp dụng hai xu hướng chính, một là dùng cực tiểu chi phí, hai là cực đại lợi nhuận. Theo xu hướng chi phí có thể xét tiêu chuẩn chi phí sử dụng tài sản cố định trung bình cho một đơn vị thời gian hoặc một đơn vị sản phẩm đạt cực tiểu. Theo xu hướng lợi nhuận có thể sử dụng chỉ tiêu hiệu số thu chi san đều hàng năm. Dưới đây sẽ xem xét một số phương pháp xác định thời hạn sử dụng hợp lý của TSCĐ theo hai hướng trên. 2. Phương pháp xác định thời hạn sử dụng tài sản cố định tối ưu về mặt kinh tế a. Phương pháp dựa trên tiêu chuẩn chi phí sử dụng tài sản cố định trung bình nhỏ nhất * Nguyên tắc chung: Thông qua khảo sát sự hoạt động của TSCĐ, chúng ta có nhận xét như sau: khi tài sản cố định đã được khai thác lâu năm thì chi phí sử dụng máy trung bình sẽ có loại sẽ tăng như chi phí tiêu hao năng lượng, chi phí sửa chữa, trong khi đó có loại chi phí giảm đi như chi phí khấu hao, hoặc có loại chi phí không đổi. Tổng hợp các loại chi phí đó sẽ cho một cực tiểu chi phí. Do đó sẽ xác định được thời hạn sử dụng tài sản cố định tối ưu. Có thể biểu thị nhận xét trên trong biểu đồ dưới đây (biểu diễn trên hình 3. 3) Chi phí sử dụng 4 TSCĐ 3 trung bình 2 1 0 T0 T 45
  46. Hình 3. 3. Sơ đồ xác định thời hạn sử dụng tối ưu của TSCĐ Ghi chú: Đường 1: Chi phí khấu hao trung bình. Đường 2: Chi phí trung bình không đổi theo tuổi TSCĐ. Đương 3: Chi phí trung bình tăng lên theo tuổi TSCĐ. Đường 4: Chi phí trung bình tổng cộng. T - Tuổi TSCĐ. T0: Thời hạn sử dụng TSCĐ tối ưu. * Phương pháp thống kê Phương pháp này được thực hiện như sau: thống kê số liệu về chi phí sử dụng TSCĐ trung bình thực tế của các doanh nghiệp hàng năm, hàng quí, hàng tháng và hàng ngày, hoặc theo số lượng sản phẩm thực tế đạt được tương ứng với các đơn vị đo thời gian kể trên tính từ khi bắt đầu đưa TSCĐ vào sử dụng. Công việc thống kê phải được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên để bảo đảm độ chính xác cao. Công việc thống kê sẽ kết thúc khi nhận thấy chi phí sử dụng TSCĐ bắt đầu tăng lên một cách ổn định, và ở thời điểm chi phí bắt đầu tăng lên đó ta có thể xác định được thời hạn sử dụng hợp lý của TSCĐ. Phương pháp này có nhược điểm là phải chi phí tốn kém cho việc thống kê số liệu thực tế, tính toán kiểm tra và không tính toán trước được thời hạn sử dụng TSCĐ tối ưu điểm của phương pháp này là phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với trường hợp khi chi phí sử dụng TSCĐ thay đổi không theo một quy luật hàm số chặt chẽ. *Phương pháp toán học Theo phương pháp này phải lập được hàm số chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và năng lượng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm đã làm được của TSCĐ kể từ khi bắt đầu đưa nó vào sử dụng. Chỉ tiêu chi phí tài sản cố định trung bình tính cho sản phẩm có thể xác định được bằng cách đem chia tổng chi phí sử dụng tài sản cố định cộng dồn tích luỹ qua các năm cho tổng số sản phẩm của TSCĐ đã làm được cũng cộng dồn tích luỹ qua các năm. Hàm số chi phí ở đây được tính theo đơn vị đo là năm. Hàm số năng suất của TSCĐ cũng được tính theo đơn vị là năm có tính đến sự giảm năng suất theo tuổi của TSCĐ. Việc cộng dồn tích luỹ số sản phẩm đã làm được thực hiện thông qua hàm số năng suất năm. b. Phương pháp dựa trên tiêu chuẩn lợi nhuận tối đa Theo phương pháp này ta phải coi việc mua sắm và sử dụng TSCĐ như một dự án đầu tư, ứng với mỗi phương án tuổi thọ ta tính một trị số của chỉ tiêu giá trị hiện tại 46
  47. của hiệu số thu chi (NPVn) và của chỉ tiêu hiệu số thu chi san đều hàng năm (NAVn). Phương án nào có chỉ tiêu NAVn lớn nhất là phương án tối ưu. Chỉ tiêu giá trị hiện tại của hiệu số thu chi (NPVn) được xác định theo công thức: n n Bt Ot H NPV= − V + ∑∑t − t + n ≥ 0 (3. 21) t== 1 (1+ r) t 1 (1+ r) (1+ r) r(1+ r )n và NAV = NPV ≥ 0 (3. 22) (1+r )n − 1 Trong đó n = 1, 2, 3. . . Ý nghĩa của các trị số khác đã trình bày trong chương II. Dĩ nhiên giá trị còn lại (H) của máy trong mỗi phương án tuổi thọ cũng phải thay đổi. 3.2.8. Lập kế hoạch về tài sản cố định Nội dung của kế hoạch tài sản cố định bao gồm: - Kế hoạch sử dụng TSCĐ - Kế hoạch khấu hao tài sản cố định - Kế hoạch dự trữ tài sản cố định - Kế hoạch trang bị tài sản cố định - Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định 1. Kế hoạch sử dụng TSCĐ: Kế hoạch sử dụng TSCĐ (chủ yếu là máy xây dựng) bao gồm các vấn đề chủ yếu sau: a. Kế hoạch sử dụng TSCĐ cho quá trình thi công xây lắp. Trong kế hoạch này phải giải quyết các vấn đề: lựa chọn phương án cơ giới hoá xây dựng tối ưu, phân phối máy hợp lý theo tiến độ thi công, phân bố máy theo các địa điểm xây dựng và mặt bằng thi công hợp lý, điều phối máy xây dựng giữa các công trình v.v b. Kế hoạch về cải tiến sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao hệ số sử dụng máy theo công suất, theo thời gian và theo đầu máy đưa vào hoạt động. c. Xác định các hình thức tổ chức sử dụng TSCĐ hợp lý. Tổ chức sử dụng TSCĐ hợp lý của doanh nghiệp có thể là so sánh phương án máy đi thuê hay máy tự có, các phương án điều phối máy giữa các công trường, các địa điểm xây dựng, phương án sử dụng công nhân lái máy. . . . d. Kế hoạch liên kết với các doanh nghiệp bạn nhằm sử dụng năng lực sản suất thừa của nhau thuộc lĩnh vực TSCĐ, trong thời gian chưa kiếm được hợp đồng. 2. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định Kế hoạch khấu hao gồm các nội dung sau: a. Lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với kỳ kế hoạch. 47
  48. Việc áp dụng kiểu khấu hao tuyến tính, phi tuyến hay kết hợp là tuỳ thuộc vào ý định bảo toàn vốn, tình hình tiêu thụ sản phẩm của thị trường, tình hình trượt giá và tình hình của hao mòn vô hình do tiến bộ kỹ thuật đem lại. b. Xác định số tiền phải khấu hao ở thời kỳ kế hoạch. Căn cứ để xác định số tiền khấu hao ở thời kỳ kế hoạch là các chủng loại và số lượng tài sản cố định được dùng cho năm kế hoạch, số ca sử dụng từng loại tài sản cố định trong kỳ đang xét, phương pháp khấu hao được áp dụng, định mức khấu hao cho từng loại tài sản cố định. Tổng số tiền khấu hao ở kỳ kế hoạch (A) sẽ được xác định như sau: m A = ∑ Vi a i (3. 23) i= 1 Tci Vi = Vci (3. 24) 12 Trong đó: Vi: - Giá trị tài sản cố định thứ i tương ứng với số tháng làm việc trong năm. Vci- Giá trị của tài sản cố định thứ i. Tci- Số tháng làm việc trong năm kế hoạch của tài sản cố định thứ i m - số tài sản cố định của doanh nghiệp. ai - Tiêu chuẩn khấu hao năm. Trong trường hợp tài sản cố định có làm việc hay không làm việc tròn năm đều phải khấu hao thì trị số A được xác định: m A = ∑ Vci a i (3. 24) i= 1 Đối với các tài sản cố định của các doanh nghiệp nhà nước và do nhà nước cấp ban đầu cho doanh nghiệp còn có các quy định riêng cho việc khấu hao của chúng. 3. Kế hoạch dự trữ tài sản cố định Nhiệm vụ của kế hoạch dự trữ tài sản cố định Nhiệm vụ của kế hoạch dự trữ tài sản cố định là xác định số lượng tài sản cố định dự trữ sao cho vừa bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục lại vừa hợp lý về mặt kinh tế. Các căn cứ để lập kế hoạch dự trữ tài sản cố định Các căn cứ để lập kế hoạch dự trữ tài sản cố định là: tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, yêu cầu về tính liên tục của quá trình xây dựng, phương pháp tổ chức sửa chữa TSCĐ định áp dụng, điều kiện di chuyển máy móc giữa các công trường, các kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của phương án dự trữ. Phương pháp xác định số lượng tài sản cố định dự trữ. 48
  49. Trước hết nhận xét rằng, khi số lượng tài sản cố định dự trữ tăng lên thì độ an toàn của sản xuất cũng tăng lên, do đó thiệt hại do ngừng sản xuất sẽ giảm đi, mặt khác chi phí bảo quản tài sản dự trữ lại tăng lên và thiệt hại do ứ đọng vốn cũng tăng lên. Từ đó, có thể xác định số lượng tài sản cố định dự trữ bằng cách biểu diễn hai khuynh hướng đó lên cùng một đồ thị và dùng phương pháp cộng đồ thị chúng ta sẽ tìm được điểm cực tiểu của tổng các chi phí đó (biểu diễn trên hình 3.4) Chi phí và thiệt hại  2 1 Sop Số TSCĐ dự trữ Hình 3. 4: Sơ đồ xác định số lượng dự trữ tối ưu. Ghi chú: Đường 1: Thiệt hại do ngừng sản xuất phụ thuộc vào số lượng TSCĐ dự trữ. Đường 2: Chi phí bảo quản dự trữ và thiệt hại do ứ đọng vốn vào dự trữ. Đường 3: Đường chi phí và thiệt hại tổng cộng. Số máy làm việc tương ứng với một máy dự trữ có thể xác định theo cách sau (Z) c Z = (3. 25) 1− c t Với c = 1 (3. 26) t1 + ts Trong đó: tl- Số ngày máy làm việc thực tế trong năm. t5- Số ngày máy phải nằm trong bảo dưỡng và sửa chữa trong năm theo kinh nghiệm thực tế. 49
  50. 4. Kế hoạch trang bị tài sản cố định Khi lập kế hoạch trang bị tài sản cố định các doanh nghiệp cần phải dựa vào: nhu cầu về thị trường xây dựng, số hợp đồng xây dựng đã có trong kỳ kế hoạh, dự báo dài hạn về các dự án đầu tư của đất nước trong thời gian tới, yêu cầu nâng cao uy tín để tranh thầu, tình trạng của các tài sản số định của doanh nghiệp, các kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy. Việc lập kế hoạch trang bị TSCĐ cho doanh nghiệp là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nếu khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp ít nhưng lại mua sắm quá nhiều tài sản cố định thì sẽ bị ứ đọng vốn dẫn đến bị thua lỗ trong kinh doanh. Nếu không mua sắm tài sản đầy đủ, khi có hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ bị động trong việc thực hiện tiến độ xây dựng, ảnh hưởng đến việc hoàn thành hợp đồng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tính toán một cách khoa học trong việc lập kế hoạch trang bị TSCĐ. 5. Kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định Việc lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định cần phải căn cứ vào các điều kiện sau: - Cơ cấu tổ chức chu kỳ bảo dưỡng và sửa chữa dự phòng của tài sản cố định. - Thời gian làm việc thực tế của các tài sản của doanh ngiệp. - Kế hoạch sử dụng tài sản cố định để thi công các công trình trong năm kế hoạch. - Khả năng thu nhận sửa chữa tài sản cố định của cơ sở sửa chữa. 6. Xác định sản lượng hoà vốn của tài sản cố định Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn có việc làm phải tham gia đấu thầu. Điều đó gây nên tình hình biến động về khối lượng sản phẩm của doanh nghiêp. Nếu doanh nghiệp có ít việc làm máy móc nằm chờ việc gây lãng phí, tiền vốn bị ứ đọng vào tài sản cố định lớn. Nếu tình trạng đó kéo dài có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Vì vậy để đảm bảo an toàn về tài chính, doanh nghiệp phải dựa vào chỉ tiêu sản lượng hoà vốn để xác định khối lượng sản phẩm tối thiểu hàng năm phải đạt được cho mỗi tài sản cố định. Sản lượng hoà vốn là sản lượng bảo đảm cho doanh thu vừa bằng đúng chi phí bỏ ra và chưa có lãi (biểu diễn trên hình 3.5) Chi phí và 1 50
  51. doanh thu 2 Qh Qmax Hình 3. 5. Xác định sản lượng hoà vốn của TSCĐ Ghi chú: 1: Đường doanh thu hàng năm của tài sản cố định đang xét. 2: Đường chi phí sản xuất, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Qh: Sản lượng hoà vốn. Qmax: Sản lượng cực đại. 3.3. Khái niệm, thành phần và cơ cấu vốn lưu động (VLĐ) 3.3.1. Khái niệm VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất của xí nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và tài sản lưu thông (TSLT) trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất các tài sản này thường xuyên luân chuyển toàn bộ từ hình thái vốn này sang hình thái vốn khác. Thời gian của vốn lưu động nằm trong giai đoạn sản xuất và lưu thông là chủ yếu trong một chu chuyển của vốn lưu động. Có thể chia vòng chu chuyển của vốn lưu động thành 3 giai đoạn lớn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn vốn lưu động chuyển từ hình thức tiền tệ sang hình thái vật tư dự trữ (T-DT) . - Giai đoạn 2: Giai đoạn từ dự trữ sản xuất đi vào sản xuất và làm ra thành phẩm (DT-SX-TP) - Giai đoạn 3: Giai đoạn vốn lưu động đi từ sản xuất sang lưu thông (bàn giao, thanh quyết toán) (TP-T’) Vì vậy khác với vốn cố định, VLĐ sau mỗi chu kỳ sản xuất sẽ được thu hồi toàn bộ dưới hình thức tiền tệ. 3.3.2. Thành phần vốn lưu động: 1. Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất bao gồm: - Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng. - Bán thành phẩm: các cấu kiện bêtông đúc sẵn, kết cấu gỗ. . . 51
  52. - Vật liệu phụ: dầu mỡ chạy máy, vật liệu dùng sơn, mạ, xà phòng. - Nhiên liệu: xăng, dầu, mỡ có khối lượng lớn. - Vật rẻ tiền mau hỏng: VRT MH. 2. VLĐ nằm trong quá trình sản xuất: - Chi phí cho xây dựng dở dang. - Chi phí cho lắp đặt dở dang. - Chi phí cho sản xuất phụ dở dang. - Giá trị các công trình hoàn thành, bàn giao thanh toán. - Hàng hoá mua ngoài. - Vốn tiền tệ: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng. - Vốn thanh toán: là những khoản phải thu, phải trả, tạm ứng. 3.3.3. Các nguồn vốn lưu động: Có 3 nguồn VLĐ: - Nguồn vốn lưu động tự có. - Nguồn vốn lưu động đi vay. - Nguồn vốn lưu động coi như tự có. 1. Nguồn vốn lưu động tự có: Là số vốn do ngân sách Nhà nước cấp để tạo điều kiện vốn ban đầu cho xí nghiệp hoạt động. Hiện nay về nguyên tắc Nhà nước chi cấp VLĐ một lần ban đầu khi xí nghiệp mới bước vào hoạt động và sẽ điều chỉnh mức vốn đó khi có sự điều chỉnh mặt bằng giá. Số vốn này để mua sắm ĐTLĐ (nguyên vật liệu, bán thành phẩm dự trữ sản xuất). 2. Nguồn vốn lưu động đi vay Là số vốn mà Nhà nước cho xí nghiệp vay để thoả mãn nhu cầu thời vụ và tạm thời thiếu vốn của xí nghiệp. Ngoài ra xí nghiệp có thể vay của các đơn vị khác, của nhân dân và vay vốn nước ngoài. Trên nguyên tắc tự trang trải và lãi cho các khoản vay trên, Nhà nước không trợ cấp. Như vậy việc quản lý phải được tổ chức khoa học, sát sao. Muốn vậy phải phân loại VLĐ dựa vào vai trò của nó trong qúa trình sản xuất. Có như vậy mới giám sát và điều tiết hợp lý vốn cho sản xuất kinh doanh. 3. Nguồn vốn lưu động coi như tự có: Là nguồn VLĐ nội bộ của Xí nghiệp mà đơn vị xây lắp có thể lợi dụng được để phục vụ cho quá trình sản xuất. Gồm 2 loại. a. Nợ định mức: là những khoản xí nghiệp nợ của người khác nhưng do chế độ thanh toán được Nhà nước quy định, xí nghiệp có thể chi dùng thường xuyên một bộ phận tham gia luân chuyển vốn của xí nghiệp. Xét về tính chất, nợ định mức thuộc 52
  53. loại VLĐ đi vay nhưng vì số nợ này thường xuyên tương đối ổn định nên coi như tự có. Nợ định mức gồm: - Tiền lương phải trả nhưng chưa tới ngày phải trả. - Tiền thuế phải nộp nhưng chưa đến ngày phải nộp. - Phí tổn phải trả nhưng chưa tới ngày trả. - Phí tổn trích trước. b. Vốn lưu động thừa của năm trước. - Thừa do VLĐ thực có của năm cũ lớn hơn VLĐ kế hoạch của năm đó. - Thừa do VLĐ định mức của năm kế hoạch nhỏ hơn VLĐ định mức của năm trước. Chỉ có trường hợp 1 mới sử dụng được. Để sử dụng tiết kiệm hợp lý VLhĐ, p ải quy định đúng đắn định mức VLĐ. Định mức VLĐ là mức VLĐ quy định trong kế hoạch nhằm làm cho công tác của xí nghiệp không bị gián đoạn, đảm bảo cho xí nghiệp được mức dự trữ cần thiết ít nhất về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các chi tiết vật liệu khác. 3.3.4. Cơ cấu cấu VLĐ Là tỷ trọng của từng khoản VLĐ trong tổng số VLĐ. Nghiên cứu kết cấu VLĐ giúp ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và sử dụng mỗi khoản trong mỗi giai đoạn luân chuyển. Từ đó xác định trọng điểm quản lý VLĐ trong từng xí nghiệp. Kết cấu của VLĐ phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1. Những nhân tố về mặt sản xuất - Là những nhân tố thuộc tính chất sản xuất. Các xí nghiệp xây dựng có vốn nguyên vật liệu, kết cấu, bán thành phẩm chủ yếu, lớn hơn so với những ngành khác. - Do chu kỳ sản xuất: xí nghiệp nào có chu kỳ sản xuất lớn sẽ có số vốn sản xuất dở dang lớn. - Do điều kiện của sản xuất: sản xuất ngoài trời, lưu động làm tăng nhiều chi phí phụ. 2. Những nhân tố thuộc mặt cung cấp: - Phụ thuộc vào kế hoạch cung cấp vật tư kỹ thuật kịp thời với tiến độ và đồng bộ, vấn đề này có ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng hợp lý các nguyên vật liệu, bán thành phẩm. 3. Những nhân tố thuộc lưu thông - Là những nhân tố thuộc tính chất, hình thức nghiệm thu, chế độ thanh quyết toán. Khối lượng công tác hoàn thành. Ví dụ: Kết cấu VLĐ của một xí nghiệp xây lắp như sau: 53