Tài liệu tập huấn Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng

pdf 109 trang ngocly 3590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_tap_huan_giam_nhe_rui_ro_tham_hoa_trong_truong_hoc.pdf

Nội dung text: Tài liệu tập huấn Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng

  1. Tài liệu tập huấn Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng Văn phòng Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương Tầng 14, Tòa nhà phía Nam - Trung tâm Maneeya, 518/5 Đường Ploenchit, Patumwan, Bangkok 10330, Thái Lan
  2. Tầm nhìn Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì: • một thế giới tôn trọng và đánh giá cao mỗi trẻ em • một thế giới biết lắng nghe và học hỏi từ trẻ em • một thế giới, nơi mọi trẻ em đều có hi vọng và cơ hội Sứ mệnh Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới. Tài liệu tập huấn: Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng Các tác giả: Chitraporn Vanaspongse, Sophapan Ratanachena, Jitlada Rattanapan, Sumontha Chuthong và Rampawan Intraraksa Cố vấn chuyên môn: Lynne Benson và Marta Casamort Người dịch: Thanh Hằng Thiết kế mỹ thuật: Pimdao Komutmas Biên tập nội dung: Nguyễn Văn Gia, Lê Thị Bích Hằng, Trịnh Trọng Nghĩa Xuất bản: Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Trình bày bìa: Adisak Phadungchard, Wasana Vijit, Silawan Vetchasard, Sudarat Phadungchard Các em học sinh trường Ban Talaynork, Ranong, Thái Lan © Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển - Văn phòng Khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương - 2007 Số ISBN 978-974-7519-42-6 Tài liệu này có thể được tải xuống từ trang web: Hoặc liên hệ Chương trình Phòng chống thiên tai và Cứu trợ khẩn cấp - Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam Tòa nhà E3, Khu ngoại Giao đoàn Trung tự, Số 6 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội, Việt Nam ĐT: + 84-4-3573-5050 Fax: +84-4-3573-6060 Quyết định xuất bản số 1
  3. Lời giới thiệu Cuốn tài liệu tập huấn Giảm nhẹ rủi ro thảm họa trong trường học và cộng đồng do trẻ em khởi xướng được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thuỵ Điển và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên tại Thái Lan, là tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường năng lực của trẻ em trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học và cộng đồng. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em xuất bản cuốn tài liệu Tập huấn này dựa trên tiến trình do Marta Casamort Ejarque (Điều phối viên và Tư vấn Dự án DRM) xây dựng cho dự án giảm nhẹ rủi ro thiên tai “Lắng nghe nguồn nước”, do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Anh thực hiện tại Cuba. Bản thảo đầu tiên của cuốn tài liệu này được hoàn thành sau hai khoá tập huấn về giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các tập huấn viên thanh niên vào tháng Tám và tháng Chín năm 2006. Sau đó bản thảo của cuốn tài liệu được các đối tác của dự án, Nhóm Rabatbai, Quỹ Duang Prateep, Quỹ nguồn lực Châu Á và mạng lưới Thanh niên vì Sự phát triển sử dụng trong các hoạt động dự án có trẻ tham gia tại các tỉnh miền Nam của Thái Lan. Tháng 1 năm 2007, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và các đối tác đã chỉnh sửa cuốn tài liệu một lần nữa và cuốn tài liệu được ra đời là kết quả của tiến trình này. Theo kinh nghiệm thực hiện vào năm 2006 của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, sự tham gia của trẻ trong việc thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng cho thấy rõ rằng trẻ em không chỉ là các “nạn nhân” của thiên tai mà còn là những công dân có năng lực và các em có thể tham gia thực sự vào các hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội với sự hỗ trợ thích đáng và đầy đủ từ người lớn. Cuốn tài liệu này nhằm mục đích tăng cường khả năng lãnh đạo của trẻ và thanh niên trong quá trình lập kế hoạch, phân tích và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thiên tai thông qua việc tổ chức các khoá tập huấn về các chủ đề sau. • Khái niệm và định nghĩa liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai. • Lập bản đồ về rủi ro và nguồn lực của cộng đồng. • Chiến dịch truyền thông giáo dục về giảm nhẹ rủi ro thiên tai. 2
  4. Công việc tiếp theo sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến các hoạt động giảm nhẹ thảm hoạ và lồng ghép vào các hoạt động giảm thiểu rủi ro thảm hoạ tại cấp cộng đồng mang tính chiều sâu. Dẫn trình viên của các khoá tập huấn có thể lựa chọn bất cứ nội dung nào của cuốn tài liệu phù hợp với bối cảnh công việc hiện tại. Cuốn tài liệu có thể sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau, ví dụ như trong các chương trình tập huấn thường xuyên trong các lớp học hoặc cho chương trình cắm trại xây dựng năng lực ở ngoài trường học. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hy vọng rằng cuốn tài liệu này sẽ hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tăng cường sự tham gia của trẻ và thanh niên cùng với những nỗ lực của cộng đồng nhằm giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em 2 3
  5. Mục lục 1. Chuẩn bị: Khởi đầu 7 1.1. Lựa chọn trẻ 9 1.2 Giới thiệu về dự án và giải thích vai trò của trẻ 11 em trong dự án 2. Giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa: 13 Khái niệm và định nghĩa 2.1. Thế nào là “hiểm họa”? Thế nào là “thảm họa”? 15 2.2. Thế nào là “rủi ro”, “đánh giá rủi ro”, và “quản lý rủi ro”? 18 2.3. Hoạt động đánh giá rủi ro: Dự báo thời tiết 20 2.4. Hoạt động đánh giá rủi ro: Ở nhà một mình 22 2.5. Hoạt động đánh giá rủi ro: Những rủi ro của hiểm họa tự nhiên 25 2.6 Khái niệm “dễ bị tổn thương” có nghĩa là gì? 27 2.7 Thế nào là “năng lực”? 29 2.8. Ôn lại các khái niệm 32 2.9. Hiểm họa và thảm họa ở Việt Nam 35 3. Bản đồ rủi ro và nguồn lực của cộng đồng 37 3.1. Bản đồ rủi ro và nguồn lực của cộng đồng là gì? 39 3.2. Lập bản đồ cơ sở 43 3.3. Chuẩn bị cho công việc tại thực địa 45 3.4. Tổ chức cho trẻ em tham quan thực địa 49 3.5. Phân tích những kinh nghiệm về thảm họa 52 3.6. Phân tích các phát hiện 54 3.7. Lập bản đồ rủi ro và nguồn lực 56 3.8. Kiểm tra chéo thông tin của bản đồ 59 3.9 Chia sẻ thông tin của bản đồ trong cộng đồng 60 3.10 Lợi ích của việc lập bản đồ trong phòng chống hiểm họa 61 4
  6. Mục lục 4. Xây dựng chiến dịch truyền thông giáo 65 dục giảm nhẹ rủi ro thảm họa 4.1. Những nguyên tắc cơ bản để tiến hành một chiến dịch 66 truyền thông giáo dục 4.2. Xây dựng tài liệu và hoạt động cho chiến dịch truyền thông 72 4.2.1. Bước 1: Đánh giá tình hình 73 A. Hoạt động đánh giá tình hình: Lịch thời vụ B. Hoạt động đánh giá tình hình: Cây vấn đề 4.2.2. Bước 2: Lập kế hoạch 78 A. Lựa chọn nhóm mục tiêu chính B. Thiết lập các mục tiêu C. Chuẩn bị thông điệp D. Lựa chọn tài liệu và phương tiện truyền thông E. Kế hoạch hành động, khung thời gian và ngân sách 4.2.3. Bước 3: Xây dựng 89 4.2.4. Bước 4: Thử nghiệm tài liệu và phương tiện truyền thông 91 4.2.5. Bước 5: Phát động chiến dịch truyền thông 93 4.2.6. Bước 6: Đánh giá 94 Tài liệu phát tay 97 Tài liệu 1 Giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ: Khái niệm và định nghĩa 97 Tài liệu 2 9 bước lập bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng 98 Tài liệu 3 Chia nhóm hoạt động tại thực địa cộng đồng 99 Tài liệu 4 Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu trong các chuyến đi thực địa tại cộng đồng 100 Tài liệu 5 Hướng dẫn phỏng vấn 101 Tài liệu 6 Hướng dẫn cho thảo luận nhóm theo chủ đề 102 Tài liệu 7 Hướng dẫn phỏng vấn cá nhân 103 Tài liệu 8 Mẫu câu hỏi phỏng vấn/thảo luận về kinh nghiệm liên quan đến thảm hoạ. 104 Tài liệu 9 Các bước xây dựng tài liệu và hoạt động truyền thông 105 Tài liệu 10 Hoạt động đánh giá tình hình: Lịch thời vụ 106 Tài liệu 11 Hoạt động đánh giá tình hình: Cây vấn đề 107 4 5
  7. Chuẩn bị: 1 Khởi đầu Ý tưởng chủ đạo của phần này nhằm đảm bảo sự tham gia của trẻ trong dự án giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ, giúp các em hiểu được lợi ích của dự án đối với các em, trường học và chính cộng đồng của các em. Các em cần hiểu được vai trò của mình trong dự án, những việc các em sẽ thực hiện và khối lượng thời gian các em sẽ dành cho các hoạt động dự án. Tuy nhiên, quan trọng nhất là các em sẽ tự quyết định về sự tham gia của mình vào dự án. Các hoạt động của dự án sẽ được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả khi các thành viên hiểu được đầy đủ tiến trình dự án và điều quan trọng nữa là trẻ tự nguyện tham gia.
  8. 1.1 Lựa chọn trẻ • Yếu tố cốt lõi nhất ở đây là trẻ tự nguyện tham gia vào dự án và bất kỳ trẻ nào trong cộng đồng nơi dự án triển khai đều có cơ hội được tham gia mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Những vấn đề cần chú ý khi lựa chọn trẻ 1. Cung cấp cho trẻ đầy đủ thông tin liên quan đến dự án để trẻ có thể tự quyết định có tham gia dự án hay không? 2. Tạo cơ hội để trẻ có thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định. 3. Nếu số lượng thành viên tham gia dự án bị hạn chế (mỗi khoá tập huấn không quá 30 người), cần đảm bảo rằng quá trình tiến hành lựa chọn dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử về độ tuổi, quốc tịch, sắc tộc, giới, ngôn ngữ, tôn giáo, điều kiện kinh tế - xã hội, hay tình trạng thể chất, v.v 4. Trong giai đoạn khởi đầu của tiến trình này, dẫn trình viên cần giải thích rõ với trẻ về lượng thời gian mà trẻ cần dành cho dự án cũng như những lợi ích của việc tham gia dự án. Trẻ cần hiểu được rằng trẻ sẽ có nhiều trách nhiệm hơn và đôi khi có thể thấy mệt mỏi khi tham gia các hoạt động dự án, do đó trẻ cần chắc chắn về sự cam kết của mình ngay từ khi bắt đầu dự án. 5. Trẻ cần nhận thức được rằng trẻ có thể lựa chọn không tiếp tục tham gia các hoạt động dự án bất cứ lúc nào. 9
  9. Một số hoạt động có thể sử dụng để lựa chọn trẻ tham gia dự án A. Trước khi tìm các ứng viên để tham gia dự án, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức như diễn kịch, kể chuyện về thảm hoạ hoặc chiếu phim về những bài học kinh nghiệm của dự án thí điểm. B. Giải thích về các mục tiêu và kế hoạch hoạt động sơ bộ của dự án cho các thành viên tiềm năng. C. Tiến hành nhận các đơn tham gia của trẻ có trình độ kiến thức nhất định hoặc phù hợp với tiêu chí liên quan tới mục tiêu của dự án. D. Số lượng học viên tối đa cho một khoá tập huấn là 30 người. Việc tiến hành lựa chọn đối tượng học viên cần phải dân chủ và minh bạch nếu có hơn 30 trẻ mong muốn tham gia. Số lượng học viên phù hợp cũng có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác như kỹ năng của dẫn trình viên. 10
  10. 1.2 Giới thiệu về dự án và giải thích vai trò của trẻ em trong dự án Mục tiêu Đảm bảo trẻ hiểu được mục đích của dự án, tiến trình và vai trò của trẻ trong dự án. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích về dự án cho các tham dự viên là trẻ em và cung cấp các thông tin sau (ví dụ: tài liệu phát tay) Dự án Giảm nhẹ rủi ro thảm họa do trẻ em khởi xướng trong trường học và tại cộng đồng 1. Mục tiêu dự án: Tăng cường kỹ năng của trẻ, giúp trẻ hiểu về những rủi ro trong thảm hoạ tại cộng đồng, qua đó trẻ có thể đảm trách vai trò dẫn dắt trong việc giảm nhẹ rủi ro và ảnh hưởng của thảm hoạ. 2. Các nguyên tắc và chiến lược của dự án: Trong dự án này, trẻ em là trung tâm của các hoạt động. Sự tham gia của trẻ trong tất cả các bước là cần thiết. Trẻ em được tạo cơ hội để có được các kỹ năng từ việc suy nghĩ, lập kế hoạch, cho đến việc thực hiện hoạt động dự án một cách độc lập. 3. Vai trò của trẻ trong dự án: Trẻ em và thanh niên sẽ được tập huấn về phương thức giảm thiểu rủi ro trong thảm hoạ. Các em sẽ tham gia vẽ bản đồ nguồn lực và rủi ro của cộng đồng. Các em cũng sẽ được khuyến khích thực hiện một chiến dịch truyền thông giáo dục về giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa. Cuối cùng, các em sẽ cùng tham gia đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm từ dự án. 10 11
  11. B. Dẫn trình viên thảo luận với các tham dự viên có tiềm năng về cách thức trẻ có thể tham gia trong dự án giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ. Dẫn trình viên điều khiển cuộc thảo luận để đi đến kết luận rằng trẻ em và thanh niên có quyền và có khả năng trình bày quan điểm của mình về những vấn đề quan trọng trong cộng đồng của các em. Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ và hỗ trợ cộng đồng trong trường hợp có thảm hoạ xảy ra. Tại sao sự tham gia của trẻ em lại quan trọng? Năm 2004, thảm hoạ sóng thần xảy ra tại miền Nam Thái Lan, khi đó trẻ em đã chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng trong và sau khi thảm hoạ xảy ra. • Trẻ đã cứu những nạn nhân thảm hoạ khỏi chết đuối. • Trẻ giúp đỡ người lớn trong các nhà lánh nạn tạm thời. • Trẻ lớn trông nom trẻ nhỏ. • Trẻ an ủi, giúp đỡ những người bạn bị mất người thân. • Trẻ tham gia vào việc dọn dẹp môi trường và làm công việc nhà. • Trẻ tham gia vào việc tìm kiếm lương thực cho gia đình mình. Trẻ em đã đảm nhiệm những vai trò đó hết sức tự nhiên. Khi các em được người lớn hỗ trợ tăng cường kỹ năng và nâng cao năng lực, các em có thể đảm nhận những vai trò quan trọng như: • Tổ chức các nhóm tình nguyện bảo vệ trẻ em tại trường học và cộng đồng. • Tổ chức các nhóm thực hiện chương trình phát thanh tại cộng đồng • Tổ chức các nhóm giúp đỡ, hỗ trợ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn do thiên tai gây nên. • Chuẩn bị kế hoạch ngăn ngừa và tổ chức các chiến dịch truyền thông giáo dục nhằm giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ. 12
  12. Giảm nhẹ rủi ro 2 trong thảm hoạ: Khái niệm và định nghĩa Trước khi tiến hành bất kỳ hoặc tất cả các hoạt động được trình bày trong cuốn tài liệu tập huấn này, trẻ tham gia vào dự án cần hiểu được những khái niệm cơ bản và định nghĩa liên quan đến giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ. Dẫn trình viên nên tránh sử dụng thuật ngữ ‘giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ’ dưới dạng viết tắt ‘DRR’ để tránh hiểu lầm. Chỉ khi trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa “hiểm hoạ” và “thảm hoạ”, cũng như hiểu được các khái niệm “rủi ro”, “đánh giá rủi ro” và “quản lý rủi ro”, các em sẽ sẵn sàng cho các hoạt động tiếp theo. 12
  13. 2.1 Thế nào là “hiểm hoạ”? Thế nào là “thảm hoạ”? Mục tiêu Đảm bảo trẻ em hiểu được ý nghĩa của “hiểm hoạ” và “thảm hoạ” và phân biệt được hai khái niệm này. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút dạ viết bảng. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên chia trẻ thành những nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn và bút. B. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm thảo luận cách hiểu của các em về “hiểm hoạ” và “thảm hoạ”. Yêu cầu các em viết câu trả lời của mình lên giấy. C. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm trình bày ngắn gọn về câu trả lời của mình và thảo luận. D. Dẫn trình viên sử dụng các câu trả lời của trẻ để đi đến các kết luận sau đây: Hiểm hoạ là những nguy cơ hoặc rủi ro có nguồn gốc do con người hoặc tự nhiên tạo ra, và kết quả gây ra những thiệt hại. Ví dụ, hiểm hoạ tự nhiên như lụt, bão (lốc tố), động đất. Ví dụ về hiểm hoạ do con người gây ra như: lạm dụng hoá chất, mìn, ô nhiễm hoá chất độc hại. Thảm hoạ là một loại hiểm hoạ gây ra những thiệt hại lớn tới cộng đồng, vượt quá giới hạn ứng phó của cộng đồng. 15
  14. Lưu ý dành cho Dẫn trình viên Dưới đây là một số ví dụ về sự khác biệt giữa hiểm hoạ và thảm hoạ: • Sóng thần là một loại hiểm hoạ • Người dân ở đảo Hawaii, một hòn đảo ở Thái Bình Dương, có kế hoạch tốt để phòng ngừa thiệt hại bởi sóng thần. Khi sóng thần xảy ra tại đây, nhà cửa và các công trình xây dựng không bị thiệt hại, và cũng không có ai bị chết. Trong trường hợp này, sóng thần ở đây không phải là một thảm hoạ • Khi sóng thần xảy ra ở Indonesia, nơi mà người dân không có kế hoạch phòng tránh, do vậy khi sóng thần xảy ra, đã có rất nhiều thiệt hại đối với con người và tài sản ở đây vì nó vượt quá khả năng ứng phó của cộng đồng. Trong trường hợp này, sóng thần ở Indonesia là thảm hoạ. 16
  15. 2.2 Thế nào là “rủi ro”, “đánh giá rủi ro” và “quản lý rủi ro”? Mục tiêu Đảm bảo trẻ em hiểu được ý nghĩa của ‘rủi ro’, ‘đánh giá rủi ro’, ‘quản lý rủi ro’ là gì và có khả năng áp dụng các khái niệm vào thực tiễn. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên mời các em chia sẻ ý kiến về rủi ro có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày. Ví dụ, trẻ em có thể cho rằng một người phụ nữ đi một mình ở nơi vắng vẻ có thể có nguy cơ bị tấn công, hoặc một ai đó đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm cũng có thể có thể bị chấn thương trong trường hợp tai nạn xảy ra. B. Dẫn trình viên tóm lược những ví dụ mà trẻ đưa ra và giải thích để trẻ hiểu: Rủi ro là một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến một tác động tiêu cực. C. Dẫn trình viên giải thích rằng nếu chúng ta muốn biết liệu chúng ta có rủi ro dẫn đến một tác động tiêu cực hay không, thì chúng ta cần suy nghĩ - hoặc đánh giá - nguy cơ mà rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro có thể tồn tại trong những trường hợp nào? 16 17
  16. Đánh giá rủi ro là một khảo sát hay nghiên cứu nhằm tìm hiểu, theo dõi và tiên liệu về những yếu tố trực tiếp hay gián tiếp gây ra những nguy cơ dẫn đến những tác động tiêu cực đối với trẻ em và người lớn trong cộng đồng. D. Dẫn trình viên giải thích rằng các rủi ro khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nhưng nếu chúng ta biết có rủi ro, liệu chúng ta có thể chỉ đứng nhìn và để một điều gì đó có hại và nguy hiểm xảy ra hay không? Nếu chúng ta không mong muốn điều gì có hại và nguy hiểm xảy ra, thì chúng ta phải tìm cách để kiềm chế và giảm nhẹ rủi ro. Quản lý hay giảm nhẹ rủi ro có nghĩa là hạn chế các khả năng có thể khiến một điều gì đó gây ra tác động tiêu cực, hoặc có hại. 18
  17. 2.3 Hoạt động đánh giá rủi ro: Dự báo thời tiết Mục tiêu Khuyến khích trẻ hiểu cách thức áp dụng đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro trong thực tiễn đời sống. Dụng cụ Một vài bản copy của bức hình dưới đây Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên cho trẻ xem tranh (hoặc phát bản sao của tranh) và đặt câu hỏi: “Khi các em nhìn bức hình bên trái (đám mây), liệu các em có thể cho biết những rủi ro nào có thể xảy ra?”. Các em có thể trả lời rằng rủi ro trong trường hợp này là trời có thể mưa và các em sẽ bị ướt, không thể tới trường. B. Sau khi trẻ trả lời, dẫn trình viên giải thích cho các em biết câu trả lời mà các em đưa ra là một cách “đánh giá rủi ro”. (Các em cũng có thể đưa ra những loại rủi ro có thể mà bức hình “đám mây” biểu thị). C. Sau đó dẫn trình viên hỏi, “Theo các em, rủi ro này nguy hiểm như thế nào?” hoặc “Những nguy cơ có hại nào ở đây?”. (Các em có thể cho rằng tình huống sẽ rất nguy hiểm vì đám mây xám xịt và dường như trời sẽ có mưa lớn). D. Sau khi các em trả lời, dẫn trình viên giải thích để các em thấy câu trả lời của các em là một cách xác định, hoặc phân tích về mức độ nguy hiểm của rủi ro (mức độ và phạm vi) mà đám mây có thể gây ra các tác động xấu. 18 19
  18. E. Sau đó, dẫn trình viên hỏi “Các em sẽ làm gì để giải quyết nguy cơ bị ướt bởi trời mưa to?”. Các em có thể đề xuất mang ô trong trường hợp này. F. Sau khi các em trả lời, dẫn trình viên giải thích câu trả lời của các em là một ví dụ về “quản lý rủi ro” hoặc “giảm nhẹ rủi ro”. Điều đó có nghĩa là các em đã nghĩ tới những rủi ro (hoặc khả năng có thể xảy ra) của việc bị ướt và vì vậy các em biết cách hạn chế hoặc giảm nhẹ rủi ro. G. Dẫn trình viên giải thích rằng có thể có những cách khác để hạn chế rủi ro bị ướt. Ví dụ, các em có thể mặc áo mưa, hoặc đi ô tô chứ không đi xe máy, các em có thể đợi tới khi trời hết mưa rồi mới đi ra ngoài H. Dẫn trình viên kết luận bằng cách đưa ra các ví dụ cho thấy trẻ em cần phải biết trước về những rủi ro của một tác động tiêu cực, từ đó các em có thể xác định được các rủi ro. Dựa trên đánh giá sơ bộ, nếu các em cho rằng nhất định có rủi ro, các em sẽ có thể tìm ra cách để giảm nhẹ hoặc kiềm chế rủi ro. Hãy nhớ rằng, mỗi người có một cách khác nhau để giảm nhẹ rủi ro. I. Dẫn trình viên trình bày kết quả thảo luận theo bảng dưới đây. Tình huống Chúng ta nghe bản tin dự báo thời tiết trên đài hoặc vô tuyến trước khi chúng ta đi ra ngoài Rủi ro: Sau khi nghe bản tin dự báo thời tiết, chúng ta biết rằng trời có thể mưa to Đánh giá rủi ro: Sẽ có tác động lớn nào có thể xảy ra hay không? Tại sao? Có, bởi vì có thể chúng ta sẽ bị ướt Nguy cơ có thể là gì? Tại sao? Rủi ro từ trời mưa rất có thể xảy ra vì thông thường các bản tin dự báo thời tiết có độ chính xác khá cao Giảm nhẹ rủi ro - Những gì chúng ta cần làm: Mang theo ô che mưa và đi giày chống thấm nước 20
  19. 2.4 Hoạt động đánh giá rủi ro: Ở nhà một mình Mục tiêu Nhằm giúp trẻ phát triển kỹ năng trong việc phân tích rủi ro thảm hoạ Dụng cụ Một hoặc vài bản phô-tô của bức tranh dưới đây: Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên chỉ cho các em bức tranh và phát cho các em bản phô tô bức tranh B. Dẫn trình viên đặt câu hỏi: “Trong bức tranh trên, những nguy cơ gì mà trẻ em có thể gặp phải?”. Các em có thể nói rằng em bé trong bức tranh có thể bị điện giật, bị đinh đâm, bị bỏng bởi nước sôi, hoặc có thể bò ra khỏi cửa và ngã xuống cầu thang. C. Sau khi các em trả lời, dẫn trình viên hỏi tiếp “Các em có thể cho biết những rủi ro ở đây sẽ như thế nào?” hoặc “Mức độ nguy hiểm sẽ như thế nào?”. Các em có thể trả lời rằng nguy hiểm có nguy cơ xảy ra rất cao trong trường hợp này. Thậm chí trẻ có thể bị thiệt mạng, trong trường hợp em bé trong bức hình bò ra ngoài và bị xe ô tô đâm vào, hoặc nếu cánh cửa của bếp lò để hở và trẻ cố gắng với lấy siêu nước đang đun sôi. 20 21
  20. D. Dẫn trình viên giải thích rằng câu trả lời của các em chính là một cách xác định hoặc phân tích mức độ và phạm vi rủi ro có thể gây hại đối với trẻ. E. Sau đó dẫn trình viên hỏi “Những việc làm nào các em nghĩ là cần thiết để tránh rủi ro cho em bé?”. Các em có thể trả lời rằng “không nên để em bé ở nhà một mình, hoặc căn phòng cần phải thiết kế lại để tránh nguy hiểm cho em bé”. (ví dụ: Cần phải di chuyển ổ điện đến vị trí cao hơn, cần phải tắt bếp lò, cánh cửa cần được đóng chặt, và những thứ sót lại trên sàn nhà cần phải được dọn sạch.) F. Sau khi các em trả lời, dẫn trình viên giải thích rằng những gì các em nêu ra là các hình thức của việc “quản lý rủi ro” hay “giảm nhẹ rủi ro”. Bởi vì, các em đã nghĩ đến những rủi ro mà em bé trong hình có nguy cơ gặp phải, và sau đó tính đến các phương án để hạn chế hay giảm nhẹ những rủi ro đó. G. Dẫn trình viên có thể kết thúc hoạt động này bằng cách tóm tắt ý kiến thảo luận của các em theo bảng dưới đây. Tình huống Một em bé ở nhà một mình trong căn phòng có cửa mở thông với bên ngoài Rủi ro: Trẻ có thể bò ra ngoài ngôi nhà và gặp nguy hiểm Sẽ có những tác động lớn nào không? Tại sao? Có, bởi vì em bé còn quá nhỏ để biết rằng ở bên ngoài rất nguy hiểm. Chúng ta cần phải làm gì? Đóng chặt cửa dẫn tới căn phòng và đảm bảo rằng có người lớn ở đó để trông chừng trẻ. 22
  21. Lưu ý dành cho Dẫn trình viên Tóm lại, dẫn trình viên cần chú ý các bước chính trong quản lý và giảm nhẹ rủi ro nhằm: • Xác định các rủi ro bằng việc suy nghĩ và liệt kê các rủi ro có thể xảy ra. • Phân tích các loại và phạm vi rủi ro. • Tính đến các cách, hoặc biện pháp giảm nhẹ và quản lý các rủi ro đã được xác định. Ví dụ: Những gì chúng ta có thể làm để phòng tránh hoàn toàn hiểm nguy? Nếu chúng ta không thể hoàn toàn phòng tránh các nguy hiểm đó, thì chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu mức độ của thiệt hại hay nguy hiểm? 22 23
  22. 2.5 Hoạt động đánh giá rủi ro: Những rủi ro của hiểm hoạ tự nhiên Mục tiêu Giúp trẻ em phát triển kỹ năng phân tích các rủi ro của thảm hoạ. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên chia trẻ thành ba nhóm và đưa cho mỗi nhóm một chủ đề và một số câu hỏi thảo luận. Mỗi nhóm sẽ trả lời những câu hỏi sau “Giả sử rằng làng/thị trấn của em phải đối mặt với loại hiểm hoạ thiên nhiên này hàng năm.” • Nhóm 1: Lũ lụt • Nhóm 2: Sụt lở đất • Nhóm 3: Bão (hoặc lốc tố) 1. Theo các em, nếu hiểm hoạ thiên nhiên này xảy ra thì ngôi làng của các em sẽ gặp những rủi ro gì? 2. Trong làng của các em, những nhóm người dân nào có thể bị nhiều thiệt hại nhất bởi những loại rủi ro này? 3. Người dân cần phải chuẩn bị gì để giảm thiểu rủi ro này? 24
  23. B. Mỗi nhóm sẽ thảo luận các câu hỏi trên từ 15 đến 20 phút và viết câu trả lời lên giấy khổ lớn. C. Các nhóm trình bày ngắn gọn kết quả thảo luận của mình. D. Dẫn trình viên khuyến khích trẻ thảo luận kỹ về những nhóm người trong cộng đồng có nhiều nguy cơ gặp phải rủi ro nhất (ví dụ, trẻ em hoặc người già). Phần thảo luận này sẽ dẫn đến hoạt động tiếp theo. 24 25
  24. 2.6 Khái niệm “dễ bị tổn thương” có nghĩa là gì? Mục tiêu Khuyến khích trẻ phân tích khái niệm “dễ bị tổn thương” trong mối liên hệ với hiểm hoạ hoặc thảm hoạ, từ đó các em hiểu được nhóm người nào trong cộng đồng có thể gặp nhiều thiệt hại, rủi ro hơn những nhóm khác. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích với trẻ khái niệm “dễ bị tổn thương” có nghĩa là khả năng dễ bị thương hay bị thiệt hại. B. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ làm việc theo các nhóm đã chia trước đó. Các em sẽ thảo luận về các nhóm dân cư trong cộng đồng chịu nhiều rủi ro nhất hoặc dễ bị tổn thương khi hiểm hoạ thiên nhiên xảy ra. Các em cũng có thể đưa ra những gợi ý dựa trên những tình huống về hiểm hoạ thiên nhiên khác. C. Dẫn trình viên ghi lên giấy khổ lớn những nhóm dân cư dễ bị tổn thương mà các em đã liệt kê. D. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ thảo luận trong nhóm về lý do tại sao các em lại cho rằng những nhóm dân cư đã được liệt kê thuộc nhóm dễ bị tổn thương. E. Nếu trẻ chưa sẵn sàng để liệt kê tất cả các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, dẫn trình viên đặt các câu hỏi dẫn dắt để các em có thể kể ra những nhóm đó. “Liệu các em nhỏ có dễ bị tổn thương khi thảm hoạ xảy ra không?” “Tại sao?” “Thế còn người lớn thì thế nào?” “Tại sao?” “Thế còn những bạn bị khuyết tật như phải dùng xe lăn?” “Tại sao lại như vậy?” 26
  25. Dễ bị tổn thương là khả năng dễ bị thương hay bị thiệt hại. Dễ bị tổn thương đề cập đến khía cạnh một cá nhân, cộng đồng, công trình, dịch vụ hoặc khu vực địa lý sẽ chịu thiệt hại hay bị đình trệ do ảnh hưởng của một hiểm họa mang tính thảm họa cụ thể. Ai dễ bị tổn thương? Người già có thể do sức khoẻ không tốt và thể chất yếu, họ thường hay lo sợ và không muốn rời khỏi căn nhà của mình dù bất cứ điều gì xảy ra. Có thể họ không có đủ thông tin. Mặt khác, người già thường không muốn mình bị coi là gánh nặng của con cháu nên nhiều khi họ không dễ dàng chấp nhận sự giúp đỡ của các em nhỏ. Trẻ nhỏ chưa có các kỹ năng thể chất và phối hợp của người già. Sự tò mò có thể khiến các em gặp nguy hiểm. Các em còn quá nhỏ để biết cách đặt ra các ưu tiên, các em không có kiến thức và thông tin như người lớn. Khả năng kiềm chế cảm xúc của các em còn hạn chế có thể dẫn tới những chấn thương về tâm lý nghiêm trọng do những tình huống rất khốn khó gây ra. Thanh thiếu niên có khả năng kiềm chế cảm xúc kém hơn người lớn tuổi. Họ rất dễ mất bình tĩnh và dễ bị bạn bè lôi kéo theo những cách tiêu cực. Nhóm này có thể có tính tò mò và thích áp dụng những điều mới khám phá. Các em nữ có thể chịu rủi ro do bị quấy rối tình dục hoặc bị tấn công trong tình trạng hỗn loạn của hiểm hoạ thiên nhiên. Các em có thể dằn vặt nếu mình không thể giúp đỡ các thành viên khác trong gia đình. Phụ nữ có thể bảo vệ, chăm sóc con cái và gia đình họ (kể cả đồ đạc và tài sản) hơn cả chính bản thân họ. Về thể chất, phụ nữ có thể không khoẻ như nam giới và họ có thể không được tiếp cận đầy đủ thông tin. Nhận thức văn hoá của họ về bản thân và vai trò của mình trong xã hội có thể dẫn họ tới những rủi ro. Ví dụ trong đợt sống thần Tsunami ở Ấn Độ Dương năm 2004, tại Ấn Độ, một số phụ nữ đã bị chết đuối, họ không dám ngoi lên mặt nước do sợ để lộ cơ thể vì sóng làm rách váy của họ. Những nhóm yếm thế có thể bao gồm người khuyết tật, trẻ đường phố, người ăn xin, lao động di cư, người bị trục xuất, dân tộc thiểu số. Họ thiếu thông tin và trình độ, đồng thời rất khó có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Họ có thể ở trong tình trạng bất hợp pháp (ví dụ, họ là những lao động nhập cư không được thừa nhận). Họ có thể bị phân biệt đối xử - điều này gây ra những bất an trong cuộc sống của họ. 26 27
  26. 2.7 Thế nào là “năng lực”? Mục tiêu Khuyến khích trẻ phân tích khái niệm “năng lực” trong mối liên hệ với hiểm hoạ hay thảm hoạ để các em thấy được nhóm dân cư nào trong cộng đồng có thể an toàn và nhờ đó có khả năng giúp đỡ người khác. Dụng cụ Giấy khổ lớn, phiếu nhỏ, bút viết Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm thảo luận xem nhóm dân cư nào trong cộng đồng ít bị tổn thương (ít có khả năng bị thiệt hại) hơn những nhóm khác nếu hiểm hoạ thiên nhiên xảy ra (lũ lụt, sạt lở đất hoặc bão lớn). Mỗi em đuợc phát ít nhất 2 tấm phiếu để viết câu trả lời của mình trong vòng 5 phút. Câu trả lời của các em có thể bao gồm các nhóm như lãnh đạo của cộng đồng, những người khoẻ mạnh, và những người giàu kinh nghiệm, v.v B. Dẫn trình viên yêu cầu các em đính những phiếu lên giấy khổ lớn (mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn), khuyến khích các em đọc nội dung tấm phiếu và tập hợp các câu trả lời theo các tiêu chí. C. Dẫn trình viên yêu cầu mỗi nhóm trẻ giải thích tại sao tại cộng đồng đó có nhóm ít bị tổn thương hơn những nhóm khác. Dẫn trình viên bổ sung câu trả lời lên giấy khổ lớn. Câu trả lời thường gặp là: 28
  27. Ai ít bị tổn thương hơn? • Những người làm việc ngoài cộng đồng và khu vực có hiểm hoạ. • Lãnh đạo cộng đồng - do có vài trò quản lý nên họ hiểu biết khá đầy đủ về cộng đồng (ví dụ, việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các dịch vụ). Họ có thể được tiếp cận với các dịch vụ và thông tin nhiều hơn những người khác. • Những người trong độ tuổi lao động có thể chín chắn hơn những người trẻ tuổi. Họ có thể có kỹ năng ra quyết định tốt hơn, vì vậy họ có khả năng đối phó với các tình huống khó khăn một cách hiệu quả hơn. • Những người cung cấp dịch vụ cho dân chúng, giáo viên và những người có công việc liên quan đến thông tin có thể gặp ít rủi ro hơn. • Những người có sức khoẻ tốt có khả năng tự lo cho bản thân và hỗ trợ người khác. • Những người giàu kinh nghiệm và nắm được những thông tin về các hiểm hoạ và thảm hoạ kể cả trong quá khứ, có thể ít bị tổn thương hơn. Ví dụ, tại miền Nam Thái Lan, người dân tộc Moken đã truyền từ đời này sang đời khác những kinh nghiệm về dấu hiệu cảnh báo khi sóng thần đang tới. • Những người trong gia đình có nhiều thành viên có thể ứng phó tốt hơn vì họ có thể dựa vào nhau cả về thể chất và tinh thần. D. Dẫn trình viên tổng kết, lưu ý những ví dụ trên cho thấy, trong cộng đồng, có những người ít bị tổn thương hơn những người khác trong cùng cộng đồng. Họ có kỹ năng và kiến thức để đối phó với những tình huống khó khăn. Những khả năng, kiến thức, kỹ năng này được gọi là “năng lực”. E. Dẫn trình viên có thể sử dụng thông tin ở trang sau để giải thích kỹ hơn về khái niệm “năng lực” trong bối cảnh này. 28 29
  28. Năng lực là khả năng ứng phó trong tình huống khó khăn Có nghĩa là phải có kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị và ứng phó với rủi ro. Năng lực được xem xét trên những khía cạnh khác nhau. Năng lực tồn tại và phục hồi trong tình huống khó khăn bao gồm những kỹ năng và khả năng như: • Chạy nhanh • Bơi nhanh • Có được nguồn tài chính để xây nhà kiên cố ở khu vực an toàn • Biết phản ứng trong trường hợp khủng hoảng như cất đồ đạc vào nơi an toàn, giữ kho lương thực khô ráo, không uống nước bị ô nhiễm, v.v. Năng lực của một người có thể được phát triển và nâng cao nếu được hỗ trợ thích đáng. Năng lực của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương có thể được củng cố bằng cách: • Tạo các cơ hội cho người dân tiếp cận thông tin, bao gồm cả việc xây dựng các kênh thông tin dễ tiếp cận. • Nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức cho người dân về những điều mà các nhóm dễ bị tổn thương cần. • Giảm sự cách biệt giữa nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm khác, bao gồm cả việc đấu tranh chống lại sự phân biệt đối xử đối với những nhóm người yếu thế. • Kết hợp các khoá học về phòng ngừa thảm hoạ ở trường học và tại cộng đồng. 30
  29. 2.8 Ôn lại các khái niệm Mục tiêu Đảm bảo trẻ có hiểu biết rõ ràng về các thuật ngữ và khái niệm cơ bản liên quan tới giảm nhẹ rủi ro trong thảm họa. Dụng cụ Hai quả bóng, một quả to và một quả nhỏ (ví dụ, một quả bóng đá và một quả bóng bàn) Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên ôn tập lại những định nghĩa của các thuật ngữ như sau. Hiểm hoạ là những nguy hiểm do con người hoặc tự nhiên gây ra, để lại những thiệt hại về người, tài sản, hay môi trường. Thảm hoạ là một loại hiểm hoạ do con người hoặc tự nhiên gây ra, để lại những thiệt hại và mất mát to lớn trong cuộc sống cộng đồng, vì nó vượt quá giới hạn ứng phó của cộng đồng. Rủi ro là một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến một tác động tiêu cực hoặc có hại. Đánh giá rủi ro là một khảo sát hay nghiên cứu nhằm tìm hiểu, theo dõi và tiên liệu về những yếu tố trực tiếp hay gián tiếp gây ra những nguy cơ tiềm ẩn của những tác động xấu có thể xảy ra đối với trẻ em và người lớn trong cộng đồng. Quản lý và giảm nhẹ rủi ro có nghĩa là hạn chế các khả năng có thể khiến một điều gì đó gây tác động xấu, hoặc có hại xảy ra. Chuẩn bị sẵn sàng có nghĩa là giúp các cá nhân và cộng đồng sẵn sàng hành động khi một hiểm hoạ thiên nhiên có thể xảy ra, theo đó họ có thể ngăn chặn và giảm nhẹ những mất mát trong cuộc sống và thiệt hại về tài sản và môi trường. Dễ bị tổn thương là khả năng dễ bị thương hay bị thiệt hại. Năng lực là khả năng ứng phó trong tình huống khó khăn, có nghĩa là phải có kỹ năng và kiến thức để đối phó và phòng ngừa rủi ro. 30 31
  30. B. Dẫn trình viên có thể yêu cầu trẻ chơi một trò chơi nhằm củng cố kiến thức cho các em về các thuật ngữ và khái niệm cơ bản đã được thảo luận. Các em không nhất thiết phải chơi toàn bộ trò chơi được gợi ý trong các bước tiếp theo. C. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ đứng thành vòng tròn và giải thích cách chơi. Có hai quả bóng, và nhiệm vụ của các em là ném hai quả bóng này cho nhau. Quả bóng to sẽ được ném trước, quả nhỏ ném sau. Quả bóng to được ném theo thứ tự lần lượt theo vòng tròn (không ném chéo). Khi quả bóng to bắt đầu được chuyển đi, quả bóng nhỏ sẽ được ném theo cách tương tự. Ai nhận được quả bóng to phải cố gắng chuyển cho người bên cạnh thật nhanh trước khi quả bóng nhỏ được chuyển đến. Những người nhận được bóng nhỏ thì cần phải chuyển thật nhanh để quả bóng nhỏ có thể bắt kịp quả bóng lớn. Trò chơi sẽ kết thúc nếu quả bóng nhỏ bắt kịp quả bóng lớn. Khi đó, tất cả mọi người sẽ hô to để báo hiệu một “tiếng nổ lớn”. D. Dẫn trình viên bắt đầu trò chơi bằng cách ném quả bóng to cho các em, sau đó ném quả bóng nhỏ. Dẫn trình viên nên cho trẻ truyền bóng vài lượt. E. Khi kết thúc trò chơi, dẫn trình viên giải thích, giả sử nếu quả bóng to là quả bom và quả bóng nhỏ là ngòi nổ. Các em phải cố gắng không để hai vật này gặp được nhau vì sẽ rất nguy hiểm nếu quả bom bén ngòi nổ. 32
  31. F. Bài học rút ra từ trò chơi giúp dẫn trình viên lưu ý với trẻ rằng chúng ta có thể xem quả bom (quả bóng to) tượng trưng cho tính dễ bị tổn thương của cộng đồng và ngòi nổ (quả bóng nhỏ) là hiểm hoạ có thể xảy ra. Cộng đồng sẽ an toàn nếu hiểm hoạ và tính dễ bị tổn thương không di chuyển theo những đường giao nhau. Ví dụ, sóng thần là một loại hiểm hoạ. Thực tế cho thấy, những người dân sống ở vùng có nguy cơ bị sóng thần tấn công được coi là sự dễ bị tổn thương của cộng đồng. Nếu sóng thần xảy ra thì nguy cơ xảy ra thảm hoạ rất cao. Nhưng nếu cộng đồng được chuẩn bị để đối phó, đồng thời có kiến thức và thông tin về những tình huống như vậy, điều đó có nghĩa là năng lực của người dân trong việc ứng phó với hiểm hoạ được cải thiện và rủi ro trong thảm hoạ được giảm nhẹ. 32 33
  32. 2.9 Hiểm hoạ và thảm hoạ ở Việt Nam Mục tiêu Đánh giá mức độ hiểu biết của trẻ về hiểm hoạ và thảm hoạ có thể xảy ra trong cộng đồng và đảm bảo trẻ ý thức được những tình huống tiềm ẩn đó. Dụng cụ Hai tờ giấy khổ lớn (Ghi “Hiểm hoạ” và “Thảm hoạ” vào từng tờ), thẻ giấy. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên yêu cầu mỗi trẻ viết 1 ví dụ hiểm hoạ và 1 ví dụ thảm hoạ vào thẻ giấy theo cách hiểu của các em. B. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ đính thẻ của mình lên hai tờ giấy khổ lớn tương ứng. Qua đó, dẫn trình viên sẽ nắm được mức độ hiểu biết của các em về hiểm hoạ và thảm hoạ như thế nào. C. Nếu câu trả lời của các em đã bao trùm hết tất cả các loại hiểm hoạ có thể xảy ra trong khu vực các em sinh sống, dẫn trình viên sẽ tiến hành bước tiếp theo. Nếu câu trả lời chưa bao trùm hết những tình huống có thể xảy ra, dẫn trình viên nên giải thích thêm theo gợi ý dưới đây. 34
  33. Những hiểm hoạ và thảm hoạ thường gặp ở Việt Nam 1. Lũ lụt 2. Tai nạn giao thông 3. Bão 4. Hạn hán 5. Sạt lở đất 6. Hoả hoạn (bao gồm cả cháy rừng) 7. Xâm hại mặn 8. Dịch bệnh (ví dụ: sốt xuất huyết ở người, bệnh lợn tai xanh ) Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều hiểm hoạ và thảm hoạ do tự nhiên và con người gây ra. Một số hiểm hoạ, như bão, sạt lở đất và lũ lụt, có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn, do đó cũng gây thiệt hại nặng nề hơn. 34 35
  34. Bản đồ rủi ro và nguồn 3 lực của cộng đồng Bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng được lập bởi trẻ em thì không giống bản đồ cộng đồng thông thường. Trong trường hợp này, bản đồ sẽ xác định các nhóm người nào, và ở đâu là an toàn, và nhóm người nào, vị trí nào là rủi ro trong trường hợp có thảm hoạ xảy ra. Công việc thu thập thông tin về cộng đồng được xem như là bước cơ bản để giúp các em vẽ được bản đồ này. Thông qua đó, các em được trao cơ hội để kiểm tra chéo các thông tin về bản đồ cùng với người lớn trước khi chia sẻ thông tin về bản đồ với các thành viên khác trong cộng đồng. Bên cạnh đó, các em cũng sẽ biết ghi nhận lợi ích thiết thực của loại bản đồ này và có được kỹ năng cần thiết để vẽ bản đồ. Khi trẻ em giúp người lớn xung quanh mình lập kế hoạch phòng ngừa thảm hoạ, người lớn sẽ có dịp nhìn thấy cách thức trẻ đóng góp công sức đối với cộng đồng của họ.
  35. 3.1 Bản đồ rủi ro và nguồn lực của cộng đồng là gì? Mục tiêu Nhằm giải thích ý nghĩa và lợi ích của bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng cũng như các bước liên quan trong việc vẽ loại bản đồ này. Dụng cụ Giấy A0, giá đỡ, thẻ giấy, bút viết bảng Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích ý nghĩa của bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng bằng cách viết tóm tắt những từ khoá lên thẻ giấy để trẻ có thể hiểu một cách dễ dàng và rành mạch về nội dung bài học. Bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng là một bản phác hoạ về một vùng, hay một nơi do con người lập ra, nó giúp chúng ta biết được các rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương, và năng lực cộng đồng trong mối tương quan với các hiểm hoạ. 39
  36. B. Dẫn trình viên giải thích lợi ích của việc vẽ bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng Bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng được vẽ nhằm: • Giúp mọi người trong cộng đồng hiểu một cách dễ dàng và biết địa điểm các nơi thường có rủi ro và nguồn lực của cộng đồng. • Phòng tránh hoặc giảm nhẹ tác động của một hiểm hoạ hoặc thảm hoạ. • Giúp người dân trong cộng đồng chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các mối đe doạ do thảm hoạ gây nên. • Giúp người dân trong cộng đồng đối phó với một hiểm hoạ hoặc một thảm hoạ thông qua sự tham gia của cộng đồng. • Thể hiện kết quả thảo luận trong cộng đồng dân cư về rủi ro và nguồn lực. • Tạo cơ hội để trẻ em và thanh niên tham gia vào quá trình giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ. 40
  37. C. Dẫn trình viên giải thích với học viên để học viên thấy được có ba loại bản đồ đề cập đến rủi ro và nguồn lực trong cộng đồng. • Bản đồ thảm hoạ chỉ ra những khu vực ở gần hoặc ngay trong cộng đồng có thể bị ảnh hưởng bởi thảm hoạ. Ví dụ, bản đồ của khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi sóng thần chỉ ra những nơi mà sóng có thể xâm lấn, trong khi bản đồ về khu vực hay xảy ra lũ lụt lại chỉ ra những điểm dễ bị ngập úng, bản đồ về sụt lở đất lại chỉ ra những khu vực mà đất có thể bị lở. Mỗi bản đồ đều chỉ ra rõ ràng những vùng nguy hiểm và an toàn. • Bản đồ rủi ro chỉ ra những địa bàn có nguy cơ xảy ra thảm hoạ, tính dễ bị tổn thương của cộng đồng, như những công trình xây dựng không kiên cố có thể bị phá huỷ hoặc những nơi mà các nhóm dân cư không thể lánh nạn khi thảm hoạ xảy ra. • Bản đồ rủi ro và nguồn lực chỉ ra những nơi có nguy cơ xảy ra thảm hoạ, tính dễ bị tổn thương của cộng đồng, những rủi ro và nguồn lực của cộng đồng, bao gồm năng lực như những nơi ẩn náu an toàn, trung tâm cứu hộ, đài truyền thanh, trống báo liên của cộng đồng. 40 41
  38. D. Dẫn trình viên phát cho trẻ những tấm phiếu trên đó có ghi những thông tin nêu trên hoặc ghi lên giấy khổ lớn. E. Dẫn trình viên giải thích cho trẻ tiến trình lập bản đồ rủi ro và nguồn lực bao gồm chín bước. Chín bước 1. Phác thảo bản đồ cơ sở hoặc bản đồ cộng đồng bao gồm những thông tin cơ bản đã được xác định như vị trí nhà cửa, những địa điểm công cộng, đường xá, vùng thảm hoạ 2. Xác định vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm trong quá trình nghiên cứu và lập bản đồ. 3. Chuẩn bị cho công việc thực địa, thiết kế câu hỏi và tất cả các thành viên hiểu rõ cách thu thập và ghi chép thông tin. 4. Thực hiện khảo sát tại cộng đồng để xác định “rủi ro” và “nguồn lực” mà cộng đồng đã có. 5. Thảo luận và phân tích thông tin thu thập được, đặc biệt là những thông tin về rủi ro và nguồn lực. 6. Đưa những thông tin chính lên bản đồ của cộng đồng. 7. Kiểm tra chéo tính chính xác của thông tin trên bản đồ với các chuyên gia ở cộng đồng, và chỉnh sửa nếu cần thiết. 8. Treo bản đồ tại những nơi công cộng trong cộng đồng 9. Sử dụng bản đồ như tài liệu hướng dẫn cho việc lập kế hoạch phòng chống rủi ro hoặc sử dụng như một phần của các hoạt động phòng ngừa thảm hoạ. 42
  39. 3.2. Lập bản đồ cơ sở Mục tiêu Giúp trẻ xác định được những thông tin cơ bản về cộng đồng nơi trẻ đang sinh sống từ đó lập bản đồ rủi ro và nguồn lực của cộng đồng. Dụng cụ Bản phô tô bản đồ cơ sở (ví dụ như bản đồ cơ sở tại Patong như ảnh dưới đây), giấy khổ lớn hoặc bìa cứng, bút màu hoặc bút chì. Bản đồ cơ sở: Pa Tong Nguồn: Qũy nguồn lực Châu Á. Phuket, Thái Lan. 42 43
  40. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích cho trẻ rằng bản đồ cơ sở cung cấp những thông tin cơ bản về cộng đồng, như những địa điểm công cộng, nhà cửa, các công trình xây dựng, đường xá B. Dẫn trình viên chia trẻ thành ba nhóm và đưa cho mỗi nhóm một bản phô tô bản đồ cơ sở. Trẻ sẽ được yêu cầu xem bản đồ và ghi lại những thông tin mà các em nhìn thấy được từ bản đồ đó. C. Dẫn trình viên yêu cầu từng nhóm trình bày ý kiến của nhóm, sau đó tổng hợp lại những thông tin tìm được từ bản đồ cơ sở. D. Dẫn trình viên yêu cầu từng nhóm lập bản đồ cơ sở của cộng đồng nơi các em đang sinh sống, sử dụng giấy khổ lớn hoặc bìa cứng và bút chì màu. Công việc này được thực hiện trong 30 phút. E. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của mình, sau đó tổng kết về các phần trình bày, ghi chú những thông tin về các địa điểm công cộng, nguồn lực, nhà của những người lãnh đạo tại cộng đồng, v.v. F. Dẫn trình viên kết luận bằng cách chỉ ra rằng tất cả các em đều có thể tham gia vào việc lập bản đồ cơ sở vì các em là những thành viên của cộng đồng. Lưu ý dành cho Dẫn trình viên Bản đồ do trẻ lập thể hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của các em. Dẫn trình viên có thể hiểu hơn về các em thông qua việc tìm hiểu về bản đồ mà các em lập. Bản đồ có thể sử dụng cho các hoạt động về sau như là công cụ để đánh giá, phỏng vấn khi các em tiến hành các nghiên cứu của mình tại cộng đồng. 44
  41. 3.3. Chuẩn bị cho công việc tại thực địa Mục tiêu Chuẩn bị cho trẻ về công việc tại thực địa bao gồm việc quan sát về môi trường vật chất và xã hội, liên lạc với những thành viên trong cộng đồng để thu thập thông tin cho việc lập bản đồ rủi ro và nguồn lực tại cộng đồng. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ suy nghĩ về những chủ đề và vấn đề mà các em cho rằng các em có thể hỏi những người dân tại cộng đồng khi làm việc tại thực địa. Dẫn trình viên có thể đặt những câu hỏi như, “Khi các em tiến hành nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa thảm hoạ tại cộng đồng, các em quan tâm về vấn đề gì? Những thông tin nào các em muốn biết?” B. Dẫn trình viên giải thích cho trẻ rằng những câu hỏi này là những gợi ý cho các em trong quá trình thu thập thông tin. Những câu trả lời của thành viên trong cộng đồng sẽ được sử dụng để lập bản đồ rủi ro, nguồn lực của cộng đồng và chiến dịch truyền thông giáo dục (vấn đề này sẽ được thảo luận trong những hoạt động sau). C. Dẫn trình viên chia trẻ thành ba nhóm, dựa theo mối quan tâm của các em: Nhóm về y tế, nhóm về cộng đồng và nhóm về môi trường. Dẫn trình viên có thể lựa chọn sắp xếp các nhóm theo những cách khác tuỳ thuộc vào cộng đồng mục tiêu. 44 45
  42. Nhóm y tế: tìm hiểu về các vấn đề y tế như các nguồn gây ô nhiễm (nước, thực phẩm, hoá chất, ), trung gian truyền bệnh (côn trùng, vật nuôi ), xử lý rác thải và quản lý vệ sinh, dịch vụ y tế, nhân lực về y tế, các vấn đề về sức khoẻ đang tồn tại, các nhóm dễ bị tổn thương đối với vấn đề y tế. Nhóm cộng đồng và xã hội: tìm hiểu các vấn đề xã hội tại cộng đồng, xác định các nhóm và các cá nhân dễ bị tổn thương khi có thảm hoạ, việc tiếp cận giáo dục đối với trẻ em và các đối tượng khác, tình trạng và vị trí của những người dân tộc thiểu số. Nhóm môi trường: tìm hiểu về những vấn đề về môi trường như tình trạng nhà ở và các công trình xây dựng (độ kiên cố), cơ sở hạ tầng của địa phương như đường ống nước, ga, cáp điện, đường sá, cầu cống,v.v. Nhóm này cũng cần tìm hiểu về các điều kiện liên quan đến môi trường tại cộng đồng như vị trí các con sông và tình trạng đê điều, vị trí của các khu rừng ngập mặn và cây trồng, v.v D. Sau khi trẻ đã được chia thành các nhóm, dẫn trình viên kiểm tra lại với từng nhóm xem các em đã nắm rõ những vấn đề mà các em được phân công tìm hiểu và các câu hỏi mà các em sẽ đặt cho các thành viên trong cộng đồng. Dẫn trình viên sẽ thảo luận các phương pháp phỏng vấn và giúp trẻ phân công công việc trong nhóm (phỏng vấn, ghi chép, vẽ bản đồ, v.v ), theo những thông tin sau. 46
  43. Vấn đề cần nghiên cứu Môi trường Y tế Cộng đồng • Độ kiên cố của • Trung tâm y tế và • Ai là những người/ nhà ở và các công bệnh viện. nhóm người dễ bị trình xây dựng tổn thương? Họ • Nguồn nhân lực ở đâu? (trẻ em, • Điều kiện cơ sở chăm sóc y tế người già, người hạ tầng như nước như nhân viên khuyết tật, các sinh hoạt, đường làm việc tại các nhóm người dân điện, ống dẫn ga, trung tâm y tế tộc ) đường sá và cầu (bác sĩ, y tá, phụ cống. tá) và những • Tất cả trẻ em tại tình nguyện viên địa bàn có đến • Điều kiện về đê chăm sóc y tế. trường không? điều, trụ cầu, và Những em không vị trí của rừng • Quản lý vệ sinh đến trường sống ngập mặn và cây và rác thải. ở đâu? trồng • Các nguồn nhiễm • Các địa điểm, • Công cụ và thói bệnh và trung trung tâm nơi quen giao tiếp, gian truyền bệnh. người dân thường thông tin. • Vị trí của những tụ tập thì ở đâu? người có vấn đề Ai sử dụng những về sức khỏe. địa điểm đó. • Những tổ chức nào hoạt động tại địa bàn? Công việc của họ là gì? 46 47
  44. Mục đích phỏng vấn 1. Thảm hoạ và rủi ro • Những người dân tại cộng đồng có nhận thức được nguy cơ của thảm hoạ và rủi ro tại cộng đồng của mình hay không? • Họ có biết thảm hoạ có thể xảy ra ở đâu tại địa bàn của mình không? • Họ có biết cá nhân hoặc nhóm người nào dễ bị tổn thương không? • Họ có biết những loại hành vi nào có thể dẫn đến những rủi ro xảy ra thảm hoạ hay không? 2. Kế hoạch của cộng đồng • Cộng đồng có kế hoạch phòng ngừa thảm hoạ không? • Nếu có, kế hoạch đó phòng ngừa vấn đề gì? Và ai lập ra kế hoạch đó? • Kế hoạch đó được chia sẻ như thế nào trong cộng đồng? Có phải tất cả những người dân tại cộng đồng đều biết về kế hoạch đó không? 3. Sự tham gia của trẻ em và thanh niên • Trẻ em tham gia như thế nào trong các công việc của cộng đồng? • Trẻ em có cơ hội tham gia vào các cuộc họp (cùng với người lớn) hay không? Nếu có, các em tham gia như thế nào? • Trẻ em có tự tin trình bày ý kiến của mình trước mọi người về các vấn đề của cộng đồng hay không? Trẻ em có biết về thảm hoạ, tuyến đường sơ tán, địa điểm an toàn không? Nếu các em biết, các em biết qua nguồn thông tin nào? Nếu không biết, các em muốn tìm hiểu những thông tin này như thế nào? 48
  45. 3.4. Tổ chức cho trẻ tham quan thực địa Mục tiêu Thu thập thông tin cho việc lập bản đồ rủi ro và nguồn lực của cộng đồng. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên nên phối hợp chuẩn bị trước với các thành viên trong cộng đồng về chuyến đi thực địa của các em. B. Dẫn trình viên tổ chức trẻ thành ba nhóm đi thăm các thành viên của cộng đồng theo những nội dung mà từng nhóm quan tâm. Các em sẽ thu thập thông tin theo các hướng dẫn nêu trên bằng cách quan sát và thảo luận (ví dụ, thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn với những người có thông tin chính như lãnh đạo cộng đồng, cán bộ địa phương, các cơ quan hoạt động tại cộng đồng) 48 49
  46. Hướng dẫn tiến hành thảo luận nhóm tập trung Tại sao phải tổ chức những nhóm tập trung? • Khuyến khích các thành viên trong cộng đồng suy nghĩ về giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ. • Thu thập những kinh nghiệm đã có liên quan đến thảm hoạ • Khuyến khích người lớn trở thành những người đồng minh, hỗ trợ các hoạt động xác định vị trí. Một số hướng dẫn trong quá trình thực hiện • Dẫn trình viên hoặc những người làm việc với trẻ cần giải thích với nhóm tham gia thảo luận (người lớn) lý do vì sao trẻ muốn tổ chức hoạt động thảo luận này. • Sử dụng ngôn từ đơn giản phù hợp với những người lớn tham gia thảo luận • Sử dụng thuật ngữ đơn giản để giải thích khái niệm giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ, sự nguy hiểm, dễ bị tổn thương, khả năng và rủi ro cho người lớn tham gia thảo luận. • Khuyến khích tất cả mọi người đóng góp ý kiến trong khi thảo luận. • Lựa chọn thời gian và địa điểm phù hợp. Phòng họp phải yên tĩnh và thoải mái. Thời gian phải phù hợp với người lớn. • Tạo không khí thân thiện. • Tôn trọng ý kiến của tất cả các thành viên tham gia thảo luận 50
  47. Hướng dẫn phỏng vấn cá nhân • Dẫn trình viên và những người làm việc cùng với trẻ em cần giải thích với những đối tượng mục tiêu của nhóm tập trung lý do vì sao trẻ muốn tổ chức hoạt động thảo luận này. • Trước hết, tạo tâm lý thoải mái cho người được phỏng vấn bằng những câu chuyện xã giao, sau đó thông báo cho họ về cuộc phỏng vấn bắt đầu. • Ghi chép tên, tuổi, nghề nghiệp của người được phỏng vấn. • Bắt đầu bằng câu hỏi về chủ đề phù hợp với người được phỏng vấn. • Sử dụng ngôn ngữ đơn giản phù hợp với những người lớn tham gia phỏng vấn. • Hãy để cho người được phỏng vấn trả lời hết ý, không bị ngắt lời, có thể gợi ý khi cần thiết nhưng không quá lạm dụng điều đó. • Hãy nhớ hỏi thêm những thông tin cần thiết hoặc yêu cầu giải thích nếu có chỗ nào đó chưa rõ hoặc chưa đủ thông tin mà chúng ta cần biết. • Nếu người được phỏng vấn trả lời về nội dung của câu hỏi trong danh sách trước khi được hỏi, hãy ghi chép lại và bỏ qua câu hỏi đó - không nên hỏi lại vì trùng lặp thông tin. • Không bày tỏ ý kiến cá nhân hoặc có cử chỉ thể hiện đồng ý, hay không đồng ý với người được phỏng vấn, mặc dù bạn có thể hỏi/nhận xét những câu như “Tôi có thể nhầm lẫn, những tôi nhớ hình như điều đó xảy ra vào tháng Ba chứ không phải tháng Năm”. • Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy hỏi người được phỏng vấn xem họ có câu hỏi gì muốn hỏi chúng ta không và ghi chép lại các câu hỏi và câu trả lời. Cảm ơn họ vì đã tham gia cuộc phỏng vấn và giúp họ hiểu rằng những thông tin mà họ cung cấp rất hữu ích cho dự án. 50 51
  48. 3.5. Phân tích những kinh nghiệm về thảm hoạ Mục tiêu Giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng mà những kinh nghiệm của các thành viên trong cộng đồng mang lại cho việc phòng chống thảm hoạ trong tương lại. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên tổng kết và giải thích cho trẻ em những lợi ích khi các em hiểu được những kinh nghiệm mà cộng đồng đã có về các nguy hiểm và thảm hoạ, và làm thế nào để hiểu được những điều này? Ví dụ, trẻ em có thể nói chuyện với những người có kinh nghiệm như người già, lãnh đạo của cộng đồng, lãnh đạo tôn giáo, cán bộ nhà nước như giáo viên, và những người khác có kiến thức về cộng đồng và lịch sử của cộng đồng. B. Dẫn trình viên yêu cầu mỗi nhóm trẻ xem những hướng dẫn phỏng vấn dưới đây. Câu hỏi ví dụ để phỏng vấn/thảo luận về kinh nghiệm liên quan đến thảm hoạ 1. Vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng • Những loại hiểm hoạ hay thảm hoạ nào đã xảy ra tại cộng đồng trước đây? • Điều này ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng? • Những ảnh hưởng được ghi nhận ở đâu (gần hay xa cộng đồng)? • Những tổn thất và thiệt hại nào đã xảy ra? • Nguồn gốc của hiểm hoạ là từ đâu? • Cộng đồng có kế hoạch ứng phó với hiểm hoạ không? 52
  49. 2. Vấn đề Y tế • Những loại hiểm hoạ hay thảm hoạ nào đã xảy ra tại cộng đồng? • Điều này ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của người dân tại cộng đồng? • Những nhóm người nào dễ bị tổn thương đối với hiểm hoạ đó? • Những ai trong cộng đồng có kinh nghiệm về Y tế có thể trợ giúp cho cộng đồng? • Có trung tâm Y tế nào mà người dân có thể trông cậy khi hiểm hoạ/thảm hoạ xảy ra không? 3. Vấn đề về cộng đồng và xã hội • Những loại hiểm hoạ hay thảm hoạ nào đã xảy ra tại cộng đồng? • Những tác động về xã hội của hiểm hoạ là gì? Ví dụ, điều gì xảy ra với các gia đình? trẻ em? người già? • Có bao nhiêu người trong cộng đồng biết về hiểm hoạ và biết cách phản ứng khi hiểm hoạ xảy ra? Họ biết bằng cách nào? Có những ai mà các em nghĩ là chưa biết những điều này không? • Cộng đồng tìm hiểu ý kiến của người dân về kế hoạch của cộng đồng theo cách nào? 52 53
  50. 3.6. Phân tích các phát hiện Mục tiêu Giúp trẻ sử dụng các thông tin thu thập được để xếp loại ưu tiên các quan ngại liên quan đến thảm hoạ tại cộng đồng. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng Cách thức tiến hành A. Sau khi trẻ thực hiện những nghiên cứu tại thực địa, dẫn trình viên yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về những phát hiện của mình, và suy nghĩ về những câu hỏi sau. Những mối nguy hiểm hay thảm hoạ nào đã xảy ra tại cộng đồng? Tại sao lại như vậy? Những rủi ro nào có thể xảy ra đối với cộng đồng? Cộng đồng hiện đã có những nguồn lực nào để đối phó với những tình huống đó? B. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm trình bày về những phát hiện và phân tích của nhóm mình. C. Dẫn trình viên viết những phát hiện trên giấy khổ lớn và tổng hợp lại những mối nguy hiểm chính mà các nhóm đã liệt kê (ví dụ, lũ lụt, lở đất, bão ) 54
  51. D. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ cùng nhau quyết định chọn một loại nguy hiểm để tập trung chuẩn bị cho việc lập bản đồ của cộng đồng lần đầu tiên. Thường thì chúng ta cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và thu thập thông tin một cách hệ thống trước khi quyết định chọn loại nguy hiểm nào để lập bản đồ. Trong trường hợp này, dẫn trình viên có thể sử dụng những tiêu chí sau để hướng dẫn trẻ: Mật độ xuất hiện của từng loại nguy hiểm? Mức độ ảnh hưởng của từng loại nguy hiểm có thể gây nên? (Dẫn trình viên có thể chọn cách yêu cầu trẻ lập bản đồ rủi ro và nguồn lực cho từng loại nguy hiểm, tuỳ thuộc vào những loại nguy hiểm nào có ảnh hưởng đến cộng đồng của các em. Bởi vì vùng rủi ro và tuyến đường sơ tán khi có sụt lở đất có thể rất khác với trường hợp lũ lụt ) Lưu ý dành cho Dẫn trình viên Quá trình phân tích những phát hiện mà trẻ đưa ra rất quan trọng do những thông tin này sẽ được sử dụng để xác định địa bàn và xây dụng chiến dịch truyền thông giáo dục. 54 55
  52. 3.7. Lập bản đồ rủi ro và nguồn lực Mục tiêu Giúp trẻ xác định trọng tâm của bản đồ rủi ro và nguồn lực tại cộng đồng và bắt đầu xây dựng bản đồ đó. Dụng cụ Giấy khổ lớn, bìa cứng, bút viết bảng, bút màu. Cách thức tiến hành A. Khi trẻ đã quyết định được loại nguy hiểm mà các em sẽ tập trung trên bản đồ của mình, dẫn trình viên giải thích cho các em sự cần thiết của việc thống nhất ý kiến trước khi tiến hành vẽ bản đồ. Dẫn trình viên có thể viết những nội dung đó lên giấy khổ lớn. Cùng nhau thống nhất về • Loại nguy hiểm mà bản đồ sẽ tập trung miêu tả? • Khu vực bản đồ thể hiện sẽ lớn cỡ nào (những cộng đồng nào, những trường học nào ) • Những màu nào sẽ được sử dụng để biểu thị mức độ nguy hiểm khác nhau của các khu vực khác nhau? Thông thường, màu đỏ biểu thị mức độ rất nguy hiểm, màu da cam hoặc màu vàng là nguy hiểm và màu xanh lá cây là ít nguy hiểm. • Những biểu tượng nào sẽ được sử dụng để miêu tả những địa điểm khác nhau cộng đồng (nhà ở, trường học, bệnh viện )? Tốt nhất là đảm bảo rằng mọi người dễ dàng hiểu những biểu tượng đó. 56
  53. Cùng nhau thống nhất về • Trong chuyến đi thực địa, rủi ro và nguồn lực của cộng đồng được xác định ở những nơi nào? • Những nhóm mục tiêu dễ bị tổn thương được xác định ở vị trí nào? • Hướng Bắc ở phía nào? (Theo hướng của la bàn) • Tỷ lệ của bản đồ là bao nhiêu? • Ai sẽ được phân công nhiệm vụ gì trong quá trình xây dựng bản đồ và từng người sẽ thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào? • Tên của bản đồ là gì? Tên bản đồ nên giải thích về loại nguy hiểm, khu vực mà bản đồ biểu thị và tác giả của bản đồ đó. B. Khi trẻ đã thống nhất về các nội dung đó, dẫn trình viên yêu cầu các em chuẩn bị danh sách những nội dung của bản đồ và cùng xây dựng biểu tượng để sử dụng trong bản đồ. Các em có thể giúp đỡ lẫn nhau để phác hoạ bản đồ hoặc giao cho một số bạn có khả năng vẽ tốt hơn để thể hiện. Trong quá trình vẽ, các em nên dùng bút chì cho bản thảo đầu tiên. Tất cả các em sẽ cùng làm việc để đưa những thông tin đã thống nhất và các biểu tượng lên bản đồ. 56 57
  54. Ví dụ Bản đồ Rủi ro và Nguồn lực Bản đồ Rủi ro và Nguồn lực huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp Bản đồ Rủi ro và Nguồn lực xã Âu Lâu - TP.Yên Bái 58
  55. 3.8. Kiểm tra chéo thông tin của bản đồ Mục tiêu Khuyến khích việc thảm khảo ý kiến các thành viên cộng đồng để đánh giá tính chính xác của bản đồ và chỉnh sửa nếu cần thiết. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích với trẻ rằng khi các em lập xong bản đồ, các em nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có kiến thức chuyên môn liên quan đến vấn đề này. Đây là cách để kiểm tra tính chính xác và rõ ràng của những thông tin trên bản đồ, đồng thời thu thập được những ý kiến góp ý để hoàn thiện hơn bằng cách xem xét và chỉnh sửa lại nếu cần thiết. B. Những người có chuyên môn về lĩnh vực này bao gồm giáo viên địa lý, hiệu trưởng, trưởng thôn/chủ tịch xã, cán bộ thuộc Ban Phòng chống lụt bão, hay Hội chữ Thập đỏ. Lưu ý dành cho Dẫn trình viên Đây là bước rất quan trọng và hữu ích để tăng cường vai trò của trẻ trong cộng đồng do các em có cơ hội để trình bày và trao đổi thông tin về cộng đồng, giải thích các hoạt động với người lớn. Những người được nói chuyện và đưa ra các ý kiến góp ý cho các em có thể sẽ chấp nhận những kỹ năng và khả năng của các em để các em có thể tham gia tích cực vào những công việc tại cộng đồng. Ngoài ra, khi người lớn xem những bản đồ mà các em thực hiện, họ có thể suy nghĩ tích cực và nghiêm túc về việc sử dụng những thông tin có giá trị này. Họ cũng có thể sẽ yêu cầu các em xây dựng thêm những bản đồ khác. Hãy nhớ rằng chất lượng những thông tin của bản đồ sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi và năng lực của trẻ. 58 59
  56. 3.9. Chia sẻ thông tin của bản đồ trong cộng đồng Mục tiêu Đưa bản đồ ra những nơi công cộng để tất cả các thành viên trong cộng đồng có cơ hội hiểu thêm về vấn đề giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ lập kế hoạch thông báo về thông tin của bản đồ cho những người dân trong cộng đồng. Dẫn trình viên giải thích rằng bản đồ sẽ được đưa ra cho mọi người cùng xem và yêu cầu các em gợi ý địa điểm để treo bản đồ, sao cho tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy. B. Dẫn trình viên lưu ý trẻ rằng khi các em phân phát những bản copy bản đồ tại những nơi công cộng (ví dụ, quầy tạp hoá, đền chùa/nhà thờ, cầu ) các em phải giải thích về nội dung bản đồ cho mọi người. Các em có thể nói cho mọi người biết rằng việc xây dựng bản đồ là một phần của chiến dịch truyền thông nhằm giảm nhẹ rủi ro của thảm hoạ tại cộng đồng. 60
  57. 3.10. Lợi ích của việc lập bản đồ trong phòng chống hiểm hoạ Mục tiêu Giúp trẻ nhận thức được việc lập bản đồ rủi ro và nguồn lực là một phần của chiến dịch truyền thông giáo dục về giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích với trẻ em rằng bản đồ mà các em lập có thể sử dụng để xây dựng chiến dịch truyền thông giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ, và là một bộ phận của bản đồ phòng chống thảm hoạ mà các trường học và địa phương sẽ dử dụng. B. Dẫn trình viên giải thích rằng người lớn và trẻ em ở nhiều vùng khác đã được hưởng lợi từ những bản đồ tương tự được lập tại cộng đồng ở miền Nam Thái Lan từ đợt sóng thần năm 2004. Ví dụ, hiệu trưởng trường Ban Nai Rai ở tỉnh Pangnga sử dụng một bản đồ tương tự để hoàn thiện hơn kế hoạch phòng chống thảm hoạ tại cộng đồng. Một ví dụ khác, các em ở một trường học tại Phuket (Ra- japrachanukroh 36) được yêu cầu lập bản đồ rủi ro và nguồn lực và bản đồ này đã được tuyên truyền rộng rãi tới các thành viên của cộng đồng. 60 61
  58. Xây dựng chiến dịch 4 truyền thông giáo dục giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ Mục tiêu Giúp trẻ hiểu được lợi ích của chiến dịch truyền thông giáo dục trong giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ và cung cấp những kỹ năng giúp các em có thể lập kế hoạch và xây dựng những tài liệu và hoạt động truyền thông đơn giản. Trẻ em có thể hỗ trợ cộng đồng giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ bằng cách cung cấp những thông tin chính xác cho các bạn cùng trường và trẻ em, người lớn tại cộng đồng. Các em có thể làm việc này bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ, làm các tờ rơi hoặc áp phích hay tổ chức các hoạt động như diễn kịch, múa rối. Việc xây dựng các tài liệu và chuẩn bị các hoạt động cho chiến dịch truyền thông ban đầu tưởng chừng khó khăn và cần phải chuẩn bị kỹ càng. Nếu lập kế hoạch và phối hợp nhóm tốt, quá trình xây dựng và chia sẻ tài liệu sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho cả trẻ em và người lớn, thường thì quá trình này nhận được sự ủng hộ tích cực của cộng đồng.
  59. 4.1 Những nguyên tắc cơ bản để tiến hành một chiến dịch truyền thông giáo dục Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng, các áp phích có sẵn của các chiến dịch truyền thông đã được tổ chức (ví dụ, áp phích cổ động không hút thuốc lá) Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích về tài liệu và phương tiện truyền thông cho trẻ thông qua các ví dụ đã quen thuộc ở địa phương và khuyến khích các em thảo luận về các tài liệu mà các em đã biết trong cuộc sống hàng ngày. Những loại tài liệu và phương tiện truyền thông mà các em đã nhìn thấy? Chủ đề là gì? Các em có hiểu được ý tưởng của tài liệu đó không? Lưu ý rằng, ví dụ về chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá ở Thái Lan đã được thực hiện hơn 20 năm. Chiến dịch bao gồm việc truyền đạt thông tin tới công chúng và vận động (hoặc yêu cầu) pháp luật hạn chế việc hút thuốc. Dẫn trình viên giải thích rằng nếu một chiến dịch được thực hiện sau một thời gian dài mà không đem lại kết quả khả quan có nghĩa là đã có những sai sót trong khi lập kế hoạch hoặc tiến hành chiến dịch. Một chiến dịch thành công phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về các yếu tố của truyền thông. B. Dẫn trình viên giải thích về những yếu tố cơ bản trong truyền thông nhằm mục đích giáo dục bằng cách sử dụng biểu đồ, nhấn mạnh sự khác nhau giữa kiến thức, thái độ và hành vi. Dẫn trình viên lưu ý rằng tài liệu và các hoạt động truyền thông nhằm mục đích 1) Giáo dục người dân (mang đến cho họ kiến thức), 2) thay đổi thái độ của người dân, và 3) thay đổi hành vi của họ. Có thể thực hiện những hoạt động nhằm đạt lần lượt từng mục tiêu hoặc tiến hành đồng thời cùng một lúc. 65
  60. Hành vi C. Dẫn trình viên có thể trình bày các ví dụ về tài liệu của các chiến dịch truyền thông khác cho trẻ, ví dụ như chiến dịch truyền thông chống hút thuốc lá hay lái xe nguy hiểm. Thông qua việc thảo luận về những chiến dịch truyền thông đó, dẫn trình viên làm nổi bật những yếu tố dưới đây, phân biệt sự khác nhau giữa kiến thức, thái độ và hành vi. 66
  61. Hút thuốc lá Kiến thức: Mọi người biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, có thể bị ốm và tử vong. Thái độ: Mọi người nghĩ tới hoặc muốn bỏ thuốc vì họ biết điều đó có hại cho sức khoẻ. Hành vi: Nhưng có những người vẫn hút thuốc mặc dù họ biết hút thuốc có hại cho sức khoẻ. HOẶC nếu chiến dịch thành công: người dân sẽ bỏ hút thuốc lá. HOẶC Lái xe nguy hiểm Kiến thức: Nam thanh niên hiểu rằng lái xe nhanh sẽ nguy hiểm Thái độ: Lái xe nhanh rất “sành điệu”. Đấy là một cách thể hiện sự can đảm. Do vậy họ sẽ không nghĩ tới việc bỏ thói quen lái xe nhanh. Hành vi: Một cậu bé vẫn thích lái xe nhanh vì với cậu việc tỏ ra sành điệu quan trọng hơn việc tránh rủi ro gây tai nạn. Hơn nữa, cậu tin rằng sẽ không có nhiều rủi ro vì khả năng lái xe của cậu rất tốt. HOẶC nếu chiến dịch thành công: cậu bé nhận ra rằng cậu có thể tự giết mình và quyết định sau này sẽ lái xe chậm và cẩn thận hơn và không tự tạo ra những rủi ro như vậy nữa. 66 67
  62. Vì vậy D. Dẫn trình viên chia trẻ thành những nhóm nhỏ (mỗi nhóm không quá 5-7 em). Mỗi nhóm sẽ được xem một ví dụ về tài liệu quảng cáo của một chiến dịch truyền thông (ví dụ, áp phích) và suy nghĩ 1) Chiến dịch truyền thông này dự định hướng tới đối tượng nào (đối tượng tác động chính), 2) Chiến dịch truyền thông này nhắm tới điều gì? (mục tiêu của chiến dịch), và 3) Chiến dịch truyền thông này muốn đạt được những thay đổi nào? (kiến thức, thái độ, hành vi hoặc cả ba mục đích này)? Các nhóm có 20 phút để thảo luận. E. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm trình bày ngắn gọn ý kiến của nhóm mình và thảo luận. F. Nếu các em trình bày ý kiến của mình chưa rõ ràng, dẫn trình viên có thể bổ sung một số thông tin, làm rõ về tính đa dạng của các loại phương tiện, tài liệu và hoạt động truyền thông (kịch sân khấu, chương trình phát thanh, áp phích, tờ rơi ) và trong một chiến dịch có thể sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện hoặc hoạt động truyền thông. Điều cốt yếu là phải xây dựng các mục tiêu thật rõ ràng và xác định được nhóm mục tiêu mà chiến dịch truyền thông nhắm tới (nhóm mục tiêu chính). Sau khi hoàn thành công việc này, bắt đầu tiến hành chuẩn bị các tài liệu, hoạt động đơn giản và phù hợp dành cho nhóm mục tiêu chính. 68
  63. G. Dẫn trình viên lưu ý các nguyên tắc cơ bản để xây dựng tài liệu và hoạt động truyền thông khái quát như sau. Nhóm mục tiêu chính: Một chiến dịch truyền thông giáo dục phải nhắm vào một nhóm mục tiêu cụ thể. Ví dụ, phụ nữ, phụ nữ làm việc nội trợ, trẻ em trong trường học, trẻ em không đi học, nam giới, nam thanh thiếu niên, v.v Nhóm mục tiêu này suy nghĩ như thế nào? Chúng ta cần biết và hiểu nhóm mục tiêu chính để có thể có cách tiếp cận phù hợp với họ. Chúng ta cần tìm hiểu xem nhóm mục tiêu này biết và suy nghĩ gì về vấn đề mà chúng ta đang vận động. Mục tiêu rõ ràng: Chúng ta cần xây dựng những mục tiêu rõ ràng về những thay đổi mà chúng ta mong muốn đạt được về kiến thức, thái độ và/hoặc hành vi của nhóm mục tiêu này. H. Dẫn trình viên kết luận bằng cách nhắc lại cho các em nhớ những sản phẩm mà các em xây dựng cho chiến dịch truyền thông chỉ là những “công cụ” chứ không phải là mục đích chính của dự án hay chiến dịch. Xây dựng những tài liệu hay, thiết kế những hoạt động tốt không có nghĩa là chiến dịch sẽ thành công. Sự thành công chỉ được đo lường sau khi các tài liệu đã được phân phát và các hoạt động được thực hiện với nhóm mục tiêu chính. 68 69
  64. Tài liệu truyền thông giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ Chúng ta cần đánh giá: • Tình hình trước khi tiến hành chiến dịch truyền thông: Ví dụ, nam giới sống trong cộng đồng có rủi ro về bão lụt thường hay từ chối sơ tán khi có lũ lụt vì muốn cố gắng cứu tài sản hoặc thể hiện sự can đảm của mình. • Kiến thức, thái độ, hành vi của nhóm mục tiêu: Việc nam giới từ chối không đi sơ tán có thể dẫn tới nhiều rủi ro, bao gồm cả việc bị thương và tử vong. • Thay đổi mà chúng ta muốn nhắm tới: Tài liệu của chiến dịch vận động cần phải cung cấp cho nhóm mục tiêu chính thêm những kiến thức, như việc nhận thức được rằng từ chối đi sơ tán khi có lũ lụt dẫn đến những rủi ro và thiệt hại. Kết quả là, người dân có thể thay đối thái độ và thấy được mạng sống quan trọng hơn tài sản. Hành vi cũng có thể thay đổi, theo đó người dân có thể chuẩn bị kế hoạch sơ tán để đối phó với vấn đề lũ lụt. Tất cả những điều này thể hiện sự thay đổi tình hình so với trước khi thực hiện chiến dịch truyền thông. 70
  65. 4.2 Xây dựng tài liệu và hoạt động cho chiến dịch truyền thông Cách thức tiến hành Dẫn trình viên giải thích 6 bước xây dựng tài liệu và hoạt động cho chiến dịch truyền thông. Bước 1. Đánh giá tình hình: Tiến hành khảo sát để thu thập, lựa chọn, phân tích và xử lý thông tin để tìm ra loại hiểm hoạ nào là rủi ro đối với cộng đồng, nhóm mục tiêu chính mà chúng ta muốn hướng tới, và thông điệp mà chúng ta muốn chuyển đi thông qua các hoạt động truyền thông. Những thông tin này có thể được thu thập trong quá trình tiến hành nghiên cứu xác định rủi ro và các nguồn lực của cộng đồng hoặc nếu không có thể cần tham quan thực địa tại cộng đồng. Bước 2. Lập kế hoạch: Xác định xem chúng ta mong muốn đạt được điều gì và sử dụng kết quả đánh giá tình hình trong bước 1 để lập kế hoạch chiến dịch truyền thông giáo dục để đạt được mục đích đó. Đánh giá nhóm mục tiêu chính và những nhóm mục tiêu thứ yếu. Xác định các mục tiêu của các hoạt động truyền thông. Cân nhắc kỹ lưỡng thông điệp của chiến dịch truyền thông, và suy nghĩ về phương tiện truyền thông hiệu quả nhất để chuyển các thông điệp này. Xây dựng kế hoạch hoạt động và ngân sách. Bước 3. Xây dựng tài liệu và chiến dịch truyền thông: Thực hiện kế hoạch hành động. Điều cốt lõi là các tài liệu, hoạt động và thông điệp phải được thiết kế cẩn thận, thông điệp phải rõ ràng và có các cách truyền thông tin hiệu quả (các kênh đưa thông tin). Bước 4. Thử nghiệm phương tiện và tài liệu truyền thông: tiến hành thử nghiệm tài liệu và hoạt động bằng cách lấy ý kiến tham khảo của các chuyên gia và các thành viên của nhóm mục tiêu chính. Hãy hỏi họ xem liệu tài liệu và các hoạt động có cung cấp thông tin chính xác và rõ ràng hay không? Đánh giá xem thông điệp được chuyển đi như thế nào? Những người mà thông điệp nhắm tới có dễ dàng nắm được nội dung của thông điệp hay không? Bước 5. Phát động các hoạt động và phân phát tài liệu: Sau khi thử nghiệm các tài liệu và hoạt động, tiến hành chỉnh sửa nếu cần thiết, sau đó phát hành các tài liệu rộng rãi ra công chúng và thực hiện các hoạt động có liên quan. Bước 6. Đánh giá: Đánh giá tác động của các hoạt động và tài liệu đối với thái độ của công chúng. Những tài liệu và hoạt động này có đạt được những tác động mong muốn hay không, thông điệp đã đến được với những đối tượng chúng ta nhắm tới chưa, chúng ta có cần phải cải thiện hay chỉnh sửa gì không? 70 71
  66. 4.2.1. Bước 1: Đánh giá tình hình Dụng cụ Thẻ giấy, giấy khổ lớn, bút viết bảng, băng dính, tài liệu phát tay phần trình bày. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên hướng dẫn thảo luận về công việc đánh giá tình hình (thế nào là đánh giá tình hình, mục đích là gì ) Nếu nhóm trẻ đang học cấp trung học hoặc cao hơn: • Trao đổi về các kinh nghiệm tham gia nghiên cứu. Các em đã tham gia thực hiện các nghiên cứu chưa, các em đã làm như thế nào? • Liên kết kinh nghiệm mà các em có với hoạt động đánh giá để các em thấy được việc đánh giá tình huống đòi hỏi những kỹ năng giống như công việc nghiên cứu mà các em đã tham gia trước đây (thu thập thông tin về thái độ và hành vi rủi ro của các nhóm mục tiêu để xác định nhóm mục tiêu chính) • Giải thích các nguyên tắc đánh giá để trẻ hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động. Sử dụng tài liệu phát tay hoặc bản chiếu. Nếu trẻ đang học tiểu học: • Hỏi trẻ rằng khi muốn tìm hiểu một điều gì đó, mọi người thường làm gì. Gợi ý rằng khi muốn tìm hiểu điều gì đó cần đặt câu hỏi và thu thập thông tin, sau đó cùng thảo luận các thông tin để có được cách hiểu thống nhất. Hoạt động đó được gọi là đánh giá tình hình. 72
  67. B. Dẫn trình viên khuyến khích trẻ đánh giá tình hình rủi ro trong cộng đồng của các em dựa trên những nghiên cứu thực địa mà các em đã thực hiện. Dẫn trình viên dẫn dắt trẻ bằng cách yêu cầu các em xem lại các thông tin mà các em đã thu thập được theo những câu hỏi sau. Khung đánh giá tình hình • Loại hiểm hoạ nào có rủi ro lớn nhất tại cộng đồng? Vì sao? • Thảm hoạ thường xảy ra lúc nào và ở đâu? • Những tác động của thảm hoạ là gì? • Những ai bị ảnh hưởng khi thảm hoạ xảy ra? • Những điều gì làm tăng rủi ro xảy ra thảm hoạ? (những kiến thức nào bị thiếu, thái độ và hành vi của người dân ra sao)? Ví dụ, người dân có thể không biết tới những rủi ro, họ không biết về lộ trình sơ tán hoặc họ có thể từ chối sơ tán. • Những kiến thức, thái độ, hành vi nào có thể giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ? • Những nguồn lực nào có sẵn tại cộng đồng để thực hiện truyền thông thông tin? Ví dụ, hệ thống phương tiện truyền thông địa phương và trung ương đã có chưa (phát thanh, truyền hình, báo và tạp chí), địa điểm thảo luận và họp tại cộng đồng (trung tâm, hội trường xã, nhà văn hoá xã ), cán bộ và các hãng truyền thông (làm việc cho chính quyền địa phương hay cơ quan chính phủ với nhiệm vụ về an toàn xã hội, sức khoẻ hay dự báo thời tiết, v.v )? • Các nguồn lực cần thiết cho công tác truyền thông mà cộng đồng chưa có và có thể thay đổi điều đó không? 72 73
  68. C. Dẫn trình viên hỗ trợ trẻ tổng hợp lại công việc đánh giá tình hình theo khung phía trên. D. Dẫn trình viên có thể khuyến khích trẻ đánh giá thêm rủi ro của tình hình trong cộng đồng của các em bằng cách thực hiện các hoạt động sau. Khung đánh giá tình hình A. Hoạt động đánh giá tình hình: Lịch thời vụ a. Dẫn trình viên chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm 5-7 em) và giải thích những công cụ (hoặc hoạt động) có thể hỗ trợ các em đánh giá tình hình rủi ro tại cộng đồng của các em. Hoạt động đầu tiên có tên là Lịch thời vụ. b. Dẫn trình viên gợi ý trẻ suy nghĩ về khung đánh giá tình hình và những hiểm hoạ dẫn đến rủi ro cực lớn cho cộng đồng và gây ra thảm hoạ mà các em đã thống nhất trước đó. c. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm kẻ bảng gồm 3 cột giấy khổ lớn. Dẫn trình viên có thể chuẩn bị sẵn biểu đồ ví dụ để hướng dẫn các em. Tiêu đề cho một cột lần lượt là: “Trước thảm hoạ”, “Trong khi tham hoạ xảy ra”, “Sau thảm hoạ”. d. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm phân tích các giai đoạn liên quan đến thảm hoạ (ở các cột) theo sự hiểu biết và hạn chế của các nhóm dân cư trong cộng đồng (người lớn, trẻ em, phụ nữ, nam giới, người cao tuổi). Dưới đây là một ví dụ. 74
  69. Trước khi Trong khi lũ lụt Sau lũ lụt xảy ra lũ lụt • Nam giới hiểu • Không phải ai • Phụ nữ biết rằng rằng không được cũng biết nơi trú phải đun nước cắm ổ điện vào ẩn an toàn khi truớc khi uống. những nơi nước xảy ra lũ lụt. lũ có thể dâng • Trẻ em biết rằng đến. • Trẻ em không biết mình không nên mình phải mang chơi ở những • Phụ nữ biết theo đồ đạc gì. nơi nước chảy những nơi nào an mạnh. toàn. e. Sau đó, dẫn trình viên có thể yêu cầu trẻ làm một bài tập tương tự để đánh giá thái độ và hành vi. Lưu ý rằng việc đánh giá thái độ và hành vi có thể phức tạp hơn đánh giá kiến thức. Vì vậy, cần phải suy nghĩ trước những cách thảo luận phù hợp đối với thảm hoạ để hướng dẫn và gợi ý cho trẻ. 74 75
  70. B. Hoạt động đánh giá tình hình: Cây vấn đề a. Dẫn trình viên yêu cầu mỗi nhóm vẽ hình một cây to trên giấy khổ lớn. Cây phải có rễ, cành và lá. Dẫn trình viên có thể chuẩn bị sẵn hình vẽ theo mẫu dưới đây. b. Dẫn trình viên khuyến khích trẻ suy nghĩ và thảo luận những điều mà mọi người trong cộng đồng của các em chưa biết những rủi ro do hiểm hoạ gây ra trong cộng đồng (nhớ lại khung đánh giá tình hình) và những thông tin không chính xác hoặc bị hiểu sai tại cộng đồng. Yêu cầu các nhóm viết câu trả lời lên thẻ giấy hoặc giấy khổ lớn. c. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm lựa chọn một ví dụ điển hình nhất mà các em cho rằng đó là “thông tin sai” hoặc “thông tin mà cộng đồng chưa biết”. Các em viết câu trả lời vào chính giữa những cành cây trên hình vẽ. Ví dụ, cộng đồng không biết cách chuẩn bị ứng phó đối với lũ lụt d. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm suy nghĩ vì sao cộng đồng lại thiếu những kiến thức đó (nguyên nhân của những vấn đề) và viết câu trả lời vào vị trí rễ cây trên hình vẽ. Ví dụ, các thành viên trong cộng đồng không nghĩ rằng họ có rủi ro phải đối mặt với lũ lụt, hoặc họ chưa được cung cấp bất cứ thông tin gì, hay được cảnh báo về những rủi ro đó. e. Dẫn trình viên yêu cầu các nhóm suy nghĩ về những điều gì có thể xảy ra khi mọi người không có đủ thông tin chính xác (kiến thức) và viết câu trả lời và phần lá cây trên hình vẽ. Ví dụ, nhiều người bị chết, tài sản bị phá huỷ 76
  71. 4.2.2. Bước 2: Lập kế hoạch Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng, bản chiếu trình bày những điểm chính về các bước xây dựng các hoạt động và tài liệu truyền thông, tài liệu và ghi chép của các nghiên cứu thực địa, các ví dụ về tài liệu truyền thông. Cách thức tiến hành A. Lựa chọn nhóm mục tiêu chính a. Dẫn trình viên giải thích ý nghĩa và cách phân loại các nhóm mục tiêu chính. Nhóm mục tiêu chính: là những người mà chiến dịch truyền thông muốn nhắm tới nhằm thay đổi thái độ và hành vi của họ. Nhóm mục tiêu thứ cấp: là những người có ảnh hưởng tới thái độ của nhóm mục tiêu chính. Ví dụ: Một tờ rơi vận động tuyên truyền về vấn đề an toàn trong trường hợp động đất tập trung vào nhóm phụ nữ làm công việc nội trợ. Nhóm mục tiêu thứ cấp là trẻ em, vì trẻ em có tác động ảnh hưởng tới những người mẹ trong trường hợp này. Trong dự án này, trẻ em đã xây dựng chiến dịch truyền thông nhắm vào đối tượng là những phụ nữ làm công việc nội trợ. b. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ lựa chọn một nhóm mục tiêu chính và một nhóm mục tiêu thứ cấp cho chiến dịch truyền thông của mình theo các tiêu chí dưới đây. 77
  72. Các tiêu chí lựa chọn nhóm mục tiêu chính • Nhóm mục tiêu chính - là nhóm người chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi thảm hoạ xảy ra. Nhóm mục tiêu này có thể được xác định bằng cách nhìn vào địa bàn có nhiều người chết và bị thương nhất từ trước đến nay, cũng như đánh giá xem nhóm mục tiêu nào dễ bị tổn thương nhất tại các địa bàn đó. • Nhóm mục tiêu thứ cấp bao gồm những người có ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của nhóm mục tiêu chính chính. Ví dụ, rất khó có thể thay đổi thái độ và hành vi của những người lớn tuổi, nhưng con cháu của họ có thể làm việc này hiệu quả hơn những người khác trong cộng đồng. • Đánh giá nhóm mục tiêu chính. Mặc dù nhóm mục tiêu này được xác định là nhóm chủ yếu chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi thảm hoạ xảy ra, nhưng để có một chiến dịch truyền thông thành công thì không thể không đánh giá nhóm mục tiêu này. c. Dẫn trình viên khuyến khích trẻ phân tích các lý do khi lựa chọn những nhóm mục tiêu cụ thể này. Các em cần phải kết nối những thông tin các em thu được từ cộng đồng khi thực hiện công việc tại thực địa với quyết định mà các em đưa ra. 78
  73. B. Thiết lập các mục tiêu a. Dẫn trình viên giải thích để các em biết rằng mục tiêu của tài liệu truyền thông và hoạt động tương ứng với những thay đổi dự kiến có thể có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi của nhóm mục tiêu chính, và cũng là kết quả của chiến dịch truyền thông. b. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ xem lại kết quả làm việc nhóm của mình về nội dung đánh giá tình hình và lựa chọn nhóm mục tiêu chính. Đánh giá tình hình • Địa bàn mục tiêu (cộng đồng hoặc trường học) là • Hiểm hoạ là • Vấn đề liên quan đến kiến thức là • Nguyên nhân của các vấn đề này là • Kết quả của các vấn đề này là • Các nhóm mục tiêu chịu ảnh hưởng là Do đó, nhóm mục tiêu chính là Nhóm mục tiêu thứ cấp là c. Dẫn trình viên chia trẻ thành các nhóm nhỏ và yêu cầu mỗi nhóm trả lời các câu hỏi sau đây – căn cứ vào những thông tin đã có ở trên. Giải thích rằng nếu các em có thể ước lượng số lượng người của mỗi nhóm mục tiêu chính mà các em nhắm tới, điều này sẽ giúp các em đánh giá mức độ thành công của chiến dịch truyền thông của các em sau này (đánh giá kết quả). 78
  74. Nhóm mục tiêu chính • Xác định các nhóm mục tiêu mà dự án hướng tới (nhóm chính và nhóm thứ cấp). Đưa ra các lý do. • Xác định các mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Nếu có thể, ước lượng số lượng người mà chiến dịch truyền thông muốn nhắm tới. • Phân tích các nguồn lực có sẵn để truyền đạt thông tin. Ví dụ, phương tiện truyền thông địa phương và quốc gia, địa điểm thảo luận và họp cộng đồng, cán bộ và cơ quan truyền thông. d. Yêu cầu các nhóm trình bày ngắn gọn kết quả thảo luận của các em. C. Chuẩn bị thông điệp a. Dẫn trình viên giải thích ý nghĩa khái niệm “thông điệp”. Thông điệp là một lời phát biểu được chuyển đến nhóm mục tiêu chính với câu chữ dễ hiểu và dễ nhớ. Thông điệp được xây dựng dựa trên các mục tiêu của chiến dịch truyền thông. Các thành tố • Một chiến dịch truyền thông có khoảng 3 thông điệp (và không quá 5 thông điệp) • Qua thông điệp, người tiếp nhận sẽ được thông báo, khuyến khích và tiếp sức để tham gia thực hiện các mục tiêu của chiến dịch truyền thông. • Thông điệp nên tổng hợp vấn đề và giải thích cách giải quyết rõ ràng. • Một thông điệp hiệu quả sẽ tác động trực tiếp vào cảm xúc và sự quan tâm của người nhận. • Chiến dịch truyền thông cần có một khẩu hiệu, nhãn hiệu hay tên của chiến dịch lôi cuốn sự chú ý (tuỳ cách gọi). Khẩu hiệu thường bao gồm một phần của thông điệp chứ không phải toàn bộ thông điệp hoàn chỉnh. • Những thông điệp tốt thường ngắn gọn, có liên quan đến thái độ và những mối quan tâm của đối tượng tiếp nhận thông điệp, thông điệp cần chính xác và “truyền cảm.” 80
  75. Chuẩn bị thông điệp • Ngắn gọn. Thông điệp càng dễ đọc thì khả năng người nhận đọc thông điệp sẽ càng cao. • Trình độ ngôn ngữ: Cân nhắc trình độ văn hoá và khả năng sử dụng ngôn ngữ thuần thục của nhóm người nhận thông điệp đích. • Sử dụng những thông tin thực tế để hỗ trợ và chứng minh cho thông điệp. Hầu hết người nhận thông điệp sẽ bị thuyết phục bởi những thông tin thực tế. Hãy tìm những thông tin thực tế có thể gây ra những tranh luận cụ thể và tạo cảm giác cần phải giải quyết những tranh luận đó. • Sử dụng những ví dụ “người thật, việc thật”. Nếu chúng ta có thể kể cho người nhận thông điệp một câu chuyện về một tình huống có thật mà họ có thể có liên quan tới, họ sẽ có nhiều khả năng để phản hồi lại thông điệp của chúng ta. • Miêu tả những lợi ích của việc đạt được những mục tiêu đã đề ra. Tập trung vào những lợi ích, nhưng cũng cần biết về vấn đề chi phí. Những mục tiêu đó sẽ góp phần cải thiện như thế nào cho đất nước? Cho cộng đồng địa phương? Cho cuộc sống thường ngày của người nhận thông điệp? 81
  76. Ví dụ Thông điệp 1. Hút thuốc là một nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh ung thư, trên thế giới một nửa số người hút thuốc đã chết vì thói quen này. 2. Nhiều người quả quyết rằng hút thuốc giúp họ giải quyết được căng thẳng. Nhưng thực tế, chất nicotine là một chất kích thích và không giúp bạn bớt căng thẳng. 3. Bỏ hút thuốc có thể làm giảm đi nhiều lần nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh khác. Khẩu hiệu “Hít thở không khí trong lành, tận hưởng cuộc sống hạnh phúc” Và/hoặc “Nếu bạn không bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh ung thư là hiển nhiên” b. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ xem lại nội dung đánh giá tình hình và các mục tiêu mà các em muốn đạt được thông qua các tài liệu và hoạt động truyền thông ghi trên giấy khổ lớn. Các em cần sử dụng những thông tin đó để tổng hợp nên thông điệp mà các em muốn gửi tới nhóm mục tiêu chính đã được lựa chọn. 82
  77. Đánh giá tình hình Y tế • Địa bàn tác động chính • Nhóm mục tiêu chính là • Nhóm mục tiêu thứ cấp • Hiểm hoạ là • Mục tiêu truyền thông • Những vấn đề liên quan đến kiến thức • Nguồn lực truyền thông là • Nguyên nhân của những vấn đề này là • Kết quả của những vấn đề này là • Nhóm mục tiêu chịu ảnh hưởng là • Do đó, nhóm mục tiêu chính là c. Dẫn trình viên khuyến khích trẻ suy nghĩ và thảo luận thông điệp của chiến dịch truyền thông theo những hướng dẫn trên. Yêu cầu các em tổng hợp ý kiến thảo luận và ghi trên giấy khổ lớn, nội dung 1) Khẩu hiệu, 2) Thông điệp chính và 3) Thông điệp phụ. 83
  78. D. Lựa chọn tài liệu và phương tiện truyền thông a. Dẫn trình viên giải thích sự đa dạng về các tài liệu và phương tiện thường được sử dụng trong các hoạt động truyền thông. Phương tiện truyền thông Tài liệu truyền thông • Phương tiện truyền • Áp phích thông dạng in ấn (báo, tạp chí, bản tin) • Tờ rơi hoặc sách quảng cáo • Phương tiện mỹ thuật (áp phích, tranh ảnh, • Sách truyện/bản tin lịch) • Lịch • Phát thanh • Quảng cáo • Truyền hình • Băng cát sét và đĩa CD • Nhạc và bài hát • Trang phục/con rối • Phương tiện truyền thông tại cộng đồng (kịch sân khấu, múa rối) • Các cuộc thi • Lễ hội b. Dẫn trình viên giải thích những tài liệu và phương tiện truyền thông khác nhau sẽ có tác dụng không giống nhau tuỳ thuộc vào cộng đồng, tình hình tại cộng đồng và nhóm mục tiêu chính. Nhắc lại rằng, tất cả các tài liệu và phương tiện truyền thông cần phải 1) Lôi cuốn, 2) Dễ hiểu (rõ ràng, súc tích và cụ thể), 3) Có tính tham gia (thu hút sự tham gia của nhiều người vào việc sử dụng các biểu tượng thị giác và ngôn ngữ), 4) Được chấp nhận trong bối cảnh văn hoá, và 5) Khuyến khích mọi người hành động. c. Dẫn trình viên giới thiệu những ví dụ về tài liệu và phương tiện truyền thông hiệu quả và lôi cuốn mà trẻ đã được thấy hàng ngày, và có bao gồm những thành tố trên. 84
  79. d. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ lựa chọn loại tài liệu và phương tiện mà các em muốn sử dụng trong chiến dịch truyền thông (như áp phích, mẩu tin truyền thanh, kịch sân khấu, múa rối). Các em cần phải cân nhắc tới thói quen sống của nhóm mục tiêu chính và sự phù hợp của tài liệu và phương tiện truyền thông khi xuất hiện và tiếp cận với họ. (ví dụ, người cao tuổi thường thích nghe đài ở nhà hơn là xem áp phích trên đường phố). Hãy cân nhắc xem liệu các em có thể tự chuẩn bị các tài liệu và phương tiện truyền thông hay không? e. Khi trẻ đã quyết định được tài liệu và phương tiện truyền thông phù hợp, yêu cầu các em làm việc theo nhóm để chuẩn bị những dụng cụ khác. Ví dụ, một nhóm làm việc về áp phích, nhóm khác sáng tạo đoạn quảng cáo trên đài phát thanh, nhóm phát triển kịch . E. Kế hoạch hành động, khung thời gian và ngân sách a. Dẫn trình viên yêu cầu mỗi nhóm xây dựng kế hoạch hoặc chiến lược sử dụng và phân phối các tài liệu và phương tiện truyền thông mà các em xây dựng. Các em cần đánh giá loại tài liệu hoặc phương tiện truyền thông sử dụng cho từng nhóm mục tiêu chính, khi nào/ở đâu/thời lượng và chi phí, v.v b. Các ý tưởng có thể điền vào bảng trên giấy khổ lớn như sau. Dưới đây là một ví dụ về bảng kế hoạch dành cho sản phẩm truyền thông. Loại phương Nhóm mục Người thực tiện truyền Mục đích Địa điểm Thời gian Ngân sách tiêu chính hiện thông 84 85
  80. 1. Xác định các nhóm mục tiêu Nhóm mục tiêu chính Nhóm mục tiêu thứ cấp Phụ nữ làm công việc nội trợ của Người cao tuổi. Bởi vì: 6-7 hộ gia đình trong vùng rủi ro. Bởi vì: • Họ được những người phụ nữ làm công việc nội trợ tại nhà • Thái độ của họ có thể dẫn đến chăm sóc. Những người này có những rủi ro gây ra lũ lụt. Họ có thể không tự chăm sóc mình và thể chỉ sơ tán nếu như họ biết không muốn rời khỏi ngôi nhà chắc rằng các thành viên trong của mình. gia đình đã an toàn. • Họ là những người thường ở nhà và lo lắng cho sự an toàn của tất cả các thành viên trong gia đình. 2. Xác định các mục tiêu của chiến dịch truyền thông • Các nhóm mục tiêu sẽ biết cách chuẩn bị khi có lũ. • Các nhóm mục tiêu sẽ biết cách đánh giá mức độ nguy hiểm nếu xảy ra lũ. • Các nhóm mục tiêu sẽ biết về những vùng an toàn và có hiểm hoạ, lộ trình sơ tán khi có lũ. • Các nhóm mục tiêu sẽ biết về những dấu hiệu cảnh báo hiểm hoạ. • Các nhóm mục tiêu sẽ hiểu về ảnh hưởng của lũ. • Các nhóm mục tiêu sẽ sẵn sàng và tự nguyện sơ tán, họ có khả năng hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình và có những vật dụng cần thiết để mang theo. 86
  81. 3. Phân tích các nguồn lực truyền thông của cộng đồng Các cá nhân và cơ quan • Bao gồm lãnh đạo tại cộng đồng, trưởng thôn, thành viên của các tổ chức hành chính cấp thôn, xã, những người được nhóm phụ nữ mục tiêu tôn trọng (giáo viên, hội trưởng các tổ chức đoàn thể, tình nguyện viên về sức khoẻ, nhân viên của các tổ chức phi chính phủ), các tổ chức phòng chống thảm hoạ. Mạng lưới truyền thông đại chúng địa phương • Bao gồm đài phát thanh địa phương, các hình thức truyền thông khác qua đài phát thanh (ví dụ, phát thanh hai chiều), hệ thống loa đài tại làng xã, hệ thống điện thoại di động, báo địa phương. Địa điểm họp • Bao gồm các nơi thờ tự (đền, chùa, nhà thờ ), trường học, trung tâm y tế, cửa hàng tạp hoá, nhà của người đứng đầu nhóm phụ nữ c. Trong khung thời gian cho phép, dẫn trình viên có thể yêu cầu trẻ suy nghĩ về thời gian cần thiết để các hoạt động và tài liệu truyền thông đạt được những tác động hiệu quả. Các em sẽ đưa ra mốc thời gian lượng giá (đánh giá) kết quả trong kế hoạch làm việc. Hướng dẫn các em về thời lượng cần thiết để các tài liệu và phương tiện truyền thông phát huy tác dụng, đồng thời các em cũng cần đánh giá công việc của mình trong khoảng thời gian hợp lý để có thể điều chỉnh nếu cần thiết (xem phần 4.2.6. Bước 6: Đánh giá.) 86 87
  82. 4.2.3. Bước 3: Xây dựng Dụng cụ Các tài liệu cần thiết để xây dựng thông tin và phương tiện truyền thông, mẫu tài liệu và phương tiện truyền thông khác. Cách thức tiến hành A. Trẻ tiếp tục làm việc nhóm, tập trung vào việc phát triển tài liệu hoặc phương tiện truyền thông cụ thể (ví dụ, nhóm làm việc áp phích, nhóm làm việc phát thanh, nhóm làm việc kịch sân khấu) B. Mỗi nhóm sẽ xây dựng một ví dụ về tài liệu và phương tiện truyền thông. Dẫn trình viên nên hướng dẫn trẻ trong quá trình thực hiện công việc và đảm bảo rằng các em bám sát chủ đề thảm hoạ. Dẫn trình viên nhắc các em 1) tập trung vào các mục tiêu và nhóm đối tượng tác động chính đã được xác định, 2) sử dụng khẩu hiệu ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nhóm mục tiêu chính, và 3) đảm bảo tài liệu được trình bày lôi cuốn và hấp dẫn. 88
  83. Những yếu tố tạo nên tính hiệu quả của tài liệu và phương tiện truyền thông • Lôi cuốn (áp phích nhiều màu sắc, chương trình phát thanh sinh động). • Câu tuyên bố ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu (thông điệp) • Thể hiện sự thấu hiểu và thông cảm đối với các nhóm mục tiêu chính. • Tránh những vấn đề mà nhóm mục tiêu chính không thích hoặc phản đối. • Truyền cảm hứng cho nhóm mục tiêu chính có những hành động phù hợp. • Thể hiện mặt tích cực của việc giải quyết vấn đề. Nếu chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực, người nhận sẽ có thể không ủng hộ thông điệp của chiến dịch truyền thông (Ví dụ tại Cuba, nhà thiết kế gợi ý một bức tranh vẽ một người đàn ông đang ngã xuống nước và thần chết đang chuẩn bị cướp đi mạng sống của anh ta. Bức tranh này làm nổi bật rất rõ mối nguy hiểm, nhưng thông điệp của nó gây quá nhiều sợ hãi mà nhóm mục tiêu chính không muốn nghe.) Những điểm mạnh và những hạn chế • Tờ rơi, sách giới thiệu thông thường có nhiều không gian để chứa đựng thông tin hơn những loại tài liệu khác và dễ dàng mang theo. • Áp phích có ít chỗ để đưa thông tin hơn nhưng dễ gây chú ý (và dễ nhớ) hơn sách giới thiệu. Một tờ áp phích có thể tiếp cận tới một lượng lớn công chúng và khách qua đường. • Kịch sân khấu có thể truyền tải một lượng lớn thông tin đồng thời có giá trị giải trí, nhưng lại chỉ là sự kiện đơn lẻ và chỉ tiếp cận được với những người có mặt tại thời điểm biểu diễn. • Chương trình phát thanh có thể tiếp cận nhiều người và có thể giải truyền tải những thông tin chi tiết. Nhưng chỉ những ai có đài mới có thể tiếp cận được với hình thức này. 88 89
  84. 4.2.4. Bước 4: Thử nghiệm tài liệu và phương tiện truyền thông Dụng cụ Bản thảo tài liệu và phương tiện truyền thông đã xây dựng cho chiến dịch truyền thông, bút, sổ ghi chép, hướng dẫn câu hỏi. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên giải thích lại rằng trước khi xuất bản các tài liệu và phương tiện truyền thông với số lượng lớn, chúng ta nên thử nghiệm mẫu với các chuyên gia và thành viên của nhóm mục tiêu chính. Trẻ em cần đảm bảo rằng những gì các em làm truyền tải được thông điệp của chiến dịch truyền thông và nhóm mục tiêu chính đánh giá cao điều đó. B. Giải thích rằng nên thử nghiệm với hai nhóm. 1) Các chuyên gia như lãnh đạo cấp cộng đồng hoặc các nhân viên cứu trợ để có được những ý kiến góp ý về kỹ thuật và lý thuyết. 2) Thành viên của nhóm mục tiêu chính như phụ nữ làm công việc nội trợ, trẻ em C. Tuỳ thuộc vào loại tài liệu và phương tiện truyền thông tiến hành thử nghiệm mà sử dụng cách phỏng vấn cá nhân hoặc tiến hành thảo luận nhóm tập trung. Dẫn trình viên có thể hướng dẫn trẻ đọc hướng dẫn dưới đây. D. Sau khi thử nghiệm, trẻ sẽ chỉnh sửa những chỗ cần thiết và đưa ra bản tài liệu và phương tiện truyền thông cuối cùng (bao gồm cả việc diễn tập lại vở kịch sân khấu). 90
  85. Thử nghiệm tài liệu và phương tiện truyền thông Giới thiệu về bản thân mình. Giải thích rằng bạn đã chuẩn bị tài liệu cho chiến dịch truyền thông giáo dục tại cộng đồng và bạn muốn tìm hiểu ý kiến của mọi người về tài liệu đó. Không giải thích về mục tiêu của chiến dịch truyền thông vì có thể điều đó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ của người được hỏi. 1. Sự lôi cuốn: • Anh/chị/cô/chú/bác có thích tài liệu này không? Vì sao thích? Vì sao không thích? • Anh/chị/cô/chú/bác có thể gợi ý để chỉnh sửa tài liệu cho phù hợp hơn không? 2. Độ hiểu biết • Hãy giải thích những gì mà anh/chị/cô/chú/bác nhìn và/hoặc đọc được ở tài liệu này? • Theo anh/chị/cô/chú/bác, tài liệu này có ý nghĩa như thế nào? • Có từ ngữ hay biểu tượng/hình ảnh nào mà anh/chị/cô/chú/bác không hiểu hay không? Nếu có, thì đó là phần ngôn ngữ hay hình ảnh? 3. Sự tham gia (liên quan) • Ngôn ngữ sử dụng trong tài liệu này dễ hiểu và thường được sử dụng tại cộng đồng hay không? Nếu không, hãy giải thích. 4. Sự tán đồng • Có điều gì trong tài liệu này mà anh/chị/cô/chú/bác không đồng ý không? Tại sao? • Anh/chị/cô/chú/bác có cho rằng tài liệu này phù hợp với cộng động của mình không? Nếu không, xin giải thích. 5. Hành động • Tài liệu này có gợi ra cho anh/chị/cô/chú/bác điều gì cần làm không? Làm như thế nào? • Anh/chị/cô/chú/bác có thực hiện những hành động được gợi ý trong tài liệu này không? Tại sao có? Tại sao không? 90 91
  86. 4.2.5. Bước 5: Phát động chiến dịch truyền thông Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng, tài liệu cần thiết để phát động chiến dịch. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên hướng dẫn trẻ rằng các em có thể phát động chiến dịch bằng cách tổ chức sự kiện công khai hoặc một loạt các sự kiện phân phát tài liệu hoặc tổ chức các hoạt động. Hoặc tuỳ vào tình hình, các em có thể không tổ chức phát động chiến dịch công khai. Các hoạt động để phát động chiến dịch có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào loại tài liệu và phương tiện truyền thông. B. Dẫn trình viên hỗ trợ trẻ quyết định lựa chọn tổ chức loại hoạt động phát động chiến dịch nào và lập kế hoạch cho các hoạt động đó. Một số gợi ý để tổ chức phát động chiến dịch truyền thông • Các hoạt động trong chiến dịch truyền thông cần thể hiện tính lôi cuốn để các thành viên trong cộng đồng nhận ra được vai trò của dự án. Ví dụ, hoạt động được sắp xếp vào ngày họp thôn hay hội làng. Phải tham khảo ý kiến của những người đứng ra tổ chức các sự kiện này để họ có thể hỗ trợ cho trẻ, tránh sự trùng lặp, xung đột giữa các sự kiện. • Thời gian tiến hành phát động chiến dịch cần chính xác, chương trình phải được lên kế hoạch trước với thời gian khai mạc và bế mạc cụ thể. • Hoạt động phát động chiến dịch có thể là sự kiện đặc biệt do trẻ em và các thành viên trong cộng đồng cùng tổ chức. • Tất cả các thành viên trong cộng đồng đều phải được mời tham gia chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông. Điều này sẽ giúp cho hoạt động trở nên đặc biệt vì tất cả các thành viên của cộng đồng đều được huy động tham gia. 92
  87. 4.2.6. Bước 6: Đánh giá Dụng cụ Giấy khổ lớn, bút viết bảng, tài liệu và thông tin liên quan đến chiến dịch truyền thông, công cụ đánh giá. Cách thức tiến hành A. Dẫn trình viên và trẻ em cần phải nhất trí trước (trong giai đoạn lập kế hoạch hành động) về khung thời gian để tiến hành đánh giá. Dẫn trình viên giải thích lại rằng công việc đánh giá nhằm để tìm hiểu xem những tài liệu và phương tiện truyền thông đã thực hiện có thể hiện sự phù hợp với nhóm mục tiêu chính và cộng đồng hay không, chiến dịch truyền thông có đạt được những mục tiêu đã đề ra không? B. Dẫn trình viên yêu cầu trẻ xem lại những mục tiêu mà các em đã thống nhất trước khi xây dựng các tài liệu và công cụ chuẩn bị cho chiến dịch truyền thông. Các em nên xem xét những câu hỏi sau Kết quả của chiến dịch truyền thông • Chiến dịch đã thực hiện được những điều chúng ta muốn hay chưa? • Chúng ta đã thực hiện được những điều chúng ta dự trù trong kế hoạch chưa? • Tác động của chiến dịch là gì? Làm thế nào chúng ta biết được điều đó? • Những tác động tích cực liệu có thể tiếp diễn dài hơn 6 tháng hay không? • Nếu mục tiêu đề ra chưa đạt, nguyên nhân gì dẫn đến điều đó? Chúng ta cần phải làm gì? 92 93
  88. Kết luận Điều quan trọng nhất mà chúng ta cần xem xét khi tiến hành tập huấn các hoạt động giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ với trẻ em là tập trung vào hợp phần “trẻ em khởi xướng” trong toàn bộ tiến trình. Bởi vậy, khi tiến hành tập huấn, cần ghi nhớ những điểm sau: • Tập huấn viên đóng vai trò dẫn trình viên chứ không phải giáo viên. Vai trò của tập huấn viên là hỗ trợ và hướng dẫn trẻ em trong suốt tiến trình và đảm bảo rằng các em hiểu được các khái niệm và hướng dẫn, theo đó các em có thể tự tin và độc lập thực hiện dự án nhằm đạt được những kết quả mong đợi. • Tiến trình của khoá tập huấn được thiết kế dựa vào cộng đồng và sử dụng các tiếp cận có sự tham gia và học tập tích cực. Tập huấn không nên chỉ tổ chức trong không gian lớp học, mà ngược lại, trẻ cần được khuyến khích và hỗ trợ tới gặp và nói chuyện với những người lớn trong cộng đồng càng nhiều càng tốt. • Những sản phẩm do trẻ thực hiện (ví dụ bản đồ rủi ro và nguồn lực, chiến dịch truyền thông giáo dục ) có thể rất khác nhau về chất lượng và tính toàn diện tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Điều này hoàn toàn được chấp nhận. • Mặc dù, trẻ được tập huấn để có được năng lực đánh giá rủi ro trong thảm hoạ và thực hiện các chiến dịch truyền thông giáo dục, nhưng các em không thể làm những việc đó một mình. Các em cần được cha mẹ, các thầy cô giáo, cộng đồng và chính quyền địa phương hỗ trợ để có thể thực hiện được những sáng kiến của mình. Tính bền vững của các hoạt động giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của người lớn (nhà trường và cộng đồng). Khi tiến trình kết thúc, chúng ta mong muốn người lớn và trẻ em cùng làm việc với nhau để xây dựng tiến trình giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ và/hoặc kế hoạch ứng phó thảm hoạ cấp cộng đồng. 94
  89. Tài liệu phát tay Tài liệu 1 Giảm nhẹ rủi ro thảm hoạ: Khái niệm và định nghĩa Tài liệu 2 9 bước lập bản đồ rủi ro và nguồn lực cộng đồng Tài liệu 3 Chia nhóm hoạt động tại thực địa cộng đồng Tài liệu 4 Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu trong các chuyến đi thực địa tại cộng đồng Tài liệu 5 Hướng dẫn phỏng vấn Tài liệu 6 Hướng dẫn cho thảo luận nhóm theo chủ đề Tài liệu 7 Hướng dẫn phỏng vấn cá nhân Tài liệu 8 Mẫu câu hỏi phỏng vấn/thảo luận về kinh nghiệm liên quan đến thảm hoạ. Tài liệu 9 Các bước xây dựng tài liệu và hoạt động truyền thông Tài liệu 10 Hoạt động đánh giá tình hình: Lịch thời vụ Tài liệu 11 Hoạt động đánh giá tình hình: Cây vấn đề 94
  90. Tài liệu 1 Giảm nhẹ rủi ro trong thảm hoạ: Khái niệm và định nghĩa • Hiểm hoạ là những nguy hiểm do con người hoặc tự nhiên gây ra, để lại những thiệt hại về người, tài sản, hay môi trường. • Thảm hoạ là một loại hiểm hoạ do con người hoặc tự nhiên gây ra, để lại những thiệt hại và mất mát trong cuộc sống cộng đồng, vì nó vượt quá giới hạn ứng phó của cộng đồng. • Rủi ro là một nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến một tác động tiêu cực hoặc có hại • Đánh giá rủi ro là một khảo sát hay nghiên cứu nhằm tìm hiểu, theo dõi và tiên liệu về những yếu tố trực tiếp hay gián tiếp gây ra những nguy cơ tiềm ẩn của những tác động xấu có thể xảy ra đối với trẻ em và người lớn trong cộng đồng. • Quản lý và giảm nhẹ rủi ro có nghĩa là hạn chế các khả năng có thể khiến một điều gì đó gây tác động xấu, hoặc có hại xảy ra. • Chuẩn bị sẵn sàng có nghĩa là giúp các cá nhân và cộng đồng sẵn sàng hành động khi một hiểm hoạ thiên nhiên có thể xảy ra, theo đó họ có thể ngăn chặn và giảm nhẹ những thiệt hại về người, về tài sản và môi trường. • Dễ bị tổn thương là khả năng dễ bị thương hay bị thiệt hại • Năng lực là khả năng ứng phó trong tình huống khó khăn, có nghĩa là phải có kỹ năng và kiến thức để đối phó và phòng ngừa rủi ro. 97