Những niềm tự hào của tinh hoa võ học Trung Quốc
Bạn đang xem tài liệu "Những niềm tự hào của tinh hoa võ học Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_niem_tu_hao_cua_tinh_hoa_vo_hoc_trung_quoc.pdf
Nội dung text: Những niềm tự hào của tinh hoa võ học Trung Quốc
- Những niềm tự hào của tinh hoa võ học Trung Quốc Thành Long tiếp tục công phá thị trường Hollywood và đưa võ thuật Trung Quốc lên một tầm cao ở kinh đô điện ảnh thế giới. Với lịch sử lâu đời, triết lý đậm tính nhân văn và những nỗ lực trong việc tiếp thị hình ảnh, võ thuật Trung Quốc ngày càng được phổ biến rất rộng rãi trên khắp thế giới. Ảnh tổng hợp trên 163. Trương Thiết Truyền đang được ví như ngôi sao mới trên bầu trời võ thuật Trung Quốc. Ở lần thượng đài gần nhất tại giải võ tự do Ultimate Fighting Championship hôm 27/2, võ sĩ họ Trương này chỉ mất 48 giây để hạ đo ván đối thủ Mỹ Jason Reinhardt.
- Là một nhà văn, nhưng Kim Dung (áo veste đen) lại được biết đến như là người có công lớn quảng bá tinh hoa võ học Trung Quốc ra bên ngoài thông qua những tiểu thuyết kiếm hiệp để đời. Các tác phẩm của ông được dịch thành nhiều thứ tiếng, chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.
- Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là ngôi sao điện ảnh võ thuật Trung Quốc đầu tiên tấn công vào thị trường Hollywood từ cuối những năm 1960 đến đầu 1980. Các vai diễn của anh gây ấn tượng mạnh về khí phách, tinh thần thượng võ và các kỹ năng chiến đấu trong võ thuật Trung Hoa. Tiếp bước Lý Tiểu Long, Thành Long (Jackie Chan) tiếp tục công phá thị trường Hollywood và đưa võ thuật Trung Quốc lên một tầm cao mới trong hàng loạt bộ phim bom tấn ở kinh đô điện ảnh thế giới.
- Lý Liên Kiệt (Jet Li) cũng đi theo con đường của các đàn anh Lý Tiểu Long, Thành Long ở Hollywood. Chùa Thiếu Lâm, với môn phái võ cùng tên, cũng là một thương hiệu có hàng nghìn năm lịch sử. Internet và công nghệ thông tin bùng nổ cũng được các nhà sư ở chùa Thiếu Lâm tận dụng triệt để nhằm quảng bá hình ảnh.
- Rất đông người ghi danh cho con em của họ theo học tại chùa Thiếu Lâm từ thuở còn bé, bất chấp những đau đớn khi phải khổ luyện. Vượt qua những quá trình sàng lọc gắt gao, chỉ một số ít được nhận làm môn sinh nhí.
- Nhưng cũng chỉ một nhóm nhỏ các môn sinh nhí này vượt qua các kỳ thi khắc nghiệt để được nhận lên học ở lớp cao hơn. Người Trung Quốc quan niệm tập và học võ không phải để đi đánh nhau, mà chỉ là một cách để rèn luyện sức khỏe, tinh thần.
- Võ thuật cũng được phổ biến ở các sự kiện quốc tế diễn ra ở Trung Quốc. Trong ảnh là các thí sinh dự thi Hoa hậu châu Á tại Quảng Châu hồi tháng 9/2005 biểu diễn tập thể một bài quyền.