Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam - Quyển Hạ (Phần 2)

pdf 173 trang ngocly 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam - Quyển Hạ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnep_cu_tin_nguong_viet_nam_quyen_ha_phan_2.pdf

Nội dung text: Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam - Quyển Hạ (Phần 2)

  1. Tín ngưỡng Việt Nam Xem Tướng em tướng tức là xem diện mạo dáng điệu để đoán về Xtính tình sự nghiệp của mỗi người. Ta có câu: Trông mặt mà bắt hình dong, lại có câu: Nhân hiền tại mạo. Tục ta tin ở bói toán, xem tướng cũng là một cách bói nhưng bói qua diện mạo chân tay dáng điệu. Nhìn tướng một người, có thể biết người đó thọ hay yểu, sang hay hèn, thông minh hay đần độn. Theo các nhà thuật số, thì riêng bề ngoài, toàn bộ phận trong hình thể con người ta, bộ phận nào cũng có tướng hết thảy, và họ cho rằng đã có tướng thì có ứng nghiệm. Tuy nhiên, tướng có tốt có xấu, và có nhiều người trông tướng rất đẹp, nhưng lại không gặp may mắn là vì cái tốt ở bộ phận này, bị khắc bởi cái xấu ở bộ phận khác. Dù sao, những người có tướng tốt, nếu không gặp may mắn thì cũng đỡ gặp những sự hiểm nghèo. Trái lại, có người tướng tuy xấu, nhưng cũng không gặp sự gian nan, đó là vì còn có tướng tốt ở những bộ phận khác. Bởi vậy, khi xem tướng phải xem xét hết thảy các tướng hiện ra các bộ phận của mỗi người rồi mới luận được cát hung. 226
  2. Mê tín dị đoan Theo các cụ thì tướng tốt xấu cũng có thể thay đổi được vì cách ăn ở thiện ác của từng người. Sau đây là những điều sơ lược về tướng pháp từng bộ phận. Ngũ hành với hình người Hình dáng con người mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung quy vào năm hình theo ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người hình Kim. - Người thanh nhỏ mà cứng cỏi, vuông vắn, ngay ngắn. Nếu người ngắn thấp tức là bất túc, thịt cứng là hữu dư. Tướng hình Kim được vẻ vang. Người hình Mộc. - Người hình Mộc ốm, dài và lộ xương, đầu cao, trán nhô. Nếu xương nặng mà mập, lưng mình dẹp mỏng là tướng xấu, trái lại cốt gẩy hình xương xương, dong dỏng cao, mắt trong là tướng hưởng tuổi già an nhàn. Người hình Thủy. - Người rộng lớn dày dặn. Hình cúi mà sấp xuống là hình chân thật. Người nào mày thô, mắt lớn, thành quách lại tròn trặn là người hình Thủy được hưởng phúc đức tự nhiên. Người hình Hỏa. - Người trên nhỏ, dưới rộng, trên nhọn dưới dày - Tính nóng. Bàn tay hồng đỏ. Theo sách tướng thì người hình Hỏa diện mạo như lửa muốn cháy, dưới rộng trên đầu nhọn, ít râu ria. Cử chỉ không chủ định. Người hình Thổ. - Người mập lớn trầm trẫm, vai cao lưng dày như hình con rùa. Người hình Thổ đoan hậu và thâm trọng, kiên tâm và mưu lược lại trọng tín nghĩa. Tướng mặt Xem tướng thường người ta chú trọng vào xem tướng mặt và chân tay. Trên mặt, các nhà tướng số chia ra nhiều bộ phận và mỗi bộ phận đều có tướng riêng. 227
  3. Tín ngưỡng Việt Nam Ngũ tinh Đây là năm ngôi sao trên mặt mang tên ngũ hành. Tai tả là Kim tinh ,sắc nên trắng mới được hưởng quan lộc. Tai hữu là Mộc tinh, hình nên vểnh lên để được hưởng phú lộc. Miệng là Hỏa tinh, sắc nên hồng mới được hưởng phú quý. Trán là Hỏa tinh, hình nên vuông mới được hưởng quan lộc. Mũi là Thổ tinh, thịt phải dày mới trường thọ. Lục Diệu Đây là sáu ngôi sao khác trên mặt: Thái dương, Thái âm, Nguyệt bột, La hầu, Kế đô, Tử khí. Mắt tả là Thái Dương, phải có bóng sáng mới hưởng phúc lộc. Các bộ phận trên mặt 1-Kim tinh, 2-Mộc tinh, 3-Thủy tinh, 4-Nam nhạc và Hỏa tinh, 5-Thổ tinh, 6-Thái dương, 7-Thái âm, 8-Nguyệt bột, 9-La hầu, 10-Kế đô, 11-Tử khí, 12-Đông nhạc, 13-Tây nhạc, 14-Trung nhạc, 15-Bắc nhạc. 228
  4. Mê tín dị đoan Mắt hữu là Thái Âm, phải đen mới có quan lộc. Sơn căn, nơi trên sống mũi, dưới hai con mắt là Nguyệt Bột, phải thẳng mới có tài lộc. Lông mày bên tả là La Hầu, phải dài mới có quan lộc. Lông mày bên hữu là Kế Đô, ngay ngắn thì vợ con sung sướng. Ấn đường, chỗ hai lông mày giao nhau là Tử Khí, nếu tròn thì có danh phận. Ngũ Nhạc Theo các nhà tướng số Đông Phương, trên mặt con người có những chỗ được gọi là sông và núi. Ngũ nhạc là năm ngọn núi: Hành sơn, Hằng sơn, Trung sơn, Thái sơn và Họa sơn. Thái sơn là Đông nhạc ở má phía tả; Họa sơn là Tây nhạc ở má phía hữu. Hai núi Đông và Tây nên ngay thẳng không thiên, không ỷ. Hành sơn là Nam nhạc ở trán, nên vuông và ngay; Trung sơn là Trung nhạc ở mũi nên vuông và ngay mà cao vót lên tới ấn đường. Hằng sơn là Bắc nhạc ở cằm trên dầy, cao, tròn và đầy. Tứ Độc Đây là tên bốn con sông: sông Giang, sông Hoài, sông Hà và sông Tế. Sông Giang là tai nên sâu và xa: Sông Hà là mắt, cần sâu và có ánh sáng; Sông Hoài là miệng, môi và mép cần che nhau: Sông Tế là mũi. Tam Tài Tam tài là trời, người và đất. Trên mặt có ba chỗ tượng trưng cho tam tài. 229
  5. Tín ngưỡng Việt Nam Trán tượng trưng cho trời, phải rộng và tròn mới được sang; Mũi tượng trưng cho người, phải ngay và bằng mới sống lâu; Cằm tượng trưng cho đất, phải vuông và rộng mới có của. Tam Đình Mặt theo tướng số có thể chia làm ba phần từ chân tóc tới cằm. Thượng đình từ chân tóc tới ấn đường ứng về tiền vận. Thượng đình dài thì tiền vận giàu có. Trung đình từ sơn căn, dưới ấn đường đến chuẩn đầu, chỗ đầu mũi ứng về trung vận. Trung đình dài thì trung vận được hưởng phúc lộc. Hạ đình từ nhân trung tới cằm ứng về hậu vận. Hạ đình dài thì về già nhiều lộc. Nếu ba đình quân bình đời sung sướng, ba đình lệch lạc đời gặp ba đào. Học đường và bộ học đường Tướng số phân biệt trên mặt có 4 học đường và 8 bộ học đường. Bốn học đường là: Quan học đường là mắt ứng về quan lộc. Mắt dài mà trong là người có quan chức. Lộc học đường là trán chủ về lộc và thọ. Trán rộng và dài là người có nhiều lộc và sống lâu. Nội học đường là hai răng cửa chủ về tính nết. Hai răng này ngay ngắn và khít thì con người hiếu cẩn trung tín, kẽ thưa và nhỏ là người hay sàm ngôn. Ngoại học đường là bên trước cửa mang tai chủ về sự thông minh. Nếu ngoại học đường dày, sáng, đầy và nhuận, con người thông minh, nếu ướt và tối là người ngu đần. 230
  6. Mê tín dị đoan Tám bộ học đường là: Cao minh bộ học đường, phần trên trán, chủ về tiền của; Cao quảng bộ học đường, phần giữa trán, chủ về phúc đức; Quan đại bộ học đường, ấn đường, chủ về quan chức; Minh tú bộ học đường, chủ về sang trọng quý hiển; Thông minh bộ học đường, tai, chủ về tiếng tăm; Trung tín bộ học đường, miệng và môi, chủ về bổng lộc; Quảng đức bộ học đường, lưỡi, chủ về đức độ. Ban duẩn bộ học đường, lông mày, chủ về tuổi thọ. Thập Nhị Cung Trên mặt còn có phân biệt 12 cung, mỗi cung chỉ về mỗi việc. Cung Mạng. - Ứng về vận mạng, ngôi tại giữa đôi lông mày, trên sơn căn. Nơi đây sáng sủa, con người có học vấn thông thái. Nơi đây phẳng đầy, con người hưởng phúc thọ. Nếu chon von u ám, con người bần hàn dốt nát. Hai lông mày giao tiếp nhau, con người hèn hạ. Nổi gân nổi thớ rối loạn, con người lưu lạc tha hương lại khắc vợ. Trán hẹp, lông mày khô, tài sản tiêu tan. Cung Tài bạch. - Mũi là tài tinh ứng về của cải, ngôi ở Thổ tú. Sống mũi thẳng như ống tre, đầu mũi như quả mật treo: bậc cự phú. Mũi có sống chon von ngay thẳng và cao dày: một sự phú quý vĩnh viễn. Nhọn như mỏ chim ưng, như chót núi: tướng bần hàn phá của. Lỗ mũi ngửa lên: kiếm bữa hôm lo bữa mai, không bao giờ có của để dành. Hai bên lỗ mũi: sách gọi là Tế trù, Táo thượng, lép: không bao giờ có tiền dư của để. Cung Huynh đệ. - Ứng về anh em, ngôi tại hai lông mày, thuộc sao Kế đô. Lông mày dài quá mắt: ba bốn anh em và không sát nhau. 231
  7. Tín ngưỡng Việt Nam 1.Quan lộc, 2-3.Phúc đức, 4.Mệnh môn, 5-7.Huynh đệ, 6-8.Thiên di, 9-10.Điền trạch, 11.Tật ách, 12.Tài bạch, 13-15.Nam Nữ, 14-16.Thê thiếp, 17-18.Nô bộc. Lông mày tốt đẹp mà thưa: anh em đoan chính. Lông mày vòng cung như trăng đầu tháng: anh em có tài đức hơn người. Ngắn và thô: anh em ly biệt. Vòng lông mày lấp mắt: ít anh em. Hai dạng lông mày: có anh em khác mẹ. Lông mày vàng mỏng giao nhau: số phải chết nơi đất khách. Lông mày xoáy quanh và kết lại: anh em khắc nhau. Cung Điền trạch. - Ứng về ruộng nương nhà cửa, ngôi ở hai mắt. Mắt có tía đỏ lấn con ngươi: phá hết gia tài, già không đủ ăn. Hai mắt âm (hữu), dương (tả) cốt khô: chẳng giữ nổi ruộng vườn. Mắt lớn hoặc mắt nông mà quầng lạnh như băng: sẽ tiêu tan hết gia tài. Con ngươi đen nhánh: suốt đời giầu có. Mày cao, mắt phượng: cự phú. 232
  8. Mê tín dị đoan Cung Nam nữ. - Cung này còn gọi là cung Tử tức ứng về đường con cháu, ngôi ở phía dưới hai mắt. Phẳng đầy đều: con cháu hưởng phúc lộc vinh hoa. Tựa tựa con tằm: có con dâu thanh quý cao sang. Sâu hãm: trai gái vô duyên. Có nốt ruồi đen hoặc vành đâm xiên: khắc với con cháu tới già. Mắt him him như miệng thổi lửa: nếu là thường nhân, khó có con cháu tống chung khi trăm tuổi. Cung Nô bộc. - Ứng về kẻ ăn người ở trong nhà, ngôi ở Địa các, tiếp với Thủy tinh. Cằm tròn đầy đặn: có hàng bày đầy tớ. Hai bên bạnh cằm chầu lại: nhất hô bách nạc. Miệng hình chữ Tứ: có quyền kêu tụ, hét tán. Địa các nhọn hớt: đầy tớ vong ơn. Vằn nát mà hãm: không có người mà sai bảo. Vành Địa các thấp nghiêng: làm ơn nên oán. Cung Thê thiếp. - Ứng về vợ và nàng hầu, ở nơi gần hai bên tai. Quang nhuận không hằn: vợ hiền và đảm. Dày dặn phẳng đầy: vợ có của cải. Xương gò má xâm lên cao: nhờ vợ có lộc. Sâu hãm: làm rể mới hoài (vợ chết hoặc bỏ đi luôn) Nhiều vằn: vợ ngộ ác bệnh mà chết. Thâm xám: phải lìa vợ. Nốt ruồi đen hay có vằn xế: vợ có ngoại tình và nhiều dâm dục. Cung Tật ách. - Ứng về tật bệnh và tai ách, ngôi ở Sơn căn, nhằm phía dưới Ấn đường. Cao dầy và đầy đặn: phúc lộc vô cùng liên tiếp. Màu da sáng sủa: phúc đức đầy đủ. Cao đều bằng sống mũi: sống lâu. 233
  9. Tín ngưỡng Việt Nam Vằn ngấn, thấp hãm: bệnh tật quanh năm. Xương khô mà nhọn trễ xuống: nhiều bệnh tật, chết khổ sở. Khí như khói mù: tai ách thường xuyên. Cung Thiên di. - Ứng về việc dời đổi chỗ ở, ngôi ở góc lông mày. Cao dày đầy đặn màu tươi: không có gì phải lo lắng. Phẳng tới tai: đi đâu cũng được sự kính trọng. Khí xông lên tới trán: quý tướng ra ngoài quyền cao chức trọng. Góc trán thấp hãm: không chỗ trú chân suốt đời. Lông mày liền giao tiếp: phá tổ lìa nhà. Hai bên lệch nhau; luôn luôn thay đổi chỗ ở. Cung Quan lộc. - Ứng về chức tước, công danh ở mé giữa trên trán - Lại ứng về việc công môn. Suốt lên tới đầu: một đời chẳng tới cửa công. Hai bên thái dương chầu lại: quan tư bất nhiễu. Sáng sủa trong sạch: hiển đạt hơn người. Trán cao và có góc: thường phạm tới việc quan. Các thớ vằn vỡ nát: việc ngang trái tội lỗi. Nếu thêm mắt đỏ như cá chép: phạm tội mà chết hoặc chịu tội đồ. Cung Phúc đức. - Ứng về phúc phận, ngôi ở Thiên thương tức là ở hai bên thái dương, Thiên thương dắt liền xuống Địa các, Thiên, Địa chầu nhau thì tốt. Trán hẹp, cằm tròn: cực khổ từ thuở bé. Trán rộng, nhọn: lúc già gian truân. Mày mắt sếch: bình thường. Mày đè áp mắt, tai bạt: kém phúc đức. Cung Tướng mạo. - Tướng mạo là toàn hình khuôn mặt, ứng chung cả vận mạng toàn thân. Năm nhạc đầy đủ: phú quý, vinh hoa. Ba đình đều nhau: suốt đời hiển đạt. Năm nhạc triều cao: quan lộc vinh thăng. 234
  10. Mê tín dị đoan Trán chủ vận đầu, mũi chủ vận giữa, cằm chủ vận chót. Nơi nào khắc hãm, vận đó không tốt. Tướng các bộ phận Mười hai cung trên để xem chung đại cương cho mỗi người. Ngoài ra mỗi bộ phận trong con người từ mắt mũi đến râu tóc, đến cả những chỗ hiểm đều có những tướng riêng tùy theo người sang, hèn, quý, tiện từng giai đoạn đời người. Ta có câu: tướng tự tâm sinh, tướng con người tự tâm địa con người mà ra. Theo các cụ, thì con người gặp tướng xấu, nhưng ăn ở phải đạo, tướng cũng có thể thay đổi được. Cứ kể ra, nếu nói hết, dù chỉ đơn sơ về cách coi tướng của mọi bộ phận, thì khuôn khổ một tập sách phổ thông này, không sao nói cho đủ, và chính ta cũng không biết rõ hết mà nói. Bởi vậy, dưới đây chỉ là mấy nét lướt qua về cách xem tướng của mỗi bộ phận, theo những điều được tai nghe qua lời các cụ hoặc mắt thấy qua một vài tài liệu. Lông mày Lông mày là cửa mắt, là lọng che cho mắt, nơi biểu lộ hết cái nghi biểu cho một khuôn mặt. Là lông mày lại tô điểm cho con mắt, và qua con mắt người ta có thể phân biệt được kẻ hèn người sang, kẻ khôn người dại. Lông mày phải thanh và nhỏ, bằng và rộng, tốt và dài mới chứng tỏ con người thông minh. Lông mày thô và rậm, nghịch và rối, ngắn và không đều: người hung hãn ương ngạnh. Mày dài quá mắt: người giàu sang. Lông mày ngắn không đủ che mắt: người cùng khổ. Lông mày cao lên: người tính khí cương thường. 235
  11. Tín ngưỡng Việt Nam Đứng sững và cứng: người hào khí. Đuôi mày rũ xuống: người hèn nhát. Đầu mày giao nhau: người bần bạc, khắc hại huynh đệ. Lông mày mọc nghịch: người bất lương, khắc hại thê tử. Trong lông mày có nốt ruồi: người thông minh, hiền hậu, sang quý. Lông mày có điểm lông trắng: đa thọ. Trên lông mầy có nhiều thớ thẳng: giàu sang. Trên lông mầy có nhiều thớ ngang: nghèo khó. Lông mày có chỗ khuyết: nhiều gian kế. Lông mày mỏng: giảo quyệt, nịnh bợ. Lông mày cao vót và tốt: quyền lộc cao hậu. Lông mày như cung sừng: hiền lành. Lông mày như trăng non: thông minh hơn người. Lơ thơ như sợi tơ: đa dâm nhưng không con. Nuồn nuột như mày ngài: hiếu sắc. Mày dài quá mắt: trung thực. Mày ngắn hơn mắt: tính tình cô độc. Đầu mày giao lộn: anh em chia lìa. Góc mày đi vào tóc mai: vinh hiển, giàu sang, thông minh, tuấn nhã. Lông mày có xoáy: anh em khắc nhau. Lông mày rườm rà: gái nhiều, trai ít. Lông mày cao thẳng: chức vụ thanh nhàn. Lông mày vằn như vỡ ra: gặp nhiều gian truân. Đại lược vẽ lông mày là những tướng trên. Các cụ, còn tùy theo loại lông mày, đặt cho những tên riêng. Lông mày lá liễu, lông mày chổi sể, lông mày la hán v.v Mắt Theo quan niệm của các cụ thì lúc ngủ thần đậu tại tâm, lúc thức thần nương tại mắt. Con mắt là cửa sổ của thân người, 236
  12. Mê tín dị đoan và nhìn qua con mắt người ta biết con người lanh lợi hay ngu đần, lành hay dữ, do mắt đục hay trong, đen hay trắng. Loại mắt trắng dã là con người bạc bẽo. Mắt dài mà sâu và quãng nhuận sắc: tướng đại quý. Con ngươi đen nhánh: thông minh, văn tài hàm súc. Loáng thoáng có ánh sáng: giàu sang. Mắt nhỏ và sâu: tướng trường thọ, nhưng hiểm độc. Con ngươi nổi và lộ: yểu tướng. Mắt lớn mà lồi, tròn mà dữ: ít thọ. Những người ti hí mắt lươn, Trai thì trộm cắp, gái buôn chồng người.(1) Mắt lồi dữ mà nhìn liếc: phi dâm tắc đạo. Mắt lờ mờ nhắm lệch: con người bất chính. Có sợi đỏ suốt con ngươi: chết về sự ác. Mắt dê: tướng mồ côi mà ương ngạnh. Mắt ngắn nhỏ: ngu hèn. Mắt giương trừng: tính nóng. Dưới mắt như con tằm nằm: sinh quý tử. Đàn bà mắt trắng đen phân minh: đoan trang. Đàn bà dưới mắt sắc đỏ: có tai ách trong lúc sinh nở. Đàn bà nhìn trân: dâm đãng. Đại khái sơ lược xem tướng mắt thì như vậy, nhưng theo sách tướng qua con mắt người ta có thể biết kẻ đó phúc đức ra sao, con cháu thế nào, và cũng có phân biệt các loại mắt: Mắt rồng: giàu sang, gặp gỡ minh chủ. Mắt khỉ: giàu sang. Mắt voi: trường thọ, an vui suốt đời. Mắt sư tử: thương người. Lại còn mắt mèo, mắt lươn, mắt tôm, v.v Mũi Mũi là Trung nhạc làm biểu suất cho nét mặt, 237
  13. Tín ngưỡng Việt Nam Mũi cần quang nhuận và nở lên thì giàu sang, nếu có điểm đen và đốt mỏng, chẳng nghèo hèn cũng yểu tướng. Mũi cao và có mương: trường thọ. Mũi như trái mật treo mà thẳng như ống tre cắt: giàu sang. Mũi cứng có xương: trường thọ. Mũi nhọn và đầu nhỏ: hẹp lượng gian manh. Mũi có nhiều nốt ruồi: không tốt. Đầu mũi chắp thẳng: phú quý. Mũi cao nguy: anh em suy yếu. Trụ mũi dài rộng: nhiều tài năng. Mũi dày mà thẳng: con cái vinh quang. Mũi cao mà ngang: vinh hiển phú quý. Cũng như mắt, mũi cũng phân biệt nhiều loại: Mũi trâu: trung thọ, giàu sang. Mũi củ tỏi: anh em chẳng hòa, tuổi già có cơ nghiệp. Lại còn mũi núi gươm, mũi hổ, mũi sư tử, mũi mỏ chim ưng v.v , mỗi loại chỉ một điểm khác nhau. Miệng Vuông, rộng có góc: tướng thọ. Hình như cung sừng: có quan lộc. Bề ngang rộng mà dày: giàu có phúc đức. Ngay thẳng, không quá dày, quá mỏng: tướng bình thường. Miệng hình chữ Tứ, vuông đẹp: phú túc. Nhọn mà lệch, lại mỏng: tướng nghèo hèn. Chẳng nói mà miệng động như miệng ngựa: tướng chết đói. Sắc tía đen; vận hãm gặp nhiều trở ngại. Miệng mở răng lộ: người không có cơ mưu. Có nốt ruồi: người hay ăn uống. Miệng như ngậm son: không lo đói rét. Miệng như ba ngón tay chúm vào nhau: bần bạc. 238
  14. Mê tín dị đoan Miệng rộng mà dày: ăn lộc muôn chung. Môi là thành quách của miệng, lưỡi là dao mác của miệng, thành quách nên dày, dao mác nên bén, đó là tướng tốt. Lưỡi lớn miệng nhỏ: tướng bần hàn, chết non; miệng nhỏ, lưỡi ngắn: tướng nghèo. Sắc miệng nên đỏ, tiếng nên thanh, lưỡi nên ngay, môi nên dày. Tục ngữ nói: Miệng như châu sa: ăn lộc vinh hoa; Miệng như hoàng đơn: no hơn ấm đủ; Miệng như hòn son: tiền của như non; Miệng như môi trâu (dày): hiền đức bền lâu. Nhân Trung Các sách tướng Á Đông cho nhân trung là ngòi rạch của thân người, ngòi rạch cần khai thông, nước mới chảy thoát, nông hẹp nước sẽ bị nghẽn tắc. Nhân trung chỉ về số thọ của người ta. Nhân trung dài, trong sâu ngoài rộng và hướng chảy xuống là tốt; nhỏ và hẹp là xấu. Đầy mà phẳng cũng xấu, thường gặp tai ách. Trên hẹp dưới rộng: lắm con nhiều cháu; trái lại trên rộng dưới hẹp là tướng hiếm hoi. Trên hẹp, dưới hẹp, giữa rộng cũng xấu, con cháu khó thành đạt hay gặp trắc trở. Trên thẳng dưới thẳng mà sâu: rất tốt cho con cháu, đa đinh, trái lại trên dưới phẳng mà nông, con cháu long đong. Nhân trung khuất khúc: tướng người bất tín; trái lại nhân trung ngay thẳng: tướng người trung nghĩa. Ngay mà rủ xuống: giàu và thọ: có gân co lên: tướng hèn yếu. Sáng như mãnh tre chẻ: lộc nhiều và danh vọng. 239
  15. Tín ngưỡng Việt Nam Nhỏ như cây kim: tướng người tuyệt tự và bần cùng. Trên có nốt ruồi đen: nhiều con trai. Dưới có nốt ruồi đen: nhiều con gái. Giữa có nốt ruồi đen: dễ lập gia đình, khó nuôi con. Có hai nốt ruồi đen: tướng dễ sinh đôi. Có thớ ngang: tướng vô hậu; có thớ dựng: phải nuôi con nuôi; có thớ dọc; đẻ con có tật kinh niên. Môi Môi là thành quách của miệng, cửa của lưỡi, khép mở đều quan hệ ở môi. Môi cần dầy và nở góc, và sắc môi phải nhuận hồng mới tốt. Môi đỏ như son: giàu có sang trọng. Môi thâm như chàm: hoạn nạn yểu tướng. Môi thâm sì ngả về màu đen: cực khổ và chết dữ. Môi tía và sáng: nhàn nhã đủ ăn đủ mặc. Môi trắng và đẹp: có vợ quý. Môi vàng ngả sang hồng: có quý tử. Gân môi co: chết non. Mỏng môi: bần tiện. Môi trên dài: mẹ chết trước cha. Môi dưới dài: cha chết trước mẹ. Môi trên mỏng mà trắng: nói năng giảo hoạt. Môi dưới mỏng mà trắng: bần hàn lật đật. Trên dưới đều dày: tướng người trung hậu. Trên dưới đều dài: tướng người hèn hạ, hay nói lộng ngôn. Trên dưới chẳng che nhau: bần hàn trộm cắp. Trên dưới xứng với nhau: tướng người nói năng ngay thẳng. Môi rồng; tướng giàu sang; Môi dê: tướng nghèo hèn. Về môi tục ngữ có câu: “mỏng môi hay hớt, dày môi hay hờn”. 240
  16. Mê tín dị đoan Lưỡi Lưỡi phải ngay mà bén, dài mà lớn mới là tướng tốt. Lưỡi hẹp và dài: tướng người dối trá. Đầu bằng mà ngắn: gian truân và lật đật. Lớn và mỏng: tướng người càn bậy. Nhỏ và nhọn: tướng người tham lam. Lưỡi thè tới mũi: tướng vương, hầu. Lưỡi cứng như bàn tay: lộc tới khanh, tướng. Sắc hồng: tướng sang; sắc đen: tướng hèn. Sắc đỏ như máu: tướng giàu; sắc trắng bệch: tướng nghèo. Trên lưỡi có thớ thẳng: làm quan cao chức trọng. Trên lưỡi có vằn dọc: làm tới thượng thư. Vằn lưỡi có thớ quấn quanh: tướng rất sang. Lưỡi tươi mà đầy miệng: rất giàu. Trên lưỡi có nốt ruồi: ăn gian nói dối. Lưỡi như rắn: tướng độc địa. Lưỡi đứt như xẻ: hay gặp rủi ro. Chưa nói lưỡi đã đưa tới: hay lộng ngôn. Chưa nói lưỡi đã liếm môi: nhiều dâm dật. Lưỡi lớn miệng nhỏ: nói chẳng trót lời. Lưỡi nhỏ miệng lớn: con người lém lỉnh. Lưỡi nhỏ mà ngắn: nghèo nàn. Lưỡi lớn mà dài: tướng quan sang. Răng Tục cho rằng răng là tinh hoa của trăm cốt, giáo mác của miệng, răng vận hóa muôn vật để nuôi sáu phủ. Răng phải lớn và khít, dài mà thẳng, nhiều mà trắng mới tốt. Vững chắc thật khít: tướng trường thọ. Quanh rối mọc chông: tướng giảo hoạnh. 241
  17. Tín ngưỡng Việt Nam Lộ ra: tướng chết bất thình lình. Thưa hở: tướng bần bạc. Ngắn khuyết: tướng ngu hèn. Khô se: ngang yểu, chết non. Nói chẳng hở răng: giàu sang. Đang cường tráng rụng răng: kém thọ. 38 răng: hiếm và quý tướng vào bậc vương hầu quốc trưởng. 36 răng: trào quan, cự phú. 32 răng: phúc lộc bậc trung. 30 răng: bình thường. 28 răng; nghèo hèn. Sách tướng nói vậy, chứ người ta thường chỉ có 32 răng, họa hoằn mới có người mọc thêm hai chiếc. Răng sáng trắng: người tính việc gì được việc ấy. Răng vàng ủng: người làm gì hỏng nấy. Răng như ngọc trắng: tướng cao quý. Răng như bạc nướng: tướng thanh nhàn có chức tước. Răng đều như hạt lựu; có phúc lộc. Răng như mũi gươm: tướng trung thọ. Răng như gạo nếp: tướng cao thọ. Răng như trái dâu: tướng mạng đoản. Tai Tai ăn vào óc, chuyển tiếng động tới óc, theo sách tướng là ty thuộc của trái tim, là dinh hậu của thận; bởi vậy khi thận vượng tai trong mà thông, khi thận yếu tai đục mà tối. Tai dày dặn mà chắc, cao vót mà dài: tướng thọ. Vành trong vành ngoài phân minh: thông minh. Giái tai trễ xuống, tai ngửa lên: có của và sống lâu. Tai dán vào thịt: phú túc. Tai mọc lông bên trong: tướng thọ. 242
  18. Mê tín dị đoan Tai có nốt ruồi: thông minh và sinh quý tử. Cửa tai rộng: tướng người tri thức. Hồng mà nhuận: tướng có công danh. Đỏ hay đen: tướng nghèo hèn. Tai mỏng, ngoảnh về đằng trước: tướng người phá sản. Tai lật mà lệch nghiêng: tướng người vô gia cư. Tai bên lớn bên nhỏ: hay gặp rủi ro. Tai như xách lên: tiếng dậy bốn phương. Tai rủ xuống vai: quý tướng vô cùng. Tai trắng như nét mặt: tiếng mãn thiên hạ. Tai tròn như con cờ: thành gia lập nghiệp. Tai đen như hoa rụng: ly tổ phá gia. Tai mỏng như giấy: chết non. Tai như tai thỏ: nghèo nàn cùng quẫn. Tai như tai chuột: nghèo nàn lại chết non. Tai trở như bánh xe: tổ nghiệp bay như tro bụi. Tai dủ hột châu: dư ăn dư mặc. Trán Trán là Hỏa Tinh, các vị Thiên trung, Thiên đình, Thiên không đều ở trán. Do đó qua trán, người coi tướng sành có thể biết được sự quý tiện của một người. Trán phải quang đãng khởi lên, cao vót mà rộng ra mới tốt. Trán tụ lên đỉnh đầu là tướng tuyệt sang của các vị thiên tử, quốc trưởng. Bề cao dựng như bức vách đứng, bề rộng khum như gan úp, sáng mà rộng, vuông mà dài: tướng cao quý và trường thọ. Trán không nên lệch, lệch phía tả thì mồ côi cha, lệch phía hữu thì mồ côi mẹ. Trên trán có những hình vằn, mỗi vằn chỉ mỗi phương diện, sang hèn giàu nghèo tùy theo vằn. 243
  19. Tín ngưỡng Việt Nam Lưỡng Quyền Lưỡng quyền tức là hai gò má. Đây là Đông nhạc và Tây nhạc giúp Thổ tinh (mũi) hành vận. Không có lưỡng quyền vận giữa chẳng phát đạt, giàu có mũi cũng không có chi giúp, ắt trong hai gò má có thịt mà cao vót lên. Gò má cao: làm việc có quyền. Gò má thấp: làm việc bình thường. Không có thịt bọc: tính người ngang trái. Lộ quá thì khắc sát: đàn ông khắc vợ con, đàn bà khắc chồng con. Gò má như phá vỡ: yểu thọ. Gò má như lật lại: tính người ương ngạnh. Ủng thũng hay tối đen: bị hình phạt, cướp bóc. Lộ xương: hay làm bậy. Lõm thấp: vô quyền. Bên cao bên thấp: tính tình bất định. Mặt Mỗi bộ phận trên mặt từ mắt, mũi, tai gò má đều có tướng riêng, nhưng người xem tướng cần phải biết phối hợp tướng các bộ phận này lại với nhau để đưa ra một kết luận chung, do đó việc xem tướng toàn diện bộ mặt là cần thiết. Ta có câu khôn ngoan hiện ra nét mặt, què quặt hiện ra chân tay, cho nên nhìn qua bộ mặt người ta biết ngay kẻ khôn người dại, kẻ lành người dữ, kẻ hay người dở. Theo sách tướng thì nói rằng: Bày linh vị của trăm bộ, thông thần lộ của năm phủ, suy thành tượng của ba tài, định đắc thất của một thân là mặt đó. Trên mặt, ngũ nhạc, tứ độc phải chầu nhau, ba đình mọi bộ phải đầy đặn mới là tướng tốt. Mặt ngay thần định là tướng quý; vẹo xéo lệch lạc là khuyết hãm. 244
  20. Mê tín dị đoan Vẻ mặt tối sầm, diện mạo xú ác là tướng bần tiện. Những mặt sắc trắng như đọng mỡ, đen như màu sơn, vàng như trái nướng đều là tướng đại phú quý. Sắc mặt đỏ dữ là mạng đoản; màu lông lươm rươm tối đục khô ráo, không gió mà như có bụi là tướng nghèo mà lại chết non; sắc mặt giận biến thành xanh xám là tướng người độc ác. Mặt như trăng đầy, thanh tú mà thần thái chiếu qua người khác, kêu là dáng mặt sớm mai là tướng quý lắm, đàn ông làm nên công khanh, tướng soái, đàn bà làm nên hậu phi phu nhân. Da mặt dày là tướng người thuận hòa hiếu hạnh; da mặt mỏng là tướng người nhanh nhẹn nhưng nghèo. Người béo mặt gầy là tướng người chậm chạp nhưng thọ. Mặt trắng người đen: tướng người hèn. Mặt đen người trắng: tướng người sang. Mặt như trái dưa vàng là tướng vinh hoa phú quý; mặt như trái dưa xanh là tướng thánh triết hiền hòa. Trên là mấy điểm chính xem tướng mặt, và dưới đây là mấy khuôn mặt kiểu mẫu: Mặt tướng oai mãnh: Thần sắc nghiêm túc, chẳng giận mà oai, người coi thấy tự nhiên sợ. Một đời chẳng bợ người cũng chẳng khinh người. Hưởng vinh hoa phú quý tới già. Mặt tướng thanh tú: Tuấn nhã như nhánh quế, như phiến ngọc Côn Sơn; tướng bậc thánh hiền. Nếu thanh mà không có vẻ trung hậu là tướng bần hàn. Mặt tướng cổ quái: Cốt lộ, mi hàn là tướng khí khái không hèn. Tướng cổ quái mà cổ không thanh là tướng kẻ dữ. * * * Đại để xem tướng, người ta thường xem tướng mặt qua ngũ nhạc, tam phủ, tam tài rồi xem từng bộ phận, lại xem tướng mặt toàn diện. 245
  21. Tín ngưỡng Việt Nam Ngoài mặt ra người ta còn xem tướng chân tay, nhất là tướng tay với các đường tay, các vằn trên bàn tay. Người ta lại xem tướng nốt ruồi, tướng đi đứng, tướng ăn nói tướng cử chỉ, nghĩa là trong mọi hành động đều có thể lộ ra tâm tính sự nghiệp của con người được. Có nhiều thầy tướng lại coi cả tướng đầu, tướng tóc và tướng các chỗ hiểm như âm nang của đàn bà, dương vật của đàn ông, và tướng đường cốc đạo tức lỗ hậu môn. Về những chỗ hiểm này, sách tướng có nói rằng âm nang và dương vật là cội rễ của tính mạng. Âm nang nên đen, vằn nên nhỏ mà chắc là quý. Ấm như lửa là tướng sinh con quý, lạnh như băng là tướng ít con. Còn về dương vật nhỏ, trắng và cứng là tướng quý; lớn, dài, đen lại yếu là tướng hèn. Qui đầu nhỏ thì vợ tốt con tốt. Sách tướng cũng nói đến cốc đạo và rằng đây là cửa sau của năm tạng. Cốc đạo không nên lộ, cần được hai mông giáp nhau chẳng hở mới tốt, cốc đạo lộ là tướng chắc chắn nghèo hèn. Có lông là tốt, không lông là hèn. Đi tiêu chậm tốt, mau là tướng nghèo. Lại nói thêm: cốc lộ là đồ thủ dụng kỳ diệu, phải sâu kín mới là người sang. Sách tướng thì nói nhiều lắm và các nhà tướng số mỗi khi xem tướng nói ra lại càng nhiều hơn, muốn biết kỹ lưỡng cần phải nghiên cứu những pho sách tướng hoặc đến hỏi hẳn những ông thầy tướng. Ở đây, mục đích chỉ nêu lên để bạn đọc có một ý niệm về tướng số, nên mấy trang này đối với tập sách có lẽ cũng đã quá dài, nhưng không nói đến e chưa nói đủ về những điều mà ta gọi là mê tín dị đoan. Bởi vậy, xin ngừng ở nơi đây để bước sang chương khác. 246
  22. Mê tín dị đoan Loài vật với mê tín dị đoan hi nói về đạo thờ Thần, tôi đã từng trình bày là nhiều Kloài vật được thờ cúng vì đã có công giúp đỡ con người, và sự thờ phụng đây chỉ là một sự trả ơn của loài người. Chính ra tại Việt Nam, Long, Ly, Quy và Phượng được coi là bốn linh vật và thường được thờ phụng tại các đền, chùa miếu, hình các linh vật này được khắc vào cột đình, cột điện, vào các bức hoành, vào các xà ngang, vào các lư hương; rồng quần vào cột, rùa đội bia, ly đứng trên đỉnh trầm, phượng cắp cuốn thư v.v Tại nhiều chùa, ngoài cửa, ngoài các phỗng đá còn có những hàng chó đá cũng được hưởng sự hương khói của nhà chùa và của dân làng. Có nhiều đền thờ riêng một con ngựa hoặc con chó có nghĩa, lại có đền thờ thần rắn. Tôi tưởng không cần nhắc lại ở đây việc thờ thần Hổ. Tại các điện thờ chư vị, nhất là điện thờ các ông Hoàng bà Chúa Thượng Ngàn, ta thường thấy ở hai bên hàng xà kèo có cặp rắn trắng rất lớn mào đỏ, mà các đệ tử gọi là ngựa ngài, tức là cặp rắn là cặp ngựa để ngài cưỡi. 247
  23. Tín ngưỡng Việt Nam Các đệ tử con hương thường thuật lại tại các đền thờ ông Hoàng bà Chúa ở đường rừng, hay có những cặp rắn có mào thật bò ra quấn lấy kèo lấy cột ở trong đền, khác hẳn với các đền, điện miền xuôi, cặp rắn chỉ là đồ mã. Cũng còn được gọi là ngựa Ngài, những cặp bướm sặc sỡ thờ ở trong đền, và người ta cũng bảo rằng tại nhiều đền có những con bướm thật đẹp, màu ngũ sắc rất đẹp tới đậu vào chậu cây trước bàn thờ để chờ Ngài cưỡi. Nói về rắn, phải kể tới loại rắn biển, tức là con đẻn cũng được dân ta ở ven miền duyên hải kính sợ tôn thờ và gọi bằng Ông. Đẻn có nhiều loại, loại dân chài hay gặp gọi là đẻn hèo. Đẻn hèo là Chúa các loài rắn biển; cũng như Bạch hổ là chúa sơn lâm. Đẻn hèo dài chừng ba thước màu vàng nhợt có những vành đen khác nhau hai phân. Trên đầu đẻn hèo có chữ Nhâm. Đẻn hèo bơi lội nhanh như chớp. Các cụ cho biết là “Ông”, tiếng xưng hô kính trọng của dân chài đối với đẻn hèo, rất hiền lành, nhưng đã cắn ai thì vô phương cứu chữa. Các ngư phủ tôn kính đẻn hèo không bao giờ dám xúc phạm tới trong khi hành nghề. Cũng là đẻn, phải kể đến bà Lạch tức là bà Chằng lạch và bà Mộc, được gọi là Mộc trụ thần xà. Bà Lạch có hình thù giống rắn, có mào đỏ như mào gà dính liền với một chữ Nhâm. Theo dân chài, bà Lạch chỉ xuất hiện mỗi khi bị ngư phủ nào vô tình xúc phạm đến danh tánh trong lúc hành nghề. Bà Mộc tức Mộc trụ thần xà được tục cho là Thủy thần, và mỗi khi bà chết được dân chúng trịnh trọng chôn cất. Bà Mộc hình thù rất đẹp, lưng đen bụng vàng, miệng đỏ, trên đầu có chữ Nhâm và ở đuôi có ba chấm trăng như mặt nguyệt, mình dài đúng một thước ta gọi là Mộc, do đó có danh từ bà Mộc. 248
  24. Mê tín dị đoan Còn có các loại đẻn khác, ngoài mấy loại trên như đẻn kim, đẻn giẻ rách, đẻn lịch bùn, đẻn lịch cát v.v , nhưng không được dân chài tôn thờ. Loài thủy vật được dân ta tôn thờ còn có cá Ông. Ai có dịp đi qua các làng duyên hải sống về ngư nghiệp với biển cả, thường thỉnh thoảng bắt gặp những ngôi miếu được dân làng săn sóc hương khói: đó là miếu cá Ông, như ở Vàm Láng xã Kiến Phước, thuộc tỉnh Gò Công. Trong miếu thường có hài cốt của cá Ông được dân làng giữ gìn rất kính cẩn. Trong những ngày tuần tiết sóc vọng, dân làng thường mang đồ lễ tới những miếu này để cầu khẩn cá Ông phù hộ cho đi biển gặp may mắn. Nói về cá Ông, các cụ thường kể lại câu chuyện cá Ông cứu Nguyễn Ánh đang bôn tẩu. Có một lần nhà vua đang đi thuyền ở ngoài khơi bỗng gặp mưa bão trăm phần nguy ngập. Vừa hay lúc đó, có một cặp cá Ông cặp hai bên thuyền đưa nhà vua vào bờ ở Vàm Láng. Nhờ đó nhà vua thoát hiểm. Nhà vua liền phong cho cá Ông làm Nam hải đại vương. Về cá Ông, các nhà lão luyện đi biển cho biết không phải là cá Voi. Cá Ông và cá Voi khác nhau, rất dễ phân biệt ở ngay hình thức: cá Voi đuôi chỉ có hai chìa, còn cá Ông đuôi có ba chìa như đuôi tôm. Hơn nữa da cá Ông láng như lĩnh, như sa tanh, trong khi da cá Voi nhẫy nhũa nhày nhợp. Cá Ông, khi chết thường hay giạt vào bờ, và người dân miền duyên hải bắt gặp xác cá Ông là họ kính cẩn tổ chức đưa đám để tỏ lòng biết ơn cá Ông thường hay cứu giúp dân chài gặp nạn ngoài biển cả. Đã nhiều nhà thuyền chài gặp bão được cá Ông cứu giúp đưa thuyền vào bờ. Đám tang cá Ông được tổ chức rất long trọng với đủ nghi lễ của một đám táng. Người bắt gặp xác cá Ông đầu tiên phải 249
  25. Tín ngưỡng Việt Nam sô gai chống gậy như đối với bậc phụ mẫu của mình. Tất cả dân chài lưới ở xã liên hệ đều đưa đám tang. Những điều kiêng kỵ về loài vật Ở trên mới nói tới sự thờ kính của dân ta đối với một số các loài vật, giờ đây xin đề cập tới những sự kiêng kỵ của ta về loài vật. Tục ta tin rằng một con vật nuôi ở trong nhà có thể có ảnh hưởng hay dở đối với chủ nuôi. Do vậy, mỗi khi mua một con vật để nuôi, ngoài hình thức thông thường, người ta còn xem con vật một cách tỷ mỷ để tránh những đặc điểm có hại cho người nuôi. Về ngựa người ta tránh những con có xoáy song kiếm nghĩa là xoáy ở nơi cổ. Xoáy này là xoáy phạm chủ. Trái lại, người ta kén những con ngựa có xoáy ở giữa trán trên đường lằn nối liền hai tai, vì đây là những con ngựa có giá trị. Nếu xoáy ở dưới đường lằn con ngựa, là con ngựa tốt, nhưng nếu xoáy ở trên đường lằn, con ngựa lại càng tốt hơn. Tục ngữ có câu Nhất trồi nhị trụt là để chỉ xoáy của loài ngựa này. Con ngựa nào ở giữa trán có một chỏm lông kết như bông lúa ngỏng đầu lên trên, là một con ngựa nguy hiểm có thể đem tới cho chủ nhân đủ mọi thứ tai nạn. Nếu đầu bông lúa chĩa vào người cưỡi ngựa, người này sẽ bị mục tật. May mắn mà đầu bông lúa chĩa xuống đất, con ngựa sẽ là con ngựa tốt. Nếu ở giữa hai bên sườn ngựa có hai chỏm lông rõ rệt, ấy là điềm tốt; tuy nhiên nếu hai chỏm lông lại ở về mé trên sườn, đó lại là điềm xấu. Cả đến đuôi ngựa, người cưỡi ngựa cũng cần lưu ý. Cưỡi ngựa nếu đuôi ngựa quất tới người, người chiến sĩ sẽ tử nạn khi lâm trận, còn người làm việc sẽ mất chức. 250
  26. Mê tín dị đoan Ngựa lại có ngựa loại hồ tàu. Người sành xem tướng ngựa có thể biết con ngựa nào hồi tàu. Ngựa hồi tàu là con ngựa nhớ chuồng, thường bất thần quay lại chuồng, không nghe sự điều khiển của người cưỡi. Quân tướng cưỡi ngựa, khi ra roi ngựa không chịu đi là điềm gở, có thể bị nguy khốn tại trận. Về trâu, người ta cũng xem xoáy trâu mỗi khi mua bán trâu; các lái trâu thường tạo nên những xoáy giả, hoặc tìm cách làm biến những xoáy xấu đi trong lúc bán con trâu. Họ dùng nước cơm trong việc này. Về trâu ca dao có câu: Tóc tang, khoanh nạng, vành trung Có ba lỗi ấy xin đừng có mua. Tóc tang nghĩa là lông mọc hỗn độn, khoanh nạng thì ở cổ có vệt như cái chĩa, vành trung là sừng mọc lộn. Con trâu có lưỡi đen sẽ chết về bệnh dịch; con trâu có đuôi trắng và tẽ, làm cho chủ suốt đời lận đận. Con nào có vành trắng chung quanh cổ thì sợ nắng. Trâu trắng đi tới đâu mất mùa tới đó. Nói đến trâu, phải nói đến bò. Tục tin rằng những con bò sinh trong tháng ngọ chỉ giết thịt là tốt, đúng như tục ngữ đã nói: bò đẻ tháng năm, không bằm thì thui. Tục cũng tin rằng, con bò mẹ lúc đẻ mà ăn nhau thì lứa này sinh bê nào, lứa sau lại sinh bê nấy, bởi vậy nên chủ bò nếu ưa bò đực, khi bò cái sinh bê đực, cho nó ăn nhau của nó, lứa sau nó lại sinh bê đực. Khi bò đẻ, nếu nhau chậm ra, cho nó ăn lá duối. Nếu chẳng may bị bò giẫm lên chân, thì chân nào bị giẫm lại lấy chân đó giẫm lại lên móng bò và nói: Mày giẫm chân tao, tao giẫm chân mày, như vậy sẽ khỏi đau và nếu có bị thương cũng mau lành. 251
  27. Tín ngưỡng Việt Nam Nuôi lợn người ta kén lứa, thường từ lứa thứ ba, hai lứa đầu nuôi không được béo. Ta lại có tục, trước khi thả lợn vào chuồng kén người khỏe mạnh hay ăn, để lợn cũng hay ăn chóng lớn dễ nuôi. Người ta lại đốt vía để xua đuổi vía dữ đã ám ảnh con lợn trong khi chúng bị bày bán ở chợ. Người ta lại dùng ngón tay trỏ bên phải đánh dấu vôi lên vai con lợn. Khi lợn đã thả vào chuồng, người ta treo trước cửa chuồng một cành gai để ngăn cản tà ma. Đang nuôi, lợn chê cám, người ta cũng cho là gặp vía dữ, người ta đốt vía, hoặc người ta làm lễ cúng rồi dán vào chuồng lợn mấy chữ Khương Thái Công tại thử. Người ta cũng tránh không nuôi những con lợn ngũ trảo, nghĩa là có năm móng chân rõ rệt, cho rằng đấy là những hồn ma hình lợn, nuôi gặp không may và kẻ nào giết thịt con lợn ngũ trảo sẽ bị chúng theo báo oán. Khi tự nhiên ở đâu một con lợn lạc loài tới nhà mình, đó là nó báo trước một điềm bất tường mà người ta chỉ có thể tránh được bằng cách chặt đuôi con lợn đó, đem đặt ở trước cửa nhà bếp, mé đuôi chúc xuống. Nuôi chó, người ta kén những con tứ túc huyền đề, nghĩa là bốn chân đều có móng thừa. Nuôi những con chó này được phát tài. Trái lại, không nên nuôi chó trắng, nhất là chó trắng mũi đỏ. Tục cho rằng đấy là một yêu khuyển. Giống chó này tuy mang hình chó, nhưng khi chủ vắng nhà, nó nhảy lên nằm võng đưa như người, và những đêm thanh vắng, sáng trăng suông nó sẽ đội nón, chống gậy đi trên mái nhà bằng hai chân sau như người. Nó sẽ tìm gặp những yêu ma để tỏ rõ hết mọi sự trong nhà và xúi giục ma quấy rầy nhà chủ, gây bệnh hoạn làm đau ốm các người trong gia đình. Nếu chó trắng là bạn của yêu ma, chó đen lại kỵ yêu ma. Những phụ nữ hữu sinh vô dưỡng khi sinh thường lấy máu chó 252
  28. Mê tín dị đoan đen vẩy ở quanh buồng đẻ để tà ma không dám tới, nhất là để kỵ giặc Phạm Nhan. Theo ông Nghiêm Thẩm, thì các sản phụ này phải ăn thịt và dồi chó đen và còn phải chôn ở dưới chân giường xương chó đen nữa. Phải kén chó đen tuyền mới hiệu nghiệm. Chó đen có bốn chân trắng nuôi cũng không tốt. Chó trắng mà đầu vàng, đuôi vàng nuôi lại có lợi. Khi chó lê trôn là điềm gở trong nhà, phải bán hoặc làm thịt ngay con chó ấy đi để tránh tai họa. Chó cái sinh toàn chó cái hoặc chỉ có một con cũng là điềm gở cũng báo sự đau ốm hoặc thất tài của chủ nhân. Trong trường hợp có con độc nhất, người ta phải ném nó qua nóc nhà, nếu rơi xuống nó vẫn sống thì có thể nuôi được. Người ta không nuôi chó quá sáu năm. Già quá, hoặc nó sẽ thành tinh, hoặc nó sẽ đem đến những điều bất lợi cho chủ. Chó già quá sáu năm người ta đem làm thịt gọi là hóa kiếp để nó đầu thai đi kiếp khác. Chó cắn lại chủ không nên nuôi, phải làm thịt ngay. Chó có thể hóa điên, chó điên cắn người ta sẽ chết. Muốn chữa phải dùng một con mèo giã nhỏ luyện với một số các lá cây để làm thuốc. Những con chó nằm có dáng như con thạch sùng, nghĩa là hai chân trước duỗi về đằng trước, hai chân sau duỗi về đằng sau, nuôi có lợi cho chủ. Con chó tứ túc mai hoa, nghĩa là ở bốn chân, phía trên bàn chân có đốm trắng hoặc vàng trông như hoa mai, nuôi tốt. Ban đêm nếu dưng không mà chó sủa, đó là chó cắn ma. Nếu đêm hôm nguyên đán chó sủa nhiều, năm đó sẽ không yên vì hoặc có giặc giã hoặc có bệnh thời khí. Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu. Tự nhiên có chó lạ đến nhà mình ở là điềm cực vượng, còn mèo mà đến thì xấu lắm, nhất là khi mèo lạ tới nhà mình đẻ. Mèo sinh xong nó ăn liền nhau của nó. Nếu nó không ăn nhau bỏ lại, nhà chủ sẽ đại phát tài. 253
  29. Tín ngưỡng Việt Nam Mèo lạ đến nhà kêu cũng không tốt, người ta thường đuổi ngay nó đi. Nuôi mèo kén mèo đen tuyền sẽ trừ được ma quỷ. Một con mèo toàn thân đen ở cổ có điểm trắng sẽ kỵ chuột, chuột chỉ nghe tiếng kêu cũng đủ sợ. Mèo đẻ không nên xem hoặc sờ đến con nó, vì nó sẽ tha đi nơi khác hoặc ăn hết lũ con. Người ta cho rằng mèo bị rắn phủ, tức là mèo cái động dục với rắn sẽ sinh những mèo con rất đẹp. Về loài gà cũng có nhiều điềm kiêng kỵ và mê tín. Nuôi gà ác trong nhà sẽ trừ được ma quỷ. Gà ác là thứ gà nhỏ thịt đen, lông trắng, còn gọi là gà ri. Ban ngày, nếu bỗng dưng gà gáy là điềm gở. Phải lập tức giết thịt và đem quẳng đầu gà thật xa để tránh những điềm không hay. Cần phải mời thầy cúng tới cúng giải. Gà mái gáy là gáy gở. Gáy vào canh một là sẽ có hỏa tai, gáy vào canh hai sẽ có trộm cướp, như tục ngữ nói canh một hỏa tai, canh hai trộm cướp. Người ta còn phân biệt, nếu gà mái gáy gở một tiếng ngắn, làng sẽ bị đạo tặc, nếu tiếng gáy kéo dài, chính chủ nhân sẽ bị tai họa. Người ta thường vành mỏ gà ra xem, nếu lưỡi gà đỏ là điềm có cháy, nếu lưỡi gà trắng là có trộm cướp. Để giải trừ tai nạn, cần giết thịt con gà đem quẳng đầu nó ra sông. Làm thịt gà thường dùng nước sôi để vặt lông cho dễ, nhưng chỉ là nước lã đun sôi, nếu đem dùng nước đồ xôi mà làm lông gà, sau này trong nhà sẽ không nuôi được gà. Về ngỗng, chủ nuôi khi xua nó ra đồng, kiêng không để chúng leo qua các ngôi mộ để tránh chúng khỏi mắc bệnh suyễn mà chết. Khi có chim khách và chim bồ các kêu trước nhà, đó là điềm có khách xa tới. 254
  30. Mê tín dị đoan Nuôi chim bồ câu, người ta làm chuồng sặc sỡ, chúng sẽ kéo chim lạ về. Làm chuồng chim phải làm trong mồng, nghĩa là từ mồng một đến mồng mười đầu tháng, chim mới ở; nếu làm ngoài mồng chim sẽ không ở. Hướng chuồng phải tránh hướng đông, theo tục ngữ chuồng hướng đông, cái lông không còn, nghĩa là chim sẽ bị chuột mèo bắt hoặc bị bệnh mà chết. Trước khi cho chim ở vào một chiếc chuồng mới, người ta thường dùng một thứ gỗ thơm đốt để khu trừ tà quỷ chiếm cứ chiếc chuồng. Chim bồ câu tự nhiên bỏ đi là điềm suy. - Nhà nào có nhiều chuột, khi bị chúng phá hoại, không ai chửi rủa chúng, sợ chúng trả thù cắn hư hại hết quần áo. Dương bẫy bắt chuột, không được nói, chúng nghe tiếng, biết sẽ không mắc bẫy. - Dân nghiện thuốc phiện rất sợ rệp. Nếu rệp bò trên dọc tẩu hoặc cái tiêm, người nghiện có thể bị nguy đến tính mạng. Dân nghiện rượu cũng sợ rệp bò vào chén rượu vì uống rượu này có thể bị chết. - Nhà nào có người bị cọp vồ là điềm xấu, không những riêng cho nhà ấy mà còn cho cả làng xã. Nhiều làng ở thượng du, khi trong làng có cọp vồ, người ta di dân đi nơi khác. Vuốt cọp có tính cách kỵ tà ma. Người ta cho trẻ con đeo vuốt cọp ở vòng tay hoặc cổ. - Cú, quạ, chim lợn kêu là báo hiệu sự chết chóc. Tục ngữ đã nói: Cú kêu ra ma. Cú đậu đâu đều bị người ta ném đá xua đuổi. Đánh rắn phải đánh dập đầu, kẻo quạ tới bón, rắn sẽ sống lại. Người ta tin rằng đánh rắn ngày mồng năm tháng năm thì làm ăn phát đạt. Ngày hôm đó, người ta đi tìm rắn để đánh. Người đi đánh bạc, giắt trong mình đầu con rắn đánh được ngày mồng năm tháng năm sẽ được bạc. 255
  31. Tín ngưỡng Việt Nam Ra đường gặp rắn chắn ngang là điềm tốt; trái lại nếu gặp rắn đi ngược chiều với mình lại là điềm rất xấu, báo hiệu sự xui xẻo. Còn nếu rắn đi xuôi đường với mình cùng một chiều, mọi việc bình thường. Đang ăn có ruồi sa vào bát là điềm sắp có bổng cũng như gặp rắn chắn ngang vậy. Tục ngữ có câu: thứ nhất ruồi sa, thứ nhì xà chắn. Nhện sa cũng là một sự báo tin, lành hay dữ tùy theo màu con nhện: - Vàng mắng, trắng khen, đen mừng.(1) Nhà nào có ong tới làm tổ, làm ăn sẽ phát đạt. Có chim tới làm tổ tại các cây trong vườn hoặc ở trước cửa nhà cũng là điềm hay. Khi có con sọt vành (vạc sành), một loại châu chấu, kêu ở trước cửa nhà là có trộm đang rình. Thực ra, sọt sành không kêu mà chỉ cọ sát hai càng vào nhau kêu cành cạch. Ta có câu “sọt sành là anh kẻ trộm”. Những điều kể trên về các loài vật, chỉ là những điều tục vẫn cho là như vậy. Đúng hay sai, còn tùy người suy nghiệm. Chắc hẳn còn nhiều điều khác nữa, nhưng rất tiếc kẻ viết không biết hết và cũng không có tài liệu để kê cứu thêm. 1. Tục ngữ. 256
  32. Mê tín dị đoan Cây cối với mê tín dị đoan ã nói tới loài vật, phải nói đến cây cối, vì nếu có Đnhững loài vật người ta thờ cúng, và có những sự kiêng kỵ đối với loài vật, thì cũng có những cây cối được hưởng sự hương khói và cũng có những sự kiêng kỵ đối với các loài thảo mộc. Thần cây đa, ma cây đề, câu tục ngữ cho ta biết ở cây đa thường có thần, ta phải thờ cúng, và ở cây đề thường có ma. Ở những cây đa đã được coi là có thần, thường là các cô các bà cư ngụ, người ta thiết lập bàn thờ ở gốc đa, và ở các rễ cây, có treo la liệt những bình vôi, những bó vàng mã. Người ta thường thuật lại rằng những đêm hôm thanh vắng, đi qua các cây đa, người ta bắt gặp các bà các cô đánh võng trên cành cây. Cây si cũng có những rễ phụ như cây đa và cũng thường có bàn thờ thiết lập ở dưới gốc cây. Những cây cổ thụ lâu năm, có thể thành tinh được, gọi là mộc tinh. Truyện thường được kể lại rằng, có nhiều cây cổ thụ khi bị đốn đã chảy máu, đó là cây đã thành tinh. Người 257
  33. Tín ngưỡng Việt Nam ta lại thường nhắc những truyện nhiều cây có tinh, có ma cư ngụ, và những tinh ma này thường phá rối mọi người nên bị trời trừng phạt: Cây bị sét đánh hoặc chết khô, hoặc sạt những cành cây lớn và có chảy máu. Để trừ tinh ma trong cây, người ta yểm bùa hoặc đóng đinh lớn vào cây. Có người dùng xích sắt xích cây lại. Những cây gỗ thành tinh, đem về xẻ ra làm nhà làm cửa, thường đêm nghe tiếng mộc tinh kêu ken két, hoặc kẽo kẹt như tiếng đưa võng. Đôi khi có những điềm quái gở hiện ra, người ta phải cúng yểm mới hết. Trong đám tang có lễ phạt mộc để yểm trừ mộc tinh còn ẩn náu trong ván dùng làm áo quan. Những cây có mùi thơm thường có thần linh hoặc ma quỷ tới ở. Cây thị thường có ma. Dưới gốc thị cũng có miếu. Cây thị lớn ở dốc Hàng Kèn Hà Nội trước đây có một miếu thờ, gọi là miếu Gốc thị hàng Kèn. Trong các rạp hát, người ta không cho bán thị, e rằng các linh thần thánh sư nghề hát sẽ đi theo hàng thị. Một khán giả mang quả thị vào rạp hát, nếu bị phát giác, sẽ bị mời ra khỏi rạp ngay. Cây đại cũng có ma, người ta không trồng ở gần nhà, mà chỉ trồng gần nơi đền miếu. Hoa đại có mùi thơm, kéo ma quỷ tới, nhưng gần đền miếu có các thần linh ma quỷ không dám tới. Các tu sĩ để chống với sự hành hạ của xác thịt thường thường sáng sáng hứng nước đêm đọng trong hoa đại đun pha trà uống. Cây Phật thủ, hoa cũng có mùi thơm, và thường được giới vô hình lưu ý hay tới hái khiến cho hoa không kết quả được. Để xua đuổi các hồn ma, người ta chôn ở dưới gốc cây một mảnh ván hôi, mảnh ván lấy ở một chiếc áo quan cải táng. 258
  34. Mê tín dị đoan Về cây có mùi thơm phải kể cây hoa lý thường được trồng trong vườn cảnh hoặc trước cửa nhà. Tục bảo rằng, nhà nào có cây hoa lý chết, nhà đó sẽ gặp nhiều điều không may. Cây sen cũng có hoa thơm, hoa sen thường dùng để cúng Phật, vì hoa sen tượng trưng cho cái gì thanh khiết, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Sen được trồng khắp nơi. Đầm ao nhà nào bỗng dưng có sen mọc nhiều lên gấp bội, nhà đó sẽ gặp may mắn. Nếu sen bỗng dưng lụn đi, nhà đó sẽ gặp không may. Cây bưởi cũng có hoa thơm. Về mùa hạ, các bà các cô đi rắc hoa, nghĩa là đi gieo bệnh đậu mùa, thường lấy hoa ở cây bưởi. Cũng là loại cây có hương thơm, cây đài bi lại kỵ ma quỷ. Ông Nghiêm Thẩm trong cuốn “Esquisse d’une étude sur les interdits chez les Vietnamiens” có nhắc lại câu chuyện của ông Pouchat đã kể: Xưa có một người phải đi qua một khu rừng vào lúc chập tối, chợt bị một con ma đuổi theo. Người này cắm đầu cắm cổ chạy, nhưng sau mệt quá không chạy được nữa cố gắng chạy tới gốc một cây đài bi to lớn rồi leo lên. Người này thấy con ma bỗng nhiên đứng khựng lại, cách xa cây đài bi và bảo rằng: Ngươi đừng tưởng ta sợ ngươi, chẳng qua là ta sợ cây đài bi ngươi leo lên ngồi đó! Nói xong con ma rút lui. Người kia leo xuống bẻ mang theo một cành đài bi(1). Húng láng là một thứ húng quý của làng An Lãng, tục gọi là làng Láng. Hái lá húng này phải ngồi xổm, nếu đứng cong lưng mà hái tức là thiếu sự kính trọng đối với cây, cây sẽ héo dần rồi chết. Sự bất kính đối với cây cũng phải tránh khi hái hoa sen. Trong lúc hái hoa, không được cãi nhau hoặc nói những lời 1. Pouchat-Superstitions annamites relatives aux plantes et aux animaux. 259
  35. Tín ngưỡng Việt Nam thô tục, nếu không đầm sen sẽ tự lụn đi, và như vậy nhà chủ, như trên đã nói, sẽ chịu những sự không may. Cũng là một cây gia vị như cây húng, cây lá sả có tính chất kỵ rắn, người ta hay dùng lá sả nấu thịt rắn. Cây bóng nước, trong Nam gọi là cây móng tay cũng kỵ rắn, và cây này lại có tính chất cầm máu. Cây mần tươi trừ được bệnh hạch và nhiều bệnh khác, bởi vậy người ta thường đeo một nắm lá mần tươi để tránh bệnh. Cây mần tươi lại có tính cách trừ được mạt gà. Cây ớt có tính cách sát trùng. Ngày đoan ngọ, các hàng rượu nếp thường treo một túm ớt lên quanh gánh để trừ sâu bọ và giúp cho rượu nếp có thêm tính chất giết sâu bọ. Cây trầu không rất khó trồng và dễ chết. Ban đêm, người ta kiêng để người ngoài hái lá trầu. Nếu cần phải hái, phải là người nhà ra hái và trước khi hái phải nói: - Ta là chủ mi đây, đừng sợ, ta hái mấy lá! Nếu để người ngoài hái lá trầu ban đêm, hoặc người nhà hái mà không nói câu trên, cây trầu tưởng là kẻ trộm tới hái sẽ phát hoảng mà chết. Đàn bà có kinh cũng không được hái lá trầu, vì sự ô uế bất kính làm cho cây trầu chết. Cây trầu chết chủ nhân sẽ gặp những điều rủi. Đàn bà thấy kinh cũng kiêng không được hái hoa sen. Cây mít có nhiều nhựa, nhựa mít lúc mới chảy ra trông như sữa. Các sản phụ dùng lá mít để rửa vú, mong có được nhiều sữa nuôi con. Cây soan, trong Nam gọi là cây sầu đông, có tính chất kỵ mùi tanh hôi. Khi tới các đám tang, người ta giắt theo một nắm lá soan để tránh mùi hôi của xác chết và để chống lại những sự tai hại có thể có được vì mùi hôi này. Đưa đám một người chết về bệnh thời khí trở về, người ta đốt lá soan lẫn với trấu để xua đuổi hơi độc. Lá soan còn kỵ mọt lúa mọt ngô. 260
  36. Mê tín dị đoan Người ta còn cho rằng những cây sắn trồng gần cây soan cũng như gần cây xương rồng, củ sắn thường có độc, ăn có thể bị chết được, vì rễ soan và rễ xương rồng truyền chất độc sang củ sắn, sắn tức là khoai mì trong Nam. Cây dâu, trái với cây mít, làm cho sản phụ mất sữa. Sản phụ nuôi con kiêng không sờ tới cây, cành hoặc lá dâu. Cây dâu trừ được tà ma. Tại các đền điện khi phụ đồng, thấy đồng dùng roi dâu để tra khảo ma quỷ. Đối với các cây có quả, kiêng chỉ trỏ, vì chỉ trỏ làm cho quả thui đi, nhất là khi cây mới bói lần đầu tiên. Hái quả, kiêng không ném từ trên cây xuống hoặc tung lên, vì người ăn sẽ bị đau xốc. Có nơi, kiêng dùng tay hái quả, vì như vậy trái cây về sau sẽ nhỏ đi, mất ngon và có khi cây không ra trái nữa. Phải dùng dao hoặc kéo cắt. Ông Nghiêm Thẩm có nhắc tới sự kiêng kỵ này tại các vườn cam Bố Hạ, tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc). Ăn những trái dứa óng ánh ban đêm sẽ bị chết, vì đấy là những trái dứa thành tinh. Có người lại cho rằng, những trái đứa này đã bị rắn ăn, truyền nọc độc sang. Đàn bà có chửa nhất là chửa con so kiêng không hái các trái cây, vì nếu hái, cây về sau mỗi khi có trái, trái sẽ bị nứt. Cỏ môi thường mọc từng bụi ở đầm, ở hồ. Người ta kiêng bơi thuyền lên đám cỏ này vì người ta cho rằng trong đám cỏ này có bè của vua Thủy Tề, sẽ làm đắm thuyền của họ. Cây phù dung có những bông hoa sớm nở tối tàn, tượng trưng cho cái gì ngắn ngủi mau tan vỡ. Người ta không trồng phù dung ở gần nhà vì sợ rằng sự thịnh vượng của gia đình cũng ngắn ngủi. Người đàn bà sợ tình yêu của chồng không bền bỉ, có khi có thể thành giá bụa vì đời sống của người chồng cũng mau tàn. Tre đằng ngà là một giống tre thiêng liêng với sự tích đức Thánh Gióng. Đàn bà sợ vào tre này sẽ không sinh sản gì 261
  37. Tín ngưỡng Việt Nam nữa. Đánh trẻ bằng roi tre đằng ngà, đứa trẻ sẽ bị đau đớn lâu hơn và có thể chết được. Tre đằng ngà không được dùng vào việc kiến trúc. Lá gồi có tính cách kỵ thần trùng. Người chết gặp giờ nặng, được người nhà bỏ vào áo quan một tàu lá gồi để trừ thần trùng. Là gồi còn dùng để đốt vía cho trẻ con bị vía dữ mà đau ốm, hoặc cửa hàng bị vía dữ làm cho ế hàng. Người ta tin rằng những lá cây hái buổi trưa ngày đoan ngọ đều là những vị thuốc hay. Cũng vào ngày đoan ngọ, người ta có tục khảo cây lấy quả: Những cây trồng đã lâu mà không có trái, đến ngày mồng năm tháng năm, người ta khảo cây. Một người trèo lên ngọn cây, một người ở dưới gốc. Người dưới gốc cầm dao đe dọa chặt cây và hỏi cây có chịu bói không, nghĩa là có chịu ra quả không. Người trên cây van xin tha cho đừng chặt, và hứa sẽ xin ra quả. Người dưới gốc lại hỏi ra bao nhiêu quả thì người trên cây trả lời sẽ bói một số quả đầu tiên là bao nhiêu, câu trả lời tùy theo từng loại cây thường có quả lần đầu. Người dưới gốc bằng lòng tha không chặt cây, nhưng để cảnh cáo, phạt bớt những nhánh ngang dọc. Lạ lùng nhất là sau cuộc khảo cây này, cây thường có quả! Phải chăng cây đã đủ sức để ra quả, hay vì có những nhánh bị chặt khiến nhựa cây tụ vào những cành khác nên cây có quả. Vả lại thường sau những cuộc khảo cây, người ta chăm bón xới cho cây nên cây bắt đầu bói. Cây thủy mai hoa nhỏ và trắng bị coi là đem sự vô duyên tới cho con gái gia chủ. Cây vạn niên thanh thường trồng ở trong nhà để chơi lá, nếu trổ hoa là điềm không tốt cũng như nhà nào có bụi tre trổ hoa thường gặp sự không may. 262
  38. Mê tín dị đoan Cây hoa nhài tượng trưng cho sự lẳng lơ. Người ta kiêng trồng ở trước cửa nhà để tránh sự trăng hoa của con gái. Người ta kiêng chặt ngọn cây trồng trong sân trong vườn nhà, e con cháu không vươn lên được. Cây hoa mười giờ bị coi là mang sự không may lại cho gia chủ, bởi vậy không ai trồng hoa này ở trong nhà. Cây đào có tính cách trừ được ma quỷ, theo tích cũ: xưa ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai vị thần là Thần Trà và Uất Lũy cai quản đàn quỷ. Quỷ nào làm hại dân gian bị trừng phạt ngay. Ngày nay, ngày tết người ta cắm cành đào là để trừ ma quỷ, cành đào tượng trưng cho hai vị thần nói trên. Cây kim giao kỵ độc. Dùng đũa kim giao không sợ ngộ độc. Ở trong vườn hoặc ở trước sân nếu có cây khô phải chặt ngay, để cây khô trong nhà không tốt. Nhiều khi gặp những cây xem chừng vì một lý do nào không sống được, người ta phải đốn ngay. Các thầy ngải trồng cây ngải ở trong nhà, gọi là nuôi ngải để làm bùa. Đối với cây dừa và cây cau, có một tục rất lạ: nếu trong nhà có người chết, những cây này cũng phải để tang. Người ta quấn vào thân cây một miếng vải hoặc một miếng giấy trắng. Có như vậy cây mới sống, nếu không chúng sẽ héo dần mà chết. * * * Trên đây chỉ là một ít điều về sự mê tín dị đoan liên quan tới cây cối. Ắt hẳn còn nhiều nữa, nhưng vì không biết nên người viết buộc lòng phải tạm ngưng ở đây, cũng như đã tạm ngưng về các điều mê tín dị đoạn liên quan tới các loài vật. 263
  39. Tín ngưỡng Việt Nam 264
  40. Mê tín dị đoan Phần Thứ Ba Lễ tiết 265
  41. Tín ngưỡng Việt Nam 266
  42. Mê tín dị đoan hời tiết đổi thay từ nóng chuyển sang lạnh qua mùa Tmát, rồi từ lạnh chuyển sang nóng qua mùa ấm, khi mưa nhiều, khi nắng gắt, khi gió mạnh, khi sương mù. Để phân biệt thời tiết từ tháng này qua tháng khác, từ tuần nọ sang tuần kia, người xưa phân biệt một năm làm hai mươi bốn tiết, những tiết này gọi là nhị thập tứ khí. Có những tiết khí bắt đầu là cơ hội cho những ngày lễ, hoặc được gọi hẳn là ngày Tết như tiết Thanh Minh. Những ngày lễ và ngày Tết này đều nằm trong lễ tiết của ta, cùng với nhiều lễ, nhiều Tết khác. Mỗi Tết, mỗi lễ có một nguồn gốc riêng, và tết lễ nào cũng đánh dấu một cái gì trong năm, hoặc kỷ niệm một việc gì của dân tộc. Trong những ngày tết lễ này, ta có cúng lễ, có khi là toàn quốc, có khi là riêng một địa phương, có khi lễ do Triều đình, có khi lễ do toàn dân cử hành. Những lễ tiết này phản ảnh một phần nào phong tục của dân ta và nói lên một khía cạnh của dân tộc tính của ta, đồng thời chứng tỏ trình độ văn minh, văn hóa qua những tục lệ cổ truyền do tổ tiên ta để lại và những tiết lễ đã nằm trong phần tín ngưỡng của dân ta. Tìm hiểu tín ngưỡng Việt Nam, chúng ta cần tìm những tiết lễ này: Tết Nguyên Đán, Tết đầu năm. 267
  43. Tín ngưỡng Việt Nam Lễ Động Thổ, lễ cúng Thổ thần xin phép động đất cho năm mới. Lễ Khai hạ, ngày mồng 7 tháng giêng. Sau lễ này là hết Tết mọi hoạt động bình thường trở lại. Lễ Thượng Nguyên, ngày lễ Phật, vào rằm tháng giêng. Lễ Hạ điền, còn gọi là Tịch điền, lễ cây lúa, vào một ngày đầu năm. Tế Thần Nông, cử hành vào ngày Lập Xuân để tế vua Thần Nông. Xuân Tế, buổi tế đầu năm vào ngày Đinh đầu tháng hai. Lễ Khai ấn, lễ khai dụng ấn tín trong dịp năm mới, thường cử hành vào ngày Khai hạ. Tết Hàn Thực, mồng 3 tháng ba. Tết Thanh Minh, 15 ngày sau tiết Xuân Phân, có lệ tảo mộ. Lễ Kỳ an, đầu mùa hè, cùng gọi là lễ cầu an. Tết Đoan ngọ, mồng 5 tháng Năm, có tục giết sâu bọ. Lễ Thất tịch, mồng 7 tháng bảy, còn gọi là lễ Ngâu. Lễ Trung nguyên, xá tội vong nhân, rằm tháng Bảy. Thu Tế, buổi tế mùa thu, ngày Đinh đầu tháng tám. Lễ Thượng Điền, vào dịp lúa đã chín. Tết Trung Thu, tết của trẻ em, rằm tháng tám. Lễ Trùng Cửu, mồng 9 tháng chín. Lễ Trùng Thập, mồng 10 tháng mười. Lạp Tiết, mồng 2 tháng chạp, buổi cúng lễ cuối cùng của năm. Tết Táo Quân, 23 tháng chạp. Lễ Trừ Tịch, cử hành lúc giao thừa, đón năm mới, tiễn năm cũ. 268
  44. Mê tín dị đoan Tết Nguyên Đán ết Nguyên Đán là tiết lễ đầu tiên của năm bắt đầu từ T lúc giao thừa với lễ trừ tịch. Nguyên là bắt đầu, Đán là buổi sớm mai. Tết Nguyên Đán tức là tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới với tất cả mọi cảnh vật đều mới mẻ đón xuân sang. Năm mới đến, những sự may mắn mới cũng đến, và bao nhiêu những điều đen đủi không may của năm cũ đều theo năm cũ mà hết. Theo Trung Quốc sử, âm lịch có từ đời nhà Hạ và lấy tên mười hai chi đặt cho mười hai tháng. Tháng Dần là tháng giêng được chọn mà tháng đầu năm và người ta ăn Tết Nguyên Đán vào đầu tháng Dần. Về sau đến đời nhà Ân, có thay đổi lấy tháng Sửu làm đầu năm, rồi đến đời nhà Chu sửa lại lấy tháng Tý, kịp đến đời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng lại sửa nữa lấy tháng Hợi, nhưng đến đời vua Hán Vũ Đế, đầu năm lại bắt đầu từ tháng dần như đời Nhà Hạ, và từ đó không có sự thay đổi nữa. Thực ra Tết Nguyên Đán bắt đầu vào tháng Dần là rất phải, vì lúc đó mùa đông vừa qua, tiết lạnh vừa hết, ngày xuân ấm áp tới, đem lại hoa cỏ đua tươi khiến cho con người cũng hầu như biến đổi cả tâm hồn sau một năm làm ăn vất vả. 269
  45. Tín ngưỡng Việt Nam Người người vui vẻ đón mùa xuân mới, lòng chứa chan hy vọng ở những sự may mắn mới. Ai cũng vui, nên không ai bảo ai, gặp nhau người ta đều cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh. Giao Thừa Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừa. Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Giao thừa là gì? Theo “Hán Việt Từ Điển” của Đào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch. Lễ Trừ Tịch Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mới, giữa giờ Hợi ngày 30 hoặc nếu tháng thiếu, thì ngày 29 tháng Chạp năm trước và giờ Tý ngày mồng một tháng giêng năm sau. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam, tuân theo cổ lễ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới. Lễ trừ tịch theo người Tàu, còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc 9, 10 tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để khu trừ ma quỷ, do đó có danh từ trừ tịch. 270
  46. Mê tín dị đoan Buổi lễ giao thừa tại đình làng. Ngày Tết gia đình sum họp. 271
  47. Tín ngưỡng Việt Nam Bàn thờ Phật tại một ngôi chùa miền Nam trong ngày Tết. Hoa chợ Tết ở Saigon. 272
  48. Mê tín dị đoan Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ giao thừa. Cúng ai trong lễ giao thừa Phan Kế Bính trong Việt Nam Phong Tục viết: Tục ta tin rằng mỗi năm có một hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Cúng tế cốt ở tâm thành, và lễ cúng vào giữa nửa đêm nên đượm vẻ thần bí trang nghiêm. Cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương thay đức Ngọc Hoàng để coi sóc nhân gian trong một năm cho đến giờ phút giao thừa năm sau. Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại, tống cựu nghinh tân, nên lễ được cử hành rất trịnh trọng từ tư gia tới các đình chùa. Những năm về trước, trong giờ phút này, chuông trống đánh vang, pháo nổ luôn không ngớt, truyền từ nhà này sang nhà khác, khắp kẻ chợ, nhà quê. Sửa lễ Giao Thừa Tại các đình, miếu, cũng như tại các tư gia, lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại các tư gia do người gia trưởng trù liệu. Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn ở xóm nữa. Lễ giao thừa ở các thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở tại điểm canh đầu xóm. Ở đây, vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Bàn thờ được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh 273
  49. Tín ngưỡng Việt Nam trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Đại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều hay ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương, và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ. Lễ vật được trần thiết trên hương án trước giờ trừ tịch. Đến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương Hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ Thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa. Các chùa chiền cũng có cúng lễ giao thừa, nhưng lễ vật là đồ chay, và đồng thời với lễ giao thừa nhà chùa còn cúng Phật, tụng kinh và cúng đức Ông tại chùa. Ở các tư gia, các gia trưởng thường lập bàn thờ ở giữa sân, hoặc ở trước cửa nhà, trường hợp những người ở thành phố chật chội không có sân. Cũng một chiếc hương án, hoặc một chiếc bàn kê ra với lễ vật như trên. Ngày nay trước mọi biến chuyển dồn đập của thời cuộc nước nhà, ở thôn quê, rất ít nơi còn cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Và ở các tư gia, tuy người ta vẫn cúng lễ giao thừa với sự thành kính như xưa, nhưng bàn thờ thì thật là giản tiện. Có khi chỉ là chiếc bàn con với mâm lễ vật, có khi mâm lễ vật lại đặt lên trên một chiếc ghế đẩu. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương! Tình trạng chiến tranh, mọi sự đều bị phá hoại! Có nhiều gia đình lại quá giản tiện hơn, hương thắp đặt ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối dùng làm đồ lễ! 274
  50. Mê tín dị đoan Đại vương hành khiển và phán quan Mười hai vị đại vương, mỗi ông cai trị một năm cõi nhân gian là Thập nhị hành khiển vương hiệu, tính theo thập nhị chi, bắt đầu là năm Tý, cuối cùng là năm Hợi. Hết năm Hợi lại quay trở lại năm Tý với Đại vương hành khiển của mười hai năm về trước. Các vị đại vương này còn được gọi là dương niên chi thần, mỗi vị có trách nhiệm như trên đã nói cai trị thế gian trong toàn niên, xem xét mọi việc hay dở của từng người, từng gia đình, từng thôn xã cho đến từng quốc gia để định công luận tội, tâu lên Thượng đế. Mỗi vị đại vương hành khiển đều có một vị phán quan giúp việc. Vị đại vương hành khiển lo việc thi hành những mệnh lệnh của Ngọc Hoàng Thượng đế, trình lên Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra. Còn vị phán quan thì lo việc ghi chép công, tội của mọi người, mọi gia đình, mọi thôn xã, mọi quốc gia. Trong các vị hành khiển vương hiệu, có vị nhân đức, có vị cương trực và cũng có vị khắc nghiệt. Nhiều năm có các loạn thiên thời, loạn đao binh, nạn thủy tai, hỏa tai tục tin rằng đó là do các vị đại vương hành khiển trừng phạt nhân gian vì tội lỗi của mọi người. Văn khấn lễ Giao Thừa Như trên đã trình bày, lễ giao thừa là lễ tống cựu nghênh tân, tiễn vị đại vương hành khiển cũ và đón vị mới. Có lễ nghi phải có văn khấn, cũng như ăn phải có mời. Dưới đây là mẫu văn khấn giao thừa tại tư gia, văn khấn này chỉ cần thay đổi một vài chữ, khi dùng tại các nơi khác: Duy Việt Nam Đinh Mùi niên, Xuân thiên chính nguyệt, sơ nhất nhật, kim thần đệ tử Nguyễn Đức Cầu quán tại Cổ Mễ 275
  51. Tín ngưỡng Việt Nam xã, Võ Giàng huyện, Bắc Ninh tỉnh, cư trú tại Phú Nhuận xã, Tân Bình quận, Gia Định tỉnh, đồng gia quyến đẳng, khể thủ, đốn thủ bách bái. Cẩn dĩ hương đăng, kim ngân hoa quả, phù lưu thanh chước, thứ phẩm chi nghi, cảm kiền cáo vu. Vọng bái: Đương niên đương cảnh Tống vương hành khiển, Ngũ đạo chí đức tôn thần ngọc bệ hạ: Lâm tào phán quan vị tiền Bản địa Thổ địa thần kỳ vị tiền Bản cảnh Thành hoàng vị tiền Ngưỡng vọng chứng giám; Cúc cung cầu khẩn: Toàn gia đồng niên tự lão chí ấu, tăng phúc tăng thọ, nhân khang vật tịnh, vạn sự hanh thông. cẩn cáo Lược dịch: Nước Việt Nam, năm Đinh Mùi, ngày mồng một tháng Giêng, xuân tiết. Đệ tử là Nguyễn Đức Cầu, quán làng Cổ Mễ, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh, cư ngụ tại Phú Nhuận, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, cùng toàn thể gia đình trăm bái. Kính cẩn có hương đèn, vàng bạc, hoa quả trầu rượu trà nước thêm mọi phẩm vật dâng lên. Vọng bái: Trước bệ ngọc đức Tống vương hành khiển, Ngũ đạo chí đức tôn thân: Lâm tào phán quan tại vị ở trước Đức Thổ địa nơi đây tại vị ở trước Đức Thành Hoàng bổn cảnh tại vị ở trước 276
  52. Mê tín dị đoan Cầu chư vị chứng giám. Cúi đầu kêu xin: Chư vị phù hộ cho toàn gia chúng tôi, từ già đến trẻ, quanh năm được tăng phúc tăng thọ, người an, vật thịnh, vạn sự hanh thông. cẩn cáo Trong khi cúng khấn đức đương niên đại vương hành khiển, người ta khấn theo đức Thổ Thần và đức Thành Hoàng, vì khi đức đại vương hành khiển, đại diện của Ngọc Hoàng Thượng đế đã giáng lâm, Thổ Thần và Thành Hoàng có nhiệm vụ nghênh tiếp và do đó cùng được phối hưởng lễ vật. Trong bài văn khấn trên, khi làm lễ tại làng tại thôn, chỉ cần thay đổi mấy chữ: “Kim thần đệ tử Nguyễn Đức Cầu”. thành “Kim chúng thần đệ tử, toàn dân Cổ Mễ xá” và ở chỗ cầu xin cũng đổi mấy chữ “Toàn gia đồng niên tự lão chí ấu” thành “Toàn xã đồng niên tự lão chí ấu” Lễ cúng Thổ Công Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu, nước, đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm: xôi, gà, bánh, mứt v.v Cúng Thổ Công cũng phải khấn, và dưới đây là một mẫu văn khấn: 277
  53. Tín ngưỡng Việt Nam Duy Việt Nam Đinh Mùi niên, xuân thiên chính nguyệt sơ nhất nhật. Kim thần tín chủ Tô Văn Ngọc, quán tại Nam Ngạn xã, Việt Yên huyện, Bắc Giang tỉnh, cư trú tại Tân Sơn Hòa xã, Tân Bình quận, Gia Định tỉnh, đồng gia quyến đẳng khấu thủ đốn thủ bách bái; Cẩn dĩ phù lưu thanh chước, kim ngân, hương đăng, hoa quả, mâm bàn cụ vật, thứ phẩm chi nghi, cảm kiền cáo vu. Cung thỉnh Bản gia Thổ Công, Đông Trù Tư Mệnh Táo phủ thần quân vị tiền. Bản Địa Thổ Địa thần kỳ vị tiền. Lai lâm chứng giám, ủng hộ gia chủ, tự lão chí ấu, tự niên thủ chí niên vĩ, bình an hưởng phúc, vô tai vô nạn, vô hạn, vô ách, tăng tài, tiền lộc, vạn sự hanh thông. Thượng hưởng Lược dịch: Nước Việt Nam, năm Đinh Mùi, xuân ngày mồng một tháng Giêng. Nay tín chủ là Tô Văn Ngọc, quê xã Nam Ngạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, ngụ tại xã Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái. Kính cẩn dâng trầu rượu, trà nước, vàng bạc, đèn nhang hoa quả cùng mọi phẩm vật. Cung mời Đức bản gia Thổ Công tại vị ở trước Đức Thổ Địa thần kỳ tại vị ở trước Xin chư thần giám lâm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả nhà gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm, được hưởng phúc bình an, không tai không nạn, không hạn, không ách, đắc tài sai lộc, vạn sự hanh thông. Thượng hưởng 278
  54. Mê tín dị đoan Mấy tục lễ trong đêm trừ tịch Bắt đầu lúc lễ giao thừa là năm cũ đã hết và bước sang năm mới. Kể từ giờ phút này là giờ phút của Tết Nguyên Đán. Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong; ta có những tục lễ riêng, mà cho tới ngày nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người theo giữ. Lễ chùa, đình, đền. Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. Kén hướng xuất hành. Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay ở Sài Gòn, đi lễ là người ta đi, ít người kén giờ và kén hướng. Các đền chùa, trong đêm trừ tịch luôn luôn có thiện nam tín nữ tới lễ bái, có nơi rất đông phải chen chúc nhau. Hái lộc. Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. Với tin tưởng lộc hái về trong đêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người dân Việt trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn; tục hái lộc là một tục tốt đẹp, nhưng ngày nay, nhiều người đi lễ trong đêm trừ tịch vác cả dao búa đi đẵn cây trong vòng các đình đền chùa miếu, thật người ta đã biến tục lệ tốt đẹp thành một tai hại cho các nơi thờ tự vậy. 279
  55. Tín ngưỡng Việt Nam Chợ Tết Saigon Xin thẻ đầu năm Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong đêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tốt trong mấy ngày đầu năm và đi đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn. Hương lộc. Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. 280
  56. Mê tín dị đoan Trong lúc mang nắm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nắm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự. Xông nhà. Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Đi xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem sự dễ dãi may mắn lại. Đốt pháo. Đêm hôm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháo. Sau khi làm lễ trừ tịch xong, tiếng pháo thi nhau vang nổ từ nhà này sang nhà khác ở thành thị cũng như ở thôn quê. Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo ngay từ buổi chiều hôm 30 tháng chạp, lúc bắt đầu cúng gia tiên. Đốt pháo cốt để trừ ma quỷ. Theo sách cũ chép lại thì ma núi gọi là Sơn tiêu, khi phạm đến người thì người đau ốm, người ta phải đốt pháo để nó tránh xa. Điển sách thì nói vậy, nhưng thật ra tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, tăng sự hân hoan, xua đuổi mọi sự phiền não 281
  57. Tín ngưỡng Việt Nam trong lòng người. Ngày xuân có tiếng pháo xuân thêm tưng bừng và tết thêm nhộn nhịp. Tục lệ về Tết Nguyên Đán Ở trên, mới nói về lễ trừ tịch và mấy tục lệ trong đêm giao thừa. Thực ra với ngày Tết Nguyên Đán dân ta có những tục lệ trước và sau lễ trừ tịch. Người dân Việt Nam thuần túy rất tha thiết với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, Tết mới là dịp nghỉ ngơi. Bao nhiêu lo nghĩ người ta gác một bên để hưởng thú xuân cho đầy đủ. Cảnh xuân muôn hồng ngàn tía, pháo xuân rền nổ rắc hồng trên ngõ, nhất là ở miền Trung và miền Bắc, thêm mưa xuân phơi phới, thử hỏi ai là người không xúc cảm trước cảnh xuân, trước màu Tết. Người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan. Từ ngàn xưa, những tục lệ ngày Tết vẫn làm cho Tết thêm ý nghĩa và cũng một phần nào làm tăng niềm vui phấn khởi cho mọi người lúc xuân sang. Sửa soạn ngày Tết. Tết Nguyên đán tuy bắt đầu từ mồng một tháng giêng, nhưng sự thực người ta đã sửa soạn Tết ngay từ đầu tháng chạp. Nhà nhà lo mua gạo nếp, đậu xanh để đến ngày gần Tết gói bánh chưng, và tại nhiều vùng, gói bánh chưng bằng lá dong, người ta phải mua lá về, đem luộc chín, bó vào các cột nhà, để khi gói bánh thì dùng. Gói bánh bằng lá chín dễ gói, nhưng bánh bóc ra kém màu xanh. Nhiều nơi gói bằng lá sống, họ không buộc lá, nhưng độ ngoài rằm tháng chạp họ đã phải mua sẵn sợ đến khi giáp Tết giá sẽ cao và có khi không có. 282
  58. Mê tín dị đoan Chợ Quê Ngày Tết Hàng đồ mã (Ảnh Bàng Bá Lân) Chọn mũ ông Công (Ảnh Bàng Bà Lân) 283
  59. Tín ngưỡng Việt Nam Người ta cũng sửa soạn cho vại dưa hành ngay từ đầu tháng chạp, vì dưa hành cần muối sớm đến Tết mới kịp ăn. Và người ta cũng lo sắm sửa những phẩm vật dùng cho ngày Tết, mua sẵn gà vịt thả trong vườn, rủ nhau chung đụng để ngày gần Tết hùn nhau mổ lợn. Người ta sắm sẵn hương vàng dùng để cúng ở trong nhà cũng như dùng để gửi Tết, và người ta cũng mua sẵn những bánh mứt hoa quả, một phần dành cho gia đình, một phần gửi Tết, một phần mang Tết những người mình chịu ơn như thầy học, ông lang, chủ nợ v.v Người ta cũng lo tới bộ quần áo ngày Tết, nhất là đối với các cô gái mới lớn, ngày xuân là dịp các cô chưng diện để dân làng nhìn vào, có cậu nào vừa mắt muốn gương cung bắn sẻ. Dân làng cũng sửa soạn Tết chung cho cả làng, trù tính việc mở hội đầu năm, việc cúng thần ngày Tết. Và các em cũng rối rít lo Tết, thúc dục bố mẹ may quần áo mới và mấy ngày gần Tết đi chơi chợ Tết mua tranh mua pháo. Trang hoàng nhà cửa. Tết là bắt đầu cho một năm. Người ta phải đón xuân trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẽ và đẹp đẽ. Do đó trước ngày Tết, nhà nào cũng lau quét cửa nhà, trang hoàng trong nhà cho xứng đáng với năm mới. Con cháu lau chùi các đồ thờ. Những đồ đồng được đem đánh bóng. Án thư mâm bàn đều lau rửa lại kỹ lưỡng cùng với tất cả các tự khí khác kể cả hoành phi câu đối. Những câu đối đỏ cũ được thay bằng những câu đối mới, những đôi liễn mới. Bàn thờ được cắm thêm hoa, các y môn được đem giặt lại hoặc thay thế. Từ trong nhà đến ngoài cửa, chỗ nào trong cũng như mới, thật ăn khớp với khung cảnh tưng bừng của mùa xuân với mưa phùn lấm tấm, với lời chúc tụng nhau tốt đẹp trong ngày Tết. 284
  60. Mê tín dị đoan Đây là chưa nói đến trên tường, ngoài cổng còn có dán những tranh Tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh đánh ghen, tranh thầy đồ Cóc, đám cưới chuột, tranh tiến tài tiến lộc, tranh gà gáy sáng, v.v Gửi Tết. Hàng năm gần ngày Tết đến, nghĩ tới tổ tiên, con cháu, những người đã ra ở riêng hoặc thuộc các ngành thứ, đều phải gửi Tết tới nhà trưởng, tức là người có trách nhiệm giữ giỗ Tết các bậc đã qua đời. Gửi Tết tức là đem đồ lễ đến nhà gia trưởng để người gia trưởng cúng tổ tiên trong dịp Tết. Thường đồ lễ bao giờ cũng có vàng hương. Tùy theo tình liên lạc gia đình, có những thứ vàng riêng dùng trong việc gửi Tết. Những ngành trực thống phải gửi vàng hoa, còn những ngành khác dùng vàng hồ hoặc vàng lá. Vàng hoa làm toàn bằng giấy màu vàng, làm kỹ lưỡng có mặt kính, có trang kim óng ánh, tượng trưng cho vàng thoi, do đó mỗi nghìn vàng là một nghìn thoi nhỏ. Vàng hồ là một thứ vàng gồm một phần ba những thoi vàng ở lớp trên làm bằng giấy bổi vàng và hai phần ba lớp dưới là những thoi bạc làm bằng giấy bổi trắng cũng có mặt kính nhưng ít hơn, hoặc có khi không có. Những ngành trực thống, ngoài vàng hương, còn phải gửi tết thêm bánh mứt, gạo nếp, gà. Người gia trưởng sẽ dùng những đồ lễ gửi tết của các ngành thứ cúng tổ tiên trong mấy ngày tết. Lẽ tất nhiên bao giờ người gia trưởng cũng phải chi tiêu thêm, nhưng những đồ lễ gửi Tết bao giờ cũng đem cúng hết trong dịp Tết. Con cháu gửi Tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên. Tục này cũng thắt chặt thêm mối dây liên lạc giữa những người trong quyến thuộc xa gần. Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn, Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu. 285
  61. Tín ngưỡng Việt Nam Người ta nguồn gốc từ đâu? Có tổ tiên trước rồi sau có mình. Biếu Tết. Cùng với việc gửi Tết nhà trường, người ta cũng nghĩ đến việc biếu Tết. Đây là dịp để người ta trả ơn những người đã có công với mình: Học trò biếu tết thầy học, Con bệnh biếu tết thầy lang, Dân biếu tết quan, Con nợ biếu tết chủ nợ, Bạn bè biếu tết lẫn nhau, Kẻ dưới biếu tết bề trên. Trong việc biếu tết này, quà biếu thường chẳng đáng bao nhiêu, nhưng tâm chân thành thật là đáng kể. Tôi không nói đến những trường hợp con cháu biếu tết ông bà cha mẹ, việc biếu tết này có thể coi như gửi tết, nhưng chỉ nói đến những trường hợp khác để nhắc lại việc tục lệ lấy ân tình ràng buộc. Thầy dạy học, hàng năm đã có lương vua, hoặc như ngày nay đã có lương chính phủ, nhưng Tết đến học trò không bao giờ quên thầy, nói chi đến những ông đồ dạy học quanh năm không có lương vua hoặc lương chính phủ, ngày Tết học trò có bổn phận phải nghĩ đến thầy, và phải nghĩ đến một cách rất chu đáo. Các ông lang chữa bệnh thì lấy tiền, vậy mà con bệnh, nhờ được ông lang chữa cho khỏi bệnh, tuy đã trả tiền ông lang, nhưng cũng không bao giờ quên ơn ông đã cứu mình thoát bệnh. Hàng năm, mỗi Tết đến con bệnh lại nhớ tới ông lang, và ít nhiều cũng kiếm chút lễ mọn tết ông lang để tỏ lòng biết ơn. Con nợ biếu tết chủ nợ phần vì sự giúp đỡ của chủ nợ đã cho mình vay tiền trong lúc túng thiếu, và cũng nhân dịp để khất nợ. 286
  62. Mê tín dị đoan Mua Mai ngày Tết (Ảnh Nguyễn Cao Đàm) Hoa chợ Tết Saigon (Ảnh Nguyễn Cao Đàm) 287
  63. Tín ngưỡng Việt Nam Dân biếu tết quan, kẻ dưới tết người trên đều là vì cảm tình ân nghĩa, không ai bắt buộc ai nhưng ai cũng nghĩ đến sự ăn ở sao cho phải đối với những người đã có ơn với mình. Bạn bè biếu tết nhau cũng vậy, đây là những dịp để chứng tỏ sự quý mến bạn hữu đối với nhau, nghĩ đến nhau. Tôi tưởng cũng nên nói tới trường hợp các chàng rể chưa cưới tết bố mẹ vợ. Biếu Tết thật là trịnh trọng để tỏ lòng biết ơn các người đã sinh ra vị hôn thê của mình. Sau khi cưới được vợ rồi, hàng năm các chàng rể cũng không bao giờ quên tết bố mẹ vợ. Bữa tiệc tất niên. Các bạn hàng buôn bán sống với nhau thành phường, những công chức cùng làm tại một dinh, một sở, nhân ngày Tết đến đều có bữa tiệc tất niên để cùng nhau họp mặt trước khi chia tay về ăn Tết. Các bạn hàng trong buổi tất niên này có sửa lễ cúng thánh sư rồi cùng nhau ăn uống. Các công chức nơi công sở lấy bữa tiệc tất niên để cùng vui và nhân đó chúc tết nhau trước khi ai nấy về quê ăn tết. Buổi học tất niên. Tại các lớp học, có buổi học tất niên. Nhân buổi học này, học trò chúc tết thầy, và thầy cũng gửi lời chúc tết bố mẹ học sinh, và cùng chúc cả học sinh một cái tết vui vẻ. Trong buổi học tất niên này, thầy trò thường đem những chuyện trong niên học ra nhắc lại, và cùng nhau nói về truyện Tết thay vì học hành như những buổi học trước. Trong buổi học này, học trò đốt pháo để mừng thầy, cũng như trong các bữa tiệc tất niên, thường có đốt pháo để tiệc thêm vui. Phiên chợ trẻ con và phiên chợ Tết. Đây là phiên chợ họp sau phiên chợ cuối của năm, thường vào ngày 28 hoặc 29 tháng chạp. Gọi là phiên chợ trẻ con, vì dân quê, trong ngày phiên chợ này, chợ nào họp ngày nào 288
  64. Mê tín dị đoan Đi lễ đầu xuân. thường đã thành lệ, bố mẹ cho trẻ con tiền để đi sắm tết, tức là đi mau tranh mua pháo. Cần phân biệt phiên chợ trẻ con với phiên chợ Tết. Phiên chợ Tết là phiên chợ cuối cùng của năm, tùy theo từng chợ họp từ ngày 26 đến 30 tháng chạp. Chợ vùng quê họp một tháng sáu phiên, chợ làng này vào ngày một ngày sáu, chợ lân cận vào ngày hai ngày bảy, chợ một làng thứ ba vào ngày ba ngày tám, rồi một chợ vào ngày bốn ngày chín, lại một chợ vào ngày năm ngày mười. Trong một vùng mỗi ngày thường có hai ba chợ họp, và ngày hôm sau lại hai chợ khác. Phiên chợ Tết sớm nhất vào ngày hai mươi sáu tháng chạp đối với những chợ ngày họp là ngày một và ngày sáu, và phiên chợ Tết muộn nhất vào ngày ba mươi, hay nếu tháng thiếu vào ngày hai mươi chín tháng chạp đối với những chợ ngày họp là ngày bốn ngày chín hoặc ngày năm ngày mười. Trong phiên chợ Tết, người bán hàng muốn bán hết hàng, nhất là trong những phiên chợ vào mấy ngày hai mươi chín, 289
  65. Tín ngưỡng Việt Nam ba mươi tết, và người đi sắm tết cũng cố mua cho đủ những cái gì còn thiếu. Các ông đồ, nhân dịp phiên chợ Tết cũng đem bán chữ. Người ta nhờ các ông viết cho những câu đối, những bức đại tự v.v Thăm mộ gia tiên Tây phương thường cho ta gần người chết hơn họ. Thực vậy, thi hài của tổ tiên ta thường mai táng ngay giữa thửa ruộng của chúng ta, và quanh năm trong những dịp vui mừng hay tang tóc, chúng ta đều khấn tới gia tiên, đều đi viếng mộ để đắp thêm mấy vầng đất, cắm mấy nén hương. Về Tết, vui xuân, người Việt cũng muốn gia tiên về hưởng Tết. Bởi vậy, ở nhiều nơi, sau khi sắm sửa Tết xong người ta có tục đi viếng mộ, đắp lại mộ, thắp hương khấn mời hương hồn những người đã quá cố về hưởng Tết. Làng Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh Hà Bắc, hàng năm vào ngày 30 tháng chạp, dân làng đều đi viếng mộ khấn mời gia tiên về ăn Tết. Tục này có ở rất nhiều nơi khác. Xúc sắc xúc sẻ. Tối hôm ba mươi Tết, ngày xưa tại các làng xã, các trẻ em nghèo, họp nhau thành từng bọn rủ nhau đi chúc Tết, tuy chưa hẳn là ngày Tết. Các em, mỗi bọn có một chiếc ống trong đựng tiền, thường là ống tre. Các em tới từng gia đình, và các em cùng nhau hát, vừa hát vừa lắc ống tiền: Xúc xắc xúc sẻ, Nhà nào còn đèn còn lửa, Mở cửa cho chúng tôi vào; Bước lên giường cao Thấy đôi rồng ấp; Bước xuống giường thấp, 290
  66. Mê tín dị đoan Thấy đôi rồng chầu; Bước ra đằng sau Thấy nhà ngói lợp Voi ông còn buộc, Ngựa ông còn nằm. Ông sống một trăm Linh năm tuổi lẻ. Vợ ông sinh đẻ Những con tốt lành; Những con như tranh, Những con như rối. Tôi ngồi xó tối. Tôi đối một câu. Đối rằng: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh. Các em vừa xúc xắc xúc sẻ vừa hát, trong lúc gia đình chủ nhà chăm chú nghe, và sau câu hát gia đình nào cũng tặng các em ít tiền, tiền đó các em bỏ luôn vào ống. Tục cho rằng, các em đến đem sự may mắn lại. Không gia đình nào không tặng tiền cho các em. Nhiều ít ai cũng tặng các em một số tiền trước khi các em rời sang nhà khác. Đòi nợ cuối năm. Các chủ nợ có lệ cuối năm giằng thúc con nợ, cố đòi cho được số tiền đã cho vay, dù rằng đòi được tiền về để đấy. Người ta cho rằng, nếu không đòi được tiền trước giao thừa, ngày hôm sau, món tiền nợ đã ra nợ cũ, và ngày mồng một đầu năm và những ngày sau nữa, người ta không dám đòi nợ, vì con nợ kiêng sợ giông. Đòi nợ vào ngày Tết, không những con nợ không trả nợ, mà có khi còn mắng lại chủ nợ vì không biết kiêng cho mình. Tục lệ như vậy nên cái ngày tất niên này, những người có nợ làm ăn kém may mắn không có tiền trả mà khất chủ nợ 291
  67. Tín ngưỡng Việt Nam không chịu, đành phải đi trốn nợ cho đến lúc giao thừa mới trở về: Ta có câu: Khôn ngoan, đến cửa quan mới biết, Giầu có ba mươi Tết mới hay. Đến cửa quan, người khôn ngoan đủ lý lẽ để đối đáp, còn người giàu có, ba mươi Tết không có chủ nợ tới réo ngõ, giằng thúc. Cúng gia tiên. Chiều ba mươi Tết, mọi việc sửa soạn đã xong xuôi, sau khi đã đi viếng mộ gia tiên về, người ta sửa lễ cúng gia tiên, và sau đó đèn nhang, nhất là nhang phải giữ thắp suốt mấy ngày Tết cho tới khi hóa vàng. Trong mấy ngày này, trên bàn thờ luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều ba mươi Tết, người ta thường dùng hương vòng (nhang khoang) hoặc hương sào (nhang ống). Hương vòng là một cuộn hương thắp được suốt đêm tới sáng, còn hương sào là một hương thật to, có thể thắp được suốt ngày đêm mới hết. Ta cúng gia tiên lúc chiều ba mươi Tết, bởi vậy, lúc cúng giao thừa, ta không cúng gia tiên nữa. Cùng với lễ cúng gia tiên, lẽ tất nhiên phải có cúng Thổ Công. Cúng gia tiên ba mươi Tết, sáng ngày mùng một cũng lại cúng. Và trong mấy ngày Tết cho đến khi hóa vàng, ngày hai buổi có lễ cúng gia tiên. Văn khấn gia tiên. Cúng tổ tiên cũng phải có văn khấn, như cúng Thổ Công và cúng giao thừa. Dưới đây là một mẫu văn khấn tổ tiên trong ngày Tết: Duy Việt Nam Đinh Mùi niên, xuân thiên, chính nguyệt sơ nhất nhật. 292
  68. Mê tín dị đoan Kim thần phụng sự Đàm Sĩ Nguyên, sinh quán Nhất Động xã, Thường Tín phủ, Hà Đông tỉnh, toàn gia cư ngụ Tân Sơn Nhì xã, Tân Bình quận, Gia Định tỉnh, đồng gia quyến đẳng, khể thủ, đồn thủ bách bái. Cẩn dĩ hương đăng, kim ngân hoa quả, mâm bàn cụ vật, phù lưu thanh chước, thứ phẩm chi nghi cảm kiền cáo vu. Cung thỉnh. Đàm môn lịch đại tổ tiên, tự cao, tằng, tổ khảo, cao tằng tổ tỉ, tổ khảo, tổ tỉ, hiển khảo, hiển tỉ, thúc, bá, đệ, huynh, cô, dì, tỉ, muội, đồng lai lâm chứng giám. Ngưỡng vọng. Bảo hộ gia đình, tự lão chí ấu, hạnh phúc an khang, vạn sự hanh thông, nhân tăng vật vượng. Thượng hưởng Lược dịch: “Nước Việt Nam, năm Đinh Mùi, tiết xuân ngày mồng một tháng Giêng. Nay con giữ việc phụng thờ tên là Đàm Sĩ Nguyên, quán tại xã Quất Động phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, hiện nay toàn gia cư trú tại xã Tân Sơn Nhì, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định, đồng gia quyến cúi đầu trăm bái. Kính cẩn có hương đèn, vàng bạc, hoa quả, cỗ bàn rượu nước trầu cau cùng mọi phẩm vật dâng lên. Kính mời các cụ họ Đàm, kỵ, cụ, ông, bà, cha mẹ, chú, bác, anh, em, cô, dì, chị, em cùng về chứng giám. Giám mong. Tiên tổ bảo hộ gia đình, từ già đến trẻ, hạnh phúc an khang, vạn sự hanh thông, người tăng vật vượng. Thượng hưởng”. Người gia trưởng khấn lễ tổ tiên xong, toàn thể người nhà đều lần lượt theo thứ bực tới lễ trước bàn thờ. Trong lúc đó để đón mừng tổ tiên về cùng con cháu, một tràng pháo nổ ran ở ngoài sân, xác pháo tung bay như muốn khoe sắc thắm cùng muôn hồng ngàn tía của trời xuân. 293
  69. Tín ngưỡng Việt Nam Mùi khói pháo thơm quyện với mùi hương khói khiến cảnh Tết càng đượm vẻ tưng bừng trong thân mật. Chúc Tết. Sáng ngày mồng một, các cụ sau khi đã làm lễ tổ tiên xong, ngồi ở nhà thờ để con cháu tới lạy mừng chúc Tết. Con cháu chúc các cụ một năm mạnh khỏe bình yên khang thái. Các cụ cũng chúc lại con cháu những điều tốt đẹp. Trong lúc chúc Tết các cụ, con cháu thường dâng các cụ hoặc một món quà Tết như bánh trái, hoặc một món tiền đặt trong một bao giấy hồng. Tiền này gọi là tiền mở hàng đem may mắn lại cho các cụ. Các cụ cũng mở hàng lại cho con cháu. Tiền mở hàng của cụ cho con cháu gọi là tiền mừng tuổi. Giàu nghèo các cụ cũng mừng tuổi lại cho con cháu, giàu thì nhiều tiền, nghèo cũng mừng tuổi tượng trưng một vài đồng tiền để con cháu được gặp tốt đẹp quanh năm. Tại các xã, các cụ được đại diện dân làng mừng tuổi chúc Tết ngay tại đình, sau buổi lễ cúng đức thần linh sáng ngày mồng một. Ta có những bài chúc Tết riêng trong những dịp này: Năm cũ đã qua, Năm mới đã đến, Bước vào dinh trung, Tôi xin kính chúc; Trước tôi chúc thánh cung vạn tuế, tại thượng dương dương, bảo quốc hộ dân, lưu ân, tích phúc. Tôi lại chúc kỳ lão sống tám chín mươi, thọ tăng thêm thọ. Tôi lại chúc quan viên trùm lão, niên tăng, phú quý, nhật hưởng vinh hoa. Tôi lại chúc quan lại binh viên ta đột pháo xông tên, công thành danh toại. Tôi lại chúc đồng trang thượng hạ, già sức khỏe, trẻ bình yên, nhờ đức vua nhà no người đủ; các xướng 294
  70. Mê tín dị đoan Đi lễ đầu xuân Ông đồ bán chữ (ảnh Nguyễn Cao Đàm) 295
  71. Tín ngưỡng Việt Nam Thiên thu vạn tuế Trên đây là lời chúc Tết chung tại đình làng, tại các thôn xóm, các phường, dân chúng cũng có hợp nhau để cùng chúc Tết các ông trùm phường, đây là các phường buôn bán, các phường nghề nghiệp và các thủ chỉ thôn cũng như mọi người đồng thôn đồng phường. Chúc Tết vọng. Tại triều đình, nhân ngày nguyên đán, các quan đại thần hợp nhau lại chúc Tết nhà vua. Tại các tỉnh, các quan tỉnh cũng cùng nhau họp tại vọng cung để chúc Tết vọng nhà vua. Đối với những người ở xa xôi không về tận nhà, đến tận nơi chúc Tết được, người ta thường dùng thư để chúc Tết, đây cũng là một lối chúc vọng, như ngày nay người ta dùng thiếp gửi cho nhau để chúc mừng năm mới vậy. Mừng tuổi. Với năm mới, người ta thêm một tuổi. Đó là một điều đáng mừng: đối với người già là tăng thêm tuổi thọ, đối với các em bé là thêm tuổi để thêm lớn. Bởi vậy, như trên đã trình bày, trong lúc chúc Tết người ta có lệ mừng tuổi. Tiền mừng tuổi phong bao trong những giấy hồng, bao giờ cũng có tiền lẻ, có ý là tiền đó sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều. Tiền mừng tuổi còn là tiền mở hàng để lấy may. Bạn bè gặp nhau cũng thường mở hàng cho nhau để lấy may mắn. Tiền mở hàng, người ta thường giữ cất đi, ít khi lấy ra tiêu dùng, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Trong Nam mừng tuổi các em gọi là lì xì. Ngày Tết các chú các cô dì thường mừng tuổi cho các cháu, và những khi tới nhà một người bạn chúc Tết, có trẻ nhỏ người ta cũng thường mừng tuổi cho các em, hay khi một người bạn tới nhà mình chúc Tết, có em nhỏ đi theo, chủ nhà thường 296
  72. Mê tín dị đoan mừng tuổi cho em nhỏ, mừng tuổi để em hay ăn chóng lớn, học hành thông minh sáng láng, khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Xông nhà. Tục này đã trình bày ở trên khi nói về mấy tục lệ trong đêm trừ tịch. Trong trường hợp, người nhà không có ai tự xông nhà lấy, người ta phải kén người xông nhà. Người được kén là người tốt vía nhanh nhẹn dễ dãi để sáng mồng một tới xông nhà, mang lại ảnh hưởng tốt đẹp cho nhà chủ quanh năm. Người đến xông nhà đốt bánh pháo để mừng nhà chủ và chúc tụng chủ nhà những điều may mắn quanh năm. Nhà chủ cũng chúc tụng lại khách xông nhà và cảm ơn khách đã mang lại sự may mắn cho nhà mình. Xông nhà còn được gọi là xông đất. Xuất hành Tục này cũng đã trình bày ở trên về tục lệ đêm trừ tịch, nhưng có nhiều người không xuất hành vào đêm trừ tịch, mà người ta còn kén ngày kén giờ. Những người làm ăn, quanh năm phải ra đi, nhân ngày Tết thường chọn ngày giờ để xuất hành và thường người ta đi ra khỏi đất làng xã mình, hay ít nhất cũng đi ra khỏi thôn mình. Người ta chọn hướng. Mỗi năm chỉ có một hướng hợp. Ra đi theo hướng tốt bằng một lối và lúc trở về làng mình lại theo một lối khác. Không ai xuất hành nghịch hướng vì e gặp sự không may trong năm. Người ta lại kén ngày kén giờ, vì trong ba ngày đầu năm có ngày xấu, có ngày tốt, và một ngày có giờ xấu có giờ tốt. Người kiêng kỹ chỉ xuất hành nhằm hôm tốt ngày vào giờ hoàng đạo. 297
  73. Tín ngưỡng Việt Nam Trong một làng, thường thường dân làng theo một hướng xuất hành, cùng đi trên một nẻo đường. Họ gặp nhau vui vẻ lắm, chúc tụng lẫn nhau, nói nói cười cười, áo quần lòe loẹt xúng xính. Đi xuất hành, người ta đồng thời hái lộc như đã nói ở trên. Lễ Tết. Dân ta thờ phụng tổ tiên. Người ta thờ phụng tổ tiên nhà mình, lại tôn trọng cả tổ tiên người khác. Nhân ngày Tết, người ta đến nhà nhau, trước là để lễ Tết, sau là để chúc tụng lẫn nhau. Việc lễ Tết các cụ là một việc rất hệ trọng. Ngày Tết, các cụ đi lễ hết các nhà họ xa họ gần trong làng, và khắp hết các nhà lân bang hàng xóm. Các cụ đi không hết, các cụ cắt con cháu đi thay. Đừng ai tưởng đi lễ Tết như vậy là nhẹ nhàng. Rất mệt. Đến mỗi nhà phải lễ trước bàn thờ bốn lễ, ba vái, phải lên gối, xuống gối cúi đầu. Có nhiều nhà, có ông bà mới mất, thờ riêng một bàn thờ, khách đến Tết phải lễ cả ở bàn thờ này. Đi lễ như vậy, đi suốt buổi, khắp họ hàng bè bạn, hàng ngày phải lên gối xuống gối mấy trăm lần. Tới mỗi nhà lại chúc Tết nói chuyện, ăn trầu uống nước. Có nhà lại ép mời khách nếm bánh chưng, xôi chè lam nóng bỏng, mứt kẹo do nhà làm ra. Khách không dám từ chối sợ làm giông chủ nhà. Người mỏi mệt vì lễ bái, bụng luôn no vì ăn uống, môi cắn chỉ vì nhai trầu. Lại thêm suốt ngày phải bận quần áo chỉnh tề, khăn đóng áo dài, chân đi giày đi dép. Tuy vậy, vẫn không ai bỏ qua việc lễ Tết. Đây là một bổn phận đối với họ hàng bè bạn. Người ta đến lễ tổ tiên mình, mình phải đáp lễ. Đi lễ Tết không như ngày nay đi chúc Tết ở thành thị. Ở thành thị, bây giờ người ta đến chúc Tết với nhau vì xã giao, 298
  74. Mê tín dị đoan Cành đào Tết (Ảnh Nguyễn Cao Đàm) 299
  75. Tín ngưỡng Việt Nam còn xưa kia, mục đích chính của việc đi chúc Tết là lễ Tết trước rồi mới chúc Tết sau. Con rể đến lễ Tết nhà bố mẹ vợ, học trò đến lễ Tết nhà thầy, người dưới đến lễ Tết nhà người trên, kẻ hàm ơn đến lễ Tết nhà người đã ra ơn cho mình Khai bút. Nhà văn, nhà thơ thường có lệ khai bút đầu năm vào ngày Nguyên Đán. Các văn nhân, thi sĩ sẵn sàng son mực bút nghiên giấy tờ, đốt bình trầm trước án thư kén giờ hoàng đạo khai bút viết văn làm thơ. Thơ làm xong, gặp có khách đến nhà hoặc khi đến bạn hữu chúc Tết, người nọ đọc cho người kia nghe rồi cùng ngâm vịnh. Chơi cành đào. Hoa đào màu đỏ nhạt rất hợp với cảnh xuân. Ngày Tết, người ta thường kén hoa đào để cắm ở trong nhà. Tục còn tin rằng cành đào trừ được ma quỷ do tích cũ đã trình bày trên chương “Cây cối với mê tín dị đoan” về hai vị thần là Thần Trà và Uất Lũy. Của vào như nước. Nhân ngày mồng một Tết, tại các thành thị cũng như thôn quê, có những người đi gánh nước thuê, gánh nước tới đổ vào mọi nhà và chúc những nhà này quanh năm làm ăn phát đạt của vào như nước. Gia chủ vui vẻ mở hàng cho người gánh nước một món tiền gấp mấy lần ngày thường và cũng mong của sẽ vào như nước quanh năm như lời chúc tụng của người gánh nước. Giông Giông nghĩa là gặp sự không may quanh năm. Ngày đầu năm người ta tránh mọi sự có thể giông. 300
  76. Mê tín dị đoan Tranh Tết Đám cưới Chuột Thầy đồ Cóc 301
  77. Tín ngưỡng Việt Nam Tranh Táo Quân 302
  78. Mê tín dị đoan Tranh gà mẹ con tượng trưng hạnh phúc Cây nêu 303
  79. Tín ngưỡng Việt Nam Đứa trẻ phải ngoan ngoãn kẻo phải mắng phải đòn, bị giông sẽ phải mắng phải đòn quanh năm. Người lớn phải giữ gìn mọi cử chỉ, luôn luôn vui vẻ để quanh năm vui vẻ, không cau có, giận dữ sợ bị giông sẽ cau có giận dữ suốt năm. Tóm lại, người ta tránh tất cả những cái gì có thể là một điềm gở đem lại sự không may quanh năm, nghĩa là tránh để khỏi phải bị giông. Kiêng quét nhà. Trong ngày Nguyên Đán, người ta kiêng quét nhà, và nếu nhà cửa có bẩn quá, người ta chỉ quét sơ, vun rác vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong Sưu Thần Ký và sự tích Thần Tài mà ra. Những điều kiêng khác. Ngày Tết còn rất nhiều điều kiêng. Kiêng mặc áo trắng, e có điềm tang tóc. Kiêng nói tiếng khỉ, e làm ăn xúi quẩy. Kiêng nói những điều tục tĩu, kiêng nhắc tới những chuyện chết chóc v.v Hóa vàng. Sau ba ngày Tết, sáng ngày mùng 4, người ta cúng tiễn các cụ và hóa vàng. Bao nhiêu vàng đã cúng trong ngày Tết, do người gia trưởng mua hay do con cháu và các ngành thứ đem gửi Tết đều được đem đốt sau tuần cúng tiễn các cụ. Những nghìn vàng dành riêng cho người mới chết trong năm qua sẽ được hóa riêng một đống. Khi vàng hóa gần hết, người ta đổ vào những đống tro vàng, mỗi đống một chén rượu cúng. Tục tin rằng có như vậy ở dưới cõi âm các cụ mới nhận được vàng, và vàng mã mới biến thành vàng tiêu được ở nơi âm phủ. 304
  80. Mê tín dị đoan Rồi người ta đem hai cây mía đã mua trong năm và đã để thờ trong ba ngày Tết ra hơ trên những đống tàn vàng còn đang đỏ ối. Hai cây mía đó, theo tín ngưỡng, người ta bảo là gậy các cụ. Các cụ sẽ dùng hai cây mía này để gánh vàng về cõi âm, và cũng dùng làm khí giới chống lại bọn quỷ sứ muốn ăn cướp vàng. Lễ hóa vàng chấm dứt ngày Tết tại các gia đình. Trong buổi cúng tiễn các cụ ngày mồng bốn, các con cháu thường tề tựu lại các nhà gia trưởng, và sau lễ hóa vàng họ cùng nhau ăn uống để kết thúc ngày Tết. Sau bữa cơm hóa vàng này, những con cháu làm ăn nơi xa lại ai đi phương nấy. Ngày nay, thường người ta hóa vàng sớm hơn, nhất là tại các đô thị, rất ít các nhà cúng các cụ cho hết ba ngày Tết. Viếng mộ đầu xuân. Có nơi thay vì đi thăm mộ trước Tết, người ta đợi đầu xuân, sau khi hóa vàng tiễn các cụ, mới cùng nhau đi viếng mộ. Ở làng Thị Cầu, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh Hà Bắc, sáng sớm, sau cuộc lễ, có hóa vàng đốt pháo, rồi nhà nhà đều rủ nhau đi thăm mộ. Phần đông gia đình, già trẻ lớn bé đều đi viếng mộ hết. Gia đình nào cũng mang theo hương để cắm lên mộ, mang theo vàng lá để đốt tại mộ, và nhất là mang theo cuốc sẻng để đắp lại các nấm mộ cho cao, vun lại các nấm mộ cho dẹp, đánh nhổ đi hết những khóm cây dại mọc lấn vào mộ. Ở nghĩa địa đủ nam phụ lão ấu với áo màu sặc sỡ của ngày xuân. Có nhiều người lại đốt cả pháo, như muốn để hương hồn người khuất được chia vui thêm với người sống nhân dịp xuân về. Thăm mộ là một tục rất đẹp và rất có ý nghĩa. Tục này còn, gia đình còn và con người sẽ không bao giờ mất gốc. * * * 305
  81. Tín ngưỡng Việt Nam Tết Nguyên Đán là Tết trọng đại nhất trong năm. Với Tết này không những người ta thêm tuổi mà chính là một dịp để có sự đoàn tụ toàn thể gia đình sau một năm mỗi người một ngả. 306
  82. Mê tín dị đoan Ngày Tết của đồng bào Thượng miền Nam ỗi độ xuân về chúng ta lại đón mừng một năm mới. MXuân tưng bừng đến, lòng người rộn rã vui, cầu chúc cho nhau những điều may mắn. Bao nhiêu điều không tốt đẹp hãy lui trở lại với năm cũ để cho năm mới được tinh hảo, đem lại cho con người toàn những niềm hy vọng. Trong lúc chúng ta mừng xuân, chúng ta cũng nên tìm hiểu xuân của một số anh chị em chúng ta, các đồng bào Thượng, mà gần đây một số các nhà nhân chủng học đã xác nhận đồng nguồn gốc với chúng ta. Chúng ta ăn Tết, đón xuân, các sắc dân đồng bào Thượng cũng mỗi năm một dịp mừng xuân mới, tùy theo phong tục từng sắc dân. Xuân và Tết của các đồng bào này nhiều khi không cùng đến với xuân và Tết của chúng ta, đến sớm hơn hoặc đến muộn hơn, tùy từng địa phương, nhưng sớm muộn họ đều coi đó là một dịp ăn mừng trong năm. Muốn nói đầy đủ về Tết của các đồng bào Thượng phải một tập sách dầy mấy trăm trang mới mong trình bày được hết. Việc làm này, xin thú thực tôi không làm nổi và xin 307
  83. Tín ngưỡng Việt Nam dành riêng cho các nhà nhân chủng học, ở đây tôi chỉ muốn nhân dịp nói tới Tết Nguyên Đán của người Kinh, tôi không quên các đồng bào Thượng. Bắt đầu bằng một số ít các sắc tộc miền Nam. Tết của người Kơho Người Kơho là một sắc dân ở cao nguyên Trung Phần, tập trung nhiều nhất tại tỉnh Lâm Đồng. Người Kơho không ăn Tết Nguyên Đán như người Kinh. Tết của họ đến sau Tết Nguyên Đán một tháng và gọi là Tết Lir bong (Ly bông), tức là Tết Mừng Lúa Về. Tết này bắt đầu vào khoảng tháng ba dương lịch và kéo dài hàng tháng. Dân Kơho đón mừng ngày Tết một cách thảnh thơi. Thóc lúa họ vừa gặt xong, việc canh nông đã chấm dứt. Họ tha hồ nhàn rỗi, chờ đợi mùa mưa để cày cấy vụ sắp tới. Ý nghĩa Tết Mừng Lúa là để dân chúng hân hoan vui sướng sau khi đã đóng kho lúa lại. Hai chữ Lir bong, nghĩa đen là bịt cót thóc, vậy mừng lúa về là mừng thóc đã đóng vào trong cót. Ăn Tết Lir bong, người Kơho mừng vì kết quả thu hoạch được và tỏ lòng cám ơn Thượng đế Yang (Giàng) đã ban ơn cho họ, cho mưa thuận gió hòa để họ có thóc lúa sinh sống quanh năm. Đối với người Kơho, thóc lúa quý lắm. Toàn dân họ sống về nghề nông. Thóc lúa là căn bản, nên để cảm ơn Thượng đế Yang đã ban cho họ, họ không tiếc các sinh vật. Họ giết trâu, lợn, dê, gà để tạ ơn đức Yang. Họ cúng rẫy, cúng ruộng, cúng gieo hạt và khi lúa lên họ cúng “dưỡng lúa” để cây lúa khỏe mạnh. Lúc lúa gặt về họ tất nhiên phải cúng “Mừng lúa về”. Để tổ chức Tết Lir bong, sau khi thóc đã đóng cót, dân làng tụ họp dưới sự chủ tọa của các bô lão để tổ chức ngày 308
  84. Mê tín dị đoan Tết. Trước hết họ rào làng cho kín để tránh những sự cướp bóc, rồi họ sửa sang đường xá, sửa sang các giếng trong làng, trồng cây nêu v.v Sau đó họ họp nhau lại để ấn định ngày chính thức khai lễ. Họ cắt đặt người đi mời các bạn bè quan khách tới khai lễ. Thanh niên trong làng chuẩn bị chuông, trống, kèn, sáo để sẵn sàng làm lễ. Đến ngày lễ đã được ấn định, lễ sẽ được khai mạc theo tục lệ vào buổi chiều khi mặt trời đã lặn. Họ tiếp rước quan khách, họ hàng bè bạn bằng những hồi chiêng rầm rộ. Mọi người được xếp ngồi theo thứ bậc thành hàng lối. Chiêng trống rung đổ hồi, cho tới khi mọi người an tọa mới tạm ngưng. Lúc đó vị chủ tế, thường là chủ gia đình, đứng giữa đám đông đốt hương, bắt gà vịt dê lợn đặt dưới bàn thờ. Sau đó họ mời quan khách cùng hướng về phía bàn thờ cầu nguyện Thượng đế Yang, đại ý: “Khẩn cầu Thượng đế nhận lời cảm tạ của mọi người. Thượng đế đã ban phúc cho dân làng, dân làng có thóc lúa ăn quanh năm, sức khỏe được dồi dào để làm việc hơn ngõ hầu mùa sau kết quả lại tốt đẹp hơn nữa”. Lúc cầu nguyện xong, chủ tế chém con vật hy sinh, lấy huyết nó vẩy lên cửa nhà, các cót thóc, các giạ lúa, các vò rượu. Rồi các sinh vật được ngã ra làm cỗ dân làng đãi khách và cùng ăn. Suốt đêm tiếng chiêng, trống, thanh la, kèn, sáo vang lừng lẫn vào tiếng hát. Lễ này được cử hành tại tất cả các gia đình cùng trong một đêm. Trong các thôn xã Kơho đêm đó thật là ầm ĩ vui vẻ. Họ tin tưởng vào Thượng đế Yang đã phù hộ cho họ và sẽ phù hộ cho họ mãi mãi. Sau lễ cúng tại gia đình, họ kéo nhau từ nhà này qua nhà khác để ăn uống vui chung cho tới sáng. Khách lạ họ gặp trong đêm nay, họ tin là mang may mắn tới cho dân làng họ, cho nên ra đường, nếu họ gặp được người khách lạ, họ sẽ hân hoan cố mời sao cho được người đó vào 309