Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam (Phần 2)

pdf 171 trang ngocly 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnep_cu_lang_xom_viet_nam_phan_2.pdf

Nội dung text: Nếp cũ - Làng xóm Việt Nam (Phần 2)

  1. Làng xóm Việt Nam Dự phòng và tư cấp gười dân quê hay lam, hay làm nhưng vì nghiệp nông Nvất vả lại thêm gặp những năm mưa không thuận gió không hòa, mùa màng thu hoạch kém, nên tại nhiều làng thường xảy ra nạn đói kém. Nghĩa sương Để chống với nạn đói kém này, các làng xã đã dự phòng một kho lúa riêng, gọi là kho nghĩa sương và khi cần tới, đem lúa trong kho tư cấp cho người túng thiếu. Nghĩa sương là kho chứa thóc của dân làng. Thóc này do dân làng góp vào và cũng chỉ được dùng cho dân làng. Những năm bị thiên tai, hán hạn hoặc lụt lội, mất mùa, dân làng khổ sở, lúa nghĩa sương được đem xuất ra chẩn cấp cho những người nghèo. Kho nghĩa sương từ trước vẫn có, và năm Tự Đức thứ 18, nhà vua có chuẩn cho các thôn xã mỗi làng đặt một kho này, và giao cho người nào có đủ bảo đảm làm chủ thủ, chủ bộ hoặc còn gọi là sương chính để giữ kho, và cắt tuần phiên canh phòng. Thóc nghĩa sương do dân làng nộp vào, và số thóc nộp được ấn định theo luật lệ. 218 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  2. Diện hình và Tổ chức Mỗi mùa, khi lúa chín gặt xong, đã được phơi khô quạt sạch, các chủ ruộng phải nộp vào kho nghĩa sương một phần bốn mươi số lúa của mình. Tổng cộng tất cả số lúa do dân làng nộp được chia làm ba phần, hai phần nộp vào kho nghĩa sương, còn một phần đem phân chia cho các tuần phiên trong làng. Dân làng phải nộp lúa vào kho nghĩa sương, số lúa nộp này coi như trả tiền công cho làng vì làng phải canh giữ đồng ruộng để mùa màng không bị gặt trộm và làng cũng đã gìn giữ an ninh cho các chủ ruộng. Hơn nữa dân làng phải có bổn phận đối với những người cùng túng, nộp lúa nghĩa sương để làng giúp đỡ họ. Lúa nộp phải chia cho tuần phiên một phần ba vì chính tuần phiên là những người chịu trách nhiệm về lúa thóc ở ngoài đồng. Số lúa tuần phiên được hưởng coi như tiền công của họ. Nhiều nơi thay vì trả lúa cho tuần phiên, làng đã trả tiền và tất cả số lúa đều nộp vào kho nghĩa sương, như vậy kho lúa luôn luôn dư dật. Tuy nhiên không phải số lúa dự trữ trong kho không có giới hạn nào, thường mỗi làng chỉ dự trữ một số lúa tối đa là bao nhiêu, trên số tối đa này, dân làng sẽ đem bán lấy tiền gửi ngân hàng, hoặc kho bạc hàng tỉnh. Tại nhiều nơi, dân làng nhờ các chủ có nhiều ruộng vào bậc phú hào cho kho nghĩa sương vay tiền hoặc vay thóc, người chủ thủ phải làm giấy biên nhận. Tiền có thể đem mua thóc tích vào nghĩa sương lúc dân làng mới gặt xong cần tiền đem bán, và đến khi dân làng cần mua thóc vào những vụ giáp hạt, kho nghĩa sương lại bán thóc ra, thóc bán theo giá hạ hơn giá chợ, tiền lời thuộc kho nghĩa sương, như vậy kho nghĩa sương vừa sinh lời lại vừa giúp đỡ được dân làng: khi dân làng bán, kho mua theo giá chợ, dân làng không Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 219
  3. Làng xóm Việt Nam phải bán rẻ thóc; khi dân làng cần mua lại mua trở lại và không phải chịu giá đắt. Số lúa bán ra có giới hạn, và bao giờ trong kho cũng phải có sẵn một số lúa dự trữ tối thiểu do điều ước nghĩa sương của làng ấn định, và số dự trữ này để dành chỉ cấp phát cho dân làng nghèo đói vào những năm mất mùa hoặc có dịch lệ. Tiền vay của các nhà phú hào, kho nghĩa sương phải thanh toán sau ba năm. Thóc cũng vậy, sau ba năm phải trả lại cho các chủ ruộng số thóc vay, hoặc tiền thóc tính theo thời giá. Các nhà phú hào, tiền dư của để, tuy là cho kho nghĩa sương vay, nhưng chính thật là đã làm một việc nghĩa để giúp đỡ dân làng. Thóc ở kho nghĩa sương, ngoài các số thóc của chủ ruộng, thóc vay của các nhà phú hào, còn là thóc do các ruộng công nộp vào. Ở nhiều xã có lệ trích ra một phần mười tổng số ruộng công để làm ruộng nghĩa sương, thí dụ như làng có 100 mẫu ruộng công, 10 mẫu được dành làm ruộng nghĩa sương. Thóc lúa thuộc các ruộng nghĩa sương, khi gặt được đều đem nộp hết vào kho. Ruộng nghĩa sương do cả làng chung lưng đấu sức cùng làm. Thường thì ban Hội đồng làng yêu cầu các chủ ruộng giúp đỡ mỗi người mấy công cày, mấy buổi trâu, mấy buổi làm cỏ hoặc cấy hoặc làm bất cứ các công việc gì khác thuộc về các thửa ruộng này. Cả đến tiền phân tro, các chủ ruộng cũng kẻ nhiều người ít giúp ruộng nghĩa sương. Việc quản trị kho lúa nghĩa sương chủ thủ phải có sổ sách phân minh và phải tuân theo mọi tục lệ của làng cùng tất cả những điều gì ấn định trong điều ước nghĩa sương. Sổ sách này ghi rõ số thóc của dân làng nộp, số thóc của ruộng công, số thóc mua vào khi dân làng bán và số thóc bán ra khi dân làng mua. Số tiền lời của mỗi vụ phải được liệt kê rành rẽ. 220 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  4. Diện hình và Tổ chức Mỗi năm dân làng tính sổ một lần để biết rõ số chi thu xuất nhập. Thường thóc nghĩa sương chỉ dùng để nuôi binh lính, tư cấp cho kẻ nghèo đói. Số chi thu xuất nhập này, Hội đồng làng phải hội tính và lập thành hai quyển sổ, đem trình quan tỉnh để lấy sự phê duyệt. Phê duyệt xong, một quyển lưu lại tỉnh đường tức văn phòng của vị tỉnh hiến như Bố Chánh, Tuần Phủ, Tuần Vũ hoặc Tổng đốc tùy theo từng tỉnh. Quyển thứ hai, tỉnh đường trao trả cho dân làng để Hội đồng làng giữ hoặc giao cho chủ thủ. Tỉnh đường luôn luôn theo dõi các kho nghĩa sương tại các xã để kiểm soát việc sử dụng và để ngăn chặn mọi sự gian lận có thể xảy ra được. Những năm mất mùa, muốn xuất lúa nghĩa sương để lo việc cứu trợ những người nghèo túng, hoặc cho các chủ ruộng vay làm mùa, dân làng phải trình cho tỉnh đường rõ. Thóc nghĩa sương của làng nào, dân làng ấy sử dụng, chỉ trợ cấp cho dân nghèo trong làng cũng như chỉ cho các chủ ruộng kém sung túc ở trong làng vay làm mùa. Những chủ ruộng vay thóc nghĩa sương làm mùa hoặc phải chịu một số lãi rất nhẹ, hoặc được dân làng cho vay không lời. Thóc nghĩa sương không ai được xâm phạm tới một cách bất chính, nếu có sự xâm phạm, người xâm phạm phải chịu lỗi, và nếu người nào cố ý lấy thóc lúa nghĩa sương, dân làng có quyền cáo với quan trên để bắt hoàn lại. Nếu người lấy thóc không chịu hoàn lại, dân làng có quyền tịch sản để lấy cho đủ số thóc bị xâm phạm. Kho nghĩa sương rất ích lợi đối với dân làng. Nhiều làng không có ruộng công, nhưng dân làng cũng cố lập ra kho nghĩa sương để có một số thóc dự trữ cứu trợ dân làng của những giúp các Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 221
  5. Làng xóm Việt Nam chủ ruộng có thóc làm mùa khi cần thiết. Bất cứ ai trong làng, đàn ông hoặc đàn bà giúp đỡ được bao nhiêu thóc lúa cho dân làng, dân làng đều chứa vào kho và đều có sổ sách phân minh. Dù không có ruộng công, nhưng khi dân làng quyết tâm gây dựng kho nghĩa sương những xã này cũng có đủ thóc lúa cần dùng, chẳng kém chi các xã khác. Với kho nghĩa sương, tinh thần hòa đồng tương trợ của người dân quê Việt Nam càng được chứng tỏ. Nghĩa tương bảo, tương phù trì và giúp đỡ lẫn nhau trong những năm đói kém, cũng như những khi hoạn nạn, thật là những điều hay trong thuần phong mỹ tục của ta vậy. Điều ước nghĩa sương Nghĩa sương được lập nên, phải có những điều ước để bảo đảm việc quản trị, cũng như để ấn định lệ thu xuất. Điều ước nghĩa sương mỗi làng mỗi khác, sự khác biệt tùy theo xã giàu nghèo, nhưng những điểm chính về mục đích, về điều hành căn bản thì thường có sự tương tự như nhau tại các xã. Trong Việt Nam Phong Tục, Phan Kế Bính tiên sinh có lục sao lại điều ước nghĩa sương của xã Đề Kiều tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc). Xã Đề Kiều, nhất xã tứ thôn, gồm các thôn: Thượng Thôn, Hạ Thôn, Châu Mỹ, và Điện Tiền. Điều ước nghĩa sương của làng áp dụng chung cho cả bốn thôn này. Để bạn đọc tiện việc tra cứu, xin lục lại dưới đây bản điều ước nghĩa sương nói trên: Điều thứ 1. Nghĩa sương của bản xã, chung cả bốn thôn: Thượng Thôn, Hạ Thôn, Châu Mỹ, Diện Tiền. Cứ chiếu điền bạ ra ai cầy cấy ruộng công hay ruộng tư trong bản xã, phải góp vào nghĩa sương mỗi sào một đấu thóc, mỗi mẫu mười đấu, mỗi năm thu một lần. (Đấu thì cứ cân trung bình một cân sáu lạng vào một đấu). 222 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  6. Diện hình và Tổ chức Thóc nghĩa sương chỉ dùng vào việc công nghĩa trong dân xã, như là năm mất mùa đói kém thì chẩn thải, khi dịch lệ mua thóc phát cho người nghèo. Bấy giờ tùy của với người nhiều ít mà chi độ, nhưng số thóc ở nghĩa sương ba phần phải lưu lại một phần để dành, trừ hai việc ấy ra, thời không được tiêu về việc khác. Điều thứ 2. Đặt một người sương chính, bốn người thủ bạ và một người thủ quỹ để trông nom biên chép và giữ thóc nghĩa sương. Chức Sương chính phải chọn người công kiệm tùy dân xã, xem ai đáng thì bầu. Chức thủ bạ phải kén người cẩn thận, thì cả bốn thôn, mỗi thôn phải bầu một người, Chức thủ quỹ phải chọn người phân minh có vật lực. Dân bầu sáu người chức dịch ấy để thay mặt dân xã coi việc nghĩa sương, thì cứ hai năm dân xã lại họp bầu lại một lần. Điều thứ 3. Cứ vụ đông thu hoạch xong rồi, thì thu thóc nghĩa sương. Cả bốn thôn, ruộng thôn nào thì thôn ấy cứ chiếu điều bạ mà giao cho thủ bạ thu lấy thóc cứ đất nghĩa sương theo lệ mà thu, thu thiếu thì phải bồi, thu quá lệ thì có lỗi, được bao nhiêu thu vào sổ vào bản thôn cho minh bạch rồi giao thóc cho thủ quỹ giữ. Thủ quỹ nhận thóc thì phải biên vào sổ chính và ký biên nhận vào các sổ của các thôn người ta giao cho, để rồi sau đối sổ cho dễ tính toán. Thóc nghĩa sương chỉ để thủ quỹ giữ đến bốn trăm thúng trở lại thôi (20 đấu vào một thúng), còn ngoài số ấy trở lên thời dân xã sẽ họp làm giấy, giao thủ quỹ bán thóc lấy bạc đem gửi ngân hàng, hay là kho tỉnh, bao giờ dân xã phải cần đến tiền, thời lại họp, làm giấy, giao thủ quỹ lĩnh bạc về để chi dụng. Điều thứ 4. Khi nào phải chi tiêu về hai việc như đã nói trên điều thứ nhất, và những khoản tiêu vặt như là mua sổ sách giấy bút, các đồ dùng khác, thuê người giúp đỡ, cùng là chi phí về những ngày dân xã họp, thì bốn người thủ bạ làm giấy, kể ra Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 223
  7. Làng xóm Việt Nam từng khoản cho minh bạch, lấy chữ ký sương chính, đem đến thủ quỹ lĩnh thóc mà chi dụng. Thủ quỹ xem giấy xét thực, có đủ chữ ký bốn thủ bạ và sương chính, khai chi tiêu về việc nghĩa sương, thì mới được phát. Nếu mà sai thì thủ quỹ phải đền. Còn như sương chính và bốn thủ bạ, nếu không phải chi tiêu về việc nghĩa sương mà mạo khai mạo ký thì phải đền, mà dân xã sẽ lại nghị phạt nữa. Sáu người chức dịch chỉ được làm giấy phát thóc từ một tới 200 đấu mà thôi, ngoài số ấy trở lên thì phải có cả dân xã họp mới được. Những kỳ họp thì sương chính và thủ bạ phải có giấy thông báo dân xã trước mấy hôm, kê ra những việc gì sẽ bàn định, và họp vào ngày nào. Điều thứ 5. Sổ thu và phát thóc nghĩa sương mỗi năm phải khám hai lần, bất kỳ lúc nào, dân xã bầu hai người đến khám hễ thiếu số hay là mục nát thì thủ quỹ phải bồi và dân xã còn nghị phạt nữa. Cứ mỗi năm một lần, dân xã họp để bàn định và tính sổ nghĩa sương hoặc khi có việc gì cần, thì sáu người chủ dịch phải thông báo để dân xã lại họp mà bàn định. Lệ họp từ các cụ tới dân đinh 18 tuổi đều được dự bàn, khi bàn định điều gì, phần nhiều người thuận thì được. Ai muốn bàn nói điều gì, cứ ngày dân xã họp thì đến mà bàn nói, nếu ngày ấy không đến thì sau không được nói lại. Trong khi dân xã họp nghĩa sương, chỉ được bàn định việc nghĩa sương cho có ích lợi mà thôi, còn tịnh cấm không cho ai được nói về việc khác ăn uống rượu chè. Bao giờ của nghĩa sương có thừa được nhiều, thì dân xã xem việc gì công ích, trình quan xin phép mà làm, để cho dân xã sẽ được công ích về sau. 224 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  8. Diện hình và Tổ chức Điều thứ 6. Công việc nghĩa sương hệ trọng và khó nhọc, cho nên dân xã phải bầu những ông công liêm tử tế làm việc giúp dân. Vậy mỗi năm một lần cứ đến Tết lớn, lấy thóc biếu những ông chức dịch như thế này: Biếu ông sương chính 60 đấu, bốn ông thủ bạ và ông thủ quỹ, mỗi ông 40 đấu. Ông thủ quỹ lúc thu phát phải cho công minh, không được thu đầy phát vơi, nếu mà có tai tiếng thì ông thủ quỹ có cữu. Còn việc giữ thóc thường phải phơi phóng khó nhọc thiếu lại phải đền, nên phụ cấp ông thủ quỹ mỗi năm là bao nhiêu, để phụ vào chỗ hao hụt, nhưng hãy để bao giờ công việc làm đến, thì mới biết chừng sẽ định được. Điều ước này viết ra làm 7 bản, một bản lưu tại tòa Công sứ, một bản lưu tại tòa Tổng đốc, một bản lưu tại phủ nha, còn bốn bản thì mỗi thôn giữ một bản làm bằng. Bản điều ước nghĩa sương trên đây đã được cả dân xã Đề Kiều ký kết, có lý trưởng áp triện và đã được sự duyệt y của các quan tỉnh Tổng đốc và Công sứ. Bản điều ước này soạn thảo vào khoảng năm 1914, nghĩa là sau khi người Pháp đã cai trị nước Việt Nam ta hơn ba chục n ăm, nên trong có nói đến nhà ngân hàng và kho bạc hàng tỉnh. Xưa kia, thóc nghĩa sương, khi quá số dự trữ, được đem bán, tiền lưu tại quỹ làng, và không hề bao giờ xảy ra truyện thâm lạm, - tinh thần đạo đức của dân tộc ta đã ngăn cản việc làm tội lỗi này, nhất là sự thâm lạm lại nhằm vào tiền sẽ dùng trong việc phúc đức, cứu trợ những người túng thiếu trong các trường hợp mất mùa và dịch lệ. Bản điều ước trên, nêu ra như một bản mẫu, nhưng mỗi nơi có một tình thế riêng, bản điều ước sẽ tùy hoàn cảnh mỗi làng được thay đổi để hợp với dân làng và không trái với tục lệ trong làng. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 225
  9. Làng xóm Việt Nam Mục đích cốt yếu của nghĩa sương như trên đã trình bày, là những kho trữ súc, hoặc trích một phần lúa thuế, hoặc lấy lúa nghĩa quyên của tư nhân bỏ vào để đến thời cơ cận thì đem lúa ấy giúp cho dân nghèo.(1) Số lúa thu của các chủ ruộng tuy tính theo đấu nhưng thường vào khoảng một phần bốn mươi số thu hoạch. Bởi vậy, trong điều ước nghĩa sương bao giờ cũng có nói rõ về số thóc sẽ được nộp vào cũng như cách sử dụng số thóc này. Với kho nghĩa sương, dân làng quê vừa dự phòng lại vừa tư cấp, dự phòng cho cả làng và tư cấp cho những người cùng túng. Tư cấp Qua kho nghĩa sương, ta thấy dân quê chú trọng rất nhiều tới vấn đề xã hội. Thực vậy, nền luân lý cổ truyền của ta lấy việc phúc đức làm trọng, mọi người ai cũng nghĩ tới sự làm lành và giúp đỡ người khác. Rất nhiều câu ca dao đã nói lên cái tinh thần tương thân tương trợ và đã khuyến khích người ta trong các việc cứu tế: Sướng gì hơn sướng làm lành, Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu. * Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng. * Thấy ai đói rét thì thương, Rét thương cho mặc, đói thường cho ăn. * Miếng khi đói, gói khi no. * 1. Đào Duy Anh. - Sách đã dẫn. 226 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  10. Diện hình và Tổ chức Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài. * Với tinh thần tương thân tương trợ, các công cuộc xã hội của ta tại các làng quê xưa rất là thịnh, và cách tổ chức sự cứu trợ rất thích hợp với hoàn cảnh kinh tế và chính trị của đất nước ta. Rất tiếc những công cuộc xã hội ấy, khi người Pháp cai trị nước ta, họ sợ những tổ chức cứu trợ và tương tế sẽ là những mầm để dễ gây sự chống đối họ, họ đã làm cho dần dần tiêu tán đi hết. Và để thay thế những tổ chức cũ của ta, họ đã dùng các cơ quan xã hội Thiên Chúa giáo, trước là để giúp cho đạo mới này dễ dàng phát triển ngõ hầu họ lợi dụng tôn giáo cho chính trị, sau là để dễ bề kiểm soát và lấy sự cứu trợ làm một ân huệ đối với dân chúng. Tất cả những cơ quan xã hội do người Pháp lập hoặc giúp Thiên Chúa giáo lập ra không đủ thay được những tổ chức của ta, phần nhiều xưa lấy thôn xã làm gốc, và do đó sự cứu trợ rất là phiến diện vì người Pháp trong việc cứu trợ chỉ lấy bề mặt, không tìm bề sâu, còn hội Truyền giáo Thiên chúa tuy đã mở được nhiều cơ sở để cứu giúp những trẻ con đau ốm trẻ con mồ côi, cùng những người giàu yếu tật nguyền, nhưng đấy chỉ là một phần rất nhỏ, so với sự cứu giúp tất cả những người nghèo túng trong dân xã thôn quê thời trước. Việc cứu giúp và tương trợ của ta xưa được thực hiện dưới nhiều hình thức, và dưới đây là sơ lược những hình thức thông thường tại khắp các nơi trên đất nước Việt Nam đã được áp dụng từ đời vua Gia Long trở về sau. Nghĩa sương, tỉnh huyện. Kho nghĩa sương đã được trình bày ở trên, nhưng chỉ nói đến kho nghĩa sương tại các xã. Các tỉnh, các phủ huyện cũng có các kho nghĩa sương để cứu giúp dân nghèo trong những năm đói kém. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 227
  11. Làng xóm Việt Nam Bình chuẩn sương. Đây cũng là những kho lúa tương tự như kho nghĩa sương, mới được lập từ đời Tự Đức, nhưng thóc ở những kho này do nhà nước xuất tiền ra mua rồi đến những năm mùa màng kém, đem bán lại cho dân theo giá mua. Dưỡng tế sở. Đây là những nơi lập ra để nuôi dưỡng giúp đỡ người cùng túng tật nguyền. Dưỡng tế sở cũng như những kho bình chuẩn sương được lập tại khắp nơi để có thể cung ứng được cho dân chúng ở khắp các làng xã. Các tổng lý phải tìm những người cùng khổ tật nguyền đưa họ đến ở dưỡng tế sở để họ được nuôi nấng và săn sóc thuốc men. Trên đây là mấy tổ chức cứu tế do nhà nước chủ trì, nhưng đáng kể hơn là những tổ chức cứu tế và tương tế tại các làng xã. Công điền cứu trợ Các làng dành một số công điền để giúp các cô nhi quả phụ gọi là cô nhi điền, quả phụ điền. Lại có trợ sưu điền để lấy hoa lợi giúp cho những kẻ nghèo khổ có tiền đóng sưu thuế. Nhiều làng cũng dành một số công điền lấy hoa lợi dùng để chẩn cấp cho những người bần cùng, hoặc cho những người nghèo túng vay mà không lấy lãi. Hội tương tế Về phương diện cá nhân, dân xã có nhiều hội tương tế dưới nhiều hình thức. Các hội này còn được gọi là hội tư cấp. Hội tư cấp chia ra làm nhiều cách. Chơi họ (còn gọi là hụi). Mươi mười hai người họp nhau chơi họ. Những người này góp tiền mỗi tháng để lần lượt cho một người lấy, như vậy người lấy có thể có được một số tiền lớn để làm vốn buôn bán. Thường có một người làm cái họ chịu trách nhiệm thu tiền của những người khác để giao cho người đến lượt lấy họ. Người được lấy họ hoặc là người gắp thăm trúng, hoặc là người chịu dành cho các người khác một số lời nhiều hơn cả. 228 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  12. Diện hình và Tổ chức Hội hiếu do nhiều người trong làng họp nhau để tương trợ nhau trong việc hiếu. Những người này, mỗi năm một người làm chủ hội. Trong hội, ai có tứ thân phụ mẫu qua đời thì báo cho người chủ hội. Người chủ hội thông báo cho tất cả các hội viên để cùng đóng góp giúp tang chủ. Việc đóng góp hoặc bằng tiền hoặc bằng thóc gạo, số đóng góp của mỗi hội viên được ấn định trước từ khi lập hội. Cũng có nơi, các hội viên chơi hội bánh chưng bánh dầy. Trong trường hợp này, các hội viên góp tiền hoặc gạo cho chủ hội, chủ hội phải lo đủ số bánh chưng bánh dầy làm sẵn mang tới nhà tang chủ. Hội viên các hội hiếu, ngoài tiền gạo hoặc bánh góp cho tang chủ, để tỏ lòng kính trọng bậc phụ mẫu các hội viên, hàng hội thường có tế. Các hội viên phải mặc tang phục để tế. Hôm đưa ma, các hội viên đều mặc áo trắng đi đưa. Hội hỉ cũng do nhiều người trong làng tổ chức để khi một hội viên có việc hôn nhân hay vui mừng khác, trong hội cùng nhau góp tiền để giao cho đương sự hoặc để sắm lễ vật đi mừng. Làm nhà, cưới vợ, gả chồng cho con, thi đỗ đều là những việc hỉ. Khao tuổi thọ, khao quan viên, mua được nhiêu xã, được thưởng phẩm hàm v.v cũng là những việc hỉ. Cũng như hội hiếu, số tiền mỗi hội viên phải đóng bao nhiêu cũng phải theo lệ định trước. Hội cũng có một người chủ hội như hội hiếu. Người có việc hỉ đưa trầu tới người chủ hội. Người chủ hội thông báo cho các hội viên, ấn định ngày đi mừng để hội viên góp tiền. Có nhiều khi hiếu, hỉ được nhập vào một hội, việc hiếu thì bất kỳ lúc nào, ai có tứ thần phụ mẫu mệnh chung đều lấy được ngay, còn việc hỉ thì thường có lệ ấn định mỗi năm chỉ có một số người được lấy, thí dụ bốn hoặc năm người chẳng hạn, như vậy chỉ có Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 229
  13. Làng xóm Việt Nam Dân làng đi chợ (Ảnh Nguyễn Cao Đàm) bốn hoặc năm người có việc trước, trình với hội trước thì được lấy những người có việc hỉ sau phải đợt tới năm sau. Việc hiếu thì không kể lần lượt, nhưng việc hỉ có khi kể lần lượt, mỗi người chỉ được lấy một lần, cho đến khi hết lượt hội viên mới được lấy trở lại. Hội ăn Tết. Đây cũng là một số người góp tiền nhau chơi hội, đóng cho người chủ hội mỗi tháng một số tiền để đến Tết, người chủ hội gói bánh chưng, mua lợn, bò, đong gạo, tùy theo từng hội, phân phát cho các hội viên. Đây cũng là một cách dự phòng của người dân quê. Kết luận Qua các điểm trên, ta thấy rằng, xưa kia dân quê rất biết lo xa, và chính sự lo xa này đã khiến cho con người lo đến việc phúc đức. Do đó dự phòng và tư cấp là những điều quan trọng trong sinh hoạt đồng quê vậy. 230 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  14. Diện hình và Tổ chức Ngày xưa Ninh Thích chăn trâu Mà rồi mang ấn công hầu trâu ơi! (Ảnh Nguyễn Cao Đàm) Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 231
  15. Làng xóm Việt Nam 232 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  16. Diện hình và Tổ chức Phần thứ ba Tế tự Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 233
  17. Làng xóm Việt Nam 234 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  18. Diện hình và Tổ chức Tế tự ột sinh hoạt cộng đồng được toàn thể dân làng chú Mý là việc tế tự, và với việc tế tự, dân làng càng có với nhau một mối liên lạc mật thiết, mật thiết vì tính chất thiêng liêng của sinh hoạt, mật thiết vì tín ngưỡng đồng nhất của dân làng. Việc tế tự ở hương thôn biểu lộ qua việc thờ cúng Thành hoàng, thờ cúng Thổ địa, thờ Phật thờ đức Khổng Tử và thờ cả chư thần nữa. Tôi đã có dịp trình bày những nghi thức và tục lệ về mọi sự thờ cúng trong cuốn “tín ngưỡng Việt Nam”, ở đây xin không nhắc tới nữa mà chỉ xin nói chung về tế tự một cách sơ lược để nêu lên tính chất quan trọng của sinh hoạt cộng đồng này đối với dân làng. Tục thờ Thành hoàng Thành hoàng là vị thần linh cai quản toàn thể thôn xã che chở cho dân làng, phù hộ cho dân làng được bình yên thịnh vượng. Thành hoàng có thể là một vị thiên thần như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử v.v một vị thần danh sơn đại xuyên như Tản Viên Sơn Thần, Tô Lịch giang thần v.v hoặc là một vị Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 235
  19. Làng xóm Việt Nam nhân thần, lúc sinh thời có công lao với dân với nước, như Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Trần Hưng Đạo, nên khi chết đi được nhân dân nhớ ơn phụng thờ. Thành hoàng cũng có khi là những người đã có công lập ra làng xã như Hoàng Cao Khải được thờ ở ấp Thái Hà, hoặc những yêu thần, tà thần, những người chết gặp giờ linh nên dân làng thờ phụng. Có làng thờ cả người sống làm Thành hoàng. Các Thành hoàng thường được sắc vua phong, ngoại trừ các yêu thần, tà thần. Theo tục lệ xưa, nhà vua phong các vị Thành hoàng làm Thượng, Trung hoặc Hạ đẳng thần tùy theo các vị thần có công trạng với nước với dân. Và các vị thần cũng có thể được nhắc từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, Hạ đẳng thần có thể được phong làm Trung đẳng thần, và Trung đẳng thần có thể được phong làm Thượng đẳng thần nếu các vị này đã giúp đỡ được nhiều cho dân chúng. Việc thăng phong các vị thần căn cứ vào sớ tấu của xã về công trạng của vị thần, sớ tâu này, từng thời hạn một, các xã phải đệ về triều đình. Mỗi lần thăng phong triều đình đều có sắc gửi về xã, sắc này được cất trong hòm sắc thờ ở hậu cung đình. Đối với dân làng, Thành hoàng là biểu hiện của lịch sử, phong tục đạo đức, pháp luật cùng hy vọng của cả làng, lại cũng là một thứ quyền uy siêu việt, một mối liên lạc vô hình, khiến cho hương thôn thành một đoàn thể có tổ chức và hệ thống chặt chịa.(1) Dân làng đối với Thành hoàng rất tôn kính và tin ở sự phù hộ của ngài. Làng không có Thành hoàng, làng bất an. Một tác giả Pháp, khi khảo về Tín ngưỡng của ta đã viết: 1. Đào Duy Anh. - Sách đã dẫn. 236 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  20. Diện hình và Tổ chức Sự thờ phụng tổ tiên tượng trưng cho gia đình và việc nối dõi tổ tông, sự thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho làng xã và sự trường tồn của thôn ấp.(1) Đúng vậy, sự thờ phụng Thành hoàng tượng trưng cho làng xã, và qua vị Thành hoàng của mỗi làng người ta có thể hiểu biết được đôi phần dân phong của xã này. Một làng thờ một vị tà thần, thường có một đôi tục lệ không phù hợp với mọi sự tốt đẹp của đạo đức, dân làng dù nhiều ít gì cũng bị ảnh hưởng bởi những tục lệ này, dù cho các vị huynh thứ có hết sức giữ gìn để mong hoàn toàn bảo tồn lấy thuần phong mỹ tục, trái lại một làng thờ một vị anh hùng của dân tộc, lẽ tất nhiên tấm gương tốt đẹp của vị anh hùng cũng được dân làng noi theo. Thành hoàng còn được gọi là Phúc thần tức là vị thần ban phúc cho dân. Thường thì mỗi làng chỉ có một vị Thành hoàng nhưng cũng có làng thờ hai ba vị. Cũng nên nói thêm rằng. Thành hoàng có thể là nam thần hoặc nữ thần, như trường hợp các làng thờ Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Liễu Hạnh Công chúa v.v Đức Thành hoàng ngự tại đình, chứng kiến đời sống của dân xã, bảo vệ cho mọi người, phù hộ cho làng được thịnh vượng. Ngài thông cảm với nếp sống của dân chúng, cùng dân chúng ghi nhớ mọi kỷ niệm của làng xã. Từ đời này qua đời nọ, các thế hệ nối tiếp nhau ở trong làng, những thời gian trôi qua, hay hoặc dở, những con người chết đi, nhưng đức Thành hoàng vẫn trường tồn. Ngài duy trì đất lề quê thói, ngài bảo tồn đạo đức. Những người hiền lương ngài thường phụ trợ, những kẻ gian ác bị ngài 1. Le culte des ancêtres symbolyse la famille et sa continuité, le culte du génie communal symbolyse la commune et sa pérennité. G.COULET. Cultes et Religions de l’Indochine Annamite. Imp. Ardin, Saigon. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 237
  21. Làng xóm Việt Nam trừng phạt. Luật lệ của ngài là luật lệ của dân làng, những điều ngài cấm, dân làng kiêng kỵ. Những kẻ phạm tới uy ngài, ăn ở trái phép thường có những hành động hại cho dân làng, bị ngài quở phạt phải có sớ tạ mới khỏi bị lỗi. Các hương chức trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng thần xin phép trước. Có thể nói được rằng Thành hoàng chính là vị chỉ huy tối cao, không những riêng về phần thiêng liêng mà cả một phần về đời sống thực tế của dân làng nữa. Dân xã được đoàn kết, nếp sống hòa đồng được bền chặt, chính vì sự thờ phụng ngài. Và sự đoàn kết hòa đồng này chính là cái sức mạnh về phần thực tế của ngài vậy. Dân xã đối với Thành hoàng cũng kính cẩn như con cháu đối với tổ tiên. Đình, nơi thờ phụng Thành hoàng Thờ phụng tổ tiên, con cháu có nhà thờ, thì thờ phụng Thành hoàng dân làng cũng phải có nơi riêng, nơi riêng đây chính là đình làng. Làng nào cũng có đình, có khi mỗi thôn lại có một ngôi đình riêng. Đình là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của xã, và những sinh hoạt này thực hiện dưới sự chứng kiến của đức Thành hoàng. Đình dựng lên để thờ phụng Thành hoàng, nhưng đình cũng là nơi hội họp của dân làng để bàn việc làng, để giải quyết những vấn đề chung của hàng xã, và trong những vấn đề đó có việc thờ cúng Thành hoàng. Việc thờ cúng này thể hiện qua các cuộc lễ bái, tế tự, rước xách, cầu khẩn và tổ chức hội hè. Đình là nơi thờ tự, bởi vậy kiến trúc đình phải phù hợp với việc thờ cúng, và đình lại là nơi thờ cúng của cả làng, nên trong việc kiến trúc, người ta phải chú ý tới sự hội họp của dân làng những khi có cúng lễ. 238 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  22. Diện hình và Tổ chức Để tỏ lòng tôn kính đức Thành hoàng, đình thường xây ở một nơi cách biệt dân chúng, nhưng phải tiện đường đi và ở nơi trung độ. Cách biệt dân chúng để tránh sự ồn ào, kinh động tới quỷ thần là một sự bất kính, nhưng phải tiện đường và ở nơi trung độ để dân chúng có thể đi tới dễ dàng trong những khi hội hè đình đám. Chung quanh đình thường có vườn trồng nhiều cây cối cho sầm uất, nhất là các cây cổ thụ. Đình thường làm theo một kiểu giống nhau. Hướng đình thường là hướng Nam, ngoại trừ những trường hợp vì lý do phong thủy, đình mới làm theo hướng khác. Đình nào cũng gồm một số các lớp nhà phân chia làm nhà hậu cung, nhà tiền tế, tả gian, hữu gian và nhà hành lang. Đình thường làm theo chữ đinh (T) ngược hoặc chữ công ( ). Khi đình làm theo kiểu chữ công thì nhà tiền tế rộng hơn hậu cung. Cách xếp đặt các ngôi đình cũng giống nhau, tuy tại mỗi làng, sự rộng hẹp lớn bé có khác nhau. Nhiều làng có những ngôi đình thật lớn, rộng rãi đến năm bảy gian, tám chín gian, cột to tới hai người ôm. Tại các xã trù phú, đình thật là nguy nga, cột sơn son vẽ rồng, rui hoành chạm trổ sơn thiếp, hoành biển cửa võng rực rỡ trang hoàng. Cửa đình ở đằng trước, thường là cửa lùa hay cửa xếp. Cửa chính đình ít khi mở, trừ những ngày có cúng lễ hoặc hội hè. Hai bên cửa chính có hai cửa nhỏ, luôn luôn mở trong những ngày thường để dân làng hoặc khách thập phương vào lễ thánh. Hai bên tả hữu đình, có tường hoặc vách, mỗi bên vách thường có một cửa sổ nhưng không có cửa ra vào. Các cửa sổ đình thường hình tròn mặt nguyệt hay liên hoàn hay mang hình hoa lá mây trái. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 239
  23. Làng xóm Việt Nam Đình không có gác. Trông ở ngoài, vì lòng đình rộng, thấy mái đình như rất thấp, nhưng khi vào trong đình nhìn mới thấy cao. Bốn đầu mái đình thường cong vút nhọn với những nét nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng cũng lại rất cầu kỳ với sự chạm trổ hoa lá, mây hoặc chữ. Các cụ bảo rằng, mái đình sở dĩ cong vút ở nơi đầu góc là để tránh ảnh hưởng xấu của những đường thẳng. Có khi những nóc đình được xây như một cành cây, hoặc cũng có khi chỉ như kiểu mái lều đóng cọc. Mái đình thường lợp ngói, và ngói được lợp hai lượt, một lượt ở dưới gọi là ngói chiếu có trang trí sơn phết, và một lượt ở trên gọi là ngói phủ. Với hai lượt ngói, mái đình rất nặng, và sự kiện cốt để chống với cuồng phong thường xảy ra và đã từng cuốn theo cả những mái nhà lợp nhẹ. Phải nói thêm rằng đình làm theo kiểu nhà sàn, suốt từ trong cho tới ngoài, duy nơi tiền tế, chỗ cử hành tế lễ, trước bàn thờ là không có sàn và ở liền ngay mặt đất. Có lẽ vì lý do cung kính, khi tế lễ các quan viên phải đứng dưới thấp nên nơi tiền tế này không làm sàn. Tam quan đình, nhà hậu, nhà hành lang cũng không làm sàn. Cách xếp đặt một ngôi đình Như trên đã nói, đình chia làm nhiều lớp, và mỗi lớp có công dụng riêng. Trong cùng là hậu cung, còn gọi là nội điện, đình trong hay đình thượng, nơi có bàn thờ đức Thành hoàng. Đây là chốn thâm nghiêm an phụng thần vị có thể là một thần tượng, nhưng thường thì là một chiếc long ngai hoặc một chiếc long ỷ phủ lụa đỏ hoặc lụa vàng, thần tượng đội một chiếc quan mạo, và chân đi đôi hia. Thần tượng ngồi trên ngai, hoặc trong trường 240 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  24. Diện hình và Tổ chức hợp không có thần tượng thì chiếc quan mạo và đôi hia cũng vẫn có, quan mạo ở trên ngai và đôi hia ở phía dưới. Ngoài ra lại có bài vị của thần linh. Trước thần vị là bàn thờ. Trên bàn thờ ngoài các đồ thờ, tam sự, ngũ sự hoặc thất sự bằng đồng, đài rượu quả trầu v.v còn có hòm sắc đựng sắc phong, kinh sách và thần tích. Trước bàn thờ là một hương án, trên cũng có bình hương và các đồ thờ khác. Hai bên bàn thờ và hương án là tả, hữu nội gian. Giữa bàn thờ và tả, hữu nội gian, hai bên có hai hàng tự khí gồm cờ quạt, tàn lọng, đồ bát bửu, đồ lộ bộ, ngựa hồng, ngựa bạch hoặc voi. Gần nơi cung cấm trong đình, thường hai bên có một biển một cờ, gọi là biển vía, cờ vía, đề chức tước của vị Thành hoàng. Hậu cung thường đóng cửa trong ngày thường, cửa ngăn cách hậu cung với đình ngoài, chỉ mở khi có cúng lễ hoặc hội hè. Không ai được vào hậu cung, ngoài vị thủ từ là người có nhiệm vụ trông coi ngôi đình. Ngoài hậu cung là đình ngoài, còn gọi là nhà đại bái nhà tiền tế hoặc hạ đình, là nơi cử hành mọi cuộc tế lễ của dân làng. Đình ngoài có trung đình ở giữa, nơi các quan viên tế lễ và hai bên là tả gian và hữu gian. Trong những buổi tiệc làng, các quan viên chức sắc ngồi ở trung đình, còn dân làng tùy theo ngôi thứ ngồi ở tả gian hoặc hữu gian. Ngoài nhà đại bái là sân đình, hai bên có hai dãy hành làng là tả mạc và hữu mạc, còn gọi là hai dãy muỗng, nơi để các quan viên sửa soạn mũ áo vào tế. Khi nào làng vào đám lớn, hai dãy hành lang cũng dùng làm chỗ ngồi cho dân làng. Ngoài cùng có cửa tam quan, làm cách tôn nghiêm rộng rãi, tường hoa cột trụ xây đắp chung quanh. Hai bên vách tường, Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 241
  25. Làng xóm Việt Nam nhiều nơi đắp con rồng con cọp, hoặc vẽ hình đôi võ tướng cầm long đao, hoặc vẽ voi vẽ ngựa, hoặc làm voi đá đứng đôi bên, trên đầu cột thì xây đắp một con sấu sành.(1) Nhiều đình ở đằng sau có nhà hậu. Nhà hậu thường cách đình trong một khoảng sân, gọi là sân hậu. Nhà hậu là nơi thờ Thổ công, bộ hạ của đức Thành hoàng, và cũng là nơi thờ các người cúng hậu vào đình. Cúng hậu nghĩa là cúng tiền hoặc ruộng cho làng để khi mình chết đi được làng cúng giỗ. Những người không có con trai nối dõi, thường phải cúng hậu. Cúng lễ Thành hoàng Trong việc sự thần, cúng lễ là điều quan trọng, không có cúng lễ không có sự phụng thờ. Việc cúng lễ Thành hoàng tại đình thường thực hiện quanh năm dưới hình thức thắp hương đèn mỗi buổi chiều tại các bàn thờ. Có nơi hương đèn liên tiếp thắp suốt ngày đêm. Ông thủ từ phụ trách công việc hương đèn trầu nước. Hương phải thắp tại khắp các bình hương trên các bàn thờ từ trong nội điện ra ngoài đình trung, và cả ở những nơi thờ các bộ hạ của đức Thành hoàng. Ngoài việc hương đèn quanh năm, còn việc cúng lễ trong những ngày nhất định: những ngày lễ sóc vào mồng một đầu tháng, lễ vọng vào ngày rằm mỗi tháng, và những ngày tiết lạp bốn mùa, từ lễ giao thừa, tết nguyên đán qua các lễ tiết khác trong năm cho đến tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp. Ngoài ra lại còn những ngày thần húy, tức là ngày giỗ của đức thần linh và ngày thần đản, tức là ngày sinh nhật của ngài. Trong những ngày tiết lễ trên, tuy có cúng lễ nhưng không có tế, ngoại trừ ba ngày: 1. Phan Kế Bính. - Sách đã dẫn. 242 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  26. Diện hình và Tổ chức Xuân tế vào ngày Đinh đầu tháng hai. Thu tế vào ngày Đinh đầu tháng tám. Lạp tiết vào ngày mồng Hai tháng chạp. Trong các ngày Thần húy và Thần đản, khi dân làng mở hội cũng có tế. Việc cúng tế long trọng nhất trong năm là ngày nhập tịch của dân làng, tức là ngày làng vào đám. Và long trọng hơn nữa là khi làng mở đại hội, thường năm bảy năm mới có một lần. Làng thường vào đám vào dịp giêng, hai hoặc tháng tám, nhưng cũng có nơi tổ chức vào đám nhân ngày thần húy, còn gọi là thần kỵ hoặc ngày thần đản. Trong những ngày tuần tiết hội hè trên, dân làng đều có dự lễ cúng thần. Những người tới lễ hoặc có mang đồ lễ riêng, có khi là lễ mặn, có khi là lễ chay, nhưng bao giờ cũng có hoa quả, trầu rượu, vàng hương, hoặc có người không tiện mang đồ lễ thì cúng một số tiền dùng trong việc đèn hương thờ tự. Về việc cúng lễ thần linh, mỗi làng cắt cử một ông cai đám, chọn trong hàng quan viên bầu lên. Muốn được làm cai đám rất khó khăn, có những điều kiện rất bó buộc. Trước hết phải là người làng, tổ tiên đã ở nơi đây và đã nhập tịch dân làng ít nhất từ đời tam đại. Phải là người lành mạnh, không tàn tật, không góa bụa. Người có tang cũng không được dự vào chức cai đám. Mỗi người được làm cai đám trong một hoặc nhiều năm, tùy theo tục làng. Suốt thời gian này ông cai đám phải chay tịnh, không được gần vợ, không được đi viếng đám ma và đi thăm người đẻ. - những việc bị coi là ô uế. Và ông cai đám cũng không được cúng lễ tổ tiên mình, việc cúng lễ này, trong nhiệm kỳ cai đám, ông phải trao cho một người khác để chuyên lo việc sự thần. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 243
  27. Làng xóm Việt Nam Trong những ngày sóc vọng hoặc tiết lễ thường, ông cai đám làm chủ lễ. Ông đặt đồ lễ lên bàn thờ, thắp đèn hương, rồi lễ nghênh thần bốn lễ. Lễ xong ông cai đám quỳ trước bàn thờ, hai tay chắp ngang trán. Trong lúc đó, một ông đám hoặc quan viên rót rượu vào ba chén đặt trên đài, đồng thời một quan viên khác đọc sớ khấn. Ông đám cũng do hàng quan viên bầu ra để giúp ông cai đám. Có làng có ba bốn ông đám, mỗi giáp một ông. Sớ đọc xong, rượu rót lần thứ hai cũng vào ba chén trên. Ông chủ lễ đứng lên lễ thêm hai lễ. Rượu lại rót thêm lần thứ ba. Lần này ông chủ lễ tạ bốn lễ. Sớ được đem hóa. Ông chủ lễ lui ra. Lúc đó các ông đám khác, các quan viên và dân làng lần lượt vào lễ mỗi người bốn lễ ba vái. Suốt trong buổi lễ luôn luôn có chiêng trống nổi lên cho đến khi lễ tất. Trên là thể thức cúng thần linh. Ngoài việc cúng còn có tế trong những ngày quan trọng. Nghi thức tế rất cẩn trọng và trước khi tế có các lễ: Lễ cáo yết, dân làng trình với đức Thành hoàng việc tổ chức tế. Tả văn và rước văn, nghĩa là viết văn tế và rước văn tế, từ nơi tả văn đến đình. Việc tế do ban tư văn trong hàng quan viên phụ trách. Trong lúc tế có âm nhạc chiêng trống, và tế kết thúc bằng lễ phần chúc nghĩa là đốt văn tế. Ngoài việc cúng tế, dân làng mỗi khi có việc tại gia đình đều có lễ tới đình làng để cầu khẩn với thần linh. Sinh con cái. Cưới xin. Ma chay. 244 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  28. Diện hình và Tổ chức Khao vọng v.v Có thể nói rằng, mỗi biến cố quan trọng xảy ra tại gia đình, khi có lễ cáo gia tiên thì gia chủ cũng sửa lễ cúng thần linh tại làng trước là để trình báo biến cố sau là để cầu xin sự phù hộ của ngài. Đền Ngoài ngôi đình làng để thờ vị Thành hoàng, phần nhiều các làng đều có thêm một ngôi đền, có khi hai ba ngôi, nếu trong làng thờ hai ba vị phúc thần. Đền là một nơi thờ tự công cộng dựng lên để kỷ niệm một anh quân, một vị anh hùng hoặc một vị thần nào đã có công với dân chúng. Đền nhỏ hơn đình, nhưng kiến trúc cũng tương tự như kiến trúc của đình, cũng phân ra hậu cung, nhà đại bái, tả, hữu, nội, ngoại gian. Trước đền cũng thường có sân và cũng có nhà tam quan. Đền khác đình ở chỗ không xây theo lối nhà sàn. Theo lời các cụ truyền lại thì đền thường là chỗ quỷ thần an ngự, còn đình chỉ là nơi thờ vọng, nghĩa là tại đình tuy có bàn thờ, nhưng chỉ trong những ngày tuần tiết, vị thần linh mới giáng lâm, còn trong ngày khác ngài ngự ở đền. Đây là nói những xã chỉ thờ một vị Phúc thần làm Thành hoàng, còn những xã, ngoài đức Thành hoàng ra, có thờ thêm nhiều vị Phúc thần khác, mỗi vị thần dân làng đều thờ tại một ngôi đền riêng. Trong những ngày tuần tiết sóc vọng, dân làng cũng làm lễ tại đền, và mỗi đền đều có một ông Thủ từ. Khi trong làng có mở hội vào những dịp vào đám, dân làng bao giờ cũng tổ chức lễ rước thần từ đền tới đình. Trong những ngày lễ tiết dân làng ở gần đền thường tới lễ tại đền với đồ lễ cũng như khi tới lễ tại đình. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 245
  29. Làng xóm Việt Nam Các nơi thờ tự khác Ngoài đình và đền, trong nhiều làng thường có các nơi thờ tự khác để thờ các vị thần: Miếu. Cũng như đền, miếu là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu chữ nhật, có hai phần ngăn cách nhau bởi một bức rèm, trong là nội điện và ngoài là nhà tiền tế. Miếu không có tả gian và hữu gian, nhà tả mạc và nhà hữu mạc. Cũng không có sàn và miếu nhà tam quan. Thỉnh thoảng có một vài ngôi miếu lớn xây theo kiểu chữ đinh thì hai bên nhà tiền tế còn có tả gian và hữu gian. Miếu thường xây trên gò cao, ở những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị không bị làm ồn ào bởi đời sống của dân chúng. Miếu còn được gọi là nghè. Tại nhiều ngôi miếu có các tín nữ mang cúng những đồ mã như nón, hài, gươm, dao, treo ở trước bàn thờ gần giống như một điện chư vị. Miếu thường là nơi thờ phụng Phúc thần, nhưng cũng có miếu thờ các vị thần khác. Miếu thờ vị thần nào thường được gọi rõ tên như Miếu Hai Cô ở Kim Liên, Hà Nội là nơi thờ hai trinh nữ linh thiêng, Miếu Sơn Thần là nơi thờ thần núi, Miếu Hà Bá là nơi thờ thần sông. Có khi miếu được gọi theo địa danh như Miếu Hát ở xã Hát Môn, nơi thờ Hai Bà Trưng, Miếu Trúc ở thôn Trúc làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường Ngoài ra lại có những Miếu Cô, Cậu thờ những nam nữ thanh niên chết trẻ còn thanh tịnh, gặp giờ linh. Lại có Miếu Cô Hồn, còn gọi là Am Chúng Sinh dựng nên ở gần bãi tha ma để thờ cúng những cô hồn uổng tử không ai hương khói. Miếu không có thủ từ. Dân làng hoặc thôn xóm nơi gần miếu cắt cử người hàng ngày đến miếu đèn hương. Có nhiều người tự động tới miếu thắp hương, nhất là tại các Miếu Gốc Đa ở đầu hoặc cuối làng. 246 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  30. Diện hình và Tổ chức Trong những ngày sóc vọng, lễ tết dân làng gần miếu kéo nhau tới lễ bái. Hoặc trong những ngày thường, gia đình nào có người ốm đau, đi xa hoặc muốn cầu khẩn việc gì cũng ra miếu lễ. Nhiều người gặp bệnh hoạn, cho là bị tà ma ám ảnh cũng thường đến miếu cầu xin với thần linh dùng uy quyền khu trừ tà ma để cho mình khỏi bệnh. Ban. Đây là những bàn thờ nhỏ, lộ thiên hoặc có mái xây ở chân núi, ở đầu làng, ở gốc đa để thờ một vị thần linh nào không được thờ tại đình, đền, miếu. Miễu. Miễu là một ngôi miếu thờ những người bất đắc kỳ tử gặp giờ linh. Những người này trước khi được thờ phụng, theo tục truyền, thường hiện hồn có những phép lạ chứng minh sự hiện diện với uy quyền của mình. Tại các ban, miếu, thường có người tin ở sự linh thiêng của thần linh cũng như linh hồn được thờ phụng, hàng ngày mang lễ vật tới cúng bái, và các ngày rằm, mồng một thường khói hương nghi ngút. Dân làng tới lễ ở các nơi này, cũng như tại các đình đền với lòng chân thành đối với giới vô hình, và sự chân thành này nhiều khi thường đi tới chỗ dị đoan mê tín. Nói đến tế tự của các làng quê, không thể bỏ qua những tĩnh, điện của các môn đồ, lưu phái đạo Lão dựng nên ở tư gia để thờ các vị thần của đạo Lão hoặc để thờ các ông Hoàng, bà Chúa, các Cô, các Cậu với sự lên đồng lên bóng. Tĩnh của các thầy Phù Thủy dùng bùa phép trị bệnh, còn điện của các ông Đồng bà Cốt thờ cúng chư vị. Thường ngày dân làng có người đi tĩnh và điện xin bùa, xin tàn hương nước thải để trừ tà ma. Sự tin tưởng của dân làng ở bùa phép nhiều khi đã biến thành một sự mê tín dị đoan vượt qua khuôn khổ tế tự. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 247
  31. Làng xóm Việt Nam Thờ Phật Tế tự là thờ cúng. Dân Việt Nam, ngoài việc thờ thần còn thờ Phật, nhưng việc thờ Phật không giống việc thờ thần, nhất là việc thờ các Phúc Thần. Phật thờ tại chùa. Thờ Thành hoàng là công việc chung bắt buộc của dân làng và đình, đền mỗi xã thường có quan hệ mật thiết với lịch sử và sinh hoạt của xã này, nên làng nào cũng có, và cũng được coi là những công ốc chính thức của làng. Các miếu, miễu ban chỉ có tùy ở từng xã, từng thôn, và việc thờ phụng không phải là việc của dân toàn xã. Việc thờ Phật cũng vậy, đây không phải là việc công của làng, và có thể làng có chùa hoặc không có chùa, nhưng nếu làng không có chùa công thì các tư nhân cũng xây dựng nên chùa. Thực ra, làng nào cũng có chùa do dân làng xây dựng. Chùa thường ở một chỗ phong cảnh thanh u, cách xa vùng nhà ở. Chùa của làng hoặc của tư nhân xây nên cũng đều do một hòa thượng hoặc một sư bà trông giữ tùy theo chùa sư nam hay sư nữ. Xưa kia, mỗi làng ít nhất phải có một ngôi chùa, có khi mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa. Chùa Như trên đã nói, chùa thường xây ở nơi phong cảnh thanh u, bởi vậy người ta hay tìm nơi gò cao để xây chùa, nếu không người ta cũng tân đất lên cho cao hơn nền thường. Nhiều làng cất chùa ở những nơi danh lam thắng cảnh thật là rộng rãi đẹp đẽ như chùa Hương làng Yến Vĩ, tỉnh Hà Đông (Hà Tây) hoặc chùa thầy làng Thụy Khê, tỉnh Sơn Tây (Hà Tây). Những làng trung du thường xây chùa ở ven sườn núi hay trong hang núi như chùa Láp làng Tích Sơn, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), chùa Trầm, làng Long Châu, tỉnh Hà Đông (Hà Tây) v.v 248 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  32. Diện hình và Tổ chức Chùa từ ngoài đi vào thường đi qua một sân đất ở trước tam quan. Hai bên sân có hai hàng phỗng đá hoặc chó đá. Từ sân đất bước lên tam quan có một bực xây gạch. Tam quan là một căn nhà ba gian có ba cửa khá rộng, và ba cửa này đều được coi như ba cửa chính, thường đóng quanh năm, trừ những ngày hội hè, sóc vọng hoặc tết nhất. Cạnh tam quan về phía tay phải, thường có thêm một cổng bên, cổng này luôn luôn mở trong những ngày thường, và trên cổng này là gác chuông. Cũng có chùa, gác chuông ở trên tam quan. Trên gác chuông có quả chuông lớn. Tăng ni lên thỉnh chuông phải leo một cầu thang có khi xây bằng gạch, có khi chỉ là một chiếc thang gỗ. Nhà tam quan thường dùng làm nơi cho các hào mục trong làng hội họp khi cần bàn tính tới việc chùa. Khỏi tam quan là một lớp sân rộng lát gạch. Qua lớp sân này là nhà thờ Phật gồm chính điện và nhà bái đường. Chính điện Tại chính điện có các tượng Phật thờ trên các bệ xây. Nơi này còn được gọi là nhà Thiên hương, danh từ do những đỉnh trầm và những bát hương luôn luôn tỏa khói ngạt ngào mà có. Trên cùng, bệ cao nhất, cần giáp mái chùa có tượng Tam thế. Đây là ba pho tượng nhỏ khuôn khổ bằng nhau, hình dáng giống nhau ngồi trên tòa sen tượng trưng cho chư Phật mười phương ở ba đời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Kế lớp trên là tượng Di Đà tam tôn gồm đức A di đà ở giữa, và hai bên tượng nhỏ hơn là hai vị bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Lớp thứ ba là tượng Thế Tôn tức là Đức Thích Ca Màu Ni, giáo chủ đạo Phật, hai bên có tượng hai vì Văn Thù và Phổ Hiền Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 249
  33. Làng xóm Việt Nam bồ tát hoặc đứng trên tòa sen hoặc Văn Thù cưỡi con thanh sư tượng trưng cho trí tuệ và Phổ Hiền cưỡi con bạch tượng, tượng trưng cho chân lý trong sạch và vững chắc. Lớp thứ tư, ở giữa thờ tượng Cửu Long, còn gọi là Thích Ca sơ sinh, tức là tượng đức Thích Ca mới giáng sinh, có chín con rồng phun nước cho ngài tắm. Tượng đứng, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, có chín con rồng vây bọc chung quanh. Trên mây có các vị bồ tát và chư thiên nhã nhạc. Ở bên trái tượng Cửu Long là tượng vua Đế Thích và bên phải là tượng Đại phạm thiêng vương, cả hai vị đều y phục hoàng đế và ngồi ngai. Bốn lớp tượng trên ta thường thấy ở các chùa làng miền Bắc và miền Trung, nơi Phật giáo theo phái đại thừa. Bốn lớp tượng này ở nhiều chùa có sự thay đổi, thờ một vài vị bồ tát khác thay vì các vị kể trên và lại có thờ tượng Tuyết Sơn là tượng đức Thích ca khi tu khổ hạnh ở trong núi Tuyết Sơn. Cũng có chùa thay vì bốn lớp tượng lại có năm lớp, và các tượng thờ cũng bài trí hơi khác cách bài trí với bốn lớp tượng kể trên là cách bài trí phổ thông nhất tại các chùa Phật giáo đại thừa. Tại các chùa theo phái Tiểu thừa, nơi chính điện chỉ có tượng Phật Thích Ca, ngoài ra không có pho tượng nào khác. Ngoài các pho tượng, lẽ tất nhiên nơi bàn thờ Phật phải có đồ thờ như bát hương, đèn, nến, v.v hoặc bằng đồng hoặc bằng gỗ tùy theo từng chùa. Nhà bái đường Mặt trước chính điện thờ Phật là nhà bái đường. Nhà bái đường là chỗ các tăng ni tụng kinh và các tín đồ tới lễ Phật. Nhà bái đường cũng có các tượng và các bàn thờ. Hai bên tả hữu liền với điện thờ phật là tượng hai vị Hộ Pháp 250 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  34. Diện hình và Tổ chức ta gọi là ông Thiện và ông Ác, một ông trông hiền từ, một ông trông nghiêm khắc. Ở phía bên trái nhà bái đường có bàn thờ Đức Ông mặt đỏ, chính là Thổ thần ngôi chùa, còn gọi là Đức Chúa. Cạnh bàn thờ Đức Ông có bàn thờ Long thần, một vị Long vương đã quy y phép Phật. Ở phía bên phải nhà bái đường có bàn thờ A Nan đà tôn giả, ta gọi là Thánh tăng, một vị đại đệ tử của đức Phật Thích Ca. Thường ở hai bên vách nhà bái đường, có xây mười động của Thập điện Diêm Vương, cũng nhiều chùa không có những động này. Hành lang Ở hai bên chùa là hai dãy hành lang, mỗi bên có chín pho tượng to bằng người thật: đây là Thập bát La hán. Tăng đường Hai dãy hành lang ăn thông vào Tăng đường còn gọi là nhà Tổ ở phía sau chính điện. Tại nơi đây có bàn thờ các vị sư tổ đã truyền đạo sang nước ta, trong số đó có đức Bồ đề Đạt Ma gọi tắt là Tổ Đạt Ma hay Tổ Tây. Lại cũng có bàn thờ các vị sư tổ đã tu tại ngôi chùa nhưng đã tịch. Điều đáng chú ý là ở nhà Tổ, ngoài các bàn thờ trên lại có cả bàn thờ Chư vị, các vị thần không liên quan gì tới đạo Phật như Đức Ông, Thánh Mẫu, ông Hoàng, bà Chúa, bà Cô v.v Nhà hậu Phía sau chùa, có nhà hậu để thờ những người mua hậu chùa. Ở hai bên nhà tổ là các tăng phòng của tăng ni và phương trượng để tiếp khách. Đại để, mỗi ngôi chùa đều được xếp đặt qua các kiến trúc Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 251
  35. Làng xóm Việt Nam trên, tuy có nhiều chùa rộng lớn hơn hoặc hẹp hơn được xếp đặt hơi khác, nhưng bao giờ cũng gồm Chính điện với bàn thờ Phật, nhà bái đường, hai dãy hành lang, nhà thờ Tổ, các tăng phòng, và đằng trước có nhà tam quan. Đứng đầu mỗi ngôi chùa là một vị hòa thượng được gọi là sư cụ nếu là chùa có các sư nam hoặc một sư cụ bà nếu là chùa có các sư nữ. Hệ thống tăng ni C ác tăng ni có một hệ thống trật tự giống nhau tại khắp các chùa. Lúc mới quy y là sa di hay tiểu sa môn gọi là chú tiểu, hay diệu. Trên hạng sa di là hạng trung sa môn, tục gọi là sư bác, sư thầy. Trên nữa là sư ông được gọi là thượng tọa, đã là bực kỳ cực trong tăng hội. Trên sư ông là sư cụ, còn gọi là Hòa thượng hoặc kiết ma, đứng đầu chùa, chịu trách nhiệm về công việc điều khiển nhà chùa, cắt đặt nhiệm vụ cho các tăng ni. Nhiều chùa cùng ở một địa phương chịu sự chi phối của một vị Hòa thượng đứng đầu các vị Hòa thượng khác(1) Muốn lên đẳng cấp trong nhà chùa các vị sư thường phải qua các kỳ thi trong môn giáo. Tăng ni tu riêng chùa, chùa nào của sư nữ chỉ có toàn sư nữ, chùa nào của sư nam chỉ có toàn sư nam. Tu ở chùa các tăng ni phải lo việc đèn nhang, trông nom việc thờ phụng, ngày ngày học kinh kệ, làm những công việc của nhà chùa. Dân làng thường đến chùa lễ Phật, nhất là trong những ngày tuần tiết. Những gia đình có tang ma thường cúng tuần tứ cửu ở chùa. 1. Về trật tự tăng ni, có người cho vị hòa thượng đứng đầu các hòa thượng này là Thượng tọa, còn sư ông cũng chỉ là sa môn. 252 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  36. Diện hình và Tổ chức Nhiều chùa hàng năm có mở hội vào ngày lễ vị sư tổ đầu tiên. Hội chùa thường chỉ có lễ bái và kinh kệ. Kẻ tu hành thường ăn chay, phải theo năm điều cấm tức là ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không gian dâm, không vọng ngôn, không dùng rượu thịt. Các tăng ni khi thường thì bận áo nâu ở miền Bắc áo chàm ở miền Trung và áo vàng ở miền Nam. Khi làm lễ, các nhà sư mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lư, tay phải cầm pháp trượng, tay trái cầm bông sen giả. Ngày ngày, sớm và chiều, các tăng ni phải thắp hương đèn lễ Phật, đánh chuông, gõ mõ, tụng kinh. Mỗi năm vào ngày vía Phật, tức ngày Phật đản và ngày tết Trung Nguyên các chùa làm lễ rất to, ngày Phật đản để kỷ niệm đức Phật ra đời, tết Trung Nguyên để giải oan và siêu độ cho các linh hồn. Ngoài việc lễ Phật ở chùa, các tăng ni thường được dân làng mời tới làm lễ ở các nhà riêng, trong những khi có người đau yếu thì mời làm lễ tụng kinh để cầu bình an, và trong những đám táng thì mời làm lễ siêu độ. Mỗi năm vào tuần kết hạ từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy và vào tuần kết đông từ rằm tháng mười đến rằm tháng chạp, các tăng ni phải cấm túc, nghĩa là phải ở luôn trong chùa mà tụng niệm. Thỉnh thoảng tăng chúng lại tổ chức những buổi hội lớn để mời các vị cao tăng đạo đức đến thọ giới cho các sa di để lên sa môn. Cuộc hội này gọi là Trường kỳ. Các vị cao tăng được gọi là Đại đức. Già lam Có chùa thì thường có sư, nhưng cũng có nhiều chùa thanh vắng quá, người lễ bái không bao nhiêu, chùa lại nhiều không có ruộng đất để một vài vị sư có thể sinh sống được, nên không Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 253
  37. Làng xóm Việt Nam có tăng ni trụ trì. Tuy vậy chùa vẫn không bị bỏ hoang và vẫn có người sớm tối đèn nhang, và khi có khách tới lễ chùa, vẫn có người thỉnh chuông đánh khánh. Những người giữ việc đèn nhang ở các chùa này là các thầy già lam. Các thày già lam không phải ở chùa và không bắt buộc phải ăn chay, có thể ở nhà mình, ngày ngày tới chùa lo việc hương đăng. Những lộc của chùa thày già lam được hưởng. Trong những ngày sóc vọng tuần tiết, thày già lam phải giữ mình cho thanh tịnh. Cư sĩ Tin theo Phật, dân làng tới chùa lễ Phật. Không đi tu mà tin theo Phật là những Ưu bà, nam là Ưu bà tắc hoặc Ưu bà sa, nữ là Ưu bà di. Các ưu bà thờ Phật ở nhà. Trong những ngày tuần tiết sóc vọng, các ưu bà tới chùa lễ Phật tụng kinh. Ngày nay, danh từ cư sĩ được dùng thay cho hai chữ ưu bà. Ngoài các cư sĩ, lại còn các Phật tử là tất cả những người tin theo đức Phật. Cư sĩ thường ăn chay một tháng mấy ngày, còn các Phật tử không bắt buộc phải ăn chay. Đạo Phật ngày nay đang trong thời kỳ chấn hưng, tại các làng quê, việc thờ Phật vẫn được dân quê theo giữ, và các chùa luôn luôn có các thiện nam tín nữ tới nghe kinh và lễ Phật. Trong việc thờ Phật, dân làng luôn luôn rất chân thành. Hàng năm, vào đầu mùa hạ, để cầu sự bình an cho dân làng, người ta có làm lễ kỳ an, tục gọi là lễ cầu mát. Trong lễ này, người ta có lễ Phật và cầu chư vị thần thánh phù hộ cho dân làng được bình yên, không bị những chứng bệnh thiên thời mà người ta tin là do các Ôn chúa gây nên để bắt binh lính. Việc cúng cầu mát để mong cho dân làng tránh được các chứng bệnh thiên thời là một điều thành khẩn của mọi người 254 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  38. Diện hình và Tổ chức dân quê. Với sự tin tưởng ở thần quyền, việc cúng bái này có một ảnh hưởng tinh thần tốt đẹp là gây lòng tin tưởng ở người dân; với sự tin tưởng này, con người khả dĩ có thêm sức mạnh để kháng bệnh. Tuy nhiên, tại nhiều nơi sự cúng cầu mát đã biến thành một tục mê tín dị đoan có hại và đã làm đầu đề cho nhiều sự chế giễu của nhiều người, vì nhiều khi thay vì đem lại sự yên ổn lại cho dân làng, lễ cúng cầu mát đã là nguồn gốc cho các chứng bệnh thiên thời bắt đầu, vì trong lễ cúng này có các đồ lễ bị phơi bày cho ruồi nhặng bu vào; những đồ lễ này, sau đó dân làng cùng hưởng, đã có những người mắc bệnh thiên thời do ruồi nhặng truyền vào thức ăn. Lại có khi, có một số người lợi dụng lễ cầu mát để thủ lợi cho mình. Thờ đức Khổng Tử Về tế tự tại các làng xóm, còn phải kể tới việc cúng tế của dân làng tại văn chỉ hoặc văn từ nơi thờ phụng đức Khổng Tử, các vị tiên hiền và các bậc khoa hoạn trong làng, hàng năm vào các dịp xuân tế và thu tế. Văn chỉ hoặc văn từ là một đàn xây thường ở đầu làng. Nơi đây thay vì hương án có bệ xây. Đàn có mái hoặc lộ thiên, có mái là văn từ, lộ thiên là văn chỉ. Văn từ và văn chỉ thường được xây trên một gò cao, ở nơi phong cảnh thanh nhã êm đềm. Văn từ hoặc văn chỉ có ba lớp: Lớp trong cùng thờ đức Khổng Tử, được mọi người tôn làm Tiên thánh sư, chủ trương cho việc văn học trong làng. Lớp này gồm một ban xây thay cho hương án, hai bên có những đôi câu đối, và ở trên nếu là văn chỉ thì viết ngay vào tường, nếu là văn từ thì có hoành phi mang mấy chữ đại tự “Vạn Thế Sư Biểu” hoặc “Chí Thánh Tiên Sư”. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 255
  39. Làng xóm Việt Nam Trên ban có bình hương riêng. Không có bài vị nhưng mấy chữ đại tự trên đủ thay cho bài vị. Lớp thứ hai gồm ba ban, một ban ở giữa và hai ban ở hai bên. Cả ba ban này đều xây bằng gạch thay cho hương án. Ban ở giữa thờ những người làng đã đỗ Đại khoa từ Tiến sĩ và những người làm quan từ tam, tứ phẩm trở lên. Các bậc tiên hiền nước ta như Chu Văn An, Hàn Thuyên đều được thờ ở ban này. Các người Trung Hoa có công truyền bá Nho giáo sang Việt Nam như Nhâm Diên, Tích Quang, Sĩ Nhiếp cũng được thờ ở đây. Ban bên phải thờ những người làng đã đỗ Trung khoa từ Cử nhân và những người làm quan từ lục, thất phẩm trở lên. Ban bên trái thờ những người làng đã đỗ Tiểu khoa từ Tú tài và những người làm quan cho đến bát, cửu phẩm. Việc phân biệt ba ban trên gọi là liệt tự, nghĩa là liệt hạng để thờ phụng. Ba ban phân các hạng được dân làng thờ làm ba hạng nhất, nhì, ba có bia ghi rõ ở văn từ hoặc văn chỉ. Lớp thứ ba là Bái đình, sân dùng trong việc tế tự. Trong việc phụng thờ liệt tự, các hào mục, tổng lý, các ông đồ trong làng không có chân khoa bảng không được ghi tên trong bia của dân xã nhưng trong khi tế tự, thường dân làng vẫn khấn mời cả các vị này tới phối hưởng. Như trên đã nói, tại các văn chỉ và văn từ hàng năm dân làng có tế hai lần gọi là xuân tế và thu tế. Ngoài ra trong dịp kỷ niệm đản sinh đức Khổng Tử, cũng có làng làm lễ tại văn từ hoặc văn chỉ. Ngày xưa, năm nào có khoa thi, các sĩ tử trong làng họp nhau tới lễ tại văn từ hoặc văn chỉ, gọi là lễ kỳ khoa. Có nhiều nơi cả làng đều làm lễ để cầu cho xã mình được nhiều người đỗ đạt. Khi thi xong, các ông tân khoa đều ra lễ tại văn từ hoặc văn chỉ để tạ ơn đức Chí thánh tiên sư và các bậc tiên hiền. 256 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  40. Diện hình và Tổ chức Tục lễ lễ văn từ văn chỉ của các thí sinh và tân khoa còn được giữ dưới thời Pháp thuộc cho cả các kỳ thi của nền học mới tại nhiều nơi. Các người có con đi học vỡ lòng cùng với đồ lễ tới nhà ông đồ, xưa kia, cũng dắt con mang đồ lễ tới văn từ hoặc văn chỉ để khấn xin cho con được học đạo Thánh. Đứa trẻ sắp đi học khai tâm sau khi người cha khấn lễ xong, cũng lễ trước bàn thờ các vị thánh hiền. Đạo Khổng duy trì đạo đức cho con người, dân chúng thờ phụng đức Khổng Tử và tôn trọng đạo ngài. Ngày nay, mặc dầu thời thế đổi thay, ảnh hưởng đạo Khổng tuy bị suy giảm trong dân chúng, nhất là trong bọn người mất gốc bị mù quáng bởi cái vỏ của nền văn minh xảo kỹ của người Tây phương, nhưng đạo đức vẫn là đạo đức, và những người có căn bản dân tộc không bao giờ quên sự duy trì đạo đức, và mặc dầu phải hòa mình với nếp sống hiện tại, cái tinh thần đạo đức vẫn vững trong bất cứ trường hợp nào. Thờ các thánh sư Ngoài các sự thờ cúng đã trình bày ở trên, tại Việt Nam còn một sự sùng bái nữa rất trọng yếu là việc thờ cúng các tổ sư bách nghệ. Làng nào theo nghề nào thường có miếu thờ vị tổ sư của nghề đó, và riêng những người hành nghề, trong nhà đều có bàn thờ Thánh sư còn gọi là Nghệ sư. Vị tổ sư một nghề, hoặc là người thủy tổ phát minh ra nghề ấy, hoặc là người thứ nhất đem nghề ấy ở nơi khác truyền lại cho dân chúng làng nào hay miền nào. Thường người ta không biết vị tổ sư ấy là ai, và người ta cứ coi vị tổ sư như một vị thần bảo hộ cho nghề nghiệp. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 257
  41. Làng xóm Việt Nam Bởi vậy, thờ Thánh sư tại nhà gặp những ngày tuần tiết sóc vọng, giỗ tết, ngoài lễ cúng gia tiên và Thổ công, gia chủ còn cúng cả Thánh sư. Trong một năm, lễ cúng Thánh sư quan trọng nhất nhằm vào ngày kỵ nhật của Thánh sư, đối với những vị mọi người đều biết, hoặc là một ngày nhất định mà mọi người trong phường hoặc trong làng cùng theo một nghề kể là ngày kỵ nhật của ông Tổ nghề mình. Những người cùng làm một nghề thường sống thành phường. Trong làng có thể có nhiều phường khác nhau nếu dân làng theo nhiều nghề. Ngày kỵ nhật của vị Thánh sư tại các phường còn được gọi là ngày giỗ phường. Các phường có lập miếu riêng, trong trường hợp cả làng đều theo một nghề, thì cả làng chỉ có một miếu, và có khi vị Thánh sư lại chính là vị Thành hoàng làng. Ngày giỗ phường, các phường viên họp nhau tại miếu, làm lễ Thánh sư, rồi cùng kéo nhau về một nhà đăng cai để làm cỗ ăn uống. Mỗi khi bắt đầu kinh dinh một việc quan trọng cùng khi hoàn thành công việc người ta đều phải làm lễ tổ sư.(1) Có nhiều nghề, ở một vài nơi, như thợ mộc, thợ nề làm nhà, thợ đóng ghe thuyền, thợ xe nước ở Quảng Ngãi, ngoài hai lễ bắt đầu và hoàn tất nói trên, trong khi đương làm công việc còn phải làm nhiều các lễ khác để cầu xin Thánh sư che chở cho. Ngày xưa, quân lính ta có lễ tế cờ, cũng có thể coi là một loại lễ Thánh sư của nghề chinh chiến vậy. Nhân nói về sự thờ cúng Thánh sư, xin đơn cử một vài thí dụ về các vị Thánh sư đã dạy nghề cho dân nhiều làng xã tại nước ta: 1. Đào Duy Anh. Sách đã dẫn. Làm lễ để cầu Ngài phù hộ cho công việc được xuôi xẻ, buôn may bán đắt, hoặc lúc đi đường xa tránh được mọi sự rủi ro, cũng như làm lễ tạ ơn khi công việc đã có kết quả tốt đẹp. 258 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  42. Diện hình và Tổ chức Ba anh em các ông Trần Hòa, Trần Điện và Trần Điền, người làng Đinh Công, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (Hà Tây), đã truyền cho dân nghề kim hoàn từ đời Lý Nam Đế. Ông Phạm Đôn, người làng Thanh Nhạn, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (Vĩnh Phú), mang nghề dệt chiếu từ làng Ngọc Hồ tỉnh Quảng Tây bên Tàu về truyền cho dân Việt Nam, bắt đầu là làng Hải Thiện, tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh) vào cuối thế kỷ thứ X. Hòa thượng Khổng Lộ cùng hai học trò là Phạm Quốc Tại và Trần Lạc trụ trì tại chùa Phả Lại, Hải Dương (Hải Hưng) dạy dân ta nghề đúc đồ đồng về đời vua Trần Thái Tôn, 1226. Ông Trạng Bùng tức Phùng Khắc Khoan dạy dân nghề dệt the lụa vào đời vua Lê Kính Tôn, 1600. Trên đây chỉ là mấy thí dụ. Các nghề khác còn có các vị Thánh sư khác. Những người hành nghề, ngoài các trường hợp cúng lễ đã nêu trên, mỗi khi gặp sự trắc trở đều làm lễ kêu khấn Thánh sư để được phù hộ cho gặp may mắn. Ta có các thành ngữ Tổ độ và Tổ trát để chỉ những người gặp may mắn được Tổ sư thương phù hộ cho hoặc không may bị thua lỗ bởi sự trừng phạt của Tổ. Thờ chư thần thiên nhiên và các thần khác Trong việc thờ cúng của ta, ta còn thờ tất cả các thần thiên nhiên đã phù hộ giúp đỡ ta với sức mạnh vô hình: sấm, sét, gió, mưa, nước, lửa, núi sông v.v Ta lại cho là các cây to, đá lớn cũng có thần. Những hòn đá hình thù kỳ quái ở trong hang động hay ở trước cửa đình cửa chùa đều có thần và đều có sự thờ phụng; ta hằng bắt gặp trước những hòn đá một bát hương kê trên mấy trăm vàng mã, lại có bên cạnh đôi hài, cái nón, con ngựa mã v.v Những người đi sông biển gặp những hòn đá ở giữa ghềnh hoặc Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 259
  43. Làng xóm Việt Nam ở bờ biển, có thể gây tai nạn cho ghe thuyền đều cho là có thần, và mỗi khi đi qua những nơi này người ta thường đốt vàng hương khấn vái. Dân các xã ven sông biển, tại những nơi này, thường lập miếu thờ. Ta lại thờ cúng cả thần Sóng, như trước đây tại Phá Tam Giang, tục truyền có ba thần Sóng Ông, Sóng Bà và Sóng Con. Tại nhiều làng vùng núi ta lại bắt gặp những miếu thờ Thần Hổ, và nhiều làng ven biển thường có những miếu thờ Nam Hải tướng quân, tức là Cá Ông. Những người mắc bệnh, cho nhiều chứng bệnh có những thần hoặc ma riêng như thần Cúm gieo bệnh cúm, ma Tịt gây bệnh tịt v.v thường cúng ông Cúm bà Co, ông Tịt bà Tịt hoặc các thần và ma khác để cầu hỏi bệnh. Đối với các vị thần thiên nhiên cũng như các vị thần khác nói trên, việc tế tự có khi do cả dân làng, hoặc có khi chỉ do một vài tư nhân. Tại những làng có thờ Cá Ông như làng Kiến Phước, quận Hòa Tân, tỉnh Gò Công (Tiền Giang), việc tế tự do toàn xã phụ trách, và hàng năm vào ngày rằm tháng sáu âm lịch dân làng có mở hội tế Cá Ông. Việc thờ cúng các vị thần thánh là do tín ngưỡng và việc tế tự chỉ là cách cụ thể hóa lòng tín ngưỡng, tuy nhiên, nhiều khi với lòng chân thành chất phác của người dân quê, trong sự sùng bái tin tưởng không khỏi có lẫn tính chất mê tín dị đoan! Nhưng làm sao được, nói đến tín ngưỡng tất nhiên có nhiều điều mâu thuẫn và huyền hoặc, nhưng thường tất cả những điều huyền hoặc và mâu thuẫn lại là thể chất của tín ngưỡng. Và trên lãnh vực tín ngưỡng, có nhiều lý lẽ riêng mà lý lẽ và cả khoa học nữa không giảng giải nổi dù đủ sự chứng minh. Vậy, đối với sự tế tự của dân chúng các làng xã, chúng ta nên thận trọng để tránh phạm tới tín ngưỡng của mọi người. Những điều mê tín dị đoan, ta phải chờ sự giác ngộ của chính những người đang tin. 260 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  44. Diện hình và Tổ chức Tài liệu đọc thêm Lễ cầu mát ự cúng cầu mát, như đã để dân làng được yên trong vụ Strình bày, đã biến thành nắng hè, nghĩa là trong vụ các một tục mê tín dị đoan ở nhiều quan âm đi bắt lính. nơi, và đã làm đầu đề cho Nhớ lại mùa hè năm ngoái, nhiều sự chế giễu. Dưới đây dân làng chỉ chậm cúng cầu xin trích một bài về lễ này, mát mà có ngay mấy người đi rút trong cuốn “Trong lũy tre tả, các người này có kẻ chết xanh” (xuất bản lần thứ hai tại người sống, ai khéo lễ bái van Sài Gòn vào năm 1960). xin thì sống còn ai không chịu Trời đã sang đầu tháng tư. cầu cúng đều bị các quan bắt Nắng đã bắt đầu gắt và trên cây chết. đàn ve đã ra rả kêu. Năm nay để tránh sự tai hại Sau mấy tháng xuân ấm áp, cho dân làng, các cụ định cúng cái nắng đầu hạ thật là khó cầu mát ngay từ đầu tháng chịu. Nhiều người như thấy mỏi tư. Việc lễ bái càng sớm càng mệt, và đã lác đác có người đau hay vì càng chứng tỏ được lòng ốm. Ở một đôi xóm trong làng, thành của người cúng lễ. có một vài bà đi chợ về tự nhiên Năm nào chẳng vậy, từ đầu đau bụng, phải cúng lễ và xoa tháng tư là các quan Ôn ở dưới dầu nóng mới khỏi! Cái tháng âm được lệnh đi bắt lính ở trên tư năm nào cũng mang theo sự dương gian. Tốt lễ dễ van, nơi đau ốm như vậy. nào chịu cúng kiến thì có thể Ban Hội đồng trong làng được các quan tha cho và đi bắt đã họp bàn về lễ cúng cầu mát lính ở nơi khác. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 261
  45. Làng xóm Việt Nam Việc bổ bán đóng góp và trích chác được một món. Rõ bọn quỹ làng đã xong. Bàn thờ cúng buôn thần bán thánh. cầu mát đã được thiết lập ngay Người dân, trước những lời gần chợ, trên một bãi đất rộng, dèm pha của vài kẻ xấu miệng, rất tiện cho dân làng tụ họp. chỉ gạt đi và bảo: Dân trong làng, kẻ giàu Ai gian trá người đó có tội người nghèo, ai nấy đều vui với thánh thần. Mình là dân lòng gom góp suất tiền ban Hội làng chỉ biết đóng góp cho thành đồng bổ cho và ngoài ra còn rất tâm để việc lễ bái được chu đáo. nhiều người cúng thêm tiền để Những kẻ xấu miệng cứ dèm việc lễ bái được rộng rãi. pha, ban Hội đồng vẫn cứ thu Một vài kẻ xấu miệng nói tiền, dân làng vẫn cứ đóng tiền dèm ban Hội đồng: và lễ cầu mát vẫn cứ thành tựu. Cầu mát với cầu ấm, mấy Bàn thờ đặt trang nghiêm lão trong ban Hội đồng chỉ trên một hương án sơn son thiếp chuyên thu tiền dân nhiều mà vàng. Giữa bàn thờ là mấy cỗ tiêu ít. mũ ngũ sắc đặt trên những Rồi họ làm phác con tính số trăm vàng thoi cũng ngũ sắc. tiền thu được theo đầu người, Một đỉnh trầm nghi ngút tỏa chưa kể những người hằng tâm hương thơm ngào ngạt đặt trước hằng sản cúng thêm. Họ lại những cổ mũ này. Một bên là phác cả con số chi về lễ vật, về một mâm bồng đầy hoa quả, vàng mã và về cả các chi phí một bên là cỗ xôi con gà và trầu lặt vặt. Số thu chênh lệch số chi rượu. Lại có những nghìn vàng nhiều quá. Thu nhiều, tiêu ít, hoa bầy ở hai bên, màu óng ánh có lẽ tiêu chưa hết một nửa số rất hoa mỹ. thu. Rồi họ kết luận: Dưới hương án, trên mấy Chỉ béo mấy lão trong ban chiếc nong là những thoi vàng Hội đồng. Ngồi mát ăn bát đã gỡ ra, có thoi xanh, có thoi vàng. Mỗi việc lễ bái lại kiếm trắng, có thoi tím, có thoi vàng 262 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  46. Diện hình và Tổ chức vứt lẫn trong đám quần áo nhân để thế mạng cho dân làng. giấy ngũ sắc, những bộ quần Dân làng mong các quan nhận áo rất nhỏ, chiếc nọ lồng vào lễ rồi đi bắt lính nơi khác và ra chiếc kia mà người ta đã gỡ ra ơn đại xá cho dân làng trong một cách quấy quá nên chưa vụ này. rời hẳn nhau. Theo tín ngưỡng Cạnh những lớp voi ngựa và thì những bộ quần áo tuy nhỏ, hình nhân, trải dọc mãi về tận xa nhưng các quan âm có phép xa là những bồ đài lá đa cài trên thần thông, có thể biến hóa những quê tre, cắm la liệt hai thành lớn để âm hồn nào cũng bên. Mỗi bồ đài đều có mấy giọt mặc vừa. cháo. Đấy là cháo cúng âm binh Xen lẫn vào những thoi vàng và các oan hồn đi theo các quan. và những quần áo giấy là hoa Lễ bắt đầu. Ông thầy cúng quả, nào nhót, nào mơ, nào rung chuông đánh trống. Dân đậu nành, nào dưa chuột, nào làng xúm quanh xem hành lễ, ổi, nào khoai lang v.v trên từ các cụ, dưới đến đàn bà Ngoài hoa quả còn có kẹo trẻ con. Người ta lần lượt vào bánh, kẹo vừng, kẹo bột, bỏng lễ sì sụp trước bàn thờ. Người gạo, bỏng ngô, bánh phồng, ta khấn vái cầu xin các quan bánh đậu thương xót dân làng. Lũ trẻ mắt Mấy nong đều đầy hoa quả hau háu nhìn vào những nong và kẹo bánh. Cúng lễ xong, con hoa quả, bánh kẹo. Chúng nó trẻ tha hồ thi nhau xô cướp. chỉ mong cúng cho chóng xong Gần ngay mấy nong ấy, có để xô nhau vào cướp những hai nồi cháo đại, khói bốc lên nong này. nghi ngút, đem theo mùi thơm Chà! Những quả mơ mọng của gạo mới ngạt ngào. chín khiến chúng nuốt nước Hai bên bàn thờ là voi giấy miếng ừng ực! Lại những quả ngựa giấy và hình nhân. Voi nhót đỏ tươi, nhìn cũng đủ biết ngựa để cúng các quan và hình là chua! Kìa những chiếc kẹo Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 263
  47. Làng xóm Việt Nam bột, kẹo vừng trông ngon lắm! Dân làng ta sùng bái thế Cả những nắm bỏng ngô trông này, năm nay nhất định làng cũng thật quyến rũ! ta yên. Bên cạnh chúng cũng có Làng có yên không, đó là những người lớn lăm lăm tay chuyện sau, nhưng giờ đây, hãy cầm những chiếc liễn, những biết ông cùng mấy cụ ban hội chiếc âu, chỉ chờ cúng xong đồng sẽ được chè chén no say, là ào vào múc cháo mang về. được lấy phần về, lại còn được Mất tiền đóng, tiền góp, cũng chia nhau món tiền dân làng phải được hưởng thụ chứ! Lẽ góp chi tiêu không hết. đâu chỉ có các cụ và ban Hội Nghĩ đến món tiền cũng thấy đồng là được chè chén thả cửa, kha khá, ông bảo lý trưởng: rượu ngon, xôi dẻo, thịt mềm Ông lý ạ, lẽ ra làng ta hàng hay sao? Chẳng được miếng thịt năm phải cúng cầu mát năm miếng xôi thì liễn cháo cũng đủ bảy bận, cúng một lần ít quá. bõ với tiền đóng góp vậy! Có lẽ ông lý đã hiểu ý ông Chỉ có đàn ruồi là sướng! tiên nên ông gật gù cười đáp: Chúng ở chợ kéo đến ào ào, con Ông tiên chỉ nói phải lắm! lớn, con nhỏ tranh nhau đậu Hai ông đều phải cả. Mọi trên kẹo, trên bánh, trên khoai, sự không phải nếu có là ở dân trên cháo. Có những con ngã làng. Nếu dân làng, có người vào nồi cháo rồi chết lăn kềnh vì thụ hưởng lễ vật cầu mát mà trong đó. mắc bệnh tả rồi mạng vong, Ông thầy cúng ê a đọc sớ. đó là lỗi tại họ, họ đã vô phúc Dân làng sì sụp lễ, con trẻ và thiếu thành tâm, nên bị các những người đi lấy cháo đợi chờ. quan âm bắt lính, thì tiên chỉ Lễ cầu mát năm nay long trọng cũng như lý trưởng các ông còn lắm. Ông tiên chỉ thấy dân làng làm gì được nữa. đến lễ đông cười ha hả: 264 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  48. Diện hình và Tổ chức Hội làng hư chương trên đã trình bày, ngoài việc cúng lễ hàng Nngày, và trong những ngày tuần tiết sóc vọng, hàng năm dân làng còn có lệ vào đám để mở hội cho dân làng mua vui. Vào đám nghĩa là mở ra những cuộc hội hè có cúng bái tế lễ. Làng vào đám còn gọi là tổ chức trà nhập tịch, tức là tổ chức tiệc hội để dân làng theo ngôi thứ dự việc tế lễ thần linh, rồi sau đó lại theo ngôi thứ mà ngồi ở chốn đình trung để thừa lộc thánh, nghĩa là để cùng nhau hưởng thụ đồ lễ sau các cuộc cúng bái tế lễ. Khi làng vào đám thường có những cuộc vui để dân làng và dân các làng lân cận đến cùng mua vui, ngoài các cuộc tế lễ theo nghi thức. Làng quê thường vào đám vào dịp tháng giêng, tháng hai hoặc tháng tám. Mùa thu có những hội làng, Có cây đu buổi xuân sang dập dìu.(1) Trong những dịp này, dân làng nô nức xôn xao, nhất là các 1. Bàng Bá Lân. Miền Nam Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 265
  49. Làng xóm Việt Nam trai gái làng lại được dịp công khai gặp gỡ nhau với quần là áo lượt, với sự chải chuốt đỏm dáng. Những chiếc khăn vuông mỏ quạ ôm ấp những cặp má hây hây và những cặp môi hồng tươi nở thơm nức hương trầu và cũng thắm đượm mùi trầu cay. Những con mắt long lanh của những chàng trai khăn đóng áo dài thường gặp những cặp mắt ngây thơ lưu luyến của các thiếu nữ trong đám hội. Nói về hội làng phải phân biệt những lễ nghi tế tự với những trò vui trong ngày hội dành cho nam nữ thanh niên. Lễ nghi tế tự Làng thường vào đám vào hai dịp xuân thu, nhưng cũng nhiều làng tổ chức hội hè vào các ngày thần húy và thần đản. Dù trong dịp nào, thường mỗi khi vào đám, dân làng đều theo đúng lễ nghi tục lệ về tế tự. Những lễ nghi này bao gồm: Lễ rước nước. Đây là đám rước được tổ chức đi lấy nước ở một cái giếng hoặc một khúc sông nào trong sạch mang về đền để tắm thần vị. Rước nước cử hành một ngày trước lễ chính thức. Cũng có khi nước được lấy ở hồ. Ở hồ hay ở sông thì khi lấy nước cũng phải chèo thuyền ra giữa hồ hay giữa sông để lấy nước trong. Lễ mộc dục. Đây là lễ tắm thần vị. Một ngày trước khi vào đám, có khi nửa đêm hôm trước dân làng cáo yết thần linh để xin tắm thần vị. Tắm thần vị bằng nước đã được dân làng rước mang về, nhưng thường tắm bằng nước này xong, dân làng lau lại thần vị một lần thứ hai bằng nước trầm hương. Tại những làng có đền, nơi thần linh an ngự, lễ mộc dục cử hành tại đền; những nơi không có đền lễ này cử hành tại ngay đình. Tế gia quan. Tế gia quan tức là tế mũ áo sau khi đã lau hết bụi. 266 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  50. Diện hình và Tổ chức Chính nghĩa hai chữ gia quan, theo Đào Duy Anh trong Hán Việt Từ điển là làm lễ đội mũ. Theo tục người Trung Hoa khi 20 tuổi thì làm lễ gia quan. Theo lễ nghi vào đám của dân làng, sau lễ mộc dục thì những quần áo đại trào của thần linh, hoặc là quần áo của triều đình ban cho, hoặc quần áo bằng giấy, trong ngày thường vẫn thờ tại hậu cung, nay được đem lau chùi và phong lại bởi người cai kiệu và những chân kiệu, nghĩa là những người được cử khiêng kiệu đức Thành hoàng trong những buổi rước. Thường là các trai làng trong hạng đại hạ. Những người này phải trai giới từ mấy hôm trước, và chỉ những người này mới được tham dự việc lau chùi và phong mũ áo của thần linh. Trong lúc lau chùi và phong mũ áo, mỗi người phải bịt miệng bằng một chiếc khăn điều để trần khí không xông tới Thánh cung mà mang tội bất kính. Mũ áo, đai, mãng đã phong lại rồi được an phụng lên long kiệu, rồi tế một tuần, chờ đến sáng hôm sau thì rước từ đền về đình. Nếu mũ mãng ở ngay tại đình thì không có đám rước này, nhưng dân làng sẽ tổ chức những đám rước khác. Rước. Ngày hôm sau thần vị được rước từ đền về đình. Đám rước này được gọi là đám rước nghênh thần. Đi đầu đám rước là cờ quạt rồi đến trống chiêng. Sau trống chiêng là voi ngựa có tàn lọng che và có người vác thanh long đao đi kèm. Kế tiếp là các chấp kích viên vác đồ lộ bộ và bát bửu đi ở hai bên, còn ở giữa là một vị quan viên mặc áo thụng xanh có lọng che mang một chiếc biển bầu dục có đề mấy chữ: “Thượng Đẳng Tối Linh” hoặc “Lịch Triều Phong Tặng”. Rồi đến phường kèn trống, gọi là phường đồng văn với trống khẩu, thanh la, sinh tiền. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 267
  51. Làng xóm Việt Nam Sau đến cờ lệnh, kiếm lệnh, sau nữa là phường bát âm. Sau phường bát âm tới long đình tức là kiệu có mái. Rồi lại đến cờ quạt tàn lọng gươm đao để đi sau hết là long kiệu. Long kiệu không có mái, trên có mũ mãng đã phong từ tối hôm trước. Rồi đến các quan viên đi theo. Các chân đi trước, chân kiệu, cờ, đồng văn, bát âm đều do dân làng cắt cử. Những người này phải trai khiết từ hôm trước và phải tắm rửa sạch sẽ. Phần nhiều những người được cắt cử đều là trai làng hoặc gái làng, những người này phải sắm sửa quần áo, thường nam thì khăn đóng áo dài, thắt lưng điều ngang lưng, gọi là thắt lưng bó que, còn nữ thì áo cặp tứ thân hoặc năm thân, cũng thắt lưng điều ngang bụng trông rất gọn gàng. Quần áo phải đồng màu, nam khăn đen, áo dài đen, quần trắng, còn nữ hoặc áo màu nâu, thắt lưng điều hoặc một màu sặc sỡ khác. Các chân nữ được gọi là phù giá, chỉ những làng nào thờ các vị nữ thần mới có. Trong lúc đi rước, khiêng kiệu thánh ông do chân kiệu nam, kiệu thánh bà do chân kiệu nữ. Đi sau kiệu thánh bà, có các cô phù giá đội những tráp khảm, quả trầu đựng đồ lễ. Rước đi từ đền đến đình, qua đường làng. Dân làng hoặc đi theo đám rước, hoặc đứng ở hai bên đường xem đám rước đi qua. Các cô thôn nữ thường trong những dịp này ngắm nhìn kỹ lưỡng những chàng trai có chân kiệu, chân cờ, chân đồng văn, chân bát âm v.v đã từng để ý tới các cô. Và các chàng trai, chân tuy bước theo đám rước, nhưng mắt vẫn nhìn sang hai bên để tìm kiếm người đẹp các chàng vẫn hằng mong ước mà các chàng tin rằng thế nào cũng có mặt trong đám dân làng đi xem rước. Đám rước đi chầm chậm trong trật tự. 268 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  52. Diện hình và Tổ chức Long đình long kiệu có khi bay. Đó là do các chân kiệu bị tự kỷ ám thị cùng nhau đi mau, đi mau hơn mãi, hình như bị thúc giục, hoặc có khi vì người ngoài đi xem đông quá xô đẩy, các chân kiệu không kìm giữ được nên bước mau. Tục tin là Thánh giáng cho nên kiệu bay. Trong lúc này mọi người khấn vái, và những nhà ở hai bên đường vừa khấn vái vừa thắp hương. Đám rước đi tới đình, kiệu được rước vào trong đình và thần vị được đặt lên bàn thờ. Đại tế Thần vị đã đặt lên bàn thờ, dân làng dâng đồ lễ tế một tuần long trọng. Các vị quan viên được cử vào việc tế, gồm một vị chủ tế đứng mạnh bái, hai hoặc bốn vị bồi tế, hai người đông xướng và tây xướng, hai người nội tán, từ mười tới mười hai người chấp sự. Thường ông tiên chỉ đứng chủ tế, còn các người khác đều kén chọn trong những người có chân khoa mục hoặc chức sắc trong làng. Lễ túc trực Trong suốt thời gian vào đám, mỗi tối dân làng đều có trầu rượu hoa hương cúng thần do các vị bô lão và quan viên làm lễ. Một số người được cắt canh, trong đó có ông cai đám, tại đình để chầu chực hầu hạ thánh cho đến khi rã đám. Xướng ca Tại nhiều làng tối hôm rước thần vị về đình và có khi luôn mấy hôm sau, dân làng có tế thần. Trong những buổi tế này, mỗi tuần hiến rượu lại có ca nhi hát thờ thần. Tế xong ban hát, có khi là ả đào, có khi là hát bội, hát chèo, hát chúc thánh mừng dân suốt đêm. Trong lúc này, các bô lão và quan viên được cử cầm trống chầu. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 269
  53. Làng xóm Việt Nam Tuyên lời khánh chúc Tại nhiều làng, trong khi mở hội có tục tuyên lời khánh chúc. Thường lời khánh chúc được tuyên đọc sau buổi tế thần. Đây là một bài trường thiên từ phú, nội dung tả cái cảnh thanh bình của dân làng với tất cả những điều tốt đẹp làng xã được hưởng, có nhắc tới cả những danh lam thắng tích trong làng, để đoạn chính kể lại những công đức của đức Thành hoàng, nhờ ngài mà dân làng được thịnh vượng bình yên, nhờ ngài mà được phong đăng hòa cốc, và nhất là nhờ ngài mà bao nhiêu thiên tai dịch khí đã tránh được. Đoạn kết của lời khánh chúc là dân làng dâng lên ngài sự biết ơn và cầu xin ngài luôn luôn phù hộ cho dân làng được an cư lạc nghiệp. Để lời khánh chúc được tuyên đọc long trọng, dân làng có giải thưởng cho những người lên đọc. Thường có ba giải thưởng bằng khăn nhiễu điều, chè tàu, trầu cau hoặc đồ văn phòng tứ bảo như bút lông mực tàu. Ai cũng có thể xin lên đọc lời khánh chúc được, dân làng hoặc người hàng tổng hàng huyện, hoặc bất cứ một người nào tới dự hội làng. Khi đọc, dân làng cắt một tay văn tự cầm trống, hễ sai một tiếng hoặc sai một chữ thì đánh một tiếng cắc, bỏ một thoi vàng làm thẻ, người nào sai nhiều, số thoi vàng sẽ nhiều. Những người tốt giọng, đọc trơn tru gãy gọn từ đầu đến cuối, không sai chữ nào, không ngập ngừng ngắc ngứ thì được giải. Phần định giải cho những người cùng đọc trơn tru không sai chữ nào, tùy theo các cụ trong làng, người tốt giọng, đọc dõng dạc nhất được tặng giải nhất, rồi đến những ai đọc kém dõng dạc hơn được giải nhì và giải ba. Thường rất nhiều người xin được dự đọc lời khánh chúc, vì đây là một dịp chứng tỏ cho dân làng biết mình cũng là tay văn 270 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  54. Diện hình và Tổ chức tự, đọc thông từ phú, nhất là các chàng trai muốn nhân dịp khoe tài với gái làng. Ngoài ra, được giải thưởng là một điều vinh dự. Số người xin dự đọc thường nhiều, nên những ai đọc quá ngập ngừng và sai quá mười chữ, thì vị quan viên cầm trống mời ra ngay, để người khác vào đọc. Dân làng cũng như dân các làng lân cận rất ưa xem cuộc thi đọc lời khánh chúc. Những người đọc trơn tru được mọi người ngợi khen, trái lại những người quá kém, đọc sai nhiều, lại ngắc ngứ thường tự thẹn thùng khi bị mời ra để cho người khác đọc thế. Các cô gái làng đứng ở hai bên cùng nhau tủm tỉm cười với những lời bàn tán, mỗi khi một chàng trai gặp trường hợp trên. Cuộc tuyên lời khánh chúc thật là vui, vui cho người xem, vui cho các cụ trong làng phân định giải và vui cả cho những người được đọc hết lời khánh chúc dù không được giải. Rã đám Hội hè chừng khoảng mươi mười lăm ngày, tùy theo từng làng, tới ngày rã đám. Rã đám nghĩa là tan hội. Cũng có làng kéo dài hội hè đến hàng tháng, khi làng tổ chức đại hội, mới rã đám. Ngày rã đám, dân làng tổ chức thêm một tuần đại tế tại đình làng. Sau đó, thần vị lại được rước hoàn cung, nghĩa là rước trở về đền hoặc miếu, nơi thần linh thường hằng y an ngự. Đám rước cử hành ngay sau tuần đại tế, hoặc có khi vào buổi chiều hay buổi tối. Rước vào buổi tối có thêm đèn đuốc rất vui. Nghi trượng rước vẫn theo như hôm rước thần vị từ miếu tới đình. Tại nhiều xã, trong ngày rã đám có những cuộc vui đặc biệt và rất được hoan nghênh, và những cuộc vui này bao giờ cũng chỉ dành vào đêm hoặc ngày rã đám. Dưới đây là mấy thí dụ: Làng Thị Cầu, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) hôm rã đám có tục thi ném pháo. Một quả pháo đại treo trên cột cờ, dân Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 271
  55. Làng xóm Việt Nam làng dùng pháo nhỏ đốt ném lên pháo đại, làm sao để pháo nhỏ nổ, bén lửa sang ngòi pháo đại cho pháo đại nổ theo thì được giải. Làng Thị Cầu vào đám vào mùa thu, từ mồng bảy đến ngày 16 tháng tám thì rã đám. Làng Dã La, tục gọi là làng Nam ở Hà Đông (Hà Tây) mở hội từ mồng sáu cho đến mười hai tháng giêng. Tối hôm rã đám làng này có một tục rất kỳ lạ trong khi tế rã đám. Tối hôm đó, toàn thể dân làng, nam, phụ, lão, ấu, con gái bà già, có vợ có chồng hay còn son trẻ đều có mặt tại đình làng để dự cuộc tế rã đám. Cuộc tế chỉ bắt đầu khi trời đổ tối. Dân làng thắp đèn để tế. Khi cuộc tế vừa dứt, bao nhiêu đèn nến đều tắt hết và trong đình tối om om. Trong lúc tối om này, dân làng tha hồ mà sờ soạng lẫn nhau; Ông già sờ được cô gái trẻ, cậu trai mười tám nắm phải bà già. Tắt đèn ai biết ai. Đèn tắt để dân làng đùa cợt sờ soạng lẫn nhau một lúc lâu, đèn lại thắp lên. Và tế rã đám đã xong. Có câu ca dao: Bơi Dăm, rước Giá, hội Thầy Vui thì vui vậy chẳng tầy rã đám Dã La. * * * Đại để về lễ nghi tế tự của các hội làng thường có các cuộc cúng lễ rước tế như trên. Được dự vào các cuộc tế lễ là một điều vinh dự và phải là những bậc đàn anh trong làng, còn dân làng thường chỉ được tham dự vào những cuộc rước sách xung chân cờ, chân kiệu, chân đồng văn, chân nhã nhạc nhưng như thế họ cũng đủ lấy làm sung sướng vì họ đã được phục dịch thần linh. Họ không bao giờ nệ tốn kém vì phải sắm sửa áo quần để đúng với y phục trong lúc rước lúc lễ. 272 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  56. Diện hình và Tổ chức Trong suốt thời gian dân làng vào đám, cửa đình làng mở rộng cờ quạt tàn tán cắm la liệt ở sân đình ở trước cửa tam quan. Luôn luôn có tiếng trống làng, luôn luôn trong làng có một không khí tưng bừng náo nhiệt với cờ ngũ sắc phấp phới, với thanh nam thanh nữ áo quần lòe loẹt kéo nhau đi xem rước, đi xem tế, đi dự những cuộc vui. Và cũng trong thời gian này cửa chùa làng cũng mở để dân làng tới lễ nhân dịp hội làng, và cũng để cho khách thập phương tới xem hội, có dịp viếng thăm cảnh chùa lễ Phật. Tại nhiều làng, trong các ngày hội, có một ngày dân làng cử hành đám rước thần vị từ đình tới chùa để đức Thành hoàng lễ Phật và nghe kinh. Làng Thị Cầu tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) trong thời gian hội làng, vào ngày mười hai tháng tám, dân làng có tổ chức đám rước thần vị từ đình làng đến chùa Điều, một ngôi chùa ở đầu làng, và thần vị cũng như Long kiệu được lưu tại chùa một đêm ở nhà bái đình. Sáng hôm sau, mười ba tháng tám dân làng rước thần vị trở lại đình. Theo lời các cụ trong làng thì ngày mười hai tháng tám, đức Thành hoàng tới chùa lễ Phật và đêm đó ngài ở lại nghe kinh. Trong đêm này, các vị sư ni trụ trì tại chùa, đây là một chùa sư nữ, luân phiên nhau gõ mõ tụng kinh trước Phật đài. Một số các quan viên đi rước phải thay phiên nhau vào lễ kinh, còn những người khác thì chầu chực ở nhà Tam quan. Bát hương trên kiệu thần, trước thần vị cũng như bàn thờ Phật đèn hương suốt đêm. Các chân kiệu chân cờ cũng như các chân đi rước khác, ngoại trừ các vị quan viên có phận sự chầu chực thần vị, sau khi rước kiệu thần vị lên nhà bái đình đều ra về để ngày hôm sau lại tới chùa rước kiệu trở về. Tại chùa đêm đó, quang cảnh tấp nập, vì dân làng nhân dịp này kéo nhau tới lễ Phật nghe kinh, và các khách thập phương cũng nhân dịp này tới thăm chùa. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 273
  57. Làng xóm Việt Nam Cùng với việc tụng kinh tại chùa, những trò vui buổi tối của hội làng như tổ tôm điếm, hát chèo v.v nếu có, vẫn tiếp tục để dân làng và dân các làng lân cận tới xem hội mua vui. Hội chùa Từ trên mới nói về các nghi lễ tế tự của hội làng tổ chức nhân dịp làng vào đám và liên quan tới đức Thành hoàng. Thực ra khi nói về hội làng phải nói tới cả hội chùa tại các làng. Chùa thường mở hội vào dịp kỵ nhật vị sư tổ đầu tiên của ngôi chùa. Hội là hội chùa, nhưng sự tổ chức cũng phải được sự đồng ý, nhất là sự bảo trợ của ban hội đồng kỳ mục trong làng. Thường trước ngày hội, ban hội đồng được nhà chùa xin phép và mời hội ở tam quan chùa để ấn định chương trình của ngày hội. Tuy gọi là hội chùa nhưng ngoài việc tụng kinh lễ Phật, cũng có tổ chức những trò vui như đánh đu, cờ người, cờ bỏi v.v để dân làng mua vui. Ban hội đồng kỳ hào ngoài việc bảo trợ về tinh thần cho nhà chùa, còn giúp đỡ thêm cả tài chính để tổ chức những cuộc đàn chay; những chi phí về các trò vui cũng do quỹ làng gánh vác. Nhân dịp giỗ sư tổ này, nhà chùa làm cỗ chay trước là cúng Phật, sau là cúng sư tổ. Cúng xong, nhà chùa khoản đãi dân làng tới lễ. Những người đi lễ, ăn bữa cơm chay, tục gọi là thụ trai đều tự ý góp tiền bạc nhiều ít để giúp đỡ nhà chùa. Thụ trai xong, khi ra về họ được nhà chùa tặng lộc Phật gồm oản, chuối. Oản do nhà chùa đồ xôi rồi đóng thành oản, còn chuối, một phần do nhà chùa mua ở chợ, nhưng phần lớn do các thiện nam tín nữ mang tới lễ Phật với trầu cau hương nến. Trong những ngày hội chùa, các bà vãi thường tới chùa kể 274 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  58. Diện hình và Tổ chức hạnh, nghĩa là tụng những bộ kinh nhắc lại sự tích đức Phật và chư vị bồ tát với đức hạnh của các người. Thường các bài kể hạnh hay nhắc tới sự tích Quan Âm Thị Kính với những sự hàm oan của người. Những trò vui xuân Ngoài phần tế tự, hội đình cũng như hội chùa có những trò vui xuân làm tăng sự nhộn nhịp cho ngày hội, và chính những trò vui xuân này đã khiến cho người ta nô nức kéo nhau đi xem hội, và trai gái làng thường cũng nhân trong những trò vui xuân này mă gặp gỡ hẹn hò nhau. Các cụ gọi những trò vui này là trò bách hí, nghĩa là một trăm trò vui. Bách hí là các trò vui, mỗi trò đều có treo giải. Giải treo nhiều ít tùy từng làng, nhưng giải nào cũng có phân làm hai ba hạng, giải thưởng hoặc tiền, hoặc nhiễu, hoặc quạt tàu, chè tàu, v.v Hạng nhất thì được giải to, hạng kém thì được giải nhỏ, còn kém nữa thì gọi là giải hàng.(1) Có nhiều trò vui, tuy làng có treo giải, nhưng những người tham dự thường không dự giải, mà chỉ lấy sự tham dự làm vui. Tỷ như các trai gái vùng Bắc Ninh dắt nhau tới hội để hát quan họ, họ lấy sự hát với nhau làm thú, dù làng mở hội có treo giải, cũng rất nhiều bọn không vào dự giải mà họ chỉ cùng nhau đứng bên bờ ruộng, đằng sau đình, hoặc trước sân chùa để cùng hát với nhau. Những bọn hát này có khi là người làng, có khi là trai gái các làng lân cận kéo nhau tới. Gặp gỡ nhau được hát với nhau là họ toại nguyện, họ thực rất ít để ý tới những giải thưởng của làng nên họ không vào dự hát giải. 1. Phan Kế Bính - Việt Nam Phong tục Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 275
  59. Làng xóm Việt Nam Lại cũng như thú đánh đu ngày hội. Hội hè tại các tỉnh Bắc Ninh Bắc Giang (Hà Bắc) thường hội nào cũng có cây đu, có làng trồng hai ba cây đu trong dip hội. Trai gái kéo nhau tới hội, thấy cây đu là rủ nhau lên đánh đu. Được đánh đu với nhau là họ thỏa mãn, không bao giờ họ nghĩ đến việc đánh đu lấy giải. Chính vì sự thờ ơ của trai gái với các cuộc thi đánh đu lấy giải, nên nhiều làng, trong khi mở hội có trồng mấy cột đu nhưng không đặt giải thì đánh đu. Đu trồng lên đấy, trai gái làng hoặc trai gái thiên hạ, đã đến hội, ai muốn lên đánh đu cũng được, và càng đông người giành nhau cây đu, hội càng vui. Các trò bách hí thay đổi tuy từng hội của từng làng. Làng này mở hội với những trò vui này, làng khác lại mở hội với những trò vui khác. Hội hè đình đám về mùa xuân thường kéo dài hết ba tháng xuân. Ca dao có câu: Tháng giêng ăn Tết ở nhà Tháng hai cờ bạc tháng ba hội hè. để nói lên sự nhàn rỗi của dân quê trong ba tháng đầu năm. Lúc ấy là lúc vụ cấy chiêm đã hoàn thành mùa gặt tháng năm lại chưa tới, dân các làng quê có thì giờ nghỉ ngơi. Nói là ăn tết, cờ bạc và hội hè, nhưng chính ra trong ba tháng xuân là ba tháng của hội hè, ngoại trừ mấy ngày Tết đầu năm. Có làng mở hội ngay từ ngày mồng ba Tết như làng Tích Sơn, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú), làng Lũng Ngoại, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên Vĩnh Phú, làng Mai Động, tổng Mai Điệp, Đại lý Hoàn Long, Hà Nội; hoặc cũng có làng mở hội ngày mồng bốn Tết như làng Hữu Chấp, tục gọi là làng Chắp, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc), làng Bàn Giảng, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phú). 276 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  60. Diện hình và Tổ chức Và sau đó từ mồng năm tháng giêng trở đi, hết làng này đến làng khác mở hội. Hội hè để người dân quê vui xuân, nhất là ở miền Bắc. Nơi đây, đất hẹp, dân đông, lắm đồi nhiều núi, kỹ nghệ chưa mấy phát triển, chưa đủ thu hết thì giờ rỗi rãi của người dân quê trong mùa quân. Suốt quanh năm đầu tắt mặt tối, làm buổi hôm, lo buổi mai, hết công việc đồng áng tới công việc vườn tược, dân làng quê rất ít dịp nghỉ ngơi để vui chơi, ca hát và ăn uống, chỉ có mùa xuân họ mới có thì giờ nhàn rỗi để cùng nhau chia vui trong những buổi hội hè. Tại sao, được nghỉ ngơi dân ta không tìm thú vui riêng, cứ phải có hội hè mới vui xuân được? Xin thưa, không kể tục lệ hương ẩm nó ràng buộc người dân trong cuộc sinh hoạt cộng đồng từ ngàn xưa, dân ta vẫn lấy sự quây quần xum họp làm vui, nên lúc vui người ta muốn hòa đồng cùng vui, niềm vui sẽ tăng lên gấp bội, người ta vui cùng dân làng, cùng những người làng trên xã dưới cùng tới thưởng thức những trò vui của hội làng. Những trò vui này thật nhiều, và có trò vui của người đứng tuổi như tổ tôm điếm, cờ người, cờ bỏi, thi thơ nhưng nhiều hơn là những trò vui dành cho tuổi trẻ, cho các trai gái làng đang lớn trong tuổi yêu đương: đánh đu, hát quan họ, hát ví, bắt trạch trong chum Có những trò vui khuyến khích tinh thần thượng võ như đánh vật, đánh phết, đánh trung bình tiên, bơi thuyền, kéo co , lại có những trò vui khuyến khích việc nữ công như thổi cơm thi, thi cỗ, thi dệt vải Có nhiều nơi, có những trò vui nhằm cổ võ sự chăn nuôi gia súc: thi trâu bò, thi lợn gà hoặc việc trồng trọt: thi dưa hấu ở làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường Các trò vui ngày hội bao giờ cũng quyến rũ các nam nữ thanh niên, và thành phần đi xem hội thường ở trong lứa tuổi này. Đã đành rằng, có người già có người trẻ, và ai nấy tới hội đều tìm Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 277
  61. Làng xóm Việt Nam thấy cái thú của mình. Các bà già dến hội cũng có những thú riêng: đi chùa lễ Phật, nghe kinh và nghe kể hạnh. Đây là chưa kể nhiều làng có tục diễn lại các thần tích, với những giai đoạn lịch sử như hội làng Phù Đổng có diễn lại tích Phù Đổng Thiên Vương giết giặc Ân, hội làng Trường Yên, huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình (Hà Nam Ninh) có diễn lại tích “Cờ lau tập trận” của vua Đinh Tiên Hoàng hoặc có những làng tổ chức những cuộc vui cả làng tham dự như làng Cung Thuận, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây tục gọi là làng Me, hàng năm vào ngày hội mồng 4 tháng hai âm lịch, có tục cả làng đánh cá tại ao làng ở trước đình. Nhân dịp này, tất cả trai làng đều xuống ao đánh cá, còn những người khác cùng với khách thập phương đứng vây trên bờ ao xem các chàng trai đánh cá với tiếng hò reo inh ỏi. Các chàng trai hàng trăm người với hàng trăm cái vó, cái nơm, cái cụp cùng lội bì bõm ở dưới ao đuổi theo những đàn cá thật là nhộn nhịp. Các trò vui của hội quê, mỗi trò một vẻ, trong phạm vi một chương sách, rất tiếc chúng tôi không nhắc tới được nhiều. Đi hội xuân để vui xuân, ngày vui nhàn rỗi người dân quê thường đi hội xuân để tham dự hoặc thưởng thức những trò vui của ngày hội. Và, những hội xuân này tuy gọi là hội làng nhưng vẫn hằng lôi cuốn được rất nhiều khách thị thành hàng năm tới xem hội với những trò vui hấp dẫn và lành mạnh. Trước đây, ai đã ở Hà Nội, chắc còn nhớ quang cảnh ngày hội Lim tổ chức trên đồi Lim, tên chữ là Hồng Vân Sơn, thuộc xã Lũng Giang, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) với đông nghịt những chàng trai Hà Nội về xem hội. Cũng như ai đã từng được dịp xem hội Gióng, tại làng Phù Đổng vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, với sự diễn trận Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân ắt phải nhận thấy sự hiện diện của rất đông khách thành thị về dự hội. 278 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  62. Diện hình và Tổ chức Thành thị hay thôn quê, ai mà không biết thưởng xuân với những trò vui xuân của hội hè. Tục giao hiếu Nhiều địa phương, các làng xã gần nhau thường cùng thờ một vị Thành hoàng, như bốn xã Phù Đổng, Phù Dực, Đông Viên và Đông Xuyên huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) cùng thờ đức Phù Đổng Thiên Vương, như hai xã Yên Sở và Đắc Sở, huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông (Hà Nội) cùng thờ vị danh tướng đời Tiền Lý là Lý Phục Man; cũng có khi hai ba xã ở cách xa nhau một vài xã khác cùng thờ một vị Thành hoàng như các xã Yên Cư, Đa Giá, Yên Bồng, Yên Khê tỉnh Ninh Bình (Hà Nam Ninh) và xã Bảo Lộc tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh) cùng thờ Hưng Đạo Vương, như các xã Thị Cầu tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) và Nam Ngạn, tỉnh Bắc Giang (Hà Bắc) cách nhau con sông Cầu cùng thờ hai vị danh tướng đời Lý Nam Đế là Trương Hống và Trương Hát; ngoài ra, còn trường hợp hai xã thờ hai vị thần có liên hệ với nhau như xã Đông Cao, phủ Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh) thờ Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương và xã Đông Bộ cùng tỉnh thờ vua An Dương Vương. Những xã cùng thờ một vị thần, hoặc thờ các vị thần có liên hệ với nhau, thường có tục giao hiếu làng nọ với làng kia. Các xã này thường hàng năm cùng tổ chức vào đám một dịp, những xã này rước lẫn sang nhau gọi là rước đánh giải. Khi xã nọ cử hành đám rước tới xã kia thì các bô lão, quan viên, các chân kiệu cũng như các chân đi rước đều vào đình lễ thần sau khi đã rước kiệu vào. Sau đó để tỏ tình giao hiếu, xã chủ mời xã khách giải tọa uống rượu và nghe hát. Việc giao hiếu tùy lệ, có nơi chia nhau mỗi xã làm chủ một năm, các xã khác đều ước hẹn một ngày cử hành đám rước tới Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 279
  63. Làng xóm Việt Nam xã này, rồi cùng tổ chức một lễ tế thần chung. Tế xong, các xã cùng thừa hưởng lộc thánh ăn uống với nhau, và cùng nhau dự các cuộc vui chung: nghe hát, dự xem các trò bách hí v.v Cơm khoản đãi Thường trong việc giao hiếu, xã chủ bao giờ cũng làm tiệc khoản đãi xã khách. Đám rước xã khách tới đầu làng đã được hàng bô lão quan viên xã chủ áo thụng khăn xếp đứng đón để đi theo đám rước vào đình. Sau cuộc tế lễ, xã chủ mời xã khách rất cung kính trịnh trọng, thường dùng chiếc cạp điều trải để mời xã khách. Xã khách được xã chủ mời chia nhau theo thứ tự trên dưới ngồi như ở làng mình để dự tiệc, và xã chủ cũng cùng dự tiệc và phải cắt người tiếp khách đúng theo thứ vị của xã khách, thí dụ bô lão thì do bô lão tiếp, quan viên thì do quan viên tiếp, các chân kiệu chân cờ do dân làng tiếp. Bữa tiệc khoản đãi này rất vui. Cả xã chủ lẫn xã khách, sau khi an tọa cùng nhau trong bữa tiệc reo to ba lần, gọi là reo hoan thanh, nghĩa là cất lên những tiếng reo vui mừng để cùng mừng bữa tiệc liên hoan giữa các xã. Ba lần reo cách nhau khá lâu, lần đầu 3 tiếng, lần thứ hai 6 tiếng và lần thứ ba 9 tiếng. Khi reo xong lần thứ ba thì bữa tiệc tan. Cơm quả, cơm quan viên Xã khách tuy được xã chủ khoản đãi, nhưng theo tục lệ, trước khi đi rước, những người đi rước thường làm sẵn một mâm cỗ lịch sự đựng vào trong một chiếc quả đỏ, cho người đem tới xã chủ, gọi là cơm quả để lễ thần. Các bô lão, quan viên và chức sắc, ngoài mâm cỗ nói trên, còn sắm sửa năm ba mâm nấu những đồ ngũ trân bát vị, đủ các thứ bánh đường bánh ngọt mang tới xã chủ để lễ thần gọi là cơm quan viên. 280 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  64. Diện hình và Tổ chức Trong bữa tiệc liên hoan giữa các xã, cơm quả và cơm quan viên, cùng được hạ xuống để dân mấy xã chủ khách cùng xơi. Trong tục giao hiếu, các làng thường hết sức giữ lễ với nhau, nhất là trong bữa cơm khoản đãi, phải giữ gìn lời ăn tiếng nói và cố tránh mọi sự sơ ý có thể gây nên hiềm khích giữa hai làng. Mấy đám rước giao hiếu Như trên đã nói, những xã giao hiếu với nhau thường có tục rước đánh giải. Dưới đây là mấy thí dụ đơn cử ra để tìm hiểu ở những người quê hương tại các xã này: Bốn xã Phù Đổng, Phù Dực, Đông Xuyên và Đông Viên vào ngày mồng chín tháng tư cùng tham dự chung cuộc diễn trận Phù Đổng Thiên Vương phá giặc Ân mà trước đó và sau đó có những đám rước chung. Đặc biệt là ngày 11 tháng 4, tất cả bốn xã đều cùng rước nước để rửa lại khí giới và đồ thờ đã dùng trong việc diễn trận. Và ngày 12, bốn xã lại có một đám rước chung để cùng đi kiểm soát lại chiến trường. Trong đám rước này, cờ trắng được trương lên đầy đường để chứng tỏ quân giặc đã quy hàng. Làng Thị Cầu, hàng năm vào đám, có tổ chức đám rước sang làng Nam Ngạn vào ngày mồng mười tháng tám. Xã Nam Ngạn được xã Thị Cầu coi là xã đàn anh, nên dân làng Thị Cầu rước thần sang làng Nam Ngạn ngày hôm trước, thì hôm sau dân làng Nam Ngạn đáp lễ lại, cũng theo đám rước sang làng Thị Cầu. Nói là dân làng, ở đây phải hiểu là các bô lão, các quan viên và các chân đi rước. Đám rước phải qua sông Cầu, xưa kia chưa có cầu phải dùng thuyền, và cuộc rước thần qua sông rất vui. Dân làng Nam Ngạn đón đám rước làng Thị Cầu từ bờ sông và dẫn đám rước tới đình. Làng Yên Cư thờ Hưng Đạo Vương vào đám vào dịp tháng tám. Trong dịp này có tổ chức vào ngày 20 tháng tám đám rước Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 281
  65. Làng xóm Việt Nam qua sông Đáy sang xã Phú Hào nằm đối diện với xã Yên Cư ở bên kia sông. Đặc biệt trong đám rước này kiệu thần do các thiếu nữ thanh tân từ 18 tuổi phụ trách khiêng, và có nhiều thiếu nữ khác đi kèm gọi là phù giá. Lệ làng này trong ngày hội, những con trai 18 tuổi trở lên được dân làng cắt khiêng kiệu nhưng làng cũng lại cắt các thanh nữ cùng tuổi để khiêng kiệu của Hưng Đạo Vương phu nhân và các quận chúa. Đám rước ngày 20 từ xã Yên Cư sang xã Phú Hào thuộc tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh). Lẽ tất nhiên rước qua sông phải dùng thuyền, nhưng theo dân làng Yên Cư thì các kiệu của Hưng Đạo Vương, của phu nhân và của các quận chúa không phải dùng thuyền. Trong buổi rước này, các kiệu đều do các cô phù giá khiêng và lội qua sông. Phép màu của Hưng Đạo Vương thực là huyền diệu nên các kiệu lội qua sông không chìm và các cô phù giá cũng không ai bị ướt. Đám rước sang tới xã Phú Hào, nghỉ tại đình làng này và được dân làng khoản đãi theo tục lệ, cho đến chiều đám rước lại trở về, nhưng lần này thì quay về bằng thuyền. Đám rước qua sông vui lắm. Nào cờ bay phấp phới, nào binh khí dàn hàng, nào phường bát âm, nào trống kèn, hương tỏa khói trầm và người đông nghịt những con thuyền. Xã Đông Cao, Nam Định thờ Mỵ Châu, hàng năm mở hội từ ngày 15 tháng 8 âm lịch cho đến ngày 20 mới rã đám. Hội vui nhất vào hôm 18, tức là hôm có đám rước kiệu Mỵ Châu từ xã Đông Cao cho đến đình làng Đông Bộ, ở bên bờ sông Hồng Hà. Theo dân xã Đông Cao thì đám rước này, chính là đám rước để Mỵ Châu tới yết kiến vua cha có đền thờ tại xã Đông Bộ. Chính ngày này, tại Đông Bộ, dân làng cùng mở hội để kỷ niệm vua An Dương Vương. 282 Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn
  66. Diện hình và Tổ chức Làng Đông Bộ năm nào cũng chờ dân xã Đông Cao rước kiệu Mỵ Châu tới. Dân địa phương gọi hai đền thờ vua An Dương Vương và Mỵ Châu là ĐỀN CHA và ĐỀN CON. Hàng năm Con phải tới yết kiến Cha để vấn an cũng như để tạ tội xưa vì mình mà nước mất nhà tan rồi vua cha phải thác. Đám rước tới Đông Bộ, kiệu Mỵ Châu được rước vào đình, sau đó các bô lão, chức sắc và quan viên xã Đông Cao vào tế một tuần, ý nghĩa của buổi tế là để mừng Mỵ Châu ra mặt vua cha. Sau buổi tế, dân làng Đông Bộ tiếp đãi các bô lão, quan viên, chức sắc và các chân đi rước xã Đông Cao một cách lịch sự với tiệc khoản đãi. Buổi chiều, kiệu của Mỵ Châu lại được rước từ đình làng Đông Bộ về Đông Cao. Trên đây là mấy đám rước cử hành giữa các xã có giao hiếu với nhau. Đây chỉ là mấy thí dụ đơn cử ra. Thực ra, về các xã giao hiếu với nhau có rất nhiều, và những đám rước chung hoặc riêng ở các địa phương không phải ít. Có khi cả một tổng cùng đi rước như tại Phủ Giây, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh), nơi xã Bảo Ngũ, có đền thờ Liễu Hạnh công chúa, đám rước cả tổng cử hành, hoặc như tại Trường Yên, Yên Mô, Ninh Bình (Hà Nam Ninh) đám rước vua Đinh Tiên Hoàng có rất nhiều xã dự v.v Tương trợ, tương ứng giữa các xã giao hiếu Các xã giao hiếu thường coi nhau như xã anh em do đó mối liên lạc giữa các xã rất mật thiết, không kể sự liên lạc về tế tự như đã nói ở chương này. Các xã thường giúp đỡ nhau trong những cơn hoạn nạn, chia vui sẻ buồn cùng nhau. Khi đàn anh một xã qua đời, các xã kia đều có đồ phúng viếng, khi một xã có giặc cướp, các xã khác tự động tiếp ứng. Thực hiện ebook: www.hocthuatphuongdong.vn 283