Luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_cau_do_dan_gian_cua_nguoi_viet_nhin_tu_goc_do_ngon.pdf
Nội dung text: Luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ THU HUYỀN CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM BÙI THỊ THU HUYỀN CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 66 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO THỊ VÂN THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong các công trình khác. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả BÙI THỊ THU HUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU i 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5 4.1. Mục đích nghiên cứu 5 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 5.1. Phương pháp thống kê phân loại 5 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp 5 6. Đóng góp mới của luận văn 5 7. Cấu trúc của luận văn 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 7 1.1.1. Khái niệm câu đố 7 1.1.2. Phân loại câu đố 9 1.1.3. Hoàn cảnh sử dụng câu đố 10 1.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ 11 1.2.1. Biện pháp tu từ nhân hoá 11 1.2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ 13 1.2.3. Biện pháp tu từ so sánh 14 1.3. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC 15 1.3.1. Chiếu vật và các phƣơng thức chiếu vật 15 1.3.2. Hành vi ngôn ngữ 18 1.3.3. Khái quát về hội thoại 20 1.3.4. Khái quát về lập luận 22 1.3.5. Lý thuyết về tiền giả định 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 27 CHƢƠNG II: CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT 28 NHÌN TỪ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC 28 2.1. CÂU ĐỐ XÉT THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN 28 2.1.1. Câu đố có dạng thơ 28 2.1.2. Câu đố có dạng lời nói thông thƣờng 37 2.2. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI 39 2.2.1. Câu đố có dạng một cặp trao - đáp 39 2.2.2. Câu đố có dạng đoạn thoại 41 2.3. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN 43 2.3.1. Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 43 2.3.2. Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 45 2.3.3. Số lƣợng luận cứ , kết luận trong một lập luận 47 2.3.4. Hiện tƣợng luận cứ đồng hƣớng lập luận trong câu đố 45 2.3.5. Vai trò của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau 50 2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 52 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG 53 CÂU ĐỐ DÂN GIAN NGƢỜI VIỆT 53 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CÂU ĐỐ 53 3.1.1.Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống 53 3.1.2. Căn cứ vào những tri thức nền khác 62 3.2. PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ 94 3.2.1. Phƣơng thức đánh lạc hƣớng chiếu vật 95 3.2.2. Phƣơng thức thay thế bổ sung 108 3.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 112 KẾT LUẬN 113 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Đã từ lâu, trong đời sống tinh thần của người lao động, câu đố chiếm một vị trí đáng kể. Như mọi loại hình dân gian, câu đố len vào từng nhà, đi vào tư duy của mọi lứa tuổi, từ những em bé ngây thơ cho đến các cụ già đầu bạc. Có thể nói, hoạt động đố - đáp được người lao động hưởng ứng và trở nên phổ biến ở mọi vùng miền, nhất là ở vùng nông thôn. Từ Bắc chí Nam, ai ai cùng biết vài ba câu đố và không ít lần tham gia vào trò chơi đố giải. 1.2. Câu đố có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Đố - đáp không đơn thuần chỉ là một trò chơi giải trí thông thường mà còn là một sân chơi trí tuệ bổ ích bằng ngôn từ (chúng tôi nhấn mạnh chất trí tuệ trong câu đố). Trên sân chơi ấy, người tham gia chơi được mài sắc năng lực tư duy, óc phán đoán đồng thời được rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Đặc biệt đối với trẻ em, câu đố là những một trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có được một bộ não phát triển toàn diện. Việc đưa câu đố đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ. 1.3. Câu đố có tác dụng sư phạm, giáo dục. Câu đố giúp thoả mãn óc tò mò, lòng khao khát ham hiểu biết của trẻ nhỏ. Câu đố được người lớn dùng để giáo dục các em, dạy cho các em những hiểu biết thường thức trong sinh hoạt hàng ngày, trong học tập, vui chơi. Hơn thế nữa, câu đố là một phương tiện hữu ích cho trẻ nhỏ và người nước ngoài học tiếng Việt. Sở dĩ như vậy vì bằng việc sử dụng những hình ảnh kiểu ví von trong loại đố chữ giúp người học dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ mặt chữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1.4. Đã có không ít công trình nghiên cứu về câu đố song phần lớn các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc sưu tầm câu đố rồi giải đáp ẩn số. Cũng có một số tài liệu nghiên cứu về câu đố nhưng ở mức khái quát. Chưa thấy có công trình nghiên cứu câu đố dân gian, đặc biệt nghiên cứu về câu đố dân gian của người Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học một cách bài bản. Với những căn cứ trên, chọn đề tài “Câu đố dân gian người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học” để nghiên cứu người viết mong muốn góp thêm một cách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học. 2. Lịch sử vấn đề Câu đố ra đời từ rất sớm. Khó có thể ấn định một thời gian cụ thể để đánh dấu sự ra đời của câu đố. Nhưng có thể khẳng định một điều rằng, khi con người lấy lao động làm lẽ sống, khi ngôn ngữ phát triển, khi nhu cầu hiểu biết thế giới xung quanh trở thành một đòi hỏi thường ngày thì khi đó câu đố ra đời. Điểm lại tình hình nghiên cứu, tư liệu của chúng tôi cho thấy có khoảng hơn 40 công trình nghiên cứu về câu đố, trong đó có 11 công trình mang tích chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn lại tuỳ theo mục đích của người biên soạn. Số còn lại là những công trình, những bài nghiên cứu về một góc nào đó của câu đố. Có thể kể ra dưới đây một số công trình sưu tập về câu đố tiêu biểu: 1) Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sưu tầm), Nxb Thanh Hoá, 2000. 2) Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, 2004. 3) Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn Đình Chỉnh sưu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989. 4) Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu sưu tầm), Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 1998. 5) Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao sưu tầm), Nxb Khoa học Xã hội, 1990. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 6) Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1986. 7) Câu đố người Việt (Triều Nguyên biên soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007. Trong số các công trình kể trên có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là công trình của các tác giả Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao. Bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn Trung, còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa Với tác giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt cho thấy cách tiếp cận câu đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều vấn đề được đặt ra lần đầu như:“ trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố”,“mô hình câu đố”,“câu đố tá ý”v.v Một số tài liệu có bàn đến câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương, mục, ví dụ: 1) Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên)[32]; 2) Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị [60]; 3) Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [64]; 4) Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn [65]. Ngoài ra cũng thấy đây đó một số bài nghiên cứu về câu đố như: 1) “Hiện tượng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác dạng của câu đố” của tác giả Phạm Văn Tình [58]; 2)“Các hình thức chơi chữ trong câu đố”- tác giả Triều Nguyên [42]; 3)“Câu đố và tư duy nghệ thuật” của Hồ Quốc Hùng [27]; 4)“Câu đố và văn chương bình dân” của Phạm Văn Đang [18]. Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khoá luận, luận văn hay luận án tiến sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em” - Luận văn thạc sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [34], đề tài nghiên cứu khoa học:“Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt Tiểu học” của tác giả Đặng Thị Quỳnh [47]; Luận văn thạc sĩ “Bước đầu tìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- hiểu cách tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố)” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền [29]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm, tuy đưa ra nhận xét song đó chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Có những công trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một phương diện nào đó. Ba công trình chúng tôi vừa nhấn mạnh là có chiều sâu hơn cả. Tóm lại, tư liệu điều tra của chúng tôi cho thấy những công trình về câu đố theo cách nhìn của ngôn ngữ học không nhiều. Đặc biệt, nghiên cứu câu đố dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ dụng học lại càng hiếm. Chọn đề tài này để nghiên cứu, chúng tôi muốn hiểu thêm câu đố về các phương diện như hình thức câu đố, căn cứ cũng như phương tiện xây dựng câu đố. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp một phần bé nhỏ vào chặng đường nghiên cứu một thể loại hấp dẫn của văn học dân gian. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian người Việt đã được biên tập, tuyển chọn trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 3) của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 2005 và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn Văn Trung, Nxb TP HCM, 1986. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố về nhiều phương diện, song luận văn chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là: - Hình thức của câu đố - Căn cứ xây dựng câu đố - Phương thức xây dựng câu đố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu câu đố về các phương diện trên, luận văn muốn làm rõ thêm các kiểu câu đố xét từ phương diện hình thức và nội dung, đồng thời chỉ ra những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố. Qua đó gián tiếp giúp người đọc thấy được điều kiện để giải đáp câu đố đúng, chính xác. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu tạo hình thức và phương thức tạo lập của chúng. - Miêu tả, phân tích các loại các kiểu câu đố đã được phân loại ở trên. - Tổng kết các kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng lời. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê phân loại Sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thống kê các kiểu câu đố theo các tiêu chí đã định trước. 5.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp nghiên cứu này được vận dụng để phân tích tư liệu thống kê và tổng kết lại các kết quả phân tích. 6. Đóng góp mới của luận văn Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ góp thêm một cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt. Đó là cách nhìn theo quan điểm của ngữ dụng học. Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về câu đố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung của luận văn chia làm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết 1.1. Khái quát về câu đố dân gian 1.2. Sơ lược về một số biện pháp tu từ 1.3. Khái quát lý thuyết ngữ dụng học 1.4. Kết luận chương Chƣơng 2: Câu đố dân gian ngƣời Việt nhìn từ bình diện hình thức 2.1. Câu đố xét theo thể loại văn bản 2.2. Câu đố xét theo lý thuyết cấu trúc hội thoại 2.3. Câu đố xét theo lý thuyết lập luận 2.4. Kết luận chương Chƣơng 3: Một số căn cứ và phƣơng thức xây dựng câu đố dân gian ngƣời Việt 3.1.Căn cứ xây dựng câu đố 3.1.1. Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ 3.1.2. Căn cứ vào các tri thức nền khác 3.2. Phương thức xây dựng câu đố 3.2.1. Phương thức đánh lạc hướng chiếu vật 3.2.2. Phương thức thay thế - bổ sung 3.3. Kết luận chương Kết luận Tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hình thức, những căn cứ cũng như phương thức xây dựng câu đố, luận văn sẽ trình bày khái quát về câu đố dân gian và sơ lược về một số biện pháp tu từ, lý thuyết ngữ dụng học có liên quan. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 1.1.1. Khái niệm câu đố 1.1.1.1. Khái niệm Câu đố là một thể loại của văn học dân gian. Thuật ngữ câu đố được dùng từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác của folklore. Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không phải là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có các yếu tố được sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tư tưởng chủ đề nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Từ xưa, Aristôt đã xếp câu đố vào lĩnh vực“sự bắt chước có tính nghệ thuật”(dẫn theo [44,244]). Do vậy Aristôt đã định nghĩa:“Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp với cả cái hoàn toàn không thể có được”(dẫn theo [44,244]). Về phía các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đố của họ cũng không đi chệch hướng nghiên cứu của các bậc tiền bối. Theo tác giả Vũ Ngọc Phan:“Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- hiểu một nẻo)” [44,257]. Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch trong câu đố. Tác giả Triều Nguyên trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt của mình lại chú ý đến mặt cấu tạo của câu đố. Ông đưa ra một cách nhìn về câu đố như sau:“Câu đố là một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay” [40,28] . Còn theo GS. Nguyễn Văn Trung [61], quan niệm về câu đố của tác giả dựa trên hai mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội. Về mặt cấu tạo, câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố và lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc điểm, công dụng này hay tên vật giống như vật được nói ra là gì? Như vậy câu đố là một định nghĩa, xét theo nội dung dựa trên khái niệm căn bản: tương tự .Về mặt xã hội, câu đố là một cuộc chơi sử dụng đồ chơi là hình ảnh, từ và ý nghĩa, là một chơi chữ nhằm mục đích giải trí tinh thần vui vẻ. Thay vì chỉ đưa ra một định nghĩa, ông đề nghị đưa ra nhiều định nghĩa tuỳ theo phương diện nhìn vấn đề hoặc nhiều chiều cạnh của đối tượng. Bởi theo ông những định nghĩa này không nhằm bày tỏ thực chất hay yếu tính của câu đố vì bản chất hay yếu tính của câu đố là siêu hình không ai kiểm nghiệm được. Cái có thể kiểm nghiệm và quan sát được ở đây chỉ có thể là những sự mô tả yếu tố cấu tạo của câu đố mà thôi. 1.1.1.2. Đặc điểm lời đố và vật đố Có thể thấy các định nghĩa trên đều chú ý tới đặc điểm cấu tạo của câu đố. Câu đố bao gồm hai bộ phận: lời đố và vật đố. a) Lời đố Lời đố nêu đặc điểm, thuộc tính hay phẩm chất của vật đố một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Có lời đố miêu tả hình dáng của sự vật, ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- (1) Trong nhà có bà hai đầu. (Cái võng)[66,537] Có lời đố nêu nguồn gốc của sự vật: (2) Thân em xưa ở bụi tre Mùa đông xếp lại, mùa hè mở ra.(Cái quạt)[66,529] Có lời đố nêu chức năng của vật: (3) Đem thân che nắng cho người Chẳng thương thì chớ lại cười không khôn. ( Cái giại) [50,314] Cũng có khi một vật đố có nhiều lời đố. Mỗi lời đố lại chú ý tới đặc điểm khác nhau của sự vật. b) Vật đố Vật đố - đối tượng phản ánh của câu đố, là các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan và phần lớn là ở nông thôn có liên quan mật thiết đến công việc lao động, sinh hoạt hàng ngày của người lao động. Chẳng hạn như cái cày, bừa, hái, liềm, trâu, bò, cối xay lúa, cái vó, cái nơm v.v Trong thiên nhiên, đối tượng quan sát của câu đố là các thực thể tự nhiên như trăng, sao, mặt trời; các loài động thực vật Tất cả đối tượng quan sát của câu đố đều có tính chất hiện thực – cụ thể, trực quan. Đi theo cách tiếp cận câu đố của tác giả Nguyễn Văn Trung, chúng tôi muốn làm rõ hơn nữa đặc điểm của lời đố và tính chất xã hội của câu đố. 1.1.2. Phân loại câu đố Các nhà khảo cứu thường phân biệt ba loại câu đố: câu đố bằng hình vẽ, câu đố bằng hành động và câu đố bằng lời (tiếng, chữ). Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung cho thấy ở Việt Nam ít thấy hai loại câu đố bằng hành động và câu đố bằng hình vẽ mà chỉ thịnh hành câu đố bằng lời. Về phân loại câu đố, dựa vào kỹ thuật tạo câu đố chúng tôi nhấn mạnh đến hai loại câu đố: Câu đố trực tiếp và câu đố gián tiếp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 1.1.2.1. Câu đố trực tiếp Câu đố trực tiếp là loại câu đố không sử dụng đến kỹ thuật so sánh, ẩn dụ hay bất cứ một phương tiện tu từ nào khác ngoài việc miêu tả sự vật đúng với những gì nó có. Chẳng hạn đố về cây rau sam: (4) Lá xanh cành đỏ hoa vàng Hạt đen, rễ trắng, đố chàng biết chi? (Rau sam)[66,176] Hay đố về trạng thái đang hoạt động của con chuồn chuồn: (5) Con gì cánh mỏng đuôi dài Lúc bay, lúc đậu cánh thời đều giương. (Con chuồn chuồn)[66,275] câu đố đều dùng phương pháp miêu tả trực tiếp. b) Câu đố gián tiếp Câu đố gián tiếp là câu đố sử dụng các kỹ thuật ví, so sánh, ẩn dụ trong việc xây dựng hình ảnh đố của vật đố. Ví dụ so sánh dùng các từ: như, là, bằng, vừa bằng (6) Vừa bằng lá tre, le the mặt nước.(Con đỉa)[66, 261] So sánh không dùng từ: như, là, bằng Đây là những ẩn dụ: (7) Bốn cột đình rinh tảng đá Hai ông tướng tá đi trước vung gươm Hai bà đi sau quạt hầu lia lịa. (Con trâu)[66,247] Có khi vừa ẩn dụ, vừa so sánh: (8) Mình đen như quạ, da trắng như bông Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồi nước. (Chõ xôi)[66,485] 1.1.3. Hoàn cảnh sử dụng câu đố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Tác giả Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh ba nhân tố của hoàn cảnh sử dụng câu đố là: con người, không gian và thời gian sử dụng. Dựa vào 3 nhân tố này, người ta chia hoàn cảnh sử dụng câu đố thành hai loại: loại không có tổ chức và loại có tổ chức. Loại không có tổ chức muốn nói tới số lượng người tham gia ít nhất phải có hai người, nhiều từ năm sáu người trở nên, không nhất định số người. Tuỳ lúc, tuỳ nơi, lúc đi làm việc ngoài đồng, lúc học chữ, lúc nhàn rỗi, ban ngày hay ban chiều, khi ngồi năm tụm ba trên phản, ngoài hè, bất cứ lúc nào người ta cũng có thể đố nhau. Hoàn cảnh sử dụng thông thường phổ biến hơn cả là buổi tối sau khi ăn cơm, nhất là lúc trời rét mưa phùn, người trong nhà quây quần bên nhau nghe kể chuyện cổ tích hay ra đố hoặc tự sáng tạo ra những câu đố mới. Loại có tổ chức là loại đòi hỏi một số điều kiện về tổ chức và vật chất, khi đó câu đố được sử dụng như một sự trình diễn. Chẳng hạn câu đố trong tuồng, chèo chỉ được nói ra khi diễn kịch trên sân khấu, do những vật đóng vai thằng hề diễn. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung, câu đố còn được sử dụng có tổ chức như thai chợ. Thai chợ có nghĩa là những người hành nghề ra câu đố chọn một chỗ ngồi, nơi thường có đông người qua lại như chợ, bến đò, quán ăn, họ bày ra một số trò chơi, sau đó anh ta bắt đầu rao câu đố bằng cách hát lên để lôi cuốn người đến xem và tham dự cuộc chơi. Ở một số tỉnh miền Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long có tục tổ chức thai đố nhân ngày lễ cúng thần của làng vào rằm tháng riêng âm lịch mỗi năm. Trong hai loại hoàn cảnh trên, loại hoàn cảnh không có tính tổ chức là thường gặp nhất trong cuộc sống sinh hoạt của người lao động. 1.2. SƠ LƢỢC VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ 1.2.1. Biện pháp tu từ nhân hoá 1.2.1.1. Khái niệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nhân hoá (còn gọi là nhân cách hoá) là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của mình [33,63]. Ví dụ (11): Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt trên vai? (ca dao) Khăn trong ngữ cảnh này là cái khăn có sở chỉ. Nhưng nó không còn là một thứ hàng dệt thông thường, có hình dài hoặc vuông, dùng để lau chùi, chít đầu, quàng cổ hay trải bàn mà nó đã được nhân hoá, đã có hồn, có tâm thức, biết “thương nhớ”. 1.2.1.2. Hình thức cấu tạo Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được cấu tạo theo hai cách: a) Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người. Ví dụ (12): Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. (Nguyễn Du) “Ghen”,“hờn” là hai trạng thái cảm xúc của con người được chuyển sang miêu tả thái độ, cảm xúc của hoa, liễu. Hoa, liễu được nhân cách hoá trở thành những con người đang ganh tị với sắc đẹp của nàng Kiều. b) Coi đối tượng không phải con người như con người và tâm tình trò chuyện với nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Ví dụ (13): Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.(ca dao) 1.2.2. Biện pháp tu từ ẩn dụ 1.2.2.1. Khái niệm “Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chấ ) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A” [33,52]. Ví dụ (14) Giá đành trong nguyệt trên mây Hoa sao hoa khéo đoạ đầy bấy hoa. (Truyện Kiều) Ở đây, hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A). 1.2.2.2. Phân loại ẩn dụ a) Căn cứ vào từ loại và chức năng, có thể chia ẩn dụ thành 3 loại: ẩn dụ định danh, ẩn dụ nhận thức, ẩn dụ hình tượng. Ẩn dụ định danh là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác có hình thức đồng âm.Ví dụ : đầu làng, chân trời, má phanh Ẩn dụ nhận thức nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những tính từ như: lạnh lẽo, mơn mởn, vằng vặc vốn có ý nghĩa cụ thể, thường kết hợp với các danh từ như: băng tuyết, cây cối, vầng trăng, nay được ẩn dụ hoá dùng với ý nghĩa trừu tượng, và có khả năng kết hợp với cả những danh từ như: tâm hồn (lạnh lẽo), tuổi xuân (mơn mởn), tấm gương (vằng vặc). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ hoa đồng nghĩa với phụ nữ có nhan sắc. Trong ngôn ngữ văn chương, ẩn dụ là phương thức bình giá riêng của cá nhân nhà văn. b) Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp, có thể chia ẩn dụ thành hai loại: ẩn dụ ngôn ngữ và ẩn dụ ngữ dụng. Ẩn dụ ngôn ngữ là kiểu ẩn dụ được xây dựng trên những mối liên tưởng khách quan vốn được phản ánh trong những dấu hiệu hàm chỉ. Ví dụ (15): Biển có nghĩa là một vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất. Do đó, bất cứ khối lượng to lớn trên một diện tích rộng đều được coi là biển như biển lửa, biển lúa Ẩn dụ ngữ dụng là kiểu ẩn dụ được xây dựng dựa vào văn cảnh cụ thể. Muốn hiểu được ẩn dụ ấy phải đặt trong khuôn khổ của câu hoặc cả văn bản. 1.2.3. Biện pháp tu từ so sánh 1.2.3.1. Khái niệm “So sánh là đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó nhằm diền tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [33,154]. Ví dụ (16): Da đen như cột nhà cháy Theo ví dụ (16) da đen và cột nhà cháy là hai đối tượng khác loại nhưng chúng có điểm tương đồng nhau về màu sắc là có cùng màu đen. 1.2.3.2. Cấu tạo Về mặt cấu tạo, mô hình của một so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố. Ví dụ (16) có đầy đủ 4 yếu tố này: + Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh (da) + Yếu tố 2: phương diện so sánh (màu sắc đen) + Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (như) + Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh (cột nhà cháy) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Song trên thực tế nhiều so sánh không đủ cả 4 yếu tố. So sánh vắng yếu tố 2 là so sánh chìm. So sánh vắng yếu tố 2, 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi. * Tiểu kết Những vấn đề lý thuyết trên đây được chúng tôi dùng làm cơ sở lý luận để nghiên cứu căn cứ và phương tiện xây dựng câu đố. 1.3. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC Sự ra đời của ngữ dụng học được xem là phản ứng của ngôn ngữ học đối với những luận điểm cực đoan của F.De Saussure. Ngữ dụng học đã đưa ra một cái nhìn biện chứng về ngôn ngữ, đó là sự chú ý tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Nói khác đi, ngữ dụng quan tâm sâu sắc tới sự thực hiện chức năng giao tiếp của ngôn ngữ. Bất cứ một yếu tố nào thuộc về ngôn ngữ (dù ở trạng thái tĩnh hay động) cũng đều có khả năng thực hiện chức năng giao tiếp. Câu đố chính là một dạng thể hiện của ngôn ngữ trong trạng thái động. Cho nên, câu đố có thể được coi là một trong những phương tiện dùng để giao tiếp xã hội. Khi nghiên cứu câu đố dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, chúng tôi chú ý đến một số vấn đề ngữ dụng mà những vấn đề này chính là cơ sở của việc miêu tả, phân tích câu đố trong chương 3. 1.3.1. Chiếu vật và các phƣơng thức chiếu vật 1.3.1.1. Khái niệm về hành động chiếu vật Các nhà lôgic học rất quan tâm đến vấn đề chiếu vật trong dụng học. George Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: “Chiếu vật là một hành động trong đó một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó”[69,43]. Như vậy, chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ. Hành vi chiếu vật này thuộc về con người chứ không phải là việc của tự thân ngôn ngữ. Yule viết :“Chúng ta biết rằng tự thân các từ không qui chiếu đến cái gì cả. Con người mới làm cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- việc qui chiếu đó”[69,43]. Quan niệm về hành vi chiếu vật được GS. Đỗ Hữu Châu đơn giản hoá như sau:“Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến”[8,61]. Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với mục đích và niềm tin của người nói. Để có sự quy chiếu thành công, người nghe phải có sự suy luận bởi lẽ không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể với các từ. Mặt khác, phải xác định rõ diễn ngôn đang nói về thể giới thực hay ảo, thế giới tự nhiên hay nhân tạo để hiểu nghĩa của diễn ngôn. Chẳng hạn A nói với B: “Mẹ vừa mua cho mình một con gấu màu xanh rất đẹp”. Biểu thức con gấu màu xanh là tín hiệu ngôn ngữ để chiếu vật. Tuy nhiên, B chỉ có thể xác định nghĩa chiếu vật của cụm từ con gấu màu xanh khi xuất phát từ thế giới đồ vật nhân tạo mà không phải từ thế giới tự nhiên. 1.3.1.2. Phương thức chiếu vật Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành vi chiếu vật. Có ba phương thức chủ yếu, đó là: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất. a) Chiếu vật bằng tên riêng Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Ví dụ như Lan, Mai, Đào, Hùng là tên đặt cho cá thể mỗi người. Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi bằng tên riêng đó. Thí dụ, tên riêng chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người; tên riêng của sông núi có chức năng cơ bản chỉ cá thể núi sông trong phạm trù vật thể tự nhiên. Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng biểu thức chiếu vật tên riêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp. Nói cách khác, biểu thức ngôn ngữ tên riêng quy chiếu vào một sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- vật duy nhất. Khi sử dụng biểu thức chiếu vật tên riêng, người nhận dễ dàng thực hiện thành công hành động chiếu vật. Trường hợp các sự vật trùng tên riêng cùng phạm trù, người ta thường dùng thêm các định ngữ hoặc các “tiểu danh” sau tên riêng.Ví dụ, ta nói Linh béo để phân biệt với Linh cận, ta nói Đồng Văn Hà Giang để phân biệt với Đồng Văn Hà Nam. Trường hợp các sự vật trùng tên khác phạm trù, ta thêm danh từ chung đặt trước danh từ riêng. Ví dụ: cô Hồng, sông Hồng. b) Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả Không phải sự vật nào cũng có tên riêng và không phải lúc nào tên riêng của sự vật được nói đến cũng được người phát và người nhận biết. Do đó, để người nhận có thể thực hiện hành động chiếu vật thành công, người phát phải sử dụng biểu thức chiếu vật miêu tả (BTCV miêu tả). BTCV miêu tả là "biểu thức chiếu vật có sử dụng các từ ngữ nêu đặc điểm của sự vật" [14,506]. Ví dụ (17): Con gấu màu xanh vừa mua hôm qua bị mất rồi. Các yếu tố: xanh, mua hôm qua vừa thực hiện chức năng miêu tả, vừa thực hiện chức năng chiếu vật. Điều chung nhất chi phối các BTCV miêu tả là các yếu tố miêu tả của BTCV miêu tả không cần thật nhiều, thật đầy đủ, chỉ cần nêu ra một vài dấu vết mà người nói cho rằng người nghe dựa vào đó sẽ xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật. Những yếu tố này thường là những yếu tố có thể quan sát được ngay khi hội thoại miệng. Thêm vào đó, trật tự sắp xếp các đặc điểm trong biểu thức chiếu vật cũng đóng vai trò quan trọng để phù hợp tình huống giao tiếp. Thông thường, người ta sắp xếp các đặc điểm theo trật tự từ chung tới riêng, tức là các đặc điểm của nhiều sự vật đến đặc điểm của từng cá thể sự vật. Vấn đề về số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- lượng các đặc điểm và trật tự sắp xếp chúng trong biểu thức chiếu vật miêu tả có rất nhiều khía cạnh thú vị khi nghiên cứu chúng trong câu đố. c. Chiếu vật bằng chỉ xuất Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc chiếu vật chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người này. Bất cứ tín hiệu nào cũng có yếu tố chỉ hiệu. Chỉ hiệu là tín hiệu mà mỗi lần nó xuất hiện đều gắn liền với sự có mặt của vật mà nó là tín hiệu. Trong ngôn ngữ, những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi chúng được dùng là người nói và người nghe cũng có mặt trong giao tiếp. Thêm vào đó, những từ như này, kia, ấy, nọ cũng có tính chỉ hiệu. Ví dụ khi ta nói cái bàn này thì từ này cho chúng ta biết rằng cụm từ cái bàn ứng với sự vật bàn đang ở trước mắt, đang được người nói đề cập đến. Tóm lại, lý thuyết chiếu vật cũng đã được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu cách thức xây dụng câu đố. 1.3.2. Hành vi ngôn ngữ Nói cũng là một loại hành động. Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động. Austin - người khởi xướng ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ - cho rằng hành động ngôn ngữ có ba loại lớn: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. Ngữ dụng học chủ yếu quan tâm đến hành vi ở lời. Lý thuyết hành vi ở lời cũng là một trong những căn cứ để nghiên cứu câu đố mà luận văn đã sử dụng. 1.3.2.1. Khái niệm hành vi ở lời Hành vi ở lời là hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hiệu quả của một hành vi ở lời là tạo ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng ở người nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Ví dụ: ngay khi người nói (Sp1) phát ngôn Tôi hứa ngay mai tôi sẽ đến thì hành vi “hứa” đã được xác lập và thực hiện. Sp1 đã bị ràng buộc vào trách nhiệm phải thực hiện lời hứa của mình và người nghe (Sp2) có quyền chờ đợi kết quả của lời hứa đó. Như vậy, hành vi hứa đã thay đổi tư cách pháp nhân của các nhân vật giao tiếp. 1.3.2.2. Các loại hành vi ở lời Có nhiều tiêu chí để phân loại hành vi ở lời. Luận văn này chỉ quan tâm hai loại hành vi ở lời, đó là: hành vi ở lời trực tiếp và hành vi ở lời gián tiếp. Hành vi ở lời trực tiếp là những hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng. Hành vi hứa của ví dụ trên thuộc loại hành vi ở lời trực tiếp. Hành vi ở lời gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại làm cho người nghe (dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người) suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác. Trong cuộc sống thường ngày chúng ta gặp và sử dụng thường xuyên kiểu hành vi ở lời gián tiếp này. Chẳng hạn như phát ngôn có hình thức hỏi nhưng nhằm đích chào như: Bác đi đâu về đấy ạ? Anh có khoẻ không? Chị đi làm về à?v.v Nhìn chung, khi giao tiếp người ta đòi hỏi phải có sự hồi đáp từ người đang đối thoại với mình. Chính vì thế, tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có sự hồi đáp. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở lời, người nói có trách nhiệm với phát ngôn của anh ta và anh ta có quyền đòi hỏi người đối thoại với mình phải phản ứng lại bằng một hành vi ở lời tương ứng. Thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy thường gặp các cặp hành vi ngôn ngữ tương thích kiểu: Chào chào Hỏi trả lời Cám ơn đáp lời cám ơn Cầu khiến chấp nhận/từ chối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nhưng cũng có không ít trường hợp hành vi ở lời không đòi hỏi sự hồi đáp, thường xảy ra với hành vi cảm thán. Xét trên phương diện ngữ âm, những âm như: ối, á, ái là những âm thanh rên rỉ, những tiếng kêu của chủ thể phát ngôn để giải toả tâm lý, cảm xúc, do đó nó không đòi hỏi phải có hồi đáp. Nhưng xét về mặt ý nghĩa, khi những tiếng này được phát ra, cũng có nghĩa là Sp1 đang mong có một ai đó chia sẻ với mình, có thể Sp1 đang cần một lời khuyên hay sự an ủi. Điều này cho thấy, việc nắm được những qui tắc điều khiển hành vi ở lời sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cũng là một nghệ thuật. 1.3.3. Khái quát về hội thoại 1.3.3.1. Khái niệm "Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[8,201]. Mỗi tình huống giao tiếp khác nhau sẽ có những cuộc thoại khác nhau. Các cuộc thoại có thể khác nhau ở các điểm sau: - Đặc điểm thoại trường (không gian, thời gian) ở đó diễn ra cuộc hội thoại. Thoại trường có thể là công cộng hoặc riêng tư. Thoại trường không phải chỉ có nghĩa không gian, thời gian tuyệt đối mà gắn với khả năng can thiệp của người thứ ba. - Số lượng người tham gia: số lượng nhân vật hội thoại hay đối tác thay đổi từ hai đến một số lượng lớn. Có những cuộc hội thoại tay đôi, tay ba. - Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại: đặc điểm này của hội thoại rất khác nhau tuỳ theo các cuộc hội thoại. Sự khác nhau này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như tính chủ động hay thụ động của đối tác, sự có mặt hay vắng mặt của vai nghe trong hội thoại. - Cuộc thoại khác nhau ở tính có đích và không có đích - Cuộc thoại có thể khác nhau về tính có hình thức hay không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- - Vấn đề ngữ vực 1.3.3.2. Vận động hội thoại Bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác. - Sự trao lời: là vận động mà Sp1 nói lượt lời của mình hướng về phía người nghe nhằm làm cho Sp2 nhận biết rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho người nghe. - Sự trao đáp: là vận động mà Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1. Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi có sự trao đáp và trao nhận (tức đáp lời và nhận lời). Vận động trao đáp, cái cốt lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc khúc mắc, lúc nhanh, lúc chậm, với sự thay đổi liên tục vai nói, vai nghe. Sự trao lời và sự trao đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời. Thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau. 1.3.3.3. Cấu trúc hội thoại Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, hội thoại là một tổ chức tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp. Các đơn vị cấu trúc của hội thoại bao gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ.Trong 5 đơn vị trên, ba đơn vị đầu là những đơn vị lưỡng thoại (do hai thoại nhân tạo nên), hai đơn vị sau là đơn vị đơn thoại (do một thoại nhân nói ra). Cuộc thoại hiểu một cách đơn giản nhất, đó là đơn vị lớn nhất bao trùm, tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu cho đến lúc chấm dứt. Đoạn thoại là một đoạn của cuộc thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích, có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng với các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại đạt đích. Cấu trúc tổng quát của một cuộc thoại có thể là: đoạn mở thoại, thân thoại, kết thoại. Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc lệ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh giao tiếp, mục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- đích thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ, sự hiểu biết về nhau v.v.Đoạn mở thoại phần lớn mang tính chất đưa đẩy. Cặp thoại (cặp trao đáp) là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên. Căn cứ vào số lượng các tham thoại người ta phân loại cặp thoại thành: cặp thoại một tham thoại và cặp thoại hai tham thoại. Riêng ở cặp thoại hai tham thoại, tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập, tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp. Ví dụ (18): Sp1: Lan ăn cơm rồi à? Sp2: Ừ, ăn rồi. Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Tham thoại được cấu tạo nên từ hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ (còn gọi là hành động phát ngôn, hành động ngôn ngữ) là hành động được thực hiện bằng các phát ngôn. Tóm lại, lý thuyết về hội thoại được chúng tôi vận dụng để nghiên cứu đặc điểm hình thức của câu đố. 1.3.4. Khái quát về lập luận 1.3.4.1. Khái niệm lập luận GS. Đỗ Hữu Châu định nghĩa:“Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến việc kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”[8,155]. Công thức của lập luận như sau: p q r Trong đó, p, q là luận cứ, r là kết luận Theo định nghĩa này thì một lập luận gồm hai phần:luận cứ và kết luận. Luận cứ được diễn đạt bằng các phát ngôn. Nội dung của nó có thể là thông tin miêu tả, cũng có thể là một định luật hay một nguyên lý xử thế nào đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Kết luận là hệ quả rút ra từ những luận cứ. Kết luận của một lập luận có thể được tường minh bằng câu chữ nhưng cũng có khi hàm ẩn buộc Sp2 tự suy nghĩ. Dưới đây là một số ví dụ về lập luận: (19) Vì đau tay nên tôi không thi đấu cầu lông được. (20) (Trong tình huống hai người đi mua xe đạp, một người đưa ra nhận xét): Xe ở đây rẻ nhưng cũ. Ở ví dụ (19), (p) của lập luận là “đau tay”; (r) của lập luận là “không thi đấu cầu lông được”. Kết luận này được thể hiện dưới dạng tường minh. Trong ví dụ (20), toàn bộ phát ngôn “Xe cũ” là luận cứ. Kết luận thể hiện dưới dạng hàm ẩn. Nhờ luận cứ đó, người đi cùng có thể rút ra kết luận của lập luận mà người này muốn đạt tới là “đừng mua”. 1.3.4.2. Đặc tính của quan hệ lập luận Quan hệ lập luận có một số đặc tính sau: + Quan hệ lập luận là quan hệ giữa luận cứ và kết luận. Một lập luận có thể chứa một hay hơn một luận cứ. Đối với trường hợp lập luận có hơn một luận cứ, các luận cứ có thể đồng hướng lập luận cũng có thể nghịch hướng lập luận. Luận cứ đồng hướng lập luận là tất cả các luận cứ đều hướng tới kết luận. Ví dụ (21): Lan học giỏi, luôn kính trọng thầy cô lại hay giúp đỡ bạn bè, chắc chắn sẽ được tuyên dương. Lập luận này có ba luận cứ đồng hướng với kết luận là:“học giỏi”, “kính trọng thầy cô ” và “hay giúp đỡ bạn bè” . Luận cứ nghịch hướng lập luận là một số luận cứ không hướng tới kết luận trong toàn bộ lập luận. Ví dụ (22): Trời mưa, nhưng hôm nay là sinh nhật cô ấy nên tôi nhất định phải đi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- “Trời mưa” và “sinh nhật cô ấy” là hai luận cứ của lập luận. Luận cứ đầu (trời mưa) nghịch hướng với kết luận “Tôi sẽ đi sinh nhật”(vì luận cứ này không phù hợp với lẽ thường: trời mưa thì người ta thường không đi đâu). Còn luận cứ sau (sinh nhật cô ấy) đồng hướng với kết luận. Sinh nhật cô ấy nên tôi sẽ đi dự là phù hợp lẽ thường. + Giữa luận cứ và kết luận của lập luận có thể có kết từ để liên kết. Kết từ dùng để nối luận cứ với luận cứ hoặc luận cứ với kết luận được gọi là kết tử lập luận. + Hướng của cả lập luận là do luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhất trong các luận cứ quyết định. Thông thường, luận cứ có hiệu lực mạnh sẽ đứng gần kết luận. Do đó, nhiều khi có sự thay đổi vị trí của luận cứ dẫn đến sự thay đổi kết luận của lập luận. 1.3.4.3.Cơ sở của lập luận Lập luận hợp lí là lập luận mà quan hệ giữa luận cứ và kết luận được xây dựng trên những cơ sở nhất định. - Cơ sở để xây dựng quan hệ lập luận giữa luận cứ và kết luận là các lẽ thường. Lẽ thường là những chân lý thông thường có tình chất kinh nghiệm, xem như là được mọi người thừa nhận, nhờ chúng mà ta xây dựng được lập luận. Lẽ thường chính là câu thúc xã hội vô hình, có khi vô thức nhưng quy định chặt chẽ lời nói và cách xử sự của con người trong cuộc sống xã hội. - Lẽ thường có tính chất dân tộc, địa phương và tính lịch sử. Các lẽ thường có thể được dân tộc này, địa phương này chấp nhận nhưng lại xa lạ và không được chấp nhận ở dân tộc hay địa phương khác, thậm chí trong một dân tộc, một địa phương được chấp nhận ở giai đoạn này nhưng không được chấp nhận ở giai đoạn khác. Đỗ Hữu Châu dẫn ra một ví dụ khá tiêu biểu cho tính địa phương của lẽ thường như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đầu tháng thế mà nhà X lại giết gà.[9,192] Lập luận này rất vô lý đối với đồng bào phía Bắc nhưng lại có lý đối với đồng bào miền Nam. Sở dĩ như vật vì các địa phương phía Bắc và phía Nam có những tập tục riêng. Người miền Bắc quan niệm đầu tháng giết vịt là xúi quẩy nên giết gà để cúng, trong khi đó các vùng phía Nam đầu tháng lại giết vịt chứ không giết gà. - Vận dụng những lẽ thường khác nhau, người lập luận có thể dùng một luận cứ để tạo ra những kết luận khác nhau và ngược lại, dùng nhiều luận cứ khác nhau để tạo ra một kết luận. Ví dụ: với (p) là “cái này rẻ quá” có thể dẫn tới (r) là: mua đi dựa vào lẽ thường: mua hàng nên chọn hàng rẻ mà mua; nhưng cũng có thể dẫn tới (-r) là: đừng mua dựa vào lẽ thường: tiền nào của ấy (đồ rẻ thường có chất lượng không cao). Xem xét câu đố trong mối quan hệ với lập luận, có thể thấy rằng những dẫn dắt trong lời đố chính là những luận cứ để người đoán dựa vào đó tìm ra vật đố. Lý thuyết về lập luận được luận văn vận dụng để nghiên cứu đác điểm hình thức của câu đố. 1.3.5. Lý thuyết về tiền giả định 1.3.5.1. Khái niệm tiền giả định “Tiền giả định (presuppostion – kí hiệu pp ,) là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình”[8,366]. Đỗ Hữu Châu dẫn ra ví dụ sau: (23) Anh ta đi lấy thuốc cho vợ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Câu này có tiền giả định là: Anh ta đã có vợ. Hiểu biết về anh ta đã có vợ được xem là không còn phải bàn cãi gì nữa. Không thể có chuyện anh ta không có vợ mà lại nói “ Anh ta đi lấy thuốc cho vợ ”. 1.3.5.2. Đặc điểm của tiền giả định Tiền giả định có một số tính chất sau: - Tiền giả định luôn luôn đúng. Tuy nhiên, trong giao tiếp thông thường không phải không có những trường hợp người nói tạo ra một phát ngôn mà ý nghĩa tường minh dựa trên một tiền giả định mang tính bịa đặt. Đây là một chiến lược hội thoại, chiến lược gài bẫy tiền giả định. - Tiền giả định ít lệ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp: ở các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, tiền giả định không thay đổi. Chẳng hạn nói Vợ anh ta ốm nặng hay anh ta thay vợ đi đón con (trong mối quan hệ với ví dụ (23)) thì pp , vẫn không hề thay đổi dù cho ngữ cảnh có khác nhau. - Tiền giả định phải có quan hệ với các yếu tố ngôn ngữ cấu thành phát ngôn, phải có những dấu hiệu ngôn ngữ đánh dấu nó. Tiền giả định ở ví dụ (23) quan yếu với phát ngôn và được đánh dấu bằng yếu tố ngôn ngữ là từ vợ. - Ngoài ra, tiền giả định còn có một số tính chất khác như: tính kháng phủ định, tính chất không thể khử bỏ, tính chất bất biến khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn ngữ tạo ra nó. 1.3.5.3. Phân loại tiền giả định Tiền giả định được chia thành nhiều loại như tiền giả định bách khoa, tiền giả định ngôn ngữ, tiền giả định ngữ dụng, tiền giả định nghĩa học v.v Liên quan đến những căn cứ xây dựng câu đố, luận văn chỉ quan tâm tới tiền giả định bách khoa. Tiền giả định bách khoa là những hiểu biết về hiện thực bên trong và bên ngoài tinh thần con người mà các nhân vật giao tiếp cùng có chung, trên nền tảng đó mà nội dung giao tiếp hình thành và diễn tiến" [8,395]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- * Tiển kết Tóm lại, lý thuyết tiền giả định được luận văn vận dụng để nghiên cứu những căn cứ xây dựng câu đố. 1.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG Những lý thuyết trên đây là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu về câu đố dân gian. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, người nghiên cứu muốn đem tới một cách nhìn mới về đối tượng: Câu đố không đơn thuần chỉ là trò chơi trí tuệ mà nó còn là một hiện tượng ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính vừa là sản phẩm của hoạt động tri nhận vừa là công cụ của hoạt động tri nhận của con người. Nói theo quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận, GS. Lý Toàn Thắng nhấn mạnh: “Ngôn ngữ - đó là cửa sổ để đi vào thế giới tinh thần của con người, đi vào trí tuệ của nó, là phương tiện để đạt đến những bí mật của các quá trình tư duy” [51,20]. Những hiện tượng ngôn ngữ đã được “ánh xạ” (theo cách nói của tác giả Lý Toàn Thắng) như thế nào qua câu đố, đó chính là vấn đề mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- CHƢƠNG II CÂU ĐỐ DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT NHÌN TỪ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC Trong chương này, luận văn sẽ trình bày một số đặc điểm về hình thức của câu đố khi nhìn dưới góc độ thể loại văn bản, lý thuyết hội thoại và lý thuyết lập luận. Từ đó thấy được rằng, khi qui chiếu câu đố vào những góc nhìn ngôn ngữ khác nhau sẽ thấy một câu đố có thể bao gồm nhiều đặc điểm khác nhau về hình thức. 2.1. CÂU ĐỐ XÉT THEO THỂ LOẠI VĂN BẢN Xét đặc điểm thể loại văn bản, câu đố có hai hình thức chủ yếu là thơ. Ngoài ra còn thấy một bộ phận câu đố có dạng lời nói thông thường. 2.1.1. Câu đố có dạng thơ Trong lời đố có thể tìm thấy rất nhiều thể dạng thơ, từ thể 3 tiếng đến thể 9 tiếng, có hai thể thơ chính thống của Việt Nam là thể lục bát và song thất lục bát. Ngoài ra còn có các thể thơ của Hán văn như thể ngũ ngôn, thể lục ngôn, thể thất ngôn. Lời đố của câu đố có đặc điểm sau: 2.1.1.1. Lời đố có dạng thơ từ 3 đến 9 tiếng a) Lời đố có cấu tạo là thể 3, 4 tiếng Số lời đố theo thể 3 tiếng và 4 tiếng có 265 lời đố, chiếm 7,45%. Lời đố 3, 4 tiếng thường là sự miêu tả tối giản, ngắn gọn về vật đố, đưa ra những đặc trưng tiêu biểu nhất của vật đố, dựa vào đặc trưng cơ bản đó mà người nghe dễ dàng nhận ra đó là vật nào. Ví dụ (24): a) Thân đầy mắt Mắt đầy thân Trước khi ăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đầu bị vặt. (Quả dứa)[66,118] b) Già màu đỏ Nhỏ màu xanh Ai ăn nhanh Chảy nước mắt (Quả ớt)[66,172] c) Mắt đỏ như ngọc Lưng trắng như bông Đi nhẹ như không Tai dài vểnh vót. (Thỏ trắng)[66,247] Lời đố về quả ớt: ớt có hai sắc chính theo hai giai đoạn phát triển, non màu xanh, đỏ lúc chín (đôi khi màu vàng), song đặc điểm này không phải riêng ớt mới có. Một số loại quả như gấc, cà chua cũng có đặc điểm như vậy. Điểm khác của ớt là có vị cay nên khi ăn rất dễ chảy nước mắt.Trường hợp đố về quả dứa: đặc điểm “thân đầy mắt, mắt đầy thân” là đặc điểm chung của một số loại quả và cây như quả na, cây tre. Nếu chỉ dừng ở đặc điểm này người nghe khó đoán ra. Cho nên phải nhờ vào dấu hiệu “trước khi ăn đầu bị vặt” vì khi ăn dứa người ta phải bẻ phần ngọn của quả dứa. Nhìn chung, những câu đố thể 3,4 tiếng có hình thức giống đồng dao, b) Lời đố có cấu tạo là thể 5,6 tiếng Số lượng lời đố ở thể 5,6 tiếng không nhiều, chỉ có 133 lời đố, chiếm 3.74%. Những lời đố ở thể này nhìn chung cũng có vần điệu. Ví dụ (25): a) Da đầy mụn, đầy rôm Ruột đầy tôm đầy tép Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Dáng: khi tròn khi dẹp Ăn: khi ngọt khi chua. (Qủa bưởi)[66,86] b) Đỏ choen choét, toét toè loe Xanh lè lè, quặp quằm quăm. (Bắp chuối)[66,101] c) Lời đố có cấu tạo là thể thất ngôn. Thể thất ngôn là thể thơ mượn của Trung Quốc. Lời đố theo thể thất ngôn có dạng 2 câu, 3 câu, 4 câu (tứ tuyệt), 5 câu và 8 câu (bát cú). Phổ biến là dạng tứ tuyệt, dạng bát cú rất ít. Thể thất ngôn dạng 2 câu thường có tính chất đối. Ví dụ : (26) Trai thanh tân mang trăm hòn đạn Gái mĩ miều mặc vạn yếm xanh. (Mo nang)[66,96] Lời đố trên có sự đối xứng rất chỉnh về số tiếng, cách ngắt nhịp, loại từ: “trai thanh tân” đối “gái mĩ miều” (cụm danh từ) “mang” đối “mặc” (động từ) “trăm” đối “vạn” (số từ) “hòn đạn” đối “yếm xanh” (cụm danh từ) Lời đố theo thể thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú có tính chất vịnh. Lời đố về cái ống điếu (gồm 8 dòng thơ 7 tiếng) là lời đố có dung lượng lớn nhất thuộc thể thất ngôn này. Ví dụ: (27) Da em mát lạnh miệng em tròn Chà xát ngày đêm cũng chẳng mòn Dưới chống hai chân dài thòng thọc Giữa là tu huýt nhỏ con con Vểnh râu nhắp nhắp vang lừng động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Chúm miệng phun phun tớt mịt mù Nghĩ lại thân em thiệt cũng sướng Công hầu khanh sướng cũng ôm hôn. (Cái ống điếu)[66,496] Lời đố về cái ống điếu là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật làm theo luật trắc vần bằng. Luật thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng “da em” (BB), vần bằng ở cuối câu “hôn”(B). Mặt khác, hai câu cặp câu 3-4, 5-6 lần lượt đối nhau rất chỉnh. d) Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng và 9 tiếng Lời đố có cấu tạo là thể 8 tiếng, 9 tiếng chỉ có 114 câu đố chiếm 3.2% trong tổng số 3559 câu đố. Nhìn chung ở thể thơ này các câu thơ cũng có sự hiệp vần với nhau. Tuy nhiên, cách hiệp vần tương đối tự do, không cố định ở một vị trí. Chẳng hạn: (28) Mình tròn vành vạnh, nước chảy quanh co Trằng cộc xuống mò, cá rô lặn cả. (Ấm nước)[50,466] (29) Không là con gái, như con gái mới kỳ Mình đầy gai nhọn, ai ghẹo chi thẹn thò. (Cây mắc cỡ)[50,148] Ở ví dụ (28), tiếng cuối của dòng thứ nhất (co) hiệp với tiếng thứ 4 của dòng thứ hai (mò). Đến ví dụ (29) tiếng cuối của dòng thứ nhất lại hiệp với tiếng thứ 6 của dòng thứ hai. 2.1.1.2. Lời đố có dạng thơ lục bát và song thất lục bát a) Lời đố có dạng thơ lục bát Khảo sát trong tuyển tập, chúng tôi thấy số lời đố có dạng lục bát (gồm cả lục bát biến thể) chiếm số lượng rất lớn, gồm 2184 lời đố chiếm 61,37%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- * Lời đố có dạng thơ lục bát thông thường Ở dạng lục bát thông thường, số tiếng mỗi câu được qui định: câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát) và cứ như vậy nối tiếp nhau. Cách hiệp vần là tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát, rồi tiếng cuối câu bát lại vần với tiếng cuối câu lục. Do đó, câu bát có hai vần: vần lưng ở tiếng thứ 6 và vần chân ở tiếng thứ 8. Luật bằng trắc và cách hiệp vần của thơ lục bát thể hiện qua mô hình sau : * B * T * B (v) * B * T * B (v) * B(v) ( v : vần, B : bằng , T : trắc , * : tự do) Ví dụ (30): Ngoài da lởm chởm chông gai Bụng bọc trăm trứng ai ai cũng thèm. (Quả mít)[66,154] Lời đố dạng lục bát ngắn nhất gồm một cặp lục bát, dài nhất là 6 cặp lục bát. Dưới đây là 2 ví dụ minh hoạ : (31) Con gì nhảy nhót leo trèo Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò (Con khỉ)[66,240] (32) Chơi chơi cũng lựa anh hùng Một mình đứng giữa thành chung ai ngờ Sau tui thiên hạ đều nhờ Trước tôi dân chúng tin thờ lớn lao Trên đầu quyền quí lộc cao Tôi mà vắng bóng, thành nào cũng tan Nhà lầu, nhà gạch, nhà sàn Tôi mà ra khỏi tan hoang tức thì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Chuyên môn làm tướng chỉ huy Vài mươi tên lính nhất nhì xôn xao Cùng nhau anh trước em sau Tôi thì đứng giữa thẳng vào Việt Nam. (Chữ A)[66,685] Thơ lục bát đã thấm nhuần vào tâm hồn người Việt bởi đó là thể thơ giản dị về qui luật, dễ làm, dễ nhớ, lại có khả năng diễn đạt ý đep trong một cung điệu êm đềm. Lợi thế của lục bát về mặt hình thức chính là nó vừa đủ ngắn, vừa đủ dài, tứ thơ vừa đi qua vừa đọng lại.Có lẽ do đó người dân Việt Nam xưa và nay trong sân chơi đố đá này dễ đưa ý tưởng độc đáo của mình vào thể lục bát. * Lời đố có dạng thơ lục bát biến thể Ngoài dạng lục bát thông thường, một số lời đố còn ở dạng lục bát biến thể. Sự biến thể này diễn ra theo hai hướng: thu bớt và mở rộng số tiếng ở cả hai dòng lục và dòng bát. Vị trí hiệp vần của các âm tiết do đó cũng có sự thay đổi. + Thu bớt số tiếng Hiện tượng thu bớt số tiếng thường gặp ở câu lục. Khi đó, vị trí hiệp vần có sự thay đổi như sau: Câu lục có 4 tiếng: (33) Cột ngay chèo cong (4) Một trăm công tử nằm trong cột chèo (8) (Buồng chuối)[66,101] (tiếng thứ 4 của câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát) (34) Thân duỗi thẳng băng (4) Có lưỡi có răng, ngoạm đâu đứt đó. (8) (Cái cưa)[66,356] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- (tiếng cuối câu lục vần với tiếng thứ 4 câu bát) Vị trí hiệp vần cũng tương tự như trường hợp câu lục có 5 tiếng : (35) Tôi là bạn nông gia (5) Thân đen đủi bẩn, nhưng mà công to. (8) (Con trâu)[66,248] + Mở rộng số tiếng - Mở rộng số tiếng ở câu lục Câu lục có 7 tiếng: (36) Cây xanh xanh lá cũng xanh xanh (7) Nở bông hoa trắng cho xinh lòng chàng (8) Quả ăn nóng ruột nóng gan (6) Châu lệ hai hàng con mắt đỏ hoe. (8) (Cây ớt, quả ớt)[66,172] - Mở rộng số tiếng ở câu bát Số tiếng của câu bát thường thấy được nới thêm thành 9,10 tiếng. Sau đây là ví dụ minh hoạ cho có hai trường hợp trên : (37) Mỗi người, mỗi nước, mỗi nơi (6) Làm thân con gái nằm chơi trên bụng chồng (9) Đói lo thiếp để trong lòng (6) Áo mặc cho chồng thiếp chẳng bận chi (8) Thiên hạ lắm kẻ yêu vì (6) Giằng đi, kéo lại chẳng bận chi đến chàng. (10) (Cối xay lúa)[66,367] b) Lời đố có dạng thơ song thất lục bát Lời đố dạng song thất lục bát không nhiều, có 71 lời đố (gồm cả dạng biến thể), chiếm 2%. * Lời đố ở thể song thất lục bát dạng cơ bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Cấu trúc của thể song thất lục bát dạng cơ bản có 4 câu (2 câu thất, 1 câu lục, 1câu bát) cách gieo vần và phân bố thanh điệu nhưc sau : * * * * B * T(v) * * * * T(v) * B(v) * B * T * B(v) * B * T * B(v) T B(v) (v : vần, B : bằng , T : trắc, * : tự do) Nghĩa là : Ở dòng thất trên, tiếng thứ 5 mang thanh B Ở dòng thất dưới,tiếng thứ 5 mang thanh T Tiếng thứ 7 (T) của câu thất trên vần với tiềng thứ 5 (T) của câu thất dưới. Tiếng thứ 7 (B) của câu thất dưới vần với tiếng thứ 6 (B) của câu lục Tiếng thứ 6(B) của câu lục vần với tiếng thứ 6(B) của câu bát Ví dụ lời đố về “cây mía”: (38) Đầu mọc tóc, tóc xoè (B) đuôi phụng (T) Thân thì dài,cái bụng(T) thì tròn (B) Lưng thì lắm mắt nhiều con(B) Kẹp xác lấy nước, nước ngon (B) tuyệt vời. (Cây mía)[66,151] * Lời đố ở thể song thất lục bát biến thể Ngoài thể song thất lục bát cơ bản, một số lời đố ở dạng song thất lục bát biến thể. Thường gặp nhất là những trường hợp sau: - Vị trí hai dòng thất là hai dòng 4 tiếng (39) Nước vào sông đáy Lửa cháy non cao Đêm dài hiu hắt gió xao Sông sâu nước cạn, non cao lửa tàu. (Cây đèn)[66,491] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- - Vị trí hai dòng thất là hai dòng 5 tiếng: (40) Sinh ra từ xứ Huế Trải ra khắp ba kì Mềm lòng trong đám nữ nhi Trăm năm biết có duyên gì với ai (Chiếc nón bài thơ)[66,524] - Vị trí hai dòng thất là hai dòng 6 tiếng: (41) Sông không sâu nước đùng đục Dòng không uốn khúc tròn xoe Mùa đông cho chí mùa hè Thuyền con cập bến sào tre khuấy dòng (Nồi cơm)[66,520] - Dòng thất đầu thu bớt còn 6 tiếng, dòng thất sau thu bớt còn 4 tiếng: (42) Cái giống trời đánh không chết Thánh vật không toi Dầu cho chín móc mười moi Không sao giết hết cái nòi hại dân. (Cỏ ngoắc ngoéo)[66,105] - Dòng thất đầu thu bớt còn 4 tiếng, dòng thất sau thu bớt còn 5 tiếng: (43) Đầu thì dưới nước Đuôi thì ở thượng thiên Mang năm cánh trắng lá mềm Nằm trong chậu nước, êm đềm chơi xuân. (Cây thuỷ tiên)[66,190] Nhìn chung, thể thơ song thất lục bát rất sâu sắc nhưng ít người làm và ít thơ hay. Có lẽ đây là thể loại khó làm hay vì có âm điệu cổ, khúc mắc như leo núi của hai câu thất lại hoà với âm điệu mây ngàn, du dương như nằm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- võng của hai câu lục bát. Do đó trong tuyển tập, số lượng lời đố theo thể thơ này có thể đếm được trên đầu ngón tay (chỉ có 71 lời đố). 2.1.1.3. Lời đố có dạng thể thơ hỗn hợp Ngoài những thể thơ vừa nêu trên, lời đố dạng hỗn hợp trong tuyển tập có số lượng khá nhiều, có tất cả 569 lời đố (chiếm 15.99%). Không phải ngẫu nhiên mà thể hỗn hợp lại có số lượng nhiều như vậy. Sự kết hợp của các dòng thơ 2 tiếng, 3 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng với nhau rất tự do, ngẫu hứng, một mặt phản ánh lối tư duy rất phóng khoáng của người Việt, mặt khác cho thấy sự phong phú, linh hoạt của ngôn ngữ văn vần trong dân gian. Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ cho một số kết hợp: (44) a) Cây chi xanh xanh Không dám ăn Để dành uống Người thôn quê ưa chuộng Kẻ thành thị mến yêu. (Cây chè)[66,97] b) Trên đầu phất cờ lau Nách bồng con nhỏ Tuổi trẻ Râu ria hoe hoe đỏ Tuổi già trật áo Da thịt đỏ au . (Cây ngô)[66,168] Ở ví dụ (44a), dạng kết hợp của câu đố là 4-3-3-5-5. Còn ví dụ (44b) dạng kết hợp của câu đố là 5-4-2-5-4-4. Ngoài ra còn bắt gặp rất nhiều câu đố có dạng kết hợp khác như 3-3-6-5-6 (câu đố về cây và quả mù u [66,156]), dạng 5-4-4-4-6 (câu đố về ong và mật ong [66,286]). 2.1.2. Câu đố có dạng lời nói thông thƣờng Trong tổng tập, một bộ phận câu đố có hình thức như một câu nói bình thường trong đời sống hàng ngày như “không uốn mà thẳng”(cây cau), “nhỏ không nằm nôi, lớn nằm nôi”(quả bí), chúng tôi tạm gọi những câu đố như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- vậy là câu đố dạng lời nói thông thường. Câu đố dạng lời nói thông thường có một số đặc điểm sau: a) Số lượng câu đố dạng lời nói thông thường không nhiều, chỉ có 119 trường hợp, chiếm 3.34%. Lời nói thông thường có hai hình thức: trần thuật và nghi vấn. Ví dụ (45): a) Đứng thì thấp, ngồi thì cao.(Con chó)[66,233] b) Trong nhà có bà hai đầu. (Cái võng)[66,537] c) Bánh gì ăn ít mà nhiều? (Cánh đa)[66,450] d) Cái gì không vả mà sưng? (Mụn)[66,579] b) Số lượng đặc điểm của vật đố trong lời nói thông thường ít, chỉ có một đến hai đặc điểm. Ở ví dụ (45a) nêu hai đặc điểm của con chó, trong khi ví dụ (45b) chỉ nêu một duy nhất một đặc điểm của vật đố: võng có hai đầu. * Tiểu kết Dưới đây là bảng tổng kết số lượng câu đố phân loại theo thể văn bản: Bảng 2.1: Phân loại câu đố theo thể văn bản (Số lượng và tỉ lệ % tính theo 3559 câu đố khảo sát) Thể văn bản Số lƣợng Tỉ lệ (%) Lục bát 2184 61.37 Song thất lục bát 71 1.99 3 – 4 tiếng 265 7.45 Thơ 5 – 6 tiếng 133 3.74 Thất ngôn 104 2.92 8 – 9 tiếng 114 3.2 Hồn hợp 569 15.99 Lời nói thông thƣờng 119 3.34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2.2. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT CẦU TRÚC HỘI THOẠI 2.2.1. Câu đố có dạng một cặp trao - đáp Theo lý thuyết hội thoại, phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe (Sp2) đáp lời. Tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi một sự hồi đáp. Điều này không chỉ đúng với các hành động như hỏi (trả lời), cầu khiến (nhận lệnh hay không) mà còn đúng cho cả hành động trình bày (xác tín, khẳng định, miêu tả). Đố - đáp cũng là một loại hành động ngôn ngữ. Chỉ cần đố và đáp cũng hợp thành một hội thoại. Hoạt động đố - đáp hợp thành một hội thoại vì hai hoạt động này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một hội thoại như có người tham gia, thời gian, không gian diễn ra hoạt động đố - đáp. Cuộc chơi đố - đáp có tính chất trí tuệ, linh hoạt. Cuộc chơi này có thể diễn ra bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, không cần phảỉ lựa chọn thời gian địa điểm. Có thể đố nhau trên đồng ruộng, trong những phút nghỉ ngơi, nơi bến sông cùng chờ một chuyến đò ngang hay trên một chuyến đò dọc, trên một dải đường đất đi chung hay dưới rặng cây giữa trưa hè nóng bức. Cuộc đố và đáp cũng được diễn ra ở nông thôn vào những đem trăng thơ mộng nơi sân nhà, người người quây quần bên ấm nước chè thắm đượm tình nghĩa xóm làng. Trẻ em cũng thường đố nhau khi ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, trên bờ kênh hay trên đường tung tăng chân sáo tới trường. Khi một người ra đố, tất nhiên sẽ kéo người nghe vào cuộc, thiết lập mối quan hệ liên cá nhân, buộc người nghe phải có những phản hồi. Khi đó ta có cặp thoại trao- đáp. 2.2.1.1. Kết quả khảo sát Khảo sát 3559 câu đố chúng tôi thu được kết quả như sau: Dạng câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%) Câu đố có dạng một cặp trao - đáp 289 8.12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 2.2.2.2. Nhận xét Câu đố là cặp trao- đáp có những đặc điểm sau: a) Lời đố dạng cặp trao đáp có đích ở lời là hành vi hỏi. Những từ ngữ đồng thời là dấu hiệu nhận biết hành vi này đang được thực hiện là những từ dùng để hỏi như: ai, gì, cái gì, nào, đâu, chi, và những đại từ nhân xưng: chàng, thiếp, anh, tôi chỉ rõ đối tượng tiếp nhận của hành vi hỏi. Ví dụ (46): Lá xanh, cành tía, huê vàng, Là là mặt đất, đố chàng biết chi? Đố chàng biết nó là gì? Chàng mà giải được thiếp thì theo không. (Rau sam)[66,177] (47) Nơi nào thành đắp công phu? Nỏ quý bắn giặc chết như ngả rừng. (Thành Cổ Loa)[66,629] b) Bên cạnh những cặp trao đáp có dạng thơ như trên, một số cặp trao - đáp có cấu tạo giống như những lời hỏi đáp thông thường. Những câu đố thuộc kiểu này thường đưa ra một đặc điểm đặc trưng nhất của vật đố. Dựa vào đặc trưng này người nghe có thể phán đoán ra ngay đối tượng đang được nói tới. Ví dụ (48): - Hoa gì quân tử chẳng chê mùi bùn?(Hoa sen)[66,182] - Hoa gì tươi đẹp đồng thời lắm gai?(Hoa hồng)[50,131] - Hoa gì sắc trắng mà ai cũng thờ? (Hoa huệ)[66,131] - Hoa gì báo hiệu đến giờ thu sang?(Hoa phù ung)[66,174] - Hoa gì thơm ngát về đêm?(Hoa dạ hương)[66,108] - Hoa gì e thẹn bên đường?(Hoa trinh nữ)[66,148] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Sáu lời đố trên là sáu đặc trưng riêng của sáu loài hoa. Người ta không thể nhầm lẫn khi phán đoán về chúng. Sở dĩ như vậy vì từng đặc trưng gắn với từng loài hoa có tần số liên tưởng tới nhiều nhất. Có nghĩa là cứ nhắc đến loài hoa này người ta nghĩ ngay đến đặc điểm này của chúng. Nói tới đặc tính gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, người ta nghĩ ngay đến hoa sen. Bởi hoa sen tồn tại từ ngàn năm cùng cỏ cây thiên nhiên. Hoa sen không chỉ là người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu tượng văn hoá bén rễ sâu trong tâm thức người Việt. Hoa sen có tiết tháo thanh cao không hoa nào sánh được, tuy “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Sen luôn vươn tới chỗ khoáng đạt hư không, khai nụ, khoe sắc, xông hương. Hoa trinh nữ (còn gọi là hoa xấu hổ) có mầu hồng dịu nhẹ mơ màng. Dường như hoa bằng lòng với vị trí sát mặt đất, lấp sau rèm lá và bao nhiêu loài cây khác. Hoa chỉ là một chùm bông màu hồng đậu trên một cành bé xíu . Chỉ thế thôi nhưng khi bạn cúi xuống chạm khẽ vào chiếc lá thì chúng rùng mình khẽ co lại để lộ bông hoa hồng dịu xinh tươi. Người ta có cảm giác như hoa đang e thẹn, xấu hổ. Hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai, hoa huệ trắng, có hương thơm thường được dùng thờ cúng tổ tiên vào những ngày rằm, mùng một. Hoa dạ hương có đăc tính là toả hương thơm ngát về đêm Thường những câu đố có hình thức ngắn như thế này tương đối dễ giải, dễ tìm ra đáp án một cách nhanh chóng. 2.2.2. Câu đố có dạng đoạn thoại 2.2.2.1. Kết quả khảo sát Câu đố dạng cặp trao đáp và đoạn thoại thường được sử dụng trong hát đối đáp miền Nam Trung Bộ, hát ví phường vải Nghệ Tĩnh, hát Trống quân, hò đối đáp Nam Bộ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đoạn thoại được cấu tạo từ hai cặp trao đáp trở lên, chúng liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ dụng. Khảo sát số lượng câu đố dạng đoạn thoại luận văn thu được kết quả sau: Dạng câu đố Số lƣợng Tỉ lệ (%) Câu đố có dạng đoạn thoại 31 0.87 2.2.2.2. Phân loại câu đố dạng đoạn thoại Câu đố dạng đoạn thoại có hai loại, đó là: a) Câu đố có dạng đoạn thoại trực tiếp Dạng câu đố này không có lời mở thoại mà đi ngay vào vấn đề. Ví dụ: (49) đố: Cái gì nó bé nó cay? Cái gì nó bé nó hay cửa quyền? đáp: Hạt tiêu nó bé nó cay Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.[61,433] b) Câu đố có dạng đoạn thoại gián tiếp Xét chức năng các thành phần trong đoạn thoại, ở câu đố một số đoạn thoại có phần mở thoại. Mở thoại chính là những gợi ý dẫn dắt người nghe giúp họ phán đoán, suy luận tìm ra lời giải. Lời đố về vua Gia Long và cá cơm là một ví dụ : (50) Nhà vua bị giặc đuổi Lênh đênh ngoài biển khơi Quân lính đói rã ruột mở thoại Nhà vua cầu cứu trời Bỗng dưng nổi mảng cá Nhà vua thời nào? Cá gì? kết thoại (Vua Gia Long và cá cơm) [61,636] * Tiểu kết Điều đáng nói ở câu đố dạng cặp trao - đáp và đoạn thoại là lời đố và lời đáp tạo thành cặp sóng đôi. Đối đáp với nhau bằng thơ không còn là đố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- đáp thông thường nữa mà nó là một nét đẹp trong sinh hoạt nghệ thuật của người Việt. Xét cho cùng, đó cũng chỉ là những câu hỏi cần câu trả lời nhưng cấu tạo câu hỏi dưới dạng thơ khiến lời đố vừa tăng thêm sức hấp dẫn, khơi gợi hứng thú ở người nghe, lại vừa thể hiện được sự chau chuốt trong cách lựa chọn và sử dụng từ ngữ của người ra đố. 2.3. CÂU ĐỐ XÉT THEO LÝ THUYẾT LẬP LUẬN Dưới góc nhìn của lý thuyết lập luận, thường hai bộ phận lời đố và lời giải hợp thành một chỉnh thể lập luận. Phần lời đố là luận cứ “p”. P mang thông tin miêu tả vật đố, cũng chính là đặc điểm nhận diện vật đố. Phần lời giải là kết luận “r”. Khi người đố đưa ra thông tin miêu tả vật đố cũng có nghĩa là họ đang thực hiện hành vi lập luận của mình. Tìm hiểu câu đố theo lý thuyết lập luận tư liệu thống kê cho thấy luận cứ và kết luận của câu đố có thể ở dạng tường minh hoặc dạng hàm ẩn. Căn cứ vào tính chất tường minh hay hàm ẩn của luận cứ, câu đố có các dạng sau: 2.3.1. Câu đố có luận cứ tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 2.3.1.1. Câu đố có luận cứ tường minh Luận văn quan niệm: Luận cứ tường minh (kí hiệu là p+) là luận cứ nêu ra đặc điểm của đối tượng tương đối rõ nét, dễ nhận biết và không bị phủ bởi một lốt nào khác. Câu đố có luận cứ tường minh là câu đố tả thực hoặc miêu tả trực tiếp đối tượng (loại câu đố trực tiếp). Ví dụ lời đố về con cá trê: (51) Mình tròn, đầu bẹp Mép có bốn râu Mang đỏ tươi hoa khế. (Cá trê) [66,255] Lời đố này đưa ra 4 luận cứ nêu 4 đặc điểm của cá trê: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- - p1: thân tròn - p2: đầu bẹp - p3: có 4 râu ở mép - p4: mang đỏ tươi hình hoa khế Đây là 4 đặc điểm thực có ở cá trê miêu tả hình dáng đầu cá, mình cá, bộ phận ở miệng cá, màu sắc và hình dáng mang cá. Bốn luận cứ này tường minh, rõ ràng. Lời đố về con cào cào sau đây cũng là lập luận có luận cứ tường minh: (52) Mình xanh mặc áo chỉ vàng Cái ruột tim tím, cái gan hồng hồng Ra đi dạo khắp ruộng đồng Bốn chân chấm đất, hai chân co quỳ. (Con cào cào)[66,273] Những luận cứ nêu đặc điểm của con cào cào bao gồm: - p1: màu sắc của thân, cánh (mình cào cào thường màu xanh, cánh màu vàng nhạt, có những đường kẻ chạy dọc theo chiều dài cánh). - p2: màu sắc ruột, gan (ruột cào cào có màu tím nhạt, gan màu hồng nhạt tựa như sắc hoa tigôn). - p3: nơi sinh sống (trên các cây ở đồng ruộng) - p4: tư thế khi bám vào cây lá (khi bám vào thân cây hay đậu trên lá bao giờ bốn chân trước của cào cào cũng bám chặt vào cây, hai chân sau to, thường gọi là càng, bao giờ cũng co lên như đang ở tư thế quỳ. Khi di chuyển, hai càng này bật tanh tách). 2.3.1.2. Câu đố có luận cứ dạng hàm ẩn Luận văn quan niệm: Luận cứ hàm ẩn (kí hiệu là p-) là luận cứ nêu ra đặc điểm của vật đố nhưng đặc điểm này không miêu tả trực tiếp vật đố mà miêu tả gián tiếp thông qua đối tượng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Do đó, tính chất hàm ẩn của luận cứ thực ra là đặc điểm của vật đố đã bị giấu đi dưới lớp vỏ khác. Ví dụ (53): Một bầy gà trắng Ăn tại núi cao Ban đêm lao xao Ban ngày trốn mất. (Các ngôi sao)[66,54] Những đặc điểm thuộc về ngôi sao được giấu dưới hình ảnh một bầy gà. Có sự tương đồng giữa hai đối tượng này. Cụ thể: Một bầy gà trắng = ngôi sao có màu trắng (điểm nhìn từ trái đất). Ăn tại núi cao = sao ở trên cao (vị trí người quan sát nhìn từ dưới lên, sao như ở ngay trên đỉnh núi). Ban đêm lao xao = sao xuất hiện về đêm, chỉ khi đêm tối chúng ta mới nhìn rõ các ngôi sao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên bầu trời như đang lao xao trò chuyện. Ban ngày trốn mất = ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên ta không nhìn thấy sao. Căn cứ vào tính chất tường minh hay hàm ẩn của kết luận có thể chia câu đố thành hai loại: 2.3.2. Câu đố có kết luận tƣờng minh và câu đố có luận cứ hàm ẩn 2.3.2.1. Câu đố có kết luận tường minh Luận văn quan niệm: Kết luận tường minh (kí hiệu là r+) là loại kết luận được gọi ra ngay trong luận cứ. Có nghĩa là, kết luận (hay lời giải đố) nằm ngay trong luận cứ (lời đố). Đây là trường hợp của hiện tượng chơi chữ cùng âm trong câu đố. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Ví dụ (54): - Trùng trục như con chó thui (r+) Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (Con chó thui) [66,234] - Dầu hư vẫn tiếng thơm (r+) hoài Cả trăm con mắt, đố ai thấy đường. (Trái thơm)[66,117] “Con chó thui” và “trái thơm” là lời giải. Lời giải này được gọi ra từ những tín hiệu ngôn ngữ có mặt trong lời đố. Ở trường hợp thứ hai, quả dứa tiếng miền Trung, miền Nam gọi là “trái thơm”. Cách chơi chữ cùng âm: thơm (tiếng thơm, trái thơm) b) Câu đố có kết luận hàm ẩn Luận văn quan niệm: Kết luận hàm ẩn (kí hiệu là r-) là loại kết luận không hiển thị trực tiếp ở các tín hiệu ngôn ngữ trong luận cứ như kết luận tường minh mà phải dùng thao tác suy ý mới tìm ra được. Tính chất hàm ẩn của kết luận có nét khác nhau. Chúng tôi tạm gọi là kết luận hàm ẩn1 và kết luận hàm ẩn2. + Kết luận hàm ẩn1 (r1-) là kết luận không nằm ngay trong luận cứ. Người nghe phải dựa vào các tín hiệu ngôn ngữ có trong luận cứ, xâu chuỗi chúng lại với nhau, thực hiện thao tác loại suy mới tìm ra lời giải. Các luận cứ có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, luận cứ này làm tiền đề cho luận cứ kia, cứ thế nối tiếp nhau đưa người nghe đi tìm đáp án. Ví dụ (55): Cây bằng cột nhà, lá bằng cánh phản. (Cây chuối) [66,100] Kết luận (lời giải) “cây chuối” không được gọi ra trực tiếp từ luận cứ (lời đố) mà là kết quả của việc xâu chuỗi hai luận cứ nêu kích cỡ, hình dáng của thân cây chuối (cây bằng cột nhà) và lá chuối (lá bằng cánh phản). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Kết luận hàm ẩn2 (r2-) thuộc về hiện tượng chơi chữ kiểu nói lái ở trong câu đố. Ví dụ (56): Chiếc tàu nó chìm đáy sông Cái mui nó mục, cái cong nó còn. (Con còng) [66,256] (“ Cong còn ” nói lái thành “ con còng ”) Hay như câu đố về ngón tay: (57) Bằng trang điếu thuốc Ngủ ngày nó ngáy ton ton. (Ngón tay)[66,575] ( “ ngáy ton ” nói lái thành “ ngón tay ”) 2.3.3. Số lƣợng luận cứ , kết luận trong một lập luận 2.3.3.1. Lập luận chỉ có một luận cứ, một kết luận. Luận cứ lúc này có thể ở dạng tường minh hoặc hàm ẩn. Tức lời đố ở đây tương đương một luận cứ, còn lời giải là kết luận của lập luận.Ví dụ: (58) Túi đỏ đựng bạc tiền (p-, r1-) (Quả ớt chín) [66,173] (59) Loanh quanh thõng. (p+, r1-) (Cái khố) [66,381] Vì chỉ có một luận cứ, tương đương với một đặc điểm, thuộc tính hay phẩm chất của vật đố nên yêu cầu luận cứ đó phải là luận cứ trọng tâm (tức luận cứ có tính chất quyết định tới việc nhận diện vật đố). Khi luận cứ ở dạng tường minh, việc đoán giải trở nên dễ dàng nhưng khi luận cứ ở dạng hàm ẩn thì việc đoán giải trở nên khó khăn hơn. 2.3.3.2. Lập luận có nhiều luận cứ, một kết luận. Ví dụ: (60) Đằng trước có quả ớt (p1-) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đằng sau mang con dao (p2-) (Chim chào mào) [66,209] (61) Ngoài da cóc (p1-) Trong bột lọc (p2-) Giữa đỗ đen (p3-) (Quả na) [66,160] Lợi thế của một lập luận có nhiều luận cứ là đưa ra được nhiều đặc điểm của vật đố. Mà lẽ thường càng có nhiều dữ kiện thì càng dễ tìm ra ẩn số. 2.3.4. Hiện tƣợng luận cứ đồng hƣớng lập luận trong câu đố Chúng ta đã nói quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ p1, p2 với kết luận r. Khi các luận cứ có quan hệ đồng hướng lập luận có nghĩa là p1, p2 được đưa ra đều dẫn đến một r chung nào đấy, kí hiệu: p1 r p2 r Trong câu đố, một vật đố có nhiều lời đố là biểu hiện của hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận. Hầu như tất cả các vật đố trong Tổng tập đều có ít nhất là hai lời đố trở nên.Ví dụ các lời đố về “cối xay lúa” sau đây sẽ làm rõ tính chất đồng hướng lập luận của luận cứ. (62) a) Bốn mùa xuân hạ thu đông Cởi áo đàn trẻ tôi không ngại gì Giúp người công cán nài chi Ai ghét cũng mặc, yêu vì cùng ơn. [66,365] b) Bưng một thúng thóc Đổ vào thâm cung Thâm cung có ruột tròn tròn Có răng mọc chéo, khe mòn xoay quanh Nuôi con ở vậy một mình Có người quân tử cảm tình hát ru Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- [66,365] c) Không mặt mà cũng không tai Bốn chân hai miệng hai tai không đầu Thêm hai hàng lớn bầu bầu Mỗi hàng trăm lưỡi răng nâu nõn nà Khi điên gầm thét vang nhà Tiếng như lệnh vỡ, thúc mà vạn binh. [66,366] d) Lù lù mà đứng góc nhà Hễ ai đụng đến thì oà khóc lên. [66,366] e) Mình bằng tre Ruột bằng đất Đứa ở dưới trụ tròn có khấc Đút vô lỗ mòn đứa ở trên Buồn thời hai đứa nằm im Vui thời hai đứa chạy quên đêm ngày. [66,367] f) Người thì cao lớn trượng phu Đánh rắm phù phù, ẻ cứt lỏn nhon. [66,367] g) Anh bên kia sông, em bên ni sông Anh đuổi cùng vòng chẳng bắt được em. [66,369] v.v Đây là 7 lời đố tiêu biểu về cái cối xay lúa. Mỗi lời đố có một hoặc hơn một luận cứ nêu một hoặc nhiều đặc điểm (và sự kết hợp ngẫu nhiên của những đặc điểm đó) của cối xay lúa.Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra những luận cứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- sát với đối tượng, không kể đến những hình ảnh gây nhiễu. Cụ thể với từng trường hợp như sau: pa = chức năng bóc tách vỏ ( như thóc, đỗ ):“cởi áo đàn trẻ” pb = động tác đổ lúa vào cối: “bưng một thúng ngọc/đổ vào thâm cung” = cấu tạo bên trong của thớt trên: “thâm cung có xoay quanh” pc = đặc điểm cấu tạo: “không mặt nõn nà” = âm thanh phát ra khi quay: “khi điên gầm thét vạn binh” pd = vị trí thường đặt cối: “góc nhà” = phát ra tiếng động khi quay: “hễ ai đụng đến thì oà khóc ngay” pe = chất liệu cấu tạo: “mình bằng tre/ruột bằng đất” = tính chất mặt thớt trên (có khấc để nghiền): “đứa ở dưới trụ tròn có khấc” pf = hình dáng kích thước: “người thì cao lớn trượng phu” = âm thanh khi quay:“đánh rắm phù phù” = hạt thóc vỡ rơi xuống: “ẻ cứt nhỏn nhon” ph = vị trí hai cái tai cối tuy gần nhau nhưng không bao giờ gặp được nhau: “anh đuổi cùng vòng, chẳng bắt được em” 2.3.5. Vai trò của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau Trong câu đố có một bộ phận lời đố được xây dựng theo mô hình giống nhau. Xét trong quan hệ với vật đố, những lời đố có cùng mô hình thì vật đố sẽ có chung một số đường nét nhất định về hình vóc, đặc tính. Từ đây làm nảy sinh vấn đề: vai trò của luận cứ tiêu điểm (luận cứ có tính chất quyết định tới việc nhận diện vật đố) trong những lời đố có mô hình giống nhau. Kết quả khảo sát cho thấy có những mô hình lời đố giống nhau sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Bảng 2.2: Số liệu câu đố có mô hình lời đố giống nhau Sốlƣợng/Tỉ lệ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Mô hình STT [Sừng sững mà đứng (giữa)] 1 13 0.37 [vị trí - nơi chốn] [Chân chẳng đến (tới) đất, cật 2 8 0.22 chẳng tới (đến) trời] 3 [Mình (vừa) bằng ngón tay] 4 0.11 4 [Tròn tròn như lá tía tô] 3 0.08 5 [Bằng cái nồi rang] 2 0.06 Nhận xét a) Điểm chung của những lời đố có chung mô hình là luận cứ đầu tiên bao giờ cũng nêu đặc điểm chung cho một nhóm đối tượng. Chẳng hạn một loạt lời đố về quả núi, cỏ may, cây dừa, cây ngô, cối xay lúa, áo tơi đều bắt đầu bằng môtip [sừng sững mà đứng (giữa)][ vị trí-nơi chốn]. “Sừng sững mà đứng” hàm ý chỉ tính chất đứng yên một chỗ. Luận cứ này là đặc điểm chung cho những đối tượng trên. Một loạt lời đố về quả gấc, quả bưởi, quả thị, quả ổi, con thuyền, cái diều sáo, cây bèo đều có chung môtip [chân chẳng đến (tới) đất, cật chẳng tới trời]. Mô hình này nhằm miêu tả những vật có tính chất “lơ lửng”, ở khoảng giữa lưng chừng nhưng có điểm bám. Hoặc như trái xay, củ từ, con sâu róm, con rết đều có chung môtip [vừa bằng ngón tay] miêu tả kích cỡ, hình dáng của vật. b) Môtíp chung bắt đầu cho mỗi lời đố không phải là luận cứ chính, nó chỉ mang tính chất hỗ trợ, bước đầu thu hẹp phạm vi tìm kiếm. Luận cứ có tính chất điểm nhấn là những luận cứ xuất hiện phía sau miêu tả đặc tính cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- bản của vật đố. Cùng với luận cứ phụ cộng thêm một (hoặc hơn một) đặc tính có khả năng phân biệt những thứ cùng ở một chỗ với chúng nên sự đoán nhận không đến mức khó khăn. Hai cặp câu đố về quả gấc và quả bưởi sau đây sẽ làm rõ vai trò nhận diện vật đố của luận cứ chính: (63) Chân chẳng đến đất, cật chẳng đến trời Lơ lửng giữa trời, đeo bị tiền chinh (Quả gấc)[66,128] (64) Chân không tới đất, cật chẳng tới trời Lơ lửng tầng không, bụng đeo bị tép. (Quả bưởi) [66,86] Hai câu đố này đều bắt đầu bằng môtip [Chân không tới đất, cật chẳng tới trời]. Luận cứ này không nêu ra đặc điểm cơ bản của vật đố. Luận cứ quyết định việc nhận diện hai vật đố là hai luận cứ:"đeo bị tiền chinh" và "bụng đeo bị tép"."Tiền chinh" là hình ảnh ẩn dụ của hạt gấc. Mối quan hệ giữa "tiền chinh" và "hạt gấc" dựa trên sự tương đồng về hình dáng tròn của hai đối tượng này. Trong khi đó, mỗi múi bòng lại chứa rất nhiều tép nhỏ. Giữa tép bòng và hạt gấc (tiền chinh) hoàn toàn khác nhau về hình dáng cũng như kích cỡ. 2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG Tóm lại, khi câu đố được qui chiếu vào những góc nhìn lý thuyết ngôn ngữ khác nhau, chúng sẽ có nhiều đặc điểm hình thức khác nhau. Dưới góc độ văn bản, câu đố có hai hình thức là: câu đố có dạng thơ và câu đố có dạng lơờ nói thông thường. Dưới góc độ hội thoại, câu đố có dạng một cặp trao đáp và dạng đoạn thoại. Dưới góp độ của lý thuyết lập luận, câu đố có bốn dạng: câu đố có luận cứ tường minh, câu đố có luận cứ hàm ẩn, câu đố có kết luận tường minh, câu đố có kết luận hàm ẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- CHƢƠNG 3 MỘT SỐ CĂN CỨ VÀ PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG CÂU ĐỐ DÂN GIAN NGƢỜI VIỆT Trong hoạt động đố - giải, người đưa ra lời đố và người giải câu đố buộc phải có một số tri thức chung. Bởi những tri thức chung này không chỉ là căn cứ để xây dựng câu đố mà còn là căn cứ để tìm ra lời giải đố. Vấn đề đặt ra là tri thức đó là gì? Làm thế nào để mỗi lời đố đưa ra giống như một trò chơi ú tìm mà đích của nó vừa là ẩn số, vừa là chỉ dẫn cho người giải đố? Để trả lời những câu hỏi đã nêu, chương này trình bày hai nội dung: 1) Những căn cứ xây dựng câu đố, 2) Những phương thức xây dựng câu đố. 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG CÂU ĐỐ Có rất nhiều yếu tố đóng vai trò làm cơ sở, nền tảng trong quá trình xây dựng câu đố. Chúng tôi tạm qui những yếu tố có tính chất cơ sở đó vào hai nhóm căn cứ: Những yếu tố liên quan đến ngôn ngữ như: các biện pháp tu từ, cấu trúc âm tiết, phương thức chiếu vật, chúng tôi xếp vào nhóm tri thức ngôn ngữ, những yếu tố khác như: lịch sử, sinh học, tôn giáo, văn hoá - phong tục, chúng tôi xếp vào nhóm các tri thức nền khác. 3.1.1.Căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống Tri thức ngôn ngữ là những hiểu biết chung về lĩnh vực ngôn ngữ. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy những câu đố thuộc lĩnh vực này khá phong phú về nội dung. Chẳng hạn, đố về Việt tự (chữ Việt), thường gặp câu đố về sự biến đổi các thành phần trong âm tiết, câu đố về hình dạng các con chữ. Với Hán tự (chữ Hán), thường gặp câu đố về các bộ cấu tạo từ. Ngoài ra, bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, người ra đố còn đưa ra những hình ảnh đố hết sức sinh động, có khi là phi lí, thậm chí là quái dị dựa theo lối nói vòng. Dưới đây là một số căn cứ ngôn ngữ để xây dựng câu đố: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- 3.1.1.1. Căn cứ vào sự hiểu biết về tự dạng chữ viết và thế giới đồ vật Tiếng Việt sử dụng hệ thống chữ La tinh, căn cứ vào hình dạng chữ viết cùng với những liên tưởng phong phú của mình thông qua thế giới đồ vật, nghệ sĩ dân gian sáng tạo nên những câu đố khá độc đáo và mang hơi hướng bản sắc văn hoáViệt. Có thể dẫn ra một vài trường hợp tiêu biểu dưới đây: Ví dụ: a) Đố về chữ A: Hình dáng chữ A in hoa có một đỉnh nhọn được tạo thành bởi hai nét gạch chéo nên câu đố về chữ A được ví như một vật có cái "đầu nhọn" với "hai chân dạng mãi": (65) Đầu nhọn chân dạng mãi ra Không bao giờ khác anh ta vần đầu. (chữ A) [66,685] Có khi chữ A lại được nhìn như hai người đang đứng bắt tay nhau: (66) Hai người đứng bắt tay nhau Chạm chán, chạm đầu mà chẳng chạm chân. (chữ A)[66,685] b) Đố về chữ H: Chữ H có dáng như chiếc thang một nấc: (67) Bắc thang xem hát phường chèo Hỏi thang một nấc mà leo nỗi gì. (chữ H)[66, 701] c) Đố về chữ T: Chữ T lại gồm hai nét ngang ngắn và sổ dài kết hợp lại tạo thế đứng vững trãi, cân đối: (68) Một ngang ngắn, một sổ dài Cứng mình chết đứng, đố ngài đoán ra. (chữ T)[66, 713] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- d) Đố về chữ Y: Chữ Y có dáng giống như chiếc ly: (69) Cái ly để ở giữa bàn tròn Để lau coi lại vẫn còn như xưa. (chữ Y)[66,721] e) Đố về chữ i: Chữ “i” lại được ví như dáng cây khô không cành, dấu chấm bên trên thì như trái cam lơ lửng : (70) Có cây mà chẳng có cành Có trái cam sành lơ lửng trên không. (chữ i)[66,702] Như vậy, để xây dựng và giải đáp câu đố về các chữ cái, cả người đưa ra lời đố lẫn người giải đố vừa phải có sự hiểu biết về hình dạng chữ hoặc các đường nét tạo nên chữ cái (tức tri thức ngôn ngữ), vừa phải có sự hiểu biết về những đồ vật trong cuộc sống như: cái thang, cái ly, trái cam 3.1.1.2. Căn cứ vào cấu trúc âm tiết, nghĩa của từ và một số công việc trong đời sống thường nhật Trong tổng tập còn có một bộ phận câu đố về chữ Việt xoay quanh sự biến đổi cấu trúc của âm tiết. Khác với những trường hợp dẫn trên, những sự thay đổi này dẫn tới hình thức âm thanh và ý nghĩa của âm tiết đó bị thay đổi.Ví dụ (71): Tao nhân mặc khách ngâm nga Hỏi thêm là sự hít ra, hít vào Muốn thành tay búa, tay bào Tay đục, tay giũa nặng vào, khó chi. (Chữ thơ, thở, thợ)[66,715] “Thơ, thở, thợ” là ba âm tiết khác nhau.Sự khác nhau này do thanh điệu mang lại. Thơ là danh từ chỉ một thể loại văn bản. Thở là động từ chỉ động tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- đưa không khí vào lồng ngực rồi đưa trở ra qua mũi, miệng. Động từ này chỉ điều kiện và biểu hiện của sự sống. Trong khi đó, thanh nặng mang lại cho âm tiết “thợ” một nghĩa hoàn toàn khác. Thợ là danh từ chỉ người lao động chân tay làm một nghề nào đó để lấy tiền công. Ở một trường hợp đố khác cũng có đặc điểm tương tự: (72) Vốn em không đứng thẳng người Bỏ đuôi đựng mực trong thời xa xưa Đến khi em chẳng có ngờ Thành nơi bóng mát đợi chờ trăng lên. (Chữ nghiêng, nghiên, hiên)[66,706] “Không đứng thẳng người” là chữ nghiêng, chữ này nếu bỏ đuôi g thì chỉ còn chữ nghiên - đồ dùng đựng mực tàu thời xưa. Chữ nghiên khi “chẳng có ngờ”(tức phụ âm ng) thì trở thành chữ hiên. Đã là hiên ắt là nơi có bóng mát. Chính sự thay đổi âm cuối ng n và phụ âm đầu ngh h là m cho các âm tiết khu biệt với nhau. Trong tiếng Việt có một số trường hợp khi thay đổi vị trí các hình vị trong âm tiết vẫn không làm thay đổi cách phát âm cũng như ý nghĩa từ vựng của âm tiết đó. Đây là căn cứ để xây dựng những câu đố về âm tiết. Ví dụ (73): Câu đố về chữ “non”, chữ “o” Tiếng gì để ngược để xuôi Vẫn đọc đúng tiếng, nghĩa thời y nguyên. (chữ non, o)[66,701,709] Rõ ràng, sự hiểu biết về tri thức cấu tạo âm tiết là cơ sở của những ví dụ trên. Âm tiết tiếng Việt được tạo thành bởi 3 bộ phận: phụ âm đầu, vần và thanh điệu. Phần vần ở dạng đầy đủ bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối, ở dạng không đầy đủ có thể khuyết âm đệm hoặc âm cuối (xem Bảng 3.1) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Bảng 3.1: Cấu tạo âm tiết tiếng Việt Thanh điệu Vần Phụ âm đầu Âm Âm Âm đệm chính cuối Khi các thành phần cấu tạo âm tiết thay đổi (bị thay thế, bị lược) hay luân chuyển vị trí cho nhau ta được những âm tiết mới. Đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng câu đố bằng thủ pháp thay thế bổ sung mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau. Tóm lại, sự hiểu biết về cấu trúc âm tiết, về nghĩa của từ (tri thức ngôn ngữ) và những hoạt động trong đời sống như bào, đục ,hay sự vật như nghiên (mực), hiên (nhà) (tri thức cuộc sống) là những căn cứ để xây dựng và giải đáp câu đố. Bên cạnh yếu tố tự dạng chữ viết và cấu trúc âm tiết, khi xây dựng câu đố còn phải căn cứ vào qui tắc chiếu vật. 3.1.1.3. Căn cứ vào sự hiểu biết về lý thuyết chiếu vật, chỉ xuất và sự hiểu biết về thế giới đồ vật Bản chất của câu đố là đánh lạc hướng suy nghĩ của người nghe. Hình ảnh ở lời đố được lạ hoá nhằm làm cho đối phương gặp khó khăn trong việc giải đố. Trong hoạt động đố - đáp, sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan được đem ra đố là cái đã biết đối với người phát nhưng là cái chưa biết đối với người nhận. Muốn tìm ra vật đố thường phải căn cứ không chỉ vào các yếu tố từ ngữ có trong lời đố mà còn phải căn cứ vào những đối tượng tồn tại trong thế giới hiện thực.Các đối tượng này có thể là sự vật, có thể là động vật. Các ví dụ từ (74) đến ví dụ (77) dưới đây là căn cứ vào sự hiểu biết về động vật: a) Đố về con chó: (74) Đứng thì thấp, ngồi thì cao.[66,233] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- (75) Loay hoay, loay hoay, huỵch.[66,233] b) Đố về con cò: (76) Chân đen mình trắng Đứng nắng giữa đồng.[66,210] c) Đố về bàn chân – một bộ phận của người và động vật (77) Đi nằm, đứng nằm, ngồi nằm, nằm thì đứng.[66,558] Tư thế con chó khi đứng lại thấp, lúc ngồi lại cao vì cái đầu nhô lên. Con cò muốn rình bắt cá phải đứng giãi nắng ngoài đồng. Còn bàn chân, khi đi, khi đứng, khi ngồi bàn chân đều nằm trên mặt đất nhưng khi chúng ta nằm thì bàn chân lại dựng đứng lên. Nếu không có sự am hiểu về loại động vật này sẽ không thể ra lời đố với những từ ngữ miêu tả về chúng như vậy. d) Đố về con chuồn chuồn: Câu đố về con chuồn chuồn dưới đây cũng căn cứ vào sự hiểu biết về giống sinh vật biết bay này theo cơ chế miêu tả, làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của chúng. (78) Con gì cánh mỏng đuôi dài Lúc bay lúc đậu cánh thời đều giương.[66,275] Chuồn chuồn bất kể lúc bay hay đậu hai cánh mỏng của chúng đều giương ra, không cụp cánh giấu vào thân mình như các côn trùng khác như cánh cam, bọ dừa. Con chó trước khi nằm bao giờ cũng loay hoay đi vài vòng rồi nằm xuống đánh cái huỵch Như vậy, qui tắc chiếu vật biểu hiện ở chỗ người nghe căn cứ vào các tín hiệu ngôn ngữ trong diễn ngôn để qui chiếu chúng vào một đối tượng cụ thể.Vật đố là cái đã biết đối với người ra đố nhưng cũng có thể là cái chưa biết đối với người đoán giải. Do đó, người phát phải căn cứ vào các đặc điểm của cuộc giao tiếp để xây dựng biểu thức ngôn ngữ chiếu vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Không chỉ căn cứ vào qui tắc chiếu vật, người ra đố còn kết hợp cả những lý thuyết về biện pháp tu từ trong quá trình xây dựng câu đố. Đây cũng là căn cứ tiếp theo mà chùng tôi đề cập tới trong luận văn này. 3.1.1.4. Căn cứ vào tri thức về các biện pháp tu từ kết hợp với tri thức về các sự vật – hiện tượng trong thế giới hiện thực Cũng như các tri thức ngô ngữ khác đã nói ở trên, sự hiểu biết về lý thuyết các biện pháp tu từ cũng là một trong những cơ sở để xây dựng câu đố. Để thêm hấp dẫn và để người nghe khó đoán, người ra đố đã dùng lối diễn đạt vòng vo, lắt léo và lạ hoá hình ảnh thực, khoác lên sự vật một lốt khác với lốt vốn có của nó nhưng không làm mất đi nét bản chất của sự vật. Lời đố gián tiếp được xây dựng trên cơ sở này bằng cách sử dụng những ẩn dụ, hoán dụ, so sánh. Lắt léo hơn nữa là những sự nghịch lý, những cái quái dị, cái tục cũng được vận dụng trong câu đố. Chẳng hạn: a) Dựa vào lý thuyết biện pháp tu từ so sánh và sự hiểu biết về các sự vật trong thực tế Biện pháp tu từ so sánh được xây dựng theo cơ chế dựa vào sự giống nhau về một số thuộc tính như màu sắc, hình dáng, kích thước, chức năng, tác dụng của sự vật (ở đây là vật đố và vật được đem ra so sánh để xây dựng câu đố). Dưới đây là một loạt ví dụ về câu đố được xây dựng căn cứ vào tri thức về biện pháp tu từ so sánh: Ví dụ (79): a) Vừa bằng hạt máu Sáng suốt sáu gian nhà. (Ngọn đèn)[66,491] b) Vừa bằng lá dông Trăm công ngàn việc Một mình đảm đương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- (Bàn tay)[66,575] c) Mình đen như quạ, da trắng như bông Giữa thắt cổ bồng, đít đeo nồi nước. (Chõ xôi)[66,485] b) Dựa vào lý thuyết về biện pháp tu từ ẩn dụ và tri thức về các sự vật, các loài động vật Ví dụ (80) a) Một đàn gà trắng phau phau Đem nhảy xuống ao thành bầy gà đỏ (Bánh rán)[66,454] b) Một chổi mà quét hai hè Quét đi, quét lại, lại đè lỗ trôn. (Đuôi trâu)[66,250] Ẩn dụ là một kiểu so sánh ngầm. Ở các ví dụ (79)(80), giữa vật đem ra đố và vật đem ra để so sánh có nét tương đồng. Đó là sự tương đồng về hình dáng, kích cỡ, màu sắc và chức năng được thể hiện trong bảng 3.2 sau đây: Bảng 3.2: Nét tƣơng đồng giữa vật đem ra đố và vật đem ra so sánh Nét giống nhau Ví Vật đem Vật đem ra Hình kích Màu Chức dụ ra đố so sánh dáng cỡ sắc năng 79a Ngọn đèn Hạt máu + 79b Bàn tay Lá dông + 79c Chõ xôi Quạ, bông + 80a Bánh rán Đàn gà trắng + 80b Đuôi trâu Cái chổi + Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- c) Dựa vào lý thuyết về biện pháp tu từ chơi chữ và tri thức về các sự vật, các loài động vật Người ra đố đã vận dụng linh hoạt tiềm năng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo ra những liên tưởng bất ngờ bằng cách chơi chữ. Ví dụ (81): a) Đem thân che gió cho người Rồi ra mang tiếng là người chả khôn. (Cái giại)[66,314] b) Danh bất thiện, tính bất lương Làm giặc tứ phương, ắt phường tiểu tốt. (Con ác)[66,207] c) Khi đi cưa ngọn, Khi về cũng cưa ngọn. (Con ngựa)[66,244] + Trường hợp (a) là chơi chữ đồng âm: "Chả khôn" có nghĩa là dại. Dại và giại có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Dại khi là tính từ có nghĩa là thiếu khôn ngoan, còn giại là danh từ chỉ cái đồ dùng hình tấm bằng tre nứa hoặc bằng gỗ đặt ở hiên để che nắng gió. + Trường hợp (b): chơi chữ theo kiểu đồng nghĩa: ''bất thiện",“bất lương” =“ác”. + Trường hợp (c): chơi chữ theo kiểu nói lái:“cưa ngọn” nói lái thành “con ngựa”. Những phân tích trên cho thấy sự lạ hoá của hình ảnh đố bắt nguồn từ các biện pháp tu từ. Muốn thử tài người chơi, người ra đố bằng cách này hay cách khác tạo những lời đố vừa đẹp, vừa đạt đích giao tiếp. Có thể nói đây cũng là một cách làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn trong lối diễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- đạt của mình, như một lời nhận xét sau:“Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” [33,4]. * Tiểu kết Tóm lại, để xây dựng câu đố về tự dạng chữ viết, về cấu trúc âm tiết tiếng Việt hay để lạ hoá hình ảnh vật đố, người ra đố phải cứ vào những tri thức thuộc lĩnh vực ngôn ngữ (đặc biệt là tri thức tu từ học) và sự hiểu biết về thế giới khách quan. Sự kết hợp giữa tri thức ngôn ngữ và tri thức về đời sống trong mỗi câu đố sẽ làm cho hình ảnh đố vừa quen lại vừa lạ. 3.1.2. Căn cứ vào những tri thức nền khác Tri thức nền là tất cả những tri thức về hiện thực, bao gồm cả những tri thức về tự nhiên và xã hội mà con người lấy làm hệ qui chiếu cho phát ngôn, diễn ngôn. Một cuộc giao tiếp chỉ có thể hình thành và diễn tiến khi các nhân vật giao tiếp có những hiểu biết chung. Ở đây, tri thức nền chính là tiền giả định bách khoa. Để xây dựng câu đố, người đưa ra lời đố phải nắm được những tri thức nền này. 3.1.2.1. Dựa vào tri thức lịch sử Rất nhiều câu đố, đặc biệt là đố về các hiện tượng lịch sử nhất thiết người ra đố và người giải đố phải nắm được tri thức lịch sử. Thường dấu ấn lịch sử được tô đậm và đọng lại ở những cá nhân tiêu biểu. Một số câu đố cho thấy nếu không nắm rõ tiểu sử, đặc điểm nhân cách, những biến cố lớn trong cuộc đời họ thì lời đố không đạt tính chính xác, sát thực. Trong tư liệu khảo sát về câu đố, có thể thấy hầu như toàn bộ các triều đại được tái hiện lại khá sinh động. Từ thuở xa xưa, thời vua Hùng dựng nước đến triều đại cuối cùng của nhà Nguyễn. Dưới mỗi triều đại đều có những con người anh hùng lập nhiều chiến công hiển hách làm rạng danh đất nước. Tri thức nền thuộc lĩnh vực lịch sử thể hiện trong câu đố như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Trước hết, lịch sử ghi dấu ở những cá nhân tiêu biểu của từng thời đại với những sự kiện, biến cố trong cuộc đời họ mà những sự kiện này liên quan tới lịch sử nước nhà. Ví dụ, đã có hàng loạt câu đố về hai Bà Trưng ra đời, tiêu biểu như: (82) Thù chồng nợ nước hỏi ai Đuổi quân tham bạo, diệt loài xâm lăng Mê Linh nổi sóng đất bằng Hát Giang ghi dâú hờn căm đến giờ. (Hai Bà Trưng)[66,658] Câu đố này đều nêu lên dấu tích chủ yếu của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng như địa danh Mê Linh (quê hương của hai Bà đồng thời là kinh đô thời Trưng Nữ Vương), địa danh Sông Hát (nơi hai bà lập nhiều chiến công và cũng là nơi hai bà tuẫn tiết), tên tướng giặc Tô Định (tên Thái thú đã giết chết Thi Sách - chồng của Trưng Trắc). Hai Bà Trưng được sử sách đời đời nghi nhớ công ơn. Cùng là phận nữ nhi, sau thời Hai Bà Trưng có một nhân vật cưỡi voi dữ đánh quân Ngô, đó là Bà Triệu: (83) Đầu voi phất ngọn cờ vàng Làm cho nữ giới vẻ vang oai hùng Quần thoa mà giỏi kiếm cung Đạp luồng sóng dữ theo cùng bào huynh (Bà Triệu)[66,657] Lời đố là bảng tóm tắt đầy đủ về người nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh cưỡi voi chiến đấu cùng người anh Triệu Quốc Đạt. Đặc biệt, câu đố có ý “đạp luồng sóng dữ” nhắc tới một câu nói nổi tiếng của bà: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người.”[2,39] . Lời đố về Ngô Quyền: (84) Đố ai trên Bạch Đằng Giang Làm cho cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời Phá quân Nam Hán tơi bời Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên. (Ngô Quyền) [66,644] Câu đố nhắc đến chiến công đánh tan quân Nam Hán của người anh hùng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Lịch sử ghi lại việc ông dẫn dắt cả một đoàn binh thuyền của địch vào trận địa cọc bịt đầu sắt được bố trí sẵn trên sông Bạch Đằng. Nói tới Đinh Bộ Lĩnh, không đặc điểm gì in sâu trong tâm khảm người Việt bằng chuyện chăn trâu, dựng cờ lau tập trận của vị Vạn Thắng Vương này: (85) Vua nào thuở bé chăn trâu Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành Sứ quân dẹp loạn phân tranh Dựng nền thống nhất, sử xanh còn truyền. (Đinh Tiên Hoàng)[66, 634] Đinh Bộ Lĩnh - người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng là người lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. Khi cha mất, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở. Những ngày sống ở quê, trong những lúc đi chăn trâu, Đinh Bộ Lĩnh thường bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước rồi lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên, nhờ trí thông minh, vừa có khí phách lại có tài thao lược, thấy nhân dân khổ vì loạn 12 sứ quân ông dựng cờ khởi nghĩa. Năm Mậu Thìn (968), sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân qui giang sơn về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Đố về người anh hùng Phạm Ngũ Lão: (86) Đố ai đan sọt giữa đàng Giáo đâm lủng vế rõ ràng không hay? (Phạm Ngũ Lão)[66,649] Câu đố dựa trên sự kiện lịch sử khi Hưng Đạo Vương đưa quân đi tập trận tắt đường qua làng Phù ủng (quê của Ngũ Lão) để về Thăng Long. Dân chúng dẹp sang hai bên đường cho quân trẩy qua, chỉ riêng một chàng trai đầu để trần, mặc áo rách ung dung ngồi xếp bằng tròn vót nan đan sọt. Quân lính thét! Người đó không tránh! Bị đâm 3 mũi giáo vào đùi, người ấy vẫn không nhúc nhích. Hành động của người anh hùng trẻ tuổi ấy thể hiện hào khí Đông A. Với người anh hùng Trần Bình Trọng: (87) Tước vương đất Bắc nào thèm Mà quân xâm lược hầu đem dụ người Dù quỷ Nam vẫn vui tươi Đền ơn Tổ quốc thoả đời làm trai. (Trần Bình Trọng)[66,653] Câu đố đưa ra chi tiết “dù qủy Nam vẫn vui tươi ” liên quan tới một câu nói nổi tiếng của ông. Khi bị giặc Nguyên bắt ông không chịu ăn. Giặc hỏi việc nước, ông không trả lời. Cuối cùng chúng dụ dỗ :“Có muốn làm vương đất Bắc không?”.Trần Bình Trọng khảng khái:“Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”[ 24,250]. Một nữ tướng bất khuất, kiên cường trong lịch sử trung đại không kém Trưng Trắc, Trưng Nhị hay Bà Triệu, đó là nữ tướng Bùi Thị Xuân: (88) Vì nhà vì nước giao tranh Thanh gươm, yên ngựa, phá thành, đốc quân Sa cơ nào quẩn tấm thân Mặc voi dày xéo, chết gần chồng con. (Bùi Thị Xuân)[66, 631] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Chi tiết “mặc voi dày xéo chết gần chồng con” muốn nói tới bản lĩnh cứng cỏi của người phụ nữ họ Bùi trước hành động trả thù dã man của vua Gia Long. Giáo sĩ Bissachère – người đã mục kích được cuộc hành hình dã man này đã kể lại trong cuốn ký sự “Relation sur le Tonkin et la Cochinchine" xuất bản năm 1802 như sau: “Bùi Thị Xuân không đổi sắc, tiến đến trước con voi như chọc tức nó. Mấy tên võ quan ra lệnh bắt bà quỳ xuống. Bà cứ thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại. Lính cầm giáo thọc vào đùi voi, con vật xông lên giương vòi quắp lấy bà tung lên trời. Bùi Thị xuân tắt thở ”. Theo ghi chép của tác giả Quỳnh Cư [3,535] thì bà bị chết thiêu theo lệnh Nguyễn Ánh vì lệnh dùng voi hành hình không thành. Còn theo Thiên Nam nhân vật chí thì Bà bị lăng trì và đốt cháy cả thi hài. Tuy vậy, trong đa số các cuốn sử chính thống hiện đại thì cái chết của Bà có chi tiết như Bissachère mô tả. Thứ hai, lịch sử không chỉ ghi dấu ở những cá nhân tiêu biểu mà nó còn lưu giữ ở những địa danh cụ thể. Câu đố ngoài việc phản ánh cá nhân tiêu biểu của lịch sử còn phản ảnh cả những địa danh nơi ghi dấu những chiến công hiển hách. Đó là: sông Bạch Đằng, Gò Đống Đa, Ải Chi Lăng v.v Sông Bạch Đằng - chứng nhân lịch sử - từng chứng kiến biết bao chiến thắng giòn giã của dân tộc Việt Nam đã ghi trong câu đố: (89) Giữa dòng từng cắm cọc lim Mấy đời thuyền giặc tan chìm nơi đây. (Sông Bạch Đằng)[66,627] Là gò Đống Đa: (90) Nơi nào gần chốn kinh đô Thây giặc chết, chất thành gò đống cao. (Gò Đống Đa)[66,622] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên