Luận văn Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây

pdf 81 trang ngocly 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_bien_doi_khi_hau_vung_trong_diem_trong_lua_cua_tinh.pdf

Nội dung text: Luận văn Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây

  1. LUẬN VĂN: Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây
  2. Lời mở đầu Nghệ An là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải miền Trung nước ta với đặc điểm địa hình đặc biệt đã tạo nên cho nơi đây những đặc trưng khí hậu riêng biệt là một vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và có gió Tây khô nóng vào mùa hè Điều khiện khí hậu đặc biệt này đã tạo cho Nghệ An những thuận lợi nhất định và cũng không ít khó khăn. Thêm vào đó khí hậu từ sau thời kì Tân Băng Hà (1550-1580) diễn biến rất phức tạp, đáng chú ý là từ sau thời kì tiền công nghiệp khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang nóng lên, ngày càng rõ rệt. Không nằm ngoài quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, tính chất và mức độ biến đổi của khí hậu ở tỉnh Nghệ An vừa phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạm vi toàn thế giới, vừa phản ánh tính bất ổn định của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong khi đó thực tiễn sản xuất nông nghiệp đã phản ánh giữa được giữa ‘đất, nước, khí hậu & cây trồng’ có một mối quan hệ hữu cơ đặc biệt. Riêng đối với khí hậu, thời tiết từng năm từng vụ với năng suất sản lượng cây trồng có thể thấy một mối quan hệ ‘nhân quả’ khá đậm nét. Tuy nhiên, cho đến nay những hiểu biết tường tận về mối quan hệ này còn nhiều hạn chế . Nhất là trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động như hiện nay việc nghiên cứu kỹ lưỡng biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa nó và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với việc sản xuất lúa: một loại cây lương thực chính, là một việc cấp thiết để phục vụ cho công tác sản xuất và chiến lược phát triển lâu dài. Nhận thấy đây là một hướng nghiên cứu lý thú, trong phạm vi kiến thức khí tượng nông nghiệp em quyết định đi sâu vào “Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An và tác động của nó đến sản xuất lúa”. Nội dung đề tài bao gồm các phần sau: Chương 1 : Đặc điểm địa lý tự nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An Chương 2 : Biến đổi khí hậu vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm trở lại đây
  3. Chương 3 : Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An Chương 4 : Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững cho cây lúa tỉnh Nghệ An Chương 1 đặc điểm địa lý tự Nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An 1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên. 1.1.1.Vị trí địa lý. Nghệ An nằm giới hạn trong khoảng từ 18,5-20,10 vĩ Bắc. Nghệ An quanh năm đều có mặt trời ở cao trên đường chân trời (thấp nhất trong mùa đông cung 50 độ, cao nhất trong mùa hè cũng là 90 độ). Nhờ đó mà nhận nguồn năng lượng mặt Trời nhiều.
  4. Cũng do ở vĩ độ thấp nên các đợt không khí lạnh (KKL) từ lục địa cực đới Sibêri tràn về, khi đến Nghệ An vì đã trải qua một chặng đường dài hàng ngàn km, nên khối KKL đã biến tính sâu sắc: Từ chỗ lạnh và khô ở nơi xuất phát đến đây ít khô và ít lạnh hơn. Mặt khác, do vị trí địa lý Nghệ An tiếp giáp với vịnh Bắc bộ nên được biển thấm ướt, không khí ẩm hơn. Vì vậy vào mùa đông ở Nghệ An ấm & ẩm hơn miền Bắc. Bảng1.1. Số ngày có các loại hình thời tiết khác nhau ở Hà Nội và Vinh trong các tháng mùa đông ( từ tháng 11 đến tháng 3 )[1] Số Lạnh khô Lạnh ẩm Nồm ẩm Nóng ngày vùng Hà Nội 28 20 20 21 Vinh 11 37 41 25 Ghi chú: - Một ngày được gọi là lạnh khô khi : T 80% - Một ngày được coi là nồm ẩm khi: T >200C; r >80% - Một ngày được coi là nóng khi : T >250C T : Nhiệt độ không khí trung bình r :Độ ẩm tương đối của không khí trung bình 1.1.2.Đặc điểm địa hình. 1.1.2.1. Nghệ An có dãy Trường Sơn án ngữ ở phía Tây và bờ biển ở phía Đông.
  5. Dãy Trường Sơn là một khối núi đồ sộ ở bán đảo Đông Dương chạy theo biên giới Việt_ Lào, nó vừa là biên giới tự nhiên giữa hai nước vừa ranh giới khí hậu của hai khu vực. ở Nghệ An, dãy Trường Sơn chạy theo hướng Tây Bắc _ Đông Nam đối lập hoàn toàn với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió Tây nam trong mùa hè, nên gây ra hiệu quả đáng chú ý nhất là: Trong mùa đông : gió mùa Đông bắc về khu vực Nghệ An thì gặp phải dãy Trường Sơn, trong đó có những nhánh đâm ngang ra biển nên buộc lòng các khối không khí phải đi lên sườn núi. Khi dòng khí này tràn về mạnh thì nó có thể tràn qua các dãy núi này để tràn vào Bình _Trị _Thiên, thậm chí vượt cả đèo Hải Vân để vào cả Nam Trung Bộ. Nhưng đa số trường hợp thì nó thường tĩnh lại ở đây và gây ra hiệu ứng mưa trước núi. Cho nên ở Bắc bộ khi gió mùa đông Bắc tràn về, nhất là thời kì đầu mùa (tháng 11 đến trung tuần tháng Giêng), trời nhiều mây hoặc chỉ có mưa nhẹ, tuy không bằng Kỳ Anh (Hà Tĩnh ) nhưng Nghệ An nằm trong hậu phương không khí lạnh nên có mưa khá nhiều. Đặc biệt, khi gió mùa Đông Bắc tràn về ở đây lại có bão hoặc áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào phía Nam thì mưa lại càng lớn. Đó là lý do mà mùa mưa ở Nghệ An bị kéo dài và kết thúc muộn vào tháng 11, tháng 12. Bảng 1.2. Lượng mưa (mm) 2 tháng đầu mùa đông ở một số nơi [1] Vùng Hà Nội Thanh Hoá Vinh Kỳ Anh Lượng mưa Tháng11 43 69 173 428 Tháng 12 23 28 71 201 Trong mùa hè: gió mùa Tây Nam thường thổi từ ấn Độ Dương tới, sau khi đã trải qua một chặng đường dài của vùng lục địa Thái Lan, Lào làm mất một phần hơi ẩm, khi qua dãy Trường Sơn sang đến Việt Nam dưới tác dụng của dòng giáng , khối không khí này trở nên khô và nóng. Vì gió có hướng Tây Nam hoặc Nam Tây Nam lại thổi từ Lào sang, nên người dân thường gọi là gió Nam Lào, hay bão Lào (vì gió Lào có khi lên đến
  6. cấp 7 & cấp 8), trong chuyên môn gọi đó là gió Tây khô nóng. Do gió Tây khô nóng mà mùa mưa ở Nghệ An bị gián đoạn. Sau kỳ mưa tiểu mãn vào tháng 5, đến tháng 6, tháng 7 gió Lào bắt đầu thịnh hành thì lượng mưa giảm hẳn. Cho nên, biến trình mưa năm ở Nghệ An thường có hai đỉnh. Trong khi đó ở Bắc Bộ & Thanh Hoá ít bị ảnh hưởng của gió mùa Tây nam nên biến trình mưa chỉ có một đỉnh. Bảng1.3. Lượng mưa (mm) 4 tháng (4,5,6,7) ở một số nơi [1] vùng Hà Nội Thanh Hoá Vinh Kì Anh lượng mưa Tháng4 90 58 64 76 Tháng5 188 142 133 133 Tháng6 240 198 120 127 Tháng7 288 192 118 141 1.1.2.2. Bờ biển Nghệ An. Kéo dài ở phía Đông với chiều dài gần 90 km cũng là một yếu tố địa lý chi phối khí hậu, thời tiết khá mạnh mẽ, nó có tác dụng điều hoà khí hậu rộng lớn trên lục địa. Chính vì thế mà ngay trong trong những tháng khô hạn nhất độ ẩm ở Nghệ An Trung bình vẫn trên 70% và mùa hè cũng không giảm nóng so với nguồn năng lượng khổng lồ mà mặt trời toả xuống, còn mùa đông cũng không giá lạnh như đã nói ở trên 1.1.2.3. Nhìn tổng thể địa hình Nghệ An có 3 vùng rõ rệt : vùng núi, trung du và đồng bằng. Dọc theo biên giới Việt Lào có nhiều núi cao điển hình như Phu Hoạt (2452m), Phũalaileing(2711m) tạo nên vành đai đồ sộ. Vùng núi thấp và trung du rộng lớn nối liền giữa miền núi và đồng bằng địa hình khá phức tạp có nhiều đồi và núi thấp.Vùng đồng bằng ven biển nhỏ hẹp lại có những ngọn núi đâm sát ra biển. Cho nên, tạo thành những vùng tiểu khí hậu. Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình và hình thái địa mạo, khí hậu Nghệ An có sự phân hoá mạnh mẽ và có những nét đặc thù riêng.
  7. Do vị trí địa lý và địa hình đặc thù đã tạo cho Nghệ An một sự phong phú và đa dạng về khí hậu. Ngoài quy luật chung của khí hậu Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh thì Nghệ An còn có những đặc điểm riêng và những vùng tiểu khí hậu như: Vùng Trung tâm rét lạnh Phủ Quỳ, dãi khô hạn Tương Dương, trung tâm mưa lớn Môn Sơn – Châu Quê 1.2.Đặc điểm khí hậu tỉnh Nghệ An Do tính chất nghiên cứu đặc điểm khí hậu Nghệ An ảnh hưởng đến sản xuất lúa, nên trong khi xem xét các quy luật khí hậu của tỉnh tôi chỉ đặc bịêt quan tâm đến quy luật khí hậu của từng vụ lúa chính ở một vài vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh – vùng đồng bằng ven biển: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Vinh. 1.2.1. Đặc điểm khí hậu vụ lúa Đông Xuân Gieo cấy từ tháng 12 năm trước và thu hoạch vào tháng 6 năm sau. Diện tích gieo cấy khoảng 80-81 ngàn ha, chủ yếu ở những nơi chủ động nước, tập trung lớn nhất ở 3 huyện Đô lương, Quỳnh Lưu, Vinh. Đây là vụ lúa được gieo trồng trong điều kiện thời tiết tương đối ổn định và có năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên cây lúa gieo cấy vào vụ này cũng gặp không ít điều kiện bất lợi như giá rét lúc gieo cấy, gió Tây khô nóng khi lúa trổ chín. 1.2.1.1.Nhiệt độ trong vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong vụ Đông xuân yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thời vụ và cơ cấu cây trồng là nhiệt độ. Gặp năm ấm vào đầu vụ mạ chóng già phải bỏ đi gieo cấy lại, nếu ẩm liên tục lúa sẽ phát triển rất nhanh, trỗ sớm gặp rét tháng 4 năng suất thấp (năm 1990 - 1991). Ngược lại nếu rét vào đầu vụ mạ và lúa mới cấy bị chết làm cho chi phí sản xuất tăng cao, song đến khi lúa trổ sẽ gặp thuận lợi cho năng suất cao nhưng lại làm trễ vụ Hè thu. Cho nên ta cần chú ý nhiều đến nhiệt độ trong vụ sản xuất này. Trước hết, đó là sự dao động về ngày bắt đầu và kết thúc mùa lạnh. Mùa lạnh là các ngày có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 oC. Một cách ổn định thì ở vùng đồng bằng ven biển thường bắt đầu từ cuối tuần 3 tháng 11 của năm trước và kết thúc vào trung tuần tháng 3 năm sau. Vùng núi
  8. mùa lạnh ngắn hơn đồng bằng do không khí lạnh cuối mùa ít có khả năng xâm nhập tới đây, trong khi đó luồng không khí phía tây lại khống chế. Mùa lạnh bắt đầu và kết thúc vào những thời kỳ đã nêu trên nhưng cũng có những năm mùa lạnh lại bắt đầu sớm hơn trung bình đến 1 tháng và kết thúc muộn hơn một thời gian tương tự. Còn thời gian xảy ra tháng rét nhất trong mùa lạnh thì có năm xảy ra vào đầu mùa, có năm giữa mùa và cũng không ít năm xảy ra vào cuối mùa. Thông thường những năm có rét đậm thì nhiệt độ trung bình có thể thấp hơn 1 vài độ so với nhiệt độ trung bình nhiều năm và những năm ấm thì nhiệt độ cũng cao hơn nhiệt độ trung bình nhiều năm một trị số tương tự. Vụ đông xuân ở Nghệ An kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau bao gồm toàn bộ mùa lạnh và thời gian chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh, từ mùa lạnh sang mùa nóng. Với thời gian kéo dài lại bao gồm nhiều thời kỳ khác nhau mà biến đổi thời tiết diễn ra trong vụ rất phức tạp. Đặc biệt nhiệt độ không khí trong vụ đông xuân có những biến động rất lớn. Những hiện tượng rét, rét đậm, rét hại mà kéo dài trong nhiều ngày có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sản lượng cây trồng vật nuôi. Nhiệt độ trung bình tháng đầu vụ ở các nơi đều đạt 20,6 – 21,5 oC, tháng cuối vụ các nơi đạt trên 20 oC. Tháng một là tháng chính đông. Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối các tháng đầu đến giữa vụ đông xuân phổ biến từ 33,5 – 38 oC, các tháng cuối vụ là 38 - 40 oC. Trong vụ Đông xuân ở Nghệ An vẫn có những ngày nắng nóng nhiệt độ cao. Những năm thời gian có nhiệt độ cao tạo điều kiện cho cây lúa, cây ngô phát triển nhanh. Đặc biệt thời gian đầu vụ mà nắng ấm kéo dài, nhiệt độ cao thì gây ra mạ già, mạ ống như vụ đông xuân năm 1997 – 1998. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trong nhiều năm xẩy ra chủ yếu vào tháng 1. ở vùng núi Nghệ An vào tháng 12 – tháng 1 hàng năm vẫn có những ngày xảy ra băng giá, nhiệt độ hạ xuống rất thấp, có những năm đã xuống dưới 0 oC. Đặc biệt ngày 2/1/1974 Nhiệt độ không khí tuyệt đối đã xảy ra trị số thấp lịch sử (từ -0,3 đến – 0,5 oC ) ở vùng núi cao và các nơi khác nhiệt độ xuống dưới 5,7 oC. Biên độ nhiệt độ ngày trong vụ đông xuân ở Miền núi từ 7,9 - 9 oC, trung du 7,2- 7,5 oC, đồng bằng 5,2 – 5,6 oC.
  9. Bảng1.4. Nhiệt độ ( oC) trung bình các tháng vụ Đông xuân. Tháng XI XII I II III IV TB vùng Quỳnh lưu 21,5 18,7 17,4 17,9 20,2 23,7 19,9 Đô lương 21,5 18,7 17,6 18,2 20,7 24,3 20,2 Vinh 21,5 18,7 17,5 17,9 20,4 24,0 20,0 1.2.1.2. Lượng mưa trong vụ đông xuân. Tổng lượng mưa trong vụ đông xuân phân bố không đều theo không gian một cách rõ rệt :Vùng núi phía Tây Nam ( Kỳ sơn,Tương Dương ) phổ biến từ 160-200mm, vùng Tây Bắc từ 200-250 mm,vùng trung và hạ lưu sông Cả từ 250-450mm. Tuy nhiên, tổng lượng mưa 6 tháng vụ Đông xuân chỉ chiếm từ 13-22% tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của các tháng trong vụ đông xuân có sự biến động lớn, năm mưa nhiều có thể gấp hàng chục lần năm mưa ít. Trong tháng 11 là tháng bắt đầu mùa lạnh, lượng mưa trung bình của vùng núi đạt từ 40-70 mm, vùng trung du và đồng bằng ven biểntừ 70-150mm. Đáng chú ý là lượng mưa của nửa đầu tháng XI biến động lớn.Ví dụ: tại thành phố Vinh, lượng mưa trung bình nhiều năm tuần 1 tháng 1 là 68mm, nhưng lượng mưa cùng thời kỳ vào năm 1976 lên tới 405 mm, ngược lại có năm chỉ đạt dưới 1mm (1993 - 1994). Tháng 12: Mưa giảm xuống đáng kể vùng núi từ 10-20mm,vùng đồng bằng phổ biến từ 30-50mm. Từ tháng 1đến tháng 3: là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt, lượng mưa hàng tháng từ 15- 45mm, riêng vùng Tương Dương và Kỳ Sơn có lượng mưa ít hơn. Hạ tuần tháng 3 bắt đầu đã có những trận mưa rào và dông nên lượng mưa đã tăng lên rõ rệt. Tháng 4: là tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng, thời kì này có nhiễu động thời tiết xẩy ra mưa lớn . Cho nên lượng mưa tăng lên nhiều so với các tháng trước. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất trong năm có khả năng xẩy ra từ tháng11- 3, vùng núi xẩy ra từ tháng 12 với tần suất từ 24- 42%, xẩy ra vào tháng 1 với tần suất thấp hơn. Bảng1.5: Lượng mưa (mm) trong các tháng vụ Đông Xuân XI XII I II III IV R vụ Rnăm Tỷ
  10. Tháng lệ(%) vùng Quỳnh Lưu 89.7 31.7 22.1 25.0 28.4 58.6 255.5 1592.5 16.0 Đô Lương 109.3 36.2 31.4 32.6 38.1 83.3 330.9 1804.0 18.3 Vinh 173.0 70.7 54.8 43.4 47.9 63.3 453.1 2079.8 21.8 1.2.1.3.Nắng vụ Đông Xuân. Tổng số giờ nắngtrong vụ Đông xuân phổ biến từ 530-600 giờ nắng chiếm 31-39% số giờ nắng trong năm. Nhìn chung số giờ nắng các tháng đầu và cuối vụ nhiều hơn các tháng giữa vụ. Trong vụ Đông Xuân nắng có đặc điểm là ít gay gắt nên thuận lợi cây cối trong việc tích luỹ chất khô để hình thành sản lượng. Lượng mưa trong mùa này nhiều và màn mây thấp nên số giờ nắng ít Bảng 1.6. Số giờ nắng trung bình trong vụ Đông Xuân Tháng XI XII I II III IV Cả vụ Trạm Quỳnh Lưu 127.1 115.6 88.9 55.7 75.8 134.7 597.7 Đô Lương 110.2 106.3 80.5 50.4 77.5 126.4 551.3 Vinh 104.3 91.0 76.6 50.3 72.5 133.9 528.6 1.2.1.4.Những bất lợi của thời tiết vụ lúa Đông Xuân. Vào đầu vụ đông xuân, do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc nhất là các đợt gió mạnh đã gây ra nhưng hậu quả nặng nề cho thời vụ Đông Xuân. Hậu quả đầu tiên phải kể đến là những đợt rét đậm , rét hại. Trời rét là những ngày có nhiệt độ xuống dưói 20 oC. Thực tế cho thấy khi nhiệt độ ổn định trên 15 oC thì mạ xuân và lúa xuân mới cấy có thể phát triển ổn định. Rét đậm là những ngày có nhiệt độ xuống dưới 15 oC. Số ngày nhiệt độ trung bình giảm xuống 15 oC. trong vụ đông Xuân ở vùng đồng bằng là 16- 22 ngày , xẩy ra nhiều nhất trong tháng 1:7-9 ngày.
  11. Rét hại là những ngày có nhiệt độ trung bình xuống dưới 13 oC.Các đợt rét hại xẩy ra chủ yếu từ tuần thứ 2 tháng 12 đến hết tháng 2. Trong đó đặc biệt tuần thứ 2 tháng 1 đến tuần 1 tháng 2. Đây là thời kì gieo mạ không an toàn. Vì vậy cần gieo mạvào thời vụ để nó phát triển đến 3 lá trước tuần 1 tháng 1 ,hoặc gieo sau tuần 1 tháng 2 (gieo mạ bổ sung do rét bị chết). Số ngày có nhiệt độ 13oC, trung bình nhiều năm ở vùng đồng bằng 1-8 ngày. Nếu rét vào đầu mùa mạ và cây lúa mới cấy dễ bị chết cóng làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, nếu gặp năm ấm vào đầu vụ mạ chóng già phải bỏ đi gieo cấy lại, nếu ấm liên tục lúa phát triển nhanh, trỗ sớm gặp rét tháng 4, cho năng suất thấp(1990_1991). Hanh heo cũng là một hậu quả của không khí lạnh. Đặc trưng của những ngày có hanh heo là ban ngày trời vẫn nắng nhưng nhiệt độ hạ thấp, ban đêm trời quang mây, giá lạnh, độ ẩm nhỏ. Nếu thời gian hanh heo kéo dài gây hạn hán nghiêm trọng cho vụ đông xuân. Vào tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau thường xẩy ra hiện tượng ánh sáng quá yếu do trời âm u kéo dài (hiện tượng nhiều mây, mưa phùn, ẩm ướt ).Trung bình mỗi năm ở vùng đồng bằng ven biển có đến 20-41 ngày mưa phùn. Hậu quả của việc thiếu ánh sáng là làm cho cây lúa quang hợp yếu, đặc biệt làm cho sâu bệnh phát triển và gây hại, nhất là bệnh đạo ôn trên lúa. 1.2.2.Đặc điểm khí hậu vụ lúa Hè thu Gieo trồng vào tháng 5, thu hoặch vào tháng 9. Đây là vụ mới được hình thành từ năm 1981-1982 _tiền thân của nó là lúa chạy lụt. Sau khi có tiến bộ kĩ thuật về giống cây trồng: có giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chịu nắng nóng thích ứng rộng, để thu hoạch trước 15/9. Từ khi hình thành vụ hè thu, cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong năm được thay đổi cơ bản theo hướng tích cực, né tránh điều kiện bất lợi của thời tiết. Vụ Hè thu không chỉ dừng lại ở mục tiêu né tránh mà thực sự trở thành một vụ sản xuất chính trong năm, một vụ hè thu thâm canh và toàn diện, quy mô năng suất và sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước. Bảng 1.6. Kết quả sản xuất hè thu từ năm 1981-1999 [1]
  12. Thời kỳ Kết quả sản xuất hè thu So sánh năng sất lúa Diện Năng Sản lượng Lúa cả Lúa Lúa tích(ha) suất (Tấn) năm đông mùa (tấn/ha) xuân 81-85 19.166 22,01 42.181 +5,8 -18,8 +3,36 86-90 35.083 24,62 86.307 +9,7 -16,8 +7,23 91-95 43.976 29,34 129.013 +11,5 -8,6 +6,85 96-99 46.937 34,23 158.832 +4,6 -18,6 +7,64 1.2.2.1 Nhiệt độ không khí vụ Hè thu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhìn chung trong cả vụ hè thu nhiệt độ khá cao. Bốn tháng đầu và giữa vụ từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình ở vùng núi từ 27oC – 27,5oC, đồng bằng từ 27,5oC – 29,5oC. Nhiệt độ không khí trung bình trong vụ từ 26,7oC – 27,7oC. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất vào tháng 7 từ 28 oC – 29 oC. Riêng khu vực Vinh nhiệt độ trung bình nhiều năm tháng 7 đạt 29,6 oC cao nhất tỉnh. Đáng chú ý là ngay từ đầu vụ do ảnh hưởng của gió Tây nam khô nóng nhiệt độ tăng lên rất cao. So với tháng 4 nhiệt độ trung bình tháng 5 tăng lên từ 2 – 3,7 oC. Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối trong các tháng đầu vụ thè thu (từ tháng 5 đến tháng 7) ở khu vực miền núi và thành phố Vinh lên trên 40oC. Khu vực đồng bằng 38,5 oC - 40 oC. Nhiệt độ không khí tối cao nhiệt đối vào 3 tháng cuối vụ từ tháng 8 – tháng 10 đều dưới 40 oC. Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối chủ yếu xảy vào thời kỳ cuối vụ (tháng 10) với trị số từ 10,2 – 15oC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 7 – tháng 8 ở các địa phương đều trên 20 oC, cao nhất tại Đô Lương 22 oC. Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình các tháng trong vụ hè thu phổ biến từ 23 oC – 24,7 oC. Tháng có nhiệt độ tối thấp trung bình là tháng 10 từ 20,3 – 21,1 oC ở Miền núi, và 21,1 oC - 22 oC ở vùng đồng bằng ven biển. Tháng 10 là tháng đầu mùa lạnh gió mùa đông bắc thịnh hành cho nên nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 13 oC. Chênh lệch nhiệt độ tối thấp trung bình tháng đầu và cuối vụ là từ 2 – 2,8oC.
  13. Biên độ nhiệt độ ngày trong vụ hè thu là 8,8 – 9,8 oC vùng trung du là 7,8 – 8,4 oC và đồng bằng ven biển là 6,8 – 7 oC. Bảng1.7. Nhiệt độ (oC) trung bình các tháng vụ Hè thu. V VI VII VIII IX X Trung bình Tháng Địa Phương Quỳnh lưu 27,4 29,0 29,3 28,3 26,8 24,4 27,5 Đô lương 27,6 28,7 29,0 28,0 26,6 24,4 27,4 Vinh 27,7 29,4 29,6 28,6 26,8 24,3 27,7 !.2.2.2. Quy luật diễn biến mưa trong vụ Hè thu. Mùa mưa với vụ Hè thu do sự khống chế thường xuyên của các khối không khí có nguồn gốc từ biển.Vì vậy, lượng mưa trong mùa mưa đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng mưa năm. Tổng lượng mưa của các tháng mùa mưa ở các nơi thuộc vùng núi phía bắc của tỉnh phổ biến từ 1000-1500 mm, vùng đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh dao động từ 1600 – 1800 mm. Trong đó lượng mưa tập trung từ tháng 8-9-10 chiếm từ 55% đến 65% lượng mưa năm. Do lượng mưa trong mùa mưa gây nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế đặc biệt là đến sản xuất Nông nghiệp, nên ta cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn về qui luật diễn biến của chúng. Bảng 1.8. Lượng mưa tháng(mm) trong vụ lúa Hè Thu V VI VII VIII IX X R vụ R năm Tỷ lệ Tháng vùng Quỳnh 101.4 143.3 119.5 230.2 418.3 328.1 1340.8 1592.5 84.2 Lưu Đô Lương 152.1 145.2 148.2 249.3 415.3 363.2 1582.6 1804.0 87.7
  14. Vinh 132.4 119.3 115.6 220.3 527.8 511.4 1799.8 2079.8 86.5 Tháng 5: Bắt đầu của gió mùa mùa hạ , hai hệ thống thời tiết chính là áp thấp nóng phía Tây và lưỡi cao áp Thái Bình dương đã chi phối đến thời tiết của tỉnh vơí tần suất khá cao .Chính sự giao tranh giữa hai hệ thống thời tiết có nguồn gốc và bản chất vật lý khác nhau này đã tạo nên sự bắt đầu của mùa mưa trong tháng 5 tăng nhanh và khá đồng đều trên toàn tỉnh,(lượng mưa phổ biến từ 100-200 mm). Đây cũng là thời kỳ thường sinh ra lũ tiểu mãn. Tháng 6-7: ưu thế tuyệt đối thuộc về hệ thống áp thấp nóng phía Tây, hệ thống thời tiết phía đông giảm xuống mức thấp nhất. Đây là thời kỳ nắng nóng nhất trong năm, lượng mưa tháng đã giảm xuống rõ rệt ở các vùng trong tỉnh, các nơi khác thuộc vùng núi phía Tây do chịu ảnh hưởng chủ yếu của địa hình, nên trong thời gian này chiều tối và đêm có mưa rào và dông nhiệt Tháng 8:Là thời kỳ gió mùa mùa hạ thịnh hành, ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết phía Tây đã giảm đi rõ rệt, ưu thế thuộc về hệ thống thời tiết phía Nam, riêng hình thế rãnh nội chí tuyến chiếm tần suất từ 35-40%, đem lại lượng mưa khá lớn. Bão, áp thấp nhiệt đới đã hoạt động tăng dần, lưỡi áp cao Thái Bình Dương tăng cường và hoạt động mạnh. Tình hình nắng nóng đã dịu bớt, mưa đã nhiều hơn. Tháng 9-10:Tỉnh Nghệ An chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới Ngoài ra, trong các tháng này, không khí lạnh ở phía Bắc cũng đã ảnh hưởng từng đợt đến thời tiết của tỉnh. Song cũng trong các tháng này sự kết hợp của các nhân tố địa hình đã gây ra những đợt mưa lớn trên diện rộng sinh ra lũ lớn. Bảng1.9. Tỷ trọng mưa tháng so với lượng mưa năm(%) [1] IV V VI VII VIII IX X Tháng Địa phương Vinh 2.6 15.8 52.6 28.9 Đô Lương 2.6 5.3 13.2 50.0 28.9 Quỳnh Lưu 4.6 48.8 44.2
  15. Qua bảng 4 thấy tháng 9 là tháng có tỷ trọng mưa lớn nhất trong năm, chiếm từ 40% - 50% tổng lượng mưa cả năm . Các trận lũ lớn thường xẩy ra vào tháng này.Việc mùa mưa đến sớm hay muộn cũng ảnh hưởng đến sản xuất Nông nghiệp của tỉnh nếu mùa mưa đến sớm thường có thể gây ra mất mùa hoặc giảm năng suất cho vụ đông xuân, còn nếu đến muộn có thể ảnh hưởng đến triển khai vụ hè thu. ở các huyện đồng bằng ven biển - nơi là vựa lúa của tỉnh Nghệ An cũng nằm trong quy luật phân bố mưa của tỉnh, tuy nhiên về tần suất mưa vào tháng 7,8,9 còn lớn hơn các vùng khác. 1.2.2.3. Nắng trong vụ Hè thu. Trong mùa hè số giờ nắng nhiều gấp 2 lần số giờ nắng trong mùa đông. Tổng số giờ nắng trong vụ từ 1005 đến 1180 giờ. Trung bình mỗi tháng có 168-180 giờ. Tổng số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 với số giờ nắng lên tới 228.6 giờ ở Vinh. Vào cuối vụ tổng số giờ nắng có khuynh hướng giảm giần do xẩy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng. Tổng số giờ nắng ở đồng Bằng cao hơn miên núi. Tính chất nắng trong mùa hè là găy gắt và gây ra hệ quả xấu cho người và động thực vật. Bảng 1.11. Số giờ nắng trung bình trong vụ Hè Thu Tháng V VI VII VIII IX X Cả vụ Trạm Quỳnh Lưu 226.5 198.7 228.6 190.3 172.7 161.5 1178.3 Đô Lương 205.2 195.7 212.4 180.1 158.1 142.9 1094.4 Vinh 226.1 198.4 226.3 198.7 164.8 140.3 1154.6 1.2.2.4. Những bất lợi của thời tiết vụ Hè Thu Vào tháng 6,7,8 gió mùa Tây Nam thống trị, gây ra hiệu ứng Phơn. Hậu quả của hiệu ứng này là gây ra thời tiết khô nóng. Với nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên tới 41,1 oC (Đô Lương năm 1966) làm cho cây lúa bị chết khô hoặc kém phát triển cho năng suất rất thấp .
  16. Với việc nắng nóng kéo dài và không khí khô gây ra hạn hán nghiêm trọng ở một số năm làm chết hàng loạt lúa hoặc không thể trồng lúa phải bỏ đi, gieo trồng các cây hoa màu khác nên thiệt hại rất là lớn. Vào cuối vụ( cuối tháng 8, đầu tháng 9) thường xẩy ra mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới cũng hay xẩy ra vào thời kỳ này. Sự kết hợp của nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm này thường gây ra lũ rất lớn gây ra hiện tượng ngập úng cho cây lúa dẫn đến gây mất mùa. Do vậy nếu thu hoặch lúa trước 10-15/9 thì độ an toàn có thể đảm bảo đến 80% số năm, còn thu hoạch sau 15/IX và chậm hơn sau 20/IX thì đối với những vùng trũng dễ mất trắng. 1.2.3.Vụ Mùa. Lúa mùa gieo trồng trong tháng 6, tháng7 thu hoạch tháng 10, tháng11. Là vụ có từ lâu đời được gieo cấy bằng các giống cây nhiều ngày, có phản ứng ánh sáng, chịu hạn, chịu được đất xấu như: lúa ré, lúa lốc, lúa cằm, lúa chành, .Nhưng do điều kiện thời tiết vào thời gian này rất khắc nghiệt_hạn hán vào tháng 6,7 và lũ lụt vào tháng 9,10 nên năng suất thấp , không ổn định , dễ bị mất mùa . Chương 2 Dao động và Biến đổi khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm qua 2.1. khái quát về xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam Biến đổi khí hậu là một trong những đặc tính cơ bản của khí hậu. Lịch sử hàng triệu năm của khí hậu là sự nối tiếp, xen kẽ các kì khí hậu băng hà lạnh lẽo và các kì khí hậu
  17. gián băng ấm áp. Từ khi ra khỏi kì băng hà cuối cùng, khí hậu đã và đang trải qua 8000 - 10000 năm trong kì gián băng hiện tại. Ngót chục nghìn năm trong kì gián băng hiện tại cũng có những biến đổi hạn hẹp hơn, nối tiếp nhau bằng hàng chục chu kì ấm xen kẽ với chu kì lạnh. Chu kì lạnh mới nhất (được gọi là thời kì tân băng hà) bắt đầu từ những năm 1550 và kết thúc vào những năm 1580. Từ đó đến nay khí hậu diễn biến rất phức tạp. Đáng chú ý là từ sau thời kì tiền công nghiệp, khí hậu trên phạm vi toàn cầu đã và đang nóng, ngày càng rõ rệt. Biến đổi khí hậu hiện tại không những bắt nguồn từ những biến đổi trong cơ cấu hệ thống khí hậu trái đất (khí quyển, đaị dương, băng tuyết, đại lục, cây xanh ) từ những biến đổi các thành phần cán cân bức xạ măt trời mà còn do hoạt động của con người làm tăng nồng độ khí nhà kính như hiện nay hay hơn nữa, nhiệt độ trên toàn cầu sẽ có thể tiếp tục tăng lên, có khả năng làm cho mực nước biển dâng cao trong các thập kỷ sắp tới. Mọi người đều biết, nguồn năng lượng duy nhất của mọi quá trình khí hậu trên toàn trái đất là bức xạ mặt trời và do đó, khí hậu Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào cân bằng bức xạ của lớp khí quyển bao quanh Trái Đất. Song bức xạ mặt trời không chỉ có hoạt tính bức xạ quan hệ phức tạp không chỉ với nguồn bức xạ từ mặt trời mà còn với cả các chất khí có hoạt tính bức xạ, chủ yếu là khí nhà kính trong khí quyển: H 2 O (hơi nước), CO 2 (đi ô xít các bon), CH 4 (mê tan),N 2 O(đi ni tơ ô xít),O 3 (ô zôn) Ngay từ khi có khí quyển đã có hiệu ứng nhà kính. Bằng cách hấp thụ hồng ngoại từ trái đất rồi phát xạ trở lại trái đất các khí nhà kính làm cho trái đất đủ ấm cho con người sinh sống. Theo các nhà khoa học, nếu không có các khí nhà kính tự nhiên, nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất không phải ở mức 15 0C như hiện nay mà còn thấp hơn rất nhiều, 18 0C dưới không(-18 0C). Theo ban liên chính phủ về biến đối khí hậu (IPCC), từ thời kì tiền công nghiệp đến nay,do sự phát triển và tăng trưởng các hoạt động kinh tế- xã hội, nồng độ khí nhà kính không ngừng tăng lên, đăc biệt là các khí CO 2 , CH 4 , N 2 O, Cũng từ thời kì này xuất hiện một sản phẩm công nghiệp có vai trò to lớn về hiệu ứng nhà kính: CFCs(cloruaflouruacacbon). Các khí nhà kính nhân tạo nói trên đã và đang gây nên hiệu ứng nóng lên toàn cầu hiện nay.
  18. Về nồng độ, tính theo đơn vị phần triệu thể tích (ppmv), các khí nhà kính xếp theo 3 thứ tự từ nhiều đến ít là: CO 2 (353 ppmv),CH 4 (1.72ppmv),N 2 O(310.10 ppmv), CFC12(484.10 6 ppmv), CFC11(280.10 6 pmmv). Về tiềm năng đốt nóng(GWP), lấy tiềm năng của CO 2 làm một đơn vị(1) thì các khí nhà kính xếp theo thứ tự từ lớn đế bé là: CFC12(7100), CFC11(3400), N 2 O(270), CH 4 (11), CO 2 (1). Vì vậy, đóng góp của các khí nhà kính vào hiệu ứng nóng lên toàn cầu chủ yếu là các khí: CO 2 (55%), CH 4 (15%),N 2 O(3%), CFC (17%).[9] Đóng vai trò quan trọng nhất trong hiểm họa nóng lên toàn cầu là CO 2 . Khí này trở thành trung tâm chú ý của các nhà khoa học về hai phương diện đối lập: nguồn phát thải CO 2 và ngược lại bể hấp thụ hoặc bể chứa CO 2 . Lượng CO 2 do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và sản xuất xi măng tăng lên 4% mỗi năm bắt đầu từ 1860 và giảm đi chút ít trong cuộc chiến tranh Thế giới và khủng hoảng kinh tế. Đến năm 1990 lượng phát thải toàn cầu đạt tới 6.0 (tỉ tấn). Tính theo đầu người, hàng năm lượng CO 2 phát thải do tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch đạt 5-8 tấn ở các nước phát triển và 0.2-0.6 tấn ở các nước đang phát triển. Về CH 4 lượng phát thải đang ở mức 0.5 tỷ tấn/năm. trong đó 80% sinh ra từ ruộng lúa nước, đầm lầy, 20% do hoá thạch sinh ra từ công nghiệp dầu khí , than đá, [9] 2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.  Xu thế biến đổi về bão. Trong cuối thế kỉ 20(1951-2000) có 335 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (gọi chung là bão) ảnh hưởng tới Việt Nam, trung bình mỗi năm có 6,7 cơn bão. Biến đổi về bão có một số đặc điểm sau: Có 24 năm bão ít hơn trung bình (chuẩn sai âm) và 26 năm bão nhiều hơn trung bình (chuẩn sai dương). Có 7 năm bão rất ít (không quá 3 cơn) và 7 năm bão rất nhiều (10 cơn trở lên). Thập kỉ 1971-1980 có nhiều bão nhất, trong đó năm 1978 là năm nhiều bão của nửa cuối thế kỉ 20 (13 cơn bão). Song cũng trong thập kỉ này, vào năm 1976 không có bão đổ bộ vào Việt Nam.
  19. Ba thập kỉ liên tiếp 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, bão tăng lên rõ rệt so với nhiều thập kỉ trước đó. Song đến thập kỉ 1991-2000 bão có phần ít đi. Nói cách khác xu thế tăng của bão không thể hiện vào những năm cuối thế kỉ 20.[9] Vào những năm gần đây, quỹ đạo bão dịch dần vào phía Nam và mùa bão lui dần vào các tháng cuối năm.  Xu thế biến đổi về số đợt phơ rông lạnh. ảnh hưởng của phơ rông lạnh đối với nước ta (thường được gọi là gió mùa Đông Bắc và gọi tắt là gió mùa) chủ yếu ở Bắc Bộ. Vì vậy biến đổi của phơ rông lạnh thực chất là biến đổi về phơ rông lạnh qua Hà Nội. Trung bình mỗi năm có 30 đợt Phơ rông lạnh, theo số liệu kì 1955-2000. Biến đổi phơ rông lạnh có những đặc điểm sau: - Có 12 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình(chuẩn sai dương) và 20 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình (chuẩn sai âm). - Có 5 năm phơ rông lạnh nhiều hơn trung bình rõ rệt (≥ 34 đợt) và 5 năm phơ rông lạnh ít hơn trung bình rõ rệt (≤ 26 đợt). Nói chung, tần số phơ rông lạnh khá đồng đều giữa các thập kỉ trong nửa cuối thế kỉ.[9]  Xu thế biến đổi về nhiệt độ. Biến đổi nhiệt độ có một số đặc điểm sau đây: - Biến đổi nhiệt độ tương đối lớn vào các tháng mùa đông, lớn nhất vào các tháng chính đông(XII,I,II) tương đối bé vào các tháng mùa hạ, bé nhất vào các tháng chính hạ(VI,VII,VIII). Biến đổi bé nhất là nhiệt độ trung bình năm, phổ biến có độ lệch tiêu chuẩn là 0.3-0.6ºC. - Mức độ biến đổi phụ thuộc vào khu vực địa lý và điều kiện cụ thể của từng mùa. Về mùa đông, các khu vực có độ lệch tiêu chuẩn khoảng 1-2ºC, giảm từ Bắc vào Nam. Về mùa hè biến đổi ít và khá đồng đều trên các khu vực, khoảng 0.4-0.8ºC. - Biến đổi nhiệt độ không khác biệt đáng kể giữa các vùng núi cao và các vùng núi thấp, giữa hải đảo và vùng đất kế cận.
  20. Xu thế biến đổi nhiệt độ có những đặc điểm sau đây:Nói chung nhiệt độ cả năm của 4 thập kỉ gần đây (1961-2000) cao hơn 4 thập kỷ trước đó. - Trong các mùa xu thế biến đổi nhiệt độ không hoàn toàn như nhau: + Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỉ gần đây + Nhiệt độ mùa đông chỉ có xu thế tăng lên trong thập kỉ 1991-2000. + Theo nhận định sơ bộ, mức tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua là 0.007-0.15ºC mỗi thập kỉ.  Xu thế biến đổi về lượng mưa. Về biến đổi lượng mưa có những đặc điểm sau đây: - Trong cùng thời gian biến đổi về lượng, nơi mưa nhiều ít hơn nơi mưa ít. - Trên cùng một địa điểm, biến đổi lượng mưa của tháng mưa nhiều lớn hơn các tháng mưa ít. Biến đổi lượng mưa năm vượt xa biến đổi của lượng mưa tháng xét về trị số tuyệt đối. - Biến đổi của mùa mưa rõ rệt hơn nhiều so với biến đổi mùa nhiệt. - Không hiếm năm lượng mưa trong một số tháng mùa khô có thể dao động trong phạm vi 3-4 tháng hoặc đến 5-6 tháng như ở duyên hải Trung Bộ. -Thời gian cao điểm của mùa mưa có thể có là một trong 5-6 tháng mùa mưa, từ tháng 5-9 ở Bắc Bộ, Nam Bộ, và hạn hẹp hơn đôi chút ở ven biển duyên hải Trung Bộ. -Lượng mưa trung bình giữa các thập kỉ khác nhau rất rõ, về trị số năm cũng như về trị số tháng hay mùa.[9] 2.2.Xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An 2.2.1.Mức độ biến đổi trị số trung bình. Mức độ biến đổi được đánh giá bằng độ lệch chuẩn S(x) đối với chuỗi {Xt} n 1 2 S(x)= (xt x) (2.1) n t 1 Trong đó: xt =trị số của năm t(t=1, n )của chuỗi {xt}
  21. n x = trung bình số học với x = (1/n).  xt t 1 Bảng2.1: Độ lệch chuẩn của một số yếu tố chính Trạm Nhiệt độ(0C) Mưa(mm) Nắng(giờ) Cả Cả Cả I VII năm I VII năm I VII năm Đô Luơng 1.47 0.10 0.08 19.36 130.60 461.89 30.68 43.54 140.01 Quỳnh Lưu 1.42 0.59 0.76 17.89 103.54 438.15 39.41 44.38 119.52 Vinh 1.44 0.74 0.41 24.33 116.26 473.68 35.42 36.66 127.58  Nhiệt độ. Vào mùa đông(tháng 1) là tháng có mức độ biến động của nhiệt độ mạnh mẽ nhất trong năm (S =1,470C), vào mùa hè (tháng 7) là tháng có nhiệt độ ổn định nhất trong năm (S =0.10C) gấp gần gấp 3 lần. Tuy nhiên, nếu xét nhiệt độ trung bình cả năm thì nhận thấy mức độ biến đổi của nhiệt độ không lớn như các tháng mùa đông mà chỉ thấp hơn hoặc bằng các tháng mùa hè(0.080C).  Số giờ nắng. Biến đổi số giờ nắng của các tháng mùa hè lớn hơn các tháng mùa đông.Vào tháng 1-chính đông, S chủ yếu trên 30 giờ nắng, còn vào tháng 7_ chính hạ, S chủ yếu trên 40 giờ năng. Tổng số giờ nắng cả năm biến động trên 100 giờ nắng tuy nhiên nó không tỷ lệ thuận với sự biến động của các tháng trong năm. Ta nhận thấy một điều thú vị là ở Quỳnh Lưu cả tháng 1 và tháng 7 đều có S lớn hơn 2 huyện còn lại lần lượt thứ tự là: 39.41, 44.38 tuy nhiên S cả năm so với 2 huyện lại thấp hơn.  Mưa. Về lượng mưa, S phổ biến là 17-25mm vào tháng 1, là 100-130mm vào tháng7, 430- 480mm cho cả năm. So với cả nước S ở vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An là rất lớn(so với vùng đồng bằng Bắc Bộ biến động lượng mưa năm chỉ là 318mm [9] ). Điều này chứng tỏ lượng mưa hằng năm ở đây có sự biến động lớn,đặc biệt Quỳnh Lưu hệ số biến động năm nhiều nhất và năm ít nhất lên tới 3.7 lần so với toàn tỉnh là từ 2.0-3.7 [1] 2.2.2.Tương quan so sánh các yếu tố khí hậu giữa các thập kỷ.
  22. Xu thế diễn biến khí hậu có thể nghiên cứu một cách thuận lợi thông qua trung bình số học của mỗi thập kỷ (được tạm gọi là trung bình thập kỷ), độ lệch chuẩn thập kỷ, hệ số biến động thập kỷ. Xu thế diễn biến của khí hậu có thể được phát hiện và nhìn nhận thông qua biến đổi tăng dần hoặc giảm dần của các trung bình thập kỷ. Với độ lệch chuẩn thập kỷ được tính bằng: 10 2  (X i X t ) i St = (2.2) 10 Hệ số biến động Cvt(%) thập kỉ được tính bằng: St Cvt= 100% (2.3) X t Trong đó: X t :là trung bình thập kỉ. Xi = giá trị quan trắc được của các yếu tố khí tượng trong thập kỷ t_với t=1,2,3,4 tương ứng với thập kỷ: 1961-1970, 1971-1980, 1981-1990, 1991-2000. Để thấy được tốc độ biến đổi của các yếu tố khí tượng qua từng thập kỷ ta lấy trung bình thập kỉ sau trừ đi thập kỷ trước X t+1- X t.  Tương quan so sánh nhiệt độ giữa các thập kỷ: Bảng 2.2: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của nhiệt độ Nhiệt độ Vinh Đô lương Quỳnh Lưu cả cả cả I VII năm I VII năm I VII năm Trung bình thập kỷ X 1 17.3 29.6 23.8 17.3 29.0 23.6 17.1 29.4 23.6 X 2 17.1 28.3 23.7 17.3 29.0 23.6 17.1 29.2 23.6
  23. X 3 17.5 29.8 23.9 17.6 29.2 23.8 17.4 29.3 23.6 X 4 17.9 29.7 23.9 18.4 29.2 24.1 18.1 29.1 23.7 Độ lệch chuẩn thập kỷ S1 1.67 0.54 0.41 2.9 0.3 0.1 1.5 0.5 0.4 S2 1.20 1.51 0.35 1.5 0.5 0.1 1.2 0.5 0.3 S3 1.54 0.66 0.46 2.6 0.4 0.3 1.6 0.6 0.5 S4 1.19 0.73 0.36 0.9 0.4 0.2 1.1 0.7 0.7 Hệ số biến động thập kỉ (%) Cv1 9.7 1.8 1.7 9.8 1.9 1.6 9.1 1.7 1.5 Cv2 7.0 5.4 1.5 7.2 2.5 1.4 7.1 1.9 1.5 Cv3 8.8 2.2 1.9 9.2 2.1 2.5 9.2 2.0 2.0 Cv4 6.7 2.5 1.5 5.3 2.1 1.8 5.9 2.3 3.1 Tốc độ biến đổi thập kỷ - X 2- X 1 -0.22 -1.39 -0.14 0.01 -0.06 0.06 0.06 -0.26 0.04 X 3- X 2 0.33 1.51 0.20 0.23 0.19 0.20 0.24 0.16 0.04 X 4- X 3 0.40 -0.08 0.06 0.84 0.01 0.26 0.70 -0.22 0.13 - Nhiệt độ tháng 1: đây là tháng chính đông có nhiệt độ thấp nhất trong năm nhưng lại có sự biến động lớn nhất trong năm. Hệ số biến động thập kỷ(Cv) của nó từ 5.3- 9.8% trong khi đó Cv của nó cả năm chỉ đạ1.5-1.9%. Mức độ biến động đạt đến o 1.67 C trong một thập kỷ(Trạm Vinh- S1). ở thập kỷ 71-80 nhiệt độ có khuynh hướng giảm hoặc tăng lên rất ít so với thập kỷ 61-70. Sang đến thập kỷ 81-90 nhiệt độ có khuynh hướng tăng lên rõ rệt tuy không cao khoảng 0.2-0.3oC. Trong thập kỷ gần đây nhiệt độ tăng lên mạnh với trị số từ 0.4-0.84oC. - Nhiệt độ tháng 7: Đây là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất và và ít có sự biến động về nhiệt độ. ở tháng này không thấy xu thế nóng lên rõ ràng như xu thế của nhiệt độ tháng 1 và cả năm. Thậm chí thập kỷ gần đây ở Vinh và Quỳnh Lưu nhiệt độ không tăng mà có khuynh hướng giảm với tốc độ 0.08-0.22oC một thập kỷ.
  24. - Cả năm:Nói chung nhiệt độ cả năm tương đối ổn định, không có nhiều xáo trộn trong nhiệt trung bình năm. Nhiệt độ trung bình chỉ dao động trong 0.1-0.7 độ trung bình thập kỷ, mức độ biến đổi không quá 3%. Tuy nhiên ta nhận thấy được khuynh hướng tăng lên rõ rệt của nhiệt độ trong những thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm tăng trung bình 0.06-0.23oC một thập kỷ.  Tương quan so sánh lượng mưa giữa các thập kỷ Biến đổi lượng mưa trong tháng mùa khô (tháng 1): Lượng mưa trong các tháng mùa mưa có khuynh hướng biến đổi giảm trong thập kỷ gần đây. Biến đổi lượng mưa trong các tháng mùa mưa: Tháng 9 là tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm vói lượng mưa trung bình từ 300 – 600 mmm. Mức độ biến đổi, và hệ số biến đổi của lượng mưa lớn. Tuy rằng lượng mưa trong cả năm, và vào các tháng mùa khô giảm mà trong khi đó lượng mưa tháng này lại có khuynh hướng tăng như ở Đô lương và Quỳnh Lưu thập kỷ vừa qua lượng mưa tháng 9 tăng 83.7-83.9 mm so với thập kỷ trước đó. Điều này chứng tỏ khả năng xảy ra lũ lụt tăng lên vào tháng này. Biến đổi lượng mưa trong cả năm: Trong những năm gần đây, lượng mưa giảm đi một cách rõ rệt. Bảng 2.2: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của lượng mưa Đô lương Quỳnh Lưu Vinh cả I IX năm I IX cả năm I IX cả năm Trung bình thập kỷ X 1 22.5 469.1 1751.3 15.9 433.2 1598.5 39.7 537.8 2015.3 X 2 37.2 489.5 1930.1 20.4 459.5 1668.5 60.0 645.6 2067.0 X 3 37.6 295.5 1843.7 22.2 348.3 1551.1 56.4 435.1 2340.0 X 4 27.7 379.2 1631.2 16.2 432.3 1536.7 51.2 373.8 1812.9 Độ lệch chuẩn thập kỷ S1 14.0 197.4 425.1 17.9 207.3 439.4 22.5 248.3 428.8
  25. S2 20.9 494.6 672.4 15.7 336.7 582.8 29.6 538.3 544.6 S3 21.0 119.8 265.1 21.1 158.3 285.1 15.0 236.6 427.6 S4 15.3 272.0 350.7 17.2 322.8 370.5 23.2 137.7 354.7 Hệ số biến động thập kỉ (%) Cv1 62.1 42.1 24.3 112.6 47.9 27.5 56.8 46.2 21.3 Cv2 56.1 101.0 34.8 77.1 73.3 34.9 49.3 83.4 26.3 Cv3 55.9 40.6 14.4 94.8 45.4 18.4 26.7 54.4 18.3 Cv4 55.2 71.7 21.5 106.4 74.7 24.1 45.3 36.8 19.6 Tốc độ biến đổi thập kỷ X 2- X 1 14.7 20.4 178.8 4.51 26.27 70 20.3 107.8 51.6 X 3- - X 2 0.4 -194.1 -86.4 1.84 -111.2 117.41 -3.6 -210.5 273.0 X 4- - X 3 -9.9 83.7 -212.5 -6.01 83.95 14.444 -5.1 -61.3 -527.1  Tương quan thập kỷ giữa của yếu tố số giờ nắng Vào tháng 1:là tháng có tổng số giờ nắng thấp , chỉ bằng 30% so với tổng số giờ nắng của tháng 7 .Nhưng hệ số biến động trong từng thập kỷ của nó lại rất lớn biến động trong khoảng 22- 54,8% giữa các thập kỷ. Xu thế biến đổi của nó là biến đổi dương, nghĩa là tăng lên trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong thập kỷ vừa qua tăng lên so với thập kỷ tươc đó từ 3,2-4,6 giờ . Vào tháng 7:với tổng số giờ nắng lớn nhưng số giờ nắng trung bình thập kỷ ổn định ít biến đổi, hệ số biến động của nó chỉ đạt 10-27%,nhưng xu thế biến đổi của nó lại trái ngược với tháng 1là xu thế âm trong thập kỷ gần đây với việc giảm 27.8 giờ ở trạm Đô Lương, 40,6 giờ ở trạm Quỳnh lưu, và 36,7 giờ ở trạm Vinh,so với thập kỷ trước đó cho thấy việc giảm số giờ nắng vào các tháng mùa nóng đang tăng lên rõ rệt. Giống như xu thế tháng 7 xu thế của tổng số giờ nắng hàng năm cũng có xu thế âm, mặc dầu với hệ số không lớn nhưng cũng đáng để quan tâm, và xem xét.
  26. Bảng 2.3: Trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số biến động và tốc độ biến đổi theo thập kỷ của tổng số giờ nắng Đô lương Quỳnh Lưu Vinh I VII cả năm I VII cả năm I VII cả năm Trung bình thập kỷ X 1 68.7 222.1 1486.7 89.1 235.4 1769.4 86.0 228.4 1609.2 X 2 78.9 216.8 1571.1 84.2 230.3 1791.3 66.9 224.3 1636.7 X 3 79.7 216.3 1536.7 89.7 239.2 1801.8 74.9 239.9 1697.1 X 4 83.4 188.5 1489.1 94.3 198.9 1660.7 59.7 203.3 1590.9 Độ lệch chuẩn thập kỷ S1 15.2 23.7 128.9 46.2 23.2 144.6 37.5 30.1 92.3 S2 31.2 39.6 79.2 31.0 40.3 82.5 36.7 32.0 80.6 S3 41.6 40.4 161.3 47.3 35.2 84.3 37.9 41.5 159.0 S4 20.0 50.3 154.1 32.7 54.1 111.5 23.1 33.8 113.8 Hệ số biến động thập kỉ (%) Cv1 22.2 10.7 8.7 51.8 9.9 8.2 43.6 13.2 5.7 Cv2 39.6 18.3 5.0 36.8 17.5 4.6 54.8 14.3 4.9 Cv3 52.2 18.7 10.5 52.7 14.7 4.7 50.6 17.3 9.4 Cv4 24.0 26.7 10.3 34.6 27.2 6.7 38.7 16.6 7.2 Tốc độ biến đổi thập kỷ X 2- X 1 10.2 -5.3 84.4 -4.9 -5.1 21.9 -19.2 -4.1 27.5 X 3- X 2 0.8 -0.5 -34.4 5.6 8.9 10.5 8.0 15.6 60.4 X 4- X 3 3.7 -27.8 -47.5 4.6 -40.3 -141.2 -15.2 -36.7 -106.2 2.2.3.Tính xu thế của các yếu tố khí hậu 2.2.3.1.Cơ sỏ tính toán. Để đánh giá tính xu thế của các yếu tố khí tượng ta sử dụng phương pháp trung bình trượt. Ta có chuỗi số liệu các yếu tố khí tượng theo thời gian Xt. Chuỗi các yếu tố khí
  27. tượng Xt có thể được xem là tổng của 2 số hạng: số hạng có thể xác định được (determinant) và số hạng ngẫu nhiên chênh lệch với số hạng ban đầu. Về mặt toán học, yếu tố khí tượng có thể mô tả theo luận điểm trên dưới dạng: Xt= xi(t) +  t (2.4) Trong đó: Xi(t) : Hàm không ngẫu nhiên theo thời gian (được gọi là xu thế)  t : số hạng ngẫu nhiên của chuỗi thời gian xu thế. Dựa theo phương pháp này để thay thế cho xu thế thực, với một xấp xỉ nào đó người ta chấp nhận một đường gấp khúc san bằng số điểm cho trước của một chuỗi số liệu khí tượng theo thời gian. Những đoạn thẳng riêng biệt của đường gấp khúc (của xu thế trượt) đại diện cho một pha. Mỗi pha của xu thế trượt được thể hiện bằng một phương trình đoạn thẳng: xi(t)=ai + bit (i=1,2,3, n-k+1) (2.5) Trong đó : K<n (k :bước trượt, n :số điểm được san bằng của chuỗi). Tổng số phương trình chung là (n-k+1), khi: i=1,t=1,2,3, k,i=2,t=2,3,4, k+1, ,i=n-k+1,t=n-k+1,n-k, n. Các thông số chung [] được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Các giá trị hàm xi(t) được xác định ở các điểm t=i+n-1(1,2, k). Số lần xác định xi(t) trong từng điểm t được kí hiệu qua Si. Các điểm của xu thế trượt là trung bình của xi(t) và được xác định theo biểu thức : 1 si x i(t)=  x j (t) (2.6) g i j 1 2.2.3.2.Đánh giá tính xu thế. Kết quả tính với bước trượt k=11 t nhận thấy tính chất diễn biến thất thường có tính ngẫu nhiên của các yếu tố khí hậu đã được thể hiện ở hình 2.1- 2.45.  Nhiệt độ: - Nhiệt độ tháng 1 (tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm) có xu thế tăng rõ rệt (tăng gần 1oC)(hình 2.1-2.3) ở cả ba trạm Đô Lương, Quỳnh Lưu,Vinh.
  28. - Nhiệt độ trung bình tháng 4(tháng chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng) nhiệt độ tăng không đáng kể (hình 2.4-2.6). - Nhiệt độ tháng 7(tháng nóng nhất trong năm) nhiệt độ trạm Đô lương tăng nhưng Quỳnh Lưu và Vinh nhiệt độ không tăng và có xu thế giảm (hình 2.7-2.9). - Nhiệt độ tháng 10 (tháng chuyển tiếp từ mùa nóng sang mùa lạnh) xu thế nhiệt độ tăng lên rõ rệt nhất là hai trạm Đô lương và Quỳnh Lưu (hình 2.10-2.12) - Nhiệt độ trung bình cả năm có xu thế tăng lên đăc biệt trong các thập kỷ gần đâyvới tốc độ tăng lớn nhất ở Vinh rồi đến Quỳnh Lưu và Đô lương (hình 2.13-2.15). Tóm lại cùng với xu thế nóng lên của toàn cầu và Việt Nam nói chung, đồng nằng ven biển Nghệ An nói riêng cũng có xu thế tăng lên nhất là vào các tháng 1, 10. Hay nói cách khác đồng bằng ven biển Nghệ An đang có mùa đông ấm dần lên.  Lượng mưa :(xem hình 2.16-2.30) - Lượng mưa của các tháng 1,4,7 và cả năm có xu hướng giảm một cách rõ rệt đặc biệt trong thập kỷ vừa qua ở cả ba trạm Đô Lương, Quỳnh Lưu , Vinh. - Vào tháng 10 (là tháng mùa mưa ở Nghệ An) lượng mưa ở Vinh và Đô lương có xu hướng tăng lên chỉ có Quỳnh Lưu giảm điều này chứng tỏ khả năng xảy ra lũ lụt vào các tháng mùa mưa, hạn hán vào các tháng mùa khô ngày càng tăng.  Số giờ nắng : - Tổng số giờ nắng vào tháng 1 có xu thế tăng lên ở cả 3 huyện (hình 2.31-2.33). - Tổng số giờ nắng vào các tháng 4,7,10 và cả năm có xu thế giảm dần đặc biệt là vào thập kỷ vừa qua(thập kỷ 91- 00) ở cả ba huyện(hình 2.34-2.45). Qua phân tích tính toán trên có thể khẳng định đồng bằng ven biển Nghệ An nhiệt độ đang có xu thế tăng lên đặc biệt là vào mùa đông. Ngược lại lượng mưa và số giờ nắng đang có xu thế giảm . Vậy tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp như thế nào? Đây là những điều cần được lưu ý trong sản xuất lúa gạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng tỉnh Nghệ An để phát triển bền vững.
  29. Nhiệt độ
  30. Th¸ ng 1 20.0 18.0 16.0 14.0 12.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.1 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt có 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Đô lương Th¸ ng 1 20.0 18.0 16.0 14.0 12.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.2 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Quỳnh Lưu Th¸ ng 1 22.0 20.0 18.0 16.0 14.0 12.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.3 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 1 trạm Vinh
  31. Th¸ng 4 30.0 28.0 26.0 24.0 22.0 20.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.4 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Đô lương Th¸ ng 4 28.0 26.0 24.0 22.0 20.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.5:Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Quỳnh Lưu Th¸ng 4 28.0 26.0 24.0 22.0 20.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11
  32. Hình 2.6 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Vinh
  33. Th¸ ng 7 30.5 30.0 29.5 29.0 28.5 28.0 27.5 27.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.7 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 4 trạm Đô lương Th¸ng 7 31.0 30.0 29.0 28.0 27.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.8 :Đường diễn biến(nhiệt độ),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Tháng 32. 7 0 31. 0 30. 0 29. 0 28. 0 27. 0 196 197 198 199 200 Nhiệt k=11 độ
  34. Hình 2.9 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 7 trạm Vinh
  35. Th¸ng 10 27.0 26.0 25.0 24.0 23.0 22.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.10 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Đô lương Th¸ ng 10 27.0 26.0 25.0 24.0 23.0 22.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.11 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Quỳnh Lưu Tháng 27. 10 0 26. 0 25. 0 24. 0 23. 0 22. 0 196 197 198 199 200 Nhiệt k=11 độ
  36. Hình 2.12 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ tháng 10 trạm Vinh
  37. C¶ n¨m 26.0 25.0 24.0 23.0 22.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.13 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Đô lương C¶ n¨m 26.0 25.0 24.0 23.0 22.0 21.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.14 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Quỳnh Lưu C¶ n¨ m 25.5 25.0 24.5 24.0 23.5 23.0 22.5 22.0 1961 1971 1981 1991 2001 NhiÖt ®é k=11 Hình 2.15 :Đường diễn biến(nhiệt độ),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của nhiệt độ cả năm trạm Vinh
  38. Lượng mưa Th¸ ng 1 100 80 60 40 20 0 1961 1971 1981 1991 2001 l­ î ng m­ a k=11 Hình 2.16 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Đô lương Th¸ ng 1 80 60 40 20 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.17 :Đường diễn biến(lượng mưa),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Quỳnh lưu Th¸ng 1 140 120 100 80 60 40 20 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.18 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 1 trạm Vinh
  39. Th¸ng 4 250 200 150 100 50 0 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.19 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Đô lương Th¸ng 4 200 150 100 50 0 1961 1971 1981 1991 2001 l­ î ng m­ a k=11 Hình 2.20 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Quỳnh lưu Th¸ng 4 160 140 120 100 80 60 40 20 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.21:Đường diễn biến, đường trung bình 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 4 trạm Vinh
  40. Th¸ng 7 600 500 400 300 200 100 0 1961 1971 1981 1991 2001 l­ î ng m­ a k=11 Hình 2.22 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Đô Lương Th¸ng 7 500 400 300 200 100 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.23 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Th¸ ng 7 600 500 400 300 200 100 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.24 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 7 trạm Vinh
  41. Th¸ ng 10 1500 1000 500 0 1961 1971 1981 1991 2001 l­ î ng m­ a k=11 Hình 2.25 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Đô Lương Th¸ng 10 1200 1000 800 600 400 200 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.26 ::Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Quỳnh Lưu Th¸ng 10 2000 1500 1000 500 0 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.27 :Đường diễn biến(lượng mưa),đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa tháng 10 trạm Vinh
  42. C¶ n¨ m 4000.0 3500.0 3000.0 2500.0 2000.0 1500.0 1000.0 1961 1971 1981 1991 2001 l­ î ng m­ a k=11 Hình2.28 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Đô Lương C¶ n¨ m 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.29 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Quỳnh Lưu C¶ n¨ m 3500 3000 2500 2000 1500 1000 1961 1971 1981 1991 2001 L­ î ng m­ a k=11 Hình 2.30 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của lượng mưa cả năm trạm Vinh
  43. Nắng Th¸ ng 1 200 150 100 50 0 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.31 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Đô Lương Th¸ng 1 200 150 100 50 0 1965 1975 1985 1995 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.32 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Quỳnh Lưu Th¸ng 1 200 150 100 50 0 1965 1975 1985 1995 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.33 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 1 trạm Vinh
  44. Th¸ng 4 250 200 150 100 50 0 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.34 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Đô Lương Th¸ng 4 190 170 150 130 110 90 70 50 1965 1975 1985 1995 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.35 :Đường diễn biến(số giờ nắng), đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Quỳnh Lưu Tháng 4 200.0 150.0 100.0 50.0 1961 1971 1981 1991 2001 số giờ k=11 nắng
  45. Hình 2.36 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 4 trạm Vinh
  46. Th¸ ng 7 350 300 250 200 150 100 50 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.37 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Đô Lương Th¸ ng 7 350 300 250 200 150 100 50 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.38 ::Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Quỳnh Lưu Th¸ ng 7 350.0 300.0 250.0 200.0 150.0 100.0 1961 1971 1981 1991 2001 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.39 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 7 trạm Vinh
  47. Th¸ ng 10 250 200 150 100 50 0 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.40 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 10 trạm Đô Lương Th¸ng 10 300 250 200 150 100 50 1965 1975 1985 1995 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.41 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng trạm Quỳnh Lưu Th¸ng 10 210.0 190.0 170.0 150.0 130.0 110.0 90.0 70.0 50.0 1961 1971 1981 1991 2001 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.42 :Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng tháng 10 trạm Vinh
  48. C¶ n¨ m 2000.0 1800.0 1600.0 1400.0 1200.0 1966 1976 1986 1996 Sè giê n¾ng k=11 Hình 2.43:Đường diễn biến, đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng cả năm trạm Đô Lương C¶ n¨m 2200 2000 1800 1600 1400 1200 1965 1975 1985 1995 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.44 :Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng số giờ nắng cả năm trạm Quỳnh Lưu C¶ n¨m 2000 1800 1600 1400 1200 1961 1971 1981 1991 2001 sè giê n¾ng k=11 Hình 2.45:Đường diễn biến,đường trung bình trượt 11 năm(k=11) của tổng tổng số giờ nắng cả năm trạm Vinh
  49. Chương 3 Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An 3.1.Những tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp có thể tóm tắt theo sơ đồ của Giucoxpki E.E [3]như sau : Biến đổi khí hậu Khí hậu Nông nghiệp Kỹ thuật Nông Năng suất tiềm nghiệp năng Năng suất thực thu Kinh tế Nông nghiệp Hình3.1.Sơ đồ ảnh hưởng của biển đổi khí hậu đến nông nghiệp Qua sơ đồ ta thấy biến đổi khí hậu trước tiên ảnh hưởng đến đặc điểm của khí hậu nông nghiệp. Cụ thể là ảnh hưởng đến độ dài của chu kì sinh trưởng, tổng nhiệt động hoạt động và hữu hiệu, mức đảm bảo ẩm cho cây trồng,
  50. ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Nông nghiệp lại ảnh hưởng đến hiệu suất của các biện pháp kỹ thuật Nông nghiệp và năng suất tiềm năng của cây trồng. Từ hai đại lượng này lại ảnh hưởng đến năng suất thực thu từ đó ảnh hưởng đến kinh tế nông nghiệp.[3] 3.2.Đánh giá ảnh hưởng của DAo động và biến đổi khí hậu đến năng suất lúa. 3.2.1. Đánh giá năng suất lúa do dao động khí hậu tạo nên. Ta có chuỗi số liệu năng suất lúa theo thời gianYt. Chuỗi năng suất Yt có thể được xem là tổng của 2 số hạng: số hạng có thể xác định được(determinant) và số hạng ngẫu nhiên chênh lệch với số hạng ban đầu. Về mặt toán học, chuỗi năng suất có thể mô tả theo luận điểm trên dưới dạng: Yt= y(t) +  t (3.1) Trong đó: yi(t) : Hàm không ngẫu nhiên theo thời gian (được gọi là xu thế)  t :số hạng ngẫu nhiên của chuỗi thời gian xu thế. Dựa theo phương pháp này để thay thế cho xu thế thực, với một xấp xỉ nào đó người ta chấp nhận một đường gấp khúc san bằng số điểm cho trước của một chuỗi số liệu năng suất theo thời gian. Những đoạn thẳng riêng biệt của đường gấp khúc(của xu thế trượt) đại diện cho một pha. Mỗi pha của xu thế trượt được thể hiện bằng một phương trình đoạn thẳng: Yi(t)=ai + bit (i=1,2,3, n-k+1) (3.2) Trong đó : k<n (k :bước trượt, n :số điểm được san bằng của chuỗi). Tổng số phương trình chung là (n-k+1), khi: i=1,t=1,2,3, k,i=2,t=2,3,4, k+1, ,i=n-k+1,t=n-k+1,n-k, n. Các thông số chung [ai,bi] được xác định bằng phương pháp bình phương tối thiểu. Các giá trị hàm Yi(t) được xác định ở các điểm t=i+n-1(1,2, k). Số lần xác định Yi(t) trong từng điểm t được kí hiệu qua Si. Các điểm của xu thế trượt là trung bình của Yi(t) và được xác định theo biểu thức : 1 si (t)= Y j (t) (3.3) Yi  g i j 1
  51. Để ngoại suy bảo đảm tin cậy theo phương pháp điều hoà trọng lượng cần phải thoả mãn các điều kiện sau đây : 1, Khoảng thời gian mà trong đó quá trình xem xét phải đủ lớn để trong khoảng thời gian đó có thể xem xét được quy luật thay đôỉ của quá trình đang được nghiên cứu : hàm Yt(t) liên tục, còn bản thân quá trình đó phải có tính ỳ nào đấy. 2, Hàm tự tương quan của chuỗi được xem xét cần phải giảm khi t tăng, còn các độ lệch so với xu thế trượt cần phải là một quá trình ngẫu nhiên dừng. Phương pháp trọng lượng điều hoà bao gồm hai điều kiện tiên quyết đó. Việc tiến hành phương pháp đó được tiến hành bằng cách sau đây : Yi(t) = y i(t) + wt 1 (3.4) Trong đó : n n wt 1 = Ct 1 * wt 1 (3.5) t 1 wt+1 : giá trị trung bình của hàm xt(t), được xác định qua biểu thức: wt+1= yt 1 Yt (3.6) n Các trọng lượng điều hoà được xác định theo biểu thức Ct 1 : n mt 1 C = (3.7) t 1 n 1 Với mt+1: là các hệ số điều hoà. Khi tính toán các hệ số điều hoà tư tưởng chính của phương pháp vẫn giữ được: những quan trắc muộn hơn được gán những trọng lượng lớn hơn. Những quan trắc sớm nhất có trọng lượng: 1 m = (3.8) 2 n 1 1 m = m + (3.9) 3 2 n 2 Và như vậy chuỗi các trọng lượng có điều hoà được xác định theo phương trình(3.4). Đối với các tỉnh Nghệ An phương pháp tốt nhất để tìm năng suất xu thế là phương pháp trung bình trượt có trọng lượng điều hoà với bước trượt bằng 5 vì phương pháp này
  52. cho kết quả phù hợp nhất so với chuỗi só liệu năng suất thực và chuỗi năng suất thời tiết tương ứng có phân bố gần với phân bố chuẩn nhất.[7] Năng suất xu thế là năng suất do tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp tạo nên. Ưu thế của phương pháp trọng lượng điều hoà để ngoại suy năng suất xu thế là những giá trị quan trắc sau có giá trị ngoại suy năng suất lớn hơn các quan trắc trước đó. Độ lệch giữa năng suất thực với năng suất xu thế là năng suất do dao động khí hậu của thời tiết gây nên tức là: YTT YT YXT (3.1) Trong đó: YTT là độ lệch năng suất do biến động của thời tiết khí hậu YT năng suất thực tế Yxt là năng suất xu thế được xác định bằng phương pháp trọng lương điều hoà . Kết quả tính toán được trình bay dưới bảng sau: Bảng3.1:Thành phần năng suất của cây lúa trong các vụ Hè thu và Đông xuân Hè thu Năng suất Năng suất do thực Năng suất xu dao động của năm (tạ/ha) thế (tạ/ha) khí hậu(tạ/ha) Quỳnh Lưu 1985 32.120 30.622 1.498 1986 32.120 29.512 2.608 1987 25.270 29.120 -3.850 1988 30.500 30.087 0.413 1989 34.500 31.137 3.363 1990 30.000 31.273 -1.273 1991 34.100 32.176 1.924 1992 32.200 32.581 -0.381
  53. 1993 28.680 31.961 -3.281 1994 36.350 32.556 3.794 1995 35.500 31.145 4.355 1996 19.000 29.489 -10.489 1997 39.200 32.731 6.469 1998 31.200 35.030 -3.830 1999 41.650 39.073 2.577 2000 42.430 42.386 0.044 2001 42.700 44.078 -1.378 2002 46.500 47.841 -1.341 Đô Lương 1985 30.000 25.020 4.980 1986 19.500 24.443 -4.943 1987 26.310 26.437 -0.127 1988 30.150 28.188 1.962 1989 30.200 29.697 0.503 1990 27.600 30.503 -2.903 1991 33.000 31.167 1.833 1992 32.400 31.629 0.771 1993 27.840 30.881 -3.041 1994 33.000 30.858 2.142 1995 33.100 29.859 3.241 1996 22.200 29.439 -7.239 1997 37.000 32.946 4.054 1998 32.000 35.837 -3.837 1999 44.000 39.674 4.326 2000 41.840 42.227 -0.387 2001 41.130 43.250 -2.120 2002 44.800 45.741 -0.941
  54. Vinh 1985 20.700 19.868 0.832 1986 19.820 19.209 0.611 1987 17.410 19.573 -2.163 1988 23.500 21.097 2.403 1989 19.800 22.492 -2.692 1990 26.000 24.363 1.637 1991 26.050 25.431 0.619 1992 26.100 25.875 0.225 1993 21.470 25.329 -3.859 1994 30.800 25.545 5.255 1995 23.400 23.301 0.099 1996 17.300 21.589 -4.289 1997 27.000 22.934 4.066 1998 18.680 24.865 -6.185 1999 32.850 29.284 3.566 2000 35.170 32.995 2.175 2001 34.550 35.281 -0.731 2002 33.310 37.705 -4.395 Đông xuân Năng suất Năng suất xu Năng suất do năm thực(tạ/ha) thế (tạ/ha) khí hậu (tạ/ha) Quỳnh Lưu 1985 38.840 35.650 3.190 1986 32.400 34.861 -2.461 1987 35.200 36.024 -0.824 1988 37.000 36.479 0.521 1989 38.260 36.572 1.688 1990 36.040 36.167 -0.127
  55. 1991 33.000 35.988 -2.988 1992 38.500 36.921 1.579 1993 38.030 37.394 0.636 1994 40.030 38.007 2.023 1995 33.700 38.245 -4.545 1996 41.700 40.643 1.057 1997 45.700 43.921 1.779 1998 45.100 47.203 -2.103 1999 50.500 51.164 -0.664 2000 56.380 54.859 1.521 2001 57.600 58.574 -0.974 2002 61.000 62.651 -1.651 Đô lương 1985 37.690 35.057 2.633 1986 34.250 33.507 0.743 1987 28.430 33.346 -4.916 1988 37.370 34.593 2.777 1989 34.690 34.625 0.065 1990 35.770 34.650 1.120 1991 33.000 33.983 -0.983 1992 32.400 33.547 -1.147 1993 36.030 34.904 1.126 1994 37.400 37.156 0.244 1995 37.500 40.523 -3.023 1996 46.100 44.940 1.160 1997 50.100 48.690 1.410 1998 50.300 51.590 -1.290 1999 50.800 52.215 -1.415 2000 55.400 51.763 3.637
  56. 2001 52.000 49.036 2.964 2002 36.370 43.124 -6.754 Vinh 1985 21.4 22.155 -0.755 1986 26.43 21.683 4.747 1987 18.32 21.415 -3.095 1988 20.46 22.388 -1.928 1989 24.6 24.083 0.517 1990 30.54 26.133 4.407 1991 23.7 27.733 -4.033 1992 32.8 30.637 2.163 1993 34.47 32.478 1.992 1994 37.3 33.920 3.380 1995 30.7 35.348 -4.648 1996 37.4 36.927 0.473 1997 41.8 38.323 3.477 1998 38.2 39.725 -1.525 1999 40.44 42.825 -2.385 2000 43.8 46.808 -3.008 2001 59.02 53.019 6.001 2002 53.91 58.045 -4.135 3.2.2.Tính hệ số biến động của năng suất do biến động của thời tiết, khí hậu Độ lệch của năng suất so với đường xu thế là phần năng suất do biến động của các yếu tố khí hậu gây nên[ 15, 16, 17,18]. Do vậy dao động năng suất chung được tạo nên bởi hai thành phần: phần do con người (do cải tạo giống, phân bón, canh tác ) và phần do các yếu tố khí hậu. Phương sai chung của năng suất được tính như sau: 2 2 2  c  k  n 2 Trong đó:- c là phương sai chung của năng suất
  57. 2 - k là phương sai phần năng suất do các yếu tố khí hậu gây ra 2 - n là phương sai chung phần năng suất do tác động của con người (giống, tiến bộ kĩ thuật, phân bón, ) Như vậy phần phương sai do biến động khí hậu được tính là: 2 2 2  k  c  n n 2 (Yt Y) Biết rằng:  2 t 1 c n 1 n 2  (Yxt Y)  2 t 1 n n 1 n n 2 2 (Yt Y) (Yxt Y) Như vậy:  2 t 1 t 1 k n 1 Trong đó: Yt là năng suất từng năm cụ thể Y là năng suất trung bình của chuỗi năng suất 1 n Y Yt n t 1 n- là số năm quan trắc Yxt năng suất xu thế được tính theo phương pháp trong lượng điều hoà. Rõ ràng tài nguyên khí hậu tự nhiên ở các vùng không giống nhau, ngay cả các thành tựu về giống và kỹ thuật canh tác cũng khác nhau, cho nên năng suất giữa các huyện là khác nhau. Vì vậy để đánh giá sự dao động của năng suất tốt hơn cả là sử dụng hệ số biến động Cv  Cv Y ở đây chỉ quan tâm hệ số biến động của năng suất do dao động thời tiết gây ra. Cho nên : 1 2 Ck  k Y Trong đó : Ck- hệ số biến động năng suất do biến động thời tiết gây ra
  58. Ta có bảng kết quả : Bảng 3.2. Hệ số biến động của năng suất lúa do biến động khí hậu Huyện Ck Hè thu Quỳnh Lưu 0.110 Đô Lương 0.098 Vinh 0.108 Đông xuân Quỳnh Lưu 0.013 Đô Lương 0.082 Vinh 0.063 Từ bảng trên ta thấy biến động năng suất do thời tiết gây nên đạt khoảng1.3- 11% so với năng suất trung bình. Trong đó vụ Hè thu với điều kiện canh tác trong thời tiết có nhiều biến động thì biến động năng suất do thời tiết lớn hơn từ 9.8-11%. Ngược lại vụ đông xuân được gieo trồng trong điều kiện thời tiết ổn định nên biến động của năng suất do thời tiết ít hơn, chỉ khoảng 1.3-8.2%. Mặt khác ở các vùng canh tác khác nhau hệ số biến động cũng thay đổi. Huyện Đô Lương có Ck của vụ hè thu nhỏ hơn hai huyện còn lại (Ck=0.098) nhưng trong vụ Đông xuân lại lớn hơn hai huyện còn lại (Ck=0.082). Điều này có thể giải thích là do Đô lương là một huyện vùng trung du nằm sâu trong nội địa vào vụ hè thu ít chịu ảnh hưởng của các điều kiên thời tiết bất lợi như lũ lụt nhưng vào mùa đông không có sự điều hoà của biển nên có biên độ nhiệt độ lớn hơn và hay bị sương giá, Từ phân tích trên ta thấy đối với các địa phương khác nhau và các mùa vụ khác nhau thì hệ số biến động của năng suất do thời tiết cũng khác nhau. Hệ số Ck càng lớn thì ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất càng lớn , hệ số Ck càng nhỏ thì ảnh hưởng của thời tiết càng nhỏ. Đồng thời Ck còn cho biết tính biến động của thời tiết khí hậu, vùng nào có Ck lớn thì các yếu tố khí hậu nông nghiệp biến động ở đó lớn hơn vùng có Ck nhỏ. Từ đó cũng thấy để nâng cao năng suất lúa cần tập trung thâm canh vào vùng có hệ số Ck lớn.
  59. 3.2.3.Phương trình tương quan giữa năng suất với các nhân tố khí tượng. 3.2.3.1.Phương pháp tính toán để dự báo năng suất lúa. Các phần trên đã trình bày cơ sở lý thuyết đánh giá năng suất cây trồng và xem xét vai trò của các yếu tố khí tượng nông nghiệp trong sự hình thành năng suất cây trồng. Để có thể xây dựng bài toán cảnh báo và dự báo sớm năng suất mùa màng em sử dụng phương pháp tính toán dự báo năng suất cây trồng ở đây dựa trên sự tương quan giữa độ lệch của năng suất năm sau so với năm trước tương ứng với độ lệch của các yếu tố khí tượng cũng của năm sau so với năm trước. Với giả thiết tác động của con người đến sản xuất lúa của năm sau cũng như của năm trước như vậy độ lệch năng suất lúa của năm sau so với năm trước là do độ lệch của các yếu tố khí hậu của năm sau so với năm trước gây nên [14]. Ta có chuỗi năng suất cây trồng theo thời gian là y1, y2 yn. Và chuỗi các yếu tố khí tượng nông nghiệp theo thời gian tương tự : x1, x2 xn. Vậy năng suất năm sau so với năm trước là : y1 y2 y1 y2 y3 y2 yn 1 yn yn 1 yn yn 1 yn Tượng tự độ lệch các yếu tố khí tượng nông nghiệp năm sau so với năm trước là : x1 x2 x1 x2 x3 x2 xn 1 xn xn 1 xn xn 1 xn y- Là năng suất cây trồng của một vụ nào đó x – là các yếu tố khí tượng nông nghiệp như : nhiệt độ, mưa nắng theo tuần hoặc theo tháng trong mùa vụ cây trồng sinh trưởng. Bài toán đặt ra là phải tìm mối quan hệ giữa y1, y2 yn với x1 , x2 xn . Cụ thể là tìm ra hàm tương quan giữa y và x . Hay y là hàm của x được ký hiệu là y = f( x ) diễn giải ta có : y2 - y1 = f(x2 - x1)
  60. y3 - y2 = f(x3 -x2) yn+1 - yn = f(xn+1 - xn) Do đó : yn+1 = yn + f(xn+1 - xn) Trên cơ sở lý thuyết này chúng tôi đã xây dựng các hàm tương quan giữa năng suất lúa trung bình của các huyện theo 2 vụ Đông xuân và mùa với các yếu tố khí tượng Nông nghiệp. Kết quả: Hệ số tương quan giữa độ lêch năng suất với các yếu tố khí tượng nông nghiệp của các tháng trong vụ được chỉ ra ở bảng 3.4 Qua bảng 3.4 ta thấy độ lệch năng suất lúa thu ở Quỳnh Lưu có tương quan chặt chẽ với độ lệch nhiệt độ tháng 7, độ lệch lượng mưa tháng 6,9,và độ lệch số giờ nắng tháng 7. ở Đô Lương độ lệch năng suất lúa có quan hệ tốt hơn với độ lệch nhiệt độ tháng 7, lượng mưa tháng 9 và số giờ nắng tháng 8. ở Vinh thì năng suất cũng có quan hệ với độ lệch nhiệt độ tháng 7, độ lệch lượng mưa tháng 8 và độ lệch nắng tháng 6 là chặt chẽ hơn(Vì giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan cao hơn các tháng khác). Đối với năng suất lúa đông xuân quan hệ của nó với thời tiết không chặt như lúa Hè thu (giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan đều thấp hơn)(xem bảng 3.4 vụ Đông xuân). Riêng năng suất lúa ở Vinh có quan hệ cao và chặt chẽ với độ lệch nhiệt tháng 3, độ lệch lượng mưa tháng 2,vàđộ lệch nắng tháng 5 là trội hơn cả. Còn Đô Lương và Quỳnh Lưu năng suất lúa Đông xuân quan hệ với các yếu tố khí tượng không chặt chẽ như ở Vinh(xem bảng 3.4) Trên cơ sở chọn lọc các hệ số tương quan giữa năng suất với các yếu tố khí tượng tính phương trình tương quan nhiều biến giữa độ lệch năng suất và độ lệch giữa các yếu tố khí tượng. Ta có các phương trình được trình bày ở bảng 3.5, 3.6
  61. Nhiệt độ Mưa Nắng 5 6 7 8 9 5 6 7 8 9 5 6 7 8 9 Quỳnh - - - - - - - Lưu 0.097 0.162 0.547 0.412 0.198 0.16 0.536 0.073 -0.19 0.736 0.27 -0.27 0.536 -0.18 0.045 - - - - - - - - - - - Đô Lương 0.187 0.148 0.489 0.332 0.023 0.049 0.371 0.109 0.023 0.581 0.073 0.162 0.379 0.523 0.297 - - - - - - - - Vinh 0.251 -0.14 0.312 0.009 0.295 0.228 0.038 0.27 0.342 0.285 0.221 0.485 0.291 0.455 0.076 Đông xuân Nhiệt độ Mưa Nắng 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 Quỳnh Lu -0.04 -0.10 -0.32 -0.28 -0.02 0.39 0.41 0.41 -0.29 0.18 -0.21 -0.14 -0.31 -0.18 0.11 - - - - - - - - - Đô lơng 0.043 0.348 0.344 0.313 0.066 0.401 0.322 0.411 -0.28 0.056 0.256 0.371 0.386 0.055 0.068 - - - - - - - - - Vinh 0.322 0.203 0.559 0.301 0.468 0.397 0.585 0.255 0.106 0.44 -0.23 0.153 0.282 -0.23 0.121 Bảng 3.4. Bảng hệ số tương quan của độ lệch các yếu tố khí tượng với độ lệch năng suất
  62. 2 Vị trí Phương trình dự báo R Sy Quỳnh Lưu Yt+1 = Yt+ 1.075 – 0.400 T7 – 3.643 T8 + 0.017 R6 – 0.011 R9 + 0.002 S7 0.65 12.8 Đô lương Yt+1 = Yt+ 0.9 - 1.427 T7 + 5.870 T8 + 0.028 R6 - 0.018 R9 + 0.020 S7 – 0.142 S8 0.97 3.3 Vinh Yt+1 = Yt+ 1.252 - 1.393 T7 + 3.340 T9 - 0.023 T8 - 0.054 S6 + 0.016 S8 0.50 17.3 Bảng 3.5. Phương trình dự báo năng suất cho vụ Hè thu Yt+1 = Yt+ 1.361 + 0.507 T3 + 0.087 R1+ 0.043 R2 + 0.040 R3 - 0.015 S1 - Quỳnh Lưu 0.003 S3 0.48 6.5 Yt+1 = Yt+ 1.071 - 1.108 T2 + 0.313 T3 + 0.075 R1 + 0.078 R3 + 0.044 S2 - Đô lương 0.028 S3 0.5 5.7 Yt+1 = Yt+ 1.549 - 0.805 T3 - 1.365 T5 - 0.071 R1 + 0.017 R2 + 0.007 R3 - Vinh 0.006 S3 0.69 7.7 Bảng 3.6. Phương trình dự báo năng suất cho vụ Đông xuân
  63. Trong đó: Yt+1 là năng suất năm (vụ) dự báo Yt: là năng suất thực vụ trước T7, T8 , :là độ lệch nhiệt độ của năm dự báo và năm trước đó của tháng với các tháng tương ứng. R6 , R9, : là độ lệch của lượng mưa của năm dự báo và năm trước đó của tháng của các tháng tương ứng . S7, S8 : là độ lệch của số giờ nắng của năm dự báo và năm trước đó của các tháng tương ứng. Dùng phương trình dự báo tìm được để thử tính với chuỗi năng suất đã có ta được kết quả sau: Với hệ số sai số từng vụ  y (%) được tính bằng ytt ydb  y (%)= *100 ytt Sai số trung bình của phương trình bằng được tính bằng: n  y i Sy = n Dùng phương trình dự báo để thử tính cho các vụ lúa từ năm 1985-200 thu được kết quả được trình bày ở các bảng 3.7-3.12. Ta có phương trình dự báo năng suất vụ Hè Thu của:  Quỳnh Lưu: Yt+1 = Yt+ 1.075 – 0.400T7 – 3.643T8 + 0.017R6 – 0.011R9 + 0.002S7 R= 0.80345 Sy =12.8% Bảng 3.7. Kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Hè Thu huyện Quỳnh Lưu trên số liệu phụ thuộc
  64.  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 31.50 1986 32.12 33.09 0.97 3.01 1987 25.27 31.35 6.08 24.06 1988 30.50 21.89 -8.61 28.22 1989 34.50 40.37 5.87 17.02 1990 30.00 30.04 0.04 0.15 1991 34.10 36.06 1.96 5.76 1992 32.20 32.79 0.59 1.82 1993 28.68 24.03 -4.65 16.21 1994 36.35 40.03 3.68 10.12 1995 35.50 36.62 1.12 3.17 1996 19.00 26.52 7.52 39.60 1997 39.20 32.88 -6.32 16.12 1998 31.20 34.94 3.74 11.97 1999 41.65 34.54 -7.11 17.06 2000 42.43 37.54 -4.89 11.53  Đô Lương : Yt+1 = Yt+ 0.9 - 1.427 T7 + 5.870 T8 + 0.028 R6 - 0.018 R9 + 0.020 S7 – 0.142 S8 R= 0.98337 Sy = 3.3% Bảng 3.8. kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Hè Thu huyện Đô Lương trên số liệu phụ thuộc  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 30 1986 19.5 19.00 -0.50 2.56
  65. 1987 26.31 24.84 -1.47 5.61 1988 30.15 29.57 -0.58 1.92 1989 30.2 29.41 -0.79 2.62 1990 27.6 27.85 0.25 0.90 1991 33 35.70 2.70 8.18 1992 32.4 33.63 1.23 3.80 1993 27.84 29.27 1.43 5.13 1994 33 33.91 0.91 2.75 1995 33.1 31.19 -1.91 5.77 1996 22.2 22.65 0.45 2.02 1997 37 37.34 0.34 0.92 1998 32 31.93 -0.07 0.22 1999 44 41.61 -2.39 5.44 2000 41.84 42.25 0.41 0.98  Vinh : Yt+1 = Yt+ 1.252 - 1.393 T7 + 3.340 T9 - 0.023 T8 - 0.054 S6 + 0.016 S8 R= 0.70764 Sy =17.3% Bảng 3.9. kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Hè Thu ở Vinh trên số liệu phụ thuộc  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 20.7 1986 19.8 20.5 0.7 3.6 1987 17.4 15.4 -2.0 11.6 1988 23.5 19.8 -3.7 15.8 1989 19.8 23.4 3.6 18.1 1990 26.0 24.2 -1.8 6.8 1991 26.1 29.2 3.1 12.0 1992 26.1 32.1 6.0 22.9
  66. 1993 21.5 17.5 -4.0 18.5 1994 30.8 27.8 -3.0 9.6 1995 23.4 32.3 8.9 38.2 1996 17.3 23.0 5.7 32.7 1997 27.0 19.9 -7.1 26.3 1998 18.7 22.0 3.3 17.6 1999 32.9 28.3 -4.6 14.0 2000 35.2 30.0 -5.2 14.7 Phương trình dự báo cho vụ Đông Xuân :  Quỳnh Lưu: Yt+1 = Yt+ 1.361 + 0.507 T3 + 0.087 R1+ 0.043 R2 + 0.040 R3 - 0.015 S1 - 0.003 S3 R= 0.691106 Sy =6.5% Bảng 3.10. kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Đông Xuân huyện Quỳnh Lưu trên số liệu phụ thuộc  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 38.84 1986 32.4 34.65 2.2 6.9 1987 35.2 35.87 0.7 1.9 1988 37 40.15 3.2 8.5 1989 38.26 35.97 -2.3 6.0 1990 36.04 41.83 5.8 16.1 1991 33 33.32 0.3 1.0 1992 38.5 36.28 -2.2 5.8 1993 38.03 38.46 0.4 1.1 1994 40.03 42.70 2.7 6.7
  67. 1995 33.7 37.87 4.2 12.4 1996 41.7 37.54 -4.2 10.0 1997 45.7 44.90 -0.8 1.8 1998 45.1 43.43 -1.7 3.7 1999 50.5 46.03 -4.5 8.9 2000 56.38 52.57 -3.8 6.8  Đô lương: Yt+1 = Yt+ 1.549 - 0.805 T3 - 1.365 T5 - 0.071 R1 + 0.017 R2 + 0.007 R3 - 0.006 S3 R= 0.7 Sy =5.7% Bảng 3.11. kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Đông Xuân huyện Đô Lương trên số liệu phụ thuộc  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 30 1986 19.5 28.96 9.46 28.2 1987 26.31 19.19 -7.12 0.80 1988 30.15 35.04 4.89 12.14 1989 30.2 31.13 0.93 4.14 1990 27.6 32.53 4.93 2.04 1991 33 24.27 -8.73 3.55 1992 32.4 31.23 -1.17 12.62 1993 27.84 31.94 4.10 8.48 1994 33 31.57 -1.43 5.63 1995 33.1 34.96 1.86 13.98 1996 22.2 37.07 14.87 11.36 1997 37 23.68 -13.32 6.35 1998 32 34.85 2.85 3.06
  68. 1999 44 31.52 -12.48 1.18 2000 41.84 48.08 6.24 5.43  Vinh : Yt+1 = Yt+ 1.549 - 0.805 T3 - 1.365 T5 - 0.071 R1 + 0.017 R2 + 0.007 R3 - 0.006 S3 R = 0.83075 Sy =7.7% Bảng 3.12. kết quả dự báo thử nghiệm cho năng suất lúa vụ Đông Xuân huyện Vinh trên số liệu phụ thuộc  (%) Năm Ytt(Tạ/ha) Ydb (tạ/ha) Ydb-Ytt y 1985 21.4 1986 26.43 25.42 -1.0 4.72 1987 18.32 19.71 1.4 5.27 1988 20.46 25.65 5.2 28.33 1989 24.6 22.72 -1.9 9.20 1990 30.54 27.42 -3.1 12.70 1991 23.7 22.80 -0.9 2.96 1992 32.8 31.37 -1.4 6.04 1993 34.47 37.21 2.7 8.34 1994 37.3 36.86 -0.4 1.28 1995 30.7 34.80 4.1 10.98 1996 37.4 35.13 -2.3 7.38 1997 41.8 37.90 -3.9 10.44 1998 38.2 42.83 4.6 11.07 1999 40.44 40.39 -0.1 0.13 2000 43.8 40.77 -3.0 7.49
  69. Từ kết quả dự báo trên ta có : sai số của phương trình dự báo biến động trong khoảng 3.3%-17.8%. Trong đó nhận thấy phương trình dự báo cho năng suất lúa vụ hè thu ở Đô Lương cho kết quả dự báo chính xác nhất, với sai số của phương trình là 3.3% với năm dự báo cho sai số lớn nhất là 8.18% (năm 1991), và năm dự báo cho sai số thấp nhất là 0.9%( năm 1990). Ta nhận thấy các phương trình dự báo cho kết quả khá tốt có thể tiếp tục nghiên cứu hiệu chỉnh để làm phương trình dự báo năng suất cho tỉnh Nghệ An trước tiên là các huyện Đô lương, Quỳnh lưu, Vinh.
  70. Chương 4 Một số giải pháp ứng phó với biến đổi để phát triển bền vững cho cây lúa tỉnh Nghệ An. Từ điều kiện, xu thế biến đổi khí hậu và đất đai tỉnh Nghệ An có thể đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững cho cây lúa. 4.1 Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý Hàng năm Nghệ An gieo trồng 185-186 ngàn ha lúa chia làm 3 vụ lúa chính. Là lúa đông xuân, lúa hè thu, và lúa mùa. Vụ Đông xuân: Đây là vụ lúa được gieo trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất trong năm nên có tính ổn định cao, có năng suất cao . Do vậy cần tập trung thâm canh cao độ, bằng biện pháp mở rộng các giống cây ngắn ngày có tiềm năng suất (lúa lai, lúa thuần Trung Quốc, ).Bón phân đầy đủ, cân đối, khịp thời , phòng trừ tốt các đối tượng sâu bệnh gây hại để giành năng suất và sản lương cao nhất trong năm. Vụ Hè thu: là một vụ lúa mới vừa được hình thành, tuy nhiên nó ngày càng chứng tỏ sự ưu việt của nó so với vụ mùa (bảng ).Do đó cần phải tích cực vấn đề tưới tiêu , giải quyết tốt hơn về công tác giống,về các công tác giống ,về các biện pháp kĩ thuật canh tác khác để tăng nhanh diện tích lúa hè thu từ 45-47 ngàn ha mỗi vụ hiện hiện nay lên 50-55 ngàn ha, để giảm giần lúa vụ mùa trong những năm tới. Vụ lúa mùa: Trong những năm gần đây, trên diện tích gieo cấy lúa mùa đã được đưa vào các giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, năng suất lúa cao hơn như: CR93-2, LN93-1 Tuy vậy, năng suất và sản lượng vẫn đạt rất thấp và rất không ổn định . Cho nên cần phải giảm dần diện tích lúa mùa năng suất thấp, chuyển sang gieo trồng các loại cây màu khác có giá trị kinh tế cao hơn. 4.2. Nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ gieo trồng của cây lúa. Lúa Đông xuân: Thường trổ từ 25/4-5/5 có độ an toàn cao. Do vậy căn cứ vào thời gian sinh trưởng của mỗi giống , dự báo khí tượng thuỷ văn của mỗi vụ , để xác định gieo mạ và cấy thích hợp.
  71. Lúa hè thu: Phải thu hoạch xong trước 20/IX, các giống gieo trồng trong vụ phải có thời gian sinh trưởng ít hơn 115 ngày. Do đó, đối với vụ hè thu gieo cấy càng sớm càng tốt, chậm nhất không quá 20/VI. 4.3.Xác định cơ cấu giống cây trồng cho cây lúa, trong từng mùa vụ, cho từng vùng. Vụ lúa đông xuân :Trong vụ đông xuân đầu vụ thường nhiệt độ thấp, cuối vụ thường nhiệt độ cao. Do vậy, phải xác định được bộ giống chịu rét đầu vụ , nắng nóng cuối vụ. Với chủ trương hạn chế và giảm dần các giống dài ngày,bỏ hẳn giống xuân trung ,mở rộng diện tích các giống xuân ngắn ngày. Cơ cấu giống chung cho toàn tỉnh như sau: Xuân dài ngày: chiêm nếp cũ, 314.IR17494:20-30% Xuân ngắn ngày: Khang dân 18, Kim cương , IR325, lúa lai Trung Quốc chiếm: 70-80%(riêng diện tích lúa lai chiếm 30-40% tổng diện tích cả vụ) Vụ hè thu: để có tính an toàn cao lúa hè thu phải thu hoạch trước 15/9. Do vậy các giống gieo trồng trong vụ hè thu phải có thời gian sinh trưởng dưới 115 ngày. Chịu được nắng nóng và thích ứng rộng . chủ yếu gieo cấy các giống: Khang dân18, CR203, IR325, CN2, tạp giao 5. Trong đó lấy Khang dân làm chủ lực. Vụ mùa: Lúa mùa phải trổ trước 20/10 gieo trồng trên đất vùng cao để tránh úng ngập khi lũ lụt. 4.4. Đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp . Ngắn ngày mật độ cao hơn các giống dài ngày. Vụ hè thu mật độ thưa hơn vụ,đông xuân. Các giống có năng suất cao (lúa lai) mật độ thưa hơn các giống năng suất thấp 4.5. Khai thác tối đa ưu thế của lúa lai . Trong những năm qua, phát huy lợi thế khí hậu, thời tiết, đất đai và tiến bộ kỹ thuật, tỉnh Nghệ An đã phát triển khá nhanh và mạnh về ưu thế lai của cây trồng , vật nuôi, đạt được nhiều kết quả tốt. Bảng 4.1: kết quả qua 8 năm đưa giống lúa lai vào Nghệ An[1].
  72. Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Năm 1992 22 70,61 1993 1308 72,20 1994 6 514 68,32 1995 4330 59,37 1996 18414 52,29 1997 20320 64,10 1998 23914 56,26 1999 20916 60,62 2000 30000 62,35 Như vậy, diện tích lúa lai đã tăng nhanh qua các năm, mặc dầu năng suất không tăng nhưng vẫn cao hơn năng suất trung bình cả năm của tỉnh từ 20-25 tạ/ha đã góp phần không nhỏ trong việc tăng sản lượng lương thực của tỉnh trong những năm qua. Do đó trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển diện tích lúa lai trên cả 3 vụ sản xuất trong năm: vụ xuân, vụ hè thu & vụ mùa. Phải xác định được giống chủ lực cho mỗi vụ. Vụ xuân : Chủ yếu Tạp Giao 1, Nhị ưu 63 Vụ hè thu : Tạp Giao 5. Vụ mùa : Tạp Giao 4 Đồng thời nghiên cứu để bổ sung thêm một số tổ hợp lai 3 dòng và 2 dòng khác cho các vùng sinh thái trong tỉnh. 5.6. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật. Sự phát triển của sâu bệnh gắn rất chặt vợi mùa vụ, loại cây trồng trình độ thâm canh nhất là các yếu tố khí tượng thuỷ văn hàng năm. Bệnh đạo ôn có mối quan hệ với lúa nhiễm bệnh, phương pháp bón phân và nhất là thời tiết âm u và độ ẩm cao.
  73. Bệnh khô vằn có quan hệ với mật độ gieo cấy , phương pháp bón phân , sự điều tiết nước đặc biệt là độ ẩm, nhiệt độ trong ruộng lúa, Do vậy cần nắm chắc các yếu tố khí tượng diễn ra trong vụ sản xuất , sử dụng giống tốt, phân bón đầy đủ và cân đối là những yếu tố hạn chế sâu bệnh gây hại. Trên cơ sở diễn biến của khí hậu thời tiết mà dự tính, dự báo , tình hình diễn biến, phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh( bệnh gây hại cho cây trồng , dịch bệnh gây hại cho đàn gia súc) để có biện pháp phòng trừ kịp thời và triệt để. Mở rộng diện tích ứng dụng công nghệ quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây trồng để chủ động phòng chống dịch bệnh. 5.7.ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngành Khí tượng Thuỷ văn cần làm tốt công tác dự tính dự báo để: Giúp các nhà qui hoạch , kế hoạch xây dựng được phương án có tính chuẩn xác cao cho sản xuất trong một vụ , một năm hoặc dài hơn. Tiếp tục các tiến bộ về giống ,về các biện pháp canh tác , chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, để khai thác các yếu tố thuận , né tránh các yếu tố bất thuận. Vận dụng quy luật diễn biến của thời tiết trong năm và nhiều năm tới dự báo khí hậu để có kế hoạch và chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. 5.8. Làm tốt công tác thuỷ lợi Tu sửa các công trình thuỷ nông đã có , tiếp tục xây dựng một số công trình mới nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu nước tưới tiêu cho cây trồng, vật nuôi. Trong thời gian gần đây việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong Nông nghiệp đã cho những kết quả tốt. Tuy nhiên, trong diều kiện khí hậu có nhiều biến động như hiện nay thì việc hiểu rõ mối quan hệ: biến động của khí hậu, thời tiết và cây trồng là một vấn đề cần thiết. Để có chiến lược phát triển Nông nghiệp bền vững và lâu dài thì phải hiều rõ quy luật biến đổi của khí hậu và ứng dụng những tiến bộ khoa học
  74. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Biến đổi khí hậu các huyện đồng bằng ở Nghệ An là một bộ phận của biến đổi khí hậu toàn cầu, nó không chỉ có xu hướng nóng lên của xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu mà còn thể hiện tính bất ổn định của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. 2. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đông có khuynh hướng tăng lên rõ rệt. Nhiệt độ các tháng mùa hạ ổn định hơn và tăng không rõ nhiệt độ trung bình cả năm tăng lên. Điều này chứng tỏ ở Nghệ An có mùa Đông ấm dần lên, và ngắn lại, còn mùa hè kéo dài. Biến đổi về mưa chưa rõ ràng, số giờ nắng có xu thế giảm. 3. Biến động khí hậu và năng suất lúa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biến động khí hậu càng lớn thì có tác động đến năng suất lúa càng lớn, do vậy tác động của khí hậu đến năng suất vụ Hè Thu lớn hơn vụ Đông Xuân, vùng núi lớn hơn đồng bằng.
  75. 4. Để tính toán dự báo lúa Đông xuân, hè thu ở 3 huyện Vinh, Đô lương, Quỳnh lưu có thể sử dụng các phương trình tương quan nhiều biến ở bảng 3.4. 5. Để ứng phó với biến đổi khí hậu phải chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý, nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ theo khí hậu và xác địch cơ cấu giống phải phù hợp với mùa vụ. 6. Tăng cường năng lực áp dụng các thông tin khí hậu dự báo khí hậu vào quản lý chỉ đạo sản xuất Nông nghiệp nói chung và cho cây lúa nói riêng để phát triển bền vững đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh Nghệ An.
  76. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
  77. 1 Nguyễn Trọng ái - Khí Tượng Thuỷ Văn phục vụ cho Nông nghiệp trong điều kiện thời tiết có nhiều biến động ở Nghệ An 2 Nguyễn Trọng ái - Khái quát khí hậu Nghệ An 3 Vũ Năng Dũng - Năm 1996 –Những tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất Nông nghiệp Việt nam - Tuyển tập công trình về biến đổi khí hậu – Tập 2. 4 Niên giám thống kê từ 1970 – 1999 – Cục thống kê Nghệ An 5 Phan Tất Đắc - Phạm Ngọc Toàn - Khí hậu Việt nam – Nhà xuất bản khoa học Kỹ thuật – Hà nội 1993 6 Ngô Sỹ Giai - Năm 1998 - Xây dựng các phương pháp dự báo khí tượng Nông nghiệp trong thời kỳ phát triển chủ yếu, năng suất và sản lượng lúa ở Viêt nam. 7 Nguyễn Thị Hà - Năm 2002_Qui trình công nghệ dự báo năng suất lúa trung bình cho các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trên cơ sở mô hình thống kê thời tiết cây trồng. 8 Đinh Thế Lữ - Giáo trình cây lúa – Hà nội 1960 9 Nguyễn Đức Ngữ - Nguyễn Trọng Hiệu - Năm 1996 – Biến đổi khí hậu ở Việt nam trong nhiều năm qua và xu thế biển đổi trong những năm tới - Tuyển tập công trình về biến đổi khí hậu – Tập 1. 10 Nguyễn Đức Ngữ - Nguyễn Trọng Hiệu - Năm 1996 – Biến đổi khí hậu và tác động của chúng trong sản xuất Nông nghiệp ở Việt nam trong gần 100 năm gần đây – Tuyển tập công trình về biến đổi khí hậu – Tập 1. 11 Phan Văn Tân - Phương pháp thống kê trong khí tượng_Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia – Hà nội 12 Đặng Thị Hồng Thuỷ - Năm 2002 - Khí Tượng Nông nghiệp – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia – Hà nội 13 Nguyễn VĂn Viết - Năm 2002 – Biến đổi khí hậu và chíên lược phát triển Nông nghiệp Việt nam – Viện khí tượng Thuỷ Văn. 14 Nguyến Văn Viết – Năm 1992 – Về tác động của những dao động khí hậu đến năng suất lúa chiêm xuân trong những vụ vừa qua và biện pháp ứng phó. 15 Nguyễn Văn Viết – Năm 1991 – Phương pháp tính toán năng suất Ngô và Khoai tây vụ Đông ở Đồng bằng Bắc bộ – Viện khí tượng thuỷ văn.
  78. 16 Nguyễn Văn Viết – Năm 1990 – Những biến động năng suất Ngô và Khoai tây do khí hậu – Tổng cục khí tượng thuỷ văn 17 Paxop B.U – 1996 Biến động năng suất và đánh giá dự đoán sản lượng ngũ cốc. Nhà xuất bản khí tượng thuỷ văn (Tiêng Nga) 18 Polevoi . A.M - 1978- Điều tượng khí tượng Nông Nghiệp đối với cây khoai tây vùng đất thịt Châu Âu thuộc Liên Xô (Tiếng Nga) Tiếng Anh 19 The IPCC Response Strategies – Climate Change Mục lục Lời mở đầu 0 Chương 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên và khí hậu tỉnh Nghệ An 2 1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên. 2 1.1.1.Vị trí địa lý. 2 1.1.2.Đặc điểm địa hình. 3 1.2.Đặc điểm khí hậu tỉnh Nghệ An 6 1.2.1. Đặc điểm khí hậu vụ lúa Đông Xuân 6 1.2.1.1.Nhiệt độ trong vụ đông xuân . 6 1.2.1.2. Lượng mưa trong vụ đông xuân 8 1.2.1.3.Nắng vụ Đông Xuân. 9 1.2.1.4. Những bất lợi của thời tiết vụ lúa Đông Xuân. 9 1.2.2.Đặc điểm khí hậu vụ lúa Hè thu 10 1.2.2.1 Nhiệt độ không khí vụ Hè thu . 11 1.2.2.2. Quy luật diến biến mưa trong vụ Hè thu. 12 1.2.2.3. Nắng trong vụ Hè thu. 14 1.2.2.4. Những bất lợi của thời tiết vụ Hè Thu 14 1.2.3.Vụ Mùa. 15 Chương 2. Dao động và biến đổi khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An trong hơn 40 năm qua 15
  79. 2.1. Khái quát về xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam 15 2.1.2. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 17 2.2.Xu thế biến đổi của một số đặc trưng yếu tố khí hậu ở vùng trọng điểm trồng lúa tỉnh Nghệ An 19 2.2.1.Mức độ biến đổi trị số trung bình 19 2.2.2.Tương quan so sánh các yếu tố khí hậu giữa các thập kỷ. 20 2.2.3.Tính xu thế của các yếu tố khí hậu 25 2.2.3.1.Cơ sỏ tính toán. 25 2.2.3.2.Đánh giá tính xu thế. 26 Chương 3. Tác động của dao động và biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tỉnh Nghệ An 49 3.1.Những tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp 49 3.2.Đánh giá ảnh hưởng của dao động và biến đổi khí hậu đến năng suất lúa. 50 3.2.1. Đánh giá năng suất lúa do dao động khí hậu tạo nên. 50 3.2.2.Tính hệ số biến động của năng suất do tác động của thời tiết. 56 3.2.3.Phương trình tương quan giữa năng suất với các nhân tố khí tượng. . 59 Chương 4. Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững cho cây lúa tỉnh Nghệ An 61 4.1 Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lý cho cây lúa. 61 4.2. Nghiêm túc thực hiện lịch thời vụ gieo trồng của cây lúa. 61 4.3.Xác định cơ cấu giống cây trồng cho cây lúa, trong từng mùa vụ, cho từng vùng. 62 4.4. Đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp . 62 4.5. Khai thác tối đa ưu thế của lúa lai . 62 4.6. Làm tốt công tác bảo vệ thực vật. 63 4.7.ứng dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật. 64 4.8. Làm tốt công tác thuỷ lợi 64 Kết luận 65 Tài liệu tham khảo 67