Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam

pdf 103 trang ngocly 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dich_vu_ngan_hang_quoc_te_giai_phap_hoan_thien_va.pdf

Nội dung text: Khóa luận Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM Sinh viên : Hà Duy Tiến Lớp : A2-CN9 Giáo viên hướng dẫn : Phan Anh Tuấn Hà Nội năm 2003 68
  2. Lời mở đầu Trong thời đại toàn cầu hoá hoạt động kinh tế như hiện nay, yêu cầu cấp bách được đặt ra là mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế phải được cải tổ cho phù hợp với đời sống kinh tế mới. Trong nền kinh tế phát triển, hoạt động và dịch vụ ngân hàng thương mại đi vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đời sống con người. Ngược lại, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có một hệ thống ngân hàng mạnh. Chính vì vậy, ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Trong những năm gần đây, các nền kinh tế trên thế giới thường phải đối mặt với nhiều biến động trên thị trường tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Các nhà kinh tế cũng như các nhà quản lý trên thế giới trên thế giới đặc biệt quan tâm, nghiên cứu đến lĩnh vực tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tiến tới công nghiệp hoá,hiện đại hoá. Đảng và nhà nước ta luôn có chủ trương huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn ngoài nước là rất quan trọng, nguồn vốn hỗ trơ phát triển ODA cần được sự quan tâm đặc biệt. Đảng và nhà nước cũng chủ trương phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu. Tất cả cho thấy mối quan hệ kinh tế với nước ngoài là đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh ở nước ta. Mà mối quan hệ này muốn tồn tại và phát triển thì phải nhờ vào các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Do vậy việc nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng quốc doanh ở Việt nam là rất cần thiết. Khoá luận tốt nghiệp này tập trung vào hệ thống hoá vấn đề lý luận, làm rõ bản chất vai trò và lợi ích của dịch vụ ngân hàng quốc tế. Từ lý luận dẫn đến đánh giá khách quan hoạt động ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. Khoá luận này không tập trung vào việc mô tả qui trình nghiệp vụ, mà chủ yếu phân tích dữ liệu nhằm mục đích giải 69
  3. thích được vấn đề: Tại sao một số dịch vụ có tồn tại nhưng chưa phát triển, một số khác có phát triển nhưng chưa đạt được trình độ quốc tế, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam. Do hạn chế về khả năng và giới hạn của một khoá luận tốt nghiệp nên không thể nghiên cứu một cách tỉ mỉ tất cả các khía cạnh khác nhau của dịch vụ ngân hàng quốc tế mà chỉ tập trung nghiên cứu những dịch vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu ở các ngân hàng thương mại quốc doanh qua nhưng năm gần đây. Đề tài: Dịch vụ ngân hàng quốc tế – giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam Bố cục của khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương Chương I: Những vấn đề cơ bản về dịch vụ ngân hàng quốc tế Chương II: Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam Chương III: Những giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. 70
  4. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ I . TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 1. Đôi nét về lịch sử ngân hàng và dịch vụ ngân hàng Thuật ngữ "ngân hàng" đã có từ lâu. Tại thành Athène (Hylạp), các nhà đổi tiền được gọi Trapezita - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "Trapeza"có nghĩa là cái bàn. Hoạt động mua bán, trao đổi, vay tiền được tiến hành trên các ghế dài gọi là Banca. Đây cũng là nguồn gốc tạo các từ Banque (Pháp), Bank (Anh, Mỹ, Đức), Banco (Italia) . có nghĩa là ngân hàng sau này. Ngân hàng liên tục phát triển theo điều kiện kinh tế xã hội. Các nghiệp vụ ngân hàng đơn giản đã xuất hiện từ thời thượng cổ. Dưới thời Trung cổ, các hoạt động ngân hàng được mở rộng tại khắp các nước Châu Âu, Trung đông, Trung Hoa. Tuy hoạt động ngân hàng xuất hiện từ lâu, nhưng mãi đến đầu thế kỷ XV (1401), mới có một cơ quan trên thế giới được xem là một ngân hàng thực sự, đó là Banca di Barcelone ở Tây ban nha. Và sau đó ít năm, ngân hàng Banca di Valencia cũng đựơc thành lập ở Tây ban nha. Hai ngân hàng này được coi là hai ngân hàng đầu tiên trên thế giới đã thực hiện phần lớn các nghiệp vụ của ngân hàng hiện nay tuy qui mô và mức độ có khác nhau. Trước thế kỷ 17 hoạt động ngân hàng chỉ là buôn tiền, cho vay nặng lãi là chủ yếu và khách hàng chính là vua chúa và tầng lớp quí tộc giàu sang. Năm 1557 vua chúa các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nhất loạt tuyên bố không trả nợ làm cho hàng loạt ngân hàng phá sản Do không chịu mức lãi suất cao quá mức, các nhà tư bản nông, công, thương nghiệp hùn vốn với nhau lập ra các ngân hàng, hội tín dụng để cho vay vốn với mức lãi suất có thể chấp nhận được. Loại ngân hàng này xuất hiện ở Vienise (Italia) năm 1589, Milan (Italia) năm 1593, Asmterdam (Hà 71
  5. lan) năm 1600. Cuối thế kỷ 17 xuất hiện ngân hàng lớn nhất thế giới, ngân hàng Anh ở Luân đôn. Ngân hàng Anh là một công ty cổ phần lớn kinh doanh tín dụng tư bản với mức lãi suất thấp 6% năm và điều này buộc các ngân hàng cho vay nặng lãi phải hạ lãi suất theo và kinh doanh giống các ngân hàng tư bản. Trong suốt thế kỷ 18, các ngân hàng tư bản khác ở châu Âu lục địa, Bắc Mỹ lần lượt ra đời. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, các nước đế quốc mới thành lập các ngân hàng trên các nước phong kiến, thuộc địa, nửa thuộc địa như ngân hàng Đông Dương của Pháp thành lập năm 1875 tại Sài gòn (Việt nam). Trong thời đại hiện nay, việc kinh doanh tiền tệ không còn là độc quyền của các ngân hàng. Cùng với ngân hàng, các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, quỹ tín dụng, hội tín dụng cho vay. Tuy nhiên khi nghiên cứu lịch sử dịch vụ ngân hàng cho thấy rằng có dịch vụ ngân hàng vẫn là của riêng ngân hàng. Dịch vụ Ngân hàng Quốc tế đã trải qua các giai đoạn phát triển sau: Giai đoạn sơ khai, ngân hàng nhận bảo quản, giữ hộ tiền, gửi tiền và cho vay tiền và hoạt động này diễn ra trên chiếc bàn dài (tiếng Lating là Bancus). Hoạt động này là nghiệp vụ ngân hàng đầu tiên, tồn tại lâu đời nhất. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội các nghiệp vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, phát triển không ngừng. Giai đoạn phát triển thứ hai Trong vòng năm thế kỷ - từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X, nhiều hoạt động mới được áp dụng và đạt được những bước tiến mới về nghiệp vụ ngân hàng như: ♦ Ngân hàng bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ qua số hiệu tài khoản. ♦ Ngân hàng áp dụng phương pháp bù trừ. Những chủ nợ của cùng một loại tiền hay tài sản thì được thanh toán chuyển nhượng lẫn nhau trong mua bán giữa họ ở cùng một ngân hàng và kể cả đối tác ở ngân hàng khác, và nợ đáo hạn được bù trừ. 72
  6. ♦ Nghiệp vụ chuyển ngân, tức là chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác cũng được áp dụng. ♦ Ngân hàng cũng làm nghiệp vụ bảo lãnh, là biểu hiện ban đầu của hình thức chấp nhận các thương phiếu trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ♦ Ngân hàng đã áp dụng chiết khấu thương phiếu. Giai đoạn thứ ba: Ngân hàng đánh dấu sự phát triển vào giai đoạn thứ ba với việc mạnh dạn cho vay tiền, tạo ra các khoản tiền mới trong lưu thông. Ngân hàng từ lâu đã phát hành các chứng thư (như séc ngày nay) khi có người gửi vào ngân hàng bằng tiền vàng hoặc tiền đúc - 100 tiền ngân hàng thay cho 100 tiền vàng đúc. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XVII khi chứng thư được chấp nhận rộng rãi và nhu cầu tăng đột ngột, một số ngân hàng đã phát hành các chứng thư tự do (không có tiền vàng bảo đảm) và tiền ngân hàng ra đời. Tuy nhiên tiền ngân hàng (Bank notes) chỉ được lưu hành rộng rãi từ đầu thế kỷ XX sau khi nhà nước độc quyền phát hành giấy bạc pháp định. Ngày nay do sự phát triển về kinh tế, đặc biệt là khoa học công nghệ, dịch vụ ngân hàng đã phát triển về mọi mặt và ra đời những loại sử dụng công nghệ cao như thanh toán bằng thẻ điện tử, ứng dụng mạng SWIFT Do sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng nên không thể có định nghĩa cụ thể, thống nhất về dịch vụ ngân hàng. Hiểu nôm na dịch vụ ngân hàng nói chung là tất cả những việc mà ngân hàng thường làm trong khuôn khổ nghề nghiệp của họ. 2. Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng quốc tế Trong lịch sử phát triển lâu dài của hoạt động ngân hàng như nêu ở phần trên, có xuất hiện mầm mống hoạt động ngân hàng quốc tế tại các nước ở châu Âu vào thế kỷ 13. Vào thế kỷ 19, các nước thực dân đã mở rộng vùng thuộc địa của mình, tìm kiếm thị trường ngoài lãnh thổ của mình. Các ngân hàng thương mại của Anh và Pháp đã thiết lập nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Mạng lưới chi nhánh của họ bao trùm trên lãnh thổ châu Âu và các vùng lãnh 73
  7. thổ thuộc địa. Ngân hàng Đông Phương của Anh thành lập tại Trung Quốc, ngân hàng Đông Dương của Pháp thành lập ở Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các nước châu Âu rất cần tiền để tái thiết nền kinh tế bị huỷ hoại nặng nề bởi chiến tranh và Mỹ là nhà tài trợ chính. Ngoài ra sự tăng trưởng chưa từng có về đầu tư và thương mại quốc tế trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II đã dẫn đến sự phát triển không ngừng các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của các ngân hàng thương mại. Với các hiệp định “Land Bank”, “Marshall”, các ngân hàng Hoa kỳ đã cho nước ngoài vay hàng chục tỷ USD. Rất nhiều ngân hàng thương mại Hoa kỳ, trong thập niên 60, tăng lên nhanh chóng về quy mô đã đưa đến chủ trương mở rộng nghiệp vụ ngân hàng ra nước ngoài (cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển), đó là phản ứng tự nhiên của việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng trong nước và đáp nhu cầu tham gia vào thị trường tài chính quốc tế và những đổi mới trong lĩnh vực này đã tạo ra rất nhiều nghiệp vụ ngân hàng mới. Lịch sử phát triển ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế thứ nhất.  Một vài thập kỷ sau thế chiến thứ II kết thúc, bên cạnh sự phát triển kinh tế vượt bậc của Mỹ, các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức các nước tư bản khác như Canada và đặc biệt là Nhật cũng giành được những thành tựu kinh tế quan trọng. Lẽ tất yếu khi kinh tế phát triển kéo theo việc các ngân hàng của các quốc gia công nghiệp hoá, đặc biệt là ngân hàng các nước Canada, Nhật bản, Đức, Anh, Pháp cũng theo gương của các Ngân hàng Hoa kỳ ra sức mở rộng nghiệp vụ của mình ra nước ngoài trong thập kỷ 70. Lịch sử ngân hàng gọi đây là làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế thứ hai. Bên cạnh làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng ồ ạt của các nước tư bản, có một làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ ba của các nước đang phát triển diễn ra bình lặng vào cuối thập kỷ 70. Làn sóng phát triển dịch vụ ngân hàng thứ tư bắt đầu bằng sự kiện ra 74
  8. đời đạo luật nhất thể hoá châu Âu ban hành vào năm 1986; trong đó Cộng đồng Châu Âu xoá bỏ mọi rào chắn đối với luồng vốn quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ về chất lượng và số lượng và vì vậy các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế mang tính toàn cầu hoá. 75
  9. 3. Bản chất dịch vụ ngân hàng quốc tế 3.1. Định nghĩa dịch vụ ngân hàng quốc tế Phần trên đã cho thấy một bức tranh tổng quát về dịch vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng quốc tế nói chung, nhưng để xây dựng định nghĩa dịch vụ ngân hàng quốc tế cần: ♦ Căn cứ phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước là loại hoạt động kinh doanh mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của họ có tính quốc tế hay không. Điều này được giải thích bởi ba lý do sau ♦ Thứ nhất, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động trợ giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng thông qua hoạt động tài trợ thương mại quốc tế. Điều này có nghĩa là nghiệp vụ ngân hàng trong trường hợp này gắn bó chặt chẽ với thương mại quốc tế. ♦ Thứ hai, nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là loại hoạt động đáp ứng nhu cầu trao đổi ngoại tệ của khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch thương mại và đầu tư qua biên giới quốc gia. ♦ Thứ ba, vì các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế có điều kiện thuận lợi kinh doanh ngoại tệ, họ cũng thường kinh doanh ngoại tệ cho chính số tiền của họ. ♦ Một căn cứ nữa để phân biệt nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và nghiệp vụ ngân hàng trong nước của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ ngân hàng quốc tế diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia; còn nghiệp vụ ngân hàng trong nước chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia và đối tượng khách hàng là pháp nhân, thể nhân của quốc gia đó. Như vậy ta có thể đưa ra định nghĩa dịch vụ ngân ngân hàng quốc tế: Dịch vụ ngân hàng quốc tế là các giao dịch ngân hàng liên quan tới một hoặc nhiều bên đối tác ở ngoài biên giới nước có trụ sở chính của ngân hàng cung cấp dịch vụ 76
  10. Trên phương diện phân loại nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là một dạng hoạt động kinh doanh quốc tế thì nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại có thể được coi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động đầu tư và cung ứng dịch vụ tiền tệ và tài chính quốc tế trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm mục đích sinh lời. Việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng thương mại tổ chức bằng hai phương thức sau:  Tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại nước ngoài bằng cách thiết lập các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện. v.v ở nước ngoài.  Tổ chức một bộ phận kinh doanh quốc tế được chuyên môn hoá tại trụ sở chính để thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. 3.2. Đặc điểm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Mặc dù ngày nay dịch vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng thương mại phát triển đa dạng về hình thức cũng như nội dung, tuy nhiên sau khi nghiên cứu về học thuật cũng như quá trình vận động phát triển của nó, chúng ta rút ra những đặc điểm chung như sau:  Xu thế gia tăng nhanh hơn mức tăng tiềm lực sản xuất: Như đã trình bày trong phần lịch sử phát triển, ngày nay xu thế quốc tế hoá hoạt động ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ. Trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất hàng hoá cũng diễn ra xu thế toàn cầu hoá nhưng thực tế cho thấy mức độ thấp hơn của thị trường tài chính. Hàng ngày, lượng tiền tệ lưu chuyển trên thị trường tài chính thế giới cao gấp 30 lần khối lượng hàng hoá lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nước đang phát triển, chỉ trong 8 năm (1990- 1997), dòng vốn đầu tư tư nhân đổ vào tăng hơn 5 lần. Trong khi mậu dịch quốc tế của giai đoạn này chỉ tăng 5%/năm thì dòng vốn tư nhân lưu chuyển tăng 30%/ năm. 77
  11.  Dịch vụ ngân hàng quốc tế đề cao nhân tố con người: Đặc điểm này do đặc điểm kinh doanh quốc tế hiện nay tạo ra. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ và kinh tế cũng như sự phức tạp của bối cảnh toàn cầu hoá, kinh doanh dịch vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi các nhà hoạt động ngân hàng phải: - Hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh, cả kinh doanh trong nước lẫn khinh doanh đối ngoại, có kiến thức rộng và thường xuyên cập nhật về thị trường trong nước và quốc tế, ngoài ra phải có kiến thức sâu rộng về tài chính quốc tế. - Hiểu biết và áp dụng thành thạo các ứng dụng của khoa học công nghệ. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng kinh doanh quốc tế đều sử dụng mạng toàn cầu Swift, mạng giao dịch kinh doanh toàn cầu Reuter, và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và kinh doanh. Do vậy việc sử dụng thành thạo các tiện ích ngân hàng, máy tính và công nghệ thông tin là bắt buộc - Phải hiểu biết thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, tiếng Anh là bắt buộc. Do là kinh doanh quốc tế nếu không thông thạo ngoại ngữ thì không làm việc được - Do bối cảnh hoạt động kinh doanh đòi hỏi rất nhiều về trình độ của nguồn nhân lực, nên việc tập trung vào phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực là điều tất yếu  Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có tính rủi ro cao: Do sự phức tạp của kinh doanh quốc tế nên thường xảy ra việc tăng, giảm đột ngột về ngoại tệ, lãi suất, trục trặc trong thanh toán quốc tế, biến động chính trị .Vì vậy nghiệp vụ ngân hàng quốc tế có mức độ rủi ro cao hơn nghiệp vụ ngân hàng ở trong nước. Tuy nhiên, rủi ro càng cao lợi nhuận càng lớn nên các ngân hàng vẫn phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế để có cơ hội và tiềm năng phát triển lâu dài.  Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chịu ảnh hưởng nhiều bởi luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế: Đặc điểm này do tính quốc tế của dịch vụ 78
  12. ngân hàng quốc tế quyết định. Do sự phức tạp trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế, do sự không thống nhất về luật pháp giữa các quốc gia, do trình độ phát triển không đồng đều mà đòi hỏi phải có luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng quốc tế. 3.3 Động cơ tiến hành dịch vụ ngân hàng quốc tế  Động cơ dễ hiểu nhất là mong muốn theo đuổi các khách hàng khi các khách hàng của họ thực hiện hoạt động ra nước ngoài. Đây là một nguyên lý Marketing truyền thống “theo chân khách hàng”. Các công ty của Mỹ những năm 60, 70 của Nhật và châu Âu trong thập niên 70 hăng hái mở rộng hoạt động ra nước ngoài thì các ngân hàng của họ cũng theo sau. Động cơ này có phần mang tính phòng vệ, bởi vì các ngân hàng muốn duy trì và củng cố các mối quan hệ với các khách hàng và muốn chứng tỏ một điều là họ có kiến thức và chất lượng phục vụ cao hơn các ngân hàng địa phương.  Động cơ khác thúc đẩy các ngân hàng mở rộng ra quốc tế là nhằm đa dạng hoá cơ sở kinh doanh của họ. Các ngân hàng đầu tư vào các khoản cho vay có đặc tính khác với các khoản vay nội địa. Loại nhu cầu về các khoản vay nước ngoài có thể bù đắp các biến động về nhu cầu khoản vay nội địa vì vậy có tác dụng làm bình ổn thu nhập của ngân hàng. Hơn thế nữa nhờ đa dạng hoá kinh doanh mà làm thu nhập ngân hàng tăng, khả năng cạnh tranh mạnh, phân tán được rủi ro, thiết lập nhiều quan hệ kinh doanh tạo tiền đề thực hiện đầu tư kinh doanh sau này. 4. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 4.1. Các hình thức tổ chức nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Như chúng ta đã biết, nét đặc trưng để phân biệt dịch vụ ngân hàng quốc tế với dịch vụ ngân hàng trong nước đó là tính quốc tế. Xét về mặt không gian thì khoảng cách địa lý giữa các đối tác là lớn, vượt ngoài phạm vi 79
  13. biên giới quốc gia. Chính vì vậy ngân hàng thương mại ngoài trụ sở chính còn phải sử dụng nhiều hình thức khác như : Văn phòng đại diện: là đơn vị dịch vụ nhỏ do ngân hàng mẹ thành lập ở nước ngoài nhằm trợ giúp cho các công ty trong nước kinh doanh ở nước ngoài, là đối tác nước ngoài của ngân hàng mẹ, trong việc quan hệ với các ngân hàng đại lý. Các văn phòng này thường có ít nhân viên, không nhận tiền gửi, và chủ yếu thực hiện các công việc chuẩn bị cơ bản cho các khoản vay đối với người đi vay từ trụ sở chính, phát triển hoạt động kinh doanh Việc thiết lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thường là bước đầu tiên trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chi nhánh ngân vỏ bọc: là các văn phòng nước ngoài được thiết lập nhằm tham gia vào các thị trường tiền tệ châu Âu để dành các khoản nợ đồng đô la châu Âu hay thực hiện các khoản vay ngân hàng nước ngoài. Chúng nằm chủ yếu ở những nơi có nền tài chính chủ yếu, như Bahamas, nơi chúng hoạt động mà không phải chịu thuế; họ không quan tâm đến công việc kinh doanh ở địa phương. Loại hình này xuất hiện nhiều ở Mỹ. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ trọn gói: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trọn gói là sự mở rộng của ngân hàng chính, hoạt động như các ngân hàng tại nước đó nhưng về mặt pháp lý chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài lại là một bộ phận của ngân hàng mẹ. Các chi nhánh thực hiện kinh donh nghiệp vụ ngân hàng bán sỉ dựa chủ yếu vào các khoản tiền gửi mua từ hệ thống ngân hàng quốc tế được biết đến như là thị trường liên ngân hàng. Họ không thể phát triển một cơ sở tiền gửi địa phương. Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng trong nước vừa chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng nước ngoài mà nó mở chi nhánh. Ở một số quốc gia, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị cấm, ở một số quốc gia khác người ta không muốn lập chi nhánh vì có rủi ro sung công. Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài thường được mở tại các trung tâm tài chính và thương mại của thế giới. 80
  14. Ngân hàng con ở nước ngoài: Ngân hàng con ở nước ngoài là một định chế độc lập do ngân hàng mẹ sở hữu hoàn toàn hoặc gần như sở hữu hoàn toàn để phù hợp với luật pháp của nước ngoài. Ngân hàng con ở nước ngoài hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra còn hình thức Ngân hàng con ở nước ngoài nhưng ngân hàng mẹ không kiểm soát chúng (ngân hàng mẹ chỉ đóng góp một phần vốn tối thiểu, không đủ giành quyền kiểm soát). Nói chung, ngân hàng con ở nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước sở tại và hầu như không chịu ảnh hưởng của luật pháp tại nước mà ngân hàng mẹ đặt trụ sở chính. Trong thời gian gân đây, các ngân hàng kinh doanh quốc tế có xu hướng mua các ngân hàng con thay vì lập chi nhánh ở nước ngoài. Việc sở hữu một ngân hàng con, trách nhiệm của ngân hàng mẹ chỉ giới hạn trong số vốn đầu tư vào ngân hàng con thấp hơn giới hạn trách nhiệm của ngân hàng mẹ đối với chi nhánh mới thành lập. Ngoài ra việc lập chi nhánh cũng rất tốn kém cả về chi phí thành lập lẫn chi phí quản lý. Ngân hàng liên doanh: Đây là hình thức ngân hàng góp vốn để kinh doanh giữa một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài với một hoặc nhiều ngân hàng địa phương hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật địa phương. Cũng giống như ngân hàng con ở nước ngoài, ngân hàng liên doanh định chế độc lập đối với ngân hàng mẹ, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Nhược điểm lớn nhất của ngân hàng liên doanh là sự khó khăn trong quản lý. Liên minh ngân hàng: Đây là hình thức liên minh tạm thời giữa các ngân hàng. Các ngân hàng của các quốc gia khác nhau cùng nhau tham gia hoạt động cho vay quốc tế. Nét đặc trưng chính của liên minh là cùng nhau thực hiện các nghiệp vụ đặc biệt và phân chia thị trường theo vùng địa lý. Trên thực tế, liên minh thường hoạt động tại các trung tâm tài chính và hoạt động của họ chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính và tiền tệ quốc tế. 81
  15. Các câu lạc bộ ngân hàng: Đây là một hình thức hợp tác ngân hàng lâu dài có nguồn gốc từ việc cùng tham gia vào một liên kết nào đó. Thành viên của câu lạc bộ là các ngân hàng của các nước khác nhau cùng nhau góp vốn kinh doanh mà không có bất cứ một thủ tục pháp lý sáp nhập nào. Các hình thức của câu lạc bộ ngân hàng được phát triển mạnh mẽ vào đầu thập niên 1970. Cơ chế ngân hàng hải ngoại (International Banking Facilities -IBF): Vào tháng 12 năm 1981, các IBF được cục dự trữ liên bang Mỹ uỷ quyền cấp phép cho các ngân hàng và các tổ chức tiền gửi khác thực hiện hoạt động ngân hàng quốc tế trong nước Mỹ trên cơ sở giống như các chi nhánh và các ngân hàng trực thuộc nước ngoài của các ngân hàng Mỹ. Khi cấp phép cho các IBF, ý đồ chính của Fed là nhằm thu họat động này trở lại Mỹ. IBF tạo ra cho các ngân hàng môi trường tương đối tự do giống như môi trường các chi nhánh và ngân hàng trực thuộc của họ đã gặp ở nước ngoài. Không có các quy định dự trữ hay các hạn chế lãi suất nào đối với tiền gửi của người nước ngoài, không phải bảo hiểm cho các khoản tiền gửi và tránh được những đánh giá liên quan đến bảo hiểm. Phần lớn các tài sản của IBF bao gồm các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp, chính phủ và ngân hàng trung ương nước ngoài với mục đích sử dụng ngoài nước Mỹ. Nguồn vốn của họ là từ các khoản vay liên ngân hàng của các tổ chức quốc tế , các chính phủ và các cơ quan nước ngoài 4.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế 4.2.1. Đặc điểm và các loại hình trung tâm tài chính quốc tế Trung tâm tài chính quốc tế là địa điểm có mật độ cao các trụ sở của các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế, bất kể ngân hàng đó thuộc sở hữu của quốc gia nào. Các trung tâm tài chính có 3 đặc điểm quan trọng sau :  Tại các trung tâm tài chính quốc tế, các ngân hàng quốc tế giao dịch với nhau bằng đồng tiền nước ngoài chứ không phải bằng đồng tiền của 82
  16. nước chủ nhà. Bởi vậy các giao dịch tài chính ở trung tâm tài chính không liên quan trực tiếp tới hệ thống ngân hàng nội địa.  Các ngân hàng quốc tế hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế nói chung được miễn thuế và không chịu sự quản lý ngoại hối như đối với các thị trường tài chính nội địa.  Hoạt động tài chính tại các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu diễn ra giữa các khách hàng là người không cư trú (mặc dù không phải là độc quyền). Các trung tâm tài chính quốc tế chủ yếu khác nhau về chức năng và cơ cấu. Sự khác nhau bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu là đặc trưng của nền kinh tế cũng như môi trường pháp lý của nước sở tại. Nói chung, chúng ta có thể nhận dạng bốn loại trung tâm tài chính quốc tế nhờ vào phân loại nguồn vốn và sử dụng vốn trên thị trường. Các trung tâm tài chính chủ chốt (các trung tâm tài chính quốc tế) Các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New york phục vụ các khách hàng toàn cầu. Nhờ chiếm ưu thế về nguồn vốn cũng như sử dụng vốn trong các nước công nghiệp hoá phát triển mà các trung tâm tài chính chủ chốt huy động và cho vay lại trong các nước công nghiệp phát triển. Nhờ chiếm ưu thế vai trò trung gian, các trung tâm tài chính chủ chốt được coi như trục bánh xe tại các khu vực thị trường tài chính và ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính quốc tế như kinh doanh ngoại tệ, tiếp thị tài chính quốc tế, cho vay hợp vốn, bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Cơ sở hạ tầng của trung tâm tài chính chủ chốt rất hiện đại. Vì lý do này mà người ta còn gọi chúng là các trung tâm tài chính quốc tế. Trung tâm kế toán (ví dụ như đảo Nassau và Cayman) Các Ngân hàng quốc tế mở các chi nhánh và công ty con tại Trung tâm kế toán và thường sử dụng trung tâm kế toán (nhờ môi trường pháp lý và các quy định về kế toán dễ dàng) để kế toán các khoản cho vay và tiền gửi quốc tế. Các chi nhánh ngân hàng và công ty con này hoạt động như văn phòng lưu 83
  17. giữ sổ sách, văn phòng kế toán cho các giao dịch tài chính được thực hiện ở nước ngoài. Các trung tâm kế toán này chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế. Trong trường hợp này, trung tâm kế toán đóng vai trò kế toán cho thị trường tài chính quốc tế. Trung tâm quỹ (như Singapore, Hongkong) Trung tâm quỹ đóng vai trò như trung gian tài chính hướng nội, đóng vai trò như kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào trong nước hay khu vực. Ngày nay Singapore và Hongkong đã phát triển thành trung tâm tài chính phát triển có thể đua tranh với các trung tâm tài chính chủ chốt như London, New York, và Tokyo. Trung tâm tập hợp tài chính (như Bahrain) Trung tâm tập hợp tài chính chủ yếu liên quan đến trung gian tài chính hướng ngoại. Các quốc gia ở khu vực gần Trung tâm tập hợp tài chính huy động được nhiều vốn nhưng năng lực sử dụng vốn kém. Nguồn tài chính thặng dư được tích luỹ ở trung tâm tập hợp tài chính sẽ được các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào các khu vực khác trên thế giới. Trung tâm tài chính quốc tế ở các nước đang phát triển Từ thập niên 70, nhiều trung tâm tài chính nước ngoài đã được thiết lập ở các quốc gia đang phát triển như Singapore, Hongkong, Philippines, Bahrain, Egyp, Panama Trong những năm gần đây, các trung tâm tài chính quốc tế đã được xây dựng tại các nước công nghiệp hóa mới nổi như Malaysia và Thái Lan. • 4.2.2. Vai trò của các trung tâm tài chính quốc tế Trung tâm tài chính quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng và tài chính quốc tế. Sau đây là một số vai trò của trung tâm tài chính quốc tế: 1. Đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế: Hiện nay các trung tâm tài chính quốc tế là tụ điểm các giao dịch kinh doanh của các ngân hàng quốc tế. Trong các trung tâm này, các ngân hàng quốc tế chủ chốt hiện diện dưới 84
  18. các hình thức khác nhau. Với các ngân hàng không có mạng lưới ở nước ngoài thì việc chúng có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế sẽ làm đa dạng hoá mạng lưới ngân hàng quốc tế. 2. Tạo ra cơ sở hạ tầng tốt: Các tổ chức ngân hàng quốc tế đã phát triển các trung tâm tài chính quốc tế để có cơ hội thu lợi nhuận do việc chiếm lợi thế kinh doanh trong các giao dịch quốc tế. Các trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi các cơ sở hạ tầng đắt tiền và tinh vi để trợ giúp chúng như viễn thông, hàng không, kế toán, môi trường pháp lý và những dịch vụ khác. Những chi phí này sẽ không có hiệu quả nếu được đầu tư vào các thị trường của các nước. Nhờ đóng ở vị trí trung tâm, các Trung tâm tài chính quốc tế sẽ trang trải các chi phí thông qua các dịch vụ phục vụ khách hàng của các nước. 3. Đóng góp cho nền kinh tế địa phương: Số lượng các tổ chức ngân hàng và tài chính quốc tế có mặt tại trung tâm tài chính quốc tế phải ở mức phù hợp để cung cấp hiệu quả dịch vụ cho khách hàng quốc tế. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đòi hỏi kỹ năng tài chính phức tạp và cập nhật thông tin thị trường. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế cần phải đổi mới thường xuyên và trao đổi thông tin giữa các ngân hàng và các chuyên gia tài chính khác nhau. Ngoài ra, những yêu cầu của ngân hàng quốc tế hiện đại đòi hỏi các nhóm ngân hàng thực hiện các khoản cho vay hợp vốn và các giao dịch tín dụng. Với khối lượng tiền giao dịch lớn thì không một ngân hàng nào tự mình thực hiện giao dịch có hiệu quả. Các giao dịch ngân hàng quốc tế đòi hỏi mối quan hệ thân thiện giữa các ngân hàng bằng cách gắn với nhau bằng lợi ích của mỗi ngân hàng và cùng hoạt động với nhau. Ngoài việc cùng cho vay hợp vốn và chia sẻ rủi ro, cộng đồng tài chính ngân hàng quốc tế cùng ở trên một vị trí sẽ có ích cho việc cung ứng tiền và đầu tư. Sự tồn tại thị trường liên ngân hàng dẫn đến kênh tài chính hiệu quả. Một số ngân hàng đầu tư nguồn tiền thặng dư của họ vào thị trường liên ngân hàng, trong khi những ngân hàng khác sử dụng nguồn tiền thặng dư để tài trợ 85
  19. hoạt động tín dụng quốc tế. Trung tâm tài chính quốc tế là môi trường thuận lợi cho người vay và người đầu tư trong vùng gặp nhau. 4. Tạo ra môi trường pháp lý dễ chịu: Nhà cầm quyền tại các trung tâm tài chính đã cho phép các ngân hàng quốc tế không chịu các gánh nặng về thuế, những đòi hỏi về tỷ lệ vốn khả dụng cũng như dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng quốc tế cũng được phép huy động và sử dụng nguồn vốn quốc tế tạm thời nhàn rỗi để đầu tư mà không bị kiểm soát về ngoại hối cũng như về tiền tệ. Thị trường liên ngân hàng cung cấp cho họ cơ hội đầu tư nguồn vốn thặng dư một cách dễ dàng và với rủi ro thấp nhất. Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng mà còn thuận lợi cho các các hoạt động khác nhờ những ưu điểm hiển nhiên của nó. Trung tâm tài chính là nơi đóng trụ sở của các công ty con của các công ty đa quốc gia. Các công ty con này có được môi trường pháp lý thuận lợi hơn so với môi trường pháp lý tại chính trụ sở chính của công ty mẹ. II. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ngoài việc thành lập các tổ chức ngân hàng ở nước ngoài nhằm thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế còn tổ chức tại trụ sở chính hoặc các chi nhánh trong nước các đơn vị chuyên biệt tiến hành các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế này có thể khái quát thành 3 nhóm như sau:  Cung ứng dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí  Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tức là hoạt động bỏ vốn ra thông qua nghiệp vụ ngân hàng để thu lãi  Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế. 1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế để thu phí Đặc điểm của các dịch vụ loại này là ngân hàng tham gia với vai trò môi giới trung gian để thu phí, do đó chịu rủi ro ít nhất 1.1. Dịch vụ tài khoản Nostro và tài khoản Vostro 86
  20. Nét đặc trưng của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại là giữa các ngân hàng với nhau có mối quan hệ mật thiết trong việc tiến hành các giao dịch. Để tiền gửi ngân hàng được dùng làm phương tiện thanh toán, thì cần phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng trong việc thiết lập hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán nhằm giảm tối đa chi phí thanh toán và tăng khả năng chấp nhận thanh toán. Muốn vậy, ngân hàng cần phải duy trì mối quan hệ tài khoản với ngân hàng đại lý. Tài khoản Nostro (tiếng Latinh có nghĩa là tài khoản của chúng tôi) là tài khoản tiền tệ được mở dưới tên một ngân hàng trong sổ sách các ngân hàng ở nước ngoài. Ví dụ ngân hàng Vietcombank của Việt nam có tài khoản bằng đô la ở ngân hàng Mỹ Bank of America thì đây là tài khoản Nostro của Vietcombank. Tài khoản Vostro (tiếng Latinh có nghĩa là tài khoản của các bạn) là tài khoản của một ngân hàng nước ngoài gửi ở ngân hàng địa phương bằng tiền nước ngân hàng địa phương. Ví dụ ngân hàng Bank of America có tài khoản VND tại ngân hàng Vietcombank thì đó là tài khoản Vostro. Mục đích của hai loại tài khoản này là thực hiện thanh toán bù trừ và chuyển tiền quốc tế. 1.2. Ngân hàng đại lý Hai ngân hàng được coi là ngân hàng đại lý của nhau nếu hai ngân hàng cùng duy trì tài khoản ngân hàng đại lý với nhau. Các ngân hàng trở thành các ngân hàng đại lý của nhau khi phát sinh nhu cầu thanh toán cho khách hàng của ngân hàng tại nơi mà ngân hàng của họ không có chi nhánh. Các khách hàng của ngân hàng thường yêu cầu ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Trên lý thuyết thì điều này có thể thực hiện được qua ngân hàng chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế là không thể vì rất tốn kém và gặp khó khăn về chính trị văn hoá ở nhiều nước. Mối quan hệ ngân hàng đại lý đem lại lợi ích rất lớn 87
  21. cho ngân hàng bởi vì ngân hàng có thể phục vụ các công ty với chi phí rất thấp và không cần đội ngũ nhân sự cũng như cơ sở vật chất ở nước ngoài, do vậy có thể phục vụ khách hàng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Điều bất lợi đối với các khách hàng, các công ty, là họ không nhận được chất lượng dịch vụ thông qua các ngân hàng đại lý như họ đã nhận được từ chính ngân hàng của họ. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại giao dịch liên ngân hàng nào cũng là dịch vụ ngân hàng đại lý. Nhiều nghiệp vụ giữa các ngân hàng không được coi là dịch vụ ngân hàng đại lý bởi vì nó không đòi hỏi mối quan hệ liên tục giữa các ngân hàng. Ví dụ như các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng và nghiệp vụ cho vay hợp vốn trong đó một nhóm ngân hàng hợp tác với nhau để cho vay một khách hàng. Dịch vụ ngân hàng đại lý thường có đặc trưng nổi bật là mối quan hệ giao dịch liên tục và nhân tố chủ chốt để biết hai ngân hàng có quan hệ đại lý với nhau hay không là tồn tại mối quan hệ tài khoản nhằm cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng để thu phí. 1.3 . Dịch vụ bảo quản và lưu ký 1.3.1 Dịch vụ bảo quản Bảo quản an toàn vật có giá là một trong những dịch vụ lâu đời nhất được các ngân hàng thương mại thực hiện, và nay được thực hiện với cả người nước ngoài. Những ngân hàng thương mại thực hiện dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá là những ngân hàng có những hầm kho kiên cố, có các phương tiện hiện đại để bảo vệ tuyệt đối an toàn vật có giá. Công việc bảo quản vật có giá được phân chia thành hai bộ phận khác nhau trong một ngân hàng: Bảo quản ký thác: Khách hàng có thể thuê két sắt để bảo quản những tài sản có giá như: chứng khoán, các chứng thư, các hợp đồng bảo hiểm, những tài liệu cá nhân, hoặc có khi chỉ là những tài sản tinh thần như bản thảo của một tác phẩm văn học, một chiếc nhẫn cưới 88
  22. Bảo quản an toàn các giấy tờ có giá: có nhiệm vụ trông nom quản lý giấy tờ có giá và các chứng từ khác liên quan như là một đại lý đối với khách hàng. 1.3.2 Dịch vụ lưu ký Dịch vụ lưu ký của ngân hàng là dịch vụ giữ chứng khoán theo hợp đồng cho các khách hàng và thực hiện mua hoặc bán chứng khoán khi được ký thác. Dịch vụ lưu ký bao gồm việc xuất, nhập chứng khoán, chuyển giao chứng khoán, bảo quản chứng khoán trong kho, kế toán chứng khoán, giúp khách hàng nhận cổ tức và thực hiện quyền cổ đông. Các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ lưu ký tại các quốc gia khác nhau gọi là ngân hàng siêu lưu ký, các ngân hàng này cũng mua, bán, phân phối chứng khoán khi được khách hàng tín thác. Vai trò cơ bản của dịch vụ lưu ký là giảm thiểu rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động mà các nhà đầu tư phải đối mặt trong tất cả các loại chứng khoán. Dịch vụ lưu ký có thể đạt được bằng cách thực hiện thanh toán giao dịch chứng khoán nhanh chóng, chính xác và vì vậy giảm thiểu khả năng rủi ro trong giao dịch. Ngoài ra các ngân hàng làm dịch vụ lưu ký còn thu nhận cổ tức nhân danh nhà đầu tư, thực hiện các yêu cầu hoàn lại tiền thuế cũng như các hoạt động khác. Dịch vụ lưu ký còn phục vụ các nhu cầu thông tin thị trường cho các khách hàng. Các dịch vụ lưu ký đã là một trong những sản phẩm ngân hàng quốc tế phát triển trong thời gian gần đây. Dịch vụ này đã phát triển cùng với việc mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong thập kỷ vừa qua, người ta đã ước tính rằng vào những năm đầu thập niên 90, giá trị chứng khoán nằm trong tay các tổ chức thực hiện dịch vụ lưu ký toàn cầu xấp xỉ khoảng 600 tỷ USD đến 800 tỷ USD. Dịch vụ lưu ký là một nghiệp vụ phổ biến của ngân hàng bởi vì đó là dịch vụ thu phí, khách hàng ổn định và cần ít vốn. Tuy nhiên dịch vụ lưu ký hiện nay là một lĩnh vực cạnh tranh hết sức gay gắt. 1.4. Dịch vụ séc du lịch 89
  23. Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế, các ngân hàng thương mại theo chân khách hàng qua việc phát hành séc du lịch. Séc du lịch là loại séc đích danh. Nhờ loại séc này mà người du lịch có thể không thể không cần tiền mặt mang đi vì séc du lịch có thể được thanh toán một cách chắc chắn ở khắp mọi nơi. Séc du lịch được phát hành bằng loại giấy đặc biệt (tương tự như giấy bạc), khó giả mạo và bôi sửa. Việc phát hành séc tạo mối liên quan pháp lý giữa ba bên: ngân hàng phát hành séc, người thụ hưởng và ngân hàng thanh toán. Có hai đặc điểm phân biệt giữa séc du lịch và séc thông thường khác của ngân hàng: 1. Séc có mệnh giá được in trên mặt séc. 2. Séc du lịch chỉ được đưa vào lưu thông khi ngân hàng thanh toán đã nhận được số tiền tương ứng của séc. Nhờ đó séc du lịch được coi như một phương tiện thanh toán thuận tiện và chắc chắn như tiền mặt. Séc du lịch chỉ có thể thanh toán bởi người hưởng séc. Người hưởng séc ký trên mỗi tờ séc vào chỗ qui định khi được phát hành và ký lại (countersign) khi xuất trình để nhận tiền trước mặt nhân viên ngân hàng. Việc xuất trình chứng thư là không cần thiết, tuy nhiên ngân hàng có quyền yêu cầu như là một bảo đảm khi thanh toán. Khi người hưởng xuất trình séc tại khách sạn hoặc bất cứ nơi nào để thanh toán thì người nhận séc phải có trách nhiệm kiểm tra chữ ký. Người nhận séc gửi séc đến ngân hàng đại lý tiếp theo ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiếp séc tới ngân hàng thanh toán qua hình thức nhờ thu. 1.5. Dịch vụ thẻ tín dụng 1.5.1 Bản chất của thẻ thanh toán quốc tế Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ với hạn mức chi tiêu nhất định, trả tiền sau mà ngân hàng cho phép căn cứ vào khả năng tài chính, 90
  24. số tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của chủ thẻ. Như vậy, về bản chất kinh tế, thẻ tín dụng chính là sự vay mượn tiền của chủ thẻ đối với ngân hàng với một số điều kiện đảm bảo của ngân hàng như: tài khoản của chủ thẻ (nếu có), hợp đồng sử dụng thẻ, tài sản thế chấp Tuy nhiên chủ thẻ chỉ sử dụng được thẻ tại những nơi nhất định (đại lý chấp nhận thẻ, ngân hàng đại lý). Việc cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng có hai cách lựa chọn như sau: - Ngân hàng có thể trở thành một thành viên với một nhóm các ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng hoặc đóng vai trò như một đại lý; - Ngân hàng cũng có thể phát hành thẻ của riêng ngân hàng nhưng họ phải thu hút được đủ những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ, và phải có nhóm người giữ thẻ đủ lớn để những người cung cấp hàng hoá và dịch vụ quen thuộc với phương thức đó. Dịch vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có khối lượng khách hàng đủ lớn, nếu ngân hàng muốn thu được lợi nhuận. 1.5.2. Các loại thẻ thanh toán quốc tế tiêu biểu hiện nay Thẻ Diners Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành năm 1949 tại Mỹ. Vào năm 1960 nó là loại thẻ trước tiên có ở Nhật Thẻ American Express (thẻ Amex) do Tổ chức thẻ American Express phát hành lần đầu dưới tên Green Amex, không hạn mức tín dụng, chủ thẻ được chi xài và có trách nhiệm trả một lần vào cuối tháng. Năm 1987 Amex cho ra đời thêm 3 loại thẻ mới Amex Gold, Platium và Optima có hạn mức tín dụng tuần hoàn. Hiện nay đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới, tổ chức này tự phát hành và quản lý chủ thẻ, không cấp giấy phép thành viên cho các ngân hàng. Thẻ VISA. Năm 1960, ngân hàng Mỹ Bank of American phát hành thẻ Bank Americard. Năm 1977 thẻ Bank Americard trở thành thẻ VISA. Tổ chức VISA quốc tế cũng chính thức hình thành và phát triển cho đến nay có thể nói rằng thẻ VISA là loại thẻ có qui mô phát triển nhất thế giới. Tổ chức Visa không phát hành trực tiếp mà giao cho các thành viên 91
  25. Thẻ JCB xuất phát từ Nhật vào năm 1961 bởi ngân hàng Sanwa. Năm 1981 bắt đầu phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế, mục tiêu chủ yếu hướng vào thị trường giải trí và du lịch. Thẻ MasterCard. Năm 1967, bốn ngân hàng California đổi tên thành Western States Bank Card Association chính thức phát hành thẻ Master Charge. Năm 1979 MasterCharge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai sau Tổ chức Visa. 1.5.3. Các chủ thể chính tham gia thị trường Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên, đặt ra các quy định bắt buộc các thành viên phải áp dụng và tuân theo thống nhất toàn cầu. Ngân hàng phát hành thẻ là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ thanh toán quốc tế. Ngân hàng phát hành thẻ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán thẻ đó. Ngân hàng thanh toán thẻ hay còn gọi là ngân hàng đại lý là thanh viên tổ chức thẻ thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng. Ngân hàng thanh toán thẻ trực tiếp ký hợp đồng với các cơ sở chấp nhận thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch về thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ Chủ thẻ Là người có tên trên thẻ do Ngân hàng phát hành thẻ cấp và được quyền sử dụng thẻ. Chỉ có chủ thẻ mới sử dụng thẻ của mình mà thôi. Chủ thẻ có thể yêu cầu cấp thêm cho người thân thẻ phụ. Cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị bán hàng hoá, dịch vụ như cửa hàng, khách sạn, nhà hàng . Có kí hợp đồng với ngân hàng thanh toán thẻ để chấp nhận thanh toán. 1.6. Dịch vụ thanh toán quốc tế 1.6.1. Dịch vụ chuyển tiền (Remittance) Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho 92
  26. người khác ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. Các hình thức chuyển tiền - Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer), gọi tắt là M/T (phải gửi địa chỉ tên những người có quyền ký ở ngân hàng); - Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer), gọi tắt là T/T (phải quy định khoá mật mã điện tử); - Chuyển tiền bằng Fax (trong phạm vi giới hạn Fax được sử dụng như là một phương tiện chuyển tiếp trong thanh toán quốc tế); - Chuyển tiền bằng điện thoại (thường có nhiều sai sót nên ít được sử dụng); - Chuyển tiền qua hệ thống SWIFT: SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication). Đây là một tổ chức hoạt động theo đạo luật của Bỉ, có trụ sở tại Brucxen. Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán, giá thành hạ, an toàn, nhanh chóng, không dùng chứng từ giữa ngân hàng với ngân hàng. Mọi thông tin của SWIFT đều được mật mã hoá mà chỉ những người có phận sự mới được tiếp nhận. Dùng nghiệp vụ chuyển tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu thường không an toàn nên ít khi sử dụng. Người ta thường sử dụng phương thức chuyển tiền trong các trường hợp sau: - Thanh toán các khoản chi tiêu phi thương mại và các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, trị giá hợp đồng nhỏ, đối tác quen biết, tín nhiệm; - Chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; - Chuyển kiều hối; - Thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu(khi hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn). 93
  27. Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng đóng vai trò trung gian thực hiện dịch vụ chuyển tiền và thu phí chuyển tiền. 1.6.2. Dịch vụ nhờ thu (Collection) Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế trong đó các ngân hàng xử lý các chứng từ phù hợp với chỉ dẫn đã nhận để thực hiện thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên số tiền chi trả và /hoặc dựa trên số tiền chấp nhận, hoặc cung cấp các chứng từ dựa trên các nghĩa vụ hoặc điều kiện khác . Các chứng từ trong nhờ thu có thể là các chứng từ tài chính hoặc các chứng từ thương mại. Các chứng từ tài chính có thể là hối phiếu, giấy hứa trả tiền, séc hoặc các công cụ thanh toán tương tự như vậy. Các chứng từ thương mại có thể là hoá đơn, vận đơn, chứng từ sở hữu hoặc các chứng từ khác giống như vậy. Căn cứ vào nội dung chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại: Nhờ thu hối phiếu trơn: là phương thức thanh toán nhờ thu dựa trên các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ thương mại Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán nhờ thu dựa trên các chứng từ thương mại mà không kèm theo các chứng từ tài chính. Phương thức thanh toán quốc tế qua nhờ thu, nhất là nhờ thu hối phiếu trơn thường gặp rất nhiều rủi ro trong thanh toán. Người ta thường sử dụng phương thức nhờ thu trong các trường hợp sau: - Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau; - Trị giá hợp đồng không lớn. 1.6.3. Thanh toán qua L/C Thanh toán quốc tế qua L/C là một phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (gọi là ngân hàng mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát hoặc uỷ thác cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu đó trong phạm vi số tiền 94
  28. đó khi người này giao cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán phức tạp nhất nhưng lại có độ an toàn cao và phổ biến nhất hiện nay. Chính vì sự phức tạp trong quá trình thực hiện mà phí dịch vụ của loại hình này cao, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập về thanh toán quốc tế của ngân hàng. Loại hình này, ngân hàng vừa có thể cung cấp dịch vụ thu phí, vừa có thể kinh doanh thu lãi. 1.7- Dịch vụ tư vấn Nhờ hệ thống ngân hàng đại lý, chi nhánh .và đội ngũ chuyên gia hùng hậu, các ngân hàng có thể cung cấp thông tin ngay lập tức cho khách hàng các thông tin về giá cả, luật pháp, rủi ro tài chính, đối tác kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Dịch vụ tư vấn một mặt đem lại khoản thu nhập cho ngân hàng nhưng mặt quan trọng hơn là củng cố các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng hoặc đem lại cho ngân hàng mối tiếp xúc ban đầu với khách hàng, từ đó ngân hàng sẽ phát triển các dịch vụ ngân hàng khác. Các dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh quốc tế rất đa dạng và ngày càng phát triển, ví dụ như: tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho nhà xuất khẩu, làm các thủ tục để xuất khẩu ra nước ngoài, kiểm tra tín nhiệm đối tác, tìm nguồn nhập khẩu cho nhà nhập khẩu, thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tư vấn đầu tư, tìm kiếm đối tác ở nước ngoài. 1.8. Một số dịch vụ ngân hàng điện tử - PDAs (Personal Data Assistant) PDAs là loại máy cung cấp các dữ liệu thông tin về ngân hàng, về tỷ giá hối đoái, về giá các loại cổ phiếu Hiện nay nhiều ngân hàng kinh doanh quốc tế cung cấp dịch vụ môi giới mua bán cổ phiếu và các dịch vụ ngân hàng thông qua PDAs. Mỗi khách hàng sử dụng sản phẩm này có một máy PDAs với màn hình rộng hơn màn hình máy điện thoại di động. Máy PDAs hoạt động thông qua việc kết nối với máy điện thoại di động (điện thoại di động 95
  29. được kết nối với trung tâm xử lý dữ liệu của ngân hàng thông qua một trung tâm xử lý dữ liệu của một công ty viễn thông). Trong tương lai máy PDAs có thể kết nối trực tiếp với trung tâm xử lý dữ liệu của ngân hàng không cần qua điện thoại di động. - Mobile banking Hiện nay, nhiều ngân hàng kinh doanh quốc tế cung cấp các thông tin như báo cáo tín dụng , thông tin về số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng , chuyển tiền, mua bán cổ phiếu qua màn hình máy điện thoại di động. Dịch vụ Mobile banking được thực hiện với sự kết hợp giữa công ty viễn thông với ngân hàng. - Internet Banking Hiện nay nhiều ngân hàng kinh doanh quốc tế cung cấp các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet. Ngoài ra ngân hàng còn có mạng intranet, với mã số riêng biệt cho từng khách hàng, cung cấp tổng hợp tất cả các dịch vụ ngân hàng, kể cả dịch vụ chuyển tiền đảm bảo an toàn và tiện lợi. 2 .Tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế - Tín dụng quốc tế Các ngân hàng thực hiện tín dụng quốc tế tại các chi nhánh ngân hàng của mình đặt trụ sở tại nước ngoài. Các thủ tục tín dụng quốc tế nói chung giống như tín dụng trong nước tuy nhiên do gặp phải nhiều rủi ro hơn như rủi ro về tiền tệ (như tỷ giá hối đoái, tính thanh khoản quốc tế của đồng tiền ), rủi ro chính trị, rủi ro pháp lý nên tín dụng quốc tế cần sự bảo đảm cao Đối tượng khách hàng của tín dụng quốc tế rất đa dạng, ví dụ như: cung cấp phương tiện tín dụng cho các khách hàng nước ngoài; cung cấp phương tiện tín dụng cho các khách hàng nước ngoài liên quan đến khách hàng trong nước; tham gia cho vay hợp vốn đối với khách hàng nước ngoài; cho vay các ngân hàng nước ngoài 96
  30. Tín dụng quốc tế bao gồm rất nhiều sản phẩm như: tài trợ dự án; cho vay hợp vốn; bảo lãnh ngân hàng v.v. Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu được các ngân hàng hoạt động kinh doanh quốc tế sử dụng: 2.1. Tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu Khi hai bên thanh toán quốc tế bằng L/C qua ngân hàng thương mại, ngoài việc ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua L/C để thu phí, ngân hàng còn có thể kinh doanh thông qua hình thức tín dụng tài trợ xuất, nhập khẩu. Ngân hàng thương mại có thể tài trợ tín dụng cho người xuất khẩu: - Cho phép người xuất khẩu được hưởng một hạn mức thấu chi để sử dụng cho mọi khoản chi phí phục vụ xuất khẩu. - Cho người xuất khẩu vay trước khi giao hàng để mua nguyên liệu, chế biến, sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo đúng L/C qui định, theo đúng hợp đồng ngoại thương đã ký kết. Nhà xuất khẩu có thể dựa vào L/C để nhờ ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng để thực hiện xuất hàng theo đúng L/C qui định. - Cho vay tạm ứng bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu sau khi người xuất khẩu giao hàng nhưng trước khi người nhập khẩu thanh toán. Điều này có nghĩa là trong khi chờ đợi người nhập khẩu thanh toán, ngân hàng thương mại sẽ ứng trước tiền cho người xuất khẩu với bảo đảm là bộ chứng từ thể hiện hàng hoá đã được giao. Các ngân hàng thương mại có thể tài trợ cho người nhập khẩu: - Tài trợ nhập khẩu có thể được ngân hàng thương mại cung cấp thông qua việc cho vay ký quỹ mở L/C. Điều này có thể được thực hiện là do các ngân hàng thương mại dựa vào bảo đảm của hàng hoá liên quan và dựa vào việc ngân hàng kiểm soát chứng từ sở hữu hàng hóa. Tuỳ theo tình hình tài 97
  31. chính, khả năng thanh toán, quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng mà ngân hàng quyết định mức ký quỹ cao hay thấp, cho vay hay không cho vay - Khoản cho vay dựa trên hàng nhập khẩu (Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu): nếu người nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho hối phiếu phải thu của anh ta từ tài khoản thanh toán thì ngân hàng thương mại có thể cấp một khoản tín dụng cho người nhập khẩu khi ngân hàng thương mại có thể kiểm soát được hàng hoá thực sự ví dụ như trong một kho hàng. Trong trường hợp này giấy biên nhận kho hàng (làm theo lệnh của ngân hàng) có thể giao cho ngân hàng sở hữu sau khi hàng hoá tới nơi nhưng người nhập khẩu chưa cần. Hàng hoá được giữ trong kho và xuất kho theo lệnh của ngân hàng, nhưng khách hàng có thể nhận hàng từng phần trên cơ sở thanh toán. Hoá đơn tín thác (Trust receipt - T/R): người nhập khẩu có thể nhận tài trợ từ ngân hàng thương mại để nhập khẩu hàng hoá theo cách sau: khi nhận được vận đơn, nhà nhập khẩu ký trên một chứng từ pháp lý được gọi là hoá đơn tín thác. Theo các điều kiện và điều khoản của hoá đơn tín thác, nhà nhập khẩu phải cam kết: - Uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ hàng hoá; - Thay mặt ngân hàng bán hàng hoá; - Mua bảo hiểm loại A cho hàng hoá; - Thanh toán cho ngân hàng trên cơ sở việc bán hàng cộng với lãi suất; - Đáp ứng những yêu cầu khác theo yêu cầu và quy định trong hoá đơn tín thác; - Nhà nhập khẩu sẽ phải thanh toán trong thời hạn đã quy định trong hoá đơn tín thác, việc thanh toán thực hiện vào ngày đến hạn hoặc sớm hơn. 98
  32. 2.2 Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá Tín dụng chiết khấu giấy tờ có giá có thể bao gồm: chiết khấu hối phiếu trơn, chiết khấu bộ chứng từ quy định trong L/C, chiết khấu hối phiếu của bộ chứng từ nhờ thu. 1. Tín dụng chiết khấu hối phiếu Nhà xuất khẩu có thể đem hối phiếu (cam kết không huỷ ngang, không sửa đổi, thanh toán hối phiếu khi đến hạn) đến ngân hàng của mình để chiết khấu. Như vậy, dưới hình thức mua lại hối phiếu chưa đến hạn trả tiền, ngân hàng đã thực hiện cấp tín dụng cho người xuất khẩu. Đây là loại tín dụng rất phổ biến ở các nước. 2. Tín dụng chiết khấu bộ chứng từ thanh toán (trong phương thức thanh toán L/C). Nhà xuất khẩu có thể đem chiết khấu bộ chứng từ thanh toán mà vì một lý do nào đó chưa nhận được tiền trong khi rất cần tiền tại một ngân hàng có thể là tuỳ ý có thể là được chỉ định trong L\C. 3. Tín dụng chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu Ngân hàng cấp tín dụng chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu cho người xuất khẩu bằng cách mua bộ chứng từ nhờ thu do người xuất khẩu ký phát đòi nợ nhà nhập khẩu nước ngoài trước khi bộ chứng từ chuyển ra nước ngoài. Ngân hàng sau khi mua bộ chứng từ nhờ thu sẽ đòi nợ nhà nhập khẩu nước ngoài khi đến hạn thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc thanh toán chậm thì ngân hàng chiết khấu sẽ thực hiện quyền truy đòi của mình đối với người xuất khẩu, là người ký phát hối phiếu. 2.3 Thuê mua tài chính quốc tế (International Leasing) Thuê mua tài chính quốc tế là một thoả thuận hợp đồng cho phép một bên (bên đi thuê) được sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty cho thuê (bên cho thuê) và thực hiện các khoản chi trả định kỳ được quy định cụ thể, khi hết hạn hợp đồng thì bán lại cho người thuê. Bên đi thuê có thể thuê từ công ty cho thuê nội địa thông qua việc công ty này nhập khẩu đối tượng 99
  33. thuê từ nhà xuất khẩu nước ngoài, hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nước ngoài. Hoạt động thuê mua “qua đường biên giới” này được áp dụng nhiều trong ngành hàng không là ngành mà chi phí mua mới máy bay rất tốn kém Nét đặc trưng của hợp đồng thuê mua tài chính quốc tế là quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tài sản (của công ty cho thuê) được tách khỏi việc sử dụng về mặt kinh tế của tài sản đó (do bên đi thuê nắm giữ) nhưng không giống với việc cho thuê là còn kèm theo cam kết đơn phương sẽ bán lại khi kết thúc hợp đồng Lợi ích của tín dụng thuê mua: - Không đòi hỏi nỗ lực tự cấp vốn ban đầu vì công ty cho thuê tập trung xem xét khả năng của bên đi thuê trong việc tạo ra số thu đủ để chi trả tiền thuê, tài sản thế chấp đảm bảo cho giao dịch này chính là tài sản cho thuê. Thực chất hoạt động thuê mua tài chính là một hoạt động tài trợ trung, dài hạn rất linh hoạt thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các động sản khác. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê. Vì vậy doanh nghiệp thiếu vốn có thể nhanh chóng chớp được thời cơ thị trường trong khi việc vay vốn có khi bị từ chối Có hai loại thuê mua tài chính: Thuê mua tài chính: Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế đưa ra bốn tiêu chuẩn của thuê mua tài chính là : 1) Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi hết thời hạn hợp đồng; 2) Hợp đồng qui định quyền chọn mua; 3) Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời hạn hoạt động của tài sản; 4) Hiệu giá các tài khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị tài sản, bởi vậy trên bản tổng kết tài sản của người đi thuê thể hiện cả tài sản đi thuê và khoản nợ tương ứng. 100
  34. Có hai loại hình thuê mua tài chính là thuê mua tiêu dùng( consumer hire purrchase) và thuê mua doanh nghiệp (industrial hire purchase) Thuê mua vận hành: là một "hợp đồng thuê hoặc sử dụng". Vì vậy, trên bản tổng kết tài sản của người đi thuê không thể hiện trên cả phần tài sản đi thuê và khoản nợ tương ứng. Việc đi thuê chỉ được chú thích trong báo cáo tài chính. Thuê mua hoạt động khác với thuê mua tài chính ở: thời gian cho thuê ngắn; mức vốn thu hồi nhỏ hơn nhiều so với tài sản; người đi thuê có thể được phép huỷ ngang hợp đồng; không có thoả thuận bán lại tài sản 2.4 Tín dụng chấp nhận (Bank acceptance- BA) Chấp nhận của ngân hàng là một dạng cam kết của ngân hàng khẳng định sẽ thanh toán cho người nắm giữ BA một lượng tiền nhất định vào một ngày nhất định. Hối phiếu được chuyển thành Giấy chấp nhận ngân hàng bằng cách đóng dấu chấp nhận (ACCEPTED) trên mặt hối phiếu và được một viên chức ngân hàng có thẩm quyền ký nhận, với lời tuyên bố ngắn gọn về giao dịch dẫn đến việc chấp nhận của ngân hàng. Chấp nhận hối phiếu có nghĩa là ngân hàng đồng ý chi trả theo mệnh giá của hối phiếu nếu người ký phát hối phiếu không thể chi trả. Bằng cách cho mượn tên để giao dịch, ngân hàng chấp nhận giúp cho nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu dễ dàng tìm được sự tài trợ mua bán. Khi đã chấp nhận một hối phiếu thì ngân hàng chấp nhận có thể giữ Giấy chấp nhận cho đến khi đáo hạn hoặc bán ra thị trường. Giấy chấp nhận ngân hàng được bán theo phương pháp chiết khấu và chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá là lợi tức của người mua. - Thời gian đáo hạn của hối phiếu được chấp nhận (Giấy chấp nhận ngân hàng) thường được đóng khung từ 30 ngày đến 180 ngày, việc chi trả đúng vào ngày đáo hạn hối phiếu; - Giấy chấp nhận ngân hàng được sử dụng dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế mặc dù sự chấp nhận trong nước không phải là không thông dụng; Giấy chấp nhận ngân hàng được sử dụng nhiều trong việc tài trợ dự trữ 101
  35. hàng hoá để sẵn sàng tung ra thị trường quốc tế. Giấy chấp nhận ngân hàng còn được dùng để giảm bớt sự khan hiếm tiền tệ theo thời vụ, đồng thời các ngân hàng thương mại có thể mua lại chính Giấy chấp nhận ngân hàng của mình khi nhu cầu tín dụng tương đối thấp. Giấy chấp nhận ngân hàng là một trong những công cụ chủ yếu trên thị trường tiền tệ; - Giấy chấp nhận ngân hàng lưu thông trên thị trường có đủ điều kiện để tái chiết khấu tại Ngân hàng trung ương và không lệ thuộc vào các quy định về dự trữ bắt buộc; - Giấy chấp nhận ngân hàng có tính thanh khoản cao hơn hối phiếu do các công ty tài chính phát hành, thậm chí một số ngân hàng cũng mua giấy chấp nhận của ngân hàng gần đến ngày đáo hạn để tăng khả năng thanh toán; - Giấy chấp nhận ngân hàng được phát hành dưới thể thức vô danh và có thể mua bán hoàn toàn tự do. Mức độ rủi ro của giấy chấp nhận ngân hàng tương đối thấp, vì vậy chúng thuộc loại công cụ đầu tư hấp dẫn đối với những người đầu tư quan tâm tới sự an toàn. 2.5 Bao thanh toán (Factoring) Nghiệp vụ này phát sinh đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1890 dưới tên gọi Factoring là một hình thức tài chính “tài khoản thu- tài khoản mở để hạch toán số tiền nhận được do bán hàng hoá, dịch vụ”. Nhà xuất khẩu có thể gia hạn nợ cho nhà nhập khẩu và vì vậy họ thiếu vốn lưu động. Để bổ sung vốn lưu động này, nhà xuất khẩu có thể bán “ tài khoản thu” cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Factoring. Vai trò cơ bản của ngân hàng (Factor) là mua “tài khoản thu” để nhận một tỷ lệ phần trăm giá trị của nó. Để thực hiện được nghiệp vụ Factoring, ngân hàng phải quản lý việc thu nợ, quản lý sổ cái bán hàng của nhà xuất khẩu ở nước ngoài, thực hiện các thủ tục thanh toán, chịu rủi ro Rủi ro chủ yếu trong nghiệp vụ Factoring rủi ro thương mại, vì vậy ngân hàng phải tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. 102
  36. Trong nghiệp vụ Factoring quốc tế, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này thông qua rất nhiều ngân hàng quốc tế. Giá cả dịch vụ Factoring có khuynh hướng cao vì phí của nó tuỳ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp. Phí dịch vụ Factoring vào khoảng 3% đến 4% giá trị nợ cộng thêm các chi phí tài chính. Nghiệp vụ bao thanh toán gần giống nghiệp vu chiết khấu thương phiếu, nhưng có điểm khác sau: - Các khoản nợ được mua là các khoản nợ có hoá đơn (mua hoá đơn) - Hợp đồng uỷ nhiệm thu là hợp đồng không được truy đòi - Ngân hàng thường giữ lại nhiều đề phòng hàng hoá bị trả lại - Phí cao hơn vì nghiệp vụ bao thanh toán có rủi ro cao hơn 2.6. Forfaiting Forfaiting là nghiệp vụ tài chính xuất khẩu, ngân hàng mua bán những khoản thanh toán chưa đến hạn nhưng là những khoản thanh toán trung dài hạn (từ 2 đến 8 năm) đã được ngân hàng của nhà nhập khẩu đảm bảo. Từ forfaiting, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp là forfait, có nghĩa là từ bỏ. Nghĩa cơ bản của từ forfaiting là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ forfaiting từ bỏ quyền trông cậy người xuất khẩu khi cung cấp tài chính. Đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ này là: - Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ forfaiting (forfaitor) cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu bằng một lãi suất cố định nhằm tài trợ cho các công trình hoặc xuất khẩu hàng tư liệu sản xuất; - Forfaitor cấp tín dụng theo nguyên tắc không hoàn lại, có nghĩa là nhà xuất khẩu bán lại các lệnh thanh toán cho forfaitor theo mức chiết khấu và sau đó không chịu trách nhiệm gì cả, ngay cả khi người nhập khẩu không trả được tiền cho nhà Forfaitor; - Người nhập khẩu dùng hối phiếu trả cho người xuất khẩu, hối phiếu này được ngân hàng bảo lãnh thanh toán (phí bảo lãnh lớn). Nhà xuất khẩu bán hối phiếu cho nhà forfaitor theo mức chiết khấu thoả thuận giữa nhà xuất 103
  37. khẩu và nhà Forfaitor (mức chiết khấu thường rất lớn tới 7-8%/năm). Khi hối phiếu đến hạn, nhà Forfaitor xuất trình hối phiếu đòi tiền ngân hàng bảo lãnh cho nhà nhập khẩu. 2.7. Bảo lãnh ngân hàng (Bank’s guarantee) Bảo lãnh ngân hàng là trách nhiệm trả tiền không huỷ ngang của một ngân hàng trong trường hợp người thứ ba không thực hiện đầy đủ một dịch vụ nào đó. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và tách biệt trong quan hệ vay nợ hoặc hợp đồng mua bán. Đặc điểm cơ bản của bảo lãnh ngân hàng Tính độc lập là một đặc điểm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều đó có nghĩa là bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với hợp đồng cơ sở phát sinh nhu cầu bảo lãnh. Mặc dụ mục đích của việc bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng việc thanh toán một bảo lãnh chỉ hoàn toàn căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh mà không được viện dẫn đến những tranh chấp trong hợp đồng cơ sở. Trách nhiệm của ngân hàng chỉ là trách nhiệm tài chính Ngân hàng không có trách nhiệm cung cấp hàng hoá hay thực hiện một hành động cụ thể nào thay cho nghĩa vụ không được thực hiện. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả cho người nhận bảo lãnh trong trường hợp người uỷ nhiệm vi phạm hợp đồng Các loại bảo lãnh ngân hàng (Phân theo mục đích)  Bảo lãnh dự thầu (tender guarantee): Là cam kết của ngân hàng với chủ thầu về tổn thất do sự vi phạm của người dự thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là khẳng định với người mua rằng việc tham gia đấu thầu là nghiêm túc, không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã được trúng thầu và khả năng tài chính của người dự thầu là đáng tin Chủ công trình sẽ yêu cầu những người đăng ký tham gia đấu thầu phải cung cấp một bảo lãnh ngân hàng gọi là bảo lãnh dự thầu, thông thường là có giá trị từ 1-5% giá trị 104
  38. đấu thầu. Mẫu thư bảo lãnh thường được đính kèm trong bộ hồ sơ của người chủ thầu cung cấp cho người dự thầu khi đăng ký dự thầu  Bảo lãnh thanh toán (Payment guarantee): Đối với loại bảo lãnh này, về mục đích giống như một tín dụng thư thương mại thông thường là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán, nhưng nó hoàn toàn khác nhau về bản chất và nghĩa vụ trách nhiệm của ngân hàng phát hành.  Bảo lãnh tiền đặt cọc (advance payment guarantee): Khi ký kết những hợp đồng có giá trị lớn, thông thường người bán thường yêu cầu người mua ứng trước một phần tiền nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng. Việc ứng trước này phải có một bảo lãnh có giá trị tương đương tiền đặt cọc làm đảm bảo. Người thụ hưởng (người mua) sẽ được hoàn trả lại tiền đặt cọc nếu người bán không giao hàng hay giao hàng không đủ, không đúng Bảo lãnh tiền đặt cọc chỉ có hiệu lực khi bên được bảo lãnh (bên bán) đã nhận được tiền ứng trước.  Bảo lãnh nhận hàng (Shipping guarantee): Thông thường người mua luôn mong muốn nhận được B/L để nhận hàng khi tàu vận chuyển hàng hoá đến cảng. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này thường không xảy ra, tàu chở hàng thường đến trước khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa rằng người mua không có vận đơn để nhận hàng. Trong trường hợp này, để sớm nhận được hàng nhằm tránh các rủi ro (có thể có) như phí phạt lưu kho, chi phí cơ hội , người mua sẽ phải yêu cầu ngân hàng của mình phát hành một cam kết (thay thế cho vận đơn), cam kết này được gọi là bảo lãnh nhận hàng. Bảo lãnh nhận hàng được người mua ký và người ký đối ứng để bảo lãnh là ngân hàng. Người mua sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng này cho công ty vận tải để nhận hàng.  Bảo lãnh hoàn trả (reimbursement guarantee): Bảo lãnh hoàn trả khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ. Khi người thụ hưởng của một thư tín dụng xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng thanh toán, bộ chứng từ có những điểm khác biệt so với thư tín dụng, ngân hàng thanh toán yêu cầu người thụ hưởng phải có thư bảo lãnh (từ một ngân hàng khác 105
  39. chẳng hạn) bảo đảm bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán vì những điểm khác biệt đã nêu.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (performance guarantee): Loại bảo lãnh này được sử dụng rộng rãi . Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh. Thông thường bảo lãnh này được dùng kèm với bảo lãnh thanh toán khác. Giá trị bảo lãnh tuỳ theo giá trị hợp đồng và tuỳ tính chất của mỗi thương vụ. Tuy nhiên gía trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông thường là từ 5-10% trị giá hợp đồng. Ngoài ra trong việc tiến hành kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế các ngân hàng còn tham gia vào các dịch vụ như : - Cho vay hợp vốn đồng tài trợ - Tài trợ dự án - Tín dụng cho người đặt hàng - Kinh doanh ngoại tệ - Kinh doanh chứng khoán - Hợp tác kinh doanh ngân hàng quốc tế. 106
  40. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH VIỆT NAM 1.Kinh tế Việt Nam những năm gần đây Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những thay đổi vô cùng to lớn, nền kinh tế đã chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều khiển vĩ mô của nhà nước. Chính công cuộc đổi mới này đã thực sự đem lại những thay đổi cơ bản và sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững: Nhịp độ tăng trưởng GDP tính từ năm 1992 đều vào loại cao (thấp nhất năm 1999 là 4,8%) được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao, góp phần vào giảm tỉ lệ thất nghiệp, đói nghèo. T¨ng tr−ëng GDP ViÖt Nam 10 8 6 4 2 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Nguồn : Niên giám thống kê 2002 Tuy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản đã đạt được sự chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng giảm diện tích trồng trọt có năng suất và hiệu quả thấp, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có hiệu suất cao hơn. Ngược lại với xu thế tăng trưởng chậm lại ở khu vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp có xu thế tăng nhanh, phần lớn tăng với hai con số, qui mô công nghiệp năm 2002 tăng gấp 4 lần năm 1990. Nhiều mặt 107
  41. hàng gia dụng đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều nước, vùng lãnh thổ. Xếp sau công nghiệp là lĩnh vực dịch vụ (trong đó có hoạt động ngân hàng). Tăng trưởng năm sau so với năm trước thường ở mức gần 10%, chỉ có năm 1999 là thấp nhất 2,25%. Trong bối cảnh đầy thách thức của kinh tế và thương mại thế giới, Việt nam vẫn giành được những thành tựu quan trọng trong công tác xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng 4,5%, đạt giá trị 15,1 tỷ USD. Trong 5 năm qua, tỷ lệ nhập siêu được thu hẹp đáng kể. Năm 2002 nhập siêu khoảng 900 triệu USD, gần bằng 65 kim ngạch xuất khẩu chủ yếu rơi vào khu vực công nghiệp. 16 14 12 N«ng l©m nghiÖp vμ thuû s¶n 10 8 C«ng nghiÖp vμ x©y dùng Kim ngạch xuất nhập 6 DÞch vô 4 khẩu 2 0 1999 2000 2001 2002 Năm 1997 1998 1999 2000 2001 XK ( tỷ USD) 9,18 9,36 11,54 14,3 15,1 Tăng ( % ) 26,6 1,9 23,3 23,9 4,5 NK ( tỷ USD ) 11,59 11,52 11,62 15,2 16 Tăng ( % ) 4,0 - 0,6 0,8 30,8 5,3 Nhập siêu ( % ) 26,2 23,1 0,7 6,3 6 Nguồn : Niên giám thống kê 2002; Kinh tế Việt nam 2001-2002 2. Thực trạng các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam 2.1 Vai trò của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam trong nền kinh tế Hiện nay, Việt Nam có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, bao gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 108
  42. (Vietindebank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (VBARD). Trên thị trường tín dụng Việt Nam, thị phần của các NHTM quốc doanh là rất lớn. Với chức năng của mình, với phạm vi, qui mô rộng lớn trong nước, trong những năm qua, các NHTM nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển. Cơ cấu tín dụng ngân hàng 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng dư nợ cho vay (%) 100 100 100 100 100 Cho vay từ NHTMQD 75,5 77,2 81,4 67,9 73,3 Cho vay từ NH khác 24,5 22,8 18,6 32,1 26,7 Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 8 năm 2002 2.2. Cơ cấu của các NHTM quốc doanh Trước đây trong nền kinh tế tập trung, chúng ta chỉ có một ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước, sau này chuyển sang nền kinh tế thị trường, các NHTM quốc doanh tách ra từ Ngân hàng Nhà nước. Trên thực tế hiện nay có sự xung đột giữa các chức năng của Ngân hàng Nhà nước, một mặt Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò Ngân hàng Trung ương: ban hành và thực thi chính sách tiền tệ, giám sát hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh và an toàn, mặt khác Ngân hàng Nhà nước lại đóng vai trò cơ quan chủ quản của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. Sự xung đột lợi ích giữa các chức năng làm cho Ngân hàng Nhà nước sẽ khó làm tốt đồng thời cả hai chức năng này. Những vụ án lớn về ngân hàng vừa qua cho thấy hệ thống thanh tra Ngân hàng Nhà nước kém hiệu quả, không đủ mạnh để đảm bảo cho hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc, ngân hàng có Trụ sở chính tại Thủ đô và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Về mặt luật pháp, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại quốc doanh có toàn 109
  43. quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng , kỷ luật các giám đốc, phó giám đốc chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải hoàn toàn như vậy, việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các chi nhánh của ngân hàng cần phải có sự chấp thuận của cấp uỷ Đảng và Chính quyền địa phương. Điều này dẫn đến việc thiếu rõ ràng trong việc quy trách nhiệm công tác cán bộ của ngân hàng thương mại quốc doanh cũng như làm suy yếu tính hiệu quả công tác quản trị của ngân hàng. 2.3. Qui mô của các NHTM quốc doanh Xét trên góc độ doanh nghiệp nhà nước thì qui mô của “tứ đại ngân hàng” là lớn. Đơn vị: triệu VND Tài sản và vốn của NHTMQD ngày 01/01/2001 Tổng Tài sản Tài sản Nguồn Nguồn Nguồn vốn tài sản lưu động cố định vốn vốn quỹ kinh doanh Chủ sở hữu NHNTVN 45.619.002 43.954.225 1.664.778 2.249.666 2.249.666 1.263.258 NHCTVN 43.034.159 39.391.708 3.642.452 1.700.297 1.700.285 1.169.707 NHDTPT 39.070.919 37.746.796 1.324.123 1.903.151 1.903.107 1.121.042 NHNN&PTNT 39.655.876 38.601.237 1.054.639 2.958.274 2.953.428 2.271.708 Nguồn: Số liệu về tài sản và vốn của DNNN (Bộ tài chính) Cho đến nay, với quy mô tăng trưởng tài sản có của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam bình quân mỗi năm khoảng 20 %. So với các ngân hàng thương mại quốc tế, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam hiện nay quá nhỏ bé. Hiện nay Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển có vốn chủ sở hữu trung bình của mỗi ngân hàng tương đương 78,5 triệu đô la, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam có vốn chủ sở hữu lớn hơn là 157 triệu đô la. Nếu so với Ngân hàng đứng thứ 10 trên thế giới là Credit Suisse, Thuỵ Sỹ có vốn chủ sở hữu là 16.860 triệu đô la hoặc so sánh với số vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng thương mại 110
  44. trong khu vực Châu Á là một tỷ đô la, thì khả năng tài chính của các Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam còn quá nhỏ bé để có thể cạnh tranh 2.4 Những khó khăn, tồn tại Tỷ lệ nợ quá hạn và các khoản nợ đọng chờ xử lý không sinh lời của các ngân hàng thương mại quốc doanh nếu theo các con số mà IMF, WB cung cấp thì có xu hướng tăng tuy không quá cao so với khu vực. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đây là do chế độ hạch toán kế toán của ta không theo tiêu chuẩn quốc tế và một số khoản nợ khó đòi liên quan đến các vụ án không được hạch toán vào khoản mục nợ khó đòi mà thường để vào “ khoản mục chờ xử lý”. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì con số này có thể tăng lên gấp ba lần. Điều này có nghĩa là vấn đề nợ xấu quả đáng lo ngại. Đơn vị: Triệu VNĐ Nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt nam 1998 1999 2000 2001 (tháng 3) Hệ thống ngân hàng 12,4 12,0 13,2 13,1 NHTMQD 12,0 11,0 11,1 11,0 Ngân hàng ngoài QD 13,5 16,4 23,0 24,4 Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 8 năm 2002 Cơ cấu tổ chức của các ngân hàng không thích hợp với môi trường kinh doanh hiện đại có nhiều thay đổi Các ngân hàng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức đã có từ lâu trong khi đó môi trường kinh doanh thay đổi đặt ra yêu cầu đổi mới. Chỉ có số ít ngân hàng tỏ ra bạo dạn thay đổi cơ cấu tổ chức nhưng cũng chưa hoàn thiện Công nghệ của ngân hàng lạc hậu so với các ngân hàng thương mại quốc tế. Vì vậy sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam rất kém không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả trên thị trường Việt nam Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn non yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu cho một ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả và an 111
  45. toàn trong một thị trường phát triển khá nhanh và rủi ro lớn như ở Việt nam. Cơ chế quản lý chậm được đổi mới đã làm cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh chảy máu chất xám, không thu hút và không giữ được cán bộ có chuyên môn cao. Phần lớn các ngân hàng thương mại quốc doanh đều thiếu một chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững. Vì vậy, nhiều quyết định kinh doanh chỉ dựa vào lợi ích ngắn hạn và khi môi trường kinh doanh thay đổi kéo theo những khoản nợ lớn đối với ngân hàng. Vấn đề Marketing và các chiến lược Marketing vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa hình thanh cho mình được văn hoá doanh nghiệp Các dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng cả về hình thức và qui mô. Các ngân hàng thương mại quốc doanh mới chỉ chú trọng tới các nghiệp vụ ngân hàng bán buôn mà chưa phát triển các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ như: tín dụng tiêu dùng, thẻ tín dụng, dịch vụ thanh toán, tư vấn đầu tư v.v . Từ những tồn tại trên dẫn đến hệ quả tất yếu là hiệu quả kinh doanh thấp và đang có xu hướng giảm dần. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh nhìn chung đều có lãi, đóng ghóp đấy đủ cho ngân sách nhà nước và đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên. Nhưng từ năm 1998 trở lại đây, số lãi giảm nhiều, tài sản có và số lao động tăng nhanh. CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTMQD Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản có % NH Ngoại thương 5,5 5,5 4,4 4 NH Công thương 9,6 9,3 7,6 4,5 NH Nông nghiệp 12,6 9,5 9,3 6,4 NHĐT&PT 8,3 8,0 7,5 4,6 Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản có của các 0,75 0,42 0,31 0,36 NHTM quốc doanh 112
  46. Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 6 năm 2002 II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ Ở CÁC NGÂN HÀNG TMQD VIỆT NAM 1. Cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế 1.1. Dịch vụ ngân hàng đại lý Những năm gần đây các dịch vụ ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam phát triển nhanh chóng: tính đến cuối năm 2001, Ngân hàng Công thương Việt Nam có quan hệ ngân hàng đại lý hơn 435 ngân hàng ở 43 nước; Ngân hàng ngoại thương Việt nam có quan hệ với 1300 ngân hàng đại lý tại 85 nước trên thế giới ; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam đã thiết lập quan hệ đại lý hơn 500 ngân hàng trên thế giới, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý hơn 400 ngân hàng trên thế giới. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh ít nhiều đã có chính sách Ngân hàng đại lý; đã biết lựa chọn một số ngân hàng chủ chốt để phân phối các giao dịch qua các ngân hàng này, đảm bảo các hoạt động kinh doanh quốc tế của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả; đồng thời tận dụng được các ưu đãi mà các ngân hàng đại lý dành cho Ngân hàng như: chia phí, lãi suất cho vay thấp, lãi tiền gửi cao, đào tạo cán bộ. Cho đến nay, nhiều ngân hàng quốc tế đã cung cấp cho Ngân hàng thương mại quốc doanh hạn ngạch giao dịch ngoại tệ, hạn ngạch xác nhận L/C, trong đó nhiều ngân hàng cam kết tài trợ với hạn ngạch không hạn chế. Nhiều ngân hàng đại lý cho phép các Ngân hàng thương mại quốc doanh được thấu chi đến một hạn mức tiền nhất định. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại quốc doanh còn khai thác được nguồn tài trợ không cam kết của nhiều ngân hàng, giúp cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh luôn đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời có nguồn ngoại tệ bổ xung cho nguồn vốn ngoại tệ huy động nhằm đáp ứng nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp. 113
  47. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh thường xuyên gặp mặt, trao đổi thông tin với các ngân hàng đại lý trong nước và ngoài nước; nhờ đó đã phát triển được các nghiệp vụ như: Tài khoản tiền gửi; Ký các hiệp định tài trợ tín dụng khung; Uỷ thác đầu tư; Quan hệ tín dụng; Ký kết, thực hiện mua bán giấy bạc ngoại tệ; Triển khai nghiệp vụ séc du lịch, thanh toán thẻ; Ký kết thoả thuận chi trả kiều hối; Ngoài ra còn được các ngân hàng đại lý đào tạo và mời tham gia các nghiệp vụ như: Nghiệp vụ ngân hàng điện tử, thanh toán bù trừ bằng USD, nghiệp vụ cho thuê tài chính . Tuy nhiên dịch vụ ngân hàng đại lý của các Ngân hàng quốc doanh Việt nam còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn như: ♦ Quan hệ với các ngân hàng đại lý còn một chiều, mới trên bình diện rộng, chưa phát triển theo chiều sâu. Điều này là do mức độ phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế ở Việt nam còn ở mức trung bình, thấp ♦ Về mô hình tổ chức của bộ phận quan hệ đại lý còn chưa hợp lý, chưa phối hợp chặt chẽ với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng; ♦ Việc lập hồ sơ theo dõi hoạt động của các ngân hàng đại lý chưa đầy đủ và kịp thời; chưa tổ chức đánh giá tín nhiệm các ngân hàng đại lý một cách thường xuyên, đặc biệt là đánh giá tín nhiệm các ngân hàng đại lý bậc trung và nhỏ của các nước trong khối Asean để thực hiện giao dịch với các ngân hàng này nhằm tiết giảm phí giao dịch; mặc dù đã có lựa chọn các ngân hàng chủ chốt để ưu tiên hợp tác nhưng chưa xây dựng thành một chiến lược cụ thể và quán triệt trong mọi bộ phận của Ngân hàng; ♦ Công tác thông tin, tuyên truyền về Ngân hàng đối với cộng đồng ngân hàng quốc tế còn yếu và chưa kịp thời, báo cáo thường niên gửi cho các ngân hàng đại lý tuy đã được cải tiến nhưng còn chậm và còn nhiều lỗi; ♦ Các buổi làm việc giữa Ngân hàng với đại diện của các ngân hàng đại lý để thảo luận về các dịch vụ cung ứng của các ngân hàng này chưa được chuẩn bị thích ứng để đạt hiệu quả cao; 114
  48. ♦ Trình độ cán bộ làm công tác trực tiếp giao dịch với các ngân hàng đại lý còn nhiều bất cập; ♦ Quan hệ cá nhân trong mối quan hệ ngân hàng đại lý chưa được đánh giá đúng mức. 1.2 . Dịch vụ thẻ tín dụng của các NHTMQD Việt nam Trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên ở Việt nam thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế vào đầu năm 1990. Trong giai đoạn đầu, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chỉ đóng vai trò là ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Năm 1993, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã phát hành thẻ VietcombankCard, thẻ này được dùng để thanh toán trong nước. Đến tháng 4 năm 1995, Ngân hàng ngoại thương Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MasterCard. Đến tháng 8 năm 1996, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA. Ngày 26/4/1996, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam làm lễ ra mắt Thẻ tín dụng quốc tế (Vietcombank Master Card) tại Thủ đô Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Ngày 2/4/2002 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam đã ký kết hợp đồng đại lý chấp nhận thanh toán thẻ Diners Club International và trở thành ngân hàng duy nhất ở Việt nam thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng nhất trên thế giới là Visa, Mastercard, Amex, JBC, Diner Club. Ngày 15/7/2002 Vietcombank ký hợp đồng với Amex trở thành ngân hàng độc quyền kinh doanh phát hành và thanh toán thẻ Amex ở Việt nam, không có một ngân hàng nội địa, nước ngoài nào được quyền kinh doanh loại thẻ này ở Việt nam. Trước đó Vietcombank đã phát hành thẻ VISA/Mastercard theo hai hạng Thẻ vàng : hạn mức từ 50 triệu VND tới 90 triệu VND Thẻ bạc : hạn mức từ 10 triệu VND tới 50 triệu VND Tính đến cuối năm 2000, Ngân hàng ngoại thương đã phát hành được hơn 8500 thẻ VISA và Mastercard. Thẻ được phát hành chủ yếu là thẻ vàng, chiếm trên 70 %. Trong năm 2000, doanh số sử dụng thẻ tín dụng của Ngân 115
  49. hàng ngoại thương đạt khoảng 75 triệu USD chiếm khoảng 40% thị phần thị trường thẻ tín dụng Việt nam, năm 2001 doanh số thanh toán thẻ tăng 21%, đạt 86,5 triệu USD. Trong đó, doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài chiếm 70%, chủ yếu là để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Tuy thanh toán thẻ tín dụng quốc tế mới phát triển mấy năm gần đây và tỏ ra ngày càng phát triển mạnh nhưng đã xuất hiện nhiều rủi ro, đặc biệt là nạn sử dụng thẻ gian lận, giả mạo gây thiệt hại cho các NHTM. Tình hình thanh toán thẻ tín dụng Visa và Mastercard giả mạo, gian lận tại Việt nam Đơn vị: USD Năm 1997 1998 1999 2000 Thẻ Mastercard 36.204 45.249 98.490 199.530 Thẻ Visa 50.150 81.611 214.463 254.387 Tổng cộng: 86.354 126.860 312.953 453.917 ( Nguồn: Tạp chí ngân hàng số 10 năm 2001 ) Tính đến năm 2002 Ngân hàng Ngoại thương là ngân hàng đầu tư mạnh nhất và thành công nhất với dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, trong khi đó các ngân hàng thương mại quốc doanh khác mới nghiên cứu, phát triển và phần lớn là đầu tư vào ATM phục vụ trong nước là chủ yếu. Nguyên nhân khách quan hạn chế sự phát triển hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng: Tập quán quen sử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng tài khoản, chưa quen sử dụng các phương tiện thanh toán qua ngân hàng đã có tư lâu đời. Đây là một trở ngại lớn mà các ngân hàng cần đầu tư nhiều vào Marketing để thuyết phục người dân. Nguồn thu nhập cá nhân không ổn định, có quá ít tài khoản cá nhân ở ngân hàng nên ngân hàng thiếu căn cứ phát hành thẻ. Mạng lưới máy đọc thẻ, máy rút tiền còn quá ít, tính phức tạp trong cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta là trở ngại đối với người sử dụng thẻ. Theo một số chuyên gia ngân hàng nhận xét, các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa quan tâm đến việc phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là vì một số nguyên nhân sau: 116
  50. Hiệu quả hoạt động kinh doanh phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng đã triển khai trước đạt hiệu quả không cao. Rủi ro đối với hoạt động phát hành thẻ là rất cao, trong khi cơ sở pháp lý đối với hoạt động này vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Dịch vụ thẻ tín dụng chủ yếu vẫn dựa vào lượng doanh nhân và du khách quốc tế vào Việt nam. 1.3 . Dịch vụ thanh toán quốc tế tại các NHTMQD Việt nam 1.3.1. Mạng SWIFT (Society for Worldwide Interbank Telecommunication) Việt Nam tham gia thanh toán qua mạng SWIFT năm 1995, ban đầu chỉ có 15 ngân hàng là thành viên. Đến tháng 10/2001 số thành viên đã tăng lên tới 50, trong đó, có Ngân hàng Nhà nước, 4 NHTMQD, 24 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 17 ngân hàng thương mại cổ phần và 4 ngân hàng liên doanh. Trong 2 năm 2000 2001 lượng điện giao dịch qua mạng SWIFT tăng đáng kể, trong đó loại Rem.MT’s chiếm 40%, MT100 chiếm 20%, MT202 chiếm 125% còn lại là các loại điện dạng khác. Vừa qua tại hội nghị hàng năm của SWIFT tại Hà nội vào ngày 23/11/2001, SWIFT đã yều cầu các thành viên chuẩn bị để chuyển sang sử dụng loại MT103, tiến tới năm 2003 buộc các thành viên phải sử dụng loại MT103 và huỷ loại MT100. 1.3.2 Các hình thức và kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTMQD Việt nam Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam tiến hành dưới các hình thức sau: ♦ Phương thức chuyển tiền: bao gồm dịch vụ chuyển tiền đi và chuyển tiền đến. Hiện nay các ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện dịch vụ chuyển tiền bằng SWIFT theo mẫu MT 100 hoặc 202. ♦ Phương thức nhờ thu: nghiệp vụ nhờ thu của các ngân hàng thương mại quốc doanh tuân thủ theo “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu của Phòng thương mại quốc tế số xuất bản 522” (URC 522). Trong nghiệp vụ nhờ thu 117
  51. các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể đóng vai trò ngân hàng chuyển tiền hoặc ngân hàng thu hộ tiền. ♦ Phương thức tín dụng chứng từ: thanh toán bằng hình thức thư tín dụng là nghiệp vụ phức tạp nhất nhưng cũng được sử dụng nhiều nhất ở các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam. Nghiệp vụ này được chia thành hai loại: thanh toán hàng xuất khẩu bằng thư tín dụng và thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng. Phần này sẽ tập trung nhiều vào phương thức quan trọng này. Hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã phát triển nhanh chóng. Cả 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh đều thực hiện thanh toán quốc tế với nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong việc thu và chuyển tiền ra nước ngoài. Doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTMQD Đơnvị:Triệu USD Ngân hàng 1997 1998 1999 2000 2001 NHCTVN 982 644 667 1.066 1.215 NHNTVN 6.006 9.492 9.149 9.863 9.975 NHNN&PTNT 983 1.252 1.798 1.998 2.198 NHĐT&PT 567 621 650 690 861 Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTMQD Tạp chí ngân hàng các năm 2001 - 2002. 1.3.3. Các mô hình tổ chức quy trình thanh toán thư tín dụng Một trong những phương thức thanh toán quan trọng, phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh là hình thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C), ví dụ như tại Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam hình thức thanh toán thư tín dụng chiếm khoảng 90 % doanh số thanh toán quốc tế của ngân hàng. Việc áp dụng, phát triển quy trình thanh toán thư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu quản lý của Ngân hàng vừa phải tuân thủ các quy định theo thông lệ 118
  52. quốc tế đòi hỏi phải lựa chọn một mô hình tổ chức tối ưu phù hợp với từng ngân hàng. Sau đây là một số mô hình tổ chức quy trình thanh toán L/C mà các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã và đang áp dụng: Mô hình 1 Trụ sở chính của ngân hàng uỷ quyền cho các chi nhánh trực tiếp mở và đặt quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài; được quyền mở, sử dụng tài khoản nostro. - Đối với L/C nhập khẩu: Chi nhánh phát hành trực tiếp L/C nhập khẩu cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý, nhận chứng từ thanh toán từ ngân hàng đại lý và thanh toán thông qua tài khoản nostro do chi nhánh mở tại ngân hàng đại lý. 119
  53. - Đối với L/C xuất khẩu: Chi nhánh nhận L/C từ ngân hàng đại lý và thông báo trực tiếp cho người thụ hưởng, đồng thời nhận chứng từ thanh toán từ người thụ hưởng, thương lượng chuyển tiếp chứng từ liên quan đến L/C và yêu cầu chuyển tiền về tài khoản nostro của ngân hàng. Mô hình này tạo sự chủ động cho các chi nhánh, thời gian luân chuyển thông tin và xử lý chứng từ nhanh chóng. Tuy nhiên mô hình này có nhược điểm là việc xử lý nghiệp vụ và áp dụng quy trình thanh toán không thống nhất giữa các chi nhánh; công tác kiểm soát thiếu chặt chẽ; quỹ đảm bảo thanh toán bị phân tán, không hiệu quả. Mô hình 2 Cho phép các chi nhánh thiết lập quan hệ đại lý trực tiếp nhưng tập trung tài khoản nostro về Trụ sở chính. Các chi nhánh quan hệ với Trụ sở chính thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ. - Đối với L/C nhập khẩu: Các chi nhánh căn cứ theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở L/C trực tiếp cho người thụ hưởng thông qua hệ thống ngân hàng đại lý do chi nhánh tự thiết lập, trực tiếp nhận chứng từ, xử lý kiểm tra chứng từ do các ngân hàng thông báo gửi đến, trao đổi tra soát và xác nhận các thông tin với các ngân hàng nước ngoài thông qua hệ thống thông tin riêng của chi nhánh. Việc thanh toán tiền cho các ngân hàng có liên quan đến L/C do chi nhánh phát hành được thực hiện thông qua tài khoản điều chuyển vốn nội bộ tại Trụ sở chính. Căn cứ theo yêu cầu của chi nhánh, Trụ sở chính sẽ trích tài khoản nostro của mình để thanh toán cho ngân hàng liên quan. - Đối với L/C xuất khẩu: Chi nhánh nhận trực tiếp L/C từ các ngân hàng đại lý thông báo và chuyển L/C cho người xuất khẩu, nhận chứng từ thanh toán từ người thụ hưởng, thương lượng chuyển tiếp chứng từ liên quan đến L/C, chỉ thị cho 120
  54. ngân hàng liên quan trả tiền về tài khoản nostro của Trụ sở chính, khi nhận được tiền thanh toán Trụ sở chính sẽ ghi có vào tài khoản của chi nhánh. Mô hình 2 có ưu điểm vừa bảo đảm tính chủ động của chi nhánh, xử lý thông tin nhanh, vừa tập trung được quỹ thanh toán. Mô hình này phù hợp với yêu cầu quản lý trong giai đoạn chưa thiết lập được mạng thanh toán nội bộ. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là: chi phí cao, thông tin phân tán, công tác kiểm soát và tính hệ thống kém. Mô hình 3 Mô hình 3 là mô hình chỉ duy nhất Trụ sở chính có quan hệ tài khoản nostro với ngân hàng nước ngoài và tập trung đầu mối quan hệ ngân hàng đại lý tại Trụ sở chính. - Đối với L/C nhập khẩu: Các chi nhánh được phép phát hành L/C nhập khẩu, xử lý kiểm tra chứng từ do Ngân hàng thông báo chuyển đến, trao đổi tra soát và xác thực thông tin với các ngân hàng đại lý nước ngoài thông qua Trụ sở chính, Trụ sở chính đồng thời thực hiện thanh toán theo yêu cầu của chi nhánh đồng thời giám sát và kiểm tra khối lượng, giá trị thanh toán thông qua mạng thanh toán điện tử và hệ thống swift. - Đối với L/C xuất khẩu: Các chi nhánh nhận thông báo L/C, và các sửa đổi liên quan cho khách hàng xuất khẩu từ ngân hàng phát hành thông qua Trụ sở chính. Chi nhánh nhận chứng từ và thương lượng trực tiếp với người thụ hưởng, chuyển thẳng chứng từ liên quan và thư đòi tiền cho ngân hàng chỉ định trong L/C, yêu cầu ngân hàng thanh toán thanh toán số tiền liên quan về tài khoản nostro của Trụ sở chính. Mô hình 3 có ưu điểm là đảm bảo cho Trụ sở chính vừa quản lý vốn tập trung vừa kiểm soát rủi ro trong thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống Ngân hàng, đồng thời đảm bảo chủ động của chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi trình độ quản lý phải cao; hệ thống 121
  55. chuyển tải thông tin, chứng từ phải hiện đại đảm bảo chuyển thông tin, chứng từ giữa Trụ sở chính và chi nhánh thông suốt, nhanh chóng. 1.3.4 Những vấn đề tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam - Công nghệ thanh toán quốc tế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; hệ thống thanh toán quốc tế trong nội bộ hệ thống của từng Ngân hàng tuy đã được thực hiện trên máy vi tính nhưng chương trình phần mềm chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức tự động chưa cao ; - Mô hình tổ chức thực hiện nghiệp vụ còn sơ khai, chưa khoa học, thủ tục còn khá rườm rà phức tạp, khách hàng phải đi lại nhiều lần. Việc giải quyết các yêu cầu của khách hàng chưa được nhanh chóng; - Bộ phận thanh toán quốc tế tại trụ sở chính chưa đủ mạnh để trở thành một trung tâm thanh toán quốc tế của ngân hàng, công tác kiểm soát rủi ro thanh toán quốc tế chưa được coi trọng, các bộ phận trong khối kinh doanh quốc tế thiếu sự phối hợp; - Một số chi nhánh của một số ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam phát hành L/C trả chậm tràn lan, không tuân thủ quy trình phát hành L/C trả chậm và mức phán quyết được giao đã dẫn tới tổn thất cho ngân hàng. - Trình độ cán bộ thanh toán quốc tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở các chi nhánh loại 2 tại các ngân hàng: Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam. Tại các chi nhánh này, cán bộ chưa độc lập giải quyết được những vấn đề phát sinh - Mặc dù các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam đã áp dụng các luật mang tính thông lệ quốc tế như : UCP 500, URC 522, URR 525, URDG458, ULB 1930, ISP 590 nhưng Việt nam vẫn còn thiếu nhiều luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế ví dụ như luật séc , hối phiếu. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ xung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu lực pháp lý chưa cao. 122
  56. - Cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại của Việt nam luôn trong tình trạng bội chi, điều đó ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài ra, việc thị trường ngoại tệ của Việt nam còn trong tình trạng sơ khai đã làm cho một số ngân hàng thương mại quốc doanh rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế 1.4. Đánh giá tổng quát các hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế Để thấy được vai trò của từng loại hình dịch vụ đã nêu trên, ta phân tích số liệu của ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2002 (Vietcombank). Thu dịch vụ Đơn vị: Triệu VND 2000 2001 Tăng/giảm GT TT% GT TT% GT% Thu phí thanh toán 144.740 90,15 155.193 88,43 7,22 Thu phí dịch vụ thẻ 15.660 9,75 20.135 11,47 28,57 Thu dv uỷ thác và đại lý 157 0,1 167 0,1 6,4 Tổng 160557 100 175495 100 9,3 Nguồn: Vietcombank Annual Report 2002 Qua phân tích thấy rằng, hoạt động thanh toán vẫn là hoạt động chủ lực với lượng phí thu được vào khoảng 90%, trong khi đó hoạt động ngân hàng đại lý đem lại nguồn thu vô cùng nhỏ nhoi, chỉ chiếm khoảng 0,1%. Hoạt động thanh toán qua thẻ đạt mức độ tăng trưởng rất cao (gần 29%) và chiếm một tỷ trọng xứng đáng. Điều này cho thấy triển vọng sáng sủa của loại hình dịch vụ còn tương đối mới mẻ này. Hoạt động ngân hàng đại lý của Vietcombank là lớn nhất trong “tứ đại ngân hàng” mà kết quả cũng rất khiêm tốn cho thấy dịch vụ này ở các ngân hàng khác cũng không sáng sủa gì. Tuy tỷ trọng nhỏ (một phần là do bản chất của dịch vụ) nhưng số liệu cho thấy vẫn có sự tăng trưởng tốt (6,4%). 2. Tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm thu lợi nhuận ở các ngân hàng quốc doanh Việt Nam 2.1. Thực trạng cho vay xuất, nhập khẩu tạIn reply to: các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong những năm gần đây. 123
  57. Tình hình cho vay xuất nhập khẩu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam trong năm 2000 như sau: Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam cho vay 19 dự án tài trợ nhập khẩu với số tiền là 42 triệu USD và tài trợ xuất gạo với doanh số cho vay là 525 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam: cho vay nhập khẩu thiết bị các dự án lớn như: dự án khí đốt Nam Côn Sơn, xi măng Nghi Sơn, mở rộng dây chuyền bia Hà Nội, cho vay nhập khẩu xăng dầu, phân bón, thiết bị bưu chính viễn thông, tính đến 31/12/2000, tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng là 175,5 triệu USD; Ngân hàng Công thương Việt nam: tính đến 31/12/2000, dư nợ của Ngân hàng Công thương Việt nam cho vay xuất khẩu là 1400 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu là 2878 tỷ đồng. Một số tồn tại : - Đối tượng khách hàng cho vay xuất nhập khẩu: tỷ trọng dư nợ của khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước chiếm rất cao ( từ 70 % đến 80 % dư nợ cho vay); - Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu vẫn còn cao, ví dụ như: tỷ lệ dư nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Việt nam tính đến tháng 31/12/1999 là 6,7% và 31/12/2000 là 7,95%; tỷ lệ dư nợ quá hạn trong cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt nam tính đến tháng 31/12/1999 là 12,6% và 31/12/2000 là 5,91%; - Về cơ cấu trong cho vay xuất nhập khẩu: các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chú trọng cho vay nhập khẩu hơn là cho vay xuất khẩu, tỷ trọng dư nợ cho vay nhập khẩu trong tổng dư nợ cho vay xuất nhập khẩu chiếm khoảng 70 % dư nợ. - Tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát triển, do các ngân hàng đều nhận thấy khả năng rủi ro cao, khoản tài trợ nhỏ, kém 124
  58. hiệu quả. Các NH thường chỉ nhận tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở doanh nghiệp này có hợp đồng xuất khẩu, có bạn hàng, có thị trường. Còn trong giai đoạn ban đầu: đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đào tạo công nhân thường không được các ngân hàng cho vay 2.2. Tín dụng chiết khấu 2.2.1 Chiết khấu ngay bộ chứng từ thanh toán hàng xuất Cho đến nay nghiệp vụ chiết khấu ngay bộ chứng từ thanh toán hàng xuất của các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên trước đòi hỏi nhu cầu của thị trường, một số ngân hàng thương mại quốc doanh đã triển khai nghiệp vụ này. Điều kiện chiết khấu: điều kiện chính để các ngân hàng thương mại quốc doanh chiết khấu ngay bộ chứng từ hàng xuất là: - Bộ chứng từ phải hoàn hảo và xuất trình đúng thời gian quy định trong L/C; - L/C phải có điều khoản “ Được thương lượng/ Chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào”; - Ngân hàng phát hành L/C phải là ngân hàng đại lý có uy tín trên thị trường quốc tế; - Tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định và đảm bảo khả năng thanh toán; - Ngân hàng phải chắc chắn về khả năng thu được tiền từ bộ chứng từ đó trong khoảng thời gian ngắn (thường các ngân hàng quy định trong khoảng 10 ngày); các ngân hàng thường đòi hỏi điều kiện chiết khấu có truy đòi. Với hình thức chiết khấu này, trách nhiệm của nhà xuất khẩu vẫn còn cho đến khi ngân hàng đòi được tiền từ nhà nhập khẩu; - Hàng hoá xuất khẩu phải là hàng hoá đang được thị trường quốc tế ưa chuộng hoặc dễ tiêu thụ. Thực trạng nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại các ngân hàng quốc doanh Việt nam: 125
  59. Cho đến hiện nay nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất tại các ngân hàng quốc doanh Việt nam vẫn chưa phát triển bởi một số nguyên nhân sau: Thứ nhất: phí chiết khấu cao hơn so với lãi suất vay ngân hàng. Do tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất mà các ngân hàng quốc doanh quy định từ 2-10% giá trị bộ chứng từ hàng xuất nên các doanh nghiệp xuất khẩu hầu như không sử dụng hình thức chiết khấu mà thường xin vay ngân hàng trên cơ sở đảm bảo bằng bộ chứng từ giao hàng, hay cho vay ứng trước bộ chứng từ. Thứ hai: hầu hết các ngân hàng quốc doanh đều chưa dám đương đầu với rủi ro, họ thường sử dụng hình thức chiết khấu có truy đòi. Trong trường hợp ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất không đòi tiền được của ngân hàng phát hành L/C thì ngân hàng chiết khấu vẫn truy đòi khách hàng và ngân hàng vẫn tính lãi khách hàng đã sử dụng vốn của ngân hàng . 2.2.2 Chiết khấu hối phiếu trả chậm có chấp nhận của người nhập khẩu Ngoài việc chiết khấu ngay bộ chứng từ thanh toán hàng xuất, một số ngân hàng thương mại quốc doanh còn chiết khấu hối phiếu trả chậm có chấp nhận của người nhập khẩu. Các ngân hàng thương mại quốc doanh với tư cách ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, sau đó thông báo cho ngân hàng mở L/C để họ yêu cầu nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán (sau 90, 120, 180 ngày ). Thông thường hối phiếu trả chậm có chấp nhận của người nhập khẩu sẽ được gửi cho nhà xuất khẩu thông qua các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam với tư cách ngân hàng thông báo. Nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu chiết khấu thì hối phiếu sẽ được giữ lại ngân hàng. Muốn được ngân hàng chiết khấu, nhà xuất khẩu phải làm một đơn yêu cầu xin chiết khấu. Trên thực tế hiện nay tại các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt nam, việc chấp nhận cho nhà nhập khẩu nước ngoài thanh toán trả chậm là rất ít khi xảy ra, tuy nhiên trong tương lai với chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu trả chậm có chấp nhận 126