Đề án Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định

doc 20 trang ngocly 13410
Bạn đang xem tài liệu "Đề án Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_an_to_chuc_luan_chuyen_chung_tu_ke_toan_ve_tai_san_co_din.doc

Nội dung text: Đề án Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định

  1. Trang 1 ĐỀ ÁN MÔN HỌC Đề tài: TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
  2. Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp phải huy động và sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau. Nhưng một bộ phận chủ yếu của tài sản mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là tài sản cố định. Những tài sản này có đặc điểm chung là có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư hay thanh lý một tài sản cố định có liên quan đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Do vậy, yêu cầu về quản lý tài sản cố định từ khi đầu tư cho đến khi đưa vào sử dụng, rồi thanh lý phải tuân theo những nguyên tắc nhất định và việc quản lý tài sản cố định có chặt chẽ hay không cũng ảnh hưởng rất đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo cho việc quản lý tài sản cố định được tốt thì doanh nghiệp cần phải tổ chức luân chuyển chứng từ về tài sản cố định chặt chẽ. Có như vây, doanh nghiệp mới đảm bảo mọi tài sản tăng lên hay giảm xuống đều được ghi sổ kịp thời. Với tầm quan trọng đó, em chọn đề tài “Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định” để làm đề án môn học. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề án gồm 2 phần: Phần I: Một số vấn đề chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phần II: Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định. Qua thời gian viết đề án với những kiến thức được nhà trường trang bị cùng với sự hướng dẫn tận tình sự của thầy giáo Ths. Nguyễn Hữu Cường đã giúp em hoàn thành đề án của mình. Song chắc chắn đề án này không thể không có những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành của quý thầy cô để đề án hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Nam, tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trương Thanh Tùng
  3. Trang 3 PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 1.1. Đặc điểm và yêu cầu quản lý tài sản cố định. 1.1.1. Đặc điểm tài sản cố định. Tài sản cố định là một bộ phận tài sản thuộc loại tài sản dài hạn, chúng là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành theo Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì tiêu chuẩn về thời gian và về giá trị được quy định tương ứng là thời gian sử dụng trên một năm và giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. Đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của tài sản cố định là tồn tại trong nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩa là tài sản cố định sẽ được sử dụng để phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong nhiều kỳ. Mặt khác, trong quá trình tồn tại và tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định bị giảm dần và doanh nghiệp thu hồi phần giá trị này bằng cách phân bổ một cách có hệ thống giá trị ban đầu của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Yêu cầu quản lý tài sản cố định. Với mỗi đặc điểm thì tài sản cố định sẽ được theo dõi và quản lý khác nhau. Với đặc điểm tài sản cố định tồn tại trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, tài sản cố định phải được theo dõi và quản lý theo giá trị ban đầu tính đến thời điểm chúng sẵn sàng sử dụng tại đơn vị. Hay nói cách khác, tài sản cố định phải được theo dõi và quản lý theo nguyên giá tài sản cố định. Với đặc điểm giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định bị giảm dần trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định phải được theo dõi cả giá trị hao mòn thể hiện thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định. Bên cạnh đó, để cung cấp thông tin toàn diện cho quản lý, tài sản cố định còn phải được quản lý theo chỉ tiêu giá trị còn lại. Giá trị còn lại của tài sản cố định thể hiện phần giá trị thuần của tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. 1.2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định. Từ những đặc điểm và yêu cầu quản lý trên, kế toán tài sản cố định phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng ghi tài sản cố định, trên cơ sở đó xác định nguyên giá tài sản cố định theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. - Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng, giảm nguyên giá tài sản cố định cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. - Tính toán, phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh phù hợp với mức độ hao mòn tài sản cố định và theo đúng chế độ quy định. - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa tài sản cố định, giám sát chi phí và kết quả công việc sửa chữa tài sản cố định.
  4. Trang 4 1.3. Phân loại tài sản cố định. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý và kế toán tài sản cố định, kế toán phần hành tài sản cố định có nhiệm vụ tham gia vào việc phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định một cách khoa học sẽ giúp quản lý tài sản cố định được chặt chẽ thông qua việc mở và theo dõi từng loại tài sản cố định. Xét theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia thành hai loại: Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. Căn cứ vào tính chất và mục đích sử dụng của chúng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hữu hình được chia thành: - Nhà cửa, vật kiến trúc; - Máy móc, thiết bị; - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Thiết bị, dụng cụ quản lý; - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; - Tài sản cố định hữu hình khác. Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp bao gồm: - Quyền sử dụng đất; - Quyền phát hành; - Bản quyền, bằng sáng chế; - Nhãn hiệu hàng hóa; - Phần mềm máy vi tính; - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; - Tài sản cố định vô hình khác. 1.4. Xác định giá tài sản cố định. Tài sản cố định, cũng giống như những tài sản khác của doanh nghiệp, phải được ghi nhận theo giá gốc, được xác định theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản cố định được ghi nhận. Để phù hợp với đặc điểm và đáp ứng yêu cầu quản lý, tài sản cố định được đánh giá theo các chỉ tiêu: - Nguyên giá (giá trị ban đầu). - Giá trị hao mòn. - Giá trị còn lại. Xác định nguyên giá tài sản cố định: Tùy theo nguồn gốc hình thành mà nguyên giá tài sản cố định có thể được cấu thành từ nhiều khoản chi phí khác nhau. Tuy nhiên, về nguyên tắc chung, nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Kế toán tài sản cố định cần tuân thủ
  5. Trang 5 đúng những quy định về việc xác định nguyên giá tài sản cố định theo chuẩn mực kế toán tài sản cố định. Giá trị hao mòn tài sản cố định: Là phần giá trị của tài sản cố định bị giảm sút (bị mất đi) do quá trình sử dụng tài sản cố định (dưới tác động của cơ học, hóa học và do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên) hoặc do tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Sự hao mòn của tài sản cố định được thể hiện bằng sự giảm sút cả về giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. Phần giá trị hao mòn này được doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao tài sản cố định. Giá trị còn lại của tài sản cố định: Được tính bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi giá trị hao mòn tài sản cố định (số khấu hao lũy kế tính đến thời điểm hiện tại theo sổ kế toán). Đây chính là phần giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản cố định nhưng chưa được thu hồi. PHẦN II: TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 2.1. Chứng từ sử dụng trong kế toán tài sản cố định. 2.1.1. Những vấn đề chung về chứng từ kế toán. 2.1.1.1. Nội dung chứng từ kế toán. Theo luật Kế toán 2003 thì chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán; b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán; c) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán; d) Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ; g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán được quy định, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ. 2.1.1.2. Lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán có thể được lập tại doanh nghiệp – thường được gọi là chứng từ bên trong, hoặc tiếp nhận từ các đơn vị khác – thường được gọi là chứng từ bên ngoài. Đối với các chứng từ bên trong, việc lập các chứng từ này phải tuân thủ những quy định của Luật kế toán. Theo điều 19 của luật kế toán 2003 về việc lập chứng từ kế toán, thì: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán.
  6. Trang 6 Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. Chứng từ kế toán do đơn vị kế toán lập để giao dịch với tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị kế toán thì liên gửi cho bên ngoài phải có dấu của đơn vị kế toán. Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán. Trường hợp đơn vị sử dụng chứng từ điện tử thì cũng phải bảo đảm có đầy đủ các nội dung chủ yếu của chứng từ. Các chứng từ điện tử phải được in ra giấy và lưu trữ theo quy định về lưu trừ chứng từ. 2.1.1.3. Ký chứng từ kế toán. Theo luật kế toán 2003, chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng bút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. 2.1.1.4. Quản lý và sử dụng chứng từ kế toán. Về quản lý và sử dụng chứng từ kế toán, luật kế toán 2003 quy định: Thông tin, số liệu trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế, theo trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu. 2.1.2. Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định. Các chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tài sản cố định gồm: nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định; nghiệp vụ trích và phân bổ khấu hao tài sản cố định và nghiệp vụ sửa chữa tài sản cố định. 2.1.2.1.Đối với nghiệp vụ tăng tài sản cố định.
  7. Trang 7 Tài sản cố định trong các doanh nghiệp biến động tăng giảm theo rất nhiều trường hợp khác nhau. Mỗi trường hợp kế toán phải sử dụng các loại chứng từ kế toán tương ứng. Với các trường hợp tăng tài sản cố định, chứng từ kế toán thường sử dụng là: Tờ trình (Giấy đề nghị) mua sắm tài sản cố định, Quyết định (phê duyệt) mua sắm (xây dựng) tài sản cố định, hợp đồng kinh tế, Hóa đơn (do đơn vị bán tài sản cố định hoặc đơn vị nhận thầu xây dựng tài sản cố định xuất), Hóa đơn về dịch vụ vận chuyển, lắp đặt, ; Hóa đơn thuế, phí, lệ phí; Biên bản giao nhận tài sản cố định. Biên bản giao nhận tài sản cố định: được lập nhằm xác nhận việc nhận bàn giao tài sản cố định sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, mua sắm, được cấp, được biếu, được tặng, viện trợ, nhận góp vốn, thuê ngoài, Khi lập Biên bản này, doanh nghiệp đặc biệt lưu ý đến vấn đề kiểm tra và ghi chép chính xác các yếu tố cấu thành nên giá trị ban đầu của tài sản cố định nhằm đảm bảo nguyên giá tài sản cố định được tính theo nguyên tắc giá gốc, để làm căn cứ cho việc lập sổ (thẻ) tài sản cố định. Các chứng từ ban đầu này là cơ sở quan trọng để xác định nguyên giá tài sản cố định. Tất cả các chứng từ này được tập hợp riêng theo từng đối tượng ghi tài sản cố định tạo thành Hồ sơ tài sản cố định. Hồ sơ tài sản cố định được lập thành hai bản, một bản lưu ở phòng kỹ thuật và một bản phòng kế toán giữ để làm căn cứ ghi sổ kế toán và theo dõi chi tiết tài sản cố định. Hồ sơ này không những là căn cứ quan trọng đối với công tác quản lý và kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp mà còn là cơ sở để doanh nghiệp đăng ký tài sản cố định tại các cơ quan quản lý tài chính, làm căn cứ pháp lý cho việc trích khấu hao để xác định chi phí hợp lệ phục vụ cho mục đích tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.2.2. Đối với nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Đối với nghiệp vụ giảm tài sản cố định, doanh nghiệp trước hết cũng phải lập các chứng từ làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Các chứng từ kế toán sử dụng cho các trường hợp giảm tài sản cố định thường là Biên bản thanh lý tài sản cố định, Hợp đồng mua bán tài sản cố định, Biên bản giao nhận tài sản cố định, các hóa đơn (GTGT) và các chứng từ kế toán khác. Khác với trường hợp tăng tài sản cố định, các chứng từ phản ánh tài sản cố định giảm được lập khác nhau tùy thuộc vào lý do giảm. Cụ thể: Lập Biên bản thanh lý (hoặc nhượng bán) tài sản cố định để xác nhận việc thanh lý (hoặc nhượng bán) tài sản cố định và làm căn cứ để ghi giảm tài sản cố định do thanh lý (nhượng bán). Biên bản này phải được đính kèm với Quyết định thanh lý tài sản cố định và Hóa đơn (hoặc chứng từ khác thể hiện kết quả của việc thanh lý như Phiếu nhập kho và Biên bản đánh giá tài sản trong trường hợp nhập kho phế liệu hoặc phụ tùng thay thế, ). Nếu việc thanh lý (hoặc nhượng bán) tài sản cố định hoàn tất, bộ chứng từ về thanh lý tài sản cố định còn phải được đính kèm theo các chứng từ thanh toán như: Giấy báo Có hoặc Phiếu thu, Lập Hợp đồng liên doanh (cùng với Phiếu xuất kho, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản của doanh nghiệp) để xác nhận việc chuyển tài sản cố định của doanh nghiệp đi góp vốn liên doanh. Hợp đồng liên doanh này đính kèm với các
  8. Trang 8 chứng từ ban đầu khác như: Tờ trình về phương án kinh doanh, Biên bản đánh giá tài sản cố định (do Hội đồng liên doanh lập), sẽ tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ để kế toán ghi giảm tài sản cố định do góp vốn liên doanh. Lập biên bản đánh giá lại tài sản cố định nhằm xác nhận việc đánh giá lại tài sản cố định và làm căn cứ để ghi sổ giảm (hoặc tăng) tài sản cố định do đánh giá lại. Biên bản này phải đính kèm với Quyết định (thông báo, ) đánh giá lại tài sản cố định do cơ quan tài chính có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ pháp lý cho việc điều chỉnh các chỉ tiêu giá trị của tài sản cố định được đánh giá, gồm: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Lập Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có và số chênh lệch tài sản cố định so với sổ kế toán, làm cơ sở để quy trách nhiệm vật chất. Biên bản này phải được đính kèm với Quyết định xử lý tài sản cố định thiếu (phát hiện qua kiểm kê) để tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ làm căn cứ ghi sổ giảm tài sản cố định. Đối với trường hợp phát hiện thừa do quên ghi sổ, doanh nghiệp cũng phải tiến hành lập bộ Hồ sơ cho tài sản cố định thừa như một trường hợp tăng tài sản cố định thông thường. 2.1.2.3. Đối với nghiệp vụ tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. Đối với nghiệp vụ tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, kế toán tài sản cố định căn cứ vào thực tế sử dụng tài sản cố định tại các bộ phận trong doanh nghiệp tiến hành xác định và phân bổ mức khấu hao tài sản cố định cho từng bộ phận sử dụng. Việc tính khấu hao tài sản cố định còn phải được tổng hợp theo từng loại (nhóm) tài sản cố định để phục vụ cho việc lập các báo cáo về tài sản cố định. Nghiệp vụ tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định được phản ánh trên Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định. 2.1.2.4. Đối với trường hợp sửa chữa tài sản cố định. 2.1.2.4.1. Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định. Đối với trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, nghiệp vụ này thường không được kế toán tài sản cố định theo dõi mà do các kế toán khác, như: kế toán thanh toán (nếu chi phí sửa chữa phát sinh chưa được thanh toán), kế toán vốn bằng tiền (nếu chi phí sửa chữa phát sinh đã thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng) và được kế toán chi phí phản ánh và tổng hợp cũng như phân bổ chi phí sửa chữa phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh một cách hợp lý. 2.1.2.4.2. Sửa chữa lớn tài sản cố định. Đối với trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định, doanh nghiệp phải lập Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản cố định sau khi sửa chữa lớn giữa bên có tài sản cố định được sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa tài sản cố định. Chứng từ này vừa là căn cứ để ghi sổ kế toán, vừa là căn cứ để thanh toán chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. 2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định. 2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán. Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của
  9. Trang 9 chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được huỷ. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:  Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;  Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt;  Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;  Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 2.2.1.1. Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ. Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng. Chữ ký của người đứng đầu doanh nghiệp (Tổng Giám đốc, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký với kế toán trưởng.
  10. Trang 10 Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký. Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. 2.2.1.2. Kiểm tra chứng từ kế toán. Kiểm tra chứng từ nhằm đảm bảo cho chứng từ được lập đúng, đầy đủ các yếu tố của chứng từ, đảm bảo chứng từ có đầy đủ giá trị pháp lý, đồng thời để ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong việc quản lý và sử dụng tài sản tại đơn vị. Chỉ với những chứng từ kế toán sau khi được kiểm tra và xác minh tính pháp lý mới được sử dụng cho các bước tiếp theo trong quy trình luân chuyển chứng từ. Việc tổ chức kiểm tra chứng từ tùy thuộc vào từng đơn vị cụ thể, căn cứ vào phân cấp quản lý, cũng như việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân khi tham gia vào quá trình lập (hoặc tiếp nhận) chứng từ. Nội dung của công việc kiểm tra trong chứng từ kế toán bao gồm: Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Luật kế toán về việc lập chứng từ (biểu mẫu chứng từ kế toán và các yếu tố của chứng từ kế toán); Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực và đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố được ghi chép trên chứng từ kế toán như: về nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ kế toán, các chỉ tiêu số lượng và giá trị, ; Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan; Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện, đồng thời báo ngay cho Giám đốc doanh nghiệp biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành. Chẳng hạn khi kiểm tra một Phiếu chi phát hiện có vi phạm chế độ, kế toán không xuất quỹ. Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, có nội dung, chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại và yêu cầu người lập chứng từ lập lại, sau đó chứng từ mới được làm căn cứ ghi sổ. 2.2.1.3. Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
  11. Trang 11 Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ. Chỉ khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được sử dụng để làm căn cứ ghi sổ. Sau khi được lập, kiểm tra chứng từ sẽ được đưa vào sử dụng, số liệu trên chứng từ kế toán sẽ được ghi nhận theo trình tự thời gian phát sinh và hệ thống hóa theo đối ượng trên các sổ kế toán. Sử dụng chứng từ một cách hiệu quả sẽ giúp cho chứng từ thực hiện được chức năng thông tin và kiểm tra, đồng thời góp phần quản lý chặt chẽ sự vận động của tài sản và quá trình kinh doanh của đơn vị. 2.2.1.4. Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Vì là tài liệu gốc, có giá trị pháp lý nên sau khi được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán, chứng từ cần được đưa vào lưu trữ và bảo quản để khi cần có thể tìm lại để đối chiếu, kiểm tra. Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ phải tuân thủ theo các quy định của Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn. Cụ thể: Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. Trong quá trình sử dụng, từng người làm kế toán trong bộ máy kế toán của đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình. Chứng từ kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận. Đối với chứng từ kế toán chỉ có một bản chính nhưng cần lưu trữ ở cả hai nơi thì một trong hai nơi được lưu trữ bản chứng từ sao chụp, theo quy định về sao chụp chứng từ kế toán. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm. Chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn sau đây: a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính; b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ hoặc tịch thu thì cơ quan nhà
  12. Trang 12 nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tạm giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị tạm giữ hoặc bị tịch thu và ký tên, đóng dấu. Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản, ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ kế toán bị niêm phong và ký tên, đóng dấu. 2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán về tài sản cố định. 2.2.2.1. Trình tự luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định. Bộ phận dự án đầu tư (bộ phận kỹ thuật, ) lập Biên bản giao nhận tài sản cố định căn cứ vào các chứng từ có liên quan. Kế toán trưởng, Giám đốc duyệt và ký Biên bản giao nhận tài sản cố định. Bộ phận nhận (sử dụng) tài sản cố định nhận tài sản cố định và ký Biên bản giao nhận tài sản cố định. Bộ phận dự án đầu tư (bộ phận kỹ thuật, ) nhận và lưu trữ một Biên bản giao nhận tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định nhận Biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ khác có liên quan, thực hiện việc kiểm tra chứng từ, lập Hồ sơ tài sản cố định và chuẩn bị ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản cố định ghi sổ nghiệp vụ tăng tài sản cố định. Kế toán nguồn vốn nhận biên bản giao nhận, các chứng từ khác có liên quan, thực hiện việc kiểm tra chứng từ, chuẩn bị ghi sổ kế toán. Kế toán nguồn vốn ghi sổ kế toán nguồn vốn. Kế toán các phần hành khác có liên quan đến nghiệp vụ tăng tài sản cố định nhận Biên bản giao nhận và các chứng từ khác có liên quan, thực hiện việc kiểm tra chứng từ và chuẩn bị ghi sổ kế toán. Kế toán các phần hành liên quan ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản cố định nhận lại và lưu trữ Biên bản giao nhận tài sản cố định và các chứng từ khác. Quy trình luân chuyển chứng từ tăng tài sản cố định được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
  13. Trang 13 SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Bộ phận dự án Bộ phận Bộ phận kế toán Bộ phận nhận (sử Kế toán tài sản Kế toán nguồn Kế toán trưởng, đầu tư (Bộ phận liên quan liên quan dụng) TSCĐ cố định vốn Giám đốc kỹ thuật, ) Mua sắm (1) Lập (2) Duyệt, ký - Hóa đơn - Hồ sơ kỹ thuật. Biên bản Biên bản - Hồ sơ đăng kiểm giao nhận giao nhận TSCĐ ( ) Ký (3) TSCĐ ( ) Đầu tư XDCB Biên bản giao nhận Biên bản (4a) - Hồ sơ hoàn thành TSCĐ ( ) - BBGN giao nhận (5) công trình TSCĐ - BBGN TSCĐ (Đã - Chứng từ kèm - Các TSCĐ duyệt, ký) (7) theo khác chứng từ - Các (5) liên quan chứng từ liên quan Cấp, tặng, nhận (4b) (6) góp vốn liên doanh Lưu (8) - BBGN chứng từ - Biên bản đánh giá TSCĐ Ghi sổ kế toán tài sản - Các TSCĐ Ghi sổ kế toán - Hợp đồng liên chứng từ (9) nguồn vốn doanh liên quan (11) Thuê TSCĐ (10) Lưu chứng từ - Hợp đồng thuê Sổ kế toán các tài TSCĐ khoản có liên quan
  14. Trang 14 2.2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định. Các bộ phận có liên quan (Ban thanh lý tài sản cố định, Hội đồng đánh giá lại tài sản, Ban kiểm kê tài sản, ) lập các chứng từ phản ánh nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Kế toán trưởng, Giám đốc (hoặc chủ tịch Hội đồng đánh giá tài sản) duyệt và ký chứng từ phản ánh nghiệp vụ giảm tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định nhận chứng từ phản ánh giảm tài sản cố định, kiểm tra chứng từ và ghi sổ kế toán tài sản cố định. Kế toán có liên quan nhận chứng từ phản ánh nghiệp vụ giảm tài sản cố định, kiểm tra chứng từ và ghi sổ kế toán có liên quan. Kế toán tài sản cố định nhận lại chứng từ và lưu trữ. Quy trình luân chuyển chứng từ giảm tài sản cố định được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
  15. Trang 15 SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Các bộ phận (phòng ban) liên Bộ phận kế toán có Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng, Giám đốc quan liên quan Biên bản (1a) (2) đánh giá Biên bản - Biên bản thanh lý TSCĐ thanh lý - Hợp đồng liên doanh TSCĐ - Biên bản kiểm kê. - Biên bản thanh lý - Biên bản đánh giá lại - Hợp đồng liên doanh TSCĐ (3b) (4a) - Biên bản kiểm kê. - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (1b) Hợp đồng Tờ trình liên doanh - Biên bản thanh lý - Hợp đồng liên doanh (3b) - Biên bản kiểm kê. - Biên bản đánh giá lại Ghi sổ kế toán TSCĐ TSCĐ - Biên bản kiểm Kiểm kê, (1c) kê. (5) đánh giá - Biên bản đánh lại giá lại TSCĐ (4b) Lưu TSCĐ chứng từ Ghi sổ kế toán liên quan
  16. Trang 16 2.2.2.3. Trình tự luân chuyển chứng từ khấu hao tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định lập Bảng tính và phân bổ khấu hao căn cứ vào thực tế sử dụng tài sản cố định tại các bộ phận và chính sách khấu hao tài sản cố định áp dụng tại đơn vị. Kế toán trưởng nhận, kiểm tra và duyệt ký Bảng tính và phân bổ khấu hao. Kế toán tài sản cố định nhận lại Bảng tính và phân bổ khấu hao, ghi sổ kế toán tài sản cố định. Kế toán chi phí có liên quan nhận Bảng tính và phân bổ khấu hao, kiểm tra và ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản cố định nhận lại Bảng tính và phân bổ khấu hao để lưu trữ. Quá trình luân chuyển chứng từ khấu hao tài sản cố định được thể hiện khái quát qua sơ đồ: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Kế toán có Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng liên quan Sổ chi (1) Bảng tính và (2) Bảng tính và tiết phân bổ phân bổ TSCĐ khấu hao khấu hao TSCĐ TSCĐ (3a) Bảng tính và phân bổ Bảng tính và khấu hao (4a) phân bổ TSCĐ khấu hao TSCĐ (3b) (4b) Ghi sổ, thẻ kế toán TSCĐ Ghi sổ kế toán Lưu TSCĐ chứng (5) từ 2.2.2.4. Trình tự luân chuyển chứng từ sửa chữa tài sản cố định. Như đã trình bày ở phần 2.1.2.4, thì việc sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, do các bộ phận kế toán khác ghi chép nên phần này chỉ trình bày trình tự luân chuyển chứng từ kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định. Quá trình luân chuyển chứng từ sửa chữa lớn tài sản cố định như sau:
  17. Trang 17 Các bộ phận có liên quan (kỹ thuật, kế hoạch, hậu cần, ) lập Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định căn cứ vào phiếu yêu cầu sửa chữa tài sản cố định đã được phê duyệt, lập Hợp đồng sửa chữa (hoặc phiếu giao việc đối với trường hợp các bộ phận của doanh nghiệp tự sửa chữa) căn cứ vào Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định đã được phê duyệt Bộ phận (đơn vị) thực hiện sửa chữa ký Hợp đồng sửa chữa lớn tài sản cố định. Kế toán trưởng và giám đốc duyệt, ký Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định nhận Kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định để thực hiện việc trích trước chi phí. Đối với trường hợp sửa chữa tài sản cố định đột xuất, doanh nghiệp không thực hiện việc trích trước chi phí, kế toán tài sản cố định lưu Kế hoạch sửa chữa lớn để theo dõi việc sửa chữa làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa lớn. Bộ phận thực hiện sửa chữa tài sản cố định nhận Hợp đồng sửa chữa để thực hiện việc sửa chữa. Bộ phận kỹ thuật (kế hoạch, hậu cần, ) nhận lại Kế hoạch và Hợp đồng sửa chữa tài sản cố định để giám sát và theo dõi tình hình sửa chữa. Bộ phận thực hiện sửa chữa tài sản cố định hoàn thành việc sửa chữa và lập Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành. Bộ phận kỹ thuật (kế hoạch, hậu cần, ) nhận, kiểm tra, ký và trình Biên bản bàn giao sửa chữa lớn tài sản cố định cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra, duyệt và ký Biên bản bàn giao sửa chữa lớn tài sản cố định. Kế toán tài sản cố định căn cứ vào Biên bản bàn giao ghi sổ nghiệp vụ sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành. Kế toán có liên quan nhận Biên bản và ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản cố định lưu trữ chứng từ về sửa chữa lớn tài sản cố định. Quá trình luân chuyển chứng từ sửa chữa lớn tài sản cố định thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
  18. Trang 18 SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Bộ phận kỹ thuật, hậu cần, Bộ phận thực hiện Kế toán có Kế toán trưởng, Giám Kế toán TSCĐ kế hoạch, sửa chữa TSCĐ liên quan đốc doanh nghiệp Phiếu (3) - Kế hoạch yêu cầu (1) - Kế hoạch (2) - Kế hoạch SCL TSCĐ sửa chữa SCL TSCĐ SCL TSCĐ - Kế hoạch (4a) - Hợp đồng TSCĐ - Hợp đồng - Hợp đồng (sửa chữa) (sửa chữa) (sửa chữa) SCL TSCĐ - Hợp đồng (sửa chữa) - Kế hoạch SCL TSCĐ (4b) - Hợp đồng - Kế hoạch SCL (sửa chữa) TSCĐ (4c) - Hợp đồng (sửa chữa) (5) Biên bản bàn (8a) giao TSCĐ Biên bản bàn Ghi sổ kế toán Biên bản bàn sửa chữa lớn giao TSCĐ (6) TSCĐ giao TSCĐ hoàn thành sửa chữa lớn (9) Ghi sổ kế toán sửa chữa lớn hoàn thành có liên quan hoàn thành Lưu chứng (10) Lưu từ (7) chứng (8b) từ
  19. Trang 19 KẾT LUẬN Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do đó, nếu một tài sản cố định sử dụng không hợp lý hay nằm kho sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu doanh nghiệp tổ chức luân chuyển chứng từ một cách hợp lý sẽ giúp nhà quản trị quản lý được tài sản cố định của mình một cách chặt chẽ cũng như đưa ra những quyết định hợp lý về việc mua bán, góp vốn liên doanh, cho thuê hay thanh lý tài sản cố định. Đồng thời, sẽ giúp kế toán xác định mức khấu hao hợp lý cho từng bộ phận sử dụng tài sản cố định và sẽ phân bổ chi phí khấu hao chính xác hơn cho từng bộ phận sử dụng tài sản cố định. Đề tài này đã giúp em có những kiến thức nền tảng về việc tổ chức luân chuyển chứng từ liên quan đến tài sản cố định, là cơ sở cho việc thực tập cũng như công tác thực tế sau này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên chắc chắn nội dung đề án môn học không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Em mong nhận được sự góp ý cũng như chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn để đề án được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Hữu Cường đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Quảng Nam, ngày 25 tháng 11 năm 2011. Sinh viên thực hiện Trương Thanh Tùng
  20. Trang 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Ngô Hà Tấn (Chủ biên) – ThS. Nguyễn Hữu Cường, Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán – Phần I, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2010. 2. TS. Trần Đình Khôi Nguyên (Chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – Phần I, NXB Tài chính, năm 2010 3. PGS -TS. Đoàn Xuân Tiên, Giáo trình Tổ chức công tác kế toán, NXB Thống kê, năm 2006. 4. Luật Kế toán Việt Nam năm 2003, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003. 5. Một số bài báo có liên quan (Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp).