Khai báo thuế - Phần I: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

pdf 116 trang ngocly 2230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khai báo thuế - Phần I: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhai_bao_thue_phan_i_xac_dinh_thu_nhap_chiu_thue_thu_nhap_do.pdf

Nội dung text: Khai báo thuế - Phần I: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. KHAI BÁO THUẾ PHẦN I XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
  2. PHẦN I XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I: XÁC ĐỊNH DOANH THU TÍNH THUẾ TNDN 1. Doanh thu để tính thu hập chịu thuế được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 1 Điều 5 thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính: • Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Doanh thu thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả phần trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. a) Đối với đoanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương phấp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT. Ví dụ: Doanh nghiệp A là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn GTGT gồm các chỉ tiêu như sau: Giá bán 100.000 đồng Thuế GTGT (10%) 10.000 đồng Giá thanh toán 110.000 dồng Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. Ví dụ: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000đ. 2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2 Điều 5 TT123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của BTB Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: a) Đối với hoạt động ván hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là tời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
  3. Trường hợp lập hóa đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ. c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đoií với hàng hóa, dvu bán theo phương thức trả góp, trả chậm được quy định ntn? ™ Theo quy định tại điểm 3a Điều 5 TT123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của BTB: a) Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán dịch vụ trả tiền 1 lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm. Ví dụ: Xe máy Honda Wave có giá bán trả tiền 1 lần chưa có thuế GTGT là 20tr; do bán hàng trả góp hàng tháng nên giá bán chưa có thuế GTGT là 22tr. khi xuất HĐ,doanh nghiệp tính thuế GTGT xe máy bán hàng trả góp trên giá 20tr; 2tr tiền lãi trả chậm không tính thuế GTGT nhưng được hạch toán vài thu nhập khác của doanh nghiệp để tính thuế TNDN. 4. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa, dịch vụ dung để trao đổi, biếu tặng, cho; tiêu dung nội bộ được xác định thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3b Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: b) Đối với hàng hóa, dv dung để trao đổi, biếu tặng, cho; tiêu dung nội bộ ( không bao gồm hh, dv sử dụng để tiếp tục quý trình sản xuất. kinh doanh của DN) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hh, dv cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ. Ví dụ: DN tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm xe ô tô mới, DN mua sáo sơ mi Việt Tiến tặng cho khách hàng, DN phải kê khai doanh thu tính thuế TNDN của áo mua tặng theo giá của công ty Việt Tiến bán sp này. 5. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động gia công hh được xác định thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3c Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: c) Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
  4. 6. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hh của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3d Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: d) Đối với hh của các đơn vị đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau: - DN giao hh cho các đại lý, ký gửi (kể cả đại lý bán hàng đa cấp) là tổng số tiền bán hàng hóa. - DN nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của DN giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hh. 7. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3e Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: e) Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo HĐ thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền 1 lần. DN căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp để xác định doanh thu để tính thu hập chịu thuế như sau: - Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng số tiền trả trước chia số năm trả tiền trước - Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước. Trường hợp DN đang trong thời hạn hưởng ưu đãi thuế TNDN lựa chọn phương pháp xác đinh doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế TNDN của từng năm miễn thuế, giảm thuế căn cứ vào tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước chia số năm bên thuê trả tiền trước. Ví dụ: DN cho thuê nhà, giá thuê tiền trước cho 5 năm là 4,8 tỷ đồng. giá thuê trả tiền hàng năm là 1 tỷ đồng/năm. DN có thể lựa chọn doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong năm nhận tiền trước là 4,8 tỷ đồng và trích trước chi phí, hoặc tính doanh thu thực thu 5 tỷ năm và chi phí thực tế phát sinh.
  5. 8. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính, hoạt độngvận tải được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3g Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: g) Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế. ™ Theo quy định tại điểm 3h Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: h) Đối với hoạt động ẩn tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển khách hàng, hh, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế. 9. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3i Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: i) Đối với hoạt động cung cấp điện nước sạch là số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn GTGT. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hóa đơn tính tiền điện, tiền nước sạch. Ví dụ: Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến 5/1. Doanh thu của hóa đơn này được tính vào tháng 1. 10. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động kinh doanh sân gôn được quy đinh như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3k Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: k) Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế được xác định như sau: - Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanh sân gôn là căn cứ xác định thu nhập tính thuế TNDN là số tiền thu được từ bán vé, bán thẻ phát sinh trong kỳ tính thuế. - Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm, doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập DN của từng năm là số tiền bán thẻ thu được chia cho số năm sử dụng thẻ. 11. Doanh thu để tính thu hập chịu thuế đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định như thế nào?
  6. ™ Theo quy định tại điểm 3l Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: l) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thu được do cung ứng dịch vụ bảo hiểm và hàng hoá, dịch vụ khác, kể cả phụ thu và phí thu thêm mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng chưa có thuế giá trị gia tăng, bao gồm: - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm là số tiền phải thu về thu phí bảo hiểm gốc; thu phí nhận tái bảo hiểm; thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; thu phí quản lý đơn bảo hiểm; thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100% (không kể giám định hộ giữa các doanh nghiệp thành viên hạch toán nội bộ trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập) sau khi đã trừ đi các khoản phải chi để giảm thu như: hoàn phí bảo hiểm; giảm phí bảo hiểm; hoàn phí nhận tái bảo hiểm; giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm; giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm. Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của từng bên là tiền thu phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho mỗi bên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với hợp đồng bảo hiểm thoả thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ. Trường hợp có thực hiện các nghiệp vụ thu hộ giữa các doanh nghiệp trực thuộc hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế không bao gồm phần doanh thu thu hộ. - Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Các khoản thu hoa hồng môi giới bảo hiểm sau khi trừ các khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm, giảm và hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm. 12. Doanh thu để tính thu hập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng lắp đặt được quy định như thế nào?
  7. ™ Theo quy định tại điểm 3m Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu. - Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. - Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị. Ví dụ: Tổng công ty xây dựng 8 nhận thi công công trình nhà máy xi măng trong 2 năm mới bàn giao theo quy định của HĐ. Tổng công ty phải kê khai doanh thu tính thuế TNDN trên giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu. Không phải chờ khi bàn giao công trình mới tính thuế. 13. Doanh thu để tính thu hập chịu thuế đối với hoạt động dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3n Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên
  8. - Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hoá đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. 14. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược) quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3o Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: o) Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. 15. Doanh thu để tính thu hập chịu thuế đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, dịch vụ tài chính phát sinh quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 3p,q Điều 5 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: p) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật. q) Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.
  9. CHƯƠNG II: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ, CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ 16. Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ khi tính toán thu hập chịu thuế TNDN được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 1 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 17. Xác định phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được tính vào chi phí được trừ như thế nào, thủ tục hồ sơ gì? ™ Theo quy định tại điểm 2.1a Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau: Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật. a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
  10. - Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn. - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất do doanh nghiệp lập. Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hoá có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hoá bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế nơi xảy ra sự việc thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn là trong thời gian đó có xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). 18. Thủ tục hồ sơ để hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi phí quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.1b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: b) Hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hồ sơ đối với hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên được tính vào chi phí được trừ như sau: - Văn bản của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý giải trình về hàng hoá bị bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên. - Biên bản kiểm kê giá trị hàng hoá bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
  11. Biên bản kiểm kê giá trị hàng hoá hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hoá bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hoá có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hoá bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có). - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có). 19. Thời gian gửi hồ sơ và việc lưu trữ, báo cáo hồ sơ liên quan đến giá trị hàng hóa tổn thất được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.1c Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: c) Doanh nghiệp gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý văn bản giải trình về tài sản, hàng hoá bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn; hàng hoá bị hư hỏng do hết hạn sử dụng, bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hoá tự nhiên không được bồi thường chậm nhất khi nộp hồ sơ kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm xảy ra tài sản, hàng hóa bị tổn thất, bị hư hỏng. Các hồ sơ khác (bao gồm Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hoá bị tổn thất, bị hư hỏng; Văn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế; Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có) và các tài liệu khác) được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu. 20. Chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế? ™ Theo quy định tại điểm 2.2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
  12. Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề; bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính). c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành. d) Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. g) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị. 21. DN thực hiện thông báo phương thức trích khấu hao TSCĐ, trích khấu hao nhanh, xử lý khấu hao khi thay đổi nguyên giá đánh giá lại khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.2 d Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp thực hiện thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao (ví dụ: thông báo lựa chọn thực hiện phương pháp khấu hao đường thẳng ). Hàng năm doanh nghiệp tự quyết định mức trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định kể cả trường hợp khấu hao nhanh (nếu đáp ứng điều kiện). Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
  13. Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại. Đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại. Đối với tài sản cố định tự làm nguyên giá tài sản cố định được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ là tổng các chi phí sản xuất để hình thành nên tài sản đó. Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 2 năm. 22. Việc trích khấu hao đối với ô tô, tàu bay dân dụng và du thuyền người quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.2 e Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: e) Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống mới đăng ký sử dụng và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định từ ngày 01/01/2009 trở đi (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn); phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, du lịch, kinh doanh khách sạn và được cấp phép kinh doanh quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn. Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của
  14. Ví dụ: Năm 2012 tổng công ty KD thương mại mu axe ô tô 5 chỗ ngồi phục vụ lãnh đạo, giá mua chưa có thuế GTGT là 3 tỷ đồng, thuế GTGT 10% là 300tr đồng. lệ phí trước bạ 15%là 450tr đồng Đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 160tr dg, phần thuế GTGT không được khấu trừ là 140tr đồng được tính vào nguyên giá TSCĐ. Theo đó nguyên giá TSCĐ của xe ô tô là 3,590 tỷ đồng ( 3 tỷ +140tr + 450tr), nhưng đơn vị chỉ được trích KHTSCĐ vào chi phí tính thuế phần nguyên giá 1,6 tỷ đồng. Giả dụ: Thời gian trích khấu hao là 10 năm thì tiền KHTSCĐ thực trích là 363,5tr. Như vậy phần chênh lệch trích KH thực trích với KH hạch toán vào chi phí là 203,5 tr/năm đơn vị phải hạch toán vào thu nhập sau thuế. 23. Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh, vừa sử dụng cho mục đích khác quy định như thế nào? Trường hợp trụ sở, văn phòng, nhà xưởng, của hàng kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức cá nhân thì có được trích khấu hao không? ™ Theo quy định tại điểm 2.2 h Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: h) Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xây dựng trên đất thuê, đất mượn của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (không trực tiếp thuê đất của nhà nước hoặc thuê đất trong khu công nghiệp) doanh nghiệp chỉ được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ theo đúng mức trích khấu hao tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  15. - Có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng. - Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp . - Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định. 24. Việc trích khấu hao đối với TSCĐ tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ, sửa chữa, bảo dưỡng quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.2i Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: i) Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng; tạm thời dừng để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu. 25. Quyền sử dụng đất lâu dài, quyền sử dụng đất có thời hạn có được trích khấu hao hay không? ™ Theo quy định tại điểm 2.2.k Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: k) Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; quyền sử dụng đất có thời hạn nếu có đầy đủ hoá đơn chứng từ và thực hiện đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì được phân bổ dần vào chi phí được
  16. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản cố định hữu hình vào sử dụng. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bất động sản (tài sản) phù hợp với giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. Trường hợp doanh nghiệp mua tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất lâu dài không tách riêng được giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng được xác định theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm mua tài sản. 26. Chi phí tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng và việc thông báo cho cơ quan thuế mức tiêu hao được xác định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.3 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý. Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu. Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 03 tháng đầu năm hoặc 03 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất, kinh doanh (đối với doanh nghiệp mới thành lập hoặc trường hợp doanh nghiệp có bổ sung sản xuất những sản phẩm mới mà sản phẩm này thuộc diện phải thông báo định mức nhưng chưa được thông báo). Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.
  17. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã thông báo với cơ quan thuế thì phải thông báo lại cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết. Thời hạn cuối cùng của việc thông báo cho cơ quan thuế việc điều chỉnh, bổ sung định mức tiêu hao là thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của năm quyết toán. Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hoá Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành. Trường hợp doanh nghiệp không thông báo định mức cho cơ quan thuế đúng thời hạn quy định thì cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra có quyền ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá. Việc ấn định chi phí nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá được căn cứ theo pháp luật về quản lý thuế. 27. Việc hạch toán hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập bảng kê để được hạch toán vào chi phí được trừ, không được trừ như thế nào, việc xác nhận giá cả mua vào? ™ Theo quy định tại điểm 2.3 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh. Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  18. Mẫu số: 01/TNDN BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO KHÔNG CÓ HOÁ ĐƠN (Ngày tháng năm ) - Tên doanh nghiệp: Mã số thuế: - Địa chỉ: - Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: - Người phụ trách thu mua: Người bán Hàng hoá mua vào Ngày tháng Ghi năm Số chú Tên Địa Tên Tổng giá CMT Số Đơn mua người chỉ mặt thanh nhân lượng giá hàng bán hàng toán dân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Tổng giá trị hàng hoá mua vào:
  19. Ngày tháng năm 201 Người lập bảng kê Giám đốc doanh nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: - Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên mà đơn vị mua của người bán không có hoá đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hoá mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua. - Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm. 28. Việc hạch toán chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.5a Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật. 29) Khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam; tiền nhà được trả cho người lao động được hạch toán vào chi phí phải đáp ứng những điều kiện gì? ™ Theo quy định tại điểm 2.5b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
  20. b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. - Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với lao động là người nước ngoài có ghi khoản chi về tiền học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính chất tiền lương, tiền công, khoản chi này không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Trường hợp hợp đồng lao động của doanh nghiệp ký với người lao động có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công, không trái với các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 30. Thời gian chi trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động để được hach toán vào chi phí và việc trích lập quỹ dự phòng quỹ tiền lương được xử lý như thế nào? Theo quy định tại điểm 2.5c Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.
  21. Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương nhưng đến ngày 31/12 của năm sau doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau. Ví dụ 7: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2011 DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2012, DN A mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2011 là 7 tỷ đồng thì DN A phải ghi giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2012) là 3 tỷ đồng (10 tỷ – 7 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2012 nếu DN A có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định. 31. Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH 1 thành viên, thù lao trả cho các sang lập viên được xử lý như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.5d Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. 32. Khoản chi trang phục bằng hiện vật, bằng tiền cho người lao động được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.6 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hoá đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm. Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
  22. 33. Tiền ăn ca được hạch toán vào chi phí như thế nào? Theo nguyên tắc, DN hạch toán vào chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và có HĐCT, theo đó DN được tính vào chi phí được trừ khoản tiền ăn giữa ca bằng tiền, bằng hiện vật nếu có thực chi trả và khoản chi này có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp. Đối với DNNN mức ăn giữa ca theo quy định của Bộ LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca áp dụng đối với DNNN. Theo quy điịnh về thuế TNCN, DN thuộc mọi loại hình kinh tế, nếu mức chi ăn ca chi bằng tiền, vượt quá mức quy định của bộ LĐTB&XH quy định đối với DNNN thì phần vượt đó phải chịu thuế TNCN. Ví dụ: TT số 12/2011/TT-BLĐTB&XH ngày 26/4/2011 quy định tiền ăn giữa ca cho người lao động làm việc tại DNNN từ ngày 15/6/2011 không quá 620.000 đ/tháng, phần chi bằng tiền trên 620.000 đ/tháng phải chịu thuế TNCN 34. Chi thưởng sang kiến, cải tiến mà DN không có quy chế quy định cụ thể thì có được tính vào chi phí không? ™ Theo quy định tại điểm 2.7 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.7. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến. 35. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép, chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài dược tính vào chi phí như thế nào? Theo quy định tại điểm 2.8 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính, không được tính vào chi phí: 2.8. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động; Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước. Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở
  23. Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. 36. Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ là những khoản nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.9a Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: a) Các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ bao gồm: - Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi này bao gồm: học phí (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học). - Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. - Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên. - Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. - Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp được trả theo chế độ hiện hành; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.
  24. 37. Các khoản phụ cấp cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ là những khoản nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.9b Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: b) Các khoản chi thêm cho người dân tộc thiểu số được tính vào chi phí được trừ bao gồm: học phí đi học (nếu có) cộng chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học); tiền hỗ trợ về nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số trong trường hợp chưa được Nhà nước hỗ trợ theo chế độ quy định. 38. Các khoản trích nộp các quỹ BHBB, KPCĐ, trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, chi đóng gói hiệp hội được tính không vào chi phí như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.10; 2.11; 2.12 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính, không được tính vào chi phí: 2.10. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định. 2.11. Khoản trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (trừ trường hợp doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật được phép trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm); khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng chế độ hiện hành. 2.12. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội. 39. Chi trả tiền điện nước trong trường hợp DN đi thuê nhà, chứng từ chi trả là tên bên cho thuê địa điểm thì có điều kiện gì để tính vào chi phí? ™ Theo quy định tại điểm 2.13 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính:
  25. 2.13. Chi trả tiền điện, tiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau: a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN) kèm theo các hoá đơn thanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh. b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (theo mẫu số 02/TNDN) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
  26. Mẫu số: 02/TNDN BẢNG KÊ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN, NƯỚC (Ngày tháng năm ) - Tên doanh nghiệp: Mã số thuế: - Địa chỉ: - Tên chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh: - Địa chỉ thuê: Hóa đơn GTGT thanh toán tiền điện, Chứng từ thanh toán tiền điện, nước nước với đơn vị cung cấp thực tế Doanh nghiệp sử dụng Số hóa Ngày Đơn Sản Thành Ngày Sản Thành đơn vị lượng tiền tháng lượng tiền Tháng Số điện, năm điện, năm cung chứng nước nước cấp từ tiêu thụ tiêu thụ
  27. - Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT): Ngày tháng năm 20 Người lập bảng kê Giám đốc doanh nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) 40. Khoản chi phí thuê TSCĐ nào không được hạch toán vào chi phí? ™ Theo quy định tại điểm 2.14 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.14. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước. Ví dụ : Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm. Trường hợp doanh nghiệp có chi các khoản chi phí để có các tài sản không thuộc tài sản cố định: chi về mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh thì
  28. 41. Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế được hạch toán vào chi phí như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.15 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.15. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Theo đó nếu doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng và của các tổ chức kinh tế (các DN, các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh) thì sẽ được hạch toán theo lãi suất thực tế. Nếu vay của các đơn vị, tổ chức koong kinh doanh, vay của cá nhân chỉ được hạch toán vào chi phí không quá 1,5 lần mức lãi suất cơ bản do NHNN VN công bố 42. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu có được hạch toán vào chi phí hay ko? ™ Theo quy định tại điểm 2.16 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.16. Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Theo đó, phần lãi tiền vay để góp vốn điều lệ không được hạch toán vào chi phí. Đồng thời phần chi trả lãi tiền vay trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu tương theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của DN cũng ko được trừ khi xác định chi phí tính thuế TNDN. Ví dụ: DN A đăng lý vốn điều lệ là 100 tỷ, DN chỉ huy động đc 60 tỷ, còn 40 tỷ phải đi vay NH để góp đủ vốn điều lệ là 100 tỷ. toàn bộ khoản trả lãi tiền vay tương ứng với việc chi trả cho 40 tỷ vốn điều lệ thiếu phải đi vay NH ko đc hạch toán vào chi phí.
  29. 43. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp nào ko được tính vào chi phí? ™ Theo quy định tại điểm 2.17 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.17. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng không được tính vào chi phí. 44. Việc trích lập các khoản dự phòng được áp dụng theo những nguyên tắc nào? ™ Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính: Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng. 1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. 2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
  30. 3. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ. Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng. 45. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng giảm gia hàng tồn kho được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính: * Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. * Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển ), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
  31. - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. * Phương pháp lập dự phòng: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Lượng vật tư Giá gốc Mức dự Giá trị thuần hàng hóa thực tế hàng tồn phòng giảm có thể thực hiện = tồn kho tại thời x kho theo - giá vật tư được của hàng điểm lập báo cáo -sổ kế hàng hóa tồn kho tài chính toán Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
  32. * Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ. - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán. * Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng: a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau: Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa). b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư,
  33. hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật. c) Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. 46. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính: Điều 5. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính. 1. Đối với các khoản đầu tư chứng khoán: a) Đối tượng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau: - Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. - Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán. Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá. Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng. b) Phương pháp lập dự phòng:
  34. Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: Số lượng chứng Giá chứng Mức dự phòng Giá chứng khoán bị giảm khoán hạch giảm giá đầu khoán thực = giá tại thời điểm x toán trên sổ - tư chứng tế trên thị lập báo cáo tài kế toán khoán trường chính - Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. - Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: + Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. + Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. - Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng
  35. kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. c) Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng theo các quy định tại tiết b điểm 1 Điều này; Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng; Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính. 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: a) Đối tượng: là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). b) Phương pháp lập dự phòng: Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau: Vốn góp Số vốn đầu tư của Mức dự thực tế Vốn chủ doanh nghiệp phòng tổn thất = của các - sở hữu x các khoản đầu Tổng số vốn góp thực tế bên tại tổ thực có tư tài chính của các bên tại tổ chức chức ktế kinh tế
  36. Trong đó: - Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). - Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. c) Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại tiết b điểm 2 Điều này; Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính; Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính. 47. Trích, lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định như thế nào?
  37. ™ Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính: Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. 1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau: - Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. - Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. 2. Phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
  38. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. 3. Xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi - Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập; - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. 4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi: a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau: - Đối với tổ chức kinh tế: + Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối
  39. với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức. + Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. - Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau: + Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ. + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ. + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. b) Xử lý giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi. Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác ). Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.
  40. c) Thủ tục, hồ sơ về xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi - Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được). - Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan. - Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp. d) Thẩm quyền xử lý nợ: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành. 48. Trích, lập và sử dụng khoản bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ tài chính: Điều 7. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
  41. 1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác. 2. Phương pháp lập dự phòng: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp. Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán: - Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng. - Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung. 3. Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành; Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.
  42. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch: - Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa ghi giảm chi phí bán hàng. - Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác. Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên. 49. Các khoản trích trước theo kỳ hạn mà đến ký hạn chưa chi hoặc chi không hết có được tính vào chi phí hợp lý ko? DN có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì có được trích trước ko? ™ Theo quy định tại điểm 2.18 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.18. Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết. Các khoản trích trước bao gồm: trích trước về sửa chữa lớn tài sản cố định theo chu kỳ, các khoản trích trước đối với hoạt động đã hạch toán doanh thu nhưng còn tiếp tục phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (kể cả trường hợp doanh nghiệp có hoạt động cho thuê tài sản trong nhiều năm nhưng có thu tiền trước và đã hạch toán toàn bộ vào doanh thu của năm thu tiền) và các khoản trích trước khác. Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.
  43. Đối với những tài sản cố định việc sửa chữa có tính chu kỳ thì doanh nghiệp được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán vào chi phí hàng năm. Nếu số thực chi sửa chữa lớn hơn số trích theo dự toán thì doanh nghiệp được tính thêm vào chi phí được trừ số chênh lệch này. 50. Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng, môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị được quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.19 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.19. Phần chi vượt quá 10% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra; Mức giới hạn chi phí được trừ không vượt quá 15% trong 3 năm đầu không áp dụng đối với doanh nghiệp được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu. 51. Khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới và những khoản chi nào ko bị khống chế 10%? ™ Theo quy định tại điểm 2.19 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm: - Khoản hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá. - Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các công ty bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.
  44. - Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như: Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu. - Chi báo biếu, báo tặng cho các đối tượng là người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh; cán bộ, chiến sĩ ở hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 52. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản được tính vào chi phí như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.20 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.20. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế). Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ tài chính về xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. 53. Chi tài trợ cho giáo dục đúng đối tượng được tính vào chi phí và hồ sơ xác định những gì? ™ Theo quy định tại điểm 2.21 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.21. Chi tài trợ cho giáo dục không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây: a) Tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài
  45. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho giáo dục gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
  46. Mẫu số: 03/TNDN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO GIÁO DỤC Chúng tôi gồm có: Tên doanh nghiệp [đơn vị tài trợ]: Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế: Tên cơ sở giáo dục/Học sinh, sinh viên/Cơ quan, tổ chức (đơn vị nhận tài trợ): Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế (nếu có): Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên] nhằm mục đích: - Tài trợ cho trường học ‰ - Tài trợ thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học ‰ - Tài trợ học bổng ‰ - Tổ chức cuộc thi ‰ Với tổng giá trị của khoản tài trợ là Bằng tiền:
  47. Hiện vật: quy ra trị giá VND: Giấy tờ có giá quy ra trị giá VND (kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ). [Tên cơ sở giáo dục; tên học sinh, sinh viên; cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biên bản này được lập vào hồi tại ngày tháng năm và được lập thành bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Bên nhận tài trợ Giám đốc cơ sở (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  48. 54. Chi tài trợ cho y tế đúng đối tượng quy định có được tính vào chi phí ko, hồ sơ quy định? ™ Theo quy định tại điểm 2.22 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.22. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây: a) Tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho y tế gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
  49. Mẫu số: 04/TNDN CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ Chúng tôi gồm có: Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ): Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế: Tên cơ sở y tế /đơn vị nhận tài trợ: Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế (nếu có): Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở y tế/ đơn vị nhận tài trợ]: - Tài trợ cho cơ sở y tế ‰ - Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc ‰ - Tài trợ bằng tiền ‰ Với tổng giá trị của khoản tài trợ là Bằng tiền: Hiện vật: quy ra trị giá VND:
  50. Giấy tờ có giá quy ra trị giá VND (kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ). [Tên cơ sở y tế/đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biên bản này được lập vào hồi tại ngày tháng năm và được lập thành bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Bên nhận tài trợ Giám đốc doanh nghiệp
  51. 55. Chi việc khắc phục hậu quả thiên tai đúng đối tượng quy định có được tính vào chi phí ko? Hồ sơ quy định? ™ Theo quy định tại điểm 2.23 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.23. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây: a) Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
  52. Mẫu số: 05/TNDN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI Chúng tôi gồm có: Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ): Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế: Bên nhận tài trợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]: Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế (nếu có): Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vị nhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai: Với tổng giá trị của khoản tài trợ là Bằng tiền: Hiện vật: quy ra trị giá VND: Giấy tờ có giá quy ra trị giá VND (kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
  53. [Tên đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biên bản này được lập vào hồi tại ngày tháng năm và được lập thành bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Bên nhận tài trợ Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  54. 56. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo được tính vào chi phí và hồ sơ quy định như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.24 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.24. Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây: a) Đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà tình nghĩa cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. b) Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo gồm: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này); văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương; kèm theo hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền)
  55. Mẫu số: 06/TNDN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___ BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂY NHÀ TÌNH NGHĨA Chúng tôi gồm có Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ): Địa chỉ: Số điện thoại: Mã số thuế: Bên nhận tài trợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ] Địa chỉ: Số điện thoại: Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân, tổ chức] để xây nhà tình nghĩa. Với tổng giá trị của khoản tài trợ là Bằng tiền: Hiện vật: quy ra trị giá VND: Giấy tờ có giá quy ra trị giá VND (kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).
  56. [Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Biên bản này được lập vào hồi tại ngày tháng năm và được lập thành bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Bên nhận tài trợ Giám đốc doanh nghiệp (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  57. 57. Chi quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại VN được tính vào chi phí như thế nào? Căn cứ để xác định? ™ Theo quy định tại điểm 2.25 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.25. Phần chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức chi phí tính theo công thức sau: Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam Chi phí quản lý Tổng số chi phí trong kỳ tính thuế kinh doanh do quản lý kinh = x công ty ở nước doanh của công ngoài phân bổ cho ty ở nước ngoài Tổng doanh thu của công ty cơ sở thường trú trong kỳ tính ở nước ngoài, bao gồm cả tại Việt Nam trong thuế. doanh thu của các cơ sở kỳ tính thuế thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế Các khoản chi phí quản lý kinh doanh của công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam chỉ được tính từ khi cơ sở thường trú tại Việt Nam được thành lập. Căn cứ để xác định chi phí và doanh thu của công ty ở nước ngoài là báo cáo tài chính của công ty ở nước ngoài đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập trong đó thể hiện rõ doanh thu của công ty ở nước ngoài, chi phí quản lý của công ty ở nước ngoài, phần chi phí quản lý công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam. Cơ sở thường trú của công ty ở nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; chưa thực hiện nộp thuế theo phương pháp kê khai thì không được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ. 58. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; chi từ từ phát triển khoa học và công nghệ của DN có được hạch toán vào chi phí không?
  58. ™ Theo quy định tại điểm 2.26 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.26. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Theo đó, các khoản chi này không được hạch toán vào chi phí khi xác định thu nhập tính thuế TNDN. 59.Các khoản chi ko tương ứng với doanh thu tính thuế và khoản chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại DN được xử lý như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.27 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.27. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp có các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc theo hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhâp chịu thuế. 60. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính có được tính vào chi phí ko? ™ Theo quy định tại điểm 2.29 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.29. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ: tiền phạt chậm nộp tiền thuế, vi phậm về chế độ bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thong đều ko được tính vaò chi phí. 61. Các khoản chi từ thiện, chi ủng hộ các tổ chức xã hội, chi mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn có được hạch toán vào chi phí hay ko?
  59. ™ Theo quy định tại điểm 2.30 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định; chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo; chi phí mua thẻ hội viên sân gôn, chi phí chơi gôn. Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Theo đó, các khoản chi đóng góp quỹ chất độc da cam, hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ; các khoản chi ủng hộ các phong trào văn hóa, thể thao đều ko được tính vào chi phí tính thuế. 62. Chi đầu tư XDCB trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ, khoản chi phí khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu được hạch toán như thế nào? ™ Theo quy định tại điểm 2.30 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định không được hạch toán vào chi phí được trừ. Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. 63. Các khoản thuế nào không được hạch toán vào chi phí?
  60. ™ Theo quy định tại điểm 2.31 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ tài chính: 2.31. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân. Ví dụ: năm 2012 tổng cống ty xây dựng X mu axe ô tô 5 chỗ ngồi phục vụ lãnh đạo, giá mua chưa có thuế GTGT là 3 tỷ đồng, thuế GTGT 10% là 300tr đồng Đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào 160tr, phần thuế GTGT ko đc khấu trừ là 140 tr ko đc tính vào chi phí đc trừ mà DN tính vào nguyên giá TSCĐ. - Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thì thuế thu nhập cá nhân doanh nghiệp nộp thay là khoản chi phí tiền lương được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. - Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thay nhà thầu nước ngoài (thuế nhà thầu) được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong trường hợp thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế nhà thầu). Ví dụ: Công ty X vay tiền của NH nước ngoài tại Singapore; hợp đồng ghi: các khoản thuế phát sinh ở VN do công ty X trả. Khi thanh toán trả lãi tiền vay, công ty X phải khấu trừ thuế TNDN là 5% trên số lãi phải trả cho NH nước ngoài. Trường hộ này khoản thuế TNDN 5% trên số lãi tiền vay được tính vaò chi phí.
  61. CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH THU NHẬP KHÁC 64. Thu nhập khác của DN bao gồm những khoản thu nhập nào? Theo quy định tại điều 7 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính: Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh ghi trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập sau: 1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán 2. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động 3. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án (không gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất); thu nhập từ chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật. 4. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả tiền thu về bản quyền dưới mọi hình thức trả cho quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu về quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật. Cho thuê tài sản dưới mọi hình thức. Thu nhập từ tiền bản quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định bằng tổng số tiền thu được trừ (-) giá vốn hoặc chi phí tạo ra quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao, trừ (-) chi phí duy trì, nâng cấp, phát triển quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ được chuyển giao và các khoản chi được trừ khác. Thu nhập về cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
  62. 5. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản. 6. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn. 7. Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ: bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra. 8. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, 9. Hoàn nhập các khoản dự phòng 10. Khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được. 11. Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ. 12. Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra. 13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường 14. Chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. 15. Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác. 16. Tiền đền bù về tài sản cố định trên đất và tiền hỗ trợ di dời sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời 17. Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thu như: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục
  63. 18. Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ 19. Khoản tiền hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hoá đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tính giảm trừ chi phí trong năm quyết toán. 20. Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 21. Thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. 22. Các khoản thu nhập nhận được bằng tiền hoặc hiện vật từ các nguồn tài trợ trừ khoản tài trợ nêu tại Khoản 7 Điều 8. 23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật. 65. Thu nhập thuộc diện nộp thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn được quy định như thế nào? Theo quy định tại điểm 1 điều 14 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp). Thời điểm chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
  64. 66. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được xác định như thế nào? Theo quy định tại điểm 2a Điều 14 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính: a) Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định: Thu Giá Giá mua Chi phí nhập = chuyển - của phần vốn - chuyển tính nhượng nhượng thuế chuyển nhượng Trong đó: - Giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng vốn quy định việc thanh toán theo hình thức trả góp, trả chậm thì doanh thu của hợp đồng chuyển nhượng không bao gồm lãi trả góp, lãi trả chậm theo thời hạn quy định trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có chuyển nhượng một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá chuyển nhượng đối với phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên
  65. nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định. - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp như sau: + Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. + Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua, Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ (đã được Bộ Tài chính chấp thuận) có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng. - Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hoá đơn hợp pháp. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt (có xác nhận của đại diện có thẩm quyền). Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh. Ví dụ : Doanh nghiệp A góp 400 tỷ đồng gồm 320 tỷ đồng là giá trị nhà xưởng và 80 tỷ đồng tiền mặt để thành lập doanh nghiệp liên doanh sản xuất giấy vệ sinh sau đó doanh nghiệp A chuyển nhượng phần vốn góp nêu trên cho doanh nghiệp B với giá là 550 tỷ đồng. Vốn góp của doanh nghiệp A tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ sách kế toán là 400 tỷ đồng, chi phí liên quan đến việc chuyển