Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Phần 1)

pdf 62 trang ngocly 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuong_dan_day_va_hoc_ve_giam_nhe_rui_ro_thien_tai_phan_1.pdf

Nội dung text: Hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Phần 1)

  1. Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Save the Children, Plan International tại Việt Nam, Care và các tổ chức trong Dự án JANI - Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung tại Việt Nam do Cơ quan Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự, Ủy ban Châu Âu tài trợ Để biết thêm thông tin, xin mời liên hệ: Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Số 30, ngõ 32/26, Tô Ngọc Vân, Hà Nội, Việt Nam Tel: +84-4 37185930 - Fax: +84-4 37186494 Email: vietnam@livelearn.org Website: www.livelearn.org, www.thehexanh.net
  2. LỜI NÓI ĐẦU Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được xem là vùng “rốn bão” của thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu nhiều thiệt hại và dễ bị tổn thương nhất bởi thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao năng lực phòng, tránh thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, cụ thể là Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến 2020 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Tài liệu hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai” là tài liệu tham khảo hướng dẫn cụ thể về dạy và học về phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai cho giáo viên và học sinh nhằm từng bước nâng cao nhận thức và kĩ năng phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cuốn sách là bước đi kịp thời góp phần thực thi Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 – 2020. Tài liệu hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai”, cùng với “Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu” và “Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu”, nằm trong Bộ tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu với sự tham gia và thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung tài liệu được xây dựng bởi Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) trong khuôn khổ dự án JANI – Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung tại Việt Nam do Cơ quan Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự, Ủy ban Châu Âu tài trợ. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã hợp tác với các tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save the Children) và Plan tại Việt Nam và đúc rút từ kinh nghiệm các nước trên thê giơi và môt sô địa phương cua Viêt Nam đối với công tác phòng, tránh thiên tai - ứng phó với biến đổi khí hậu tại trường học. Tài liệu đã được giảng dạy thử nghiệm tại một số trường học và đã có những chỉnh sửa, bổ sung dựa trên đóng góp của nhiều chuyên gia và các quý thầy cô giáo. Đây là bộ tài liệu thí điểm, chắc chắn còn nhiều hạn chế, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến xây dựng để bộ tài liệu hoàn thiện hơn. Ban soạn thảo xin trân trọng cảm ơn nhà tài trợ ECHO, Live&Learn, các đối tác JANI, Save the Children, Plan tại Việt Nam và các cán bô Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo và cán bộ Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đã có những đóng góp quý báu cho quá trình xây dựng tài liệu này. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 1
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 VIẾT TẮT 3 GIỚI THIỆU 4 GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 7 PHẦN 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 9 Chủ đề 1: Nhận diện một số loai hình thiên tai 10 Chủ đề 2: Môt sô khai niêm cơ ban về thiên tai 17 Chủ đề 3: Biên đôi khi hâu 24 Chủ đề 4: Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai và BĐKH 34 – Các đối tượng dê bi tôn thương Chủ đề 5: Giảm nhẹ rui ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu 39 – Hành động của em Chủ đề 6: Các hoạt động rèn luyên kỹ năng trong quan ly rui ro thiên tai 51 dành cho trẻ em 6.1 Vẽ bản đồ rủi ro, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương 51 6.2 Thông tin lịch sử 53 6.3 Luyện tập thoát hiểm 54 6.4 Thực hành mặc áo phao 55 6.5 Làm túi dụng cụ khẩn cấp 56 PHẦN 2. THÔNG TIN CHO GIAO VIÊN 59 Chủ đề 1: Nhận diện cac loai thiên tai 60 Chủ đề 2: Môt sô khai niêm cơ ban về thiên tai 67 Chủ đề 3: Biên đôi khi hâu 68 Chủ đề 4: Tác động của thiên tai/BĐKH đối với các đối tượng dê bi tôn thương 75 Chủ đề 5: Giảm nhẹ rui ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu 81 – Hành động của em TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHẦN 3. TÀI LIỆU PHÁT TAY 91 Tài liệu phát tay chủ đề 1 1 Tài liệu phát tay chủ đề 2 9 Tài liệu phát tay chủ đề 3 22 Tài liệu phát tay chủ đề 4 26 Tài liệu phát tay chủ đề 5 28 2 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  4. VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu ECHO Cơ quan Viện trợ nhân đạo và Bảo vệ dân sự của Uỷ ban Châu Âu GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo GNRRTT Giảm nhẹ rủi ro thiên tai Live&Learn Trung tâm Sông va Hoc tâp vi Môi trương va Công đông NNPPNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn THCS Trung học cơ sở ƯPBĐKH Ứng phó với biến đổi khí hậu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 3
  5. GIỚI THIỆU Hi vọng tài liệu này sẽ góp phần xây dựng những trường học và cộng đồng an toàn mà tại đó trẻ em cùng với thầy cô giáo và người dân hiểu và ý thức về rủi ro thiên tai, biết cách và có khả năng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi tác động tiêu cực của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Và khi đó, các rủi ro sẽ được giảm thiểu và sẽ tránh được nguy cơ thảm họa xảy ra với những tổn thất mất mát nghiêm trọng. MỤC ĐÍCH Tài liệu Hướng dẫn Dạy và học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) được xây dựng nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức về GNRRTT và vai trò của giáo dục vì một cuộc sống và tương lai an toàn, bền vững; Hỗ trợ giáo viên khai thác thông tin và các phương pháp dạy và học có sự tham gia (còn được gọi là “dạy học tích cực” hay “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”), nhằm tích hợp chủ đề GNRRTT vào các môn học và hoạt động ngoại khóa; Thúc đẩy việc áp dụng và chia sẻ các tài liệu giáo dục, các ý tưởng và hoạt động giáo dục về GNRRTT. Thông qua đó, giáo viên sẽ truyền tải và hỗ trợ học sinh phát triển kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp và hiệu quả để GNRRTT: Kiến thức: Học sinh sẽ phân biệt được các loại hình thiên tai; có khả năng mô tả về rủi ro và nguy cơ xảy ra thiên tai và tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đến cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương; và liệt kê được các hành động GNRRTT. Kĩ năng: Học sinh sẽ rèn luyện kĩ năng và biết cách sống an toàn, GNRRTT và ứng phó với BĐKH, đồng thời nâng cao khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp và đánh giá về thiên tai, các rủi ro và tác động của thiên tai và BĐKH, và các kĩ năng mềm (thuyết trình, lắng nghe, làm việc nhóm ). Thái độ: Học sinh có ý thức và thái độ tích cực, chủ động tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cuộc sống an toàn và bền vững của bản thân, trường học và cộng đồng trước thiên tai và biến đổi khí hậu. ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Bộ tài liệu này dành cho: Giáo viên các cấp. Chuyên gia thiết kế, xây dựng chương trình giảng dạy. Cán bộ quản lí trong ngành giáo dục. Các câu lạc bộ học sinh, sinh viên, nhóm tình nguyện, và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến giáo dục GNRRTT. 4 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU Cuốn tài liệu bao gồm 3 phần chính với nội dung và cấu trúc như sau: Phần 1. Các hoạt động dạy và học: đưa ra các bài giảng và hoạt động giáo dục về thiên tai và BĐKH. Người sử dụng có thể chủ động lựa chọn kiến thức và hoạt động phù hợp với địa phương và học sinh. Phần này gồm 6 chủ đề (xem hình dưới đây). Phần 2. Thông tin cho giáo viên: cung cấp kiến thức tham khảo về thiên tai và BĐKH tương ứng với các chủ đề trong Phần 1, giúp giáo viên nắm được các thông tin nền tảng và tiến hành xây dựng bài giảng tốt hơn. Phần 3. Tài liệu phát tay hỗ trợ dạy và học: bao gồm các tranh ảnh phát tay và các tài liệu hỗ trợ tương ứng cho mỗi bài giảng của Phần 1. Cấu trúc tài liệu hướng dẫn Dạy và Học về GNRRTT Phần 1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC TÀI LIỆU HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC Chủ đề 1. Chủ đề 2. Chủ đề 3. Nhận diện các Một số khái niệm Biến đổi khí hậu Phần 2. Thông tin loại thiên tai về thiên tai cho giáo viên Chủ đề 4. Chủ đề 5. Chủ đề 6. Tác động của GNRRTT – Các hoạt động thiên tai và Hành động rèn luyện kĩ BĐKH đến các của em năng GNRRTT đối tượng dễ bị của học sinh tổn thương Như vậy, khi tiến hành các hoạt động dạy và học trong Phần 1, các thầy cô giáo hay người hướng dẫn có thể: Tìm hiểu thông tin ở Phần 2 để nắm rõ về nội dung kiến thức cũng như các tài liệu tham khảo để cập nhật tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu. Sử dụng các tài liệu phát tay (tranh và thông tin) ở Phần 3 để dạy và học. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 5
  7. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN 1 - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Để thực hiện mỗi chủ đề, giáo viên có thể cân nhắc để lựa chọn kiến thức và hoạt động phù hợp với địa phương và học sinh. Các hoạt động giáo dục trong Phần 1 của tài liệu mang tính gợi ý và mỗi chủ đề có thể thực hiện trong thời gian 45-120 phút. Nội dung của từng chủ đề bao gồm 4 phần: Mục tiêu: Nêu ra những mục tiêu về kiến thức, kĩ năng liên quan đến chủ đề mà học sinh cần nắm được. Thông tin cho học sinh: Bao gồm các kiến thức cô đọng truyền tải cho học sinh. Giáo viên có thể lựa chọn và thay đổi để đưa ra các khái niệm và kiến thức phù hợp cho học sinh ở các cấp, lớp khác nhau. Giáo viên có thể tham khảo thêm các kiến thức nền tảng trong Phần 2 Thông tin cho giáo viên. Các hoạt động chính: - Khởi động: Thông qua trò chơi hay hoạt động tương tác để tạo không khí dạy và học tích cực; - Tìm hiểu vấn đề: Gồm các hoạt động giáo dục có sự tương tác để tìm hiểu về chủ đề (thảo luận nhóm, bài tập tình huống, bài giảng nhỏ ); - Củng cố bài học: Giúp học sinh nắm vững nội dung bài và đánh giá nội dung học tập thông qua những câu hỏi trắc nghiệm. Giáo viên có thể áp dụng thêm các bài tập về nhà mang tính thực hành cho học sinh để bài giảng bổ ích và thiết thực hơn. Các hoạt động gợi ý khác: Phần này đưa ra các hoạt động giáo dục khác để giáo viên lựa chọn nhằm bổ sung hoặc thay thế một số hoạt động chính, cho phù hợp với các đối tượng học sinh và địa bàn khác nhau. Các hoạt động này cũng gợi ý những cơ hội thực hành để củng cố và đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh. GỢI Ý PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC Sử dụng nhiều trò chơi, hoạt động mang tính tương tác để tạo không khí học tập tích cực. Kiến thức cô đọng và kĩ năng thực tế, tránh lí thuyết, không học thuộc lòng. Nâng cao vai trò và sự tham gia của học sinh: làm việc nhóm và cá nhân, trải nghiệm, tham gia lập kế hoạch, hành động, đánh giá. Cung cấp nhiều sự lựa chọn giữa hoạt động đơn giản, sử dụng vật liệu sẵn có và sử dụng công nghệ thông tin, hoạt động trên lớp và với cộng đồng. Kết nối các chủ đề kinh tế - văn hoá - môi trường để thúc đầy tầm nhìn phát triển bền vững. 6 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  8. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ Định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng từ các nguồn: Sổ tay Thuật ngữ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Cơ quan Chiến lược về giảm nhẹ thiên tai của Liên hợp quốc (UNISDR, 2009) hoặc được trích dẫn từ Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC, 1992). Trong đó, các thuật ngữ thiên tai được trích dẫn từ Tài liệu kỹ thuật - Quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với Biến đổi khí hậu, (Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NNPTNT, 2012). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đối khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008) Để dạy và học, các định nghĩa này có thể được viết đơn giản và ngắn gọn hơn cho phù hợp với đối tượng học sinh. Hiểm họa Hiểm họa là bất kỳ sự kiện, hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có khả tự nhiên năng gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tài sản và gây tổn thất về kinh tế, xã hội và tàn phá môi trường. Hiểm họa tự nhiên là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Thảm họa Thảm họa là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ. Rủi ro Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh thiên tai từ một hoặc nhiều sự kiện. Rủi ro thiên tai là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, công trình, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội. Tình trạng dễ Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho bị tổn thương cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự nhiên gây ra. Năng lực Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung như GNRRTT. Quản lí Là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy định hiện hành, rủi ro huy động tổ chức, cá nhân và kỹ năng, năng lực tác nghiệp để thực hiện thiên tai các chiến lược, chính sách và nâng cao năng lực ứng phó nhằm giảm thiểu tác động thiên tai. Thời tiết Là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 7
  9. Khí hậu Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Biến đổi BĐKH được dung để chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng khí hậu thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là (BĐKH) một vài thập kỉ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Giảm nhẹ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại rủi ro của thiên tai. thiên tai Giảm nhẹ Là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà biến đổi kính. khí hậu Thích ứng Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh với BĐKH hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại. 8 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  10. Chủ đề 1: Nhận diện một số loai hình thiên tai Mục đích: Sau khi học chủ đề này, hoc sinh co thê: Liệt kê môt sô loại hình thiên tai phô biên ở Viêt Nam va đia phương. Mô tả đươc một số nội dung về đăc điêm, điều kiện hinh thanh va tac hai cua cac loai thiên tai chinh như bao, lu, lut, han han, sat lơ đât. Thời gian cần thiết: 30-45 phút. Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 1. Tài liệu phát tay 1.1-1.8; Bản đồ Việt Nam. KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH Các loại hình thiên tai có liên quan đến BĐKH và thường xuyên xảy ra tại Việt Nam: áp thấp nhiệt đới và bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất/đá, dông và sét, lốc, xâm nhập mặn và một số loại hình thiên tai khác không liên quan đến BĐKH và ít xảy ra hơn: sóng thần, động đất, núi lửa Áp thấp nhiệt đới và bão Đặc điêm: Thường gây ra gió lớn, mưa rất to và nước dâng. Dựa vào sự khác nhau về tốc độ gió mà ta phân biệt được ap thâp nhiêt đơi (gió cấp 6, 7) và bão (gió cấp 8 trở lên). Bao ảnh hưởng đến nươc ta thương đươc hinh thanh tư biên. Điều kiện hinh thanh: Được hình thành tại vùng nước ấm, không khi âm ươt va gio hôi tu. Thiêt hai có thể gây ra: Thiệt hại về con người: gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng (chết người, bị thương, gây dịch bệnh). Thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc. Thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết gia súc và dịch bệnh ở gia súc; thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt. Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường; lũ lụt, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra do mưa lớn. 10 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  11. Lũ, ngập lụt Đặc điêm: Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Có lũ quét (xảy ra nhanh, thời gian ngắn, dòng chảy mạnh), lũ sông (dâng lên từ từ, theo mùa) và lũ ven biển (sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê). Lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và môi trường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ và đê đập vào các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng. Điều kiện hinh thanh: Mưa lớn kéo dài. Các công trình xây dựng lâp mât ao, hô Đê, đập, hồ kè bị vỡ. Bão lớn làm nước biển dâng tiến sâu vào đất liền. Thiêt hai có thể gây ra: Có thể làm người bị chết đuối, bị thương. Lam hong nhà cửa, đồ đạc. Làm chết gia súc, gia cầm. Phát sinh dịch bệnh. Cản trở giao thông. Ảnh hương tơi nguôn nước sạch; nước ở vùng ven biển bị nhiễm mặn. Tuy nhiên, có số nơi như tại đồng bằng sông Cửu Long, lũ cũng đem lại lợi ích về nguồn thủy sản, bổ sung phù sa, bồi đắp và làm cho đất đai thêm màu mỡ, dòng chảy lũ có tác dụng làm vệ sinh đồng ruộng và môi trường nước Sạt lở đất/đa Đặc điêm: Đất, đá trên các sườn dôc cua đồi núi trươt tư trên xuống. Ở ven sông, đât bi sut, lun. Điều kiện hinh thanh: Sat lơ trên nui do những chấn động tự nhiên của măt đất (ví dụ như động đất) Mưa to hoặc lũ lớn làm đất đá bi trôi xuống. Con người khai thac đât đa va chặt phá cây cối trên đồi, nui. Sat lơ ven sông do nên đât yêu. Thiêt hai có thể gây ra: Có thể làm ngươi va đông vât bi chết hoặc bi thương do đât đa chôn vùi. Nhà cửa, đồ đạc có thể bị phá hủy hoặc hư hỏng. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 11
  12. Giao thông bị cản trở. Đất trồng trọt bị đất đá vùi lấp có thể không sử dụng được. Hạn hán Đặc điêm: Xay ra khi thiêu nươc trong môt thơi gian dai. Điều kiện hinh thanh: Không co mưa trong môt thơi gian dai Trên măt đât không co cây (vi con ngươi chăt pha rưng, đôt nương lam rây), khi mưa xuông, đât không co kha năng giư nươc, nươc bi trôi đi nhanh chong. Thiêt hai có thể gây ra: Không co nươc sư dung hang ngay (ăn uông, tăm rưa). Co thê gây ra cac bênh vê tiêu chay va truyên nhiêm. Không co nươc đê trông trot va chăn nuôi gia suc dân đên bi thiêu lương thưc, thưc phâm. Ở cac khu vưc ven biên, khi cac dong sông can kiêt, nươc biên co thê lân sâu vao đât liên lam cho đât bi nhiêm măn, anh hương đên nguôn nươc ngot. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động Đông nao – Cac loai thiên tai Giao viên hoi hoc sinh hoăc cho hoc sinh thi liêt kê Thời gian: 10’ nhưng loai thiên tai ma cac em biêt. Chuẩn bị: Tài liệu phát tay Giao viên viêt tên cac loai thiên tai do cac em nêu lên từ 1.1-1.8 bang và tổng kết về các loại hình thiên tai: áp thấp nhiệt đới và bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất/đá, dông và sét, Giáo viên có thể sưu tập lốc, sóng thần, động đất, cháy rừng, xâm nhập mặn. thêm tranh về thiên tai ở Việt Nam 2. Tim hiêu vân đề 2.1 Đặc điêm môt sô loai thiên tai phổ biên tai Viêt Nam Giao viên chia cả lớp thành những nhóm nhỏ (4 hoặc 8 30’ Thời gian: nhóm). Giáo viên chon 4 tranh vê cac thiên tai phô biên tại địa phương. Giao viên phat cho mỗi nhóm 1 bức Tài liệu phát tay Chuẩn bị: tranh, yêu cầu cac nhom thảo luận trong 15 phút: từ 1.1-1.4 - Đây là thiên tai gì? Bản đồ Việt Nam - Thiên tai đó có thể gây ra những thiệt hại gì? - Với cấp trung học cơ sở, giáo viên có thể hỏi thêm: Thiên tai đó có thể xảy ra ở vùng nào tại Việt Nam? Những điều kiện nào góp phần hình thành loại thiên tai đó? 12 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  13. Giáo viên gọi đai diên các nhóm lên trình bày. Môi nhom co 3 phút trinh bay. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. Sau mỗi phần thuyết trình, giáo viên bổ sung và giải thích về: đặc điểm của các loại thiên tai, điều kiện hình thành và thiệt hại có thể gây ra (Kiên thưc danh cho hoc sinh, Phần 1). Giáo viên chi trên bản đồ Viêt Nam những vùng bị ảnh hưởng bởi các thiên tai khac nhau (Thông tin danh cho giao viên, Phân 2, Chủ đề 1). Tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên có thể giới thiệu về thiên tai và nhân tai (các loại hiểm họa do con người gây ra), và các thiên tai khác như động đất, sóng thần, cháy rừng Thời gian: 10’ 2.2 Các loại thiên tai tại địa phương Tư cac hiên tương thiên tai noi trên, giáo viên dân dăt đên cac loai thiên tai tai đia phương. Giao viên hoi ca lơp: + Loại thiên tai nào thường xảy ra tại địa phương minh? + Thường xảy ra vào thời gian nào? + Những thiệt hại do thiên tai đó gây ra đối với gia đình và làng xóm của các em? Giáo viên mời môt vai em phát biểu, sau đó tổng kết lại những thiên tai phổ biến tại địa phương và những thiệt hại do thiên tai đa tưng xảy ra. 3. Củng cố bài học Câu hỏi gợi ý Thời gian: 10’ Câu 1: Chọn 01 phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Sức gió mạnh nhất đạt từ cấp mấy trở lên thì gọi là bão? A. 6. B. 7. C. 8. D. 9. 2. Lũ ở Việt Nam có thể hình thành do các điều kiện nào dưới đây?1 A. Mưa lớn trên đầu nguồn. B. Vỡ hồ, vỡ đập nước. 1 Hôi Chư Thâp Đo Viêt Nam, C. Nước biển dâng. 2005. Giơi thiêu vê phong ngưa tham hoa cho hoc sinh tiêu hoc. D. Tất cả các phương án trên. Ha Nôi: Nha xuât ban Thanh niên. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 13
  14. 3. Chặt phá cây rừng có thể dẫn đến những hiện tượng thiên tai nào?2 A. Sạt lở đất. B. Hạn hán. C. Lũ lụt. D. Tất cả các phương án trên 4. Sự chuyên động của vo Trái Đât thường liên quan đến loại thiên tai nào? A. Động đất. B. Bão. C. Lũ lụt. D. Lốc xoáy. Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các tầng địa chất hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất (Wikipedia). Bão, lũ lụt và lốc xoáy đều là hiện tượng có nguồn gốc khí tượng thủy văn. Câu 2. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì A. bao. B. mưa. C. gio. D. dông. CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Hoạt động: Tôi là ai? Giáo viên lần lượt mời khoang 1-2 cặp học sinh tình nguyện lên tham gia trò chơi Tôi là ai - Đoán tên của (danh cho hoc sinh THCS) thiên tai (bao, lut, sat lơ đât /đa, han han, dông và set, lốc, đông đât, núi lưa, chay rưng). Thời gian: 10-15’ Hai em ở vị trí đứng/ngồi đối diện với nhau: Một em Chuẩn bị: Tranh các loại được nhìn thấy 1 thẻ/tranh minh họa, em đó có nhiệm thiên tai, nhân tai (Tài liệu vụ miêu ta va gợi ý cho bạn còn lại mà không nói ra tên phát tay 1.1-1.8), hoặc thẻ ghi của thiên tai. Bạn còn lại không được nhìn thẻ/tranh tên từng loại thiên tai loại hình thiên tai, nhưng phải nói ra tên chính xác thiên tai đó. Giáo viên có thể qui định thời gian đoán tên của 2 Hôi Chư Thâp Đo Viêt Nam, 2005. Giơi thiêu vê phong ngưa tham hoa cho hoc sinh tiêu hoc. Ha Nôi: Nha xuât ban Thanh niên. 14 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  15. mỗi cặp là 3 phút. Gợi ý học sinh mô tả về đặc điểm, tác động của thiên tai. Tổ chức cả lớp chơi theo cặp 2. Chiếu phim “Xa Thuân” Phim “Xa Thuân”: Bô phim do tô chức Plan thực hiện theo phương pháp làm phim có sự tham gia của trẻ em Thời gian: 15’ (child participatory video), trong đó trẻ em đóng vai trò chủ động trong toàn bộ quá trình: từ đánh giá tác động Chuẩn bị: Máy chiếu và xác định rủi ro của thiên tai và BĐKH, xây dựng kịch Phim “Xa Thuân” bản và đề cương, đến quay phim, truyền thông, chia sẻ (xem phần đầu) cho cộng đồng và các bạn học sinh cũng như vận động chính sách. Trước khi chiếu phim, giáo viên yêu cầu cả lớp quan sát và ghi chép những chi tiết sau: + Trong phim cac ban hoc sinh đa nêu lên nhưng hiên tương thiên tai nao? + Co nhưng thay đôi gi vê cac hiên tương thiên tai đo? Chiếu phim phần đầu – về các loại thiên tai và tác động của thiên tai đến trẻ em. Sau khi chiếu phim, giáo viên mời khoảng 5 em trả lời câu hỏi và các em khác bổ sung ý kiến. Giáo viên tổng kết những loại thiên tai trong phim. 3. Sưu tầm các câu Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị và thi đua chia ca dao tục ngữ sẻ theo nhóm về các câu ca dao tục ngữ về thời tiết, thiên tai. Thời gian: 15’ 4. Ô chữ thiên tai Ngang 1. Hiên tương đất, đá chuyên đông rât nhanh tư cac sươn (danh cho hoc sinh THCS) dôc ơ khu vưc đôi, nui. Thời gian: 15’ 2. Hiện tượng tự nhiên bất thường như bão, lũ, ngập lụt, động đất, 3. Lưa bung phat do hoat đông cua con ngươi hoăc do năng nong keo dai ở một nơi có nhiều cây. 4. Hiên tương thiếu nước trong thời gian dài, đất đai khô cằn và nứt nẻ. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 15
  16. Dọc 5. Hiên tương thiên tai xuât hiên ơ vung ven biển, co thê xay ra sau nhưng trân đông đât manh hoặc núi lửa phun dưới đáy biển, có sức tàn phá một vùng rộng lớn. 6. Hiên tương mặt đất rung chuyển, có thể lam đô đac trong nha lắc lư. 5 1 2 6 3 4 16 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  17. Chủ đề 2: Môt sô khai niêm cơ ban về thiên tai Mục đích: Sau khi học chủ đề này, hoc sinh co thê: Mô tả đươc các khái niệm “hiểm họa” va “rui ro”. Liệt kê đươc cac rui ro tai trương/lơp hoc va trong đơi sông hang ngay. Giải thích đươc “năng lực” và “tình trạng dê bi tôn thương” cua bản thân, gia đình và công đông. Thời gian cần thiết: 30-45 phút. Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 2. Tài liệu phát tay 2.1, 2.2, 2.3; Sơ đồ trường/lớp học; thẻ màu, bút, băng dính. KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH Giáo viên có thể đặt tên bài này là Mối nguy hiểm khi thiên tai xảy ra, và tùy theo trình độ của học sinh, giáo viên có thể chọn lọc các khái niệm để giới thiệu đầy đủ, hoặc giúp các em hiểu đơn giản như sau: Hiểm họa tự nhiên: là mối nguy hiểm. Ví dụ: đất đá ở dốc núi có thể trượt xuống chân núi. Rủi ro: khả năng gặp nguy hiểm. Ví dụ: Xây dựng nhà ở dưới chân núi nơi đất đá có thể trượt từ trên núi xuống. Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. Rui ro: La kha năng găp nguy hiêm hoăc bi thiêt hai, mât mat phat sinh tư môt hoăc nhiêu sư kiên. Thảm họa: Là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ. Rủi ro thiên tai: Là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, công trình, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 17
  18. Tình trạng dễ bị tổn thương: Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị ảnh hưởng của các tác động bất lợi từ hiểm họa tự nhiên gây ra. Ví dụ: Thiếu các dịch vụ cơ bản (y tế, trường học, vệ sinh); bệnh tật; không đoàn kết và ít tham gia các hoạt động cộng đồng; sống neo đơn. Năng lực: Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung như GNRRTT. Ví dụ: có trang thiết bị đầy đủ; sức khỏe tốt; có kiến thức, kĩ năng; có tổ chức cộng đồng, hàng xóm đoàn kết và quan tâm Rủi ro thiên tai sẽ tăng lên nếu hiểm họa tự nhiên tác động đến một cộng đồng dễ bị tổn thương và có năng lực hạn chế. Do đó, để có thể giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cá nhân, gia đình và cộng đồng có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau nhằm giảm tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực của mình. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động Bài tập tình huống – Điều gì có thể xảy ra Giáo viên đưa ra một tình huống thiên tai tại địa Thời gian: 10’ phương, ví dụ tại một vùng núi như sau: Theo thông tin dự báo thời tiết, một đợt mưa to có thể xảy ra và Chuân bi: Tài liệu phát tay kéo theo là lũ, sạt lở đất. Một số người dân địa phương 2.1 đang sống dưới chân núi và ven các con suối. Giáo viên cho các nhóm đóng vai người dân để trả lời (có thể tập kịch). + Điều gì có thể xảy ra với cộng đồng địa phương khi cơn lũ đến bất ngờ? + Thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra là gì? Có thể làm gì để tránh thiệt hại đó? Giáo viên dẫn dắt đến bài học hôm nay: + Hiểm họa tự nhiên là mối nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản. Ví dụ: lũ sông có thể dâng lên nhanh và làm chết người. + Khi một hiểm họa tự nhiên xảy ra, nếu cộng đồng và xã hội hiểu và có năng lực tốt để giảm nhẹ rủi ro, thì sẽ tránh hoặc giảm thiểu được các thiệt hại. Ví dụ: Người dân hai bên sông được thông báo trước là lũ có thể xảy ra, học sinh nào phải đi thuyền qua sông để đến trường đều được nghỉ học hoặc được trang bị áo phao và đi trên thuyền to chắc chắn, thì sẽ tránh hoặc giảm mức độ thiệt hại do lũ gây ra. 18 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  19. + Ngược lại, nếu cộng đồng và xã hội không có năng lực tốt để giảm nhẹ rủi ro thì hiểm họa tự nhiên sẽ dẫn tới các thiệt hại lớn. Ví dụ: Do người dân không nhận được thông báo là lũ đang tràn về, nên học sinh vẫn đi học bằng thuyền qua sông và bị lũ cuốn, tài sản của người dân bị phá hủy, mất mát. 2. Tim hiêu vân đê 2.1 Điều gì có thể xảy ra khi thiên tai đến: (danh cho học sinh THCS) Giao viên cho ca lơp xem lần lượt các cặp tranh từ 2.1.1 đến 2.1.4 (a và b) va yêu câu hoc sinh mô ta: Thời gian: 15’ + Điều gì có thể xảy ra ở bức tranh thứ nhất (a)? + Điều gì đã xảy ra ở bức tranh thứ hai (b)? Chuẩn bị: Tài liệu phát tay 2.1 - Tổng hợp ý kiến của các em, giao viên dẫn dắt đến 2 khai niêm “Hiêm họa tự nhiên” va “Thảm họa” (Phân kiên thưc danh cho hoc sinh – Phân 1, Chủ đề 2). Giao viên dùng căp tranh 2.1.1a – Điều chưa xảy ra và 2.1.1b – Điều đã xảy ra để dẫn dắt đến khái niệm “Rủi ro thiên tai”: Như vậy, nhìn vào bức tranh 2.1.1a ta có thể thấy những mối nguy hiểm co thê xay ra như tai nạn, sập nhà, tắc đường Đó là những rủi ro phát sinh từ hiện tượng hòn đá nằm chênh vênh ở sườn núi và các hoạt động sinh hoạt của con người dưới chân núi. Vây “Rui ro” la kha năng găp nguy hiêm hoăc khả năng bi thiêt hai, mât mat phat sinh tư môt hoăc nhiêu sư kiên. Giáo viên cho cả lớp quan sát các bức tranh khác và mô tả mức độ nguy hiểm có thể xảy ra. Sau khi học sinh phát biểu, giao viên tông kêt: Như vậy, câu trả lời của các em đã xác định mức độ các rủi ro có thể xảy ra. Ở công đông, khi thiên tai xay ra, mưc đô rui ro se tăng lên hay giam đi phu thuôc rât nhiêu vao đăc điêm cua công đông đo: tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực. Thời gian: 15’ 2.2 Phân biệt “năng lực” và “tình trạng dễ bị tổn thương” Giao viên dân dăt: Bây giơ chúng ta se xem xet môt Chuân bi: Tài liệu phát tay 2.2 ngôi lang ma cư dân rât đa dang gôm: Tho, gia đinh Dê, chi Bươm, anh Chuôt, ông Kiên, ông ba Bo va gia đinh Ếch. Ngôi làng này có một số vật dụng và hoạt động khác nhau. Giáo viên chia cả lớp thành các nhóm 5-6 em. Giáo viên phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay 2.2. Các TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 19
  20. nhóm nghiên cứu thông tin trong 15 phút và sắp xếp thẻ theo 2 nhóm sau: + Nhóm 1: Nhóm “dễ bị tổn thương” bao gồm những con vật nào có hành động gây nguy hiểm cho bản thân khi thiên tai xảy ra. + Nhóm 2: Nhóm “năng lực” bao gồm những con vật nào có hành động an toàn cho bản thân và những con vật xung quanh; và những vật dụng, địa điểm nào có thể giúp chúng sống an toàn khi có thiên tai. Giáo viên gọi các nhóm trình bày. Nếu có sự khác nhau giữa các nhóm, giáo viên yêu cầu giải thích. Đáp án: + Nhóm 1: Thỏ, chị Bướm, Ếch con, ông bà Bò. + Nhóm 2: Dê mẹ, Dê con, anh Chuột, Voi, ông Kiến trưởng thôn, bố mẹ Ếch và Ếch con; loa phát thanh, radio, bản đồ thoát hiểm, diễn tập sơ tán, địa điểm sơ tán tập trung. Giáo viên tổng hợp ý kiến và nêu phân kiên thưc danh cho hoc sinh (Phân kiên thưc danh cho hoc sinh – Phân 1, Chủ đề 4): + Nhóm 1: Đây gọi là nhóm “Dễ bị tổn thương” – nhóm có những đặc điểm khiến cho họ có thể gặp nguy hiểm và dễ bị thiệt hại khi thiên tai xảy ra. Nguyên nhân là do họ có thể chất yếu hơn người khác, thiếu kiến thức, không có cơ hội tiếp cận thông tin hoặc không được trợ giúp, họ có xu hướng có thái độ tiêu cực hoặc có những hành vi gặp rủi ro cao Ví dụ: trẻ em, người già, người khuyết tật. + Nhóm 2: Đây gọi là nhóm “năng lực” – nhóm có những đặc điểm giúp họ an toàn và ít chịu thiệt hại khi thiên tai xảy ra. Họ có kiến thức, có kĩ năng phòng ngừa và giảm rủi ro thiên tai. Nếu họ được hỗ trợ và được chuẩn bị tốt, họ có thể giúp những người khác trong cộng đồng sống sót. Ví dụ: các em nhỏ được học về thiên tai truyền đạt những kiến thức này cho người lớn trong gia đình và trong làng để họ biết cách ứng phó với thiên tai và giảm thiểu rủi ro do thiên tai. Bên cạnh đó, nhóm “năng lực” còn là các nguồn lực, có thể bao gồm các phương tiện vật chất, cơ sở hạ tầng mà cá nhân, gia đình, cộng đồng có thể sử dụng để giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai, giúp cộng đồng sống an toàn khi thiên tai xảy ra. 20 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  21. Giáo viên cho cả lớp thảo luận: + Khi thiên tai xảy ra, bản thân em, gia đình và cộng đồng nơi các em sống, có các yếu tố/đặc điểm dễ bị tổn thương nào? + Khi thiên tai xảy ra, bản thân em, gia đình và cộng đồng nơi các em sống có khả năng như thế nào để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra? Giáo viên ghi lại lên bảng theo 2 nhóm “Dễ bị tổn thương”, “Năng lực” va hỏi học sinh cần phải tăng, giảm các nhóm nào để sống an toàn trước thiên tai. Tông kêt: + Rủi ro thiên tai sẽ lớn hơn nếu thiên tai xảy ra tại khu vực người dân có nhiều đặc điểm dễ bị tổn thương và có ít khả năng ứng phó với thiên tai. + Do đó, để giảm thiểu tác động của thiên tai, cần nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai và giảm tình trạng dễ bị tổn thương của bản thân, gia đình và cộng đồng. 3. Củng cố bài học Câu hỏi gợi ý Thời gian: 5’ Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Hiểm họa tự nhiên là gì? A. Là những nguy cơ, rủi ro do con người tạo ra có khả năng gây ra những thiệt hại về người và tài sản. B. Là những nguy cơ, rủi ro do tự nhiên tạo ra có khả năng gây ra những thiệt hại về người và tài sản. C. Là những nguy cơ, rủi ro do con người và tự nhiên tạo ra không gây ra thiệt hại gì. D. Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. 2. Loại hình thiên tai nào thường xuyên xảy ra ở Việt Nam?3 A. Bão tuyết B. Áp thấp nhiệt đới C. Sóng thần D. Núi lửa phun trào 3 JANI, 2010 và 2011. Các tài liệu hướng dẫn quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 21
  22. 3. Tìm hiểu về các loại hình thiên tai sẽ giúp tăng cường điều gì? A. Tình trạng dễ bị tổn thương. B. Khả năng ứng phó. C. Rủi ro thiên tai. D. Thiệt hại. 4. Trong nhưng hiên tương thiên tai sau, hiên tượng nao xay ra bât ngơ, rât nhanh va it co kha năng dư đoan trươc đươc? A. Bao B. Lu quét, lốc. C. Han han. D. Lu sông. CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Đóng vai – 1. Giáo viên đưa ra một tình huống thiên tai diễn ra tại Vượt qua thiên tai địa phương, ví dụ tại một vùng biển như sau: Theo thông tin dự báo thời tiết, một cơn bão sẽ đi vào vùng Thời gian: 15’ biển nơi chúng ta đang sống. Một số ngư dân cho rằng cơn bão không nguy hiểm nên vẫn ra khơi đánh cá. Nhưng trái với dự đoán, cơn bão trở nên hung dữ bất ngờ. Nguy cơ tàu đánh cá sẽ bị nhấn chìm, tính mạng của các ngư dân bị đe dọa. Để an toàn, các ngư dân phải phối hợp với nhau để tránh gió to, và nhanh chóng đến những hòn đảo nhỏ xung quanh đó để tìm nơi trú ẩn an toàn tránh bão. 2. Tại khu vực trung tâm, giáo viên lấy phấn vẽ tượng trưng trên mặt đất một khu vực gọi là “biển khơi” và vẽ 3-4 “hòn đảo nhỏ” nằm rải rác trên biển (mỗi hòn đảo chỉ đủ chỗ đứng cho 3-4 em). Các em học sinh đóng vai ngư dân ra khơi. 3. Luật chơi Khi giáo viên hô “Ra khơi”, các ngư dân sẽ tiến về phía khu vực biển và làm động tác đánh bắt cá. Khi giáo viên hô. “Có bão, có bão!” các ngư dân phải di chuyển thật nhanh đến các hòn đảo nhỏ để trú ẩn. Ngư dân nào không tìm được cho mình hòn đảo nào tránh bão thì sẽ gặp tai nạn và bị loại. Giáo viên có thể giảm số lượng hòn đảo để tăng độ cạnh tranh của trò chơi. 22 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  23. 4. Thảo luận và tổng kết Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận: + Có những thiệt hại gì xảy ra trong đợt áp thấp nhiệt đới và bão vừa qua? Có bao nhiêu ngư dân gặp tai nạn? Tại sao? + Có những yếu tố nào có thể làm tăng hoặc giảm những thiệt hại do áp thấp nhiệt đới và bão gây ra? Giáo viên kết luận về thiệt hại của áp thấp nhiệt đới và bao noi riêng va thiên tai noi chung và dẫn dắt đến bài học (Xem thông tin dành cho học sinh, Phần 1, Chủ đề 1). 2. Xác định rủi ro Giáo viên dán sơ đồ trường/lớp học lên bảng. thiên tai tại trường/ Giáo viên phát cho các nhóm thẻ màu xanh và vàng. lớp học Trên thẻ màu vàng, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ (danh cho THCS) những rủi ro tại những nơi nguy hiểm trong và xung quanh trường/lớp học. Trên thẻ màu xanh, học sinh ghi Thời gian: 15’ cách hạn chế những rủi ro đó. Các em học sinh suy nghĩ, viết và vẽ trong 5 phút. Sau Chuân bi: Bản đồ trương/ đó các em dán thẻ màu vàng những khu vực có thể xảy lơp hoc, the mau, but mau, ra rủi ro trên bản sơ đồ trường/lớp học và dán thẻ màu băng dinh xanh bên canh. Giáo viên cùng cả lớp xem xét sơ đồ các rủi ro trong và xung quanh trường/lớp học, đặt câu hỏi về những bức tranh hoặc những giải pháp viết chưa rõ ràng. Giao viên cung co thê giao bai tâp vê nha: ve bản đồ rui ro tai khu vực nhà cua cac em theo hinh thưc tương tư (Xem thông tin cho học sinh, Phần 1, Chủ đề 6). 3. Bài tập viết Giáo viên yêu cầu học sinh (theo nhóm, hoặc cá nhân) chọn 1 trong 2 chủ đề dưới đây để viết: Mô tả lại hiểu (danh cho THCS) biết của các em về một loại thiên tai ở địa phương hoặc ở Việt Nam. Nêu tình huống: nếu gặp thiên tai đó, các Thời gian: 20’ em đã/sẽ làm gì để giúp cho bản thân an toàn? Dự báo thời tiết về một hiểm họa tự nhiên có thể sắp diễn ra, kèm theo các cảnh báo và hướng dẫn cho người dân và trẻ em sống trong khu vực đó. Bài tập này có thể chia sẻ ngay tại lớp hoặc được sử dụng cho hoạt động trong các bài sau. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 23
  24. Chủ đề 3: Biên đôi khi hâu Mục đích: Sau khi học chủ đề này, hoc sinh co thê: Phân biêt đươc “thơi tiêt” va “khi hâu”. Giai thich đươc thuât ngư “biên đôi khi hâu” va “hiêu ưng nha kinh”, mô ta đươc qua trinh gây nên hiêu ưng nha kinh va nguyên nhân gây ra BĐKH. Mô tả đươc ảnh hưởng cua BĐKH đôi vơi thiên tai ở Việt Nam và các hành động ứng phó với BĐKH. Thời gian cần thiết: 90 phút. Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 3. Tài liệu phát tay 3.1, 3.2, 3.3, 3.4. KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH 1. Biến đổi khí hậu là gì? Thời tiết và Khí hậu Thời tiết là trạng thái của bầu khí quyển tại một địa điểm trong một thời gian nhất định. Thời tiết bao gồm các yếu tố: nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm không khí và các hiện tượng khác như mưa dông, lốc Thời tiết luôn thay đổi. Khí hậu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu mang tính ổn định tương đối. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, có thể là ấm hơn hoặc lạnh hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển. Trong suốt quá trình lịch sử, khí hậu của Trái Đất đã thay đổi nhiều lần. Tuy nhiên thuật ngữ “Biến đổi khí hậu” được dùng phổ biến hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự nóng lên toàn cầu gây ra bởi các hoạt động của con người. Nóng lên toàn cầu là xu hướng tăng lên về nhiệt độ trung bình của Trái Đất. Con BĐKH la khai niêm rông hơn chi nhưng thay đôi lâu dai cua khi hâu trong đo bao gôm ca vê nhiêt đô, lượng mưa, mực nước biển dâng và rất nhiều các tác động tới tự nhiên và con người. 2. Biểu hiện của BĐKH Nhiệt độ trung bình đang tăng lên: Thế giới: tăng 0,7°C bắt đầu từ thời kì cách mạng công nghiệp từ giữa thế kỷ 19; Việt Nam: tăng 0,5-0,7oC trong 50 năm (1958- 2007). Băng ở các vùng cực đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. 24 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  25. Mực nước biển dâng lên do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng tan ở hai cực và các đỉnh núi cao. Thiên tai và cac hiện tượng thời tiết cực đoan (như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán ) có xu hướng gia tăng, cả về tần số, cường độ và khó dự đoán hơn. 3. Nguyên nhân của BĐKH Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O ) trong bầu khí quyển. Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về khí nhà kính và hiệu ứng khí nhà kính. Bầu khí quyển của Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt, gọi là khí nhà kính vì cách mà chúng làm ấm Trái Đất của chúng ta tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng kính để trồng cây. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O), khí cacbon đioxit (CO2), khí metan (CH4), các hợp chất halocacbon (CFC, HFC và HCFC), khí đinitơ oxit (N2O) và khí ozon trong tầng đối lưu (O3). Những khí này giống như một chiếc chăn ấm có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh hơn rất nhiều. Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng (i) giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất và mây, và (ii) phát lượng nhiệt đã giữ đó trở lại vào bầu khí quyển. 1. Bức xạ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt của Trái Đất. 2. Một phần năng lượng bức xạ Mặt Trời phản xạ lại không gian. 3. Phần năng lượng còn lại làm bề mặt Trái Đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển. 4. Một phần nhiệt bị các khí nhà kính trong khí quyển giữ lại làm Trái Đất ấm hơn. Quá trình này được gọi là Hiệu ứng nhà kính (Tài liệu phát tay 3.1a). Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính chỉ trở thành một vấn đề lớn khi mà bầu khí quyển của chúng ta có quá nhiều các khí này (Tài liệu phát tay 3.1b), từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lan rộng trên khắp thế giới khoảng giữa thế kỷ 19. Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu trong vòng hơn 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên khác như đất và rừng. Những hoạt động này đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển (Tài liệu phát tay 3.3). 4. BĐKH tác động gì tới chúng ta? Ngoài những hệ quả đã được nêu ra ở trên, BĐKH còn gây ra các vấn đề như: Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: tạo điều kiện sinh sôi phát triển cho nhiều loại mầm bệnh, gia tăng các loại dịch bệnh Ảnh hưởng tới nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp. Một số loài động, thực vật có thể bị tuyệt chủng do hệ quả của biến đổi khí hậu Gây ra những bất ổn xã hội như di dân, chiến tranh v.v do mất nơi cư trú, khan hiếm các nguồn lương thực, nước sạch TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 25
  26. Là yếu tố thúc đẩy điều kiện hình thành của một số loại hình thiên tai. Ví dụ: nước biển dâng làm một số vùng đất ven biển bị xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài gây hạn hán, 5. Chúng ta có thể làm gì để ứng phó với BĐKH? Để ứng phó với BĐKH, cần “Giảm nhẹ BĐKH” và “Thích ứng với BĐKH”. Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính. Thích ứng với BĐKH là việc điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người để giảm thiểu hậu quả tác động của BĐKH và khai thác các cơ hội do nó mang lại. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động 1.1 Phân biêt “thơi tiêt” va “khi hâu” Giáo viên dẫn dắt: Đê tim hiêu vê biên đôi khi hâu trươc Thơi gian: 5’ hêt ta cân phai hiêu thê nao la “Thơi tiêt” va “Khi hâu”. Giáo viên lây vi du: + Thơi tiêt ơ xã ta hôm nay thê nao? + Cac ban tin dư bao về mưa nắng gió bão trong một vài ngày tới trên đai truyên hinh la noi vê thơi tiêt hay khi hâu? + Khi hâu cua khu vưc miên Băc, miên Trung va miên Nam nươc ta như thê nao? Giáo viên giải thích sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 1). Thơi gian: 5’ 1.2 Bai tâp nho vê thơi tiêt va khi hâu: Giáo viên cho lớp thảo luận va điên: “Thời tiết” hay “Khí hậu” vào chỗ trống trong cac trương hơp sau: a. hôm nay nắng. b. Việt Nam là nước có nhiệt đới gió mùa. c. miền Nam có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Đáp án: a. Thời tiết; b. Khí hậu; c. Khí hậu. 2. Tim hiêu vân đê 2.1 Khai niêm BĐKH Thơi gian: 15’ Giáo viên hỏi cả lớp: Thế nào là BĐKH? 26 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  27. Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng. Từ đó giải thích khái niệm BĐKH và phân biêt vơi “nong lên toan câu” (Xem kiên thưc danh cho hoc sinh, Phần 1, Chủ đề 3, Mục 1). Giáo viên nêu một số biểu hiện chính của BĐKH trên thế giới hiện nay. Giáo viên trình bày một số thông tin về nhiệt độ tăng và nước biển dâng tại Việt Nam (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 2). Thơi gian: 10’ 2.2 Tac đông cua BĐKH đên thiên tai Giao viên hoi ca lơp: Theo cac em, tai Viêt Nam thiên tai có bị tac đông bơi BĐKH không? Tác động như thế nào? Giao viên tông hơp va thuyêt trinh tac đông cua BĐKH đến các thiên tai chinh tai Viêt Nam (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 2). Thơi gian: 10’ 2.3 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Chuẩn bị: Tài liệu phát tay 2.3.1 Hiệu ứng nhà kính 3.1a, 3.1b Giáo viên dẫn dắt: Để hiểu nguyên nhân làm biến đổi khí hậu Trái Đất, trước hết ta phải tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính. Sử dụng Tài liệu phát tay 3.1a, 3.1b, giáo viên giai thich quá trình các khí nhà kính giư âm cho Trai Đât. Giáo viên giải thích tai sao hiêu ưng nha kinh va cac khi nha kinh lai quan trong đôi vơi sư sông cua con ngươi (Xem kiên thưc danh cho hoc sinh, Phần 1, Chủ đề 3, Mục 3). Thơi gian: 10’ 2.3.2 Nguyên nhân BĐKH Sử dụng Tài liệu phát tay 3.2 và 3.3, giáo viên giơi Chuẩn bị: Tài liệu phát tay 3.2, 3.3 thiêu vê qua trinh thay đôi khi hâu cua Trai Đât, đặc biệt từ thời kì Cach mang Công nghiệp (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 3). Thơi gian: 25’ 2.4 Hành động ứng phó với BĐKH 2.4.1 Hoạt động: Truy tim thủ phạm tạo ra các khí nhà kính Giao viên chia ca lơp thanh nhiều đội chơi, mỗi đội 5-7 người. Nhiệm vụ “Truy tìm thủ phạm” của mỗi đội là liệt TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 27
  28. kê các hoạt động tạo ra khí nhà kính (hoặc liệt kê các máy móc thiết bị dùng điện, dùng xăng, dầu ). Sau một thời gian xác định (3-5 phút), các đội cử người ghi lên bảng những từ mà đội mình tìm được. Đội nào liệt kê được nhiều cụm từ nhất là đội đó thắng cuộc. 2.4.2 Hoạt động: Em có thể làm gì để ứng phó với BĐKH Giáo viên đặt câu hỏi “Em có thể làm gì để ứng phó với BĐKH” và mời 3-5 học sinh phát biểu. Giáo viên giới thiệu về các hành động thích nghi và giảm nhẹ, trong đó liên hệ về việc làm giảm các khí nhà kính từ các hoạt động vừa nêu trong 2.4.1. Tùy theo trình độ học sinh, yêu cầu các em làm việc theo nhóm và thi đua nêu ra các hành động và biện pháp mà học sinh và cộng đồng có thể làm để ứng phó với BĐKH tại gia đình, trường học và nơi công cộng. (Xem Phần thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 5). 3. Cung cô bai hoc Câu hỏi gợi ý Thơi gian: 10’ Câu 1. Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong nhiều năm được gọi là gì? a. Nóng lên toàn cầu. b. Hiệu ứng nhà kính. c. Biến đổi khí hậu. d. Thiên tai. 2. Thích ứng với BĐKH là: a. các hoạt động của con người nhằm ngăn cản BĐKH xảy ra. b. các hoạt động của con người nhằm giảm sự gia tăng nhiệt độ trên Trái Đất. c. các hoạt động của con người nhằm giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính. d. các hoạt động của con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do BĐKH mang lại. 28 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  29. 3. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là: a. Sự điều chỉnh của tự nhiên và con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương và tận dụng những cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại. b. Các hoạt động làm giảm mức độ và cường độ phát thải các khí nhà kính. c. Các hoạt động của con người nhằm ngăn cản biến đổi khí hậu xảy ra. d. Các hoạt động của con người nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương. 4. Trong số những hoạt động sau, hoạt động nào không giúp giảm nhẹ BĐKH? a. Giảm ùn tắc giao thông. b. Sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm mát. c. Tiết kiệm điện. d. Đi xe đạp thay vì xe máy. 5. Trong các loại bóng đèn sau, bóng đèn nào tiêu thụ năng lượng hiệu quả nhất? a. Bóng đèn sợi đốt. b. Bóng đèn huỳnh quang (đèn compact). c. Bóng đèn bán dẫn (đèn LED). d. Bóng đèn cao áp. Câu 2: Các phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu (√) vào ô thích hợp. Đúng Sai 1. Từ xưa tới nay, khí hậu Trái Đất đã √ thay đổi rất nhiều theo thời gian. 2. Các khí nhà kính giữ lại nhiệt lượng tỏa √ ra từ Trái Đất và làm ấm bầu khí quyển. 3. Hiệu ứng nhà kính luôn tác động bất lợi √ đến con người và các loài sinh vật. 4. BĐKH sẽ làm mọi khu vực trên Trái Đất √ nóng lên. Câu 3: Chọn 02 phương án đúng trong mỗi câu sau: 1. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của BĐKH? a. Núi lửa phun trào. b. Băng tan. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 29
  30. c. Nhiệt độ trung bình giảm xuống. d. Mực nước biển dâng lên. 2. Loại khí nào sau đây không phải là khí nhà kính? a. Hơi nước. b. Oxi. c. Nitơ. d. Cacbon dioxit. 3. Các hoạt động nào sau đây làm gia tăng hiệu ứng nhà kính? a. Giao thông vận tải. b. Giảm tiêu thụ điện. c. Chăn nuôi gia súc. d. Trồng rừng. 4. BĐKH có thể làm giảm a. số lượng các loài động thực vật trên Trái Đất. b. nhiệt độ trung bình toàn cầu. c. số lượng các cơn bão. d. diện tích đất liền. 5. Trong số các hoạt động sau, các hoạt động nào giúp giảm nhẹ BĐKH và tiết kiệm chi phí? a. Để đèn sáng khi ra khỏi nhà. b. Tự trồng rau quả. c. Mua nước uống đóng chai. d. Đi xe buýt. Câu 4: Sắp xếp các ý sau theo quá trình hiệu ứng nhà kính: a. Ánh sáng Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt Trái Đất. b. Một phần nhiệt bị các khí nhà kính trong khí quyển giữ lại làm Trái Đất ấm hơn. c. Phần năng lượng ánh sáng còn lại làm bề mặt Trái Đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển. d. Một phần năng lượng ánh sáng phản xạ lại không gian. Đáp án: a, d, c, b 30 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  31. CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Trò chơi khởi động Giáo viên ra quy định như sau: về thời tiết và khí hậu Khi giáo viên hô “mưa nhỏ” thì các em học sinh làm động tác gõ hai ngón tay trỏ vào nhau rồi nói to “tí tách 5’ Thơi gian: tí tách”. Khi giáo viên hô “gió to” thì các em học sinh làm động tác giơ tay lên cao, vẫy qua trái và qua phải, rồi nói to “ào ào, ào ào”. Khi giáo viên hô “mưa lớn” thì các em học sinh làm động tác dậm chân tại chỗ và nói to “lộp bộp, lộp bộp”. Khi giáo viên hô “sấm” thì các em học sinh làm động tác nắm tay, gõ gõ xuống bàn và nói to “ùng ùng, ùng ùng”. Khi giáo viên hô “sét” thì các em học sinh làm động tác xòe lòng bàn tay, giơ ra phía trước và nói to “đoàng đoàng”. Giáo viên có thể hoán đổi thứ tự các câu hô, để xem các em học sinh có phản xạ kịp hay không. Sau đó giáo viên giới thiệu, các hiện tượng trên gọi là “thời tiết”. 2. Trò chơi “Truy tìm Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp và phát cho thủ phạm” về phát thải mỗi cặp 1 bức tranh (Tài liệu phát tay 3.4). khí nhà kính Các em thảo luận trong 10 phút: Những hoạt động (danh cho hoc sinh THCS): trong tranh đa phat thai khi nha kinh như thế nào? Giáo viên gọi một số em trình bày và cả lớp bổ sung. Thơi gian: 20’ Giáo viên ghi các ý kiến của các em lên bảng và cung Chuẩn bị: Tài liệu phát tay cấp thêm thông tin cần thiết như sau: 3.4 (chuẩn bị nhiều bản sao 1. Cây (rừng) la các loài thực vật thân gỗ, đươc tạo để phát cho mỗi nhóm) thanh chu yêu từ cacbon. Cây co kha năng đặc biệt là tư san xuât thưc ăn cho minh tư ánh sáng Mặt Trời. Trong quá trình này, nó hút khí cacbon đioxit (CO2) qua lá và thải ra khí oxi (O2). Cacbon được lưu trữ lại trong thân, lá và rễ cây. Mỗi cây có thể trữ được hàng tấn cacbon. 2. Con người và động vật hít khí O2 và thở ra khí CO2. 3. Ở nhiều nơi, người ta chặt cây lấy gỗ, hoặc phá rừng lây đât phục vụ hoạt động sản xuất khác. Khi bị chặt bỏ, chúng sẽ “trả lại” khí CO2 vào không TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 31
  32. khí. Quá trình này có thể xảy ra từ từ nếu cây bị thối rữa hoặc có thể xảy ra nhanh chóng nếu cây bị đốt cháy. 4. Các loại xăng và dầu là nhiên liệu để chạy các phương tiện vận tải như thuyền, ô tô, máy bay Xăng, dầu được sản xuất từ dầu mỏ, là một loại nhiên liệu hóa thạch. Nó được tạo thành từ các khu rừng bị chôn vùi cách đây hàng trăm triệu năm dưới lòng đất. Giống như cây rừng, nhiên liệu hóa thạch là hợp chất cacbon, do đó khi bị đốt cháy, chúng cũng thải ra khí CO2 vào không khí. 5. Các nhà máy sản xuất điện dùng nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt và dầu mỏ) để cung cấp điện cho hầu hết các thành phố trên thế giới. Quá trình này “giải phóng” hàng triệu triệu tấn khí CO2 mỗi ngày. 6. Máy bay là một trong những phương tiện di chuyển nhanh nhất và bay ở độ cao hàng chục km so với mặt đất. Máy bay tiêu thụ một lượng nhiên liệu lớn và do đó cũng thải ra nhiều khí CO2. 7. Rac thai: Dân sô tăng dân đên lương rac thai tăng. Rac thương đươc chôn xuông đât, sau môt thơi gian se bi phân huy tao ra khi CO2 va khí CH4. Cang thai ra nhiêu rac, con ngươi cang phat thai nhiêu khi nhà kính. 8. Gia súc: Ngoài việc tạo ra khí CO2 khi hít thở, những loài đông vât ăn co như trâu, bo con tao ra khí CH4 qua chât thai va ơ hơi. Nhu cầu của con người càng tăng thì các trang trại gia súc càng phát triển, vừa tăng khí CH4 và làm chuyển đổi đất trồng rừng sang chăn thả. Đây sẽ là một nguồn phát thải khí nhà kính vô cùng lớn. 3. Môi quan hê giưa Giáo viên dẫn dắt: Trong những năm gần đây, thiên tai hanh đông cua con người và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt và hạn hán ở nước ta có xu hướng va thiên tai, BĐKH gia tăng, cả về tần số và cường độ và khó dự đoán (danh cho hoc sinh THCS) hơn. Đây chính là một trong những biểu hiện của hiện tượng BĐKH. Nhiêu hoat đông cua con ngươi đã lam Thơi gian: 40’ BĐKH và gia tăng các rủi ro thiên tai. Chúng ta hay cùng tim hiêu. Chuẩn bị: Giao viên cho hoc sinh lam viêc theo nhom (tư 4-7 Giây but ve bản đồ ngươi), thảo luận câu hỏi: Những hoạt động nào ở đia (Co thê giao bai tâp nay cho hoc phương góp phần làm BĐKH và gia tăng các rủi ro sinh vê nha lam) thiên tai? Có thể gợi ý hoc sinh quan sat cac hoạt động sản xuất tại địa phương như giao thông, nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng 32 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  33. Sau khi thao luân, cac nhom cử đại diện trinh bay. Giao viên tông kêt: Con ngươi đa đat đươc nhiêu tiên bô vê khoa hoc va ky thuât. Tuy nhiên con ngươi cung can thiêp qua nhiêu vao tư nhiên va pha vơ sư cân băng trong tư nhiên. + Trong nông nghiêp, con ngươi sư dung qua nhiêu hoa chât lam đât nhanh chong bi bac mau. + Mơ rông cac hoat đông công nghiêp trên đât nông nghiêp cung lam đât bi thoai hoa va co thê anh hương tơi nguôn nươc. + Cac hoat đông khai thac mo cung gop phân lam đât bi xoi mon va tăng nguy cơ sat lơ đât. + Chăt pha rưng dẫn đến hậu quả: đất trống đồi trọc, đất dễ bị xói mòn sạt lở, làm tăng nguy cơ lu lut va han han. + Quá trình đô thị hóa gây ra nhiều tác động: Sự phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng châu thổ khiến cho nguồn nước ngầm cạn kiệt, đất dễ bị sụt lún và ngập lụt hơn. Nhiều diện tích bề mặt được bê tông hóa dẫn đến hậu quả là nước mưa thẩm thấu xuống đất ít đi, và chảy tràn trên bề mặt nhiều hơn, gây ra lũ lụt. 4. Môi quan hê giưa Trước khi chiếu phim, giáo viên yêu cầu cả lớp quan hoạt đông cua con người sát và ghi chép những chi tiết sau: va thiên nhiên + Trong phim con ngươi đã làm gi? (danh cho hoc sinh + Nhưng hoạt đông đo dân đên nhưng hâu qua gi? tiêu hoc va THCS) Sau khi chiếu phim, giáo viên mời một số em phát biểu và các em khác bổ sung ý kiến. Thơi gian: 20’ Giáo viên tổng kết những hoạt đông cua con ngươi va Chuẩn bị: tác động của các hoạt động đó tới thiên nhiên và khí May chiêu hậu. Phim “Rưng vang biên bac” hoăc “Chăt cây” TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 33
  34. Chủ đề 4: Ai bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai và BĐKH – Các đối tượng dê bi tôn thương Mục đích: Sau khi học chủ đề này, hoc sinh co thê: Kể được tên các đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH Giải thích được ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH đối với các đối tượng dễ bị tổn thương Giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của thiên tai và BĐKH đối với các đối tượng dễ bị tổn thương Thời gian cần thiết: 45-60 phút. Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 4. Tài liệu phát tay chủ đề 4; Giấy A0, bút màu, thẻ màu. KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH Thiên tai và BĐKH sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đối với người dễ bị tổn thương. Ngươi dê bi tôn thương bao gôm: ngươi nghèo, ngươi khuyêt tât, phu nư, tre em, ngươi cao tuôi, ngươi dân tôc, ngươi nhiêm HIV/AIDS Khi thiên tai/BĐKH xảy ra, những người này dễ bị tổn thương và gặp nguy hiểm hơn so với người khác do họ có môt sô đăc điêm như: Kinh tế: thu nhập thấp không đủ hoặc chỉ vừa đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt; cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ; khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công cộng cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch ), v.v Xã hội: ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể cũng như hoạt động cộng đồng tại địa phương; tiếng nói chưa được coi trọng Môi trường: sinh sống nhiều đời tại những khu vực dễ bị tổn thương do tác động bởi thiên tai và môi trường ô nhiễm. Thái độ: thường không tự tin và có xu hướng tự ti, bi quan, thiếu sự giao lưu, ngại tiếp xúc với bên ngoài 34 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  35. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động Tro chơi: Lũ quét Giáo viên mời cả lớp hoặc một nhóm (ít nhất 15 em) Thơi gian: 10’ lên chơi, và phát cho mỗi em 1 thẻ đóng vai, trong đó có một số em được phát thẻ đóng vai sau đây: Người cao tuổi, Phụ nữ, Trẻ em, Người khuyết tật, Người nghèo, số vai còn lại ghi Người dân. Bố trí một không gian rộng có vạch xuất phát và các em sẽ đứng thành 1 hàng trước vạch. Giáo viên nêu bối cảnh phù hợp với địa phương và luật chơi: Một ngôi làng đang sống yên bình ở khu vực miền núi. Một ngày, lũ quét xảy ra, người dân sống trong làng có thể làm gì? Giáo viên lần lượt đưa ra những tình huống sau và mời các em học sinh bước lên phía trước một bước cho từng câu hỏi nếu trả lời là “Có”: + Ai có thể tự mình đi tìm chỗ trú ẩn an toàn? + Ai có thông tin kiến thức phòng ngừa thiên tai? + Ai có thể bơi khi nước dâng lên? + Ai có thể dự trữ nguồn thức ăn nước uống? + Ai có thể chuẩn bị thuốc men chăm sóc sức khỏe? + Ai bình tĩnh, không hoảng loạn? Giáo viên cho học sinh xem lại vị trí bước lên của mình, đưa ra câu hỏi thảo luận và tổng kết: + Tại sao có những bạn không làm được những điều trên? Các bạn đó đóng vai gì? + Trong thực tế, nhóm người này có dễ gặp nguy hiểm khi thiên tai/BĐKH xảy ra không? + Nếu không muốn điều đó xảy ra, chúng ta nên làm gì? Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến bài học (Xem thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 4). Các đối tượng dễ bị tổn thương: Ho la ai va tac đông 2. Tim hiêu vân đê cua thiên tai/BĐKH đến cuộc sống của ho như thê nao? Giáo viên dẫn dắt: Khi thiên tai/BĐKH xảy ra, trong Thơi gian: 30’ cộng đồng và xã hội sẽ có những người bị ảnh hưởng nặng nề và không có nhiều khả năng ứng phó. Hôm Chuẩn bị: Tài liệu phát tay nay chúng ta sẽ tìm hiểu họ là ai và tác động của thiên chủ đề 4 tai/BĐKH đến cuộc sống của họ như thế nào. Giáo viên mời học sinh liệt kê các đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề trước thiên tai và BĐKH. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 35
  36. Giáo viên chia lớp học thành 5 nhóm va phát cho mỗi nhóm 1 trường hợp nghiên cứu tương ứng với một đối tượng dễ bị tổn thương. Yêu cầu các nhóm đọc tài liệu và kết hợp với quan sát thực tế từ cộng đồng địa phương và xã hội. Mỗi nhóm sẽ thảo luận để trả lời các câu hỏi sau (có thể yêu cầu học sinh đóng vai đối tượng đó): + Khi thiên tai đên, ho thường găp kho khăn gi? + Họ thường có điểm mạnh, năng lực gì để ứng phó với thiên tai/BĐKH? + Các em thấy những câu chuyện giống như họ có xảy ra ở địa phương mình hoặc những vùng nào khác không? Các nhóm thảo luận trong 10 phút và trình bày trong 3 phút. Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên gọi các nhóm khác bổ sung hoặc chia sẻ thêm những thông tin khác mà các em biết. Giáo viên tổng hợp lại ý kiến và bổ sung thêm thông tin (Xem thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 4). 3. Củng cố bài học Câu hỏi gợi ý Thơi gian: 10’ Câu 1: Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi sau: 1. Yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương? a. Cô độc. b. Có sức khỏe. c. Nhiều kinh nghiệm. d. Kinh tế khá giả. Câu 2: Chọn 02 phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau: 1. Đối tượng nào dưới đây chịu ảnh hưởng lớn nhất khi BĐKH xảy ra? a. Trẻ em. b. Người giàu. c. Đàn ông trưởng thành. d. Người dân tộc thiểu số. 36 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  37. 2. Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng khả năng ứng phó với thiên tai và BĐKH: A. Chủ quan, không có kế hoạch phòng ngừa thiên tai. B. Thường xuyên nghe thông tin dự báo thời tiết. C. Không chuẩn bị các phương án dự phòng. D. Học hỏi kinh nghiệm dân gian ứng phó với thiên tai. CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Phong vân – Tac đông Giao viên dẫn dắt: Nhiều người dân quê em đã phai cua thiên tai/BĐKH chiu anh hương năng nê cua thiên tai và biên đôi khí hậu. Các em sẽ thực hiện bài tập phỏng vấn người (danh cho hoc sinh THCS) thân hoặc người dân nơi các em sinh sống để viết về thiên tai tại địa phương và tác động của thiên tai tới đối Thơi gian: 30’ tượng đó. Giao viên cho các em làm việc theo nhóm 3-5 em (có thể là các em ở cùng khu vực dân cư). Nhiêm vu cua cac nhóm la thảo luận trong 15 phút để xac đinh cac câu hoi phỏng vấn nhằm thu thập đươc thông tin. Giao viên gọi môt vài nhóm chia sẻ với cả lớp và cùng góp ý về bảng câu hỏi. Giao viên gọi 1-2 nhóm lên thực hành phỏng vấn, trong đó phân công 1 em có nhiệm vụ ghi chép. Giáo viên và cả lớp nhận xét giúp các em tự tin hơn trong phỏng vấn. Yêu cầu các em về nhà và thực hiện cuộc phỏng vấn, môi nhóm phong vân một số hộ dân cư hoặc đối tượng, sau đó viết lại thành một câu chuyện nộp lại cho giáo viên. Kết quả bài tập này sẽ được chia sẻ tại những buổi học sau hoặc làm thành một cuốn sách, báo tường về thiên tai/BĐKH. Các thông tin cần hỏi (gợi ý): + Học sinh nói rõ mục đích cuộc phỏng vấn. + Thông tin người được phỏng vấn: tên, tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, quê quán. + Ông/bà đã sống ở đây được bao lâu rồi? + Khi ông/bà còn trẻ, thời tiết ở đây như thế nào? Bây giờ thời tiết thay đổi ra sao (thay đổi về mức độ nóng, lạnh, số ngày nắng, ngày mưa, mức độ hạn hán, lũ lụt )? TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 37
  38. + Sự thay đổi thời tiết, khí hậu đã ảnh hưởng đến ông/bà như thế nào? + Cuộc sống của ông/bà đã có những thay đổi gì? Đa găp nhưng kho khăn gi? Sức khỏe của ông/bà đã có những thay đổi gì? 2. Ve tranh ngôi làng Vân giư nguyên cac nhom thao luân, giao viên yêu câu an toàn môi nhóm vẽ bức tranh tương lai về một ngôi làng an toàn trước thiên tai và BĐKH, trong khi vẽ, học sinh Thơi gian: 40’ đóng vai đối tượng mà nhóm đã thảo luận (Người nghèo, Trẻ em, Người già, Người khuyết tật, Phụ nữ). Chuẩn bị: Giấy A0, bút vẽ Các nhóm ve tranh trong 20 phút. Giáo viên mời đại diện các nhóm lên trình bày trong 3 phút. Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi. Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý: + Khi vẽ, các em có gặp khó khăn gì? + Theo các em, ngôi làng có an toàn cho đối tượng mà các em đóng vai không? Các em đã bao giờ quan sát, trao đổi với đối tượng đó trong thực tế chưa? + Các em có thể làm gì để giúp cho người dễ bị tổn thương sống an toàn trước thiên tai và BĐKH? Giao viên cung ca lơp chọn ra bức tranh hoàn chỉnh và hợp lí nhất. Cac bưc tranh co thê đươc lưu lai đê lam bao tương hoăc dung cho cac hoat đông sau. 3. Chia sẻ kinh nghiệm, Mời những người đã trải nghiệm với thiên tai ở địa bài học từ những người phương chia sẻ với lớp học. Câu chuyện chia sẻ có thể bị ảnh hưởng về các nội dung như: a. Những tác động của thiên tai đối với cuộc sống Thơi gian: 45’ hàng ngày, trước và sau thiên tai. b. Các bài học rút ra trong việc chuẩn bị ứng phó với Chuẩn bị: Người có thiên tai. kinh nghiệm về thiên tai ở địa phương Giáo viên khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Kết thúc buổi chia sẻ giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những điểm chính các em học hỏi được. 38 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  39. Chủ đề 5: Giảm nhẹ rui ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu – Hành động của em Mục đích: Sau khi học chủ đề này, hoc sinh co thê: Biêt ưng pho trong nhưng tinh huông cu thê khi thiên tai xảy ra: lu lut, bao, đông đât Ý thức về nhưng hanh đông nên va không nên làm khi thiên tai xay ra, và thực hiện những hành động nên làm. Cung vơi gia đinh va nhà trường xây dựng được kê hoach ưng pho vơi thiên tai tai gia đình va nhà trường. Thời gian cần thiết: 45-60 phút Tài liệu hỗ trợ: Thông tin giáo viên Phần 2 – Chủ đề 5. Tài liệu phát tay 1.1-1.8, 5.1, 5.2. KIẾN THỨC DÀNH CHO HỌC SINH Em nên làm gì? Áp thấp nhiệt đới và bão Trước mùa mưa bão: Hãy tham gia trồng cây xung quanh nhà và trường học để tạo hàng rào bảo vệ, chống gió bão và xói lở đất. Giúp cha mẹ chằng, chống nhà cửa để chống chịu được gió to. Cất sách vở và các giấy tờ quan trọng vào túi ni lông kín. Giúp cha mẹ dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men, và các vật dụng cần thiết lên chỗ an toàn, cao ráo. Luôn theo dõi các thông tin về bão để có những hành động kịp thời. Khi bão về: Các em hãy ở lại trong các khu nhà kiên cố, không được đi ra ngoài. Nếu các em đang ở bên ngoài, nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh xa các gốc cây, cột điện vì chúng có thể bị đổ xuống. Nghe theo hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, giúp trông nom các em nhỏ hơn. Lắng nghe các thông báo trên loa phát thanh của làng, xã em. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 39
  40. Khi bão tan: Giúp đỡ cha mẹ và hàng xóm dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa khắc phục các hư hỏng trong nhà. Đặc biệt, em phải tránh xa các ổ điện, dây điện hoặc nơi có cột điện bị đổ. Nhắc bố mẹ kiểm tra lại nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn cho gia đình em. Em luôn nhớ phải ăn chín, uống sôi, ngủ màn để tránh dịch bệnh. Tiếp tục theo dõi các thông tin về bão trên đài truyền hình, đài phát thanh hoặc thông báo của làng, xã em. Em học thêm từ kinh nghiệm dân gian: Từ ngàn đời xưa ông cha ta đã biết cách quan sát tự nhiên và côn trùng để dự đoán các hiện tượng thời tiết. Em hãy hỏi ông bà, bố mẹ về những kinh nghiệm này. Lũ lụt Trước mùa lũ Em cùng gia đình luôn theo dõi thông tin trên loa, đài phát thanh và truyền hình để biết về tình hình bão, lũ. Hãy giúp cha mẹ dự trữ thức ăn, nước uống: chuẩn bị áo phao, thuyền; chằng, chống nhà cửa để chống chịu được tốt hơn. Cất sách vở và giấy tờ quan trọng trong túi ni lông kín. Khi lũ về Các em phải nghe theo lời người lớn, di chuyển đến nơi cao, an toàn và không được tự động bỏ đi chơi. Chú ý đề phòng rắn, rết vì chúng cũng tìm những nơi cao ráo để tránh lũ. Tuyệt đối tránh các bờ sông, bờ suối; không chơi đùa, đi lại, bơi lội ở những nơi ngập lụt, vì có thể bị lũ cuốn rất nguy hiểm. Mặc áo phao nếu các em có. Nếu không có áo phao các em có thể sử dụng các đồ vật nổi khác như săm (ruột) xe, can nhựa rỗng, các chai nhựa rỗng buộc vào nhau hoặc thân cây chuối thay phao để di chuyển trong vùng ngập lụt. Không được lội xuống nước nếu nhìn thấy dây điện hoặc cột điện bị đổ xuống nước để đề phòng điện giật. Không ăn các thức ăn bị ôi thiu hoặc bị ngâm trong nước lụt vì các em có thể bị nhiễm bệnh. Khi lũ rút Em hãy đợi cha mẹ kiểm tra xem nhà mình có chỗ nào bị hư hỏng có thể gây nguy hiểm, và nhất là kiểm tra các ổ/nguồn điện trong nhà. Hãy cùng gia đình tích cực làm vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Em luôn nhớ phải ăn chín, uống sôi và nằm màn để phòng dịch bệnh. 40 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  41. Sạt lở đất Trong thời gian không có sạt lở Để tranh hiểm họa nay chúng ta hãy cùng nhau trồng cây phủ xanh đồi trọc. Em cùng các bạn nên tìm hiểu xem khu vực gần nhà mình đã từng xảy ra sạt lở đất chưa. Nêu em sông ơ vung đôi núi, hãy thương xuyên đê y các dấu hiệu của sạt lở đất như: cây cối nghiêng, vết nứt tường, vết lún trên mặt đất, con sông bị chuyển màu đục ngầu Nhiêu khi phai lăng nghe các âm thanh lạ do đất đá chuyển động, như tiếng cây đổ, tiếng đá lăn va vào nhau, tiếng mặt đất rung chuyển Nếu mưa to và kéo dài, em hãy thường xuyên lắng nghe thông tin cảnh báo từ loa, đài phát thanh và truyền hình để kịp thời sơ tán đến nơi an toàn. Khi sạt lở xảy ra Sạt lở xảy ra trong tích tắc, nên ngay lập tức em phải chạy ra khỏi vùng nguy hiểm. Nếu như không kịp, hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn người lại, 2 tay ôm lấy đầu, và lăn như quả bóng. Sau khi hết sạt lở Các em vẫn phải cẩn thận tránh xa khu vực sạt lở đất vì nền đất vẫn chưa ổn định và có thể tiếp tục sạt lở nữa. Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra. Hạn hán Nước rất quan trọng đối với sự sống, do đó chúng ta phải biết trân trọng và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Trước mùa hạn hán Em hãy để ý, kiểm tra các đường ống nước, vòi nước xem có bị rò rỉ không. Dự trữ nước trong các vật dụng như xô chậu, lu, vại. Chú ý che đậy cẩn thận để tránh nước bị nhiễm bẩn. Tận dụng nước đã dùng trong sinh hoạt để tưới cây hoặc dội nhà vệ sinh; không xả rác gây ô nhiễm nguồn nước. Cùng gia đình dự trữ hạt giống và thức ăn cho gia đình cũng như cho vật nuôi, vì trong mùa hạn hán, cây cối hoa màu phát triển rất khó khăn. Trong thời gian hạn hán Em nên theo dõi thường xuyên tin dự báo thời tiết để có các lời khuyên về những việc nên làm trong thời kì hạn hán. Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước an toàn gần nhà nhất. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 41
  42. Sau hạn hán Giúp bố mẹ gieo hạt giống cho vụ mới. Giúp bố mẹ kiểm tra các đường ống nước, vòi nước. Dông sét Khi dông đến, em cần ở trong nhà, không được đi ra ngoài. Nhanh chóng rút dây cắm của các thiết bị điện như ti vi, máy tính. Nhắc người lớn tháo đường dẫn ăngten, cáp ra khỏi ti vi. Hãy ngồi yên trên ghế hoặc giường gỗ, hai chân không được chạm đất, đồng thời không được sử dụng điện thoại lúc này. Nếu đang ở ngoài đường, em không được đứng gần các cây cao, cột điện, đồng thời không được giữ các vật dụng bằng kim loại như xe đạp. Khi có cảm giác dựng tóc gáy, người tê tê như có dòng điện chạy qua, nghĩa là sét sắp đánh, em hãy lập tức ngồi xổm xuống trên các đầu ngón chân, hai tay che tai, đầu cúi thấp giữa 2 chân. Nếu các em đang ở trên thuyền hoặc đang bơi, hãy vào bờ ngay lập tức vì nước mưa là chất dẫn điện. Lốc Hãy tránh đường đi của lốc và tìm nơi trú ẩn an toàn, nếu có thể làm được. Nếu không tránh kịp, hãy nhảy vào một đường hào gần đó hoặc nằm bám sát đất. Nếu em đang ở trong nhà khi có lốc xảy ra, nên trú ẩn dưới gầm cầu thang, gầm bàn hoặc gầm giường. Tránh xa các cửa sổ và các đồ thủy tinh. Động đất Trước khi có động đất Em cùng các bạn hãy xac đinh nhưng nơi an toan ơ trong nha va trong trương hoc. Nơi an toan la dươi gâm một chiêc ban chăc chăn. Em nhắc bố mẹ không nên đặt các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát gần các cửa ra vào để khi các đồ đạc ngã đổ vẫn không chắn lối ra. Khi động đất xảy ra Nêu đang ơ trong nha, em hay tim đên nhưng nơi an toan, cô găng chi trong pham vi vai bươc chân. Thưc hiên cac đông tac: chui xuống dưới gầm bàn, tay giữ chặt lấy chân bàn. Đảm bảo đầu và cổ của các em được bàn che phủ. Tranh xa cac đô vât băng kinh va đô điên. Nêu đang ơ bên ngoai, em hãy nhanh chong thưc hiên đông tac: ngôi sup xuông, hai tay che đâu va giư chăt. Tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, cây to, cột điện. 42 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  43. Sau động đất Sau cac trân đông đât, em hay lăng nghe cac chi dân cua ngươi lơn hoăc cua nhưng ngươi cưu hô. Nêu ơ trong nhưng toa nha đô nat, hay cô găng tim cach thoat ra ngoai va tim nơi an toan. Hay quan sat cac môi nguy hiêm xung quanh. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH 1. Khởi động Tro chơi: Sơn Tinh - Thủy Tinh Giáo viên chia lớp học thành 2 đội và xếp thành hàng Thơi gian: 10’ ngang, đối mặt nhau. Giáo viên nêu bối cảnh và luật chơi: + Đây là một cuộc chiến dữ dội về thiên tai giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Theo quy ước: Sơn Tinh thắng Thủy Tinh, Thủy Tinh thắng công chúa, công chúa thắng Sơn Tinh. + Trong từng lượt chơi, mỗi đội phải chọn một vai tương ứng với một động tác. Nếu chọn đóng Sơn Tinh: cả nhóm thể hiện động tác rút gươm, Thủy Tinh: làm động tác tạo sóng, và công chúa: làm động tác xoè váy (Tương tự trò chơi Oẳn tù tì). + Đội nào có thành viên làm động tác không khớp là thua. + Trước khi bắt đầu chơi, mỗi đội có 1 phút thảo luận để quyết định mình sẽ đóng vai gì. + Khi chơi, các đội sẽ nghe giáo viên ra hiệu lệnh và đồng loạt thực hiện động tác. Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến bài học: + Chúng ta đã chứng kiến cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh từ ngàn đời xưa với chiến thắng của Sơn Tinh. Nhưng trong bối cảnh BĐKH hiện nay, cuộc chiến của Sơn Tinh và Thủy Tinh hay còn có thể hiểu cuộc chiến giữa con người và thiên tai diễn biến phức tạp hơn nhiều. Các cơn bão lũ xảy ra với mức độ thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn, phức tạp và khó lường trước. Vậy con người chúng ta phải ứng phó với thiên tai (Thủy Tinh) như thế nào? TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 43
  44. 2. Tim hiêu vân đề 2.1 Thảo luận – Hành động của các em khi thiên tai xảy ra4 Thơi gian: 30’ Giáo viên cho các em làm việc theo nhóm 3-5 người. Giáo viên có thể chọn 5-10 tình huống phù hợp với địa Chuẩn bị: Tài liệu phát tay phương trong Tài liệu phát tay 5.1. 5.1 Cac nhom bôc thăm the tinh huông Nêu va thao luân trong 10 phút. Các nhóm có 5 phút để trình bày kết quả thảo luận. Các em có thể trình bày bằng nhiều hình thức: thuyết trình, vẽ tranh, đóng kịch Gợi ý: Tình huống 1: Cố gắng di chuyển đến vị trí cao hơn và an toàn hơn. Với các em nhỏ không nên nhảy xuống nước chơi đùa hoặc kiểm tra mực nước. Mặc áo phao nếu có. Nếu không có áo phao, các em có thể sử dụng các đồ vật nổi khác như săm (ruột) xe, can nhựa rỗng, các chai nhựa rỗng buộc vào nhau hoặc thân cây chuối thay phao để di chuyển trong vùng ngập lụt. Lắng nghe thông tin hoặc chỉ đạo từ đài phát thanh của làng xã. Tình huống 2: Không nên tự ý đi về nhà một mình. Liên hệ với các bạn ở gần nhà với mình. Nếu có người lớn đến đón thì có thể xin đi cùng. Thông báo tới các thầy cô giáo hoặc bảo vệ trong trường để có hướng giải quyết. Tình huống 3: Tránh xa các bờ sông hoặc suối ở các vùng ngập lụt vì các khu vực đó có thể không an toàn và có thể bị lở đất. Nếu thấy lũ sông lên nhanh, các em nên quay lại và tìm nơi cao ráo an toàn để trú ẩn. Ví dụ như một tòa nhà hai tầng hoặc một quả đồi. Chú ý phát hiện rắn rết hay các động vật nguy hiểm 4 Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam. New khác vì những con vật này cũng tìm đến nơi cao ráo để Zealand Ministry of Civil Defence trú ẩn. and Emergency Management, 2009. What is the Plan Stan Tìm cách liên lạc với người lớn. teacher’s guide. 44 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  45. Tình huống 4: Ở lại trong nhà vì các đồ vật bị gió thổi bên ngoài có khả năng gây ra thương tích. Tránh lại gần cửa sổ. Lắng nghe thông tin trên đài phát thanh hoặc thông báo từ loa phóng thanh của làng xã. Cùng với bố mẹ chuẩn bị những vật dụng cần thiết để nhanh chóng sơ tán nếu có yêu cầu. Hỏi bố mẹ và trao đổi xem nơi nào là an toàn cho cả gia đình. Tình huống 5: Quay lại nhà bạn nếu em vẫn đang ở gần nhà bạn. Thông báo cho người lớn biết để có hướng giải quyết. Nếu em đã đi cách xa nhà bạn, cố gắng tránh xa vùng nước ngập gần đó. Tình huống 6: Các em phải nhanh chóng quay trở lại lớp học. Tìm những nơi kín gió và tránh xa cửa sổ. Tuân theo hướng dẫn của các thầy cô. Tình huống 7: Em cố gắng giữ bình tĩnh, không hoảng sợ. Cố gắng ở nguyên tại chỗ đến khi mặt đất hết rung chuyển. Nếu đây là một chấn động mạnh, hãy chui xuống dưới gầm giường hoặc bàn. Cẩn thận nếu nghe thấy tiếng thủy tinh hoặc đồ đạc bị đổ vỡ. Tình huống 8: Nghe thấy tiếng mặt đất rung chuyển, hãy đặt ghế lui lại và chui xuống dưới gầm bàn. Tay giữ chặt lấy chân bàn. Đảm bảo đầu và cổ của các em được bàn che phủ. Nhìn xuống sàn nhà và thật yên lặng để có thể nghe được chỉ dẫn của các thầy cô. Cẩn thận với những đồ vật trong lớp có thể bị rơi và làm em bị thương như quạt trần, bóng đèn, bảng viết TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 45
  46. Tình huống 9: Các em hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng la hét. Hãy ở nguyên tại chỗ vì đi lại lúc này rất nguy hiểm và cũng rất khó khăn vì mặt đất đang rung chuyển. Nếu em không thể tìm được vật thể nào che phủ cho em, hãy quỳ gối xuống mặt đất, vòng hai tay che cổ và tì tay xuống mặt đất. Giữ nguyên tư thế đó cho đến khi mặt đất hết chấn động. Khi mặt đất hết rung chuyển, hãy chạy tới điểm an toàn. Chú ý quan sát, không di chuyển đến phía có cây hoặc tòa nhà có nguy cơ sập đổ. Tình huống 10: Đừng sợ hãi và la hét. Hãy kêu gọi mọi người kiểm tra tình hình đám cháy, sử dụng bình cứu hỏa, nước, cát hoặc chăn dày để dập tắt ngọn lửa ngay lập tức. Tình huống 11: Em hãy báo ngay cho cha mẹ hoặc người lớn biết chuyện gì đang xảy ra. Tuân theo chỉ dẫn của người lớn. Không tò mò lại gần chỗ có khói bốc lên. Tình huống 12: Đừng hoảng sợ hay la hét. Báo ngay cho bác bảo vệ hoặc thầy cô ở nơi gần nhất. Tuân theo chỉ dẫn của các thầy cô. Thơi gian: 10’ 2.2 Thảo luận: Các em nên làm gì trước, trong và sau thiên tai Từ bài tập tình huống trên, giáo viên cho cac nhom thao luân cac câu hoi sau kết hợp với một loại hình thiên tai cụ thể ở địa phương: + Trước khi thiên tai xảy ra, hoc sinh nên lam gi? + Trong khi thiên tai xảy ra, hoc sinh nên lam gi? + Sau thiên tai, hoc sinh nên lam gi? Các nhóm thảo luận trong 15 phút. 46 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  47. Giáo viên mơi cac nhom lên thuyết trình và kết luận những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai. Giáo viên kêt hơp vơi kê hoach phong, tránh thiên tai trong trường học. Giáo viên trao đổi và tổng kết những hoat đông trươc, trong và sau một loại hình thiên tai cụ thể ở địa phương mà học sinh có thể thực hiện tại trường học và gia đình. 3. Củng cố bài học Câu hỏi gợi ý Thơi gian: 5’ Câu 1: Chọn 01 phương án đúng nhất cho các câu hỏi sau: 1. Khi có lốc xoáy, bạn nên A. đứng xa cửa sổ. B. đứng gần cửa sổ. C. mở cửa sổ D. đi ra khỏi nhà. Lốc xoáy có thể cuốn theo những vật nguy hiểm, và phá hỏng cửa sổ gây nguy hiểm. Không chỉ có lốc xoáy, mà cả với các hiện tượng thiên tai khác, nếu bạn đã ở trong nhà thì nên đóng kín và tránh xa cửa sổ. 2. Sau cơn lũ ta nên làm gì? A. Tham gia làm vệ sinh môi trường quanh khu vực mình ở. B. Cắm điện ngay để sử dụng sau những ngày bị cắt điện sau lũ. C. Phơi đồ ăn ngấm nước lụt để sử dụng tiếp. D. Dùng nước lụt để nấu ăn. Lũ đem theo nhiều rác thải, xác cây cối, động vật ảnh hưởng đến môi trường sống nên cần phải dọn dẹp làm vệ sinh. Đồ điện còn ướt nếu sử dụng ngay rất dễ gây tai nạn. Nước lụt mang theo nhiều mầm bệnh. Đồ ăn ngấm nước lụt không nên sử dụng tiếp. 3. Việc làm nào giúp chúng ta đối phó với tất cả các loại thiên tai? A. Đi sơ tán. B. Buộc, gia cố nhà cửa cho chắc chắn. C. Tự trang bị kiến thức đẩy đủ về thiên tai. D. Chuẩn bị thuốc men đầy đủ. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 47
  48. Thiên tai nhiều khi diễn ra bất ngờ nên ta không thể kịp chuẩn bị. Vì vậy, khi thiên tai chưa xảy ra tốt nhất là nên tự tìm hiểu các kiến thức về thiên tai để có thể ứng phó. Câu 2: Phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu (√) vào ô thích hợp. Đúng Sai Chúng ta nên chặt bớt cây để mặt đất √ thoáng đãng nhằm tránh sạt lở đất. (Cây cối giúp tăng khả năng giữ nước và độ kết dính cho đất. Ngoài ra rễ cây cũng tăng độ vững chắc của kết cấu đất) Câu 3: Chọn 02 phương án trả lời đúng trong câu sau: Nếu bạn đang đi ngoài đường và động đất xảy ra bạn nên làm gì? A. Chạy vào một tòa nhà thật chắc chắn gần nhất. B. Tìm một cây to hay cột điện và ôm thật chặt. C. Tìm một nơi thoáng đãng, xa các tòa nhà cao tầng, cây cối, đường dây điện. D. Ngồi ngay xuống đất và ôm chặt lấy đầu. Động đất ít gây nguy hiểm trực tiếp cho con người nhưng việc cây cối, nhà cửa, đồ đạc bị đổ lại luôn đe dọa đến sinh mạng con người. Vì vậy sẽ an toàn hơn khi tìm nơi thoáng đãng, tránh xa các tòa nhà, cây cối, đường dây điện. CÁC HOẠT ĐỘNG GỢI Ý KHÁC 1. Thảo luận bàn tròn Giáo viên đặt 5 bức tranh, hoặc các thẻ ghi tên thiên tai – Những việc nên và ở các khu vực khác nhau: Bão, Lũ lụt, Sạt lở đất, Hạn không nên làm khi hán, Dông và Sét. thiên tai xảy ra Giáo viên chia cả lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5-6 em. Mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng có nhiệm vụ: ghi (danh cho hoc sinh THCS) chép ý kiến của nhóm mình, thuyết trình và bổ sung các ý kiến từ các lần thảo luận sau. Thơi gian: 35’ Thảo luận đầu tiên: mỗi nhóm có 15 phút để thảo luận Chuẩn bị: Tài liệu phát tay trả lời câu hỏi: Chủ đề 1 hoặc thẻ ghi tên + Khi thiên tai xảy ra các em nên làm gì để an toàn? các loại thiên tai + Những việc không nên làm khi thiên tai xảy ra? Giấy bút thảo luận Sau khi nghe hiệu lệnh “Dừng” của giáo viên, các nhóm di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến điểm tiếp theo. Nhóm trưởng vẫn giữ nguyên vị trí. 48 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  49. Các lần thảo luận tiếp theo: các nhóm có 7 phút để thảo luận tại mỗi điểm. Sau 3-5 lần đổi chỗ, giáo viên mời đại diện của các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung. Giáo viên tổng hợp các hoạt động cần thực hiện khi thiên tai đo xảy ra (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 5). 2. Hoạt động Ghép thẻ Giáo viên chia cả lớp thành 2 đội. Trên bảng giáo viên “Nên” và “Không nên” dán sẵn 2 thẻ “Nên” và “Không nên” cho mỗi đội chơi. Giáo viên đặt các cánh hoa bằng giấy vào 1 giỏ phía Thơi gian: 15’ trước mỗi đội. Chuẩn bị: Tài liệu phát tay 5.2 Mỗi bạn từ từng đội sẽ lần lượt lên lấy 1 cánh hoa, đọc to và quyết định đó là hành động “Nên” hay “Không Nên”. Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích và công bố xem cánh hoa đó đúng hay sai để cho điểm đội. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng. 3. Làm sản phẩm Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: chọn một loại truyền thông hình thiên tai có khả năng xảy ra ở địa phương và xây dựng các sản phẩm truyền thông (vẽ báo tường, sân (danh cho hoc sinh THCS) khấu, múa hát, ) để trẻ em, gia đình và cộng đồng nhận thức được Nên và Không nên làm gì trươc, trong Thơi gian: 30’ và sau thiên tai. Chuẩn bị: Giấy A0 4. Xây dưng kê hoach Trươc buôi hoc, giao viên nên tham khao kê hoach ưng giảm nhẹ rủi ro thiên tai pho vơi thiên tai cua trương và địa phương, và xem tai trương hoc các loại hình thiên tai nào có thể xảy ra tại địa phương. Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm thảo luận, mỗi Thơi gian: 30’ nhóm khoảng từ 5-6 em. Chuẩn bị: Giấy A0 Giáo viên cho cac nhom thao luân cac câu hoi sau (có thể thảo luận về loại hình thiên tai cụ thể với địa phương): + Trước khi thiên tai xảy ra, hoc sinh nên lam gi? + Trong khi thiên tai xảy ra, hoc sinh nên lam gi? + Sau thiên tai, hoc sinh nên lam gi? Các nhóm thảo luận trong 15 phút. Giáo viên mơi cac nhom lên thuyết trình và kết luận TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 49
  50. những việc cần làm trước, trong và sau thiên tai. Giáo viên kêt hơp vơi kê hoach phong, tránh thiên tai trong trường học: KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI Trường: Huyện: Xã: Tháng Loại Những Những việc Những trong năm thiên tai việc em em cần việc em cần làm làm trong cần làm trước khi khi xảy ra sau khi xảy xảy ra thiên tai ra thiên tai thiên tai 5. Xây dựng kế hoạch Lựa chọn một loại thiên tai phù hợp với địa phương, GNRRTT tại gia đình giao viên giao bai tâp vê nha cho cac em: thao luân vơi bô me cân phai lam gi trươc, trong và sau thiên tai và (danh cho hoc sinh THCS) làm kế hoạch ứng phó với thiên tai tại gia đình. Thơi gian: bài tập về nhà Tên hộ gia đình Số người trong gia đình. Tên công việc Người thực hiện Thời gian A. Trước khi thiên tai xảy ra B. Trong khi thiên tai xảy ra C. Sau khi thiên tai xảy ra 50 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  51. Chủ đề 6: Các hoạt động ren luyên kỹ năng trong quan ly rui ro thiên tai dành cho trẻ em Mục đích: Sau khi tham gia các hoạt động này, hoc sinh co thê: Biết đánh giá rủi ro, khả năng và tình trạng dễ bị tổn thương cua nơi minh sông thông qua 2 công cụ: vẽ bản đồ và thông tin lịch sử. Thực hành một số hoạt động ứng phó trong thiên tai: làm túi dụng cụ khẩn cấp, luyện tập thoát hiểm, mặc áo phao 6.1 Vẽ bản đồ rủi ro, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương5 (Danh cho hoc sinh THCS) Thơi gian: 45 phút Chuẩn bị: Giấy khổ to A0, bút màu, bút dạ Các hoạt động chính: 1. Giáo viên giải thích ý nghĩa của việc vẽ bản đồ rủi ro, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương: Giúp các em hiểu và xác định các địa điểm thường có rủi ro, các khu vực an toàn và nguồn lực sẵn có của cộng đồng. Giúp các em biết cách ứng phó với các hiểm họa tự nhiên và thiên tai. Giáo viên giải thích cho các em biết có các bước sau để vẽ bản đồ: (1) Vẽ bản đồ đơn giản; (2) Xác định các rủi ro; (3) Xác định các nguồn lực; (4) Xác định tình trạng dễ bị tổn thương. 2. Bản đồ đơn giản: Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm nhỏ, 5-6 em/nhóm. Giáo viên hướng dẫn các em vẽ bản đồ cơ bản bao gồm các chi tiết: + Trường học của các em; 5 Save the Children, Tài liệu tập + Trục đường đi qua trường học; huấn Quản lí rủi ro thảm họa dựa vào cộng đồng và đánh giá tính + Các công trình công cộng: UBND xã, trạm y tế, nhà dễ bị tổn thương, khả năng có sự văn hóa, sân chơi ; tham gia. + Nhà của các em. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 51
  52. Bản đồ không cần vẽ đúng tỉ lệ. Giáo viên thống nhất một số kí hiệu dùng trong vẽ bản đồ. Trước khi thực hiện các bước xác định rủi ro, nguồn lực và tình trạng dễ bị tổn thương, giáo viên cho các em nhắc lại những khái niệm đã học. Ví dụ bản đồ hiểm họa do học sinh vẽ6 3. Xác định các rủi ro: Giáo viên cho các em đánh dấu bằng bút màu trên bản đồ những nơi các em cho là nguy hiểm đối với các em và cộng đồng. Các mối nguy hiểm có thể bao gồm: + Vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt + Vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán + Vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 4. Xác định các nguồn lực: Giáo viên cho các em đánh dấu bằng bút màu trên bản đồ những nguồn lực sẵn có tại địa phương, bao gồm: Nhà xưởng, Nơi trú ẩn an toàn, Hệ thống thông tin, Đê, Kè 5. Xác định các tình trạng dễ bị tổn thương: Giáo viên cho các em đánh dấu bằng bút màu trên bản đồ nơi dễ bị tổn thương về người, tài sản, cơ sở hạ tầng cần được quan tâm bảo vệ: Người khuyết tật; Người già; Nhiều trẻ em; Nhiều phụ nữ; Nhà tạm; và những địa điểm xung yếu: đê kè, cầu cống 6 Plan tại Việt Nam. 52 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  53. 6.2 Thông tin lịch sử (Danh cho hoc sinh tiêu hoc va THCS) Thơi gian: 120 phút Chuẩn bị: Giấy khổ to A0, bút màu, bút dạ Các hoạt động chính: 1. Giáo viên giới thiệu mục đích của công cụ thông tin lịch sử: Công cụ thông tin lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu những hiểm họa tự nhiên và thiên tai đã xảy ra trước đây và nhận biết những thay đổi. 2. Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện phỏng vấn: Giao viên giới thiệu: Trong hoạt động thu thập thông tin lịch sử về các sự kiện thiên tai trong vòng 15 năm trở lại đây, các em sẽ phỏng vấn người thân, người cao tuổi, người đã sống nhiều năm tại địa phương. Giao viên cho các em làm việc theo cặp. Nhiệm vụ của mỗi cặp là thảo luận và ghi ra những câu hỏi cần phỏng vấn. Giáo viên gợi ý những thông tin cần hỏi: + Những thiên tai đã từng xảy ra tại địa phương? Xảy ra vào thời gian nào? + Có dấu hiệu gì báo trước những thiên tai đó? Thời gian báo trước bao lâu? Kéo dài trong bao lâu? + Những thiệt hại mà người dân phải gánh chịu? + Nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại đó? + Những thay đổi trong cách sử dụng đất (mùa vụ, khu vực có rừng trước đây )? + Những thay đổi về tổ chức xã hội tại địa phương? Giao viên hướng dẫn các em điền thông tin vào bảng như dưới đây. 3. Thực hành: Giáo viên có thể gọi 1-2 cặp lên thực hành phỏng vấn và điền thông tin. Cả lớp quan sát và góp ý. 4. Bài tập về nhà: Giáo viên giao cho mỗi cặp về phỏng vấn 1-2 người cao tuổi trong làng. Kết quả bài tập này sẽ được chia sẻ tại những buổi học sau. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 53
  54. Ví dụ: Thông tin về thiên tai đã xảy ra tại xã A, từ 1995-2011 Năm Thiên tai Thiệt hại Nguyên nhân Cách khắc phục 1995 Lụt • Xói lở đất, tắc đường • Đường đất • Huy động lực lượng • Ngập hơn 1m, nhiều chưa được bê bộ đội và thanh niên đi nhà bị ngập, hỏng hết tông hóa. cứu đê giường tủ, bàn ghế, • Mưa to kết • UBND xã di chuyển giấy tờ hợp với triều một số hộ đến nơi cao • Mất lúa, hoa màu và cường hơn cây trồng khác • Đê đắp bằng • Vỡ đê đất 1998 Mưa lớn, • Huy động lực lượng • Nhà của các • UBND xã sơ tán Bão bộ đội và thanh niên hộ nghèo, những hộ ở vùng thấp đi cứu đê xây lâu năm, lên vùng cao hơn • UBND xã di chuyển không chắc • Cấp nước sạch phục một số hộ đến nơi chắn vụ cho ăn uống cao hơn • Dọn dẹp đường làng • Phun thuốc khử trùng • Hỗ trợ dựng lại mái cho các hộ nghèo 2003 Bão • Nước ngập hơn • Không có nắp • Thanh niên dọn dẹp 70cm, kéo dài 1 ngày. đậy giếng đường làng và các khu • Nước giếng bị nhiễm • Kênh mương vực công cộng mặn thoát nước • Đất bị nhiễm mặn, chưa được hỏng hết hoa màu và xây dựng cây vườn hợp lí 6.3 Luyện tập thoát hiểm (Danh cho hoc sinh tiêu hoc va THCS) Thơi gian: 45’ Chuẩn bị: Giáo viên tìm hiểu xem trường học đã có kế hoạch khẩn cấp trước các hiểm họa/thiên tai chưa Giáo viên chuẩn bị các phương án thoát hiểm bao gồm: + Loại thiên tai giả định + Dấu hiệu cảnh báo + Hiệu lệnh sơ tán (còi, trống ) + Tuyến thoát hiểm: quy định hành lang và cầu thang 54 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  55. Các hoạt động chính: + Địa điểm sơ tán + Quy định thời gian để thoát hiểm Giáo viên giới thiệu mục đích và tầm quan trọng của các phương án thoát hiểm. Giáo viên cho học sinh luyện tập theo phương án đề ra: + Nêu tình huống + Báo động bằng hiệu lệnh + Hướng dẫn học sinh di chuyển theo tuyến quy định + Tập hợp các bạn học sinh tại địa điểm sơ tán + Kiểm tra số lượng học sinh + Tính giờ Hoạt động gợi ý khác: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh về nhà bàn bạc với gia 6.4 Thực hành mặc áo phao (Danh cho hoc sinh tiêu hoc va THCS) Thơi gian: 30’ Chuẩn bị: Ít nhất 2 em có 1 áo phao Cách tiến hành: 1. Giáo viên giới thiệu mục đích của hoạt động thực hành mặc áo phao. 2. Hướng dẫn cách mặc áo phao đúng cách. Trước hết giáo viên giơ áo phao và giải thích để học sinh nhận biết thế nào là một áo phao đủ tiêu chuẩn an toàn. Giáo viên hướng dẫn cách mặc áo phao. 3. Thực hành: Giáo viên cho cả lớp làm việc theo cặp. Các em thực hành luân phiên, một em mặc áo phao, em còn lại quan sát và nhận xét những sai sót của bạn mình. Giáo viên đến từng cặp và giúp đỡ các em. 4. Giáo viên gọi 5 em lên trình diễn trước lớp. Cả lớp quan sát và nhận xét. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 55
  56. 6.5 Làm túi dụng cụ khẩn cấp (Danh cho hoc sinh tiêu hoc va THCS) Thơi gian: 30’ Chuẩn bị: Giấy trắng, bút viết, có thể viết tên các vật dụng ra thẻ giấy Cách tiến hành: 1. Giao viên nêu muc đich va tâm quan trong cua tui dung cu khân câp: Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta phải sơ tan nhanh ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Chúng ta thương chi co đu thơi gian đê mang đi nhưng vât dung cân thiêt nhât. Túi dụng cụ khẩn cấp sẽ đựng các vật dụng hữu ích giúp chúng ta sống sót. Chúng ta phải chuẩn bị túi này trước. Các em sắp xếp những đồ dùng cần thiết, cho vào túi và đặt túi ở một nơi thuận tiện các em có thể lấy ngay được. Bài tập dưới đây sẽ giúp các em thực hành chuẩn bị túi dụng cụ khẩn cấp tại nhà. 2. Tiên hanh thao luân: Giao viên chia lơp hoc thanh 5 nhom nho. Môi nhom khoang 5-6 hoc sinh. Giao viên yêu câu cac nhom thao luân va viết tên nhưng vât dung nao cac em cho răng cân thiêt nhât giup cac em sông sot qua đơt thiên tai. Giao viên cho cac nhom thao luân trong 10 phut, sau đo mơi đai diên cac nhom lên trinh bay va giai thich lí do tai sao lai chon nhưng vât dung đo. Cac nhom se viết tên vât dung đươc lưa chon lên bang. Cac nhom khac co thê đăt câu hoi để làm rõ ý. 3. Giao viên tông kêt: Nêu cac em quyêt đinh mang tât ca nhưng vât dung theo ngươi, cai túi cua em se to băng ngôi nha. Lam thê nao em co thê đem theo cai túi nay khi co bao? Vây chúng ta se phai chuân bi nhưng gi? Gơi ý các vật dụng cần thiết: Khi co thiên tai, em va ngươi thân co thê bi thương hoặc bị ốm. Thuốc và túi cứu thương có thể sẽ có ích. Nếu thiên tai xảy ra vào ban đêm, em sẽ cần phải có đèn pin. Và cũng đừng quên mang pin theo nhé. Thực phẩm khô như banh lương khô, bich quy, thực phẩm đóng hộp hoặc mì tôm cũng sẽ giúp ích khi em bị đói, giúp em lấy lại năng lượng. 56 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI
  57. Bão, lụt có thể phá hủy đường ông nươc, hoặc làm ô nhiễm giếng nước; gia đình các em nên chuẩn bị nước sạch để uống. Diêm hay bật lửa cũng rất cần thiết giúp em nhóm lửa để sưởi ấm hoặc nấu ăn. Bát, đũa, thìa và một số dụng cụ cá nhân như khăn mặt, bàn chải, một bộ quần áo sẽ làm cho em thoải mái hơn. Thiên tai có thể sẽ phá hỏng ngôi nhà của em, vì vậy, em và người thân nên mang theo những giấy tờ quan trọng của gia đình. Những giấy tờ này nên gói trong túi ni lông để tránh bị ẩm ướt. Ngoài ra, một số người có thể mang theo những vật dụng khác như tiền, sổ tay vì những thứ đó quan trọng với họ. Nhưng điều quan trọng nhất là các em phải nhớ Nên làm gì và Không nên làm gì khi có thiên tai. Nếu nhà của các em nằm trong khu vực bị tác động bởi thiên tai và các em đã ở nơi an toàn thì các em không nên quay lại để lấy túi dụng cụ khẩn cấp nữa. TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI 57