Hiệu trưởng chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực

pdf 102 trang ngocly 2390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hiệu trưởng chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_truong_chi_dao_phong_trao_thi_dua_xay_dung_truong_hoc_t.pdf

Nội dung text: Hiệu trưởng chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực

  1. NGUYỄN ĐÌNH PHÙNG (Trường THPT Chu Văn An) Giải C I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số 40/ 2008, CT – BGD-ĐT về thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tế của nhà trường hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Trường THPT Chu Văn An được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn làm điểm để chỉ đạo. Sau hai năm học tích cực thực hiện phong trào này, nhà trường đã đạt được một số kết quả bước đầu, diện mạo của nhà trường tươi sáng hơn, bầu không khí tâm lí trong trường ngày càng thân thiện; cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực giảng dạy, học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là chất lượng giáo dục của nhà trường phát triển mạnh mẽ, uy tín của nhà trường đối với nhân dân địa phương ngày càng được khẳng định. Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” được tiếp tục triển khai đến năm 2013 và những năm tiếp theo. Vì vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi xin trau đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu. II. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG: - Trường THPT Chu Văn An được tỉnh đầu tư xây dựng mới. Cơ sở vật chất trường cũ xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn được bảo quản, sử dụng. Trường còn phải sinh hoạt chung với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện. - Chất lượng đào tạo của nhà trường đạt khá cao nhưng nội bộ mất đoàn kết, đơn thư khiếu nại kéo dài (về dạy thêm - học thêm). Vì vậy sau 4 năm học đạt Tập thể Lao động xuất sắc, năm học 2007-2008 chỉ được công nhận là Tập thể Lao động tiên tiến. - Bầu không khí tâm lí trong nhà trường không tốt, giáo viên nghi ngờ lẫn nhau. - Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh không tập hợp được những phụ huynh tâm huyết với nhà trường, dường như chỉ hoạt động cầm chừng. 142
  2. III. CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC: 1. Công tác tổ chức: - Đảng ủy đề ra nghị quyết về thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”. - Thành lập Ban chỉ đạo với đầy đủ đại diện các bộ phận trong nhà trường như Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn trường, các tổ trưởng chuyên môn, đại diện PHHS Do Hiệu trưởng làm Trưởng ban. Đặc biệt là trong Ban chỉ đạo có Bí thư Đoàn trường là học sinh. - Phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm về các phần việc: kế hoạch, tổ chức thực hiện, tài chính Các nội dung của phong trào. + Cụ thể là Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về kế hoạch, tài chính, điều hành + Phó Hiệu trưởng chuyên môn và các tổ trưởng phụ trách nội dung 2: Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. + Phó Hiệu truởng ngoài giờ lên lớp và Công đoàn phụ trách nội dung 1: Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn; nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. + Đoàn trường, Chi đoàn giáo viên, Tổ Thể dục Quốc phòng chịu trách nhiệm về nội dung 4 : Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương. + Ban Đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm về vận động gia đình giáo dục học sinh, công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. 2. Lập kế hoạch: - Muốn chỉ đạo phong trào đạt hiệu quả tốt, khâu tiếp theo là lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch thật phù hợp, có tính khả thi. - Trong khi lập kế hoạch cần nêu cụ thể thời gian. Thí dụ: Ở nội dung 1: Trồng bao nhiêu cây, những loại cây gì, vườn hoa, tượng đài Phải xác định được thời điểm hoàn thành. 3. Đề ra thật cụ thể các chuẩn cho các tiêu chí và chỉ đạo thực hiện: 3.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn Giáo dục học sinh, hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, trường lớp sạch đẹp: Từ lớp học ra đến cổng trường. Từ trường đến xã hội. 143
  3. Lớp học: 1. Bàn ghế học sinh và giáo viên: Bàn ghế giáo viên phải có mặt bàn. Mặt bàn có thể bằng chất liệu vải, màu sắc, hoa văn phải trang nhã, luôn có bình hoa (có thể chọn hoa mũ, hoa tươi, hay có thể là các chậu bonsai nhỏ). Khăn trải bàn giáo viên phải được giặt thường xuyên hàng tuần. Bông lau bảng phải thường xuyên giặt và vắt khô. Hạn chế bụi bay. Bàn học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, sắp xếp ngăn nắp. Luôn phải sạch sẽ từ hộc bàn đến mặt bàn, mặt ghế. Để thực hiện: Lớp phó lao động của mỗi lớp cần: Quan tâm đến việc theo dõi lịch trực vệ sinh của các tổ. Phân công rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể: giữ gìn và bảo quản các đồ đạc trong lớp: khăn trải bàn, bình hoa, bông phấn, Báo cáo sát, kịp thời về tài sản của lớp; thất thoát về bàn ghế của lớp, bàn ghế cũ hư, dơ bẩn, 2. Đèn và quạt: Đèn mắc trong lớp phải đảm bảo đủ ánh sáng cho cả phòng học và đảm bảo an toàn về điện. Sử dụng đèn tiết kiệm điện. Chú ý: Ánh sáng trên bảng, ánh sáng bàn học sinh. Quạt mắc trong lớp phải đảm bảo đủ độ mát mẻ cho cả phòng và an toàn về điện. Sử dụng quạt tiết kiệm điện. Chú ý: Quạt phải đảm bảo an toàn và không gây tiếng ồn. Để thực hiện: Bộ phận kĩ thuật lắp đặt cần chú ý độ bền của đèn và quạt. Độ an toàn trong khi sử dụng. Độ an toàn về điện. Lớp phó lao động mỗi lớp cần: Quan tâm đến việc tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khi không cần sử dụng nữa. Báo cáo về tình hình sử dụng đèn quạt của lớp những khi thất thoát,hư cũ hay có dấu hiệu không an toàn. 3. Các cửa ra vào và cửa sổ: Bảo quản, giữ gìn tránh dơ bẩn, hư hỏng. Nhớ khép lại cẩn thận khi ra khỏi lớp. 144
  4. Thường xuyên vệ sinh cửa sổ. Báo cáo về tình trạng của các cửa sổ. 4. Các vách cửa lớp: Bảo quản, giữ gìn các vách, tránh dơ bẩn không được viết bậy, làm bẩn vách. 5. Bục giảng và bảng: Giữ vệ sinh khu vực bục giảng, tránh tồn đọng bụi lưu lại quá nhiều ngày. Thường xuyên quét dọn hàng buổi. Không để phấn vụn rơi vãi quá nhiều ở khu vực bục giảng. Bảng phải được lau sạch. Các hành lang: Thường xuyên vệ sinh, quét dọn khu vực hành lang trước và sau. Khu vực hành lang là khu vực thường hay bị xem nhẹ và ít chú trọng đến việc quét dọn. Các phó lao động cần chú ý quan tâm đến khu vực này. Cầu thang: Đây cũng là một bộ mặt của trường. Cần phải vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt là các lớp trực tuần, cần thường xuyên quét dọn khu vực này. Sân trường: Để sân trường xanh, sạch, đẹp, an toàn. Hàng tuần đã có lớp trực vệ sinh. Quét dọn sân trường tất cả các khu, dọn sạch sẽ vào thùng rác sau mỗi buổi học (sáng, chiều) =>Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi cá nhân. Sân trường phải có trang bị nhiều thùng đựng rác lớn, hợp vệ sinh. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường, trồng cây có qui hoạch, có kế hoạch và mang tính mĩ quan đẹp. Có thể chia khu phân công cho từng lớp cụ thể: trồng và chăm sóc kèm theo tên từng công trình đó. Có sự quan tâm, chấm chọn, xếp hạng, phát thưởng. Sân trường phải có nơi để học sinh vui chơi trong giờ ra chơi: Sân chơi đá cầu, các băng ghế được trang bị dưới các gốc cây, ven các hành lang, xung quanh các công trình cây xanh của các lớp. Sân trường phải có các sân chơi thể thao. Ví dụ: Bóng chuyền, bóng rổ, đánh cầu lông Sân trường rộng rãi, không gian thoáng, đủ ánh sáng, 145
  5. Căng-tin: Trường phải có nhà ăn hợp vệ sinh, sạch sẽ, bán những thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, chú ý: Hạn sử dụng, các thành phần chế biến thực phẩm, ghế, bàn, chén, muỗng, đũa, các dụng cụ nói chung phải có nơi lau chùi đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh; giá cả hợp lí, Nhà vệ sinh: Đây là nơi dễ gây ô nhiễm nhất, rất cần ý thức giữ gìn của tất cả mọi người, từ học sinh đến giáo viên, công nhân viên nhà trường. Chú ý: phân chia khu vực riêng biệt giữa nhà vệ sinh nam với nhà vệ sinh nữ. Thực hiện an toàn về phòng ốc, trần, cửa nẻo, Trang bị đủ nước, xà phòng, giấy Khoảng cách giữa căng-tin và nhà vệ sinh cần phải đảm bảo. Bãi đậu xe: Bãi đậu xe của các giáo viên và bãi đậu xe của các khối lớp phải được bố trí thích hợp. Đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng mĩ quan, không chiếm không gian vui đùa, sinh hoạt, vui chơi của học sinh. Bãi đậu xe phải có mái che, có hàng rào, có cửa an toàn, có người canh giữ. Nên thống nhất về chi phí cho tiền giữ xe. Cổng trường: Luôn giữ cho vỉa hè xung quanh trường, trước cổng trường phải thông thoáng. Ven hang rào phải trồng những cây xanh, thường xuyên tưới, tỉa, chăm sóc tạo vẻ mỹ quan. Đặt một vài thùng rác công cộng ven hàng rào trường để chứa rác thích hợp. Thường xuyên vệ sinh hàng rào trường, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh các vách tường của các hàng rào bằng cách phân công công việc cụ thể cho các em khi trực tuần. Cổng trường phải đủ lớn, phải đảm bảo cho học sinh ra về không ùn tắc giao thông. HS trường tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo quản tài sản của nhà trường bởi vì tất cả tài sản của nhà trường là của các em nên các em cần phải: chăm sóc giữ gìn nó. Và có làm như vậy, các em mới thể hiện mình là người văn minh. 3.2. Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của học sinh ở địa phương, giúp các em tự tin trong học tập Giáo viên phải là người chủ động đổi mới phương pháp sao cho: phù hợp với 146
  6. đối tượng HS, phù hợp với môn mình phụ trách, phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương để phát huy hết khả năng tích cực, tự giác và tự tin trong học tập của HS. Đối với BGH: + Tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện việc đổi mới PPDH. + Trang bị đầy đủ về: phòng chức năng, phòng thí nghiệm, phòng học, các thiết bị, máy móc hỗ trợ: LAPTOP, PROJECTOR, TIVI, BẢNG THÔNG MINH, các ĐDDH khác + Đầu tư cho thư viện trường nguồn tài liệu phong phú cho các môn học. Có tủ sách riêng cho GV và tủ sách riêng cho HS học tập và nghiên cứu, có tủ sách CHUYÊN ĐỀ HỒ CHÍ MINH, ĐẠO ĐỨC, LẬP THÂN LẬP NGHIỆP + Phối hợp sở GD_ĐT về các dự án của Bộ, cục nhà giáo và cán bộ quản lí GD giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ chức tập huấn về đổi mới PPDH cho GV, nhân các điển hình GV giỏi của truờng và địa phương cho các thầy cô trong trường. Đối với giáo viên, cần: + Tích cực chủ động đổi mới PPDH sao cho phù hợp với đặc trưng chuyên môn của mình, phù hợp với tình hình của lớp, của trường, của địa phương. + Tích cực, chủ động thường xuyên sưu tầm tài liệu sách báo tra cứu thông tin trên mạng Internet để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ giảng dạy học tập và nghiên cứu, đề xuất sáng kiến vể đổi mới PPDH. + Giới thiệu các PPDH hay, có hiệu quả, thành công mà mình đã áp dụng cho các bạn đồng nghiệp, giới thiệu các trang web hay, hữu ích liên quan đến bộ môn cho các bạn đồng nghiệp trong các buổi họp tổ chuyên môn. + Giới thiệu cho các em học sinh các trang web hữu ích giúp các em tự tìm thông tin, tài liệu, tự nghiên cứu. Động viên, khen ngợi, nhân điển hình những em HS tự giác truy cập Internet để tìm kiếm tư liệu, thông tin. Động viên khích lệ học sinh phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Đặc biệt là khích lệ kip thời các HS yếu, kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ. + Khuyến khích tạo điều kiện hướng dẫn HS giúp đỡ nhau trong học tập, HS khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém. + Động viên các em mạnh dạn đề xuất ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Đối với học sinh, cần: + Ở nhà: Chuẩn bị bài, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Truy cập Internet để tìm những thông tin giải đáp thắc mắc của bản thân, giúp ích cho các môn học. 147
  7. Tổ chức học nhóm “ đôi bạn cùng tiến” hay nhóm bạn ở gần nhà cùng nhau giải các bài tập khó, trau đổi các vấn đề còn thắc mắc trên lớp, giúp đỡ các bạn học yếu. Giới thiệu cho bạn bè, thầy cô những trang web hữu ích phục vụ cho việc dạy và học, vui chơi giải trí lành mạnh làm cho con người trở nên năng động sáng tạo, tiến bộ, văn minh và phát triển. + Ở trường: Nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy của nhà trường, phấn đấu rèn luyện trở thành con người toàn diện về cả TÀI lẫn ĐỨC. + Tích cực chủ động tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn trường, địa phương tổ chức. + Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, xây dựng tập thể lớp vững mạnh tiến bộ. + Các cán bộ Đoàn, các cán bộ lớp gương mẫu đi đầu trong các phong trào chấp hành nội quy nhà trường phấn đấu để học giỏi và tiến bộ. + Các cán sự bộ môn chủ động hăng hái nhiệt tình giúp đỡ các bạn trung bình, yếu kém của lớp, cải thiện tình hình học tập ở môn mà mình phụ trách. + Phát động phong trào thi đua về xây dựng bài, tận dụng 15' đầu giờ, gặt hái điểm hồng giữa các tổ trong lớp. + Ủng hộ cái hay cái tốt cái tiến bộ, lên án phê phán cái xấu cái tiêu cực trong lớp. Trong nội dung “DẠY VÀ HỌC CÓ HIỆU QUẢ PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM CỦA HỌC SINH Ở ĐỊA PHƯƠNG, GIÚP CÁC EM TỰ TIN TRONG HỌC TẬP “ thì người giáo viên là người chủ động: thay đổi PPDH, tự nghiên cứu tìm tòi, làm ĐDDH, quan tâm yêu thương học sinh. Và người học sinh là đối tượng trung tâm của Dạy và Học sao cho HS tự tin tiến bộ, phát triển toàn diện. 3.3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Rèn luyện các kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và có ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đối với giáo viên: + Đưa các nội dung trên vào chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp. Giáo viên bộ môn lồng ghép các nội dung trên vào các tiết dạy sao cho phù hợp: Đặt tình huống yêu cầu các em xử lí. + Phân công các em làm việc theo nhóm: Chuẩn bị bài ở nhà, thảo luận nhóm ở lớp. + Thường xuyên nhắc nhở các em về việc ứng xử có văn hóa, đặc biệt là ứng xử của bạn nam đối với bạn nữ, hay giữa các bạn nữ với nhau. Giáo dục tình bạn đẹp trong lớp, trong trường, chung sống với nhau hòa bình và chống lại bạo lực. 148
  8. + Quan tâm giáo dục học sinh thái độ lễ phép đối với người lớn, thầy cô, cha mẹ; rèn luyện thói quen biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, tạo chuyển biến rõ nét trong học sinh. + Giám thị nhà trường thường xuyên và kịp thời nhắc nhở, xử lí, ngăn chặn, giáo dục các trường hợp bạo lực xảy ra hoặc có dấu hiệu bạo lực. + Kết hợp với Công an địa phương quản lí học sinh tại các tụ điểm game, quán café. + Kết hợp với CSGT tuyên truyền luật ATGT, phát động phong trào tìm hiểu luật ATGT bằng hình thức hái hoa dân chủ, đố vui, NGLL, CLB dưới cờ, vẽ tranh cổ động, viết và xây dựng tiểu phẩm, tham gia trực giữ gìn TTAT trước cổng trường vào giờ cao điểm Xử lí, giáo dục nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm luật ATGT. + BCH Đoàn trường thường xuyên tổ chức các CLB để tạo sân chơi lành mạnh, tích cực, bổ ích nhằm làm cho học sinh giảm bớt thời gian lang thang các tụ điểm game, quán café, dịch vụ Internet không lành mạnh, tham gia vào các tệ nạn xã hội. + Tổ chức nhiều cuộc tham quan, du khảo, dã ngoại, hội thảo nhằm phát huy vai trò chủ thể, tích cực, tự chủ, tự giác, được tham gia ý kiến những vấn đề mà các em quan tâm. + Thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu, giao lưu thể thao giữa các em học sinh trong trường và ngoài trường nhằm nâng cao sức khỏe cho HS. + Trường phải có sân chơi, thể thao phù hợp: Sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ đáp ứng nhu cầu chơi thể thao của HS. Thường xuyên tổ chức các chương trình sinh hoạt CLB định kì như: CLB TUỔI TRẺ, CLB DẤU HỎI XANH, CLB VĂN NGHỆ, CLB THỂ THAO, CLB KHOA HỌC XÃ HỘI, CLB KHOA HỌC TỰ NHIÊN, CLB TIẾNG ANH, chương trình phát thanh học đường, thay lời muốn nói, nhằm tạo sân chơi, rèn luyện kĩ năng, thể chất cho học sinh. Đối với học sinh: + Tích cực tự nguyện tham gia vào các hoạt động, phong trào của nhà trường và địa phương. Ý thức giữ thái độ hòa nhã, hợp tác của các HS khi là việc theo nhóm. + Rèn luyện kĩ năng tự học, kĩ năng nhận diện vấn đề biết tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện an toàn giao thông. Hướng dẫn học sinh tự nấu ăn, giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng, có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả + CLB TUỔI TRẺ: nhằm chào mừng các ngày lễ trong năm như: kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ, thầy Chu Văn An, Bác Tôn các anh hùng cách mạng bằng các hình thức như sinh hoạt thi đố vui, hái hoa dân chủ, trang sử vàng, tổ chức tọa đàm, văn nghệ, tiểu phẩm 149
  9. Tham gia các hoạt động vệ sinh đường phố, trường học, nghĩa trang liệt sĩ, bảo vệ môi trường, tuyên truyền phòng chống AIDS, tuyên truyền luật ATGT, tham gia các cuộc ra quân, mitting, giao lưu ngày dân số thế giới, ngày môi trường thế giới, ngày thế giới phòng chống lao, ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS, ngày thế giới không hút thuốc lá, ngày giờ trái đất. Tham gia kế hoạch nhỏ, phong trào thi đua gặt hái điểm hồng, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, diễn đàn thắp sáng ước mơ tuổi trẻ An Giang, chào mừng tất cả các ngày lễ lớn của dân tộc. Tham gia tọa đàm lập thân lập nghiệp, tư vấn tuyển sinh, giao lưu chọn nghề chọn trường phù hợp điều kiện của bản thân. + CLB DẤU HỎI XANH: nhằm tổ chức các diễn đàn trau đổi các vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, các vấn đề liên quan đến tâm sinh lí, lứa tuổi giới tính, sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức như buổi giao lưu với chuyện gia, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt CLB, tiểu phẩm, phát tài liệu, giải đáp các thắc mắc qua thư, mail, phát thanh học đường + CLB VĂN NGHỆ: nhằm phục vụ cho các ngày lễ tết, các phong trào khác của nhà trường và địa phương, chọn HS tham gia các hội thi VĂN NGHỆ cấp huyện, cấp tỉnh, giao lưu, hay tuyên truyền về HIV/AIDS, dân số, ATGT Gồm các môn như: hát, múa, kịch, Aerobic, nhảy hiện đại. Tạo cho các em có một sân chơi lành mạnh, là nơi các em gặp gỡ giao lưu học hỏi trau dồi thêm kĩ năng. + CLB THỂ THAO: nhằm tổ chức các trận thi đấu giao lưu, phục vụ cho các phong trào chào mừng các ngày lễ lớn, trọng đại của nhà trường, địa phương, đất nước gồm các môn như: bóng đá, đá cầu, cầu lông, bóng chuyền, chạy việt dã, Aerobic, các môn võ + CLB KHOA HỌC XÃ HỘI: nhằm tạo môi trường cho các em trau dồi, gặp gỡ, học hỏi, trao đổi các thông tin mới, hữu ích về các môn thuộc lĩnh vực xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Điạ lí, GDCD. CLB đã có bảng CLB để cung cấp thông tin ngắn gọn liên quan đến bài học, chương trình học, những tài liệu, hình ảnh hữu ích theo chủ đề hàng tháng. + CLB KHOA HỌC TỰ NHIÊN: nhằm tạo môi trường cho các em trau dồi, gặp gỡ, học hỏi, trao đổi các thông tin mới, hữu ích về các môn thuộc lĩnh vực xã hội như: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học. CLB đã có bảng CLB để cung cấp thông tin ngắn gọn liên quan đến bài học, chương trình học, những tài liệu, hình ảnh hữu ích theo chủ đề hàng tháng. + CLB TIẾNG ANH: nhằm tạo môi trường cho các em trau dồi, gặp gỡ, học hỏi, trao đổi các thông tin mới, hữu ích về môn tiếng Anh. 150
  10. CLB đã có bảng CLB để cung cấp thông tin ngắn gọn liên quan đến bài học, chương trình học, những tài liệu, hình ảnh hữu ích theo chủ đề hàng tháng. CLB tiếng Anh là nơi để HS tham gia các buổi học tiếng Anh tăng cường, nói tiếng Anh, dựng tiểu phẩm bằng tiếng Anh, tổ chức sinh hoạt Hallowen + Phát thanh học đường: nhằm kết hợp với đài phát thanh của huyện cung cấp kịp thời thông tin của trường cho gia đình, địa phương nắm. Phát thanh học đường tại trường của BGH, Đoàn trường thông tin kịp thời cho HS của trường , những kiến thức ngắn gọn, bổ ích. + Thay lời muốn nói: một chương trình mang tính tinh thần cao, giúp cho các em gửi đến thầy cô, bạn bè những món quà, những thông điệp qua các bài hát mà các em yêu cầu. Trong nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho HS thì học sinh vừa là đối tượng được phục vụ vừa là nguồn nhân lực chính cho mọi hoạt động của Đoàn thanh niên trong đó rất cần sự hỗ trợ của Đoàn trường, hội đồng nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. 3.4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh Tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động tự giác của HS. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi HS. Nhằm phát hiện những em có năng khiếu bồi dưỡng cho các kì thi cấp huyện, tỉnh, quốc gia. Tạo cho các em có một sân chơi tích cực, lành mạnh giảm bớt tiêu cực, tệ nạn xã hội. Tổ chức các trò chơi dân gian cũng để nuôi dưỡng và phổ biến nét đẹp của nền văn hóa dân tộc, hình thành cho các em ý thức dân tộc, tăng cường sức khỏe, phát triển kĩ năng giao tiếp, vui đến trường và hình thành nhân cách Việt Nam cho các em. Các hoạt động văn nghệ: + Hình thức: ca nhạc ( đơn ca, song ca, tốp ca, nhóm), hát có minh họa, ca cổ, múa, nhảy hiện đại, tiểu phẩm, hò đối đáp, hoạt cảnh + Tổ chức vào các dịp: mừng Đảng mừng Xuân, 15/1 âl đêm Nguyên tiêu (ngày thơ Việt Nam ), ngày 14/2 Valentine, 8/3 quốc tế phụ nữ, 26/3 thành lập Đoàn, 30/4 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, 19/5 ngày sinh Bác Hồ, 1/ 6 quốc tế thiếu nhi, 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, 20/8 ngày sinh Bác Tôn, 5/9 ngày hội khai trường, 15/8 âl tết Trung thu, 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam 151
  11. + Phục vụ cho phong trào chung của địa phương, của Huyện đoàn. Dựng tiểu phẩm, kết hợp văn nghệ tuyên truyền về HIV – AIDS, DÂN SỐ, MÔI TRƯỜNG, GIAO THÔNG, TỆ NẠN XÃ HỘI Các hoạt động thể thao: + Hình thức: bóng đá (nam, nữ); bóng chuyền (nam, nữ); cầu lông (đơn nam, nữ, đồng đội nam, nữ, đồng đội nam nữ); chạy việt dã (800m, 1000m, 1500m nam, nữ) Aerobic + Tổ chức vào các dịp: mừng Đảng mừng Xuân, 15/1 âl đêm Nguyên tiêu, ngày 14/2 Valentine, 8/3 quốc tế phụ nữ, 26/3 thành lập Đoàn, 30/4 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, 19/5 ngày sinh Bác Hồ, 1/6 quốc tế thiếu nhi, 27/7 ngày thương binh liệt sĩ, 20/8 ngày sinh Bác Tôn, 5/9 ngày hội khai trường, 15/8 âl tết Trung thu, 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam Các trò chơi dân gian: + Hình thức: ( có tài liệu về TRÒ CHƠI DÂN GIAN ) + Tổ chức vào các dịp: mừng Đảng mừng Xuân, 15/1 âl đêm Nguyên tiêu, ngày 14/2 Valentine, 8/3 quốc tế phụ nữ, 26/3 thành lập Đoàn, 30/4 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, 19/5 ngày sinh Bác Hồ, 1/6 quốc tế thiếu nhi, 20/8 ngày sinh Bác Tôn, 5/9 ngày hội khai trường, 15/8 âl tết Trung thu, 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam 3.5 - Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương Học sinh tham gia tìm hiểu giá trị văn hóa ở địa phương như làng nghề rèn Phú Mỹ, làng nghề bánh phồng Phú Mĩ, làng nghề nón lá Tân Hòa Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển huyện Phú Tân bằng các hình thức thi hái hoa dân chủ, sinh hoạt CLB a- Phối hợp chặt chẽ cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương: + Lựa chọn và nhận chăm sóc công trình di tích lịch sử nghĩa trang liệt sĩ huyện. + Nắm được yêu cầu kĩ thuật chăm sóc, bảo vệ khu di tích, làm vệ sinh, quét dọn khu di tích, chăm sóc hoa kiểng, sơn các hàng rào, quét vôi các cột, phần mộ các nghĩa sĩ. + Thường xuyên đánh giá và biểu dương các cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. b- Phối hợp với tổ chức Đoàn Đội trong và ngoài nhà trường: + Tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn và truyền thống nhà trường. 152
  12. + Tổ chức thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về khu di tích lịch sử văn hóa. + Đăng kí làm hướng dẫn viên tình nguyện cho các di tích lịch sử văn hóa ở địa phương, giới thiệu cho các HS trường khác, khách du lịch tham quan. + Lập kế hoạch phân công các lớp, nhóm HS chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa ở địa phương cả con đường dẫn vào khu nghĩa trang liệt sĩ theo kế hoạch của ngành văn hóa và của địa phương. c- Giáo viên trên lớp lồng ghép vào bài giảng những nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. Có thể tổ chức cho học sinh trong các buổi chính khoá hoặc ngoại khoá, HĐNGLL đến tại khu di tích. 4- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, với hội cha mẹ học sinh để tạo thêm điều kiện cho phong trào. Cụ thể là: - Phối hợp với Trung tâm Văn hoá- Thông tin để tuyên truyền trên Đài Truyền thanh huyện, trường có bản tin sinh hoạt học đường trên sóng đài huyện, phát thanh hai lần một tháng, tổ chức Hội thi Ca múa nhạc, sinh hoạt Câu lạc bộ - Phối hợp với Trung tâm Thể dục thể thao để mượn sân bãi tập dợt thi đấu. Đội tuyển võ thuật tập tại Trung tâm. - Phối hợp với Huyện đoàn và phòng Lao động Thương binh – Xã hội để nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Phối hợp với Công an huyện để giáo dục về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 5 NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA: 1- Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn: - Đã trồng chuỗi ngọc, bạch trạng dọc hành lang lớp học, văn phòng. - Trồng 37 cây phượng, 30 cây cau. - Trồng 40 chậu kiểng. - Đang trồng 5000m cỏ, vườn hoa, vườn lan. - Vệ sinh lớp học, cầu thang, sân trường sạch sẽ. - Xây mới 8 nhà vệ sinh cho học sinh, 1 nhà vệ sinh cho giáo viên .Tất cả đều được giữ gìn, bảo quản tốt, phục vụ đầy đủ cho CB, GV, NV, HS. - Đảm bảo đủ bàn ghế đúng qui cách cho HS. - Khuôn viên trường học có hàng rào thẩm mĩ, phòng học, phòng làm việc đủ ánh sáng, có quạt, mỗi lớp có 1 ti vi, một đầu video, 7 phòng học có trang bị máy vi tính, projector cố định, nước sinh hoạt tưới cây đầy đủ, có 5 bồn chứa nước và một hồ chứa nước. 153
  13. - Hệ thống điện 3 pha đủ sử dụng cho việc dạy và học. - Có đủ các phòng bộ môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, nghe nhìn. - Vận động phụ huynh học sinh làm tượng đài, lề đường, cựu học sinh làm bệ tượng tổng cộng 150 triệu đồng. - Thường xuyên tổ chức ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. * Ưu điểm: - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ý thức hành vi của học sinh ngày càng tốt hơn. - Trường lớp khang trang, cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện * Nhược điểm: - Do mới nhận cơ sở mới nên việc trồng cây còn hạn chế. 2. Dạy học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập: a. Số học sinh bỏ học 2008-2009: 23 học sinh tỉ lệ 2.24 %. Số học sinh bỏ học ( tính đến HKI) 2009-2010: 3 học sinh b. Hiệu trưởng, 2 phó Hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh chương trình liên kết Việt Nam – Singapore, dự án Srem, quản lí tài chính tài sản, kiểm định chất lượng tỉ lệ 100%: 154
  14. c. 100% giáo viên dự tập huấn về Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh d. Số giáo viên chưa đạt chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn cấp học: không. Có 7 giáo viên có trình độ thạc sĩ. Có 6 giáo viên đang học cao học. e. 100% giáo viên ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy: Năm học 2008-2009: có 7 giáo viên đạt giải CNTT cấp tỉnh. Năm học 2009-2010: có 4 giáo viên đạt giải CNTT cấp tỉnh. Hiện nay trường đang chuẩn bị Hội thi công nghệ thông tin do Bộ GD-ĐT và tập đoàn Phú Mỹ Hưng tổ chức. f. Số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên của năm học 2008-2009: + Cấp trường: 30. + Cấp tỉnh: 03. g. Số giáo viên đăng kí phấn đấu giáo viên giỏi năm học 2009-2010: 36 (có 4 dự thi cấp tỉnh). h. Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện năm học 2008-2009: 129 đạt tỉ lệ 11.19%; học sinh giỏi cấp tỉnh: 39 học sinh; quốc gia: không. Số học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện HKI năm học 2009-2010: 164/1174 tỉ lệ 14%; số học sinh giỏi cấp tỉnh: 58; số học sinh dự thi quốc gia: 6. Số học sinh dự thi học sinh giỏi máy tính cấp quốc gia: 4. Đạt 1 giải khuyến khích môn Vật lí ( máy tính). +Ưu điểm: - Giảng dạy chất lượng, hiệu quả khá, học sinh tích cực học tập. Học sinh yếu, trung bình có nhiều tiến bộ. - Việc đổi mới phương pháp giảng dạy đi vào thực chất, dạy sát đối tượng. Hiệu quả là học sinh thích học, tự tin trong học tập. 155
  15. + Hạn chế: Đổi mới phương pháp ở một vài giáo viên còn hình thức. 3. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: a. Ứng xử văn hóa trong nhà trường. Học sinh kính trọng, thân thiện với thầy cô giáo. Đoàn kết, thân ái trong nội bộ. Không có hiện tượng bạo lực trong trường học. b. Tổ chức tuyên truyền về phòng chống ma túy, phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh bằng nhiều hình thức: Mời công an huyện, trung tâm Y tế nói chuyện trong các giờ chào cờ, sinh hoạt tổng cộng 8 lượt. - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh huyện, bản tin sinh hoạt học học đường. - Hội thi các tiểu phẩm. -100% học sinh kí cam kết phòng chống tệ nạn xã hội. - Không có giáo viên, học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. c. Tổ chức tốt các tiết HĐGDNGLL nội dung rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Thành lập các câu lạc bộ như: Khoa học tự nhiên, Văn học và tuổi trẻ, Em yêu lịch sử, Dấu hỏi xanh để giáo dục cho học sinh. d. Phổ biến luật giao thông và giáo dục an toàn giao thông cho học sinh kết quả là học sinh chấp hành tốt luật giao thông - Trường đạt giải nhất trong hội thi về giao thông do tỉnh và huyện tổ chức. - Có 1 tiểu phẩm về an toàn giao thông được biểu diễn ở tỉnh và 4 xã trong huyện. 156
  16. Ưu điểm: - Giáo dục kĩ năng sống hiệu quả. - Học sinh không mắc khuyết điểm như các năm trước. Nhược điểm: - Chưa dạy bơi cho học sinh ở thị trấn. - Điều kiện hoạt động còn khó khăn: Sân khấu, âm thanh 4.Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh: a. Chương trình hoạt động theo chủ điểm được tổ chức hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, không khí vui tươi, phấn khởi lành mạnh. b. Thường xuyên tổ chức thi đấu bóng đá nam, nữ, cầu lông, đá cầu, kéo co - Tổ chức thi cắm hoa, viết thư pháp, gói bánh tét, trình bày mâm cổ c. Hàng năm đều tổ chức hội thi ca múa nhạc vào tháng 11, Đêm nhạc Mừng Đảng - Mừng xuân, đêm cây mùa xuân cho học sinh nghèo, đêm thơ Nguyên tiêu. - Trường thường xuyên tham gia biểu diễn văn nghệ trong các lễ hội của huyện. - Năm học 2008-2009 đội văn nghệ của trường đạt giải nhì toàn đoàn cấp tỉnh (2 giải nhất, 4 giải nhì). - Năm học 2009-2010, trường đạt giải nhì toàn đoàn Hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh. 157
  17. Ưu điểm: - Các hoạt động tập thể được tiến hành thường xuyên tạo không khí vui tươi phấn khởi cho học sinh. - Phát hiện được nhiều học sinh có năng khiếu văn nghệ, thể dục thể thao. Nhược điểm: - Thời gian tổ chức còn ít. - Cơ sở vật chất chưa đảm bảo. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa: a. Sở GD-ĐT, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có tài liệu hướng dẫn về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương cụ thể là: + Cột dây thép. + Miếu Bà Chúa Xứ. + Đồi Tức Dụp + Khu lưu niệm Bác Tôn. b. Trường nhận chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của huyện nội dung: làm cỏ, làm vệ sinh trồng cây. - Đoàn trường nhận chăm sóc 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng, thường xuyên giúp đỡ 3 gia đình chính sách. c. Xây dựng tượng đài Chu Văn An để giáo dục truyền thống. Ưu điểm: - Học sinh tích cực tìm hiểu lịch sử, hiểu biết hơn về các di tích văn hóa cách mạng ở địa phương - Học sinh tham gia các hoạt động xã hội rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao. Hạn chế: - Do nghĩa trang liệt sĩ cách trường 4 km nên chỉ chăm sóc định kì và theo kế hoạch của huyện. V. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Sáng kiến kinh nghiệm có 33 SKKN trong đó có 3 SKKN được giải cấp 158
  18. tỉnh. Các SKKN đều có nội dung đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục nhân cách, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 2. Kết quả thực hiện 3 đủ ( đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở): - Bảo đảm 100% học sinh đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Không có học sinh bỏ học vì nghèo khổ. - Cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó. Tính từ đầu năm học đến nay là 60 triệu đồng (nguồn học bổng từ hội cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các mạnh thường quân) - Miễn học phí chính khóa, trái buổi, luyện thi ĐH cho học sinh nghèo. - Cấp 2000 quyển tập, 100 bộ sách giáo khoa, 100 cặp sách, 60 đèn bàn cho học sinh. - Cấp 100 bộ áo dài, 25 áo sơ mi quần tây. - Phụ huynh ở các chi hội lớp mua bảo hiểm Y tế cho học sinh nghèo. - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xin được 2 căn nhà của chương trình Mái ấm ATV, của đài truyền hình Vĩnh Long. 3- Chất lượng giáo dục lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt. chất lượng đào tạo của trường luôn nằm ở nhóm đầu của tỉnh. + Trường được công nhận là tập thể Lao động xuất sắc. + 5 tổ được công nhận là tập thể Lao động xuất sắc. + Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu. + Đảng bộ được Huyện ủy chọn là tập thể tiêu biểu trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + Hiệu trưởng được ban chỉ đạo trung ương tuyên dương là cá nhân tiêu biểu trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. + 2 giáo viên được tặng bằng khen của thủ tướng Chính phủ. + 1 giáo viên được tặng bằng khen của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. + 5 giáo viên được tặng bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh. + Đoàn trường được Trung ương Đoàn tặng bằng khen. - CB, GV, HS gắn bó với trường, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao trong mọi công tác, trong học tập và rèn luyện. - Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường thân ái chan hòa, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. - Phong trào thi đua đã làm cho hoạt động của nhà trường thêm sức sống. - Trường được chính quyền, nhân dân tin yêu, quan tâm chăm sóc. Uy tín của nhà trường ngày càng cao. 159
  19. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Quán triệt sự chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục đến toàn thể CB, GV, CNV, HS. Làm cho CB, GV, CNV, HS hiểu được mục đích tốt đẹp của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Tập thể đoàn kết nhất trí thực hiện các nội dung của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Tranh thủ mọi nguồn lực từ phía chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành, hội CMHS, các mạnh thường quân . - Phát huy mọi sự sáng tạo của giáo viên, học sinh, có biểu dương khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có đóng góp cho phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Đảng ủy và BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc các nội dung được phân công. - Học tập kinh nghiệm các trường bạn bằng cách đi thực tế, đọc và nghe các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đề ra từng thời điểm có sơ kết, tổng kết kịp thời. VII. PHẠM VI ÁP DỤNG: SKKN này được rút ra sau 2 năm thực hiện phong trào “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” một cách nghiêm túc, tích cực. Vì vậy chúng tôi hi vọng có thể chia sẻ với các trường bạn trong tỉnh. 160
  20. NGUYỄN HOÀNG MINH (Trường THPT Nguyễn Trung Trực) Giải C 161
  21. TRẦN ĐÔNG HOÀNG (Trường THPT Châu Văn Liêm) Giải C I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Mở vấn đề: Công nghệ thông tin đang dần tiến sâu hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Năm 2009 ngành giáo dục đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường. Trong đó, trường THPT Châu Văn Liêm là đơn vị tham gia tích cực và luôn quyết tâm học hỏi, áp dụng những công nghệ mới vào các hoạt động tại trường, điển hình như: trong công tác quản lí, tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn và sử dụng chương trình quản lí nhân sự, chương trình quản lí thư viện, quản lí tài chánh, đặc biệt trong công tác soạn giảng vận dụng nhiều phần mềm hay, sáng tạo, tích hợp nhiều phần mềm lồng ghép nhau để tạo nên cái sáng tạo, tích cực nhằm phát huy tốt trong hoạt động dạy và học của thầy và trò. Với số lượng 100 cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường, trong đó đảng viên là 41, tỉ lệ là 41%, chi ủy gồm 3 đồng chí. Việc tổ chức lưu trữ hồ sơ thông qua ghi chép sổ sách, với phương pháp thủ công đó thì rất khó đáp ứng các công việc diễn ra trong năm như: chuẩn bị cho các kì kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ Đảng, lập danh sách trích lọc để dự các lớp tập huấn, học các chuyên đề, xét bình bầu thi đua, , thầy trò trong ban chi uỷ chúng tôi thực hiện khá vất vả từng khâu, phải rà sót thật kĩ càng để thực hiện, chọn những đảng viên đúng theo điều kiện để lập danh sách báo cáo, ghi nhận từng năm thi đua của từng đảng viên, xét bình bầu, thống kê, phân loại đảng viên, Khi bắt tay vào thực hiện thì công việc không khó, nhưng đòi hỏi mỗi chi ủy viên đảm nhận nhiệm vụ liên quan phải tích cực thực hiện, rà soát nhiều khâu để mang lại tính chính xác cao. Những khó khăn đó tuy không lớn, nhưng cũng không nhỏ, mất nhiều thời gian, Tôi bắt đầu lao vào nghiên cứu với sự chỉ đạo sâu sát của chi bộ, chi ủy, BGH nhà trường, tổ chuyên môn, thông qua đó cùng với sự trợ giúp của bạn bè và đồng nghiệp, mạng Internet hỗ trợ rất nhiều để tôi bắt đầu thiết kế chương trình lưu trữ hồ sơ nhằm đáp ứng cho các hoạt động của chi bộ chẳng hạn như: từ một dữ liệu thô danh sách đảng viên, chương trình cập nhật danh sách đảng viên, lưu trữ, tìm kiếm, lưu công văn, thông kê, 169
  22. Chương trình được sử dụng tại trường đã nhiều năm nay, thời gian tới chi bộ đề nghị Huyện ủy ra quyết định thành lập chi bộ trở thành Đảng bộ cùng 4 đến 5 chi bộ trực thuộc, với qui mô mức độ công việc ngày một lớn, dữ liệu đòi hỏi phải được lưu trữ lâu dài, khoa học, chính xác, nên đòi hỏi tôi phải thường xuyên cập nhật để nâng cấp chỉnh sửa thêm, chỉ mong đáp ứng ngày một đầy đủ các hoạt động tại Đảng bộ mình trong thời gian tới. 2. Đi tìm nguyên nhân: - Công việc ngày một nhiều, thực hiện công việc tốn thời gian dài thì dẫn đến mức chính xác không cao, dữ liệu danh sách đảng viên ngày một nhiều. - Việc quản lí, sắp xếp, tìm kiếm, lưu trữ hồ sơ, công văn được thực hiện bằng ghi chép sổ sách nên còn rất nhiều hạn chế trong một số thao tác thủ công, rời rạc, chưa khoa học. - Tốn thời gian nhiều, mức chính xác chưa cao ở khâu lưu trữ cho đến khi đáp ứng một công việc nào đó như tìm kiếm, thống kê, 3. Phương pháp giải quyết: - Từ những nguyên nhân trên dẫn đến một số hoạt động hằng năm của Chi bộ còn nhiều thao tác thủ công, chậm và hạn chế rất nhiều. Thật sự việc lưu trữ, quản lí, sắp xếp, tìm kiếm danh sách đảng viên hay quản lí công văn đi, công văn đến đòi hỏi phải khoa học, tránh thủ công, kết quả chính xác cao. - Từ việc trình bày các nhu cầu bức thiết trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin để viết chương trình hỗ trợ việc quản lí hồ sơ đảng viên là điều rất cần thiết, vì ở đó sẽ đáp ứng khá đầy đủ các công việc trong hoạt động của chi bộ hằng năm mang tính khoa học, chính xác cao. Qua đây tôi trình bày cách thức tổ chức việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí hồ sơ đảng viên tại chi bộ trường, những vẫn còn một số hạn chế mong quí thầy cô nhiệt tình đóng góp để tôi luôn có những sáng kiến mới trong nâng cấp, nhằm đáp ứng ngày một đầy đủ các công việc trong hoạt động của chi bộ nhà trường. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT: 1. Nội dung: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hồ sơ đảng viên 170
  23. * Giao diện chính của chương trình: 171
  24. 2. Phương pháp: Tôi trình bày dưới đây để một phần nào quí thầy cô có sự đồng cảm và cảm thông với thầy và trò của trường tôi: Trường THPT Châu Văn Liêm nằm ở vùng thôn quê, lực lượng học sinh cũng không đầy đủ nhiều như ở thành thị, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, mà sự nhiệt huyết của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một bước đột phá thành công rất lớn của trường. Trong hoạt động liên tục và mạnh mẽ như thế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí bằng máy tính là rất cần, mà bản thân đến nay cảm thấy mặc dù muộn nhưng vẫn kịp để đáp ứng cho hoạt động chung của trường. * Quá trình chuẩn bị: - Thuận lợi của bản thân là nhiều năm liền tôi phụ trách công tác tổ chức của chi bộ, thường xuyên cập nhật danh sách đảng viên, công văn, rà sót, tìm kiếm, trích lập danh sách đảng viên phù hợp các tiêu chuẩn để tham dự các lớp chuyên đề, nghị quyết, nên trong quá trình thực hiện, bản thân thu thập được từ thực tế từng khâu trong hoạt động của chi bộ nhà trường. - Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo nhiệt tình của Chi bộ, BGH trường, tổ chuyên môn tôi đi vào tìm hiểu. nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, thông tin qua bạn bè, đồng nghiệp, sách báo, mạng Internet. Cụ thể một số mô hình quản lí đã được sử dụng tại trường, trên sách báo và mạng, cách thức viết một chương trình trong công tác quản lí. - Sử dụng phần mềm Microsoft Access (Microsoft Office 2003). - Thiết kế mô hình, form, tạo mối liên kết để chuyển đổi thông tin qua lại giữa các form. 175
  25. * Quá trình thực hiện: - Sử dụng chủ yếu là phần mềm Microsoft Access 2003. - Tổ chức cơ sở dữ liệu: + Tạo các Table như sau: - Tổ chức thực hiện liên kết dữ liệu giữa các bảng với nhau: - Tạo các mẫu hỏi để trích lọc dữ liệu theo những điều kiện cho trước của chương trình. - Tạo các mẫu báo cáo để in danh sách đảng viên theo những điều kiện cho trước: in toàn bộ, theo tên, năm sinh, quê quán, chức vụ, tôn giáo, dân tộc, - Tạo các hình ảnh, nút nhấn bằng chương trình đồ họa. - Thiết kế giao diện, tạo liên kết giữa các table, querry,form, report, - Hoàn chỉnh lại chương trình và hướng nâng cấp thêm một số tính năng trong thời gian tới. 176
  26. III. TÁC DỤNG VÀ KẾT QUẢ: - Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lí tại trường. - Tạo việc lưu trữ dữ liệu khoa học, chính xác và lâu dài. - Lập một số danh sách đáp ứng nhu cầu công việc trong hoạt động của chi bộ hằng năm. - Quản lí công văn đi, công văn đến khoa học, chính xác, tìm kiếm dễ dàng, nhanh. - Đáp ứng hầu hết công việc trong hoạt động cập nhật dữ liệu và in một số kết quả theo mẫu qui định trước. - Dữ liệu được lưu trữ nhiều năm, cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi dễ dàng. 177
  27. IV. THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ: -Việc quản lí dữ liệu thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết rất nhanh ở các khâu nhập liệu, cập nhật, sắp xếp, tìm kiếm, trích lọc danh sách theo điều kiện, . - Dữ liệu được lưu trữ: danh sách đảng viên, công văn đi, công văn đến, dễ dàng khoa học, chính xác và hiệu quả lâu dài. - Thiết kế, tạo biểu mẫu đơn giản, dễ sử dụng trong quá trình quản lí. - Chương trình chỉ đáp ứng một số công việc trong hoạt động của chi bộ nhà trường. V. KẾT LUẬN: - Đây là công việc quản lí được áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí là một bước tiến trong quản lí tại trường. - Chương trình chỉ đơn giản là sử dụng phần mềm Microsoft Access để thực hiện giải quyết được rất nhiều khâu trong các hoạt động của chi bộ được thực hiện hằng năm một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cao, nhưng vẫn còn một số hạn chế chưa đáp ứng hầu hết các công việc phát sinh mới tại chi bộ, nâng cấp thường xuyên hơn trong những năm tới để ngày một đáp ứng hết các hoạt động trên. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi và các đồng nghiệp thực hiện góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại trường hiệu quả và chính xác, nhưng từng bước nâng cấp chương trình để ngày hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện, mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót trong tạo lập cơ sở dữ liệu, thiết kế biểu mẫu nhằm phục vụ tốt các công việc trong hoạt động của chi bộ, rất mong quí thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bổ sung cho chương trình nhằm phục vụ đầy đủ hơn các hoạt động trong thời gian tới. 178
  28. VÕ VIỆT DŨNG (Trường THPT Nguyễn Binh Khiêm) Giải B A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngày nay, khó mà hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu không có công nghệ thông tin (CNTT) vì CNTT đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: từ khoa học kĩ thuật, hàng không vũ trụ, tự động hóa, quản lí, giải trí Đặc biệt CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, các kênh trao đổi thông tin truyền thống như: sách báo, tạp chí, ti vi, bảng thông báo hầu như không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Ngày nay, mạng Internet đã lan tỏa khắp nơi, nó giúp chúng ta trao đổi thông tin với nhau mọi lúc, mọi nơi mà không phụ thuộc vào không gian và vị trí địa lí. Việc sử dụng máy tính để truy cập thông tin là một công việc thường xuyên và là nhu cầu không thể thiếu. Hiện nay hệ thống mạng Internet đã phủ sóng hầu hết các huyện thị của tỉnh An Giang. Tất cả các trường học đều có ít nhất 1 đường truyền ADSL. Máy vi tính đã được Sở GDĐT cấp phát khá đầy đủ cho các cơ sở giáo dục, từ mầm non đến trung học, mọi bộ phận trong nhà trường đều có máy tính riêng. Song song đó, việc sở hữu và sử dụng máy vi tính tại các gia đình là rất phổ biến. Tại các trường học, đại đa số giáo viên đều có chứng chỉ A Tin học, hầu hết đều biết sử dụng mạng Internet. Môn Tin học đã được đưa vào học chính khóa từ năm học 2006-2007 nên trình độ về Tin học nói chung và mạng Internet nói riêng của học sinh ngày càng nâng cao. Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đang yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDĐT ở tất cả cấp học, bậc học, ngành học theo hướng xem CNTT như là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lí” thông quan việc chọn năm học 2008-2009 là “Năm học công nghệ thông tin”. Trong xu thế tất yếu đó, nhu cầu có một website cho các trường học để tăng cường các kênh thông tin góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nhanh chóng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo là yêu cầu hết sức cấp thiết. 179
  29. Tuy nhiên để xây dựng một website chúng ta phải làm gì, bắt đầu từ đâu, xây dựng website bao gồm những chuyên mục gì, bằng công cụ nào, vận hành như thế nào là một câu hỏi lớn được đặt ra? Qua 2 năm kinh nghiệm tham gia thiết kế và quản trị website trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm ( và Hội đồng bộ môn Tin học An Giang ( tôi xin nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân về vấn đề này. B. THỰC TRẠNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Ở tỉnh ta hiện nay hầu hết các cơ sở giáo dục đều chưa có website, nhu cầu có website là rất lớn. Trong thực tế có rất nhiều cách để xây dựng một website: - Tự xây dựng website bằng các công cụ trực quan như: MicroSoft Word, MicroSoft FrontPage . Đây là cách dễ thực hiện vì các phần mềm này khá quen thuộc, dễ sử dụng, nhưng cách này rất tốn thời gian và công sức vì mọi thứ phải xây dựng từ con số không. Website được tạo ra thường là trang web tĩnh, không có tính tương tác, ít chức năng, thiếu chuyên nghiệp. - Sử dụng các dịch vụ tạo website miễn phí: Hiện nay có rất nhiều website cho phép tạo ra các trang web nhanh chóng; đầy đủ nội dung, hình ảnh, phong cách cũng rất chuyên nghiệp. Cách này không cần đòi hỏi chúng ta phải biết nhiều về các kiến thức tin học. Chúng cung cấp cho bạn những công cụ thiết kế Website rất đơn giản như kéo thả các đối tượng hình ảnh, văn bản, tiêu đề, mã HTML, vào khu vực thiết kế. Một số website có dịch vụ này như: + Việt Nam: + Quốc tế: Tuy nhiên cách này cũng có rất nhiều hạn chế như: + Tên miền của trường mình phụ thuộc vào họ, thông thường là tên miền con của họ, không mang đặc trưng của trường, ngành. + Website thường có quy mô nhỏ, dung lượng lưu trữ hạn chế, không thể thay đổi giao diện và bị chèn quảng cáo. Thiếu các tính năng cho một website giáo dục. + Quyền quản trị của website rất hạn chế, chúng ta có thể mất bất cứ lúc nào. - Thuê các công ty chuyên nghiệp xây dựng website: bằng cách này thì chúng ta sẽ có một website chuyên nghiệp, đúng nghĩa. Nhưng cách này rất tốn kém, tài chính của các cơ sở giáo dục hiện tại rất khó đáp ứng. Nhìn chung, với các cách trên chưa cho phép chúng ta tạo ra website đáp ứng được nhu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tài chính của đơn vị mình. 180
  30. II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1. Lựa chọn mã nguồn mở để xây dựng web: Để giải quyết vấn đề trên tôi đã sử dụng các gói web mã nguồn mở được xây dựng sẵn. Cách này cho phép chúng ta tạo ra các website hoàn chỉnh, nhanh chóng, chuyên nghiệp; đầy đủ các tính năng thông dụng và không tốn tiền bản quyền. * Cơ sở khoa học để chọn bộ nguồn Nukeviet: Hiện tại có rất nhiều gói web mã nguồn mở để xây dựng một website như: Joomla, PHPNuke, Dotnetnuke, Nukeviet, Drupal Tuy nhiên ở đây tôi sử dụng bộ mã nguồn Nukeviet vì bộ mã nguồn này có nhiều ưu thế nổi trội: - Nukeviet được xây dựng dựa trên bộ công cụ lập trình web tiên tiến, phổ biến nhất hiện nay: PHP - MySQL và được phát triển từ PHP-Nuke. - Mã nguồn được xây dựng và phát triển bởi cộng đồng Việt Nam nên dễ cài đặt và sử dụng. Mã nguồn được cập nhật thường xuyên, bảo mật tốt. - Nukeviet nằm trong danh sách các phần mềm mã nguồn mở mà Bộ GDĐT khuyến khích sử dụng. - Có nhiều module hỗ trợ cho các website của ngành giáo dục , ta không phải xây dựng lại. * Tải bộ mã nguồn Nukeviet về máy: Nukeviet có rất nhiều phiên bản, phiên bản mới nhất hiện nay là Nukeviet 2.0 RC3. Tải các phiên bản Nukeviet tại các địa chỉ: 1. Nukeviet 2.0 beta 2b: 2. Nukeviet 2.0 RC2: list?q=label:NukeViet2.0RC2. 3. Nukeviet 2.0 RC3: list?q=label:NukeViet2.0RC3 2. Phác thảo các chức năng cho trang chủ: Đây là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng khi bắt tay xây dựng một trang web. Mọi thông tin chính của trường học đều thể hiện tại trang chủ. Là trang mà người sử dụng mở ra đầu tiên khi họ truy cập vào website. Tùy theo nhu cầu quản lí và đặc điểm của từng đơn vị trường mà ta xây dựng các chuyên mục trên trang chủ sao cho hợp lí. Để làm được điều này ta có thể tham khảo website của các trường bạn. Thông thường website một trường học gồm các chức năng sau: - Giới thiệu: Giới thiệu truyền thống, lịch sử của nhà trường, danh nhân mà trường mang tên. - Tổ chức: Cơ cấu cấu tổ chức của trường: Sơ đồ tổ chức, BGH, các tổ chuyên môn. 181
  31. - Thông báo: Các thông tin quan trọng cần xem ngay của chi bộ, BGH. - Hoạt động: Các tin tức hoạt động hàng ngày của các tổ CM, tin tức lấy từ báo chí. - Học sinh: Các thông tin liên quan đến học sinh: Nội quy học sinh, học sinh tiêu biểu, tra cứu điểm - Tài nguyên: Gồm các phần mềm, tài liệu, sách điện tử, đề thi, giáo án tham khảo - Diễn đàn: Diễn đàn trao đổi dành cho học sinh. - Thu thập ý kiến, khảo sát, góp ý. - Tìm kiếm: Tìm kiếm trên trang web, tìm kiếm trên internet. - Liên hệ: Chức năng giúp học sinh, PHHS và nhân dân liên hệ với nhà trường. - Email: Chức năng tạo địa chỉ thư, gởi và nhận thư thông qua dịch vụ miễn phí của google bằng tên miền của trường mình. - Tiện ích: Các tiện tích như phục vụ học tập như: Ngày này năm xưa, xem bản đồ Việt Nam, thế giới - Thông tin về bản quyền. 3. Chọn lựa, đăng ký tên miền và mua không gian lưu trữ website (host): Tên miền là một thành phần hết sức quan trọng, nó chính là thương hiệu của trường. Tên miền càng ngắn gọn càng tốt, dễ nhớ và không gây nhầm lẫn. a. Tên miền: Để sở hữu tên miền ta phải đăng kí tên miền thông qua các Nhà đăng kí tên miền (đại diện của VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam). - Chúng ta có thể sử dụng tên miền quốc tế như: .net, .com. Ví dụ: tinhocag.net Các tên miền này có giá rất rẻ (vào khoảng 190.000đ/tên miền/năm). - Tuy nhiên để mang đặc trưng ngành ta nên sử dụng tên miền của ngành giáo dục Việt Nam: .edu.vn. (có giá vào khoảng 480.000đ/tên miền/năm). Ví dụ: thpt-nguyenbinhkhiem-angiang.edu.vn . Bảng gía tham khảo trên Mắt Bão 182
  32. Lưu ý: tên miền .edu.vn mang tên danh nhân phải đặt theo quy định của VNNIC là: cấp học - tên danh nhân - tỉnh.edu.vn. VD:thpt-nguyenbinhkhiem- angiang.edu.vn. b. Hosting: Hiện nay, nhiều gói hosting web ban đầu có giá khá thấp và vấn đề tài chính sẽ không là trở ngại cho nhà trường đồng thời chúng ta lại nhận được sự hỗ trợ kĩ thuật từ nhà cung cấp. Khi chọn một gói host điều đầu tiên ta cần chú ý đến là: Chúng ta sử dụng loại hosting nào? Windows hosting hay Linux Hosting. Đối với hầu hết các gói mã nguồn mở web hiện nay (Nukeviet, PHP Nuke ) chúng ta nên sử dụng Linux Host- ing. Sau đó cần xét đến các thông số chính sau: - Dung lượng: Không gian tối đa để lưu trữ dữ liệu. - Băng thông: Số MB download/upload trong một tháng. - Subdomain: Số tên miền con tối đa cho phép. - Có hỗ trợ PHP và MySQL hay không. Các nhà cung cấp dịch vụ tên miền và hosting tham khảo như: Mắt Bão (http:/ /matbao.net), Nhân Hòa ( Bảng giá Linux Hosting tham khảo trên của Mắt Bão: 183
  33. Ngoài ra, chúng ta có thể đăng kí tên miền, hosting với các nhà cung cấp nước ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng ta cần có thẻ thanh toán quốc tế. Đối với các website trường học (mà đối tượng phục vụ là người Việt Nam), theo tôi nên dùng các dịch vụ hosting có máy chủ đặt ngay trong nước để có tốc độ kết nối nhanh chóng và tránh tình trạng thắt nút cổ chai tại các cổng Internet từ Việt Nam dẫn ra nước ngoài. * Lưu ý: - Ta nên đăng kí tên miền và thuê hosting ở một chỗ để dễ quản lí. - Cần chọn các nhà cung cấp có chất lượng, không chọn các nhà cung cấp giá quá thấp vì chất lượng thường kém. - Không nên sử dụng tên miền và hosting miễn phí vì tốc độ chậm, độ an toàn và bảo mật thấp. - Việc sử dụng gói hosting nào là tùy theo nhu cầu lưu trữ và khả năng tài chính của đơn vị. 4. Cài đặt website Nukeviet: a. Tải bộ nguồn web lên host: Khi cài đặt việc đầu tiên ta phải làm là tải bộ nguồn web lên host. Có nhiều chương trình FTP để làm việc này. Ở đây tôi dùng: File Zilla. Đây là chương trình mã nguồn mở, miễn phí. Có thể tải tại: 184
  34. Ta khai báo các thông số mà nhà cung cấp hosting đã cung cấp cho chúng ta để đăng nhập host. Ví dụ: - Hosting: ftp.tenmientruong - Username: Tên mà nhà cung cấp host gửi. - Password: Mật khẩu mà nhà cung cấp host gửi. Sau khi đăng nhập host thành công, ta lần lượt upload các thư mục và file chứa mã nguồn web lên bằng cách click chuột phải lên thư mục và chọn Upload. * Ưu điểm: - Nhỏ gọn, mã nguồn mở, miễn phí. - Tốc độ upload nhanh, đáng tin cậy. - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. - Phiên bản cập nhật liên tục. b. Cài đặt Nukeviet: Sau đi đã tải bộ nguồn web Nukeviet lên host ta tiến hành cài đặt. Việc cài đặt Nukeviet có 2 cách: - Cài đặt tự động. - Cài đặt thủ công. * Khi mới làm quen với Nukeviet ta nên cài đặt theo phương pháp tự động. Ta thực hiện các bước sau: - Bước 1: Tạo CSDL rỗng. + Đăng nhập trình quản lí host (Cpanel) với tài khoản và mật khẩu mà nhà cung cấp host đã cung cấp cho chúng ta bằng cách: Mở trình duyệt gõ vào 185
  35. + Vào mục MySQL Database để tạo CSDL Gõ tên CSDL và nhấp nút Create Database - Bước 2: Cài đặt web: + Ta mở trình duyệt web rồi gõ vào: Ta thực hiện các bước theo hướng dẫn và cẩn thận ở bước 2 (bước thường dễ gặp lỗi nhất đối với người mới cài đặt lần đầu). Cần chú ý đến các thông tin sau: - Host chứa CSDL: Thường là localhost (có thể là khác tùy theo nhà cung cấp host). - Tên truy cập CSDL 1: Là tên đăng nhập vào Cpanel ở Bước 1. - Mật khẩu truy cập CSDL 1: Là mật khẩu đăng nhập vào Cpanel ở Bước 1. - Tên CSDL: là tên CSDL mà ta đã tạo ra trong CPanel ở Bước 1. Đây là màn hình cài đặt ở bước 2 Chú ý: Bạn có thể tham khảo kĩ hơn cách cài đặt kĩ hơn tại đây: 186
  36. 5. Đăng nhập quản trị: Tất cả các chức năng của website đều được điều khiển từ đây. Để đăng nhập quản trị ta: - Mở trình duyệt và gõ vào: - Ta nhập các thông số mà ta đã khai báo ở Bước 2 trong quá trình cài đặt để đăng nhập. Màn hình quản trị của Nukeviet: 6. Thay đổi giao diện trang chủ: a. Chọn lựa và cài đặt theme: Theme là giao diện của trang web. Hình thức của trang chủ phụ thuộc rất nhiều vào giao diện của theme. Nukeviet có rất nhiều theme để chúng ta chọn lựa. Tùy theo sở thích và cách bố trí mà ta có thể chọn lựa các theme khác nhau: 187
  37. - Theme mặc định của nukeviet 2.0 beta 2b: - Theme mặc định của nukeviet 2.0 RC1: 188
  38. - Theme classic blues cho nukeviet 2.0 beta 2b: - Theme minhgiap cho nukeviet 2.0 beta 2b: Lưu ý: Ta có thể tải các theme của Nukeviet tại nukeviet.vn hoặc mangvn.org * Cài đặt theme: Để cài đặt theme ta làm như sau: + Bước 1: Upload thư mục chứa theme lên thư mục themes/ trong thư mục gốc của của Nukeviet. 189
  39. + Bước 2: Kích hoạt theme vừa upload: Đăng nhập vào quản trị rồi chọn mục Cấu hình. Tại ô Giao diện chính của site chọn tên theme vừa cài rồi nhấp nút Lưu thay đổi để chấp nhận. b. Thay đổi các thành phần khác trên trang chủ: Đây là giai đoạn tốn nhiều công sức và thời gian nhất: b1. Thay đổi banner: Theo mặc định khi cài đặt banner của Nukeviet là: Ta có thể dùng các chương trình như: Photoshop, Banner Maker Pro hoặc một chương trình xử lí ảnh bất kì để tạo ra một banner cho trường mình có kích thước là: 889 x 107 và lưu thành tên banner.jpg đè lên tập tin cũ trong thư mục: /images/ banner. Chẳng hạn: Hoặc b2. Thay đổi thông tin phần footer: Đây là phần chứa thông tin về mã nguồn, bản quyền website, quản trị Để thay đổi thông tin phần này ta dùng trình soạn thảo mã nguồn (chẳng hạn phần mềm Notepad ++, phần mềm mã nguồn mở, tải tại www.filehippo.com ) mở file: /language/ lang-vietnamese.php trong thư mục gốc tìm đến dòng chứa: define( “_FOOTCPR”, và thay đổi thông tin cần thiết. Lưu ý: để tôn trọng bản quyền ta nên giữ lại thông tin: Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0+ - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL. 190
  40. b3. Tạo các chủ đề tin trên trang chủ: Để tạo chủ đề tin ta đăng nhập quản trị và chọn mục Tin tức, ta có cửa sổ: Ta nhập tên chủ đề vào ô Tên rồi nhấp Lưu Lần lượt tạo ra các chủ đề khác. b4. Tạo hệ thống trình đơn: Tùy theo nhu cầu và sở thích mà ta có thể sử dụng hệ thống menu ngang hoặc dọc hoặc cả hai. 191
  41. * Menu dọc: Sau khi cài hệ thống menu xong ta thực hiện các bước sau để tạo các chuyên mục: - Đăng nhập quản trị. - Nhấp vào mục Menu: - Nhấp tiếp vào mục: Xuất hiện cửa sổ: - Ta gõ tên vào mục Tên thành phần, trong phần Link bên ngoài nếu menu cấp 1 thì chọn là Là thành phần chính (nếu là con của cấp nào thì chọn cấp đó) rồi nhấp nút Thêm mới. - Ta lần lượt tạo các chuyên mục khác cho menu. * Menu ngang: 192
  42. Ta có thể tải mã nguồn và hướng dẫn cài đặt menu này tại phpbb/viewtopic.php?f=41&t=3509 b5. Cài đặt các block: Là một khối đảm nhận một chức năng nhỏ nào đó trên website. Thông thường các block phục vụ cho các module mà nó liên quan. b6. Cài đặt thêm các module: Modules là những thành phần mở rộng trên website. Mỗi module đảm nhận một chức năng riêng. Theo mặc định, một số module không có vì vậy chúng ta phải cài đặt thêm. Mỗi module sẽ có một cách cài riêng. Sau đây là trình tự tổng quát để cài đặt một module: - Bước 1: Upload các file và thư mục của module lên hosting. Thông thường các module sẽ được chứa trong thư mục con /Modules trên hosting cho nên ta sẽ chép thư mục chứa module lên thư mục gốc của hosting. - Bước 2: Cài đặt CSDL. Một số module cần CSDL để chạy, do đó chúng ta phải cài đặt chúng. Có 2 cách để cài: + Cách 1: Chạy file install.php trong bộ cài đặt. + Cách 2: Nhập (import) nội dung file SQL (có trong bộ cài) vào CSDL. - Bước 3: Kích hoạt module vừa cài đặt. + Đăng nhập quản trị. + Vào mục Modules + Lựa chọn Kích hoạt cho module vừa cài. * Lưu ý: + Tùy theo module mà việc cài đặt có thể dễ, khó khác nhau. + Chúng ta đọc kĩ file hướng dẫn (huong dan.txt) và làm theo. + Sau khi cài đặt tên module sẽ xuất hiện trong Tiện ích trên site ở trang chủ. 193
  43. * Cài đặt các module quan trọng: + Tra cứu điểm cho học sinh: + Xem các sự kiện lịch sử theo ngày: + Xem bản đồ Việt Nam, thế giới: Bản đồ Việt Nam Bản đồ thế giới + Quản lí công văn: 194
  44. 7. Phân quyền quản trị website: Chức năng cho phép chúng ta giao quyền cho các thành viên khác trong việc điều khiển các module. Khi được phép điều hành module nào thì họ chỉ được thấy module đó trong phần quản trị. Để phân quyền ta tiến hành như sau: - B1: Đăng nhập hệ thống quản trị với quyền cao nhất. - B2: Chọn mục: Người quản trị. Xuất hiện màn hình: - B3: Tiến hành nhập các thông tin: Tên, Bí danh, Email, chọn Quyền hạn (đối với các module), có là Người điều hành chung, mật khẩu và nhấp nút Thêm. 8. Đưa nội dung lên website: Đây là công việc cuối cùng và cũng là công việc thường làm nhất khi quản trị một website. Ta làm các bước sau: - B1: Đăng nhập quản trị. - B2: Chọn mục Tin tức. Xuất hiện cửa sổ: Nhấp vào liên kết Tạo bản tin. Xuất hiện cửa sổ đăng tin. -B3: Lần lượt nhập các thông tin: 195
  45. + Người gửi bài + Nguồn tin (nếu lấy từ nguồn khác). + Chủ đề tin + Phần mở đầu, phần mở rộng. + Phụ chú, trích dẫn. + Hình minh họa (nếu có). Cuối cùng ta chọn Đăng bài và nhấp OK C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI: I. Kết quả đạt được: 1. Đối với nhà trường: - Có được website hoạt động ổn định, tốc độ nhanh, độ bảo mật cao và đầy đủ các tính năng giúp: + Ban giám hiệu thông tin nhanh chóng, kịp thời các họat động của nhà trường góp phần nâng cao hiệu qủa quản lí qua các chuyên mục: Ban giám hiệu-chi bộ, thông báo + Giáo viên học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần nâng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như kĩ năng về CNTT thông qua các chuyên mục: Tổ chuyên môn, tài nguyên + Học sinh có thể khai thác, sử dụng các tính năng của trang web để xem kết quả cũng như phục vụ việc học tập của mình qua chuyên mục: Thông báo, Đoàn trường, học sinh, xem điểm, tiện ích Ngày này năm xưa + Phụ huynh học sinh có thể theo dõi kịp thời, nhanh chóng kết của học tập của con em mình qua mục: Xem điểm - Tiết kiệm được tài chính vì không tốn chi phí xây dựng và bản quyền. Trang chủ của Trang chủ của thpt-nguyenbinhkhiem-angiang.edu.vn tinhocag.net 196
  46. 2. Đối cấp trên và chính quyền địa phương: - Giúp Sở GDĐT, chính quyền địa phương nhanh chóng nắm bắt các hoạt động của nhà trường. - Góp phần thực hiện chủ trương của Bộ GDĐT về việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở. - Góp phần hạn chế nạn vi phạm bản quyền phần mềm. 3. Đối với bản thân: - Việc thiết kế và vận hành website đã giúp bản thân tôi nâng cao hơn kiến thức và kĩ năng về CNTT như: đồ họa, kiến thức về CSDL, lập trình HTML, PHP, bảo mật mạng - Tạo môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thiết kế web, kĩ năng làm việc theo nhóm. - Nâng cao được khả năng tổng hợp và viết tin, bài. II. TỒN TẠI: - Đối với mã nguồn Nukeviet: Việc phân quyền trong Nukviet chưa chi tiết gây khó khăn cho việc quản trị cũng như một số chức năng chưa hoàn chỉnh. - Đối với website sau khi đã đem vào hoạt động: Nội dung tin bài chưa nhiều, thông tin chưa được cập nhật thường xuyên, thiếu một số chuyên mục. D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Tự xây dựng một website là một công việc không khó nhưng duy trì và phát triển nó là một công việc không dễ làm. Cho nên để website được hoạt động ổn định và lâu dài, chúng ta cần: 1. Về kĩ thuật: - Cùng một chức năng Nukeviet có rất nhiều block, module để thực hiện điều đó. Cho nên chúng ta cần chọn lựa block, module tin cậy, hoạt động ổn định, đã được kiểm chứng nhiều qua thực tế. - Thường xuyên ghé thăm website của Nukeviet ( để cập nhật các bản vá lỗi (nếu có) cũng như cập nhật các tính năng và phiên bản mới. - Không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh. Hình ảnh sử dụng trên website cần phải tối ưu hóa (giảm kích thước nhỏ nhưng chất lượng chấp nhận được) để giảm tải băng thông mạng và giúp website tải lên nhanh hơn. - Sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí để lưu trữ các dữ liệu không quan trọng nhằm tiết kiệm dung lượng hosting. - Phân quyền quản trị: Mỗi thành viên trong ban biên tập nên được phân công trách nhiệm về một chuyên mục cụ thể trên website thuộc chuyên môn của họ. 197
  47. - Sao lưu dữ liệu thường xuyên để tránh sự cố về hosting làm mất dữ liệu, cũng như có thể phục hồi lại sau đó. 2. Về mặt nội dung: - Cần có kế hoạch phát triển lâu dài cho website bao gồm nhiều giai đoạn: + Vận hành thử nghiệm. + Sử dụng chính thức. + Bổ sung các tính năng mới cho website. - Thành lập ban biên tập gồm các đại diện: Một vài người không thể điều hành một website, do đó chúng ta cần thành lập Ban biên tập gồm các thành phần: + Các tổ chuyên môn trong nhà trường. + Đoàn thanh niên. + Các nhóm học sinh có nhiều hiểu biết về CNTT. - Tập huấn về công tác quản trị và đăng tin cho website: Thông tin trên website cần phải thay đổi liên tục cho nên ta cần tập huấn kĩ càng cho bộ phận này. - Vận động các doanh nghiệp là cựu học sinh tài trợ tên miền bằng cách đặt quảng cáo cho doanh nghiệp họ trên website của đơn vị mình. E. KẾT LUẬN: Xây dựng website cho các trường học là một công việc hết sức cần thiết trong kỉ nguyên thông tin. Website chính là bộ mặt của nhà trường trong không gian số. Đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức cũng như kiến thức tổng hợp về CNTT. Tuy nhiên điều này sẽ thuận lợi và dễ dàng nếu chúng ta biết cách chọn lựa công cụ thích hợp, biết tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm của mọi người. Biết hình thành và xây dựng được quy trình thực hiện, biết tham mưu kịp thời cho BGH cũng như phối hợp tốt giữa các bộ phận trong nhà trường. Cùng với Nukeviet, một Portal mã nguồn mở dành cho người Việt thì việc tự xây dựng một website cho đơn vị với chi phí thấp là một công việc hoàn toàn có thể thực hiện được và có thể áp dụng ở tất cả các trường học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân đã từng làm, ghi lại để chia sẻ cùng các bạn, các trường đã và sẽ thiết kế website cho trường mình nhằm mong muốn học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. 198
  48. CAO THỊ GIỮ (Trường THBT A Long Thạnh) Giải C I/ MỞ ĐẦU: Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong giai đoạn hiện nay, đất nước trên con đường hội nhập quốc tế. Sự giao tiếp với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh ngày càng được quan tâm hơn. Chính vì vậy môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và cũng là một môn chính trong kì thi phổ thông trung học. Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học, việc học tiếng Anh hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em chưa thật sự yêu thích môn tiếng Anh.Các em học không tích cực,học không chủ động,học để đối phó.Có phải giáo viên chúng tôi chưa tạo được một môi trường học tập sinh động,vui nhộn,chưa lồng ghép các hoạt động trò chơi vào tiết dạy để thu hút đối tượng học sinh nhỏ tuổi này. Tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn tự chọn, thế nên bản thân học sinh và ngay cả phụ huynh cũng không quan tâm đến bộ môn này, tuy là môn tự chọn. Song nó có tính chất khởi đầu quan trọng trong các năm học tiếp theo ở cấp hai và ba. Vì thế nó giữ vai trò không nhỏ trong quá trình học tập của các em; trang bị cho các em vốn từ vựng, ngữ pháp và mẫu câu cơ bản xoay quanh những chủ đề gần gũi, được các em yêu thích và quen thuộc, là những chủ điểm giới thiệu bản thân, gia đình, bạn bè và chủ điểm thế giới xung quanh các em chính vì thế việc gây hứng thú và củng cố kiến thức cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng. Bởi điều này ảnh huởng rất nhiều đến động cơ học tập của học sinh, một yếu tố tác động cơ bản đến quá trình học tập một ngôn ngữ. Để chất lượng môn học của các em đạt kết quả tốt nhất không phải là một chuyện dễ dàng. Vì làm thế nào để các em hình thành và phát triển kĩ năng học tập toàn diện nhất? Làm thế nào để các em yêu mến, khắc sâu vốn kiến thức văn học nước ngoài? Bằng hình thức nào giúp học sinh nắm bài vững mà không nhàm chán, phải thực sự lôi cuốn, tạo không khí vui thích thoải mái trong giờ học gây hứng thú cho học sinh khi tiếp thu văn hóa nước ngoài. 199
  49. Với nhiều nguyên nhân tôi đã thử lồng ghép các hoạt động trò chơi vào tiết dạy Tiếng Anh cho học sinh của mình. Thật bất ngờ các em rất thích thú, hăng hái học tập trong giờ học ngoại ngữ. Từ những điều nêu trên, tôi chọn đề tài “Hình thức tổ chức các trò chơi trong tiết dạy ngoại ngữ”. Nó giúp cho các em khả năng nhớ bài vừa học và rèn luyện năng lực phán đoán và năng lực nghe hiểu tốt. Từ đó các em yêu thích môn ngoại ngữ (tiếng Anh) này. II/ NỘI DUNG: 1/ Tính khoa học a/ Thực trạng của vấn đề: Tiếng Anh đối với học sinh tiểu học là môn học mới lạ, tiếp xúc với môn học này làm cho các em ít nhiều bở ngỡ, một số ít có năng khiếu còn tìm tòi, thích thú, đa số các em cảm thấy xa lạ và ngán ngại. Thêm vào đó, tiếng Anh là môn học tự chọn không phải là môn chính khóa trong chương trình tiểu học nên chưa được sự quan tâm của phụ huynh học sinh và các em học ngoại ngữ với tâm trạng xao lãng, học không có mục đích. Mặc khác, học sinh còn rụt rè, e ngại khi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh làm cho các em thiếu tự tin, thiếu tư duy trong quá trình học tập. Trong những năm qua phương tiện dạy học cho môn này rất ít, không thể nào đáp ứng đầy đủ cho tiết dạy, nên giáo viên tự làm những thiết bị dạy học sao cho phù hợp. Một thực tế khác, phần đông gia đình học sinh chưa hiểu rõ mục đích của việc học tiếng Anh tiểu học, nên việc hỗ trợ học tập cho các em gặp trở ngại lớn. Các em đi học không có sách giáo khoa, gây trở ngại cho việc giảng dạy và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng học tập của các em. Với những thực trạng nêu trên, bản thân tôi luôn trăn trở là làm sao cho học sinh của mình thích thú, say mê khám phá ngôn ngữ nước ngoài này và tạo được sự quan tâm, sự đầu tư của phụ huynh. Tôi đã tìm tòi sưu tầm sách, băng video hoạt hình, những bài hát tiếng Anh vui nhộn hay cho các em tham gia vào các trò chơi đơn giản nhằm kích thích sự tò mò hay khám phá những điều mới lạ của các em. Cùng với sự ban hành của thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 về quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học như sau: Môn ngoại ngữ có 2 lần kiểm tra định kì (CK I và CN). Tuy môn này không tham gia xét lên lớp nhưng được đánh giá xếp loại học lực cuối năm của các em. Vì vậy môn ngoại ngữ cũng không nên xem nhẹ. Nhà trường, giáo viên và cả phụ huynh học sinh cần phải quan tâm đến việc học ngoại ngữ của học sinh, của con em mình. 200
  50. b/ Các biện pháp tiến hành: b.1/ Mục tiêu chung Tổ chức trò chơi trong một tiết học ngoại ngữ nhằm: - Củng cố lại cả hai mặt ý nghĩa cũng như hình thức của từ, nắm chắc các đặc điểm của từng mẫu câu. - Củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài học theo phương thức hấp dẫn học sinh. - Ôn tập và giới thiệu ngữ liệu một cách có tổ chức và vui vẻ. - Tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu. - Xây dựng năng lực phán đoán. - Phát huy tính năng động của học sinh. Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi giúp cho các em có được tinh thần đoàn kết của cả nhóm, cả đội Giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp mạnh dạn phát biểu hay đối thoại cùng bạn chơi. Từ đó, các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng một cách toàn diện hơn. b.2/ Chuẩn bị Tôi thường áp dụng trò chơi vào đầu giờ học, sau phần kiểm tra dạy từ vựng và phần củng cố nội dung bài dạy. Mỗi trò chơi từ 5-7 phút, nếu lâu hơn dễ gây nhàm chán cho học sinh. Để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả, tôi phải chuẩn bị các bước sau: - Tôi đọc tài liệu hướng dẫn, tham khảo sách giáo viên để nắm vững cách tổ chức trò chơi cho phù hợp. - Học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp giáo viên trong tổ. - Tổ chức trò chơi đòi hỏi phải chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ lưỡng và có sáng tạo để bắt mắt học sinh như: + Poster nhỏ, lớn. + Tranh ảnh có sẵn hoặc tự làm. + Dùng con rối, con xúc xắc, quả bóng nhỏ đủ màu. + Dùng những vật thật thay cho tranh ảnh nếu có thể. b.3/ Biện pháp thực hiện Có nhiều loại hình trò chơi, một số tập trung vào từ vựng, một số quan tâm đến cấu trúc câu và còn có những loại phát huy cả hai từ vựng và cấu trúc câu.Ngoài ra, còn có trò chơi luyện sử dụng mệnh lệnh. Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường áp dụng. 201
  51. * Trò chơi tăng cường vốn từ vựng +/ Board race (chạy đua lên bảng) Trò chơi này khích lệ học sinh nhớ lại được từ đã học. + Đặt phiếu từ hoặc tranh dọc theo rảnh phấn trên bảng giáo viên đọc to một từ trong số đó. Mỗi đội có một học sinh chạy đua lên bảng, chạm tay vào phiếu từ đó. Đội nào nhiều điểm nhất sẽ thắng. Example: Chủ đề: ôn lại những từ chỉ đồ vật Chia hai đội, mỗi đội năm học sinh đứng theo hàng dọc. T: a chair Hai học sinh đầu hàng chạy nhanh chạm tay vào tranh cái ghế. Học sinh nào nhanh tay được ghi điểm cho đội của mình. Cứ tiếp tục các tranh còn lại. +/ Guess the word (đoán từ) Hoạt động này dùng để ôn tập từ đã học và xây dụng khả năng phán đoán của học sinh. Gọi một học sinh lên bảng chọn một tranh ( hoặc từ) không cho cả lớp biết, các học sinh còn lại đoán xem đó là tranh (từ) gì. Example: Chủ đề: ôn lại các từ chỉ con vật. Gọi một học sinh (S1) lên đứng trước lớp và chọn một từ bất kì, không cho các bạn biết. S1: Spider Các em ngồi phía dưới đoán đó là từ gì. S2: Frog S3:Cat S4: Spider S4 đoán đúng thế chỗ cho S1. Nếu học sinh nào đoán được nhiều từ sẽ có thưởng. 202
  52. RABBIT FROG SPIDER DOG CAT BIRD +/ Scramble( đổi chỗ) Khích lệ khả năng nhớ từ và năng lực nghe hiểu. Phát huy tính năng động của học sinh. Học sinh ngồi theo vòng tròn (lớp đông ngồi nhiều vòng) một bạn không có ghế ngồi đứng giữa vòng tròn. Học sinh đứng giữa vòng tròn đọc một từ , các học sinh có ghế ngồi cùng người đọc chạy chiếm ghế khác. Học sinh nào không có ghế thì phải vào giữa đứng. Example: Chủ đề: ôn lại những từ chỉ màu sắc S1 S2 S5 S7 S3 S4 S6 S7: pink . Các bạn chạy đổi chỗ ngồi với nhau và S7 cũng nhanh chân chiếm một chỗ ngồi. Học sinh nào không có ghế thì đứng vào giữa. Và tiếp tục đọc một từ chỉ màu sắc khác. */ Trò chơi luyện cấu trúc +/ Living sentence or dialogue Hoạt động này khích lệ học sinh nghĩ ra cấu trúc câu và sắp xếp từ theo đúng trật tự. Chia nhóm nhỏ và cung cấp mỗi nhóm một câu. Mỗi học sinh trong nhóm được cấp một từ bất kì trong câu đó. Học sinh chỉ được đọc to từ của mình lên không được phép nói thêm gì khác. Cứ như vậy cả nhóm khớp dần các từ lại với nhau theo đúng trật tự của câu gốc. Nếu là dựng đoạn hội thoại thì mỗi học sinh được cấp một câu, chứ không phải là một từ. 203
  53. Example: Chủ đề: ôn lại mẫu câu miêu tả màu sắc của đồ vật. Group A Group B Group C S1 Is an desk S2 A book this S3 This orange a S4 Yellow this is S5 Pen is brown Học sinh có từ “this” viết lên bảng trước và viết đúng mẫu câu sau: This is a yellow pen. This is an orange book. This is a brown desk. Nhóm nào viết nhanh,chính xác sẽ được điểm. */ Trò chơi luyện từ vựng và cấu trúc câu +/Replay Race ( chạy tiếp sức) Xây dựng khả năng nghe hiểu của học sinh. Chia lớp thành nhiều đội. Học sinh ngồi theo hàng dọc. Cho học sinh ngồi đầu hàng một từ, nhóm từ, hoặc câu (S1). S1 nói lại từ đó cho S2 nghe. Cứ như thế cho đến khi từ đó đến vơi học sinh ngồi cuối hàng. Khi nhận từ đó học sinh cuối cùng đứng dậy đọc to và chạy nhanh lên bảng viết lại từ đó. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng. Example 1: Chủ đề: ôn lại những từ chỉ thức ăn hoặc thức uống. Chọn ra ba hàng dọc, gọi ba học sinh ngồi đầu hàng đến bàn giáo viên tôi nói thì thầm vào tai các em từ” Pizza”. Các em chạy nhanh về chỗ và chuyền từ vừa nghe được cho bạn số 2 . Bạn số 2 chuyền cho bạn số 3, tiếp tục cho đến bạn số 5. Bạn cuối cùng đọc to từ “pizza”. T talks to S1: Pizza. S1 S2 S3 S4 S5: pizza Example 2: Chủ đề: ôn lại mẫu câu nói tôi cần ăn hoặc uống gì đó. T talks to S1: I want cake and ice-cream. S1 S2 S3 .S4 .S5: I want cake and ice- cream. 204
  54. +/ Tic-Tac-Toe. Củng cố lại những kiến thức đã học. Hoạt động này thu hút học sinh tham gia bài tập. Chia lớp thành từng đội. Vẽ một bảng chín ô vuông lên bảng. Đánh số các ô vuông. Trong mỗi ô vuông có từ gợi ý. Hai đội giành quyền ưu tiên bằng cách tung xúc xắc. Nếu học sinh của đội A đi trước và trả lời đúng được câu hỏi được quyền đánh dấu “X” hoặc dấu “O”. Đội nào đạt ba hàng ngang hoặc ba hàng dọc( hàng chéo) có “x” hoặc có “o” thì đội ấy thắng. Example: Chủ đề: ôn lại những mẫu câu vừa mới học: giới thiệu tên, giới thiệu đồ vật ở số ít, số nhiều, giới thiệu bạn và miêu tả màu sắc đồ vật. Đại diện hai nhóm” one, two, three” Nhóm A đi trước chọn số và đặt câu có chứa từ đó A: This is a marker nhóm A nhận được chữ “X” B: I’m fine, thank you nhóm B nhận được chữ “O” Nếu nhóm A có được 3 chữ “X” ở 3 hàng ngang hoặc 3 dọc hoặc 3 chéo thì thắng. Ngược lại, nhóm B thắng. 205
  55. */ Trò chơi luyện hội thoại +/ Conversation lines. Học sinh đứng thành hai hàng đối diện với nhau theo từng đôi. Từng đôi hỏi và trả lời (S1+S2). S1: What is your name? S2:My name is Nga. What is your name? S1: My name is Nam. +/ Dialogue Musical chairs Xếp ghế tựa lưng vào nhau theo hàng ngang xung quanh lớp học. Số ghế ít hơn số học sinh một ghế. Mở băng ghi âm một bài hát. Vừa nghe nhạc học sinh đi quanh lớp chào hỏi và hội thoại với nhau. Khi nhạc ngừng lại mỗi học sinh phải nhanh chóng chiếm một ghế, ngồi xuống. Như vậy sẽ có một học sinh chậm chân không có ghế ngồi. Học sinh này bị loại ra. Tiếp tục chơi cho đến khi chỉ còn một học sinh cuối cùng. */ Trò chơi luyện sử dụng mệnh lệnh +/ Command chain Học sinh đứng thành vòng 8-10 người. Bắt đầu ra lệnh và làm theo lệnh. T: Raise your hand! Một học sinh đứng trong vòng tròn nhắc lại mệnh lệnh, làm theo mệnh lệnh, rồi ra thêm một mệnh nữa. S1:Raise your hand! Put your hand down! S2:Raise your hand! Put your hand down! Take out your book! Cứ tiếp tục như vậy: giáo viên ra lệnh,một học sinh nhắc lại mệnh lệnh, làm theo mệnh đó và ra thêm một lệnh mới. +/ Please Giáo viên ra lệnh không theo một trật tự nào. Nếu mệnh lệnh có từ “please” đứng đầu thì học sinh phải làm theo lệnh. Nếu không nghe thấy “please” thì đứng im.Muốn tăng cường sự sôi nổi của trò chơi thì giáo viên vừa ra lệnh, vừa làm mẫu.Làm như thế khích lệ được học sinh lắng tai nghe cẩn thận vì thông thường học sinh dễ bị tác động bởi động tác của giáo viên chứ không nghe để phân biệt mệnh có” please” hay không. Như vậy, chỉ có học sinh nào nghe tốt mới trụ lại được. Example: T: open your book please! SS show. 206
  56. T: close your book! If any student shows who will punished (present one funny play). Trên đây là một số trò chơi trong nhiều trò chơi mà tôi thường lồng ghép vào tiết dạy của mình. c/ Kết quả đạt được Sau nhiều năm áp dụng các trò chơi vào tiết dạy, chất lượng học sinh học bộ môn này ngày càng được nâng cao, cụ thể: TRƯỜNG TH BT A LONG THẠNH BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG Môn: Anh văn HỌC KÌ I - năm học 2007-2008 HỌC KÌ I - năm học 2008-2009 207
  57. HỌC KÌ I - năm học 2009-2010 Dựa vào các bảng thống kê chất lượng trên, tôi nhận thấy rõ sự chuyển biến học tập của các em về bộ môn ngoại ngữ này. Số lượng học sinh tiểu học thích học môn ngoại ngữ ngày càng đông bởi vì các em có được động cơ học tập. Học tiếng Anh vừa vui vừa bổ ích giúp cho các em tiếp cận với những thông tin truyền thông một cách dễ hơn như các em xem hoạt hình trên truyền hình cáp hay chơi game trên mạng với những từ đơn giản các em có thể hiểu được. Đó là những lời tâm sự mà các em nói với tôi. Bên cạnh đó, dịp nghỉ hè các em còn ghi danh học thêm các lớp tiếng Anh ở tại các trung tâm dạy ngoại ngữ nhằm để mở rộng thêm vốn kiến thức nước ngoài. Không chỉ học sinh ngay cả phụ huynh của các em cũng thay đổi sự nhận định về việc học ngoại ngữ ở lứa tuổi tiểu học là quan trọng, cần thiết. Nhiều phụ huynh tìm kiếm thêm sách, băng đĩa để hỗ trợ cho việc học tiếng Anh của các em được tốt hơn. Tôi thiết nghĩ chất lượng học tập bộ môn này ngày được nâng cao sẽ tạo đựơc niềm tin đối với phụ huynh và thu hút học sinh nhỏ tuổi hăng hái tích cực tham gia học tiếng Anh. Tóm lại, hoạt động trò chơi đã mang lại hiệu quả cho tiết học ngoại ngữ,đã tạo được lòng tin đối với phụ huynh và quan trọng nhất là đã khơi dậy sự tìm tòi thích tìm hiểu những gì mới lạ (một môn học mới) đối với lứa tuổi hiếu động này. Học tiếng Anh không khó lại được tham gia nhiều hoạt động mới, hấp dẫn, giờ học luôn vui nhộn, luôn được tranh tài cùng các bạn đã làm cho các em thích thú mong đến giờ học ngoại ngữ. Chính vì thế tôi luôn luôn tổ chức các hoạt động bổ trợ này cho tiết dạy của mình. 208
  58. c.1/ Nguyên nhân thành công và tồn tại: * Nguyên nhân thành công: - Được sự quan tâm của Sở Giáo dục- Đào tạo và Phòng Giáo dục-Đào tạo. Mỗi năm tạo điều kiện cho giáo viên dự hội thảo, dự các chuyên đề tiếng Anh, được tập huấn hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học để ứng dụng cho các trò chơi. - Ban giám hiệu trường luôn tạo cơ hội cho giáo viên tham dự đầy đủ các buổi thao giảng, chuyên đề của tổ. - Giáo viên luôn chịu khó học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu thêm tài liệu có liên quan đến chuyên môn. - Quan tâm, khuyến khích động viên tinh thần học tập của học sinh nhất là học sinh học yếu. - Giáo viên có sự đầu tư cho tiết dạy của mình một cách tốt nhất và có sự sáng tạo. - Phụ huynh học sinh bắt đầu có sự quan tâm đến việc học ngoại ngữ của con mình và đã đầu tư các thiết bị hỗ trợ cho việc học ngoại ngữ đạt kết quả tốt. - Xu thế giao tiếp với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh không còn xa lạ với mọi người trong xã hội, nên việc học ngoại ngữ là một việc cần thiết,quan trọng đối với thế hệ trẻ của đất nước.Từ đó đã làm thay đổi sự nhận định về việc học bộ môn này. b/ Tồn tại: - Nội dung bài dạy ở Let’s go 1A chiếm rất nhiều thời gian nên việc lồng ghép trò chơi phải có giới hạn và có chọn lọc cho phù hợp. - Ngược lại, nội dung ở Let’s go 1B, 2A thì đơn giản hơn, cấu trúc được lặp đi, lặp lại dễ gây nhàm chán cho học sinh. Vì thế giáo viên phải sử dụng các trò chơi vào tạo không khí sôi động, gây hứng thú cho các em tham học. - Mục đích của chương trình Let’s go là giúp các em phát triển kĩ năng nghe- nói, nhưng kiểm tra cuối kì học sinh phải làm bài viết nên giáo viên phải dành thời gian luyện tập cho các em. Từ đó cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc tổ chức trò chơi. Tuy vẫn còn không ít hạn chế nhưng với tâm huyết yêu nghề, tôi có thể tìm ra được những phương pháp linh loạt, dễ hiểu để giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn nhất. Bằng sự nỗ lực của bản thân cộng với những điều kiện thuận lợi sẵn có tôi sẽ giúp các em thích học môn tiếng Anh, từ đó các em có được một nền tảng kiến thức ngoại ngữ vững chắc. Thật vậy,qua thực tế một số em xem môn tiếng Anh còn xa lạ, khó tiếp thu không chú tâm trong giờ học thì giáo viên cần phải lồng ghép từng bài học vào thực tiễn để các em hình dung và tiếp thu những kiến thức mới được dễ dàng hơn. Từ đó, các em yêu thích môn học, chịu khó học tập, làm bài tập ở nhà và chất lượng môn này ngày càng đảm bảo. 209
  59. Để chất lượng bộ môn này đạt hiệu quả cao, bản thân đã không ngừng học hỏi chuyên môn từ các đồng nghiệp thông qua những tiết dự giờ, nghiên cứu thêm các thủ thuật, các hoạt động hỗ trợ cho tiết dạy thêm sinh động. Những kinh nghiệm có được bản thân luôn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm trau dồi thêm kiến thức ngoại ngữ của mình. Tóm lại, việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học ngày nay đã có sự ảnh hưởng ít nhiều đến gia đình học sinh. Cha mẹ các em đã có sự quan tâm và chuẩn bị khá tốt sách vở, băng đĩa cho các em khi tiếp cận ngôn ngữ mới lạ này. 2/ Tính thực tiễn: 2.1.Tác dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân: - Giúp cho tôi đạt được mục tiêu bài dạy. - Bản thân phải có sự chuẩn bị chu đáo ĐDDH đáp ứng cho các hoạt động trò chơi trong tiết dạy. - Sự sáng tạo làm mới các hoạt động học trong một tiết dạy luôn giúp cho tôi không ngừng học tập từ đồng nghiệp,nghiên cứu thêm sách vở.Từ đó, bản thân ít nhiều tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. 2.2. Tác dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với học sinh: - Học sinh hăng hái học tập bộ môn tiếng Anh. - Xây dựng cho học sinh khả năng ghi nhớ, khả năng nghe hiểu tốt. - Tạo cho học sinh tự tin trước tập thể lớp, mạnh dạn phát biểu, tham gia đóng góp ý kiến. Điển hình như: ngày 23 tháng 11 năm 2009 bà Toni Hull giảng viên trường đại học An Giang về dự giờ lớp 3D tại trường tôi. Bà có nhận xét “Học sinh của tôi rất tự tin, tích cực tham gia vào các trò chơi. Các em luôn chủ động trong giờ học của mình không ngại khi có người nước ngoài dự giờ.” 2.3. Tác dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với giáo viên, tổ bộ môn: - Lồng ghép hoạt động trò chơi vào tiết dạy ngoại ngữ đều được cả tổ áp dụng và là hoạt động không thể thiếu trong tiết dạy của mỗi giáo viên. - Để tổ chức trò chơi đạt hiệu quả không phải là một việc dễ nên giáo viên trong tổ luôn học tập lẫn nhau, học cách tổ chức, học cách lựa chọn trò chơi cho phù hợp. 2.4. Phạm vi áp dụng: - Tổ chức trò chơi trong một tiết dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học phải thường xuyên. Cách thức phải đơn giản, dễ chơi, dễ nhớ. Bởi vì, thông qua hoạt động này học sinh tiếp thu ngôn ngữ mới một cách thích thú hăng say, học mà chơi, chơi mà học. 210
  60. - Hoạt động trò chơi không chỉ giúp cho học sinh tiểu học mà cả học sinh cấp II và cấp III hăng hái, thích thú học môn ngoại ngữ này. - Hoạt này luôn mang lại hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Cả hai đối tượng phải có sự phối hợp chặt chẽ, người dạy cần có sự đầu tư cho tiết dạy, người học phải nhiệt tình chủ động tham gia hoạt động, có như thế trò chơi mới phát huy hết tác dụng giúp cho tiết học sinh động. 3/ Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, nhiệt tình giảng dạy. - Soạn giảng phải có đầu tư đầy đủ, tỉ mỉ. - Xác định rõ mục tiêu của bài để có một phương pháp dạy cho phù hợp. - Xác định rõ đối tượng học để có cách truyền tải kiến thức một cách trọn vẹn nhất. - Nội dung chính của bài, học sinh phải nắm. - Đặc biệt chú trọng dạy cách phát âm, phát âm phải chuẩn. - Quan tâm động viên các em có biểu hiện sao lãng việc học. - Tham khảo tài liệu, nghiên cứu thêm sách báo. - Giáo viên lồng ghép 1, 2 hoặc 3 trò chơi vào tiết dạy (tùy tình hình của lớp). Lớp có nhiều học sinh giỏi trò chơi được nâng cao hơn, mở rộng vốn từ vựng và mẫu câu. - Đồ dùng dạy học phải rõ, đẹp có màu sắc để thu hút học sinh. - Lần đầu tiên các em tham gia chơi chưa tốt, giáo viên khuyến khích các em tự tin mạnh dạn tham gia vào. - Không nên cho các em chơi liên tiếp hai trò chơi cần xen kẽ giữa thực hành và trò chơi. - Trò chơi phải được chơi vài lần mới đổi sang trò chơi mới để cho học sinh quen dần cách chơi. - Theo dõi, kiểm tra và có nhận xét tuyên dương đội, nhóm chiến thắng nhưng không được chê bai đội kia. Giáo viên phải khích lệ tinh thần của các em. - Đầu tư nghiên cứu càng nhiều sẽ có những sáng kiến và rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. III/ KẾT LUẬN: Học sinh tiểu học là lứa tuổi năng động, các em thích học hỏi hay bắt chước những việc làm và hành động của người khác. Tuy nhiên, các em cũng mau chán. Chính vì tâm sinh lí đó việc học tiếng Anh đối với lứa tuổi nhỏ này buộc giáo viên phải hiểu và tìm ra những phương pháp thích hợp để áp dụng. 211