Hành trình Nguyễn Hữu Thọ

pdf 56 trang ngocly 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hành trình Nguyễn Hữu Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhanh_trinh_nguyen_huu_tho.pdf

Nội dung text: Hành trình Nguyễn Hữu Thọ

  1. Hành trình Nguyễn Hữu Thọ ( Các bài trích từ báo Tuổi trẻ ) Sự chọn lựa của người trí thức Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN (ảnh chụp năm 1962) TT - Ngày 20-12-1960, tại Rùm Đuôn, Trảng Chiên (Tây Ninh), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN
  2. thành lập nhưng chưa có chủ tịch. Lý do: người được dự kiến giữ vai trò giương cao lá cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - luật sư Nguyễn Hữu Thọ - đang bị chính quyền Ngô Đình Diệm quản thúc một cách nghiêm ngặt tại tỉnh Phú Yên. Mãi đến ngày 30-10-1961, ông mới được bộ đội giải cứu và đưa về căn cứ Dương Minh Châu (Tây Ninh) để lãnh đạo mặt trận trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở thành lãnh tụ “Việt cộng” nổi danh khắp thế giới, hành trình cách mạng của người trí thức bắt đầu từ một cuộc trở về Mùa hè 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ giã từ quê hương Bến Lức (Long An) một mình xuống tàu sang Pháp du học.
  3. Trong 11 năm miệt mài học tập trên đất khách quê người, anh hoàn toàn sống trong môi trường giáo dục Pháp, thông thạo lịch sử, văn chương, văn hóa của Pháp hơn là của VN, nói tiếng Pháp trôi chảy hơn tiếng mẹ đẻ. Lời mời của Ủy ban Kháng chiến Tháng 5-1933, về nước, anh tập sự tại văn phòng luật sư Duquesnay ở Mỹ Tho mấy năm, rồi mở văn phòng riêng ở Mỹ Tho, sau chuyển qua Vĩnh Long, Cần Thơ, rồi Sài Gòn. Năm 1940, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Gương hi sinh dũng cảm của các chiến sĩ cách mạng cũng như những hành động tàn sát dã man của thực dân Pháp khơi dậy tình dân tộc, nghĩa đồng bào tiềm ẩn trong tâm hồn người luật sư trẻ tuổi.
  4. Năm năm sau, Cách mạng Tháng Tám thành công, nhưng niềm vui kéo dài chưa đầy một tháng thì quân Pháp trở lại tái chiếm Nam bộ. Năm 1946, luật sư Nguyễn Hữu Thọ xuống Vĩnh Long, làm chánh án tòa án dân sự của tỉnh. Anh hoàn toàn không biết rằng mọi hoạt động của anh đều nằm trong “tầm ngắm” của Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam bộ. Anh được nhận xét là một trí thức chân chính, luôn bảo vệ công lý, bênh vực người dân vô tội trước tòa án của thực dân. Một tối giữa năm 1946, hai thanh niên lạ mặt đến trao cho anh thư của ủy ban mời anh ra Đồng Tháp Mười, thủ đô của kháng chiến Nam bộ lúc ấy. Người ký tên ở cuối bức thư chẳng phải ai xa lạ: Phạm Ngọc
  5. Thuần, một luật sư được đào tạo tại Pháp như anh. Vợ anh Thuần, chị Bùi Thị Cẩm, cũng là một đồng nghiệp của anh. Tại trụ sở của ủy ban - một căn nhà lợp lá dừa nước cất ven kênh Dương Văn Dương - anh được tiếp đón niềm nở. Người đứng đầu ủy ban, tiến sĩ luật sư Phạm Văn Bạch, đang đi công tác xa; luật sư Thuần là quyền chủ tịch ủy ban. Hai anh trao đổi tình hình, bàn thảo công việc một cách tâm đắc. Vì anh Thọ nói tiếng Việt không trôi chảy lắm nên hai anh sử dụng tiếng Pháp. Sáng hôm sau, anh Thọ được đưa đi thăm một số cơ quan kháng chiến, một vài đơn vị Vệ quốc đoàn rồi vào xóm thăm dân chúng. Anh thấy cuộc sống trong chiến khu còn nhiều thiếu thốn gian khổ, nhưng từ cán bộ, chiến sĩ đến dân chúng ai cũng
  6. lạc quan, tin tưởng, quan hệ đoàn kết, thân ái. Đặc biệt, buổi gặp gỡ trò chuyện với luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, giáo sư Hoàng Xuân Nhị, kỹ sư Nguyễn Ngọc Nhựt - những trí thức đã từ bỏ nếp sống vật chất khá giả ở chốn đô thành để lao vào cuộc kháng chiến - đã gợi trong anh nhiều suy nghĩ. Tối hôm ấy, anh đề nghị ủy ban cho anh ra chiến khu tham gia kháng chiến, sẵn sàng nhận bất cứ công tác nào do ủy ban giao. Đêm cuối cùng ở Đồng Tháp Mười, anh Thuần ôn tồn nói với anh: “Ở đâu có địch, ở đó là chiến trường. Đánh địch ngay trong vùng tạm chiếm là một nhiệm vụ kháng chiến không kém phần quan trọng. Ủy ban nhận thấy anh Thọ có nhiều điều kiện - về năng lực, về hoàn cảnh -
  7. mà nhiều người không có nên khuyên anh ở lại thành phố tham gia đấu tranh chính trị công khai, hợp pháp với địch, điều đó có lợi cho kháng chiến rất nhiều”. Trong tòa án thực dân Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (đứng) và cụ thân sinh (năm 1939) Ngày 16-10-1949, tiến sĩ luật sư
  8. Hoàng Quốc Tân thay mặt Ban trí vận Thành ủy tổ chức kết nạp nhà trí thức yêu nước Nguyễn Hữu Thọ vào Đảng Cộng sản tại số 5 đường Léon Combes (Sương Nguyệt Anh ngày nay) ngay tại trung tâm Sài Gòn đang bị địch chiếm. Trước cờ Đảng, anh thề suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Về lại Vĩnh Long, anh Thọ từ chức chánh án, đưa gia đình lên Sài Gòn, thuê căn nhà số 152 đường De Gaulle (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) vừa làm nhà ở, vừa mở văn phòng luật sư. Làm theo lời dặn của anh Thuần, anh đến gặp luật sư Hoàng Quốc Tân. Anh Tân là cháu nội của kinh lược sứ Bắc kỳ Hoàng Cao Khải, gọi hai tổng đốc Hoàng Mạnh Trí và Hoàng Trọng Phu bằng bác ruột.
  9. Sau khi đỗ tiến sĩ luật khoa tại Pháp, anh Tân gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Theo lời kêu gọi của Bác Hồ, anh về nước, được Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn phân công phụ trách Ban trí vận, hoạt động ngay trong lòng địch. Ngày 25-4-1947, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đề nghị hai nước Pháp - Việt mở cuộc đàm phán để sớm kết thúc chiến tranh. Hưởng ứng đề nghị trên, Ban trí vận Thành ủy quyết định đưa ra một bản Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn kêu gọi Chính phủ Pháp đáp ứng đề nghị nói trên của Chính phủ VN. Anh Thọ tích cực vận động các nhân sĩ, trí thức ký tên vào bản tuyên ngôn. Chỉ trong một tuần lễ đã có hàng trăm chữ ký của các luật sư, kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo, nhà báo
  10. Đúng vào dịp kỷ niệm lần 57 ngày sinh của Bác Hồ, anh Thọ cùng một số nhân sĩ, trí thức tiêu biểu của Sài Gòn - Chợ Lớn vào dinh Norodom trao bản tuyên ngôn tận tay cao ủy Pháp tại Đông Dương Émile Bollaert để chuyển về Chính phủ Paris. Bản tuyên ngôn được đăng tải trên báo tiếng Việt và tiếng Pháp xuất bản trong nước và ở Pháp, gây được tiếng vang lớn. Tại chiến khu Việt Bắc, sau khi đọc bản tuyên ngôn, Bác Hồ đánh giá cao nhiệt tình yêu nước của nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn, viết thư “thay mặt Chính phủ cảm ơn sự ủng hộ của các bạn” (25-5- 1947). Ngày 22-6-1947, Bác Hồ nói chuyện với một nhà báo nước ngoài: “Sài Gòn - Chợ Lớn là nơi quân Pháp đang chiếm đóng. Tỏ lòng ái quốc là một sự nguy hiểm
  11. cho người VN. Thế mà hơn 700 người trí thức và tư sản VN ở vùng đó vừa bạo dạn ký giấy đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ VN”. Việc làm thường xuyên của anh Thọ là bênh vực các cán bộ kháng chiến trước tòa án của thực dân. Chẳng hạn, vụ biện hộ cho anh Hoàng Xuân Bình, cán bộ Bộ Tư lệnh khu 9, ngày 25-5-1948. Công tố viên, đại úy Avazeri, buộc anh Bình tội phản quốc mà mức án được qui định từ 5 năm khổ sai đến tử hình. Anh Thọ đã đứng lên phản đối (bằng tiếng Pháp): “Khép thân chủ của tôi vào tội danh phản quốc là một sai lầm căn bản. Ông Bình không phải là người Pháp, cũng không mang quốc tịch Pháp. Ông là công dân của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, một quốc gia vừa giành được
  12. độc lập từ 2-9-1945. Do đó ông có quyền và có bổn phận phải thi hành mọi nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc của mình. Việc tòa án của Pháp truy tố công dân một nước độc lập trên lãnh thổ quê hương của người ấy là một điều vô giá trị. Tôi đề nghị quí tòa quyết định miễn tố và trả tự do ngay cho thân chủ của tôi”. Trước lập luận đanh thép của luật sư Thọ, Avazeri phải lùi bước, xin bỏ tội danh “phản quốc” và thay bằng tội danh “hoạt động lật đổ”. Cuối cùng, tòa án chỉ tuyên xử anh Bình 3 năm tù giam. Đầu năm 1949, anh Thọ bảo lãnh cho anh Bình và kỹ sư Trương Công Phòng (một cán bộ khác của khu 9) được tự do có điều kiện, chỉ phải báo cho cảnh sát biết mỗi khi di chuyển. Anh đưa hai anh về ở tại một ngôi nhà trên đường Duranton (Bùi
  13. Thị Xuân ngày nay). Hai tháng sau, hai anh ngỏ ý muốn trở ra chiến khu để tiếp tục chiến đấu, chỉ sợ cảnh sát làm khó dễ người bảo lãnh. Anh Thọ đáp: “Cảnh sát có cả một bộ máy chuyên theo dõi hai anh mà không biết chuyện hai anh ra lại chiến khu thì tôi làm sao biết được?”.
  14. Hành trình Nguyễn Hữu Thọ: Mặt trận giữa lòng địch Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (người đứng trong ảnh) - trưởng phái đoàn đại biểu các giới - đi thăm đồng bào Bàu Sen (Chợ Lớn) bị hỏa hoạn tháng 2-1951 - Ảnh tư liệu TT - Bố trí luật sư Nguyễn Hữu Thọ hoạt động giữa Sài Gòn - Chợ Lớn là quyết định đúng đắn của lãnh đạo kháng chiến Nam bộ. Thành phố này không chỉ là “thủ đô” của “quốc gia VN”, mà còn
  15. là thủ phủ của cả liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Chính tại đây, tài năng và đức độ của nhà trí thức yêu nước được thể hiện một cách đầy đủ. Người bảo vệ quyền lợi đồng bào Ngày 1-7-1949, Pháp đưa Bảo Đại về nước làm “quốc trưởng” bù nhìn, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” hòng biến chiến tranh xâm lược của Pháp thành “nội chiến” giữa người Việt lẫn nhau. Ban trí vận Thành ủy một lần nữa vận động nhân sĩ, trí thức thành phố ký tên vào bản Tuyên ngôn phản đối những ý đồ đen tối nhằm kéo dài chiến tranh, đòi Pháp phải đàm phán với Chính phủ VN dân chủ cộng hòa để tìm ra một giải pháp hòa bình. Học sinh bãi khóa lên án Bảo Đại làm
  16. tay sai cho xâm lược. Ngày 9-1-1950, HS biểu tình trước dinh thủ hiến Nam phần (nay là Bảo tàng TP.HCM). Pháp đàn áp một cách tàn bạo khiến nhiều HS chết và bị thương. Bốn ngày sau, đám tang trò Trần Văn Ơn, HS ban tú tài Trường Petrus Ký, diễn ra trọng thể. Thay mặt ban tổ chức lễ tang, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đọc điếu văn. Đập lại luận điệu tuyên truyền “Pháp đã trao độc lập và tự do cho Bảo Đại rồi”, ông nhắc lại chuyện cảnh sát và hiến binh Pháp đàn áp đẫm máu những HS trong tay không một tấc sắt, rồi đặt ra câu hỏi: “Như thế này thì nhân dân ta đã có độc lập và tự do hay không?”. Cả một biển người đồng thanh đáp lại: “Không! Không! Không!”. Kết thúc bài điếu văn, ông nhắn nhủ mọi người: “Chúng
  17. ta hãy sống cho xứng đáng với gương người đã khuất”. Sau đám tang trò Ơn, Thành ủy chủ trương thành lập phái đoàn đại biểu các giới Sài Gòn - Chợ Lớn (PĐĐBCG) để bảo vệ những quyền lợi về dân sinh dân chủ cho mọi tầng lớp đồng bào TP. Có thể xem PĐĐBCG là hình ảnh thu nhỏ của một mặt trận, hay nói đúng hơn, đó là tổ chức công khai hợp pháp của Mặt trận Việt minh - Liên Việt trong lòng địch. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được mọi người nhất trí bầu làm trưởng phái đoàn và văn phòng số 152 đường De Gaulle của ông trở thành trụ sở của phái đoàn. Việc làm đầu tiên của ông là cùng với những người cầm đầu phái đoàn vào dinh thủ hiến yêu cầu Trần Văn Hữu phải trả tự do cho những HS còn bị giam giữ, mở cửa
  18. trường để HS tiếp tục học tập, thu nhận lại những công nhân bị sa thải vì đã tham dự đám tang trò Ơn, thu hồi lệnh đóng cửa một số tờ báo tiến bộ Trần Văn Hữu không thể không hứa giải quyết. Anh em chạy xe tìm gặp ông, tố cáo cảnh sát ăn tiền của chủ hãng xe điện người Pháp, cấm họ đón khách dọc đường, tìm mọi cớ để phạt vạ khiến họ không có công ăn việc làm. Ngày 9-3, ông cùng phái đoàn gặp thủ hiến, đòi chấm dứt ngay cách đối xử bất công ấy, nếu không dân chúng Sài Gòn - Chợ Lớn sẽ tẩy chay xe điện. Một lần nữa, Trần Văn Hữu chấp nhận yêu cầu của phái đoàn. Cũng trong buổi gặp này, ông đòi cải thiện chế độ giam giữ và ăn uống ở nhà lao Chí Hòa và trại giam Thủ Đức. Trần Văn Hữu hứa sẽ ra lệnh cho cấp dưới thực hiện
  19. các yêu sách của phái đoàn. Trước khi ra về, ông nói thẳng với viên thủ hiến: “Tuần tới, chúng tôi sẽ trở lại gặp ông để xem những gì ông hứa đã được thực hiện tới đâu”. Đêm 4-3-1950, một vụ cháy nữa xảy ra ở vùng Bàu Sen - Tân Kiểng trong Chợ Lớn, thiêu rụi hơn 2.000 nóc nhà, đẩy gần 1 vạn đồng bào nghèo người Việt lẫn người Hoa vào cảnh màn trời chiếu đất. Lấy cớ qui hoạch lại khu vực bị cháy, nhà cầm quyền cấm bà con cất lại nhà trên nền cũ. Lệnh cấm này khiến dư luận cho rằng nhà cầm quyền chủ mưu đốt xóm lao động này vì nghi vùng này là điểm tựa của cán bộ kháng chiến. PĐĐBCG mở ngay một cuộc lạc quyên, tiếp nhận không chỉ tiền bạc, thực phẩm, áo quần, dụng cụ gia đình
  20. mà cả vật liệu xây dựng nữa. Hằng ngày, PĐĐBCG tổ chức bữa cơm cứu tế, chữa bệnh và phát thuốc cho người ốm đau. Chủ nhật 12-3-1950, 6.000 công nhân, HS, công tư chức tham gia “Ngày cất nhà” đợt I, đắp được 2.000 nền nhà, dựng được 366 căn nhà tạm để đồng bào che mưa che nắng. “Tội danh” yêu nước Pháp định đưa dược sĩ Phạm Hữu Hạnh, chủ tịch Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn, và 21 thành viên khác của hội - tất cả đều là nhân sĩ trí thức và công tư chức - ra tòa án quân sự thường trực vào ngày 15-3-1950 với tội danh “xâm phạm nền an ninh quốc gia”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhận bảo vệ dược sĩ Hạnh trước tòa. Giới trí thức nói đùa với nhau: “Chủ tịch Hội Liên Việt
  21. công khai (chỉ PĐĐBCG) bào chữa cho chủ tịch Hội Liên Việt bí mật!”. Ngày 9-3, ông vào dinh thủ hiến để trao bản thông cáo của PĐĐBCG phản đối việc đưa các trí thức Liên Việt ra tòa về “tội” yêu nước. Ngày 14-3, báo Thần Chung đăng trên trang nhất tuyên bố của ông về vụ án: “Góp sức để tranh thủ độc lập cho quê hương, tự do cho đồng bào không phải là một tội mà là một bổn phận, hơn nữa là một danh dự. Kẻ có tội chính là những người không làm gì để phụng sự dân tộc mình Người ta bảo rằng những nhà ái quốc VN “hành động có hại cho an ninh quốc gia”. Quốc gia nào? Quốc gia Pháp ư? Chúng ta đang sống trên lãnh thổ của chúng ta, chứ đâu phải trên lãnh thổ Pháp. Quốc gia VN ư? Giải phóng quốc gia đâu
  22. có nghĩa là xâm phạm an ninh quốc gia”. Trước sự phản đối của dư luận, đặc biệt là của PĐĐBCG, thực dân và bù nhìn phải chùn tay, tuyên bố hoãn phiên tòa. Ngày 15-3, hàng nghìn đồng bào vẫn tụ tập trước tòa án. Nghe tòa thông báo vụ án đình lại, bà con không tin. Tòa phải mời luật sư Nguyễn Hữu Thọ đến. Ông tuyên bố: “Cuộc tranh đấu vì chính nghĩa của đồng bào đã có kết quả thắng lợi, anh chị em hãy giải tán trong vòng trật tự để tiếp tục tranh đấu nữa”, lúc đó mọi người mới ra về. Vào lúc đó, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào VN, viện trợ đôla và súng đạn để Pháp tiếp tục chiến tranh. Giữa tháng 3-1950, Mỹ cho hàng không mẫu hạm Boxer đậu ngoài khơi Vũng Tàu, có hai khu trục hạm Buck và Mason bảo vệ.
  23. Dự kiến 71 máy bay phản lực sẽ cất cánh từ hàng không mẫu hạm và bay lượn thật thấp trên bầu trời Sài Gòn để phô trương sức mạnh quân sự của Mỹ, uy hiếp tinh thần nhân dân VN. Trong khi đó, hai khu trục hạm Stickwell và Anderson ngược sông Lòng Tàu cập bến Argonne (nay là Bạch Đằng). Mấy trăm lính thủy Mỹ lên bờ, đi lại nghênh ngang. Đêm 18-3, ba khẩu súng cối 82 ly tự tạo của trung đoàn 300 bộ đội miền Đông nã 20 phát đạn vào hai khu trục hạm Mỹ. Sáng hôm sau, đồng bào tụ tập tại sân Trường Tôn Thọ Tường (nay là Ernst Thalmann) để nghe luật sư Nguyễn Hữu Thọ nói chuyện. Bài nói chuyện chưa hết, cảnh sát đã ập tới dùng bạo lực giải tán. Đồng bào rầm rập xuống đường, tiến xuống bến Argonne để đuổi hai tàu chiến
  24. Mỹ. Bị cảnh sát ngăn cản, đồng bào dùng gạch, đá, thanh củi chống lại. Tối hôm ấy, hai tàu chiến Mỹ âm thầm rút chạy ra khơi. Cuộc thao diễn của máy bay Mỹ cũng bị hủy bỏ. Đêm 19-3, Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ về bót Catinat (nay là trụ sở Sở Văn hóa - thông tin TP.HCM) để thẩm vấn, sau đó giam vào khám Lớn (nằm trên vị trí Thư viện Khoa học tổng hợp ngày nay). Chín ngày sau, chúng đưa ông ra tòa với tội danh “bạo động có mục đích xúi giục nổi loạn, trao khí giới đánh lẫn nhau, phá hoại, tàn sát, cướp bóc”. Ông bác bỏ lời buộc tội ấy: “Những lần trước, sau khi nghe tôi nói chuyện, dân chúng ra về trong trật tự. Ngày 19-3 vừa rồi, tôi nói chưa xong thì cảnh sát dùng hơi cay để giải tán nên dân chúng phản ứng lại
  25. để tự vệ, chứ tôi không xúi giục gì cả”. Không đủ chứng cớ, tòa cho ông tại ngoại hậu tra sau khi đóng 5.000 đồng thế chân. Trên báo Tiếng Chuông ngày 30-3, ông tuyên bố: “Tôi được tự do tạm là dĩ nhiên vì tôi không có tội tình gì cả”. Khi văn phòng số 152 đường De Gaulle mở cửa trở lại, đồng bào lại kéo đến nhờ ông can thiệp cho chồng, con, anh em họ còn bị bắt, bị đuổi học hay bị sa thải vì đã tham gia cuộc biểu tình ngày 19- 3. Ông trở lại khu Bàu Sen - Tân Kiểng để thăm bà con và lên kế hoạch tổ chức “Ngày cất nhà” đợt II. Chỉ trong ba tháng đầu năm 1950, ông đã tả xung hữu đột giữa lòng địch, đưa phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân TP lên tầm cao. Hai ngày 9-1 và 19-3 được lịch sử ghi nhận là “Ngày HSSV
  26. toàn quốc” và “Ngày toàn quốc chống Mỹ”. PĐĐBCG trở thành cái gai trong mắt của thực dân và bù nhìn. Trên tờ L’Union Fran5caise, Henri De Lachevrotière mỉa mai: “Nên treo lá cờ Việt Minh trước trụ sở PĐĐBCG vì đây là cơ quan đại diện của Việt Minh”. Nhưng, như luật sư Nguyễn Hữu Thọ tuyên bố trên báo Tiếng Chuông ngày 30- 3, “công việc làm của chúng tôi là tranh đấu công khai để đòi thực hiện tự do dân chủ, bảo vệ quyền lợi của đồng bào ở thành (phố), công việc đó không phải của một hội kín mà là của một PĐĐBCG đã tiếp xúc nhiều lần với nhà cầm quyền”, nên địch không thể và không dám dẹp bỏ PĐĐBCG. Sau ngày nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn
  27. xuống đường đuổi hai tàu chiến Mỹ ngày 19-3-1950, Pháp đóng cửa các tờ báo tiến bộ và ra lệnh cho những tờ báo khác không được đăng các thông cáo của PĐĐBCG. Để tiếp tục hướng dẫn dư luận, phái đoàn phải tự in các thông cáo để phân phát tận tay đồng bào. Trưa 13-4-1950, Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ vì “tội” phát tán truyền đơn bất hợp pháp.
  28. Hành trình Nguyễn Hữu Thọ: Người đi đến cuối con đường Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông và luật sư Hoàng Quốc Tân trong những ngày bị an trí ở Hải Phòng (1955) TT - Có lần luật sư Nguyễn Hữu Thọ cho biết câu danh ngôn mà ông thích nhất là tư tưởng của nhà bác học Pháp Louis Pasteur: “Khoa học không có tổ quốc, nhưng nhà khoa học phải có một tổ quốc”.
  29. Ông giải thích: “Ai cũng có một quê hương để yêu, một đất nước để bảo vệ và xây dựng, một dân tộc để phụng sự. Nhà trí thức không thể nghĩ khác, làm khác”. Suốt đời, ông đã sống như những gì mà ông nói: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Pháp bắt luật sư Nguyễn Hữu Thọ nhưng không dám đưa ông ra tòa vì sợ phản ứng của quần chúng. Qua những hoạt động của phái đoàn trong ba tháng đầu năm 1950, ông được đông đảo tầng lớp nhân dân tin tưởng và quí mến. Để cách ly ông với phong trào cách mạng đang sục sôi của thành phố, Pháp quyết định đày ông lên bản Giẳng (thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đây là nơi tận cùng phía Tây Bắc của đất nước, nằm ở giao điểm của ngã ba biên giới VN - Trung Quốc - Lào, nơi mà “một tiếng gà
  30. gáy, ba nước đều nghe”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị giam lỏng trong một căn nhà sàn nhỏ. Qua một vài người biết tiếng Kinh, ông tìm cách giải thích cho bà con biết vì sao dân mình còn cực khổ như thế này. Ông dạy cho các cháu thiếu nhi nói tiếng Kinh, dạy cho thanh niên học chữ quốc ngữ, chỉ vẽ cho người lớn những kiến thức phổ thông về khoa học, về vệ sinh phòng bệnh Dần dần, bà con hiểu ông, thương ông và quí ông. Có của ngon vật lạ gì họ đều biếu ông. Có lần ông ngã bệnh, bà con vào rừng hái lá thuốc sắc cho ông uống Trong khi đó, Đoàn luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn phản đối Pháp quản thúc đồng nghiệp của họ mà không qua xét xử công khai trước tòa án. Tháng 11-1952 ông
  31. được trả tự do. Trở về Sài Gòn, ông mở lại văn phòng luật sư, tiếp tục bảo vệ thành công những cán bộ kháng chiến trước tòa án thực dân - trong đó có chị Nguyễn Châu Sa (tức Nguyễn Thị Bình, sau này là phó chủ tịch nước), chị Đỗ Duy Liên (sau này là phó chủ tịch UBND TP.HCM), chị Thu Trang (sau này là tiến sĩ sử học ở Pháp) Ông lập luận chặt chẽ, lời lẽ hùng hồn, nên anh chị em tù chính trị bảo nhau: “Được luật sư Thọ cãi cho thì thế nào cũng được trả tự do”. Phong trào bảo vệ 28 “ông hòa bình” Pháp thua ở Điện Biên Phủ, phải ký Hiệp định Genève, cam kết rút quân về nước. Mỹ sợ VN độc lập và thống nhất nên đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn để phá hoại hiệp định, chia cắt lâu dài đất nước
  32. ta, giữ miền Nam trong quĩ đạo của Mỹ. Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn chủ trương thành lập Phong trào bảo vệ hòa bình để đấu tranh đòi các nước tham dự Hội nghị Genève phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève. Ban chấp hành phong trào gồm đại biểu các tầng lớp nhân dân thành phố. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được cử làm phó chủ tịch của phong trào. Trên tờ nội san Hòa Bình của phong trào, ông giải thích các điều khoản của Hiệp định Genève để đồng bào dựa vào cơ sở pháp lý của hiệp định mà đấu tranh chống những vi phạm. Nhiều người đến nhờ ông can thiệp với Ủy hội quốc tế giám sát và kiểm soát, với Ban liên hợp đình chiến về những thân nhân của họ chưa được trao trả hay bị phân biệt đối xử vì đã tham gia kháng chiến chống Pháp.
  33. Ngày 1-8-1954, phong trào tổ chức một cuộc mittinh chào mừng hòa bình. Năm vạn người tham gia, đứng chật quảng trường trước chợ Bến Thành và các đại lộ gần đó. Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào thành lập được 32 ủy ban hòa bình ở các khu phố, nhà máy, trường học và dự định tổ chức Đại hội hòa bình toàn thành. Khiếp sợ trước sự lớn mạnh của phong trào, Ngô Đình Diệm ra lệnh cho cảnh sát bắt giam 28 người chủ chốt trong ban chấp hành rồi đưa ra tòa với các tội danh như lập hội bất hợp pháp, xuất bản sách báo không xin phép, tổ chức mittinh gây rối trị an, rải truyền đơn xúi giục dân chúng lật đổ chính phủ. Ngày 6-12-1954, hơn 2.000 đồng bào tụ tập trước tòa án để ủng hộ các “ông hòa
  34. bình”. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ lần lượt bác bỏ các lý do buộc tội. Ông nói: Phong trào bảo vệ hòa bình lấy Hiệp định Genève làm cơ sở pháp lý và nguyện vọng của nhân dân làm mục tiêu, nên hoạt động của phong trào không chỉ hợp pháp mà còn chính đáng nữa. Các buổi tập hợp của phong trào diễn ra trong trật tự. Chính cảnh sát và quân đội đã gây ra cảnh rối loạn khi họ đàn áp những người dân ôn hòa. Về vụ truyền đơn, ông khẳng định đây là những truyền đơn giả, do chính quyền Diệm in ra để vu cáo phong trào. Không thể dùng tòa án để buộc tội những người lãnh đạo phong trào, ngày 9- 2-1955, Ngô Đình Diệm cho chở các ông ra Hải Phòng (lúc đó còn do Pháp quản lý, mãi đến 13-5-1955 mới giao cho Chính
  35. phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa). Các ông bị quản thúc trong một ngôi nhà lớn (số 13 phố Lạch Tray) mà chủ nhân đã bỏ chạy vào Nam. Ý định của Diệm là bỏ các ông ở lại Hải Phòng khi quân Pháp rút hết vào Nam. Thông qua một cơ sở cách mạng, Trung ương Đảng chỉ đạo các ông đấu tranh đòi chính quyền Diệm phải đưa các ông về lại Sài Gòn và trả tự do cho các ông vô điều kiện. Các ông yêu cầu Ủy hội quốc tế, Ban liên hiệp đình chiến can thiệp. Ngày 23-4-1955, Diệm phải cho máy bay chở các ông về lại Sài Gòn (chỉ có giáo sư Phạm Huy Thông ở lại miền Bắc vì Diệm đã biết giáo sư là đảng viên cộng sản). Nhưng khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất
  36. thì Diệm cho mật vụ ập tới bắt cóc ông cùng ba người nữa - mà Diệm nhận xét là những người chủ chốt nhất của phong trào - đưa sang một máy bay khác chở ra tỉnh Phú Yên tiếp tục quản thúc. Từ “ông Hòa Bình” đến “ông Việt cộng” Trong lúc luật sư Nguyễn Hữu Thọ bị quản thúc ở Phú Yên thì các cuộc nổi dậy - lúc đầu lẻ tẻ, về sau đồng loạt - nổ ra khắp nơi. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức chính trị của toàn miền Nam để lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Hội nghị trung ương Đảng lần 15 (từ 13-1-1959) nhận định: “Tính chất, thành phần mặt trận ở mỗi miền có chỗ khác nhau. Vì vậy, cần có mặt trận riêng cho miền Nam không nằm trong Mặt trận Tổ quốc VN”. Nhưng ai là người có đủ đức độ và tài
  37. năng để đứng đầu “mặt trận riêng cho miền Nam” đó? Sau khi tham khảo ý kiến của Khu ủy khu 5 và Xứ ủy Nam bộ, Bác Hồ và Bộ Chính trị quyết định: phải giải cứu luật sư Nguyễn Hữu Thọ để ông lãnh đạo mặt trận. Khu ủy khu 5 và Tỉnh ủy Phú Yên được giao nhiệm vụ thực hiện “kế hoạch chị Nghĩa” (mật danh của kế hoạch giải cứu) bằng mọi giá. Sau nhiều ngày thảo luận, Tỉnh ủy Phú Yên phối hợp với Thị ủy Tuy Hòa lên kế hoạch: tối 10-9-1960, ông sẽ được cơ sở mật của thị ủy đưa đến chùa Núi Cam. Tại đây, một đơn vị bộ đội sẽ đón ông lên căn cứ tỉnh ủy. Không may, anh Nguyễn Sự - người được phân công đưa ông đến điểm hẹn - bị địch bắt. Mặc dù bị tra tấn dã man, anh Sự vẫn giữ kín bí mật nên “kế hoạch chị Nghĩa” không bị lộ.
  38. Ngày 20-12-1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN được thành lập ở Rùm Đuôn - Trảng Chiên (bắc Tây Ninh), trong khi vị chủ tịch vẫn còn bị quản thúc. địch đưa ông về Củng Sơn (vùng cao phía tây tỉnh Phú Yên). Ở đây, ông bị kiểm soát chặt chẽ hơn, nhất cử nhất động đều không qua mắt đám cảnh sát và mật vụ. Nhiều lần, cơ sở của tỉnh ủy tìm cách liên lạc với ông nhưng không tiếp cận được. Vì vậy, khu ủy và tỉnh ủy thấy chỉ có cách dùng lực lượng vũ trang bất ngờ tập kích Củng Sơn mới có thể giải cứu được ông. Một đơn vị tinh nhuệ gồm đặc công, quân báo được thành lập. Đêm 18-6-1961, đơn vị này tấn công Củng Sơn. Hai chiến sĩ hi sinh nhưng đơn vị làm chủ được quận lỵ này. Một tổ đặc
  39. nhiệm nhanh chóng đến nơi quản thúc ông. Một tình huống bất ngờ: không lâu trước đó ông được địch chở về thị xã Tuy Hòa để gặp gia đình từ Sài Gòn ra thăm nuôi. Hai người bạn của ông trong Phong trào bảo vệ hòa bình theo tổ đặc nhiệm ra vùng giải phóng, người thứ ba vì già yếu phải ở lại. Thấy Củng Sơn mất an ninh, chính quyền Diệm giữ ông ở lại thị xã Tuy Hòa. Tỉnh ủy và thị ủy lại lên kế hoạch mới, lần này chi tiết và cụ thể hơn: chiều tối 30-10- 1961, ông được đưa đến khu vực mộ bà Dũ Ký trong nghĩa trang người Hoa cách thị xã 4km về phía bắc. Tại đây, một đơn vị quân giải phóng sẽ hộ tống ông vượt qua cánh đồng Màng Màng, hướng lên phía Thọ Vực, Hòa Quang Một bộ phận chốt lại sẵn sàng đánh địch nếu chúng tung
  40. lực lượng ra truy tìm ông. Kế hoạch được thực hiện một cách hoàn hảo. Trưa ngày hôm sau, ông về đến căn cứ tỉnh ủy trong khu rừng già Phước Tân. Nghỉ ngơi một thời gian ông lại lên đường về đại bản doanh của Trung ương Cục miền Nam và lao vào việc chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của mặt trận. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong những năm tháng đấu tranh giữa lòng địch, ông đóng góp nhiều ý kiến xác đáng cho các chính sách lớn của mặt trận. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến việc mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đến việc vận động quần chúng, không chỉ quần chúng đã giác ngộ mà cả những người đã hay đang làm việc trong chính quyền và quân đội đối phương. Ông chủ trương đoàn kết, hợp tác và
  41. tập hợp dưới lá cờ của Mặt trận mọi người VN - không phân biệt thành phần xã hội, xu hướng chính trị - có chung nguyện vọng độc lập, hòa bình, thống nhất, dân chủ, có chung quyết tâm đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ. Đại hội tán thành những ý kiến của ông và nhất trí bầu ông làm chủ tịch. Từ đó cho đến ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng, ông đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ mà dân tộc đã giao cho ông: giương cao ngọn cờ đoàn kết toàn dân để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. TS PHAN VĂN HOÀNG
  42. Hành trình Nguyễn Hữu Thọ: Cha tôi Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và con trai Nguyễn Hữu Châu - Ảnh tư liệu TT - Mới bảy tuổi, tôi đã xa ba. Dù đã 45 năm trôi qua, tôi vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy, giữa lúc gia đình đang dùng bữa cơm chiều thì một toán cảnh sát hùng hùng hổ hổ ập vào nhà bắt ba dẫn đi trước sự lo lắng của mọi người trong nhà. Từ đó, những ngày chủ nhật, tôi không
  43. còn được ba dẫn đi xem chiếu bóng, đi sở thú, hay về Bến Lức thăm quê, ra Vũng Tàu tắm biển nữa. Ngược lại, tôi theo mẹ vào thăm ba ở bót Catinat, rồi ở khám Lớn. Thấy ba ăn ở kham khổ, tôi hỏi: - Sao ba không về nhà cho sướng, ở đây làm gì cho cực vậy? Ba xoa đầu tôi, bảo: - Mai sau lớn lên, con sẽ hiểu ba. Được ba cưng, tôi đòi: - Chủ nhật này, ba về dẫn con đi xem phim, nghen ba. Ở rạp Casino đang chiếu phim Bạch Tuyết và bảy chú lùn, hay lắm đó. Vẻ mặt ba thoáng buồn, nhưng ba cố giấu nó đi bằng một nụ cười gượng gạo: - Chưa được đâu, con. Để một dịp khác, ba sẽ dẫn con đi xem phim và đãi con một chầu kem sầu riêng có chantilly mà con
  44. vẫn thích. Tôi vẫn không chịu, mặt phụng phịu, tỏ vẻ dỗi hờn. Ba vẫn dịu dàng dỗ dành, nhắc lại câu ba nói khi nãy: - Mai sau lớn lên, con sẽ hiểu ba. Đến khi viên cai ngục báo hết giờ thăm nuôi, ba tiễn mẹ và tôi ra về, mặt ba buồn hơn mọi lần. Rồi ba bị đày đi một nơi nào đó thật xa, nghe nói tận ngoài biên giới (sau này lớn lên, nhìn vào bản đồ tôi mới biết đó là Mường Tè). Suốt hai năm trời, mẹ và tôi không gặp ba, vì đường sá xa xôi cách trở. Vắng ba, gia đình tôi gặp biết bao khó khăn. Bệnh của má ngày càng trở nặng, vì má quá buồn và quá lo cho ba. Khi ba bị đưa về quản thúc ở Sơn Tây, má còn bệnh. Bà dẫn tôi cùng chị Trân, bé Thủy ra thăm ba. Bé Thủy năm ấy mới lên
  45. ba. Bé sinh ra chỉ được mấy tháng thì ba bị bắt, nên bé không nhớ mặt ba. Gặp bé, ba mừng lắm, đưa tay ra bế nhưng bé không chịu. Ba ôm bé vào lòng dỗ dành, nhưng bé vẫn khóc thét lên. Ba phải trả bé lại cho bà, mặt buồn rười rượi. Năm ấy tôi mới chín tuổi, còn ngây thơ quá, chưa hiểu vì sao ba buồn. Song trí nhớ non nớt của tôi còn in đậm nét mặt của ba hôm đó Vài tháng sau, ba được trả tự do. Gia đình sum họp. Bệnh của má dần dần thuyên giảm. Bé Thủy dần dần làm quen với ba, chịu cho ba bồng. Ba vui hẳn lên. Nhưng chẳng bao lâu sau, tai họa lại đổ ập xuống. Ba lại bị bắt. Tôi lại đi thăm nuôi ba ở bót Gia Định, rồi ở khám Chí Hòa. Ba bị đưa đi quản thúc ở Hải Phòng, rồi bị “an trí” ở Phú Yên, bị đưa ra tòa ở Nha Trang. Tôi ra tận ngoài Trung để thăm
  46. nuôi ba. Chế độ lao tù của Mỹ - Diệm thật nghiệt ngã. Chú Nguyễn Văn Dưỡng bị tra tấn, ngã bệnh rồi qua đời. Ba cũng bị đánh đập, ăn uống lại thiếu thốn, có lúc tưởng không qua khỏi, may nhờ một chú y tá tận tình cứu chữa, cơn hiểm nghèo được vượt qua. Và tôi còn nhớ mãi cảnh địch buộc phải đưa ba từ Củng Sơn dẫn về Tuy Hòa chữa trị; trên xe đò, ba nằm trên võng, tôi ngồi bên cạnh. Má trước đây được ba chăm sóc nên bệnh tình đỡ trông thấy. Nay ba đi rồi, các con còn nhỏ dại, má buồn lo nên bệnh ngày càng trầm trọng. Trong đời làm báo của tôi, tôi gặp gỡ không ít các lãnh tụ chính trị, nhưng tôi phải thừa nhận rằng ít có người có tấm lòng yêu nước thương dân một cách chân thành và sâu sắc như luật sư Nguyễn Hữu
  47. Thọ. Ông là biểu tượng của cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập thống nhất của đất nước, vì tự do hạnh phúc của đồng bào mình. Mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của ông đều hướng đến những mục tiêu cao cả đó. Ngoài ra ông chẳng toan tính gì riêng cho cá nhân và gia đình mình. Ông có những đức tính rất quí: khiêm tốn, giản dị, nhân hậu, dễ gần gũi với mọi người. Nói tóm lại, luật sư nêu một tấm gương sáng cho những người đương thời với ông và cả cho thế hệ mai sau. Nữ ký giả Pháp MADELEINE RIFFAUD Nhà mướn, bị chủ đòi lại. Các con phân tán mỗi người một nơi. Cậu Năm đưa má vào nhà dưỡng lão ở Thị Nghè, sống
  48. thui thủi một mình. Một năm sau, được người quen cho mượn một món tiền, chúng tôi mướn một căn nhà nhỏ trong một con hẻm sâu ở đường Chi Lăng (nay là đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận) để mẹ con chung sống với nhau. Tuy cuộc sống vẫn còn hết sức chật vật, chị Trân và tôi tuy mới 14, 15 tuổi đã phải dạy kèm để phụ giúp gia đình, nhưng gia đình được sum họp, thế là vui rồi. Lớn lên trong một hoàn cảnh như vậy, tôi sớm phân biệt đâu là tốt đâu là xấu, nhận thức phải đấu tranh để xóa bỏ áp bức bất công. Đầu năm 1961, tôi ra Phú Yên thăm ba. Thấy ba xanh xao, ốm yếu, tôi rất thương ba. Tôi nói: - Bây giờ thì con đã hiểu vì sao ba từ bỏ
  49. cuộc sống sung túc của một luật sư có tên tuổi ở Sài Gòn, hi sinh hạnh phúc cá nhân và gia đình để lao vào cuộc chiến đấu. Ba ôm tôi, nói: - Ba rất mừng vì con đã hiểu ba. Ba đặt ở con rất nhiều kỳ vọng. Hôm đó tôi kể cho ba nghe những tin tức về cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam chống chế độ Mỹ - Diệm. Đặc biệt là tin Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam VN vừa mới ra đời. Ba rất vui, mặc dù lúc đó ba chưa hình dung hết ý nghĩa quan trọng của sự kiện lịch sử này. Và ba lại càng không ngờ rằng chỉ một năm sau, ba trở thành chủ tịch của tổ chức kháng chiến đó. Mùa hè 1962, tôi thi đỗ tú tài. Trước mắt tôi mở ra nhiều con đường: một là học tiếp lên đại học, hai là kiếm một nghề nào
  50. đó phù hợp với mình để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Giữa lúc đang phân vân thì tôi nhận được thư ba từ chiến khu gửi về do một chị giao liên bí mật chuyển cho tôi. Ba chỉ viết vắn tắt vài dòng, báo tin ba vẫn khỏe và mong gặp tôi. Trong đầu tôi lúc đó hình dung ba đang chỉ huy một trận đánh như tôi thường thấy mô tả trong các tiểu thuyết lịch sử. Không đắn đo, tôi quyết định rời bỏ cuộc sống thanh bình một cách giả tạo ở giữa Sài Gòn “hoa lệ” để - cũng như ba - dấn thân vào con đường chiến đấu. Một buổi chiều, khi thành phố lên đèn, tôi theo giao liên đạp xe về phía ngoại thành Ngày hôm sau, tôi đã có mặt tại một căn cứ du kích ở Củ Chi. Sau đó, theo đường dây giao liên, tôi về “R” - nơi ba đang làm việc tại căn cứ của Ủy ban trung
  51. ương Mặt trận. Ba ôm tôi vào lòng như lúc tôi còn bé, nhắc đi nhắc lại: - Gặp lại con ở chiến khu, ba mừng lắm. Tuy ba không nói ra, nhưng tôi hiểu rằng ba mừng không chỉ vì cha con được gặp nhau sau bao tháng năm xa cách, mà vì ba thấy tôi đi theo con đường mà ba đã và đang đi. Ba giữ tôi lại bên ba một tuần để dìu dắt tôi đi theo con đường kháng chiến. Ba bảo đi bảo lại: - Ở chiến khu, con phải ra sức học tập, lao động và chiến đấu như mọi cán bộ chiến sĩ cách mạng, phải tập chịu đựng gian khổ thiếu thốn, sẵn sàng chấp nhận hi sinh khi cần. Ngày cuối tuần, ba nói: - Ngày mai, cha con mình sẽ tạm chia tay.
  52. Con sẽ về công tác ở Đài phát thanh Giải phóng thuộc Ban tuyên huấn do chú Trần Bạch Đằng chỉ đạo. Ba hi vọng rằng con của ba, một khi đã xác định đúng hướng đi của đời mình, sẽ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà cách mạng giao cho. Tối hôm đó, ba thức thật khuya, căn dặn tôi đủ điều. Ba chỉ ra những ưu khuyết điểm của tôi: có lý tưởng, nhưng đôi khi xa rời thực tế, nhiệt tình nhưng còn nôn nóng Trong mấy tháng đầu công tác ở Đài phát thanh Giải phóng, tôi được phân công tải gạo, tải đạn, làm rẫy, chặt cây, cất nhà, đào hầm chứ không phải làm phát thanh viên chương trình tiếng Pháp như ba báo lúc đầu. Phải chăng ba muốn thử thách ý chí của tôi nên nhờ các bác các chú cho tôi trải qua giai đoạn lao động như thế.
  53. Tôi nhớ lời căn dặn của ba nên hoàn thành mọi công việc được giao với tất cả năng lực và nhiệt tình, không hề kêu ca Sau thời gian thử thách, tôi được chọn làm phát thanh viên tiếng Pháp mấy năm, rồi nhiều lần thay đổi công tác theo nhu cầu của cuộc kháng chiến. Dù được giao công việc gì, tôi vẫn làm theo lời ba dạy, nhờ vậy tôi được các đồng chí trong cơ quan bình bầu là chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng. Tuy cơ quan của ba không xa cơ quan của tôi là mấy nhưng ba và tôi thỉnh thoảng mới gặp nhau. Lúc nhớ nhau, ba chỉ viết thư thăm hỏi, động viên. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, tuy lúc này tôi đã lớn nhưng ba vẫn dặn dò khuyên nhủ.
  54. Ba nói: - Hoàn cảnh mới có những khó khăn mới, cám dỗ mới. Cần phải không ngừng tu dưỡng đạo đức, kiên định lập trường để không bao giờ sa ngã. Con hãy ghi nhớ lời ba dặn. Vào cuối đời, ba vẫn sống giản dị, thanh đạm trong căn nhà do Nhà nước cấp, không có tài sản riêng tư nào đáng giá. Chỉ có điều ba băn khoăn và tâm tình với tôi là ba ân hận do hoàn cảnh không lo cho má được nhiều. Ba cho tôi một di sản vật chất nghèo nàn, nhưng để lại một di sản tinh thần vô cùng phong phú: đó là một cuộc sống khiêm tốn, trong sạch, biết hi sinh vì nghĩa lớn, không khuất phục trước cường quyền, không sa ngã trước tiền tài danh lợi. Xin cám ơn ba, ba kính yêu của tôi, vì
  55. ba không chỉ cho tôi một hình hài, mà còn cho tôi cả một lý tưởng: lý tưởng vì độc lập của Tổ quốc, vì dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. NGUYỄN HỮU CHÂU