Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Phần 2)

pdf 79 trang ngocly 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_dien_gia_dung_phan_2.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết bị điện gia dụng (Phần 2)

  1. Bài 5 THIẾT BỊ ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ (ĐHNĐ) Giới thiệu bài học: Ngày nay, hệ thống điều hòa không khí được trang bị phổ biến trong phạm vi gia đình, trong các công sở, xưởng máy nên việc sử dụng, bảo quản, sửa chữa các thiết bị lạnh trở thành nhu cầu thường xuyên. Mạch điện của hệ thống điều hòa không khí ngày càng được cải tiến. Nhiều hệ thống sử dụng động cơ xoay chiều một pha, ba pha, hai tốc độ điều khiển máy nén nhằm tăng cao hiệu suất. Các thiết bị điện tử cũng được sử dụng ngày càng nhiều trong mạch điều khiển nhằm tăng độ chính xác, giảm nhỏ kích thước thiết bị cũng như bảo vệ thiết bị tránh những sự cố do nguồn điện cung cấp không ổn định, từ đó nâng cao được tuổi thọ. Đối với những người công tác trong ngành điện thì mảng kiến thức về lĩnh vực thiết bị lạnh cũng không thể thiếu. Vì vậy nội dung bài này trình bày những vấn đề liên quan về điện trong hệ thống điều hòa không khí và tủ lạnh nhằm giúp cho người thợ điện sử dụng, bảo quản, sửa chữa các thiết bị lạnh một cách hợp lý nhất. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài học này, học viên có năng lực: - Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa không khí theo nội dung bài đã học. - Sửa chữa các thiết bị điều hòa không khí theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất. - Sử dụng thành thạo thiết bị lạnh gia dụng, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tháo lắp được thiết bị lạnh dụng một cách chính xác theo qui trình của giáo viên đưa ra và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tìm được chính xác các nguyên nhân gây ra hư hỏng của thiết bị lạnh gia dụng đạt 100% thông số kỹ thuật. 121
  2. - Sửa chữa được các thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: Để thực hiện mục tiêu bài học, nội dung bao gồm: Các hình thức học tập: Hình thức nghe giảng trên lớp có thảo luận Hình thức tự học và ôn tập Hình thức thực hành tại xưởng trường 5.1. Công dụng: Thiết bị điều hòa nhiệt độ (còn gọi là máy điều hòa nhiệt độ) là một loại thiết bị điện thực hiện các quá trình: - Điều tiết nhiệt độ. - Điều tiết độ ẩm. - Điều tiết gió và lọc không khí. 5.2. Phân loại: a. Phân loại theo kết cấu máy: Theo kết cấu máy, máy điều hòa nhiệt độ phân làm hai loại: - Loại một khối (hay loại một cục). - Loại hai khối (hay loại hai cục). *Loại một khối: còn gọi là máy điều hòa nhiệt độ (ĐHNĐ) loại cửa sổ. Máy ĐHNĐ loại này dùng cách tạo lạnh (hoặc tạo nóng) để làm cho nhiệt độ trong phòng giảm xuống (khi tạo lạnh) hoặc tăng lên (khi tạo nóng) và như vậy có thể khống chế nhiệt độ trong phòng. Loại điều hòa nhiệt độ này thường được lắp trên cửa sổ hay ở một lỗ đục trên tường. Toàn bộ máy tạo thành một khối thiết bị điều hòa nhiệt độ hoàn chỉnh nên còn gọi là máy điều hòa nhiệt độ một cục. Nhìn hình dáng bên ngoài của máy ĐHNĐ một cục người ta có thể chia thành: - Máy điều hòa nhiệt độ một cục loại nằm (Hình 5.11a). - Máy điều hòa nhiệt độ một cục thường có giá thành rẻ hơn so với loại hai cục. Tất cả các bộ phận của máy đều đặt trong khối nên khi làm việc máy một cục sẽ gây tiếng ồn lớn hơn nhiều so với máy hai cục. 122
  3. Hình 5.11 Hình dáng bên ngoài máy điều hòa cửa sổ 1. vỏ; 2. Nắp mặt; 3. Nắp trang trí; 4. Vít; 5. Phích cắm điện; 6. Bảng điều khiển; 7. Nắp lật hướng gió ra; 8. Dàn ngưng; 9. Nắp chụp; 10. Ống xả nước ngưng; 11. Cửa chớp lấy gió làm mát. Máy điều hòa cửa sổ còn được gọi là máy điêu hòa 1 cụm, hoặc nguyên cụm vì toàn bộ hệ thống lạnh cũng như điện điều khiển được bố trí gọn vào trong một vỏ nhựa hoặc vỏ kim loại hình hộp chữ nhật hình dáng bên ngoài của máy điều hòa cửa sổ Mặt trước của máy điều hòa bố trí trong phòng nên được trang trí đẹp để có thể hài hòa với nội thất một căn phòng hiện đại. Mỗi hãng có một cách bố trí khác nhau và nếu trang trí càng đẹp, càng hiện đại thì càng thu hút sự chú ý của khách hàng. Mặt trước của máy chia làm hai phần. Phần có diện tích lớn lắp ghi hút gió, phần có diện tích nhỏ hơn (thường ở trên hoặc bên phải) bố trí cửa thổi với các cánh hướng gió và đảo gió. Các nút điều khiển được bố trí vào một góc ở ngay mặt trước. Muốn nhìn thấy dàn bay hơi phải tháo mặt nạ phía trước ra. Mặt sau của máy, ta có thể nhìn trực tiếp thấy dàn ngưng. Gió làm mát được lấy từ chớp gió hai bên sườn và phía trên của máy. Toàn bộ cửa sau là cửa thổi gió nóng ra. Ở một số máy điều hòa của mỹ đề phòng tường lắp máy điều hòa quá dày, choáng hết chiều sâu của máy, người ta bố trí cửa lấy gió và thổi gió đồng thời trên mặt sau. Kết cấu bên trong của máy điều hòa cửa sổ hầu như đều có cách bố trí tương đối giống nhau như biểu diễn trên (hình 5.11) 123
  4. Trên (hình 5.11 ) ta thấy rõ dàn nóng ( ngoài nhà ) dàn lạnh ( trong nhà ) của máy được ngăn cách với nhau bằng một vách có dán cách nhiệt dày khoảng 5mm. Cửa lấy gió tươi được bố trí ở phía hút của quạt ly tâm và cửa gió thải được bố trí ở phía đẩy. Đây là ưu điểm của máy điều hòa cửa sổ so với máy điều hòa 2 cụm bởi máy điều hòa 2 cụm không có cửa lấy gió tươi qua máy. Vì dàn bay hơi luôn ướt do nước ngưng nên rất dễ dính bụi bẩn, chính vì vậy người ta bố trí phin lọc bụi cho không khí ở cửa hút gió vào dàn lạnh. Phin lọc được định kỳ vệ sinh 2 tuần hoặc 1 tháng 1 lần. Hình 5.3. Nguyên tắc bố trí thiết bị của máy điều hòa cửa sổ 1. Quạt hướng trục; 2. Động cơ quạt; 3. Cửa lấy gió trời; 4. Quạt ly tâm; 5. Dàn bay hơi; 6. Phin lọc không khí; 7. Tấm ngăn cách nhiệt; 8. Bảng điều khiển; 9. Ống mao; 10. Phin sấy lọc; 11. Bình tích lỏng; 12. Máy nén rôto; 13. Dàn ngưng A-B : Không khí lạnh trong phòng vào ra. C-D : Không khí làm mát vào ra. * Loại hai khối: còn gọi là máy điều hòa nhiệt độ (ĐHNĐ) loại hai cục. Loại máy ĐHNĐ này đặt các bộ phận vào hai khối riêng biệt. Một khối đặt ngoài nhà chủ yếu là máy nén, dàn ngưng và quạt gió hướng trục. Một khối đặt trong phòng cần điều hòa gồm có dàn lạnh, quạt li tâm 124
  5. và thiết bị điện dùng để khống chế, điều khiển. Người ta dùng hai ống đồng có bọc cách nhiệt để nối dàn lạnh ở trong nhà với dàn ngưng nà máy nén khí ở khối ngoài nhà. Ngoài ra còn có dây dẫn điện, bộ điều khiển ở khối trong ngà với các thiết bị điện ở bộ phận ngoài nhà làm thành một hệ thống khống chế điện hoàn chỉnh. Như vậy, khi mở công tắc điện cho điều hòa hai cục làm việc, dàn lạnh ở trong nhà lấy nhiệt để giảm nhiệt độ của phòng và thải nhiệt ra ngoài dàn ngưng tụ ở bên ngoài. Quá trình lấy và tỏa nhiệt do môi chất frêôn bay hơi và ngưng tụ dưới tác dụng bơm và nén của máy nén khí. b. Phân loại theo chức năng của máy: Theo chức năng của máy điều hòa nhiệt độ, phân làm hai loại: - Máy điều hòa nhiệt độ một chiều (chỉ tạo lạnh). - Máy điều hòa nhiệt độ hai chiều (tạo lạnh và nóng). *Máy điều hòa nhiệt độ một chiều (chỉ tạo lạnh). Máy điều hòa nhiệt độ một chiều này còn gọi là máy ĐHNĐ đơn chức năng, chỉ dùng để hạ nhiệt độ môi trường (giới hạn) vào mùa hè. Tùy theo công suất của máy lớn hay nhỏ mà lắp đặt vào môi trường cần hạ nhiệt độ có thể tích tương ứng. Có một số máy ĐHNĐ loại này ngoài chức năng hạ nhiệt độ, có kèm theo cả chức năng hút ẩm và chức năng lọc bụi. *Máy điều hòa nhiệt độ hai chiều (tạo lạnh và nóng). Máy ĐHNĐ loại hai chiều được chia thành: kiểu điện nhiệt, kiểu bơm nhiệt và kiểu bơm nhiệt bổ trợ điện nhiệt. - Máy hai chiều kiểu bơm nhiệt: cũng như một máy ĐHNĐ một chiều bình thường, chỉ khác trong hệ thống làm lạnh của máy có lắp thêm một van đổi chiều kiểu điện từ. Thông qua sự đổi chiều của van này có thể đổi chiều làm việc của dàn ngưng và dàn ngưng và dàn lạnh nên có được các chức năng tạo lạnh, tạo nóng, hút ẩm. Về mùa hè có thể hạ nhiệt độ, mùa đông có thể tăng nhiệt độ, mùa nồm, mùa mưa có thể hút ẩm, có khả năng lọc bụi để tạo ra môi trừờng trong sạch và nhiệt độ trong sạch và nhiệt độ trong phòng điều hòa thích hợp nhất. - Máy ĐHNĐ hai chiều kiểu điện nhiệt: trong máy ĐHNĐ có lắp thêm một điện trở gia nhiệt để đốt nóng khi cần. Như vậy máy có thể làm lạnh về mùa hè và làm nóng về mùa đông. Việc làm nóng bằng điện 125
  6. trở gia nhiệt so với loại bơm nhiệt tuy kém hiệu quả hơn nhưng khi hệ thống tạo nóng bị hỏng thì dễ dàng sửa chữa và thay thế bằng dây điện trở mới. - Máy ĐHNĐ hai chiều kiểu bơm nhiệt có điện nhiệt bổ trợ: ở chế độ bơm nhiệt, khi nhiệt độ môi trường cần làm nóng thấp hơn 5OC thì hiệu quả tạo nhiệt của loại này giảm rõ rệt. để bổ khuyết cho nhược điểm này người ta chế tạo ra loại ĐHNĐ có áp dụng phương pháp hỗn hợp cả bơm nhiệt có điện nhiệt để cso đủ nhiệt lượng trong trường hợp nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. 5.3. Cấu tạo của máy điều hòa nhiệt độ: 5.3.1.1 Cấu tạo máy điều hòa nhiệt độ kiểu một khối (một cục) Hình 5.12 và hình 5.13 là cấu tạo và quá trình làm việc một máy ĐHNĐ kiểu một khối. Hình 5.12: CẤU TẠO MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ KIỂU MỘT KHỐI 1. Dàn ngưng 7. Cảm biến nhiệt. 2. Quạt hướng trục. 8. Bộ lọc. 3. Động cơ quạt. 9. Dàn lạnh. 4. Cánh quạt li tâm. 10. Ống mao dẫn. 5. Máy nén. 11. Bệ máy. 6. Mặt điều khiển. 126
  7. Hình 5.13: HỆ THỐNG LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐHNĐ KIỂU MỘT KHỐI Cấu tạo máy ĐHNĐ kiểu một khối gồm có: vỏ, hệ thống làm lạnh, hệ thống thông gió và hệ thống khống chế điện. Kết cấu của các máy ĐHNĐ có thể khác nhau nhưng không thể thiếu được các bộ phận cơ bản kể trên. chỉ cần một trong những bộ phận đó bị hỏng thì sẽ ảnh hưởng ngay đến tính năng của cả máy. Như vậy giữa các bộ phận của máy phải có một sự kết hợp hữu cơ, một sự phối hợp mật thiết thì máy ĐHNĐ mới có thể làm việc tốt được. Hình 5.13 vẽ hệ thống lạnh và hệ thống thông gió của máy ĐHNĐ một khối, khi làm việc ở chức năng tạo lạnh, quạt gió của hệ thống gió sẽ thổi gió vào trong phòng, không khí nóng trong phòng sẽ được đẩy ra, làm giảm nhiệt độ trong phòng. Hệ thống điện được chế tạo sao cho có thể khống chế độ làm việc của máy ĐHNĐ để phù hợp với chế độ nhiệt độ trong phòng, yêu cầu về đối lưu và độ lọc sạch khí cần thiết. b. Cấu tạo máy điều hòa nhiệt độ kiểu hai khối (hai cục) Cũng như máy ĐHNĐ kiểu một khối, máy ĐHNĐ kiểu hai khối cũng gồm có: vỏ, hệ thống làm lạnh, hệ thống thông gió và hệ thống khống chế điện. Chỉ khác ở chỗ các bộ phận trên được đặt vào hai khối riêng biệt và hai khối đó được đặt tách biệt trong và ngoài phòng cần điều hòa. Khối trong phòng: gồm có dàn lạnh, quạt ly tâm và thiết bị dùng để khống chế, điều khiển chế độ làm việc của máy ĐHNĐ. Khối ngoài phòng: gồm có máy nén, dàn ngưng và quạt gió hướng trục. 127
  8. Hình 5.15: SƠ ĐỒ LÀM VIỆC CỦA MÁY ĐHNĐ KIỂU HAI KHỐI 1. Khối trong phòng. 2. Khối ngoài phòng. 3. ống nối giữa khối trong phòng và ngoài phòng c. Các thiết bị của máy điều hòa * Máy nén Máy nén của máy điều hòa cũng có kết cấu tương tự như của tủ lạnh tuy nhiên có những khác biệt cơ bản sau: - Động cơ lớn hơn, thường có công suất từ 0,56  2,5kW - Máy nén không chỉ là loại pittông mà loại rôto lăn, rôto tấm trượt và máy nén soắn ốc. Nguyên lý cấu tạo của máy nén rôto lăn là loại được sử dụng rất rộng rãi trong máy điều hòa. Xi lanh bình trụ, bên trong pittông lăn theo một bánh lệch tâm tạo khoang hút và đẩy giữa xi lanh. Pittông và tấm chặn. Cửa hút không có clapê, chỉ cửa đẩy mới có clapê. Máy nén gồm 2 vòng xoắn ốc được cấu tạo đặc biệt. Vòng tĩnh gắn liền với nắp trên, vòng động gắn lên trục động cơ. Khi quay vòng xoắn động theo một quỹ đạo, tạo ra khoang hút, khoang nén và khoang đẩy giữa hai vòng xoắn ốc. Hơi hút vào từ thành bên còn được đẩy ra ở trên đúng ở tâm quay phía trên của vòng xoắn ốc. * Dàn ngưng và dàn bay hơi. Dàn ngưng và dàn bay hơi của máy điều hòa phòng phần lớn là loại dàn ống xoắn có cánh. Ống bằng đồng có cánh tản nhiệt bằng nhôm. 128
  9. Hiện nay có một số máy điều hòa phòng có dàn ngưng giải nhiệt nước. Dàn ngưng là một thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống lồng. Ga lạnh đi trong ống trong còn nước làm mát đi ngược chiều trong không gian giữa hai ống. Nước làm mát khi ra khỏi dàn ngưng sẽ được đưa lên tháp giải nhiệt để làm mát rồi cho quay lại để giải nhiệt cho dàn ngưng. * Phin sây lọc. Để đảm bảo cho ống mao không bị tắc và cặn bẩn không lọt vào làm hỏng máy nén, người ta bố trí phin lọc trước ống mao. Máy điều hòa một chiều lạnh do có nhiệt độ sôi là 50C, không có nguy cơ tắc ẩm nên thường chỉ được trang bị phin lọc cặn bẩn. Máy điều hòa hai chiều, đề phòng mùa đông nhiêt độ sôi dàn ngoài nhà có thể xuống thấp hơn 00C, có nguy cơ tắc ẩm nên bố trí phin có cả hai chức năng sấy và lọc. * Thiết bị hồi nhiệt Ở một số máy điều hòa nhiều cụm thường có sử dụng thiết bị hồi nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt giữa lỏng nóng trước khi vào ống mao và hơi lạnh vừa ra khỏi dàn bay hơi. Tác dụng của hồi nhiệt như sau : - Tăng năng suất lạnh riêng khối lượng, nhờ đó tăng hiệu suất lạnh. - Ống mao hoặc van tiết lưu làm việc ổn định hơn. - Giảm nguy cơ máy nén hút phải lỏng * Ống mao. Do năng suất lạnh của máy điều hòa lớn hơn tủ lạnh hàng chục, đôi khi hàng trăm lần nên đường kính ống mao lớn hơn, chiều dài ống mao ngắn hơn và đôi khi người ta phải dùng ống mao kép hoặc 3 ống mao ghép song song (hình 9.20) * Van tiết lưu. Một số hệ thống điều hòa lớn có thể dùng van tiết lưu thay cho ống mao nhờ khả năng điều chỉnh tự động lưu lượng phun vào dàn của nó Hiện nay trong điều hòa không khí có 3 loại van tiết lưu là: - Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong. - Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài. - Van tiết lưu điện tử. Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài và cân bằng trong đã được nhắc tới rất nhiều trong các tài liệu về kỹ thuật lạnh và ĐHKK. Riêng van tiết lưu 129
  10. điện tử là kiểu van tiết lưu mới có khả năng điều chỉnh rất rộng năng suất lạnh nhưng vì rất đắt và mới được sử dụng hạn chế trong các máy điều hòa biến tần và do khuôn khổ cuốn sách nên ở đây không giới thiệu. * Vòng ống xoắn làm mát dầu. Có hai loại vòng ống xoắn làm mát máy nén. Loại 1 là một vòng ống xoắn chữ U trên có gắn cánh tản nhiệt. Loại 2 sử dụng một hoặc vài ống xoắn dàn ngưng. Ga lạnh sau khi nén nên áp suất cao được đẩy ra vòng ống xoắn làm mát dầu, được làm mát sơ bộ sau đó quay trở lại máy nén, đi trong ống ngâm ở đáy dầu máy nén, làm mát dầu rồi lại đi quay ra để đi vào dàn ngưng. * Ống tiêu âm. Một số máy điều hòa được bố trí ống tiêu âm ở đường đẩy để cân bằng xung động và giảm tiếng ồn. Ống tiêu âm bố trí trên đường đẩy giữa máy nén và dàn ngưng với hướng ga đi từ trên xuống để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần hoàn dầu. * Van điện từ. Van điện từ dùng để xả băng bằng hơi nóng. Van điện từ còn được sử dụng để đóng ngắt ga lỏng cung cấp cho một dàn lạnh nào đó trong hệ nhiều dàn lạnh, trong khí các dàn lạnh khác vẫn hoạt động. thường được sử dụng van thường đóng. Khi không có điện van đóng và khi có điện van mở. (hình 9.23) * Van một chiều. Van một chiều chỉ cho dòng ga đi theo một chiều nhất định, không cho ga đi theo hướng ngược lại. Van một chiều thường được lắp ở đầu ra của máy nén, ở đường lỏng Theo nguyên tắc làm việc có thể phân ra nhiều loại van một chiều như cửa lật, hình nấm, hình bi, ở đây van sử dụng tác động đóng nam châm, hầu như không rò rỉ bên trong, có thể lắp đặt ở bất cứ tư thế nào. 5.4. Nguyên lý chung của máy điều hòa nhiệt độ: Hệ thống làm lạnh của máy điều hòa nhiệt độ cũng gần giống như tủ lạnh. Nó cũng gồm có 4 bộ phận chính là: máy nén, dàn ngưng, ống mao dẫn, dàn bay hơi (hình 5.15) 130
  11. Hình 5.15: NGUYÊN LÝ HỆ THỐNG SINH LẠNH CỦA MÁY ĐHNĐ Nguyên lý làm việc của hệ thống làm lạnh trong máy điều hòa nhiệt độ giống như nguyên lý làm việc của tủ lạnh. Hệ thống tạo lạnh có sử dụng một loại môi chất lạnh dạng lỏng. Khi ở áp suất thấp của dàn lạnh, môi chất bốc hơi lên và hấp thụ rất nhiều nhiệt môi trường nơi có đặt dàn làm lạnh của máy ĐHNĐ và làm giảm được nhiệt độ môi trường đó. Nhờ động cơ máy nén hút và nén môi chất dạng hơi từ dàn lạnh bay ra tạo thành môi chất có áp suất cao, nhiệt độ cao và được thải nhiệt ra bên ngoài nhờ dàn ngưng tụ và biến dần môi chất lạnh thành thể lỏng ở cuối dàn ngưng. Nhờ ống mao dẫn (như một van tiết lưu) môi chất lỏng sẽ chuyển dần từ trạng thái lỏng áp suất cao sang dạng lỏng áp suất thấp và được đưa tới buồng bay hơi (dàn lạnh). Để cho dàn lạnh luôn thu nhiệt môi trường cần điều hòa và dàn ngưng luôn tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài người ta phải sử dụng hệ thống động cơ máy nén để thực hiện một chu trình kín hút và nén môi chất lạnh, tạo thành sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất của môi chất thành hai vùng khác nhau. Môi chất lạnh thường dùng hiện nay trong máy điều hòa nhiệt độ là khí Frêôn R12 hoặc R22 (CHF2Cl). Máy nén dàn trao đổi nhiệt (dàn nóng và dàn lạnh) ống mao dẫn, bộ lọc của máy ĐHNĐ về cơ bản giống như các bộ phận tương đương của tủ lạnh, chỉ khác kích cỡ và mức độ làm việc. 131
  12. 5.4.2 Sơ đồ mạch điện:  220V COOL LO OFF FAN HI QUẠT C RI RI RT C 5 4 6 3 7 MÁY NÉN 2 8 1 HÌNH 5.16: SƠ ĐỒ ĐIỆN CỦA MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT HOẠT ĐỘNG II: TỰ HỌC VÀ ÔN TẬP - Tài liệu tham khảo cho bài này: - Sử dụng điện trong sinh hoạt – Hoàng Hữu Thận - NXB Khoa học và Kỹ thuật 1986. - Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện công suất nhỏ – Châu ngọc Thạch - NXB Giáo dục 1994. - Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện trong gia đình – Nguyễn Bích Hằng – NXB Văn hóa – Thông tin - Hà Nội 2000. - Các thiết bị điện sử dụng trong nhà bếp và nhà tắm – Nguyễn Minh Đức chủ biên - NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2004. - Sửa chữa và bảo trì thiết bị điện trong gia đình – Lâm Quang Hiền – Tài liệu lưu hành nội bộ - Năm 2002 - Cũng cố bài học: Trả lời các câu hỏi 4.1. Nêu và giải thích các nguyên tắc làm lạnh nhân tạo? 132
  13. 4.2. Tủ lạnh gia dụng: cấu tạo, nhiệm vụ của từng bộ phận, nguyên lý làm việc, cách sử dụng và bảo quản thực phẩm trong tủ? 4.3. Vẽ và phân tích mạch điện tủ lạnh? 4.4. Phân tích nguyên lý của máy điều hòa nhiệt độ? Nêu rõ sự khác nhau giữa máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh? 4.5. Vẽ và phân tích mạch điện máy điều hòa nhiệt độ? 133
  14. HOẠT ĐỘNG III: THỰC HÀNH TẠI XƯỞNG TRƯỜNG THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH TỦ KEM DÀN TRẢI  Phần 1: Giới thiệu mô hình 1. Cấu tạo: Mô hình Tủ kem dàn trải gồm 4 bộ phận chủ yếu: máy nén, thiết bị ngưng tụ, bộ phận tiết lưu và thiết bị bay hơi. Trên mô hình còn có các thiết bị và dụng cụ đo áp suất, nhiệt độ của tác nhân lạnh (Freon 12), thiết bị bảo vệ và đèn báo. Trên mô hình còn bố trí một van khóa ở ống nạp để thuận tiện cho công tác nén khí thử độ kín, hút chân không, nạp ga lúc ban đầu hoặc nạp ga bổ sung khi cần thiết. ở phần đầu và cuối dàn lạnh có lắp hai ống thủy tinh trong suốt để quan sát dòng tác nhân lạnh. Hình 1: SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY LẠNH 1. Máy nén piston 2. Thiết bị ngưng tụ. . Hơi cao áp 3. Phin sấy – phin lọc. . Hơi thấp áp 4. ống tiết lưu. 5. Thiết bị bay hơi (dàn lạnh) . Lỏng cao áp . Lỏng thấp áp 134
  15. R A C S Đ A 2 Đ1 220V Hình 2: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRONG MÁY LẠNH MN: Máy nén. A: áptômát. RLKĐ: Rơ le khởi động. Đ1: Đèn báo nguồn RLBV: Rơ le bảo vệ. Đ2: Đèn báo máy lạnh đang làm việc RLNĐ: Rơ le nhiệt (Thermostat). Hình 3: MÁY NÉN LẠNH BỔ CẮT 135
  16. 2. Cách vận hành tủ kem trên mô hình: a. Chuẩn bị: - Kiểm tra tình trạng máy: Kiểm tra hệ thống lạnh có còn ga hay không (nếu kim đồng hồ áp suất chỉ số 0, nghĩa là hệ thống lạnh đã mất ga). - Kiểm tra điện nguồn (220V) - Tháo bỏ buồng lạnh hay bình nước đối với những bài thực hành thực hiện trên máy lạnh có dàn lạnh đặt trong không gian lớn. - Đổ nước vào bình khi thực hành khảo sát máy làm lạnh nước - Gắn nhiệt kế vào các vị trí quy định (tra thêm ít dầu lạnh vào bầu cắm nhiệt kế và nút kín) - Xoay núm điều chỉnh rơle nhiệt độ về vị trí max (số 1). - Cắm phích điện, nếu đèn đỏ sáng, báo hiệu điện đã vào động cơ máy nén. b. Vận hành: - Đóng áptomát, đèn xanh sáng, báo hiệu máy hoạt động. - Theo dõi và đo kiểm dòng khởi động, dòng định mức, áp suất, nhiệt độ theo yêu cầu của bài thực hành. - Đối với bài thực hành khảo sát máy lạnh làm việc theo chu kỳ, xoay núm điều chỉnh rơle nhiệt độ theo chiều ngược kim đồng hồ tới vị trí cần thiết để điều khiển tự động máy lạnh làm việc theo chu kỳ. Chú ý: Trong phòng thí nghiệm thường có quạt gió hoặc máy điều hòa nhiệt độ, cần tắt quạt gió hoặc máy điều hòa nhiệt độ đối với các bài thực hành khảo sát máy lạnh trong điều kiện bình thường và không khí tĩnh.  Phần 2: Nội dung thực hành 1. Đọc kỹ phần giới thiệu mô hình. 2. Quan sát vẽ lại sơ đồ điện trong mô hình máy lạnh. 3. Liệt kê các thiết bị và khí cụ điện có trên mô hình. 4. Vận hành và quan sát nguyên lý hoạt động của máy. 5. Quan sát chu trình làm lạnh. 6. Quan sát chu trình làm mát. 7. Thực hành lắp đặt, vận hành và sửa chữa hư hỏng. 136
  17. THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH TỦ LẠNH DÀN TRẢI  Phần 1: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH 1. Cấu tạo: Mô hình Tủ lạnh dàn trải gồm 4 bộ phận chủ yếu: máy nén, thiết bị ngưng tụ, bộ phận tiết lưu và thiết bị bay hơi. Trên mô hình còn có các thiết bị và dụng cụ đo áp suất, nhiệt độ của tác nhân lạnh (Freon 12), thiết bị bảo vệ và đèn báo. Trên mô hình còn bố trí một van khóa ở ống nạp để thuận tiện cho công tác nén khí thử độ kín, hút chân không, nạp ga lúc ban đầu hoặc nạp ga bổ sung khi cần thiết. ở phần đầu và cuối dàn lạnh có lắp hai ống thủy tinh trong suốt để quan sát dòng tác nhân lạnh. Toàn bộ hệ thống lạnh được gắn trên bàn gỗ dán fócmica. * Sơ đồ: Hình 4: SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT CỦA MÔ HÌNH MÁY LẠNH DÀN TRẢI 7. Máy nén. 5. ống tiết lưu. 8. Van khóa đầu nạp. 6. ống quan sát. 9. Dàn ngưng tụ. 7. Dàn lạnh. 10. Phin lọc. 8. Buồng lạnh. 137
  18. R A C S Đ A 2 Đ1 Hình 5: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TRONG MÁY LẠNH MN: Máy nén. A: áptômát. RL : Rơ le khởi động. Đ : Đèn báo nguồn KĐ 1 RLBV: Rơ le bảo vệ. Đ2: Đèn báo máy lạnh đang làm việc RLNĐ: Rơ le nhiệt (Thermostat). 2. Cách vận hành máy lạnh trên mô hình: - Chuẩn bị: - Kiểm tra tình trạng máy: Kiểm tra hệ thống lạnh có còn ga hay không (nếu kim đồng hồ áp suất chỉ số 0, nghĩa là hệ thống lạnh đã mất ga). - Kiểm tra điện nguồn (220V) - Tháo bỏ buồng lạnh hay bình nước đối với những bài thực hành thực hiện trên máy lạnh có dàn lạnh đặt trong không gian lớn. - Đổ nước vào bình khi thực hành khảo sát máy làm lạnh nước - Gắn nhiệt kế vào các vị trí quy định (tra thêm ít dầu lạnh vào bầu cắm nhiệt kế và nút kín) - Xoay núm điều chỉnh rơle nhiệt độ về vị trí max (số 1). - Cắm phích điện, nếu đèn đỏ sáng, báo hiệu điện đã vào động cơ máy nén. *Vận hành: - Đóng áptomát, đèn xanh sáng, báo hiệu máy hoạt động. 138
  19. - Theo dõi và đo kiểm dòng khởi động, dòng định mức, áp suất, nhiệt độ theo yêu cầu của bài thực hành. - Đối với bài thực hành khảo sát máy lạnh làm việc theo chu kỳ, xoay núm điều chỉnh rơle nhiệt độ theo chiều ngược kim đồng hồ tới vị trí cần thiết để điều khiển tự động máy lạnh làm việc theo chu kỳ. Chú ý: Trong phòng thí nghiệm thường có quạt gió hoặc máy điều hòa nhiệt độ, cần tắt quạt gió hoặc máy điều hòa nhiệt độ đối với các bài thực hành khảo sát máy lạnh trong điều kiện bình thường và không khí tĩnh.  Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC BÀI THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH Bài 1: CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY LẠNH I. Mục tiêu: - Giúp học viên tìm hiểu thực tế cấu tạo của một máy lạnh đơn giản. - Giúp học viên hiểu sâu hơn về chức năng nhiệm vụ và vai trò quan trọng của từng bộ phận trọng một hệ thống lạnh. - Giúp học viên cũng cố kiến thức lý thuyết đã học và kiểm chứng thực tiễn nguyên lý làm việc của máy lạnh có máy nén hơi. II. Thiết bị, dụng cụ: - Mô hình máy lạnh dàn trải với đủ các chi tiết và thiết bị đo. - Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy lạnh. - Sơ đồ chu trình lạnh trên biểu đồ LgP-h. - Sơ đồ chu trình lạnh trên biểu đồ T-S. III. Trình tự thực hiện: * Bước 1: Chuẩn bị - Chuẩn bị 3 sơ đồ đã nêu ở trên. - Gắn các nhiệt kế T1 T4 vào vị trí như ở hình 4. - Rơle nhiệt độ để ở mức “max” (vị trí 1). 139
  20. - Kiểm tra áp suất trong hệ thống để biết hệ thống lạnh có còn ga hay không. - Giáo viên cho học viên đọc trị số áp suất trên đồng hồ PK, P0 và đọc trị số nhiệt độ ở nhiệt kế T4 trước khi vận hành máy. *Bước 2: Giới thiệu thành phần cấu tạo, chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận trong hệ thống lạnh. Trên mô hình là một hệ thống lạnh đơn giản nhất, gồm 4 bộ phận chính: 1. Máy nén: máy nén kín (loại dùng cho tủ lạnh) - Nhiệm vụ: máy nén hút hơi tác nhân lạnh từ thiết bị bay hơi và nén hơi và nén hơi, tác nhân lạnh từ áp suất bay hơi lên áp suất ngưng tụ, đồng thời đẩy hơi cao áp suất vào thiết bị ngưng tụ. 2. Thiết bị ngưng tụ (TBNT): thiết bị ngưng tụ kiểu làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên (loại thường dùng cho tủ lạnh tủ kem). - Nhiệm vụ: ngưng tụ (hoá lỏng) hơi tác nhân lạnh ở áp suất và nhiệt độ ngưng tụ. Để thực hiện quá trình ngưng tụ đó, thiết bị ngưng tụ phải thải nhiệt của tá nhân lạnh ra môi trường xung quanh (trường hợp này là không khí). 3. Bộ phận tiết lưu: máy lạnh trên mô hình dùng loại thiết bị tiết lưu đơn giản: ống tiết lưu - ống đồng có đường kính nhỏ và độ dài lớn (loại thường dùng cho tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ cỡ nhỏ ). ống tiết lưu được nối giữa phin lọc hút ẩm và thiết bị bay hơi. - Nhiệm vụ: Hạ áp suất của tác nhân lạnh thể lỏng từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bay hơi. Cùng với sự giảm áp suất là sự giảm nhiệt độ của tác nhân lạnh từ nhiệt độ quá lạnh lỏng ở cuối thiết bị ngưng tụ xuống nhiệt độ bay hơi trong dàn lạnh. Cung cấp và điều chỉnh lưu lượng tác nhân lạnh thể lỏng trong dàn lạnh. Cân bằng áp suất 2 bên cao áp và thấp áp khi máy lạnh ngừng hoạt động (điểm khác biệt của ống tiết lưu so với van tiết lưu). 4. Thiết bị bay hơi (dàn lạnh): là thiết bị trao đổi nhiệt làm bằng ống đồng được uốn kiểu ruột gà (tương tự loại dàn lạnh dùng cho máy làm lạnh nước giải khát). - Nhiệm vụ: thu nhiệt của môi trường bên ngoài (không khí trong buồng lạnh hoặc nước trong bình) để làm bay hơi (hoá hơi) tác nhân lạnh thể lỏng ở áp suất bay hơi tương ứng trong dàn lạnh. Từ đó nó lam lạnh môi trường xung quanh. 140
  21. Ngoài 4 bộ phận chính trên đây, trong hệ thống lạnh còn bố trí phin lọc – hút ẩm với 2 chức năng: lọc bụi cơ học chống tắc bẩn trong ống tiết lưu và hút ẩm (hơi nước) còn sót lại trong hệ thống để tránh sự đóng băng làm tắc ống tiết lưu. Với chức năng ấy phin lọc – hút ẩm còn được gọi là phin sấy – phin lọc. *Bước 3: - Vận hành cho máy lạnh hoạt động. Quan sát sự chuyến động và biến đổi trạng thái của freon trong 2 ống thủy tinh. *Bước 4: - Giải thích nguyên lý làm việc của máy lạnh thực tế và minh họa bằng các sơ đồ ở hình 6, hình 7a và hình 7b. Hình 6: SƠ ĐỒ DÒNG CHẢY TRONG MÁY LẠNH 141
  22. Hình 7: SƠ ĐỒ CHU TRÌNH LẠNH TRÊN BIỂU ĐỒ a. Sơ đồ chu trình lạnh trên biểu đồ t – s b. Sơ đồ chu trình lạnh trên biểu đồ LgP-h 1 - 2: Quá trình nén 2 - 2”: Quá trình hạ nhiệt hơi cao áp 2” - 3’: Quá trình ngưng tụ 3’ - 3: Quá trình quá lạnh lỏng sau ngưng tụ 3 - 4: Quá trình tiết lưu 4 - 1”: Quá trình bay hơi 1” - 1: Quá trì nhquá nhiệt hơi cao áp * Bước 5: - Đọc các trị số áp suất và nhiệt độ khi máy lạnh làm việc ở chế độ tương đối ổn định (sau khởi động khoảng 20 – 30 phút) ghi kết quả vào bảng dưới đây: Số lần Pk Tk Po To T1 T3 đo (PSI) (òF) (PSI) (òF) (OC) (OC) 0 1 2 3 * Ghi chú: - ở lần đo 0: ghi trị số áp suất Pk, Po, T4 trước khi vận hành máy lạnh - Các lần đo 1, 2, 3, thực hiện khi máy làm việc ở chế độ tương đối ổn định, mỗi lần đo cách nhau 5 phút - Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế T2 và T4 chỉ để tham khảo. * Bước 6: Xử lý kết quả khảo sát - Tính giá trị trung bình của các đại lương trong 3 lần đo 1, 2, 3 142
  23. - Xây dựng chu trình lạnh trên biểu đồ lgp_h dựa theo số đo của Pk,Po,T1 ,T3 theo cách dựng đã học trong chương trình lý thuyết * Ghi chú: + Pk, tính theo áp suất tuyệt đối - P Tuyệt đối= Pdư + P khí quyển - Pdư= áp suất khí quyển đô được trên đồng hồ áp suất - P khí quyển 1atm – 14,2 SPI + Trạng thái điểm nút 1 và 2 trên chu trình lạnh ở biểu đồ lgp-h sẽ chỉ mang tính quy ước (điểm nút 1 chọn trạng thái ứng với áp suất Po và nhiệt độ đo bằng nhiệt kế T1). điểm nút 2 xác định bởi giao điểm của đường đẳng áp Pk và đường đẳng Entropi qua điểm 1 (S=const). Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế T2 thực tế luôn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ở điểm nút 2_trạng thái cuối quá trình nén. Câu hỏi kiểm tra 1. Có mấy loại máy nén khí? Nêu ưu nhược điểm chính của máy nén khí so với các máy nén khác ? Phạm vi sử dụng của máy nén khí/ 2. Nêu ưu nhược điểm chính và phạm vi sử dụng của thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí đối lưu tự nhiên? 3. Nêu ưu nhược điểm chính của ống tiết lưu với van tiết lưu. Nếu thay ống tiết lưu bằng van tiết lưu, cần phải bổ sung bộ phận gì cho máy lạnh? Tại sao trong hệ thống dùng ống tiết lưu thường không dùng bình chứa lỏng? 4. Nêu ưu nhược điểm chính của thiết bị bay hơi làm bằng ống trơn và ưu nhược điểm của hai kiểu cấp lỏng cho thiết bị bay hơi; cấp lỏng từ trên xuống và cấp lỏng từ dưới lên? 5. Tại sao phải có sự quá nhiệt hơi thấp áp (Quá trình 1”_1 trên chu trình lạnh)? 6. ở máy nén khí, nhiệt độ hơi thấp áp trước khi vào máy nén (Đo được bằng nhiệt kế T1) thường thấp hơn nhiệt độ của hơi vào van hút, còn nhiệt độ hơi cao áp khi ra khỏi máy nén ((Đo được bằng nhiệt kế T2) ) thường thấp hơn nhiều lần so với nhiệt độ sau quá trình nén (sau van đẩy), tại sao? 143
  24. Bài 2: THỰC HÀNH KHẢO SÁT SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY LÀM LẠNH KHÔNG KHÍ TRONG MỘT SỐ CHẾ ĐỘ VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC KHÁC NHAU I. Mục tiêu: - Thực hành sự tăng giảm áp suất ngưng tụ và áp suất bay hơi của tác nhân lạnh (Freon 12) khi máy lạnh làm việc ở giai đoạn sau khởi động và ở trường hợp làm lạnh theo chu kỳ. - Thực hành khảo sát và so sánh sự hoạt động của máy lạnh trong hai trường hợp: dàn lạnh đặt trong không gian lớn và dàn lạnh đặt trong buồng kín. II. Thiết bị, dụng cụ: - Mô hình máy lạnh dàn trải với đủ các chi tiết như buồng lạnh, nhiệt kế.v.v - Ampe kìm. - Đồng hồ có kim giây. III. Trình tự thực hiện:  Thí nghiệm 2.1: a. Khảo sát máy lạnh ở chế độ sau khởi động: Bước 1: Chuẩn bị Kiểm tra tình trạng máy lạnh trước khi tiến hành thí nghiệm (chủ yếu kiểm trong hệ thống có còn ga hay không và máy nén có làm việc hay không) - Gắn các nhiệt kế T1 T4 vào vị trí như ở hình 4 . - Rơle nhiệt độ để ở mức “max” (vị trí 1). - Ngắt áptomát. - Sơ đồ thí nghiệm như ở hình 4 Bước 2: Vận hành cho máy lạnh hoạt động và tiến hành khảo sát: - Cấp điện cho mô hình và đóng áptomát cho máy lạnh hoạt động. - Đo thật nhanh dòng khởi động ngay sau khi mở máy và đo dòng làm việc (dòng định mức) của hoạt động máy nén. Nếu dùng ampe kìm thì sử dụng chốt hãm để hãm kim khi đo dòng khởi động. 144
  25. - Theo dõi sự dịch chuyển kim đồng hồ áp suất Pk và Po cho tới khi kim dừng ở một vị trí nào đó tương đối ổn định. - Theo dõi sự tăng giảm nhiệt độ ở 2 nhiệt kế T3 và T4 là chủ yếu (Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế T1 và T2 chỉ để tham khảo). - Quan sát sự bám tuyết trên dàn lạnh. * Ghi chú: Khi muốn làm thí nghệm cụ thể để lấy số liệu dùng đồ thị thực nghiệm, cần chú ý: + Trong 1  2 phút đầu sau khởi động nên đọc nhanh trị số Po và Pk sau mỗi 10 hoặc 15 giây. + Trong 2  10 phút sau khởi động nên cách 1 phút đọc trị số 1 lần. Sau 10  40 phút có thể 2 hoặc 5 phút đọc trị số một lần. + Thời gian thí nghiệm không ít hơn 40 phút. - Bước 3: Xử lý và phân tích kết quả khảo sát - Xác định áp suất tuyệt đối của Pk và Po trong hệ thống lạnh. - Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng giảm áp suất trong hệ thống lạnh dựa theo kết quả khảo sát. - Phân tích mức độ tăng giảm và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự tăng hoặc giảm áp suất Pk và Po trong hệ thống lạnh ở giai đoạn khởi động. - Xác định miền áp suất làm việc tương đối của máy lạnh. b. Khảo sát sự hoạt động của máy lạnh ở chế độ làm việc theo chu kỳ: Thí nghiệm này được tiến hành tương tự như thí nghiệm ở phần a trên đây. Khi máy lạnh đạt chế độ tương đối ổn định ( sau khởi động khoảng 20 – 30 phút), xoay chậm núm rơle nhiệt độ theo chiều ngược chiều kim đồng hồ cho tới khi rơle ngắt điện và máy dừng. Sau một thời gian nhất định máy lạnh hoạt động theo chu kỳ. Quan sát dòng Freon qua hai ống thủy tinh trong quá trình máy lạnh hoạt động theo chu kỳ (đặc biệt khi máy dừng và khi máy bắt đầu khởi động lại). 145
  26. ở thí nghiệm này chỉ đo áp suất Pk và Po. Đọc trị số áp suất Pk và Po trong hai chu kỳ làm việc của máy lạnh và ghi kết quả vào bảng dưới đây: Máy làm Máy dừng Máy làm Máy dừng Số Thời việc việc TT gian Pk Po Pk Po Pk Po Pk Po (PSI) (PSI) (PSI) (PSI) (PSI) (PSI) (PSI) (PSI) Theo kết quả thí nghiệm, xây dựng đồ thị về sự tăng giảm áp suất trong hệ thống lạnh cho một chu kỳ cụ thể: P PK P0 tLV tD t tCK Hình 8: SỰ TĂNG GIẢM ÁP SUẤT PK VÀ PO Ở MÁY LẠNH DÙNG ỐNG TIẾT LƯU KHI MÁY LÀM VIỆC THEO CHU KỲ tLV: thời gian máy làm việc tD: thời gian máy dừng tCK: thời gian trong một chu kỳ hoạt động. - Phân tích sự tăng giảm hoặc sự cân bằng áp suất ngưng tụ và áp suất bay hơi ở chế độ làm việc theo chu kỳ - Tính toán chính xác hệ số làm việc của máy lạnh trong một chu kỳ làm việc cụ thể. 146
  27. * Ghi chú: + Để tiết kiệm thời gian, thí nghiệm này cũng có thể tiến hành kế tiếp ngay sau thí nghiệm ở phần a. + Khi muốn tính toán hệ số làm việc trung bình của máy lạnh cần thí nghiệm trong nhiều chu kỳ làm việc liên tiếp.  Thí nghiệm 2.2: Khảo sát máy lạnh có dàn lạnh đặt trong không gian lớn Các bước và cách tiến hành tương tự như ở trường hợp dàn lạnh đặt trong buồng kín ( thí nghiệm 2.1). Điểm khác biệt ở đây là: mở nắp bình ra để dàn lạnh được đặt trong không gian lớn. * Yêu cầu: Thí nghiệm 2.1 và 2.2 cần được tiến hành trong những chế độ và điều kiện như nhau để có cơ sở so sánh sự hoạt động của máy lạnh làm việc trong 2 trường hợp: dàn lạnh đặt trong không gian lớn và dàn lạnh đặt trong buồng kín. ở hai thí nghiệm này thực hiện khảo sát 2 trường hợp: - Thí nghiệm 2.2a: khảo sát máy lạnh làm việc ở chế độ sau khởi động. - Thí nghiệm 2.2b: khảo sát máy lạnh ở chế độ làm việc theo chu kỳ. 147
  28. CÂU HỎI KIỂM TRA 1. ở cả thí nghiệm 2.2a và 2.2b ngay sau lúc khởi động áp suất nén PK tăng rất nhanh, sau đó tăng chậm, còn áp suất P0 giảm đột ngột với tốc độ rất nhanh tới cực tiểu rồi tăng dần, tại sao? 2. Sau giai đoạn khởi động, áp suất PK và P0 ở thí nghiệm 2.1a tăng dần tới giá trị cao nhất, sau đó giảm dần. Còn ở thí nghiệm 2.2a áp suất PK và P0 giảm không đáng kể hoặc hầu như không thay đổi, tại sao? 3. Trong cùng một điều kiện ở phòng thí nghiệm, PK và P0 ở thí nghiệm 2.1a đều thấp hơn ở thí nghiệm 2.2a, tại sao? 4. Nếu thí nghiệm 2.1a được tiến hành với dàn lạnh đặt trong buồng kín có cách nhiệt tốt thì PK và P0 sẽ thay đổi như thế nào so với kết quả ở thí nghiệm 2.1a và 2.2a? Tại sao có sự thay đổi như vậy? 5. ở cả hai trường hợp đã khảo sát (thí nghiệm 2.1a và 2.2a), trường hợp nào tuyết bám vào dàn lạnh nhanh hơn và nhiều hơn, tại sao? 6. Trong cùng một điều kiện của phòng thí nghiệm, ở hai trường hợp đã khảo sát (thí nghiệm 2.1b và 2.2b), trường hợp nào có tần số chu kỳ làm việc của máy lạnh cao hơn và trường hợp nào có hệ số làm việc cao hơn, tại sao? 7. Từ kết quả trả lời ở câu hỏi 3, 4, 5, 6, hãy liên hệ với trường hợp tủ lạnh đóng chặt cửa, tủ lạnh mở (hoặc cửa bị hở) và tủ lạnh cách nhiệt không tốt. 148
  29. Bài 3: THỰC HÀNH KHẢO SÁT MÁY LÀM LẠNH NƯỚC I. Mục tiêu: - Khảo sát sự hoạt động của máy lạnh làm việc trong chế độ “nặng tải” (làm lạnh nước) và so sánh với chế độ “nhẹ tải” (làm lạnh không khí). - Khảo sát tốc đọ làm lạnh nước. - So sánh làm lạnh nước trong 2 trường hợp: + Máy lạnh làm việc trong phòng có không khí tĩnh. + Máy lạnh làm việc trong phòng có quạt gió. II. Thiết bị, dụng cụ: - Mô hình máy lạnh dàn trải với đủ các chi tiết như buồng lạnh, nhiệt kế.v.v - Ampe kìm. - Đồng hồ có kim giây. III. Trình tự thực hiện:  Thí nghiệm 3.1: Khảo sát tốc độ làm lạnh nước Bước 1: - Kiểm tra tình trạng hệ thống lạnh. - Đổ 3 lít nước vào bình bên trái (bên có dàn lạnh) và đậy nắp lại. - Gắn các nhiệt kế vào vị trí như ở hình 4. Cần chú ý khi gắn nhiệt kế T4. Về nguyên tắc, trong trường hợp làm lạnh nước ở trạng thái tĩnh, cần phải dùng nhiều nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước tại nhiều điểm khác nhau và tính toán xác định nhiệt độ trung bình của nước. ở đây, để cho đơn giản, chỉ dùng một nhiệt kế đặt ở vị trí được xác định cụ thể (nơi có dấu + ở mặt phía trước bình nước). Vị trí này được xác định sau khi đã làm nhiều thí nghiệm kiểm chứng. Tại vị trí đó, nhiệt kế T4 đo được nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ trung bình của nước trong quá trình làm lạnh. - Ngắt áptomát và xoay núm rơle nhiệt về “max” (vị trí 1). 149
  30. - Đo nhiệt độ không khí trong phòng, nhiệt ban đầu của nước và áp suất pk, p0 trước khi vận hành máy lạnh. Bước 2: Vận hành máy và tiến hành khảo sát - Cấp điện cho mô hình và đóng áptomát cho máy lạnh hoạt động. - Đo nhanh dòng khởi động ngay sau khi mở máy, tiếp đó đo dòng định mức. - Đọc và ghi lại giá trị áp suất PK, P0 và nhiệt độ theo các nhiệt kế T3, T4 (nhiệt độ theo các nhiệt kế T1và T2 chỉ để tham khảo). Cách đo tương tự như ở thí nghiệm 2.1. - Thí nghiệm kết thúc khi nhiệt độ của nước đạt 80C. *Bước 3: - Xác định áp suất tuyệt đối trong hệ thống lạnh (PK, P0) và chuyển đơn vị đo áp suất nhiệt độ về một đơn vị đo thống nhất, phù hợp với đơn vị đo trong bảng tra cứu tính chất nhiệt động học của Freon 12 ở trạng thái bảo hòa (hoặc đơn vị đo của các đại lượng trên biểu đồ 1 gp-h). - Vẽ đồ thị biểu diễn sự tăng giảm áp suất Pk và Po trong quá trình khảo sát. Phân tích sự tăng giảm đó. - Vẽ đồ thị biểu diễn tốc độ làm lạnh nước. Phân tích tốc độ làm lạnh nước ở giai đoạn đầu và cuối của quá trình làm lạnh.  Thí nghiệm 3.2: Khảo sát và so sánh sự hoạt động của máy lạnh trong hai trường hợp: Máy lạnh làm việc trong phòng có không khí tĩnh và máy lạnh làm việc trong phòng có quạt gió Thí nghiệm này nhằm hai mục đính chính: 1. Kiểm chứng thực tế sự ảnh hưởng của môi trường làm mát dàn ngưng tụ (cụ thể là sự đối lưu không khí qua thiết bị ngưng tụ) tới trạng thái và hiệu quả làm việc cảu máy lạnh 2. Giúp học viên thấy rõ tầm quan trọng của điều kiện ngoại cảnh đối với sự hoạt động của máy lạnh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong quá trình kiểm tra, lắp ráp, vận hành và sửa chữa máy lạnh. 150
  31. - ở phòng thí nghiệm này, thiết bị ngưng tụ vẫn là thiết bị ngưng tụ trên mô hình, không gắn thêm quạt gió. - Nên tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm có quạt trần. Một thí nghiệm tiến hành trong điều kiện không mở quạt trần và một thí nghiệm tiến hành trong điều kiện có mở quạt trần - Nếu trong phòng thí nghiệm không có quạt trần, có thể dùng quạt bàn hoặc quạt đứng nhưng phải đặt xa mô hình đủ thổi gió vào thiết bị ngưng tụ. - Các bước, cách thức tiến hành và nội dung xử lý kết quả thí nghiệm tương tự như ở thí nghiệm 3.1. - Sau khi xử lý kết quả thí nghiệm, so sánh hai trường hợp nêu trên theo hai nội dung chính sau: + Trạng thái làm việc của máy lạnh (so sánh theo áp suất Pk và Po) + Tốc độ làm lạnh nước. * Ghi chú: Để tiết kiệm thời gian, thí nghiệm so sánh này có thể chỉ tiến hành đối với trường hợp phòng thí nghiệm có quạt gió và tiến hành ngay sau khi kết thúc thí nghiệm 3.1 151
  32. CÂU HỎI KIỂM TRA 1. Với cùng điều kiện về môi trường làm mát thiết bị ngưng tụ, áp suất Pk và Po ở thí nghiệm 3.1 đều cao hơn Pk và Po ở thí nghiệm 2.1, tại sao? Liên hệ với trường hợp tủ lạnh làm việc với tải nhẹ và tải nặng (chẳng hạn như khi tủ lạnh làm nước đá) 2. Tốc độ làm lạnh nước ở giai đoạn đầu thường nhanh hơn tốc độ làm lạnh nước ở giai đoạn cuối. Tại sao? 3. Nếu ta khuấy nước trong quá trình làm lạnh thì áp suất Pk và Po sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao có sự thay đổi như vậy? 4. Trong hai trường hợp: nước tĩnh và nước chuyển động, ở trường hợp nào tốc độ làm lạnh nước nhanh hơn (các điều kiện khác như nhau), tại sao? Có thể làm thí nghiệm nhỏ để kiểm chứng cho câu trả lời ở câu hỏi 3 và 4. 5. Từ kết quả so sánh ở thí nghiệm 3.2, hãy liên hệ với trường hợp tủ lạnh đặt ở nơi kín gió hoặc không khí khó lưu thông qua dàn ngưng, với trường hợp tủ lạnh đặt ở nơi thông thoáng, gió mát hoặc trong phòng có quạt trần. 152
  33. THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÀN TRẢI MỘT KHỐI HAI CHIỀU Nội dung thực hành: 1. Quan sát vẽ lại sơ đồ mô hình máy điều hòa không khí dàn trải một khối hai chiều. 2. Liệt kê các thiết bị và khí cụ điện có trên mô hình. 3. Vận hành và quan sát nguyên lý hoạt động của máy. 4. Quan sát chu trình làm lạnh. 5. Quan sát chu trình làm mát. 6. Thực hành lắp đặt và vận hành. THỰC HÀNH TRÊN MÔ HÌNH MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ DÀN TRẢI HAI KHỐI HAI CHIỀU Nội dung thực hành: 1. Quan sát vẽ lại sơ đồ mô hình máy điều hòa không khí dàn trải một khối hai chiều. 2. Liệt kê các thiết bị và khí cụ điện có trên mô hình. 3. Vận hành và quan sát nguyên lý hoạt động của máy. 4. Quan sát chu trình làm lạnh. 5. Quan sát chu trình làm mát. 6. Thực hành lắp đặt và vận hành. 153
  34. Bài 6 CÁC LOẠI ĐÈN GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ Giới thiệu bài học: Hiện nay, ngoài việc dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo bởi vì chúng có nhiều ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được ánh sáng gần đúng ánh sáng tự nhiên thì đèn điện còn được kết hợp để trang trí trong gia đình, khách sạn . Chất lượng đèn luôn được nâng cao, mẫu mã càng đa dạng và phong phú. Vì vậy đòi hỏi người thợ điện phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, các nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục các loại đèn điện. Đó chính là nội dung của bài học này. Mục tiêu thực hiện: Học xong bài học này, học viên có năng lực: - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại đèn thông thường và đèn trang trí sử dụng trong gia đình theo nội dung bài đã học - Sử dụng thành thạo các loại đèn gia dụng và trang trí, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tháo lắp được các loại đèn thông thường và đèn trang trí sử dụng trong gia đình một cách chính xác theo qui trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Tìm được chính xác các nguyên nhân gây ra hư hỏng của các loại đèn thông thường và đèn trang trí sử dụng trong gia đình. - Sửa chữa được các thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính: Để thực hiện mục tiêu bài học, nội dung bao gồm: 6.1. Khái niệm. 6.2. Cấu tạo. 6.3. Nguyên lý hoạt động. 6.4. Sử dụng. 6.5. Hư hỏng thường gặp. 6.6. Sửa chữa. 154
  35. Các hình thức học tập: Hình thức nghe giảng trên lớp có thảo luận Hình thức tự học và ôn tập Hình thức thực hành tại xưởng trường HOẠT ĐỘNG I: NGHE GIẢNG TRÊN LỚP CÓ THẢO LUẬN CÁC LOẠI ĐÈN GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ 6.1 . Khái niệm: Hiện nay người ta thường dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo bởi vì chúng có nhiều ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được ánh sáng gần đúng ánh sáng tự nhiên. Đèn bao gồm bóng đèn (nguồn phát sáng) và trang bị mang bóng đèn các loại (chụp, chao, hộp, máng . . . ). 6.2. Đèn sợi đốt: Đèn sợi đốt dùng nguyên tắc đốt nóng dây dẫn để phát sáng. 6.2.1 Cấu tạo đèn sợi đốt: Cấu tạo đèn sợi đốt (xem hình 6.1), gồm Bóng thủy tinh, tóc đèn (dây tóc, dây dẫn phát sáng), râu đỡ, giá đỡ dây tóc (giá tóc), dây dẫn, phần dưới giá đỡ, đế đèn (kiểu ren hoặc đế ngạch trê), sứ cách điện, đầu tiếp xúc điện. a) Hình 6.1: CẤU TẠO ĐÈN SỢI ĐỐT 155
  36. - Bóng thủy tinh: để bảo vệ sợi đốt. Bên trong bóng thủy tính không khí được hút hết ra và khí nitơ, criptôn được nạp vào nhằm tránh hiện tượng oxy hóa để tăng tuổi thọ dây tóc. Mặt khác khí tạo ra sự đối lưu để làm mát các bộ phận trong đèn và tăng hiệu suất phát quang. Bóng thủy tinh có khả năng chịu nhiệt cao. Bóng thủy tinh có thể là loại trong suốt hoặc thủy tinh mờ, hoặc các dạng thủy tinh màu sắc để làm đèn tín hiệu, đèn trang trí. - Sợi đốt (còn gọi là tóc đèn, dây tóc, dây dẫn phát sáng): Dây tóc là bộ phận chính của đèn (bộ phận công tác). Dây tóc thường được làm bằng vonfram; niken hoặc constantan quấn kiểu lò xo, Dây tóc được đặt trên giá đỡ, hai đầu có hai dây nối đến hai cực tiếp xúc ở bên ngoài. Dây vonfram chịu được nhiệt độ cao (tới 36550C) và năng suất phát quang rất cao, mỗi oát cho tới 10lumen, trong khi đó dây tóc bằng cacbon chỉ có 4lumen, dây tóc tantan là 6lumen. Dây vonfram là vật liệu chính để chế tạo các đèn tròn sơi đốt. - Đế đèn: làm nhiệm vụ đỡ các bộ phận: bóng đèn, sợi đốt, giá tóc, dây dẫn và dùng để lắp với đui đèn. Đế đèn có hai kiểu: kiểu ngạch trê (đuôi gài) và đế kiểu ren (đuôi xoáy). - Đuôi đèn: dùng để mắc đèn vào mạng điện. Đuôi đèn có hai cực điện để nối với mạch điện nguồn cung cấp. Khi lắp đèn vào đuôi, hai đầu sợi đốt ở đế đèn sẽ tiếp xúc với hai điện cực này. Đuôi cũng có hai kiểu tương ứng với đế đèn: Đuôi gài (lắp với đế ngạch trê) và đuôi kiểu ren (lắp với đèn kiểu ren). Khi có dây điện qua sợi đốt của đèn, dây tóc bị nung tới nhiệt độ 200025000C và phát ra ánh sáng trắng. 6.2.2 Nguyên lý: Khi có dòng điện chạy qua đèn, do tác dụng nhiệt, sợi dây điện trở (dây tóc đèn) bị nung đỏ lên đạt nhiệt độ rất cao khoảng 26000C nên đèn 156
  37. phát sáng. ánh sáng phát ra kèm rất nhiều nhiệt, phần lớn là tia hồng ngoại nên gần giống ánh sáng tự nhiên. Nghĩa là, đèn dây tóc làm việc trên nguyên lý sự phát quang của một số vật liệu dẫn điện khi có dòng điện chạy qua. Nếu có điện áp thích hợp đặt vào đèn thì dây tóc sẽ phát sáng, ánh sáng nhận được có màu vàng đỏ. Loại đèn này có hiệu suất thấp, hệ số sử dụng chỉ đạt khoảng 1015lumen/oát, tuổi thọ của đèn thấp khoảng 1.000 giờ và dễ hỏng khi bị rung chuyển. 6.2.3 Lắp đặt mạch điều khiển một đèn tròn: * Qui trình lắp đặt bảng điện - Bước 1: Bố trí thử các thiết bị lên bảng và chỉnh sửa cho hợp lý. - Bước 2: Vạch dấu và khoan các lỗ cần thiết (lổ để bắt vít và để luồn dây). - Bước 3: Bắt dây vào các thiết bị. - Bước 4: Gá tạm các thiết bị lên bảng đúng vị trí, luồn dây ra phía sau và nối dây theo sơ đồ. - Bước 5: Kiểm tra lại sơ đồ nối dây nếu đúng thì bắt cứng các thiết bị lên bảng, hoặc sửa chữa lại nếu có sai sót. - Bước 6: Làm dấu các đầu dây ra, đặt bảng điện vào vị trí cần lắp, nối dây với phụ tải, kiểm tra nguồn và nối nguồn vào bảng. Cho mạch vận hành thử, nếu không có sự cố thì mới bắt cưng bảng vào tường. * Sơ đồ mạch gồm: 1CC; 1 ổ cắm; 1 công tắc điều khiển 1 đèn tròn L K N a. Sơ đồ nguyên lý 157
  38. L N b. Sơ đồ nối dây (Sơ đồ lắp đặt) Hình 6.2: SƠ ĐỒ MẠCH ĐÈN ĐƠN GIẢN * Sơ đồ mạch gồm: 1 cầu dao; 1CC; 1 ổ cắm; 1 công tắc điều khiển 1 đèn tròn. N L L N CC K a. Sơ đồ nguyên lý b. Sơ đồ nối dây (lắp đặt) Hình 6.3: SƠ ĐỒ MẠCH ĐÈN ĐƠN GIẢN (CÓ DÙNG CẦU DAO) 6.2.4 Nguyên tắc nối dây các khí cụ điện trong lắp đặt chiếu sáng. - Cầu dao: nối tiếp với 2 dây nguồn. - Cầu chì và công tắc: lắp nối tiếp nhau và nối vào dây pha (bắt buộc). - ổ cắm: lắp song song với nguồn và ở phía sau cầu chì. 158
  39. - Các cầu chì và công tắc (đóng cắt thông thường) phải có tính độc lập không phụ thuộc lẫn nhau. Nghĩa là không bao giờ lắp song song hay lắp nối tiếp các khí cụ này với nhau. - Hai dây chảy phía dưới cầu dao: Dây chảy phía dây trung tính phải lớn hơn dây chảy ở phía dây pha. - Các khí cụ điện phải được chọn lựa phù hợp với tải. 6.3. Đèn huỳnh quang (đèn ống): Đèn huỳnh quang là loại đèn dựa trên hiện tượng phóng điện trong chất khí. Trong mạng điện sinh hoạt, đèn huỳnh quang được sử dụng rất phổ biến vì công suất tiêu hao năng lượng điện thấp, khả năng chiếu sáng cao, bền, giá thành rẻ. 6.3.1. Cấu tạo: (hình 6.4) a. Bóng đèn: Gồm một ống thủy tinh hình trụ dài, chiều dài ống phụ thuộc công suất đèn. Mặt trong ống bôi chất biến sáng. Chất biến sáng là các hoạt chất khi chịu tác động của các bức xạ tử ngoại sẽ phát ra ánh sáng nhìn thấy, có màu sắc tùy thuộc vào từng chất. Ví dụ: chất biến sáng là vonfrat canxi, ánh sáng phát ra có màu lam. Chất biến sáng là silicát kẽm, ánh sáng phát ra là màu lục. Hình 6.4: CẤU TẠO ĐÈN HUỲNH QUANG Khi chế tạo đèn ống, người ta hút hết khí trong ống, sau đó cho vào một ít khí ácgôn và mấy miligam thủy ngân. Khí ácgôn để mồi cho đèn phóng điện ban đầu, sau đó thủy ngân bốc hơi tạo thành chất khí dẫn điện để duy trì sự phóng điện trong đèn. Hai đầu ống là hai điện cực. Mỗi điện cực gồm cực âm (hay catốt) là một sợi dây vonfram, vừa là nơi phát xạ điện tử, vừa là sợi đốt nung nóng đèn để mồi sự phóng điện ban đầu, và hai cực dương (hay anốt) hút các chùm điện tử phát ra từ catốt. 159
  40. Trên mặt catốt có bôi hoạt chất phát xạ điện tử biôxit bari hoặc strônti, mục đích là để catốt dễ phát xạ điện tử. b. Chấn lưu (Ballast) Bản chất là một cuộn cảm, gồm cuộn dây quấn trên lõi thép, thông thường có 2 đầu dây ra. Cũng có loại có 3 hoặc 4 dây ra. Chấn lưu 2 dây Chấn lưu 3 dây c. Stắcte (Bộ mồi) Gồm 2 lá lưỡng kim (cặp kim loại) có khả năng giản nở khi bị nung nóng. Có một tụ điện được nối song song với 2 lá lưỡng kim. Hai đầu của chúng được đưa ra ngoài bằng 2 cực tiếp xúc. Cặp kim loại Tụ điện Tiếp điểm tĩnh Tiếp điểm động Mặt đáy Cực tiếp xúc Hình 6.5: CẤU TẠO STẮCTE Bộ mồi có hai kiểu: Kiểu mồi hồ quang và kiểu rơ le nhiệt. Phần cơ bản của bộ mồi là cặp kim loại (Cặp kim loại có khả năng giản nở khi bị nung nóng) có mang đầu tiếp xúc (tiếp điểm) động, cùng với đầu tiếp xúc (tiếp điểm) tĩnh tạo thành một rơle hồ quang nhiệt. Một tụ điện đấu song song với tiếp điểm để hạn chế tia lửa, đồng thời để tiêu trừ trường cuộn kháng. Trị số tụ điện này khoảng 0,005  0,007F d. Các phần phụ: như máng đèn, đuôi (đui, đế) đèn, chao đèn dùng để cố định và kết nối các bộ phận của đèn với nhau. 6.3.3. Nguyên lý hoạt động của mạch điện đèn huỳnh quang: Đèn huỳnh quang làm việc trên nguyên lý sự phóng điện trong môi trường khí hiếm như sau: 160
  41. Cặp kim loại (1) Tụ điện (4) Tiếp điểm tĩnh (3) Tiếp điểm động (2) Mặt đáy (7) Cuộn kháng (6) Đèn ống (5) Nguồn điện Hình 6.6: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐÈN HUỲNH QUANG DÙNG BỘ MỒI NHIỆT HỒ QUANG Khi đóng điện, tiếp điểm của bộ mồi đang hở và do đó toàn bộ điện áp nguồn đặt vào tiếp điểm. Hồ quang đốt nóng cặp kim loại 1, làm cho nó dãn nở và cong đi đầu tiếp điểm động 2 tiếp xúc với đầu tĩnh 3, mạch điện được nối liền. Hai catốt của đèn được đốt nóng, phát xạ ra điện tử. Đồng thời, chỗ tiếp điểm mất hồ quang, cặp kim loại 1 nguội đi, tiếp điểm 2-3 mở ra, mạch điện đột ngột bị cắt. ngay lúc đó, toàn bộ điện áp nguồn cùng với sức điện động tự cảm của cuộn kháng đặt vào hai cực của đèn, làm xuất hiện sự phóng điện qua chất khí trong đèn. Khi đó thủy ngân sẽ bốc hơi và hơi thủy ngân sẽ duy trì hiện tượng phóng điện. Hiện tượng phóng điện phát ra rất nhiều tia tử ngoại. Các tia này kích thích chất chiếu sáng, làm phát ra các bức xạ ánh sáng nhìn thấy, với các màu ứng với từng chất được chọn làm chất biến sáng. Khi đèn đã phóng điện (phát sáng), dòng điện qua cuộn kháng sẽ làm giảm điện áp đặt vào hai cực đèn đến trị số vừa đủ (còn khoảng 80  90V) duy trì sự phóng điện trong khí hiếm. Nhờ đó ở bộ mồi không thể xuất hiện hồ quang, và dòng điện qua đèn được hạn chế ở trị số cần thiết. * Sơ đồ mạch đèn huỳnh quang dùng bộ mồi kiểu rơle nhiệt: 161
  42. Hình 6.7: SƠ ĐỒ MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG DÙNG BỘ MỒI RƠLE NHIỆT Bộ mồi gồm tiếp điểm 2 có cặp kim loại 1 và dây gia nhiệt 3 là một dây điện trở. Bộ mồi có 4 đầu ra: A-D là hai đầu tiếp điểm, còn B-C là hai đầu dây gia nhiệt. Cách đấu đã thể hiện rõ trên hình, cụ thể là tiếp điểm để nối hai điện cực đèn với nhau, còn dây gia nhiệt nối tiếp với mạch đèn (tức là nối tiếp với cuộn kháng). Các phần còn lại giống với sơ đồ hình 5.6 Bình thường, khi chưa bị đốt nóng, tiếp điểm 2 đóng. Do đó, khi mới đóng điện, hai điện cực của đèn được nối liền mạch và hai tóc đèn được đốt nóng để phát xạ điện tử ban đầu. Lúc đó, dây gia nhiệt 3 cũng bị đốt nóng, cặp kim loại 1 dãn nở, làm mở tiếp điểm 2, mạch điện đột ngột bị cắt, dẫn tới sự phóng điện qua đèn. Khi đèn đã phóng điện, dòng điện qua đèn cũng đi qua dây gia nhiệt 3, nên rơle nhiệt luôn mở tiếp điểm. Ta có thể phân biệt hai bộ mồi trên ở số đầu cực ra (bộ mồi nhiệt hồ quang có hai cực ra, còn bộ mồi rơle nhiệt có bốn đầu ra), hoặc ở dấu hiệu làm việc: bộ mồi nhiệt hồ quang khi làm việc có xuất hiện hồ quang, nhìn vào thấy nhấp nháy ánh sáng đỏ, còn bộ mồi rơle nhiệt thì không. Hiện nay, đã chế tạo ra bộ chấn lưu điện tử để làm nhiệm vụ mồi đèn sáng, thay thế bộ chấn lưu theo nguyên lý ở trên. ưu điểm của bộ chấn lưu điện tử là thời gian tác động nhanh, tổn hao ít, không gây nhiễu 162
  43. khi đóng mở, gọn nhẹ, giá thành hợp lý. Tuy nhiên, độ bền phụ thuộc vào chất lượng các linh kiện điện tử dùng để chế tạo bộ chấn lưu. 6.3.3 Chọn lựa một bộ đèn: Bóng Chấn lưu Starter 0,3 m 10W FS2 ; FSU 0,6 m 20W FS2 ; FSU 1,2 m 40W FS4 ; FSU 6.4. Các loại đèn khác: 6.4.1. Đèn huỳnh quang mắc đôi: Tất cả các đèn vận hành với dòng điện xoay chiều có tần số thấp dưới 60Hz đều phát ra với lượng ánh sáng không đều theo tần số dòng điện. Điều này không thấy rõ đối với đèn có tim làm việc với tần số 50Hz, bởi vì nhờ tim đèn bằng kim loại tungstene vẫn duy trì năng lượng phát ra trong thời gian dòng điện có cường độ bằng 0. Trái lại, đối với đèn huỳnh quang có đặc tính duy trì sự phát sáng rất yếu, nên không thể tránh được hiện tượng nhấp nháy theo chu kỳ dòng điện xoay chiều. Vì vậy, khi ánh sáng phát ra từ loại đèn huỳnh quang dùng so sáng nơi các máy công cụ đang vận hành hoặc các vật đang chuyển động như máy tiện, soi sáng nơi bàn ping-pong nó sẽ tạo ra hiện tượng hoạt nghiệm ảnh hưởng đến sự nhìn sai. Để tránh hiện tượng này, cần thiết phải bố trí hai đèn mắc theo kiểu đèn đôi. Cách mắc này có một đèn được ổn định bởi cuộn cảm kháng, còn đèn kia được ổn định bằng dung kháng, bằng cách mắc tụ nối tiếp với đèn. Các cảm kháng và dung kháng được tính toán sao cho độ lệch pha dòng trong hai đèn một góc điện khoảng 1200. Hệ số công suất của cách mắc này rất cao đạt khoảng 0,95 so với cách mắc bình thường với cuộn kháng (loại hai dây) hoặc biến áp tự ngẫu (loại ba dây) dùng ổn định đèn, thì chỉ có hệ số công suất đạt khoảng 0,5 mà thôi. Với kiểu mắc đèn đôi có dòng lệch pha trong hai đèn một góc 1200 điện, có nhiều ưu điểm: giảm hiện tượng ánh sáng nhấp nháy gây sự hoạt 163
  44. nghiệm làm bất lợi cho sự nhìn của chúng ta, ngoài ra còn nâng cao hệ số công suất. Muốn dùng bộ đèn bình thường mà tránh được hiện tượng nhấp nháy theo tần số dòng điện nói trên, ta có thể bố trí 2 đèn hoặc 3 đèn huỳnh quang trong cùng một giá treo đèn với nguồn điện cung cấp là mạng điện ba pha. Sau đây là một số sơ đồ mắc dây với ballast đèn đôi thông dụng: S Đèn 1 Đèn 2 S P1 P2 N Hình 6.8: Sơ đồ mạch mắc 2 hoặc 3 đèn 1,2m sử dụng với nguồn điện 220V, giảm sự phát sáng nhấp nháy. Đèn 1 Đèn 2 0.5F 1.5K 3.5F 110V Hình 6.9: Sơ đồ mạch mạch đèn đôi có 8 dây, không stắcte mỗi đèn, sử dụng với nguồn điện 110V. * Nguyên lý làm việc: Khi cấp nguồn, cuộn dây biến thế tự ngẫu của ballast nâng điện áp lên U = 220V. Nạp dòng điện qua tụ C1 = 3.5F làm đèn 1 phát sáng. 164
  45. Sau 1/4 chu kỳ, do dòng điện giảm xuống nên tụ C1 = 3.5F xã điện trở lại, qua tụ C2 = 0.5F đưa dòng điện Ic qua đèn 2 làm đèn này phát sáng, chậm pha với đèn 1 một góc điện  = 1200. Cứ thế, ở bán kỳ âm, hai đèn sáng lần lượt như trên và sáng liên tục theo chu kỳ dòng điện. Các cuộn dây ít vòng là các mạch thứ cấp độc lập, chỉ cung cấp điện áp vài vôn cho các tim đèn, để nung nóng tim đèn cho dễ phát xạ điện tử. Vì thế, với loạt ballast đôi này không cần stắcte để mồi đèn lúc khởi đầu như loại ballast thường. Điện trở R = 1,5K mục đích xã dẫn tụ điện khi đèn ngưng sáng. Hệ số công suất đèn này có thể đạt đến cos = 0,9. Đặc điểm của bộ đèn này là khi có một bóng, đèn vẫn hoạt động (đèn 1) bình thường và sẽ không sáng nếu điện áp nguồn suy giảm chỉ còn 80%. 6.4.2. Bóng tròn huỳnh quang áp suất cao: a. Cấu tạo: Cấu tạo bóng đèn này gồm có một bóng nhỏ hình ống bằng thạch anh (quartz), đường kính khoảng 10 đến 15mm và chiều dài độ vài cm. Trong ống có hai điện cực và chứa thủy ngân với một lượng đủ bốc hơi khi đèn vận hành. áp suất bên trong ống thay đổi từ 1 đến 5 átmốtphe tùy theo loại bóng. Toàn bộ bóng này đặt thẳng đứng trong một bóng tròn, phía bên trong bóng tròn có tráng lớp bột huỳnh quang và chứa hơi khí hiếm dưới áp suất thấp. b. Nguyên lý làm việc: Khi vận hành, thời gian khởi động đèn kéo dài khoảng 4 phút đủ để cho thủy ngân bốc thành hơi rồi phát sáng màu đỏ, cam. Cũng như mọi đèn phát quang, đèn tròn huỳnh quang cũng cần thiết phải có ballast mắc nối với bóng đèn để ổn định dòng điện qua đèn trong lúc đèn vận hành. Dưới tác dụng của tia cự tím phát ra bởi hơi thủy ngân ở trong bóng thạch anh, làm lớp bột huỳnh quang bức xạ phát quang với ánh sáng trắng. 165
  46. Hệ số hiệu dụng của loại đèn này rất cao. Do hệ số công suất của đèn kém (cos = 0,5) nên khi lắp đặt cần trang bị thêm tụ điện mắc song song với đèn để nâng cao hệ số công suất cos . c. Công dụng: Bóng tròn huỳnh quang được dùng soi sáng ở những nơi công cộng đường phố, công viên, nhà máy, gara chứa máy bay, sân bay Bảng 5.1: Đặc tính của vài loại đèn tròn huỳnh quang Công suất Kích thước Loại Quang thông Hệ số hiệu dụng (W) Dài Đường đuôi đèn (Lumen) kính (1m/w) 80 159 70 E27 3.800 47,5 125 173 75 E27 6.200 49,6 250 223 90 E27 13.200 52,8 400 286 120 E40 23.000 57,5 700 330 140 E40 40.000 57,1 6.4.3. Đèn thủy ngân cao áp: a. Cấu tạo: Đèn cao áp thủy ngân gồm một đế đèn thuộc loại có chuôi vặn. Bóng đèn thường là hình bầu dục hoặc hình trụ tròn ở đầu. Bên trong có đặt một ống thạch anh có chứa thủy ngân, hơi Argon và các điện cực. Thành trong của bóng đèn được tráng một lớp bột huỳnh quang để phát xạ ánh sáng. Do chất thủy ngân trong ống thạch anh biến đổi từ thể lỏng sang thể khí nên áp suất bên trong ống rất cao. Vì vậy đèn này được gọi là đèn cao áp thủy ngân. 166
  47. Chấn lưu Điện áp vào Tụ bù 220VAC Điện cực chính 1 Điện trở phụ Điện cực phụ Ống thạch anh Giọt thủy ngân Lớp huỳnh quang thành trong bóng đèn Điện cực 2 Hình 6.10: CẤU TẠO ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN CÓ CHẤN LƯU Điện trở phụ Điện cực chính 1 Điện cực phụ Ống thạch anh Dây tóc tự chấn lưu Giọt thủy ngân Lớp huỳnh quang thành trong bóng đèn Điện cực 2 Hình 6.11: CẤU TẠO ĐÈN CAO ÁP THỦY NGÂN TỰ CHẤN LƯU 167
  48. b. Nguyên lý làm việc: Khi đóng nguồn điện thì dòng điện qua chấn lưu và đặt một điện áp lên đèn tạo sự phóng điện giữa điện cực 1 và điện cực phụ qua hơi thủy ngân bên trong ống thạch anh. Chất khí trong bầu dần dần bị ion hóa và bức xạ tia cực tím. Tia cực tím này đập vào thành bóng đèn và làm lớp huỳnh quang phát ra ánh sáng trắng đục. c. Đặc điểm: ưu điểm của đèn cao áp thủy ngân là hiệu suất phát quang cao hơn đèn huỳnh quang. Khuyết điểm của nó là ánh sáng phát ra làm chói mắt nên nó thường được dùng để chiếu sáng nơi công cộng. Nếu thay đổi chất khí bên trong bầu bằng một chất thuộc họ halogen thì đèn sẽ cho ra một ánh sáng màu vàng ít làm chói mắt hơn và đèn này được gọi là đèn cao áp halogen. Ngoài ra trên thị trường có một loại đèn cao áp thủy ngân không dùng chấn lưu bên ngoài mà dùng một điện trở dây quấn để tự chấn lưu nằm bên trong đèn. ưu điểm của đèn này là đơn giản, gọn nhẹ hơn đèn cao áp thủy ngân thông thường nhưng nó có tuổi thọ không cao vì điện trở bên trong có thể bị đứt làm đèn không sử dụng được. 6.4.4. Đèn phát quang có điện cực lạnh: Loại đèn này không sử dụng để thắp sáng mà chủ yếu dùng để trang trí, quảng cáo nguyên lý làm việc của đèn dựa trên sự phóng điện giữa hai điện cực, dưới điện thế cao làm các chất khí chứa trong ống đèn bức xạ phát quang, màu sắc tùy thuộc chất khí chứa bên trong ống đèn, ánh sáng lạnh. a. Cấu tạo: Đèn này có cấu tạo gồm một ống thủy tinh dài, hình dáng cóthểuốn cong nhiều dạng, đường kính ống khoảng từ 10 đến 45mm, ở hai đầu ống đèn có các điện cực bằng kền-crôm hay bằng đồng, sắt. Bên trong ống được rút chân không và thay vào đó các chất khí tùy theo màu sắc phát ra của ánh sáng như: - Khí neon cho ánh sáng màu đỏ-cam. - Khí azote cho ánh sáng màu vàng-cam. 168
  49. - Khí carbonit (khí CO2) cho ánh sáng màu xanh nhạt. - Khí hélium cho ánh sáng màu hồng tươi. - Hơi thủy ngân cho ánh sáng màu xanh tím. - Khí krypton cho ánh sáng màu xanh da trời. - Khí hydro cho ánh sáng màu xanh lá cây. 6m ống đèn Máy biến thế  220V Hình 6.12: CÁCH MẮC MẠCH ĐÈN NÉON ĐIỆN CỰ LẠNH b. Nguyên lý làm việc: Đèn phát quang này dựa trên sự phóng điện giữa hai điện cực dưới điện thế cao, nên cần phải có một biến thế tăng thế để nâng điện thế lên đến 10.000V hoặc hơn nữa. Khi đóng cầu dao điện, dưới tác dụng của điện cao thế làm ion hóa chất khí chứa trong ống đèn, tạo ra dòng phóng điện giữa hai điện cực, tác dụng lên chất khí tạo sự bức xạ mà phát ra ánh sáng. Dòng điện trong ống đèn được giữ ổn định nhờ cuộn cảm kháng mắc nối tiếp trong mạch, nên giữ vững nguồn sáng liên tục. ánh sáng của ống đèn phát ra kèm ít nhiệt, nên bản chất của ánh sáng là ánh sáng lạnh. Nhiệt độ của ống đèn bình thường khoảng 350C. Tuổi thọ của đèn khoảng 2.000giờ. c. Lắp đặt đèn: Do đèn làm việc với điện thế cao, nên khi lắp đặt đèn phải cẩn thận an toàn điện. Bộ biến thế cao thế phải được đặt trong hộp kim loại kín và được nối đất bảo vệ, các dây dẫn điện đến đèn phải được đặt trên bu-li sứ cách điện. Đường dây nên đặt cao cách mặt đất khoảng 6m và cách cửa sổ, hàng rào ban công ít nhất 1m. Thông thường với chiều dài ống đèn 6m thì cần điện thế làm việc 800V, nếu chiều dài ống từ 15 đến 20m thì điện thế làm việc cần đến 169
  50. 10.000V cho nên việc lắp đặt đèn này phải chú ý đảm bảo an toàn điện tuyệt đối. d. Bóng neon: Một dạng bóng đèn phát quang, thường gọi là bóng neon dùng để làm đèn báo hoặc phổ biến hiện nay là làm nhang điện, nến điện Cấu tạo của bóng neon này gồm một bóng thủy tinh bên trong có hai điện cực đặt kế cận, không có tim đèn, bên trong bóng chứa khí neon. Do khoảng cách giữa hai điện cực này rất gần, nên khi đặt điện thế thấp khoảng 110V hoặc 220V cũng đủ sức phóng điện làm khí neon bức xạ phát sáng màu vàng-cam. Để ổn định dòng điện qua bóng neon cũng cần phải mắc nối tiếp với bóng một điện trở có trị số khoảng 1.500. Khí neon Bóng thủy tinh Điện cực R 220V Hình 6.13: sơ đồ mắc ĐÈN NÉON KHÔNG CÓ TIM ĐÈN 6.4.5. Đèn hồng ngoại: a. Cấu tạo: Ta biết đèn có tim khi làm việc với nhiệt độ thấp, tim đèn bị nung đỏ nên sản sinh nhiều tia hồng ngoại. Dựa trên nguyên lý đó đèn hồng ngoại được cấu tạo giống như đèn có tim, sợi dây tóc là dây bằng tungstene làm việc ở nhiệt độ khoảng 2000 đến 25000C. ở nhiệt đó đèn sẽ bức xạ phát nhiều tia nhiệt nhất với bước sóng 12.00016.000 angstroms (langstrom = 1/10.000.000mm). Phía ngoài bóng được phủ một lớp kim loại có công dụng như chóa bóng để phản chiếu tia sáng hội tụ về một hướng nhất định. Do đèn làm việc với tình trạng nhiệt độ thấp, nên tuổi thọ của đèn cao hơn loại đèn thường và được sản xuất với công suất 250W sử dụng với điện áp nguồn 110V/220)V. b. Công dụng: 170
  51. Đèn hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô nhanh các loại sơn có gốc pha với xăng, aceton, sấy khô các dạng vẹcni tẩm máy điện, động cơ điện sấy khô cá thịt 6.5. Các mạch đèn thông dụng: 6.5.1 Mạch đèn đơn giản:  N Đ CC K2 Hình 6.14: MẠCH ĐÈN ĐƠN GIẢN 6.5.2 Mạch đèn điều khiển ở 2 nơi (Đèn cầu thang):  N CC Đ K1 K2 Hình 6.15: MẠCH ĐÈN ĐIỀU KHIỂN HAI NƠI 6.5.3 Mạch đèn cháy sáng, cháy mờ:  N CC Đ1 Đ2 K1 K2 Hình 6.16: MẠCH ĐÈN CHÁY SÁNG, CHÁY MỜ 171
  52. 6.5.4 Mạch đèn thứ tự (đèn nhà kho): N  Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 CC K1 K2 K3 K4 Hình 6.17: MẠCH ĐÈN THỨ TỰ 6.6. Hư hỏng thường gặp và cách sửa chữa: TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách sửa chữa 1 Đèn không sáng, - Đèn đã cũ, đã hết thời - Thay bóng mới. có hiện tượng 2 hạn sử dụng của đèn. đầu đen, đèn sáng nhấp nháy, phát ánh sáng yếu. 2 Đèn không sáng, - Do hở mạch ở công tắc, - Xem lại công tắc, gắn bóng còn tốt (mới đuôi đèn lỏng lẻo, tắc-te bóng cho chân đèn tiếp thay) chưa gắn đúng vào vị trí, điện, chỉnh vị trí tắc-te, đứt dây cầu chì điện áp xem lại cầu chì. nguồn thấp. Có đứt tim đèn ở - Ballast bị nối tắt hoặc có - Kiểm tra lại ballast một đầu sự tăng điện áp nguồn đột trước khi thay bóng mới. ngột. đèn còn tốt - Tắc-te hỏng, bị lão hóa. - Thay tắc-te mới. - Hoặc ballast bị hở mạch, đứt dây. 3 Đèn phát ánh sáng - Điện áp nguồn bị suy - Dùng biến áp tăng áp yếu, nếu có vệt giảm. nâng điện áp cho đèn. sáng hình xoắn ốc. - Do chất lượng đèn quá - Thay mới. 172
  53. hạn, hơi thủy ngân không ổn định. - Do nhiệt độ môi trường - Cải thiện môi trường quá lạnh. nơi đặt đèn. 4 Đèn khởi động lâu, - Do tắc-te bị hỏng, yếu đi - Thay tắc-te mới. đèn sáng nhấp nên vẫn còn hoạt động với nháy lúc sáng lúc điện áp thấp. tắt. - Điện áp nguồn suy giảm. - Nâng điện áp cung cấp cho đèn. 5 Đèn khó khởi - Ballast đèn bị chập một - Thay mới ballast. động, sau đó vẫn số vòng dây, mau nóng sáng ballast. - Tắc-te bị đứt tụ điện hoặc sắp hỏng. 6 Đèn có vệt đen - Do thủy ngân ngưng tụ. - Sẽ tự hết khi đèn sáng. tròn ở đầu đèn 7 Đèn chỉ sáng ở hai - Do tắc-te bị hỏng, lưỡng - Thay mới. Nếu tụ chập, đầu đèn. kim bị chập lại hoặc tụ bị cắt bỏ tụ. chập. - Nếu chỉ sáng ở - Do mắc sai mạch lúc - Đổi dây lại ở đuôi đèn một đầu. mới ráp không qua tim có gắn ở tắc-te. đèn. 8 Khi tắt đèn, đầu - Do mắc sai, dây pha mắc - Sửa lại, mắc dây pha đèn vẫn sáng. trực tiếp đến đèn không qua công tắc đèn. qua công tắc. 9 Đèn sáng quá, - Điện nguồn tăng cao. - Kiểm tra điện áp nguồn ballast đèn quá điện. nóng, phát tiếng rung lớn. - Ballast sắp hỏng. - Thay mới. 10 Mạch đèn đôi chỉ - Đấu sai dây (loại ballast - Xem lại đấu dây đúng sáng một đèn. 8 đầu dây), hoặc mắc sai theo sơ đồ mạch chỉ dẫn. dây nối tắc-te. 173
  54. 11 Đèn cao áp không - Nguồn điện cung cấp - Xem lại nguồn điện. sáng. thấp. Hở mạch trong mạch Kiểm tra lại mạch đèn. đèn. - Nếu đang thắp - Do đặc tính của đèn. Sắp - Tự nó sẽ sáng trở lại sau sáng mà tắt rồi hết tuổi thọ đèn, rò chân khi đèn nguội khoảng 5 thắp sáng trở lại. không. phút. 12 Đèn cao áp vẫn - Ballast đèn không phù - Thay ballast mới cho sáng nhưng ballast hợp, gây dòng điện quá phù hợp. đèn nóng quá, rung cao hơn định mức. mạnh. HOẠT ĐỘNG II: TỰ HỌC VÀ ÔN TẬP - Tài liệu tham khảo cho bài này: + Sử dụng điện trong sinh hoạt – Hoàng Hữu Thận - NXB Khoa học và Kỹ thuật 1986. + Hướng dẫn sử dụng và sửa chữa máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện công suất nhỏ – Châu ngọc Thạch - NXB Giáo dục 1994. + Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện trong gia đình – Nguyễn Bích Hằng – NXB Văn hóa – Thông tin - Hà Nội 2000. + Các thiết bị điện sử dụng trong nhà bếp và nhà tắm – Nguyễn Minh Đức chủ biên - NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2004. + Sửa chữa và bảo trì thiết bị điện trong gia đình – Lâm Quang Hiền – Tài liệu lưu hành nội bộ - Năm 2002 HOẠT ĐỘNG III: LÀM CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH TẠI XƯỞNG TRƯỜNG THỰC HÀNH LẮP CÁC MẠCH ĐÈN CHIẾU SÁNG I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài thực hành này, học viên có khả năng: - Lắp đặt được các mạch điều khiển đèn từ đơn giản đến phức tạp. - Lắp được một số mạch đèn đặc biệt, đảm bảo kỹ thuật và an toàn. 174
  55. II. Dụng cụ – Thiết bị: - Khí cụ điện các loại: cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ cắm - Bảng thực tập. - Đèn các loại. - Dây nối, bộ đồ nghề cầm tay. - ống đi dây và phụ kiện. III. Nội dung: A. Lắp đặt đèn sợi đốt: 1. Mạch điều khiển 1 đèn. a. Khảo sát sơ đồ: Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ nối dây như hình vẽ. CC K L L N Đ N SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ SƠ ĐỒ NỐI DÂY (LẮP ĐẶT) b. Bố trí thiết bị và vạch dấu. c. Lắp dây dẫn vào thiết bị. d. Gá tạm thiết bị lên bảng điện và nối dây. e. Kiểm tra, vận hành thử. f. Bắt cứng thiết bị vào bảng điện. Chú ý: - Cầu chì và công tắc: lắp nối tiếp nhau và nối vào dây pha (bắt buộc). - ổ cắm: lắp song song với nguồn và ở phía sau cầu chì. - Các khí cụ điện phải được chọn lựa phù hợp với tải. 2. Mạch điều khiển đèn có dùng cầu dao. a. Sơ đồ nguyên lý như hình vẽ. b. Tiến hành lắp mạch: tương tự như phần 1 175
  56. N L CD CC K ổ cắm Đ Chú ý: - Cầu dao: nối tiếp với 2 dây nguồn. - Cầu chì và công tắc: lắp nối tiếp nhau và nối vào dây pha (bắt buộc). - ổ cắm: lắp song song với nguồn và ở phía sau cầu chì. - Hai dây chảy phía dưới cầu dao: Dây chảy phía dây trung tính phải lớn hơn dây chảy ở phía dây pha. - Các khí cụ điện phải được chọn lựa phù hợp với tải, bố trí hợp lý. 3. Cho 1 cầu dao, 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc điều khiển 2 đèn tròn 220V; 75W. Biết nguồn điện là 220 V. (Học viên tự vẽ sơ đồ và lắp mạch). 4. Cho 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc điều khiển 3 đèn tròn 220V; 75W. Biết nguồn điện là 220 V. (Học viên tự vẽ sơ đồ và lắp mạch). 5. Cho 2 cầu chì , 1 ổ cắm , 2 công tắc điều khiển 4 đèn tròn . Trong đó có 2 đèn 110V; 75W - 2 đèn 220V; 60W . Biết nguồn điện là 220 V. (Học viên tự vẽ sơ đồ và lắp mạch). B. Lắp đặt đèn huỳnh quang: 1. Khảo sát từng bộ phận, xác định các điểm nối dây. 2. Đo kiểm: cho biết kết luận về trạng thái bình thường( tốt , không hư hỏng) của từng bộ phận. 3. Lắp mạch theo sơ đồ. 4. Vận hành. 176
  57. C. Lắp các mạch đèn đặc biệt. 1. Đèn cầu thang. a. Dạng 1: L N CC Đ K1 K2 a) Sơ đồ nguyên lý N L CC Đ K1 K2 b) Sơ đồ đi dây MẠCH ĐÈN ĐIỀU KHIỂN HAI NƠI (ĐÈN CẦU THANG) b. Dạng 2 : SV tự vẽ mạch. c. Cho biết nhận xét về đặc điểm của từng dạng mạch. 2. Đèn nhà kho. L N Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 CC K1 K2 K3 K4 + Khảo sát sơ đồ. + Kiểm tra các thiết bị. + Lắp mạch theo sơ đồ. 177
  58. + Vận hành mạch. + Bài tập mở rộng: Vẽ sơ đồ và lắp ráp mạch đèn nhà kho có 5, 6,7 kho. 3. Đèn cháy sáng, cháy mờ: Đ1 Đ2 N CC L K1 K2 4. Đèn điều khiển 3 nơi: Sinh viên tự vẽ mạch v lắp mạch. Mở rộng: Mạch đèn điều khiển nhiều nơi. D. Phương pháp đi dây trong ống: 220V Đ1 Đ1 Đ1 Đ1 B1 B2 Co L Co T B1 B2 1. Khảo sát sơ đồ , vạch phương án thi công. 2. Đo khoảng cách , cắt ống đúng kích thước. 3. Rãi dây, nối những mối nối cần thiết. 4. Luồn dây vào ống theo từng đoạn. Chú ý : phải nhớ luồn khoen gài đủ số lượng tại những chổ rẽ nhánh hoặc các góc vuông. 5. Tạm định vị đường dây đúng vị trí. 178
  59. 6. Cố định đường ống bằng đinh móc phù hợp. 7. Gài co T , co L tại các nhánh rẽ và các góc vuông. 8. Đấu nối bảng điện và thiết bị. 9. Vận hành thử , kiểm tra. 10. Cố định các bảng điện và nghiệm thu E. Viết báo cáo về các hư hỏng gặp phải trong quá trình thực tập . Cho biết nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng đó. 179
  60. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Bài 1: THIẾT BỊ CẤP NHIỆT Đáp án trắc nghiệm đúng sai: ô tô đen là đáp án đúng TT Đúng Sai 1.6.  1.7.  1.8.  1.9.  1.10.  1.11.  1.12.  1.13.  1.14.  1.15.  Bài 2: ĐỘNG CƠ ĐIỆN GIA DỤNG Đáp án trắc nghiệm đúng sai: ô tô đen là đáp án đúng TT Đúng Sai 2.7.  2.8.  2.9.  2.10.  2.11.  2.12  2.13  2.14  2.15  2.16  180
  61. Đáp án trắc nghiệm lựa chọn: ô tô đen là đáp án đúng TT a b c d TT a b c d 2.17.    2.25    2.18.    2.26    2.19.    2.27.    2.20.    2.28.    2.21    2.29.    2.22    2.14    2.23    2.30.    2.24    2.31.    Bài 3 MÁY BIẾN ÁP GIA DỤNG Đáp án trắc nghiệm đúng sai: ô tô đen là đáp án đúng TT Đúng Sai 3.1.  3.2.  3.3.  3.4.  3.5.  3.6  3.7  3.8  3.9  3.10  Đáp án trắc nghiệm lựa chọn: ô tô đen là đáp án đúng 181
  62. TT a b c d TT a b c d 3.11.    3.24    3.12.    3.25    3.13    3.26.    3.14    3.27    3.15    3.28    3.16    3.29    3.17    3.30    3.18    3.31    3.19   □? 3.32    3.20    3 33    3.21.    3.34    3.22.    3.35    3.23    3.36    182
  63. Bài 7 THỰC HÀNH LẮP ĐẶT ĐIỆN GIA DỤNG Giới thiệu bài học: Hiện nay, ngoài việc dùng đèn điện để chiếu sáng nhân tạo bởi vì chúng có nhiều ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện, giá thành rẻ, tạo được ánh sáng gần đúng ánh sáng tự nhiên thì đèn điện còn được kết hợp để trang trí trong gia đình, khách sạn . Chất lượng đèn luôn được nâng cao, mẫu mã càng đa dạng và phong phú. Vì vậy đòi hỏi người thợ điện phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm việc, các nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục các loại đèn điện. Đó chính là nội dung của bài học này. Môc tiªu cña bµi: - L¾p ®­îc c¸c m¹ch néi thÊt, m¹ch hÖ thèng gäi cöa, m¹ch hÖ thèng camera mét c¸ch chÝnh x¸c theo qui tr×nh kü thuËt, ®¶m b¶o an toµn cho ng­êi vµ thiÕt bÞ. - T×m vµ söa ch÷a ®­îc c¸c h­ háng cña m¹ch ®iÖn gia dông ®¹t yªu cÇu kü thuËt. Nội dung : - Lắp mạch nội thất - Lắp hệ thống gọi cửa - Lắp hệ thống camera. 7.1 LẮP MẠCH ĐIỆN NỘI THẤT. 7.1.1. Phần lý thuyết 7.1.1.1.Dây dẫn điện. 7.1.1.1.1.Dây dẫn điện có nhiều loại, nhưng cần chú ý: -Khi chọn dây dẫn điện người ta cần chú ý vào: Cường độ dòng điện định mức của phụ tải, công dụng của dây, ví trí chăn dây, độ cách điện của vỏ bọc dây. -Cường độ dòng điện định mức cho phụ tải: Các đồ dùng như quạt bàn, đèn, máy thu thanh, thu hình . Thường tiêu tốn ít điện ta dùng dây mềm hai ruột, mổi ruột gồm nhiều sợi đồng nhỏ xoắn vào nhau, tiết diện mỗi ruột là 1,5mm2 vỏ bọc bằng nhựa PVC hoặc cao su ngoài bọc vải. Đối với đồ dùng tiêu tốn nhiều điện như tủ lạnh, máy giặt, bàn là ta dùng dây như trên, nhưng có tiết diện là 2,5mm2 trở lên. 183
  64. -Công dụng của dây: Dùng cho các đồ dùng thường di động phải là loại dây mềm có vỏ cách điện tốt. Dây dùng cho các đồ dùng cố định và dây chăng trên mạng điện thường dùng loại dây một ruột có vỏ cách điện. Đối với các đường dây chính trong nhà cần phải dùng dây có tiết diện lớn để đảm bảo cung cấp cho phụ tải. -Vị trí đặt dây: Ở vị trí khô thì dùng dây có võ bọc thường. Ở những nơi có độ ẩm thì cần dùng dây có vỏ bọc bằng cao su hoặc bọc chì. Độ cách điện của võ bọc căn cứ vào thông sốghi trên vỏ. Bảng A: Dòng điện cho phép của dây dẫn. Dây ruột đồng một sợi có võ bọc ột ột có ây ồn ỏ u Số lượng dây trong một ống D r đ g v ỏ v c ột 2 dây 3 dây 4 dây ây ồng ọ u D r đ có b 0.5 11 11 11 11 0.75 15 15 15 15 1 17 16 15 14 1.5 23 19 17 16 2.5 30 27 25 25 4 41 38 35 30 6 50 46 42 40 10 80 70 60 50 16 100 85 80 75 25 140 115 100 90 35 170 135 125 115 50 215 185 170 150 70 270 225 210 185 95 330 275 255 225 120 385 315 290 260 150 440 360 330 330 1.1.2.Cách nối dây dẫn điện. Khi nói dây dẫn điện cần chú ý chổ tiếp xúc thật tốt. Nếu tiếp xúc không tốt thì điện trở sẻ lớn, điện áp tổn hao tăng lên, làm cho chổ nối nóng lên có thể làm cháy võ cách điện. Gây chạm chập rất nguy hiểm. Bởi vậy chổ nối dây phải xoán chặt, cẩn 184
  65. thận hơn là hàng thiết vào chổ nối, xong bọc cách điện. Nên khi nối cần đáp ứng nhu cầu sau. 1.1.2.1.Yêu cầu của mối nối. -Dẫn điện tốt: mối nối phải có tiếp xúc bề mặt và ép chẹt với nhau. -Phải có độ bềnh cơ học. -Phải đảm bảo an toàn điện nghĩa là phải bọc cách điện. -Mối nối phải có mỹ thuật. 1.1.2.2.Phương pháp thực hành. -Nối tiếp dây cở 20. -Nối rẽ dây cở 20. -Nối dây nhiều sợi giống như nối dây đơn nhưng trước khi nối phải xoắn dây lại với nhau. -Nối tiếp dây cở 30. 1.2.Cầu chảy và cầu dao điện. 1.2.1.Cầu chảy. -Cầu chảy có tác dụng tự động ngắt điện cho phụ tải khi có dòng điện tăng lên đến mức gới hạn định trước. Cầu chảy mắt ở dây pha trước phụ tải. -Bộ phận cơ bản của cầu chảy là dây chì. Dây chì thường làm bằng các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp. Với mạch có cường độ dòng điện lớn, dây chì có thể làm bằng chất có nhiệt độ cao nhưng thiết diện nhỏ. -Để bảo vệ cho đối tượng cần bảo vệ, dây chảy phải đứt trước khi đối tượng bị phá hủy. Trị số dòng điện để dây chảy đứt phải lớn hơn dòng điện định mức. Thông thường Igh/Iđm =1,25 – 1,45. -Có hai loại cầu chì: Cầu chì hộp và cầu chì ống 1.2.2.Cầu dao điện. 185
  66. -Cầu dao là khí cụ đóng – cắt mạch điện bằng tay ở lưới điện hạ áp -Cầu dao dùng phổ biến trong mạch điện dân dụng và công nghiệp ở dãi công suất bé nhỏ tần số đóng – cắt bé. Cầu dao thường kết hợp với cầu chảy để bảo vệ khỏi ngắn mạch. -Cầu dao có thể là một cực hay nhiều cực và có thể đóng về một phía hay hai phía. -Cầu dao có thể phân theo điện áp và dòng điện. Cầu dao thường kết hợp với dây chảy để bảo vệ khi ngắn mạch. -Thường cầu dao đặt trước các dụng cụ tiêu thụ nhiều điện năng hoặc trước công tơ điện của hộ gia đình. 1.3.Công tơ điện. Để tính điện năng tiêu thụ của các nơi dùng điện. Công tơ điện cho biết số điện năng tiêu thụ được tính bằng(KWh). - Cách lắp đặt công tơ điện. . . Hình 7.1 là sơ đồ đấu dây của công tơ. Khi lắp đặt công tơ điện ta xem trên nắp đậy có sơ đồ đấu nối dây vào ra. Phát hiện sự cố và kiểm tra độ chính xác của công tơ điện. Trong ngày thời tiết ẩm nhất, ta ngắt hết phụ tải. Nếu thấy đĩa nhôm còn quay thì đường dây điện trong nhà bị chạm. Khi đó cần kiểm tra mạng điện để chống tổn thất. Kiểm tra độ chính xác 186
  67. của công tơ điện bằng cách chỉ bắc một bóng 100W ở phụ tải, sau 1h công tơ chỉ 100W là đúng. 1.4.Đèn điện. -Đèn có dây tóc: Dùng điện năng đốt nóng dây tóc bóng đèn, nhiệt độ này làm cho dây tóc bóng đèn phát sáng. -Đèn huỳnh quan: đèn dùng thắp sáng, hoạt động trên nguyên lý phóng điện trong hơi thuỷ ngân và khí trơ áp suất thấp để phát ra chùm tia tử ngoại, rồi nhờ chất huỳnh quan đổi chùm tia tử ngoại thành ánh sáng. Sơ đồ mạch điện. Stắcte Đèn Chấn lưu Hình 7.2. Mạch điện của đèn huỳnh quang dùng stắcte 1.5.Thiết kế điện cho một căn hộ. 1.5.1.Các bước tiến hành thiết kế điện cho một căn hộ. -Xác định phụ tải cho từng phòng, hành lan và từng tầng. -Phương án bố trí mạng điện. -Vẽ sơ đồ cấp điện trên mặt bằng từng tầng và vẽ sơ đồ nguyên lý cấp điện. -Lựa chọn các phần tử của sơ đồ cấp điện. -Lập bảng dự toán vật tư. 1.5.2.Thiết kế cấp điện cho một khách sạn. Khách sạn cần cấp điện nằm ở trung tâm thành phố trên diện tích hẹp (65x25) m2 bao gồm khu nhà khách hai tầng và khu vục vụ (bếp, bơm nước, giặt giũ ) một tầng nằm phía sau nhà. Nhà khách bố trí theo hai dãy có hành lan đi ở giữa, cầu than cũng được bố trí gữa nhà, lùi về phía sau , tạo ra 187
  68. một tiền sảnh đón khách. Như vậy mổi tầng chia làm 4 khu (ngăn cách hành lang, tiền sảnh và cầu thang) mỗi phân khu bố trí 6 phòng khách. Tổng cộng tầng 2 là 24 phòng khách, tần 1 chỉ có 16 phòng khách, phân khu tiép giáp với khu phục vụ dùng làm văn phòng (24m3), nhà ăn (100m2 ), nhà kho (24m2). Như vậy, khách sạn có 42 phòng khách tất cả. Nguồn điện cung cấp cho khách sạn là đường cáp 24KV của thành phố đi ngầm ngoài vĩa hè trước cửa khách sạn. a. Xác định công suất điện cần cấp cho khách sạn. -Công suất tính cho một phòng khách. Một máy điều hoà nhiệt độ 2,5kW Một bình đun nước nóng lạnh 2,8kW Các phụ tải khác: Ti vi, tủ lạnh, quạt, đèn 1,0kW Tổng 6,3kW Lấy K = 0,8, xác định được công suất tính toán một phòng khách là. Pp = 0,8.6,3 5kW -Công suất tính toán tầng 2 PT2 = 0,8.5.24 = 96kW -Công suất tính toán tầng 1. Công suất 16 phòng khách. P1 = 0,8.5.16 = 68kW Phân khu nhà ăn, văn phòng, kho Lấy suất phụ tải 20W/m2, tổng diện tích 150m2 P2 = 20.150 = 3kW Khu phục vụ: diện tích 50m2, đặt các máy móc (bơm, giặt, quạt gió) tổng công suất 10kW. P3 = 0,8.10 + 15.50 = 8,75kW Ngoài ra còn chiếu sáng hành lang, tiền sảnh tầng 1,2 sân để xe khoảng 2kW. Công suất tính tầng 1. PT1 = 0,85(68 + 3 + 8,75 + 2) = 69,49kW Công suất cần cấp điện cho khách sạn. PT = PT1 + PT2 = 96 + 69,49 = 164,49Kw 164,49 ST = 0,9 182,27kVA -Phương án cấp điện. Đặt một máy biến áp 200kVA – 24/0,4kV tại khu vực sau nhà khách. Thiết bị đóng cắt cao áp dùng cầu dao phụ tải. 188
  69. Vì khách sạn chỉ có hai tầng, không cần đặt tủ phân phối tổng, chỉ cần mổi tầng một tụ điện riêng. Trong mổi tủ đặt áptomát tổng và 4 áptomát nhánh cấp điện cho 4 khu vực bằng 4 đường trục. Từ đường trục này, điện được đưa vào từng phòng qua họp nối. Trong mổi phòng đặt 3 áptomát riêng cho điều hoà, bình nước nóng và phụ tải còn lại. Tất cả cáp cao hạ đều chôn ngầm dưới đất. Đường dây từ tủ điện đến từng phòng và dây điện đi trong phòng đều đi trong ống tuýp đặt ngầm trong tường, bảng điện trong phòng đặt ngầm trong tường. -Lựa chọn các phần tử của sơ đồ cấp điện. Chọn máy biến áp. Chọn máy do ABB sản xuất 200kVA – 22/0,4kV có trung tính cao, hạ áp nối đất trực tiếp. Chọn cầu dao phụ tải. Chọn loại NPS 24A2 do ABB chế tạo. Máy biến áp và cầu dao phụ tải do ABB chế tạo. Thông số kỹ thuật của máy biến áp. Công suất, Uc,k UH,k P0, PN, UN, Trọng lượng kVA 2 V 2 V0 ,4 530 3450 % 4 kg 8 0 2 8 189
  70. Sân để xe Khu phục vụ Văn Phòng ăn kho 13 14 15 16 17 18 phòng Đường trục các phân khu Đường trục các phân khu 12 11 10 9 8 7 Tiền 1 2 3 4 5 6 sảnh 190
  71. Hộp nối cáp Sơ đồ cấp điện trên mặt bằng tầng 1 khách sạn ( Tầng 2 tương tự) 3 1 4 4 4 2 2 5 5 2 2 6 6 6 Bản điện từng tầng Bản điện từng phòng 1: Áptômát tổng 4: áptômát cho từng thiet bị 2: Áptômát từng khu 5: Hộp điều khiển quạt 3: Cầu chì 6: Công tắt. -Chọn cáp cao áp. 200 IT =  5,25 A 3.22 Chọn cáp cách điện XLPE, võ PVC có đai thép do hãng ALCATEL (Pháp) sản xuất, tiết diện tối thiểu 25mm2 PVC(3.25), có Icp = 124A -Chọn tủ điện tầng 1. 182,27 Áptômát tổng khách sạn I =  277,25 A T 3.0,38 Áptômát tổng chọn loại NS 400E có Idm =400A Áptômát nhánh: mổi nhánh cấp điện cho 6 phòng trong một khu, công suất tính toán. PK =5.6.0,85 = 25,5kW 25,5 Dòng tính toán: I =  43 A k 3.0,38.0,9 Chọn 4 áptômát nhánh loại C60N có Idm = 63A -Chọn tủ tầng 2 96 162,25 A IT2 = 3.0,38.0,9 191
  72. Áptômát tổng chọn loại NS 225E có Idm = 225A Chọn 4 áptômát nhánh loại C60N có Idm = 63A Cáp từ tủ điện tầng 1 lên tủ điện tầng 2. Chọn PVC(3.95 + 1.50) có Icp = 238A 1.5.3.Bố trí mạng điện chiếu sáng. -Bố trí sao cho phù hợp với điều kiện sử dụng của từng căn phòng. Các bóng đèn phải bố trí sao cho đủ sáng( tuỳ theo khu vục chiếu sáng), ánh sánh phải đều khắp phòng. Bảng điện bố trí ở vị trí thuận lợi( thường bố trí ở cửa ra vào). Quạt phải bố trí sao cho bóng của quạt không ảnh hưởng đến người sử dụng. -Xác định phụ tải. Lựa chọn số lượng và công suất bóng đèn. Ở bước thiết kế sơ bộ, hoặc đối với đối tượng chiếu sáng không yêu cầu độ chính xác cao. Có thể dùng phương pháp gần đúng. Lấy công suất chiếu sáng P0, W/m2 sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hoặc đối tượng chiếu sáng. 2 Đối tượng chiếu sáng P0, W/m Phân xưởng cơ khí và hàng 13 – 16 Gara ôtô 10 – 15 Cửa hàng và các kho vật liệu 10 Phòng thí nghiệm 20 Trung tâm điều khiển nhà máy 25 – 30 Trường học 10 – 15 Cửa hàng 15 – 20 Nhà công cộng 14 – 16 Hội trường 15 – 20 -Xác định công suất tổng cần cấp cho khu vực chiếu sáng. PCSd  P0 .S (KW ) . -Xác định số lượng bóng đèn. P N csd Pd Pd công suất của một bóng đèn. -Bố trí đèn theo dãy hoặc cụm. -Chọn thiết bị gia dụng cho từng căn phòng( tuỳ theo yêu cầu sử dụng trong từng phòng). -Chọn tiết diện dây dẫn. Chọn tiết diện dây dẫn dựa theo dòng điện cho mỏi dây dẫn. Pcs I d U dm 192
  73. Pcs: Công suất phụ tải mà dây dẫn cung cấp. Udm: Điện áp định mức cung cấp cho phụ tải. Từ dòng điện dựa theo bảng trên ta xác định ra tiết điện dây dẫn. Các thiết bị như điều hoà, bình nước nóng, máy gặt, máy bơm nước mổi thiết bị có một áptômát riêng. Còn các phụ tải khác( công suất nhỏ) thì mổi phòng có một áptômát. Ở mổi tần có một áptômát tổng. 1.5.4.Sơ đồ mạng điện. 1.5.4.1.Các ký hiệu về điện. Tên gọi Ký hiệu Tên gọi Ký hiệu Nguồn điện một Cầu chì chiều Đường hai dây Đèn dây tóc Đường 3 dây Đèn quỳnh quang Đường 4 dây Đèn cao áp thuỷ ngân Công tắt thường Quạt trần Ổ cắm điện Tiếp điểm thường đóng Cầu dao hai pha Tiếp điểm thường mở Cầu dao ba pha Rơle có tiếp điểm thường mở Rơle có tiếp điểm thường đóng II. Phần thực hành - Thiết kế điện cho một căn hộ gồm: phòng khách (5x5)m, hai phòng ngủ (4x5)m, nhà ăn (5x5)m, nhà tắm +vệ sinh (4x5)m. - Lắp đặt điện cho một phòng cụ thể 193
  74. 7.2 Lắp đặt hệ thống camera 1. Hệ thống thứ nhất: Quan sát tại chỗ bằng màn hình LCD, hình ảnh, màu sắc rõ nét Được lắp đặt phổ biến cho các hộ gia đình và cửa hàng nhỏ. Hệ thống bao gồm: - 01 camera bán cầu hồng ngoại màu chống va đập độ phân giải cao Đài Loan ( VT3212). Tầm nhìn xa ban đêm 20-25m - 01 màn hình màu LCD 7inch Super có chân để bàn hoặc gắn tường ( Super) - 01 adaptor 12V - 850MA - 03 jắc BNC và jắc đồng trục 2. Hệ thống thứ 2 Quan sát tại chỗ đồng thời 4 camera bằng màn hình máy tính, quan sát qua mạng Lan, Internet, ghi lại hình ảnh trên máy tính Được lắp đặt phổ biến cho các văn phòng, cửa hàng, mẫu giáo, xưởng sản xuất, Kho tàng 194
  75. Hệ thống bao gồm: - 02 camera bán cầu màu chống va đập độ phân giải cao - 02 Camera hình trụ hồng ngoại màu - 02 Chân đế gắn trần tường - 01 card chia 4 màn hình, xem qua Lan, Internet, ghi lại hình ảnh trên máy tính ( VT2004) có phần mềm đi kèm - 04 adaptor 12V - 2A - 10 jắc BNC và jắc đồng trục 3. Hệ thống thứ 3 Quan sát tại chỗ đồng thời 4 camera bằng màn hình máy tính, quan sát qua mạng Lan, Internet, ghi lại hình ảnh trên máy tính Được lắp đặt phổ biến cho các văn phòng, cửa hàng nhỏ, nhà trẻ Hệ thống bao gồm: - 04 camera bán cầu màu Đài Loan (VT2105) Hoặc KPC122 - 01 card chia 4 màn hình, xem qua Lan, Internet, ghi lại hình ảnh trên máy tính ( UCC4) - 04 adaptor 12V - 2A - 10 jắc BNC và jắc đồng trục 195
  76. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Tác giả: Nguyễn Văn Bính - Trần Mai Thu. Nhà xuất bản Giáo dục 1994 2. SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG SINH HOẠT Tác giả: Hoàng Hữu Thận - NXB Khoa học và Kỹ thuật 1986. 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ SỬA CHỮA MÁY BIẾN ÁP, ĐỘNG CƠ ĐIỆN, MÁY PHÁT ĐIỆN CÔNG SUẤT NHỎ. Tác giả: Châu ngọc Thạch - NXB Giáo dục 1994. 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH Tác giả: Nguyễn Bích Hằng – NXB Văn hóa – Thông tin - Hà Nội 2000. 5. CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN SỬ DỤNG TRONG NHÀ BẾP VÀ NHÀ TẮM Tác giả: Nguyễn Minh Đức chủ biên - NXB tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2004. 6. SỬA CHỮA VÀ BẢO TRÌ THIẾT BỊ ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH Tác giả: Lâm Quang Hiền – Tài liệu lưu hành nội bộ - Năm 2002 7. KỸ THUẬT LẠNH CƠ SỞ Tác giả: Nguyễn Đcs Lợi – Phạm Văn Tùy – NXB Giáo dục 1996 8. KỸ THUẬT LẠNH CƠ SỞ Tác giả: Châu ngọc Thạch - NXB trẻ 1999 9. GIÁO TRÌNH THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG, Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề 196
  77. CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN CÁC TỪ VIẾT TẮT GDKT-DN: Dự án Giáo dục kỹ thuật và Dạy nghề VTEP: Vocational and Technical Education Project TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam ĐKB Động cơ không đồng bộ CD Cầu dao điện CC Cầu chì A, B, C Các dây pha A, B, C N, O Dây trung tính RU Rơ le điện áp RI Rơ le dòng điện 197
  78. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRAN G 1 Giới thiệu môn học 1 2 Các hình thức học tập chính trong môn học 3 3 Yêu cầu về đánh giá hoàn thành môn 4 4 Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt 5 5 Bài 2: Máy biến áp gia dụng 28 6 Bài 3: Động cơ điện gia 56 dụng 7 Bài 4: Thiết bị điện lạnh 100 8 Bài 5: Thiết bi điều hòa nhiệt độ 121 9 Bài 6: Các loại đèn gia dụng và trang trí 154 198
  79. 10 Bài 7 : Thực hành lắp đặt điện gia dụng 183 11 Trả lời các câu hỏi. 12 Tài liệu tham khảo 196 13 Thuật ngữ 14 Mục lục 198 199