Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2)

pdf 34 trang ngocly 3561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_toan_cho_tre_ph.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ (Phần 2)

  1. Chương VI Tổ chức việc hình thành biểu tượng ban đầu về kích thước vật thể cho trẻ mầm non I. Khái niệm về kích thước. 1. Kích thước là một khái niệm toán học dùng để chỉ độ lớn, độ dài, dung tích, thể tích, diện tích của đối tượng. Nói đến đồ lớn là nói đến độ To­ Nhỏ. Nói đến đồ dài là nói đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Nói đến diện tích là phần mà vật chiếm chỗ trên mặt phẳng. Nói đến thể tích là phần vật chiếm chỗ trong không gian 3 chiều. Nói đến dung tích là phần vật chứa được vật khác. 2. Để phân biệt chiều dài, chiều rộng, chiều cao cần dựa vào các dấu hiệu sau: ­ Nếu vật dắc trưng bởi 1 đại lượng kích thước về độ dai thì khi đại lượng đó đặt vuông góc với mặt đất sẽ được gọi là chiều cao. Nếu đặt ở các tư thế khác được gọi là chiều dài. ­ Nếu vật đặc trưng bởi 2 đại lươngk kích thước về độ dài thì 2 đại lượng đó là chiều dài và chiều rộng, trong đó chiều dài là chiều có độ dài dài hơn. ­ Nếu vật đặc trưng bởi 3 đại lượng kích thước về độ dài thì trong 3 đại lượng đó, đại lượng nào vuông góc với mặt đất được gọi là chiều cao, 2 đại lượng còn lài là chiều dài và chiều rộng. 3. Kích thước của vật thể có tính tương đối. Khi thay đổi đơn vị đo, giá trị của kích thước sẽ thay đổi. Ví dụ: Khi so sánh vật A với vật B, ta có vật A to hơn vật B. Nếu so sánh vật A với vật C, ta có vật A nhỏ hơn vật C. Như vậy, giá trị về độ lớn của vật A bị thay đổi khi so sánh với các đối tượng khác nhau. II. Đặc điểm tri giác kích thước vật thể ở trẻ . Trẻ em nhận biết các kích thước của các vật nhờ có sự tham gia tích cực của các giác quan mà chủ yếu là thị giác và xúc giác, sau đó dụng ngôn ngữ để khái quát và nhận biết về kích thước. Trong tâm lí học gọi khả năng nhận biết (cảm thụ) khích thước vật ở các vị trí khác nhau là hệ số thụ cảm. Sự cảm thụ kích thước phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng ước lượng bằng mắt, sự phát triển về ngôn ngữ, sự tham gia của các quá trình tư 38
  2. duy: so sánh, phân tích, tổng hợp và sự tác động của các nhà giáo dục. Vì hệ số thụ cảm về kích thước vật tăng theo kinh nghiệm, sự phát triển về tâm, sinh lý từng lứa tuổi và sự hướng dẫn của các nhà giáo dục. trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về kích thước của vật cũng khác nhau. 1. Trẻ dưới 3 tuổi Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: Trẻ từ một tuổi trở lên có khả năng nhận biết kích thước của vật, khả năng này được tăng lên theo mức độ tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình trẻ hoạt động với đồ vật. Trẻ lên 2 tuổi, trước khi biết nói thành thạo trẻ đã có những phản ứng với những kích thước khác nhau của vật và cả với mối liên hệ giữa các đối tượng có kích thước khác nhau. Tuy nhiên ở lứa tuổi này trẻ khó phân biệt các loại khích thước khác nhau và khó đánh giá các vật. Những kinh nghiệm phân biệt kích thước thường mang tính cục bộ, những dấu hiệu mà trẻ đã biết về kích thước của các vật cụ thể thường mang tính tuyệt đối chứ không phải là tương đối. Ví dụ: Trẻ thường coi quả bóng hay củ cà rốt mình đã chọn được trong giá đồ chơi là to hơn của các bạn hay con chó nhà mình là to nhất (tức là to hơn con chó nhà các bạn khác) mà không cần biết đến đối tượng để so sánh. Điều đó chứng tỏ trẻ chưa hiểu được tính tương đối khi so sánh kích thước các đối tượng. 2. Đối với trẻ mẫu giáo: ­ Trẻ 3­4 tuổi: Trẻ có thể nhận biết về một chiều kích thước của vật và trẻ có thể làm đúng theo yêu cầu của người lớn. Ví dụ: Trẻ có thể nhận biết đúng một người là người lớn hay trẻ con. Hoặc đem đến một quả bóng to, một cái thước dài cho cô. Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã bắt đầu có những từ và khái niệm về các kích thước khác nhau của vật. Song vốn từ của trẻ còn ít và trẻ cũng chưa hiểu được ý nghĩa của danh từ “kích thước”, chưa nắm được biểu tượng của từng loại kích thước nên chúng trả lời không chính xác về kích thước của vật. Ví dụ: Trẻ thường nói: “cây to” thay cho “cây cao”, nói “ bút chì to” thay cho “ bút chì dài”. Ở lứa tuổi này do khả năng ước lượng bằng mắt còn kém, động tác tay chưa thành thạo, vốn ngôn ngữ còn nghèo nàn nên trẻ chỉ có khả năng phân biệt kích thước của 2 vật có độ chênh lệch lớn bằng thị giác, chưa có khả năng so sánh. ­ Trẻ 4­5 tuổi ( mẫu giáo nhỡ) 39
  3. Do trẻ được tiếp xúc trực tiếp nhièu lần với các đồ chơi và các vật có kích thước khác nhau nên khả năng định hướng của trẻ về kích thước vật thể được xác định chủ yếu do ước lượng bằng mắt kết hợp với kinh nghiệm, sự cảm thụ của lời nói, sự tham gia của các thao tác tư duy: so sánh, phân tích tổng hợp. Ở lứa tuổi này trẻ đã có khả năng phân biệt được khích thước theo 2 chiều của vật khi 2 chiều có sự khác nhau rõ nét về kích thước. Các hành động khảo sát bằng tay kết hợp với sự phát triển về ngôn ngữ đã giúp trẻ cảm nhận đúng hơn từng biểu tượng kích thước cụ thể của đối tượng. Trẻ có thể nắm được ý nghĩa của danh từ “kích thước” nên việc diễn đạt các từ chỉ kích thước của vật được chính xác hơn. Ví dụ: khi so sánh chiều cao của 2 cái hộp nếu trẻ 3­4 tuổi thường sử dụng từ “to ­ nhỏ” thì trẻ 4­5 tuổi biết sử dụng từ “cao ­ thấp”. Do thị lực phát triển hơn và động tác tay thành thạo hơn, trẻ 4­5 tuổi có khả năng phân biệt được kích thước của 2­3 vật có độ chênh lệch nhỏ bằng kỹ năng so sánh xếp chồng hoặc xếp cạnh. Khả năng so sánh ước lượng bằng mắt về từng biểu tượng kích thước cụ thể tăng lên. ­ Trẻ 5­6 tuổi (MGL): Trẻ có khả năng phaan biệt 3 chiều kích thước một cách rõ nét (chiều dài, chiều rộng, chiều cao hay bề dày) của vật. Trẻ đã biết chỉ tay theo chiều dài, chiều rộng hay chiều cao của các đồ vật. Đối với các hình khối có chiều cao­ thấp, trẻ 4­5 tuổi cho rằng không có chiều cao thì trẻ 5­6 tuổi đã hiểu được đó là bề dày của đồ vật và trẻ có thêm biểu tượng dày­ mỏng. Chẳng hạn: Quyển sách này dày hơn quyển sách kia. Trẻ có khả năng dùng thước đo để đánh giá kích thước của vật. Tuy nhiên phương tiện đo không chính xác mà chỉ là “que tính”, “băng giấy” nên các cháu chưa phân biệt được công cụ đo với đơn vị đo mà con người sử dụng. Ví dụ: Trẻ hiểu thước là một thước gỗ, thước dây nhờ đó người ta đo được vải trong cửa hàng, trẻ không nhận biết thước là một đơn vị đo lường. Tóm lại: ở lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ các cháu xác định kích thước của các vật bằng cách so sánh trực tiếp chúng với nhau nhờ biện pháp xếp kề và xếp chồng. Ở trẻ 5­6 tuổi trẻ biết đánh giá kích thước của vật bằng cách đo lường nhờ các dụng cụ đo đơn giản. III. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ. 3.1. Đối với trẻ 24-36 tháng. 40
  4. a. Nội dung: dạy trẻ phân biệt To­ nhỏ; Dạy trẻ phân biệt Cao – thấp. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt To­ nhỏ: Với trẻ nhà trẻ, khi dạy phân biệt to­ nhỏ, nghĩa là không dạy trẻ cách so sánh cái này với cái kia mà cần giúp trẻ nhận ra được trong 2 đối tượng cùng loại, cái nào to, cái nào nhỏ. Ngoài ra, cần chú ý đến việc luyện phát triển cặp từ to­ nhỏ. Như vậy, khi chọn đồ dùng trực quan để dạy trẻ, cần phải chọn các cặp đối tượng cùng loại (nên khác nhau về màu sắc đề giúp trẻ dễ phân biệt), không nên đưa ra các đối tượng khác loại vì như vậy sẽ tạo ra sự khó khăn cho trẻ trong việc tri giác đối tượng. Ban đầu cần hình thành cho trẻ biểu tượng cho trẻ về to nhỏ bằng cách đặt hai đối tượng cùng loại ở cạnh nhau, cô giáo có thể đặt câu hỏi: ­ Đây là cái gì? Màu gì? ­ Cái nào to? Cái nào nhỏ? Thông qua những câu hỏi này giúp giáo viên có thể biết được khả năng hiểu biết của trẻ đạt được mức độ nào để có thể xác định phương án dạy cho phù hợp. Nếu trẻ không biết, giáo viên nên cung cấp cho trẻ để trẻ nhận biết được thế nào là To­ Nhỏ Khi trẻ đã có biểu tượng về to­ nhỏ, giáo viên tiếp tục đưa ra nhiều cặp đối tượng khác nhằm giúp trẻ phân biệt to­ nhỏ. Việc đưa ra các trò chơi như “thi ai nhanh” hay gắn tương ứng to­ to; nhỏ­ nhỏ có tác dụng giúp trẻ củng cố, khắc sâu những biểu tượng đã được học. * Dạy trẻ phân biệt Cao­ Thấp cũng được thực hiện tương tự như dạy phân biệt To­ Nhỏ. 3.2. Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn (To­ nhỏ), độ dài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) của 2 đối tượng. Sử dụng các cặp từ so sánh. Từ những nội dung này có các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng. Sử dụng các cặp từ so sánh To hơn­ nhỏ hơn. ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng. Sử dụng các cặp từ so sánh Cao hơn­ Thấp hơn. 41
  5. ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều dài của 2 đối tượng. Sử dụng các cặp từ so sánh dài hơn­ ngắn hơn. ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều rộng của 2 đối tượng. Sử dụng các cặp từ so sánh Rộng hơn – Hẹp hơn. * Ngoài tiết học: Tiếp tục dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh các đồ vật, đồ chơi và so sánh 2 đối tượng về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều cao. b. Phương pháp hướng dẫn: Đối với những nội dung này, khi dạy trẻ mẫu giáo bé, cần xác định rõ mục đích của những nội dung này là: ­ Trẻ biết so sánh độ lớn (To­ nhỏ), độ dài (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) của 2 đối tượng. ­ Trẻ biết sử dụng các cặp từ so sánh. Để chuẩn bị các đồ dùng dạy học, cần lựa chọn 2 đối tượng cùng loại có sự khác biệt rõ nét về độ lớn, độ dài. Chẳng hạn: ­ Về độ lớn: 2 quả bóng, 2 quả cam ­ Về chiều dài: 2 đoạn dây, 2 dải nơ ­ Về chiều cao: 2 cây xanh, 2 cây nến ­ Về chiều rộng: 2 phong bì thư, 2 cổng Khi dạy những nội dung này, có 2 dạng cấu trúc như sau: ­ Cấu trúc 3 phần: dành cho nội dung dạy so sánh sự khác biệt về độ lớn và so sánh sự khác biệt về chiều cao. Như vậy, ở phần 1 là ôn phân biệt To­Nhỏ (ôn phân biệt Cao­ Thấp) ­ Cấu trúc 2 phần: dành cho nội dung so sánh sự khác biệt về chiều dài, chiều rộng 2 đối tượng. Khi dạy trẻ những nội dung này, giáo viên thực hiện khác với nhà trẻ, nghĩa là không phải đặt 2 đối tượng cạnh nhau mà phải tạo ra các tình huống có vấn đề để làm thế nào xuất hiện tình huống xảy ra với cái này mà không xảy ra với cái kia. Ví dụ: ­ Để so sánh to hơn­ nhỏ hơn, có thể cho trẻ mặc áo/váy/đội mũ/đi dép cho búp bê. Khi đó chỉ vừa cho búp bê nhỏ hơn mà không vừa cho búp bê to hơn. ­ Để so sánh chiếu cao 2 đối tượng, có thể cho trẻ hái hoa/ quả để rồi trẻ có thể hái được những bông hoa ở vị trí thấp hơn mà không hái được những bông hoa ở vị trí cao hơn. 42
  6. ­ Để so sánh chiều dài 2 đối tượng có thể lấy 2 đoạn dây để buộc vòng cổ tay, đoạn dây dài hơn sẽ buộc vừa còn đoạn dây ngắn hơn sẽ không buộc được. ­ Để so sánh chiều rộng của 2 đối tượng có thể sử dụng 2 tấm bưu thiệp có chiều dài bằng nhau nhưng chiều rộng khác nhau để bỏ vào phong bì, tám bưu thiếp hẹp hơn sẽ vừa, còn tấm bưu thiếp rộng hơn sẽ không vừa phong bì. Khi tình huống xuất hiện, cô giáo nên đặt cho trẻ câu hỏi “ Vì sao ”. Câu hỏi này đặt ra nhằm kích thích tư duy, suy luận của trẻ. Dù trẻ trả lời được hay không trả lời được giáo viên đều phải hướng dẫn cho trẻ cách so sánh sự khác biệt của 2 đối tượng, bằng cách xếp chồng hoặc xếp cạnh 2 đối tượng lên nhau. Nếu đối tượng nào có kích thước thừa ra sẽ là hơn, đối tượng nào có kích thước thiếu sẽ là kém. Khi trẻ đã biết cách so sánh về độ lớn, độ 2 2 đối tượng, giáo viên tổ chức cho trẻ thực hành để trẻ tự làm thông qua các cặp đối tượng khác. Cô nên đặt câu hỏi ngược với câu hỏi khi hướng dẫn. Ví dụ: Các con hãy so sánh chiều dài 2 băng giấy xem, băng giấy nào dài hơn? băng giấy nào ngắn hơn? Vì sao? Thông qua các trò chơi như: Thi ai nhanh, về đúng nhà, tìm bạn thân Giáo viên giúp trẻ củng cố, khắc sâu những kiến thứ, kỹ năng đã được học. 3.3. Đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Tiếp tục dạy trẻ so sánh về độ lớn, độ dài của 2 đối tượng. ­ Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài của 3 đối tượng. Sử dụng đúng các cặp từ so sánh. * Ngoài tiết học: Tiếp tục các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: *Dạy trẻ so sánh về độ lớn, độ dài 2 đối tượng. Khác với mẫu giáo bé là dạy so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài 2 đối tượng thì khi dạy nội dung này cho mẫu giáo nhỡ cần dạy so sánh cả sự bằng nhau và sự khác biệt về độ lớn, độ dài của 2 đối tượng, tuy nhiên vẫn phải dựa trên kỹ năng so sánh đã được trang bị ở trẻ 3­4 tuổi. Như vậy khi dạy những nội dung này, cần chuẩn bị 3 đối tượng, trong đó 2 đối tượng hoàn toàn bằng nhau, 1 đối tượng khác biệt (có thể hơn hoặc kém 2 đối tượng kia). Bài dạy được thiết kế thành 3 phần: Phần 1: Ôn so sánh sự khác biệt về độ lớn (độ dài) của 2 đối tượng. 43
  7. Phần 2: Dạy trẻ so sánh độ lớn, độ dài của 3 đối tượng. Phần 3: Luyện tập­ củng cố. Dựa vào kỹ năng so sánh mà trẻ đã có và được ôn trong phần 1, giáo viên giúp trẻ vận dụng kỹ năng so sánh đó vào việc so sánh độ lớn, độ dài của 2 đối tượng trên cơ sở có 3 đối tượng. Bằng cách yêu cầu trẻ lấy ra từng cặp đối tượng để so sánh chúng với nhau, trẻ tự so sánh và nhận ra rằng chúng bằng nhau hay không bằng nhau. Đây là dạng bài tập sáng tạo, tức là trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng của mình vào việc giải quyết bài toán dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Vì vậy khi dạy nội dung này cần để trẻ chủ động, độc lập trong thao tác. * Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài của 3 đối tượng: Khi so sánh 2 đối tượng với nhau gọi là so sánh hơn, so sánh từ 3 đối tượng trở lên gọi là so sánh nhất. Tuy nhiên, việc có được kết quả so sánh nhất vẫn phải dựa trên sự so sánh hơn. Do vậy khi dạy những nội dung này, cần tiến hành như sau: Phần 1: Ôn so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài 2 đối tượng. Phần 2: Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn, độ dài 3 đối tượng. Khi dạy so sánh 3 đối tượng, sẽ tiến hành theo trình tự: - Cô và trẻ cùng xếp các đối tượng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần. Việc cô và trẻ cùng làm giúp trẻ làm giống với cách xếp của cô. - Cô hướng dẫn trẻ so sánh từng cặp đối tượng để từ đó hình thành biểu tượng về so sánh nhất. Ví dụ: so sánh chiều dài 3 băng giấy. - Xếp 3 băng giấy Xanh, Đỏ, Vàng theo chiều giảm dần. - So sánh từng cặp băng giấy: + So sánh băng giấy Xanh với Đỏ, kết quả Xanh dài hơn Đỏ. So sánh băng giấy Xanh với Vàng, kết quả Xanh dài hơn Vàng. Ta có: Xanh dài hơn Đỏ và Vàng nên Xanh gọi là Dài nhất. + So sánh băng giấy Đỏ với Xanh, kết quả Đỏ ngắn hơn Xanh. So sánh băng giấy Đỏ với Vàng, kết quả Đỏ dài hơn Vàng. Ta có: Đỏ ngăn hơn Xanh nhưng dài hơn Vàng nên Đỏ gọi là Ngắn hơn. + So sánh băng giấy Vàng với Xanh, kết quả vàng ngắn hơn Xanh. So sánh băng giấy Vàng với Đỏ, kết quả Vàng ngắn hơn Đỏ. Ta có: Vàng ngắn hơn Xanh và Đỏ nên Vàng gọi là Ngắn nhất. 44
  8. Như vậy, các biểu tượng dài nhất, ngắn hơn, ngắn nhất được hình thành trên cơ sở so sánh chiều dài 2 đối tượng. Khi so sánh, giáo viên nên chú ý đến cách dùng từ cho chính xác, như “với”; “và”, “nhưng”. 3.4. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ về phép đo. Từ nội dung này, các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ nhận biết mục đích của phép đo. ­ Dạy trẻ đo độ dài một đối tượng bằng một đơn vị đo. ­ Dạy trẻ đo độ dài một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau. ­ Dạy trẻ đo độ dài nhiều đối tượng bằng một đơn vị đo. * Ngoài tiết học: Dạy trẻ biết lựa chọn các thước đo phù hợp với đối tượng đo và biết thực hiện thao tác đo độ dài các đối tượng. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ nhận biết mục đích của phép đo. Thực chất, phép đo được xem là một trong những biện pháp để giúp trẻ so sánh độ dài của các đối tượng. Trẻ có thể dựa vào kết quả đo để nhận biết về các đối tượng. Mục đích của phép đo là giúp trẻ biết cách biểu thị độ dài của đối tượng này thông qua đối tượng khác (thước đo). Khi dạy trẻ nhận biết mục đích của phép đo, cô giáo cần chuẩn bị một đối tượng đo và nhiều thước đo giống hệt nhau. Cô và trẻ cùng thực hiện trình tự các tho tác như sau: ­ Đặt đối tượng đo ra phía trước. ­ Đặt thước đo thứ nhất chồng lên đối tượng đo sao cho một đầu của thước đo trùng với một đầu của đối tượng đo. ­ Đặt thước đo thứ 2 chồng lên đối tượng đo, đặt kế tiếp với thước đo thứ nhất. ­ Cứ như vậy cho đến hết đối tượng đo. Sau khi đã xếp liên tiếp các thước đo, cô giáo hướng dẫn trẻ nhận xét xem “đối tượng đo được xếp bằng mấy thước đo?” Lưu ý: kết quả phải là số lần nguyên, không quá 10. Như vậy, đối tượng đo được biểu thị bằng nhiều thước đo giống hệt nhau. Việc sử dụng các vật như chiều rộng của cửa lớp được xếp bằng mấy viên gạch, hoặc chiều rộng của cửa sổ bằng mấy ô cửa sẽ giúp trẻ hiểu sâu hơn về mục đích của phép đo. 45
  9. * Dạy trẻ đo độ dài một đối tượng bằng một đơn vị đo. Khi trẻ đã biết cách biểu thị độ dài của một đối tượng thông qua đối tượng khác là thước đo và hiểu được mục đích của phép đo, giáo viên hướng dẫn trẻ đo độ dài một đối tượng bằng một đơn vị đo. Nghĩa là không cần dùng tới nhiều thước đo để xếp liên tiếp với nhau mà chỉ cần dùng một thước đo cũng có thể biểu thị độ dài của đối tượng đo thông qua đối tượng khác là thước đo. Việc trang bị cho trẻ kỹ năng đo là cơ sở để giúp trẻ biết cách đo độ dài các đối tượng và có thể so sánh chúng với nhau dựa vào kết quả đo. Khi dạy nội dung này, cô giáo cần tiến hành làm mẫu các thao tác đo, kết hợp với lời hướng dẫn theo trình tự sau: + Để đối tượng đo ra phía trước. + Đặt thước đo chồng lên đối tượng đo sao cho một đầu của thước đo trùng với một đầu của đối tượng đo. + Dùng bút hoặc phấn vạch vào vào đầu còn lại của thước đo. + Nhấc thước đo lên. Tiếp tục đặt thước đo chồng lên đối tượng đo sao cho một đầu của thước đo trùng với vạch bút hoặc vạch phấn vừa vạch. Tiếp tục vạch vào đầu còn lại của thước đo. + Cứ như vậy cho đến hết đối tượng đo. Sau đó cô cho trẻ đo đối tượng. Kết quả của phép đo được biểu thị bằng số lần đối tượng đo so với thước đo. Để trẻ có thể nắm vững thao tác đo, cô giáo nên tiếp tục đưa ra các bài tập cho trẻ đo. Tuy nhiên khi đo một đối tượng nào đó, cần có một thước đo tương ứng để kết quả của phép đo không vượt quá 10. * Dạy trẻ đo độ dài một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau. Với nội dung này, trẻ cần vận dụng đến kỹ năng đo độ dài một đối tượng bằng một đơn vị đo. Thông qua việc đo độ dài một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo khác nhau, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các thước đo với kết quả đo. Có thể dựa vào kết quả đo, trẻ sẽ suy luận về các thước đo. Trước khi sử dụng các thước đo khác nhau để đo một đối tượng, cho cho trẻ so sánh các thước đo với nhau, sau đó hướng dẫn trẻ dùng lần lượt từng thước đo để đo đối tượng. Kết quả của mỗi lần đo được biểu thị bằng các thẻ số, gắn với thước đo (việc làm này giúp trẻ nhớ được kết quả đo sau mỗi lần đo). Khi đã đo đối tượng bằng các thước đo, giáo viên giúp trẻ nắm được mối quan hệ giữa các thước đo với kết quả đo như sau: Khi đo độ dài một đối tượng bằng các thước đo khác nhau sẽ cho kết quả 46
  10. đo khác nhau, thước đo nào càng dài, kết quả đo càng ít (hoặc càng bé), thước đo nào càng ngắn, kết quả đo càng nhiều (hoặc càng lớn). Với các bài tập luyện tập, nên sử dụng các thước đo để đo một đối tượng nào đó, như chiều dài hoặc chiều rộng của bàn học Tuy nhiên cần lưu ý về cách tính kết quả đo: nếu khi đo một đối tượng nào đó, phần thừa của đối tượng đo ≥ 1/2 thước đo thì phần thừa đó được tính bằng 1 lần đo. Nếu phần thừa của đối tượng đo < 1/2 thước đo thì phần thừa đó không tính (xem như bằng 0) * Dạy trẻ đo độ dài nhiều đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo. Đây cũng là một trong những bài dạy giúp trẻ vận dụng kỹ năng đo vào việc đo nhiều đối tượng bằng một đơn vị đo, qua đó giúp trẻ thấy được mối quan hệ giữa các đối tượng đo với kết quả đo. Để dạy nội dung này, cần chuẩn bị các đối tượng đo có độ dài khác nhau, các thẻ số để biểu thị kết quả đo. Trước khi tiến hành cho trẻ đo độ dài các đối tượng, cô giáo cho trẻ so sánh các đối tượng đo với nhau. Sau đó, cùng một thước đo, trẻ sẽ lần lượt đo các đối tượng dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Kết quả của phép đo được biểu thị bằng các thẻ số gắn với đối tượng đo. Giữa các đối tượng đo và kết quả đo có mối quan hệ như sau: khi đo độ dài các đối tượng khác nhau bằng cùng một thước đo sẽ cho kết quả khác nhau. Nếu đối tượng đo càng dài thì kết quả đo càng nhiều (hoặc càng lớn), nếu đối tượng đo càng ngắn thì kết quả đo càng ít (hoặc càng bé). Để luyện thao tác đo độ dài nhiều đối tượng bằng một thước đo, giáo viên có thể dùng chính thước đo sử dụng trong bài dạy để tiếp tục cho trẻ đo các đối tượng. Qua kết quả đo sẽ so sánh được độ dài các đối tượng với nhau. câu hỏi và bài tập: 1.Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về kích thước vật thể của trẻ mầm non. 2. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ 3­4 tuổi. 3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ 4­5 tuổi. 4. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về kích thước vật thể cho trẻ 5­6 tuổi. 47
  11. Chương VII Tổ chức việc hình thành biểu tượng ban đầu về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non I. Đặc điểm tri giác vật thể và các hình hình học ở trẻ mầm non. Một trong các dấu hiệu bề ngoài để nhận biết các vật trong môi trường xung quanh là hình dạng của vật. Tuy nhiên, các sự vật rất đa dạng và phong phú nên người lớn không thể dạy trẻ tất cả hình dạng các vật mà phải quy chúng về các hình hình học. Như vậy, các hình hình học được xem là những hình chuẩn, hình mẫu, thể hiện tính khái quát của hình dạng vật thể. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết về hình dạng các vật trong môi trường xung quanh. Hình dạng của bất kỳ sự vật nào đều có thể qui về dạng các hình hình học nhất định hoặc được biểu thị như sự kết hợp một số hình hình học sắp xếp theo một kiểu nào đó trong không gian( ví dụ: cái ô tô được tạo bởi hai hình chữ nhật và hai hình tròn; con lật đật được tạo bởi một hình tròn to và một hình tròn nhỏ). Trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học là nhờ có sự tham gia tích cực của các giác quan. Sau đó dùng lời nói để khái quát những nhận biết đó. Việc nhận biết hình dạng vật thể với việc nhận biết các hình hình học có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Lúc đầu trẻ chưa nhận ra các hình hình học, với trẻ các hình được coi như các vật bình thường và trẻ gọi tên tương ứng của các vật. Chẳng hạn: Hình trụ là cái cốc, cái hộp. Hình tam giác là lá cờ, cánh buồm Hình chữ nhật là cửa sổ, cái bảng Trên cơ sở nhận biêt hình dạng các vật thể dưới sự tác động dạy của người lớn, nhận thức về các hình hình học được chuyển dần, trẻ không đồng nhất các vật với các hình mà đã biết so sánh các hình với các vật gần gũi, quen thuộc, như hình vuông giống khăn mùi soa, hình chữ nhật giống cái bảng, tam giác giống mái nhà; hình trụ giống cái cốc Và cuối cùng các hình hình học được trẻ khái quát, nhận thức như là một tiêu chuẩn. Từ việc nắm vững các biểu tượng hình hình học giúp trẻ củng cố, nâng cao khả năng nhận biết, xác định và phân biệt hình dạng các vật thể. Trẻ ở các lứa tuổi khác nhau thì khả năng nhận biết về hình dạng vật thể và các hình hình học cũng khác nhau. Hệ số thụ cảm về hình dạng vật thể và các hình hình học được tăng theo kinh nghiệm cảm giác của trẻ và nhờ có sự tác động của các nhà giáo dục. 48
  12. 1. Trẻ dưới 3 tuổi Khả nhận biết về hình dạng vật thể xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Trẻ có thể phân biệt được các vật. Sự nhận biết này không phụ thuộc vào sự sắp xếp vị trí của các vật trong không gian. Ví dụ: Trẻ 2 tuổi có thể phân biệt được ở trên mặt bàn đâu là chai sữa đâu là con búp bê. Hoặc con búp bê dù đặt ở trên cửa sổ, trên bàn hay trong tủ thì trẻ vẫn nhận ra con búp bê. Trong quá trình hoạt động trẻ có điều kiện để nhận biết hình dạng khác nhau của các vật thể, song trẻ chưa nhận thấy sự giống hệt nhau về hình dạng của các vật khác nhau nếu không có sự tác động của người lớn. Ví dụ: trẻ có thể nhận thấy rằng hình dạng của các xắc xô, cái đĩa, cái vòng nhưng trẻ không nhận thấy tất cả các đồ vật ấy đều có dạng hình tròn. Như vậy ở lứa tuổi này trẻ chưa có khả năng khái quát, coi hình hình học là một tiêu chuẩn để so sánh, đối chiếu với các vật giống nhau về hình dạng thường gặp trong cuộc sống. 2. Trẻ mẫu giáo: ­ Trẻ 3­4 tuổi: Trẻ đã có khả năng gọi đúng tên, phân biệt được các hình dạng khác nhau giữa các vật thể. Trẻ có thể nhận biết gọi đúng tên một số các hình hình hình học nhờ sự tác động của người lớn và trẻ vẫn thường so sánh hình dạng các hình hình học với các đồ vật thường gặp hàng ngày. Ví dụ: Hình tròn giống cái bánh xe, cái đĩa Việc trẻ nhận biết hình dạng các vật thể và các hình hình học có sự tham gia tích cực của các giác quan là tay và mắt. Song do hoạt động của tay còn vụng về, khả năng quan sát của mắt còn hạn chế nên việc hoạt động của tay mới dừng lại ở việc cầm nắm, chưa có ý thức. Quan sát của mắt chỉ tập trung vào một dấu hiệu nào đó của vật (hình dạng, kích thước, màu sắc ) chứ trẻ chưa thấy những dấu hiệu chi tiết đặc trưng cho vật. Ở lứa tuổi này trẻ có khả năng so sánh, phân biệt các hình hình học, đặc biệt các hình có sự khác nhau ít như hình vuông và hình chữa nhật. Tuy nhiên trẻ vẫn rất dề nhầm lẫn giữa 2 hình này. Cũng ở lứa tuổi này do vốn ngôn ngữ và kinh nghiệm sống còn ít, việc diễn đạt còn gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác nên việc cô giáo hướng dẫn trẻ dùng lời nói để khái quát sự cảm giác hình dạng các vật thể và các hình hình học là điều quan trọng giúp trẻ khắc sâu việc nhận biết các hình. ­ Trẻ 4­5 tuổi 49
  13. Trẻ đã có khả năng nhận biết các hình hình học như là một tiêu chuẩn để trẻ dựa vào đó so sánh, cảm giác các vật thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có thể lựa chọn các hình hình học theo mẫu và theo tên gọi. Khả nắng nhận biết các hình hình học và các vật thể bằng các giác quan phát triển hơn: Trẻ đã chủ động dùng các ngón tay để cầm nắm, khảo sát hình; sự hạot động của mắt đã bắt đầu tập trung quan sát các dấu hiệu riêng đăc trưng cho từng hình. Vì vậy trể 4­5 tuổi có khả năng so sánh phân biệt các hình học phẳng theo đường bao của chúng nếu được sự hướng dẫn tổ chức của các nhà giáo dục. Trẻ có khả năng nhận biết được hình dạng của một số hình khối thông dụng: Khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật. ­ Trẻ 5­6 tuổi Khả năng nhận biết, phân biệt các hình hình họcbằng các hoạt động của tay và mắt của trẻ theo đường bao được tiến triển hoàn thiện: Trẻ đã chủ đông sờ mó vật bằng cả 2 tay, cầm nắm vật bằng đầu ngón tay biêt đưa mắt quan sát bằng đường bao của vật, phần chủ yếu đặc trưng cho hình dạng của vật. Đó chính là hình dạng giúp trẻ khảo sát hình đầy đủ đúng. ­ Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, có sự phát triển chặt chẽ giữa các cơ quan thị giác, xúc giác và ngôn ngữ đã tạo điều kiện giúp trẻ thu nhận các kiến thức về hình dạng chính xác hơn, giúp trẻ nhớ lâu những điều mà mình cảm giác được. Lời nói còn giúp cho nhận thức của trẻ được tổng quát hơn. Trẻ có thể hiểu được các tính chất đơn giản của các hình hình học, có thể phân biệt được các hình các vật theo các nhóm phù hợp và gọi tên được các nhóm cơ bản của chúng theo dấu hiệu. Ví dụ: Nhóm có đường bao cong, nhóm có đường bao thẳng ­ Có khả năng đối chiếu hình dạng vật thể với các hình hình học. 3. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành những biểu tượng về hình dạng vật thể cho trẻ mầm non. 3.1. Đối với trẻ nhà trẻ (24­36 tháng). a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông. * Ngoài tiết học: Tiếp tục cho trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông và nhận biết các vật xung quanh có dạng hình tròn­ hình vuông. b. Phương pháp hướng dẫn: 50
  14. Đối với trẻ nhà trẻ chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là nhận dạng và biết được tên hình tròn­ hình vuông; biết một số vật có dạng hình tròn­ hình vuông. Khi dạy cần chuẩn bị hình mẫu (2 hình tròn, 2 hình vuông) và một số vật có dạng hình tròn, hình vuông. Cần có sự kết hợp với các yếu tố màu sắc để nhận biết các hình này. Với trẻ nhà trẻ cần tiến hành như sau: ­ Cô cầm một hình bất kỳ lên cho trẻ quan sát. ­ Cô đặt câu hỏi: Đây là hình gì? Thông qua câu hỏi này, nếu trẻ trả lời được, cô sẽ cho trẻ nhắc đi nhắc lại tên gọi của hình (kết hợp với màu sắc). Nếu trẻ không trả lời được, cô giáo sẽ cung cấp cho trẻ về tên gọi của hình. ­ Cô yêu cầu trẻ chọn hình giống hình của cô và giơ lên, cho trẻ nhắc to tên hình để trẻ nhớ rõ. ­ Làm tương tự với hình còn lại. Khi trẻ đã nhận dạng và nói được tên các hình, cô giáo lần lượt đưa ra các vật cho trẻ quan sát và đặt nhiều câu hỏi về vật đó, trong đó cần hỏi trẻ “Vật đó có dạng hình gì? Bằng các trò chơi đơn giản, dễ chơi như “Thi ai nhanh”; “Về đùng nhà”; “Tìm bạn thân” giúp trẻ dễ dàng nhận ra được hình tròn­ hình vuông. 2.1. Đối với trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Biết tìm trong môi trường xung quanh các đồ vật, đồ chơi có hình dạng giống với các hình trên. Từ những nội dung trên được cụ thể thành các bài dạy: ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tam giác­ hình chữ nhật. * Ngoài tiết học: Tiếp tục các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: Mặc dù ở lứa tuổi nhà trẻ đã giúp trẻ nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông nhưng chưa tìm hiểu đặc điểm hình. Vì vậy, ở độ tuổi này ngoài việc nhận dạng và nói được tên các hình, trẻ còn phải biết được đặc điểm của các hình. 51
  15. Khi chuẩn bị, cần có hình mẫu và một số vật có dạng các hình và bố trí xung quanh lớp. Việc dạy trẻ nhận biết gọi tên hình được tiến hành như sau: - Cô cầm một hình bất kỳ giơ lên cho trẻ quan sát. - Cô yêu cầu trẻ chọn hình giống hình của cô và giơ lên. Cô đặt câu hỏi “Đây là hình gì?”. - Làm tương tự với hình còn lại. Khi trẻ đã biết tên các hình, cô giáo giúp trẻ nhận biết các đặc điểm của các hình. * Đối với hình tròn­ hình vuông. Để giúp trẻ nhận biết được một số đặc điểm của hình, cô giáo cần phải cho trẻ tham gia vào trong hoạt động, cho trẻ trực tiếp thao tác để trẻ tự phát hiện ra đặc điểm của hình dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Cho trẻ lăn hình, qua đó giúp trẻ nhận ra được hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được. Tuy nhiên, khi lăn hình cần chú ý: + Cầm hình bằng ngón cái và ngón trỏ của tay phải. Cầm vào mép hoặc tâm của hình. + Lăn hình từ phải sang trái, sau mỗi thao tác lăn thì thả tay ra. Cô giáo đặt câu hỏi “Vì sao hình tròn lăn được? hình vuông không lăn được? Câu hỏi đó kích thích tư duy, suy luận của trẻ nhưng cũng là cách đặt vấn đề để giúp trẻ tìm hiểu đường bao của các hình. Khi khảo sát đường bao hình, cô vừa làm, vừa hướng dẫn trẻ, vừa hỏi trẻ để giúp trẻ biết rằng: hình tròn có đường bao cong, nhẵn, không bị vướng; hình vuông có đường bao thẳng và bị vướng bởi các góc. Tuy nhiên, thao tác khảo sát đường bao phải chính xác, đó là: + Cầm hình bằng ngón cái và ngón trỏ của tay trái. Cầm vào mép hoặc tâm của hình. + Dùng đầu ngón trỏ của tay phải sờ dọc theo đường bao hình. Khi đã có kết quả khảo sát đường bao, giải thích rõ cho dấu hiệu lăn hình. Việc nhận biết, gọi tên các hình được cô giáo tiếp tục cho trẻ luyện tập thông qua các bài tập tìm kiếm các vật có dạng các hình, thông qua các trò chơi như: Thi ai nhanh, tìm bạn thân, về đúng nhà, chiếc túi kỳ diệu, tìm hình trong vật, ghép hình, gắn hình * Đối với hình tam giác, hình chữ nhật: đặc điểm của 2 hình này không nhiều và cũng không phức tạp như hình tròn­ hình vuông. Chúng thể hiện đặc điểm nổi bật 52
  16. là số lượng cạnh. Như vậy, cô giáo chỉ cần hướng dẫn trẻ đếm số cạnh để biết rõ: hình tam giác có 3 cạnh, hình chữ nhật có 4 cạnh. Lưu ý: mặc dù trong quá trình hướng dẫn tìm ra các đặc điểm của các hình nhưng không so sánh các hình với nhau. 2.2. Đối với trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ phân biệt các hình học phẳng. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ phân biệt hình vuông, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. ­ Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật). * Ngoài tiết học: Tiếp tục nhận biết, phân biệt các hình trong các sự vật­ hiện tượng cuộc sống thực tế. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Với 4 hình này được chia thành 2 nhóm, đó là nhóm bao gồm hình tròn và nhóm bao gồm hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. Hai nhóm hình này được phân biệt với nhau dựa vào dấu hiệu đường bao và dấu hiệu lăn hình. Tuy nhiên, việc nhận biết các dấu hiệu này mới được tìm hiểu trong bài dạy “nhận biết, gọi tên hình tròn­hình vuông”, còn hình tam giác và hình chữ nhật chưa đề cập đến. Vì vậy, khi dạy bài này cần tiến hành như sau: Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm các hình: ­ Cô và trẻ cùng tìm hiểu đặc điểm của các hình này bằng cách cho lăn hình, qua đó trẻ nhận ra được hình tròn lăn được còn hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không lăn được (thao tác lăn tương tự như ở bài nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông”). ­ Cô và trẻ cùng khảo sát đường bao của các hình, từ đó giúp trẻ nhận thấy: đường bao của hình tròn cong, nhẵn, không bị vướng. Đường bao của hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật thẳng và bị vướng bởi các góc (thao tác khảo sát đường bao tương tự như ở bài nhận biết, gọi tên hình tròn­ hình vuông”). 53
  17. Bước 2: So sánh (phân biệt) hình tròn với hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật: Các hình này giống nhau ở chỗ đều là hình (hình hình học). Khác nhau: Hình tròn lăn được; đường bao cong, nhăn, không bị vướng. Hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật không lăn được; đường bao thẳng và bị vướng bởi các góc. Để giúp trẻ củng cố, ôn luyện nhằm phân biệt các hình, cô giáo nên lựa chọn và thiết kế các trò chơi cho phù hợp với nội dung bài dạy. Ví dụ: Trò chơi “Thi ai nhanh” (chọn theo đặc điểm) “Về đúng nhà” * Phân biệt hình vuông, hình chữ nhật. Với 2 hình này cũng khá giống nhau. Vì vậy chỉ có thể phân biệt được chúng dựa vào độ đài của các cạnh. Tuy nhiên, nếu quan sát bình thường trẻ cũng rất dễ nhầm lẫn. Bằng việc sử dụng các que tính để xếp thành các hình, và nhận ra đắc điểm các hình dựa vào các que tính đó. Do vậy khi chuẩn bị cần có hình mẫu (hình vuông, hình chữ nhật), 8 que tính trong đó 6 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. Giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ đếm và so sánh các que tính với nhau để từ đó giúp trẻ nhận thấy rằng: Hình vuông được xếp từ 4 que tính bằng nhau nên hình vuông là hình có 4 cạnh bằng nhau. Hình chữ nhật được xếp từ 4 que tính, trong đó có 2 que dài bằng nhau và 2 que ngắn bằng nhau nên hình chữ nhật là hình có 4 cạnh, trong đó có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau. Từ những đặc điểm đó, tìm ra điểm giống nhau của 2 hình này là đều có 4 cạnh. Khác nhau: Hình vuông có các cạnh bằng nhau; hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Cô giáo có thể sử dụng các trò chơi như: ­ Thi ai nhanh (chọn theo đặc điểm); ­ Về đúng nhà 54
  18. ­ Chiếc túi kỳ diệu ­ Con rối: ­ Trò chơi tạo các hình vuông, hình chữ nhật từ giấy, từ dây, hột hạt, vòng chun, ngón tay * Dạy trẻ phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. Đối với dạy phân biệt hình tam giác và hình chữ nhật tương tự như dạy phân biệt hình vuông­ hình chữ nhật. Tuy nhiên, hình tam giác phức tạp hơn một chút vì nó có một số kiểu hình khác nhau. Chẳng hạn: nếu dựa vào cạnh sẽ có: tam giác đều, tam giác cân, tam giác thường. Nếu dựa góc sẽ có: tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù. Tuy nhiên với trẻ nhỏ chỉ nên dựa vào các cạnh để nhận dạng tam giác. Dù là kiểu tam giác nào thì chúng có chung một điểm đó là đều có 3 cạnh. Khi chuẩn bị các hình mẫu và các que tính xếp hình phải quan tâm tới kiểu tam giác để chuẩn bị cho phù hợp. Nghĩa là các hình tam giác mẫu phải là hình đồng dạng với tam giác được xếp ra. Như vậy, các que tính phải được chuẩn bị để tạo ra nhiều kiểu tam giác như sau: ­ Tam giác đều : cần có 7 que tính, trong đó có 5 quen ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. ­ Tam giác cân: cần 7 que tính, trrong đó 4 que ngắn bằng nhau và 2 que dài bằng nhau. ­ Tam giác thường: cần có 7 que tính, trong đó 3 que ngắn bằng nhau, 3 que dài bằn nhau và 1 que khác biệt. Với các kiểu tam giác này chỉ để mỗi trẻ xếp được 1 kiểu tam giác. Khi trẻ đã nhận thấy có sự khác nhau về các cạnh của các kiểu tam giác khác nhau, Cô giáo sẽ 55
  19. giúp trẻ nhìn ra điểm chung của các kiểu tam giác này là đều có 3 cạnh. Nếu chỉ cho trẻ xếp được 1 kiểu tam giác sẽ dẫn đến kết luận không đầy đủ (Ví dụ: tam giác là hình có 3 cạnh bằng nhau, hoặc tam giác là hình có 2 cạnh bằng nhau và 1 cạnh dài hơn, hoặc tam giác là hình có 3 cạnh không bằng nhau) * Dạy trẻ nhận biết, gọi tên các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật). Việc dạy trẻ nhận biết gọi tên các khối đơn giản hơn dạy trẻ nhận biết, gọi tên các hình vì trong nội dung dạy này không cho trẻ biết đặc điểm các khối. Như vậy chỉ nên cho trẻ nhận dạng, biết được tên gọi của các khối, từ đó giúp trẻ biết tìm các vật có dạng các khối. 2.3. Đối với trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ phân biệt các khối. Các bài dạy cụ thể: ­ Dạy trẻ phân biệt khối cầu­ khối trụ. ­ Dạy trẻ phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật. * Ngoài tiết học: Tiếp tục giúp trẻ phân biệt các khối trên, đồng thời giúp trẻ biết nhận dạng các vật dựa vào các khối. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt khối cầu­ khối trụ. Khối cầu và khối trụ có rất nhiều đặc điểm, chúng vừa giống nhau vừa khác nhau cùng một đặc điểm. Tuy nhiên để nhận ra các đặc điểm đó, cô giáo phải tổ chức cho trẻ hoạt động, thao tác với những hình đó. Khi dạy phân biệt những khối này, cần chuẩn bị 2 khối cầu và 2 khối trụ. Quá trình dạy như sau: Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm khối. * Lăn khối: Cô và trẻ cùng lăn khối để giúp trẻ nhận ra: khối cầu lăn được về mọi phía; khối trụ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng. Khi lăn khối cô giáo cần chú ý: + Lăn khối bằng tay phải. + Lăn khối cầu về nhiều phía, nhận thấy đề lăn được. + Khối trụ cần thao thao tác như sau: Đặt khối trụ nằm dọc (hoặc nằm ngang). Lăn khối trụ theo chiều phải­ trái (hoặc trước­sau), nhận thấy lăn được. Cho khối trụ dừng lại, sau đó lăn theo chiều trước –sau (hoặc phải­trái), nhận thấy không lăn được. 56
  20. Đặt khối trụ đứng và lăn, nhận thấy không lăn được. Kết luận: Khối trụ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng. Cô giáo đặt câu hỏi: Vì sao khối cầu lăn được về mọi phía còn khối trụ chỉ lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng? Câu hỏi này kích thích tư duy, sự suy luận, phán đoán của trẻ. và đồng thời để chuyển sang tìm hiểu đặc điểm thứ 2 của 2 khối, đó là đường bao. * Đường bao khối: Cô cùng trẻ khảo sát đường bao khối, qua đó giúp trẻ nhận thấy, đường bao của khối cầu cong, nhẵn, không bị vướng về mọi phía; đường bao của khối trụ cong, nhẵn nhưng bị vướng bởi 2 đầu là 2 mặt phẳng có dạng hình tròn. Khi lăn khối, cần lưu ý: + Dùng 2 tay để lăn khối. + Đối với khối cầu: đặt khối cầu trong lòng bàn tay, xoay đều khối cầu trong lòng 2 bàn tay để cảm nhận độ cong, nhẵn, không bị vướng của bề mặt khối. + Đối với khối trụ: đặt khối trụ nằm trong lòng bàn tay, lăn khối trụ trong lòng 2 bàn tay cảm nhận độ cong, nhẵn của đường bao xung quanh. Sau đó, đặt 2 đáy của khối trụ vào 2 lòng bàn tay và xoay nhẹ, cảm nhận độ phẳng của 2 mặt đáy. Dùng mắt quan sát 2 đáy thấy có dạng hình tròn. Khi đã có kết quả khảo sát đường bao, dùng kết quả này hướng dẫn trẻ giải thích cho dấu hiệu lăn hình. Ví dụ: Khối cầu lăn được về mọi phía vì đường bao của khối cầu cong, nhẵn, không bị vướng về mọi phía. * Xếp chồng các khối: Cô và cháu cùng chơi xếp chồng các khối cùng loại lên nhau. Từ đó nhận thấy, khối cầu không xếp chồng được lên nhau, khối trụ xếp chồng được lên nhau khi đặt đứng và không xếp chồng được lên nhau khi đặt nằm. Tiếp tục dựa vào đường bao để giải thích cho dấu hiệu này. Bước 2: So sánh khối cầu­ khối trụ: Với những đặc điểm trên, khối cầu và khối trụ có những điểm giống nhau như: đều lăn được (khi khối trụ đặt nằm); đều có đường bao cong; không xếp chồng được lên nhau (khi khối trụ đặt nằm). Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác nhau, đó là: + Khối cầu: lăn được về mọi phía; đường bao không bị vướng về mọi phía. + Khối trụ: lăn được về 2 phía khi đặt nằm và không lăn được khi đặt đứng; đường bao bị vướng bởi 2 đầu , xếp chồng được lên nhau khi đặt đứng. 57
  21. Thông qua các trò chơi như: Chiếc túi kỳ diệu; con rối; tạo khối (từ giấy, đất nặn, xốp, bàn tay ), giúp trẻ cảm nhận và phân biệt các khối tốt hơn. * Dạy trẻ phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật. Đây là 2 khối gần giống nhau nhưng có đặc điểm đơn giản để phân biệt, đó là dấu hiệu mặt khối. Tuy nhiên trên thực tế, có sự kết hợp các dấu hiệu của 2 khối này để tạo ra một khối rất thường gặp trong cuộc sống, khối có 4 mặt hình chữ nhật và 2 mặt bên có dạng hình vuông được gọi là khối chữ nhật đặc biệt. Khi dạy phân biệt khối vuông­ khối chữ nhật, cần mở rộng để trẻ nhận biết, phân biệt khối chữ nhật đặc biệt. Như vậy, cần chuẩn bị khối mẫu (khối vuông, khối chữ nhật, khối chữ nhật đặc biệt) và một số vật có dạng khối chữ nhật đặc biệt bố trí xung lớp. Cần phải tiến hành dạy phân biệt như sau: ­ Bước 1: Tìm hiểu đặc điểm khối. Cô cho trẻ tự quan sát về mặt khối (số lượng và hình dạng các mặt khối), trẻ nhận ra rằng: Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông; khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật. ­ Bước 2 : So sánh (phân biệt) khối vuông­ khối chữ nhật. Giống nhau: Đều có 6 mặt. Khác nhau: Khối vuông có các mặt đều là hình vuông. Khối chữ nhật có các mặt đều là hình chữ nhật. ­ Bước 3: Nhận biết khối chữ nhật đặc biệt. Cô đưa khối chữ nhật đặc biệt ra cho trẻ quan sát. Cô cần quay các mặt có dạng hình vuông và hình chữ nhật cho trẻ quan sát, đặt câu hỏi “Đây là khối gì?”. Khi nhận thấy ở trẻ rất tò mò muốn biết về khối thì cô mới cung cấp tên gọi của khối là khối chữ nhật đặc biệt. Có thể giải thích thêm để trẻ hiểu được đó thực chất là khối chữ nhật nhưng nó đặc biệt ở chỗ có 2 mặt bên là hình vuông, nên được gọi là khối chữ nhật đặc biệt. Sau đó, yêu cầu trẻ tìm xung quanh lớp hoặc trong môi trường xung quanh các vật có dạng khối chữ nhật đặc biệt. Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng vật thể của trẻ mầm non. 2. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 3­4 tuổi. 3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 4­5 tuổi. 4. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng hình dạng vật thể cho trẻ 5­6 tuổi. 58
  22. Chương VIII Tổ chức hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ mầm non 1. Khái niệm về không gian và sự định hướng không gian ­ Không gian là một khái niệm trừu tượng. Theo triết học, không gian là một dạng vật chất đặc biệt, nó không có hình dạng, con người không nhìn thấy được nhưng con người vẫn cảm nhận được không gian dựa vào sự tồn tại của một số vật chất khác. ­ Định hướng không gian là việc xác định vị trí giữa bản thân với các vật xung quanh; giữa các vật xung quanh đối với bản thân; giữa các vật xung quanh đối với nhau. 2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về định hướng không gian của trẻ mầm non. Khả năng nhận biết về sự định hướng trong không gian của trẻ được phát triển theo kinh nghiệm của nó và nhờ có sự hướng dẫn đúng đắn của các nhà giáo dục. a. Trẻ dưới 3 tuổi Sự cảm thụ về không gian xuất hiện ở trẻ từ rất sớm. Ví dụ: Trẻ 2­3 tháng đã biết đưa mắt nhìn theo các vật có màu sắc sặc sỡ trước mặt; Hay trẻ 5­6 tháng đang khóc nghe tiếng mẹ gọi là lập tức quay đầu về phía có tiếng nói. Nhưng khi nhìn theo vật thì cả người trẻ chuyển động theo làm thay đổi vị trí của trẻ. Như vậy khi dịch chuyển về phía vật là nguồn góc sự phát triển cảm giác về không gian. Hướng nhìn của trẻ cũng được mở rộng dần trong không gian. Đầu tiên trẻ chỉ theo dõi vật theo phương nằm ngang, sau đó theo phương thẳng đứng. Sự nhận thức về hướng không gian của trẻ tăng lên cùng với sự phát triểnkhả năng vận động ( đi, chạy ) của trẻ. b. Trẻ 3-4 tuổi Trẻ xác định được các hướng khác nhau ngay trên cơ thể mình. Như vậy, bước đầu trẻ chọn bản thân mình làm mốc để xác định các vật ở xung quanh. Trẻ có khả năng đánh giá bằng mắt vị trí của đồ vật ở gần so với bản thân của trẻ. ­ Mối quan hệ không gian còn chưa được trẻ phân biệt. Trẻ quan niệm không gian là rời rạc, phân tán và miền xác định rất hẹp. Vì vậy trẻ chỉ nhận biết được vị trí các vật nằm vuông góc với một chiều nào đó của cơ thể còn các vật nằm ở các góc ( 30o – 60o ) giữa hai hướng thì trẻ khong xác định được. Ví dụ: Một vật ở phía trước về phía bên phải thì trẻ không xác định được phía trước hay phía phải. 59
  23. ­ Việc xác đinh phía phải, phía trái của trẻ là khó khăn hơn so với các hướng khác. c. Trẻ 4-5 tuổi Trẻ có khả năng xác định được vị trí của các vật trong không gian so với bản thân. Lúc này gốc toạ độ là chính bản thân trẻ. ­ Trẻ có thể diễn đạt bằng lời nói vị trí của các vật trong khong gian so với trẻ về các phía trước – sau, trên – dưới; phải – trái. ­ Từ quan niệm không gian là rời rạc trẻ đã phần nào thấy được mối quan hệcủa các đối tượng trong không gian với nhau vì vậy phần không gian mà trẻ xác địnhlà phía phải, phía tráiđược mở rộng dần. Trẻ hiểu được phía trên, phía dưới của mình cũng là phía trên, phía dưới của bạn. Trẻ đã có khả năng định hướng không gian cho các vật ở xa. d. Trẻ 5-6 tuổi Ở lứa tuổi này trẻ hiểu rỗ việc phân nhỏ các phần trong không gian là sự thống nhất mà trẻ đã cảm thụ được các hướng chính của không gian. Trẻ hiểu không gian là một thể thống nhất hoàn chỉnh có cả tính liên tục và rời rạc. Mỗi hướng chính diện còn có cả các khu vực lân cận nối các vùng với nhau. Vì vậy trẻ 5­6 tuổi đã biết phân chia không gian thành từng cặp theo 2 vùng đối xứng nhau ( trên – dưới, trước – sau, phải ­ trái). Mỗi vùng lại được chia làm 2 khu vực (2 hướng). Ví dụ: Trong vùng phía phải được chia làm 2 khu vực: Bên phải về phía trên và bên phải về phía dưới. Hay phía trước về bên phải và phía trước về bên trái. Lúc này đứa trẻ được coi là điểm trung tâm( gốc toạ độ). Như vậy trẻ 5­6 tuổi đã phân biệt được các vùng không gian khác nhau và các phần trong mỗi vùng đó. Khi xác định sự xếp đặt các vật thể trong không gian trẻdần dần thấy rằng các vật xung quanh nó đều có toạ độ riêng. Việc xác định vị trí của một vật nào đó chỉ có tính chất tương đối. Khi gốc toạ độ thay đổi thì vị trí của vật cũng thay đổi. Việc định hướng trong không gian trên bản thân trẻ, từ trẻ và từ vật đã chuyển dần từ chỗ trẻ dùng hệ toạ độ có điểm gốc cố định( là bản thân trẻ) đến việc dùng hệ toạ độ có điểm gốc dịch chuyển tự do. Việc định hướng không gian trên bản thân trẻ là sự mở đầu quan trọng, là cơ sở để trẻ định hướng không gian cho các đối tượng khác. Tóm lại: Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần mở rộng dần các hướng quan sát vật đặt và tăng dần khoảng cách so với trẻ. 60
  24. Đối với trẻ 3­6 tuổi, trước hết dạy trẻ xác định các hướng trên chính cơ thể trẻ, lấy đó làm cơ sở để hình thành khả năng định hướng trong không gian. Từ việc dạy trẻ biết xác định vị trí của các vật với trẻ, so với các bạn khác cô dạy trẻ biết xác định vị trí của các đối tượng so với nhau theo các chiều của đối tượng được chọn làm mốc. Khi xác định vị trí của một đối tượng nào đó, cô yêu cầu trẻ nói rõ vị trí của vật đó so với vật chuẩn. Ví dụ: Phải nói: “ Bạn Lan đứng phía bên phải tôi”, không được nói: “ Bạn Lan đứng phía bên phải”. Nhận thức của trẻ về không gian và định hướng trong không gian là quá trình dài và phức tạp. Để giúp trẻ đánh giá chính xác vị trí các vật và quan hệ giữa các vật trong không gian cần phải có sự giúp đỡ đúng đắn của các nhà giáo dục. 3. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo. 3.1. Đối với trẻ mẫu giáo 3­4 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: Dạy trẻ phân biệt (xác định) phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của bản thân. Dạy trẻ phân biệt tay phải­ tay trái của bản thân. * Ngoài tiết học: tiếp tục các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của bản thân. Khi dựa vào trục cơ thể thì không gian được chia theo 3 trục là trục thẳng đứng (theo chiều trên – dưới); trục dọc (theo chiều trước­ sau) và trục ngang (theo chiều phải­ trái). Chính vì vậy khi dạy phân biệt các phía phải theo từng cặp trên­ dưới; trước­ sau; phải­ trái. Các phía được xác định dựa vào các bộ phận trên cơ thể. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan đến việc định hướng của trẻ trong không gian. Khi dạy về các phía trên­ dưới; trước­ sau của trẻ, giáo viên nên giúp trẻ nhận ra rằng: Phía trên là phía có đầu; thường hay gọi là trên đầu; muốn nhìn phía trên phải ngẩng đầu lên. Phía dưới là phía có chân; thường gọi là dưới chân; muốn nhìn phía dưới phải cúi đầu xuống. Phía trước là phía có bụng, có mặt; thường gọi là trước mặt; muốn nhìn phía trước phải nhìn thẳng. 61
  25. Phá sau là phía có lưng; thường gọi là sau lưng; muốn nhìn phía sau phải ngoảnh đầu lại. Khi trẻ đã biết cách xác định các phía, nên yêu cầu trẻ tìm các vật ở các phía đó xem ở các phía đó có những gì? Củng cố cho trẻ bằng các trò chơi như: Thi ai nhanh; kể tên vật; làm một số động tác về các phía như vỗ tay, quay đầu, bật nhảy, chuyền bóng về các phía. * Dạy trẻ phân biệt tay phải­ tay trái của bản thân. Ngay trong cuộc sống hằng ngày, giáo viên nên chú ý và rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt về sử dụng tay phải­ tay trái trong các hoạt động ăn, vệ sinh, học tập Trên tiết học, giáo viên giúp trẻ xác định tay phải là tay dùng để cầm bút, cầm thìa, cầm bàn chải đánh răng ; tay trái là tay dùng để giữ vở, cầm bát, cầm cốc Khi trẻ đã biết được tay phải­ tay trái, nên yêu cầu trẻ cầm các vật hoặc làm các động tác bằng tay phải hoặc tay trái để trẻ phân biệt được tốt hơn. 2.2. Đối với trẻ mẫu giáo 4­5 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của bản thân. ­ Dạy trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của bạn khác. * Ngoài tiết học: b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của bản thân. Để dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của bản thân, cần phải dựa vào tay phải, tay trái. Phía bên có tay phải được gọi là phía phải, phía bên có tay trái được gọi là phía trái. Sau khi trẻ đã phân biệt được phía phải­ phía trái, cô giáo nên giúp trẻ xác định các vật ở phía bên phải­ bên trái của bản thân bằng cách đặt các câu hỏi “ phía bên phải hoặc bên trái của con có gi? Những vật đó ở phía nào của con?” Sau khi trẻ đã nắm bắt được cách xác định phia phải­ phía trái, cô giáo nên tiếp tục đưa ra các bài tập về việc yêu cầu trẻ đặt vật về phía bên phải hoặc bên trái, xác định các vật ở phía phải­ phía trái khi thay đổi hướng. * Dạy trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của bạn khác. Trẻ cần phải dựa vào chính bản thân mình để xác định các phía trên­ dưới; trước ­ sau của bạn khác. Khi dạy nội dung này, cô giáo nên cho một trẻ xuất hiện có mang theo một số vật ở các phía. ban đầu cô giáo đặt câu hỏi cho trẻ “Phía trên­dưới­ trước­ sau cảu con có gì? Khi trẻ đó đã trả lời xong, cô giáo đặt ngay câu hỏi cho cả 62
  26. lớp “Bạn nói, phía trên­ dưới­ trước­ sau của bạn có gì? Câu hỏi này để giúp trẻ nhắc lại câu trả lời của bạn nhưng lúc này không phải là “của con” mà phải là “của bạn”. Từ đó, giúp trẻ nhận ra được rằng: phía trên của bạn cúng là phía có đầu của bạn; phía dưới của bạn cũng là phía có chân của bạn; phía trước của bạn là phía có mặt (bụng) của bạn; phía sau của bạn là phía có lưng của bạn. Điều này cũng hoàn toàn giống với bản thân trẻ. Khi trẻ đã biết cách xác định các phía của bạn, cô giáo yêu cầu trẻ thực hành trên đối tượng búp bê bằng cách yêu cầu trẻ đặt các vật về các phía của búp bê, sau đó cô đặt câu hỏi “ phía trên­ dưới­ trước­ sau của bạn búp bê có gì? những vật đó ở phía nào của bạn? Với các trò chơi như: Kể tên vật, đặt vật, nhắm mắt bắt vật, đứng về phía trước­ phía sau cảu bạn Cô giáo giúp trẻ ôn luyện lại các phía của bạn. 2.3. Đối với trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của bạn khác. ­ Dạy trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của đối tượng có sự định hướng. ­ Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của đối tượng có sự định hướng. * Ngoài tiết học: b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của bạn khác. Để giúp trẻ phân biệt được phía phải­ phía trái của bạn khác, trẻ cần phải dựa vào phía phải­ phía trái của chính bản thân mình khi đứng cùng chiều hoặc ngược chiều với bạn khác. ­ Khi trẻ và bạn khác đứng cùng chiều với nhau, tay phải hoặc tay trái của bạn cùng chiều với tay phải hoặc tay trái của trẻ. Cô có thể giúp trẻ nhận ra được rằng “khi trẻ và bạn cùng chiều với nhau, phía phải của bạn cùng chiều với phía phải của trẻ; phía trái của bạn cùng chiều với phía trái của trẻ”. Điều này dựa vào việc xác định vị trí của các vật ở phía phải­ phía trái của bạn và của trẻ. Nhờ vào việc phát hiện ra các vật này ở cùng phía nên trẻ hiểu được rằng chúng cùng chiều với nhau. ­ Khi trẻ và bạn khác đứng ngược chiều, cô yêu cầu trẻ dùng tay phải của mình cầm tay phải của bạn, tay trái của mình cầm tay trái của bạn. Từ đó, cô giúp trẻ nhận ra rằng trong trường hợp này 2 tay của trẻ chéo nhau. Việc xác định phía phải­ phía 63
  27. trái luôn gắn với tay phải –tay trái. Vì thế khi trẻ và bạn ngược chiều, phía phải của trẻ ngược chiều với phía phải của bạn (hoặc phía phải của trẻ cùng chiều với phía trái của bạn); phía trái của trẻ ngược chiều với phía trái của bạn (hoặc phía trái của trẻ cùng chiều với phía phải của bạn). * Dạy trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của đối tượng có sự định hướng. Dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ để giúp trẻ phân biệt phía trên­ phía dưới; phía trước­ phía sau của đối tượng có sự định hướng. Cô giáo có thể sử dụng mô hình hoặc tranh bố trí các vật ở các phí trên­ dưới; trước –sau so với đối tượng. Khi lựa chọn đối tượng có sự định hướng, cần chú ý rằng đó là các đồ vật hoặc con vật có sự định hướng (tức là có trước­ sau). Cô đặt ra các câu hỏi “ phía trên­ dưới; trước sau của đối tượng có gì? Những vật đó ở phía nào của đối tượng? Chú ý: Chỉ lựa chọn một đối tượng chuẩn để dạy trẻ xác định các phía trên­ dưới; trước­ sau so với đối tượng đó. Với các đối tượng khác, cô giáo có thể tiếp tục cho trẻ luyện phân biệt. * Dạy trẻ phân biệt phía phải­ phía trái của đối tượng có sự định hướng: khác với việc phân biệt phía phải­ phía trái của bạn khác là dựa vào tay phải­ tay trái của bạn hoặc dựa vào các phía phải­ trái của mình khi đứng cùng chiều hoặc ngược chiều với bạn, nhưng để xác định phía phải­ phía trái của đối tượng có sự định hướng trẻ cần phải dựa vào phía phải­ phía trái của bản thân mình. ­ Khi trẻ và đối tượng cùng chiều với nhau Cô giáo cần cung cấp cho trẻ cách xác định phía phải­ phía trái của đối tượng là “Khi trẻ và đối tượng cùng chiều, phía phải của trẻ cũng chính là phía phải của đối tượng; phía trái của trẻ cũng chính là phía trái của đối tượng”. Sau đó, cô yêu cầu trẻ xác định xem phía phải hoặc phía trái của đối tượng có gì? Cô giáo cũng có thể đưa ra các bài tập yêu cầu trẻ đặt các vật về phía phải hoặc phía trái của đối tượng. ­ Khi trẻ và đối tượng ngược chiều, cô giáo cần giúp trẻ nắm bắt được cách xác định trong trường hợp này phía phải của trẻ chính là phía trái của đối tượng, phía trái của trẻ chính là phía phải của đối tượng. Để kiểm tra khả năng định hướng và phân biệt của trẻ, giáo viên yêu cầu trẻ đặt các vật về các phía và đặt câu hỏi “Phía phải­ phía trái của con có gì? Câu hỏi và bài tập: 1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về định hướng không gian của trẻ mầm non. 64
  28. 2. Phân tích mối quan hệ và phát triển về nội dung hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ mẫu giáo. 3. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ 3­4 tuổi. 4. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ 4­ 5 tuổi. 5. Hãy soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng không gian cho trẻ 5­ 6 tuổi. 65
  29. ChươngIX Tổ chức hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ mầm non I. Khái niệm thời gian và định hướng thời gian: ­ Cũng giống như không gian, khái niệm thời gian là một khái niệm trừu tượng. Theo triết học, thời gian là dạng vất chất đặc biệt, nó không có hình dạng, con người không nhìn thấy, không cầm nắm sờ mó được nhưng vẫn cảm nhận được nó dựa vào sự chuyển động của các vật chất khác. Thời gian có một số đặc điểm như tính một chiều, tính quy luật và tính không đảo ngược. ­ Định hướng thời gian là việc xác định thời điểm. Để định hướng được thời gian, con người phải dựa vào các mốc thời gian và đơn vị đo thời gian. ­ Thời gian có một số đặc điểm như: . Tính một chiều: chỉ có trôi qua mà không quay trở lại. . Tính quy luật: thời gian trôi qua tạo ra sự lặp đi lặp lại. . Tính không đảo ngược: dù được lặp đi lặp lại nhưng không giống nhau. II. Đặc điểm phát triển biểu tượng định hướng thời gian của trẻ mầm non. So với những biểu tượng khác, biểu tượng thời gian xuất hiện tương đối muộn và khó khăn. Sự hình thành đó là một quá trình lâu dài và tương đối phức tạp. Ban đầu những biểu tượng đó được hình thành trên cơ sở cảm nhận sự lặp đi lặp lại của các hoạt động cũng như các dấu hiệu của thiên nhiên xung quanh trẻ. Sau đó, các biểu tượng này được trẻ cảm nhận và nắm bắt một số quy luật đơn giản. Nếu như ở các biểu tượng toán có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 1 tháng tuổi thì biểu tượng thời gian xuất hiện ở trẻ khoảng 1,5 đến 2 tuổi. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ 0­3 tuổi mới chỉ nắm bắt được một số từ chỉ thời gian như: sáng, tối; bay giờ, khi nãy, tí nữa, tuy nhiên phần lớn là do trẻ bắt chước cách dùng từ mà không hiểu đúng hoặc đầy đủ nghĩa của từ. Trẻ càng lớn càng thể hiện hứng thú tìm hiểu về thời gian, điều đó là cho vốn từ chỉ thời gian của trẻ tăng nhanh. Trẻ bắt đầu tìm hiểu và nắm bắt nghĩa của các từ chỉ thời gian bằng cách gắn kết với các hoạt động hoặc các dấu hiệu cụ thể. Ví dụ: Ngày mai chủ nhật, con được nghỉ học. Trời tối rồi, đi ngủ thôi. Cùng với sự tích lũy kinh nghiệm về định hướng thời gian, trẻ mẫu giáo biết gắn kết các sự kiện để nhận ra quy luật của thời gian 66
  30. Lời nói đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển biểu tượng về định hướng thời gian III. Nội dung và phương pháp hướng dẫn hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo. 3.1. Đối với trẻ mẫu giáo bé. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các buổi trong ngày (sáng, trưa, chiều, tối) * Ngoài tiết học: Tiếp tục cho trẻ nhận biết, phân biệt các buổi trong ngày. b. Phương pháp hướng dẫn: Biểu tượng về thời gian tương đối khó với trẻ, do vậy để hình thành biểu tượng về thời gian, thì việc thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ đúng giờ giấc, đúng trình tự đóng vai trò hết sức quan trọng. Khi dạy nội dung này, trong cuộc sống hành ngày, cô giáo cần giúp trẻ tích luỹ các biểu tượng về thời gian bằng cách cho trẻ quan sát các dấu hiệu thời tiết như vị trí, màu sắc của mặt trời, cây cối, con vật, sinh hoạt của mọi người xung quanh. Trên tiết học, cô giáo nên tiến hành trò chuyện với trẻ để giúp trẻ nhớ được trình tự các công việc hằng ngày của trẻ thường làm gì? làm vào buổi nào? cô có thể cho trẻ quan sát các bức tranh nhằm chính xác hoá các biểu tượng về các buổi trong ngày. Chẳng hạn: tranh “một ngày của bé”, hoặc các bức tranh vẽ về các buổi trong ngày có các dấu hiệu thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Qua các hoạt động đó, giáo viên giúp trẻ năm được các biểu tượng một ngày có các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Sau buổi sáng là buổi trưa, sau buổi trưa là buổi chiều, sau buổi chiều là buổi tối. Một ngày thường bắt đầu bằng buổi sáng và kết thúc vào buổi tối. Trong qúa trình tiến hành, giáo viên có thể sử dụng các bài hát, đọc thơ, câu đố, trò chơi Khi trẻ đã nắm được tên gọi và phân biệt các buổi trong ngày, cô giáo có thể cho trẻ cho các trò chơi “Thi ai nhanh” hoặc chơi “xếp trình tự các buổi trong ngày”, qua đó giúp trẻ biết được một ngày không chỉ bắt đầu bằng buổi sáng mà có thể là một buổi bất kỳ, chẳng hạn nếu một ngày được tính bắt đầu từ buổi trưa thì các buổi tiếp theo là chiều, tối và sáng. Ngoài giờ học, giáo viên nên tiếp tục củng cố cho trẻ biểu tượng về các buổi trong ngày bằng cách giúp trẻ nhận ra các buổi thông qua các hoạt động như giờ học, giờ ra chơi, giờ ăn, giờ trả trẻ 2.2. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ. 67
  31. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ phân biệt Ban ngày­ ban đêm. ­ Dạy trẻ các ngày trong tuần. * Ngoài tiết học: Tiếp tục dạy trẻ về các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ phân biệt Ban ngày­ ban đêm. Biểu tượng về Ban ngày –ban đêm được dựa trên những dấu hiệu của thiên nhiên và sinh hoạt của con người. Điều này có liên quan đến quy luật vòng quay của trái đất. Một ngày được phân chia thành Ban ngày­ ban đêm là do phần nào của trái đât quay về phía mặt trời sẽ là ban ngày, nửa bên kia bị che khuất nên là ban đêm. Để giúp trẻ nhận ra được ban ngày­ban đêm phải dựa vào các dấu hiệu: Ban ngày có mặt trời, trời sáng nhìn rõ mọi vật; mọi người đi làm, bé đi học. Ban đêm có trăng sao, trời tối không nhìn rõ mọi vật; mọi người và bé đi ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể phân biệt ban ngày­ ban đêm bằng cách quan sát một số bức tranh. Khi quan sát, cô giáo có thể đặt câu hỏi “bức tranh vẽ về ban ngày hay ban đêm? Vì sao con biết? Từ việc nhận biết và phân biệt được ban ngày­ ban đêm, cô giáo có thể giúp trẻ hệ thống các biểu tượng: Một ngày được chia thành ban ngày và ban đêm. Các buổi sáng, trưa, chiều là của ban ngày; buổi tối là ban đêm. * Dạy trẻ các ngày trong tuần. Việc nhận biết và phân biệt được các ngày trong tuần sẽ giúp trẻ biết được tên gọi của các ngày, đồng thời biết được trình tự và quy luật. Biết đượ mối quan hệ của ngày hôm qua­ hôm nay và ngày mai. Để dạy về các ngày trong tuần không thể sử dụng “lịch tuần” mà phải làm mô hình về các ngày trong tuần. Có thể sử dụng các con số để làm, ví dụ từ thứ 2 đến thứ 7 có thể dùng các số tương ứng là 2, 3, 4, 5, 6, 7, chủ nhật ký hiệu là CN hoặc sử dụng màu đỏ. Có thể sử dụng các biện pháp như: bài hát, câu đố, đọc thơ, kể chuyện nói về tên của các ngày trong tuần Ví dụ: bài hát ‘Cả tuần đều ngoan” Khi trẻ đã biết tên của các ngày trong tuần là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật, cô giáo sẽ lần lượt đưa ra mô hình về các ngày trong tuần để giúp trẻ nhận biết và quan sát trình tự của chúng. Từ đó, có thể giúp trẻ hiểu rằng: Một tuần có 68
  32. 7 ngày là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, chủ nhật. Một tuần thường bắt đầu vào thứ 2, tiếp theo là thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7 và kết thúc vào chủ nhật. Trong các ngày đó, ngày hiện tại được gọi là ngày hôm nay, một ngày trước đó được gọi là ngày hôm qua và ngày ngay sau đó được gọi là ngày mai. Chẳng hạn: nếu hôm nay là thứ 4 thì hôm qua là thứ 3, ngày mai là thứ 5. Bằng các trò chơi như: Thi ai nhanh, ngày nào biến mất, điền các ngày còn thiếu, sắp xếp các ngày trong tuần cô giáo cho trẻ ôn lại về các ngày trong tuần. Ngoài ra, có thể làm các mô hình lịch về các ngày trong tuần bằng các que tính và đặt ở góc lớp và dạy trẻ biết cách sử dụng bộ lịch đó hằng ngày, hoặc làm mô hình lịch cây 3 nhánh để biểu thị ngày hôm qua­ hôm nay­ ngày mai và trang trí ở góc học toán giúp trẻ vận dụng những hiểu biết của mình về các ngày trong tuần. 2.3. Đối với trẻ mẫu giáo lớn. a. Nội dung: * Trên tiết học: ­ Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các mùa trong năm. ­ Dạy trẻ cách xem đồng hồ. * Ngoài tiết học: Tiếp tục các nội dung trên. b. Phương pháp hướng dẫn: * Dạy trẻ nhận biết, phân biệt các mùa trong năm. Với biểu tượng về các mùa trong năm, trẻ đã được tiếp xúc, làm quen trong hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Tuy nhiên đây là biểu tượng toán nên trẻ cần nhận biết, gọi tên, phân biệt được các mùa (xuân, hè, thu, đông), nắm được trình tự và quy luật luân chuyển của các mùa. Trong cuộc sống hằng ngày, Cô cần tích luỹ biểu tượng về các mùa bằng cách cho trẻ biết các dấu hiệu đặc trưng của thời tiết, khí hậu và sinh hoạt của trẻ, của những người xung quanh trong các mùa đó. Trên tiết học, cô cần khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của trẻ bằng cách trò chuyện với trẻ về các mùa trong năm. Thông qua trò chuyện, câu đố hoặc bài hát, Cô giáo sẽ giúp trẻ nắm bắt được tên gọi và trình tự các mùa trong năm, biết được một năm có mấy mùa, thường bắt đầu từ mùa nào và kết thúc vào mùa nào? Sau đó cô cho trẻ xem một số bức tranh về các mùa xuân, hè, thu, đông. Qua những bức tranh đó, giúp trẻ nhận biết và gọi tên các mùa (dựa vào các dấu hiệu trong tranh). 69
  33. Thông qua trò chơi, dạy trẻ sắp xếp trình tự các mùa theo hàng dọc hoặc vòng tròn thể hiện quy luật luân chuyển của các mùa. * Dạy trẻ cách xem đồng hồ. Với trẻ 5­6 tuổi, cần dạy trẻ cách xem đồng hồ để giúp trẻ chủ động trong một số hoạt động. Ngoài ra trẻ cần có biểu tượng về giờ để chuẩn bị lên lớp Một. Đối với nội dung này, cần dạy trẻ: ­ Nhận biết và phân biệt được kim giờ, kim phút và các chữ số từ 1­12. ­ Trẻ biết cách xem các kiểu giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi, giờ kém. Để thực hiên nội dung này, Cô cần một đồng hồ thật (đồng hồ có kim giờ và kim phút và rõ các chữ số chỉ giờ). Mỗi trẻ một đồng hồ bằng mô hình (làm từ bìa cứng hoặc nhựa), hoặc mỗi nhóm một đồng hồ thật. Khi dạy trẻ cách xem đồng hồ, Cô sử dụng hoặc sáng tác các bài hát hoặc thơ, truyện, câu đố nói về chiếc đồng hồ. Qua đó giúp trẻ nhận biết, phân biệt kim ngắn, kim dài và các chữ số chỉ giờ. Ví dụ: bài thơ “đồng hồ quả lắc” Với trẻ, biểu tượng về giờ chỉ là tương đối. Do đó, khi dạy nội dung này các biểu tượng cung cấp không đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, song phải dạy trẻ nhận biết, phân biệt được các loại giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi và giờ kém. Ban đầu, Cô cung cấp cho trẻ biểu tượng về các kiểu giờ, ví dụ: + Giờ đúng: Khi kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số bất kỳ, đọc là giờ đúng. Ví dụ: 8 giờ đúng, 10 giờ đúng. + Giờ hơn: Khi kim dài chỉ về phía có các số: 1, 2, 3, 4, 5, đọc là giờ hơn. Ví dụ: 3 giờ hơn, 7 giờ hơn. + Giờ rưỡi: Khi kim dài chỉ vào số 6, kim ngắn nằm giữa 2 số, đọc là giờ rưỡi của số nhỏ hơn. Ví dụ: 5giờ rưỡi, 8giờ rưỡi. + Giờ kém: Khi kim dài chỉ về phía có các số: 7, 8, 9, 10, 11, đọc là giờ kém. Ví dụ: 10 giờ kém, 2 giờ kém. Sau đó, cho trẻ nhắc lại và thực hành phân biệt. Đối với mỗi cách xem giờ, cô cần dạy trẻ trong trường hợp nào thì đọc là giờ đúng, giờ hơn, giờ rưỡi, giờ kém. Cô cho trẻ nắm được các biểu tượng này bằng cách cho trẻ nhắc lại các cách xem và đưa ra các tình huống cho trẻ phân biệt, 70
  34. Thông qua các trò chơi như “thi ai nhanh”, “điều chỉnh giờ theo yêu cầu của cô”, “tô màu cho các đồng hồ”, giáo viên giúp trẻ tiếp tục nhận biết và phân biệt được các cách xem giờ. Trong sinh hoạt hằng ngày, cô cần chú ý đến các hoạt động có liên quan đến thời gian, gắn các hoạt động đó với các biểu tượng về giờ để tiếp tục giúp trẻ củng cố, khắc sâu biểu tượng về cách xem giờ. Câu hỏi và bài tập : 1. Trình bày đặc điểm phát triển biểu tượng về định hướng thời gian của trẻ mầm non. 2. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 3­4 tuổi. 3. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 4­5 tuổi. 4. Soạn một giáo án hình thành biểu tượng về định hướng thời gian cho trẻ 5­6 tuổi. 71